bản tin logistics - gemadept.com.vn tin... · không còn xếp hàng dài chờ thanh toán...

20
SỐ 15 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 05/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 15

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 05/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

INTERNET OF THINGS (IoT) – INTERNET CỦA VẠN VẬT

Khái niệm

Internet of Things (IoT) là một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi con vật hoặc con người được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa con người-với-con người hoặc con người-với-máy tính. IoT tiến hóa từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) và Internet.

"Thing" - sự vật - trong Internet of Things, có thể là một con người với màn hình cấy ghép tim, một động vật trang trại với bộ tiếp sóng chip sinh học, một chiếc xe ô tô tích hợp các cảm biến để cảnh báo lái xe khi lốp quá non – hoặc bất kỳ đồ vật nào do tự nhiên sinh ra hoặc do con người sản xuất ra mà có thể được gán với một địa chỉ IP và được cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu qua mạng lưới.

Khái niệm Internet of Things mới ra đời từ 1999, song thực tế nó đã phát triển từ nhiều thập kỷ. Chẳng hạn, các thiết bị Internet đầu tiên là một chiếc máy bán nước giải khát Coke tự động tại trường Đại học Carnegie Melon (Mỹ) vào đầu những năm 1980. Các nhà lập trình có thể kết nối máy qua Internet, kiểm tra tình trạng của máy và xác định trong máy còn Coca Cola nữa không, để quyết định bổ sung thêm vào máy.

IoT sẽ thay đổi ngành bán lẻ trong tƣơng lai?

Khi nối các vật thể (ở kho hàng) với Internet, người bán hàng có thể khai thác từ kho dữ liệu nhằm cải tiến quy trình kinh doanh và phản ứng nhanh chóng với những tình huống biến động theo thời gian thực. Khi nối các vật thể (ở kho hàng) với Internet, người bán hàng có thể khai thác từ kho dữ liệu nhằm cải tiến quy trình kinh doanh và phản ứng nhanh chóng với những tình huống biến động theo thời gian thực

1. Những kho chứa hàng thông minh hơn nhờ bộ cảm biến

Nhờ các bộ cảm biến (sensor) trong kho hàng, nhà bán lẻ có thể thông báo cho người quản lý biết khi nào cần phải làm việc gì. Ví dụ, 1 tủ lạnh gắn cảm biến có thể phát hiện những đồ lưu trữ nào sắp hết để cảnh báo. Ý tưởng này cũng có thể áp dụng cho các giá đựng đồ bán hàng

2. Không còn xếp hàng dài chờ thanh toán

Một trong những ứng dụng đầu tiên của cảm biến trong kho hàng là các chip nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). Chip RFID gửi các tín hiệu cho bộ cảm biến thu nhận và xác định được hàng hóa đang đựng trong giỏ mua hàng. Nhờ vậy, giảm được thời gian xếp hàng thanh toán. Nếu kết hợp với những ki-ốt tự phục vụ thì dòng người xếp hàng sẽ biến mất, nhiều khách hàng đi xem hàng hơn, giảm nhân viên bán hàng và nhờ đó tăng lợi nhuận cho người bán.

3. Mang lại trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa

Một ứng dụng của cám biến là phân loại được khách hàng mua sắm. Camera thông minh có thể xác định lứa tuổi, giới tính, dân tộc của khách hàng. Những thông tin này có thể dùng để tạo ra trải nghiệm mua hàng phù hợp hơn vào những khoảng thời gian nhất định. Ý tưởng này tương tự như những gì người bán đã làm với “cookie” khi khách mua sắm trực tuyến.

4. Giảm chi phí vận hành

Dịch vụ vận chuyển hàng UPS khá nổi tiếng vì đã kết nối các xe tải chở hàng với Internet. Nhờ vậy, UPS biết chính xác vị trí từng xe tải tại bất kỳ thời điểm nào, mức xăng/dầu còn lại và các số liệu cần thiết khác. Những số liệu này kết hợp với những nguồn dữ liệu khác như thời tiết để tái định tuyến xe chạy, điều chỉnh nhiệt độ lưu trữ cho các xe tải lạnh và xác định những nguy cơ hỏng hóc cần bảo trì trước khi xe xảy ra tai nạn.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

5. Dữ liệu lớn gần gũi với các kho chứa hàng

Tăng cường sử dụng IoT nghĩa là phát sinh nhiều dữ liệu hơn cho nhà bán lẻ ở kho chứa hàng của mình. Khả năng truy cập chi tiết các dữ liệu về sở thích mua sắm của khách hàng như: mua gì, mua như thế nào, thích loại hàng nào … cho phép người bán khai thác triệt để hơn những thông tin và công cụ bán hàng mà họ đã có trên cửa hàng trực tuyến. Nói cách khác, IoT và Dữ liệu lớn kèm theo cho phép nhà bán lẻ áp dụng mô hình vận hành dựa nhiều trên dữ liệu hơn, giúp tăng doannh thu, giảm chi phí và do đó tăng lợi nhuận.

Khi IoT trở nên phổ biến hơn ở cửa hàng và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, các nhà bán lẻ thông minh sẽ tận dụng IoT tạo nên lợi thế cạnh tranh. Họ sẽ khai thác được tri thức mà IoT mang lại để giúp họ ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

SỰ LỚN MẠNH CỦA LOTTE MART

Lotte Mart Việt Nam

Lotte Mart Việt Nam trực thuộc tập đoàn Lotte của Hàn Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại trung tâm thương mại Lotte Mart đã có mặt tại 4 quốc gia tại châu Á gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, Lotte Mart đã khai trương 7trọng điểm như: Lotte Mart Nam Sài Gòn quận 7; Lotte Mart Phú Thọ quận 11 (TP HCM); Lotte Mart Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và Lotte Mart Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng), Lotte Mart Bình Dương (tỉnh Bình Dương), Lotte Mart Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), Lotte Mart Đống Đa (Hà Nội) và mới đây là Lotter Mart Cần Thơ đã được triển khai tại Tp. Cần Thơ. Đây sẽ là dự án đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà bán lẻ này tại ĐBSCL. Dự kiến, đến cuối năm nay, Lotte Mart sẽ khai trương thêm 3 trung tâm thương mại mới tại TP.HCM, Hà Nội và TP. Vũng Tàu.

Từ khi bước vào thị trường Việt Nam (từ năm 2008 đến nay), Lotte Mart luôn không ngừng vươn lên với mục tiêu làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nỗ lực tối đa để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Lợi thế cạnh tranh của Lotte Mart

Việc thấu hiểu văn hóa tiêu dùng của khách hàng là một trong những thế mạnh của Lotte Mart. Lotte Mart đã khá thành công và hiện đang dẫn đầu về thị trường bán lẻ tại Hàn Quốc. Vì thế Lotte Mart

nhà đầu tư đến từ phương Tây.

Ngoài ra không gian mua sắm rộng rãi, hàng hóa đa dạng, giá cả cạnh tranh và phong cách phục vụ lịch thiệp cũng là những lợi thế của Lotte Mart.

Cơ cấu hàng hóa phân phối trong hệ thống siêu thị Lotte Mart

Hiện nay, tại các hệ thống Lotte Mart, hàng Việt Nam đã chiếm hơn 90%, còn lại là các mặt hàng ngoại nhập. Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững, phát triển, Lotte Mart thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xúc tiến hợp tác kinh doanh, đảm bảo tính công bằng và minh bạch với tất cả các doanh nghiệp. Quá trình đăng ký và xúc tiến hợp tác được thực hiện theo quy trình: đăng ký, thẩm định hồ sơ, thuyết trình và đánh giá, quyết định hợp tác, đăng ký thủ tục, nhập hàng (test), ký kết chính thức, đánh giá sau thu mua.

Kế hoạch đón đầu khi khi mở cửa theo cam kết WTO

Tính đến thời điểm năm 2014, Lotte Mart đang có 257 siêu thị đang hoạt động tại các thị trường Châu Á, bao gồm tại 4 quốc gia là Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Với kế hoạch chiến lược đến năm 2018, Lotte Mart đang triển khai mở rộng hoạt động doanh nghiệp bằng việc khai trương 700 siêu thị, đưa Lotte Mart vươn ra thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, kế hoạch chiến lược đến cuối năm 2014, Lotte Mart sẽ hoạt đông 10 siêu thị và đến năm 2020 dự kiến sẽ vận hành 60 siêu thị Lotte Mart trên khắp cả nước. Lotte Mart Việt Nam với tiêu chí không ngừng nỗ lực hết mình phục vụ khách hàng để trở thành doanh nghiệp phục vụ bán lẻ tốt nhất tại thị trường Việt Nam.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY ĐỊNH MỚI VỀ CẤP BIỂN SỐ XE

Theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe, cơ quan chức năng cấp biển số xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. Trường hợp cấp mới, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; cấp hồ sơ sang tên, di chuyển xe; cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe thì thời gian hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất thì thời gian xác minh và hoàn thành thủ tục không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thông tư nêu rõ, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/06/2014

Ô TÔ ĐI KIỂM ĐỊNH ĐƢỢC DÁN “ẢNH”

Thông tư số 10/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT và Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) quy định xe cơ giới vào kiểm định phải được chụp ảnh.

Cụ thể, xe cơ giới phải chụp ảnh tổng thể xe và ảnh biển số đăng ký của xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định để in trên Phiếu kiểm định; chụp ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía sau bên phải theo chiều tiến của xe. Ảnh chụp rõ nét (độ phân giải tối thiểu 300dpi), thể hiện được tổng thể xe và biển số xe, phần ảnh xe cơ giới chiếm tối thiểu 75% diện tích của ảnh để in trên giấy chứng nhận. Riêng xe khách sẽ được chụp thêm phần ảnh bên trong khoang hàng khách.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/06/2014.

TỪ NGÀY 01/07/2014 CHÍNH THỨC THU PHÍ TẠI TRẠM THU PHÍ T3

Theo Quyết định số 1731/QÐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Công ty CP đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) được tổ chức thu phí tại Trạm thu phí T3 lý trình Km 56+450 quốc lộ 51 kể từ ngày 1-7 để hoàn vốn đầu tư Dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 51 theo hình thức BOT đoạn từ Km 0+900-Km 73+600 tỉnh Ðồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

TĂNG CƢỜNG KHÁM VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE LÁI XE TẠI DN KINH DOANH VẬN TẢI

Nghiên cứu từ các cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy người lái xe nếu đáp ứng được các quy định về sức khỏe, có trạng thái thần kinh tốt (không bị rối loạn tâm thần kinh do sử dụng ma túy) sẽ là một giải pháp rất quan trọng thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ở nước ta, khám và quản lý sức khỏe lái xe tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là yêu cầu có tính pháp lý. Các cơ sở y tế tham gia khám sức khỏe cho lái xe phải đảm bảo các quy định của Bộ Y tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng chuyên môn và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lái xe cơ giới đường bộ. Trong các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe lái xe, người thầy thuốc và xã hội quan tâm đặc biệt đến tình trạng thị lực, thính lực của lái xe; khả năng nhận biết màu sắc (thông qua đánh giá rối loạn sắc giác) vì trong thực tế có khá nhiều người không xác định được chính xác các màu như nhầm lẫn giữa màu xanh với màu đỏ và trạng thái tâm thần kinh của người lái xe.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, nhằm làm tốt công tác đảm bảo TT ATGT thông qua việc bảo vệ sức khỏe người lái xe, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Công văn số 2049/BGTVT-VT ngày 28/02/2014 và Công văn số 6174/BGTVT-YT ngày 28/5/2014 chỉ đạo các Sở GTVT, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Y tế GTVT và cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác khám sức khỏe, quản lý sức khỏe đối với lái xe kinh doanh vận tải bằng ô tô.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 43/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Theo đó, Thông tư 43 quy định lại về mức doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là 1% thay cho mức cũ được quy định tại Thông tư 126/2008/TT-BTC là 2%.

Về chi quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Thông tư 43 quy định, chi quản lý Quỹ và chi khác: Mức chi không vượt quá 6% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm. So với mức chi cũ được quy định tại Thông tư 103/2009/TT-BTC là không vượt quá 3%.

Thông tư 43 cũng sửa đổi mức chi hỗ trợ nhân đạo không vượt quá 12% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm so với mức chi cũ được quy định tại Thông tư 151/2012/TT-BTC là 15%.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/05/2014.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ QUỸ BẢO TRÌ ĐƢỜNG BỘ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 56/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan về nguồn hình thành Quỹ; nguyên tắc phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ; trách nhiệm của một số cơ quan chức năng.

Nguồn hình thành quỹ

Nghị định sửa đổi, bổ sung: Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: 1-Phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (ô tô); 2- Phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (mô tô) sau khi đã trừ đi phần nộp vào ngân sách địa phương để UBND cấp xã đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sửa đổi nguyên tắc phân chia nguồn thu phí

Nghị định 56/2014/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung: Phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô được nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào Quỹ địa phương.

Trước đó, Nghị định 18/2012/NĐ-CP quy định, phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ của địa phương đó.

Bổ sung trách nhiệm

Nghị định 56/2014/NĐ-CP đã bổ sung thêm trách nhiệm đối với Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh.

Theo đó, ngoài những nhiệm vụ đã quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, Bộ Tài chính còn phải quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ đăng kiểm) đối với xe ô tô cho phù hợp với từng đối tượng nộp phí.

UBND cấp tỉnh phải xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dành toàn bộ hoặc tỷ lệ phân chia nguồn phí thu được đối với mô tô giữa phần chi cho UBND cấp xã để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và phần bổ sung Quỹ địa phương; quy định việc quản lý, sử dụng phần phí để lại cho UBND cấp xã để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/08/2014.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIÁ CƢỚC VẬN TẢI Ô TÔ

Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT, các dịch vụ kinh doanh vận tải sau thực hiện kê khai giá cước: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Theo dự thảo, có 2 dịch vụ kinh doanh vận tải phải kê khai giá cước là: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Các dịch vụ còn lại như: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, trong trường hợp cần thiết, Sở Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải trình UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế thực hiện kê khai giá tại địa phương.

Kê khai lại giá vận tải khi điều chỉnh từ 5%

Theo dự thảo, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền ít nhất 5 ngày làm việc trước khi thực hiện theo giá kê khai thay vì 3 ngày như quy định hiện hành.

Dự thảo nêu rõ, kê khai giá lần đầu được thực hiện khi đơn vị bắt đầu tham gia kinh doanh hoặc lần đầu thực hiện kê khai giá theo quy định.

Kê khai lại giá được thực hiện khi đơn vị điều chỉnh giá từ 5% trở lên so với mức giá kê khai trước liền kề. Trường hợp một lần điều chỉnh hoặc tổng các lần điều chỉnh mức giá (so với lần kê khai trước liên kề) dưới 5%, đơn vị không phải kê khai lại giá, nhưng phải gửi thông báo mức điều chỉnh giá tới cơ quan chủ trì tiếp nhận văn bản kê khai giá. Trường hợp một lần điều chỉnh hoặc tổng các lần điều chỉnh mức giá (so với lần kê khai trước liên kề) từ 5% trở lên, đơn vị phải kê khai lại giá theo quy định. Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo.

Niêm yết giá cƣớc vận tải

Theo dự thảo, tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện niêm yết giá vé theo quy định. Phải thông báo công khai (trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán) tại quầy bán vé, mặt ngoài, bên trong xe để thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng. Ngoài công khai giá dưới hình thức niêm yết giá, đơn vị phải thông báo công khai giá cước vận tải bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, các đơn vị thuộc đối tượng kê khai giá thì niêm yết theo mức giá đã kê khai; riêng giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định giá cước niêm yết là giá đã kê khai và đăng ký lưu hành vé. Các đơn vị kinh doanh vận tải không được thu cao hơn giá cước niêm yết.

Theo quy định hiện hành, các đơn vị không thuộc đối tượng kê khai giá thì niêm yết theo mức giá do đơn vị quy định. Tại dự thảo, Liên Bộ Tài chính – Giao thông vận tải nêu rõ: Các đơn vị không thuộc đối tượng kê khai giá thì thực hiện niêm yết theo mức giá do đơn vị kinh doanh vận tải quy định bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Bộ GTVT đang dự thảo Nghị định về lao động hàng hải trong đó quy định chi tiết về hợp đồng lao động, chế độ hồi hương, chế độ làm việc và nghỉ ngơi và các chế độ khác đối với thuyền viên.

Bộ GTVT cho biết, Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (Công ước MLC 2006) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 23/2/2006 và có hiệu lực từ ngày 20/8/2013. Tính đến ngày 8/5/2013, Việt Nam là quốc gia thành viên thứ 40 tham gia phê chuẩn trước khi Công ước có hiệu lực, thể hiện sự đồng thuận rất lớn của cộng đồng hàng hải Việt Nam và Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 8/5/2014. Để chuẩn bị triển khai thực hiện khi Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, việc nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật trong nước là việc làm rất cần thiết. Qua quá trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật, giữa Công ước MLC 2006 với pháp luật Việt Nam còn có nhiều nội dung của Công ước mà pháp luật Việt Nam chưa quy định hoặc quy định chưa phù hợp, hoặc còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau.

Dự thảo Nghị định về lao động hàng hải được Bộ Giao thông vận tải soạn thảo gồm 7 chương, 34 điều và 4 phụ lục kèm theo. Trong đó, quy định về yêu cầu tối thiểu để thuyền viên làm việc trên tài biển Việt Nam; điều kiện lao động đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; điều kiện về chỗ ở, khu vực giải trí, thực phẩm và cung cấp thực phẩm cho thuyền viên; bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế, phúc lợi và an sinh xã hội; quản lý nhà nước về lao động hàng hải,…

Đặc biệt, Chương III của dự thảo đã quy định chi tiết về tổ chức dịch vụ việc làm cho thuyền viên, hợp đồng lao động thuyền viên, tiền lương, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên, chế độ nghỉ phép hằng năm, nghỉ lễ, Tết, hồi hương, trợ cấp cho thuyền viên khi tàu bị tai nạn hoặc chìm đắm và chính sách nâng cao trình độ, kỹ năng nghề và tạo việc làm cho thuyền viên.

ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH NIÊN HẠN SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Bộ GTVT đang dự thảo Nghị định quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện nhập khẩu đối với phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam (lần 2).

Dự thảo giải thích rõ: Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian được phép sử dụng của phương tiện thủy nội địa. Còn niên hạn sử dụng phương tiện nhập khẩu đối với phương tiện thủy nội địa là thời gian tính từ ngày phương tiện bắt đầu được đóng cho đến ngày phương tiện được nhập khẩu về Việt Nam.

Theo dự thảo, niên hạn sử dụng của phương tiện nhập khẩu đối với tàu khách và tàu chở người không quá 10 năm, đối với các phương tiện thủy nội địa khác không quá 15 năm.

Cũng tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP), xi măng lưới thép và bê tông cốt thép được quy định từ 18 – 35 năm. Cụ thể như sau:

TT Loại phƣơng tiện Niên hạn sử dụng (năm)

1 Tàu chở hàng khô, hàng rời không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên hoặc có động cơ và tổng công suất động cơ từ 135 sức ngựa trở lên

35

2 Tàu kéo, tàu đẩy và tàu công trình 30

3 Tàu chở hàng nguy hiểm 30

4 Phương tiện chở dầu 30

5 Tàu khách

5.1 Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi 35

5.2 Tàu khách khác 30

5.3 Tàu chở khách cao tốc 20

6 Tàu đệm khí 18

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Hải Phòng

Tháng 5/2014, về cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng chủ yếu là container, sắt thép, máy móc thiết bị, thức ăn gia súc đều tăng hơn so với tháng trước.

Tổng sản lượng hàng hoá thông qua toàn cảng: Thực hiện tháng 05 là 1.794.000 tấn vượt 5,5% kế hoạch. Sản lượng luỹ kế 5 tháng là 8.063.000 tấn đạt 41,6% kế hoạch năm 2014 (19.400.000 tấn).

Trong đó:

- Hàng xuất khẩu: thực hiện 488.000 tấn đạt 101,7% kế hoạch.

- Hàng nhập khẩu: thực hiện 903.000 tấn vượt 18,8% kế hoạch.

- Hàng nội địa: thực hiện 403.000 tấn đạt 87,6% kế hoạch.

Cảng Đà Nẵng tăng trƣởng mạnh 5 tháng đầu 2014

Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng tháng 5/2014 đạt 591.000 tấn, lũy kế 5 tháng đạt 2.419.000 tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngóai. Đặc biệt, lượng hàng container thông qua Cảng trong tháng 5 là 19.182 TEUS, đưa sản lượng container của 5 tháng đầu năm lên 86.043 TEUS, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là lượng container tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

Từ những con số khả quan gặt hái được trong thời gian vừa rồi, Cảng Đà Nẵng hy vọng sớm hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm 2014: sản lượng hàng hóa qua Cảng đạt 5.500.000 tấn, sản lượng container đạt 210.000 TEUS

Cảng Vũng Rô khai thác hàng đạt kỷ lục từ trƣớc đến nay

Trong tháng 5, đơn vị này đã khai thác được 73.000T hàng hóa các loại, đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Những năm trước, vào những lúc cao điểm của vận tải biển, mỗi tháng, cảng Vũng Rô chỉ có thể xếp dỡ tối đa từ 50.000 tấn đến 60.000 tấn hàng hóa các loại nhưng nay nhờ tổ chức sản xuất hợp lý, tăng thêm lực lượng xếp dỡ, trong 2 tháng 4 và 5/2014, cảng Vũng Rô đã khai thác vượt ngưỡng 60.000 tấn/tháng. Các mặt hàng được chủ tàu, chủ hàng đưa về cảng Vũng Rô xếp dỡ là xi măng, clinke, đường, tinh bột sắn, mật rỉ, lúa, gạo, đá granite,… trong đó 50% là tinh bột sắn và đường.

Theo kế hoạch, trong năm 2014, cảng Vũng Rô sẽ khai thác 440.000 tấn hàng hóa các loại. Trong 5 tháng, đơn vị này đã xếp dỡ được 238.000 tấn, bằng 55% kế hoạch. Với lượng hàng hóa như hiện nay, Công ty TNHH MTV Cảng Vũng Rô phấn đấu đạt ½ triệu tấn hàng thông qua cảng năm 2014.

Cảng Cát Lái đang quá tải

Hiện nay tình hình sản xuất tại cảng Cát Lái đang rất căng thẳng, chủ yếu do nguyên nhân sản lượng xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh. Thống kê trong 4 tháng đầu năm 2014, sản lượng container XNK qua cảng Cát Lái đạt trên 1,1 triệu teus, tăng 15% so với cùng kỳ. Đặc biệt sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong tháng 3 và tháng 4/2014 đều vượt qua mốc 300.000 teus/tháng. Đây là mức cao nhất từ trước tới nay.

Hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu ƣớc đạt 27,9 triệu tấn

Theo Sở GTVT -27,9 triệu tấn, đạt 54% so với kế hoạch năm 2014 và tăng 22% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó: hàng container đạt 10,9 triệu tấn; hàng lỏng đạt gần 7 triệu tấn; hàng khô đạt hơn 10 triệu tấn.

Sở GTVT cho biết, để tạo điều kiện cho các cảng thu hút ngày càng nhiều hàng hóa, Sở sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải; Trình dự thảo nhiệm vụ quy hoạch và dự toán quy hoạch xây dựng trung tâm logistics Cái Mép Hạ sau khi có chủ trương thực hiện của UBND Tỉnh. Ngoài ra, trong quý III, Sở GTVT sẽ tổ chức chương trình làm việc kết nối chủ yếu với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vận tải và chủ cảng, hãng tàu nhằm giải quyết triệt để những nguyên nhân còn tồn tại ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, tâm lý chung của chủ hàng và tạo nguồn hàng cho cảng.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 05/2014 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Cảng Hiệp Phƣớc: sẽ phát triển khu cảng thành trung tâm kinh tế cảng biển

Trong buổi kiểm tra thực địa dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) và dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè sáng 24/05/2014, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: từng bước biến khu cảng Hiệp Phước và các khu vực lân cận thành trung tâm kinh tế về cảng biển, đủ sức cạnh tranh với các cảng biển trong khu vực.

Cụ thể, theo báo cáo của Ban quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp, đến nay việc nạo vét luồng Soài Rạp cơ bản hoàn tất, tháng 4/2014 đã tổ chức cho tàu trọng tải lớn từ 30.000-54.000 tấn lưu thông cập Cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT). Dự kiến trong tháng 6/2014, luồng Soài Rạp tiếp tục đón tàu trên 60.000 tấn vào giao thương hàng hóa. Theo ông Lê Hoàng Quân, hiện dọc luồng Soài Rạp có ba cảng lớn, đó là cảng Tân Cảng Hiệp Phước (quy mô 15ha), cảng SPCT (40ha) và cảng Sài Gòn Hiệp Phước (54ha), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển TP ra biển. Đặc biệt, xung quanh các cảng đều có hạ tầng giao thông kết nối như tuyến đường vành đai, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, quy hoạch hệ thống metro,...

NGÀNH LOGISTICS

Đà Nẵng: Đầu tƣ 370 triệu USD xây dựng Trung tâm Logistics hiện đại

Theo thống kê những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng đã có sự thay đổi về tỷ trọng. Theo đó tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng chất xám, công nghệ cao ngày càng tăng trong khi đó, tỷ trọng các mặt hàng gia công có giá trị thấp đang giảm dần. Dự kiến, đến năm 2015, Đà Nẵng sẽ đạt lượng hàng hóa lưu chuyển là hơn 42 triệu tấn/ năm và đến 2020 đạt trên 62 triệu tấn/năm. Mức độ tăng trưởng hàng hóa trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2015 tăng mạnh, khoảng 8, 5 % /năm và từ 2015 đến 2020 từ 6 đến 6,5 %/ năm.

Nhằm tăng cường việc luân chuyển hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, đặc biệt là các nhóm hàng CNTT, công nghệ cao trong nước với khu vực và quốc tế, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng trong thời gian tới, TP Đà Nẵng quyết định xây dựng Trung tâm Logistics hiện đại, với diện tích lên đến 140 ha, tại địa bàn xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng (phía tây đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi).

Được biết, nguồn vốn để đầu tư xây dựng trung tâm Logistics cấp vùng này khoảng 370 triệu USD tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng (kho bãi, cảng cạn, khu ga, đường sắt kết nối…); và đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến (thiết bị theo dõi luồng hàng, cơ sở dữ liệu quản trị Logistics, thiết bị bốc xếp hàng hóa, xe đầu kéo và các phần mềm tại trung tâm Logistics và các khu cảng biển, ga đường sắt, cảng hàng không…).

Bên cạnh đó,TP Đà Nẵng còn ưu tiên đầu tư cho hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển tự động tại các đầu mối giao thông vận tải hàng hóa; Tăng cường kết nối liên thông đa phương thức giữa trung tâm Logistics và hệ thống giao thông vận tải; Đầu tư hệ thống điều khiển tự động, hải quan điện tử cũng như đẩy mạnh áp dụng trao đổi thông tin điện tử khi thực hiện thủ tục hành chính, nhằm đảm bảo hình thành nên một Trung tâm Logistics đạt chuẩn quốc tế.

Đồng Nai cần hơn 49 nghìn tỷ đồng để phát triển logistics

Vừa qua UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định thành lập Tiểu ban dịch vụ vận tải, logistics với nhiệm vụ

tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo phát triển dịch vụ tỉnh, UBND tỉnh trong công tác xây dựng kế

hoạch, chương trình phát triển về lĩnh vực dịch vụ vận tải và logistics. Đồng thời, UBND tỉnh Đồng

Nai cũng đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới hệ thống kho cảng ICD trên địa bàn đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030. Theo đó, các cảng ICD được quy hoạch theo 5 khu vực: khu vực huyện

Nhơn Trạch; khu vực huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất; các kho thuộc quy hoạch vùng xung

quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành; khu vực thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Tân Phú

và khu vực thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng này dự kiến là 49.017 tỷ đồng.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

WB đề xuất 9 dự án giúp giảm chi phí vận tải

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) về thúc đẩy thương mại thông qua giao thông đường thủy nội địa và ven biển Việt Nam, nếu đầu tư tối đa 1.150 triệu USD cho việc nâng cấp các hành lang đường thủy chính hiện nay sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được hơn 71% chi phí vận tải và giảm 23-68% khí thải từ vận chuyển đường thủy ở các tuyến huyết mạch.

Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Theo số liệu điều tra của ông Luis C. Blancas, Chuyên gia Giao thông vận tải thuộc Vụ Phát triển Bền vững Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, vận tải thuỷ nội địa chiếm khoảng 48% tổng trọng tải vận chuyển của cả nước. Trong đó, các mặt hàng chính như gạo, mía đường, gỗ, vật liệu xây dựng, phân bón, hàng thủy sản... tỷ lệ vận chuyển thông qua các phương tiện thuỷ chiếm tỷ lệ cao (từ 30-80%). Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông thủy nói chung của Việt Nam chưa được chú trọng.

Cần đầu tƣ 9 dự án trọng điểm

Trên cơ sở phân tích các số liệu về tiềm năng phát triển của các tuyến vận tải thuỷ chính tại Việt Nam, đồng thời tính toán các khả năng nhằm nâng cao hiệu quả và tiết giảm chi phí vận chuyển, nhóm nghiên cứu của WB đề xuất thực hiện 9 dự án nâng cấp cải tạo các tuyến vận tải thủy trên cả nước. Cụ thể như sau:

Ở khu vực miền Bắc, nhóm đề xuất thực hiện dự án nâng cấp tuyến hành lang số 1 (Quảng Ninh -Việt Trì) từ đường thủy cấp II lên cấp I; nâng cấp tuyến hành lang số 2 (Hải Phòng-Ninh Bình) và tuyến hành lang số 3 (Hà Nội-Lạch Giang) từ cấp III lên cấp II. Các dự án này sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2014-2020, với tổng kinh phí khoảng 450-750 triệu USD.

Ở khu vực miền Nam, nhóm đề nghị thực hiện dự án nâng cấp tuyến hành lang đường thủy số 1 (TP. Hồ Chí Minh-Vĩnh Long) từ cấp III lên cấp II. Dự án này có thể thực hiện từ 2014-2016 với tổng chi phí từ 150-250 triệu USD.

Ngoài các dự án trên, nhóm nghiên cứu của WB đề xuất ngành giao thông nên tính toán thực hiện thêm 5 dự án nhỏ khác là: nâng cấp cảng vận tải container ven biển ở miền Bắc, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cửa ngõ mở rộng ở đồng bằng sông Hồng để phục vụ thị trường Hà Nội; thúc đẩy hiện đại hóa động cơ và đội tàu trong giao thông VTĐTNĐ… Tổng kinh phí thực hiện các dự án này khoảng trên 100 triệu USD.

Theo tính toán của các chuyên gia tại WB, nếu được đầu tư đúng tiến độ và hiệu quả thì sau khi hoàn thành 9 dự án nói trên, chi phí vận tải đường thủy ở các tuyến hành lang chính sẽ tiết kiệm được ít nhất từ 71%, trong khi đó lượng khí thải sẽ giảm xuống 23-27% so với thời điểm hiện nay. Song song đó tỷ lệ người đi lại bằng các phương tiện thuỷ cũng sẽ tăng lên 0,5-3% vào năm 2030.

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu các dự án nói trên được thực hiện, mỗi năm sẽ có khoảng 18 triệu tấn hàng hóa được chuyển từ vận tải đường bộ sang vận tải đường thủy. Với mức phí vận chuyển đường thủy trung bình khoảng 0,17 USD tấn/km, rẻ hơn so với vận chuyển đường bộ. Như vậy, mỗi năm các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí rất lớn dành cho vận chuyển hàng hóa.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất giải pháp nhằm g

như sau:

:

.

:

0% đối với tiền lương (bao gồm cả tiền công và phụ cấp) của sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu.

:

; đối với hoạt động vận tải nội địa của tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, áp dụng

mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% trong vòng 3 năm; đối với nguồn thu từ vận tải hàng hóa

trên tuyến vận tải biển, được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm. Đối với

dự án đầu tư tàu biển tham gia vận tải hàng hóa XNK, doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn lưu động

với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam; doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được ưu

tiên mua nhiên liệu phục vụ nhu cầu vận tải nội địa với mức giá ưu đãi tại Nhà máy lọc dầu Dung

Quất. Đối với hàng hóa nhập khẩu dùng tàu biển Việt Nam vận chuyển, được giảm 10% mức thuế

nhập khẩu theo quy định hiện hành của văn bản pháp luật liên quan.

o

3 khu

-

.

o , nâng cao năn

.

o

.

o

.

o

, l

.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

:

.

:

o -

-

-

-

-

- 50.000 DWT.

o

.

o , hệ thống cảng cạn hình thành một số địa điểm trong nội địa để

làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK bằng container, bãi gom hàng hóa XNK, bãi chứa

container hậu phương của cảng biển. Thực chất các vị trí đó chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ thông

quan là chính (khối lượng hàng hóa XNK bằng container làm thủ tục hải quan tại ICD chiếm

35-40%).

o

, giúp

.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

DHL TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ “XANH” VÀO VIỆT NAM

Ngày 21/04/2014, Công ty TNHH Chuyển Phát Nhanh DHL-VNPT công bố đầu tư và đưa vào hoạt động 43 xe Mercedes Vito. Ưu điểm của đội xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 và thân thiện môi trường hơn khi giảm hơn 20% lượng khí thải so với trước,…

Việc nâng cấp phương tiện vận chuyển là một phần trong cam kết toàn cầu của DHL Express, nhằm tăng hiệu quả giảm phát khí thải carbon và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đợt đầu tư mới đội xe này có tổng trị giá vào khoảng 2 triệu USD.

Đội xe của DHL di chuyển trung bình mỗi ngày khoảng 10.000 km, trên khắp các tuyến đường Việt Nam. Do đó, thông qua đầu tư mới này, việc giảm thiểu khoảng ¼ khí thải sẽ góp phần mang đến một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn. Ngoài ra, đội xe mới tiêu thụ ít hơn 20% nhiên liệu vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Với nỗ lực giảm thiểu khí thải carbon tốt hơn, DHL đã tố chức chương trình đào tạo lái xe sinh thái cho các nhân viên giao hàng để đào tạo, nâng cao kỹ thuật lái xe của họ. Chương trình hướng đến việc hướng dẫn các tài xế cách lái xe tối ưu không những giúp giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ, giảm khí thải CO mà còn hạn chế tai nạn.

DHL là nhà cung ứng hậu cần toàn cầu đầu tiên thiết lập mục tiêu giảm thiểu khí thải CO2 có thể đo lường được thông qua chương trình GoGreen. Bắt đầu thực hiện từ năm 2007, Chương trình hướng đến mục tiêu, năm 2020, đạt giảm thiểu 30% lượng khí thải các-bon từ hoạt động vận chuyển của công ty. Và để đạt được điều này, DHL đã thiết lập lộ trình rõ ràng để quản lý lượng khí thải các-bon từ năng lượng tiêu thụ trong khối văn phòng, trung tâm khai thác và vận chuyển đường bộ, đồng thời đo lường hiệu quả của các chương trình giảm thiểu khí thải được áp dụng.

Việc đánh giá khí thải các-bon lần đầu tiên được giới thiệu bởi DHL Express khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2008. Và từ đó, phát triển thành quy trình đo lường khí thải cụ thể tại hơn 1.000 cơ sở ở 27 thị trường thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

DHL HỖ TRỢ TRẺ EM ĐẾN TRƢỜNG

Ngày 12/05/2014, hãng chuyển phát nhanh DHL cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ Hội Từ thiện Trẻ em Sài Gòn (SCC) thông qua việc tặng thêm 25 chiếc xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Các khoản tài trợ của DHL là một phần trong quan hệ đối tác 10 năm với SCC. Cho đến nay, thông qua SCC, công ty đã tặng 100 chiếc xe đạp để các em học sinh khó khăn có phương tiện cơ bản đến trường.

DHL - VNPT Express cam kết hỗ trợ giáo dục và phát triển bền vững và là một phần trong chiến lược trách nhiệm doanh nghiệp toàn cầu "Sống có trách nhiệm" của DHL.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

FEDEX TĂNG CƢỜNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH

Tập đoàn FedEx vừa công bố Báo cáo “Công dân toàn cầu hàng năm” lần thứ 6. Đây là báo cáo liệt kê những thành tựu của công ty trong việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững hơn bằng cách cải thiện hiệu quả hoạt động và tham gia vào các cộng đồng địa phương. Theo đó, báo cáo cho thấy trong những năm qua FedEx đã giảm thiểu đáng kể tác động vào môi trường nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan.

Thông qua những sáng kiến và cải tiến, FedEx tiếp tục cắt giảm lượng khí thải ra môi trường, gia tăng hiệu quả hoạt động và đạt được tiến triển tốt cho những mục tiêu bền vững vào năm 2020 của công ty. Năm 2013, FedEx đã giảm 4.2% mật độ khí thải CO2 của máy bay đồng thời vẫn gia tăng tổng số chuyến bay cũng như doanh thu của công ty. Việc giảm thiểu này giúp mật độ khí thải CO2 tổng thể của máy bay giảm 22.3% tính từ năm 2005, điều này tạo thuận lợi cho công ty đạt được mục tiêu giảm thiểu khí thải 30% vào năm 2020.

Đội xe vận chuyển của FedEx Express cũng đạt được tiến triển tương tự, với hiệu quả nhiên liệu được cải thiện đến 5% trong năm 2013. Điều này cũng giúp công ty có thể đạt được mục tiêu gia tăng 30% hiệu quả nhiên liệu tính từ năm 2005 vào năm 2020, với mức độ cải thiện tích lũy cho tới bây giờ là 27%. Nhiều cải tiến này có được là nhờ vào việc hiện đại hóa đội ngũ phương tiện vận chuyển mà FedEx đã cam kết. Những nỗ lực trước đây như thay thế máy bay đã giúp tiết kiệm 30% chi phí đồng thời giúp cắt giảm lượng khí thải nhà kính. Những lợi ích bổ sung cũng đã được nhận thấy bằng việc bổ sung hơn 3,700 xe vận chuyển dùng công nghệ cao cấp, bao gồm công nghệ chạy bằng dầu diesel sạch hiệu quả cao, điện, pin nhiên liệu hydrogen, và hệ thống khí gas tự nhiên hóa lỏng và nén.

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, FedEx đã mở rộng quy mô đội xe chạy bằng năng lượng thay thế với việc tung ra 10 xe vận chuyển chạy điện tại Hong Kong năm 2013, đây là đội xe chạy điện không xả khí thải đầu tiên của FedEx trong khu vực. Vào tháng 4/2013, FedEx cũng hợp tác với Nissan Motor tiến hành kiểm tra hiện trường cho loại xe thương mại e-NV200 chạy điện 100% tại Singapore, đây là đợt kiểm tra hiện trường đầu tiên trong chương trình này.

Ngoài ra, FedEx còn tạo điều kiện cho việc kết nối tới các thị trường mở và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ. Trong năm 2013, FedEx tích cực cổ vũ cho việc mở rộng thương mại tự do thông qua các thỏa thuận đã được đề nghị như Thỏa Thuận Dịch Vụ Quốc Tế, thỏa thuận Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Bên cạnh đó, FedEx cũng đạt được những tiến bộ trong các hoạt động cộng đồng, như cứu trợ các nạn nhân trong cơn bão Hải Yến, cộng tác với tổ chức Safe Kids Worldwide, giáo dục về an toàn giao thông cho hơn 520,000 trẻ em tại Châu Á/TBD trong năm 2013, tổ chức cuộc thi Thách Thức Thương Mại Quốc Tế cho các học sinh trong khu vực Châu Á/ TBD. Trong năm tài chính 2013, tổng đóng góp cho từ thiện trên tất cả các lĩnh vực của FedEx – bao gồm đóng góp tiền mặt trực tiếp, đóng góp các tình nguyện viên và năng lực vận chuyển – lên đến hơn 46 triệu USD.

Tại Việt Nam, -

: đưa vào khai thác máy bay vận chuyển Airbus 310; kéo dài thời gian khóa sổ vận chuyể cụ FedEx Quick Form; dịch vụ gửi hàng dây chuyền lạnh dùng bao bì đặc biệt, giúp giữ lạnh hàng trong nhiệt độ từ 2-8 độ; chương trình mổ tim miễn phí cho các bệnh nhân nghèo “Nhịp đập trái tim”; chương trình mổ mắt miễn phí cho dân nghèo ““Bệnh viện mắt bay - Orbis Flying Eye Hospital”,…

Với những nỗ lực của mình, FedEx Express đã được trao Giải Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) Toàn Cầu lần thứ 6 được tổ chức tại Indonesia

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

THACO RA MẮT DỊCH VỤ LOGISTICS TRỌN GÓI ĐẦU TIÊN Ở MIỀN TRUNG

Ngày 06/06/2014, Công ty cổ phần ôtô Chu Lai-Trường Hải (THACO) tổ chức đón chuyến tàu TRUONG HAI Star3 cập cảng lần đầu tiên tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam và giới thiệu dịch vụ logistics trọn gói đầu tiên tại miền Trung.

Dịch vụ logistics trọn gói đầu tiên tại miền Trung do THACO giới thiệu gồm vận tải đường bộ (cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ kết nối tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên toàn quốc); vận tải đường biển (cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển kết hợp vận tải đa phương thức; dịch vụ vận chuyển hàng nội địa và quốc tế); dịch vụ kho vận, phân phối (cung cấp dịch vụ gom hàng xuất/nhập khẩu; dịch vụ kho ngoại quan theo tiêu chuẩn châu Âu; trung tâm phân phối hàng nhập khẩu/hàng nội địa); dịch vụ cảng biển (cảng Chu Lai-Trường Hải được xây dựng với chiều dài luồng 11km tính từ phao số 0, có độ sâu 8,7m, tiếp nhận tàu có tải trọng 15.000 DWT giảm tải. Cảng nằm cách đường Quốc lộ 2,5km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa). THACO giới thiệu dịch vụ logistics nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên.

Với tư cách là doanh nghiệp đã đầu tư nhiều dịch vụ tại Khu phức hợp Chu Lai-Trường Hải, THACO sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh việc lưu trữ, đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, hạ tầng, bảo trì thiết bị. Với mong muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu tại Việt Nam, THACO đang có chương trình giảm 60% cước phí vận chuyển đường biển cho khách hàng trên tuyến Chu Lai-Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại

Để tăng khả năng vận chuyển, lưu trữ..., THACO đã đầu tư mua tàu TRUONG HAI Star3 và vỏ container với kinh phí 78 tỷ đồng. Đây là tàu biển thứ ba do công ty đầu tư. Tàu có tải trọng toàn phần 8.015 DWT, khả năng vận chuyển 657 TEU. Khu dịch vụ cảng, hậu cần cảng được đầu tư mở rộng đến 173ha với tổng vốn đầu tư đến nay đạt 514,9 tỷ đồng.

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 05/2014:

- Hoạt động DC: DC Sóng Thần đã đưa vào hoạt động DC 4 với diện tích >7.000m2. Tổng cộng 4 DC của Gemadept Logistics tại KCN Sóng thần bao gồm DC1, DC2, DC3 và DC4 đều hoạt động khá hiệu quả với công suất đạt trên 90%. Các DC đã được bố trí đủ nguồn lực (với 3 ca 24h/24h) nhằm đáp ứng kịp thời lượng hàng nhập xuất hàng ngày và chuẩn bị kế hoạch cho các tháng sắp tới khi sản lượng hàng hóa dự kiến sẽ tăng cao.

- Kho café: trong tháng 5 hàng tiếp tục nhập kho, đến cuối tháng stock trong kho đạt trên 50.000 tấn. Lượng hàng này sẽ xuất hết đến cuối năm.

- Hoạt động TDV: Gemadept Logistics luôn ủng hộ và chấp hành chủ trương vận chuyển hàng đúng tải trọng của Chính phủ và Bộ GTVT vì điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong giao thông, tăng tuổi thọ của phương tiện vận tải cũng như bảo vệ hệ thống cầu đường,…

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

DRAGÒNLY 2.0: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VẬN TẢI

DragonFly là hệ thống quản lý điều hành vận tải sử dụng hộp đen GPS kết hợp với công nghệ truyền dữ liệu không dây (GPRS) và bản đồ số (GIS) giúp quản lý phương tiện và tài sản một cách dễ dàng, góp phần giải quyết hiệu quả bài toán chi phí cho cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động vận tải.

Tổng quan giải pháp

DragonFly 2.0 là hệ thống quản lý điều hành vận tải sử dụng hộp đen GPS kết hợp với công nghệ truyền dữ liệu không dây (GPRS) và bản đồ số (GIS) mang lại cho nhà quản lý những lợi ích thiết thực:

Theo dõi chính xác vị trí, tốc độ, trạng thái (dừng/chạy) của phương tiện.

Quản lý hiệu quả sử dụng phương tiện của nhân viên.

Điều phối xe hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ.

Chống trộm cắp, thất thoát tiêu hao nhiên liệu.

Bảo vệ tài sản của DN một cách tối ưu.

Mô hình hoạt động hệ thống

Giải pháp DragonFly sử dụng một thiết bị được gọi là hộp đen định vị (GPS) gắn vào xe. Hộp đen GPS làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin từ xe và truyền dữ liệu về máy chủ trung tâm qua sóng điện thoại di động (GPRS). Máy chủ trung tâm ghi lại tất cả dữ liệu trả về. Người dùng được cung cấp một tài khoản Web truy cập vào máy chủ trung tâm xem lại tất cả hoạt động của xe.

Các chức năng quản lý

Giám sát vị trí và lộ trình xe theo thời gian thực trên nền bản đồ và bản đồ vệ tinh.

Tự động cảnh báo về trung tâm khi vượt quá tốc độ cho phép hoặc vượt khỏi vùng giới hạn.

Báo động tình trạng khẩn cấp về trung tâm.

Theo dõi âm thanh từ xa.

Trạng thái xe hiển thị trực tiếp ở trung tâm trên bản đồ số chi tiết 63 tỉnh thành.

Lưu lại lộ trình từng xe trong thời gian 01 tháng hoặc 06 tháng (tùy theo khách hàng).

Hệ thống báo cáo chi tiết, đa dạng giúp nhà quản lý nhanh chóng tổng hợp tình hình.

Thao tác xử lý đơn giản, nhanh chóng, tiện dụng cho người không chuyên máy tính.

Cho phép tạo và quản lý riêng các điểm trên bản đồ số.

Có thể kết hợp với một số cảm biến đặc thù khác để gửi các thông số cần quan tâm như: mức tiêu hao nhiên liệu (xăng, dầu), nhiệt độ, độ ẩm,... qua RFID, barcode,... về trung tâm.

Thiết bị hộp đen GPS

Có 2 dòng (phổ thông và cao cấp) với chủng loại và mẫu mã đa dạng tương ứng với các tính năng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Dòng phổ thông: TK102, VT 3.0, GT3X,... Chức năng theo dõi vị trí, tốc độ, quản lý lộ trình, theo dõi âm thanh, phát tín hiệu SOS, thoại, ....

Dòng cao cấp: DF220, Track V, VT 3.1,...

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Một số hình ảnh mô phỏng các chức năng

Theo dõi tất cả các thiết bị Theo dõi từng thiết bị trên bản đồ vệ tinh

Theo dõi lộ trình trên bản đồ vệ tinh Báo cáo tổng hợp

Báo cáo lộ trình theo ngày Chức năng tạo địa điểm

Báo cáo theo địa điểm Chức năng quản lý thiết bị

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

CẠNH TRANH BÁN LẺ VÀ CƠ HỘI CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

Năm 2014 được xem là năm bản lề, nếu các doanh nghiệp trong nước không “bật” lên được thì sẽ phải chấp nhận lùi bước trong cuộc chiến giành thị phần ở thị trường bán lẻ

Theo Bộ Công Thương, các kênh bán lẻ hiện đại hiện chiếm 20% thị trường bán lẻ trong nước. Doanh thu khối doanh nghiệp (DN) ngoại đang chiếm gần 70% toàn ngành bán lẻ. Còn theo Công ty Tư vấn AT Kearney (Mỹ), doanh số bán lẻ tại Việt Nam năm 2014 dự báo tăng 23%, qua đó cho thấy người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nên kênh bán hàng này có nhiều cơ hội phát triển.

Được chú ý nhất gần đây là sự kiện đại gia bán lẻ Aeon (Nhật Bản) mở trung tâm mua sắm đầu tiên tại quận Tân Phú, TP HCM. Với vốn đầu tư 100 triệu USD, Aeon Tân Phú thu hút khách hàng bằng dịch vụ của người Nhật: 1/3 hàng hóa bán tại đây có xuất xứ từ Nhật. Sau trung tâm này, tháng 10/2014, Aeon mở thêm 1 trung tâm ở Bình Dương và sang 2015 sẽ mở ở Hà Nội; kế hoạch đến 2020 sẽ xây dựng chuỗi khoảng 20 trung tâm Aeon tại Việt Nam.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2007, Lotte Mart (Hàn Quốc) vừa khai trương trung tâm thương mại đầu tiên ở Hà Nội cũng là siêu thị thứ 7 của hệ thống. Dự kiến trong năm nay, Lotte sẽ mở thêm 5 trung tâm (vốn đầu tư từ 30-40 triệu USD/siêu thị) và mục tiêu đến năm 2020 sẽ mở 60 trung tâm trên toàn quốc, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Wal-Mart (Mỹ) đã chính thức khẳng định sẽ đầu tư vào Việt Nam, không chỉ để đón đầu thị trường bán lẻ mở cửa 100% vào năm 2015 mà còn để khai thác lợi thế của nhà nhập khẩu khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Group đã khai trương Robinsons Department Store đầu tiên ở Hà Nội, cuối năm nay sẽ khai trương cửa hàng thứ hai ở TP HCM.

“Ông lớn” đã có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu là Metro Cash & Carry cũng không ngừng mở rộng hệ thống. Đã sở hữu 24 siêu thị, không tiết lộ kế hoạch mở siêu thị mới hằng năm nhưng BigC cho biết sẽ không hạn chế số lượng nếu tìm được mặt bằng tốt. Với 20 siêu thị trên toàn quốc, Metro Cash & Carry đang đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường và nỗ lực làm mới, định vị lại khách hàng: tập trung vào khách hàng trọng tâm, đặc biệt là nhóm khách hàng DN kinh doanh độc lập vừa và nhỏ, nâng cấp dịch vụ chuyên nghiệp hơn.

Trong khi DN ngoại bước vào giai đoạn tăng tốc thì DN bán lẻ trong nước yếu kém về nhiều mặt lại phải trải qua thời gian dài khó khăn do sức mua suy yếu đã dần đuối sức. Một số thương hiệu dè dặt chọn giải pháp co cụm, khai thác và giữ ổn định thị phần sẵn có, một số đang nỗ lực bứt phá.

Không thể hoàn thành kế hoạch đến 2015 mở 100 siêu thị, năm nay, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) sẽ mở thêm 8 siêu thị Co.opmart, đẩy mạnh phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi Co.opFood. Song song đó, tiếp tục thay đổi không gian mua sắm và triển khai giai đoạn 2 “Dự án Điện toán tập trung” để chuẩn hóa việc quản lý tồn kho và quản lý tài chính. Do tác động của thị trường, sức mua chung không tăng trong khi áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà bán lẻ, bản thân Saigon Co.op cũng chưa có sự đột phá vươn lên mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và nguồn nhân lực chưa tốt. Đây cũng là điểm yếu chung của các nhà bán lẻ Việt Nam.

Trước thực trạng này, các DN bán lẻ nội địa không thể tiếp tục duy trì kiểu “mạnh ai nấy làm” mà cần tăng cường liên kết hợp tác - nhất là trong lĩnh vực logistics (kho vận), cung ứng dịch vụ. Mỗi DN cũng phải có chiến lược kinh doanh riêng, nâng cấp chất lượng hàng hóa, dịch vụ để mang lại thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, hướng đến phát triển bền vững.

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày

11-01-2015, các nhà bán lẻ nước ngoài

sẽ được phép thành lập DN 100% vốn

tại Việt Nam thay vì mức tối đa 50% như

hiện nay. Điều này đồng nghĩa với viễn

cảnh sẽ có thêm nhiều siêu thị, trung

tâm thương mại của DN ngoại mọc lên.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG LOGISTICS”

Đối tƣợng tham dự:

o Lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý.

o Phòng ban hoạt động về dự báo, hoạch định kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp.

o Bộ phận Quản trị chuỗi cung ứng, thu mua, bán hàng; Bộ phận logistics, kho bãi….

Thời gian, địa điểm:

o Sáng 08h30 – 11h30 Chiều: 11h30 – 16h30

o Hà Nội: 3 ngày 18, 19, 20/ 06/ 2014, tại Hội trường tầng 7, tòa nhà VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

o TP.Hồ Chí Minh: 3 ngày 12, 13, 14/ 06/ 2014, tại Tòa nhà ITAXA, Số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Mục tiêu đào tạo:

o Thiết lập mục tiêu, chiến lược, đánh giá và quản lý nhu cầu.

o Nâng cao khả năng quản lý vận hành doanh nghiệp, quản lý thu mua cung ứng, quản lý quy trình logistics, quản lý mối quan hệ doanh nghiệp và đối tác.

o Ứng dụng công nghệ lên chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng giám sát và đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng. Đào tạo tư duy và cách điều hành cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp tiến dần tới phát triển bền vững.

Học phí tham dự: 2.200.000 VND/học viên

Đơn vị tổ chức: VCCI

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

HỘI THẢO KHOA HỌC: “VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN TỪ NĂM 2015”

Đơn vị chủ trì: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

Thời gian: khoảng từ 13 đến 17/10/2014

Địa điểm: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"Time is more valuable than money. You can get more money, but you cannot get more time.”

- Jim Rohn (1930 - 2009) -