hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/images/news/giaodan/filelocation/ghcgtg... · web viewtrực thuộc...

298
ỦY BAN GIÁO DÂN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam GIÁO DÂN Tập dài 2012 LHNB

Upload: dinhtruc

Post on 25-Jun-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN GIÁO DÂNtrực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

GIÁO DÂN

Tập dài 2012LHNB

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập dài)In lần thứ nhất: 2012

This document may not be copied, photocopied, reproduced, translated or reduced to any electronic medium or machine readable form, without prior consent from the author.

2

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin cho biết Năm Đức Tin sẽ là cơ hội tốt cho các tín hữu:1 (1) học hỏi kỹ lưỡng hơn những văn kiện của Công đồng Vaticanô II;2

và (2) nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn về nội dung sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.3

Trong tinh thần phục vụ, dưới sự hướng dẫn và khích lệ rất ân cần của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, một số thành viên Ủy ban Giáo dân đã nỗ lực góp phần biên soạn tập sách: Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập dài).

Theo đó, để tiện dụng cho các khóa huấn luyện ngắn hạn dành riêng cho giáo dân, tập sách mỏng cũng được biên soạn, bao gồm chủ yếu những trích dẫn từ các chương đầu trong tập tài liệu dài nêu trên. Do vậy, sách có cùng tên Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập ngắn).

Tin tưởng rằng cả hai tập sách “dài cũng như ngắn” đều muốn góp phần giúp độc giả hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô “là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin”,4 nhóm biên soạn xin được chung tay cổ võ các việc làm thích hợp với đức tin, bởi: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.5

 

Sài Gòn, ngày 01 tháng 10 năm 2012VP. Ủy ban Giáo dân (HĐGMVN)

1 Bô Giáo Lý Đức Tin, Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin (Rôma: Trụ sở UBGLĐT, 2012).2 Công đồng Vaticanô II gồm 16 văn kiện.3 Năm 1992, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông hiến “Kho tàng đức tin” công bố sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.4 PF, số 13.5 Gc 2,17.

3

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Bảng các từ viết tắt

AA Apostolicam actuositatem (Sắc lệnh về tông đồ giáo dân)

AG Ad gentes (Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội)

BGL Bộ giáo luật 1983 (Codex Iuris Canonici 1983)

CD Christus Dominus (Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội)

CL Christifideles laici (Tông huấn Kitô hữu giáo dân)DH Dignitatis humanae (Tuyên ngôn về tự do tôn giáo)

DV Dei Verbum (Hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa)

đ. Điều (Bộ giáo luật 1983)

GEGravissimum educationis (Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo)

GLGHCG Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae)

GS Gaudium et spes (Hiến mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay)

IM Inter mirifica (Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội)

LG Lumen gentium (Hiến chế tín lý về Giáo hội)

NA Nostra aetate (Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo)

OE Orientalium ecclesiarum (Sắc lệnh về các giáo hội Công giáo Đông phương)

OT Optatam totius (Sắc lệnh về đào tạo linh mục)

PDV Pastores dabo vobis (Tông huấn Hậu thượng Hội đồng Pastores dabo vobis)

PC Perfectae caritatis (Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu)

PF Porta fidei (Tông thư tụ sắc Cửa Đức Tin)

PO Presbyterorum ordinis (Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục)

SC Sacrosanctum concilium (Hiến chế tín lý về phụng vụ

4

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

thánh)UR Unitatis redintegratio (Sắc lệnh về hiệp nhất)

5

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chương I

BẢN VĂN TÔNG THƯ TỰ SẮC PORTA FIDEI VÀ

HƯỚNG DẪN MỤC VỤ CHO NĂM ĐỨC TIN

I. Nguyên văn Tông thư tự sắc Porta fidei về Năm Ðức Tin của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI6

TÔNG THƯTỰ SẮC PORTA FIDEI7

1. “Cánh cửa đức tin” (x. Cv 14,27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho tâm hồn được ân thánh biến đổi. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu với bí tích Rửa Tội (x. Rm 6,4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và kết thúc với sự tiến qua cái chết đi vào sự sống đời đời, thành quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Ðấng đã muốn cho tất cả những người tin nơi Ngài (x. Ga 17,22) được tham dự cùng vinh quang của Ngài, nhờ hồng ân của Thánh Linh. Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Linh - cũng có nghĩa là

6 Tại Vatican, sáng ngày 17 tháng 10 năm 2011, Ðức Thánh cha Bênêđíctô XVI đã cho công bố Tông thư tự sắc Porta fidei về Năm Ðức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành năm này.7 Benedict, Tông thư tự sắc Porta fidei về Năm Ðức Tin, Trần Ðức Anh, OP, chuyển ý từ nguyên bản tiếng Ý (Apostolic Letter “Motu Proprio Data” Porta Fidei of the Supreme Pontiff Benedict XVI for the Indiction of the Year of Faith) (Rôma: Libreria Editrice Vaticana: Radio Vatican, 2011).

6

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương (x. 1Ga 4,8): Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến, khi thời gian viên mãn, để cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế trong mầu nhiệm cái chết và sống lại của Ngài; Chúa Thánh Linh dẫn đưa Giáo hội qua dòng thời gian trong khi chờ đợi Chúa tái lâm trong vinh quang.

2. Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ như Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu. Trong bài giảng Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng, tôi đã nói: “Giáo hội nói chung và các vị Mục Tử trong Giáo hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn” (1). Nhưng xảy ra là nhiều khi các tín hữu Kitô bận tâm nhiều hơn tới những hậu quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như một điều giả thiết hiển nhiên của cuộc sống chung. Trong thực tế, giả thiết ấy không còn hiển nhiên như vậy nữa, nhưng thậm chí nhiều khi còn bị phủ nhận (2). Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một hệ thống văn hóa nhất thống, được đa số chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, trong phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người.

3. Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín (x. Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi hãy tin nơi Người và kín múc nơi nguồn mạch của Ngài vọt lên dòng nước sự sống (x. Ga 4,14). Chúng ta

7

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa được Giáo hội trung thành truyền lại, và bằng Bánh Sự Sống, được trao ban để nâng đỡ các môn đệ của Chúa (x. Ga 6,51). Thực vậy, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: “Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi” (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày này: “Chúng tôi phải làm gì thể thi hành những công việc của Thiên Chúa?” (Ga 6,28). Chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: “Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.

4. Dưới ánh sáng tất cả những điều đó, tôi quyết định ấn định Năm Ðức Tin. Năm này sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II, và sẽ kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 24 tháng 11 năm 2013. Ngày 11 tháng 10 năm 2012 chúng ta cũng kỷ niệm 20 năm “Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo”, được vị Tiền Nhiệm của tôi, Ðức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 (3) công bố, với mục đích trình bày cho tất cả các tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin. Văn kiện này, thành quả đích thực của Công đồng chung Vatican II, đã được Thượng HÐGM khóa đặc biệt năm 1985 mong ước như một dụng cụ để phục vụ việc huấn giáo (4) và được thực hiện với sự cộng tác của toàn thể hàng Giám Mục của Giáo hội Công Giáo. Và chính Thượng HÐGM đã được tôi triệu tập vào tháng 10 năm 2012 về đề tài “Tái truyền giảng Tin mừng để thông truyền đức tin Kitô”. Ðó sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo hội tiến vào một thời điểm để đặc biệt suy tư và tái khám phá đức tin. Ðây không phải lần đầu tiên Giáo hội được kêu gọi

8

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cử hành Năm Ðức Tin. Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI cũng đã ấn định Năm Ðức Tin như thế hồi năm 1967, để tưởng niệm 1.900 năm cuộc tử đạo của thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ khi làm chứng tá tột đỉnh. Người đã nghĩ đến năm đó như một thời điểm long trọng để trong toàn thể Giáo hội có “một sự tuyên xưng cùng đức tin ấy một cách đích thực và chân thành”; ngoài ra, Người muốn rằng đức tin được củng cố “cá nhân và tập thể, tự do và ý thức, trong nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành” (5). Qua đó, Ðức Cố Giáo Hoàng đã nghĩ rằng toàn thể Giáo hội có thể “tái ý thức chính xác về đức tin của mình, để làm cho đức tin được tái sinh động, thanh tẩy, củng cố, để tuyên xứng đức tin” (6). Những đảo lộn lớn xảy ra trong năm Ðức Tin ấy, càng làm cho sự cần thiết cử hành như thế trở nên hiển nhiên hơn. Việc cử hành Năm Ðức Tin ấy đã kết thúc với “Bản tuyên xưng Ðức Tin của Dân Chúa” (7), để làm chứng rằng các nội dung thiết yếu từ bao thế kỷ vốn là gia sản của mọi tín hữu, đang cần được củng cố, hiểu biết và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng tá hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ.

5. Dưới một số khía cạnh, vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Ðức Tin ấy như “một hệ luận và là một đòi hỏi sau Công đồng” (8), Ngài ý thức rõ về những khó khăn lớn của thời ấy, nhất là về việc tuyên xưng đức tin chân thực và giải thích đúng đắn. Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Ðức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II có thể là một cơ hội thích hợp để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, “không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng”. Cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội thánh, giữa lòng Truyền

9

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Thống của Giáo hội.. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như “hồng ân lớn lao mà Giáo hội được hưởng trong thế kỷ 20”: trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra” (9). Tôi cũng muốn mạnh mẽ lập lại điều tôi đã quả quyết về Công đồng vài tháng sau khi tôi được bầu kế vị Thánh Phêrô, rằng: “Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng có thể và trở thành sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân Giáo hội ngày càng cần thiết” (10).

6. Sự canh tân Giáo hội cũng tiến hành qua chứng tá cuộc sống của các tín hữu, qua chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được chiếu sáng rạng ngời. Chính Công đồng, trong Hiến chế tín lý Lumen gentium, Ánh sáng muôn dân, đã quả quyết: “Trong khi Chúa Kitô, 'là đấng thánh, vô tội, không tỳ ố' (Dt 7,26) không hề biết tội (x. 2Cr 5,21), đã đến để đền tội bù tội lỗi của dân (Dt 2,17), thì Giáo hội, có cả những người tội lỗi trong cộng đoàn của mình, và vì thế Giáo hội vừa thánh thiện đồng thời cũng luôn cần được thanh tẩy, vẫn liên tục tiến bước trên con đường thống hối và canh tân. Giáo hội “tiếp tục cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại của trần thế và những an ủi của Thiên Chúa”, loan bao cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa cho đến khi Ngài đến (x. 1Cr 11,26). Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương khắc phục những sầu muộn và khó khăn, đến từ bên trong cũng như bên ngoài, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực, tuy không hoàn hảo, cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian” (11). Trong viễn tượng đó, Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới, một cách chân thực và mới

10

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

mẻ. Trong mầu nhiệm sự chết và sống lại, Thiên Chúa đã biểu lộ trọn vẹn Tình Thương cứu độ và kêu gọi con người hoán cải cuộc sống nhờ ơn tha thứ tội lỗi (x. Cv 5,31). Ðối với thánh Phaolô Tông Ðồ, Tình Thương ấy dẫn con người đến cuộc sống mới: “Nhờ phép rửa, chúng ta cùng được chôn táng với Chúa trong cái chết, để như Chúa Kitô sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha, cả chúng ta cũng có thể bước đi trong sự sống mới” (Rm 6,4). Nhờ đức tin, sự sống mới này hình thành toàn thể cuộc sống con người theo sự mới mẻ tuyệt đối của sự sống lại. Tùy theo mức độ tự nguyện sẵn sàng, các tư tưởng và tình cảm, tâm thức và thái độ của con người dần dần được thanh tẩy và biến đổi, trên con đường không bao giờ được hoàn tất ở đời này. Ðức tin “được năng động nhờ đức mến” (Gl 5,6) trở thành một tiêu chuẩn mới để hiểu biết và hành động, thay đổi toàn thể cuộc sống của con người (x. Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2Cr 5,17).

7. “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cr 5,14): chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin mừng. Ngày nay cũng như xưa kia, Chúa sai chúng ta ra đi trên các nẻo đường thế giới để công bố Tin mừng của Ngài cho mọi dân tộc trên trái đất (x. Mt 28,19). Chúa Giêsu Kitô yêu thương, lôi kéo con người thuộc mọi thế hệ đến với Ngài: trong mọi thời đại, Ngài triệu tập Giáo hội, ủy thác cho Giáo hội việc loan báo Tin mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế, ngày nay cũng cần có một sự dấn thân xác tín hơn nữa của Giáo hội, thực hiện công cuộc tái truyền giảng Tin mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại sự hăng say thông truyền đức tin. Việc dấn thân truyền giáo của các tín hữu - vốn là điều không thể thiếu - kín múc được sức mạnh và năng lực trong sự khám phá hằng ngày tình yêu của Chúa. Thực vậy, đức tin tăng trưởng khi được sống như một cảm

11

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh và khi được thông truyền như một kinh nghiệm về ơn thánh và niềm vui. Ðức tin phong phú hóa, vì mở rộng con tim trong niềm hy vọng và giúp mang lại một chứng tá có khả năng sinh sản: nó mở rộng tâm trí của những người lắng nghe và đón nhận lời Chúa mời gọi gắn bó với Lời Ngài để trở thành môn đệ của Ngài. Thánh Augustino làm chứng rằng các tín hữu “trở nên vững mạnh hơn nhờ tin tưởng” (12). Thánh Giám Mục thành Hippone đã có lý khi nói như vậy. Như chúng ta biết, cuộc sống của thánh nhân là một cuộc không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp của đức tin cho đến khi tâm hồn ngài được nghỉ an trong Thiên Chúa (13). Nhiều tác phẩm của Người, trong đó có giải thích tầm quan trọng của đức tin và chân lý đức tin, cho đến nay vẫn còn là một gia sản phong phú khôn sánh và giúp bao nhiêu người tìm kiếm Thiên Chúa thấy được hành trình đúng đắn để tiến tới “cánh cửa đức tin”.

Vì vậy, chỉ nhờ tin tưởng mà đức tin tăng trưởng và vững mạnh; không có cách khác để đạt tới sự chắc chắn về chính cuộc sống của mình nếu không liên tục phó thác trong tay của một tình yêu ngày càng được cảm nghiệm lớn lao hơn vì bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.

8. Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, tôi muốn mời gọi các anh em giám mục trên toàn thế giới hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Ðức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay. Chúng ta sẽ có dịp tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh trong các nhà thờ chính tòa của chúng ta và các thánh đường trên toàn thế giới; trong các gia cư và gia đình chúng ta, để mỗi

12

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

người mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu cần biết rõ hơn về đức tin ngàn đời và thông truyền cho các thế hệ trẻ. Các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo hội cũ cũng như mới, hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng Kinh Tin Kính một cách công khai trong Năm Ðức Tin này.

9. Chúng ta mong muốn rằng Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng. Năm này sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Thánh Thể, vốn là “tột đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo hội” (14). Ðồng thời, chúng ta mong muốn rằng cuộc sống chứng tá của các tín hữu tăng trưởng trong sự đáng tín nhiệm. Tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện (15), và suy tư về chính hành động đức tin, đó là một sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình, nhất là trong Năm Ðức Tin này.

Không phải tình cờ mà trong những thế kỷ đầu tiên, các tín hữu Kitô phải học thuộc lòng kinh Tin Kính. Kinh này được dùng như kinh nguyện hằng ngày của họ để không quên quyết tâm đã nhận khi chịu phép rửa. Với những lời xúc tích đầy ý nghĩa, thánh Augustino nhắc nhở điều đó khi ngài nói trong một bài giảng về việc trao Kinh Tinh Kính: “Kinh Tin Kính về mầu nhiệm thánh mà tất cả anh chị em cùng nhận lãnh nhận và ngày nay anh chị em từng người đọc lên, là những lời đức tin của Mẹ Giáo hội được xây dựng vững chắc trên nền tảng vững bền là Chúa Kitô. Vì vậy, anh em đã nhận lãnh và đọc Kinh ấy, nhưng trong tâm trí anh chị em phải luôn giữ cho Kinh ấy hiện diện, anh chị em phải lặp lại Kinh này trên giường, nghĩ đến Kinh này nơi đường phố và đừng quên Kinh này khi ăn; cả khi anh chị em

13

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

ngủ, con tim của anh chị em vẫn phải tỉnh thức trong Kinh này” (16).

10. Ðến đây, tôi muốn vạch ra một hành trình giúp hiểu một cách sâu xa hơn nội dung đức tin, nhưng cùng với nội dung này còn có hành động qua đó chúng ta quyết định hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, trong tự do trọn vẹn. Thực vậy, có sự hiệp nhất sâu xa giữa hành vi tin tưởng và nội dung đức tin mà chúng ta chấp nhận. Thánh Phaolô Tông đồ giúp đi vào thực tại này khi ngài viết: “Với con tim ta tin, và bằng miệng ta tuyên xưng đức tin” (Rm 10,10). Con tim chỉ rằng hành vi đầu tiên ta đạt đến đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa và tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm.

Tấm gương của bà Lidia về vấn đề này hùng hồn hơn bao giờ hết. Thánh Luca kể lại rằng Thánh Phaolô, trong lúc ở thành Philiphê, vào ngày thứ bẩy ngài đi rao giảng Tin mừng cho vài phụ nữ; trong số họ có bà Lidia và Chúa “mở lòng cho bà tin lời thánh Phaolô” (Cv 16,14). Ý nghĩa cô đọng trong câu ngày thực là quan trọng. Thánh Luca dạy rằng việc hiểu biết nội dung đức tin không đủ nếu con tim, - vốn là cung thánh đích thực của con người,- không cởi mở đối với ơn thánh, giúp ta có đôi mắt để nhìn sâu xa và hiểu rằng điều được loan báo chính là Lời Chúa.

Rồi việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và dấn thân công khai. Kitô hữu không bao giờ được nghĩ rằng đức tin là một điều riêng tư. Ðức tin là quyết định đứng về phía Chúa để sống với Ngài. Và thành ngữ “ở với Chúa” giúp hiểu biết những lý do tại sao ta tin. Chính vì đức tin là một hành vi tự do, nên cũng đòi hỏi một trách nhiệm xã hội về những gì ta tin. Giáo hội, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã chứng tỏ rõ ràng chiều kích công khai ấy của việc tin tưởng và loan báo không chút

14

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

sợ hãi về niềm tin của mình cho mỗi người. Ðó là một hồng ân của Chúa Thánh Linh làm cho ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố việc làm chứng tá của chúng ta, biến chứng tá ấy thành điều thẳng thắn và can đảm.

Chính việc tuyên xưng đức tin là một hành vi bản thân và đồng thời cũng có tính chất cộng đoàn. Thực vậy, chính Giáo hội là chủ thể đầu tiên của đức tin. Trong đức tin của cộng đoàn Kitô, mỗi người lãnh nhận bí tích Rửa tội, là dấu chỉ hữu hiệu về sự gia nhập cộng đoàn các tín hữu để được ơn cứu độ. Như Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo làm chứng: “Tôi tin”; là đức tin của Giáo hội được mỗi tín hữu tuyên xưng cá nhân, nhất là trong lúc chịu phép Rửa tội. “Chúng tôi tin” là đức tin của Giáo hội được các Giám Mục họp nhau trong Công đồng, hoặc tổng quát hơn, được cộng đồng phụng vụ các tín hữu tuyên xưng. “Tôi tin” cũng là Giáo hội Mẹ chúng ta, đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin của mình và dạy chúng ta nói “Tôi tin”, “Chúng tôi tin” (17).

Như ta có thể nhận xét, việc hiểu biết nội dung đức tin là điều thiết yếu để chấp nhận tin, nghĩa là hoàn toàn gắn bó trong tâm trí với những gì Giáo hội đề nghị. Việc hiểu biết đức tin dẫn vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải. Vì vậy sự chấp nhận ấy được biểu lộ bao hàm điều này là, khi ta tin, ta tự nguyện chấp nhất toàn thể mầu nhiệm đức tin, vì vị bảo đảm tính chất xác thực của điều ta tin là chính Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải và cho phép được biết mầu nhiệm tình thương của Ngài (18).

Ðàng khác, chúng ta không thể quên rằng trong bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay, bao nhiêu người, tuy không nhìn nhận hồng ân đức tin nơi mình, nhưng họ chân thành tìm kiếm ý nghĩa chung kết và chân lý chung cục về cuộc sống của họ và về thế giới. Sự tìm kiếm này thực là một “tiền đề” của đức tin, vì nó thúc đẩy con người trên con

15

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

đường dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa. Thực thế, chính lý trí con người mang trong mình một đòi hỏi về “điều có giá trị và tồn tại mãi mãi” (19). Ðòi hỏi ấy là một lời mời gọi trường kỳ, được ghi khắc không hề phai mờ trong tâm hồn con người, kêu gọi con người lên đường để tìm thấy Ðấng mà chúng ta sẽ không tìm kiếm nếu Ngài đã không đến gặp chúng ta (20). Chính đức tin mời chúng ta đi tới cuộc gặp gỡ ấy và mở cho chúng ta sự viên mãn.

11. Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. Sách này là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Ðồng chung Vatican II. Trong Tông Hiến “Fidei depositum” (Kho tàng đức tin), không phải tình cờ được ký vào ngày kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II, Ðức Chân phước Gioan Phaolô II đã viết: “Sách Giáo lý này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo hội. Tôi nhìn nhận Sách này như một dụng cụ giá trị và hợp pháp phục vụ tình hiệp thông của Giáo hội và như một qui luật chắc chắn để giảng dạy đức tin” (21).

Trong viễn tượng đó, Năm Ðức Tin phải biểu lộ sự dấn thân chung tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin ở trong Sách Giáo Lý này, trong đó có một tổng hợp có hệ thống. Thực vậy, ở đây, ta thấy nổi bật sự phong phú của giáo huấn mà Giáo hội đã đón nhận, gìn giữ và trao tặng trong hai ngàn năm lịch sử của mình. Từ Thánh kinh tới các Giáo Phụ, từ các vị Tôn Sư thần học cho đến cách Thánh qua các thế kỷ, Sách Giáo Lý cống hiến một ký ức trường kỳ về bao nhiêu cách thức Giáo hội suy niệm về đức tin và tạo nên sự tiến triển trong đạo lý để mang lại sự chắc chắn cho các tín hữu trong đời sống đức tin của họ.

16

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, qua cấu trúc của mình, trình bày sự phát triển đức tin và đề cập đến cả những đề tài chính của đời sống hằng ngày. Trang này sang trang khác, chúng ta khám phá thấy rằng điều được trình bày trong Sách Giáo Lý không phải là một lý thuyết, nhưng là một cuộc gặp gỡ với Ðấng sống trong Giáo hội. Thực vậy, sau khi tuyên xưng đức tin, Sách này đi đến phần giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Giáo hội của Ngài. Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ơn thánh nâng đỡ chứng tá của các tín hữu Kitô. Cũng vậy, giáo huấn của Sách Giáo Lý về đời sống luân lý có một ý nghĩa quan trọng nếu được đặt trong tương quan với đức tin, phụng vụ và kinh nguyện.

12. Vì thế, trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay. Với mục đích đó, tôi đã mời gọi Bộ giáo lý đức tin, thỏa thuận với các Cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh, soạn một Văn kiện, để cống hiến cho Giáo hội và các tín hữu một số chỉ dẫn để sống Năm Ðức Tin này một cách hiệu quả và thích hợp hơn, phục vụ sự tin tưởng và rao giảng Tin mừng.

“Thực vậy, so với quá khứ, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là ngày nay não trạng này thu hẹp lãnh vực những điều chắc chắn hợp lý vào lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật. Nhưng Giáo hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự thật, tuy là bằng những con đường khác nhau (22).

17

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

13. Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Ðấng đến gặp tất cả mọi người.

Trong thời điểm này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, “là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin” (Dt 12,2): nơi Ngài mọi sóng gió và khát vọng của tâm hồn con người được hoàn tất. Niềm vui của tình yêu, lời đáp trả thảm trạng đau khổ, sức mạnh của tha thứ trước sự xúc phạm phải chịu, và chiến thắng của sự sống trước cái trống rỗng của sự chết, tất cả đều tìm được sự hoàn tất trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa, mầu nhiệm Chúa làm người, chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta để biến đổi nó bằng quyền năng sự phục sinh của Ngài. Trong Ngài, là Ðấng đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta, những tấm gương đức tin được tràn đầy ánh sáng, những tấm gương đã ghi dấu 2 ngàn năm lịch sử cứu độ chúng ta.

Nhờ đức tin Mẹ Maria đã đón nhận lời thiên thần và tin nơi lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ Thiên Chúa trong sự tuân phục tận tụy của Mẹ (x. Lc 1,38). Khi viếng thăm bà Elisabeth, Mẹ cất bài ca chúc tụng Ðấng Tối Cao vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những người tín thác nơi Ngài (x. Lc 1,46-55). Mẹ vui mừng và hồi hộp sinh hạ Con duy nhất, mà vẫn giữ nguyên sự đồng trinh (...) (x. Lc 2,6-7). Tín nhiệm nơi Thánh Giuse hôn phu, Mẹ mang Chúa Giêsu sang Ai Cập để cứu con khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê (x. Mt 2,13-15). Với cùng đức tin Mẹ theo Chúa trong thời gian giảng đạo và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgota (x. Ga 19,25-27). Với đức tin, Mẹ Maria niếm hưởng những thành

18

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

quả đầu tiên của cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, và cẩn giữ mọi kỷ niệm trong lòng (x. Lc 2,19.51), Mẹ thông truyền kỷ niệm ấy cho 12 Tông Ðồ tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc Ly để lãnh nhận Thánh Linh.

Nhờ đức tin, các Tông Ðồ đã từ bỏ mọi sự để theo Thầy (x. Mc 10,28). Các vị tin nơi lời Chúa loan báo Nước Trời hiện diện và thể hiện nơi bản thân Ngài (x. Lc 11,20. Các Tông đồ sống hiệp thông với Chúa Giêsu Ðấng dạy dỗ các vị qua lời giáo huấn, để lại cho các vị qui luật sống mới mẻ qua đó người ta nhận ra họ là môn đệ của Ngài sau khi Ngài qua đời (Cx Ga 13,34-35). Nhờ đức tin, các vị đi các nơi trên thế giới, theo mệnh lệnh mang Tin mừng cho mọi thụ tạo (x. Mc 16,15) và không chút sợ hãi, các vị loan báo cho mọi người niềm vui Phục sinh mà các vị đã chứng kiến.

Nhờ đức tin các môn đệ họp thành cộng đoàn đầu tiên, tụ tập quanh giáo huấn của các Tông Ðồ, trong kinh nguyện, trong việc cử hành Thánh Thể, để làm của chung những gì họ sở hữu để cứu giúp những anh chị em túng thiếu (x. Cv 2,42-47).

- Nhờ đức tin các vị tử đạo hiến mạng sống của mình để làm chứng về chân lý Phúc Âm đã biến cải và làm cho họ có khả năng đi tới hồng ân tính yêu lớn nhất với việc tha thứ cho những kẻ bách hại họ.

- Nhờ đức tin những người nam nữ đã dâng hiến cuộc sống mình cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống, trong sự đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm, sự vâng phục, thanh bần và khiết tịnh, những dấu chỉ cụ thể về sự chờ đợi Chúa sắp đến. Nhờ đức tin bao nhiêu Kitô hữu đã thăng tiến những hoạt động bênh vực công lý để cụ thể hóa Lời Chúa, Ðấng đã đến để loan báo sự giải thoát khỏi sự áp bức và năm hồng ân cho mọi người (x. Lc 4,18-19).

19

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

- Nhờ đức tin qua các thế kỷ, những người nam nữ thuộc mọi lứa tuổi, và tên họ được ghi trong Sách Sự Sống (x. Kh 7,9; 13,8), đã tuyên xưng vẻ đẹp của sự theo Chúa Giêsu tại nơi họ được kêu gọi làm chứng về cuộc sống Kitô của họ: trong gia đình, nghề nghiệp, trong đời sống công khai, trong việc thi hành các đoàn sủng và sứ vụ mà họ được kêu gọi thi hành.

- Nhờ đức tin cả chúng ta cũng đang sống: để nhìn nhận Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống chúng ta và trong lịch sử.

14. Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là đức tin, đức cậy và đức mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến (1Cr 13,13). Và Thánh Giacôbê Tông Ðồ, với những lời càng mạnh hơn nữa, luôn thúc đẩy các tín hữu Kitô, quả quyết rằng: “Hỡi anh chị em, nếu một người nói mình có đức tin mà lại không có việc làm thì ích gì? Ðức tin ấy có thể cứu họ được không? Nếu một người anh em, chị em, không có y phục và lương thực hằng ngày và một người trong anh chị em nói: “Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no” nhưng lại không cho họ những gì cần thiết cho thân thể họ, thì hỏi có ích gì? Ðức tin cũng vậy, nếu không có việc làm đi kèm, thì tự nó là đức tin chết. Trái lại một người có thể nói: “Anh có đức tin và tôi có việc làm; hãy tỏ cho tôi đức tin không có việc làm của anh, và tôi, qua việc làm tôi chứng tỏ cho anh đức tin của tôi” (Gc 2,14-18).

Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như

20

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. “Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy” (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Ðó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Ðược đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi “trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ” (2Pr 3,13; x. Kh 21,1).

15. Vào cuối đời, thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy “tìm kiếm đức tin” (x. 1Tm 2,22), với cùng một sự bền chí như hồi còn nhỏ (x. 2Tm 3,15). Chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta, để không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin. Ðức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta. Ðức tin nhắm đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử, và thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới. Ðiều mà thế giới ngày nay đặc biệt cần đến, đó là chứng tá đáng tin cậy của những người được Lời Chúa soi sáng trong tâm trí, có khả năng mở tâm trí của bao nhiêu người mong ước Thiên Chúa và sự sống chân thực, sự sống không tàn lụi.

“Ước gì Lời Chúa hoàn tất hành trình của mình và được tôn vinh” (2Tx 3,1): ước gì Năm Ðức Tin này làm cho quan hệ với Chúa Kitô ngày càng vững chắc hơn, vì chỉ

21

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

trong Ngài mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền. Những lời thánh Phêrô Tông đồ chiếu dọi một tia sáng cuối cùng trên đức tin: “Vì thế, anh chị em tràn đầy vui mừng, cho dù hiện nay anh chị em còn phải chịu ưu sầu ít lâu, bị nhiều thử thách, để đức tin của anh chị em được tôi luyện, quí hơn vàng, vàng là thứ sẽ phải hư nát mà còn được thanh luyện bằng lửa, mang lại lời ngợi khen, vinh quang và vinh dự cho anh em khi Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện. Tuy không thấy Ngài, nhưng anh chị em vẫn yêu mến Ngài, và tuy không thấy Ngài, anh chị em vẫn tin nơi Ngài. Vì thế, anh chị em hãy vui mừng khôn tả và vinh quang, trong khi đạt tới mục đích đức tin của anh chị em là ơn cứu độ các linh hồn” (1Pr 1,6-9). Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm niềm vui và đau khổ. Bao nhiêu vị thánh đã sống nỗi cô đơn! Bao nhiêu tín hữu, kể cả ngày nay, bị thử thách vì sự im lặng của Thiên Chúa trong khi họ muốn nghe lời an ủi của Ngài! Những thử thách của cuộc sống, trong khi giúp hiểu mầu nhiệm Thập Giá, và tham gia vào đau khổ của Chúa Kitô (x. Cl 1,24), là tiền đề báo trước niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn đến: “Khi tôi yếu đuối, đó là lúc tôi mạnh mẽ” (2Cr 12,10). Chúng ta mạnh mẽ tin chắc rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng sự ác và sự chết. Với niềm tín thác chắc chắn ấy, chúng ta tín thác nơi Ngài: Chúa hiện diện giữa chúng ta, chiến thắng quyền lực của ác thần (x. Lc 11,20) và Giáo hội, cộng đồng hữu hình của lòng từ bi Chúa, ở lại trong Chúa như dấu hiệu hòa giải chung kết với Chúa Cha. Chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là “người có phúc” vì Mẹ 'đã tin' (Lc 1,45).

Ban hành tại Rôma, ngày 11 tháng 10 năm 2011, năm thứ 7 triều đại Giáo Hoàng của tôi.

Bênêđictô XVI, Giáo Hoàng

22

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

II. Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin8

HƯỚNG DẪN MỤC VỤCHO NĂM ĐỨC TIN9

Dẫn nhập

Ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã ban hành Tông thư tự sắc Porta fidei công bố Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng 10 năm 2012 để kỷ niệm 50 năm lễ Khai mạc Công đồng Vaticanô II và sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.

Năm Đức Tin sẽ giúp mọi tín hữu có cơ hội thuận lợi tìm hiểu sâu hơn nền tảng đức tin Kitô giáo là “gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một Người, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng dứt khoát cho mình”.10 Nhờ gặp gỡ Đức Giêsu Kitô phục sinh, có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời. “Cũng vậy, ngày nay đức tin là ơn Chúa ban, giúp chúng ta tái khám phá, vun trồng và làm chứng về đức tin”, để Chúa “ban cho mỗi người chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu”.11

8 Trích dẫn từ trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Bộ Giáo Lý Đức Tin: Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, lấy ngày 13 tháng 10 năm 2012 tại http://www.hdgmvietnam.org/bo-giao-ly-duc-tin-huong-dan-muc-vu-cho-nam-duc-tin/4236.127.5.aspx9 William Levada và Luis F. Ladaria, Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, Đức Thành chuyển ngữ (Note with pastoral recommendations for the Year of Faith) (Rôma: L’Osservatore Romano, 2012).10 Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est, 25-12-2005, số 1. 11 Bênêđictô XVI, Bài giảng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, 10-01-2010.

23

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Ngày khai mạc Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm tạ ơn hai sự kiện lớn mang dấu ấn gương mặt của Giáo hội ngày nay: Kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vaticanô II là công đồng do Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập, và kỷ niệm 20 năm ban hành Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (11-10-1992), một cống hiến lớn cho Giáo hội của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Theo Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, Công đồng muốn “truyền đạt giáo lý tinh ròng và toàn vẹn, không thêm bớt chẳng thay đổi”, cố gắng làm thế nào để “giáo lý vững bền, bất di bất dịch này phải được tôn trọng cách trung thành, được đào sâu và trình bày sao cho đáp ứng được những yêu cầu của thời đại chúng ta”.12

Về vấn đề này, phần mở đầu của Hiến chế tín lý Lumen gentium rõ ràng đã có một tầm quan trọng: “Đức Kitô là ánh sáng muôn dân, nên Công đồng, được quy tụ trong Chúa Thánh Thần, thiết tha mong được soi dẫn mọi người bằng ánh quang của Đức Kitô phản chiếu trên gương mặt Hội thánh, bằng việc loan báo Tin mừng cho mọi thụ tạo (x. Mc 16,15)”.13 Từ ánh sáng của Đức Kitô, Đấng thanh tẩy, soi sáng và thánh hóa trong các cử hành phụng vụ thánh và với Lời Chúa, Công đồng muốn nói đến bản chất sâu xa của Giáo hội và mối quan hệ của Hội thánh với thế giới ngày nay.14 Với bốn hiến chế cột trụ và các tuyên ngôn, sắc lệnh, Công đồng đối diện với một số vấn đề chính yếu của thời đại.

12 Gioan XXIII, Diễn văn Khai mạc Công đồng chung Vaticanô II, 11-10-1962.13 LG, số 1.14 X. SC, DV, LG, GS.

24

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Sau Công đồng, Giáo hội bắt tay vào việc đón nhận và áp dụng những giáo huấn phong phú của Công đồng, duy trì tính liên tục đối với truyền thống, dưới sự hướng dẫn chắc chắn của huấn quyền. Để thúc đẩy sự lĩnh hội Công đồng cách đúng đắn, các đức giáo hoàng đã nhiều lần triệu tập thượng hội đồng giám mục được tôi tớ Chúa, Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập năm 1965, mang lại cho Giáo hội những định hướng sáng suốt qua các tông huấn hậu thượng hội đồng.15 Thượng hội đồng giám mục sắp tới vào tháng 10 năm 2012 sẽ mang chủ đề: Tân Phúc âm hóa nhằm thông truyền đức tin Kitô giáo.

Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã quyết dấn thân làm cho Công đồng được hiểu đúng, đẩy lùi sự sai trái của cái gọi là “chú giải về tính đứt quãng và sự cắt lìa”, đồng thời cổ võ cho điều được ngài gọi là “chú giải về sự cải cách”, sự đổi mới trong kế thừa nơi một chủ thể duy nhất là Hội thánh được Chúa ban cho chúng ta. Hội thánh là “chủ thể lớn lên trong thời gian, và có sự phát triển, nhưng vẫn luôn là chính mình, chủ thể dân Chúa duy nhất đang tiến bước”.16

15 Các thượng hội đồng giám mục thường kỳ đề cập các đề tài sau: Việc bảo tồn và tăng cường đức tin Công giáo, sự toàn vẹn, sức sống, sự phát triển và nhất quan về phương diện giáo lý và lịch sử của đức tin (1967), Tác vụ linh mục và nền công lý trên thế giới (1971), Truyền giáo trong thế giới hiện đại (1974), Dạy giáo lý trong thời đại ngày nay (1977), Gia đình Kitô giáo (1980), Hòa giải và thống hối trong sứ vụ của Giáo hội (1983), Ơn gọi và sứ vụ của giáo dân trong Giáo hội và thế giới (1987), Việc đào tạo linh mục trong hoàn cảnh hiện tại (1991), Đời sống thánh hiến và sứ vụ tu sĩ trong Giáo hội và thế giới (1994), Giám mục: người phục vụ Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô cho niềm hy vọng của thế giới (2001), Thánh Thể: nguồn mạch phát sinh và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo hội (2005), Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo hội (2008).

25

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Trong chiều hướng vừa đề cập, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo một mặt là “thành quả đích thực của Công đồng”17 mặt khác giúp cho việc lĩnh hội Công đồng được thuận lợi. Thượng hội đồng giám mục ngoại thường vào năm 1985, được triệu tập nhằm kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II, đồng thời thực hiện việc tổng kết sự lĩnh hội của mình đối với Công đồng, đã đề nghị soạn thảo sách giáo lý này nhằm cung cấp cho dân Chúa bản toát yếu toàn bộ giáo thuyết Công giáo và là bản tham khảo chắc chắn giúp cho các tài liệu giáo lý của địa phương.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đón nhận đề nghị này như một mong muốn “đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thật sự của Giáo hội toàn cầu và các giáo hội địa phương”.18

Được biên soạn với sự cộng tác của hàng giám mục Giáo hội Công giáo khắp thế giới, sách giáo lý này thực sự nói lên “điều có thể gọi là ‘bản giao hưởng’ của đức tin”.19

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo bao gồm “cả cái mới lẫn cái cũ” (x. Mt 13,52), đức tin cũng vẫn thế nhưng lại là nguồn sáng luôn mới mẻ. Nhằm đáp ứng yêu cầu kép này, một mặt Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo dùng lại trình tự “cũ”, truyền thống, được sách Giáo lý của Thánh Piô V sử

16 Bênêđictô XVI, Huấn từ cho Giáo triều Rôma, ngày 22 tháng 12 năm 2005.17 PF, số 4.18 Gioan Phaolô II, Diễn văn bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục Ngoại thường lần thứ hai, 7-12-1985, số 6. Trong lúc đang diễn ra giai đoạn đầu của thượng hội đồng, đức giáo hoàng phát biểu trong buổi đọc kinh Truyền Tin 24-11-1985: “Đức tin là nguyên tắc cơ bản, là then chốt, tiêu chí cốt yếu của việc canh tân mà Công đồng mong muốn. Từ đức tin, phát sinh chuẩn mực, lối sống, định hướng thiết thực trong mọi hoàn cảnh”.19 Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum, 11-10-1992, số 2.

26

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

dụng, sắp xếp nội dung thành bốn phần: Kinh Tin kính; Phụng vụ thánh với các bí tích được trình bày trước tiên; Cuộc sống của người Kitô hữu, bắt đầu từ các điều răn; và cuối cùng là việc Cầu nguyện của người Kitô hữu. Nhưng đồng thời, nội dung lại được trình bày theo cách “mới”, nhằm trả lời những thắc mắc của thời nay.20 Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo là “khí cụ hữu hiệu và chính thức nhằm phục vụ sự hiệp thông trong Giáo hội” và là “chuẩn mực chắc chắn cho việc giáo dục đức tin”.21

Những nội dung đức tin được trình bày trong sách này chính là “một sự tổng hợp mang tính hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú của giáo huấn mà Giáo hội đã đón nhận, gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm lịch sử của mình. Từ Thánh kinh tới các giáo phụ, từ các bậc thầy về thần học cho đến các thánh qua các thế kỷ, Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo là bản ghi nhớ vĩnh viễn về biết bao cách thức Giáo hội suy ngẫm về đức tin và tạo sự tiến triển trong giáo thuyết, nhằm giúp các tín hữu được vững vàng trong đời sống đức tin.22

Năm Đức Tin mong được góp phần canh tân việc trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại đức tin, để chúng ta, là mọi người trong Giáo hội, biết vui mừng làm chứng cho Chúa phục sinh một cách đáng tin trong thế giới hôm nay, biết chỉ cho mọi người tìm được “cửa dẫn vào đức tin”. “Cánh cửa” này mở rộng tầm nhìn cho con người hướng về Chúa Giêsu Kitô đang ở giữa chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Người chỉ cho chúng ta học biết “nghệ

20 Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum, 11-10-1992, số 3.21 PF, số 11.22 PF, số 11.

27

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

thuật sống” trong “mối liên hệ mật thiết với Người”.23

“Chúa Giêsu Kitô dùng tình yêu thu hút con người thuộc mọi thế hệ đến với Người: trong mọi thời đại, Người gọi Giáo hội đến và trao nhiệm vụ loan báo Tin mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ.

Vì thế, ngày nay Giáo hội phải dấn thân cách thuyết phục hơn nữa cho công cuộc Tân Phúc âm hóa, để tái khám phá niềm vui vì có đức tin và tìm lại niềm hăng say thông truyền đức tin”.24

Thừa lệnh Đức Thánh cha Bênêđictô XVI,25 Bộ Giáo Lý Đức Tin, được sự đồng thuận của các bộ thẩm quyền thuộc Tòa thánh và sự đóng góp của Ủy ban Chuẩn bị Năm Đức Tin,26 đã soạn thảo bản Hướng dẫn giúp sống thời gian ân sủng này, không loại trừ những sáng kiến được Chúa Thánh Thần khơi lên cho các mục tử và tín hữu khắp nơi trên thế giới.

Những chỉ dẫn

“Tôi biết tôi đã tin vào ai” (2Tm 1,12): lời Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu đức tin “trước hết là sự gắn bó mang tính cá nhân của con người với Thiên Chúa; đồng thời

23 Bênêđictô XVI, Huấn từ tại Đại hội Quốc tế do Hội đồng Tòa thánh về Tân Phúc âm hóa tổ chức, 15-10-2011.24 PF, số 7.25 X. PF, số 12.26 Ủy ban này được thiết lập bên cạnh Bộ Giáo Lý Đức Tin, theo lệnh của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI, gồm các thành viên: (1) các hồng y William Levada, Francis Arinze, Angelo Bagnasco, Ivan Dias, Francis E. George, Zenon Grocholewski, Marc Ouellet, Mauro Piacenza, Jean-Pierre Ricard, Stanisław Rylko và Christoph Schönborn; (2) các tổng giám mục: Luis F. Ladaria và Salvatore Fisichella; (3) các giám mục: Mario del Valle Moronta Rodríguez, Gerhard Ludwig Müller và Raffaello Martinelli.

28

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cũng là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý Thiên Chúa đã mặc khải”.27

Đức tin như niềm tin tưởng mang tính cá nhân vào Chúa và đức tin chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin kính không thể tách rời nhau. Cả hai cùng hướng về nhau và cần đến nhau. Giữa kinh nghiệm sống đức tin và nội dung đức tin có mối liên hệ sâu đậm: đức tin của những chứng nhân và các tín hữu bị cầm tù vì đức tin cũng là đức tin của các tông đồ và những bậc tiến sĩ Hội thánh.

Vì vậy, những hướng dẫn sau đây cho Năm Đức Tin nhằm thúc đẩy việc gặp gỡ Đức Kitô qua các chứng nhân đích thực của đức tin cũng như việc hiểu biết nội dung đức tin ngày một hơn. Những đề nghị trong bản hướng dẫn này được gợi ra như những mẫu hình nhằm cổ võ việc sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh cha sống Năm Đức Tin, “thời gian đặc biệt của ân sủng”, một cách trọn vẹn.28 Niềm vui được khám phá lại đức tin cũng sẽ góp phần củng cố sự hiệp nhất và hiệp thông giữa các thành phần khác nhau đang làm nên đại gia đình Hội thánh.

I. Ở cấp Giáo hội hoàn cầu

1. Sự kiện chính của Giáo hội vào đầu Năm Đức Tin sẽ là Thượng Hội đồng Giám mục thường kỳ lần thứ XIII, do Đức Thánh cha Bênêđictô triệu tập vào tháng 10 năm 2012, với đề tài Tân Phúc âm hóa nhằm thông truyền đức tin Kitô giáo. Trong thời gian thượng hội đồng nhóm họp, vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, sẽ diễn ra lễ Khai mạc trọng thể Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II.

27 GLGHCG, số 150.28 PF, số 15.

29

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

2. Trong suốt Năm Đức Tin, nên khích lệ các tín hữu hành hương viếng Ngai Tòa Phêrô, để tuyên xưng niềm tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bằng cách hiệp nhất với Đấng ngày nay được kêu gọi để củng cố anh em mình trong đức tin (x. Lc 22,32). Cũng cần khuyến khích những cuộc hành hương viếng Thánh Địa, nơi đầu tiên được chứng kiến sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, và mẹ Người là Đức Maria.

3. Trong Năm Đức Tin, cũng sẽ sinh ích lợi nếu biết mời gọi các tín hữu đem lòng sùng mộ cách riêng kêu cầu cùng Đức Mẹ, mẫu gương của Hội thánh, Đấng “đang quy tụ và phản chiếu nơi mình những đòi hỏi cao cả nhất của đức tin”.29 Vì vậy, cần khuyến khích mọi sáng kiến giúp các tín hữu nhận ra vai trò đặc biệt của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ, đem hết tình con thảo yêu mến Mẹ và noi theo đức tin và các nhân đức của Mẹ. Tóm lại, sẽ sinh nhiều ích lợi nếu tổ chức được những cuộc hành hương, các buổi cử hành và những cuộc gặp gỡ tại các đền thánh chính dâng kính Đức Mẹ.

4. Ngày Giới trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro vào tháng 7 năm 2013 sẽ đem lại cho giới trẻ một cơ hội đặc biệt được sống niềm vui phát sinh từ lòng tin vào Chúa Giêsu, và hiệp thông cùng đức thánh cha, trong đại gia đình Hội thánh.

5. Mong sao sẽ tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo và những cuộc hội tụ quy mô lớn, kể cả ở tầm mức quốc tế, để thúc đẩy việc gặp gỡ những chứng nhân đích thực về đức tin và việc hiểu biết những nội dung giáo lý Công giáo. Khi minh chứng ngày nay làm thế nào Lời Chúa vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến, cần đưa ra chứng cứ cho thấy nơi Chúa Giêsu Kitô “mọi khổ đau và khát vọng của tâm hồn

29 LG, số 65.

30

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

con người được hoàn tất”30 và đức tin “trở thành một chuẩn mực mới giúp thông hiểu và hành động, làm thay đổi toàn thể cuộc sống con người”.31 Đặc biệt sẽ dành ra một số cuộc hội thảo cho việc khám phá lại những giáo huấn của Công đồng Vaticanô II.

6. Đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vaticanô II và nghiên cứu sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các ứng sinh đang hướng đến chức linh mục, nhất là trong các năm dự bị hoặc những năm đầu học thần học, đối với tập sinh thuộc các hội dòng và các tu đoàn tông đồ, cũng như đối với những người đang sống thời kỳ thử trước khi gia nhập một hiệp hội hoặc phong trào thuộc Giáo hội.

7. Năm Đức Tin sẽ là cơ hội thuận lợi để chú tâm hơn nữa trong việc lĩnh hội các bài giảng, các bài giáo lý, những huấn từ và các phát biểu khác của đức thánh cha. Các mục tử, tu sĩ và các tín hữu giáo dân được mời gọi bắt tay vào việc canh tân nhằm gắn bó tích cực và thân tình với giáo huấn của đấng kế vị Thánh Phêrô.

8. Trong Năm Đức Tin, cộng tác với Hội đồng Giáo hoàng cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, ước mong có được nhiều sáng kiến đại kết nhằm nài xin và thúc đẩy “tiến trình tái lập sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu”, là “một trong những mục tiêu chính của Thánh Công đồng chung Vaticanô II”.32

Đặc biệt sẽ tổ chức một cuộc cử hành đại kết trọng thể để mọi người đã được rửa tội tái khẳng định niềm tin vào Đức Kitô.

30 PF, số 13.31 PF, số 6.32 UR, số 1.

31

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

9. Sẽ thiết lập một ban thư ký đặc biệt bên cạnh Hội đồng Tòa Thánh cổ võ Tân Phúc âm hóa, nhằm phối hợp các sáng kiến khác nhau liên quan đến Năm Đức Tin, do các bộ của Giáo hội xúc tiến, hoặc các sự kiện có tầm quan trọng nhất định đối với Giáo hội hoàn cầu. Cần kịp thời thông báo cho ban thư ký biết về việc tổ chức những sự kiện nổi bật, đồng thời ban thư ký cũng có thể đưa ra những gợi ý cho những sáng kiến thích hợp. Nhân dịp này, ban thư ký sẽ mở một trang mạng nhằm đưa mọi thông tin hữu ích, giúp cho việc sống Năm Đức Tin đạt hiệu quả tích cực.

10. Đức thánh cha sẽ cử hành thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, mừng kính Chúa Kitô Vua Vũ Trụ trong thánh lễ sẽ long trọng tái tuyên xưng đức tin.

II. Ở cấp hội đồng giám mục33

1. Các giám mục là những người có nhiệm vụ riêng biệt là thầy dạy và là “sứ giả của đức tin”, vì thế các hội đồng giám mục cần dành một ngày suy tư về đức tin, về việc làm chứng cho đức tin của mỗi người và về việc thông truyền đức tin cho thế hệ trẻ.34

2. Khuyến khích việc tái bản các văn kiện của Công đồng Vaticanô II, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, bản Toát yếu giáo lý dưới hình thức các ấn phẩm bỏ túi giá rẻ, đồng thời dùng các phương tiện điện tử và công nghệ hiện đại để phổ biến rộng rãi hơn.

33 Những hướng dẫn dành cho các hội đồng giám mục cũng được áp dụng tương tự đối với thượng hội đồng giám mục thuộc các tòa thượng phụ và các tổng giáo phận Đông phương cũng như các hội đồng giám mục của các giáo hội có thẩm quyền tự trị (sui iuris).34 LG, số 25.

32

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

3. Khuyến khích dịch các văn kiện của Công đồng Vaticanô II, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sang những ngôn ngữ chưa có bản dịch các tài liệu này. Khuyến khích những sáng kiến nhằm giúp đỡ bác ái cho việc dịch thuật các văn kiện tại các xứ truyền giáo và tại những giáo hội địa phương không đủ khả năng cho chi phí chuyển ngữ. Việc này cần được đặt dưới sự hướng dẫn của Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc.

4. Các mục tử nên hết sức cổ võ việc sử dụng ngôn ngữ mới của truyền thông, khuyến khích sử dụng truyền hình, phát thanh, điện ảnh, xuất bản sách báo – ở mức độ đại chúng, dễ phổ biến – hướng vào đề tài đức tin, những nguyên lý và nội dung đức tin, cũng như tầm ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hội của Công đồng Vaticanô II.

5. Các thánh và các chân phước là những chứng nhân đích thực của đức tin.35 Các hội đồng giám mục nên sử dụng các phương tiện hiện đại của truyền thông xã hội, giúp cho các tín hữu được hiểu biết hơn nữa về các vị thánh của nước mình.

6. Thế giới ngày nay nhạy bén về mối quan hệ giữa đức tin và nghệ thuật. Do đó đề nghị các hội đồng giám mục vận dụng thích hợp nguồn di sản nghệ thuật tại địa phương thuộc trách nhiệm mục vụ của mình, đồng thời với sự hợp tác đại kết, để hướng vào việc giảng dạy giáo lý.

7. Các nhà giáo dục đang tham gia giảng dạy tại các trung tâm nghiện cứu thần học, các trường đại học Công giáo được mời gọi đưa vào nội dung giảng huấn tầm quan trọng và những liên quan mật thiết của Giáo lý Giáo hội Công giáo đối với môn mình phụ trách.

35 PF, số 13.

33

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

8. Với sự giúp đỡ của các nhà thần học và các tác giả có thẩm quyền, nên soạn những tài liệu làm việc mang tính chất hộ giáo. Nhờ đó các tín hữu có thể trả lời hữu hiệu hơn những vấn đề đặt ra cho họ trong những môi trường văn hóa khác nhau, liên quan đến sự thách thức của các giáo phái, các vấn đề về thế tục hóa, về chủ nghĩa tương đối, những thắc mắc do một não trạng đang đổi khác; đặc biệt, ngày nay não trạng ấy cho rằng chỉ có những khám phá khoa học và công nghệ mới đáng tin”,36 cũng như những khó khăn đặc thù khác.

9. Khuyến khích việc xem lại các sách giáo lý địa phương và các tài liệu giáo lý khác được dùng tại các giáo hội địa phương, nhằm bảo đảm sự phù hợp hoàn toàn với sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.37 Trong trường hợp sách giáo lý địa phương hoặc các tài liệu giáo lý không hoàn toàn phù hợp với sách Giáo lý Giáo hội Công giáo hoặc có những thiếu sót, cần phải được biên soạn lại, dựa theo bản mẫu và sự giúp đỡ của các hội đồng giám mục khác vốn đã biên soạn các tài liệu này cách cẩn thận.

10. Cần cộng tác với Bộ Giáo dục Công giáo, nơi có thẩm quyền, để minh xác các nội dung trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được dùng trong bản Ratio (Quy chế) về việc đào tạo linh mục và trong chương trình giảng dạy thần học.

III. Ở cấp giáo phận

1. Mong sao, mỗi giáo phận cũng sẽ tổ chức trọng thể lễ khai mạc và bế mạc Năm Đức Tin, để “tuyên xưng niềm

36 PF, số 12.37 Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum, số 4.

34

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tin vào Chúa Phục sinh tại các nhà thờ chính tòa cũng như tại các nhà thờ giáo xứ trên toàn thế giới”.38

2. Năm Đức Tin cũng là cơ hội thích hợp cho các giáo phận trên khắp thế giới tổ chức một ngày học hỏi về sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, đặc biệt mời các linh mục, tu sĩ và giáo lý viên tham dự ngày học hỏi này. Nhân dịp này, các giáo phận Công giáo Đông phương, chẳng hạn, nên quy tụ các linh mục để nêu lên các chứng từ về một niềm tin duy nhất vào Đức Kitô qua những kinh nghiệm đặc thù và qua truyền thống phụng vụ của mình. Cũng vậy, các giáo hội trẻ trung trong các miền truyền giáo cũng được mời gọi đưa ra một chứng từ mới mẻ về niềm vui Đức Tin của riêng mình.

3. Mỗi vị giám mục nên dành một thư mục vụ viết về đức tin, dựa vào hoàn cảnh mục vụ cụ thể liên quan đến các tín hữu được trao phó cho mình, trong đó nhắc lại tầm quan trọng của Công đồng Vaticanô II và sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

4. Dưới sự dẫn dắt của đức giám mục giáo phận, mỗi giáo phận nên tổ chức những buổi dạy giáo lý dành cho giới trẻ cũng như cho những ai đang đi tìm ý nghĩa cho đời mình, để những người tham dự nhận ra được vẻ đẹp đức tin của Giáo hội, đồng thời nên tổ chức những cuộc gặp gỡ các chứng nhân đức tin có uy tín.

5. Năm Đức Tin cũng là cơ hội thích hợp để xem xét việc lĩnh hội Công đồng Vaticanô II và Giáo lý Giáo hội Công giáo trong đời sống cũng như trong việc thực thi sứ vụ của từng giáo hội tại địa phương, nhất là trong lĩnh vực dạy giáo lý. Để thực hiện điều này, mong rằng, được sự hỗ trợ của ban giáo lý trực thuộc hội đồng giám mục, các ban giáo

38 PF, số 8.

35

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

lý của giáo phận sẽ có những nỗ lực mới trong việc đào tạo giáo lý viên về nội dung đức tin.

6. Trong Năm Đức Tin, việc thường huấn dành cho hàng giáo sĩ nên đặc biệt tập trung vào các văn kiện Công đồng Vaticanô II, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo và trình bày các đề tài, chẳng hạn như: “Loan báo Đức Kitô Phục sinh”, “Giáo hội, bí tích cứu độ”, “Sứ mạng truyền giáo trong thế giới ngày nay”, “Tin và không tin”, “Đức tin, đại kết và đối thoại liên tôn”, “Đức tin và sự sống đời đời”, “Hiểu thế nào về cải tổ và tiếp nối truyền thống”, “Giáo lý của Giáo hội trong trách vụ mục vụ thường xuyên”.

7. Ước mong các giám mục giáo phận tổ chức những buổi cử hành thống hối, nhất là vào Mùa Chay, để xin Chúa tha thứ tội lỗi, đặc biệt tội nghịch lại đức tin. Năm Đức Tin cũng là thời gian thích hợp để đến với bí tích hòa giải cách xác tín hơn và thường xuyên hơn.

8. Khuyến khích giới học thuật và văn hóa hướng đến những cơ hội mới, mang tính sáng tạo, cho cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, qua việc tổ chức những hội nghị chuyên đề, thảo luận và những ngày học hỏi, đặc biệt tại các trường đại học Công giáo, nhằm cho thấy “giữa đức tin và khoa học đích thực không thể có bất kỳ xung đột nào, bởi cả hai, dù đi trên những con đường khác nhau vẫn hướng đến chân lý”.39

9. Cần thúc đẩy những cuộc gặp gỡ những người “tuy không nhìn nhận mình có ơn đức tin, nhưng vẫn chân thành tìm kiếm ý nghĩa tối hậu và sự thật cuối cùng về hiện hữu của mình và về thế giới”40 như hình thức gặp gỡ đối thoại

39 PF, số 12.40 PF, số 10.

36

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Sân Chư dân theo sáng kiến của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

10. Năm Đức Tin là dịp để lưu tâm hơn nữa đến các trường Công giáo, nơi đem lại cho học sinh một chứng từ sống động về Chúa và là nơi trau dồi đức tin của các em với những công cụ dạy giáo lý hữu hiệu, chẳng hạn như Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo hoặc Youcat: Giáo lý giới trẻ.

IV. Ở cấp giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào

1. Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tông thư tự sắc Porta fidei (Cửa Đức Tin) của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.

2. Năm Đức Tin “sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, nhất là trong phép Thánh Thể”41 Trong phép Thánh Thể, mầu nhiệm đức tin và nguồn mạch phát sinh tân Phúc âm hóa, đức tin của Giáo hội được công bố, cử hành và được thêm sức mạnh. Mọi tín hữu được mời gọi tham dự bí tích Thánh Thể cách ý thức, tích cực và sinh ơn ích, để trở nên những chứng nhân đích thực của Chúa.

3. Các linh mục cần chăm chú nghiên cứu các văn kiện của Công đồng Vaticanô II và Giáo lý Giáo hội Công giáo, áp dụng vào mục vụ giáo xứ: dạy giáo lý, giảng thuyết, dọn mình cử hành các bí tích; cũng như đề ra chu kỳ các bài giảng về đức tin hoặc về một số khía cạnh cụ thể, chẳng hạn như: “Gặp gỡ Đức Kitô”, “Những nội dung cơ bản của kinh Tin kính”, “Đức tin và Giáo hội”.42

41 PF, số 9.

37

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

4. Các giáo lý viên cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành những cộng đoàn đức tin nhỏ, làm chứng về Chúa Giêsu.

5. Mong sao các giáo xứ có thêm sáng kiến mới nhằm phổ biến và phát hành sách Giáo lý Giáo hội Công giáo hoặc những nguồn tài liệu khác thích hợp với các gia đình, thật sự là Giáo hội tại gia và là nơi đầu tiên thông truyền đức tin, vào những dịp như làm phép nhà, rửa tội người lớn, thêm sức, kết hôn. Như vậy sẽ góp phần tuyên xưng đức tin và giúp hiểu sâu thêm giáo lý Công giáo “ngay dưới mái nhà của chúng ta, bên những người thân yêu trong gia đình chúng ta, để mỗi người cảm thấy sự đòi hỏi cấp thiết phải hiểu biết hơn nữa về đức gin và truyền lại đức gin ấy cho các thế hệ mai sau”.43

6. Cần cổ võ các chương trình truyền giáo và các sáng kiến khác trong giáo xứ cũng như tại nơi làm việc, để giúp giáo dân tái khám phá hồng ân đức tin đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội và trách nhiệm làm chứng nhân đức tin, với ý thức ơn gọi Kitô hữu “tự bản chất chính là ơn gọi làm tông đồ”.44

7. Trong Năm Đức Tin, tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi dấn thân vào công cuộc tân Phúc âm hóa qua việc gắn bó mật thiết hơn nữa với

42 Bênêđictô XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Verbum Domini, ngày 30-9-2010, các số 59-60 và 74.43 PF, số 8.44 AA, số 2.

38

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chúa Giêsu, theo đặc sủng riêng của mình và trung thành với đức thánh cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

8. Trong Năm Đức Tin, các cộng đoàn chiêm niệm sẽ đặc biệt cầu nguyện cho Dân Chúa biết canh tân đức tin và đẩy mạnh việc thông truyền đức tin cho các thế hệ trẻ.

9. Các hội đoàn và phong trào được mời gọi có những sáng kiến cụ thể, nhờ đặc sủng riêng của mình và cộng tác với các vị mục tử, để đóng góp vào Năm Đức Tin, sự kiện trọng đại của Hội thánh. Các cộng đoàn mới và các phong trào cần biết dùng những phương thế thích hợp nhất để làm chứng cho đức tin một cách sáng tạo và quảng đại.

10. Mọi tín hữu, được mời gọi canh tân ơn đức tin đã lãnh nhận, cần nỗ lực thông truyền kinh nghiệm sống đức tin và thực thi bác ái,45 bằng cách đối thoại với các anh chị em của mình, gồm tín hữu thuộc các giáo hội Kitô khác, tín đồ của các tôn giáo, những người không tin hoặc những người không quan tâm. Như vậy, hy vọng toàn dân Kitô giáo sẽ bắt đầu việc truyền giáo hướng đến những người mình cùng sống và cùng làm việc, vì biết rằng họ “cũng được đón nhận sứ điệp cứu độ dành cho mọi người”.46

Kết luận

Đức Tin là “người bạn đồng hành suốt đời, đem lại một cái nhìn luôn mới mẻ để nhận ra những kỳ công Chúa đang thực hiện cho chúng ta. Nhắm đến việc nắm bắt những dấu chỉ thời đại hiện nay của lịch sử, đức tin thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh trong thế giới”.47

45 PF, số 14.46 GS, số 1.47 PF, số 15.

39

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Đức tin là hành động của cá nhân đồng thời cũng là của cộng đoàn: đó là ơn Chúa ban, ơn được sống trong sự hiệp thông lớn lao của Hội thánh và phải được thông truyền cho thế giới. Ước mong mọi sáng kiến dành cho Năm Đức Tin sẽ giúp mọi người vui mừng khám phá lại đức tin và canh tân việc làm chứng cho đức tin. Những hướng dẫn được trình bày ở đây nhằm mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy bắt tay làm cho Năm Đức Tin trở thành một cơ hội đặc biệt để chia sẻ điều quý giá nhất mà người Kitô hữu có được: Đức Kitô Giêsu, Đấng Cứu chuộc loài người, Vua Vũ Trụ, “Đấng khai mở và kiện toàn đức tin” (Dt 12,2).

Rôma, tại trụ sở Bộ Giáo lý Đức Tin, ngày 06 tháng 01 năm 2012, lễ Chúa Hiển Linh.

Hồng y William LevadaBộ trưởng

Luis F. Ladaria, S.J.Tổng Giám mục hiệu tòa Thibica

Thư ký

40

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chương II

THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TINCỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THƯ MỤC VỤ ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LONG XUYÊN(CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DÂN HĐGMVN)

THÁNG 10 VÀ THÁNG 11 NĂM 2012

I. Thư mục vụ Năm Đức Tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam

THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TINCỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Kính gửi Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam

Anh chị em rất thân mến trong Đức Kitô,

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên kỳ II-2012 tại Tòa giám mục Thanh Hóa, từ ngày 8 đến 12 tháng 10 năm 2012. Từ hội nghị này, chúng tôi xin gửi đến anh chị em lời chào chan chứa tin yêu và hi vọng. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em. Trong thư này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài thông tin về những sinh hoạt của Giáo hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam, đồng thời cùng anh chị em suy tư về Năm Đức Tin như Đức Thánh cha Bênêđictô XVI kêu gọi.

Thông tin

41

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

1. Như anh chị em đã biết, vào ngày 15 tháng 8 năm 2012, Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Nghi Thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Đây là một công trình lớn, chỉ có thể hoàn thành nhờ ơn Chúa và sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa, trong nước cũng như hải ngoại. Nhờ lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của anh chị em, hi vọng trong tương lai không xa, chúng ta có thể hoàn tất công trình xây dựng Đền thờ này, như mái nhà thân thương của Đức Mẹ La Vang, luôn rộng mở đón tiếp mọi người hành hương đến cùng Mẹ, không phân biệt lương giáo.

2. Trong những ngày này, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI cũng triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới họp tại Rôma, từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm 2012, về đề tài Tân Phúc Âm Hoá để thông truyền đức tin Kitô giáo. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã cử hai giám mục tham dự. Các ngài sẽ thay mặt chúng tôi để lắng nghe, học hỏi những kinh nghiệm truyền giáo của các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới, đồng thời chia sẻ với Thượng Hội Đồng kinh nghiệm sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam.

3. Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu sẽ tổ chức Đại hội tại Tòa giám mục Xuân Lộc từ ngày 18 đến 24 tháng 11 năm 2012. Đại hội sẽ cử hành lễ bế mạc tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sàigòn vào ngày lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, 25 tháng 11 năm 2012. Xin anh chị em cầu nguyện cho Đại hội được tiến hành tốt đẹp, phát huy sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương tại châu Á và đẩy mạnh việc loan báo Tin mừng trên châu lục mênh mông này.

Năm Đức Tin

42

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

4. Trong Hội nghị thường niên kỳ II này, với ý thức trách nhiệm chăm sóc đời sống đức tin của Dân Chúa, chúng tôi đã suy nghĩ về hồng ân đức tin và việc sống đạo ngày nay. Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em đôi điều. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vaticanô II và 20 năm xuất bản Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, qua Tông thư tự sắc Cửa đức tin (Porta fidei), Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã công bố quyết định mở Năm Đức Tin, bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Mục đích của Năm Đức Tin là giúp các tín hữu tái khám phá hành trình đức tin trước cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin Kitô giáo trong thế giới ngày nay48.

5. Tại Việt Nam, phần đông các tín hữu vẫn trung thành dự lễ Chúa nhật, kể cả ngày thường. Đa số các gia đình công giáo vẫn là cái nôi nuôi dưỡng và thông truyền đức tin cho con cái. Tuy nhiên, nơi một số người, việc giữ đạo chỉ theo tập tục và thói quen, chưa trở thành xác tín cá nhân và động lực cho những chọn lựa quan trọng trong đời sống. Nơi một số người khác, đời sống đức tin quá thiên về tình cảm, chỉ giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời đại đề cao lối sống vật chất và hưởng thụ, nhiều người trẻ công giáo ngày nay cảm thấy bị lung lạc trong đời sống đức tin, nhiều đôi vợ chồng trẻ không còn ý thức trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái. Vì thế, cùng một nhịp bước với Giáo hội toàn cầu, Năm Đức Tin phải là cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần Dân Chúa tại Việt Nam củng cố đức tin của mình, hoán cải và đổi mới đời sống, trở về với Chúa là Đấng Cứu độ duy nhất của thế giới49. Khi chúng ta tái khám phá niềm vui đức

48 Cửa Đức Tin, số 249 Ibid., số 4 & 5

43

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tin, chúng ta sẽ hăng say dấn thân cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa50 loan báo Tin mừng cho 93% người Việt Nam chưa biết Chúa, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập mọi lãnh vực đời sống, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh theo những giá trị Tin mừng và truyền thống văn hoá của dân tộc.51

6. Một đức tin toàn diện phải bao gồm các mặt: tuyên xưng, cử hành, sống và làm chứng. Phải tuyên xưng đức tin Kitô giáo cách trọn vẹn và với niềm xác tín, đồng thời phải cử hành đức tin ấy trong phụng vụ, đặc biệt nơi bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và nguồn mạch đời sống Kitô hữu. Ngoài ra, đức tin ấy còn phải được thể hiện trong cuộc sống, một đời sống phù hợp với nội dung tuyên xưng và có khả năng làm chứng trước mặt mọi người về vẻ đẹp của đức tin52. Để đạt được mục tiêu trên, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Thật vậy, để chấp nhận và sống đức tin cách trưởng thành, mỗi tín hữu cần phải hiểu rõ những nội dung đức tin53. Sách Giáo Lý trình bày cách hệ thống những nội dung cơ bản của đức tin công giáo, cung cấp một tổng hợp phong phú những giáo huấn mà Giáo hội đã đón nhận, ân cần gìn giữ và loan báo cho mọi người suốt hai ngàn năm qua54. Vì thế sách này là chuẩn mực chắc chắn để giảng dạy và là dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin55. Do đó trong Năm Đức Tin, mọi thành phần Dân Chúa đều được mời gọi học hỏi và đào sâu nội dung cơ bản của đức tin được trình bày

50 Ibid., số 751 Thư Chung 2010, số 3252 Cửa Đức Tin, số 953 Ibid., số 1054 Ibid., số 1155 Ibid., số 12

44

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

trong Sách Giáo Lý56. Bản dịch tiếng Việt Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiệu đính và phát hành từ hai năm nay và được đón nhận cách tích cực.

Cùng với Sách Giáo Lý, chúng ta còn phải quan tâm đến những văn kiện của Công đồng Vaticanô II. Các văn kiện này là ánh sáng chỉ đường cho việc canh tân đích thực của Giáo hội trong thế giới ngày nay. Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành việc hiệu đính bản dịch những văn kiện Công đồng và chính thức phát hành vào dịp khai mạc Năm Đức Tin. Ước mong Sách Giáo Lý và những văn kiện Công đồng sẽ được tiếp nhận cách thấu đáo hơn nơi mọi thành phần Dân Chúa57.

7. Năm Đức Tin cũng mời gọi chúng ta nhìn lại hành trình đức tin trong lịch sử rất lâu dài: từ Đức Maria và Thánh Cả Giuse đến các thánh tông đồ, các vị tử đạo và vô số tín hữu đã sống và làm chứng cho đức tin trong mọi môi trường58. Tại Việt Nam, làm sao chúng ta có thể quên tấm gương sống động của Các Thánh Tử Đạo và biết bao người “đã làm chứng cho Đạo yêu thương bằng đời sống thấm đẫm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống”59? Nhờ ôn lại lịch sử, chúng ta biết trân trọng hơn gia sản đức tin mà các bậc tiền nhân để lại, đồng thời can đảm giữ vững và làm chứng cho Tin mừng trong mọi hoàn cảnh.

Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người công giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho

56 Ibid., số 1157 Ibid., số 558 Ibid., số 1359 Thư Chung 2010, số 48

45

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nhau: “Chính đức tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”60. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay61.

Giáo hội Việt Nam cử hành Năm Đức Tin

8. Để thực hiện những mục tiêu trên, chúng tôi đề nghị một số điểm cụ thể:

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ long trọng cử hành Thánh Lễ Khai mạc Năm Đức Tin tại Nhà thờ chính toà Thanh Hóa, ngày 12 tháng 10 năm 2012. Các giáo phận sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 18 tháng 10, lễ kính thánh sử Luca. Các giáo xứ sẽ cử hành lễ khai mạc vào Chúa nhật Truyền Giáo, 21 tháng 10. Tuy nhiên, mỗi giám mục có thể chọn thời điểm thích hợp theo nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương. Trong suốt Năm Đức Tin, các giáo phận sẽ đưa ra những sáng kiến mục vụ, nhằm giúp các tín hữu củng cố và đào sâu đức tin, hoán cải và đổi mới đời sống, nhiệt thành và hăng say loan báo Tin mừng. Đồng hành với các giáo phận, chúng tôi ước mong các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục cố gắng cung cấp những tư liệu cần thiết trong lãnh vực của mỗi ủy ban, để mỗi giáo phận tùy nghi sử dụng cho những hoạt động mục vụ.

9. Cách riêng, chúng tôi muốn ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ, và các bậc cha mẹ trong gia đình công giáo.

60 Cửa Đức Tin, số 1461Ibid., số 15

46

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Giáo dục đức tin là trách nhiệm gắn liền với thừa tác vụ linh mục đến nỗi “các linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm mà các ngài đã nhận được từ nơi Chúa”62. Do đó, trong sự hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn giáo phận, anh em linh mục hãy dành thời giờ, năng lực và nhiệt tâm cho công việc hết sức quan trọng và cần thiết này, đặc biệt trong việc giảng Lời Chúa và dạy giáo lý cho thiếu nhi và giới trẻ. Anh em cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo đội ngũ giáo lý viên, những người trực tiếp cộng tác với chúng ta trong việc thông truyền đức tin cho thế hệ trẻ.

Tu sĩ là “những người mong muốn bước theo Đức Kitô gần gũi hơn, dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa là Đấng đáng mến trên hết mọi sự, và theo đuổi sự trọn hảo của Đức Mến để phục vụ Nước Trời”63. Vì thế, hơn ai hết, anh chị em là chứng nhân đức tin bằng chính đời sống hiến dâng và bằng công việc tông đồ trong nhiều môi trường và lãnh vực khác nhau. Ước mong Năm Đức Tin sẽ tạo một đà lực mới cho đời sống chứng tá và sứ vụ loan báo Tin mừng mà anh chị em đã cam kết.

Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội công giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh

62 Presbyterorum Ordinis, số 463 Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 916

47

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm Hóa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo hội và từng người chúng ta.

Kết luận

10. Kết thúc thư này, chúng tôi mời anh chị em hướng lòng lên Đức Maria. Mẹ có phúc hơn mọi người nữ vì đã tin rằng Lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện (x. Lc 1,42). Trong ngày Truyền Tin, Mẹ dạy chúng ta sống đức tin khiêm tốn và vâng phục: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa thực hiện nơi tôi điều thiên sứ truyền” (Lc 1,38). Bằng những bước chân vội vã lên đường thăm viếng bà Elisabeth, Mẹ thúc đẩy chúng ta sống đức tin dấn thân loan báo Tin mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người. Dưới chân thập giá, Mẹ nêu gương cho chúng ta về đức tin chứa chan hi vọng. Nhờ Mẹ và với Mẹ, chúng ta hãy bước vào Năm Đức Tin với tâm tình tạ ơn về hồng ân đức tin đã lãnh nhận, vui tươi phấn khởi và nỗ lực sống Tin mừng, góp phần xây đắp nền văn minh tình thương và sự sống trên quê hương đất nước chúng ta.

Làm tại Tòa Giám mục Thanh Hóa, ngày 11 tháng 10 năm 2012

+ Phêrô Nguyễn Văn NhơnTổng Giám mục Hà NộiChủ tịch HĐGMVN

+ Cosma Hoàng Văn ĐạtGiám mục Bắc Ninh

Tổng thư ký HĐGMVN

48

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

KINH NĂM ĐỨC TIN

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,/ chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin,/ nhờ đó chúng con được nhận biết và thực hành những điều Chúa dạy, / hầu đem lại cho chúng con hạnh phúc đời này và đời sau.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống./ Ai tin Chúa sẽ tìm thấy đường đi, tìm ra chân lý và tìm được sự sống./ Chúng con cảm tạ Chúa đã đến rao giảng Tin Mừng,/ dạy chúng con những điều phải tin, những việc phải làm,/ để được sống và sống dồi dào./ Xin nâng đỡ đức tin yếu kém của chúng con,/ để chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa,/ sẵn sàng dấn thân loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo, theo lệnh Chúa truyền.

Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn mọi loài,/ xin khơi lại cho chúng con những điều chúng con phải tin,/ những việc phải làm/ để đức tin của chúng con mỗi ngày thêm sâu sắc và trưởng thành hơn./ Xin ban cho chúng con biết can đảm tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người,/ biết ý thức cử hành đức tin trong các nghi lễ phụng vụ,/ thực hành đức tin trong cuộc sống hằng ngày,/ để có thể thông truyền đức tin đó lại cho con cháu,/ và tất cả mọi người, đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ được chúc phúc vì đã tin./ Xin giúp chúng con luôn tin những lời Chúa dạy và Hội Thánh truyền,/ biết phó thác mọi sự cho tình yêu quan phòng của Chúa,/ biết quan tâm đến nhu cầu của mọi người anh chị em chung quanh chúng con,/ nhờ đó họ sẽ được nhận biết Chúa,/ để chính họ cũng nhận được ơn đức tin đem lại sự sống đời đời.

49

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Lạy Thánh Cả Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng toàn thể các thánh, các ngài là những gương mẫu sống động về đức tin cho chúng con. Xin giúp chúng con biết sống và thực hành đức tin của chúng con trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong Năm Đức Tin này. Chúc tụng Thiên Chúa vinh hiển đến muôn đời. Amen.

KINH NĂM ĐỨC TIN

Lạy Chúa giàu lòng từ bi và nhân hậu,Con đến tìm gặp Chúa là Tình Yêu,Tạ ơn Chúa đã gieo vãi hạt mầm đức tin,Trên quê hương đất nước chúng con.

Nhờ tình mẹ của Thánh Maria là mẹ các kẻ tin,Và máu của các chứng nhân đức tin đã đổ ra,Xin cho con biết luôn sống tín thác vào Chúa,Luôn tìm và thi hành ý Chúa là điểm tựa của đời con.

Xin giúp con sống trọn tình con thảo với Chúa là Cha,Sống vẹn nghĩa huynh đệ với nhau là anh em một nhà,Mở rộng tình đồng cảm với mọi người anh em,Chia sẻ mọi nỗi vui buồn, lo âu và hy vọng.

Kề bên Chúa, con mơ thành ngọn đèn dầu nhỏ,Toả sáng tình Chúa yêu thương khắp nơi nơi,Đặc biệt nơi tâm hồn thiếu vắng niềm tin và lẽ sống,Nơi con tim khao khát tình thương và hy vọng.

Soi dẫn mọi người tìm gặp Chúa là Lời hằng sống,Là Lời ban ánh sáng chân lý và sức sống dồi dào,Là điểm tựa cho nhà nhà vui sống trong yêu thương,Cho người người hợp nhất nên một trong an bình.

Amen.

50

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

II. Thư mục vụ về Năm Đức Tin của Đức Giám mục Giáo phận Long Xuyên

THƯ MỤC VỤ ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LONG XUYÊN(CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DÂN HĐGMVN)

THÁNG 10 VÀ THÁNG 11 NĂM 2012

Thư mục vụ “Gia đình giáo phận bước vào Năm Đức Tin”64 của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục Giáo phận Long Xuyên, tiên vàn là thư gửi mọi thành phần dân Chúa trong gia đình Giáo phận Long Xuyên. Tuy nhiên, vì ngài cũng là Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nhóm Biên Soạn xin được trích đăng thư mục vụ này tại đây để quý độc giả tiện dụng, nhất là trong phạm vi “các khóa huấn luyện ngắn hạn dành riêng cho giáo dân”.65

GIA ĐÌNH GIÁO PHẬN BƯỚC VÀO NĂM ĐỨC TIN

Anh chị em thân mến,

Cùng với Đức Cha Cố Gioan Baotixita, tôi xin gửi đến toàn thể anh chị em trong gia đình Giáo Phận lời chào thân ái trong niềm tin vào ân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Thiên Chúa Cha, và sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Bênêđictô và Giáo Hội hoàn vũ,

64 Giáo phận Long Xuyên, Gia đình giáo phận bước vào Năm Đức Tin, lấy ngày 30 tháng 9 năm 2012 tại địa chỉ: http://www.gplongxuyen. net/bs/index.php?mod=tintuc&id=1348655302&tab=865 Xem “Lời nói đầu” trang 3 của tập sách này.

51

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Giáo Phận Long Xuyên cùng nhau bước qua “Cửa Đức Tin – Porta Fidei” để cử hành Năm Đức Tin. Chính vì thế, thư mục vụ tháng 10 này có chủ đề “Gia đình Giáo Phận Hiệp Thông với Giáo Hội toàn cầu bước vào năm Đức Tin”.

Thưa anh chị em,

1. Qua Tự Sắc Porta Fidei – Cánh Cửa Đức Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô thiết lập Năm Đức tin bắt đầu từ ngày 11/10/2012 và kết thúc ngày 24/11/2013. Năm Đức Tin này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II (11/10/1962 – 2012) và kỷ niệm 20 năm phát hành cuốn Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo (11/10/1992 – 2012) (số 4). Theo Tự Sắc, Năm Đức Tin là một cơ hội suy tư đặc biệt để tái khám phá hành trình đức tin trong cuộc khủng hoảng đức tin trong Giáo Hội (số 2). Vì thế, mục đích của Năm Đức tin: một là tái khám phá ra cốt lõi của Đức Tin, mà nền tảng phải là sự gặp gỡ cá nhân và thân tình với Đức Kitô (số 3); hai là tái khám phá ra ý nghĩa các tài liệu của Công Đồng Vaticanô II cho công cuộc canh tân Giáo Hội (số 5); và ba là tái khám phá ra đức tin được hệ thống hóa trong Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, nhờ đó Giáo Hội tuyên xưng niềm tin, cử hành niềm tin trong phụng vụ, sống niềm tin bằng sự hoán cải, và dấn thân làm chứng công khai cho niềm tin bằng các hành động bác ái (Số 11).

Để đạt được mục tiêu này, ĐTC đã đề ra những việc cần được thực hiện. Thứ nhất, đọc lại các văn kiện Công Đồng Vaticanô một cách đúng đắn (số 5), và học hỏi nội dung cơ bản trong Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo (PD số 11). Thứ hai, đọc lại lịch sử đức tin trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh Công Giáo; đó là việc ngắm nhìn Chúa Kitô Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin; đó là chiêm ngắm gương mẫu đức tin của Mẹ Maria, của các Tông Đồ, của

52

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cộng đoàn tín hữu tiên khởi, của các vị tử đạo, của các thánh tu sĩ, của toàn thể các thánh nam nữ trên Thiên Quốc; đó còn là những Kitô hữu rải rác trên toàn thế giới đang thực hiện cuộc lữ hành đức tin (số 13). Cuối cùng, tăng cường làm chứng niềm tin bằng những hành động thực thi bác ái để sẵn sàng dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng (số 14).

2. Hiệp thông với 25 giáo phận của Giáo Hội Việt Nam, Giáo Phận Long Xuyên sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 18/10/2012. Cử hành Năm Đức Tin, Giáo Phận ý thức về những nguy cơ có thể sẽ gây ra sự khủng hoảng đức tin trong Giáo Phận. Thật vậy, sự tục hóa trong tôn giáo hiện nay không chỉ là do những ảnh hưởng tiêu cực của trào lưu tục hóa, nhưng rất có thể là do chính các phần tử trong tôn giáo đang tiếp tay làm cho các mầu nhiệm thánh và các sinh hoạt thiêng liêng của Hội Thánh trở thành bị tục hóa. Trong bầu khí tục hóa này, sự ích kỷ cá nhân cùng với những cám dỗ kiếm tìm những giá trị vật chất và trần thế đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đức tin; cụ thể là quyền lực và tiền của có thể trở thành động lực chính trong việc chọn lựa và thực hiện các hoạt động tôn giáo. Hệ quả tất yếu là thái độ loại trừ thập giá, tử đạo, khổ chế, hy sinh trong việc dấn thân làm chứng cho những giá trị Tin Mừng trong một thế giới “không cần các thầy dạy, nhưng cần các chứng nhân, mà nếu họ tin vào các thầy dạy, vì các thầy dạy cũng là những chứng nhân” (ĐGH Phaolo VI).

3. Trong bối cảnh trên, đường hướng của giáo phận cử hành Năm Đức Tin là đón nhận Năm Đức Tin như một hồng ân để tiếp tục cuộc lữ hành trần thế trong an bình và hy vọng. Thật vậy, cộng đồng dân Chúa của Giáo Phận sẽ thực hiện cuộc lữ hành trần thế với đức tin được tái khám phá soi chiếu, với đức tin triển nở trong đức ái là động lực, và với

53

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

đức tin trong hiệp thông làm thành một cộng đoàn cùng nhau thi hành sứ vụ. Như vậy, Giáo Phận cần liên kết giữa đời sống tu đức chiêm niệm và đời sống hoạt động tông đồ.

Cụ thể hơn, đường hướng tu đức của Giáo Phận trong Năm Đức Tin sẽ là “trong chiêm niệm lắng nghe Lời Chúa”, đặc biệt là từ thư gửi cho các Hội Thánh Axia trong chương I, II và III của sách Khải Huyền. Với đường hướng này, trong cầu nguyện với Lời Chúa, Giáo Phận sẽ củng cố và canh tân niềm tin vào Chúa Kitô. Trong chiêm niệm với Lời Chúa, Giáo Phận sẽ thực hiện cuộc hành trình hoán cải theo mô hình Chúa Kitô. Trong cử hành Phụng vụ và các sinh hoạt đạo đức, Giáo Phận nghe được lời mời gọi bước theo Chúa Kitô. Và trong nỗ lực sống Lời Chúa trong cuộc sống thường nhật, con cái của Giáo Phận đang cùng nhau thực hiện cuộc lữ hành Đức tin, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, bước theo Chúa Kitô, để xây dựng Nước Thiên Chúa. Năm Đức Tin trở thành cuộc tĩnh tâm của hoán cải và đổi mới để trở thành Con Yêu Dấu của Thiên Chúa.

4. Theo đường hướng trên, Giáo Phận sẽ cử hành năm Đức Tin theo mô hình của Giáo Hội sơ khai – Cv 2,42-47. Cụ thể như sau:

* Tuyên Xưng Đức Tin: “Các tín hữu chuyên cần học hỏi giáo huấn của các tông đồ” (c. 42): Mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận được khích lệ đọc, nghiên cứu và học hỏi giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II và giáo lý công giáo. Điều thiết yếu của việc tìm hiểu đức tin là phải hướng đến cuộc gặp gỡ Đức Kitô.

* Cử hành Đức Tin: Các tín hữu luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng (c.42): Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Hòa Giải, và các cuộc tĩnh tâm là những sinh hoạt phụng tự được nhấn mạnh trong

54

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Năm Đức tin tại các cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, đoàn thể. Nòng cốt của việc cử hành phụng tự là sự hoán cải nội tâm trở về với Đức Kitô.

* Thực hành Đức tin: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17): Đức tin triển nở thành yêu thương phục vụ trong đời sống cộng đoàn Giáo Phận. Lý tưởng là với niềm tin Chúa Kitô phục sinh đang hiện diện trong cộng đoàn, cộng đoàn gia đình xây dựng thành Hội Thánh tại gia; cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, đoàn thể xây dựng thành Hội Thánh tại thế. Thiết yếu trong việc thực hành đức tin là đức bác ái hiệp thông (eros) và chia sẻ (agape) để “trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn” (Cv 4, 34).

* Loan truyền đức tin: “Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn ngày có thêm những người được cứu độ” (c. 47). Với đức tin được tái khám phá và canh tân, cộng đoàn Giáo Phận sống mầu nhiệm Chúa Kitô, để trở thành hiện thân của Chúa Kitô là muối cho đời, là men giữa trần thế, là ánh sáng cho trần gian. Đàng khác, với đức tin, người Kitô hữu nhận ra Chúa Kitô nơi anh chị em đồng loại, đặc biệt là nơi những người bé mọn, để “phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

* Đối tượng của năm Đức Tin mà Giáo Phận quan tâm là giới trẻ, đặc biệt sinh viên học sinh và thiếu nhi. Giáo Phận hướng về giới trẻ để thi hành tác vụ giáo dục đức tin, làm cho đức tin của thanh thiếu niên được hiểu biết, đào sâu và cảm nghiệm trong cuộc lữ hành cuộc đời, nhờ đó, người trẻ nhiệt tâm và quảng đại trở thành nhân chứng đáng tin cậy cho Đức Kitô Phục Sinh, và có thể chỉ cho con người đương thời biết cánh cửa đức tin – Porta Fidei” dẫn vào Nước Thiên Chúa.

55

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Khai mạc năm Đức Tin trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, Giáo Phận sẽ noi gương Mẹ tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin, và loan truyền đức tin nhờ suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi. Đây là cách Giáo Phận cùng Mẹ thực hiện cuộc hành trình Đức tin, sống mầu nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể (Mầu Nhiệm Sự Vui), Nhập Thế (Mầu Nhiệm Sự Sáng), Khổ Nạn (Mầu Nhiệm Sự Thương), và Phục sinh (Mầu Nhiệm sự Mừng).

Chúng ta cùng hẹn gặp nhau vào ngày khai mạc Năm Đức Tin 18/10/2012 tại Trung Tâm Hành Hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp. Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành toàn thể anh chị em.

+ Giuse Trần Xuân TiếuGiám mục Giáo phận Long Xuyên

56

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chương III

TÌM HIỂU VÀ HỌC HỎITÔNG THƯ TỰ SẮC PORTA FIDEI

I. Tìm hiểu bản văn Tông thư tự sắc Porta fidei

Trong Tông thư tự sắc Porta fidei, có rất nhiều từ ngữ nói về đức tin. Những từ ngữ “đức tin” (faith, foi) liệt kê sau đây là những từ ngữ được chọn để góp phần giúp người đọc tìm hiểu về Tông thư tự sắc Porta fidei và chung lòng hiện thực hóa tinh thần của Năm Đức Tin.66

1. Trong câu trích thứ nhất

The “door of faith” (Acts 14:27) is always open for us, ushering us into the life of communion with God and offering entry into his Church.

“La porte de la foi” (cf. Ac 14, 27) qui introduit à la vie de communion avec Dieu et permet l’entrée dans son Église est toujours ouverte pour nous.

“Cửa đức tin” (x. Cv 14,27) luôn rộng mở cho chúng ta, dẫn chúng ta vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và dẫn đường vào Giáo hội.

2. Trong câu trích thứ hai

To profess faith in the Trinity—Father, Son and Holy Spirit—is to believe in one God who is Love (cf. 1 Jn 4:8): the Father, who in the fullness of time sent his Son for our salvation; Jesus Christ, who in the

66 Bài viết không chủ trương trích dẫn, dịch thuật và bàn đến những đại từ hay những từ ngữ cùng gia đình hoặc tương đương của faith như: trung thành (faithful), niềm tin (belief), tin tưởng (believe)….

57

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

mystery of his death and resurrection redeemed the world; the Holy Spirit, who leads the Church across the centuries as we await the Lord’s glorious return.

Professer la foi dans la Trinité – Père, Fils et Saint-Esprit – équivaut à croire en un seul Dieu qui est Amour (cf. 1 Jn 4, 8): le Père, qui dans la plénitude des temps a envoyé son Fils pour notre salut; Jésus-Christ, qui dans le mystère de sa mort et de sa résurrection a racheté le monde; le Saint-Esprit, qui conduit l’Église à travers les siècles dans l’attente du retour glorieux du Seigneur.

Tuyên xưng đức tin nơi Chúa Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần – là tin vào một Thiên Chúa duy nhất là Tình Yêu (x. 1Ga 4,8): Chúa Cha đã sai Con của Ngài, khi thời gian viên mãn, đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Người; Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo hội qua dòng thời gian trong khi chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang.

3. Trong câu trích thứ ba

Ever since the start of my ministry as Successor of Peter, I have spoken of the need to rediscover the journey of faith so as to shed ever clearer light on the joy and renewed enthusiasm of the encounter with Christ.

Depuis le commencement de mon ministère comme Successeur de Pierre, j’ai rappelé l’exigence de redécouvrir le chemin de la foi pour mettre en lumière de façon toujours plus évidente la joie et l’enthousiasme renouvelé de la rencontre avec le Christ.

58

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm sáng tỏ niềm vui và lòng nhiệt thành được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Kitô.

4. Trong câu trích thứ tư

It often happens that Christians are more concerned for the social, cultural and political consequences of their commitment, continuing to think of the faith as a self-evident presupposition for life in society.

Il arrive désormais fréquemment que les chrétiens s’intéressent surtout aux conséquences sociales, culturelles et politiques de leur engagement, continuant à penser la foi comme un présupposé évident du vivre en commun.

Thường thì các Kitô hữu bận tâm nhiều hơn tới những hệ quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như một giả thiết hiển nhiên của cuộc sống trong xã hội.

5. Trong câu trích thứ năm

Whereas in the past it was possible to recognize a unitary cultural matrix, broadly accepted in its appeal to the content of the faith and the values inspired by it, today this no longer seems to be the case in large swathes of society, because of a profound crisis of faith that has affected many people.

Alors que dans le passé il était possible de reconnaître un tissu culturel unitaire, largement admis

59

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

dans son renvoi aux contenus de la foi et aux valeurs inspirées par elle, aujourd’hui il ne semble plus en être ainsi dans de grands secteurs de la société, en raison d’une profonde crise de la foi qui a touché de nombreuses personnes.

Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một mẫu thức văn hóa bất khả phân, được đa số chấp nhận trong quy chiếu về nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng sâu xa về đức tin nơi nhiều người.

6. Trong câu trích thứ sáu

In the light of all this, I have decided to announce a Year of Faith.

A la lumière de tout ceci j’ai décidé de promulguer une Année de la foi.

Từ những điều nói trên, tôi quyết định loan báo một Năm Đức Tin. 

7. Trong câu trích thứ bảy

The starting date of 11 October 2012 also marks the twentieth anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church, a text promulgated by my Predecessor, Blessed John Paul II,67 with a view to illustrating for all the faithful the power and beauty of the faith.

Le 11 octobre 2012, aura lieu aussi le vingtième anniversaire de la publication du

67 Cf. John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 113-118.

60

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Catéchisme de l’Église catholique, texte promulgué par mon Prédécesseur, le Bienheureux Pape Jean-Paul II 68, dans le but d’exposer à tous les fidèles la force et la beauté de la foi.

Ngày 11 tháng 10 năm 2012 cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày xuất bản sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, một bản văn được vị tiền nhiệm của tôi, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành,69 với mục đích trình bày cho mọi tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin.

8. Trong câu trích thứ tám

Moreover, the theme of the General Assembly of the Synod of Bishops that I have convoked for October 2012 is “The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith”.

Et j’ai précisément convoqué l’Assemblée générale du Synode des Évêques, au mois d’octobre 2012, sur le thème de “La nouvelle évangélisation pour la transmission de la foi chrétienne”.

Hơn nữa, đề tài của Đại hội Toàn thể Thượng Hội đồng Giám mục do chính tôi triệu tập vào tháng 10 năm 2012 là “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”.

9. Trong câu trích thứ chín

68 Cf. Jean-Paul II, Const. Apost. Fidei depositum (11 octobre 1992): AAS 86 (1994), 113-118; DC 90 (1993) p. 1-3.69 X. Gioan Phaolô II, XD. Apost. Fidei depositum (11-10-1992): AAS 86 (1994), 113-118; DC 90 (1993), 1-3.

61

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

This will be a good opportunity to usher the whole Church into a time of particular reflection and rediscovery of the faith.

Ce sera une occasion propice pour introduire la structure ecclésiale tout entière à un temps de réflexion particulière et de redécouverte de la foi.

Đây sẽ là một cơ hội thuận lợi để đưa toàn Giáo hội bước vào một giai đoạn suy tư đặc biệt và tái khám phá đức tin.

10. Trong câu trích thứ mười

My venerable Predecessor the Servant of God Paul VI announced one (Year of Faith) in 1967, to commemorate the martyrdom of Saints Peter and Paul on the 19th centenary of their supreme act of witness.

Mon vénéré Prédécesseur, le Serviteur de Dieu Paul VI en avait décidée une semblable (Année de la foi) en 1967, pour faire mémoire du martyre des Apôtres Pierre et Paul à l’occasion du dix-neuvième centenaire de leur témoignage suprême.

Đấng tiền nhiệm đáng kính của tôi, Phaolô VI, Tôi Tớ Chúa, đã loan báo một Năm Đức Tin tương tự vào năm 1967, để kỷ niệm cuộc tử đạo của hai vị thánh là Phêrô và Phaolô, nhân 1.900 năm cuộc làm chứng cao cả của các ngài.

11. Trong câu trích thứ mười một

It is not the first time that the Church has been called to celebrate a Year of Faith.

62

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Ce n’est pas la première fois que l’Église est appelée à célébrer une Année de la foi.

Đây không phải lần đầu tiên Giáo hội được kêu gọi cử hành Năm Đức Tin.

12. Trong câu trích thứ mười hai

He thought of it as a solemn moment for the whole Church to make “an authentic and sincere profession of the same faith”; moreover, he wanted this to be confirmed in a way that was “individual and collective, free and conscious, inward and outward, humble and frank”.70

Il la pensa comme un moment solennel pour que dans toute l’Église il y eût “une profession authentique et sincère de la même foi”; en outre, il voulut que celle-ci soit confirmée de manière “individuelle et collective, libre et consciente, intérieure et extérieure, humble et franche”71.

Đức cố giáo hoàng đã nghĩ đến việc kỷ niệm này là một thời điểm long trọng để toàn thể Giáo hội chính thức và chân thành “tuyên xưng cùng một đức tin”; ngoài ra, ngài mong muốn đức tin được củng cố “về phương diện cá nhân và tập thể, có tự do và ý thức, bên trong và bên ngoài, khiêm tốn và chân thành”.72

70 Paul VI, Apostolic Exhortation Petrum et Paulum Apostolos on the XIX centenary of the martyrdom of Saints Peter and Paul (22 February 1967): AAS 59 (1967), 196. 71 Paul VI, Exhort. Apost. Petrum et Paulum Apostolos, à l’occasion du XIXème centenaire du martyre des saints Apôtres Pierre et Paul (22 février 1967): AAS 59 (1967), 196; DC 64 (1967) col. 484-485.

63

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

13. Trong câu trích thứ mười ba

He thought that in this way the whole Church could reappropriate “exact knowledge of the faith, so as to reinvigorate it, purify it, confirm it, and confess it”.73

Il pensait que de cette façon l’Église tout entière pourrait reprendre “une conscience plus nette de sa foi, pour la raviver, la purifier, la confirmer et la proclamer”74.

Ngài tin rằng bằng cách này toàn thể Giáo hội sẽ lại có thể tái sở đắc “ý thức xác thực hơn về đức tin, để làm hồi phục đức tin, thanh luyện đức tin, củng cố đức tin và tuyên xưng đức tin”.75

14. Trong câu trích thứ mười bốn

In some respects, my venerable predecessor saw this Year as a “consequence and a necessity of the postconciliar period”,76 fully conscious of the grave difficulties of the time, especially with regard to the profession of the true faith and its correct interpretation.

72 Phaolô VI, Tông huấn Petrum et Paulum Apostolos, nhân kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô (22-2-1967): AAS 59 (1967), 196, DC 64 (1967) col. 484-485.73 Paul VI, Credo of the People of God, cf. Homily at Mass on the XIX centenary of the martyrdom of Saints Peter and Paul at the conclusion of the “Year of Faith” (30 June 1968): AAS 60 (1968), 433-445. 74 Ibid. 198.75 Ibid., 198.76 Paul VI, General Audience (14 June 1967): Insegnamenti V (1967), 801.

64

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Pour certains aspects, mon Vénéré Prédécesseur a vu cette Année comme une “conséquence et une exigence de l’après-Concile”77, bien conscient des graves difficultés du temps, surtout en ce qui concerne la profession de la vraie foi et sa juste interprétation.

Trong một vài phương diện, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Đức Tin ấy như “một hệ quả và là sự cần thiết của thời hậu Công đồng”,78 ngài ý thức rõ về những khó khăn nghiêm trọng của thời đại, nhất là về việc tuyên xưng đức tin chân thật và sự giải thích đức tin đúng đắn.

15. Trong câu trích thứ mười lăm

It (Year of Faith) concluded with the Credo of the People of God,79 intended to show how much the essential content that for centuries has formed the heritage of all believers needs to be confirmed, understood and explored ever anew, so as to bear consistent witness in historical circumstances very different from those of the past.

Elle s’est conclue par la Profession de foi du Peuple de Dieu 80, pour attester combien les contenus

77 ID., Audience générale (14 juin 1967): Insegnamenti V (1967), 801; DC 64 (1967) col. 1162.78 Phaolô VI, Tiếp kiến chung (14-6-1967): Insegnamenti V (1967), 801, DC 64 (1967) col. 1162.79 Paul VI, Credo of the People of God, cf. Homily at Mass on the XIX centenary of the martyrdom of Saints Peter and Paul at the conclusion of the “Year of Faith” (30 June 1968): AAS 60 (1968), 433-445.80 Paul VI, Solennelle Profession de foi, Homélie pour la concélébration du XIXè centenaire du martyre des saints Apôtres Pierre et Paul, en

65

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

essentiels qui depuis des siècles constituent le patrimoine de tous les croyants ont besoin d’être confirmés, compris et approfondis de manière toujours nouvelle afin de donner un témoignage cohérent dans des conditions historiques différentes du passé.

Năm Đức Tin ấy đã kết thúc với Bản Tuyên xưng Đức tin của Dân Chúa,81 cho thấy có biết bao nội dung cốt yếu từ các thế kỷ qua, vốn là gia sản của mọi tín hữu, cần phải được củng cố, hiểu biết và ngày càng đào sâu hơn, để đưa ra chứng cứ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đã rất khác xưa.

16. Trong câu trích thứ mười sáu

It seemed to me that timing the launch of the Year of Faith to coincide with the fiftieth anniversary of the opening of the Second Vatican Council would provide a good opportunity to help people understand that the texts bequeathed by the Council Fathers, in the words of Blessed John Paul II, “have lost nothing of their value or brilliance...”.

J’ai considéré que faire commencer l’Année de la foi en coïncidence avec le cinquantième anniversaire de l’ouverture du Concile Vatican II peut être une occasion propice pour comprendre que les textes laissés en héritage par les Pères conciliaires,

conclusion de l’Année de la Foi (30 juin 1968): AAS 60 (1968), 433-445; DC 65 (1968) col. 1249-1258.81 Phaolô VI, Credo of the People of God, x. Bài giảng thánh lễ kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô dịp kết thúc Năm Đức Tin (30-6-1968): AAS 60 (1968), 433-445.

66

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

selon les paroles du bienheureux Jean Paul II, “ne perdent rien de leur valeur ni de leur éclat...”.

Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là một cơ hội thuận lợi để giúp hiểu rằng các văn kiện được các nghị phụ Công đồng để lại như di sản, theo cách nói của Chân phước Gioan Phaolô II, là”không hề mất giá trị và vẻ ngời sáng…”. 

17. Trong câu trích thứ mười bảy

The Year of Faith, from this perspective, is a summons to an authentic and renewed conversion to the Lord, the one Saviour of the world.

Dans cette perspective, l’Année de la foi est une invitation à une conversion authentique et renouvelée au Seigneur, unique Sauveur du monde.

Trong cách nhìn này, Năm Đức Tin là lệnh mời hoán cải cách đích thực và được đổi mới, trở về với Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới.

18. Trong câu trích thứ mười tám

Through faith, this new life shapes the whole of human existence according to the radical new reality of the resurrection.

Grâce à la foi, cette vie nouvelle modèle toute l’existence humaine sur la nouveauté radicale de la résurrection.

Nhờ đức tin, sự sống mới này định hình cho toàn thể cuộc sống con người trong thực tại căn bản mới mẻ của sự sống lại.

67

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

19. Trong câu trích thứ mười chín

“Faith working through love” (Gal 5:6) becomes a new criterion of understanding and action that changes the whole of man’s life (cf. Rom 12:2; Col 3:9-10; Eph 4:20-29; 2 Cor 5:17).

La “foi opérant par la charité”(Ga 5, 6) devient un nouveau critère d’intelligence et d’action qui change toute la vie de l’homme (cf. Rm 12, 2; Col 3, 9-10; Ep 4, 20-29; 2 Co 5, 17).

“Đức tin hành động qua đức ái” (Gl 5,6) trở thành một chuẩn mực mới giúp thông hiểu và hành động, làm thay đổi toàn thể cuộc sống con người (x. Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2Cr 5,17).

20. Trong câu trích thứ hai mươi

Today too, there is a need for stronger ecclesial commitment to new evangelization in order to rediscover the joy of believing and the enthusiasm for communicating the faith.

C’est pourquoi aujourd’hui aussi un engagement ecclésial plus convaincu en faveur d’une nouvelle évangélisation pour redécouvrir la joie de croire et retrouver l’enthousiasme de communiquer la foi est nécessaire.

Ngày nay cũng vậy, Giáo hội phải dấn thân cách mạnh mẽ hơn nữa qua công cuộc Tân Phúc âm hóa, để tái khám phá niềm vui tin tưởng và tìm lại niềm hăng say thông truyền đức tin.

21. Trong câu trích thứ hai mươi mốt

68

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Faith grows when it is lived as an experience of love received and when it is communicated as an experience of grace and joy.

En effet, la foi grandit quand elle est vécue comme expérience d’un amour reçu et quand elle est communiquée comme expérience de grâce et de joie.

Thực vậy, đức tin sẽ tăng trưởng khi biết sống đức tin với cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh, và biết thông truyền đức tin với cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui.

22. Trong câu trích thứ hai mươi hai

As we know, his life was a continual search for the beauty of the faith until such time as his heart would find rest in God.82

Comme nous le savons, sa vie fut une recherche continuelle de la beauté de la foi jusqu’à ce que son cœur trouve le repos en Dieu 83.

Đức tin làm cho chúng ta trở nên phong phú, bởi đức tin giúp tâm hồn mở rộng trong hy vọng và đem lại một chứng từ giàu sức sống: đức tin mở cánh cửa tâm trí của tất cả những ai lắng nghe và đón nhận Lời Chúa mời gọi hãy gắn bó với Lời Chúa để trở thành môn đệ của Người.

Như chúng ta biết, cuộc đời của thánh nhân là một cuộc tìm kiếm không ngừng vẻ đẹp của đức tin

82 Cf. Saint Augustine, Confessions, I:1. 83 Cf. Augustin d’Hippone, Confessions, I, 1.

69

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cho đến khi tâm hồn ngài tìm được sự an nghỉ trong Thiên Chúa.84

23. Trong câu trích thứ hai mươi ba

His extensive writings, in which he explains the importance of believing and the truth of the faith, continue even now to form a heritage of incomparable riches, and they still help many people in search of God to find the right path towards the “door of faith”.

Ses nombreux écrits, dans lesquels sont expliquées l’importance de croire et la vérité de la foi, demeurent jusqu’à nos jours comme un patrimoine de richesse inégalable et permettent encore à de nombreuses personnes en recherche de Dieu de trouver le juste parcours pour accéder à la “porte de la foi “.

Trong rất nhiều tác phẩm của mình, thánh nhân đã giải thích tầm quan trọng của việc tin và chân lý đức tin; những tác phẩm ấy đến nay vẫn tiếp tục là di sản phong phú vô song, giúp nhiều người tìm kiếm Thiên Chúa gặp được con đường đúng đắn để đến được “cánh cửa đức tin”.

24. Trong câu trích thứ hai mươi bốn

Only through believing, then, does faith grow and become stronger; there is no other possibility for possessing certitude with regard to one’s life apart from self-abandonment, in a continuous crescendo, into the hands of a love that

84 X. Âutinh, Confessions, I, 1.

70

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

seems to grow constantly because it has its origin in God.

Donc, la foi grandit et se renforceseulement en croyant; il n’y a pas d’autre possibilité pour posséder une certitude sur sa propre vie sinon de s’abandonner, dans un crescendo continu, entre les mains d’un amour qui s’expérimente toujours plus grand parce qu’il a son origine en Dieu.

Vì chính nhờ vào biết tin tưởng mà đức tin được tăng trưởng và vững mạnh hơn; không có cách nào khác để đời mình được vững chắc cho bằng không ngừng buông mình vào vòng tay của một tình yêu dường như cứ lớn rộng thêm mãi, bởi tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa.

25. Trong câu trích thứ hai mươi lăm

On this happy occasion, I wish to invite my brother bishops from all over the world to join the Successor of Peter, during this time of spiritual grace that the Lord offers us, in recalling the precious gift of faith.

En cette heureuse occasion, j’entends inviter les confrères Évêques du monde entier à s’unir au Successeur de Pierre, en ce temps de grâce spirituelle que le Seigneur nous offre, pour faire mémoire du don précieux de la foi.

Nhân dịp hân hoan này, tôi muốn mời gọi anh em giám mục trên toàn thế giới hãy hiệp nhất với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng Chúa ban cho chúng ta, để nhớ lại ơn đức tin quý giá.

71

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

26. Trong câu trích thứ hai mươi sáu

Reflection on the faith will have to be intensified, so as to help all believers in Christ to acquire a more conscious and vigorous adherence to the Gospel, especially at a time of profound change such as humanity is currently experiencing.

La réflexion sur la foi devra s’intensifier pour aider tous ceux qui croient au Christ à rendre plus consciente et à revigorer leur adhésion à l’Évangile, surtout en un moment de profond changement comme celui que l’humanité est en train de vivre.

Cần tăng cường suy tư về đức tin để giúp tất cả những ai tin vào Chúa Kitô có được sự gắn bó với Tin mừng cách ý thức và mạnh mẽ hơn, nhất là vào lúc nhân loại đang sống giữa những đổi thay sâu sắc như hiện nay.

27. Trong câu trích thứ hai mươi bảy

We will have the opportunity to profess our faith in the Risen Lord in our cathedrals and in the churches of the whole world; in our homes and among our families, so that everyone may feel a strong need to know better and to transmit to future generations the faith of all times.

Nous aurons l’opportunité de confesser la foi dans le Seigneur ressuscité dans nos cathédrales et dans les églises du monde entier; dans nos maisons et auprès de nos familles, pour que chacun ressente avec force l’exigence de mieux connaître et de transmettre aux générations futures la foi de toujours.

72

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chúng ta sẽ có cơ hội tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh tại các nhà thờ chánh tòa và trong các nhà thờ trên khắp thế giới; tại nhà mình và giữa gia đình mình, để mỗi người cảm thấy nhu cầu bức thiết phải hiểu biết hơn nữa về đức tin và truyền lại đức tin của mọi thời cho các thế hệ mai sau.

28. Trong câu trích thứ hai mươi tám

We want this Year to arouse in every believer the aspiration to profess the faith in fullness and with renewed conviction, with confidence and hope.

Nous désirons que cette Année suscite en chaque croyant l’aspiration à confesser la foi en plénitude et avec une conviction renouvelée, avec confiance et espérance.

Chúng ta mong sao Năm Đức Tin sẽ khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin cách toàn vẹn và với niềm xác tín được canh tân, trong tín thác và hy vọng.

29. Trong câu trích thứ hai mươi chín

It will also be a good opportunity to intensify the celebration of the faith in the liturgy, especially in the Eucharist, which is “the summit towards which the activity of the Church is directed; ... and also the source from which all its power flows.”85

Ce sera aussi une occasion propice pour intensifier la célébration de la foi dans la liturgie, et en particulier dans l’Eucharistie, qui est “le sommet

85 Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum Concilium, 10.

73

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

auquel tend l’action de l’Église, et en même temps la source d’où découle toute sa force”86.

Năm này sẽ là một cơ hội thuận lợi để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, nhất là trong phép Thánh Thể, vốn là “chóp đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới, … và cũng là nguồn mạch tuôn trào sức mạnh của Giáo hội”.87

30. Trong câu trích thứ ba mươi

To rediscover the content of the faith that is professed, celebrated, lived and prayed,88 and to reflect on the act of faith, is a task that every believer must make his own, especially in the course of this Year.

Redécouvrir les contenus de la foi professée, célébrée, vécue et priée 89, et réfléchir sur l’acte lui-même par lequel on croit, est un engagement que chaque croyant doit faire sien, surtout en cette Année.

Việc tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được sống và cầu nguyện,90

cũng như việc suy tư về chính hành vi đức tin là

86 Conc. œcum. Vat. II, Const. sur la liturgie Sacrosanctum Concilium, n. 10.87 SC, số 10.88 Cf. John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 116. 89 Cf. Jean-Paul II, Const. apost. Fidei depositum (11 octobre 1992): AAS 86 (1994), 116; DC 90 (1993), p. 1-3.90 X. Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum (11-10-1992): AAS 86 (1994), 116, DC 90 (1993), 1-3.

74

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nhiệm vụ mà mỗi tín hữu phải tự mình thực hiện, nhất là trong Năm Đức Tin này.

31. Trong câu trích thứ ba mươi mốt

With words rich in meaning, Saint Augustine speaks of this in a homily on the redditio symboli, the handing over of the creed: “the symbol of the holy mystery that you have all received together and that today you have recited one by one, are the words on which the faith of Mother Church is firmly built above the stable foundation that is Christ the Lord…”.

Avec des paroles denses de signification, saint Augustin le rappelle quand dans une Homélie sur la redditio symboli, la remise du Credo, il dit: “Le symbole du saint témoignage qui vous a été donné à tous ensemble et que vous avez récité aujourd’hui chacun en particulier, est l’expression de la foi de l’Église notre mère, foi établie solidement sur le fondement inébranlable, sur Jésus-Christ Notre Seigneur …”.

Bằng những lời súc tích, Thánh Âutinh nhắc nhở điều đó trong một bài giảng về redditio symboli, trao Kinh Tin Kính: “Tín biểu về mầu nhiệm thánh mà tất cả anh chị em cùng nhau lãnh nhận và từng người trong anh chị em hôm nay đọc lên, là những lời diễn tả đức tin của Mẹ Giáo hội, được xây dựng vững chắc trên nền tảng vững bền là Đức Giêsu Kitô…”.

32. Trong câu trích thứ ba mươi hai

At this point I would like to sketch a path intended to help us understand more profoundly not

75

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

only the content of the faith, but also the act by which we choose to entrust ourselves fully to God, in complete freedom.

Je voudrais, à ce point, esquisser un parcours qui aide à comprendre de façon plus profonde non seulement les contenus de la foi, mais avec ceux-ci aussi l’acte par lequel nous décidons de nous en remettre totalement à Dieu, en pleine liberté.

Đến đây, tôi muốn phác họa một lộ trình giúp hiểu sâu hơn không chỉ về nội dung đức tin, mà còn về hành vi đức tin, qua đó, chúng ta quyết định hoàn toàn phó thác mình cho Thiên Chúa với tất cả tự do.

33. Trong câu trích thứ ba mươi ba

The heart indicates that the first act by which one comes to faith is God’s gift and the action of grace which acts and transforms the person deep within.

Le cœur indique que le premier acte par lequel on vient à la foi est don de Dieu et action de la grâce qui agit et transforme la personne jusqu’au plus profond d’elle-même.

Con tim cho biết hành vi đầu tiên để chúng ta có được đức tin là hành vi quà tặng của Thiên Chúa, ân sủng Chúa tác động và biến đổi con người cách sâu xa từ bên trong.

34. Trong câu trích thứ ba mươi bốn

Confessing with the lips indicates in turn that faith implies public testimony and commitment.

76

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Professer par la bouche, à son tour, indique que la foi implique un témoignage et un engagement publics.

Tiếp đến, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin gồm cả việc làm chứng và dấn thân công khai.

35. Trong câu trích thứ ba mươi lăm

Faith is choosing to stand with the Lord so as to live with him.

La foi, c’est décider d’être avec le Seigneur pour vivre avec lui.

Sống đức tin là chọn ở lại với Chúa để sống với Người.

36. Trong câu trích thứ ba mươi sáu

Faith, precisely because it is a free act, also demands social responsibility for what one believes.

La foi, parce qu’elle est vraiment un acte de la liberté, exige aussi la responsabilité sociale de ce qui est cru.

Chính vì đức tin là hành vi tự do, nên đức tin cũng đòi người tin phải có trách nhiệm xã hội về những điều mình tin.

37. Trong câu trích thứ ba mươi bảy

The Church on the day of Pentecost demonstrates with utter clarity this public dimension of believing and proclaiming one’s faith fearlessly to every person.

77

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

L’Église au jour de la Pentecôte montre avec toute évidence cette dimension publique du croire et du fait d’annoncer sans crainte sa propre foi à toute personne.

Trong ngày lễ Hiện Xuống, Giáo hội đã minh nhiên tỏ rõ chiều kích công khai ấy của việc tin tưởng và loan báo không chút sợ hãi về đức tin của mình cho mọi người.

38. Trong câu trích thứ ba mươi tám

Profession of faith is an act both personal and communitarian.

La profession de la foi elle-même est un acte personnel et en même temps communautaire.

Việc tuyên xưng đức tin là một hành vi vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đoàn.

39. Trong câu trích thứ ba mươi chín

It is the Church that is the primary subject of faith.

En effet, l’Église est le premier sujet de la foi.

Chính Giáo hội là chủ thể đầu tiên của đức tin.

40. Trong câu trích thứ bốn mươi

In the faith of the Christian community, each individual receives baptism, an effective sign of entry into the people of believers in order to obtain salvation.

78

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Dans la foi de la communauté chrétienne chacun reçoit le baptême, signe efficace de l’entrée dans le peuple des croyants pour obtenir le salut.

Trong đức tin của cộng đoàn Kitô hữu, mỗi người lãnh nhận bí tích rửa tội, là dấu chỉ hữu hiệu về sự gia nhập cộng đoàn những người tin để được ơn cứu độ.

41. Trong câu trích thứ bốn mươi mốt

As we read in the Catechism of the Catholic Church: “‘I believe’ is the faith of the Church professed personally by each believer, principally during baptism…”.

Comme atteste le Catéchisme de l’Église catholique: “‘Je crois’; c’est la foi de l’Église professée personnellement par chaque croyant, principalement lors du Baptême…”.

Như khi đọc trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo: “Tôi tin” là đức tin của Giáo hội được cá nhân mỗi tín hữu tuyên xưng, cụ thể là khi chịu phép rửa tội…”.

42. Trong câu trích thứ bốn mươi hai

‘We believe’ is the faith of the Church confessed by the bishops assembled in council or more generally by the liturgical assembly of believers.

‘Nous croyons’: c’est la foi de l’Église confessée par les Évêques assemblés en Concile ou, plus généralement, par l’assemblée liturgique des croyants.

79

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

“Chúng tôi tin” là đức tin của Giáo hội được các giám mục tuyên xưng khi nghị hội công đồng, hoặc tổng quát hơn, được cộng đoàn phụng vụ các tín hữu tuyên xưng.

43. Trong câu trích thứ bốn mươi ba

‘I believe’ is also the Church, our mother, responding to God by faith as she teaches us to say both ‘I believe’ and ‘we believe’.”91

‘Je crois’: c’est aussi l’Église, notre Mère, qui répond à Dieu par sa foi et qui nous apprend à dire: ‘Je crois’, ‘Nous croyons’”92.

“Tôi tin” cũng chính là Giáo hội, Mẹ của chúng ta, đáp lời với Chúa bằng đức tin và dạy chúng ta nói lên “Tôi tin” và “Chúng tôi tin”.93

44. Trong câu trích thứ bốn mươi bốn

Evidently, knowledge of the content of faith is essential for giving one’s own assent, that is to say for adhering fully with intellect and will to what the Church proposes.

Comme on peut l’observer, la connaissance des contenus de foi est essentielle pour donner son propre assentiment, c'est-à-dire pour adhérer pleinement avec l’intelligence et la volonté à tout ce qui est proposé par l’Église.

91 Catechism of the Catholic Church, 167. 92 Catéchisme de l’Église catholique, n. 167.93 GLGHCG, số 167.

80

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Rõ ràng, việc hiểu biết nội dung đức tin là cần thiết để bản thân chấp nhận đức tin, nghĩa là hoàn toàn đồng tâm nhất trí với những gì Giáo hội đề nghị chúng ta tin.

45. Trong câu trích thứ bốn mươi lăm

Knowledge of faith opens a door into the fullness of the saving mystery revealed by God.

La connaissance de la foi introduit à la totalité du mystère salvifique révélé par Dieu.

Sự hiểu biết về đức tin dẫn vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải.

46. Trong câu trích thứ bốn mươi sáu

The giving of assent implies that, when we believe, we freely accept the whole mystery of faith, because the guarantor of its truth is God who reveals himself and allows us to know his mystery of love.94

L’assentiment qui est prêté implique donc que, quand on croit, on accepte librement tout le mystère de la foi, parce que Dieu lui-même qui se révèle et permet de connaître son mystère d’amour, est garant de sa vérité 95.

94 Cf. First Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Catholic Faith Dei Filius, chap. III: DS 3008-3009: Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on Divine Revelation Dei Verbum, 5. 95 Cf. Conc. œcum. Vat. I, Const. dogm. sur la foi catholique Dei Filius, chap. III: DS 3008-3009; Conc. œcum. Vat. II, Const. dogm. sur la Révélation divine Dei Verbum, n. 5.

81

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Việc chấp nhận đức tin có nghĩa là, khi đã tin, chúng ta tự do chấp nhận trọn vẹn mầu nhiệm đức tin, bởi chính Chúa là Đấng bảo đảm cho chân lý, Ngài mạc khải chính mình và cho chúng ta được biết về mầu nhiệm tình yêu.96

47. Trong câu trích thứ bốn mươi bảy

On the other hand, we must not forget that in our cultural context, very many people, while not claiming to have the gift of faith, are nevertheless sincerely searching for the ultimate meaning and definitive truth of their lives and of the world.

D’autre part, nous ne pouvons pas oublier que, dans notre contexte culturel, de nombreuses personnes, bien que ne reconnaissant pas en soi le don de la foi, sont quand même dans une recherche sincère du sens ultime et de la vérité définitive sur leur existence et sur le monde.

Mặt khác, chúng ta không được quên, trong bối cảnh văn hóa của chúng ta, có nhiều người, tuy không nhìn nhận mình có ơn đức tin, nhưng vẫn chân thành tìm kiếm ý nghĩa tối hậu và sự thật đáng tin nhất về cuộc đới của mình và về thế giới.

48. Trong câu trích thứ bốn mươi tám

This search is an authentic “preamble” to the faith, because it guides people onto the path that leads to the mystery of God.

Cette recherche est un authentique “préambule” à la foi, parce qu’elle met en

96 X. Dei Filius, Ch. III: DS 3008-3009; DV, số 5.

82

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

mouvement les personnes sur le chemin qui conduit au mystère de Dieu.

Việc tìm kiếm này là một “tiền đề” xác thực hướng đến đức tin, vì việc tìm kiếm đưa con người bước vào cuộc hành trình dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa.

49. Trong câu trích thứ bốn mươi chín

To this encounter, faith invites us and it opens us in fullness.

La foi nous invite justement à cette rencontre et nous y ouvre pleinement.

Đức tin mời chúng ta và mở cho chúng ta bước vào cuộc gặp gỡ Người cách trọn vẹn.

50. Trong câu trích thứ năm mươi

In order to arrive at a systematic knowledge of the content of the faith, all can find in the Catechism of the Catholic Church a precious and indispensable tool.

Pour accéder à une connaissance systématique des contenus de la foi, tous peuvent trouver dans le Catéchisme de l’Église catholique une aide précieuse et indispensable.

Để hiểu biết cách hệ thống về nội dung đức tin, mọi người có thể tìm thấy công cụ trợ giúp quý báu và không thể thiếu trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

51. Trong câu trích thứ năm mươi mốt

83

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

I declare it to be a valid and legitimate instrument for ecclesial communion and a sure norm for teaching the faith.”97

Je le reconnais comme un instrument valable et autorisé au service de la communion ecclésiale et comme une norme sûre pour l’enseignement de la foi”98.

Tôi tuyên bố sách này là một dụng cụ giá trị và hợp pháp phục vụ sự hiệp thông Giáo hội và là một chuẩn mực chắc chắn để giảng dạy đức tin”.99

52. Trong câu trích thứ năm mươi hai

It is in this sense that that the Year of Faith will have to see a concerted effort to rediscover and study the fundamental content of the faith that receives its systematic and organic synthesis in the Catechism of the Catholic Church.

C’est justement sur cet horizon que l’Année de la foi devra exprimer un engagement général pour la redécouverte et l’étude des contenus fondamentaux de la foi qui trouvent dans le Catéchisme de l’Église catholique leur synthèse systématique et organique.

Theo đó, Năm Đức Tin phải thể hiện quyết tâm có tính phối hợp để tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin được trình bày trong

97 John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 115 and 117. 98 Jean-Paul II, Const. apost. Fidei depositum (11 octobre 1992): AAS 86 (1994), 115et 117; DC 90 (1993), p. 1-3.99 Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum (11-10-1992): AAS 86 (1994), 115 et 117, DC 90 (1993), 1-3.

84

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

sách Giáo lý Giáo hội Công giáo với sự tổng hợp có hệ thống và kết cấu hữu cơ.

53. Trong câu trích thứ năm mươi ba

From Sacred Scripture to the Fathers of the Church, from theological masters to the saints across the centuries, the Catechism provides a permanent record of the many ways in which the Church has meditated on the faith and made progress in doctrine so as to offer certitude to believers in their lives of faith.

De la sainte Écriture aux Pères de l’Église, des Maîtres de théologie aux Saints qui ont traversé les siècles, le Catéchisme offre une mémoire permanente des nombreuses façons dans lesquelles l’Église a médité sur la foi et produit un progrès dans la doctrine pour donner certitude aux croyants dans leur vie de foi.

Từ Thánh kinh tới các giáo phụ, từ các bậc thầy về thần học cho đến các thánh qua các thế kỷ, sách giáo lý là bản ghi nhớ mãi mãi về biết bao cách thức Giáo hội suy gẫm về đức tin và tiến triển trong giáo thuyết, nhằm giúp các tín hữu được vững vàng trong đời sống đức tin.

54. Trong câu trích thứ năm mươi bốn

In its very structure, the Catechism of the Catholic Church follows the development of the faith right up to the great themes of daily life.

Dans sa structure elle-même, le Catéchisme de l’Église catholique présente le développement de la

85

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

foi jusqu’à toucher les grands thèmes de la vie quotidienne.

Qua chính cấu trúc của sách, Giáo lý Giáo hội Công giáo theo dòng phát triển của đức tin vươn đến những đề tài lớn của đời sống hằng ngày.

55. Trong câu trích thứ năm mươi lăm

The profession of faith is followed by an account of sacramental life, in which Christ is present, operative and continues to build his Church.

À la profession de foi, en effet, succède l’explication de la vie sacramentelle, dans laquelle le Christ est présent, agissant et continue à construire son Église.

Sau phần tuyên xưng đức tin là phần giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Giáo hội Người.

56. Trong câu trích thứ năm mươi sáu

Without the liturgy and the sacraments, the profession of faith would lack efficacy, because it would lack the grace which supports Christian witness.

Sans la liturgie et les sacrements, la profession de foi n’aurait pas d’efficacité, parce qu’elle manquerait de la grâce qui soutient le témoignage des chrétiens.

Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hữu hiệu, vì thiếu ân sủng nâng đỡ việc làm chứng của các Kitô hữu.

86

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

57. Trong câu trích thứ năm mươi bảy

By the same criterion, the teaching of the Catechism on the moral life acquires its full meaning if placed in relationship with faith, liturgy and prayer.

De la même manière, l’enseignement du Catéchisme sur la vie morale acquiert toute sa signification s’il est mis en relation avec la foi, la liturgie et la prière.

Theo cùng chuẩn mực đó, giáo huấn của sách Giáo lý về đời sống luân lý đạt được ý nghĩa trọn vẹn nếu đặt trong tương quan với đức tin, phụng vụ và cầu nguyện.

58. Trong câu trích thứ năm mươi tám

In this Year, then, the Catechism of the Catholic Church will serve as a tool providing real support for the faith, especially for those concerned with the formation of Christians, so crucial in our cultural context.

En cette Année, par conséquent, le Catéchisme de l’Église catholique, pourra être un véritable instrument pour soutenir la foi, surtout pour tous ceux qui ont à cœur la formation des chrétiens, si déterminante dans notre contexte culturel.

Quả vậy, trong Năm Đức Tin này, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sẽ là một công cụ nâng đỡ thực sự cho đức tin, cách đặc biệt cho những ai quan tâm đến việc huấn luyện các Kitô hữu, là điều rất hệ trọng trong bối cảnh văn hóa của chúng ta.

59. Trong câu trích thứ năm mươi chín

87

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

To this end, I have invited the Congregation for the Doctrine of the Faith, by agreement with the competent Dicasteries of the Holy See, to draw up a Note, providing the Church and individual believers with some guidelines on how to live this Year of Faith in the most effective and appropriate ways, at the service of belief and evangelization.

Dans ce but, j’ai invité la Congrégation pour la Doctrine de la Foi , en accord avec les Dicastères compétents du Saint-Siège, à rédiger une Note, par laquelle offrir à l’Église et aux croyants quelques indications pour vivre cette Année de la foi de manière plus efficace et appropriée, au service du croire et de l’évangélisation.

Với mục đích ấy, tôi đã mời gọi Bộ Giáo Lý Đức Tin, cùng với các cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh, soạn một Bản hướng dẫn, đề ra cho Giáo hội và các tín hữu một số chỉ dẫn để sống Năm Đức Tin này theo những cách thức hiệu quả và thích hợp nhất để phục vụ cho lòng tin và công cuộc loan báo Tin mừng.

60. Trong câu trích thứ sáu mươi

To a greater extent than in the past, faith is now being subjected to a series of questions arising from a changed mentality which, especially today, limits the field of rational certainties to that of scientific and technological discoveries.

En effet, la foi, se trouve être soumise plus que dans le passé à une série d’interrogations qui proviennent d’une mentalité changée qui, particulièrement aujourd’hui, réduit le domaine des

88

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

certitudes rationnelles à celui des conquêtes scientifiques et technologiques.

Với mức độ nhiều hơn so với quá khứ, đức tin hiện đang phải đối diện với một loạt vấn đề, do não trạng con người ngày nay cách riêng đã thay đổi và cho rằng sự chính xác hợp lý thuộc về lĩnh vực khám phá khoa học và công nghệ.

61. Trong câu trích thứ sáu mươi mốt

Nevertheless, the Church has never been afraid of demonstrating that there cannot be any conflict between faith and genuine science, because both, albeit via different routes, tend towards the truth.100

Toutefois, l’Église n’a jamais eu peur de montrer comment entre foi et science authentique il ne peut y avoir aucun conflit parce que les deux, même si c’est par des chemins différents, tendent à la vérité 101.

Tuy nhiên Giáo hội không bao giờ ngại chứng minh rằng không có bất kỳ sự đối kháng nào giữa đức tin và khoa học chân chính, vì cả hai đều hướng đến chân lý, mặc dù bằng những con đường khác nhau.102

62. Trong câu trích thứ sáu mươi hai

100 Cf. John Paul II, Encyclical Letter Fides et Ratio (14 September 1998), 34, 106: AAS 91 (1999), 31-32, 86-87. 101 Cf. ID., Lett. enc. Fides et ratio (14 septembre 1998) , nn. 34 et 106: AAS 91 (1999), 31-32, 86-87. DC 95 (1998), pp.913 et 938.102 X. Thông điệp Fides et Ratio (14-9-1998), ss. 34 và 106: AAS 91 (1999), 31-32, 86-87. DC 95 (1998), 913 và 938.

89

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

One thing that will be of decisive importance in this Year is retracing the history of our faith, marked as it is by the unfathomable mystery of the interweaving of holiness and sin.

Il sera décisif au cours de cette Année de parcourir de nouveau l’histoire de notre foi, laquelle voit le mystère insondable de l’entrelacement entre sainteté et péché.

Một điều quan trọng rõ rệt trong Năm Đức Tin là điểm lại lịch sử đức tin của chúng ta, được ghi dấu bằng mầu nhiệm khôn thấu về sự đan xen giữa thánh thiện và tội lỗi.

63. Trong câu trích thứ sáu mươi ba

During this time we will need to keep our gaze fixed upon Jesus Christ, the “pioneer and perfecter of our faith” (Heb 12:2): in him, all the anguish and all the longing of the human heart finds fulfilment.

En ce temps, nous tiendrons le regard fixé sur Jésus Christ “à l’origine et au terme de la foi” (He 12, 2): en lui trouve son achèvement tout tourment et toute aspiration du cœur humain.

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn ngắm Chúa Giêsu Kitô “Đấng khai mở và kiện toàn đức tin” (Dt 12,2): nơi Người mọi khổ đau và khát vọng của lòng người được hoàn tất.

64. Trong câu trích thứ sáu mươi bốn

In him who died and rose again for our salvation, the examples of faith that have marked

90

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

these two thousand years of our salvation history are brought into the fullness of light.

En lui, mort et ressuscité pour notre salut, trouvent pleine lumière les exemples de foi qui ont marqué ces deux mille ans de notre histoire de salut.

Những tấm gương đức tin in dấu suốt hai ngàn năm lịch sử cứu độ của chúng ta đã ngời sáng lên nơi Đấng đã chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta.

65. Trong câu trích thứ sáu mươi lăm

By faith, Mary accepted the Angel’s word and believed the message that she was to become the Mother of God in the obedience of her devotion (cf. Lk 1:38).

Par la foi, Marie a accueilli la parole de l’Ange et elle a cru à l’annonce qu’elle deviendrait Mère de Dieu dans l’obéissance de son dévouement (cf. Lc 1, 38).

Nhờ đức tin, Đức Maria đã đón nhận lời thiên thần truyền và tin vào lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa trong tinh thần vâng phục hiến dâng (Lc 1,38).

66. Trong câu trích thứ sáu mươi sáu

With the same faith, she followed the Lord in his preaching and remained with him all the way to Golgotha (cf. Jn 19:25-27).

Avec la même foi, elle suivit le Seigneur dans sa prédication et demeura avec lui jusque sur le Golgotha (cf. Jn 19, 25-27).

91

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Với cùng đức tin ấy, Mẹ buớc theo Chúa lúc Người đi rao giảng và ở với Người cho đến tận đồi Gôngôta (x. Ga 19,25-27).

67. Trong câu trích thứ sáu mươi bảy

By faith, Mary tasted the fruits of Jesus’ resurrection, and treasuring every memory in her heart (cf. Lk 2:19, 51), she passed them on to the Twelve assembled with her in the Upper Room to receive the Holy Spirit (cf. Acts 1:14; 2:1-4).

Avec foi Marie goûta les fruits de la résurrection de Jésus et, conservant chaque souvenir dans son cœur (cf. Lc 2, 19.51), elle les transmit aux Douze réunis avec elle au Cénacle pour recevoir l’Esprit Saint (cf. Ac 1, 14; 2, 1-4).

Nhờ đức tin, Mẹ Maria đã hưởng nếm những hoa trái của cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, và trân quý từng kỷ niệm trong lòng (x. Lc 2,19.51), Mẹ truyền lại những kỷ niệm ấy cho Nhóm Mười Hai tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc Ly để đón nhận Chúa Thánh Thần.

68. Trong câu trích thứ sáu mươi tám

By faith, the Apostles left everything to follow their Master (cf. Mk 10:28).

Par la foi, les Apôtres laissèrent tout pour suivre le Maître (cf. Mc 10, 28).

Nhờ đức tin, các tông đồ đã từ bỏ mọi sự để theo Thầy (x. Mc 10,28).

69. Trong câu trích thứ sáu mươi chín

92

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

By faith, they went out to the whole world, following the command to bring the Gospel to all creation (cf. Mk 16:15) and they fearlessly proclaimed to all the joy of the resurrection, of which they were faithful witnesses.

Par la foi, ils allèrent dans le monde entier, suivant le mandat de porter l’Évangile à toute créature (cf. Mc 16, 15) et, sans aucune crainte, ils annoncèrent à tous la joie de la résurrection dont ils furent de fidèles témoins.

Nhờ đức tin, các tông đồ đã đi khắp thế giới, theo lệnh truyền mang Tin mừng cho mọi thụ tạo (x. Mc 16,15) và không chút sợ hãi, các tông đồ loan báo cho mọi người niềm vui Phục Sinh mà chính các ngài là những chứng nhân trung thành.

70. Trong câu trích thứ bảy mươi

By faith, the disciples formed the first community, gathered around the teaching of the Apostles, in prayer, in celebration of the Eucharist, holding their possessions in common so as to meet the needs of the brethren (cf. Acts 2:42-47).

Par la foi, les disciples formèrent la première communauté regroupée autour de l’enseignement des Apôtres, dans la prière, dans la célébration de l’Eucharistie, mettant en commun tout ce qu’ils possédaient pour subvenir aux besoins des frères (cf. Ac 2, 42-47).

Nhờ đức tin, các môn đệ làm hình thành cộng đoàn đầu tiên, quy tụ quanh giáo huấn của các tông đồ, cùng cầu nguyện, cử hành Thánh Thể, đưa

93

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

những gì mình có làm của chung để đáp ứng nhu cầu của anh chị em (x. Cv 2,42-47).

71. Trong câu trích thứ bảy mươi mốt

By faith, men and women have consecrated their lives to Christ, leaving all things behind so as to live obedience, poverty and chastity with Gospel simplicity, concrete signs of waiting for the Lord who comes without delay.

Par la foi, des hommes et des femmes ont consacré leur vie au Christ, laissant tout pour vivre dans la simplicité évangélique l’obéissance, la pauvreté et la chasteté, signes concrets de l’attente du Seigneur qui ne tarde pas à venir.

Nhờ đức tin, những người nam và nữ đã dâng hiến đời mình cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh theo tinh thần đơn sơ của Tin mừng, là những dấu chỉ cụ thể của sự mong đợi Chúa đến không trì hoãn.

72. Trong câu trích thứ bảy mươi hai

By faith, the martyrs gave their lives, bearing witness to the truth of the Gospel that had transformed them and made them capable of attaining to the greatest gift of love: the forgiveness of their persecutors.

Par la foi, les martyrs donnèrent leur vie, pour témoigner de la vérité de l’Évangile qui les avait transformés et rendus capables de parvenir au don le plus grand de l’amour avec le pardon de leurs propres persécuteurs.

94

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Nhờ đức tin, các vị tử đạo hiến mạng sống mình làm chứng cho chân lý của Tin mừng, chân lý đã biến đổi và giúp họ đạt tới ơn cao trọng nhất của tình yêu: tha thứ cho những kẻ bách hại mình.

73. Trong câu trích thứ bảy mươi ba

By faith, countless Christians have promoted action for justice so as to put into practice the word of the Lord, who came to proclaim deliverance from oppression and a year of favour for all (cf. Lk 4:18-19).

Par la foi, de nombreux chrétiens ont promu une action en faveur de la justice pour rendre concrète la parole du Seigneur venu annoncer la libération de l’oppression et une année de grâce pour tous (cf. Lc 4, 18-19).

Nhờ đức tin, đông đảo Kitô hữu đã thúc đẩy những hoạt động bênh vực công lý để đưa vào thực hành Lời của Chúa, Đấng đã đến công bố ơn giải thoát và năm hồng ân cho mọi người (x. Lc 4,18-19).

74. Trong câu trích thứ bảy mươi bốn

By faith, across the centuries, men and women of all ages, whose names are written in the Book of Life (cf. Rev 7:9, 13:8), have confessed the beauty of following the Lord Jesus wherever they were called to bear witness to the fact that they were Christian: in the family, in the workplace, in public life, in the exercise of the charisms and ministries to which they were called.

95

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Par la foi, au cours des siècles, des hommes et des femmes de tous les âges, dont le nom est inscrit au Livre de vie (cf. Ap 7, 9; 13, 8), ont confessé la beauté de suivre le Seigneur Jésus là où ils étaient appelés à donner le témoignage de leur être chrétiens: dans la famille, dans la profession, dans la vie publique, dans l’exercice des charismes et des ministères auxquels ils furent appelés.

Nhờ đức tin, qua các thế kỷ, những người nam người nữ thuộc mọi lứa tuổi được ghi tên trong Sách Sự Sống (x. Kh 7,9; 13,8) đã nói lên nét đẹp khi bước theo Chúa Giêsu tại những nơi họ được kêu gọi để làm chứng về cuộc làm người Kitô hữu: trong gia đình, nơi làm việc, chốn công cộng, khi thực thi các đặc sủng và các thừa tác vụ mà họ được kêu gọi thực thi.

75. Trong câu trích thứ bảy mươi lăm

By faith, we too live: by the living recognition of the Lord Jesus, present in our lives and in our history.

Par la foi, nous vivons nous aussi: par la reconnaissance vivante du Seigneur Jésus, présent dans notre existence et dans l’histoire.

Nhờ đức tin, chúng ta cũng sống: qua việc nhìn nhận cách sống động Chúa Giêsu đang hiện diện trong cuộc sống và trong dòng lịch sử của chúng ta.

76. Trong câu trích thứ bảy mươi sáu

The Year of Faith will also be a good opportunity to intensify the witness of charity.

96

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

L’Année de la foi sera aussi une occasion propice pour intensifier le témoignage de la charité.

Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội tốt để mạnh mẽ làm thêm những việc bác ái.

77. Trong câu trích thứ bảy mươi bảy

As Saint Paul reminds us: “So faith, hope, love abide, these three; but the greatest of these is love” (1 Cor 13:13).

Saint Paul rappelle: “Maintenant donc demeurent foi, espérance, charité, ces trois choses, mais la plus grande d’entre elles, c’est la charité” (1 Co 13, 13).

Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13).

78. Trong câu trích thứ bảy mươi tám

With even stronger words—which have always placed Christians under obligation—Saint James said: “What does it profit, my brethren, if a man says he has faith but has not works?...

Avec des paroles encore plus fortes – qui depuis toujours engagent les chrétiens – l’Apôtre Jacques affirmait: “A quoi sert-il, mes frères, que quelqu’un dise: ‘J’ai la foi’, s’il n’a pas les œuvres?...

Bằng những lời còn mạnh mẽ hơn để thúc bách các Kitô hữu, Thánh Giacôbê khẳng định: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì?...

97

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

79. Trong câu trích thứ bảy mươi chín

Can his faith save him?

La foi peut-elle le sauver?

Đức tin của người ấy có thể cứu mình không?

80. Trong câu trích thứ tám mươi

So faith by itself, if it has no works, is dead.

Ainsi en est-il de la foi: si elle n’a pas les œuvres, elle est tout à fait morte.

Cũng vậy, chỉ có đức tin mà không có việc làm thì đức tin ấy chết. 

81. Trong câu trích thứ tám mươi mốt

But some one will say, ‘You have faith and I have works.’

Au contraire, on dira: ‘Toi, tu as la foi, et moi, j’ai les œuvres?’

Đàng khác, có người sẽ bảo: ‘Bạn có đức tin; còn tôi có việc làm’.

82. Trong câu trích thứ tám mươi hai

Show me your faith apart from your works, and I by my works will show you my faith” (Jas 2:14-18).

Montre-moi ta foi sans les œuvres; moi, c’est par les œuvres que je te montrerai ma foi” (Jc 2, 14-18).

98

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Hãy cho tôi thấy thế nào là đức tin mà không có việc làm, còn tôi, qua việc làm tôi sẽ cho bạn thấy đức tin của tôi’” (Gc 2,14-18).

83. Trong câu trích thứ tám mươi ba

Faith without charity bears no fruit, while charity without faith would be a sentiment constantly at the mercy of doubt.

La foi sans la charité ne porte pas de fruit et la charité sans la foi serait un sentiment à la merci constante du doute.

Đức tin không có đức mến sẽ không mang lại thành quả gì, còn đức mến không có đức tin sẽ chỉ là một tình cảm luôn bị ngờ vực. 

84. Trong câu trích thứ tám mươi bốn

Faith and charity each require the other, in such a way that each allows the other to set out along its respective path.

Foi et charité se réclament réciproquement, si bien que l’une permet à l’autre de réaliser son chemin.

Đức tin và đức mến cần có nhau đến mức nhân đức này giúp cho nhân đức kia thể hiện chính mình. 

85. Trong câu trích thứ tám mươi lăm

Through faith, we can recognize the face of the risen Lord in those who ask for our love.

99

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Grâce à la foi nous pouvons reconnaître en tous ceux qui demandent notre amour, le visage du Seigneur ressuscité.

Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra gương mặt Chúa Phục Sinh nơi những người mong được chúng ta yêu thương.

86. Trong câu trích thứ tám mươi sáu

It is faith that enables us to recognize Christ and it is his love that impels us to assist him whenever he becomes our neighbour along the journey of life.

C’est la foi qui permet de reconnaître le Christ et c’est son amour lui-même qui pousse à le secourir chaque fois qu’il se fait notre prochain sur le chemin de la vie.

Chính đức tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu của Người thúc đẩy chúng ta đến giúp Người mỗi khi Người trở thành kẻ thân cận của chúng ta trong hành trình cuộc sống.

87. Trong câu trích thứ tám mươi bảy

Supported by faith, let us look with hope at our commitment in the world, as we await “new heavens and a new earth in which righteousness dwells” (2 Pet 3:13; cf. Rev 21:1).

Soutenus par la foi, regardons avec espérance notre engagement dans le monde, en attente “d’un ciel nouveau et d’une terre nouvelle où résidera la justice”(2 Pi 3, 13; cf. Ap 21, 1).

Được đức tin nâng đỡ, với niềm hy vọng chúng ta hãy nhìn vào sự dấn thân của chúng ta trong

100

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

thế giới, trong khi chờ đợi “trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị” (2 Pr 3,13; x. Kh 21,1).

88. Trong câu trích thứ tám mươi tám

Having reached the end of his life, Saint Paul asks his disciple Timothy to “aim at faith” (2 Tim 2:22) with the same constancy as when he was a boy (cf. 2 Tim 3:15).

Parvenu désormais au terme de sa vie, l’Apôtre Paul demande à son disciple Timothée de “rechercher la foi” (2 Tm 2, 22) avec la même constance que lorsqu’il était jeune (cf. 2 Tm 3, 15).

Vào cuối đời, Thánh Phaolô truyền cho môn đệ Timôthê “hãy tập trung vào đức tin” (2 Tm 2,22), với lòng kiên trì như lúc còn trẻ (x. 2 Tm 3,15).

89. Trong câu trích thứ tám mươi chín

We hear this invitation directed to each of us, that none of us grow lazy in the faith.

Entendons cette invitation adressée à chacun de nous, pour que personne ne devienne paresseux dans la foi.

Chúng ta hãy nghe lời mời gọi này gửi đến mỗi người chúng ta, để đừng ai biếng nhác trong đức tin.

90. Trong câu trích thứ chín mươi

It (the faith) is the lifelong companion that makes it possible to perceive, ever anew, the marvels that God works for us.

101

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Elle (la foi) est une compagne de vie qui permet de percevoir avec un regard toujours nouveau les merveilles que Dieu réalise pour nous.

Đức tin là bạn đồng hành suốt đời, giúp chúng ta có thể có cái nhìn luôn mới mẻ là nhận ra những kỳ công Chúa thực hiện cho chúng ta.

91. Trong câu trích thứ chín mươi mốt

Intent on gathering the signs of the times in the present of history, faith commits every one of us to become a living sign of the presence of the Risen Lord in the world.

Engagée à saisir les signes des temps dans l’aujourd’hui de l’histoire, la foi incite chacun de nous à devenir signe vivant de la présence du Ressuscité dans le monde.

Chăm chú nắm bắt những dấu chỉ thời đại hiện nay của lịch sử, đức tin thôi thúc mỗi chúng ta trở nên dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh trong thế giới.

92. Trong câu trích thứ chín mươi hai

“That the word of the Lord may speed on and triumph” (2 Th 3:1): may this Year of Faith make our relationship with Christ the Lord increasingly firm, since only in him is there the certitude for looking to the future and the guarantee of an authentic and lasting love.

“Que la Parole du Seigneur accomplisse sa course et soit glorifiée” (2 Th 3, 1): puisse cette Année de la foi rendre toujours plus solide la relation

102

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

avec le Christ Seigneur, puisque seulement en lui se trouve la certitude pour regarder vers l’avenir et la garantie d’un amour authentique et durable.

“Ước gì Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2Tx 3,1): ước gì Năm Đức Tin này làm cho tương quan của chúng ta với Chúa Kitô vững chắc thêm lên, vì chỉ trong Người chúng ta mới vững lòng nhìn về tương lai và có được sự bảo đảm về một tình yêu đích thực và lâu bền.

93. Trong câu trích thứ chín mươi ba

The words of Saint Peter shed one final ray of light on faith: “In this you rejoice, though now for a little while you may have to suffer various trials, so that the genuineness of your faith, more precious than gold which though perishable is tested by fire, may redound to praise and glory and honour at the revelation of Jesus Christ. Without having seen him you love him; though you do not now see him you believe in him and rejoice with unutterable and exalted joy. As the outcome of your faith you obtain the salvation of your souls” (1 Pet 1:6-9).

Les paroles de l’Apôtre Pierre jettent un dernier rayon de lumière sur la foi: “Vous en tressaillez de joie, bien qu’il vous faille encore quelque temps être affligés par diverses épreuves, afin que, bien éprouvée, votre foi, plus précieuse que l’or périssable que l’on vérifie par le feu, devienne un sujet de louange, de gloire et d’honneur, lors de la Révélation de Jésus Christ. Sans l’avoir vu, vous l’aimez; sans le voir encore, mais en croyant, vous tressaillez d’une joie indicible et pleine de gloire, sûrs

103

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

d’obtenir l’objet de votre foi: le salut des âmes” (1 Pi 1, 6-9).

Những lời Thánh Phêrô chiếu tỏa tia sáng cuối cùng về đức tin: “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người”.

94. Trong câu trích thứ chín mươi bốn

The trials of life, while helping us to understand the mystery of the Cross and to participate in the sufferings of Christ (cf. Col 1:24), are a prelude to the joy and hope to which faith leads: “when I am weak, then I am strong” (2 Cor 12:10).

Les épreuves de la vie, alors qu’elles permettent de comprendre le mystère de la croix et de participer aux souffrances du Christ (cf. Col 1, 24), sont un prélude à la joie et à l’espérance où conduit la foi: “Lorsque je suis faible, c’est alors que je suis fort” (2 Co 12, 10).

Những thử thách của cuộc sống, đang khi giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm Thập Tự Giá và dự phần vào đau khổ của Chúa Kitô (x. Cl 1,24), là khúc dạo đầu cho niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn

104

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

đến: “Khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ” (2Cr 12,10).

II. Học hỏi về Tông thư tự sắc Porta fidei

Tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin cho biết Năm Đức Tin sẽ là cơ hội tốt cho các tín hữu:103 (1) học hỏi kỹ lưỡng hơn những văn kiện của Công đồng Vaticanô II;104

và (2) nghiên cứu nhiều hơn về nội dung sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.105

1. Khi nào Tông thư tự sắc Porta fidei đã được công bố; ai công bố?

Tông thư tự sắc Porta fidei đã được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cho công bố sáng ngày 17 tháng 10 năm 2011.

2. Nội dung Tông thư tự sắc Porta fidei gồm những gì?

Nội dung Tông thư tự sắc Porta fidei gồm: phần trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm Đức Tin.

3. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày nào; tại đâu?

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp Hội đồng Giám mục Việt Nam) tại Giáo phận Thanh Hóa vào ngày 12 tháng 10 năm 2012.

103 Bô Giáo Lý Đức Tin, Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin (Rôma: Trụ sở BGLĐT, 2012).104 Công đồng Vaticanô II gồm 16 văn kiện.105 Năm 1992, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông hiến “Kho tàng đức tin” công bố sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

105

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

4. Các giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn… sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày nào?

Các giáo phận sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp giáo phận) vào ngày 18 tháng 10 năm 2012 (Lễ kính Thánh Luca); còn các giáo xứ sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp giáo xứ) vào ngày 21 tháng 10 năm 2012 (Chúa nhật Khánh nhật Truyền Giáo).

5. Năm Đức Tin I diễn ra dưới triều đại đức giáo hoàng nào; năm nào?

Năm Đức Tin I diễn ra năm 1967, dưới triều đại Đức Giáo hoàng Phaolô VI.

6. Năm Đức Tin I kỷ niệm sự kiện gì?

Năm Đức Tin I kỷ niệm sự kiện 1.900 năm tử đạo của hai thánh tông đồ: Phêrô và Phaolô. Theo đó, Giáo hội muốn mời gọi các tín hữu – trong khi tuởng niệm việc hai thánh đã anh dũng làm chứng cho đức tin của mình bằng chính cái chết – thì cũng được khích lệ, được thêm ơn can đảm, ơn hăng hái sống niềm tin và loan báo Tin mừng cho thế giới.

7. Năm Đức Tin II diễn ra dưới triều đại đức giáo hoàng nào; khi nào?

Giáo hội Công giáo toàn cầu khai mạc Năm Đức Tin II vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, dưới triều đại Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Như thế, Năm Đức Tin cũng được xem là đã bắt đầu với sự kiện Thượng Hội đồng Giám mục thường kỳ lần thứ XIII triệu tập vào tháng 10 năm 2012, với

106

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

đề tài “Tân Phúc âm hóa nhằm thông truyền đức tin Kitô giáo”.106

8. Năm Đức Tin II sẽ kết thúc vào ngày lễ nào?

Năm Đức Tin II sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 (Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ).

9. Năm Đức Tin II kỷ niệm những sự kiện gì, có mục đích gì?

Năm Đức Tin II kỷ niệm những sự kiện sau: (1) 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II; (2) 20 năm ngày ban hành sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Năm Đức Tin II vừa được công bố là lời mời gọi chúng ta hoán cải cách đích thực để được đổi mới mà trở về với Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới.107 Thật vậy, Năm Đức Tin là dịp giúp các tín hữu Công giáo tự nguyện trở về cùng Chúa Giêsu và gắn bó thân mật với Người hơn. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã diễn tả sự hoán cải này qua cử chỉ mở “cánh cửa Đức Tin” ra (Cv 14,27).108 Trong Năm Đức Tin, Giáo hội mong muốn các tín hữu sẽ học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện của Công đồng Vaticanô II và nghiên cứu Giáo lý Giáo hội Công giáo để hiểu biết thêm về đức tin của mình.

106 Thượng Hội đồng Giám mục là một hội nghị của các giám mục được lựa chọn từ nhiểu nơi trên thế giới, để cùng bàn thảo với đức giáo hoàng vể những vấn đề hệ trọng lien hệ tới Giáo hội hoàn vũ. Trong thời gian Thượng Hội đồng nhóm họp, vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, sẽ diễn ra lễ Khai mạc trọng thể Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II. 107 X. PF, số 6.108 Nếu như cánh cửa Đức Tin đã từng mở ra vào ngày các tín hữu lãnh nhận bí tích rửa tội, thì trong Năm Đức Tin này, cánh cửa Đức Tin mở ra để các tín hữu tái khám phá cũng như canh tân mối tương quan của chính mình với Chúa Kitô và Giáo hội của Người.

107

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

10. Năm Đức Tin có thiết yếu nhắm đến việc Tân Phúc âm hoá không?

Có, rất thiết yếu. Việc Tân Phúc âm hoá mời gọi người Công giáo, căn cứ vào Tin mừng, tìm hiểu sâu hơn về đức tin của mình, sống và chia sẻ Tin mừng cho người khác. Năm Đức Tin muốn giúp mọi người canh tân việc làm chứng cho đức tin: “Tự bản thân việc tuyên xưng đức tin là một hành vi cá nhân, đồng thời cũng mang tính cộng đoàn”.109

11. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì Năm Đức Tin sẽ đem lại cơ hội tốt thế nào cho mọi tín hữu?

Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, Năm Đức Tin sẽ đem lại cơ hội tốt cho các tín hữu qua việc: (1) học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vaticanô II; và (2) nghiên cứu sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

12. Lịch sử Giáo hội tính đến nay đã chứng kiến bao nhiêu công đồng chung?

Lịch sử Giáo hội tính đến nay đã chứng kiến 21 công đồng chung: tám công đồng nhóm họp ở phương đông, và 13 công đồng nhóm họp ở phương tây.

13. Công đồng Vaticanô II được đức giáo hoàng nào khai mạc?

Công đồng Vaticanô II được Đức Giáo hoàng Gioan XXIII khai mạc.

109 PF, số 10.

108

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

14. Công đồng Vaticanô II được khai mạc vào ngày nào?

Công đồng Vaticanô II được khai mạc vào ngày 11 tháng 10 năm 1962.

15. Công đồng Vaticanô II được đức giáo hoàng nào bế mạc?

Công đồng Vaticanô II được Đức Giáo hoàng Phaolô VI bế mạc.

16. Công đồng Vaticanô II có còn hợp thời không?

Thuộc một trong nhóm 13 công đồng họp ở phương tây, Công đồng Vaticanô II (1962–1965) là công đồng rất gần gũi với thời đại hiện nay cho tất cả “đông-tây-nam-bắc”.

17. Công đồng Vaticanô II được chuẩn bị như thế nào?

Được chuẩn bị từ tháng 7 năm 1959 đến tháng 11 năm 1962, tất cả các tham dự viên Công đồng Vaticanô II đều được hỏi ý kiến: (1) 2.109 bản trả lời với 8.972 đề nghị; (2) 12 uỷ ban dự bị và ba văn phòng làm việc không ngừng; (3) 70 lược đồ lớn được in thành 19 cuốn sách, gồm 2.060 trang.

18. Công đồng Vaticanô II là sáng kiến độc đáo của ai?

Công đồng Vaticanô II là sáng kiến độc đáo của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, người được ơn linh hứng đặc biệt trong khi tham dự lễ bế mạc Tuần lễ hiệp nhất Kitô hữu vào ngày 25 tháng

109

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

01 năm 1959 tại Đền Thánh Phaolô Ngoại Thành.110

19. Sáng kiến của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII có nằm trong chiều hướng nghiên cứu các vấn đề hay lên án các giáo thuyết sai lạc không?

Sáng kiến của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII không nằm trong chiều hướng nghiên cứu các vấn đề hay lên án các giáo thuyết sai lạc như hầu hết các công đồng trong quá khứ, nhưng từ những nhu cầu thực tế và cấp bách của Giáo hội trong thế giới đương thời. Trong nỗ lực đối phó với những thách đố hết sức khó khăn của thời đại, Giáo hội lúc đó cần một công đồng để thực hiện cuộc đổi mới sâu xa trong Giáo hội, đem lại giá trị thật sự cho tư tưởng con người cũng như cho đời sống nhân loại, trong tinh thần tìm về nguồn và vâng theo sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.111

20. Thời đại hiện nay có cần một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng không?

Nếu trong thời đại hiện nay, có người đang nói đến một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng: (1) tìm kiếm sự hiệp nhất trọn vẹn hơn; và (2) giải quyết một số vấn đề mới phát sinh liên quan đến Giáo hội trong thế giới hôm nay… thì rõ ràng điều đó mới chỉ là suy nghĩ của một số người.

110 X. Tạ, Công đồng Vaticanô II: Mục vụ căn bản, 86.111 X. Tạ, Công đồng Vaticanô II: Mục vụ căn bản, 86.

110

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

21. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như thế nào về vấn đề này?

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như sau:

Công đồng Vaticanô II đã cho chúng ta nhiều phần thưởng quý hoá từ 35 năm qua và còn tiếp tục dẫn đưa chúng ta trong nhiều năm kế tiếp. Công việc của Giáo hội bây giờ là học hỏi những điều đã đề ra trong các văn bản của công đồng và đem ra thực hành cho có hiệu quả....112

22. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng văn kiện nào?

Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng Tông huấn Ơn cứu độ loài người (Humanae salutis).

23. Công đồng Vaticanô II có bao nhiêu văn kiện, được chia thành mấy loại?

Công đồng Vaticanô II đã công bố 16 văn kiện, được chia thành ba loại khác nhau: (1) bốn hiến chế; (2) chín sắc lệnh; và (3) ba tuyên ngôn.

24. Hiến chế Công đồng Vaticanô II là gì?

Hiến chế Công đồng Vaticanô II là bản văn của Công đồng Vaticanô II về tín lý hay mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo hội.

25. Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là gì?

112 Gioan Phaolô II, Lời ngỏ trong một hội nghị tại Vatican, ngày 27 tháng 2 năm 2000.

111

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

26. Bốn hiến chế Công đồng Vaticanô II là những hiến chế nào?

Bốn hiến chế đó là: (1) Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen gentium), (2) Hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), (3) Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh (Sacrosantum concilium), và (4) Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes).

27. Chín sắc lệnh Công đồng Vaticanô II là những sắc lệnh nào?

Chín sắc lệnh đó là: (1) Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus), (2) Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum ordinis), (3) Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), (4) Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu (Perfectae caritatis), (5) Sắc lệnh về tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem), (6) Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội (Ad gentes), (7) Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis redintegratio), (8) Sắc lệnh về các giáo hội Công giáo Đông phương (Orientalium ecclesiarum), và (9) Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica).

28. Ba tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là những tuyên ngôn nào?

Ba tuyên ngôn đó là: (1) Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae), (2) Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), và (3)

112

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum educationis).

29. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì các giảng viên giáo lý cần phải làm gì?

Các giảng viên giáo lý cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành và củng cố những cộng đoàn đức tin, làm chứng về Chúa Giêsu.

30. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được đức giáo hoàng nào công bố?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố.

31. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm nào?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm 1992.

32. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với văn kiện gì?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với Tông hiến Kho tàng Đức Tin (Fidei depositum).

33. Theo số 44 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tự bản tính và ơn gọi, con người là gì?

Tự bản tính và ơn gọi, con người là một hữu thể tôn giáo. Phát sinh từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa, con người chỉ đạt được cuộc

113

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

sống nhân bản đầy đủ khi tự do liên kết với Thiên Chúa.113

34. Theo số 45 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người được tạo dựng để làm gì?

Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: “Trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa; được tràn đầy Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn”.114

35. Theo số 46 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người có thể biết chắc điều gì khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm?

Khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm, con người có thể biết chắc có Thiên Chúa là nguyên nhân và cùng đích của mọi sự.115

36. Theo số 47 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết thế nào về Thiên Chúa?

Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết chắc chắn về Thiên Chúa duy nhất và chân thật, là Ðấng Tạo Hóa và Ðức Chúa của chúng ta, qua những công trình của Người.116

113 GLGHCG, số 44.114 GLGHCG, số 45; x. Âutinh,Tự thuật 10,28,39. 115 GLGHCG, số 46.116 GLGHCG, số 47; x. Công đồng Vaticanô I: DS 3026.

114

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

37. Theo số 48 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta dựa vào đâu để có thể thật sự nói về Thiên Chúa?

Chúng ta có thể thật sự nói về Thiên Chúa, dựa vào những nét hoàn hảo thiên hình vạn trạng của các thụ tạo, phần nào giống Thiên Chúa toàn hảo vô biên, cho dù ngôn ngữ có hạn của chúng ta không tài nào diễn tả hết mầu nhiệm được.117

38. Theo số 49 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách làm gì?

“Không có Ðấng Sáng Tạo, loài thụ tạo biến tan” (GS 36). Vì thế, người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách mang ánh sáng của Thiên Chúa hằng sống đến cho những ai không biết hoặc chối từ Người.118

39. Theo số 96 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì điều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng cách nào?

Ðiều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng lời rao giảng và bằng văn bản, dưới sự linh hứng của Thánh Thần, cho tất cả mọi thế hệ, cho đến ngày Ðức Kitô trở lại trong vinh quang.119

117 GLGHCG, số 48.118 GLGHCG, số 49.119 GLGHCG, số 96.

115

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

40. Theo số 97 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thế nào?

Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa (DV 10), trong đó, Hội thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương.120

41. Theo số 98 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh bảo tồn và truyền lại những gì qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình?

Qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình, Hội thánh bảo tồn và truyền lại cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin (DV 8).121

42. Theo số 99 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhờ đâu mà toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn?

Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn.122

120 GLGHCG, số 97.121 GLGHCG, số 98.122 GLGHCG, số 99.

116

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

43. Theo số 100 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho ai?

Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho huấn quyền, tức là cho đức giáo hoàng và cho các giám mục hiệp thông với Người.123

44. Theo số 176 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với ai?

Tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải qua các việc làm và lời nói của Người.124

45. Theo số 177 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” qui chiếu vào hai điểm nào?

“Tin” qui chiếu vào hai điểm: Ðấng mạc khải và chân lý mạc khải. Chúng ta tin chân lý mạc khải vì tin tưởng ở Ðấng mạc khải.125

46. Theo số 178 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta có được tin ai khác ngoài Thiên Chúa không?

Chúng ta không được tin ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.126

123 GLGHCG, số 100.124 GLGHCG, số 176.125 GLGHCG, số 177.126 GLGHCG, số 178.

117

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

47. Theo số 179 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin là hồng ân thế nào?

Ðức tin là một hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa. Ðể tin, con người cần đến những trợ lực bên trong của Thánh Thần.127

48. Theo số 180 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” là hành vi có ý thức và tự do không?

“Tin” là hành vi của con người, có ý thức và tự do, xứng hợp với phẩm giá con người.128

49. Theo số 181 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” có là hành vi có chiều kích Hội thánh không?

“Tin” là hành vi có chiều kích Hội thánh. Ðức tin của Hội thánh đi trước, sinh ra, nâng đỡ và dưỡng nuôi đức tin của chúng ta. Hội thánh là Mẹ của mọi tín hữu. “Không thể có Thiên Chúa là Cha nếu không nhận Hội thánh là mẹ” (Síprianô, Giáo hội hợp nhất, 6: PL 4, 519).129

50. Theo số 182 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta tin những gì?

Chúng ta tin tất cả những gì chứa đựng trong Lời Thiên Chúa, được viết hoặc lưu truyền, và do Hội thánh dạy chúng ta tin như chân lý được Thiên Chúa mạc khải (Paul VI, CPG, § 20; SPF 20).130

127 GLGHCG, số 179.128 GLGHCG, số 180.129 GLGHCG, số 181.130 GLGHCG, số 182.

118

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

51. Theo số 183 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin cần thiết để được cứu độ không?

Ðức tin cần thiết để được cứu độ. Chính Chúa khẳng định: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: còn ai không tin thì sẽ bị kết án” (Mc 16, 16).131

52. Theo số 184 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì có phải đức tin cho chúng ta nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau?

Ðức tin là nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau (Tôma Aquinô, Comp. theol. 1, 2).132

53. Theo số 228 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nếu Thiên Chúa không duy nhất, Người có phải là Thiên Chúa không?

Nghe đây hỡi Ítraen, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất (Ðnl 6,4; Mc 12,29). Ðấng tối cao nhất thiết phải là duy nhất, nghĩa là không ai sánh bằng.... Nếu Thiên Chúa không duy nhất, thì Người không phải là Thiên Chúa.133

54. Theo số 229 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về ai?

131 GLGHCG, số 183.132 GLGHCG, số 184.133 GLGHCG, số 228; x. Tertullien,Marc 1,3.

119

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Ðức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về một mình Người, như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của chúng ta; nên không có gì quý trọng hơn Người hoặc thay thế được Người.134

55. Theo số 230 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa có là một mầu nhiệm khôn tả không?

Khi tự mạc khải, Thiên Chúa vẫn là một mầu nhiệm khôn tả: “Nếu bạn hiểu được Người, Người không phải là Thiên Chúa nữa” (Âutinh, Bài giảng 52, 6, 16).135

56. Theo số 231 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa đã tự mạc khải như là Ðấng nào?

Thiên Chúa mà chúng ta tin đã tự mạc khải như là Ðấng Hiện Hữu; Người cho chúng ta biết Người là Ðấng “giàu ân sủng và thành tín” (Xh 34,6). Bản thể của Người là Sự Thật và Yêu Thương.136

57. Theo số 266 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì hệ tại điều gì?

Ðức tin Công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên

134 GLGHCG, số 229.135 GLGHCG, số 230.136 GLGHCG, số 231.

120

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu (Symbolum “Quicumque”).137

58. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì mọi tín hữu được mời gọi làm gì?

Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tông thư tự sắc Porta fidei của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.

59. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì trong Năm Đức Tin, tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?

Tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi dấn thân vào công cuộc Tân Phúc âm hóa: gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu theo đặc sủng riêng của mình và trung thành với đức thánh cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

60. Trong cuộc hội thảo từ ngày 10 đến 13 tháng 7 năm 2012, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề nào?

Để người trẻ sống Năm Đức Tin, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề: “Cho niềm tin tươi sáng” với câu Thánh kinh làm ý lực sống: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1,12) và chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013 để cử hành ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các giáo phận, giáo xứ.

61. Theo Porta fidei, số 13 thì một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là gì?

137 GLGHCG, số 266.

121

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người.138

62. Muốn duyệt lại đức tin ta cần làm gì?

Muốn duyệt lại đức tin ta cần: (1) học hỏi giáo lý, (2) nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình, và (3) thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.

63. Ai đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”?

Thánh Giacôbê đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.139

64. Khi tin con người sử dụng trí khôn và sự tự do “ước muốn” ra sao?

Không đi ngược với tự do của con người, đức tin là một hành vi nhân linh của con người. Khi tin, con người sử dụng trí khôn (wisdom) để “hiểu biết” điều mình đang làm (mặc dù không thể hiểu hết được) và thực sự tự do “ước muốn” (free will) làm điều ấy (có sự ưng thuận của ý chí).140

138 PF, số 13.139 Gc 2,17.140 X. http://en.wikipedia.org/wiki/Free_will (22-6-2012).

122

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác; và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Trong con người, sự tự do là một sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta.141

65. Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cánh cửa đức tin” được trích từ sách nào?

Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cánh cửa đức tin” được trích từ sách Công vụ tông đồ (x. Cv 14,27).

66. Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì?

Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời vì “Cánh cửa đức tin” vẫn luôn mở rộng để dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và Giáo hội .

67. Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để làm gì?

Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu.

141 GLHTCG, số 1731, theo bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin (HĐGMVN), Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae) (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2009), 515.

123

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

68. Porta fidei, số 2, cho rằng Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội phải lên đường để làm gì?

Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn.142

69. Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng những gì?

Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống: (1) lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi; (2) tin nơi Chúa Giêsu; (3) kín múc sự sống nơi nguồn mạch sự sống là chính Chúa Giêsu.

70. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Gioan 6,27 nói gì?

Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi.143

71. Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là gì?

Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là tin vào Chúa Giêsu Kitô là đường đưa tới ơn cứu độ vĩnh viễn. Bởi lẽ, “Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29).

142 PF, số 2.143 Ga 6,27.

124

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

72. Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì?

Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài: “Tái truyền giảng Tin mừng để thông truyền đức tin Kitô”.

73. Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để làm gì?

Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để chúng ta hiểu rằng các văn kiện Công đồng “không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng”.

74. Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy cách thích hợp: cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn quyền Giáo hội trong truyền thống của Giáo hội.

75. Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như là hồng ân lớn lao mà Giáo hội được hưởng trong thế kỷ 20. Theo đó, Kitô hữu được giúp định hướng chắc chắn cho những thế kỷ phía trước.

125

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

76. Theo Porta fidei, số 6, trong cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng thế nào?

Theo Porta fidei, số 6, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng rạng ngời.

77. Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để làm gì?

Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương, khắc phục những sầu muộn và khó khăn, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa giữa lòng thế giới cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.

78. Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về với ai?

Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về cùng Chúa là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới.

79. Theo Porta fidei, số 7, tình yêu của ai thúc bách chúng ta loan báo Tin mừng?

Porta fidei, số 7, nhấn mạnh câu lời Chúa trong Thư thứ hai Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô: “Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cr 5,14), làm đầy tâm hồn chúng ta với nhiệt huyết tông đồ và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin mừng.

126

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

80. Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của ai để tiến tới “cánh cửa đức tin”?

Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của Thánh Âutinh để tiến tới “cánh cửa đức tin”.

81. Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi làm gì?

Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô để tưởng niệm hồng ân đức tin quý giá.

82. Theo Porta fidei, số 8, Đức Giáo hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để làm gì?

Theo Porta fidei, số 8, Đức Giáo hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu Kitô củng cố lòng gắn bó với Tin mừng.

83. Trong Năm Ðức Tin này, Đức Giáo hoàng kêu gọi các cộng đoàn dân Chúa – dòng tu giáo xứ, các tổ chức Giáo hội – cần tuyên xưng kinh gì cách công khai?

Các cộng đoàn dân Chúa cần tuyên xưng cách công khai Kinh Tin Kính.144 Thật ra, để đáp ứng những nhu cầu các thời đại khác nhau, Giáo hội đã từng đưa ra nhiều tín

144 PF, số 8.

127

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

biểu: những tín biểu thời các tông đồ,145 tín biểu Quicumque,146 tín biểu Công đồng Tôlêđô,147 tín biểu Công đồng Latêranô,148 tín biểu Công đồng Lyon,149 tín biểu Công đồng Trentô,150 tín biểu của Ðức Giáo hoàng Ðamaxiô,151

bản “Kinh Tin Kính của dân Thiên Chúa” của Ðức Giáo hoàng Phaolô VI (1968).152

84. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo trình bày thế nào về những điều phải tin?

Mặc dù sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có đến hai ngàn tám trăm sáu mươi lăm (2.865) số,153 người ta vẫn có thể đắc dụng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople để giải đáp cho câu hỏi “Một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?”154 Các tín hữu Công giáo nói chung phải tin những điều được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều được truyền dạy qua hành vi long trọng

145 DS 164.146 DS 75-76.147 DS 525-541.148 DS 800-802.149 DS 851-861.150 DS 1862-1870.151 DS 71-72.152 Năm 1968, SPF.153 Ngày 11 tháng 10 năm 1992, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông hiến “Kho tàng đức tin” (Constitutio Apostolica “Fidei Depositum”) công bố sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae).154 Trong tất cả các tín biểu, có hai tín biểu chiếm một địa vị rất đặc biệt: Tín biểu Các Tông Đồ (tóm lược trung thành đức tin của các tông đồ) và Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (phát xuất từ hai công đồng đầu tiên, năm 325 và năm 381); x. http://education.yahoo.com/reference/ dictionary/entry/Nicene+Creed.

128

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

định tín của Giáo hội hoặc qua huấn quyền thông thường và phổ quát. Trong ý thức đó, người ta cần nhận ra rằng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople bao hàm cách “tổng quát mà chi tiết” những điều phải tin, cả những tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín, những giáo huấn tỏ tường và vô ngộ của Giáo hội.155 Đó là những chân lý phải được tin nhận bằng đức tin.

85. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381) có gì khác so với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325)?

So với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325) chống lại các điều nòng cốt của mậu thuyết Arianism,156 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381):

(1) nói nhiều hơn về ngôi vị Chúa Kitô; (2) bỏ cụm từ “từ bản thể của Đức Chúa Cha” sau từ homoousios; (3) nói nhiều hơn về Chúa Thánh Thần; (4) bổ túc một số điều về Giáo hội, về nhiệm tích rửa tội, về sự sống lại và cuộc sống đời đời; và (5) không có một án phạt tuyệt thông nào.157

155 X. Francis A. Sullivan, Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium (Eugene, OR: Wipt and Stock Publishers, 2003), 13; 41-108.156 “Tại Công đồng Nicea (năm 325), Giáo hội tuyên bố một phong trào vào thế kỷ IV là rối đạo vì chối bỏ thần tính thực sự của Chúa Kitô” (McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 92-3).157 “(1) has more about the person of Christ; (2) omits the phrase ‘from the substance of the Father’ after homoousios; (3) says more about the Holy Spirit; (4) adds the articles on the Church, baptism, the resurrection, and eternal life; and (5) contains no anathemas” (Hardon, Pocket Catholic Dictionary, 285).

129

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

86. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trình bày về Thiên Chúa Ngôi như thế nào?

Vẽ nên những đường nét lớn về thần học Ba Ngôi, Thánh Âutinh cho rằng, để có thể mon men tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa, người ta cần phải có tâm hồn đạo đức, trong sạch, đầy ơn Chúa. Suy luận chỉ là bước đầu để hướng tới chiêm niệm, yêu mến, rồi thực hành.158 Chính khi cử hành thánh lễ Chúa Ba Ngôi cũng là lúc Giáo hội muốn người Kitô hữu nhìn lại hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất: Cha, Con và Thánh Thần. Sự duy nhất ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa.159 Vì vậy, để ứng với “Ba chương của ấn tín rửa tội”,160 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trước hết không chỉ nói về Thiên Chúa Ngôi Thứ Nhất và công trình sáng tạo kỳ diệu; kế đến Thiên Chúa Ngôi Thứ Hai và mầu nhiệm cứu chuộc con người; sau là Thiên Chúa Ngôi Thứ Ba, cội nguồn và nguyên lý thánh hóa nhân loại, mà còn nói đến yếu tố thực hành của niềm tin này trong Giáo hội, một giáo hội công giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

87. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm mấy phần?

Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm bốn phần: ba phần nói về các Ngôi Thiên Chúa—một phần về Chúa Cha, một phần về Chúa Giêsu Kitô,161 một phần về

158 Tác phẩm De Trinitate của Thánh Âutinh kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Xin cho con nhớ đến Chúa, hiểu biết Chúa và yêu mến Chúa”.159 X. 1 Ga 4,8.160 Irênê, Dem 100.161 Qua các thế kỷ, có nhiều cuộc tranh luận liên quan đến Chúa Giêsu về những đặc tính phức tạp và mầu nhiệm của Người. Người đồng thời vừa là Thiên Chúa vừa là con người, có hai bản tính và hai ý chí riêng

130

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chúa Thánh Thần162—và phần cuối về Giáo hội Công giáo duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

88. Có phải những tín điều trong Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople) gồm cả những chân lý không hoặc chưa cần được định tín?

Phải. Những tín điều này là các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, những điều các tín hữu Công giáo phải tin (tin = thái độ đáp ứng phù hợp với tín điều).163 Hơn nữa, liên quan đến các điều một người Công giáo phải tin, ta không nên quên các chân lý “nền tảng” mặc dù chưa bao giờ được định tín:

Bởi vì, nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Thánh kinh nói: “Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.”164

89. Niềm tin Công giáo đòi các tín hữu phải sống thế nào?

Ai khước từ Ta và không đón nhận lời Ta, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải Ta tự mình nói ra, nhưng là chính

biệt.162 Những vấn đề liên quan đến nguồn gốc và các đặc tính của Chúa Thánh Thần cũng như quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa đã được giải đáp trong các tín điều được định tín.163 X. Sullivan, Creative Fidelity, 41.164 Rm 10,9-11.

131

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, truyền lệnh cho Ta phải dạy gì hay nói gì.165

Vì vậy, niềm tin Công giáo nói chung đòi các tín hữu phải sống công bình và yêu thương, thành thật và can đảm, hòa thuận và tha thứ. Những ai sống như vậy sẽ tìm được sự hướng dẫn cho mình trong Phúc âm và giáo huấn của Giáo hội. Trên thực tế, người Công giáo phải làm tất cả điều này chủ yếu dựa vào quyền giảng dạy của Giáo hội, được gọi là huấn quyền, tức là quyền được thực thi cách long trọng như trong những tuyên bố chính thức của các đức giáo hoàng, trong các công đồng chung gồm các giám mục được các đức giáo hoàng chỉ định, hoặc qua cách bình thường với những phương thế quen hướng dẫn cho các tín hữu.166

90. Khi tuyên bố các tín điều, Huấn quyền Giáo hội có buộc các Kitô hữu phải vâng phục không?

Có. “Huấn quyền Giáo hội thi hành quyền bính đã được Chúa Kitô ban cho đến mức độ đầy đủ nhất khi tuyên bố các tín điều, tức là khi đưa ra các chân lý trong mạc khải thánh và buộc các Kitô hữu phải suy phục bằng đức tin không thể đảo ngược, hoặc khi dứt khoát đưa ra các chân lý có mối tương quan thiết yếu với những chân lý này”.167

91. Tại sao phải vâng phục Huấn quyền Giáo hội?

165 Ga 12,48-49.166 Tuy nhiên, về mặt đức tin và luân lý, các chân lý linh thánh thường được các công đồng chung hoặc đức giáo hoàng ngự tòa công bố để phi bác những giải thích sai lạc về đức tin. Do đó, số tín điều ít hơn các giáo lý thuộc huấn quyền phổ quát và thông thường (x. McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 425).167 GLHTCG, số 88.

132

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Theo Công đồng Vaticanô I, mọi người Công giáo buộc phải tin tất cả các tín điều của Giáo hội vì người ta không thể đạt được ơn công chính hóa và phần rỗi đời đời nếu như không hoàn toàn tin nhận đức tin tín lý đã được Giáo hội Công giáo Rôma xác định. Các tín điều của Giáo hội là những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải, được các tông đồ truyền lại trong Thánh kinh hoặc được Thánh truyền và Giáo hội trình giải, được sự phán quyết trang trọng và được huấn quyền phổ quát thông thường giảng dạy (which are truths concerning faith and morals revealed by God, transmitted from the Apostles in the Scriptures or Tradition and proposed by the Church, are taught by solemn judgment and by ordinary universal magisterium).168

Phải tin bằng đức tin thần linh và Công giáo tất cả những điều chứa đựng trong lời Chúa, được viết ra hoặc được lưu truyền, và những điều được Giáo hội trình giải, hoặc bằng phán đoán long trọng hoặc bằng nhiệm vụ giảng dạy thông thường và phổ quát, để được tin như đã được Thiên Chúa mạc khải.169

92. Phải vâng phục Huấn quyền Giáo hội đến mức nào?

Ngoài các tín điều được công nhận cách hiển nhiên trong Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, các điều giáo lý Công giáo trong tín biểu này chắc hẳn có liên quan đến nhiều giáo lý chính yếu khác về đức tin Công giáo, Giáo

168 X. http://www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum= 6330 (22-6-2012).169 DS 3011; ND 121; x. Karl Rahner, Foundations of Christian Faith: An Introduction to the Idea of Christianity (London, 1978).

133

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

hội Công giáo, và đời sống Công giáo. Tín biểu đem đến cho người tín hữu Công giáo ánh sáng để hiểu biết các giáo lý khác:170 trung thành với giáo huấn chung quyết, tôn trọng giáo huấn có thẩm quyền, chấp nhận giáo huấn được chuẩn nhận mà không loại bỏ giáo huấn được cho phép (adhering to definitive teaching, respecting authoritative teaching, accepting approved teaching, not rejecting allowed teaching).171 Thực vậy, mặc dù phải tin tất cả các tín điều, nhưng tín hữu Công giáo không buộc phải tin các giáo lý bởi vì các giáo lý không được đoàn sủng vô ngộ bảo vệ. Rõ ràng mọi tín điều đều là giáo lý, nhưng không phải giáo lý nào cũng là tín điều. Hơn nữa, “… không có một danh mục các tín điều nào được toàn thể các tín hữu Công giáo chấp nhận, kể cả các giám mục và các nhà thần học”172 bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được sự dị biệt giữa các giáo lý và các tín điều.

93. Có phải những điều trình bày trong Kinh Tin Kính đều là tín điều?

Phải. Francis A. Sullivan, trong tác phẩm Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium, đã khẳng định: “không thể hoài nghi rằng mỗi

170 Chúng có liên quan nhiều hơn đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, bản tính của Thiên Chúa, mạc khải của Thiên Chúa, tất cả các thánh, nhất là Đức Trinh nữ Maria (các tín điều về Đức Mẹ đã được định tín liên quan đến sự cá biệt của Mẹ), đức giáo hoàng (những cuộc tranh cãi về Giáo hội và quyền bính của các vị lãnh đạo Giáo hội cũng dẫn đến việc thiết lập các tín điều), các nhiệm tích và phụ tích, sự sống đời đời, thiên đàng, hỏa ngục, luyện ngục, lời cầu nguyện, kinh Tin Kính, các giới răn, đức ái, hạnh phúc, đau khổ. Vì thế, trong số giáo lý này, cũng có thể tìm được những tín điều khác nữa, đã được cũng như chưa được định tín.171 X. http://www.the-pope.com/magchuco.html (22-6-2012).172 McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 425.

134

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

điều của Kinh Tin Kính đều là một tín điều”.173 Chẳng vậy mà vào mỗi Chúa nhật, các tín hữu Công giáo công khai tuyên xưng đức tin của mình qua Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople).174

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa

173 X. Sullivan, Creative Fidelity, 96; x. Leo J. O’Donovan, “A Journey into Time: The Legacy of Karl Rahner’s Last Years,” Theological Studies 46 (1985), 621-44.174 Đó cũng là đoạn dài nhất trong công thức Tuyên xưng đức tin “được những người mà giáo luật buộc phải tuyên xưng đức tin, sử dụng khi bắt đầu nhiệm kỳ một giáo vụ nào đó trong Giáo hội” (“used by those who are obliged by canon law to make a profession of faith at the beginning of their term of office in some responsible position in the church”) (Sullivan, Creative Fidelity, 13).

135

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.175

94. Người Công giáo có phải đón nhận đức tin như một ân huệ của Thiên Chúa không; để làm gì?

Phải, vì lý trí không đủ để giúp chúng ta biết về các sự thật siêu nhiên mà cần phải có đức tin như một ân huệ của Thiên Chúa, người Công giáo buộc phải tin cả các tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín.176 Họ phải tin Thánh kinh và Thánh truyền, qua đó, các chân lý đã được truyền lại.177 Nghĩa là, họ phải tin (credenda) những điều đã được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều đã được giảng dạy cách phổ quát qua việc định tín trang trọng hoặc qua huấn quyền phổ quát và thông thường. Họ không được quên niềm tin Công giáo vào Chúa Giêsu Kitô và các giáo huấn của Người. Đây là những điều tối cần thiết như phương thế để được công chính hóa và được cứu

175 Ủy ban Phụng tự (HĐGMVN), Sách lễ Rôma (Missale Romanum, Rôma: Nxb. Vaticanô, 1975) (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), 427-28.176 “Nhiều điều trong Kinh Tin Kính vẫn là những tín điều chưa được định tín, vì Giáo hội thấy không cần phải định tín những điều ấy.” (Sullivan, Creative Fidelity, 57).177 “Không phải tất cả các chân lý như vậy đều có thể tìm được trong Thánh kinh cách rõ ràng, nhưng chúng phải được Giáo hội nhìn nhận là thực sự tiềm ẩn trong kho tàng linh thánh được ủy thác cho Giáo hội.” (Sullivan, Creative Fidelity, 13).

136

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

độ: “Hễ ai tin và chịu phép Rửa thì sẽ được cứu độ; còn kẻ nào không tin sẽ bị luận phạt”.178

95. Thánh Gioan Tông Đồ nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô để làm gì?

Qua các bản văn của mình, Thánh Gioan nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô để có thể đạt đến phần phúc muôn đời mà mọi người Công giáo đều mong ước.

Như ông Môsê đã treo con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị kết án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.179

Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin tôi Hằng Hữu (I Am), các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.180

96. Làm sao để chúng ta có đức tin?

178 Mc 16,16.179 Ga 3,14-18.180 Ga 8,24.

137

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Để được ơn đức tin, chúng ta cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài thúc đẩy và giúp quy hướng con tim chúng ta về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mở mắt lý trí và ban sự dịu ngọt cho những ai thành tâm đón nhận và tin theo chân lý mạc khải.

97. Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng gì?

Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.

98. Theo Porta fidei, số 9, Năm Đức Tin sẽ là cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin như thế nào?

Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Bí tích Thánh Thể, vốn là “tột đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo hội”

99. Theo Porta fidei, số 9, trong Năm Ðức Tin này, đâu sẽ là sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình?

Theo Porta fidei, số 9, trong Năm Ðức Tin này sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình là khi tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống, cầu nguyện và suy tư về chính hành động đức tin.

100. Theo Porta fidei, số 10, điều gì cho biết hành vi đầu tiên con người đạt đến đức tin là do hồng ân của Thiên Chúa?

138

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Theo Porta fidei, số 10, chính con tim cho biết hành vi đầu tiên con người đạt đến đức tin là do hồng ân của Thiên Chúa: tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm.

101. Theo Porta fidei, số 10, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm những việc gì?

Theo Porta fidei, số 10, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và sự dấn thân công khai.

102. Theo Porta fidei, số 10, việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta đi đâu?

Theo Porta fidei, số 10, việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta đi vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ Thiên Chúa mạc khải.

103. Theo Porta fidei, số 11, người ta có thể tìm thấy ở đâu những hiểu biết hệ thống về nội dung đức tin?

Theo Porta fidei, số 11, người ta có thể tìm thấy những hiểu biết hệ thống về nội dung đức tin trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

104. Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sẽ mang lại đóng góp quan trọng nào?

Theo Porta fidei, số 11, Ðức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cho rằng sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo hội.

105. Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giúp ta gặp gỡ ai?

139

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo không phải chỉ là một lý thuyết, nhưng chũ yếu là sách giúp ta gặp gỡ Đức Kitô, Ðấng sống trong Giáo hội.

106. Theo Porta fidei, số 12, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có thể là dụng cụ gì?

Theo Porta fidei, số 12, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin (cách riêng trong Năm Ðức Tin).

107. Theo Porta fidei, số 12, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ đâu?

Theo Porta fidei, số 12, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi: lãnh vực mà khoa học và kỹ thuật muốn chinh phục; đặc biệt là não trạng cho rằng mọi lãnh vực đều thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật.

108. Theo Porta fidei, số 12, Giáo hội không bao giờ sợ phải chứng minh điều gì giữa đức tin và khoa học chân chính?

Theo Porta fidei, số 12, Giáo hội không bao giờ sợ phải chứng minh “không hề có xung đột” giữa đức tin và khoa học chân chính, vì cả hai đều hướng về sự thật (bằng những con đường khác nhau).

109. Theo Porta fidei, số 13, một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là làm gì?

Theo Porta fidei, số 13, một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là phải duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta. Trong đó, có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi: (1) lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp

140

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

lớn lao của con người để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ; (2) lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha, Ðấng đến gặp tất cả mọi người.

110. Theo Porta fidei, số 13, trong Năm Đức Tin này, chúng ta phải luôn hướng nhìn về ai?

Theo Porta fidei, số 13, trong Năm Đức Tin này, chúng ta phải luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, “là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin”.

111. Theo Porta fidei, số 14, cần tăng cường làm chứng cho điều gì trong Năm Đức Tin?

Theo Porta fidei, số 14, Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để các tín hữu tăng cường việc làm chứng cho bác ái.

112. Theo Porta fidei, số 14, đức tin và đức mến có liên hệ gì với nhau?

Theo Porta fidei, số 14, đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là tình cảm luôn tùy thuộc vào sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, hai nhân đức này giúp nhau thực hiện công việc của mình.

113. Theo Porta fidei, số 14, nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra điều gì?

Theo Porta fidei, số 14, nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa Phục Sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta.

141

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

114. Theo Porta fidei, số 15, Thánh Phaolô Tông Đồ yêu cầu môn đệ Timôthê làm gì?

Theo Porta fidei, số 15, Thánh Phaolô Tông Đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy “tìm kiếm đức tin” (1Tm 2,22) và đó cũng là lời mời gọi được gửi đến mỗi người chúng ta để không ai trở nên lười biếng trong đức tin.

115. Muốn duyệt lại đức tin ta cần làm gì?

Muốn duyệt lại đức tin ta cần: (1) học hỏi giáo lý, (2) nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình, (3) thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày. Thật vậy, trong Năm Đức Tin, ta phải hoặc cần: (1) học hỏi về Công đồng Vaticanô II và Giáo lý Giáo hội Công giáo; (2) gia tăng hoạt động truyền giáo; (3) tham dự và lãnh nhận cách ý thức các bí tích, cách riêng Bí tích Thánh Thể; (4) trở nên chứng nhân đích thực (người môn đệ đích thực) của Chúa; (5) tìm hiểu vai trò đặc biệt của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ, đem hết tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ….

116. Theo Porta fidei, số 15, đức tin giúp chúng ta làm gì?

Theo Porta fidei, số 15, đức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp chúng ta: (1) nhận thức với cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta; (2) đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử; (3) thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới: cảm nghiệm được cuộc sống Chúa ban trong cả niềm vui lẫn đau khổ.

142

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

117. Theo Porta fidei, số 15, vì sao Mẹ Maria được tuyên xưng là “người có phúc”?

Theo Porta fidei, số 15, Mẹ Maria được tuyên xưng là “người có phúc” vì Đức Maria “đã tin” (Lc 1,45).

143

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chương IV

MỘT SỐ BÀI VIẾT TRONG TINH THẦN NĂM ĐỨC TIN

I. Sống đạo hạnh phúc: đôi lời chia sẻ với anh chị em tân tòng

SỐNG ĐẠO HANH PHÚCĐỒI LỜI CHIA SẺ VỚI ANH CHỊ EM TÂN TÒNG

Mối bận tâm của các cha xứ và của tất cả những ai đã đồng hành với anh chị em tân tòng trong hành trình Đức Tin là sự trung thành với Chúa và với Giáo Hội, nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Đây chắc chắn cũng là mối bận tâm lo lắng của chính các anh chị em tân tòng. Nhưng tôi nghĩ mối bận tâm chính yếu phải là làm sao sống hạnh phúc khi theo đạo Chúa. Người ta không thể trung thành với Chúa và với Giáo Hội nếu không hạnh phúc vì được biết Chúa và theo Chúa hay nói cách khác, nếu người ta hạnh phúc thì chẳng dại gì mà bỏ đi. Đây cũng chính là một trong những mục đích của Năm Đức Tin, tức là cần phải có một cuộc trở lại chân thật với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại (x. PF 6) để tìm lại được niềm vui và lòng hứng khởi vì được biết Chúa và gặp Chúa (x. PF 2).

Như vậy, để sống hạnh phúc trong đời sống đạo, cần phải tìm được nguồn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn. Đó là hai khía cạnh của các suy tư dưới đây.

1. Suối nguồn của hạnh phúc

Có hạnh phúc thực khi gặp được một người mình thương mến và người đó thương mến mình. Những lý do khác, chẳng hạn, giầu có, ăn uống, chơi vui giải trí, có thể

144

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

làm cho niềm vui sống Đạo được dễ dàng hơn, nhưng cũng nguy hiểm có thể sẽ làm cho tắt mất niềm vui mới nhen nhúm. Người ta thường nói: “Hai trái tim vàng trong túp lều tranh”. Khi thương yêu nhau, dù chỉ có túp lều tranh cũng vui, cũng hạnh phúc; khi không có tình thương thì có ngồi trên nhung lụa và ăn bát bằng vàng cũng buồn, cũng chán và có khi còn đau khổ nữa. Do đó, theo Đạo sẽ có hạnh phúc nếu các anh chị gặp được Chúa và hiểu được là Chúa thương yêu mình và sống trong tình nghĩa với Ngài, chứ không phải chỉ tin vào mấy tín điều hay giữ mấy điều luật. Dĩ nhiên, chấp nhận các điều cần phải tin và tuân giữ các giới răn cũng quan trọng, nhưng chúng chỉ là những sự chuẩn bị, những điều kiện hay những đòi hỏi của việc gặp gỡ chính Chúa.

Vậy, tôi muốn hỏi các anh chị: Vì sao các anh chị theo Đạo?

- Để lấy chồng, lấy vợ?- Để trả ơn một ân nhân là người công giáo?- Vì nể bạn bè hay một người nào đó?- Vì thấy đạo Công Giáo hay hơn mấy đạo khác?

Những lý do trên chỉ là bề nổi. Đàng sau tất cả những lý do đó, có một lý do khác là nền tảng cho tất cả. Đó là chính Chúa, qua người vợ, người chồng hay một ân nhân, một người bạn, một cuộc gặp gỡ tình cờ…, đã mời gọi các anh chị và các anh chị đã đáp lại tiếng mời gọi đó. Lúc đầu có thể chưa rõ, nhưng từ từ các anh chị nhận ra đó là tiếng của Ngài. Chúng ta có thể cắt nghĩa thực tại này qua mẩu truyện của một bà hiện nay định cư bên Hoa Kỳ: Bà Đoàn thị Phượng.

Gia đình tôi người Bắc, di cư vào Nam năm 54. Bố mẹ tôi là người Công giáo, rất ngoan đạo. Tôi còn nhớ lúc tôi vừa đến tuổi cặp kê, mẹ tôi

145

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

luôn nhìn những gia đình đạo đức, có con trai lớn cỡ tuổi tôi, để ý xem chừng gả tôi vào gia đình đạo đức đó để cuộc sống lứa đôi không đổ vỡ, vì đạo Công giáo đã có câu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.”

Tôi cũng muốn vâng lời cha mẹ, và theo câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,” nhưng khổ nỗi cho tôi là những người mẹ tôi chấm thì tôi thấy họ rất quê mùa, đến nỗi các em tôi phải thốt ra để chọc tôi: “Sao trông anh ấy quê một cục!” Tôi lại còn tự nghĩ trong lòng: nhất quyết không lấy chồng, thà ở giá còn hơn làm vợ cái anh chàng nhà quê, nhà mùa đó.

Có lẽ Chúa và Đức Mẹ không kỳ thị tôn giáo, cho nên những người tôi có cảm tình, có thể tiến xa hơn thì toàn là những người không có đạo. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến... Ngày tôi lấy chồng không được làm phép cưới ở nhà thờ, vì chồng tôi không có Đạo, và cũng không chịu theo Đạo.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, vợ chồng tôi mỗi người giữ một đạo. Những ngày Chúa nhật, tôi lầm lũi đi nhà thờ một mình. Thấy tôi đi lễ một mình, nhà tôi cũng tội nghiệp cho tôi nên đôi lúc anh ở lại cùng với tôi dự lễ. Nghe cha giảng, thấy cũng hay hay, toàn là những điều tốt lành, nghe những bài thánh ca trầm bổng, giúp cho tâm hồn nhẹ nhàng, yêu đời và yêu người hơn.

146

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Thế là mặc dù không vào Đạo, nhưng những lời giảng của cha xứ ở nhà thờ cũng là những lời tốt lành; thêm vào đó, tôi vẫn giữ đúng bổn phận người con dâu trong gia đình thờ cúng ông bà, giỗ chạp tôi đều nấu cỗ cúng, cũng mâm cao cỗ đầy, cũng hương hoa, cũng nhang đèn, cũng vái lạy. Tôi quan niệm cúng giỗ ông bà cha mẹ là để tưởng nhớ lại như khi còn sống. Khi đến trước bàn thờ lạy vái người quá cố, tôi vẫn khấn rằng: “Lạy Chúa, hôm nay là ngày giỗ của ông nội con, xin Chúa cho ông con được lên thiên đàng hưởng nhan thánh Chúa. Thưa ông nội, hôm nay con nấu cỗ cúng ông nội để tưởng nhớ đến ông ngày ông qua đời; ông nội lên thiên đàng xin nhớ đến chúng con.”

Phần các con tôi, tôi cho rửa tội, học Giáo lý, chịu phép Thêm sức.... Tạ ơn Chúa không có gì trở ngại. Phần nhà tôi, tôi luôn luôn xin nhà tôi có một điều duy nhất: “Em chỉ mong muốn có một điều duy nhất, là trước khi em chết, em được thấy anh rửa tội, vào Đạo. Mà sự chết đi nhanh như hơi thở, ai biết được mình chết lúc nào, cho nên anh càng trở lại với Chúa sớm ngày nào thì em vui mừng ngày nấy”. Đôi khi tôi còn đùa: “Chẳng lẽ mấy mẹ con em ở thiên đàng nhìn anh sa hoả ngục lại cầm lòng được sao?”

Tôi liên lỉ cầu nguyện. Trong cuộc sống tôi luôn tin có Chúa. Trong mỗi lời nói, tôi đều đưa tiếng “Chúa” vào. Trong phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách, thậm chí trong phòng vệ sinh, tôi đều để sách đạo, những mẩu chuyện ngắn hay hay, gương các Thánh, tôi đọc xong gập lại, và nhắn

147

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

với nhà tôi: Anh bận không đọc nhiều - nhà tôi rất lười đọc sách -, em đã đọc xong, đoạn nào hay em đã gập sẵn, anh cứ mở ra đoạn đó hay lắm, chỉ cần 1 hay 2 phút thôi...

Đi phòng mạch chờ bác sĩ cả tiếng đồng hồ, tôi cứ việc tha một vài cuốn sách đạo, tôi một cuốn và nhà tôi một cuốn (cuốn đưa cho nhà tôi, tôi đã đọc qua và thấy nó hay), cho nên dù lười đọc sách nhưng chẳng thà đốt thì giờ qua cách đó còn hơn ngồi chờ sốt cả ruột. Thêm vào đó, tôi cố gắng làm gương sáng cho nhà tôi và các con trong mọi hoàn cảnh, những vui buồn trong cuộc sống tôi đều dâng cho Chúa, có những lúc gia đình khủng khoảng, tôi vẫn vững niềm tin nơi Chúa. Nhà tôi học phần nào sự phó thác của tôi, và thấy rằng cuộc sống người Ki-tô hữu có nhiều cái rất hay, tìm cho mình một thiên đàng ngay ở trần gian, hạnh phúc ngay cả trong lúc khổ đau. Những bực bội trong sở làm, những kèn cựa trong cuộc sống, tôi đều khuyên nhà tôi nhường nhịn và hòa nhã với mọi người, như vậy ở sở mình sẽ có nhiều bạn hơn thù, giúp được một người trong ngày, đó là niềm vui của một ngày hôm đó. Dần dà nhà tôi yêu Chúa lúc nào không biết. Rồi nhà tôi xin vào Đạo, học Giáo lý, rồi được rửa tội.

Người vui mừng nhất không phải là tôi, mà là mẹ của tôi, vì con rể của bà nay đã đúng là mẫu người lý tưởng của bà cách đây 20 năm về trước bà đã chọn cho tôi. Nay gia đình tôi cảm tạ Chúa đã nhậm lời tôi sau một thời gian thử thách. Với lòng nhiệt thành của tôi, với lời cầu nguyện hàng ngày dâng lên Chúa, với tấm gương sáng

148

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

trong đời sống người Ki-tô hữu, nhà tôi đã trở lại Đạo, trở về với Chúa. Có một điều mà tôi sung sướng nhất là đối với con cái, người thân, bạn bè... mỗi khi nói về Chúa, nói về Đức tin, hoặc trong những công tác thiện nguyện, nhà tôi còn hăng say hơn tôi nữa, và được mọi người tin tưởng hơn cả tôi.

Trong câu truyện trên đây, xem ra ông chồng trở lại Đạo vì đời sống của vợ, vì tình yêu của vợ, nhưng thực ra, bà vợ chỉ là môi giới. Chính Chúa mới là lý do.

Câu truyện Tiệc Cưới Cana trong Tin Mừng thánh Gioan (Ga 2,1-11), xem ra Đức Mẹ là người đã giải quyết vấn đề cho đôi tân hôn, nhưng thực ra Đức Mẹ chỉ là người bầu cử, chính Chúa Giêsu mới là người giải quyết.

Vì vậy, để sống Đạo hạnh phúc, cần phải vươn lên khỏi các yếu tố phụ để tìm ra sợi giây thân tình riêng nối kết mình với Chúa Giêsu. Còn gì hạnh phúc hơn được làm con Chúa Cả Trời Đất! Còn gì hạnh phúc hơn khi biết mình được Chúa Cả Trời Đất thương yêu và yêu đến độ đã sai Con Một của mình xuống thế làm người để chia sẻ thân phận làm người để cứu vớt và để thông truyền đời sống thần linh cho những ai tin vào Ngài và đón nhận Ngài (x. Ga 1,12; Ga 3,16-18). Còn gì hạnh phúc hơn khi vì Chúa, mình có thể thương yêu, giúp đỡ và tha thứ cho những người chẳng phải máu mủ, ruột thịt gì với mình! Không hạnh phúc sao được, khi lòng mình như mở rộng ra cõi trời mênh mông bát ngát!

Để giữ được hạnh phúc trong mối tình thân thiết với Chúa, còn phải biết sống theo con đường Chúa đã chỉ. Đó là các giới răn của Chúa và các điều luật của Hội Thánh. Yêu nhau thì cùng đi trên một con đường, cùng chia sẻ những lựa chọn với nhau…

149

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Để biết thêm con đường đó, cần phải học hỏi qua việc học giáo lý và chia sẻ kinh nghiệm sống với những anh chị em đang hạnh phúc bên Chúa.

2. Làm sáng tỏ các nghi vấn

Các nghi vấn, các điều ngờ vực có khác chi những rác rưởi làm tắc nghẽn mạch nước. Tuy con sông đầy nước, nhưng vì cành lá cây cối bên bờ sông rơi xuống và tụ lại làm cho dòng nước không chảy ngon trớn được. Do đó, để sống hạnh phúc đời sống Đức Tin, còn cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn, mà thời nay lại rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời mấy vấn nạn mà các anh chị thường đặt ra.

a) Có người nói rằng Đạo Công Giáo là đạo nước ngoài, không phải đạo của người Việt Nam

Nếu nói theo địa dư thì Đạo Công Giáo phát xuất ở ngoài nước Việt Nam nên có thể nói là đạo nước ngoài. Nhưng đâu phải chỉ có Đạo Công Giáo mới là đạo nước ngoài. Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ và vào Việt Nam qua hai ngả: Tàu và Cao Miên. Như vậy, đạo Phật cũng là đạo nước ngoài; Khổng giáo và Lão giáo đến từ nước Tàu, cũng là đạo nước ngoài; Hồi giáo đến từ Ả rập Trung Đông cũng là đạo nước ngoài.

Nếu nhìn sâu hơn thì thấy là trong một tôn giáo có hai phần: phần tinh anh là yếu tố thiêng liêng; phần cụ thể là những cách diễn tả yếu tố thiêng liêng. Phần tinh anh thiêng liêng thì không có trong có ngoài. Đâu có một con tim đón nhận thì đó là nhà. Cho dù có phát xuất ngay bên cạnh nhà, mà mình không đón nhận thì vẫn là ở ngoài, là ngoại lai. Còn những diễn tả cụ thể thì mang tính chất văn hóa của người đã sống và truyền cho mình. Do đó, đạo Công Giáo

150

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

có những cách diễn tả theo văn hóa Do Thái và La-Hy; đạo Phật có những cách diễn tả theo văn hóa Ấn Độ và đạo Phật vào Việt Nam qua ngả Trung quốc thì có thêm những yếu tố văn hóa Tàu. Cứ xem các tượng Đức Phật coi, quần áo của Ngài mặc có gì là Việt Nam đâu; đạo Khổng và đạo Lão thì có cách diễn tả theo truyền thống Trung quốc…

Nhưng đâu có phải hễ cái gì của nước ngoài là xấu đâu. Ngày nay người ta còn chuộng đồ ngoại nữa là khác. Trong đời thường, đàn ông Việt Nam đi giầy tây, đeo cravatte, đàn bà mặc váy đầm. Những thứ đó đâu có phải của Việt Nam, vậy mà người ta vẫn thích mặc và có người còn tỏ ra hãnh diện nữa. Dầu sao, mỗi người cần phải diễn tả cái phần thiêng liêng tinh thần của Đạo theo văn hóa của mình. Vì vậy, Đạo Công Giáo trên khắp thế giới, ngày từ những thế kỷ đầu, nhưng nhất là trong mấy chục năm vừa qua, đã cố gắng diễn tả Đức Tin theo văn hóa mỗi nơi. Tại Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo đã có rất nhiều cố gắng từ nhiều thế kỷ để diễn tả Đức Tin của mình theo cách thức Việt Nam, chẳng hạn, Dâng Hoa, Vãn Hoa, Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam, các bài hát đạo, các kinh bằng tiếng Việt… Khi tôi đi thăm viếng Thái Lan, một Đức Cha Thái kể với tôi là ngày lễ sinh nhật của Vua Thái, các tôn giáo họp nhau để cầu nguyện cho Vua Thái. Chỉ có người công giáo Thái là cầu nguyện bằng tiếng Thái, còn các tôn giáo khác cầu nguyện bằng tiếng nguyên gốc của tôn giáo đó, không phải là tiếng Thái. Người công giáo bị chê trách là theo Đạo nước ngoài, nhưng lại là những người duy nhất dùng tiếng của mình để cầu nguyện! Hoàn cảnh này, biết đâu cũng chẳng phải là hoàn cảnh Việt Nam?

b) Theo Đạo Công Giáo có phải từ bỏ ông bà, cha mẹ và bất hiếu không?

151

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Người ta hay nói là theo đạo phải bỏ Ông Bà. Câu nói này nghe cứ như một truyện huyền thoại, nhưng người ta cứ lặp đi lặp lại mà không kiểm chứng hư thực. Theo Đạo Công Giáo, không những không được bỏ ông bà, cha mẹ, mà đạo hiếu còn là một bổn phận nền tảng được diễn tả bằng nhiều cách.

♣ Đạo Chúa dạy phải thảo kính cha mẹ

Trong Kinh Thánh, có rất nhiều đoạn sách dạy các tín hữu phải thảo kính cha mẹ. Ở đây, chúng ta chỉ trích một đoạn của sách Huấn Ca, được đọc trong phụng vụ ngày lễ kính Thánh Gia Thất: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời. Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.” (Hc 3,2-6.12-16).

- Giới Răn thứ bốn

Đạo Chúa có 10 Giới Răn, trong đó 3 Giới Răn đầu nói về bổn phận đối với Thiên Chúa và 7 Giới Răn sau nói về bổn phận đối với loài người và Giới Răn đầu tiên của 7 Giới Răn này là Giới Răn thứ IV dạy phải “Thảo kính cha mẹ”.

- Cầu nguyện cho ông bà tổ tiên mỗi ngày

152

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Ngày nào trong Thánh Lễ, linh mục cũng cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Trong Thánh Lễ, không những mỗi tín hữu cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình mà cả những anh em công giáo khác cũng cầu nguyện cho tổ tiên ông bà của mình và mình cũng cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Như vậy, chữ hiếu của người công giáo được nhân lên gấp nhiều triệu lần.

- Tháng các Linh Hồn

Mỗi năm Giáo Hội dành trọn tháng 11, gọi là Tháng các Linh Hồn hay Tháng các Đẳng, để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mọi người thân thuộc đã qua đời. Chiều ngày 1 hay 2 tháng 11, nghĩa trang người công giáo rộn ràng như ngày Tết, nhưng cũng linh thiêng và đầm ấm vì tất cả gia đình dắt nhau ra viếng mộ ông bà cha mẹ và đọc kinh cầu nguyện cho các ngài.

- Những dịp kỷ niệm

Trong năm, vào dịp kỷ niệm của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người công giáo thường xin lễ cầu nguyện cho các ngài.

- Ngày Mồng Hai Tết

Riêng tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đã quyết định dành ngày Mồng Hai Tết để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Thường tại các giáo xứ, giáo dân tham dự Thánh Lễ ban sáng tại nhà thờ để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ còn sống. Thánh lễ ban chiều, thường được cử hành tại nghĩa trang để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà, cha mẹ đã qua đời. Cũng như ngày mồng 2 tháng 11, vào dịp này, giáo dân tham dự Thánh Lễ rất đông, có khi còn đông hơn ngày mồng 2 tháng 11 vì là ngày nghỉ. Người ta có thể chứng kiến một khung cảnh rất cảm động, linh thiêng và đầm ấm gia đình. Trước Thánh Lễ, con cái, cháu chắt tụ họp chung quanh ngôi mộ

153

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

của cha mẹ, ông bà cắm hoa, thắp hương và cầu nguyện trước Thánh Lễ.

♣ Đạo Chúa cấm những hành vi, lễ nghi mê tín dị đoan

Giáo Hội cấm những lễ nghi, phong tục tôn kính tổ tiên có tính cách mê tín, dị đoan, chẳng hạn vấn đề dâng cúng đồ ăn cho tổ tiên. Trước đây Giáo Hội cấm hành động này vì trong tâm thức lúc đó, người dân tin là ông bà về ăn và người ta tôn thờ ông bà như một vị thần có quyền ban phát ơn huệ cho con cái, chứ không phải là những vị thánh tốt lành, có thể bầu cử cho con cháu trước Tòa Chúa. Bây giờ tâm thức của dân chúng đã thay đổi. Người ta coi đó là những cách tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Do đó, những nghi thức, phong tục này lại được Giáo Hội cho phép.

Như vậy, Giáo Hội không những không cấm mà còn khích lệ và bó buộc tỏ lòng tôn kính ông bà tổ tiên. Hơn nữa, trong khi đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam đặt nền tảng trên chính tổ tiên, đạo hiếu của người công giáo vươn lên hẳn một bậc: đây là lệnh truyền của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi người, kể cả các tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình.

Giáo Hội chỉ cấm các thái độ, phong tục và hình thức diễn tả mê tín, dị đoan đi ngược lại Đức Tin Công Giáo. Ở khía cạnh này, cũng có thể xảy ra những hiểu lầm về ý nghĩa của những phong tục, lễ nghi. Không những trong quá khứ mà ngay cả trong thời đại này, các ý kiến về ý nghĩa một số phong tục hay nghi lễ cổ truyền theo văn hóa cũng không luôn hòa đồng với nhau.

c) Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Tại sao lại phải theo Công Giáo?

154

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Người ta hay nói: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Thực ra, không thể xác quyết cách chung chung như vậy được. Có những truyền thống tôn giáo không dạy ăn ngay ở lành; chẳng hạn, bắt giết những ai không tin theo đạo của mình. Vì vậy, cần phân tích rõ ràng những yếu tố cụ thể.

Ngoài ra, không phải các tôn giáo đều dạy mọi truyện như nhau, nhiều khi không những khác nhau mà trái ngược nhau nữa. Do đó, vấn đề đặt ra là lấy tiêu chuẩn nào, thước đo nào để phân biệt điểm tốt, điểm xấu? Đối với người Công Giáo thì chỉ có Tin Mừng của Chúa mới là tiêu chuẩn định đoạt.

Tuy nhiên, việc trở lại Đạo Công Giáo có một lý do khác nền tảng hơn. Đó là đón nhận Chúa Giêsu vào cuộc đời của mình. Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị sáng lập một tôn giáo, một vĩ nhân, một vị đáng kính. Ngài chính là Thiên Chúa mà vì tình yêu nhân loại đã xuống thế làm người để cứu nhân loại và chỉ đường cho nhân loại biết đường tìm đến Thiên Chúa Cha vì chỉ qua Ngài, nhân loại mới biết được Chúa Cha (Mt 11,27; Lc 10,22).

d) Tại sao Giáo Hội bắt giáo dân khi lập gia đình phải chung thủy một vợ một chồng trong khi đó lại cho phép linh mục được bỏ chức linh mục để lập gia đình?

Trước tiên, cần phải xác định cho rõ câu hỏi. Giáo Hội không bao giờ cho phép bỏ chức linh mục, mà chỉ cho phép hay, nói đúng hơn, bắt phải chấm dứt không được thi hành các tác vụ của chức Linh Mục.

Câu hỏi nói ra một vấn đề rất thực, nhưng lại diễn tả một não trạng tiêu cực, coi việc ly dị như một ân huệ và việc chung thủy như một gánh nặng. Giữ lòng chung thủy đối với giáo dân lập gia đình và linh mục tuyên hứa giữ đời

155

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

sống độc thân là một hạnh phúc và nói lên sự trưởng thành của một người. Riêng đối với các đôi hôn nhân công giáo, đòi hỏi chung thủy là một ân huệ nói lên lòng tin tưởng vào Chúa vì Chúa trao cho các đôi vợ chồng công giáo sứ mệnh làm hình ảnh của tình yêu chung thủy của Chúa cho Giáo Hội và cho loài người. Nhưng Chúa không chỉ trao sứ mệnh, mà Chúa còn ban ơn, giúp cho các đôi vợ chồng chu toàn sứ mệnh Chúa trao. Do đó, Chúa lập tình yêu vợ chồng thành Bí Tích.

Sau khi đã định xong viễn tượng của vấn đề, chúng ta cũng cần cắt nghĩa để hiểu lý do của Giáo Hội. Bí tích Hôn Phối do chính Chúa thiết lập, nên Giáo Hội không thể thay đổi. Vì vậy, khi một đôi hôn nhân gặp khó khăn thì Giáo Hội tìm hết cách để trợ lực và an ủi, khích lệ. Còn đối với các linh mục, giữ độc thân không phải là bí tích, mà là điều kiện. Do đó, bên truyền thống Đông phương, Giáo Hội cũng truyền chức linh mục cho những người lập gia đình, còn bên truyền thông Tây phương, Giáo Hội chỉ truyền chức cho những người chấp nhận sống độc thân. Nếu một linh mục không giữ đời sống độc thân thì Giáo Hội không cho tiếp tục thi hành sứ vụ linh mục, nhưng vị đó vẫn còn là linh mục vì chức linh mục là bí tích. Phải nói đây là một thất bại đau thương cho vị đó, và dĩ nhiên cũng cho Giáo Hội nữa. Vì vậy, phải thương hại chứ không được ghen tị.

e) Giáo lý GH dạy phải sống công bằng không gian dối, nhưng ngày nay nếu không gian dối thì không kiếm được nhiều tiền, cuộc sống rất vất vả. Trước hoàn cảnh đó chúng con phải làm sao?

Để trả lời cho câu hỏi này, phải nói rất nhiều, nhưng để đơn giản hóa vấn đề, tôi xin nhắc lại đây hai câu Chúa đã

156

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nói trong các sách Tin Mừng, rồi sau đó, trích lại hai chứng từ. Hy vọng như vậy cũng tạm đủ.

Lời Chúa:

- Được cả thế giới mà phải thiệt mất linh hồn mình, thì được ích gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Ai hổ thẹn vì Ta và những lời Ta dạy trước thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người. (Mc 8,36-37)

- Các con là muối cho đời. Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Các con là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời. (Mt 5,13-16).

Chứng từ

- Câu truyện một phật tử trở lại Đạo

Tại Đà lạt, có một bà rất sùng Phật, trong nhà lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Tuy biết thế, nhưng các bà trong Hội Đạo Binh vẫn tới thăm thường xuyên từ năm này qua năm kia, riết rồi các bà trở thành bạn của bà ấy. Tuy nhiên, bà không bao giờ ngỏ ý muốn theo đạo Công Giáo. Một ngày kia bà ngã bệnh và cơn bệnh khá trầm trọng. Bà nhờ các bà Đạo Binh mời cha tới và bà xin được rửa tội. Trước khi được rửa tội, bà

157

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

kể: “Chính ra tôi đã theo đạo cách đây 30 năm. Nhưng lúc đó, tôi cho một gia đình người công giáo mượn một số tiền khá lớn. Họ nhờ số tiền đó mà mở một cơ sở làm ăn rất khá. Một thời gian, tôi xin họ trả lại số tiền thì họ tìm cách không trả, và còn đi nói xấu tôi. Thế là tôi bỏ ý định theo đạo Công Giáo. Nhưng bây giờ tôi thấy các bà đi lại với tôi mấy năm quí hóa quá, có bầu bạn, tôi lại muốn được rửa tội”.

- Hãnh diện xưng mình là công giáo

Tại vùng Long Khánh, một anh thanh niên đến mua đồ tại tiệm bán hàng của một gia đình công giáo. Anh thanh niên ra đi rồi trở lại, nói là đã để quên cái máy chụp và bắt gia đình này trao lại. Bà chủ tiệm tìm và không thấy. Người đó đi gọi công an. Công an đòi khám nhà. Bà chủ tiệm trả lời: “Anh muốn khám nhà tôi cũng được, nhưng anh phải biết: Chúng tôi là người công giáo, không nói dối, không ăn cắp”. Và người ta bỏ đi.

Ước chi có nhiều người công giáo biết sống theo luật Chúa và hãnh diện xưng mình là người công giáo. Họ sẽ là muối cho đời và ánh sáng chiếu soi cõi đời tăm tối hôm nay.

Lm. Giuse Đinh Đức ĐạoĐại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc

II. Vai trò của người giáo dân thời Hậu Công đồng Vaticanô II tại Châu Á và Việt Nam

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN THỜI HẬU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

TẠI CHÂU Á VÀ VIỆT NAM

158

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

A. FABC

Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viếng thăm mục vụ tại Manila vào tháng 11 năm 1970, có 180 giám mục Châu Á tham dự để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong một châu lục đa tôn giáo được hình thành trong những nền văn minh cũng như truyền thống lâu đời. Tại buổi gặp gỡ này các giám mục đã minh định rằng, cuộc sống của các dân tộc tại Châu Á đã được đâm rễ sâu trong những truyền thống rất đa dạng, những truyền thống xem ra khác nhau, nhưng chúng lại đan kết chặt chẽ với nhau. Bắt nguồn từ mối đan kết này, các giám mục cảm thấy cần phải thể hiện sự liên đới chặt chẽ với nhau nhằm đấu tranh chống lại sự nghèo đói và bất công trong xã hội Châu Á, và trên hết là để thực thi nhiệm vụ loan báo Tin Mừng. Từ ý thức này các giám mục quyết định thành lập Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC, The Federation of Asian Bishops’ Conference). Để có thể đạt tới được mục đích đề ra, Liên Hội đồng Giám mục Châu Á đã nhắm đến vai trò của người Giáo dân. Tại cuộc họp toàn thể FABC lần thứ nhất vào tháng 4, 1974, ở Đài Bắc, Đài Loan, các giám mục đã nói: “với sự kỳ vọng lớn lao, chúng tôi hướng tới các Kitô hữu giáo dân, cách đặc biệt, các giáo lý viên, những người cộng tác với chúng tôi vào công truyền giáo qua nhiệm vụ của họ. Quả thật, trong thời gian qua, đội ngũ giáo lý viên hiện diện như những cộng tác viên rất đáng trân trọng, và hy vọng rằng, con số giáo lý viên sẽ tăng lên trong những năm tới. Chúng tôi mong rằng, càng ngày các giáo lý viên càng ý thức việc chia sẻ nhiệm vụ Giáo Hội, đó là ghé vai gánh vác trách nhiệm loan báo Tin Mừng”.181

181 Sứ Điệp của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á lần I, trích trong “For all the people of Asia”, số 36.

159

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Tuy nhiên, một đường hướng đưa ra để canh tân vai trò người giáo dân theo tinh thần Công Đồng Vat. II vẫn chưa được xúc tiến cách mạnh mẽ. Tại hai cuộc họp toàn thể FABC lần II (1978) và lần III (1982) tuy có nhắc đến sự hiện diện của người giáo dân trong Giáo hội, nhưng đơn giản chỉ là lời mời gọi người giáo dân ý thức về Phép Rửa đã lãnh nhận, họ phải dấn thân làm chứng cho Tin Mừng trong sự tự nguyện và có trách nhiệm, đặc biệt trong các lãnh vực xã hội và chính trị.182 Như vậy, trong một vùng đất được in sâu về sự phân chia giai cấp trong xã hội, thì việc tìm một con đường canh tân vai trò người giáo dân trong Giáo Hội tại đó không là một chuyện giản đơn. Thế nhưng, Giáo Hội Chúa Kitô không đơn thuần là một cơ chế phẩm trật, nhưng còn là Nhiệm Thể Chúa Kitô (x. LG số 8), Giáo Hội luôn được mời gọi vượt thắng cám dỗ về việc quản trị Giáo Hội theo cung cách trần thế. Khi ban hành hiến chế Lumen Gentium, các Nghị phụ Công Đồng đã muốn nhấn mạnh đên điều này: “Nhờ đặc tính công giáo, mỗi phần tử thực thi những đóng góp của riêng mình cho các phần tử khác và cho toàn thể Giáo Hội, để tất cả và từng người được tăng triển nhờ cùng chia sẻ mọi sự và cùng hiệp lực đạt đến tình trạng viên mãn trong tình hợp nhất…. Thật vậy, sự khác biệt giữa các thành viên có thể hoặc do nhiệm vụ, như trong trường hợp những người thi hành thừa tác vụ thánh để mưu ích cho anh chị em mình, hoặc do trạng huống và bậc sống, như trong trường hợp những người gia nhập bậc tu trì, cố gắng nên thánh bằng con đường khổ chế và khích lệ anh chị em bằng gương sáng của mình…, Quả thật, mọi phần tử Dân Thiên Chúa được kêu gọi chia sẻ cho nhau những điều thiện ích, và lời nói sau đây của vị Tông Đồ cũng có giá trị

182 X. Sứ Điệp của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á lần III, trích trong”For all the people of Asia”, số 60.

160

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cho từng Giáo Hội: ‘Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa’ (1Pr 4,10)” (LG số 13).

Từ chỗ đó Công Đồng nhấn mạnh: “Các chủ chăn phải biết rõ giáo dân đóng góp rất nhiều vào thiện ích của toàn thể Giáo Hội. Các ngài biết rằng mình được Đức Kitô thiết lập không phải để chỉ riêng các ngài lãnh lấy tất cả sứ mệnh cứu độ của Giáo Hội đối với thế giới, nhưng để nhận lãnh trách vụ cao cả là chăn dắt các tín hữu và nhìn nhận các phận vụ và đặc sủng của họ để mọi người theo cách thức riêng của mình đồng lòng cộng tác vào trọng trách chung này”. (LG số 30).

Như bị thôi thúc bởi đòi hỏi này, Kỳ họp khoáng đại lần IV vào tháng 9 năm 1986 tại Tokyo, các giám mục thuộc Liên Hội đồng Giám mục Châu Á, đã lấy người giáo dân làm tiêu điểm cho cuộc họp với chủ đề: “Ơn gọi và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong vùng đất Châu Á”, và điểm đáng ghi nhận, tại cuộc họp này người giáo dân được mời tham dự như là dấu chỉ tích cực của các giám mục Châu Á về việc nhìn nhận vai trò của người giáo dân trong đời sống của Giáo Hội.

FABC IV đã trình bày hai điểm chính yếu: (1) Nhiệm vụ người giáo dân trước những thách đố hôm nay tại Châu Á; và (2) Nhận diện sứ vụ của người giáo dân

1. Nhiệm vụ người giáo dân trước những thách đố hôm nay tại Châu Á

Các tham dự đã trình bày khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực về xã hội Châu Á. Nơi đại lục này xuất hiện nhiều tôn giáo quan trọng và lớn lao, chính các tôn giáo này đã mang lại những khám phá, sự phát triển và hình thành các

161

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nền văn hóa và các quốc gia. Bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít hiện tượng tiêu cực như sự xung đột, tạo ra sự phân rẽ giữa các hình thức chính trị và xã hội, cũng như sự bành trướng về các hình thức cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới và sự bóc lột của các nền kinh tế này. Đứng trước thực trạng này, các tham dự viên FABC IV đã nhấn mạnh đến sự cấp bách và ưu tiên hàng đầu là mời gọi người giáo dân chia sẻ trách nhiệm với Giáo Hội, dấn thân phục vụ gieo vãi men Tin Mừng, để mang lại niềm hy vọng, sự công bằng, niềm vui và chân lý cho những con người sống trên lục địa này.

1.1. Người giáo dân phục vụ trong các lãnh vực đa dạng khác nhau

- Nguyên nhân của sự kiện ở Châu Á ngày càng nhiều người nghèo và phẩm giá con người ngày càng bị chà đạp, chính là thiếu môt hệ thống chính trị vững mạnh và trong sáng, các tham dự viên đề nghị người giáo dân tham gia vào lãnh vực chính trị để chống lại những bóc lôt của các thế lực nước ngoài. Chính khi tham gia như vậy, người giáo dân sẽ nỗ lực làm cho men Tin Mừng được dậy men, cho tình yêu, sự công bằng được thấm nhập vào các công việc chính trị. Vấn đề đáng quan ngại tại Á Châu chính là sự giới hạn về tự do tôn giáo, gia đình và giáo dục. Giáo Hội Châu Á đang đối diện với nạn phân biệt chủng tộc, nam nữ, quyền căn bản con người bị chà đạp, chủ nghĩa dân tộc khơi dậy sự phân rẽ trong các sắc tộc, con số thất nghiệp khổng lồ và các vấn nạn xã hội khác, FABC IV đã khẳng định, đây là bổn phận cấp thiết mà người giáo dân được Giáo Hội giao phó, nỗ lực tìm các cách thế để làm cho tinh thần Tin Mừng được thấm nhập vào bức tranh xã hội này, chẳng hạn như đối

162

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

thoại với các Giáo Hội Kitô khác, với các thành viên của các tôn giáo, cũng như các phong trào xã hội khác nhau183.

- Trong lãnh vực giáo dục, FABC IV trình bày hai lãnh vực mà người giáo dân có thể đảm nhận: (1) dấn thân chống lại nạn mù chữ và dốt nát; (2) đòi hỏi được trình bày một nền giáo dục Kitô giáo. Các tham dự viên nhấn mạnh: dấn thân và cộng tác vào công việc giáo dục là nhiệm vụ chính yêu của người giáo dân.184

- Đối với lãnh vực truyền thông: Các tham dự viên nhận định răng: lãnh vực truyền thông có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc loan báo Tin Mừng, vì thế FABC IV đã kiến nghị các Giáo Hội địa phương nên thiết lập hệ thống đào tạo về truyền thông cho người giáo dân với hy vọng rằng, chính họ là những nhân tố tích cực làm cho Tin Mừng được mọi người đón nhận qua các phương tiên truyền thông hiện đại trong thế giới hôm nay.185

- Đối với lãnh vực chăm sóc sức khỏe: Giáo Hội Châu Á hôm nay đang đối diện với một vấn nạn quan trong về vấn đề đạo đức sinh học, chẳng hặn như nạn phá thai, những chủ trương đi ngược lại với định chế hôn nhân tự nhiên, trợ tử, ngừa thai, nạn nghiện rượu và ma túy. Vì thế, người giáo dân cần được trang bị kiến thức nền tảng về luân lý Kitô giáo để dấn thân phục vụ trong các lãnh vực về sức khỏe.186

- Đối với lãnh vực kinh tế:

a) Trong công việc trần thế: cho tới lúc này, Giáo Hội Công giáo chưa mang lại một ảnh hưởng đáng kể nào, có

183 X. Sứ Điệp của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á lần IV, trích trong “For all the people of Asia”, số 33.1.184 X. Nt số 3.5185 X. Nt số 3.5.4.186 X. Nt số 3.9.4

163

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nghĩa là các sinh hoạt trần thế đều xa lạ với tinh thần Tin Mừng, chẳng hạn như khi làm việc người ta thường có cái nhìn tiêu cực về công ăn việc làm. Vì thế, các tham dự viên mời gọi người giáo dân phải trình bày ý nghĩa tích cực trong công việc làm ăn. Làm sao cho mọi người nhận ra giá trị nhân bản trong lao động, đó như là dự phẩn vào công việc của Đấng Tạo Hóa.187

b) Ý thức trách nhiệm xã hội trong kinh tế: Trong quá trình lao động, người giáo dân được nhắc nhở phải làm sao cho tiếng nói của công bình, chân lý và tình yêu được vang vọng tới trong mọi tầng lớp lao động, để mọi thành quả lao động luôn in dấu tinh thần Tin Mừng188.

1.2. Bổn phận của người giáo dân trong gia đình

Thách đố lớn nhất đối với Giáo Hội Châu Á chính là hiện trạng gia đình ngày nay: sự nghèo đói, sự áp bức, tình trạng bóc lột và tước bỏ phẩm giá, sự phân rẽ và đối nghịch. Đứng trước hiện trạng này, FABC IV mời gọi người giáo dân tích cực dấn thân để phúc âm hóa gia đình, biến gia đình Kitô hữu thành “Giáo Hội tại gia”, làm sao đưa văn hóa hội nhập vào đời sống đức tin để có thể trở thành một tập quán như được thủ đắc cách tự nhiên.189

2. Khám phá sứ vụ của người giáo dân

2.1. Cùng với Đức Kitô người giáo dân như là người giải phóng trong môi trường xã hội. Chúa Giêsu cần phải được khám phá như là người giải phóng dân Châu Á. Vì thế, Giáo Hội Công giáo phải tìm cho được chỗ đứng đặc biệt và

187 X. Nt số 3.7.4188 X. Nt số 3.8.5189 X. Nt số 3.4.4 và số 3.4.8

164

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

đích thực trong bối cảnh đa văn hóa và đa tôn giáo tại lục địa này. Do đó, Giáo Hội cần khích lệ người giáo dân dấn thân tích cực vào môi trường sống để như những người môn đệ, họ cùng với Chúa Kitô loan báo Tin Mừng giải phóng. Quả thật, mỗi một người giáo dân là một nhà giải phóng. Như Chúa Giêsu, họ được mời gọi dấn thân trong cánh đồng truyền giáo nhằm mang lại cho cuộc sống con người ngập tràn tình bác ái và sự công bằng xã hội. Sự dấn thân này phải luôn mang đậm nét phong hóa và truyền thống của dân tộc. Người giáo dân trong môi trường sống của mình khi giới thiệu Tin Mừng, phải làm thế nào để những người nghe có thể tiếp cận với Tin Mừng mà không có một cảm giác xa lạ với truyền thống văn hóa của họ. FABC nhận ra khả năng của người giáo dân có thể thi hành được điều này qua các cuộc tiếp xúc mang tính cách tình làng nghĩa xóm, qua các cuộc đối thoại được xây dựng bằng các mối tương giao trong xã hội, chẳng hạn như cùng ngành nghề, cùng môi trường làm việc…190

2.2. Sứ mạng truyền giáo của người giáo dân: qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu dự phần vào sứ vụ giải phóng của Chúa Giêsu Kitô, có nghĩa là người tín hữu không sống co cụm trong nhà thờ với những bổn phận thuộc đời sống đạo đức phải thi hành, nhưng còn phải hướng tới việc làm cho mọi người được tiếp cận với Tin Mừng. Vì thế, FABC IV đã nhấn mạnh, người giáo dân phải thi hành trong đời sống thường ngày ba nhiệm vụ đã nhận lãnh qua Phép Rửa. Với chức vụ tư tế, người giáo dân dự phần vào mầu nhiệm cứu chuộc của Chúa Kitô, có nghỉa là dự phần vào những đau khổ, cái chết và sự Phục sinh của Chúa. Với chức vụ tiên tri, người giáo dân được yêu cầu phải làm cho mọi sinh hoạt thường ngày thành những chứng tá cho đức tin. Với

190 X. Nt. số 4.1.3

165

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

nhiệm vụ vương đế, người giáo dân dựng xây vương quốc Thiên Chúa ở trong và ở ngoài Giáo Hội qua những việc làm ghi đậm đức ái, sự thật và công bằng.191

2.3. Canh tân về cơ cấu: tinh thần hiệp thông, tính tập thể và đồng trách nhiệm: Theo tinh thần của Công đồng Vat. II, Giáo Hội được yêu cầu công nhận người giáo dân là thành viên của Giáo Hội với các khả năng và đặc sủng riêng biệt. Bởi đó, Giáo Hội Á Châu phải nghĩ đến việc canh tân cơ cấu của Giáo Hội. Canh tân không chỉ là củng cố và đa dạng hóa các tổ chức đoàn thể trong Giáo Xứ và Giáo Phận, nhưng là kiến tạo một bầu không khí hiệp thông, tính tập thể và đồng chịu trách nhiệm đối với các sáng kiến phong phú và năng động qua các hoạt động của người giáo dân trong việc cộng tác với hàng giáo sĩ.192

2.4. Hoạt động tông đồ của người giáo dân: Các tham dự viên FABC IV đã nhận định rằng, hiện trạng tông đồ giáo dân tại các Giáo Hội Châu Á còn đóng khung trong các hoạt động đoàn thể giáo xứ và thường lệ thuộc hoàn toàn vào sáng kiến của các cha xứ193. Vì thế, FABC IV yêu cầu Giáo Hội tại Châu Á cần mạnh dạn phát huy vai trò người giáo dân tham gia vào công việc tông đồ cách tích cực hơn, khích lệ các sáng kiến, và mời gọi họ dự phần vào các hoạt động tông đồ như là những cộng sự viên chứ không đơn thuần là người thi hành các chỉ thị.

a) Canh tân mối tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân. FABC IV khẳng định rằng, không thể nào chỉ canh tân từ một phía giáo sĩ hay giáo dân, nhưng sự canh tân phải khởi sự từ cả hai. Giáo sĩ và giáo dân có mối tương tác với nhau

191 X.Nt. số 4.4192 X. Nt. số 4.5.2193 X. Nt số 4.6.2

166

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cách chặt chẽ. Vì thế, trong Giáo Hội không có sự kỳ thị hay áp bức. Linh mục có bổn phận giúp người giáo dân ý thức trách nhiệm của họ trong giáo Hội để họ cùng chia sẻ trách nhiệm xây dựng Hội Thánh Chúa với người linh mục194.

b) Huấn luyện cho người giáo dân: người giáo dân cần được huấn luyện trong ba lãnh vực này: (1) Huấn luyện toàn bộ về kiến thức đức tin qua các lớp giáo lý; (2) Huấn luyện cách đặc biệt về kiến thức cũng như lãnh đạo liên quan đến các hoạt động mục vụ như Hội đồng mục vụ, các đoàn thể, các nhóm đặc sủng…; (3) FABC IV nhấn mạnh đến chương trình huấn luyện: như các khóa huấn luyện dài ngày và ngắn ngày, khóa huấn luyện cuối tuần.195

2.5 Linh đạo Giáo dân. FABC IV nhấn mạnh đến linh đạo của người giáo dân: Qua Bí tích Rửa tội, người giáo dân được dự phần vào cái chết và phục sinh của Đức Kitô, do đó, người giáo dân như là thành phần của Dân Thiên Chúa, hiệp thông với Chúa Kitô và thân thể mầu nhiệm của Người. Vì thế, linh đạo của người giáo dân cũng mang đặc tính Lời Chúa và Bí tích. Có nghĩa là, đời sống của người tín hữu phải không thể tách rời khỏi Lời Chúa và Bí tích. Để có thể chu toàn sứ vụ của mình, người giáo dân nhất thiêt phải chăm chú đọc, lắng nghe và sống Lời Chúa, cũng như phải siêng năng lãnh nhận các Bí tích.196

B. GIÁO HỘI VIỆT NAM

1. Thư Chung 1980

Công đồng Vat. II bế mạc, Giáo Hội Việt Nam vẫn còn đang ở trong tình trạng phân cách Bắc – Nam. Mãi cho

194 Nt số 4.7.1.2195 Nt số 2.7.2.1 – 4.7.2.3196 Nt, số 4.8.1 – 4.8.6

167

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tới 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam mới có cuộc gặp gỡ toàn bộ các giám mục Bắc – Nam với bức thư chung 1980 nổi tiếng. Qua bức thư này, Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày lại tư tưởng của Công Đồng về Giáo Hội như là một thực thể sống động và mọi sinh hoạt của Giáo Hội là nhằm đưa loài người và “tất cả thực tại của thế giới loài người đến thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý của Thiên Chúa”197. Điều đó có nghĩa Giáo Hội tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô là phục vụ mọi người hầu qui tụ mọi người vào Vương Quốc sự sống. Việc phục vụ này không dành riêng cho một ai trong Giáo Hội, nhưng là tất cả mọi người, vì thế thư chung cũng đã dành hẳn số 12 để ngỏ lời với giáo dân:

“Chúng tôi xin dựa vào Công đồng để nói với anh chị em rằng: Ơn gọi của anh chị em là nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc âm của Chúa Kitô trong các phận sự trần thế (TL. 31; MV. 43). Nhờ anh chị em, Giáo hội hiện diện ngay trong xã hội và góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của Dân tộc. Nghĩa vụ cao cả của anh chị em là sống làm người tín hữu trung thành của Hội thánh Chúa Kitô và làm người công dân tốt của Tổ quốc. Để giúp anh chị em chu toàn nghĩa vụ đó, chúng tôi đặc biệt nhắc nhở anh chị em vài điểm sau đây:

Anh chị em hãy tin vào ơn Chúa Thánh Thần đã được đổ xuống trong lòng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của anh chị em: cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung trong gia đình và trong xứ đạo. Và nhất là anh chị em hãy đào sâu đức tin bằng việc học và dạy giáo lý ngay trong gia đình của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông huấn về việc dạy giáo lý, đã lưu ý chúng ta rằng: ‘Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, kèm theo và phong phú hóa mọi hình thức dạy giáo lý khác’. Gia đình của anh chị em phải

197 Thư chung 1980, số 7.

168

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa (Cv2 2, 42; 1, 8; TL. 11; TĐ. 11; LBTM. 71)

Nhưng trước tiên gia đình của anh chị em phải được xây dựng theo phép đạo. Chúng tôi tha thiết kêu gọi anh chị em thanh niên quan tâm vun trồng tình yêu trong sạch, và khi lập gia đình liệu cho hôn nhân của mình được chan chứa phúc lành của Thiên Chúa.

Các nỗ lực để xây dựng gia đình công giáo theo tinh thần Phúc âm phải đồng thời làm phát triển nơi anh chị em và con cái những đức tính của người công dân tốt, nhất là ý thức về chân lý và công bình, và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Nhờ hiện diện và sinh hoạt tích cực giữa đời như vậy, anh chị em sẽ làm sáng Danh Chúa và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng Đất nước.”198

Ở đây điểm tích cực của Thư chung được nhìn thấy chính là Hội đồng Giám mục Việt Nam công nhận vai trò của người giáo dân trong việc làm cho Giáo Hội được hiện diện trong xã hội qua các góp phần xây dựng đời sống vật chất cũng như tinh thần của Dân tộc, hay nói cách khác là đồng hành cùng với Dân tộc. Tuy nhiên, Thư Chung chỉ nhấn mạnh đến việc sống sao cho “tốt đạo” qua việc chuyên chăm học Giáo lý, siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, và xây dựng một gia đình vững mạnh theo tinh thần Phúc âm. Thư chung không nói đến những chỉ dẫn thần học về nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo dân trong việc tham gia vào các hoạt động của đời sống Giáo Hội; vì thế, người giáo dân khó nhận ra chỗ đứng và vai trò của họ trong Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vat. II, họ sẽ mãi mang

198 Thư Chung 1980, số 12.

169

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tâm trạng của những người “cấp dưới” chỉ biết thi hành mệnh lệnh của “cấp trên”.

2. Đại Hội Dân Chúa 2010

Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khai mở đại hội Dân Chúa với ước mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng Giáo Hội Việt Nam từ các thành phần Dân Chúa, hầu đưa ra một định hướng nhằm phát triển Giáo Hội trong tương lai. Đại Hội được khai mở với sự háo hức của các thành phần Dân Chúa tại Việt Nam, nhất là về phía Giáo Dân. Háo hức, vì Công Đồng Vat. II đã được khai mạc 50 năm, thế nhưng thành quả của Công Đồng hình như vẫn còn nằm gọn trong các văn kiện mà chưa được đưa phát huy cách cụ thể trong đời sống Giáo Hội. Đây đó, cũng có những cải cách, đặc biệt trong các cử hành Phụng vụ, được mệnh danh là cải cách theo tinh thần Công Đồng, nhưng thực tế những cải cách đó chỉ mang lại những gì hào nhoáng bên ngoài, để rồi, thay vì đưa người tham dự tới gặp gỡ Thiên Chúa, người ta lại tạo ra một cái gì đó dung tục trong sự thánh thiêng!

Nhìn lại 50 năm Công Đồng, hình như vẫn còn có gì đó khúc mắc giữa mối tương giao Giáo sĩ và Giáo dân, và người ta tự hỏi đâu là những thực hành Công Đồng theo chỉ dẫn của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam? Quả thật, Đại Hội Dân Chúa khai mở làm mọi người nức lòng!

Tài liệu làm việc của Đại hội Dân Chúa 2010 cũng kỳ vọng: “sẽ mở hướng cho Giáo Hội tại Việt Nam tiến bước trên chặng đường mới, giữa lòng một đất nước đang đổi thay nhanh chóng trong một thế giới cũng đang không ngừng biến chuyển. Đại Hội Dân Chúa biểu hiện một Giáo

170

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Hội hiệp nhất, cùng nhau kiếm tìm và thực thi thánh ý Thiên Chúa, để hoàn chỉnh những gì còn thiếu sót, đồng thời nghiên cứu và phát huy những phương thức mới, hầu tiến bước vững vàng hơn trong cuộc hành trình đức tin với ý thức ngày thêm sâu sắc về mầu nhiệm Giáo Hội, về tình hiệp thông và sứ vụ của đoàn môn đệ Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam”.199

Hiểu như thế, Thư Chung Hôi Đồng Giám Mục đã minh định: “Đại Hội Dân Chúa đã được diễn ra như một cử hành phụng vụ để cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa, như một hội ngộ gia đình để sống tình huynh đệ, đồng thời như một diễn đàn, để các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa sử dụng quyền tự do thiêng liêng của con cái Chúa, nói lên những nhận thức của trí tuệ được đức tin soi sáng, những thao thức của trái tim được đức mến nung nấu, và những khát vọng của ý chí được đức cậy khơi dậy, nhằm xây dựng và củng cố ngôi nhà Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta hôm nay và ngày mai”200.

Với khao khát mong muốn làm sáng tỏ vị trí và vai trò của người giáo dân trong đời sống Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vat. II, Đại Hội Dân Chúa đề nghị:

- Giáo hội Việt Nam cương quyết thực hiện mô hình Giáo hội hiệp thông và tham gia. Để thực hiện mô hình này, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người giáo dân tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội.

199 Tài Liệu làm việc Đại Hội Dân Chúa 2010, số 1.200 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư Chung công bố ngày 01.05.2011, số 48.

171

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

- Các linh mục cần phát huy cung cách lãnh đạo mang tính tham gia thay cho thái độ độc quyền và độc đoán, cần được học hỏi về phương pháp quản trị điều hành giáo xứ theo một cách thức có khoa học và tổ chức.

- Cần có qui chế chung trong việc tổ chức giáo phận, giáo xứ, liên quan đến vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp của giáo dân.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc huấn luyện giáo dân và tổ chức các khóa thần học giáo dân giúp họ được chuẩn bị tốt đẹp khi tham gia vào các lãnh vực đa dạng của Giáo hội và trần thế.

- Tôn trọng tiếng nói và đề cao sự tham gia của phụ nữ trong các sinh hoạt của giáo xứ, giáo phận.201

Đáp lại những đề nghị nầy, Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 đã chỉ dẫn: “Công đồng Vatican II đã mở đường cho sự tham gia đa dạng của giáo dân vào đời sống Giáo Hội, ngay cả trong việc đào tạo linh mục. Giáo Hội khắp nơi đều thu lượm được nhiều hoa quả từ định hướng này. Trong đời sống Giáo Hội tại Việt Nam, giáo dân đã và đang góp phần thật phong phú và quảng đại cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, như mang Tin Mừng của Chúa đến những vùng xa xôi hẻo lánh, chia sẻ công sức tiền của, nhất là những lời cầu nguyện và bao hy sinh âm thầm để xây dựng sự hưng thịnh và sinh động của cộng đoàn Dân Chúa. Thật đáng trân trọng những đóng góp quý giá đó, nay Giáo Hội cần quan tâm hơn đến việc phát huy phẩm chất của giáo dân bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện về thần học, giáo lý, Kinh Thánh, mục vụ. Đồng thời, cần canh tân những đường hướng và qui chế

201 Bản đúc kết các đề nghị tại Đại Hội Dân Chúa 2010, số 11.

172

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tổ chức giáo phận và giáo xứ, để giáo dân có cơ hội thực thi những quyền chính đáng và trách nhiệm của mình trong Giáo Hội.”202

Đại Hội Dân Chúa đã kết thúc, nhưng thành quả của Đại Hội vẫn còn là dấu chấm hỏi. Tuy nhiên, người giáo dân Việt Nam vẫn hy vọng rằng, Đại Hội Dân Chúa 2010 không là một biến cố đơn thuần là để kỷ niệm một biến cố, nhưng là “thời điểm của ân sủng, là kairos qua đó Thiên Chúa muốn làm bừng dậy cuộc canh tân Giáo Hội của Ngài tại Việt Nam”203, và vì thế, người giáo dân vẫn tràn ngập tin tưởng rằng, thành quả của Đại Hội Dân Chúa sẽ đâm chồi nẩy lộc, người giáo dân Việt Nam thực sự trở thành cộng sự viên của hàng giáo sĩ trong việc xây dựng và phát triển Giáo Hội, chứ không mãi là những thành phần tiêu cực, thụ động trước thúc bách canh tân của Giáo Hội để đem Tin Mừng đến cho mọi người, không mãi là những tín hữu chỉ biết sống lo toan phần rỗi cho riêng mình, nhưng biết tham gia “vào các sinh hoạt trong cộng đoàn với tất cả tinh thần trách nhiệm, không chấp nhận ‘độc tài’ nhưng cũng không đồng hóa ‘tham gia’ với “dân chủ cực đoan’, vì tất cả đều phải vâng phục Thiên Chúa và cùng nhau hướng đến mục đích chung là xây dựng và phát triển cộng đoàn.”204

Để sự kỳ vọng nầy không trở thành vô vọng, có lẽ người giáo dân đang chờ đợi hàng giáo sĩ bắt đầu hành động bằng việc phát huy cung cách lãnh đạo mang tính tham gia thay cho thái độ độc quyền và độc đoán, và khởi sự xây

202 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010, số 27.203 Đề Cương Giáo Hôi tại Việt Nam: Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ, số 1.204 Tài liệu làm việc Đại Hội Dân Chúa 2010, số 16.

173

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

dựng các chương trình huấn luyện cho họ dựa trên nền tảng linh đạo của người giáo dân.

Lm. Antôn Hà Văn Minh

III. Đào tạo đức tin cho các Kitô hữu theo lệnh truyền thừa sai của Hội thánh

ĐÀO TẠO ĐỨC TIN CHO CÁC KITÔ HỮU THEO LỆNH TRUYỀN THỪA SAI CỦA HỘI THÁNH

Hội Thánh là một cộng đoàn loan báo Tin Mừng nhằm làm cho sứ vụ cứu độ của Đức Kitô có thể nhận thấy được trên trần gian. Từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, nhiệm vụ đào tạo đức tin Kitô giáo giữ một trong những mối bận tâm hàng đầu của Hội Thánh. Tông huấn Kitô hữu Giáo dân nói, Hội Thánh đầy sinh lực tìm ra những cách mới mẻ và đầy ý nghĩa nhằm làm cho đức tin của mình “sinh động, có ý thức và tích cực qua ánh sáng của lời chỉ dẫn”205 trong mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh. Bài viết này sẽ phác họa đôi nét căn bản thần học của việc đào tạo đức tin trong tầm nhìn của chiều kích sứ vụ loan báo Tin Mừng. Việc đào tạo đức tin ngày nay sẽ được định hướng thực hiện ưu tiên trong tinh thần Năm Đức Tin “Tân Phúc Âm Hóa để Truyền bá Đức Tin,” đến mức độ người Kitô hữu có thể trở những nhà thừa sai năng động và tích cực hơn trong Hội Thánh địa phương của mình. Tập trung vào ưu tiên này, bài viết nhấn đến Hội Thánh như là thừa sai tự bản chất của mình (AG 2) và do đó, công việc đào tạo đức tin Kitô hữu ngày nay đi trong sự định hướng thừa sai ấy.

1. Đức tin được lãnh nhận từ Hội Thánh

205 X. Christifideles Laici 58.

174

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Người Kitô hữu lãnh nhận đức tin khi được dìm trong Chúa Kitô qua bí tích Thánh Tẩy. Người dự tòng bắt đầu bước vào nghi thức của bí tích Thánh Tẩy, vị chủ sự sẽ hỏi: “Ông (bà, anh, chị) xin gì cùng Hội Thánh”? Dự tòng đáp: “Thưa xin đức tin.” Chủ sự hỏi tiếp: “Đức tin sinh ơn ích gì cho ông (ba, anh, chị)?” Dự tòng đáp: “Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.”206 Khi đó, người tín hữu trở thành phần tử của Hội Thánh, có nghĩa Hội Thánh là cộng đoàn của những người tin và hy vọng, được sống và hiệp thông207

theo lời của Đức Giêsu: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21) và “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Như thế, mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi và sai đi công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Toàn thể Hội Thánh là cộng đoàn thừa sai khi mỗi Kitô hữu có bẩn phận và quyền lợi dựa trên ân sủng của bí tích Thánh tẩy và Thêm sức đem lại, nhờ đó, người giáo dân tham dự đầy đủ vào sứ vụ đã được giao phó cho Hội Thánh (x. RM 71).

2. Nền tảng và mục đích của sự giáo dục đức tin Kitô giáo

Đức Giêsu: nền tảng của việc đào tạo đức tin. Mầu nhiệm của Đức Kitô và sự cứu độ nơi Ngài là trung tâm điểm của việc đào tạo đức tin. Điều ngày có nghĩa tâm điểm của giáo lý Công giáo không là một giáo thuyết hoặc một nguyên tắc luân lý hoặc một hành vi thờ phượng, nhưng một con người, Giêsu Nagiarét. Đức Bênêđitô XVI nói trong tự sắc “Cánh cửa Đức tin” (Porta fidei): “trong thời điểm này, chúng ta luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, “là nguồn và

206 X. Nguyễn Thế Thủ, Cẩm nang các Nghi thức Bí tích và A Bí tích, (T.P. Hồ Chí Minh, 2003), 23.207 X. EN 15.

175

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

tận điểm của đức tin” (x. Dt 12,2).”208 Những phần giáo lý quan trọng khác cũng khẳng định trọng tâm của việc đào tạo đức tin ở việc liên kết hoàn toàn chặt chẽ với chính Đức Kitô và Hội Thánh của Ngài, Ngài không chỉ truyền bá Lời của Thiên Chúa nhưng chính là Lời Thiên Chúa. Vậy, ước gì năm đức tin làm cho quan hệ của các tín hữu “với Chúa Kitô ngày càng thêm vững chắc hơn, vì chỉ trong Ngài mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền.”209

Mục đích của việc đào tạo đức tin cho các Kitô hữu là: việc giáo dục đức tin cho những người đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Như thế, việc giáo dục đức tin không chỉ đặt người tin trong sự đụng chạm nhưng còn trong hiệp thông và thân mật với Chúa Giêsu Kitô: chỉ duy mình Ngài mới có thể dẫn đưa chúng ta đến tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần và làm cho chúng ta được chia sẻ trong sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh. Do đó, mục đích của việc đào tạo đức tin sẽ có sự hiệp thông căn bản với Đức Kitô, làm cho Kitô hữu có thể đào sâu thêm đức tin của mình và sống đời sống Kitô hữu toàn hảo. Các tín hữu sống hiệp thông với Đức Giêsu sẽ kinh nghiệm đời sống mới của ân sủng. Như vậy, đào tạo đức tin cho đời sống Kitô hữu sẽ biểu hiện một sự biến đổi tuôn trào từ việc canh tân tâm trí và cõi lòng (Rm 12,2). Đức tin bao gồm một sự thay đổi đời sống, một sự hoán cải (metanoia: quay trở về), một sự biến đổi cơ bản của tâm trí và cõi lòng. Việc đào tạo đức tin giúp cho các tín hữu sống đời sống của họ đầy ý nghĩa như men trong xã hội và trên toàn thế giới. Đời sống tín hữu Kitô phần lớn cốt ở việc loan báo, cử hành và sống chứng tá. Đức tin sẽ được công bố, cử hành và làm chứng trong và qua đời

208 Bênêđitô XVI, Porta fidei 13. 209 Ibid. 15.

176

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

sống của các tín hữu Kitô. Đức Bênêđitô XVI nói: “sau khi tuyên xưng đức tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Hội Thánh của Ngài. Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ơn thánh nâng đỡ chứng tá của các tín hữu Kitô.”210

3. Định hướng thừa sai trong việc đào tạo đức tin

Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: “việc đào tạo đức tin không thể bị tách rời khỏi hoạt động mục vụ và thừa sai của Hội Thánh.”211 Cho nên chúng ta cùng nhau xét đến định hướng thừa sai trong việc đào tạo đức tin cho các tín hữu Kitô trong thế giới ngày nay đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Sứ vụ của Đức Kitô sẽ đươc tiếp tục và hoàn thành trong Hội Thánh ngày nay chỉ qua cuộc sống tận tâm và quyết liệt bởi dân Chúa về các giá trị Tin Mừng.

Trước tiên, việc đào tạo đức tin dẫn đến việc Tin Mừng hóa bên trong Hội Thánh sẽ Tin Mừng hóa bên ngoài xã hội và thế giới. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rõ: “Con người thời nay tin vào các nhân chứng hơn thầy dạy, vào các kinh nghiệm hơn là đạo lý, vào đời sống và các hành động hơn là các lý thuyết.”212 Do đó, Kitô hữu đích thật sẽ là một nhà thừa sai chân chính và một nhà thừa sai chân chính sẽ là một vị thánh (x. RM 90). Như vậy, khi nhận ra giá trị của mỗi người Công giáo, chúng ta phải nhiệt tình và khuyến khích nhau sống đức tin của mình qua việc canh tân đời sống cá nhân và thông hiệp vào sự thánh thiêng

210 Ibid., 11.211 GP II, Catechesi tradendae (tông huấn về việc dạy giáo lý) 18. 212 GP II, RM 42.

177

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

cộng đoàn, bởi vì “chính việc tuyên xưng đức tin là một hành vi bản thân và đồng thời cũng có tính chất cộng đoàn.... “Tôi tin” cũng là Hội Thánh Mẹ chúng ta, đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin của mình và dạy chúng ta nói “Tôi tin”, “Chúng tôi tin.”“213 Việc đào tạo đức tin sẽ thực hiện nhiệm vụ này như một phần quan trọng cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

Thứ hai, việc đào tạo đức tin làm cho người Kitô hữu nhận ra sự cần thiết của một cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô. Đời sống Kitô hữu đòi hỏi một bổn phận xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian. Như thế, các Kitô hữu cần có một cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô và canh tâm đức tin và bổn phận của mình. Chỉ có cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô mới có thể khơi dậy sự nhiệt tình và tự tin thừa sai của chúng ta và làm cho cộng đoàn tín hữu sống động và mỗi thành viên được thúc đẩy đi loan báo Tin Mừng. Như vậy, việc học hỏi giáo lý giúp chúng ta đi sâu vào trong kinh nghiệm qua một cuộc gặp gỡ thuộc cộng đoàn và cá nhân và hiến dâng khả năng phát sinh hành trình đức tin cá nhân của con người, trong mối quan hệ với tính chất độc đáo của cứ liệu đức tin Kitô giáo. “Để hiểu một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý Công Giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. ... Sách này có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những ai quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay.”214 Do đó, việc học hỏi giáo lý có thể trở thành một cuộc khám phá từng bước một về sự hiểu biết và chấp nhận tự ý của con người về Đức Giêsu trong những cách thức có liên hệ với cuộc sống và cá nhân.

213 Porta fidei 10.214 Ibid. 11.

178

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Thứ ba, việc đào tạo đức tin đưa đến một cuộc hoán cải và biến đổi thật nơi nhà thừa sai. Sự hoán cải này có nghĩa là một cuộc metanoia thực sự, một sự thay đổi của tâm-trí hướng đến một đức tin sâu xa hơn nơi Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô và đưa đến một đời sống yêu thương và đầy tình bằng hữu. Loại thay đổi sâu xa này là một sự kiện quyết định trong đời sống của mỗi Kitô hữu, như cuộc hoán cải của thánh Phaolô, một nhà thừa sai vĩ đại. Cuộc hoán cải và đức tin là hoa trái đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng. Do đó, việc đào tạo đức tin được hiến tặng trong tầm nhìn của việc thức tỉnh, nuôi dưỡng và giáo dục đức tin và của việc đào sâu và hoàn thành cuộc hoán cải ban đầu. Vì thế, việc đào tạo đức tin có một vai trò đặc biệt dẫn đưa tín hữu Kitô đến nhận thức rõ về cuộc hoán cải thật trong Chúa Kitô để tiếp tục sứ vụ của Ngài.

Thứ tư, việc đào tạo đức tin có thể làm chúng ta truyền thông Tin Mừng. Đức Giêsu sai các môn đệ vào trong thế giới tiếp tục sứ vụ của Ngài và phải giữ quan điểm và lối sống thuộc Tin Mừng. Như vậy, mục đích cơ bản của việc loan báo Tin Mừng là xây dựng Nước Thiên Chúa mà cốt ở việc thể hiện tình yêu của Thiên Chúa ra thành tình yêu người thân cận. Chúng ta phải trình bày Đức Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng Trung gian duy nhất, Thiên Chúa trọn vẹn và Con Người trọn vẹn và hiện thân của tình yêu Thiên Chúa Cha, được bày tỏ trong những việc làm cụ thể để mời gọi người ta tin vào Ngài với tất cả sự tự do của mỗi người. Đây là cách thích đáng để trình bày về Đức Kitô và cho phép chính mỗi người tìm kiếm Ngài, như khi Đức Giêsu nói với các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, “Đến và xem” (Ga 1,37).

Cuối cùng, việc đào tạo đức tin vì một định hướng thừa sai dẫn đến một quá trình đối thoại với các tôn giáo khác. Công Đồng Vaticanô II đã cho chúng ta một tầm nhìn

179

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

và sự hiểu biết mới về các tôn giáo khác. Công Đồng nhận ra “hạt của Lời” hiện diện và hoạt động nơi cá tôn giáo khác nhau (AG 11, LG 17). Đặc biệt trong tuyên ngôn về Mối Liên Hệ của Hội Thánh với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo (Nostra Aetate) dạy: “Hội Thánh Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác. Hội Thánh có sự chú tâm cao đối với những phương tiện hành động và lối sống, những giáo giới và giáo thuyết, chúng thường đem lại ánh sáng của Chân lý, Chân lý chiếu soi cho hết mọi người.”215 Trong cách thực hành việc đối thoại liên tôn này Tông huấn Hội Thánh tại Á Châu khẳng định: “Những quan hệ giữa các tôn giáo sẽ được mở mang tôt đẹp nhất là khi mọi người sống trong bầu không khí cởi mở với nhau, có ý muốn lắng nghe, tôn trọng và cảm thông người khác trong những dị biệt của họ. Để làm được những việc này cần phải có tình yêu đối với người khác. Từ đó mới có sự cộng tác, hòa hợp và làm phong phú cho nhau.”216

Như vậy, việc đào tạo đức tin cần có một đường đi mới hướng đến các niềm tin khác có liên quan đến các quốc gia giống như Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và văn hóa.

Chúng ta cố gắng hiểu việc đào tạo đức tin trong các hoạt động thừa sai của Hội Thánh. Hội Thánh là loan báo Tin Mừng – xây dựng Nước Thiên Chúa, được sai đi bởi Đức Kitô, vị thừa sai vĩ đại của Thiên chúa Cha. Hội Thánh phải công bố Tin Mừng của Đức Kitô như một thực tại cứu độ. Sứ vụ căn bản của việc loan báo Tin Mừng này là sự liên tục sứ vụ Đức Kitô đã được ủy thác cho mỗi người được dìm trong chúa Kitô qua bí tích Thánh tẩy. Chúng ta cũng đã trình bày chi tiết việc đào tạo đức tin như sự thân mật với Đức Kitô và sự trưởng thành trong đức tin của cộng đoàn

215 NA 2. 216 EA 31.

180

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

năng động. Như vậy, thừa tác vụ của việc đào tạo đức tin có một vai trò quyết định để định hướng mọi Kitô hữu hướng đến ơn gọi thừa sai của họ trong tình cảnh hiện tại như Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới gửi đến cộng đoàn tín Hữu Kitô tại Á châu: “... sự hiện diện của anh chị em là một hạt giống phong phú, được phó thác cho quyền năng của Chúa Thánh Linh, hạt giống ấy tăng trưởng trong đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, với các tôn giáo cổ kính, với vô số người nghèo. Mặc dù nhiều khi bị gạt ra ngoài lề xã hội, và bị bách hại nhiều nơi, Hội Thánh tại Á châu với đức tin kiên vững, là một sự hiện diện quí giá của Tin Mừng Chúa Kitô, loan báo công lý, sự sống và sự hài hòa.”217 Việc đào sâu nhận thức về sứ vụ loan báo Tin Mừng là rất quan trọng đối vớ Hội Thánh và các thành phần của Hội Thánh, từ việc loan báo Tin Mừng hướng ra bên ngoài trở thành có hiệu lực và hữu ích hơn qua việc loan báo Tin Mừng hướng vào bên trong, đòi hỏi những quan điểm, lối sống và đường đi tới đặc biệt trong việc hoàn thành trọn vẹn sứ vụ của Đức Kitô.

Lm. Phêrô Đinh Ngọc Lâm, CSsR

IV. Những điều phải tin… theo cấu trúc “Ba Ngôi”

NHỮNG ĐIỀU PHẢI TIN… THEO CẤU TRÚC “BA NGÔI”

Dẫn vào

217 Sứ Điệp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thứ 13 gửi Cộng Đoàn Dân Chúa trong http://www.vatican.va/news_ervices/press/ sinodo/documents/bollettino_25_xiii-ordinaria-2012/02_inglese/b30_02 .html, 6-11-2012.

181

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Không đi ngược với tự do của con người, đức tin là một hành vi nhân linh của con người. Khi tin, con người sử dụng trí khôn (wisdom) để “hiểu biết” điều mình đang làm (mặc dù không thể hiểu hết được) và thực sự tự do “ước muốn” (free will) làm điều ấy (có sự ưng thuận của ý chí).218

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác; và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Trong con người, sự tự do là một sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta.219

Thật ra, để đáp ứng những nhu cầu các thời đại khác nhau, Giáo hội đã từng đưa ra nhiều tín biểu: những tín biểu thời các tông đồ,220 tín biểu Quicumque,221 tín biểu Công đồng Tôlêđô,222 tín biểu Công đồng Latêranô,223 tín biểu Công đồng Lyon,224 tín biểu Công đồng Trentô,225 tín biểu của Ðức Giáo hoàng Ðamaxiô,226 bản “Kinh Tin Kính của

218 X. http://en.wikipedia.org/wiki/Free_will (22-6-2012).219 GLHTCG, số 1731, theo bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin (HĐGMVN), Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae) (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2009), 515.220 DS 164.221 DS 75-76.222 DS 525-541.223 DS 800-802.224 DS 851-861.225 DS 1862-1870.226 DS 71-72.

182

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

dân Thiên Chúa” của Ðức Giáo hoàng Phaolô VI (1968).227

Vậy đâu là những điều một tín hữu Công giáo cần tin; một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?

Những điều phải tin

Mặc dù sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có đến hai ngàn tám trăm sáu mươi lăm (2.865) số,228 người ta vẫn có thể đắc dụng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople để giải đáp cho câu hỏi “Một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?”229

Các tín hữu Công giáo nói chung phải tin những điều được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều được truyền dạy qua hành vi long trọng định tín của Giáo hội hoặc qua huấn quyền thông thường và phổ quát. Trong ý thức đó, người ta cần nhận ra rằng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople bao hàm cách “tổng quát mà chi tiết” những điều phải tin, cả những tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín, những giáo huấn tỏ tường và vô ngộ của Giáo hội.230 Đó là những chân lý phải được tin nhận bằng đức tin.

227 Năm 1968, SPF.228 Ngày 11 tháng 10 năm 1992, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông hiến “Kho tàng đức tin” (Constitutio Apostolica “Fidei Depositum”) công bố sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae).229 Trong tất cả các tín biểu, có hai tín biểu chiếm một địa vị rất đặc biệt: Tín biểu Các Tông Đồ (tóm lược trung thành đức tin của các tông đồ) và Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (phát xuất từ hai công đồng đầu tiên, năm 325 và năm 381); x. http://education.yahoo.com/reference /dictionary/entry/Nicene+Creed.230 X. Francis A. Sullivan, Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium (Eugene, OR: Wipt and Stock Publishers, 2003), 13; 41-108.

183

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Vì thế, để tìm hiểu thêm về Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, chúng tôi đặt tín biểu này đối chiếu với Tín biểu Các Tông Đồ. Với sự thêm vào phần Anh ngữ đặt phía dưới phần tiếng Việt (trích dẫn từ số 184 trong Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2009), ý nghĩa các từ ngữ tiếng Việt trong phần này như rõ rệt thêm hơn dẫu rằng có đôi chỗ nên được sửa lại (khi thuận tiện).231

Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople

Tín biểu Các Tông Đồ

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

We believe in one God, the Father, the Almighty, maker of heaven and earth, of all that is, seen and unseen.

Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.

I believe in God the Father almighty, creator of heaven and earth.

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa; Ánh sáng bởi Ánh sáng; Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa

Tôi tin kính Ðức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Ðức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần mà Người xuống

231 Thí dụ: Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy ( I believe in the Holy Spirit, the holy catholic church, the communion of saints, the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and the life everlasting).

184

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

thật; được sinh ra mà không phải được tạo thành; đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng. Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

We believe in one Lord, Jesus Christ, the only Son of God, eternally begotten of the Father, God from God, Light from Light, true God from true God, begotten, not made, of one Being with the Father. Through him all things were made. For us men and for our salvation, he came down from heaven: by the power of the Holy Spirit he was born of the Virgin Mary, and became man. For our sake he was crucified under Pontius Pilate; he suffered died

thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Ðức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.

I believe in Jesus Christ, his only Son, our Lord. He was conceived by the power of the Holy Spirit and born of the Virgin Mary. Under Pontius Pilate He was crucified, died, and was buried. He descended to the dead. On the third day he rose again. He ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again to judge the living and the dead.

185

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

and was buried. On the third day he rose again in fulfillment of the Scriptures; he ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again in glory to judge the living and the dead, and his kingdom will have no end.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống; Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

We believe in the Holy Spirit, the Lord, the giver of life, who proceeds from the Father and the Son. With the Father and the Son he is worshipped and glorified. He has spoken through the Prophets.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.

I believe in the Holy Spirit, the holy catholic church, the communion of saints, the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and the life everlasting.

Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.

Amen.233

Amen.

186

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Amen.232

We believe in one holy catholic and apostolic Church. We acknowledge one baptism for the forgiveness of sins. We look for the resurrection of the dead, and the life of the world to come. Amen.

So với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325) chống lại các điều nòng cốt của mậu thuyết Arianism,234 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381):

(1) nói nhiều hơn về ngôi vị Chúa Kitô; (2) bỏ cụm từ “từ bản thể của Đức Chúa Cha” sau từ homoousios; (3) nói nhiều hơn về Chúa Thánh Thần; (4) bổ túc một số điều về Giáo hội, về nhiệm tích rửa tội, về sự sống lại và cuộc sống đời đời; và (5) không có một án phạt tuyệt thông nào.235

… theo cấu trúc “Ba Ngôi”

232 X. GLHTCG, số 184.233 X. GLHTCG, số 184.234 “Tại Công đồng Nicea (năm 325), Giáo hội tuyên bố một phong trào vào thế kỷ IV là rối đạo vì chối bỏ thần tính thực sự của Chúa Kitô” (McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 92-3).235 “(1) has more about the person of Christ; (2) omits the phrase ‘from the substance of the Father’ after homoousios; (3) says more about the Holy Spirit; (4) adds the articles on the Church, baptism, the resurrection, and eternal life; and (5) contains no anathemas” (Hardon, Pocket Catholic Dictionary, 285).

187

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Vẽ nên những đường nét lớn về thần học Ba Ngôi, Thánh Âutinh cho rằng, để có thể mon men tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa, người ta cần phải có tâm hồn đạo đức, trong sạch, đầy ơn Chúa. Suy luận chỉ là bước đầu để hướng tới chiêm niệm, yêu mến, rồi thực hành.236 Chính khi cử hành thánh lễ Chúa Ba Ngôi cũng là lúc Giáo hội muốn người Kitô hữu nhìn lại hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất: Cha, Con và Thánh Thần. Sự duy nhất ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa.237 Vì vậy, để ứng với “Ba chương của ấn tín rửa tội”,238 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trước hết không chỉ nói về Thiên Chúa Ngôi Thứ Nhất và công trình sáng tạo kỳ diệu; kế đến Thiên Chúa Ngôi Thứ Hai và mầu nhiệm cứu chuộc con người; sau là Thiên Chúa Ngôi Thứ Ba, cội nguồn và nguyên lý thánh hóa nhân loại, mà còn nói đến yếu tố thực hành của niềm tin này trong Giáo hội, một Giáo hội công giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

Chính vì thế, Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm bốn phần: ba phần nói về các Ngôi Thiên Chúa—một phần về Chúa Cha, một phần về Chúa Giêsu Kitô,239 một phần về Chúa Thánh Thần240—và phần cuối về Giáo hội Công giáo duy nhất, thánh thiện và tông

236 Tác phẩm De Trinitate của Thánh Âutinh kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Xin cho con nhớ đến Chúa, hiểu biết Chúa và yêu mến Chúa”.237 X. 1 Ga 4,8.238 Irênê, Dem 100.239 Qua các thế kỷ, có nhiều cuộc tranh luận liên quan đến Chúa Giêsu về những đặc tính phức tạp và mầu nhiệm của Người. Người đồng thời vừa là Thiên Chúa vừa là con người, có hai bản tính và hai ý chí riêng biệt.240 Những vấn đề liên quan đến nguồn gốc và các đặc tính của Chúa Thánh Thần cũng như quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa đã được giải đáp trong các tín điều được định tín.

188

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

truyền. Những tín điều này là các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, những điều các tín hữu Công giáo phải tin (tin = thái độ đáp ứng phù hợp với tín điều).241 Hơn nữa, liên quan đến các điều một người Công giáo phải tin, ta không nên quên các chân lý “nền tảng” mặc dù chưa bao giờ được định tín:

Bởi vì, nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Thánh kinh nói: “Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.”242

Ai khước từ Ta và không đón nhận lời Ta, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải Ta tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, truyền lệnh cho Ta phải dạy gì hay nói gì.243

Vì vậy, niềm tin Công giáo nói chung đòi các tín hữu phải sống công bình và yêu thương, thành thật và can đảm, hòa thuận và tha thứ. Những ai sống như vậy sẽ tìm được sự hướng dẫn cho mình trong Phúc âm và giáo huấn của Giáo hội. Trên thực tế, người Công giáo phải làm tất cả điều này chủ yếu dựa vào quyền giảng dạy của Giáo hội, được gọi là huấn quyền, tức là quyền được thực thi cách long trọng như trong những tuyên bố chính thức của các đức giáo hoàng, trong các công đồng chung gồm các giám mục được các đức

241 X. Sullivan, Creative Fidelity, 41.242 Rm 10,9-11.243 Ga 12,48-49.

189

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

giáo hoàng chỉ định, hoặc qua cách bình thường với những phương thế quen hướng dẫn cho các tín hữu.244

Huấn quyền Giáo hội thi hành quyền bính đã được Chúa Kitô ban cho đến mức độ đầy đủ nhất khi tuyên bố các tín điều, tức là khi đưa ra các chân lý trong mạc khải thánh và buộc các Kitô hữu phải suy phục bằng đức tin không thể đảo ngược, hoặc khi dứt khoát đưa ra các chân lý có mối tương quan thiết yếu với những chân lý này.245

Theo Công đồng Vaticanô I, mọi người Công giáo buộc phải tin tất cả các tín điều của Giáo hội vì người ta không thể đạt được ơn công chính hóa và phần rỗi đời đời nếu như không hoàn toàn tin nhận đức tin tín lý đã được Giáo hội Công giáo Rôma xác định. Các tín điều của Giáo hội là những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải, được các tông đồ truyền lại trong Thánh kinh hoặc được Thánh truyền và Giáo hội trình giải, được sự phán quyết trang trọng và được huấn quyền phổ quát thông thường giảng dạy (which are truths concerning faith and morals revealed by God, transmitted from the Apostles in the Scriptures or Tradition and proposed by the Church, are taught by solemn judgment and by ordinary universal magisterium).246

244 Tuy nhiên, về mặt đức tin và luân lý, các chân lý linh thánh thường được các công đồng chung hoặc đức giáo hoàng ngự tòa công bố để phi bác những giải thích sai lạc về đức tin. Do đó, số tín điều ít hơn các giáo lý thuộc huấn quyền phổ quát và thông thường (x. McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 425).245 GLHTCG, số 88.246 X. http://www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum= 6330 (22-6-2012).

190

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Phải tin bằng đức tin thần linh và Công giáo tất cả những điều chứa đựng trong lời Chúa, được viết ra hoặc được lưu truyền, và những điều được Giáo hội trình giải, hoặc bằng phán đoán long trọng hoặc bằng nhiệm vụ giảng dạy thông thường và phổ quát, để được tin như đã được Thiên Chúa mạc khải.247

Ngoài các tín điều được công nhận cách hiển nhiên trong Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, các điều giáo lý Công giáo trong tín biểu này chắc hẳn có liên quan đến nhiều giáo lý chính yếu khác về đức tin Công giáo, Giáo hội Công giáo, và đời sống Công giáo. Tín biểu đem đến cho người tín hữu Công giáo ánh sáng để hiểu biết các giáo lý khác:248 trung thành với giáo huấn chung quyết, tôn trọng giáo huấn có thẩm quyền, chấp nhận giáo huấn được chuẩn nhận mà không loại bỏ giáo huấn được cho phép (adhering to definitive teaching, respecting authoritative teaching, accepting approved teaching, not rejecting allowed teaching).249 Thực vậy, mặc dù phải tin tất cả các tín điều, nhưng tín hữu Công giáo không buộc phải tin các giáo lý bởi vì các giáo lý không được đoàn sủng vô ngộ bảo vệ. Rõ

247 DS 3011; ND 121; x. Karl Rahner, Foundations of Christian Faith: An Introduction to the Idea of Christianity (London, 1978).248 Chúng có liên quan nhiều hơn đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, bản tính của Thiên Chúa, mạc khải của Thiên Chúa, tất cả các thánh, nhất là Đức Trinh nữ Maria (các tín điều về Đức Mẹ đã được định tín liên quan đến sự cá biệt của Mẹ), đức giáo hoàng (những cuộc tranh cãi về Giáo hội và quyền bính của các vị lãnh đạo Giáo hội cũng dẫn đến việc thiết lập các tín điều), các nhiệm tích và phụ tích, sự sống đời đời, thiên đàng, hỏa ngục, luyện ngục, lời cầu nguyện, kinh Tin Kính, các giới răn, đức ái, hạnh phúc, đau khổ. Vì thế, trong số giáo lý này, cũng có thể tìm được những tín điều khác nữa, đã được cũng như chưa được định tín.249 X. http://www.the-pope.com/magchuco.html (22-6-2012).

191

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

ràng mọi tín điều đều là giáo lý, nhưng không phải giáo lý nào cũng là tín điều. Hơn nữa, “… không có một danh mục các tín điều nào được toàn thể các tín hữu Công giáo chấp nhận, kể cả các giám mục và các nhà thần học”250 bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được sự dị biệt giữa các giáo lý và các tín điều.

Tuy nhiên, với Kinh Tin Kính thì khác. Francis A. Sullivan, trong tác phẩm Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium, đã khẳng định: “không thể hoài nghi rằng mỗi điều của Kinh Tin Kính đều là một tín điều”.251 Chẳng vậy mà vào mỗi Chúa nhật, các tín hữu Công giáo công khai tuyên xưng đức tin của mình qua Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople).252

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

250 McBrien, The HarperCollins Encyclopedia, 425.251 X. Sullivan, Creative Fidelity, 96; x. Leo J. O’Donovan, “A Journey into Time: The Legacy of Karl Rahner’s Last Years,” Theological Studies 46 (1985), 621-44.252 Đó cũng là đoạn dài nhất trong công thức Tuyên xưng đức tin “được những người mà giáo luật buộc phải tuyên xưng đức tin, sử dụng khi bắt đầu nhiệm kỳ một giáo vụ nào đó trong Giáo hội” (“used by those who are obliged by canon law to make a profession of faith at the beginning of their term of office in some responsible position in the church”) (Sullivan, Creative Fidelity, 13).

192

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.253

Tạm kết

Tóm lại, vì lý trí không đủ để giúp chúng ta biết về các sự thật siêu nhiên mà cần phải có đức tin như một ân huệ của Thiên Chúa, người Công giáo buộc phải tin cả các tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín.254 Họ phải tin Thánh kinh và Thánh truyền, qua đó, các chân lý đã

253 Ủy ban Phụng tự (HĐGMVN), Sách lễ Rôma (Missale Romanum, Rôma: Nxb. Vaticanô, 1975) (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), 427-28.254 “Nhiều điều trong Kinh Tin Kính vẫn là những tín điều chưa được định tín, vì Giáo hội thấy không cần phải định tín những điều ấy.” (Sullivan, Creative Fidelity, 57).

193

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

được truyền lại.255 Nghĩa là, họ phải tin (credenda) những điều đã được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều đã được giảng dạy cách phổ quát qua việc định tín trang trọng hoặc qua huấn quyền phổ quát và thông thường. Họ không được quên niềm tin Công giáo vào Chúa Giêsu Kitô và các giáo huấn của Người. Đây là những điều tối cần thiết như phương thế để được công chính hóa và được cứu độ: “Hễ ai tin và chịu phép Rửa thì sẽ được cứu độ; còn kẻ nào không tin sẽ bị luận phạt”.256

Qua các bản văn của mình, Thánh Gioan nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô để có thể đạt đến phần phúc muôn đời mà mọi người Công giáo đều mong ước.

Như ông Môsê đã treo con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị kết án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.257

255 “Không phải tất cả các chân lý như vậy đều có thể tìm được trong Thánh kinh cách rõ ràng, nhưng chúng phải được Giáo hội nhìn nhận là thực sự tiềm ẩn trong kho tàng linh thánh được ủy thác cho Giáo hội.” (Sullivan, Creative Fidelity, 13).256 Mc 16,16.257 Ga 3,14-18.

194

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin tôi Hằng Hữu (I Am), các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.258

Để sở đắc niềm tin này, niềm tin “theo cấu trúc Ba Ngôi”, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài thúc đẩy và giúp quy hướng con tim chúng ta về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mở mắt lý trí và ban sự dịu ngọt cho những ai thành tâm đón nhận và tin theo chân lý mạc khải.

Bạn Hữu

258 Ga 8,24.

195

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Mục Lục

Lời nói đầu............................................................................3Bảng các từ viết tắt................................................................4

Chương I................................................................................5

BẢN VĂN TÔNG THƯ TỰ SẮC PORTA FIDEI VÀ

HƯỚNG DẪN MỤC VỤ CHO NĂM ĐỨC TIN

Nguyên văn Tông thư tự sắc Porta fidei về Năm Ðức Tin của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI..............................................5

Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin.......................................................................................22

Chương II............................................................................40

THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TINCỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VÀ

THƯ MỤC VỤ GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LONG XUYÊN(CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DÂN HĐGMVN)

THÁNG 10 VÀ THÁNG 11 NĂM 2012

Thư mục vụ Năm Đức Tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam……………………………………………………….40

Kinh Năm Đức Tin...………………………………………48

Thư mục vụ về Năm Đức Tin của Đức Giám mục Giáo phận Long Xuyên.........................................................................50

196

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

Chương III...........................................................................56

TÌM HIỂU VÀ HỌC HỎITÔNG THƯ TỰ SẮC PORTA FIDEI

Tìm hiểu bản văn Tông thư tự sắc Porta fidei......................56

Học hỏi về Tông thư tự sắc Porta fidei..............................103

Chương IV.........................................................................142

MỘT SỐ BÀI VIẾT TRONG TINH THẦN NĂM ĐỨC TIN

Sống đạo hạnh phúc: đôi lời chia sẻ với anh chị em tân tòng...........................................................................................142

Vai trò của người giáo dân thời Hậu Công đồng Vaticanô II tại Châu Á và Việt Nam.....................................................156

Đào tạo đức tin cho các Kitô hữu theo lệnh truyền thừa sai của Hội thánh.....................................................................172

Những điều phải tin… theo cấu trúc “Ba Ngôi”................179

Mục lục..…………………………………………………194

197

Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin

198