chÍnh trỊ - thỜi sỰthongtintuyengiaogialai.vn/files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối...

68
* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 02/GP-XBBT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 02/2020. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LÊ PHAN LƯƠNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] Ảnh bìa 1 trên: Lực lượng vũ trang tỉnh diễu hành tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh 17/3/2015. Ảnh bìa 1 dưới: Đông đảo lực lượng CBCNVC tỉnh diễu hành tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh 17/3/2015. 2 7 10 12 16 20 22 24 27 29 31 33 36 39 42 45 48 51 53 56 60 62 64 CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ l Gia Lai những thành tựu của chặng đường 45 năm giải phóng, dựng xây và phát triển. l Tinh thần cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đời đời bất diệt!. l Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. l Đảng bộ Kông Chro: 70 năm đoàn kết, xây dựng và phát triển. l Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai: 30 năm một chặng đường vẻ vang. THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾ l Một số kết quả chủ yếu của diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 50. l Một số nội dung đáng chú ý trong thông điệp Liên Bang Nga năm 2020. KINH TẾ - VĂN HÓA - QUỐC PHÒNG, AN NINH l Bộ đội biên phòng Gia Lai xứng đáng là lực lượng chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. l Những bà mẹ của Nhân dân ta. l Năm 2020, Thể thao thành tích cao Gia Lai đợi chờ những thành công mới. l Công tác phòng, chống dịch bênh đường hô hấp cấp chủng mới của Covid - 19 gây ra. l Ngành Y tế Gia Lai: Quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. l Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai khởi sắc nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm. XÂY DỰNG ĐẢNG l Những kết quả nổi bật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. l Gia Lai thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên (2016 - 2019). l Những đổi mới trong công tác dân vận ở xã Ia Piar, huyện Phú Thiện. l Đak Pơ làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. l Những điểm mới của Quy định 214-QĐ/TW so với Quy định 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị. l Bộ Chính trị: Trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ TƯỞNG l Gia Lai, ký ức và hiện tại. TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC l Chi bộ Công ty TNHH xổ số kiến thiết Gia Lai lãnh đạo kinh doanh hiệu quả và làm tốt công tác xã hội. l Người Bí thư nhiệt tình, một lòng vì công việc. l Khương Thị Ngọc Ánh - cô Tổng phụ trách trẻ nhiệt huyết. CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Upload: others

Post on 08-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 02/GP-XBBT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 02/2020.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLÊ PHAN LƯƠNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

Ảnh bìa 1 trên: Lực lượng vũ trang tỉnh diễu hành tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh 17/3/2015. Ảnh bìa 1 dưới: Đông đảo lực lượng CBCNVC tỉnh diễu hành tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh 17/3/2015.

27

10 1216

20

22

2427

29

31

33

36

394245

48

51

53

56

606264

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰl Gia Lai những thành tựu của chặng đường 45 năm giải phóng, dựng xây và phát triển.l Tinh thần cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đời đời bất diệt!.l Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.l Đảng bộ Kông Chro: 70 năm đoàn kết, xây dựng và phát triển. l Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai: 30 năm một chặng đường vẻ vang.

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾ l Một số kết quả chủ yếu của diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 50.l Một số nội dung đáng chú ý trong thông điệp Liên Bang Nga năm 2020.

KINH TẾ - VĂN HÓA - QUỐC PHÒNG, AN NINHl Bộ đội biên phòng Gia Lai xứng đáng là lực lượng chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.l Những bà mẹ của Nhân dân ta.l Năm 2020, Thể thao thành tích cao Gia Lai đợi chờ những thành công mới.l Công tác phòng, chống dịch bênh đường hô hấp cấp chủng mới của Covid - 19 gây ra.l Ngành Y tế Gia Lai: Quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.l Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai khởi sắc nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

XÂY DỰNG ĐẢNGl Những kết quả nổi bật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.l Gia Lai thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên (2016 - 2019).l Những đổi mới trong công tác dân vận ở xã Ia Piar, huyện Phú Thiện. l Đak Pơ làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.l Những điểm mới của Quy định 214-QĐ/TW so với Quy định 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị. l Bộ Chính trị: Trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.

SINH HOẠT TƯ TƯỞNGl Gia Lai, ký ức và hiện tại.

TÂM ĐIỂM DƯ LUẬNHỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

l Chi bộ Công ty TNHH xổ số kiến thiết Gia Lai lãnh đạo kinh doanh hiệu quả và làm tốt công tác xã hội.l Người Bí thư nhiệt tình, một lòng vì công việc.l Khương Thị Ngọc Ánh - cô Tổng phụ trách trẻ nhiệt huyết.

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Page 2: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

2 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Chính trị -Thời sự

Gia Lai những thành tựu của chặng đường

VÕ NGỌC THÀNH Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh .

năm giải phóng, dựng xây và phát triển

Cách đây 45 năm, cùng với quân và dân cả nước, cán bộ, chiến

sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ gần 30 năm đầy gian khổ, hy sinh.

Sau thắng lợi lịch sử mùa Xuân năm 1975, tỉnh Gia

Lai - Kon Tum (được tách ra 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum năm 1991) bước vào công cuộc tái thiết, xây dựng với xuất phát điểm của tỉnh lúc bấy giờ rất thấp kém, sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp với phương thức sản xuất hết sức lạc hậu, cơ sở công nghiệp hầu như chưa có, hệ thống dịch vụ chủ yếu phục vụ cho bộ máy chiến tranh; còn hơn 50 vạn người phải cứu đói; 95% dân số mù

chữ, tình hình an ninh chính trị rất phức tạp, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu, chưa có kinh nghiệm.

Sau 45 năm xây dựng, đặc biệt là sau khi tách tỉnh (1991) có thể thấy rằng tỉnh Gia Lai đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hàng năm tăng khá, bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3%; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13,6%, giai đoạn 2011-2015 đạt 12,81%, dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,93%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh; GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2019 đạt 49,8 triệu đồng, gấp hơn 51,6 lần so với năm 1991 (năm chia tách tỉnh); Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2011 đạt 3.356 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 4.593,5 tỷ đồng.

45

Page 3: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

3THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đak Pơ đăng ký hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Gia Lai có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng đất đai rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp; hoa, quả các loại; dược liệu; chăn nuôi đại gia súc, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá vật tư tăng cao, giá một số mặt hàng nông sản xuống thấp… nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, duy trì tốc độ tăng trưởng; đã chú trọng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất, tưới tiết kiệm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng; sản lượng cao su đạt trên 108.435 tấn mủ khô, cà phê 253.220 tấn nhân, tiêu 43.6500 tấn, điều 14.635 tấn, chè 6.304 tấn búp tươi, mía hơn 2,2 triệu tấn và hàng vạn ha cây ăn trái, chanh leo, cây dược liệu, rau... Đã có một số doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm đã quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đầu tư các nhà máy chế biến tinh, chế biến

Từ một địa phương có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ - Ngụy, hạ tầng hết sức yếu kém, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sau 45 năm xây dựng, Gia Lai phát triển nhanh và khá toàn diện. Hiện toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố là đô thị loại 1 (được công nhận tháng 01/2020), 02 thị xã, 01 đô thị loại 4 với 222 xã, phường, thị trấn, dân số hơn 1,5 triệu người. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn; các vùng động lực phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội và quy mô đô thị các vùng động lực được nâng cao; bộ mặt đô thị ngày càng khang trang hơn. Kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm như Sân bay Pleiku, Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 19C, đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Pleiku, đoạn tránh thị trấn Chư Sê; đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Đức Cơ - Chư Prông... được quan tâm đầu tư, góp phần kết nối, thuận lợi cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Toàn tỉnh hiện có 344 công trình thủy lợi phục vụ tưới 54.944 ha; 49 nhà máy thủy điện, 02 nhà máy điện sinh khối và 02 nhà máy điện mặt trời với công suất 2.474,75 MW, có 100%

xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia và 99,76% hộ gia đình được sử dụng điện; 99% tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch và 93% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp. Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh được đầu tư xây dựng, cùng với việc hình thành khu vực Tam giác phát triển giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, đưa vào sử dụng đường 78 - Campuchia sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khu vực Cửa khẩu phát triển nhanh, góp phần đưa thành phố Pleiku trở thành tâm điểm của khu vực. Kết cấu hạ tầng về giáo dục, y tế, văn hóa; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông, thông tin... được quan tâm đầu tư và có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, đến hết năm 2019 có 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Pleiku đã được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Năm 2020 có thêm 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Kbang và huyện

Page 4: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

4 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sâu, nhất là các sản phẩm như sản phẩm từ cà phê, hồ tiêu, trái cây, chế biến súc sản... Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2019 đạt 46,45%, tổng diện tích rừng trồng mới trong 04 năm 2016-2019 gần 20.000ha.

Gia Lai cũng là một trong những địa phương được đánh giá có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Hiện có 25 dự án thủy điện, 38 dự án điện mặt trời, 88 dự án điện gió các nhà đầu tư đang nghiên cứu khảo sát hoặc đã hoàn thành hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch, với tổng công suất dự kiến là 19.157,5MW.

Giai đoạn 2016-2019 đánh dấu sự chuyển biến tích cực về mặt chủ trương, định hướng của tỉnh về hoạt động du lịch; tỉnh đã ban hành quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch. Tập trung xây dựng các quy hoạch, đề án phát triển du lịch với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa du lịch thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng của tỉnh, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. UBND tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng việc ban hành đề án phát triển du lịch sinh thái như: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu

du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya, khu du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; Vườn chè Bàu Cạn, Biển Hồ, thác Mơ, thác Phú Cường; các dự án phức hợp sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao như: Khu phức hợp gắn với sân golf Đak Đoa, Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng Đồi thông..; đang kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án như Tây Sơn thượng đạo, Khu duy chỉ khảo cổ Rộc Tưng (An Khê) và các vùng phụ cận với việc phát hiện rìu đá có niên đại trên 80 vạn năm và các khu du lịch, điểm du lịch khác; xây dựng kế hoạch tổ chức một số lễ hội để thu hút được du khách (như Festival văn hóa cồng chiên Tây Nguyên, lễ hội hoa Dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya…).

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hợp tác đầu tư với các địa phương, khu vực được chú trọng; các thành phần kinh tế được tạo các điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện. Kinh tế tập thể (nòng cốt là hợp tác xã) tiếp tục được củng cố; doanh nghiệp nhà nước được tổ chức sắp xếp, cổ phần hoá đúng lộ trình; doanh nghiệp

ngoài nhà nước phát triển nhanh về số lượng, hiện toàn tỉnh có hơn 6.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 100.000 tỷ đồng, một số doanh nghiệp lớn đã cơ cấu lại ngành nghề, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đầu tư đa ngành nghề; niềm tin của doanh nghiệp, phong trào khởi nghiệp phát triển nhanh.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng; đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép với chương trình giảm nghèo, đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo còn 7,04% (không còn hộ nghèo là người có công); đời sống của đồng bào các dân tộc và nhân dân vùng căn cứ cách mạng luôn được quan tâm; công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chương trình đền ơn đáp nghĩa đạt kết quả thiết thực. Tỉnh đã huy động các nguồn kinh phí tài trợ, sự góp sức, chung tay của toàn thể hệ thống chính trị đã hoàn thành chương trình sửa chữa, xây dựng mới nhà ở cho hộ gia đình người công với cách mạng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện đạt 52%, bình quân giải quyết việc làm cho 25.000 lao động/năm. Chính sách bảo hiểm xã hội,

Page 5: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

5THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai đồng bộ; thực hiện chính sách dân tộc đạt được một số kết quả tích cực, hiện. 100% làng đồng bào dân tộc thiểu số được định cư, các hộ thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cơ bản được giải quyết.

Các vấn đề bức xúc xã hội, đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm giải quyết; công tác quốc phòng - an ninh được đẩy mạnh, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo dựng được thế trận lòng dân, thực hiện có kết quả công tác đấu tranh, tố giác, phát hiện tội phạm, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch; phát huy có hiệu quả công tác đối ngoại, nhất là với các tỉnh bạn Campuchia, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Có được những thành quả trên, trước hết là nhờ có đường lối sáng suốt của Đảng, sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương, sự hỗ trợ của các tỉnh bạn đối với tỉnh; là kết quả từ truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của toàn

Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đây là niềm tin, động lực để tỉnh Gia Lai tiếp tục phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tuy nhiên, Gia Lai có 44 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 46,23% dân số; tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 86,71% trong tổng số hộ nghèo. Xuất phát điểm kinh tế còn thấp; giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định; ảnh hưởng của hạn hán làm sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn cục bộ. Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp. Hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn chế. Số lượng doanh nghiệp ít, hầu hết là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh còn yếu. An ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn phức tạp.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được, phát huy những lợi thế của tỉnh và dự lường

được những khó khăn, thách thức; thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV (nhiệm kỳ 2016 - 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, thời gian tới tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục:

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; bộ máy cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên Cách mạng công nghiệp 4.0, Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, coi đây là động lực cho phát triển.

- Rà soát, các chính sách kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư. Định hướng kêu gọi các doanh nghiệp mạnh có thương hiệu về đầu tư tại địa phương tạo sức bật cho nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp, tạo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Page 6: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

6 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xem nông nghiệp là lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư phát triển. Lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, riêng có tại địa phương, tạo ra sản phẩm chiến lược cho tỉnh, có nhu cầu, có tiềm năng thị trường trong và ngoài tỉnh để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp tạo động lực phát triển; khuyến khích đầu tư, chế biến các mặt hàng nông sản. Tăng cường các mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Về công nghiệp: Tập trung phát triển công nghiệp trong đó chú trọng công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời phù hợp với lợi thế của tỉnh. Xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp như nhà máy sản xuất lốp ô tô, dây chuyền băng tải từ mủ cao su…

- Về thương mại, hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn với xây dựng thương hiệu.

- Về du lịch, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn với lộ trình phù hợp, bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng của tỉnh. Phát huy lợi thế về khí hậu của tỉnh để phát triển du lịch. Tập trung phát triển tuyến du lịch theo hành lang Đông Tây (Lào, Campuchia, Thái Lan và xuống các tỉnh ven biển miền Trung); kết nối du lịch theo tuyến ngang với Bình Định (Tây Sơn Hạ Đạo (Bình Định) với Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai) gắn với du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu duy chỉ khảo cổ Rộc Tưng); kết nối du lịch theo tuyến dọc với Đăk Đăk, Kon Tum…; quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh như núi lửa Chư Đăng Ya, Biển Hồ, Hàm Rồng,các lễ hội đặc trưng như lễ bỏ mả, lễ hội cồng chiêng… Hình thành các khu du lịch quốc gia Biển Hồ - Chư Đăng Ya, Khu du lịc văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng Đồi thông, các khu phức hợp sinh thái, nghỉ dưỡng...

- Về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao: Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; khẩn trương xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng khu Công nghiệp Nam Pleiku, kêu gọi, khuyến khích đầu tư và tăng cường công tác quản lý hoạt

động của các khu, cụm công nghiệp.

- Về phát triển đô thị: Xây dựng thành phố Pleiku thành đô thị thông minh, đô thị mang tính riêng có, là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội với tính chất đô thị là cao nguyên xanh vì sức khỏe con người, đô thị đặc trưng có bản sắc riêng của Tây Nguyên.

- Triển khai các giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Chú trọng tính hiệu quả của kế hoạch đầu tư công. Tập trung vốn cho các công trình quan trọng. Phối hợp các tỉnh Gia Lai - Bình Định - Kon Tum đề xuất Trung ương xây dựng đường cao tốc quốc lộ 19 từ Quy Nhơn lên Gia Lai, xây dựng đường nối Gia Lai với Phú Yên đoạn qua tỉnh Gia Lai, quy hoạch mở rộng Cảng Hàng không Pleiku với quy mô 4 triệu hành khách/năm đến năm 2030, đề xuất mở một số tuyến quốc tế… để kết nối vùng nhằm tạo ra sự liên kết, thông suốt. Tập trung thu hút nguồn lực đầu tư từ kinh tế tư nhân đối với các doanh nghiệp lớn có khả năng làm đầu tàu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu xây dựng Gia Lai là một tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên./.

V.N.T

Page 7: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

7THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước,

Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.

LÊ VĂN TUYỀN

* Tiểu sử của Hai Bà Trưng và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man

Thiện, người làng Nam Nguyễn - Ba Vì - Sơn Tây - Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm; dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.

Tranh dân gia Đông Hồ: Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Ảnh: Lê Tuyền (Sưu tầm).

Tinh thần cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

đời đời bất diệt!

Page 8: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

8 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên. Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ lâu, hai chị em bà vẫn căm thù sự bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.

Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách làm cho thế lực của bà - thế lực đối lập với chính quyền do Tô Định là đại biểu lại càng lớn mạnh. Để tước bớt thế lực của gia đình Trưng Trắc đã lan ra khắp miền đất Vĩnh Phúc, Tô Định đã tìm cách giết chết Thi Sách. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, mà trái lại càng làm cho bà thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập, “đền nợ nước, trả thù nhà”.

* Diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Bà Trưng đã đặt nợ nước lên trên thù chồng. Đứng trước ba quân, bà nêu rõ 4 mục tiêu của cuộc khởi nghĩa:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng!

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Tháng 2 năm Canh Tý (năm 40 sau công nguyên), Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ - Hà Nội). Những người yêu nước khắp nơi kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến về xuôi, đánh Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) - thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Chế độ áp bức của nhà Hán bị quật đổ, Luy Lâu được giải phóng.

Cùng lúc, các quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), quận Nhật Nam (nay là miền đất từ dãy Hoành Sơn đến Quảng Nam)(1) đã từ lâu

vô cùng căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán. Cho nên, khi chính quyền nhà Đông Hán bị đánh đổ ở Luy Lâu, nhân dân trong các quận này hào hứng tham gia cầm vũ khí chống lại lũ quan lại và quân lính nhà Đông Hán.

Được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán tan vỡ đến đấy. Các dân tộc Mán, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông) đều hưởng ứng. Bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán thấy nghĩa quân nổi lên như vũ bão, đều hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng ở khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn

Page 9: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

9THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

toàn độc lập. Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh.

Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân nên khi lên ngôi vua, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khóa cho nhân dân trong hai năm, xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ... Anh hùng dân tộc Trưng Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm.

Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã lật nhào chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền và nhiều dân phu do Mã Viện chỉ huy sang nước Âu Lạc đánh Trưng Vương.

Được tin quân xâm lược nhà Hán do Mã Viện chỉ huy tiến vào Lãng Bạc (Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay), Trưng Vương cùng em là Trưng Nhị đem quân từ Mê Linh đánh Mã Viện. Tại đây đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Quân của Trưng Vương chiến đấu rất dũng cảm, song do thế yếu nên bị thua, phải lui

về Cẩm Khê (Yên Lạc - Vĩnh Phúc). Mã Viện đem quân đuổi theo. Sau gần 1 năm anh dũng chống địch, lực lượng nghĩa quân suy yếu và bị địch đàn áp. Hai Bà Trưng về Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) rồi gieo mình xuống dòng Hát tự tận. Đến đây cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo về căn bản đã thất bại, nhưng ở nhiều nơi nhân dân và nghĩa quân vẫn tiếp tục chống giặc. Ở quận Cửu Chân, một bộ phận của nghĩa quân do Đô Đương chỉ huy vẫn tiếp tục chiến đấu chống quân xâm lược nhà Đông Hán.

Tháng 11/43, Mã Viện mở đường qua Tạc Khẩu (Yên Mô - Ninh Bình) tiến quân vào Cửu Chân đàn áp nghĩa quân. Các thủ lĩnh địa phương cùng nhân dân nơi đây tiếp tục chiến đấu anh dũng. Hàng trăm thủ lĩnh, hàng ngàn nghĩa quân bị Mã Viện tàn sát. Đất nước ta lại mất quyền độc lập.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại độc lập cho đất nước trong gần 3 năm, nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ấy lại vô cùng vĩ đại, tiếng vang của nó đời đời bất diệt.

Cuộc khởi nghĩa của

Hai Bà Trưng vào mùa Xuân năm 40 sau Công nguyên đã mở đầu cho truyền thống xuân chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Mùa Xuân năm 40 sẽ sống lại với những mùa xuân, oanh liệt vẻ vang khác của dân tộc: Xuân năm 248, Triệu Thị Trinh chiến thắng giặc Ngô; Xuân năm 542 Lý Bí chiến thắng giặc Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập; Xuân 939, Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng thứ nhất xưng vương, dựng nền độc lập lâu dài sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc; Xuân 981, Lê Hoàn chiến thắng giặc Tống, lập nên một Bạch Đằng thứ hai; Lê Hoàn; Xuân năm 1288, Trần Hưng Đạo làm nên đại thắng Bạch Đằng lần nữa; Xuân 1789, Quang Trung đại phá giặc Thanh...

Lịch sử cứ lặp đi lặp lại như một quy luật đối với truyền thống Xuân Việt Nam chiến thắng, khởi đầu từ Hai Bà Trưng. Bản anh hùng ca của Hai Bà Trưng với tiếng vang của nó đời đời bất diệt, tiêu biểu cho ý chí vươn lên và tinh thần quyết thắng của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước./.

L.V.T

Page 10: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

10 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2020, đến nay, các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cơ bản đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo không khí phấn khởi, khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào đối với Đảng, Bác Hồ và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân quyết tâm cao, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Đại hội XIII của Đảng.

Ở Trung ương, các hoạt động kỷ niệm đã được tổ chức trang trọng, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam 90 năm tuổi, về Bác Hồ kính yêu và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, nổi

bật là: Lễ quốc gia Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ngày 03/02/2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội; Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp với chủ đề “Ánh sáng niềm tin” do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, được tổ chức tại 4 điểm cầu: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và tỉnh Vĩnh Long. Chương trình nghệ thuật là bài ca về niềm tin và lòng dũng cảm, tôn vinh những tổ chức đảng và đảng viên đã quên mình đấu tranh trong chiến đấu, trong lao động sáng tạo...

Các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 90 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức dưới nhiều hình thức sáng tạo, phong phú, đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu . Đặc biệt là Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng

sản Việt Nam” trên mạng VCNET do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì được tổ chức từ tháng 8/2019 đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, được các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị, trường học trên cả nước hưởng ứng tích cực, triển khai cuộc thi…

Hoạt động giao lưu, gặp mặt, văn hóa - văn nghệ được tổ chức rộng khắp. Các cơ quan được phân công chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, đầu tư công sức, trí tuệ xây dựng phim tài liệu , phóng sự, triển lãm , phát hành bộ tem và chương trình nghệ thuật có chất lượng, nội dung phong phú, vừa bảo đảm ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục niềm tin, niềm tự hào về Đảng, phục vụ nhu cầu tinh thần của nhân dân trong dịp Tết.

Các cơ quan báo chí Trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa

SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Page 11: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

11THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

phương, các trang thông tin điện tử, fanpage, group, blog, tài khoản mạng xã hội… đã phát huy vai trò chủ lực; mở chuyên trang, chuyên mục, phát hành ấn phẩm, đăng tải, chia sẻ khối lượng lớn tin, bài liên quan đến sự kiện, góp phần đưa sự kiện tuyên truyền về 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội .

Cùng với việc tổ chức các hoạt động lớn, một số nơi cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, địa phương, cơ sở đã tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà, trao nhà, khám, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, khánh thành một số công trình chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…

Để nội dung tuyên truyền 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền làm cho cán bộ,

đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định vai trò, uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành vô hạn với lợi ích của quốc gia, dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; việc chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức tốt công tác tuyên truyền trong các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức lao động, học tập, công tác, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những

biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Thứ tư, phát động các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng tuyên truyền, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Thứ năm, các cơ quan thông tấn, báo chí duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Đảng Cộng sản Việt Nam gắn với tuyên truyền Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Thường xuyên đăng tải các tin, bài; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm trao đổi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về niềm tin của nhân dân với Đảng và công cuộc đổi mới đất nước; phản ánh, tuyên truyền kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước./.

Phú Hà (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Page 12: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

12 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

70

Kông Chro, vùng đất có truyền thống lịch sử anh hùng

cũng là nơi những giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Bahnar, Jrai và người Kinh được phát huy. 70 năm qua, dưới

Cách đây 70 năm, vào ngày 15/3/1950 các Đảng bộ tiền thân của Đảng bộ huyện Kông Chro được thành lập. Suốt chặng đường 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro luôn phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết vượt qua bao gian khó, lập nên nhiều trang sử vẻ vang, những chiến công chói lọi trong 02 cuộc khách chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn mới, Kông Chro đang khẳng định sức vươn mình mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

sự lãnh đạo của Đảng quân dân các dân tộc huyện, Kông Chro đã đi qua 02 cuộc kháng chiến với bao thắng lợi hào hùng, để hôm nay, một Kông Chro thay da đổi thịt, một Kông Chro khởi sắc từng ngày,

đang hiện diện ở mỗi thôn, làng. Minh chứng cho sự cố gắng, sự quyết tâm đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đó cũng là kết quả của sự linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa các chủ trương,

Đảng bộ Kông Chro:

năm đoàn kết, xây dựng và phát triển70

TRẦN CAO NGUYÊN TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

Trung tâm hành chính huyện Kông Chro. Ảnh: GLO.

Page 13: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

13THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống ở Kông Chro.

Năm 1950, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất thành tỉnh Gia - Kon và đến tháng 3 năm 1950, vùng cơ sở đông đường 14 được chia làm 7 khu (tương đương huyện), mỗi khu đều có Ban cán sự Đảng. Địa bàn Kông Chro hiện nay bao trùm khu VI và 1 phần khu V, từ tây sông Ba đến đông đường 14.

Ban cán sự Đảng Khu 5 gồm 5 đồng chí: Đỗ Huyên, Đoàn Soa, Nguyễn Khoa, Nguyễn Trọng Đàm (Đại đội trưởng Đại đội 3), Nguyễn Loan (Chính trị viên Đại đội 3), do đồng chí Đỗ Huyên làm Bí thư.

Đến tháng 7-1950 bổ sung thêm đồng chí Bùi Chí Sỹ.

Ban cán sự Đảng Khu 6 có 5 đồng chí: Đỗ Duy Tư, Trương Đình Quang, Trần Như Trinh, Dương Văn Hòa (Đại đội trưởng Đại đội 2), Nguyễn Chuộng (Chính trị viên Đại đội 2) do đồng chí Đỗ Duy Tư làm Bí thư.

Tại hội thảo Lịch sử Đảng bộ huyện Kông Chro (ngày 22 tháng 04 năm 2013), thể theo nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, đảng viên, chọn một ngày để làm ngày truyền thống, thể hiện bề dày lịch sử chiến đấu và xây dựng của Đảng bộ huyện Kông Chro.

Sau khi xem xét các mốc lịch sử từ khi thành

lập các khu (tương đương huyện) tháng 3/1950, trong đó toàn bộ vùng đất khu VI và một phần khu V (từ tây sông Ba đến núi Kông Chiêng) thuộc địa bàn huyện Kông Chro hiện nay. Và tại thời điểm này đã có hai Đảng bộ khu V và Đảng bộ khu VI, tiền thân của Đảng bộ huyện Kông Chro ngày nay. Hội thảo đã nhất trí đề nghị và được Huyện ủy Kông Chro quyết định lấy ngày 15 tháng 3 năm 1950 là ngày truyền thống của Đảng bộ huyện và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai thống nhất.

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ tiền thân đánh dấu bước phát triển phát triển sâu rộng của

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VII nhiệm kỳ 2015-2020 ra mắt và nhận nhiệm vụ. Ảnh: Hồng Thi.

Page 14: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

14 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

phong trào cách mạng trên địa bàn. Đây cũng là thời kỳ gian khổ mà vẻ vang Đảng bộ huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lãnh đạo phát triển tổ chức đảng, trong chiến đấu xây dựng lực lượng cũng như trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong dòng chảy của lịch sử những người con của quê hương Kông Chro mãi tự hào về truyền thống anh hùng, về những đảng viên, những hạt nhân của Đảng bộ lúc bấy giờ đã vượt lên hy sinh, gian khổ lãnh đạo nhân dân trong kháng chiến chống Pháp, dựng xây quên hương. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ không ngừng lớn mạnh lãnh đạo nhân dân các dân tộc quyết chí đồng lòng tiếp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để non sông thu về một mối.

Tuy mới được thành lập hơn 30 năm, nhưng Đảng bộ huyện Kông Chro có truyền thống lịch sử vẻ vang trên 70 năm. Đó là sự tiếp nối truyền thống quý báu của các Đảng bộ tiền thân như: Ban cán sự Đảng Khu 5, Khu 6, Ban cán sự Đảng huyện Đak Bơt trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Khu 7 trong thời

kỳ chống Mỹ xâm lược và Đảng bộ huyện An Khê (1976 - 1988) trong thời kỳ hòa bình, xây dựng quê hương.

Từ một huyện nghèo, với kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, Kông Chro đã nỗ lực vươn lên trở thành vùng đất bốn mùa xanh tươi, mía sắn bát ngát. Biến những ước mơ, những khát vọng đi lên từ đất, từ rừng của người dân nơi đây trở thành hiện thực. Khai thác lợi thế của các vùng dọc theo sông, suối, các vùng đất màu mỡ Đông-Tây sông Ba. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo phát triển ngành Nông nghiệp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Từng bước xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, vùng sản xuất cây ăn quả theo mô hình VIETGAP , cụm công nghiệp Kông Yang... vậy là một vùng đất phía Tây của huyện đang khá lên nhờ chăn nuôi, trồng cây ăn trái như quýt đường, na dai, thanh long, nhãn lồng ở các xã An Trung, Yang Trung, Chơ Glong, cây điều ở Kông Yang... đang đem lại no ấm cho nhiều nông hộ.

Bức tranh kinh tế - xã hội của Kông Chro hôm

nay đã có những gam màu sáng với những cây con điển hình. Vùng trồng rừng ở các xã Đăk Sông, Đăk Pling, SRó.. với diên tích hàng trăm ngàn ha rừng trồng, đang trải rộng màu xanh trên những sườn đồi với sản lượng 120 tấn/ha. Các sản phẩm thiên nhiên núi rừng như mật ong, Măng le, rượu Doak.. rất đa dạng và phong phú, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ấm lòng người dân Kông Chro.

Để công nghiệp phát triển, Kông Chro đã khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng lợi thế về nguyên liệu và lao động dồi dào để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đá xuất khẩu, đá cát xây dựng, kêu gọi đầu tư nhà máy băm dăm chế biến gỗ rừng trồng. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Hiện trên địa bàn huyện có 135 cơ sở sản xuất công nghiệp, 9 doanh nghiệp, công ty, hàng 100 hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả, góp phần nâng thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Để từng bước đổi mới bộ mặt nông thôn và thông thương giữa các địa bàn với nhau. Trong những năm qua, Kông Chro đã ưu tiên

Page 15: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

15THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

cứng hóa các tuyến đường giao thông, đến nay, 100% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hóa. Hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã, từ thị trấn đến các thôn, làng được mở rộng. Trong đó, gần 30% đường liên thôn, liên làng được cứng hóa, đó là những con đường được xây dựng từ ý Đảng lòng dân.

Kông Chro cũng đang dốc toàn tâm, toàn lực thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, bình quân mỗi xã đạt 12, 7 tiêu chí. Đây cũng là tiền đề để bước vào năm 2020 có 01 xã Yang Trung về đích nông thôn mới.

Kinh tế phát triển để tạo đà cho Kông Chro quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn, các vấn đề an sinh xã hội cũng được quan tâm đầu tư và đạt kết quả. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo từng bước được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng. Hiện Kông Chro có 32,2% trường đạt chuẩn quốc gia, tất cả các xã, thị trấn đạt chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Lĩnh vực y tế đã đáp ứng nhu cầu chăm

sóc sức khỏe nhân dân, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm, đẩy mạnh. 100% thôn, làng, tổ dân phố được ra mắt xây dựng thôn, tổ, làng văn hóa; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp và từng bước đi vào chiều sâu. Các địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách để thoát nghèo nhanh và bền vững như: giải quyết việc làm, đào tạo nghề, cho vay vốn sản xuất, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 25 triệu đồng/người/năm.

Với 48 TCCS Đảng trực thuộc với trên 2.294 đảng viên đang sinh hoạt. Đảng bộ huyện đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 khóa XII để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ chính trị trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với tư tưởng chỉ đạo sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong Đảng và toàn xã hội. Hình thành phong trào làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh với nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu. Từ đó tác động tích cực đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở các ngành, địa phương, đơn vị.

Với thành tích đạt được trong 70 năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang huyện Kông Chro đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba...và nhiều phần thưởng khác.

Với truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, trong giai đoạn phát triển mới yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. Xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các chỉ tiêu cụ thể; xây dựng chương trình thực hiện thiết thực, sớm đưa huyện Kông Chro thoát nghèo bền vững./.

T.C.N

Page 16: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

16 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai

một chặng đường vẻ vang DƯƠNG LIỄU

Ngày 01/3/1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum ban hành quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh Gia Lai - Kon Tum. Đến tháng 9/1991, do yêu cầu nhiệm vụ chia tách tỉnh Gia Lai và Kon Tum, Hội được đổi tên thành Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai. Sự ra đời của Hội là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của lực lượng cựu chiến binh tỉnh nhà.

30 năm30 năm

Đồng chí Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2014-2019. Ảnh: M.T.

Page 17: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

17THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Trải qua 30 năm qua xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, trực tiếp là sự lãnh đạo toàn diện của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, phối hợp hiệu quả của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, hội đoàn thể và sự ủng hộ của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Hội Cựu chiến binh Gia Lai đã kế thừa, phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, phấn đấu, xây dựng tổ chức Hội không ngừng lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các cấp Hội và hội viên luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước. 30 năm qua, các cấp Hội đã giáo dục, bồi dưỡng, giới thiệu cho Cấp ủy hàng ngàn hội viên ưu tú để xét kết nạp Đảng, góp phần nâng cao tỷ lệ đảng viên ở cơ sở, xóa các “điểm trắng” không có đảng viên ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hội viên cựu chiến binh có năng lực và uy tín cao được tín nhiệm bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp. Chỉ tính nhiệm kỳ 2015 -2020, toàn Hội đã có gần 6.000 cán bộ, hội viên cựu chiến binh đảm nhiệm các cương vị công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Đây chính là lực lượng trực tiếp, quan trọng đóng góp tích cực vào việc lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Hội đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám

làm; có nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực và sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cựu chiến binh để giúp nhau làm kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Với bản lĩnh, nghị lực và ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo, số hộ hội viên nghèo được giảm mạnh qua từng năm, từ 72% ngày đầu thành lập Hội, đến nay giảm chỉ còn 4,12%; 27,47% xã, phường, thị trấn không còn hộ cựu chiến binh nghèo; số hộ khá, giàu tăng mạnh. Bằng nội lực và nguồn lực xã hội hóa, Hội đã xóa 764 căn nhà dột nát cho hội viên nghèo; quyên góp ủng hộ quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, “Đền ơn đáp nghĩa”,“Chất độc da cam/dioxin”, “Khuyến học, khuyến tài”… hàng chục tỷ đồng.

Hội luôn phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể

Page 18: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

18 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động do Trung ương và địa phương phát động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; các phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Cựu chiến binh Gia Lai tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông”… Hội đã tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên hiến hàng chục ngàn ha đất, đóng góp hàng trăm ngàn ngày công để làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi và xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, nhà văn hoá… góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo nên diện mạo mới từ đô thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc bồi dưỡng

thế hệ cách mạng cho đời sau, Hội đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể tích cực tham gia giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, tổ chức nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, điển hình như chương trình "Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Với việc tổ chức các hoạt động như giao lưu văn hóa văn nghệ, tọa đàm truyền thống, “hành trình về nguồn” thăm các di tích lịch sử, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang, thắp nến tri ân liệt sỹ, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ… đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của địa phương, sự cống hiến hy sinh to lớn của thế hệ cha anh với nền độc lập, tự do của Tổ quốc và nâng cao ý thức rèn luyện phấn đấu cho thế hệ trẻ, tăng thêm sự gắn bó, giữa thế hệ trẻ với thế hệ cha anh. Từ thực tiễn phối

hợp hoạt động, nhiều cựu chiến binh được Đoàn cơ sở vinh danh là “Đoàn viên danh dự”, “Bí thư đoàn danh dự”; uy tín và ảnh hưởng của Hội đối với thế hệ trẻ ngày càng cao.

Hội luôn chủ động phối hợp với các cấp, các ngành đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên cựu chiến binh. Những năm qua, Hội đã tích cực cung cấp thông tin, phối hợp tham gia tìm kiếm, cất bốc, quy tập hàng trăm bộ hài cốt của Liệt sỹ hy sinh trên chiến trường Tây Nguyên và quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại chiến trường Cam-pu-chia về an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh và các huyện.

Mặc dù còn nhiều khó khăn song Hội đã quyên góp gần 100 triệu đồng để ủng hộ nhân dân Cu-ba và Hội Cựu chiến binh nước bạn Lào; điều này thể hiện tình cảm sâu sắc, nghĩa tình thủy chung son sắt với những người bạn, người đồng chí trong lúc khó khăn. Đặc biệt, Hội đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động “Thỏa thuận kết nghĩa”

Page 19: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

19THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

và chương trình phối hợp mà Hội đã ký kết với Hội Cựu chiến binh tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Cam-pu-chia, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa 2 Hội Cựu chiến binh, Nhân dân và Chính quyền 2 tỉnh và góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng.

Cùng với triển khai thực hiện tốt các mặt công tác, Hội luôn chú trọng chăm lo xây dựng Hội vững mạnh về mọi mặt. Các cấp Hội thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên; thực hiện có hiệu quả việc “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuyệt đại đa số Cựu chiến binh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tổ chức Hội không ngừng được củng cố và phát triển. Ngày đầu thành lập Hội có 3.800 hội viên, đến tháng 11/1991 chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai có 2.590 hội viên, sinh hoạt tại 83 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã; đến nay

Hội đã có hơn 34.000 hội viên, 19 tổ chức Hội trực thuộc, trong đó có 17 Hội cấp huyện, thị, thành phố và 2 tổ chức Hội khối 487; 243 Hội cơ sở, 1.606 Chi hội. Đội ngũ cán bộ Hội ở các cấp luôn được củng cố kiện toàn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; hằng năm đều được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc. Kết quả bình xét hằng năm có trên 90% Hội Cựu chiến binh huyện, thị, thành và khối 487 đạt Trong sạch, vững mạnh; 85 - 89% Hội Cựu chiến binh cơ sở đạt Trong sạch, vững mạnh; 100% cán bộ, hội viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 85 - 92,5% đạt hội viên gương mẫu; 90 - 95% gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn gia đình Cựu chiến binh văn hóa.

Ghi nhận những đóng góp trên, Hội Cựu chiến binh Gia Lai đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba (các năm 2000, 2009, 2014); được Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 2011); được Trung ương

Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng 10 Cờ thi đua; được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tặng 8 Cờ thi đua; hơn 10 ngàn lượt tập thể và cán bộ, hội viên được các cấp khen thưởng, trong đó đồng chí Rơ Mah Klum - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Dưk, huyện Đức Cơ, năm 2000 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Đồng chí Nay Hứ - Chủ tịch Hội CCB tỉnh khẳng định: Tự hào với những kết quả đạt được trong 30 năm qua, trong giai đoạn tới các thế hệ Cựu chiến binh trong tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng khắc phục vượt mọi khó khăn, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần tô thắm thêm truyền thống của Cựu chiến binh Việt Nam Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới./.

D.L

Page 20: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

20 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Thông tin đối ngoại và quốc tế

Từ ngày 21 - 24/01/2020 tại Đa-vốt (Thụy Sĩ) diễn

ra Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 50 (WEF-2020), với sự tham dự của gần 3.000 đại biểu đến từ 117 quốc gia. Với chủ đề “Các bên liên quan vì một thế giới gắn kết và bền vững”, WEF-2020 tập trung thảo luận các chủ đề: (1) biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học của hành tinh; (2) phát triển công nghệ mới và các nguy cơ

tiềm tàng khi áp dụng các công nghệ mới; (3) phát triển kinh doanh trong bối cảnh thay đổi công nghệ và xã hội; (4) bảo vệ sức khỏe của cộng đồng; (5) phát triển nghề nghiệp và tương lai của thị trường lao động; (6) giải quyết xung đột quân sự tại các điểm nóng.

Chương trình của WEF-2020 ưu tiên 6 lĩnh vực chính: (1) sinh thái học: làm thế nào để thúc đẩy các doanh nghiệp đáp

ứng những rủi ro của biến đổi khí hậu và thực thi các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học của rừng và đại dương; (2) về kinh tế: làm thế nào để loại bỏ gánh nặng nợ dài hạn với tổng nợ của toàn thế giới đã lên tới mức kỷ lục là 253.000 tỷ USD, chiếm 322 GDP toàn cầu, gấp 3 lần tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ của toàn thế giới. Sau 5 năm gần đây, nợ tăng thêm 30 ngàn tỷ USD; (3) về công nghệ:

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI LẦN THỨ 50

Hội nghị thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos). Ảnh: M.N.

Page 21: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

21THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

làm thế nào để tạo ra một sự đồng thuận toàn cầu về việc thực hiện các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 và tránh “cuộc chiến tranh công nghệ"; (4) về xã hội: trồng 1 tỷ cây xanh trong thập kỷ tới; (5) về địa chính trị: nỗ lực giải quyết tại các điểm nóng toàn cầu: (6) về công nghiệp: làm thế nào để các doanh nghiệp xây dựng mô hình phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0.

WEF-2020 nỗ lực biến sự kiện tại Đa-vốt năm nay trở thành một trong những hội nghị quốc tế về phát triển bền vững quan trọng nhất. Trên cơ sở kết quả thảo luận, WEF-2020 đề xuất 160 sáng kiến, trong đó có 2 sáng kiến toàn cầu: (1) chương trình

giáo dục toàn cầu để đào tạo nghề nghiệp theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 cho khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới; (2) trồng 1 tỷ cây trên toàn thế giới để khôi phục hệ sinh thái. Đây là ưu tiên hàng đầu trong thập kỷ tới và sẽ là di sản lâu dài cho các thế hệ tương lai bởi thế giới đang trong tình trạng khẩn cấp vì khủng hoảng khí hậu và chiến tranh thương mại trong khi “cửa sổ đàm phán” dường như đã bị đóng lại.

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dẫn đầu tham dự WEF-2020 đã nêu bật thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua;

truyền tải thông điệp về đường lối, định hướng, chính sách, biện pháp lớn của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 để thúc đẩy các nước, các đối tác, tập đoàn hàng đầu tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể, với chủ đề “Triển vọng chiến lược ASEAN” - một trong những điểm nhấn của WEF-50, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khẳng định, với trọng trách kép là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp quốc nhằm đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới cũng như thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nỗ lực thúc đẩy vai trò, tiếng nói của ASEAN tại các diễn đàn đa phương quan trọng khác nhằm góp phần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế trong các vấn đề khu vực và toàn cầu./.

Phương Thư (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 50 (WEF 2020). Ảnh: T.T.

Page 22: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

22 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngày 15/01/2020, Tổng thống Nga V.Putin đọc

Thông điệp liên bang lần thứ 16, đây không chỉ là bản thông điệp hàng năm như thông lệ trong 20 năm cầm quyền của Tổng thống Nga V.Putin mà còn là bản tổng kết thành quả và kinh nghiệm trong hai thập kỷ cầm

quyền của ông V.Putin và đề xuất các định hướng cơ bản về con đường phát triển của nước Nga trong nhiều thập kỷ tới.

Mở đầu Thông điệp liên bang lần thứ 16, Tổng thống V.Putin đã tập trung vào các chính sách đối nội: (1) Về vấn đề nhân khẩu học, ông Putin cho biết tỷ lệ sinh

của nước Nga đang ở mức thấp (năm 2019 chỉ đạt 1,5%); vì vậy, Nga cần thoát khỏi bẫy nhân khẩu học và bảo đảm tăng trưởng dân số đất nước. Ông kêu gọi đưa ra các biện pháp, với sự ưu tiên cao nhất nhằm tăng dân số nước Nga, như: hỗ trợ tài chính cho các gia đình đông con, hỗ trợ chi trả

trong thông điệp Liên Bang Nga năm 2020Một số nội dung đáng chú ý

Ngày 15/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2020 trước Quốc hội Liên bang Nga. Ảnh: TASS.

Page 23: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

23THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

các khoản vay mua nhà, trợ cấp hàng tháng, miễn phí ăn ở trường cũng như chương trình hỗ trợ các bà mẹ; (2) Về giáo dục và y tế, ông Putin đề xuất tăng lương cho các giáo viên ít nhất là 5.000 rúp mỗi tháng, tăng ngân sách cho các trường đại học và ưu tiên cho các cơ sở giáo dục đại học ở các khu vực, tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp; (3) Về kinh tế: Ông Putin cho rằng cần đưa mức tăng trưởng đầu tư hàng năm đạt ít nhất 5% để đưa tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2021 cao hơn mức trung bình của thế giới. Để làm được việc này, cần thúc đẩy các chính sách tạo điều kiện cho kinh doanh, không thay đổi các điều kiện thuế tới 20 năm cũng như tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (5) Về môi trường: Tổng thống Nga V.Putin kêu gọi đưa ra một hệ thống giám sát môi trường hoàn chỉnh; dự kiến cuối năm 2020 sẽ có ít nhất 80 trong số 300 nhà sản xuất phải đổi sang sử dụng công nghệ mới để nhận được giấy phép về môi trường.

Tổng thống V.Putin khẳng định, nước Nga

không cần một bản hiến pháp mới. Tuy nhiên, ông đề xuất một số sửa đổi hiến pháp với ưu tiên bảo vệ quyền công dân và kêu gọi tăng cường vai trò của các thống đốc vùng, với mỗi khu vực của nước Nga đều có đặc tính riêng. Hội đồng Liên bang cần có vai trò lớn hơn trong việc bổ nhiệm các thành viên chính phủ. Tổng thống sẽ không có quyền bác bỏ các đề cử thành viên chính phủ do Quốc hội đưa ra nhưng có quyền bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và xác định những ưu tiên của chính phủ. Ông Putin cũng khẳng định, tất cả những thay đổi được ông đề xuất không ảnh hưởng tới nền tảng cơ bản của Hiến pháp nước Nga; tuy nhiên nếu có những thay đổi Hiến pháp cần phải đưa ra trưng cầu dân ý và kết quả trưng cầu dân ý sẽ là kết quả cuối cùng.

Trong vấn đề đối ngoại, ông Putin cho rằng, thế giới đang xuất hiện các sự kiện không dự báo và không kiểm soát được. Các quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc cần có trách nhiệm đối với thế giới. Ông khẳng định, Nga sẵn

sàng đẩy mạnh hợp tác đối với tất cả các đối tác. Nga đã tạo ra các loại vũ khí vượt trội mà các quốc gia hàng đầu khác chưa có được. Điều này giúp khả năng quốc phòng của Nga đi trước một thập kỷ.

Đáng chú ý là, ngay sau khi Thông điệp liên bang lần thứ 16 của Tổng thống Nga V.Putin kết thúc, Thủ tướng Nga Đmi-tri Mét-vê-đép đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống. Tổng thống V.Putin đồng ý đơn từ chức của Thủ tướng D.Mét-vê-đép và đề cử ông Mikhail Mishustin - Giám đốc Cục thuế vụ của Liên bang Nga làm Thủ tướng mới.

Theo các chuyên gia, năm 2024 sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của Tổng thống V.Putin, khi ông sẽ không tiếp tục ứng cử lần ba. Vì thế, người lãnh đạo cao nhất đang bắt đầu bảo vệ, kế thừa và phát triển di sản của mình trong những thập kỷ tới cho nước Nga trên cơ sở một hệ thống chính trị cân bằng, bền vững, có hiệu lực thực sự và sẽ hoạt động kể cả khi V.Putin không còn nắm giữ vị trí tổng tư lệnh./.

Thanh Lâm (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Page 24: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

24 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Kinh tế - Văn hóa - Quốc phòng, An ninh

Với nhiệm vụ chính trị trọng tâm quản lý bảo vệ 90km

đường biên giới tiếp giáp với nước bạn CPC, đường biên giới đang trong quá trình hoạch định, phân giới, cắm mốc. Địa bàn biên giới gồm 07 xã thuộc 03 huyện biên giới, có 10 dân tộc anh em sinh sống. Những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và địa phương,

BĐBP tỉnh Gia Lai, được thành lập ngày 15/4/1965, trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sỹ BĐBP tỉnh đã không quản ngại hy sinh, gian khổ

bám dân, bám đất, với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” cùng với cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

KT-XH, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên khu vực biên giới của tỉnh đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền, dân tộc, tôn giáo, xuyên tạc chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cùng với đó hoạt động của các loại tội phạm về trật tự xã hội diễn biến hết sức phức

tạp đã tác động ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát huy vai trò chuyên trách trên biên giới, thời gian qua, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh phong

Bộ đội biên phòng Gia Lai xứng đáng là lực lượng

chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới

Thượng tá RƠ MAH TUÂN Đại biểu QH khóa XIV, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh

Page 25: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

25THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

trào thi đua quyết thắng, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và các hiệp định, hiệp nghị, quy chế về biên giới; tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về biên giới và thực hiện kế hoạch phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới của tỉnh theo kế hoạch của Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc đất liền Việt Nam - Campuchia. Cùng với việc thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, các đơn vị còn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện công tác đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, Đảng ủy- Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai cũng đã chỉ đạo các đơn vị nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chủ động xây dựng các phương án chiến đấu bảo vệ biên giới, địa bàn, bảo vệ Đồn, Trạm; thường xuyên tổ chức các hoạt

động tuần tra, mật phục, kiểm soát xuất nhập cảnh trên biên giới và các Trạm kiểm soát biên phòng. Các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đứng chân trên địa bàn giải quyết tốt những vụ việc phức tạp xảy ra trên biên giới; triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp công tác nghiệp vụ với phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh biên giới. Từ năm 2015 đến nay, BĐBP Gia Lai đã phát hiện và bắt giữ xử lý 502 vụ/938 đối tượng: tang vật thu giữ 1.073,27 gam ma túy các loại; 135 cây cần sa; 27 khẩu súng tự chế; 101 kg pháo; 94.430 bao thuốc lá; 316.6m3 gỗ; 0.8 kg thuốc nổ... góp phần đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới.

Đối với công tác vận động quần chúng xây dựng địa bàn, có thể nói đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và là tiền đề không thể thiếu để BĐBP khẳng định vai trò chuyên trách trên biên giới, xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân ngày càng vững

mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, địa bàn ổn định và phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng củng cố thực lực chính trị cơ sở, BĐBP tỉnh còn phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới... Nhiều mô hình, cách làm mới trong công tác dân vận đã được cán bộ chiến sỹ BĐBP tỉnh vận dụng đã mang lại những nét tươi mới trong đời sống, sản xuất của các chủ nhân vùng biên giới, trong đó nổi bật nhất đó là việc triển khai đội ngũ cán bộ đảng viên BĐBP “tăng cường 3 cấp” (xã, thôn làng và hộ gia đình) vừa quản lý chặt chẽ địa bàn, vừa tạo ra chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân trên địa bàn. Song song với công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kiện toàn, củng cố thực

Page 26: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

26 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

lực chính trị, duy trì, phát huy hiệu quả 50 tổ tự quản trên khu vực biên giới, tổ chức cho 6.300 hộ dân ở 50 thôn, làng ký cam kết tự quản an ninh trật tự tại khu dân cư, bảo vệ đường biên, cột mốc, thời gian qua, BĐBP tỉnh đã cử 7 cán bộ tăng cường giữ các chức danh chủ chốt ở xã, phân công 49 đảng viên các Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ thôn (làng) biên giới theo Quyết định 345-QĐ/TU ngày 25/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, tổ chức cho hàng trăm đảng viên nhận phụ trách hàng ngàn hộ gia đình có điều kiện khó khăn, giúp bà con từng bước thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Các mô hình trợ giúp học đường, con nuôi đồn Biên phòng được triển khai rộng khắp trên địa bàn 50 thôn làng của 7 xã biên giới đã tạo nên những hiệu ứng tích cực trong công tác giáo dục, lan tỏa nét đẹp nhân văn của những người lính Cụ Hồ hết lòng phục vụ nhân dân. Tính đến nay các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới của tỉnh đã nhận nuôi dưỡng 11 cháu mồ côi, nâng bước em đến trường 50 cháu (trong đó có 04 cháu

ở Campuchia) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường với mức 500 ngàn đồng/cháu/tháng. Cùng với đó BĐBP tỉnh duy trì thường xuyên bếp ăn tình thương cho 16 cháu ở địa bàn xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.

Đối với phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, bên cạnh việc đảm nhận một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 7 xã biên giới, BĐBP tỉnh còn nhận đỡ đầu xã Ia Dom (Đức Cơ) theo sự chỉ đạo phân công của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tại đây, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị và địa bàn, BĐBP tỉnh đã thực hiện phương châm phát huy nội lực kết hợp đầu tư hỗ trợ địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau 2 năm triển khai, đến cuối năm 2015, xã Ia Dom đã chính thức hoàn thành 19/19 tiêu chí, trở thành địa phương đầu tiên trên tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát huy những kinh nghiệm, kết quả đã đạt được, BĐBP tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tham mưu, giúp đỡ hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành của huyện

Chư Prông triển khai xây dựng nông thôn mới tại xã biên giới Ia Mơr. Với quan điểm xây dựng nông thôn biên giới phát triển bền vững, xây đến đâu, chắc đến đó, BĐBP tỉnh lựa chọn các tiêu chí từ dễ đến khó, từ hộ gia đình đến cộng đồng dân cư, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Mơr ttheo đúng lộ trình đã được đặt ra.

Với những kết quả đã đạt được trong quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và tham gia xây dựng địa bàn ổn định, phát triển, Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn xứng đáng là lực lượng chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới, trong xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển với nước bạn Camphuchia. Những thành tích, chiến công mà BĐBP tỉnh lập được đã góp phần quan trọng, tô thắm, xây dựng nên truyền thống vẻ vang của lực lượng BĐBP Việt Nam Anh hùng./.

R.M.T

Page 27: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

27THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Những bà mẹ của Nhân dân ta NGUYỄN VĂN TOÀN

Người Mẹ đầu tiên của người Việt là Mẹ Âu Cơ. Mẹ đã

đẻ trăm trứng nở trăm con. Người con trai cả theo mẹ đã cùng các chị em đã lập nên Nhà nước Văn Lang:

Mẹ đem lên ở Tản Viên Sửa sang giềng mối, giữ gìn quy mô

Bao nhiêu đồi núi đống gò Lũy thành bày đặt, cõi bờ chia phôi.

(Thiên Nam ngữ lục)Về câu chuyện Lạc

Long Quân và Âu Cơ, GS. Vũ Đức Vượng (nguyên Giám đốc chương trình Giáo dục tổng quát ở Đại học Hoa Sen) từng nhận định: “Ngoài việc dạy dỗ chúng ta về nguồn gốc, nó còn là một chuyện tình rất đẹp, rất nhân bản, và là một trang sử rõ ràng nhất về bình đẳng giới của người Việt nguyên thủy”. Do đó, GS. Vũ Đức Vượng đã nhận định: “Câu chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long, do đó, trở nên viên đá gốc của văn hóa Việt”.

Huyền thoại nối tiếp

huyền thoại. Ta có bà mẹ nghèo đã sinh ra chàng trai Thánh Gióng dũng mãnh trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Và trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã có những đóng góp to lớn từ sự hy sinh âm thầm và vô cùng vĩ đại của những người mẹ đã hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc. Cách đây 68 năm, vào ngày 08/3/1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu từ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904-2010), người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất

trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Mẹ Thứ sinh sống tại xóm Rừng, thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ có 9 con trai, một con rể và hai cháu ngoại hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được biết, con gái cả của Mẹ Thứ là Mẹ Lê Thị Trị cũng được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng vì có chồng và hai con gái là liệt sĩ. Bởi thế, có thể nhận định, Mẹ Thứ là đại diện cho 11.659 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh Quảng Nam và 127 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước.

Ở “vùng đất thép” Quảng Trị có gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hẹ. Đây là một trong những gia đình cách mạng đặc biệt, đã có nhiều đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Cả gia đình Mẹ Hẹ có 7 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 17 liệt sĩ. Trong số 17 liệt

Page 28: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

28 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sĩ có 11 liệt sĩ là con đẻ, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại của Mẹ Hẹ. Bản thân Mẹ Hẹ có 1 con gái và 3 con dâu được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Bên ngoại của Mẹ Hẹ có 2 em dâu được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 6 liệt sĩ gọi Mẹ Hẹ bằng cô ruột.

Có 10 Mẹ vừa là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đồng thời là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là: Mẹ Văn Thị Thừa (sinh năm 1915, quê ở Quảng Nam), Mẹ Nguyễn Thị Rành (sinh năm 1900, quê ở TP. Hồ Chí Minh), Mẹ Phạm Thị Ngư (sinh năm 1912, quê ở Bình Thuận), Mẹ Võ Thị Nhã (sinh năm 1921, quê ở Quảng Ngãi), Mẹ Đỗ Thị Phúc (sinh năm 1906, quê ở Nam Định), Mẹ Bùi Thị Thêm (sinh năm 1924, quê ở Kiên Giang), Mẹ Huỳnh Thị Tân (sinh năm 1906, quê ở Sóc Trăng), Mẹ Đoàn Thị Nghiệp (sinh năm 1925, quê ở Tiền Giang), Mẹ Mai Thị Út (sinh năm 1913, quê ở Tiền Giang) và Mẹ Nguyễn Thị Điểm (sinh năm 1941, quê ở TP. Hồ Chí Minh).

Có ba chị em ruột đều là Bà mẹ Việt Nam Anh

hùng là Mẹ Bùi Thị Hải (sinh năm 1908), Mẹ Bùi Thị Tư (sinh năm 1916), Mẹ Bùi Thị Nhỏ (sinh năm 1922) đều ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Hiện tại, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là tấm gương sáng để cho thế hệ con cháu noi theo. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước không ngừng chăm lo đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực như phụng dưỡng cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống và xây dựng nhà tình nghĩa cho các Mẹ… Bởi dù năm tháng sẽ đi qua, nhưng sự hy sinh vô cùng to lớn của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sẽ sống mãi. Đảng, Nhà nước và Nhân dân đời đời ghi nhớ những hy sinh, công lao, đóng góp của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đúng như Giáo sư Vũ Khiêu (Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam) đã viết câu đối ca ngợi hình tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng: “Tổ quốc ghi công con liệt sỹ/ Nhân dân nhớ nghĩa mẹ anh hùng”.

Tất cả những tác phẩm nghệ thuật về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đều rất chân thực, sinh động và cảm động, nhưng phổ biến hơn cả, được quảng bá rộng rãi hơn cả là bài hát “Hát về Mẹ Việt Nam Anh hùng” của cố Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên. Những giai điệu của bài hát về cuộc đời của những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thật cảm động: “Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữa gian lao, vì đất nước hy sinh cả cuộc đời”.

127 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước thật xứng đáng với tám chữ vàng do Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khen tặng dành cho người phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - đảm đang”. Tuổi trẻ hôm nay không biết đến đạn bom, không tận mắt chứng kiến những đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhưng họ đều hiểu rằng cái giá của cuộc sống hôm nay là sự hy sinh của nhiều thế hệ lớp người đi trước, là những nỗi đau, sự mất mát lớn lao của những người Mẹ Việt Nam Anh hùng./.

N.V.T

Page 29: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

29THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Năm 2019, thể thao thành tích cao Gia Lai bước đầu ghi

nhận được những dấu ấn tích cực, tạo đà nối tiếp những thành công mới trong tương lai.

Sau một thời gian tạm dừng thực hiện công tác tuyển chọn, tập trung đào tạo và huấn luyện vận

động viên các đội tuyển thể thao thành tích cao của tỉnh (2014 – 2018). Năm 2019, tiếp tục nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, mặc dù điều kiện chưa đáp ứng (chỉ tập trung ngắn hạn) nhưng với định

hướng đúng, lộ trình và bước đi phù hợp với “Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến 2030” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ngày 11/12/2017; cùng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của các huấn luyện viên, vận động viên, Thể

Gia Lai đợi chờ những thành công mới NGUYỄN VĂN Ý

Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh

Quang cảnh Lễ Khai mạc Giải Vô địch Kick Boxing Trẻ toàn quốc năm 2019 tại Gia Lai. Ảnh: Văn Ý.

Page 30: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

30 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

thao thành tích cao của tỉnh ta trong năm 2019 đã đạt được 76 huy chương các loại (16 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 38 huy chương đồng) khi tham gia các giải thể thao khu vực và toàn quốc, trong đó có những vận động viên tiêu biểu, xuất sắc như: Hoàng Trọng Nguyên (Môn Vovinam); Nguyễn Quang Đức, Lê Thị Nhi (Môn Kick – Boxing); Nguyễn Phạm Ngọc Yến, Trần Dân Anh Tài, Ngô Thế Vinh (Môn Karatedo); Trương Thị Trà Vi, Rơ Châm Hân, Lê Thị Yến Nhi (Môn Whushu); Võ Thị Hà Tiên, Hồ Sỹ Đức, Y H’ Chíp (Môn Taekwondo)… việc đăng cai tổ chức thành công 05 giải thể thao khu vực, toàn quốc tại Gia Lai trong năm 2019 một lần nữa khẳng định được vị thế, năng lực,

công tác tổ chức thi đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức ngành thể dục thể thao tỉnh ta trên đấu trường thể thao khu vực và toàn quốc.

Mục tiêu cụ thể của Năm 2020, thể thao Gia Lai đó là: Tiếp tục tham mưu, triển khai có hiệu quả Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020; Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 và Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao tỉnh Gia Lai đến năm 2025 định hướng đến 2030.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay từ những ngày đầu năm mới Xuân Canh Tý 2020 các đội tuyển thể thao thành tích cao của tỉnh đã tập trung cao độ, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện và tham gia thi đấu các giải thể thao trong năm.

Năm 2020, tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu đạt 80 huy chương các loại khi tham gia các giải thể thao khu vực và toàn quốc; phối hợp với các Hội, Liên đoàn thể thao của tỉnh, Ngành Giáo dục - Đào tạo thành lập Đoàn vận động viên tham gia và đạt thành tích tốt tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020; phối hợp tốt các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu đăng cai tổ chức 03 giải thể thao khu vực, toàn quốc gồm: Giải Vô địch Cúp các Câu lạc bộ Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ IX, Giải Vô địch Trẻ quốc gia môn Karatedo, Giải Vô địch Cúp quốc gia môn Wushu; phấn đấu cử từ 03 đến 05 vận động viên xuất sắc tham gia tập huấn và thi đấu cùng Đội tuyển trẻ quốc gia…

N.V.Y

Đồng chí Tống Thới Mốc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai trao huy chương cho cácVĐV tại giải Vô địch Taekwondo các CLB mạnh toàn quốc năm 2019 tại Gia Lai. Ảnh: Văn Ý.

Page 31: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

31THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi-

rút Cô-rô-na (nCOV) bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, đến nay đã lan ra toàn bộ 31 tỉnh, thành của Trung Quốc và 28 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo báo cáo, tính đến ngày 15/02/2020, trên thế giới đã ghi nhận hơn 67.000 người mắc nCOV, trong đó tại Trung Quốc là hơn 66.000 người. Tổng số người tử vong là 1.527, trong đó Trung Quốc: 1.523 người, Phi-líp-pin: 01 người, Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người, Nhật Bản: 01 người; Pháp: 01 người. Riêng tại Việt Nam, tính đến ngày 15/02/2020, Việt Nam đã có 16 người mắc nCOV (trong đó, Vĩnh Phúc: 11 người; thành phố Hồ Chí Minh: 03 người (02 người Trung Quốc, 01 Việt kiều Mỹ); Khánh Hòa:

01 người; Thanh Hóa: 01 người); 07 trường hợp đã khỏi bệnh, được xuất viện và hiện chưa có trường hợp nào tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu và quyết định tên gọi chính thức của nCOV là COVID-19 . Một số quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ốt-xtrây-li-a,… đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp và cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn COVID-19.

Từ bài học kinh nghiệm thành công trong những lần phòng, chống dịch bệnh trước đây, Đảng, Nhà nước ta đã sớm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cần thiết, xây dựng kịch bản ứng phó kịp thời với từng cấp độ lan truyền của dịch bệnh . Đến thời điểm hiện nay, dù diễn biến dịch bệnh “còn

rất phức tạp, khó lường” , song, COVID-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát chặt chẽ.

Dư luận quốc tế ghi nhận và đánh giá cao phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam trước những diễn biến nhanh chóng của COVID-19. Dư luận trong nước đồng tình hưởng ứng và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam chấp nhận thiệt hại một số lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng người dân”. Dù cuộc “khủng hoảng” do COVID-19 gây ra có thể ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh đổi lợi ích kinh tế với tính mạng con người. Điều này đã tạo được sự an tâm, niềm

Covid-19Công tác phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấpchủng mới của gây ra

Ảnh: minh hoạ.

Page 32: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

32 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

tin lớn ở đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo các chuyên gia về y tế, vi-rút Corona lây truyền qua 3 đường: (1) từ dịch nước bọt của người mang bệnh khi ho, hắt hơi; (2) lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh; (3) lây truyền từ các bề mặt đã bị nhiễm vi-rút. Do vậy, để kiểm soát, khống chế và tiến tới phòng, chống COVID-19 thành công, hơn lúc nào hết cần sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội cũng như ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi người cần theo dõi sát sao thông tin về dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, bình tĩnh, chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế và các cơ quan chức năng, có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế tụ tập nơi đông người, không nghe theo cũng như không phát tán các thông tin thiếu kiểm chứng, tác động tiêu cực tới xã hội. Ðồng thời, tại cộng đồng, công tác giám sát, phòng, chống cũng như phát hiện dịch bệnh cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh cần kịp thời báo

cho ngành y tế cơ sở, tiến hành khoanh vùng khu vực nghi có dịch, tuyệt đối không hoang mang, hoảng loạn, gây mất an ninh trật tự.

Để công tác phòng, chống COVID-19 đạt hiệu quả cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phòng, chống COVID-19 gây ra; Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống các diễn biến phức tạp mới của COVID-19 gây ra.

Hai là, ngành y tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống COVID-19; thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình phòng, chống dịch bệnh ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu..; nêu cao vai trò, trách nhiệm đội ngũ y, bác

sỹ để vừa làm tốt vai trò thầy thuốc vừa là tuyên truyền viên tích cực, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh.

Ba là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phù hợp về tình hình dịch bệnh và công tác phòng ngừa. Trong công tác tuyên truyền, chú ý khắc phục biểu hiện chủ quan, coi thường dịch bệnh hoặc lo sợ thái quá dẫn đến hoang mang, mất niềm tin; tuyên truyền, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các đơn vị làm tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sỹ trực tiếp chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, đấu tranh với những biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm với sức khỏe, tính mạng người dân; những hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; những hành vi che dấu thông tin hoặc tung tin không chính xác, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng, đặc biệt là những thông tin thiếu khách quan về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh cả hai nước đang ra sức phòng, chống COVID-19./.

Trần Đức (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Page 33: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

33THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngành Y tế Gia Lai:

Bác sĩ ĐINH HÀ NAM Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai

Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y

tế, tính đến 14 giờ 30 phút, ngày 12/02/2020, thế giới đã ghi nhận 45.171 trường

hợp mắc bệnh Covid-19, có 1.115 trường hợp tử vong, trong đó tại Trung

Hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (gọi tắt là Covid-19) gây ra đang có diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại Trung quốc và nhiều Quốc gia trên Thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A, người mắc bệnh có triệu chứng như sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong cao. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Ngành Y tế Gia Lai họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: H.N.

Quyết liệt

Page 34: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

34 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Quốc có 1.113 trường hợp, Philippine có 01 trường hợp và Hồng Kông có 01 trường hợp. Ngoài Trung Quốc, 27 Quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 12/02/2020, đã ghi nhận 15 trường hợp dương tính với Covid-19, số ca mắc bệnh tập trung tại các tỉnh Vĩnh Phúc (10 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (03 trường hợp), Khánh Hòa (01 trường hợp), Thanh Hóa (01 trường hợp), trong đó 06 trường hợp điều trị khỏi và xuất viện.

Hiện tại, tỉnh Gia Lai chưa ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh, tuy nhiên trước diễn biến phức tạp và khó lường về tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra, Ngành Y tế tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh Gia Lai.

Theo đó, Sở Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng chí Mai Xuân Hải - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng ban; Ngành Y tế thành lập 20 đội đáp ứng nhanh và 25 đội cấp cứu

nhanh nội viện, ngoại viện làm nhiệm vụ điều tra, xác định tình hình dịch bệnh, khoanh vùng, xử lý ca bệnh/ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm khẩn cấp phục vụ cho việc xác minh tác nhân gây bệnh; Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân loại người bệnh, nhất là những trường hợp có triệu chứng của Covid-19 ngay khi người bệnh đến đăng ký khám; Chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bố trí khu vực cách ly, trang bị thêm giường bệnh và cơ số thuốc cần thiết phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh; Cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trên cơ sở xác định rõ diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ngành Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng “kịch bản” theo 4 cấp độ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó: Cấp độ 1 là khi chưa có trường hợp xác định; Cấp độ 2 là có trường hợp bệnh xâm nhập và có ≤ 20 trường hợp xác định dương tính; Cấp độ 3 là dịch bệnh lây lan > 20 trường hợp bệnh đến

< 80 trường hợp mắc bệnh dương tính; Cấp độ 4 là dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ 80 trường hợp đến < 400 trường hợp mắc bệnh dương tính. Đối với mỗi cấp độ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh sẽ chỉ đạo các sở y tế tập trung công tác chỉ đạo, kiểm tra; Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh; Thực hiện dự phòng, giám sát, điều trị dịch bệnh; Chuẩn bị tốt công tác hậu cần... theo từng cấp độ cụ thể và luôn đặt công tác phòng, chống ở cấp độ cao nhất.

Ngành Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh đã chủ động thiết lập số điện thoại đường dây nóng 0966.881.717 của Sở Y tế và 0913.411.899 của Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, để tiếp nhận, giải đáp các thông tin liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn; Thành lập hệ thống mạng lưới cơ sở tiếp nhận, thu dung, cách ly điều trị dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai; chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai giám

Page 35: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

35THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm ca bệnh; bố trí khu cách ly đảm bảo 03 đơn nguyên: Bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định và khu lưu giữ bệnh nhân trước khi xuất viện, tiếp nhận và thu dung điều trị đối với các trường hợp nghi ngờ.

Đặc biệt, Ngành Y tế đã tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: mang khẩu trang ở những nơi công cộng, nơi tụ tập đông người; thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng theo 6 bước; nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở... cần đến ngay cơ sở y tế gần

nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Cùng với đó, ngành Y tế cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi từ vùng có dịch tại cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, để giám sát và theo dõi chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh; Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có cảng hàng không, bến xe, phối hợp

với các cơ quan chức năng để tổ chức giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh đối với trường hợp đi về từ vùng dịch, quản lý các trường hợp bệnh; Sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân và đảm bảo công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại Bệnh viện.

Hy vọng với tinh thần chủ động, quyết liệt, sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai, Ngành Y tế Gia Lai quyết tâm không để dịch bệnh Covid-19 lây lan, phát tán trong cộng đồng nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe người dân./.

Đ.H.N

Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà, UVBTV, - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Nhi Gia Lai. Ảnh: H.N.

Page 36: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

36 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Diện mạo mới ở vùng dân tộc thiểu số

Trao đổi với lãnh đạo các địa phương và khảo sát thực tế ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chúng tôi nhận thấy, diện mạo mới ở đây không chỉ có những con số ấn tượng như: 58/184 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 2 đơn vị cấp huyện là thành phố

T ỉnh Gia Lai có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong

đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đến 46,23% với nhiều vùng còn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Huy động nguồn lực, xây dựng mô hình, cách làm phù hợp để phát triển vùng DTTS là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Gia Lai trong những năm qua và từng bước hình thành lên một diện mạo nông thôn mới (NTM).

Pleiku và thị xã An Khê có 100% xã đạt chuẩn NTM. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 88,5%, tiểu học đạt 99,9%, trung học cơ sở đạt 90%; hơn 77,5% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm

từ 19,71% (năm 2015) xuống còn khoảng 7,04 (cuối năm 2019)… Mà có hai vấn đề cốt lõi hình thành lên một diện mạo mới. Thứ nhất, đồng bào DTTS đã thay đổi nhận thức từ bị động, trông chờ ỷ lại sang chủ động và dám nghĩ, dám làm. Hai là xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, gắn với thị

khởi sắc nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

NGUYỄN ANH SƠN

Người dân tộc thiểu số huyện Kbang được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống cây mắc ca tại lễ khởi công. Ảnh: N.T.

Page 37: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

37THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

trường, làm gia tăng giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong vùng DTTS.

Chị Hồ Thị Viên, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tú An (thị xã An Khê) là một trong những bạn trẻ người DTTS tiên phong chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho bà con xã viên trên địa bàn. Mô hình trồng cây cà gai bằng phương pháp hữu cơ để chế biến, sản xuất trà và các loại dược liệu; phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Bahnar… đang gặt hái được những thành công

nhất định. Tương tự, anh Đinh A Ngưi, người dân tộc Bahnar, ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) lại chọn hướng đi mới từ tài sản quý giá của dân tộc mình đó chính là văn hóa. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng khu du lịch cộng đồng của anh thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan mỗi năm và trở thành điểm không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến Gia Lai. Chị Hồ Thị Viên chia sẻ: “Nếu như trước đây người Bahnar chỉ biết làm rẫy phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên.

Dệt thổ cẩm cũng chỉ để sử dụng trong gia đình thì nay đã biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường và biết cách làm du lịch, dịch vụ”.

Không chỉ có những trường hợp nêu trên mà nhiều vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả như: Mô hình trồng cây mắc ca tại huyện Kbang; cánh đồng lúa một giống tại huyện Phú Thiện; trồng hồ tiêu hữu cơ tại huyện Đak Đoa; cánh đồng mía lớn tại các huyện phía Đông

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ảnh: Đức Thụy.

Page 38: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

38 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

của tỉnh… Người dân và hợp tác xã nông nghiệp đã liên kết với doanh nghiệp tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, các nhà máy, trung tâm chế biến nông lâm sản hiện đại. Tiêu biểu như tổ hợp nhà máy chế biến nông sản của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.

Tập trung mọi nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Qua phân tích chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan mang đến những khởi sắc trong vùng DTTS tỉnh Gia Lai thời gian qua. Đầu tiên phải kể đến chính là hiệu ứng từ các kế hoạch, chương trình mục tiêu Quốc gia; chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong vùng DTTS của Đảng, Nhà nước ta. Nhưng quan trọng hơn cả là tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lai. Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào

DTTS trên địa bàn tỉnh” đã thổi một luồng sinh khí mới cho phát triển vùng DTTS. Các nguồn lực, phong trào, mô hình, cách làm sáng tạo để phát triển vùng DTTS được triển khai đồng bộ như: "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững", "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh", “Cơ quan, đơn vị giúp địa phương, cán bộ, đảng viên giúp hộ gia đình thoát nghèo”, “Cây lúa xen canh”, “Vườn cây kết nghĩa”, “Giảm một hộ đói, xóa một hộ nghèo”, “Bò giống cho người nghèo”, “gắn kết hộ”, “Phụ nữ DTTS tiết kiệm 5-10 triệu đồng”...

Trong những năm tới, tỉnh Gia Lai đặt ra mục tiêu triển kinh tế-xã hội vùng DTTS một cách toàn diện, bền vững; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa vùng DTTS. Giảm tỷ lệ hộ nghèo người DTTS xuống dưới 5% vào cuối năm 2025 và hơn 95% đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch

vụ xã hội cơ bản. Không ngừng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, khối đại đoàn kết các dân tộc, tiềm lực quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ người DTTS…

Ông Đinh Tuy, Bí thư Chi bộ thôn Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) chia sẻ: Vùng DTTS đã có nhiều đổi thay so với trước đây nhưng vẫn là vùng trũng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để đạt được các mục tiêu trên cần huy động nguồn lực của toàn xã hội vào xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kinh tế-xã hội, thu hút doanh nghiệp đến vùng DTTS, chuyển đổi mô hình sản xuất, chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch, tạo ra nhiều việc làm mới để tăng thu nhập cho người dân. Đồng quan điểm đó nhưng ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thì nhấn mạnh yếu tố chủ thể của đồng bào các DTTS. "Ở nơi đâu mà đồng bào chưa có ý thức tự giác, tự trọng vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì ở đó chưa thể phát triển", ông Dũng cho hay./.

N.A.S

Page 39: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

39THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Xây dựng Đảng

Nhận thức vai trò to lớn của nông nghiệp, nông

dân, nông thôn, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời

trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X

sống vật chất và tinh thần của người nông dân. Tỉnh Gia Lai đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng thành Chương trình hành động cụ thể, phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” trên phạm vi toàn tỉnh và đã được các sở, ban, ngành,

đoàn thể và 17/17 huyện, thị xã, thành phố tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, 07 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Những kết quả nổi bật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ThS. DƯƠNG TRUNG KIÊN Trường Chính trị tỉnh Gia Lai

Đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham quan vườn rau thủy canh của thành viên Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp An Bình trong chuyến thăm

và làm việc tại thị xã An Khê. Ảnh: GLO.

Page 40: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

40 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

* Những kết quả nổi bật

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 105,23%, lâm nghiệp đạt 100,55% và thủy sản đạt 102,4%. Phát triển nông nghiệp đã từng bước gắn kết với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm. Thu nhập của dân cư nông thôn tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010.

Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 61,41% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm đã qua đào tạo đạt trên 26% khắc phục một phần lao động nông nhàn thiếu việc làm; có 180 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm, chiếm 98% (1) .

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn từng bước được đầu tư hoàn thiện, nhất là hệ thống đường giao thông kiên cố gắn kết từ huyện về xã và đường liên xã, thủy lợi với hệ thống kênh mương xây mới bảo đảm nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác rau màu, cây công nghiệp; trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng… đã tạo

ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn của tỉnh.

Từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tổ chức các mô hình liên kết sản xuất, mô hình cánh đồng lớn, hợp tác kinh tế tập thể trong nông nghiệp rõ nét nhất trong sản xuất, tiêu thụ mía đường, cà phê và cung ứng vật tư nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, như: Cà phê, hồ tiêu, cao su, mía đường, sắn… một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh (cà phê, hồ tiêu, rau quả…) chuyển đổi theo hướng từng bước có hiệu quả cao.

Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong 10 năm qua,

công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt được những thành tựu đáng kể, giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,22% xuống còn 14,32% vào cuối năm 2009; giai đoạn 2010 - 2015 giảm từ 27,56% xuống còn 11,36% vào cuối năm 2015; giai đoạn 2016 - 2017 giảm từ 16,55% xuống còn 13,34% theo tiêu chí mới giai đoạn 2016 - 2020 (1).

Công tác tuyên truyền đã lan tỏa trong cả hệ thống chính trị, từ cán bộ, công chức, viên chức đến công nhân, nhân dân lao động. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động, đăng ký tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức khác nhau, thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình.

* Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục

Mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Gia Lai phấn đấu, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 37,25% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; tốc độ tăng trưởng giá trị gia

(1) Tỉnh ủy Gia Lai: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Page 41: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

41THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

tăng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,57%, muốn vậy cần phải nhận diện và khắc phục một số tồn tại, hạn chế đó là:

Công tác tuyên truyền chưa thực sự tạo điểm nhấn, còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách chung. Thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa thực sự khơi dậy tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng tiềm năng, trí tuệ để có cuộc sống sung túc hơn.

Một số địa phương chưa chủ động rà soát huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; một số địa phương việc đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung để hoàn thành dứt điểm các tiêu chí nông thôn mới. Việc chuyển đổi tập quán canh tác, đưa giống mới vào phục vụ sản xuất dẫn đến nguồn thu nhập nông hộ không cao, không tăng hơn, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống của địa phương.

Một số chính sách trong xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (chính sách về hỗ trợ lãi suất vốn vay, áp dụng cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới...).

Phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” ở một số địa phương chưa được duy trì liên tục, còn cầm chừng; chưa kịp thời sơ, tổng kết để nhân rộng nhiều mô hình cách làm hay, sáng tạo.

* Một số bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, vai trò cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết cần thường xuyên, sâu sát, quyết liệt cùng với sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Thực tiễn cho thấy nơi nào người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có quyết tâm chính trị cao và có giải pháp quyết liệt các bước đi cụ thể, phân công người chịu trách nhiệm từng tiêu chí, từng địa phương xây dựng nông thôn mới thì trong cùng hoàn cảnh còn

nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.

Thứ hai, công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, sâu rộng, đa dạng hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng đối tượng; chú trọng việc tuyên truyền đến hộ dân để người dân hiểu và tham gia thực hiện Chương trình.

Thứ ba, xác định nhân dân là chủ thể trong xây dựng và phát triển nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, tránh tư tưởng nóng vội chạy theo thành tích; phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân trong công cuộc phát triển nông thôn.

Thứ tư, việc xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thực chất, các tiêu chí đạt được phải bền vững; tránh hình thức xuê xoa, chạy theo thành tích và phải tạo ra sự hài lòng của người dân; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong nhân dân và xã hội, để phấn đấu đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 26-NQ/TW đã đề ra./.

D.T.K

Page 42: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

42 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Gia Lai là tỉnh Bắc Tây Nguyên, diện tích tự nhiên

1.551.098,63ha, có 90km đường biên giới chung với tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia. Dân số trên địa bàn tỉnh có hơn 1,5 triệu người với 44 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46,23% (chủ yếu là người Jrai và Bahnar). Toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã, thành phố; 222 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ tỉnh có 21 đảng bộ trực thuộc (14 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố, 04 đảng bộ tương đương cấp huyện); có 984 tổ chức cơ sở đảng (356 đảng bộ, 628 chi bộ); 3.352 chi bộ trực thuộc. Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới bình quân hằng năm 5,51%, bình quân mỗi năm kết nạp được 2.705 đảng viên; chi bộ thôn, làng, tổ dân phố là 1.626, trong đó, có 1.297 chi bộ có chi ủy (79,77%); số bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, làng, tổ dân phố là 277 (17,04%).

Gia Lai thực hiện tốt công tác

Số lượng chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn là 2.223 đơn vị (chi bộ trực thuộc đảng ủy xã là 1.787, chiếm tỷ lệ 80,4%; chi bộ trực thuộc đảng ủy phường là 219, chiếm tỷ lệ 9,85% và chi bộ trực thuộc đảng ủy thị trấn là 217, chiếm tỷ lệ 9,75%). Tổng số đảng viên thôn, làng, tổ dân phố là 40.082 đồng chí, trong đó số lượng đảng viên hưu trí là 8.242 đồng chí (gồm: 2.422 đảng viên thuộc đảng bộ xã,

4.573 đảng viên thuộc đảng bộ phường và 1.247 đảng viên thuộc đảng bộ thị trấn). Tuổi bình quân của đảng viên là 41 tuổi (tuổi bình quân của đảng viên xã là 40 tuổi, đảng viên phường là 45 tuổi và đảng viên thị trấn là 38 tuổi), trong đó tuổi bình quân của các bí thư chi bộ là 48 tuổi (tuổi bình quân của bí thư xã là 45 tuổi, bí thư phường là 52 tuổi và bí thư thị trấn là 47 tuổi).

Đội ngũ đảng viên luôn giữ vững bản lĩnh chính

NHẬT THẢO

phát triển đảng viên (2016 -2019)

Đồng chí Nguyễn Hải Hà - Bí thư Chi bộ, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Chư Sê trao Quyết định kết nạp đảng viên cho đảng viên mới. Ảnh: Dương Thị Nhường.

Page 43: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

43THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

trị, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đơn vị, không vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm. Đa số đảng viên đã qua đào tạo và được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Do đó, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên, tích cực đề xuất những chủ trương, giải pháp, đóng góp vào sự lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; từng bước vận dụng sáng tạo, có kết quả nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống và trong lĩnh vực được phân công phụ trách; hầu hết đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đoàn kết nội bộ, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giữ tốt mối liên lệ với tổ chức đảng nơi cư trú; đặc biệt, đối

với các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo thực hiện tốt việc nêu gương, có tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, có kỹ năng, năng lực điều hành tốt các hoạt động của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Hằng năm, đảng viên trong chi bộ đều xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng bản cam kết không vi phạm 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng.

Công tác rà soát, tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên đã được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm triển khai thực hiện tích cực, xem đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng hằng năm. Các cấp ủy cơ sở hằng năm đều có kế hoạch bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới gắn với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy, từ năm 2016 đến tháng 9 năm 2019, toàn tỉnh

đã kết nạp được 10.335 đảng viên. Năm 2017, kết nạp được 2.887 đảng viên, trong đó: 1.279 nữ (chiếm 44,3%); 893 dân tộc thiểu số (chiếm 31%); 2.030 đoàn viên thanh niên (chiếm 70,32%); 94 tôn giáo (chiếm 3,26%). Năm 2018, kết nạp được 3.061 đảng viên, trong đó: 1.378 nữ (chiếm 45,02%); 995 dân tộc thiểu số (chiếm 32,51%); 2.155 đoàn viên thanh niên (chiếm 70,4%); 146 tôn giáo (chiếm 4,77%). 9 tháng đầu năm 2019, kết nạp được 1.336 đảng viên, trong đó: 01 kết nạp lại (chiếm 0,07%); 634 nữ (chiếm 47,46%); 509 dân tộc thiểu số (chiếm 38,1%); 860 đoàn viên thanh niên (chiếm 64,37%); 60 tôn giáo (chiếm 4,49%).

Kết quả công tác phát triển đảng viên đến nay cho thấy: Chất lượng đảng viên được nâng lên, nhất là về trình độ học vấn. Số đảng viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là số có trình độ trung học chuyên nghiệp và sau đại học tăng. Có được kết quả trên là do hằng năm các cấp ủy đều rà soát nguồn phát triển đảng viên, xây dựng kế

Page 44: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

44 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

hoạch cụ thể để bồi dưỡng kết nạp, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, trang bị nhận thức, sự hiểu biết về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, định hướng cho quần chúng động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn; chú trọng lựa chọn quần chúng tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn để phát triển đảng nhằm nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng. Nhìn chung, số đảng viên mới kết nạp đều trưởng thành từ các phong trào quần chúng ở cơ sở, phát huy tác dụng tốt, có trình độ, năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, được quần chúng tín nhiệm. Số đảng viên mới kết nạp đã góp phần tăng cường cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, địa phương. Từ đó, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên. Đồng thời, xác định trách nhiệm cho cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên để làm tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, như: Một số cán bộ, đảng

viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; tỷ lệ phát triển đảng viên ở một số chi bộ thôn, làng, tổ dân phố còn thấp, nhiều chi bộ không phát triển được đảng viên mới, nhất là việc kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số nơi vẫn chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định, nhất là cán bộ cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn nhìn chung còn yếu và bất cập giữa cán bộ không chuyên trách và công chức; trình độ kiến thức các mặt mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng năng lực thực tiễn vẫn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, còn tư tưởng ngại kết nạp đảng viên đông vì phải họp hành nhiều, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đơn vị. Một số công nhân, người lao động có tư tưởng an phận, cho rằng là người làm thuê nên chỉ làm tròn công việc được giao, chủ yếu lo về đời

sống và thu nhập, chưa muốn phấn đấu vào Đảng.

Trong thời gian tới, cấp ủy các cấp cần tiếp tục thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt, năng lực lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ; đồng thời, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng học tập nâng cao lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, nói đi đôi với làm, làm gương cho quần chúng noi theo. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt đảng theo quy định. Giao nhiệm vụ cho đảng viên cần phù hợp với khả năng, điều kiện, sở trường của đảng viên; kịp thời động viên, khích lệ đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Nắm chắc những biểu hiện về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và thực hiện chính xác việc đánh giá, phân loại đảng viên hằng năm, qua đó, kịp thời phát hiện những đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”./.

N.T

Page 45: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

45THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Những đổi mới trong công tác dân vận ở xã Ia Piar, huyện Phú Thiện

Xác định công tác dân vận có vai trò, vị trí đặc biệt quan

trọng như vậy; cho nên, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã Ia Piar, nội dung và phương thức công tác dân vận đã bám sát tình hình ở xã, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Nội dung công tác dân vận đã gắn với nhiệm vụ chính trị của xã, nhất là nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ở các làng đồng bào

dân tộc thiểu số, công tác dân vận đã góp phần giúp đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt. Phong trào Thi đua “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa, động viên đông đảo nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và góp phần quan trọng để xã Ia Piar đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2109.

Để có được kết quả nổi bật như vậy, Đảng ủy xã đã tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức tiến hành công tác dân vận, mà trọng tâm là Đảng bộ xã, các chi bộ trực thuộc và từng đảng viên phải trực tiếp làm tốt công tác dân vận. Muốn vậy, cần phải tập trung làm tốt các nội dung phương thức tiến hành cụ thể như:

Một là, phải lấy việc vận động nhân dân và chăm lo lợi ích của nhân dân là một nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo

Trong tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói về công tác vận động nhân dân, Bác Hồ đã chỉ rõ: Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ

PHẠM VĂN PHƯƠNG Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Thiện

Đoàn công tác Ban Dân vận Tỉnh uỷ và các huyện, Thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai về tham quan làng tại Plei Rbai - xã Ia Piar. Ảnh: Nay - H’ Brơn.

Page 46: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

46 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

phải hăng hái làm cho kỳ được. Tinh thần này đã được vận dụng triệt để vào thực tiễn quá trình đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Piar nên đã có nhiều khởi sắc là do cấp ủy, chính quyền và các ban ngành của xã, của thôn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ: Nhân dân chính là chủ thể của xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm chính của từng người dân để mang lại lợi ích cho từng người dân. Cho nên, khi đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhân dân đã tích cực lao động sản xuất, tích cực hiến đất, sẵn sàng phá bỏ hàng rào xây để mở rộng lòng đường, sẵn sàng góp công, góp của để làm các công trình hạ tầng khang trang, góp phần đưa xã Ia Piar sớm đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2019.

Về hình thức vận động nhân dân có rất nhiều hình thức như: vận động qua các mô hình, qua các phong trào, qua báo chí, qua mạng xã hội, hay vận động cá biệt, nhưng hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân ở từng khu dân cư. Thông qua đối thoại trực tiếp với nhân

dân để trao đổi, giải đáp trực tiếp các thắc mắc, các băn khoăn của nhân dân trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở khu dân cư cũng như trong đời sống hằng ngày của người dân.

Bên cạnh việc làm tốt công tác vận động nhân dân như trên thì việc chăm lo lợi ích, hạnh phúc của nhân dân là mục đích thiêng liêng, là lý tưởng cao quý của Đảng. Trong điều kiện ngày nay, nếu không chăm lo một cách cụ thể, thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì dù có nói bao nhiêu về quan điểm quần chúng, về quyền làm chủ của nhân dân cũng đều là vô nghĩa và không có sức thuyết phục. Do đó đảng bộ xã Ia Piar đã có biện pháp và chương trình hành động cụ thể để bảo đảm đời sống cho nhân dân, trước hết là bảo đảm việc làm, chăm lo cái ăn, cái mặc, sức khỏe, việc học hành... của nhân dân, đảm bảo sự bình yên cho nhân dân.

Hai là, phải thường xuyên phải quán triệt, phổ biến đầy đủ mọi chủ trương, chính sách mới cho các tầng lớp nhân dân.

Khi có các chủ trương, chính sách mới; Đảng ủy

xã và các chi bộ trực thuộc đã nhanh chóng quán triệt và triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; sau đó nhanh chóng cụ thể hóa các chủ trương của cấp trên và kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng chính đáng, những bức xúc trong nhân dân để ban hành nghị quyết, các chủ trương sát với tình hình thực tiễn ở cơ sở, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sau khi đã có Nghị quyết thì phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp nhanh chóng cụ thể hóa để tổ chức thực hiện; nhất là chính quyền phải cụ thể hóa thực hiện gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Mặt trận và các đoàn thể phải cụ thể hóa thực hiện gắn với việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị.

Trên thực tế, quá trình thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân vận có rất nhiều chủ trương, chính sách mới; do đó, Đảng bộ, chi bộ phải kịp thời quán triệt sâu rộng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên hội viên và toàn thể nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ để tạo được sự đồng thuận của nhân dân khi triển khai thực hiện. Để

Page 47: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

47THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

triển khai có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết thì công tác dân vận luôn phải đi trước một bước để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.

Ba là, phải tiến hành phân công đảng viên phụ trách các hộ gia đình, các đối tượng quần chúng.

Theo Quyết định số 290 của Bộ Chính trị khóa X về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, tại điều 29 có quy định rõ: Mỗi đảng viên phải thực hiện tốt công tác quần chúng theo điểm 3, điều 2 Điều lệ Đảng, cụ thể là: liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở... Do đó, hằng năm, Đảng ủy xã Ia Piar đã phân công cụ thể từng đảng viên phụ trách từ 05 đến 10 hộ gia đình liền kề ở cộng đồng dân cư để nhanh chóng truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, đồng thuận và vận động các hộ gia đình thực hiện tốt. Đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,

Đảng ủy xã Ia Piar đã lựa chọn những đảng viên có uy tín, có kinh nghiệm để trực tiếp tư vấn, giúp đỡ từng hộ nghèo thay đổi mạnh mẽ nếp nghĩ và cách làm trong lao động sản xuất và tiêu dùng để nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Bốn là, Đảng viên phải làm gương lôi cuốn mọi người thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong đơn vị và nghĩa vụ công dân nơi cư trú

Lãnh đạo bằng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên là một trong những phương thức lãnh đạo tối ưu của Đảng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ đảng viên đều phải làm gương trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn, thường xuyên về mọi mặt; phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng phải thường xuyên tự kiểm điểm, soi xét chính mình; phải xông xáo nhiệt tình, sâu sát Nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm. Cho

nên, chúng ta thường nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Trong thời gian qua, Đảng ủy xã Ia Piar đã phát huy tối đa vai trò nêu gương của đảng viên của Đảng bộ xã và đảng viên nơi cư trú trong việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; khi vận động nhân dân hiến đất, di dời hàng rào, mở rộng lòng đường, đóng góp ngày công và tiền mặt để làm các công trình hạ tầng thì cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước; khi vận động đồng bào Jrai di dời chuồng trại, làm nhà tiêu hợp vệ sinh, làm con đường hoa, hàng rào xanh thì cán bộ, đảng viên là người Jrai cũng gương mẫu làm trước, với cách làm này đã tạo được niềm tin của nhân dân và đã vận động được nhân dân tích cực tham gia thực hiện nhiệt tình, có hiệu quả.

“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, lời Bác dạy năm xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị, toàn thể cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ điều này để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, qua đó thực hiện có hiệu quả “lời thề trước Đảng, lời hứa trước dân”./.

P.V.P

Page 48: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

48 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Xác định rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác

tư tưởng của Đảng, đồng thời tiếp tục thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư (khóa X) về ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức

xúc của nhân dân, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Đak Pơ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng các cấp, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua nhiều hình thức phù hợp, trong đó xác định công tác phối hợp tuyên truyền giữa Ban Tuyên giáo các cấp với

cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp nhằm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, hằng năm Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với UBND huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện lựa chọn những nội dung trọng tâm trong năm để xây dựng, ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể:

Kinh tế của huyện tiếp tục đà tăng trưởng và chuyển

làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân

ĐAK PƠ

LÊ THỊ TRÚC HÀ Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đak Pơ

Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (Đ/c ngồi thứ nhất, bìa phải) kiểm tra việc triển khai dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu 2 huyện Đak Pơ. Ảnh: T.H.

Page 49: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

49THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người 37,289 triệu đồng/năm (tính đến cuối năm 2019). Sản xuất nông nghiệp được duy trì phát triển. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống tiếp tục được quan tâm. Triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện tại 7/8 xã, thị trấn. Đến nay, có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên qua rà soát, đánh giá theo bộ tiêu chí mới, chỉ có xã Tân An đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ đạt từ 9 tiêu chí trở lên, 01 làng (làng Jun xã Yang Bắc) đạt chuẩn nông thôn mới theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, từ trung tâm huyện đến các xã đều có đường ô tô, hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt trong mùa mưa. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện được triển khai đảm bảo tiến độ. Riêng năm 2019, huyện đã triển khai thi công 31 công trình, tổng nguồn

vốn đầu tư 50,064 tỷ đồng, trong đó tập trung công tác điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đak Pơ đến năm 2030; triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng đối với các dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu 2 huyện Đak Pơ - một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Gia Lai, với tổng mức đầu tư 197 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020 (có năng lực tưới cho 550 ha cây trồng các loại; đồng thời cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho 7.500 người dân thuộc xã Cư An, Tân An và thị trấn Đak Pơ).

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng nâng cao; các phong trào thi đua hai tốt của ngành giáo dục được triển khai sâu rộng, hiệu quả, cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh tích cực hưởng ứng. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay, toàn huyện có 21 trường với 9.562 học sinh; có 13 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 56,5%.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường.

Công tác giảm nghèo được các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo, số hộ nghèo theo chuẩn nghèo năm 2019 là 656 hộ (chiếm 6%), giảm 2,59% so với năm 2018.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đầu tư, tăng cường, toàn huyện hiện có 7/8 trạm y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 87,5% và 4/8 trạm y tế xã có bác sĩ. Công tác đào đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sỹ luôn được chú trọng (năm 2018 có 4,23 bác sĩ/1 vạn dân, năm 2019 có 4,83 bác sỹ/1 vạn dân); chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ ngày càng nâng cao.

Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng và phong phú, chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng cơ sở. Việc đầu tư xây dựng hệ thống truyền hình trực tuyến cấp xã tiếp tục được quan tâm. Công tác tuyên

Page 50: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

50 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

truyền cổ động trực quan, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục trong nhân dân. Toàn huyện hiện có 8.557 gia đình văn hóa (đạt tỉ lệ 78,31%) và 46/49 thôn, làng, tổ dân phố văn hoá (đạt tỉ lệ 85,19%). Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Các thiết chế văn hóa được đầu tư theo hướng xã hội hóa...

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Các hoạt động tuần tra, kiểm soát được tăng cường, thường xuyên; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được nhân dân quan tâm, thực hiện.

Công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân tiếp tục được duy trì; kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; hạn chế phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để xảy ra điểm nóng về an ninh nông thôn. Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp thường xuyên được củng

cố, kiện toàn; việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường công tác; công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được quan tâm. Công tác cải cách hành chính được chú trọng; việc thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phần nào đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Đến nay, 100% cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyên và UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc trao đổi văn bản điện tử, chữ ký số.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm chú trọng. Đảng bộ huyện đã tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, đẩy mạnh công tác phát triển đảng. Tổng số tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc hiện nay là 37 tổ chức với 1.691 đảng viên; 100% thôn, làng, tổ dân phố có chi bộ. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, trở thành nội dung sinh hoạt chính trị, văn hóa sâu rộng trong các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong huyện; xuất

hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong thực hiện các phong trào thi đua lao động sản xuất, trong học tập và làm theo Gương Bác.

Nhìn chung, thông qua việc phối hợp phối hợp tuyên truyền thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, Ban Tuyên giáo Huyện ủy và UBND huyện đã tham mưu, giúp Ban Thường vụ Huyện ủy đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân; nắm bắt tình hình dư luận, tâm trạng xã hội; định hướng thông tin, dư luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn; phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân.

Qua đó, đã tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đoàn kết, ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề ra./.

L.T.T.H

Page 51: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

51THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề cán bộ

và công tác cán bộ: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và sự nghiệp đổi mới, ngày 02/01/2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn

Những điểm mới của Quy định 214-QĐ/TW so với Quy định 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”. Quy định này thay thế cho Quy định 90-QĐ/TW, ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về “Tiêu chuẩn chức

danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”.

Quy định 214-QĐ/TW nêu rõ 5 nhóm tiêu chuẩn chung, 19 nhóm tiêu chuẩn tương ứng với các chức danh, nhóm chức danh cán bộ cụ thể và một số trường hợp đặc

KHÁNH AN

Các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban đảng, các bộ, ngành có liên quan tham dự cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng.

Page 52: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

52 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Việc xây dựng đầy đủ khung tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, đảm bảo đồng độ, thống nhất với các nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét đánh giá, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đánh giá của các nhà phân tích, Quy định 214-QĐ/TW đã bổ sung, hoàn thiện thêm các quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công tác cán bộ; đây có thể coi là bước tiến mới trong công tác cán bộ của Đảng cũng như trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Quy định 214-QĐ/TW có một số điểm mới so với Quy định 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Quy định 214-QĐ/TW bổ sung một số chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý; tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá về chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với các chức danh từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban bí thư, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng, trưởng các ban của Đảng, Bộ trưởng, cho tới lãnh đạo khối tư pháp ở Trung ương, lãnh đạo tỉnh, thành (bổ sung thêm cấp phó như Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy)...

Thứ hai, Quy định 214-QĐ/TW bổ sung tiêu chuẩn “uy tín cao trong nhân dân” đối với các chức danh cán bộ chủ chốt.

Thứ ba, Quy định 214-QĐ/TW sửa đổi một số tiêu chuẩn, tiêu chí; trong đó, tiêu chuẩn đối với cán bộ diện Trung ương quản lý là “hoàn thành tốt nhiệm vụ” thay cho “hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao”.Thứ tư, Quy định 214-

QĐ/TW bổ sung tiêu chuẩn chức danh Phó Chủ tịch nước tương đương Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Thứ năm, Quy định 214-QĐ/TW có nội dung mới liên quan đến việc điều động, luân chuyển cán bộ, để có thể đáp ứng các trường hợp đặc thù đã có trong thực tiễn...

Cùng với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Quy định 214 là cơ sở quan trọng để nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử chính xác và khách quan, chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng./.

K.A

Page 53: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

53THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngày 02 tháng 01 năm 2020, Bộ Chính trị đã ký

ban hành Quy định số 213-QÐ/TW về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú, thay thế Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị khoá VIII về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp

thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; theo đó:

Trách nhiệm của đảng viên đang công tác và của tổ chức cơ sở đảng như sau:

- Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang (gọi tắt là đảng viên đang công

tác) vừa thực hiện quy định của Điều lệ Đảng về sinh hoạt đảng tại nơi làm việc, vừa có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú; gần gũi, gắn bó với nhân dân; khắc phục những biểu hiện sống xa dân, thiếu trách nhiệm trong các công việc của nhân dân nơi cư trú; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; nêu cao vai trò,

LÊ VĂN GIỎI

BỘ CHÍNH TRỊ: Trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ vững

mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp trong Bộ Chính trị. Ảnh: Trí Dũng.

Page 54: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

54 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

trách nhiệm của người đảng viên trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

- Tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đang công tác và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho đảng viên đang công tác thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ nơi cư trú, đồng thời kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của đảng viên.

Đảng viên đang công tác ở nơi cư trú có nhiệm vụ:

- Nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân nơi cư trú.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên địa bàn dân cư thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú.

- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp định kỳ và tích cực tham gia các cuộc họp khác do cấp ủy nơi cư trú triệu tập. Tích cực tham gia góp ý kiến với chi ủy, chi bộ,

đảng ủy cơ sở nơi cư trú về các công việc chung của địa phương, nhất là những vấn đề bức xúc ở thôn, bản, tổ dân phố.

- Tham gia các cuộc họp của nhân dân nơi cư trú; thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố, ban công tác mặt trận nơi cư trú để nắm bắt tình hình nhân dân; phản ánh những ý kiến của nhân dân tới cơ quan có thẩm quyền.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương.

- Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động. Vận động gia đình và nhân dân xây dựng mối quan hệ gắn bó đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

- Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 2 Quy định này với chi ủy nơi công tác vào dịp kiểm điểm, đánh giá đảng viên hằng năm. Kịp thời báo

cáo với chi ủy nơi công tác và nơi cư trú khi chuyển sang nơi cư trú khác.

Cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang công tác có nhiệm vụ:

- Chỉ đạo chi ủy, chi bộ trực thuộc lập danh sách đảng viên theo nơi cư trú và chủ động liên hệ với đảng ủy cơ sở và chi ủy, chi bộ nơi đảng viên cư trú để giới thiệu đảng viên về sinh hoạt, thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy và nhân dân nơi cư trú theo đúng quy định.

Thông báo bằng văn bản với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú được biết về những đảng viên của đơn vị mình thường xuyên đi công tác xa nơi cư trú, lưu động hoặc có công tác đặc biệt để phối hợp tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú khi đảng viên đó có điều kiện.

- Kịp thời thông báo cho chi ủy, chi bộ, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú biết về số đảng viên đã được giới thiệu về sinh hoạt nơi cư trú có sự thay đổi vị trí, chuyển công tác hoặc bị khai trừ, xoá tên khỏi danh sách đảng viên hoặc đã xin ra khỏi Đảng.

- Chủ trì, phối hợp với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên

Page 55: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

55THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

cư trú kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú; biểu dương những đảng viên thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình hoặc xem xét xử lý theo quy định đối với những đảng viên chưa thực hiện nghiêm túc Quy định này.

- Định kỳ hằng năm tổ chức lấy ý kiến nhận xét của chi ủy, chi bộ đối với đảng viên của mình thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú. Cử đại diện cấp ủy gặp gỡ, trao đổi với cấp ủy nơi đảng viên cư trú để nắm tình hình và lấy ý kiến nhận xét trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hoặc khi đảng viên cho rằng việc nhận xét của nơi cư trú chưa khách quan.

- Thông báo cho đảng viên biết về ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú tại cuộc họp kiểm điểm, đánh giá cuối năm hoặc khi cần thiết.

Tổ chức đảng nơi đảng viên đang công tác cư trú có nhiệm vụ:

- Đảng ủy xã, phường, thị trấn tiếp nhận và lập danh sách đảng viên đang công tác được giới thiệu về sinh hoạt, giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú ở địa phương mình; giới thiệu về cho các chi ủy, chi bộ thôn, bản, khối phố.

- Chi bộ thôn, bản, khu dân cư tiếp nhận và lập danh sách đảng viên đang công tác tham gia sinh hoạt, giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú ở đơn vị mình và thông báo cho từng đảng viên biết để liên hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú; đồng thời, tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ.

- Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, đảng ủy xã, phường, thị trấn chỉ đạo chi ủy, chi bộ trực thuộc tổ chức họp đảng viên đang công tác cư trú trên địa bàn để thông báo tình hình, nhiệm vụ của địa phương hoặc chuyên đề cần tham khảo ý kiến đảng viên đang công tác để đảng viên nắm được thông tin, tham gia góp ý kiến.

- Định kỳ hằng năm, chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) họp với ban công tác mặt trận thôn, bản, khu dân cư để nhận xét từng đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú trên địa bàn mình theo phiếu nhận xét và gửi về đảng ủy xã, phường, thị trấn. Đề xuất với đảng ủy xã, phường, thị trấn biểu dương, khen thưởng những đảng viên

đang công tác có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Kịp thời phản ánh với đảng ủy xã, phường, thị trấn và cấp ủy nơi đảng viên đang công tác khi đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật; thiếu trách nhiệm nêu gương; vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy định của địa phương hoặc chưa chấp hành tốt Quy định này.

- Đảng ủy xã, phường, thị trấn xác nhận phiếu nhận xét của chi ủy, chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên đang công tác và gửi cho đảng ủy cơ sở nơi đảng viên công tác. Biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác biểu dương, khen thưởng những đảng viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác xem xét xử lý theo quy định đối với những đảng viên chưa thực hiện tốt.

- Khi có yêu cầu của cấp ủy nơi đảng viên công tác, đảng ủy xã, phường, thị trấn phối hợp kiểm tra, giám sát đối với đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú./.

L.V.G

Page 56: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

56 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Gia Lai, ký ức và hiện tại Sinh hoạt tư tưởng

Tôi không được may mắn như mọi cán bộ, chiến sỹ đang

công tác, chiến đấu trên địa bàn tỉnh nhà khi ấy - tháng 3/1975, bởi đang theo học một lớp trung cấp Cơ yếu ở căn cứ Khu Trung Trung bộ (miền Tây Quảng Nam), thật đáng tiếc, vì mình là một trong những người từng gắn bó với vùng đất yêu thương này đã trên 5 năm, kể từ cuối 1968, mà ngày vui giải phóng lại vắng mặt. Nhưng may mắn lại là, chỉ sau hơn một tuần Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng (29/3/1975), rồi sau đó là các tỉnh ven biển miền Trung, lãnh đạo nhà trường đã cho học viên chúng tôi được nghỉ mấy ngày về thăm gia đình, quê hương. Trong mấy ngày phép ít ỏi ấy, tôi đã tranh thủ trở lại Gia Lai.

Trên chuyến xe tải, được anh tài xế chiếu cố cho bộ đội giải phóng đi nhờ, không lấy tiền

cước, từ Quy Nhơn (Bình Định), sau gần nửa ngày, tôi đã có mặt ở An Khê, và hôm sau là Pleiku. Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan cử tôi đi học, vì thế nơi ấy là chỗ tôi về, tất nhiên thế. Đô thị Pleiku bấy giờ với tôi, mọi thứ đều lạ lẫm, nó không giống như Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, những nơi mà chỉ sau vài ngày được giải phóng-đầu tháng 4/1975, tôi đã có mặt. Đoàn xe tải chở cán bộ, học viên Trường Cơ yếu từ Trà My (Quảng Nam) trước khi “tiếp quản” nơi ở mới tại Hội

An, chúng tôi dừng lại Tam Kỳ. Trong khóa học Cơ yếu của tôi khi đó có nhiều bạn quê Tam Kỳ, Quảng Nam, qua các bạn ấy, ít nhiều một Tam Kỳ trong tôi thật xinh đẹp và giàu có, một đô thị hình thành đã lâu đời, người dân xứ Quảng thật thà, thông minh và đã có bề dày truyền thống cách mạng và cũng chứa đựng nhiều câu chuyện vui xung quanh địa danh Tam Kỳ... Sau ít ngày “loạn lạc”, dưới sự quản lý của chính quyền Quân quản, cơ bản các hoạt động và

Gia Lai, ký ức và hiện tại ĐOÀN MINH PHỤNG

Nguyên TUV, Tổng biên tập Báo Gia Lai

Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Nguyễn Giác.

Page 57: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

57THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sinh hoạt của người dân Tam Kỳ đã khá ổn định. Còn với Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì miền Nam lúc bấy giờ thì khỏi bàn. Cánh học viên trẻ tuổi, đa số “xuất xứ” từ nông thôn, Hội An phố cổ với chúng tôi những gì cũng muốn khám phá, dù mới chỉ hơn tuần sau khi sạch bóng giặc, an ninh còn là điều phải chú ý, nội quy nhà trường không cho phép học viên vắng mặt sau 9 giờ đêm, thế nhưng nội quy ấy không ngăn được sự tò mò, khám phá những chuyện mới lạ của chúng tôi với đô Hội này. Xứ người là thế, còn Pleiku, tỉnh lỵ của ngụy quyền cũ, là đô thị sinh sau, đẻ muộn so với các nơi tôi vừa nói đến thì...

Được mệnh danh là “trại lính”, bởi Pleiku (tỉnh Pleiku cũ), ngoài chức năng tỉnh lỵ, còn là nơi đặt đại bản doanh của Bộ chỉ huy vùng hai chiến thuật (Quân đoàn II) của quân đội chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Phạm Văn Phú cho quân lính của mình “tùy nghi di tản”, thế là từ ngày 15, 16/3/1975, cả Pleiku, Kon Tum như vỡ trận. Sau cuộc tháo chạy tán loạn theo liên

tỉnh lộ 7 về hướng Tuy Hòa (Phú Yên) gần như bất thành của cả một quân đoàn và hàng vạn người trong bộ máy hành chính và quân lính địa phương... của chúng. Pleiku giải phóng, để lại cả vạn tàn quân các loại, hàng nghìn gia đình binh lính và người dân sau “di tản” trở về. Một Pleiku khi tôi có mặt lúc đó, nếu nói không quá thì nhiều khu phố, chợ búa, bến xe... đã gần như hoang tàn; nhiều gia đình khi quay về sau ngày 17/3/1975 không còn nhà cửa, tài sản, bởi đám lính ô hợp trước khi tranh nhau tháo chạy đã kịp cướp bóc, đốt phá. Đảng bộ, chính quyền Quân quản của thị xã Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung đã nhanh chóng bắt tay vào vừa ổn định tình hình mọi mặt, vừa lo việc cứu đói, phòng chống bệnh tật cho dân.

Nếu là người trong cuộc từ những ngày đầu, 17/3/1975, ngày Gia Lai hoàn toàn sạch bóng quân thù, giờ đây, sau 45 năm nhìn lại, chúng ta sẽ thấy những gì mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Gia Lai đã làm được là một sự nỗ lực, cố gắng đến chừng nào. Từ một

tỉnh, sau ngày giải phóng gần như nhiều thứ chỉ là... con số không, trừ đám tàn quân của chế độ cũ là nhiều-trên 16 ngàn người. Khu vực đô thị dưới thời chế độ cũ gần như chẳng có những cơ sở sản xuất nào đáng kể, chủ yếu là bà con tiểu thương mua bán nhỏ lẻ, làm dịch vụ phục vụ cho binh lính; vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp cũng đình trệ; các vùng căn cứ cách mạng, bà con người dân tộc thiểu số cũng chỉ làm ăn theo cung cách cũ: phát, đốt, chọc trỉa, tự cung tự cấp. Ốm đau, bệnh tật, thất học hoành hành... Bây giờ, điểm lại vài con số trong các văn bản chính thống của tỉnh nhà, chúng ta sẽ thấy sự cố gắng, nỗ lực nói trên: Cuối năm 2019, toàn tỉnh còn dưới 7% hộ nghèo, được biết trong năm 2020 này, phấn đấu để tỷ lệ ấy sẽ chỉ còn 5%. Đời sống đại đa số người dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số, vùng căn cứ cũ sau hoàn thành định canh, định cư đã có những thay đổi căn bản và bền vững! Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Gia Lai mới đây, Bí thư Tỉnh ủy

Page 58: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

58 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Dương Văn Trang khẳng định: “...kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng được quan tâm đầu tư... 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 79,26% tuyến đường trục thôn, làng... được cứng hóa;... trên 90% thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số được định canh, định cư”(*). Nền công nghiệp khi chính quyền cách mạng tiếp quản hồi giải phóng, 17/3/1975 gần như chưa có gì, ngoài vài ba cơ sở chế biến nông, lâm sản nhỏ lẻ; bây giờ, chúng ta đã có hàng loạt nhà máy sản xuất, chế biến đa dạng nhiều sản phẩm, điện (thủy điện, điện gió, năng lượng mặt trời) phát triển đáp ứng nhu cầu cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nhiều công trình thủy lợi lớn và vừa được xây dựng... Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt được trong năm 2019 vừa rồi theo đánh giá của ngành chức năng là rất khá, với 21.123 tỷ đồng (giá so sánh 2010).

Gia Lai, một tỉnh có diện tích tự nhiên đứng hàng thứ hai sau Nghệ

An, dân số ở mức trung bình, tiềm năng để đầu tư khai thác, phát triển kinh tế đa dạng, phong phú; nhân dân các dân tộc ở đây vốn bao đời đã từng đấu tranh sinh tồn và đã có bề dày truyền thống chống giặc ngoại xâm, cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất. Đặc biệt từ sau ngày giải phóng, nước nhà thống nhất, Gia Lai trở thành điểm đến của nhiều người từ nhiều miền quê, tạo nên một vùng đất đa dạng về văn hóa và phong tục tập quán, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đó là điều kiện để phát huy tính đoàn kết, tạo sức mạnh nội lực cho phát triển. Để kết thúc bài viết này, chúng tôi trích lời của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nói về định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới: “...Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế và các ngành sản xuất theo hướng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh... khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước... Huy

động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái...”(**). Trong năm 2020 này, năm có nhiều sự kiện đáng quan tâm, nhất là việc tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, chắc chắn từ các đại hội lần này, sẽ có nhiều quyết sách đúng đắn được thông qua, để một thời gian không xa nữa, Gia Lai trở thành tỉnh phát triển giàu, mạnh, nhân dân các dân tộc có cuộc sống thanh bình, no ấm, hạnh phúc!

Sau 45 năm nhìn lại, thế hệ những người từng tham gia chiến đấu, công tác, góp một phần không nhỏ công lao của tuổi trẻ để có được ngày chiến thắng trọn vẹn, quê hương sạch bóng quân thù, thu giang sơn Tổ quốc về một mối. Và nhất là những năm tháng chung tay khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng một Gia Lai từ tỉnh nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một địa phương phát triển, xứng tầm sánh vai cùng các địa phương bạn trong khu vực, ấy chẳng phải là một niềm vui lớn, niềm tự hào của một thời oanh liệt...

Đ.M.P(*) (**) Trích Báo Gia Lai.

Page 59: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

59THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Tâm điểm dư luận1. Thời gian qua, tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang

và lo lắng cho người dân. Mặc dù tỉnh ta cho đến nay vẫn chưa có ca bị nhiễm cúm Covid -19, tuy nhiên, dư luận mong muốn các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức người dân về công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt là các ngành chức năng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới, các đồn biên phòng của tỉnh cần thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch, kiểm soát chặt chẽ người qua lại biên giới; tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động qua lại, thăm thân của người dân hai bên biên giới tại các đường mòn, lối mở; không để xảy ra tình trạng mua bán động vật hoang dã, xuất nhập cảnh trái phép.

2. Từ một sản phẩm y tế thông thường, tuy nhiên chỉ vài ngày sau khi xuất hiện dịch Covid-19, khẩu trang y tế trở thành mặt hàng “gây sốt”. Người người đổ xô tìm mua khẩu trang y tế gây nên tình trạng cung không đủ cầu, khan hàng, loạn giá. Lợi dụng tình hình đó, một số đối tượng đã tuồn ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, khẩu trang làm giả từ giấy vệ sinh, gây tâm lý lo lắng cho người dân. Trước tình hình trên, thanh tra Sở Y tế cũng đã vào cuộc thanh tra 55 cơ sở hành nghề dược trên địa bàn tỉnh Qua thanh tra, đa số các cơ sở đều không còn mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay khô; chưa phát hiện khẩu trang y tế giả, kém chất lượng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh, lợi dụng tình hình khan hiếm, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội rao bán khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn… để lừa đảo hoặc đơn giản là câu like, gia tăng số người tương tác, kết nối. Chiêu thức chủ yếu là rao bán hàng số lượng lớn, giá rẻ rồi yêu cầu đặt cọc trước một khoản nhất định (thẻ cào điện thoại, chuyển khoản)…, sau đó chiếm đoạt tiền của những khách đặt mua trên mạng. Do đó, dư luận mong muốn các ngành chức năng cần phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở hành nghề dược có tình trạng găm hàng, tăng giá và mua bán khẩu trang giả cho người dân. Đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo tiền của người dân./.

3. Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh Gia Lai gieo trồng khoảng 1.500 héc ta dưa hấu, tập trung chủ yếu ở các huyện phía đông nam tỉnh: Krông Pa, Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình tiêu thụ dưa hấu đang gặp rất nhiều khó khăn, giá dưa hấu xuống thấp, chỉ còn từ 500 - 1.300 đồng/kg. Phần lớn các hộ trồng dưa là nông dân ở tỉnh Bình Định lên thuê đất của người dân địa phương để trồng. Trước tình trạng trên, một số nông dân đã bỏ về quê, số còn lại chờ các tiểu thương đến mua để bù đắp phần nào chi phí đầu tư. Theo phản ánh của người dân, vụ dưa này riêng cánh đồng dưa hấu tại xã Ia Broăi, huyện Ia Pa thiệt hại gần 10 tỉ đồng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các huyện Krông Pa, Ayun Pa. Trước thực trạng trên, với phương châm chung tay vì cộng đồng, một số doanh nghiệp như: Siêu thị Co.op Mart Pleiku, Co.op Mart Kon Tum, Co.op Mart Nha Trang… đã quyết định hỗ trợ thu mua dưa hấu cho người dân và bán không lợi nhuận. Nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng chung tay chia sẻ, thu mua và tiêu thụ giúp người dân vùng trồng dưa vượt qua khó khăn, đây là những hành động đẹp, chung tay vì cộng đồng được dư luận đánh giá cao.

Ánh Hồng (Tổng hợp).

Page 60: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

60 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Học tập và làm theo gương Bác

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (nhiệm kỳ 2015 – 2020), Chi bộ

Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Gia Lai đã lãnh đạo tốt nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả và làm tốt công tác xã hội. 5 năm qua, Chi ủy đã phối hợp với Ban Giám đốc đề ra nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty luôn chấp hành đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

CHI BỘ CÔNG TY TNHH XỔ SỐ KIẾN THIẾT GIA LAIlãnh đạo kinh doanh hiệu quả và làm tốt công tác xã hội

nước; hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; thực hiện tốt chính sách với người lao động và góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động trong doanh nghiệp. Công tác điều hành kinh doanh, quản trị kinh doanh và công tác thị trường luôn được chú trọng. Các loại hình xổ số của Công ty đã được thị trường đón nhận,

đánh giá khá cao; công tác tổ chức quay số, mở thưởng theo đúng quy định, các buổi quay số được truyền thanh, truyền hình trực tiếp giúp cho kết quả mở thưởng được thông tin đến khách hàng kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; việc điều tiết, phân phối vé hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích thị

XUÂN QUỲNH

Đại diện Công ty Xổ số kiến thiết Gia Lai trao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo ở xã Krong (huyện Kbang). Ảnh: Sáng Ngọc.

Page 61: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

61THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

trường và quản trị doanh nghiệp… Nhờ đó, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, tổng doanh thu đạt trên 1.910 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 2,64% (vượt 132% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI đề ra). Tổng lợi nhuận đạt trên 182 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 605 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/tháng (tăng 2,7 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI); Công ty đã thực hiện đúng chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại). Chi ủy, chi bộ và lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến người lao động bằng các việc làm cụ thể: Mua Bảo hiểm Nhân thọ, tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe hàng năm… tạo cho mọi người lao động phấn khởi, an tâm công tác.

Với phương châm “Xổ số kiến thiết – Ích nước lợi nhà”, trong những năm qua, ngoài việc nộp đủ các loại thuế vào ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình phúc

lợi xã hội, sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa xã hội và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội địa phương, Công ty luôn đồng hành cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt gtrận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện trên địa bàn tỉnh với số tiền trên 1,4 tỷ đồng. Qua đó góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Trong đó, công tác hỗ trợp xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện công tác an sinh xã hội và góp phần xây dựn nông thôn mới của địa phương.

Ngoài ra, Chi ủy, Ban Giám đốc công ty còn làm tốt công tác lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và lãnh đạo đảm bảo tốt công tác giữ vững an ninh, trật tự, đảm bảo phòng chống cháy nổ, đảm bảo công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Để đạt được những thành tích trên, Chi ủy chi bộ và Ban Giám đốc Công ty đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc quán triệt các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, Đảng viên, người lao động trong Công ty. Nội quy, quy chế của Công ty hàng năm được hoàn thiện và ban hành kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và kiểm tra, giám sát của Công ty. Đặc biệt luôn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong Công ty, luôn bám sát vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết Đại hội cấp trên và của chi bộ để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đúng với tình hình thực tế tại Công ty. Vai trò của đảng viên trong chi bộ luôn được phát huy, luôn nêu cao rinh thần tiền phong gương mẫu, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ./.

X.Q

Page 62: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

62 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đồng chí Phan Tiến Thu với trách nhiệm là Bí thư

Đảng ủy; giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đông Gia Lai, đã cùng với tập thể Đảng ủy triển khai thực hiện nhiều giải pháp căn bản, áp dụng nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với đặc điểm của đơn vị như: Tổ chức học tập; tiếp thu các bài giảng, nghe nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt tọa đàm cho đến việc kiểm tra - giám sát gắn với việc thực hiện

nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, của mỗi cấp uỷ viên cũng như Ban giám đốc chi nhánh. Các chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được chi nhánh triển khai hàng năm đã đi vào thực tiễn; góp phần làm chuyển biến tích cực trong tư tưởng và hành động của toàn thể cán bộ, đảng viên và người lao động.

Trong công tác điều hành, Giám đốc luôn bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các quy định

của Nhà nước để tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ tới toàn thể cán bộ CNVC, người lao động trong đơn vị. Với vai trò là người đứng đầu chi nhánh, đồng chí luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo, tâm huyết tận tụy với công việc. Đồng chí luôn thể hiện sự quết đoán, nói đi đôi với làm vì thế phong trào thi đua CNVC-LĐ ở doanh nghiệp được triển khai thường xuyên và có nhiều hiệu quả rõ rệt.

Người Bí thư nhiệt tình, một lòng vì công việc

Đồng chí Phan Tiến Thu - Bí thư Đảng bộ NHNN&PTNT VN Chi nhánh Đông Gia Lai nhận danh hiệu khen thưởng tại Hội nghị đảng viên 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh: B.T.H.

BÙI THỊ HỒNG Đảng ủy khối các Cơ quan và Doanh nghiệp

Page 63: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

63THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đồng chí luôn tâm niệm “Là một đảng viên thì phải suốt đời hy sinh, phấn đấu, tận tụy với công việc Đảng giao cho mình. Nói đi đôi với làm, gương mẫu trong hành động để đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ”. Đồng chí cùng với tập thể duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc đảm bảo chế độ họp, giao ban, ra các nghị quyết lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả. Trong những năm qua, đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo Agribank chi nhánh Đông Gia Lai lãnh đạo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ,

Với quan điểm làm việc gì cũng phải chú ý đến “Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả”. Vì thế liên tục trong những năm phụ trách lãnh đạo đồng chí đã cùng tập thể ban lãnh đạo của chi nhánh tập trung tháo gỡ những khó khăn, phấn đấu đưa chi nhánh vươn lên hoàn thành toàn diện đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Đồng chí luôn để tâm và chú trọng xây dựng các nghị quyết chuyên đề về tổ chức, về xây dựng đoàn thể, về kinh doanh,

về an ninh quốc, phòng về năng suất lao động để lãnh đạo công việc; bám sát và định hướng, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, đi tiên phong trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử; điều hành lãi suất linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, kết hợp hài hòa giữa lợi ích tài chính và phát triển khách hàng. Chủ động hoạch định chiến lược, xây dựng các đề án phát triển kinh doanh bám sát chủ trương định hướng phát triển của ngành, của địa phương, thường xuyên quán xuyến, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; quan tâm và làm tốt công tác phát triển khách hàng, có chính sách ưu đãi hợp lý với khách hàng lớn và truyền thống. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng thông tin quảng cáo sản phẩm, thực hiện khuyến mại đa dạng với khách hàng… và nhất là xây dựng các quy chế phối hợp, từ đó mọi người trong đơn vị thật sự nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ khách hàng một cách đúng nghĩa nhất.

Từ những kết quả đó đồng chí đã được các cấp, các ngành ghi nhận thành

tích và khen thưởng. Năm 2014, đồng chí được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; năm 2015: Thống đốc NHNN Việt Nam công nhận Chiến sỹ thi đua cấp ngành; Năm 2016: Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2015 - 2016 và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích trong Phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; năm 2017: Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc tiêu biểu; năm 2017 đến 2019 được UBND tỉnh tặng Bằng khen về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác chính là ngọn đuốc soi đường giúp Đồng chí Thu cũng như tập thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh vững vàng hơn trên mọi lĩnh vực công tác. Đồng thời là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình, nhiệt huyết để lãnh đạo và thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

B.T.H

Page 64: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

64 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Về công tác và làm Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu

học Anh hùng Núp, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai từ năm 2014. Sau 6 năm gắn bó với trường, bằng tình yêu học trò và đam mê công việc, cô Khương Thị Ngọc Ánh đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay trong phong trào đội, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Tốt nghiệp Đại học sư phạm, chuyên ngành Lịch sử nhưng cô Ánh lại có duyên với công tác phụ trách đội. Thời gian đầu, cô không khỏi bỡ ngỡ bởi

Khương Thị Ngọc Ánh - cô Tổng phụ trách trẻ nhiệt huyết

bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Mặc dù vậy, với tinh thần phấn đấu hết mình, cô xem đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn để bản thân phấn đấu, rèn luyện. Qua tìm tòi, học hỏi từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo, Internet, cũng như đi sâu tìm hiểu tâm lý của học sinh ở lứa tuổi tiểu học, cô thấy rằng: Tất cả học sinh đều rất yêu thích các hoạt động ngoại khóa, vì trong giờ ngoại khóa các em được vui chơi, tìm hiểu, khám phá, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học văn hóa, đồng thời còn trang

bị thêm cho các em nhiều kỹ năng sống bổ ích. Từ đó, cô mong muốn: Hoạt động đội sẽ góp phần tạo môi trường giáo dục toàn diện giúp các em học sinh có môi trường học tập thật tốt ở mái trường Tiểu học mang tên Anh hùng Núp.

Đem tâm huyết của mình vào trong hoạt động Đội của Trường, khéo léo lồng ghép với tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống. Đặc biệt, là khi trường có đến 85% học sinh là người Jrai thì việc này lại càng bổ ích. Từ đó, cô đã mạnh dạn đề xuất nhà trường thành lập mô hình: “Giao lưu kết nối yêu thương Kinh - Jrai cùng tiến bộ", vào các ngày thứ 3 hàng tuần, chỉ 25 phút giữa giờ các em được giao lưu hát, kể cho nhau nghe truyền thống của dân tộc mình bằng hai thứ tiếng “Jrai - Kinh”. Qua đó, hiểu nhau hơn, yêu thương chia sẻ, đồng cảm với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Bên cạnh đó, cô Ánh còn đề xuất thành lập nhiều câu lạc bộ mang lại nhiều sân chơi cho các em như: Câu lạc bộ

HOÀNG LIÊN

Cô Khương Thị Ngọc Ánh và các em học sinh viếng mộ Anh hùng Núp. Ảnh: H.L.

Page 65: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

65THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Nhạc cụ dân tộc của trường nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của người Jrai; Câu lạc bộ dân vũ; Câu lạc bộ múa cờ Semaphorse… Các câu lạc bộ đều hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao, thu hút rất nhiều học sinh tham gia, phụ huynh yên tâm, hưởng ứng và đồng tình ủng hộ.

Cùng với đó, để các em nhận được sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, ươm mầm và phát triển tài năng, năng khiếu, tạo hứng khởi cho các em đến trường với tinh thần “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, Cô đã tìm hiểu, kêu gọi các nguồn hỗ trợ học bổng, quà tặng của các công ty, đơn vị trên địa bàn hỗ trợ các em áo ấm, sách vở, đồ dùng học tập để các em khó khăn có điều kiện đến trường. Đặc biệt, mới đây Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tại phường Thắng Lợi đã hỗ trợ nhà trường 15 triệu đồng để mua một bộ cồng chiêng cho các em học sinh luyện tập và biểu diễn tại các lễ hội, đây là nguồn động viên, cổ vũ để các em giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Hoạt động đội của trường thêm bổ ích khi được gắn với công tác giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” “Lá lành đùm lá rách” cô đã đề xuất nhiều kế hoạch kết hợp với Hội Cựu

chiến binh tổ chức Giao lưu nói chuyện truyền thống; nhận chăm sóc mộ Anh hùng Núp và Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Gia Lai; thường xuyên thăm hỏi Bà Roong là Mẹ Việt Nam Anh hùng tại làng Choét 2…

Với những cách làm mới, phong trào Đội ở trường Tiểu học Anh hùng Núp trở nên rất sôi nổi, đầy đủ, nề nếp. Góp phần giảm số lượng học sinh nghỉ học tùy tiện, đi muộn giờ và không nói chuyện riêng trong giờ học, luôn chấp hành mọi nội quy của nhà trường. Trường lúc nào cũng xanh - sạch - đẹp, học sinh lễ phép, mạnh dạn và tự tin. Có được những kết quả đó, Cô Hoàng Thị Kim Ngân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Một phần có sự góp sức không nhỏ của cô Tổng phụ trách Khương Thị Ngọc Ánh, cô ấy là một Tổng phụ trách Đội năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với công việc, ở bất kì nhiệm vụ nào cũng hoàn thành tốt. Không chỉ là Tổng phụ trách giỏi cô Ánh còn là một đoàn viên, đảng viên tích cực trong phong trào thanh niên của trường, là tấm gương đoàn viên trẻ tuổi tiêu biểu của thành phố. Tham gia rất nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu rộng như: Hội thi kể chuyện “Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng uỷ

Phường Thắng Lợi tổ chức đạt giải Khuyến khích phần thi hùng biện; năm 2019 Cô tham gia Hội thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ III” do Tỉnh đoàn Gia Lai phát động và tổ chức, dự án của Cô đã đạt giải ba ở vòng chung kết. Đồng thời, được Bộ khoa học công nghệ, cục phát triển thị trường và doanh nghiệp lựa chọn là 1 trong 12 dự án thi chung kết Cuộc thi Techfest vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Những đóng góp của Tổng phụ trách Đội Khương Thị Ngọc Ánh trong công tác Đội đã được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng như: Bằng khen của Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai cho “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp tỉnh năm 2019; Đạt huấn luyện viên cấp I Trung ương tại Trại huấn luyện Kim đồng toàn quốc năm 2018 khu vực Miền Nam…

Tin tưởng rằng, với sức trẻ, tình yêu với nghề, niềm say mê với công tác đội Cô Ánh sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào thành công của phong trào thiếu nhi của trường tiểu học Anh hùng Núp nói riêng và thành công của phong trào thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung./.

H.L

Page 66: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

66 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg, ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nghị định gồm 03 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2020. Một số nội dung chủ yếu của Quyết định:

Sửa đổi, bổ sung Điểm đ, Khoản 4, Điều 9; Sửa đổi, bổ sung Điểm a và Điểm b, Khoản 5, Điều 9, như sau:

a) Bổ sung Điểm đ, Khoản 4 như sau: “đ) Chi cập nhật dữ liệu biến động thay đổi thông tin hộ gia đình tham gia BHYT; chi rà soát thông tin, cập nhật bổ sung dữ liệu, hoàn thiện phần mềm quản lý để cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHXH, BHYT; chi phí in ấn, gửi thông báo; chi điều tra thống kê đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tham gia chưa đầy đủ các chế độ BHXH; chi điều tra, thống kê kết nối dữ liệu đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp giấy phép lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam; chi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung và mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành.”

b) Sửa đổi, bổ sung Điểm a và Điểm b, Khoản 5 như sau: “a) Chi phí thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gồm: chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu; chi tổ chức hội nghị khách hàng). Mức chi tối đa bằng 7,5% số tiền đóng của người tham gia (không bao gồm số thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ), trong đó: mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện bình quân tối đa bằng 14% số tiền đóng của người tham gia BHXH tự nguyện; mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục bình quân tối đa bằng 2,5% số tiền đóng của học sinh, sinh viên; mức chi thù lao đại lý thu BHYT của các đối tượng còn lại bình quân tối đa bằng 7,0% số tiền đóng BHYT của người tham gia. Mức chi thù lao cho đại lý cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia (đối tượng tham gia lần đầu, đối tượng tiếp tục tham gia) và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực tế của từng tỉnh, thành phố; b) Chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp từ quỹ BHXH, quỹ BHTN bằng 0,65% số tiền chi trả từ các quỹ thành phần: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (trừ các khoản chi: Phí khám giám định; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; đóng BHYT) và chi trợ cấp thất nghiệp. Mức chi cụ thể cho tổ chức làm đại lý chi trả của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quyết định này”…

Thành Đạt (Tổng hợp).

Chính sách - Pháp luật

Page 67: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

67THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 và đề nghị các tỉnh, thành phố xem xét cho học sinh, sinh viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ phòng dịch Covid - 19 như sau:

1. Từ ngày 2/3/2020: Xem xét, quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại

2. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

3. Trước ngày 15/7/2020: Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.

4. Trước ngày 15/8/2020: Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10.5. Từ ngày 23/7 - 26/7/2020: Thi trung học phổ thông quốc gia.Căn cứ vào các mốc thời gian nêu trên, các địa phương chủ động điều chỉnh kế

hoạch giáo dục năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học 2020-2021.Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong

tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.

Ánh Hồng (Tổng hợp).

Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020

Ảnh: Minh họa.

Page 68: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/256.pdfxuyên giữ vững mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. SINH HOẠT TƯ

68 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU, BIA TRONG CÔNG VIÊN

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU, BIA TRONG CÔNG VIÊN

Ngày 24 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng chính phủ ký ban hành Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020. Theo đó, quy định

các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia ngoài các địa điểm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/02/2020.

- Nhà chờ xe buýt.- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt

động theo chức năng, nhiệm vụ, công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định các biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.

Không mất tiền cước khi gọi đến các số 113, 114, 115Theo Thông tư 02/2020/TT-BTTTT, ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Bộ Thông tin

và Truyền thông quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 thì từ ngày 01/4/2020, người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất hoặc thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp 113 (Công an), 114 (Cứu hỏa), 115 (Cấp cứu y tế) thì được hưởng giá cước là 0 đồng/phút.

Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt khởi phát cuộc gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp nêu trên được hỗ trợ 200 đồng/phút.

Ngoài ra, đối tượng sau đây sẽ được hưởng giá gói cước 0 đồng/tháng/thuê bao nếu:

- Là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia;- Đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông công ích thông tin di dộng mặt đất trả sau;- Chưa đăng ký nhận hoặc đã đăng ký ngừng nhận hỗ trợ sử dịch vụ viễn thông

công ích thông tin di dộng mặt đất trả sau;- Mỗi hộ chỉ nhận hỗ trợ với 1 thuê bao di động mặt đất của 01 doanh nghiệp viễn

thông./.Đức Phát (Tổng hợp).