nghiÊn cỨu khẢ nĂng tÍnh toÁn chỈ tiÊu gdp xanh...

27
245 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.11-CS06 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU GDP XANH VIỆT NAM 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2006 3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đinh Thị Thúy Phƣơng 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Phạm Thị Ngọc Yến; CN. Vũ Văn Tuấn; CN. Nguyễn Thị Hƣơng; CN. Tăng Thanh Hoà. 7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,05 / Xếp loại: Giỏi

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

245

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.11-CS06

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU GDP XANH Ở

VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đinh Thị Thúy Phƣơng

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:

CN. Phạm Thị Ngọc Yến;

CN. Vũ Văn Tuấn;

CN. Nguyễn Thị Hƣơng;

CN. Tăng Thanh Hoà.

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,05 / Xếp loại: Giỏi

246

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH

CHỈ TIÊU GDP XANH

1. Khái niệm GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chi phí về

tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế.

Chỉ tiêu GDP xanh ra đời với mục đích chính để đánh giá chi phí của

thiệt hại môi trƣờng với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

đến GDP thuần. Nhƣ vậy chỉ tiêu GDP xanh sẽ phản ánh đƣợc thực chất phát

triển kinh tế của một đất nƣớc trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

Chỉ tiêu này không những phản ánh tăng trƣởng về số lƣợng mà còn phản ánh

cả chất lƣợng tăng trƣởng, đây là điều quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới.

2. Phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh hay nói cụ thể hơn là hạch toán môi

trƣờng trong tài khoản quốc gia, đây chính là bƣớc hoàn thiện tài khoản quốc

gia của Liên hợp quốc, do vậy phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP xanh đƣợc

xem xét trên cơ sở của phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài

khoản quốc gia. Theo thống kê Liên hợp quốc, tính chỉ tiêu GDP xanh có thể

xuất phát từ bảng I/O hoặc theo cách hạch toán môi trƣờng.

2.1. Phương pháp tính GDP trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia

Trong Hệ thống tài khoản quốc gia, các tài khoản chủ yếu đƣợc tính

toán/hạch toán dựa theo đẳng thức sau (4)

:

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng, được thể hiện như sau:

O + M = IC + C + CF + X

Trong đó:

O: Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC: Tiêu dùng trung gian;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản;

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

(4)

Nguồn: Bartelmus P. and Tongeren J., “Enviromental Accounting: An Operational Perspective”, 1994, trang.4

247

* Đẳng thức về gia tăng đối với một ngành kinh tế, được thể hiện như sau:

NVAi = Oi - IIi - CCi

Trong đó:

NVAi: Giá trị gia tăng thuần ngành i;

Oi: Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi: Chi phí trung gian của ngành i;

CCi: Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i;

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước, được thể hiện như sau:

GDP = C + CF + (X - M)

Trong đó:

GDP: Tổng sản phẩm trong nƣớc;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

2.2. Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA (5)

Trong SEEA, các đẳng thức nói trên đƣợc điều chỉnh tƣơng ứng, gắn với

chi phí do những tổn thất và do sự xuống cấp môi trƣờng mà các hoạt động

kinh tế - xã hội gây ra. Theo đó, đẳng thức nguồn và sử dụng đƣợc điều chỉnh

bằng việc dựa vào đó đại lƣợng IC - vừa là chi phí môi trƣờng, nhƣng đồng

thời cũng chính là sự tổn thất và sự xuống cấp môi trƣờng do hoạt động kinh

tế gây ra. Còn hai chỉ tiêu: VA và GDP sẽ đƣợc điều chỉnh tƣơng ứng thành

các chỉ tiêu VA có tính tới môi trƣờng (EVA) và GDP có tính tới môi trƣờng

(EDP) hoặc GDP xanh

Ứng với ba đẳng thức trên, tính toán/hạch toán gộp môi trƣờng vào các

tài khoản kinh tế tƣơng ứng với hệ thống SEEA đƣợc biểu thị nhƣ sau:

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng, được thể hiện như sau:

O + M = (IC + ECc) + C + (CF - ECt) + X

(5)

Nguồn: UNEP, “Integrated Environmental and Economic Accounting: An Operation Manual”, Handbook

for National Accounting, United Nations, 2000, tr. 39.

248

Trong đó:

O: Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC: Tiêu dùng trung gian; ECc: Chi phí môi trƣờng;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản; ECt: Giá trị tổn thất và xuống cấp tài nguyên

môi trƣờng

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

* Đẳng thức về giá trị gia tăng (có tính đến yếu tố môi trường) đối với

một ngành kinh tế, được thể hiện như sau:

EVAi = Oi - IIi - CCi - ECi = NVAi - ECi

Trong đó:

EVAi: Giá trị gia tăng thuần có yếu tố môi trƣờng của ngành i;

Oi: Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi: Chi phí trung gian của ngành i;

CCi: Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i;

ECi: Chi phí do tổn thất và xuống cấp môi trƣờng của ngành i gây ra

NVAi Giá trị gia tăng thuần của ngành i

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước có tính đến yếu tố môi trường,

được thể hiện như sau:

MXECCCCFCECNDPECEVAEDP hi

Trong đó:

EDP: Tổng sản phẩm trong nƣớc thuần có yếu tố môi trƣờng hay GDP xanh;

iEVA : Tổng VA thuần có yếu tố môi trƣờng.

ECh: Chi phí xử lý ô nhiễm môi trƣờng do tiêu dùng cuối cùng của hộ

gia đình gây ra;

NDP: Tổng sản phẩm trong nƣớc thuần;

EC: Chi phí bảo vệ môi trƣờng và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên

môi trƣờng;

CF: Tích luỹ tài sản;

249

CC: Tiêu dùng tài sản (Khấu hao tài sản).

Trong SEEA, các tài khoản liên quan tới môi trƣờng đƣợc gắn kết với tài

khoản kinh tế nhƣ trình bày trong 3 đẳng thức trên. Theo đó đã có hai khoản

đƣợc bổ sung vào SNA truyền thống dƣới dạng hiện vật và giá trị, đó là:

Thứ nhất, đó là sự tiêu hao tài sản môi trƣờng do hoạt động kinh tế gây

ra, thể hiện ở “tiêu dùng vốn tài nguyên thiên nhiên”, bao gồm các loại tài

nguyên nhƣ nƣớc, đất, rừng, v.v... Đây là những loại tài sản thƣờng không

đƣợc thể hiện trong tài sản kinh tế của SNA;

Thứ hai, đó là những chi phí môi trƣờng mà các ngành kinh tế và hộ gia

đình đã chi trả cho việc sử dụng các tài sản môi trƣờng trong quá trình sản

xuất, làm cho các tài sản đó cạn kiệt, xuống cấp. Những khoản chi phí này

thể hiện ở “chi phí môi trƣờng của ngành kinh tế (ECi)” và “chi phí môi

trƣờng của hộ gia đình (ECh)”. Trên cơ sở hai khoản mục đó, một số chỉ tiêu

kinh tế đƣợc điều chỉnh lại nhƣ: “tổng tích luỹ tài sản (CF)” đƣợc chuyển

thành “Tổng tích luỹ tài sản có gắn với môi trƣờng (ECF)”; “Giá trị gia tăng

thuần (NVA)” đƣợc chuyển thành “Giá trị gia tăng thuần có tính tới môi

trƣờng (EVA)”; và “Tổng sản phẩm trong nƣớc thuần (GDP)” chuyển thành

“Tổng sản phẩm trong nƣớc thuần có tính tới môi trƣờng (GDP xanh)”.

Xuất phát từ phƣơng pháp hạch toán GDP xanh trong SEEA, phƣơng

pháp tính chỉ tiêu GDP xanh đƣợc thực hiện theo ba phƣơng pháp:

Phương pháp sản xuất: GDP xanh bằng (=) Tổng giá trị gia tăng thuần

có tính đến yếu tố môi trƣờng của các ngành kinh tế trừ (-) chi phí xử lý ô

nhiễm môi trƣờng do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra.

Phương pháp thu nhập: GDP xanh bằng (=) Tổng sản phẩm trong nƣớc

thuần (NDP) trừ (-) chi phí bảo vệ môi trƣờng và giá trị tổn thất, xuống cấp

tài nguyên môi trƣờng. NDP tính đƣợc bằng GDP trừ (-) khấu hao tài sản.

Phương pháp tiêu dùng: GDP xanh bằng (=) Tiêu dùng cuối cùng cộng

(+) tích luỹ tài sản, trừ (-) khấu hao tài sản, trừ (-) chi phí bảo vệ môi trƣờng

và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trƣờng, cộng (+) chênh lệch

xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

2.3. Một số điểm khác biệt giữa tính toán GDP trong SNA và SEEA

Thông qua phƣơng pháp tính toán/hạch toán GDP trong SNA và tính

toán/hạch toán GDP trong SEEA, đề tài thấy có một số vấn đề khác biệt nhƣ sau:

- Tính toán/hạch toán GDP trong SNA chƣa thể hiện đầy đủ những chi

phí liên quan tới bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ chƣa phản ánh hết sự xuống

250

cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời

sống của con ngƣời gây ra (theo Salah Serafy và Ernst Lutz, 1989. tr 24). Một

trong những nhƣợc điểm của hạch toán GDP trong SNA truyền thống đó là:

Chƣa thể hiện đầy đủ các khoản chi phí có liên quan tới bảo vệ môi trƣờng và

suy thoái tài nguyên, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, trong các tài khoản của SNA truyền thống không thể hiện

riêng biệt các khoản chi để bảo vệ môi trƣờng hoặc để giảm bớt sự xuống cấp

của môi trƣờng. Ví dụ: Những chi phí mà nhà máy phải bỏ ra để mua thiết bị

kiểm soát hoặc xử lý ô nhiễm; chi phí mà ngƣời sử dụng phải bỏ ra để mua

thiết bị lọc khí thải lắp vào xe ô tô; chi phí phải bỏ ra để phục hồi lại những

tài sản đã mất đi do lũ lụt gây ra (6)

,... cho đến nay đều đƣợc hạch toán gộp

chung lại với những khoản chi khác trong hệ thống kế toán doanh nghiệp

hoặc đƣợc hạch toán vào tài khoản thu nhập của quốc gia (7)

. Song vấn đề ở

chỗ những chi phí này không đƣợc hạch toán riêng biệt để từ đó, những chủ

thể đã gây ra tác động tới môi trƣờng có thể thấy đƣợc mức độ chi phí mà họ

phải bỏ ra để bù đắp tổn hại cho môi trƣờng nhƣ thế nào? Chính vì vậy, các

chi phí này dƣờng nhƣ không tác động tới hành vi thân thiện với môi trƣờng

của các nhà sản xuất cũng nhƣ của những nhà hoạch định chính sách (vì đã bị

ẩn lẫn với các khoản mục chi khác).

Thứ hai, môi trƣờng cung cấp cho con ngƣời nhiều loại sản phẩm, trong

đó có nhiều loại sản phẩm tuy có giá trị, nhƣng lại không đƣợc trao đổi mua

bán trên thị trƣờng hoặc chỉ đƣợc mua với giá thấp (ví dụ nhƣ nguồn tài

nguyên nƣớc, v.v...), do vậy nhiều trƣờng hợp, giá trị của những loại sản

phẩm đó không đƣợc biểu thị trong giá sản phẩm (do bị bỏ qua) hoặc không

thể tách riêng biệt từ giá của sản phẩm đƣợc đem bán trên thị trƣờng.

Thứ ba, trong thực tế môi trƣờng cung cấp nhiều loại dịch vụ cho đời

sống con ngƣời (nhƣ rừng có tác dụng bảo vệ lƣu vực sông, điều hoà khí hậu;

hệ sinh thái có tác dụng lọc chất ô nhiễm trong nƣớc và không khí, v.v...).

Tuy nhiên những loại dịch vụ này không đƣợc tính trong SNA, mà cụ thể là

giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng của dân cƣ. Một

trong những lý do của sự bỏ qua này là trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta

không thể định giá các sản phẩm và dịch vụ của môi trƣờng bằng giá thị

trƣờng.

Thứ tư, GDP trong SNA tính cả phần khấu hao tài sản cố định (máy

móc, thiết bị) vào tài khoản khấu hao. Trong khi đó, phần trữ lƣợng tài

(6)

Nguyên nhân sâu xa là do tài nguyên rừng bị con ngƣời tàn phá. (7)

Vấn đề hạch toán môi trƣờng trong tài khoản quốc gia, Tr 30.

251

nguyên bị mất đi do bị khai thác và do đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất

lại đƣợc tính vào tài khoản thu nhập. Theo các nhà môi trƣờng, nguồn tài

nguyên cũng phải đƣợc coi là một loại tài sản. Do đó, sự suy giảm trữ lƣợng

nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất cũng phải đƣợc tính vào tài khoản

khấu hao giống nhƣ các tài sản cố định khác.

- Tính toán/hạch toán GDP trong SEEA (hay GDP xanh) về cơ bản dựa

trên sự hạch toán GDP trong SNA, tuy nhiên hạch toán GDP trong SEEA đã

trừ phần khấu hao tài sản cố định đồng thời có sự bổ sung thêm những thông

tin về tài sản môi trƣờng dƣới dạng hiện vật và giá trị, về quá trình sử dụng

tài sản đó vào sản xuất, tiêu dùng của hộ dân cƣ và xã hội, hay nói một cách

khác hạch toán GDP trong SEEA (hay GDP xanh) đã thể hiện khá đầy đủ

những chi phí liên quan tới bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ phản ánh sự xuống

cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời

sống của con ngƣời gây ra.

Tuy nhiên để tính toán đầy đủ bằng giá trị các tài khoản môi trƣờng và

việc ƣớc tính chỉ tiêu GDP xanh không chỉ phụ thuộc vào giá trị các tài sản

đƣợc sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào giá trị của các tài sản tự nhiên không

do sản xuất tạo ra. Liên hợp quốc đã giới thiệu ba phƣơng pháp định giá môi

trƣờng trong hệ thống SEEA (8)

đó là: Định giá nguồn tài nguyên theo giá thị

trƣờng; Định giá việc bảo vệ, phục hồi tài sản môi trƣờng; Định giá dịch vụ

môi trƣờng theo phƣơng pháp ngẫu nhiên.

2.3.1. Định giá nguồn tài nguyên thiên nhiên theo giá thị trường.

Phƣơng pháp định giá nguồn tài nguyên theo giá thị trƣờng đƣợc sử

dụng để tính mức khấu hao tài nguyên. Qua đó có thể tính đƣợc những thay

đổi về giá trị của nguồn tài nguyên đã đƣợc ghi trong mục “sự thay đổi về

lƣợng khác” trong tài khoản tài sản của SNA. Sự thay đổi này bao gồm: khấu

hao tài nguyên; sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do khai thác và sự xuống cấp

chất lƣợng tài nguyên do ô nhiễm môi trƣờng gây ra (đƣợc tính bằng giá thị

trƣờng của trữ lƣợng tài nguyên đó). Trong SEEA, giá thị trƣờng của khấu

hao tài nguyên, sự cạn kiệt và sự xuống cấp chất lƣợng tài nguyên đƣợc

chuyển từ tài khoản mục “sự thay đổi về lƣợng khác” trong tài khoản Tài sản

sang tài khoản Sản xuất.

Trên thực tế, có thể sử dụng giá thị trƣờng để xác định giá trị của nguồn

tài nguyên. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, có thể áp dụng một số phƣơng pháp

tính sau:

(8)

Handbook on “Intergrated Environmental and Economic Accounting - An Operational Manual”, 2000.

252

Tính giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) của trữ lượng tài

nguyên: Bằng cách lấy giá thị trƣờng của hàng hoá, dịch vụ (dự kiến) mà

nguồn tài nguyên có thể cung cấp, trừ (-) chi phí (dự kiến) phải bỏ ra để khai

thác nguồn tài nguyên đó sẽ đƣợc phần thu hồi tịnh, rồi từ đó chuyển thành

giá hiện tại bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu.

Tuy nhiên khó khăn của việc áp dụng phƣơng pháp này là khó có thể

tính giá hiện tại của trữ lƣợng tài nguyên nào đó, nếu nhƣ tài nguyên này do

nhiều ngành kinh tế khác nhau đồng thời cùng khai thác sử dụng. Trong

trƣờng hợp nhƣ vậy đòi hỏi phải có thông tin về chi phí và khai thác tài

nguyên của mỗi ngành kinh tế. Để có đƣợc thông tin chi tiết nhƣ vậy là rất

phức tạp. Hơn nữa việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu để tính NPV

của trữ lƣợng nguồn tài nguyên cũng là một vấn đề đang còn tranh cãi. Nếu

áp dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau thì sẽ cho kết quả giá trị hiện hành của

các tài nguyên khác nhau.

- Tính giá tịnh (net price) của tài nguyên: Phƣơng pháp này bỏ qua sự

giảm sút giá trị của tài nguyên do bị xuống cấp theo thời gian. Đơn giá tịnh

của một đơn vị tài nguyên đƣợc tính bằng giá thị trƣờng thực tế của nó trừ (-)

chi phí khai thác một đơn vị tài nguyên. Giá trị của nguồn tài nguyên sau đó

được tính bằng khối lượng của nguồn tài nguyên nhân (x) với đơn giá một

đơn vị tài nguyên.

- Xác định tương đối giá trị xuống cấp, cạn kiệt nguồn tài nguyên,

đƣợc tính đơn giản bằng hiệu giá trị của trữ lƣợng tài nguyên (theo cách tính

trình bày ở trên) vào đầu kỳ trừ (-) giá trị trữ lƣợng tài nguyên vào cuối kỳ

xem xét. Ngoài ra, có thể thay thế cách tính này qua cách tính tổng thu nhập

nhận đƣợc từ việc khai thác nguồn tài nguyên trong thời kỳ xem xét.

2.3.2. Định giá việc bảo vệ, phục hồi tài sản môi trường

Phƣơng pháp tính giá trị tài nguyên môi trƣờng bằng giá trị thị trƣờng

nêu trên chỉ đƣợc áp dụng đối với những loại tài nguyên có thể tính đƣợc giá

trị kinh tế của nó. Nói cách khác, nó chỉ đƣợc áp dụng đối với những loại tài

nguyên có thể giao dịch đƣợc trên thị trƣờng (nhƣ các loại khoáng sản, một

số loại đất đai, v.v...) trong khi đó đối với một số loại tài nguyên khác (chẳng

hạn nhƣ nƣớc, không khí, đất hoang, đa dạng sinh học, v.v...) thì không thể

áp dụng cách tính trực tiếp giá trị của chúng theo giá thị trƣờng vì những tài

nguyên này ít đƣợc đem ra thị trƣờng mua bán. Để tính đƣợc sự thay đổi về

giá trị của những loại tài nguyên môi trƣờng này, ngƣời ta có thể sử dụng

cách tính chi phí để duy trì, bảo toàn nguồn tài nguyên thay thế cho cách tính

dựa vào giá thị trƣờng nói trên.

253

Chi phí để bảo vệ, phục hồi tài nguyên môi trƣờng là chi phí lẽ ra phải

bỏ ra trong một thời kỳ nhất định để tránh sự xuống cấp hay tránh những tác

động tiêu cực có thể xảy ra cho môi trƣờng do hoạt động kinh tế gây ra. Giá

trị tổn thất về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây ra, nó không chỉ xảy

ra trong hiện tại (trong thời kỳ xem xét) mà nó còn có khả năng ảnh hƣởng

đến tƣơng lai. Nói cách khác, đây là tổng thể của những tổn thất về khả năng

cung ứng của môi trƣờng do các hoạt động kinh tế hiện tại có thể gây ra (vào

thời điểm hiện tại hay trong tƣơng lai). Với cách tiếp cận nhƣ vậy thì giá trị

kinh tế của những tổn thất môi trƣờng đã xảy ra trong giai đoạn hiện tại mới

chỉ phản ánh một phần các tác động của môi trƣờng đến đời sống kinh tế - xã

hội trong hiện tại mà chƣa phản ánh khả năng ảnh hƣởng đến tƣơng lai.

Trong trƣờng hợp các hoạt động kinh tế không gây tác động xấu tới chất

lƣợng môi trƣờng thì chi phí duy tu, bảo toàn chất lƣợng môi trƣờng đƣợc coi

nhƣ bằng 0. Ví dụ nhƣ: Tốc độ khai thác rừng và nguồn hải sản bằng hoặc

nhỏ hơn tốc độ tái tạo tự nhiên của các loại tài nguyên đó; hay nguồn nƣớc tự

nhiên đủ thoả mãn nhu cầu của hoạt động kinh tế, sinh hoạt mà không làm

xấu đi chất lƣợng nƣớc; hay môi trƣờng tự nhiên có đủ khả năng hấp thụ

lƣợng chất ô nhiễm thải ra từ hoạt động kinh tế, sinh hoạt, v.v....

Chi phí bảo vệ, phục hồi chất lƣợng môi trƣờng cũng đã phần nào đƣợc

tính và đƣa vào “tổng tích luỹ tài sản” (CF) là một bộ phận hợp thành GDP

theo phƣơng pháp sử dụng cuối cùng trong SNA truyền thống. Tuy nhiên,

trong hệ thống SEEA đã khuyến nghị nên loại ra từ GDP hay tổng VA những

chi phí mà các khu vực kinh tế phải bỏ ra để duy trì và bảo đảm chất lƣợng

môi trƣờng theo tiêu chuẩn quy định.

2.3.3. Định giá dịch vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên

Định giá dịch vụ môi trƣờng theo phƣơng pháp ngẫu nhiên liên quan tới

việc đƣa ra các tình huống giả định để hỏi một nhóm đối tƣợng có liên quan

xem họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để đƣợc hƣởng thụ một loại dịch vụ

môi trƣờng nào đó. Trong một số trƣờng hợp khác, các đối tƣợng có liên

quan đƣợc hỏi xem họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền bồi thƣờng để chấp

nhận không hƣởng thụ dịch vụ môi trƣờng. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện

dƣới dạng các cuộc phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng có liên quan hay trả lời

của họ qua các phiếu hỏi.

Trong SEEA, định giá theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thƣờng đƣợc áp

dụng khi phải xác định giá trị của các dịch vụ môi trƣờng hay mức độ thiệt

hại, tổn thất đối với môi trƣờng. Chẳng hạn, để tính mức độ tổn hại của sự cố

254

môi trƣờng nào đó, ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp ngẫu nhiên để xác định

không chỉ những tổn thất về kinh tế mà cả những tổn thất về sức khoẻ của

những ngƣời đƣợc hỏi. Trong trƣờng hợp này câu hỏi sẽ đặt ra là “Bạn chấp

nhận bao nhiêu tiền để bù đắp những tổn hại về vật chất và sức khoẻ do sự cố

môi trƣờng gây ra?”, tiếp đó sẽ đƣa ra một số mức kinh phí và hình thức

thanh toán đƣợc đƣa ra để ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn sao cho phù hợp với sự

đánh giá của cá nhân đƣợc phỏng vấn.

Nhìn chung phƣơng pháp ngẫu nhiên rất khó đo đƣợc một cách chính

xác giá trị thực của dịch vụ môi trƣờng cũng nhƣ về mức độ tổn hại (theo giá

trị) đối với môi trƣờng. Đặc biệt, rất khó có thể đảm bảo độ chính xác của

phƣơng pháp khi đƣợc sử dụng để xác định giá trị của các tổn hại môi trƣờng

có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Trên thực tế, việc áp dụng các phƣơng pháp nêu trên để xác định giá trị

tài nguyên và mức độ tổn hại của môi trƣờng do các hoạt động kinh tế - xã

hội gây ra là không hề đơn giản, giá trị các sản phẩm và lao động có thể xác

định đƣợc khi đƣa ra thị trƣờng và giá trị của chúng đƣợc phản ánh qua giá

thị trƣờng. Nhƣng còn yếu tố môi trƣờng thì sẽ phản ánh nhƣ thế nào? vì khi

nó không đƣa vào thị trƣờng. Do vậy theo một số chuyên gia kinh tế đã

khuyến nghị nên thay Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường

do các hoạt động kinh tế bằng chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm.

Chi phí môi trƣờng hay chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm của một

dự án cụ thể là chỉ tiêu có thể ƣớc tính đƣợc theo giá thị trƣờng hay chi phí

thực tế một dự án đã chi ra để chống ô nhiễm môi trƣờng.

3. Phƣơng pháp tính GDP xanh xuất phát từ mô hình I/O mở rộng

Mô hình I/O đƣợc mở rộng và sử dụng các công cụ để phân tích các vấn

đề ô nhiễm môi trƣờng. Xuất phát từ mô hình I/O rút gọn đƣợc thể hiện đó là

quan hệ của các số lớn phản ánh các quan hệ giữa các ngành trong nền kinh

tế của quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm trong nƣớc và sản phẩm nhập

khẩu theo một hệ thống hàm tuyến tính. Hàm này thể hiện mối quan hệ về

công nghệ sản xuất và sử dụng sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Mô

hình I/O sẽ thể hiện một cách khái quát cấu trúc bởi các ngành theo cột và

đƣợc coi là các ngành sản xuất; các ngành theo dòng đƣợc coi là các ngành

sử dụng (theo sơ đồ số 1).

255

Sơ đồ số 1. Mô hình I/O

Các ngành sản xuất Sử dụng cuối cùng

(Final demand - FD)

Tổng sử dụng

(Gross output)

Các ngành

sản phẩm

Tiêu dùng trung gian (Intermediate

consumption - IC); Ô1

Y

Ô2

X

Giá trị tăng

thêm

VA; Ô3

Tổng đầu vào hoặc tổng chi phí

(Gross input - GI); X

- Ô1. Tiêu dùng trung gian: Thể hiện chi phí trung gian của các ngành,

bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra

sản phẩm dịch vụ; phần tử aij của ma trận A thể hiện ở Ô1 phản ánh ngành j

sử dụng sản phẩm i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất ra sản

phẩm j.

- Ô2. Sử dụng cuối cùng: Thể hiện những sản phẩm vật chất và sản

phẩm dịch vụ đƣợc sử dụng cho nhu cầu cuối cùng, bao gồm đƣợc sử dụng

cho: tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu và nhập khẩu.

- Ô3. Tổng giá trị tăng thêm: Bao gồm các khoản thu nhập của ngƣời lao

động; thuế sản xuất; thặng dƣ sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

Quan hệ hàm số cơ bản của mô hình I/O có dạng:

AX + Y = X (1)

Hoặc X = (I - A)1 Y

Trong đó:

A là hệ số chi phí trung gian trực tiếp;

X là véc tơ giá trị sản xuất;

Y là véc tơ sử dụng cuối cùng.

Tuy nhiên theo sơ đồ số 1 (Mô hình I/O) đơn giản chƣa thấy thể hiện rõ

nét sự thay đổi tổng sử dụng (GO) của mỗi ngành sản phẩm hay tổng chi phí

của mỗi ngành sản xuất sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến vấn đề môi trƣờng. Do

256

vậy để xác định mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng do các hoạt động sản xuất

gây ra bằng cách thông qua sự mở rộng của mô hình I/O hay nói cách khác

xác định tính GDP xanh thông qua mô hình I/O mở rộng.

Trong mô hình I/O mở rộng thừa nhận có 2 loại hình hoạt động, đó là:

(1) Tất cả các hoạt động kinh tế

(2) Hoạt động chống chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng (gồm chất thải

đầu vào và chất thải đầu ra) của các hoạt động kinh tế.

GDP xanh = GDP - Chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm

Mô hình I/O mở rộng dựa trên cơ sở n ngành (loại trừ các hoạt động

chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng); m là số loại chất thải gây ô

nhiễm môi trƣờng, đƣợc xác định theo các véc tơ và ma trận nhƣ sau:

A1: là hệ số chi phí trung gian trực tiếp ma trận cấp (n x n) của n ngành

kinh tế, các chi phí sản xuất từ các hoạt động kinh tế (đo lƣờng bằng đơn vị

tiền tệ) so với đơn vị giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế.

X1: là véc tơ giá trị sản xuất cấp (n x 1) của các hoạt động kinh tế, (đo

lƣờng bằng đơn vị tiền tệ).

Y1: là véc tơ sử dụng sản phẩm cuối cùng cấp (n x 1) từ các hoạt động

kinh tế, (đo lƣờng bằng đơn vị tiền tệ).

Xg: là véc tơ giá trị sản xuất cấp (m x 1) của các hoạt động chống lại

chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng do các ngành kinh tế tạo ra, (đo lƣờng bằng

đơn vị vật chất).

g1: là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng trực tiếp từ các

hoạt động kinh tế, ma trận cấp (m x n), với m là số loại chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng và n là số ngành sản phẩm đƣợc nghiên cứu trong mô hình, phần

tử của ma trận phản ánh khối lƣợng chất thải (đơn vị tính là vật chất) trên 1

đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là tiền tệ) đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất ra

sản phẩm đó;

g2: là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng trực tiếp từ các

hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, ma trận cấp (m x n), m

là số loại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, phần tử của ma trận phản ánh

khối lƣợng chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng (đơn vị tính vật chất) trên 1 đơn

vị khối lƣợng chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc xử lý (đơn vị tính là vật

chất) đƣợc tạo ra từ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm;

257

g3: là ma trận hệ số các chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trƣờng từ

tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình, ma trận cấp (m x n), m là số loại các chất

thải gây ô nhiễm môi trƣờng (đơn vị tính vật chất), phần tử của ma trận phản

ánh khi hộ gia đình tiêu dùng sản phẩm j thì sẽ tạo ra chất thải loại i.

H: là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp của các hoạt động chống

lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, ma trận cấp (n x m), phần tử của ma

trận thể hiện hoạt động chống lại chất thải loại j thì cần phải sử dụng sản

phẩm i làm chi phí trung gian.

Yg: là véc tơ thể hiện các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc

xử lý, cấp của véc tơ là (1 x m).

Xác định các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng tạo ra trong

các hoạt động kinh tế và các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng từ

các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, vận dụng từ mô

hình I/O đƣợc thể hiện nhƣ sau:

X1 = AX1 + HXg + Y1 (2)

Xg = g1X1 + g2Xg + g3Y1 - Yg (3)

+ Công thức (2) dựa trên quan hệ hệ thống I/O, nó chỉ ra việc sử dụng

giá trị sản phẩm của các hoạt động kinh tế, trong đó:

- AX1: là chi phí sản xuất đầu vào đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất

ra sản phẩm của các hoạt động kinh tế;

- HXg: là chi phí đầu vào của hoạt động xử lý các chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng;

- Xg: là số lƣợng chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc xử lý;

- H: là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp của các hoạt động

chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng;

- Y1: là sản phẩm của các hoạt động kinh tế nó đƣợc sử dụng cho tiêu

dùng cuối cùng, giả sử không có sử dụng cuối cùng nào khác.

+ Công thức (3) chỉ ra tổng số khối lƣợng chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng Xg đƣợc xử lý. Nó tƣơng đƣơng với khối lƣợng chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng do các ngành kinh tế tạo ra (ví dụ: g1X1), các chất gây ô nhiễm

môi trƣờng đƣợc tạo ra bởi đầu ra của các hoạt động xử lý các chất thải gây ô

nhiễm môi trƣờng (ví dụ các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc tạo ra từ

258

các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng) Xg (ví dụ. g2Xg),

các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc tạo ra bởi tiêu dùng cuối cùng (ví

dụ g3Y1), (-) trừ đi các chất gây ô nhiễm môi trƣờng nó không đƣợc xử lý Yg

cùng với việc xác định mức độ ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động kinh tế

gây ra mà đƣợc xã hội chấp nhận ở một mức độ nhất định, điều này đã đƣợc

thực hiện ở một số quốc gia và Chính phủ đã đƣa ra những tiêu chuẩn chung

nhằm bảo vệ môi trƣờng.

Từ công thức (2) và (3) đƣợc trình bày theo khuôn khổ của một ma trận

đơn giản đó là mô hình I/O thông thƣờng nhƣ sau:

ggg g

Y

gg 13

11

21

1

(4)

Để tính toán chỉ tiêu GDP xanh dựa vào mô hình I/O thông thƣờng, xuất

phát từ công thức (2) và (3) có hai trƣờng hợp:

* Trường hợp 1:

Giả định tiêu dùng cuối cùng hàng hoá và dịch vụ đƣợc thừa nhận là

không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, tức là g3 = 0 và toàn bộ

các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc tạo ra từ các ngành đều đƣợc xử

lý, tức là Yg = 0, công thức (2) và (3) đƣợc viết lại nhƣ sau:

X1 = AX1 + HXg + Y1 (5)

Xg = g1X1 + g2Xg (6)

Công thức (6) đƣợc viết lại thông qua thay Xg bằng X1 và X1 thay thế

bằng Xg vào công thức (5) và công thức đƣợc viết lại nhƣ sau:

Xg = (I – g2)-1

g1X1 (7)

X1 = AX1 + H(I – g2)-1

g1X1 + Y1 (8)

Hay công thức (8) đƣợc viết lại nhƣ sau:

X1 = A + 11

1

2 )( XggIH + Y1 (9)

Chi phí trực tiếp

đƣợc sử dụng cho

các hoạt động kinh tế

Chi phí trực tiếp sử dụng

cho các hoạt động chống

lại chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng

Sử dụng

cuối cùng

Hay Y1 = X1 – A + 11

1

2 )( XggIH (9)

259

Trong công thức (9), Y1 là GDP xanh không bao gồm chi phí để chống

lại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, là một phần lớn giá trị thực dùng cho sử

dụng cuối cùng

Y* = H(I – g2)-1

g1X1 + Y1 (10)

Do vậy, chỉ tiêu GDP xanh Y1 nó nhỏ hơn rất nhiều so với chỉ tiêu GDP

thông thƣờng Y* là do chỉ tiêu GDP thông thƣờng Y* phải trừ đi (-) chi phí

trực tiếp sử dụng cho các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng.

* Trường hợp 2:

Giả định mối quan hệ trong mô hình bao gồm các chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng, nguyên nhân là do sử dụng cuối cùng tạo nên (g3Y1 trong công

thức (4) và trong đó cũng không bao gồm toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng đã đƣợc xử lý, nhƣng bên cạnh đó còn mức ô nhiễm môi trƣờng đã

đƣợc xã hội chấp nhận (Yg trong công thức (4)) và nó đƣợc giới thiệu nhƣ sau:

Công thức (2) đƣợc viết lại và Y1 đƣợc biểu diễn qua X1 nhƣ sau:

Y1 = (I – A)X1 - HXg (11)

Thay thế Y1 trong công thức (3) và Xg đƣợc biểu diễn qua X1, nhƣ sau:

gg YHggIXAIggHggI1

32131

1

32 )()()( (12)

Nó đƣợc thay thế bằng:

R = I – (g2 – g3 H),

Công thức (12) đƣợc đơn giản hoá nhƣ sau:

gg YRXAIggRX 1

131

1 )( (13)

Thay thế Xg trong công thức (2) vào công thức (13) viết lại công thức (2)

theo thuật ngữ X1 và biến ngoại sinh Yg đƣợc biến đổi nhƣ sau:

X1 = A + )(31

1 AIggHR X1 - HR-1

Yg + Y1 (14)

Chi phí trực tiếp

đƣợc sử dụng cho

sản xuất giá trị sản

phẩm của các

ngành kinh tế

Chi phí trực tiếp đƣợc sử

dụng cho các hoạt động

chống lại chất thải gây ô

nhiễm môi trƣờng

Trừ đi: Chi phí trực

tiếp của chất thải gây ô

nhiễm môi trƣờng mà

chất thải đó không

đƣợc xử lý

Sử dụng

cuối

cùng

260

Mối quan hệ đƣợc thể hiện trong công thức (14) nó miêu tả một cách

đơn giản trong trƣờng hợp công thức (9) của mô hình I/O giản đơn. Trong

trƣờng hợp này, ô nhiễm môi trƣờng GDP (Y*) tƣơng đƣơng với ô nhiễm môi

trƣờng GDP (Y1), cộng với chi phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt chống lại

chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Nếu toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng đƣợc xử lý, trừ đi chi phí trực tiếp các chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng không bị xử lý.

gYHRXAIggHRYY 1

131

1

1* )(

GDP xanh đƣợc tính là:

gYHRXAIggHRYY 1

131

1

*1 )( (15)

4. Kinh nghiệm tính toán chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản và Trung Quốc

4.1. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

4.1.1. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu về Hệ thống tài khoản Kinh tế và

Môi trường (SEEA) Nhật Bản

Hệ thống tài khoản kinh tế và môi trƣờng ở Nhật Bản đƣợc xây dựng

dựa trên cơ sở mở rộng SNA theo 3 cách:

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế đƣợc phân thành các hoạt động có liên quan

tới bảo vệ môi trƣờng và các hoạt động không liên quan tới bảo vệ môi trƣờng.

Thứ hai, danh giới tài sản đƣợc mở rộng đó là tài sản phi sản xuất, loại

tài sản này đã không đƣợc xem nhƣ tài sản kinh tế trong SNA.

Thứ ba, việc làm suy yếu và thoái hoá cả hai loại tài sản tự nhiên có tính

chất kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế đƣợc xem nhƣ khấu hao tài sản cố

định đƣợc khấu trừ trong việc tính tổng sản phẩm thuần trong nƣớc đã đƣợc

điều chỉnh có tính đến yếu tố môi trƣờng hoặc là chỉ tiêu GDP xanh.

Trong thực tế Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thực hiện các dịch vụ

bảo vệ môi trƣờng nhƣ làm sạch sông hồ, phục hồi đất đai đã bị ô nhiễm và

tất cả các chi phí cho dịch vụ bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc tính trong SNA ở

Nhật Bản nhƣ các hàng hoá phi thị trƣờng. Tức là SEEA ở Nhật Bản đã loại

trừ các chi phí bảo vệ môi trƣờng mà không hoàn toàn ứng với các hoạt động

sản xuất.

Đối với các chi phí cho môi trường:

SEEA ở Nhật Bản phân biệt có 2 loại chi phí môi trƣờng, bao gồm:

261

Loại thứ nhất là các chi phí thực tế phải chi cho các hoạt động bảo vệ

môi trƣờng, bao gồm các hoạt động do các địa phƣơng thực hiện; hệ thống

thoát nƣớc và các dịch vụ xử lý phế thải đƣợc Chính phủ cung cấp.

Loại thứ hai là các chi phí môi trƣờng đƣợc quy đổi do việc làm cạn kiệt

và giảm giá trị nguồn tài nguyên môi trƣờng.

4.1.2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

GDP xanh bằng (=) NDP trừ (-) chi phí về môi trƣờng đã đƣợc quy đổi.

EDP hoặc GDP xanh, thể hiện qua sơ đồ số 2 và xác định cách tính theo công

thức:

GDP xanh = NDP - Chi phí về môi trƣờng

đã đƣợc quy đổi (16)

Sơ đồ số 2. Mô tả cấu trúc chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản

NDP

GDP

EDP

Chi phí thực tế môi trƣờng

(Một phần giá trị tăng thêm)

Chi phí môi

trƣờng quy đổi

* Ước tính các chi phí môi trường được quy đổi

* Đối với các chất thải

Chi phí môi trƣờng quy đổi tính cho việc xử lý và hạn chế các chất thải

vào không khí và nƣớc bằng (=) khối lƣợng thực tế thải ra của một chất gây

ô nhiễm, nhân (x) chi phí cho một đơn vị cất dọn và xử lý chất thải đó, ở

phạm vi quốc gia, khó có thể xác định đƣợc một cách chính xác.

Khấu hao tài

sản cố định

262

4.1.3. Thử nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản giai đoạn 1970-1995

SEEA Nhật Bản đã tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh 5 năm một lần,

từ năm 1970 đến năm 1995, kết quả tính GDP xanh ở Nhật Bản giai đoạn

1979-1995 đƣợc trình bày theo phụ lục số 1 và phụ lục số 2.

Tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản đƣợc thực hiện theo 2 loại giá:

giá cố định và giá hiện hành. Chi phí môi trƣờng quy đổi theo giá cố định

năm gốc 1990 và đạt cao nhất hơn 6 nghìn tỷ YEN vào năm 1975, và có xu

hƣớng giảm dần, cụ thể đến năm 1990 chỉ còn hơn 4,5 tỷ YEN.

Việc phân tích chi phí môi trƣờng quy đổi theo loại tài sản tự nhiên cho

thấy các phế thải thải vào không khí về căn bản đã giảm vào năm 1990. Tuy

nhiên, các phế thải thải vào môi trƣờng nƣớc đã theo một khuynh hƣớng tăng

lên. Việc phá huỷ hệ sinh thái do mở rộng đất đai đạt đỉnh điểm vào năm

1970 và suy giảm vào năm sau đó. Tốc độ khai thác chặt đốn cây cối ở Nhật

Bản bằng tốc độ tăng tự nhiên của cây cối từ năm 1980; Nên chi phí môi

trƣờng quy đổi tƣơng ứng bằng không. Việc làm cạn kiệt các tài nguyên dƣới

lòng đất không đáng kể vào năm 1995.

Tỷ lệ chi phí môi trƣờng quy đổi so với NDP đƣợc tính theo giá hiện

hành (tính toán theo phụ lục số 2) giảm dần trong giai đoạn từ năm 1970 đến

năm 1995. Tỷ lệ chi phí môi trƣờng quy đổi so với NDP năm 1970 là hơn

8%, nhƣng giảm xuống còn hơn 1% năm 1990. Tỷ lệ chi phí môi trƣờng quy

đổi so với NDP giảm dần có thể phần nào là do nền kinh tế phát triển chậm

lại và chắc chắn có một số thay đổi về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, phần tỷ lệ

giảm đáng kể là do tốc độ ô nhiễm không khí thấp hơn. Việc cải tiến và nâng

cao năng lực công nghệ đã làm giảm bớt vấn đề ô nhiễm và phát huy hiệu quả

đối với việc làm giảm bớt chi phí trong các quá trình giảm ô nhiễm, đặc biệt

là ô nhiễm không khí. Ví dụ: chi phí môi trƣờng quy đổi của việc giảm ô

nhiễm không khí so với NDP đã giảm từ 7,5% năm 1970 xuống còn 1,0%

năm 1985 và đến năm 1995 chỉ còn 0,6%.

4.2. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc

4.2.1. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu về hệ thống tài khoản kinh tế và

Môi trường ở Trung Quốc

Hệ thống tài khoản kinh tế và môi trƣờng ở Trung Quốc (viết tắt

CSEEA) đƣợc dựa trên cơ sở mở rộng SNA năm 1993 và cấu trúc SEEA của

Nhật Bản. Cấu trúc CSEEA của Trung Quốc đã đƣợc thiết lập theo 3 cách:

263

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế đƣợc phân thành các hoạt động có liên

quan tới bảo vệ môi trƣờng và các hoạt động không liên quan tới bảo vệ môi

trƣờng hay còn gọi là các hoạt động sản xuất khác. Trong hoạt động sản xuất

khác đƣợc tách ra: Hoạt động sản xuất khác có liên quan đến môi trƣờng và

các loại hình sản xuất khác không liên quan tới môi trƣờng.

Thứ hai, danh giới tài sản đƣợc mở rộng đó là tài sản phi sản xuất (SNA

chỉ có tài sản sản xuất), loại tài sản này đã không đƣợc xem là tài sản kinh tế

trong SNA.

Thứ ba, việc làm suy yếu và thoái hoá cả hai loại tài sản tự nhiên có tính

chất kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế đƣợc xem nhƣ khấu hao tài sản cố

định đƣợc khấu trừ trong việc tính sản phẩm thuần trong nƣớc đã đƣợc điều

chỉnh có tính đến yếu tố môi trƣờng hoặc là chỉ tiêu GDP xanh.

4.2.2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc

Công thức tính:

GDP xanh = NDP - Chi phí môi trƣờng quy đổi

Việc ƣớc lƣợng chi phí môi trƣờng quy đổi đƣợc thực hiện thông qua

ƣớc lƣợng sự cạn kiệt, suy giảm nguồn tài nguyên và tài sản tự nhiên bao

gồm (tài sản tự nhiên kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế).

* Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên: Nguồn tài nguyên bao gồm

tài nguyên có thể khôi phục đƣợc và tài nguyên không thể khôi phục đƣợc.

- Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể khôi phục được

- Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể khôi phục được

* Ước lượng suy giảm giá trị nguồn tài sản tự nhiên:

Thành phần quan trọng khác của tính chi phí môi trƣờng là sự giảm sút

giá trị tài sản tự nhiên. Qua nghiên cứu đã xác định và phân biệt giá trị hai

loại tài sản:

(1) Các tài sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên, bao gồm: rừng, đất cỏ và

đất trồng trọt;

(2) Các tài sản không có giá trị kinh tế trong tự nhiên, gồm: không khí

và nƣớc.

- Ước lượng suy giảm tài sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên

- Ước lượng suy giảm tài sản không có giá trị kinh tế trong tự nhiên.

264

4.2.3. Thử nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc năm 1992

Xuất phát từ sự phân biệt các hoạt động trong xã hội, gồm hoạt động

bảo vệ môi trƣờng và hoạt động sản xuất khác (trong hoạt động sản xuất khác

có hoạt động liên quan đến môi trƣờng), tổng chi phí môi trƣờng ở Trung

Quốc cụ thể năm 1992, theo Bảng số 1. nhƣ sau:

Bảng số 1. Chi phí môi trƣờng (IEC) năm 1992

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

Tổng số

Trong đó chi phí môi trƣờng để chống lại sự:

Cạn kiệt tài nguyên (tài

nguyên có thể khôi phục

đƣợc và tài nguyên không

thể khôi phục)

Suy thoái tài nguyên (tài

nguyên có tính chất kinh

tế và tài nguyên có tính

chất phi kinh tế)

Nƣớc 39,96 39,96

Không khí 21,67 21,67

Rừng 53,11 16,55 36,56

Đất 1,32 1,32

Cỏ mặt đất 0,02 0,02

Than

13,63

0,03

4,41 Dầu 0,02

Ga tự nhiên 9,17

Tổng số 129,71 25,77 103,94

Nguồn: [9].

Bảng số 1 cho thấy:

(1) Chi phí môi trƣờng cho việc chống lại sự cạn kiệt tài nguyên và suy

thoái tài nguyên rừng (gồm tài nguyên rừng có thể khôi phục và không thể

khôi phục; tài nguyên rừng có tính chất kinh tế và tài nguyên rừng không có

tính chất kinh tế) chiếm hơn 40% tổng chi phí môi trƣờng là nguồn thiệt hại

lớn nhất gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng của Trung Quốc;

(2) Chi phí môi trƣờng cho việc xử lý, giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm

nguồn nƣớc, chiếm khoảng 30% tổng chi phí môi trƣờng (đứng thứ hai);

(3) Chi phí môi trƣờng cho việc xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm

không khí (đứng thứ ba) chiếm trong tổng chi phí môi trƣờng ở Trung Quốc.

265

Tổng chi phí cho xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm không khí

và nƣớc đóng góp khoảng 47% tổng chi phí môi trƣờng, tổng giá trị suy giảm

về nguồn tài nguyên không thể khôi phục đƣợc trong đất là 9,2 tỷ yuan, trong

đó tính toán nguồn suy giảm ga tự nhiên chiếm tới 99%. Điều đó đã phản ánh

mối liên quan đến sự khan hiếm dự trữ gas trong tự nhiên hiện nay ở Trung

Quốc.

GDP xanh Trung Quốc tính dựa trên cơ sở ƣớc lƣợng chi phí môi trƣờng

(IEC) mặc dù khoản chi phí phục vụ hoạt động bảo vệ môi trƣờng do Chính

Phủ chi ra đã đƣợc tính nhƣ một khoản chi tiêu của Chính phủ (Bảng 4). Vậy

để tính chỉ tiêu GDP xanh, chi phí môi trƣờng phải loại bỏ khoản chi phí

phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng. GDP xanh ở Trung Quốc năm

1992 là 2,193,21 tỷ yuan (xem Bảng số 2).

BẢNG SỐ 2. GDP XANH Ở TRUNG QUỐC NĂM 1992

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

GDP 2664,43

Khấu hao tài sản cố định (FCD) 353,74

NDP = GDP – FCD 2310,69

IEC 117,48*

EDP/GDP xanh = GDP – FCD - IEC 2193,21

Nguồn: [9] (*117,48 = 129,71 – 12,23)

Năm 1992 Trung Quốc đã tính thử nghiệm GDP xanh, GDP xanh theo

giá hiện hành đạt 2193,21 tỷ yuan, chiếm 82,31% GDP; Đồng thời chi phí

môi trƣờng tƣơng đƣơng với 129,71 tỷ yuan (cả chi phí cho hoạt động bảo vệ

môi trƣờng và chi phí cho hoạt động sản xuất khác đã đƣợc quy đổi có liên

quan đến môi trƣờng), chiếm 4,8% GDP của Trung Quốc hoặc 5,61% NDP

của Trung Quốc.

Chi phí cho bảo vệ môi trường.

Tổng chi phí cho bảo vệ môi trƣờng là 12,23 tỷ yuan, trong đó 43,06%

giành cho việc duy trì bảo tồn các tài sản kinh tế tự nhiên và 56,94% đƣợc sử

dụng cho việc thanh toán để kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và môi

trƣờng không khí.

Sự đánh giá này dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra của Chính phủ đối với sử

dụng nguồn tài nguyên dƣới lòng đất (than, dầu và gas trong tự nhiên). Tổng

266

số khoảng 16% là phí thanh toán để xử lý chất thải rắn và chi phí bảo vệ môi

trƣờng sử dụng để duy trì bảo tồn các tài sản không có giá trị kinh tế trong tự

nhiên (có giá trị sử dụng nhƣng không có giá trị), 43,22% là phí thanh toán

cho việc xử lý nƣớc thải và 56,78% là phí thanh toán giành cho xử lý chất

thải SO2 và rác, số liệu đƣợc minh chứng qua bảng số 3 chi tiết các loại chi

phí bảo vệ môi trƣờng.

BẢNG SỐ 3. CHI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TRUNG QUỐC NĂM 1992.

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

Tổng chi phí

bảo vệ môi

trƣờng

Trong đó chi bảo vệ:

Tài sản có tính chất kinh tế Tài nguyên có tính chất phi kinh tế

Đất Suy kiệt nguồn tài

nguyên dƣới đất

Nƣớc Không khí

1,.23 0,86 4,41 3,01 3,95

Nguồn: [9]

Tóm lại: Tham khảo kinh nghiệm thực tế tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở

Nhật Bản và Trung Quốc Ban Chủ nhiệm đề tài rút ra một số điểm chủ yếu

nhƣ sau:

(1) Nhật Bản và Trung Quốc đã phân loại hoạt động trong xã hội gồm:

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng và hoạt động sản xuất khác (trong hoạt động

sản xuất khác có hoạt động sản xuất khác liên quan đến môi trƣờng và hoạt

động sản xuất khác không liên quan đến môi trƣờng).

(2) Xây dựng cấu trúc SEEA và phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

của Nhật Bản và Trung Quốc phù hợp với phƣơng pháp đƣa ra của Liên hợp

quốc.

(3) Tính toán tổng chi phí môi trƣờng đã có sự tách biệt rõ ràng dựa trên

cơ sở phân loại các hoạt động trong xã hội, đặc biệt trong SEEA áp dụng ở

Nhật Bản và CSEEA ở Trung Quốc đã loại trừ các khoản chi phí bảo vệ môi

trƣờng mà không hoàn toàn tƣơng ứng với các hoạt động sản xuất. Đó là các

khoản chi phí do Chính phủ bỏ ra để bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi nhƣ là

khoản chi tiêu của Chính phủ và đƣợc tính vào trong SNA nhƣ các hàng hoá

phi thị trƣờng, không tính vào khoản chi phí môi trƣờng quy đổi trong tính

toán chỉ tiêu GDP xanh. Phần chi phí môi trƣờng quy đổi đƣợc tính dựa vào

267

phần chi phí phải bỏ ra để xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng (không tính chi phí Chính phủ đã chi ra cho hoạt động bảo vệ môi

trƣờng) và ƣớc lƣợng khoản chi phí đối với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên

thiên nhiên (có thể khôi phục đƣợc và không thể khôi phục đƣợc)

PHẦN II

ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG TÍNH CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng số liệu thống kê phục vụ tính toán chỉ tiêu GDP xanh

- Số liệu chung về thống kê ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam về cơ bản

là có nhƣng không đầy đủ, đồng thời lại không thể phân tách theo nguồn gây

ô nhiễm, tức là chƣa tƣơng thích với cách phân ngành của SNA. Nhìn chung,

các số liệu điều tra cơ bản hiện nay đều dựa vào hệ thống quan trắc hiện có

và một số kết quả điều tra nhƣng phạm vi thu thập số liệu chƣa đầy đủ.

- Số liệu chung thống kê tài nguyên của Việt Nam còn hạn chế. Hiện tại,

nguồn số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng

là nguồn đầu vào của sản xuất, tuy có đƣợc hạch toán nhƣng chƣa đầy đủ và

chƣa đƣợc tách riêng trong bảng cân đối tài sản của các đơn vị kinh tế. Vì

vậy, cơ quan thống kê chƣa thể tách bạch đƣợc mức độ sử dụng nguồn tài

nguyên thiên nhiên của các ngành kinh tế tƣơng ứng với hệ thống SNA.

- Số liệu về chi tiêu cho bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc tổng hợp đầy đủ ở

Việt Nam. Hiện tại, chƣa có cơ quan có trách nhiệm nào công bố đƣợc mức

chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Sở dĩ nhƣ vậy vì chi

tiêu cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ta chủ yếu là từ nguồn ngân

sách nhà nƣớc và đƣợc phân bổ cho rất nhiều Bộ, ngành có chức năng thực

hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (nhƣ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Bộ

Công nghiệp; Bộ Thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; v.v…).

Cần chú ý là phần chi ngân sách cho các Bộ, ngành để thực hiện các hoạt

động bảo vệ môi trƣờng lại không đƣợc hạch toán riêng thành một khoản

mục trong các báo cáo thu - chi ngân sách nên rất khó có thể tách bạch đƣợc.

Hơn nữa, vai trò của các doanh nghiệp và hộ gia đình trong chi tiêu cho công

tác bảo vệ môi trƣờng còn rất mờ nhạt, do vậy số liệu thu thập đƣợc chỉ là

một “Phần kinh phí doanh nghiệp bỏ ra để xử lý các chất thải gây ô nhiễm

môi trƣờng” thông qua cuộc điều tra doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp,

nhƣ vậy sẽ chƣa phản ánh hết phần kinh phí thực tế phải bỏ ra để xử lý ô

nhiễm môi trƣờng trong toàn nền kinh tế.

268

2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc tính chỉ tiêu GDP xanh

- Phải thống kê đƣợc rõ ràng và minh bạch tổng chi phí xử lý ô nhiễm

môi trƣờng, trong đó bao gồm phần chi phí do Chính phủ bỏ ra để bảo vệ môi

trƣờng và phần chi phí các doanh nghiệp, đơn vị và hộ gia đình phải bỏ ra để

khắc phục ô nhiễm môi trƣờng và ƣớc lƣợng giá trị cạn kiệt, suy thoái môi

trƣờng do hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và sử dụng tài nguyên gây ra.

- Tổ chức thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán chỉ

tiêu GDP xanh. Nhƣng phạm vi thu thập thông tin của mỗi ngành có những

đặc thù riêng và việc xác định mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng và khai thác sử

dụng tài nguyên thiên nhiên ở từng ngành rất khó tách bạch cụ thể. Vì vậy tổ

chức hợp lý việc thu thập thông tin cũng là một yêu cầu quan trọng đặt ra.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, đây là một yêu cầu cần đặt ra đối với

việc tính toán chi phí xử lý ô nhiễm môi trƣờng, hay tính ma trận hệ số chi

phí chất thải trong phạm vi từng ngành và trong toàn nền kinh tế (trong

trƣờng hợp tính GDP xanh dựa vào mô hình I/O). Do vậy nếu không ứng

dụng công nghệ thông tin thì khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu xử lý số liệu

khi tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

3. Điều kiện để tính chỉ tiêu GDP xanh

- Phƣơng pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh.

- Đòi hỏi khách quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam trong tƣơng lai.

- Điều kiện để tính khoản chi phí chi tiêu dùng tài nguyên và mất mát về

môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây ra.

- Nâng cao năng lực trình độ cán bộ thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

- Đầu tƣ tài chính và thời gian để thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

4. Khả năng tính GDP xanh ở Việt Nam

Theo thống kê Liên hợp quốc, phƣơng pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh

có thể tính căn cứ vào bảng I/O hoặc dựa vào hạch toán GDP xanh trong

SEEA, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nếu tính GDP xanh từ bảng I/O sẽ có

một số vấn đề bất cập nhƣ sau:

(1) Khó xác định đƣợc ma trận hệ số chất thải trực tiếp từ sản xuất và

tiêu dùng cuối cùng, vì hiện nay chƣa xác định đƣợc cụ thể số loại và lƣợng

chất thải, đặc biệt là số loại và lƣợng chất thải ra không khí, có chăng chỉ có

thể xác định đƣợc một số loại chất thải và ƣớc lƣợng đƣợc khối lƣợng chất

thải ra đất và nƣớc nhƣng cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối.

269

(2) Trong bảng phân ngành kinh tế ở Việt Nam, không phân chia nền

kinh tế thành hai hoạt động tách bạch (đó là các hoạt động kinh tế thuần tuý

và các hoạt động chống ô nhiễm), trong thực tế ở Việt Nam không có hoạt

động chống chất thải riêng biệt, phạm vi mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp

trong thực tế cũng đã có những khoản kinh phí đầu tƣ cho hoạt động chống ô

nhiễm môi trƣờng trong quá trình hoạt động sản xuất, nhƣng mức chi phí bỏ

ra có thể chƣa tƣơng xứng với mức độ gây ô nhiễm, đây cũng là lý do giải

thích tại sao? môi trƣờng Việt Nam ngày càng ô nhiễm. Do vậy nếu áp dụng

theo mô hình I/O chỉ cho những hoạt động khử chất thải riêng biệt thì sẽ thiếu

phần hoạt động chống ô nhiễm môi trƣờng mà các ngành và doanh nghiệp đã

bỏ ra, mặc dù phần chi phí bảo vệ môi trƣờng bỏ ra của các đơn vị và doanh

nghiệp chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với các đơn vị và doanh nghiệp gây ô

nhiễm. Đồng thời nếu tính GDP xanh theo mô hình I/O thì cũng chƣa tính

đến phần cạn kiệt nguồn tài nguyên mà các đơn vị, doanh nghiệp đã khai thác

và sử dụng trong quá trình sản xuất, đặc biệt ở Việt Nam khai thác nguồn tài

nguyên là tƣơng đối lớn.

Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam việc tính toán chỉ tiêu GDP chủ yếu

tính theo phƣơng pháp sản xuất, và tham khảo kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP

xanh của Nhật Bản và Trung Quốc và một số nƣớc trên thế giới. Ban chủ

nhiệm đề tài đề xuất nên tính bổ sung chỉ tiêu GDP xanh vào hệ thống chỉ

tiêu thống kê phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng, phƣơng pháp tính nhƣ sau:

GDP xanh = NDP - Chi phí tiêu dùng tài nguyên và thiệt hại về

môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây ra

Hoặc tính GDP xanh theo phương pháp sản xuất:

GDP xanh =

Tổng VA xanh thuần

của tất cả các ngành

kinh tế có tính đến yếu

tố môi trƣờng

-

Chi phí xử lý ô nhiễm

môi trƣờng do tiêu dùng

cuối cùng hộ gia đình

gây ra

Ở Việt Nam để tính đƣợc phần chi phí tiêu dùng tài nguyên và thiệt hại

về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây ra là hết sức khó khăn, có chăng

chỉ tính đƣợc phần chi phí Chính Phủ bỏ ra để xử lý các vấn đề ô nhiễm môi

trƣờng theo các chƣơng trình và dự án, còn phần tổn thất, mất mát về môi

trƣờng và cạn kiệt, suy thoái về nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ rất khó thu

thập, phần mất mát môi trƣờng do các hoạt động sản xuất gây ra có thể thu

270

thập thông tin trên cơ sở điều tra chọn mẫu hoặc kết hợp với phƣơng pháp

ƣớc đoán theo phân tích chuyên gia. Có nhà kinh tế học đã khảng định thu

thập loại thông tin này: “như mò kim đáy bể’’, một số nƣớc trên thế giới nhƣ

Nhật Bản; Indonexia và Trung Quốc có tính đƣợc cũng chỉ là ƣớc tính, kết

quả tính đƣợc chỉ mang tính chất tƣơng đối.

Hiện nay Ngành công nghiệp đã bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu liên quan

đến bảo vệ môi trƣờng do các doanh nghiệp phải đầu tƣ và xử lý các chất thải

gây ô nhiễm môi trƣờng, đây cũng là những thông tin có thể thu thập đƣợc

liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng mà các đơn vị và doanh nghiệp phải

chi trả trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm đề tài đã cố

gắng tìm hiểu và đƣa ra một số đề xuất để phục vụ tính chi phí tiêu dùng tài

nguyên và thiệt hại về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây ra, nhƣ sau:

4.1. Xác định nguồn thông tin và tổ chức thu thập thông tin phục vụ tính chi

phí chi tiêu dùng tài nguyên

4.2. Xác định nguồn số liệu và tổ chức thu thập thông tin để xác định mức độ

mất mát, thiệt hại về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

a. Tính chỉ tiêu GDP xanh hiện nay ở Việt Nam là rất cần thiết, nó cho

phép đánh giá một cách sát thực hơn về tăng trƣởng kinh tế có gắn kết với

yếu tố môi trƣờng và phản ánh sự tăng trƣởng bền vững.

b. Kinh nghiệm tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Trung Quốc và Nhật Bản

cho thấy tính phần chi phí mất mát tiêu dùng tài nguyên và tổn thất môi trường

do các hoạt động kinh tế gây ra bƣớc đầu cũng mang tính thử nghiệm, mặc dù

việc tính thử nghiệm và xây dựng khung lý thuyết tính GDP xanh ở từng nƣớc

đã đƣợc thực hiện cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên ở Nhật Bản và Trung Quốc

đã đƣa ra một số cách tính cụ thể đối với một số chất thải chính gây ô nhiễm

môi trƣờng để làm cơ sơ cho tính toán chi phí xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

c. Phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP xanh áp dụng ở Việt Nam hiện nay

nên tiếp cận theo phƣơng pháp sản xuất, phần VA thuần của từng ngành đã

có tính đến phần chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong

từng ngành và cộng (+) thêm phần chi phí xử lý ô nhiễm môi trƣờng do các

hộ gia đình gây ra, tuy nhiên nếu kết quả tính toán đƣợc chỉ mang tính chất

tƣơng đối (vì chƣa tính đƣợc phần ô nhiễm môi trƣờng do các hộ gia đình gây

271

ra). Đồng thời hiện nay Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc Hệ thống Hạch toán

kinh tế có gắn kết với môi trƣờng.

Riêng phần tiêu dùng tài nguyên và suy thoái, cạn kiệt về môi trƣờng

trong thực tế rất khó thống kê và tính toán, có chăng chỉ có thể quan sát và

cảm nhận bằng điều tra định tính, còn định lƣợng cụ thể thì khó thực hiện

đƣợc. Do vậy theo Ban Chủ nhiệm đề tài trƣớc mắt chỉ thống kê và tính toán

các khoản chi phí do các ngành kinh tế phải bỏ ra để bảo vệ môi trƣờng thì sẽ

có tính khả thi hơn, tuy nhiên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tƣơng đối

d. Qua tính toán thử nghiệm thống kê các chỉ tiêu bảo vệ môi trƣờng, thì

những thông tin thu thập đƣợc khẳng định có thể tính đƣợc VA xanh của

ngành công nghiệp, từ kết quả đó cho thấy tính khả thi của việc tính chỉ tiêu

GDP xanh ở nƣớc ta.

2. Kiến nghị

Để tính đƣợc GDP xanh của toàn bộ nền kinh tế cần phải triển khai thực

hiện những nội dung sau:

1. Sớm xây dựng phƣơng pháp luận gắn kết hạch toán môi trƣờng trong

tài khoản quốc gia trên cơ sở những lý luận đã đƣợc các tổ chức quốc tế đƣa

ra và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

2. Cải tiến phƣơng pháp thu thập số liệu và bổ sung thêm các chỉ tiêu

thống kê môi trƣờng và thống kê tài nguyên (đặc biệt là phần thống kê

khoáng sản).

3. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế học hỏi kinh nghiệm về phƣơng pháp

tính toán GDP xanh với một số nƣớc đã tiến hành tính toán thử nghiệm nhƣ

Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia và một số nƣớc khác.

4. Tiến hành điều tra, tính toán và thử nghiệm theo một số chuyên đề

liên quan tới vấn đề môi trƣờng trong một số ngành để tiếp tục nghiên cứu

hoàn thiện về mặt phƣơng pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh, từ lý luận kết

hợp với thực tiễn ở Việt Nam để lựa chọn một giải pháp và phƣơng pháp tính

cụ thể phù hợp với thực tế, nhằm bảo đảm phƣơng pháp có tính khả thi cao.

5. Nghiên cứu cài đặt vào các cuộc điều tra hàng năm (Điều tra doanh

nghiệp, điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản), tổ chức điều tra chuyên đề về

bảo vệ môi trƣờng để có đầy đủ thông tin về ảnh hƣởng xấu đi của môi

trƣờng do tác động trực tiếp của hoạt động kinh tế.