chi dung nguyen -...

5
CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a Vietnamese politician. He is currently the Minister of Planning and Investment of Vietnam, and is a member of Vietnam National Assembly, XIV term of 2016-2021. He was elected representative of the 14th National Assembly of Vietnam for the province of Quang Tri, including Dong Ha, Quang Tri and Trieu Phong, Hai Lang. In the Communist Party of Vietnam, he is currently a member of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (XII), former Secretary of Ninh Thuan Provincial Party Committee.

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHI DUNG NGUYENMinister of Planning and

Investment of Vietnam

CHI DUNG NGUYENMinister of Planning and Investment of Vietnam

Dr. Chi Dung Nguyen is a Vietnamese politician. He is currently the Minister of Planning and Investment of Vietnam, and is a member of VietnamNational Assembly, XIV term of 2016-2021. He was elected representative of the 14th National Assembly of Vietnam for the province of QuangTri, including Dong Ha, Quang Tri and Trieu Phong, Hai Lang. In the Communist Party of Vietnam, he is currently a member of the CentralCommittee of the Communist Party of Vietnam (XII), former Secretary of Ninh Thuan Provincial Party Committee.

TĂNG TRƯỞNG THỊNH VƯỢNG, BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

VÀ HÒA NHẬP XÃ HỘI

(Bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo Nhìn lại mô hình

tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội)

Tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường, công bằng và

hòa nhập xã hội là những trụ cột chính của các quốc gia, trong đó có Việt Nam

nhằm xây dựng một nước phát triển, hiện đại. Trong Hiến pháp năm 2013 đã xác

định các mục tiêu to lớn và đầy khát vọng trong tương lai của Việt Nam, đó là

“dân giàu, nước mạnh”, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ

cũng đặt ra mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Qua 30 năm “Đổi Mới” đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam,

tốc độ tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện, Việt Nam đã trở thành

nước có mức thu nhập trung bình. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt

được những thành tựu ấn tượng, là cơ sở để tăng trưởng thịnh vượng, bền vững

cho những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất

trong vòng 10 năm qua, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao

nhất trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tăng trưởng đã từng bước được

cải thiện. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 6%.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực, đã giảm dần dựa vào khai

thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến,

chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt. Tăng trưởng đều ở các khu vực của nền kinh tế

và đạt được những thành tựu khác về giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi

trường. Năm 2017 cũng đã ghi nhận những thành công của Việt Nam trong thực

hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu

tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường kinh

doanh của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, niềm tin của người dân,

doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục, với

gần 127 nghìn doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài thu hút được gần 36 tỷ USD,

kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 425 tỷ USD. Môi trường kinh doanh của

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 nền

kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng

5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. GDP bình

quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, đóng góp của TFP chưa

được như kỳ vọng; nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu về kinh tế vẫn

nghiêm trọng. Bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng

gia tăng. Các vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu; cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4, hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức.

Để thực hiện tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững môi trường trên

nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đã và đang thực hiện các biện

pháp trọng tâm sau:

2

- Thứ nhất, tiếp tục tập trung tạo dựng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách

và môi trường, điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ,

thông suốt, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do

sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều hành hiệu quả chính

sách tiền tệ, chính sách tài khoá và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh

tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển theo cơ chế thị trường.

Chấm dứt việc xây dựng các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ,

sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được

sản xuất, tiêu dùng, làm hạn chế sự tham gia thị trường các thành phần kinh tế.

- Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu

doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, thu hút chọn

lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nguồn

lực từ xã hội, dân cư và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn lực nhà nước mang

tính dẫn dắt, định hướng.

Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, cạnh

tranh bình đẳng. Áp dụng thực tiễn quản trị tốt của quốc tế đối với doanh nghiệp

nhà nước. Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hoá và bán hết phần

vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ

chế thị trường.

Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng

của nền kinh tế. Thể chế hoá đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự

do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ. Xoá bỏ các rào cản, chính

sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh

doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn, đất

đai, khoáng sản, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh

tế tư nhân. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công

nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Tự do hóa thị

trường nhân tố sản xuất, nhất là đất đai, lao động và công nghệ. Nâng cao năng

lực doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp FDI

Chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút, nâng cao hiệu quả FDI, phục vụ tái

cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc

gia lớn, gắn với yêu cầu chuyển giao và lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và

quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư

nhân trong nước, nhất là trong phát triển ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ

trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích liên kết và chuyển giao công nghệ

cho doanh nghiệp trong nước.

3

- Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo

Đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, lấy doanh nghiệp và các định chế

Nghiên cứu và Phát triển (R &D) làm trung tâm, phát huy năng lực sáng tạo của

mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, k ết nối doanh

nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.

Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ. Ứng dụng các

thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy sản xuất thông minh (tập

trung trong nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin) và xây dựng đô thị thông

minh. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhân lực, cải tổ hệ

thống giáo dục đại học và đào tạo nghề.

- Thứ tư, phát huy các cực tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và

đô thị

Phát triển các cực tăng trưởng mới với việc xây dựng 3 đặc khu hành chính

- kinh tế với thể chế vượt trội, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát huy các cơ

chế đặc thù ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, làm đầu tàu và tạo sự lan tỏa cho cải

cách và phát triển.

Xây dựng các quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành, phù hợp với

kinh tế thị trường; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Nâng cao chất

lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,

quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch.

Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy

tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; tạo không gian phát triển

thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm,

manh mún, kém hiệu quả.

Tận dụng đô thị hóa để đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Định

hình lại chính sách và đầu tư để phát huy mật độ kinh tế xung quanh các vùng đô

thị lớn và các đô thị thứ cấp có tiềm năng; giảm phân biệt xã hội về tiếp cận dịch

vụ giữa người nhập cư và cư dân đô thị.

Thứ 5, bảo đảm công bằng và hòa nhập xã hội

Thay đổi vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công. Thực hiện cơ

chế thị trường và đẩy mạnh xã hội hoá đối với cung cấp các dịch vụ công. Chuyển

từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng và từ cấp kinh phí cho các đơn vị cung ứng sang

hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.

Đổi mới chính sách xã hội phù hợp với thay đổi cấu trúc dân số khi tỷ lệ

người nghèo còn rất thấp, tầng lớp trung lưu tăng nhanh và già hóa dân số. Đảm

bảo bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người

yếu thế. Thúc đẩy phát triển và đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu vì sự thịnh

vượng chung.

Thứ 6, phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

4

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu.

Tăng cường khả năng chống chịu; huy động nguồn lực đầu tư các công trình, dự

án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; phòng, chống ngập úng

đô thị.

Đảm bảo bền vững môi trường bao gồm bảo vệ chất lượng nguồn tài nguyên

thiên nhiên (không khí, đất và nước); lồng ghép khả năng chống chịu trước tác

động khí hậu vào kế hoạch kinh tế, chính sách ngành và đầu tư hạ tầng; quan tâm

đến các nguồn năng lượng sạch. Hướng đến đầu tư “thông minh” (với sự tham gia

của khu vực tư nhân) nhằm tính đầy đủ các phí tổn về khí hậu và môi trường.

Diễn đàn hôm nay tập trung vào 4 nội dung gồm: (i) Tăng trưởng kinh tế

bền vững và hòa nhập xã hội: Các thách thức, mô hình và lộ trình; (ii) các sáng

kiến về đầu tư và tài chính cho phát triển bền vững; (iii) Các xu hướng gần đây về

đổi mới và công nghệ để ứng phó với biến đổi khí hậu; và (iv) Chiến lược phát

triển đặc khu kinh tế và hành chính bền vững. Những nội dung này đã cụ thể hóa

các trụ cột trên của mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và

hòa nhập xã hội. Các kết quả, kiến nghị của Diễn đàn sẽ tiếp tục đóng góp vào

việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới, nhất là chuẩn bị cho

việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030/.