quỸ chÂu Á/the asia foundation (taf) Địa chỉ: 68 phan...

185

Upload: others

Post on 14-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 2: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất, 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 (4) 3943 3262Fax: +84 (4) 3943 3257

VIệN NgHIêN CứU QUảN lý kINH Tế TrUNg ươNg Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam. Điện thoại: 84-4-7338930 / 84-4-8437461. Fax: 84-4-7338930 / 84-4-8456795.

Page 3: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Báo cáo nghiên cứu

Hà Nội, 2011

Page 4: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 5: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

Chỉ đạo: Nguyễn Đình Cung

Thực hiện: Nguyễn Thị Tuệ Anh

Lưu Minh Đức

Nguyễn Minh Thảo

Lê Phan

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH

MAY MẶC, THỦY SẢN, VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Page 6: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 7: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

MụC lụC

LỜI MỞ ÐẦU ...............................................................................................................................................................i

TÓM TẮT ................................................................................................................................................................... iii

PHẦN THỨ NHẤT .......................................................................................................................................................TỔNG QUAN HOẠT ÐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ÐOẠN 2001- 2010 ............................. 1

1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ............................................................................................... 3 1.2 Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người và độ mở của nền kinh tế ......................... 5 1.3 Cơ cấu xuất khẩu ................................................................................................................................ 7 1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam .....................................................................10 1.5 Ðầu vào, nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu ..............................................................14 1.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................................................................16

PHẦN THỨ HAI ...........................................................................................................................................................TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ ...........................................................................19

2.1 Chính sách thuế ................................................................................................................................22 2.2 Thủ tục hải quan ...............................................................................................................................25 2.3 Chính sách tỷ giá ..............................................................................................................................26 2.4 Chính sách tín dụng ........................................................................................................................27 2.5 Chính sách liên quan đến lao ðộng ...........................................................................................28 2.6 Chính sách đất đai ...........................................................................................................................29 2.7 Chính sách công nghệ ...................................................................................................................29 2.8 Chính sách môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm ......................................................30 2.9 Chính sách cụ thể liên quan đến ngành ..................................................................................31 2.10 Các Hiệp định thương mại ...........................................................................................................35 2.11 Các quy định và rào cản của nước nhập khẩu ......................................................................37

PHẦN THỨ BA ............................................................................................................................................................TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ ...........................................................................39

3.1 Khái quát các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành may mặc, thủy sản và điện tử ..................................................................................................................................................41 3.2 Ðánh giá chung về xuất khẩu của ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ..............43

PHẦN THỨ TƯ.............................................................................................................................................................CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN NÃNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ QUA KẾT QUẢ ÐIỀU TRA DOANH NGHIỆP ...........................................................................65

4.1 Mẫu điều tra và đánh giá chung .................................................................................................67 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc...................................................................................................................................74 4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ...............................................................................................................................................89 4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu điện tử ............................................................................................................................................... 110

Page 8: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

MụC lụC

PHẦN THỨ NÃM ........................................................................................................................................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 129

5.1 Một số kết luận .............................................................................................................................. 131 5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao nãng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, thủy sản và điện tử ..................... 134

PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................... 157

Page 9: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

DANH MụC BẢNG

Bảng 1: Thứ tự các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng năm ...........................11

Bảng 2: So sánh thay đổi tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu theo trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực (2000- 2008) ...........................................................................13

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2010 ....14

Bảng 4: So sánh kim ngạch xuất- nhập khẩu của cùng một nhóm hàng (năm 2010) ..........15

Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường nước ngoài .........................17

Bảng 6: Mục tiêu trong Chiến lược ngành dệt may đến 2020 .......................................................32

Bảng 7: Số doanh nghiệp trong ba ngành và tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu ..........................41

Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử .........................................................................43

Bảng 9: Xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam theo 10 thị trường hàng đầu ......................................................................................................46

Bảng 10: Mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ..................56

Bảng 11: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam ................................................................................................60

Bảng 12: Mức độ tác động của chính sách và rào cản nước nhập khẩu ......................................96

Bảng 13: Chi phí thời gian và tiền bạc cho thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới thuế và hải quan của doanh nghiệp .......................................................... 113

Bảng 14: Đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng đối với hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..................................... 124

Page 10: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

DANH MụC HÌNH

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010 ................................... 3

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch xuất khẩu và GDP giai đoạn 2001- 2010 .......................................................................................................................................... 4

Hình 3: Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP (2001- 2010) ... 5

Hình 4: Trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của một số nền kinh tế (USD, 2007) ............. 6

Hình 5: Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của một số nền kinh tế năm 2006 ........................................... 7

Hình 6: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%, 2001- 2010) ............................................ 8

Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế sau khi đã tách xuất khẩu dầu thô (%, 2001- 2010) ................................................................................................................................. 8

Hình 8: Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) ............................. 9

Hình 9: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng (2001- 2010) .............10

Hình 10: Trạng thái xuất nhập khẩu và nhập siêu trong 10 năm (triệu USD, 2001- 2010) ....16

Hình 11: Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001 .............17

Hình 12: Giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình so với tổng doanh nghiệp trong ngành .....................................................................................................................................42

Hình 13: Xuất khẩu nhóm mặt hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam, 2000 - 2008 ..........................................................................................44

Hình 14: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam ...............................................................................................................49

Hình 15: Xu hướng xuất khẩu các nhóm mặt hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ ..............51

Hình 16: Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam vào Mỹ....................................52

Hình 17: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và các nước khu vực vào Mỹ .......................52

Hình 18: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000 - 2009........................................................54

Hình 19: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của thủy sản xuất khẩu Việt Nam với một số nước trong khu vực năm 2009 .........................................................57

Hình 20: Xuất khẩu các nhóm sản phẩm điện tử của Việt Nam, 2000 - 2009 ............................59

Hình 21: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm điện tử xuất khẩu năm 2009 với một số nước trong khu vực ........................................................62

Hình 22: Số doanh nghiệp điều tra phân bổ theo địa điểm và ngành .........................................67

Hình 23: Cơ cấu doanh nghiệp theo địa điểm và ngành...................................................................67

Hình 24: Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp ...................................................................68

Page 11: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 25: Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức tiến hành xuất khẩu chung và từng ngành 69

Hình 26: Hình thức xuất khẩu của tổng mẫu và theo ngành ...........................................................69

Hình 27: Mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu .................................70

Hình 28: Mức độ ảnh hưởng của thủ tục hải quan đến kết quả xuất khẩu ................................71

Hình 29: Mức độ ảnh hưởng của chính sách tín dụng và tỷ giá đến kết quả xuất khẩu ........71

Hình 30: Mức độ ảnh hưởng của chính sách lao động ......................................................................72

Hình 31: Thay đổi mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp từ 2008-2010 .................73

Hình 32: Mức độ ảnh hưởng của các hiệp định thương mại và chính sách nước nhập khẩu .............................................................................................................................73

Hình 33: Cơ cấu doanh nghiệp đánh giá ảnh hưởng của quy định, hàng rào kỹ thuật đến xuất khẩu theo các mức độ khác nhau .........................................................................74Hình 34: Tỷ lệ DNXK đánh giá thủ tục hải quan còn phức tạp và rất phức tạp .........................75

Hình 35: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế và hải quan phức tạp .............................................75

Hình 36: Tác động của giảm giá đồng nội tệ đến DNXK năm 2010 ..............................................76

Hình 37: Những vấn đề đối với DNXK khi vay vốn ...............................................................................77

Hình 38: Ba khó khăn lớn nhất khi vay ngân hàng ..............................................................................78

Hình 39: Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thực hiện các chính sách lao động khó khăn và rất khó khăn ...............................................................................................................................79

Hình 40: Những quy định chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu ..........................................................80

Hình 41: Tình trạng đào tạo của lao động trung bình một DNXK .................................................81

Hình 42: Tình trạng số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo ở các DNXK .......................82

Hình 43: Trình độ công nghệ và nguồn gốc thiết bị đầu tư mới của DNXK ...............................83

Hình 44: Nguồn nguyên phụ liệu cho các DNXK hàng may mặc ...................................................84

Hình 45: Mức độ quan trọng và điều kiện hiện tại của một số yếu tố hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đối với DNXK ..............................................................................................................85Hình 46: Mô hình sản xuất, gia công xuất khẩu của một số DNXK có vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................................................................................86

Hình 47: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNXK .......................................................................87

Hình 48: Các yếu tố tác động tiêu cực đến sản phẩm và thị trường xuất khẩu ........................88

Hình 49: Ảnh hưởng của các nhóm chính sách và các yếu tố bên ngoài ....................................90

Page 12: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

Hình 50: Đánh giá về thủ tục thuế .............................................................................................................91

Hình 51: Đánh giá về thủ tục hải quan ....................................................................................................91

Hình 52: Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá nới lỏng ...........................................................................92

Hình 53: Những khó khăn chính của doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng ...........................93

Hình 54: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất ..................................................................................................94

Hình 55: Đánh giá về mức độ khó khăn trong thực hiện các yêu cầu

của Luật Lao động và chính sách liên quan .........................................................................94

Hình 56: Mức độ đáp ứng và tuân thủ các hiệp định thương mại .................................................95

Hình 57: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (tỷ VNĐ) ....................................97

Hình 58: Cơ cấu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (%) ................98

Hình 59: Thu nhập của các lao động tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (triệu VNĐ/tháng) ...........................................................................................................................98

Hình 60: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của nguồn lao động ..............................................................................................................................99

Hình 61: Đánh giá về chất lượng đào tạo ............................................................................................ 100

Hình 62: Sơ đồ chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ............................................................. 102

Hình 63: Số lượng các doanh nghiệp thành viên VASEP 2010-2011 .......................................... 104

Hình 64: Đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu và rất xấu của các chính sách

tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp ........................................................................... 110

Hình 65: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục thuế phức tạp và rất phức tạp .................. 111

Hình 66: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế phức tạp .................................................................. 112

Hình 67: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục và quy trình hải quan phức tạp và rất phức tạp ............................................................................................................................. 112

Hình 68: Nguyên nhân làm cho thủ tục hải quan phức tạp .......................................................... 113

Hình 69: Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của NHNN

tới doanh nghiệp xuất khẩu điện tử .................................................................................... 114

Hình 70: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất kinh doanh ....................................................................... 115

Hình 71: Thu nhập trung bình của lao động trong doanh nghiệp ............................................. 116

Hình 72: Cơ cấu sử dụng lao động trong doanh nghiệp xuất khẩu điện tử theo trình độ 118

Hình 73: Tỷ lệ tham gia đào tạo lao động từ 2007 đến nay ........................................................... 119

Page 13: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 74: Nhu cầu về số lượng lao động của doanh nghiệp .......................................................... 119

Hình 75: Đánh giá về chất lượng lao động của doanh nghiệp .................................................... 120

Hình 76: Đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp ............................................................ 121

Hình 77: DN trực tiếp sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp gia công ...................................... 122

Hình 78: Tình hình đầu tư và mở rộng thị trường của doanh nghiệp ....................................... 125

Hình 79: Tác động mạnh của khủng hoảng tới doanh nghiệp .................................................... 126

Hình 80: Phản ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng ....................................... 126

Hình 81: Tỷ lệ DN nhận được hỗ trợ từ Hiệp hội và mức độ hài lòng của DN ......................... 127

Page 14: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

DANH MụC HỘP

Hộp 1: Thiếu chủ động trong nguyên phụ liệu dệt may ...............................................................45

Hộp 2: Chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường và chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm ......................................................................................................................47

Hộp 3: Các DNXK phải đối mặt với những quy định kiểm duyệt chặt chẽ hơn tại thị trường Mỹ ..................................................................................................................................50

Hộp 4: Hùng Vương mua Agifish để tăng sức mạnh .................................................................... 105

Hộp 5: “Đốt đuốc” tìm nhà cung cấp linh kiện Việt Nam ............................................................ 123

Hộp 6: Kinh nghiệm phát triển cụm ngành điện tử của Malaysia ........................................... 136

Hộp 7: Chính sách công nghệ và nhân lực cho phát triển cụm ngành của Singapore ... 138

Hộp 8: Bài học kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi, rượu Cognac của Na Uy, Chilê và Pháp .............................................................................. 142

Page 15: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

CÁC TỪ VIẾT TẮTAANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Úc - New Zealand ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung QuốcAJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật BảnAkFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn QuốcASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁATC Hiệp định về dệt may (trong WTO)BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếBTA Hiệp định Thương mại Song phươngCIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ươngCNTT Công nghệ thông tinCPSC Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng MỹĐBSCl Đồng bằng sông Cửu LongĐkkD Điều kiện kinh doanhDN Doanh nghiệpDNXk Doanh nghiệp xuất khẩuDOC Bộ Thương mại MỹĐTNN Đầu tư nước ngoàiFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFIE Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiFOB Hình thức xuất khẩu tại cảng/Giao lên tàugAP Thực hành nông nghiệp tốtgATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịchgDP Tổng sản phẩm trong nướcgTgT Giá trị gia tăng IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tếIUU Chứng nhận thuỷ sản khai tháckCN, kCX Khu công nghiệp, Khu chế xuấtMFN Nguyên tắc tối huệ quốcNAFIQUAD Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sảnNHNN Ngân hàng Nhà nướcNIEs Các nền kinh tế công nghiệp mớiNT Quy chế đối xử quốc giaSITC Tiêu chuẩn ngoại thươngSOP Quy trình vận hành tiêu chuẩnTCTk Tổng cục Thống kê Việt NamTMCP Thương mại cổ phầnTNDN Thu nhập doanh nghiệpTTHC Thủ tục hành chínhUNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triểnUNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốcUSDA Bộ Nông nghiệp MỹVASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamVCCI Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt NamVIFEP Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản Việt NamVJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật BảnVSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩmWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiWWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếXNk Xuất nhập khẩu

Page 16: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 17: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

i

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

lỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành Đổi Mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được có phần đóng góp rất lớn của xuất khẩu. Chiến lược định hướng xuất khẩu được cho là một trong những “trụ cột” của công cuộc cải cách kinh tế. Trong giai đoạn 1995-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt trung bình 21%/năm, đạt 72,2 tỷ USD năm 2010, tương đương gần 71% so với GDP.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã cho thấy những thành tựu kể trên rất dễ bị tổn thương, và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu. Xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao, ước tính 20% năm 2008, tương đương 18 tỷ USD mặc dù giảm xuống còn 12,4% năm 2010. Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu ngày càng tăng, kèm theo đó là áp lực ngày một lớn lên cán cân vãng lai. Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều bất cập. Hầu hết sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp như nông sản, nguyên liệu thô hay tài nguyên khoáng sản. Việt Nam đã phát triển dựa trên khai thác tài nguyên trong một thời gian quá dài.

Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 của Việt Nam tiếp tục khẳng định định hướng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Về trung và dài hạn, xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, do đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) là hết sức cần thiết để vừa thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vừa giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại. Với vai trò là Viện Nghiên cứu và Tư vấn Chính sách cho Chính phủ nói chung và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, trong đó có năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, Quỹ Châu Á đã đồng ý hỗ trợ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các DNXK, tập trung vào ba ngành: may mặc, thủy sản và điện tử. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong ba ngành kể trên và đề xuất khuyến nghị chính sách. Nhóm tác giả hy vọng rằng Báo cáo nghiên cứu sẽ đóng góp những phát hiện quan trọng, phục vụ cho việc xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ phát triển bền vững hơn những ngành công nghiệp đã và đang có tiềm năng xuất khẩu, qua đó giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình và tiến tới mức phát triển cao hơn.

Báo cáo được trình bày trong năm phần. Phần thứ nhất tổng quan hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Phần thứ hai trình bày một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Phần thứ ba phân tích tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành lựa chọn, gồm may mặc, thủy sản và điện tử. Phần thứ tư phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu qua kết quả điều tra doanh nghiệp xuất khẩu. Và cuối cùng là kết luận và kiến nghị.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) và Sở Công thương các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Sóc Trăng và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành đã chọn tại các tỉnh này.

Các tác giả xin chân thành cảm ơn Quỹ Châu Á đã tài trợ thực hiện nghiên cứu và xuất bản báo cáo này!

Nguyễn Đình CungViện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

Page 18: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 19: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

iii

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

TÓM TẮT

Quá trình chuyển đổi kinh tế khá thành công của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ vừa qua có phần đóng góp rất quan trọng của chính sách hội nhập kinh tế và chiến lược định hướng xuất khẩu. Những nỗ lực tự do hóa thương mại, thể hiện bằng việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đã thu được những kết quả ấn tượng về xuất khẩu, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 12/2001 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ tháng 1/2007 cũng như thực thi các cam kết của tổ chức này. Nhờ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2010 đã tăng hơn 10 lần so với 2001, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới và Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ đó, một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã trở thành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như dệt may, giày dép và thuỷ sản. Gia nhập WTO tiếp tục mở ra cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận với thị trường của hầu hết các nước trên thế giới với mặt bằng thuế suất thấp hơn và được hưởng những điều kiện ít nhất cũng không kém thuận lợi so với các đối tác khác.

Với nhịp tăng trung bình trên 20% hàng năm trong 15 năm gần đây, xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 46% năm 2001 lên gần 71% năm 2010, chứng tỏ độ mở của nền kinh tế khá cao so với các nước trong khu vực, chỉ đứng sau Singapore, Malaysia và tương đương với mức của Thái Lan. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng và thành công, xuất khẩu của Việt Nam đang lộ ra một số yếu điểm và đang phải đối mặt với những thách thức đến từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế.

Việc phụ thuộc vào cầu thế giới làm cho xuất khẩu dễ bị tổn thương hơn khi nhu cầu tiêu dùng và giá thế giới đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có biến động, mà bằng chứng là chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Xuất khẩu tăng nhanh, song đi liền đó thâm hụt thương mại luôn ở mức cao, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu chậm dịch chuyển lên những phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế. Trong hơn hai thập kỷ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới vẫn còn nặng ở dạng sơ chế, nguyên liệu thô và có giá trị gia tăng thấp, hầu như chưa có thương hiệu mà chỉ mang nhãn mác sản xuất tại Việt Nam và được bán nhiều thông qua gia công cho các hãng nước ngoài.

Tới đây, tự do hóa thương mại sẽ vẫn tiếp tục và cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn, cho nên điểm yếu về cơ cấu xuất khẩu nếu không được giải quyết sẽ khó có thể cải thiện được cán cân thương mại và đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất bởi các doanh nghiệp, cho nên trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày nay, để giải bài toán này không thể không chú trọng cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu ngành hàng và từng sản phẩm xuất khẩu cụ thể, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong những ngành hàng đó. Báo cáo này đặt trọng tâm vào đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam trong ba ngành xuất khẩu chủ lực là may mặc, thủy sản và điện tử. Đây là ba ngành có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn gần đây.

Nhiệm vụ của Báo cáo là trả lời ba câu hỏi: (1) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ba ngành này đến đâu?; (2) các yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ba ngành đó; và (3) hướng nào để cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành? Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá

Ở tổng thể nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu trong một ngành nhất định có thể được phản ánh tương đối trung thực qua một số chỉ số mang tính chuyên sâu, hai trong số đó được thế giới hay dùng là chỉ số đa dạng hóa thị trường và chỉ số

Page 20: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

iv

đa dạng hóa sản phẩm. Đây là hai chỉ số đo mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của hàng hóa xuất khẩu từ góc độ của một quốc gia ra thị trường thế giới. Cả hai chỉ số này có thể nhận giá trị từ 0 đến 1, mức độ đa dạng hóa sẽ tăng dần khi giá trị tiến tới 1, và đạt mức độ lý tưởng khi giá trị của chỉ số bằng 1.

Xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt được mức đa dạng hóa lý tưởng chỉ khi cơ cấu hàng hóa của nước xuất khẩu tương ứng với cơ cấu nhập khẩu của thế giới cũng sản phẩm đó, tức là xuất khẩu những hàng hóa đúng với cơ cấu mà thế giới đang cần. Vì vậy, giá trị của hai chỉ số này thực sự hữu ích khi đưa ra những tín hiệu (cảnh báo) ban đầu cho quốc gia và bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành để có hướng nghiên cứu, điều chỉnh. Phương pháp chỉ số cũng giúp các doanh nghiệp nhận biết rằng mình đang sản xuất những mặt hàng thế giới có cần không? do đó sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh táo để cân nhắc không nên xuất khẩu bằng mọi giá, vì mục tiêu thu nhập trước mắt. Trên thực tế, việc đạt mức độ đa dạng hóa lý tưởng là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mà vấn đề ở chỗ, liệu doanh nghiệp có đủ năng lực để điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhu cầu thay đổi của thế giới hay không? Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải có sức mạnh để thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó có đủ năng lực công nghệ để tạo ra các sản phẩm mới, kích cầu tiêu dùng như điều mà các công ty đa quốc gia đã khẳng định nhờ năng lực cạnh tranh của mình qua đổi mới và sáng tạo, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm cũng như có chiến lược chiếm lĩnh thị trường.

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhóm tác giả sử dụng khung phân tích được phát triển từ các lý thuyết khác nhau về hành vi và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD (2005) đã chỉ ra rằng tiếp cận thị trường nước ngoài, cơ sở hạ tầng, môi trường vĩ mô và chất lượng thể chế là những yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong cùng điều kiện kinh doanh và kinh tế vĩ mô như nhau, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng có thể khác nhau, ngay cả trong cùng một ngành. Đó là do các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như số năm hoạt động (kinh nghiệm), quy mô, tài sản, trình độ lao động, công nghệ sử dụng, hình thức sở hữu, v.v. có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Báo cáo này tập trung vào hai nhóm nhân tố được cho là có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) ở Việt Nam. Nhóm nhân tố thứ nhất đến từ bên ngoài và ảnh hưởng trực tiếp đến DNXK, gồm tất cả các chính sách liên quan tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu (chính sách thương mại, thuế, tỷ giá, hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại, ưu đãi tín dụng cho DNXK vừa và nhỏ, chính sách công nghiệp, v.v.) Nhóm nhân tố thứ hai thuộc về doanh nghiệp, chính là đặc điểm riêng, cụ thể của từng DNXK. Xét từ góc độ từng doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau như doanh thu xuất khẩu và tốc độ tăng, thị phần và tốc độ tăng, và tăng năng suất lao động.

Bên cạnh việc sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu từ các cuộc Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (TCTK), một cuộc khảo sát 200 doanh nghiệp bằng bảng hỏi trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử đã được tiến hành. Phiếu điều tra được thiết kế nhằm thu thập năm nhóm thông tin, số liệu sau đây:

z Thông tin chung của doanh nghiệp, gồm tuổi, quy mô tài sản và lao động, cải tiến công nghệ, tiếp cận đầu vào sản xuất, thị trường xuất khẩu v.v;

z Chính sách và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của DNXK, gồm chính sách thuế, hải quan, tỷ giá, tín dụng, lao động, đất đai và mặt bằng sản xuất; chính sách của nước nhập khẩu và quy định, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu;

Page 21: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

v

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

z Năng lực sản xuất của doanh nghiệp, được đánh giá qua vốn và tài sản, lao động, công nghệ, tiếp cận hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ kinh doanh, nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra. Năng lực sản xuất cùng đặc điểm riêng của doanh nghiệp tạo thành năng lực nội tại của bản thân doanh nghiệp.

z Vai trò của hiệp hội ngành nghề, phòng thương mại và công nghiệp, hội doanh nghiệp v.v. trong hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp.

z Tự đánh giá triển vọng xuất khẩu trong 3 năm tới và đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp.

Mục tiêu của điều tra doanh nghiệp là nhằm xác định rõ các yếu tố bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến DNXK trong hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu. Kết quả đã thu được phiếu trả lời của 174 doanh nghiệp, chiếm 86% tổng số mẫu điều tra. Cơ cấu 174 DNXK theo ngành và địa điểm điều tra được trình bày trong bảng sau:

Sản phẩm Số DNXk (và tỷ trọng)trong tổng số mẫu

Địa điểm điều tra

May mặc 91 doanh nghiệp (52,3%) Hà Nội, Hải Dương, Hưng YênTP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai

Thủy sản 41 doanh nghiệp (23,6 %) TP. HCM, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang

Điện tử 42 doanh nghiệp (24,1 %) Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai

Nhóm tác giả đã phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội, Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai, và Hiệp hội Thủy sản Việt Nam thực hiện cuộc điều tra này. Các DNXK được điều tra là doanh nghiệp sản xuất và/hoặc gia công xuất khẩu, có doanh thu xuất khẩu đạt trên 30% tổng doanh thu của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp may mặc và thủy sản và có doanh thu xuất khẩu đối với doanh nghiệp điện tử.

Để có thêm thông tin, nhóm tác giả cũng thực hiện khảo sát thực địa tại 8 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ và Sóc Trăng. Thông qua làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN của tỉnh, thành phố, Ban quản lý một số KCN và một số doanh nghiệp xuất khẩu tại các tỉnh này, nhóm tác giả thu thập thêm thông tin bổ sung về thực trạng sản xuất, gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp, những vấn đề tồn tại của bản thân doanh nghiệp, tồn tại của chính sách cũng như tổ chức thực hiện chính sách của các địa phương. Việc kết hợp các phương pháp tiếp cận phân tích trên đây đã giúp nhóm tác giả có được những đánh giá dựa trên bằng chứng và mang tính thực tiễn.

Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Giai đoạn 2001-2010 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như phân tích khá chi tiết trong Phần thứ nhất của Báo cáo. Kết quả của tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu đưa Việt Nam vào nhóm nước có giá trị xuất khẩu bậc trung của thế giới, xuất khẩu bình quân đầu người tăng 4,3 lần từ 2001 đến 2010 và đưa xuất khẩu trở thành một nhân tố đóng góp to lớn vào tăng trưởng trong giai đoạn này. Kết quả xuất khẩu là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt thời cơ mở ra nhờ hội nhập và tự do hóa thương mại để đưa hàng hóa ra thị trường thế giới. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là số lượng hàng xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD hàng năm tăng dần lên, trong đó có nhiều mặt hàng chế biến, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thị trường xuất khẩu có sự mở rộng và cơ cấu chuyển dịch mạnh, đáng kể nhất là Mỹ đã trở thành thị trường

Page 22: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

vi

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 10 năm Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này, Phần này đã chỉ ra bốn thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam. Một là, mặc dù tăng về giá trị, nhưng qui mô xuất khẩu bình quân trên một người dân vẫn còn rất thấp; hai là, xuất khẩu hàng chế biến tăng về tỷ trọng, nhưng chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp; ba là, doanh thu xuất khẩu cao nhất rơi vào nhóm hàng nguyên liệu thô, sơ chế hoặc là sản phẩm chế tạo có giá trị gia tăng thấp, nhờ gia công, lắp ráp và thâm dụng lao động; và bốn là, xuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào.

Những chính sách ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu

Phần thứ hai trình bày ba loại chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử, đó là các chính sách khuyến khích xuất khẩu; các hiệp định thương mại và thực thi cam kết của Việt Nam; các quy định và rào cản của nước nhập khẩu. Dệt may, thủy sản và điện tử cũng là ba ngành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam, được thể hiện trong các Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 đã được phê duyệt. Tuy vậy, các chiến lược, quy hoạch này đặt mục tiêu rất cao, trong khi các chính sách để thực hiện và bước đi lại thiếu rõ ràng. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu có khá nhiều, song nằm ở nhiều văn bản, thuộc các lĩnh vực khác nhau và mức độ, đối tượng hỗ trợ cũng rất đa dạng. Điều này làm cho quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn, trong khi cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế và hải quan còn chậm. Đáng lưu ý là các công cụ hỗ trợ tài chính nhằm giảm chi phí hay được sử dụng, trong khi ít thấy những chính sách hỗ trợ cho DNXK làm quen và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh như các hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Các quy định ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với hàng may mặc, thủy sản và điện tử là những lời cảnh báo cho thấy cần phải thay đổi về chất lượng xuất khẩu và đó mới chính là bức tường rào mà DNXK phải vượt qua trong giai đoạn tới.

Tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử; mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của ba ngành

Phần thứ ba đánh giá tổng quan doanh nghiệp sản xuất, gia công xuất khẩu trong ba ngành và cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng liên tục theo các năm, nhưng tỷ lệ so với toàn ngành còn thấp. Giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu trung bình của DNXK cao hơn mức trung bình của ngành và việc làm bình quân một DNXK cũng nhiều hơn so với doanh nghiệp không xuất khẩu cùng ngành. Trong số ba ngành xem xét, các doanh nghiệp điện tử thâm dụng vốn và ít sử dụng lao động hơn cả, trái với doanh nghiệp may mặc, nơi sản xuất, gia công xuất khẩu chủ yếu sử dụng lao động kết hợp với công nghệ giản đơn. Ngược với ngành điện tử và may mặc, xuất khẩu thủy sản chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hoạt động dựa nhiều vào vốn vay làm cho các doanh nghiệp này có phần bị bất lợi, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh do phải chịu chi phí vốn cao, khó chủ động trong hoạt động xuất khẩu và đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu.

Những tính toán về chỉ số đa dạng hóa thị trường và sản phẩm cho ba ngành đều đi đến những kết quả không mấy khả quan. Theo đó, mặc dù mức độ đa dạng hóa sản phẩm may mặc tương đối cao, nhưng mức độ đa dạng hóa thị trường lại thấp, phản ánh thực tiễn xuất khẩu sản phẩm này quá phụ thuộc vào một vài thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ. Trái lại, sản phẩm thủy sản xuất khẩu lại có mức độ đa dạng hóa thị trường cao, nhờ những nỗ lực mở rộng thị trường, song rủi ro mà các DNXK phải đối mặt là mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp, xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng sơ chế và dạng nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp. Đối với sản phẩm điện tử, mặc dù có sự bùng nổ xuất khẩu từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng mức độ đa dạng hóa đều rất thấp cả về thị trường lẫn sản phẩm, hiện tại đang kém xa các chỉ số này của các nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc. Xuất khẩu điện tử phần lớn do khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện, nhưng thực tế cho thấy các doanh

Page 23: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

vii

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

nghiệp này đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt nhất trong số ba ngành để tranh giành thị trường và sản phẩm xuất khẩu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNXK trong ba ngành

Phần thứ tư phân tích sâu những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của 174 doanh nghiệp xuất khẩu qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. Mặc dù mẫu điều tra khá nhỏ, nhưng vẫn phản ánh được thực tế là doanh nghiệp gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao trong ngành may mặc, điện tử và chỉ thấp hơn ở ngành thủy sản. Các doanh nghiệp gia công thường chỉ thực hiện công đoạn đơn giản nhất trong chuỗi giá trị. Hầu như các DNXK Việt Nam cũng chưa thể tham gia vào khâu phân phối ở nước ngoài. Rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam xuất ra thị trường thế giới nhờ các thương hiệu nước ngoài và phân phối sản phẩm do các công ty ở nước ngoài đảm nhận hoàn toàn. Nhiều DNXK ngành thủy sản trực tiếp sản xuất xuất khẩu, nhưng chủ yếu lại là sản phẩm nguyên liệu và sơ chế. Kết quả điều tra đã phản ánh khá sát những đánh giá tổng thể cho ba ngành ở Phần thứ ba và chứng tỏ năng lực cạnh tranh của DNXK trong ba ngành xuất khẩu chủ lực này vẫn còn thấp.

Các chính sách liên quan đến xuất khẩu có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu của doanh nghiệp trong ba ngành điều tra. Các chính sách được đánh giá có ảnh hưởng theo hướng tốt lên cho số đông DNXK là lĩnh vực thuế và hải quan. Trái lại, chính sách tiền lương tối thiểu, tỷ giá và tín dụng còn khó khăn cho nhiều doanh nghiệp hơn theo chiều hướng xấu đi, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn trong nước ở ngành may mặc và thủy sản. Đáng lưu ý vẫn còn một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chưa biết đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hoặc biết nhưng không tham gia, chủ yếu do ngại thủ tục phức tạp. Trong khi các hiệp định thương mại được đánh giá tốt thì mối lo ngại phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu lại tăng lên ở các DNXK, đặc biệt trong ngành thủy sản. Việc các hiệp hội chứng tỏ được vai trò của mình trong cung cấp thông tin và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp thành viên có ý nghĩa thiết thực cho các DNXK. Tuy nhiên, làm thế nào để các DNXK nói chung và doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng tăng được năng lực, có thể đáp ứng các chính sách và quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng và nước nhập khẩu hiện đang là bài toán khó cho doanh nghiệp, nhưng đây lại là lĩnh vực chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Kết quả điều tra đã phản ánh khá rõ năng lực cạnh tranh của các DNXK đang bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt bởi các yếu tố: (1) thiếu kép về lao động, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình (ngành may mặc và thủy sản) hay dưới mức trung bình (ngành điện tử); (2) thiếu vốn, đặc biệt ở các DNXK thủy sản và may mặc; (3) hạ tầng giao thông, cảng biển chưa thuận lợi dẫn đến chi phí cao; (4) giá xăng, điện và nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu có xu hướng tăng trong khi cầu tiêu thụ hàng hóa giảm và cạnh tranh về giá gay gắt hơn. Các DNXK tuy lạc quan về cơ hội và triển vọng xuất khẩu trong ba năm tới đây, song tự đánh giá của họ cho thấy sự mong manh về khả năng cạnh tranh của những sản phẩm xuất khẩu được coi là chủ lực cho đến nay. Nếu như không có những thay đổi về chất và trong mô hình xuất khẩu hiện hành thì rất có thể các DNXK Việt Nam sẽ khó có đủ năng lực để tham gia vào chuỗi giá trị ở những khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Hướng nào để tăng năng lực cạnh tranh cho DNXK?

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn và việc thực thi cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Điều đó cũng đồng nghĩa cơ hội cho xuất khẩu sẽ tiếp tục mở rộng hơn, nhưng sẽ có những yếu tố mới nổi lên, đó là hàng rào kỹ thuật từ các quốc gia nhập khẩu; các tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Chính những yếu tố này mới thực sự đòi hỏi phải tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Page 24: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

viii

Phần thứ năm của Báo cáo đã rút ra ba kết luận về thực trạng cạnh tranh của DNXK trong ba ngành xem xét, đó là: (1) năng lực cạnh tranh của các DNXK trong ba ngành còn thấp; (2) các DNXK đã và đang phải đối mặt với nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cản trở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; và (3) các DNXK hoạt động trong môi trường chính sách thiếu khuyến khích và kích thích nâng cao năng lực cạnh tranh.

Báo cáo đưa ra thông điệp rằng nếu năng lực cạnh tranh của các DNXK trong ba ngành này chậm cải thiện thì kết quả xuất khẩu tới đây sẽ tiếp tục dựa vào lợi thế so sánh và chính sách ưu đãi. Thực tế là những lợi thế này đang giảm dần, trong khi doanh nghiệp vẫn lúng túng chưa thể chuyển dần sang sản xuất xuất khẩu dựa trên những yếu tố mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Đây không còn là thách thức đối với doanh nghiệp, mà còn thách thức cho cả nền kinh tế. Các sản phẩm may mặc, thủy sản và điện tử vẫn có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu là mục tiêu dài hạn, cần được nhận thức đi đôi với hành động từ cả doanh nghiệp và Nhà nước. Với cách tiếp cận giải quyết vấn đề như vậy, Báo cáo đề xuất một mặt tập trung tháo gỡ những khó khăn trước mắt đến trung hạn cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời và quan trọng hơn là tạo dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trong ba ngành này.

Giải pháp ngắn và trung hạn hướng vào tiếp tục giảm chi phí cho DNXK, đặc biệt cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát chính sách và điều chỉnh để nâng cao hiệu quả thực thi, nhất là các công cụ tài chính. Nhanh chóng nghiên cứu, chuyển cách thức hỗ trợ rời rạc theo lĩnh vực ngành nghề, địa bàn, đối tượng doanh nghiệp, sản phẩm cụ thể sang hỗ trợ một cách đồng bộ các yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Báo cáo gợi mở nên thay thế các chiến lược phát triển ba ngành bằng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu. Báo cáo đề xuất hình thành cụm ngành dệt may/thủy sản/điện tử gồm nhiều doanh nghiệp (xuất khẩu và không xuất khẩu), qua đó tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tạo lực đẩy các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị. Các chính sách hỗ trợ cần hướng vào từng cụm ngành cụ thể, gồm có hạ tầng kỹ thuật, nhất là viễn thông và hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo lao động, xử lý môi trường, dịch vụ thử nghiệm và hiệu chuẩn nhằm nâng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu. Báo cáo nhấn mạnh cần tăng hiệu lực thực thi Luật Sở hữu Trí tuệ và tăng vai trò của các hiệp hội cũng như hình thành mạng lưới hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu triển khai và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Báo cáo kết thúc bằng nhiều đề xuất giải pháp của bản thân doanh nghiệp trong từng ngành, trong đó các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch được chú trọng trong ngắn hạn và hỗ trợ cung cấp thông tin, nghiên cứu sản phẩm mới được nhấn mạnh trong trung và dài hạn.

Page 25: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

1

PHầN tHỨ NHất

Tổng quan hoạt độngxuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001- 2010

1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 11

1.2 Độ mở cửa nền kinh tế đã rất lớn, trong khi tiềm năng xuất khẩu còn dồi dào 13

1.3 Cơ cấu xuất khẩu 15

1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 18

1.5 Đầu vào, nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu 22

1.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng 24

Page 26: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 27: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

3

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và liên tục nhờ các nỗ lực tự do hoá thương mại và thực thi cam kết hội nhập

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục trong giai đoạn 2001-2010. Xét về trị giá, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng 5 lần trong vòng 10 năm qua, từ gần 14,5 tỷ USD (2000) lên 72,2 tỷ USD năm 2010. Năm 2010, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 33,4 tỷ USD, tăng 22,7%.

Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1-2011 đạt 6 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,2 tỷ USD, tăng 10,9%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu tăng khá, trong đó hàng dệt may đạt 900 triệu USD, tăng 10,6%; thủy sản đạt 400 triệu USD, tăng 30%; điện tử, máy tính đạt 300 triệu USD, tăng 28,4%.

Có thể nhận thấy ba mốc sự kiện chính có ảnh hưởng lớn tới kết quả xuất khẩu trong giai đoạn này. Một là, việc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã mở ra cánh cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam tiếp cận với thị trường lớn nhất thế giới.

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: TCTK

Không kém phần quan trọng có lẽ phải kể đến sự kiện tự do hoá và hợp lý hoá quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo Nghị định 44-2001/NĐ-CP ban hành ngày 2/8/2001 hướng dẫn triển khai Luật Thương mại. Theo đó, tất cả các pháp nhân đều được phép xuất khẩu hầu hết các loại hàng hoá mà không cần giấy phép và hạn ngạch. Sự thay đổi này thực chất một phần bắt nguồn từ những nỗ lực cải thiện khung khổ pháp lý của Việt Nam cho phù hợp với các thông lệ phổ biến của quốc tế trong tiến trình đàm phán BTA. Trước đó, ngoại thương là hoạt động độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước cho tới năm 1989, nhưng vẫn bị kiểm soát chặt chẽ bởi giấy phép và hạn ngạch cho đến khi từng bước được nới lỏng và hợp lý hoá vào các năm 1998 và 20011. (Riedel J. & Parker S., 2003).

1 Nghị định 57-1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại cho phép các thương nhân thuộc mọi thành

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Crisis

WTO

US- VN BTA

Page 28: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

4

Sự kiện thứ hai là việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này từ tháng 1/2007. Đây có thể coi là bước tự do hóa thương mại tiếp theo sau BTA để đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, các chính sách và khung khổ pháp lý của Việt Nam phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy định, luật lệ của WTO, chẳng hạn như Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), Quy chế đối xử quốc gia (NT), tự do hoá thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp thương mại, tăng cường minh bạch và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Như đồ thị trên cho thấy việc gia nhập WTO đã giúp xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bùng nổ trong các năm 2007 và 2008.

Lạm phát cao trong năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ giữa năm 2008 đã có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam. Hệ quả là năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm (-9,0%). Mặc dù vậy, trong năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhịp tăng trung bình 18,1% của giai đoạn 2001- 2010 cũng như cao hơn mục tiêu 15% đề ra trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ này.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch xuất khẩu và GDP giai đoạn 2001- 2010

Nguồn: TCTK.

Có thể thấy, sau khi BTA có hiệu lực, ngoại trừ năm 2009 có mức tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, từ năm 2003, đều đạt trên 20%. Về tuyệt đối, cứ sau 5 năm, kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên gấp hai lần. Rõ ràng, tăng trưởng GDP ở mức khá cao, bình quân đạt 7,2% hàng năm trong giai đoạn này có phần đóng góp to lớn của xuất khẩu.

phần kinh tế (trừ ĐTNN có quy định riêng) được quyền kinh doanh XNK theo ngành nghề đăng ký kinh doanh mà không phải xin giấy phép (đối với pháp nhân và cho từng đơn hàng).

Nghị định 44-2001/NĐ-CP bổ sung sửa đổi Nghị định 57, mở rộng hơn, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu không phụ thuộc ĐKKD, và Chính phủ quản lý hoạt động XNK bằng các Danh mục cấm XNK và Danh mục XNK có điều kiện, trong đó có giấy phép (đối với mặt hàng) và hạn ngạch. Trên thực tế, từ năm 2003, chỉ còn 2 mặt hàng chịu quản lý bằng quota là dầu mỏ và đường.

3.8

11.2

20.6

31.4

22.5 22.7 21.9

29.1

-9.0

26.3

-15.0-10.0

-5.00.05.0

10.015.020.025.030.035.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Xuất khẩu (%)

GDP (%)

Page 29: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

5

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

1.2 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người và độ mở của nền kinh tế

kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người và tỷ trọng xuất khẩu/gDP tăng nhanh cho thấy tính năng động của xuất khẩu và độ mở rất lớn của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua làm giá trị xuất khẩu bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, trung bình mỗi người dân Việt Nam xuất khẩu 191 USD/năm, thì năm 2010, con số này là 816,1 USD. Tương tự, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 10 năm vừa qua, từ 46,2% năm 2001 lên 70,6% năm 2010.

Hình 3: Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP (2001- 2010)

Nguồn: TCTK.

Các số liệu trên đây chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng lớn và tăng trưởng kinh tế tỏ ra ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà sức khoẻ của nền kinh tế sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi hoặc cú sốc từ môi trường bên ngoài bất lợi cho xuất khẩu. Xét về giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành một nhà xuất khẩu hạng trung trên thế giới. Năm 2007, theo thống kê của trang web www.nationmaster.com dựa trên số liệu công bố của IMF, xét kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 50 trên tổng số 153 nước trên thế giới được xếp hạng. Tuy nhiên, hình mẫu phát triển kinh tế của khu vực Đông Á là định hướng xuất khẩu, do đó khi so sánh với các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì quy mô xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị bỏ xa. Năm 2007, Indonesia xuất khẩu hơn 118 tỷ USD, Thái Lan 151,1 tỷ USD, và Malaysia 176,4 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 48,5 tỷ USD chỉ bằng 1/2 quy mô trung bình của thế giới tính theo bình quân gia quyền.

0.0%10.0%20.0%

30.0%40.0%50.0%60.0%

70.0%80.0%

46.2%

816.1

70.6%

191.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20100.0100.0200.0300.0400.0500.0600.0700.0800.0900.0

Tỷ trọng XK/ GDP Xuất khẩu trên đầu người (USD)

Page 30: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

6

Hình 4: Trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của một số nền kinh tế (USD, 2007)

133.91

502.78

541.52

569.54

845.22

922.95

1731.68

2322.18

2514.54

3812.18

5321.21

6645.17

6954.04

7106.8

7275.87

7727.63

10783.56

16431.84

27566.87

49552.95

66483.51

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000

Ấn Độ

Indonesia

Philippines

Việt Nam

Brazil

Trung Quốc

Nam Phi

Thái Lan

LB Nga

Hoa Kỳ

Nhật Bản

New Zealand

Úc

Malaysia

Vương quốc Anh

Hàn Quốc

Đài Loan

CHLB Đức

Hà Lan

Hong Kong

Singapore

Nguồn: www.nationmaster.com

Tuy nhiên, xét theo trị giá xuất khẩu bình quân trên đầu người, Việt Nam chỉ xếp thứ 100 trên 152 nước. Ở khu vực, Việt Nam chỉ xếp ngay trên Philippines (vị trí 102), Indonesia (103), trong khi Đài Loan xếp thứ 24, Hàn Quốc ở vị trí 32, Malaysia 36, Thái Lan 60 và Trung Quốc 87. So với mức trung bình theo bình quân gia quyền của cả thế giới là 5.698,7 USD/người thì trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam chỉ nhỏ bằng đúng 1/10. Điều đó chứng tỏ, tiềm năng và dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn. Đáng kể hơn, nhìn vào bảng xếp hạng cũng có thể dễ nhận thấy, hầu hết các nước giàu đều là những nước có quy mô xuất khẩu lớn và giá trị xuất khẩu trên đầu người không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, độ mở của nền kinh tế đã đạt mức độ rất cao. Xếp từ cao xuống thấp, Việt Nam xếp thứ 23 trên tổng số 203 nền kinh tế. Với tỷ trọng xuất khẩu bằng 70,6% GDP năm 2010, so với các nước láng giềng Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia (không tính đến Singapore và Hong Kong - là hai nền kinh tế có độ mở rất cao), xếp trên Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

Page 31: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

7

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 5: Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của một số nền kinh tế năm 2006

219%

167%

108%

66% 62% 51%39% 37% 36% 28% 27% 19%

0

0.5

1

1.5

2

2.5

Singapore

Hong Kong

Malaysia

Việt Nam

Thái Lan

Campuchia

Philippines

Hàn Quốc

Trung Q

uốc

Indonesia

Đài Loan

LàoẤn Đ

Nhật Bản EU

Hoa Kỳ

World weighted average: 37%

8%14 % 12%14 %

Nguồn: www.nationmaster.com

Đối với các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP thường thấp như Nhật Bản là 14%, trong khi tỷ lệ này của EU là 12%, Hoa Kỳ là 8% do quy mô kinh tế rất lớn của các nền kinh tế này.

Kinh nghiệm của Malaysia, Thái Lan và Indonesia cho thấy, mặc dù các nước này phát triển theo mô hình hướng ngoại, dựa vào xuất khẩu, song tới nay các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước này vẫn chưa khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, khác với trường hợp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. Hơn nữa, cả Malaysia và Thái Lan đều đang mắc vào bẫy thu nhập trung bình với mô hình tăng trưởng và xuất khẩu hiện hành. Như vậy, xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn dư địa lớn để tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng cần nhìn nhận hạn chế của nó để không quá dựa vào xuất khẩu và lấy đó làm động lực tăng trưởng duy nhất.

1.3 Cơ cấu xuất khẩu

khu vực FDI trở thành động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCKT), trước năm 2001, khu vực trong nước chiếm 54,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong khi khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ xuất khẩu được 45,2% kim ngạch, kể cả dầu thô. Tuy nhiên, sau BTA khu vực FDI đã lớn mạnh nhanh chóng từ năm 2003 và vượt các doanh nghiệp trong nước để trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu. Mặc dù từ 2007, xuất khẩu của khu vực trong nước đã được cải thiện đáng kể, nhưng khu vực trong nước chỉ chiếm 45,8% trong khi khu vực FDI chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010.

Page 32: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

8

Hình 6: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%, 2001- 2010)

Nguồn: TCTK.

Nếu tách sản phẩm dầu thô để so sánh tỷ trọng giữa hai khu vực, thì khu vực FDI vẫn đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng xuất khẩu. Trong năm 2010, khu vực FDI (không kể dầu thô) đã vượt khu vực trong nước về đóng góp cho xuất khẩu cả nước.

Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế sau khi đã tách xuất khẩu dầu thô(%, 2001- 2010)

20.8% 19.6% 19.0% 21.4% 22.8% 20.8% 17.5% 16.8% 11.0% 6.9%

24.4% 27.5% 31.5% 33.3% 34.4% 37.1% 39.7% 38.3% 41.8% 47.3%

54.8% 52.9% 49.6% 45.3% 42.8% 42.1% 42.8% 44.9% 47.2% 45.8%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dầu thô FDI (không kể dầu thô) Trong nước

Nguồn: TCTK.

Dầu thô giảm dần vị thế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Dầu thô, một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong rất nhiều năm, có lúc tỷ trọng lên tới 22,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2005) đã dần dần nhường vị thế dẫn đầu cho các mặt hàng khác. Điều này một phần là do một khối lượng dầu lẽ ra có thể xuất khẩu đã trở thành nguồn nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tính đến cuối tháng 9/2010,

54.8

42.147.2 45.845.2

57.952.8 54.2

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*)

Page 33: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

9

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

nhà máy đã tiếp nhận 6,4 triệu tấn dầu thô, sản xuất được 5,5 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng, bán ra thị trường 5,3 triệu tấn; doanh thu (kể từ ngày nhận bàn giao nhà máy) đạt trên 25.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỉ đồng.2

Tỷ trọng nhóm hàng chế biến, tinh chế gia tăng, nhưng với tốc độ chậm và có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp

Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự dịch chuyển từ nhóm hàng thô, sơ chế, giảm từ 53,2% (2001) xuống 44,1% (2008), sang hàng chế biến hoặc đã tinh chế, tăng từ 46,7% lên 55,2% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, có thể nói sự dịch chuyển tích cực này diễn ra rất chậm. Tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn rất lớn, và hàng chế biến, tinh chế vẫn chưa phải là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Hình 8: Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC)

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Hàng thô hoặc mới sơ chế Hàng chế biến hoặc đã tinh chế Khác

Nguồn: TCTK.

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp gia tăng đáng kể

Tỷ trọng hàng nông - lâm - thuỷ sản giảm chậm dần, từ 29,4% năm 2001 xuống 22,8% năm 2010. Ngược lại, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng dần đều từ 35,7% lên 46% trong cùng thời kỳ. Như vậy, đã có những tín hiệu chuyển dịch cơ cấu tích cực trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm hàng khai thác tài nguyên, khoáng sản, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp.

2 Nguyễn Bình (2010)

Page 34: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

10

Hình 9: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng (2001- 2010)

Nguồn: TCTK. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị, có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao hơn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự dịch chuyển cơ cấu diễn ra với tốc độ chậm. Ngoài ra, sự phân loại nhóm hàng để đánh giá trình độ công nghệ chỉ mang tính tương đối do thiếu những tiêu chí và chuẩn mực để đánh giá. Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam thực ra vẫn chủ yếu là các sản phẩm chế biến hoặc gia công sử dụng nhiều lao động giá rẻ, hàm lượng công nghệ thấp.

1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Phần này sẽ liệt kê và so sánh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (trên 1 tỷ USD/ năm) tại ba mốc ảnh hưởng đến xuất khẩu như đã nêu ở trên: ký kết BTA vào năm 2001; Việt Nam bắt đầu được hưởng quy chế thành viên WTO từ năm 2007; năm 2009 là năm sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới.

Số lượng và giá trị hàng xuất khẩu chế biến, chế tạo tăng nhanh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Nếu như năm 2001, chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì đến năm 2007 đã có 8 mặt hàng và năm 2009 tăng lên thành 13 mặt hàng mặc dù chịu ảnh hưởng không tốt của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu. Năm 2010, đã có tới 18 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD và xuất hiện nhóm hàng chế tạo mới có hàm lượng công nghệ cao hơn như điện tử, máy tính; linh kiện điện tử; dây cáp điện; phương tiện vận tải; sản phẩm từ chất dẻo, v.v.

0.6 4.6 4.012.1 12.1 10.8 9.1 8.4 8.4 7.7 7.2 7.4 6.9

17.3 15.5 14.3 13.5 14.5 14.2 15.3 15.415.8 15.9

35.7 40.6 42.7 41 41 41.2 42.6 39.842.8 46.0

34.9 31.8 32.2 36.4 36.1 36.2 34.4 37 29.4 27.2

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

CN nặng và khoáng sản

CN nhẹ và tiểu thủ CN

Nông lâm sản

Thủy sản

Vàng phi tiền tệ

Page 35: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

11

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Bảng 1: Thứ tự các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng năm

TT 2001 2007 2009 2010

Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá

1 Dầu thô 3.17 Dầu thô 8.50 Dệt may 9.06 Dệt may 11.2

2 Dệt may 1.97 Dệt may 7.73 Dầu thô 6.19 Giày dép 5.12

3 Thủy sản 1.81 Giày dép 4.00 Thủy sản 4.25 Thủy sản 5.01

4 Giày dép 1.58 Thủy sản 3.76 Giày dép 4.06 Dầu thô 4.95

5Gỗ & sản phẩm gỗ

2.38

Điện tử, máy tính

& linh kiện

2.76

Điện tử, máy tính

& linh kiện

3.59

6

Điện tử, máy tính

& linh kiện

2.16

Đá quý, vàng & sản phẩm

2.73Gỗ & sản phẩm gỗ

3.43

7 Cà phê 1.80 Gạo 2.66 Gạo 3.24

8 Gạo 1.40Gỗ & sản phẩm gỗ

2.59Máy móc, dụng cụ, phụ tùng

3.05

9 Cao su 1.40Máy móc, dụng cụ, phụ tùng

2.05

Đá quý, vàng & sản phẩm

2.82

10 Than đá 1.00 Cà phê 1.73 Cao su 2.38

11 Than đá 1.31 Cà phê 1.85

12 Cao su 1.22 Than đá 1.61

13 Xăng dầu 1.00Phương tiện vận tải & PT

1.57

14 Xăng dầu 1.34

15Dây điện

& cáp điện

1.31

16 Hạt điều 1.13

17 Sắt thép 1.05

18Sản

phẩm từ chất dẻo

1.04

Tỷ trọng 56.8% 70.3% 72.9% 77.3%

Nguồn: TCTK, Tổng cục Hải quan.

Page 36: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

12

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 56,8% năm 2001 lên 77,3% năm 2010. Dệt may, da giày và thủy sản cũng là ba ngành đều có kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 5 tỷ USD và chiếm 38,3% giá trị xuất khẩu của 18 mặt hàng chủ lực. Từ năm 2007, sự vượt lên về giá trị và tỷ trọng của sản phẩm dệt may, da giày và thủy sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu khẳng định lại tác động tích cực của đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Mặc dù gia nhập WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường các nước phát triển như Mỹ, EU, nhưng đây vẫn là ba ngành xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh, như lao động giá rẻ, khai thác đất đai do yêu cầu mặt bằng sản xuất rộng v.v. Cho nên, nếu chỉ dựa vào giá trị và tỷ trọng xuất khẩu cao của ba ngành này vẫn chưa thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu của ba ngành này.

Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu chủ lực tăng lên, nhưng còn khá tập trung vào một số sản phẩm truyền thống, chưa đa dạng hóa

Các sản phẩm được coi là truyền thống bao gồm khai thác nhiên liệu thô như dầu mỏ, than đá; sản phẩm khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên như thuỷ sản sơ chế; nông sản như gạo, cao su, cà phê, hạt điều và khai thác lao động giá rẻ như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử. Nhìn chung, trong giỏ hàng xuất khẩu chủ lực ít thấy mặt hàng mới, nhất là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng thế chỗ cho các mặt hàng truyền thống trong suốt giai đoạn 10 năm 2001-2010, Một số ít mặt hàng mới xuất hiện lại là hàng tái xuất, ví dụ như vàng bạc, đá quý hoặc sắt thép do nhu cầu thấp trong nước. Như vậy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dường như ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu của nhóm hàng hóa chủ lực, đặc biệt là dựa vào bốn sản phẩm chủ lực là dệt may, thủy sản, giày dép và dầu thô trong giai đoạn 2001-2010. Đây được coi là nhóm ‘Tứ trụ’ xuất khẩu (bốn trụ cột của xuất khẩu) của Việt Nam. Năm 2010, bốn mặt hàng này gộp lại chiếm trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Như đã phân tích, bốn mặt hàng này đều thâm dụng tài nguyên và nhân công, lại được duy trì từ 10 năm nay là bằng chứng chứng tỏ chưa có sự chuyển dịch thật sự về chất trong cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng và xuất khẩu nói chung của Việt Nam.

Kết luận trên cũng khá đồng nhất với phát hiện trong một nghiên cứu của Manuel Albaladejo (2010, p.17), theo đó từ 2000 – 2008, tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên và có trình độ công nghệ thấp chỉ giảm rất ít, từ 78,5% xuống 75,3%, tỷ trọng mặt hàng sử dụng công nghệ vừa và cao chỉ tăng từ 21,4% lên 24,6%. So với các nước trong khu vực, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ thấp của Việt Nam cũng vào loại cao nhất.

Page 37: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

13

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Bảng 2: So sánh thay đổi tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu theo trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực (2000- 2008)

2000 2008

Công nghệ cao

Công nghệ

TB

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Công nghệ cao

Công nghệ

TB

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Campuchia 0.1% 1.2% 93.0% 5.7% 0.1% 1.8% 96.7% 1.4%

Trung Quốc 21.2% 24.3% 45.4% 9.1% 29.9% 28.3% 33.3% 8.5%

Hong Kong 25.8% 11.3% 58.5% 4.4% 20.5% 17.9% 47.1% 14.5%

Indonesia 14.9% 19.6% 31.9% 33.6% 6.4% 23.3% 22.7% 47.6%

Hàn Quốc 35.1% 35.3% 17.9% 11.7% 28.4% 44.3% 11.6% 15.7%

Malaysia 55.2% 21.4% 9.8% 13.7% 34.3% 24.0% 13.0% 28.6%

Philippines 69.0% 12.4% 11.9% 6.6% 62.1% 15.5% 8.1% 14.4%

Singapore 59.4% 20.9% 6.9% 12.7% 44.8% 22.0% 6.7% 26.6%

Đài Loan 43.2% 28.2% 24.3% 4.3% 35.8% 32.5% 18.5% 13.2%

Thái Lan 32.4% 27.2% 21.9% 18.5% 22.7% 37.7% 16.1% 23.5%

Việt Nam 11.1% 10.3% 64.7% 13.8% 10.1% 14.5% 67.1% 8.2%

Nguồn: Albaladejo (2010).

Tương tự, báo cáo của Albaladejo (2010, p. 24) cũng cho Việt Nam thấp điểm về mức độ đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Tác giả báo cáo cho rằng, sự đa dạng hoá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững, bởi nước xuất khẩu cần phải có một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với cơ cấu nhu cầu của thế giới vốn luôn thay đổi. Nước nào càng có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đa dạng, nước đó càng sẵn sàng để cung ứng hàng hóa cho thế giới và ít bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài. Xét trên khía cạnh này, Việt Nam có mức độ tập trung cao, tức tính đa dạng mặt hàng xuất khẩu gần như thấp nhất trong khu vực, chỉ xếp trên Campuchia. Đáng lo ngại hơn, trong khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Malaysia cũng tập trung khá cao, nhưng các sản phẩm hàng đầu của họ lại là linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng, bán dẫn, thì các sản phẩm của Việt Nam lại là dệt may, thuỷ sản và giày dép.

Page 38: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

14

1.5 Đầu vào, nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu

Hầu hết các mặt hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu đều phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu, linh kiện và máy móc nhập khẩu

Sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu đã và đang là một thực tế ở Việt Nam như thể hiện phần nào qua Bảng 3 dưới đây. Ví dụ, để có được 11,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp phải nhập 1,1 tỷ USD xơ, sợi dệt; 5,3 tỷ USD vải các loại và một phần trong số 2,6 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày chưa kể tới nhập khẩu máy móc, thiết bị. Tương tự, hàng giày da xuất khẩu cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2010

Xuất khẩu Nhập khẩu

Mặt hàngTrị giá

(triệu USD)Tăng trưởng (so với 2009)

Mặt hàngTrị giá

(triệu USD)Tăng trưởng (so với 2009)

Dệt may 11.209 23,7%

Xơ, sợi dệt các loại 1.176 45,1%

Vải các loại 5.361 26,9%

Giày dép 5.122 26,0%Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

2.621 35,7%Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù 0.958 31,2%

Thủy sản 5.016 18,0%

Thuỷ sản 0.337 19,3%

Thức ăn gia súc, nguyên liệu 2.172 23,1%

Điện tử, máy tính, linh kiện 3.590 29,9%

Điện tử, máy tinh, linh kiện 5.028 31,7%

Phương tiện vận tải và phụ tùng

1.577 65,4%

Linh kiện, phụ tùng ô tô 1.932 7,2%

Linh kiện, phụ tùng xe máy 0.774 24,7%

Sản phẩm từ chất dẻo 1.050 29,9%

Chất dẻo nguyên liệu 3.776 34,2%

Tổng trị giá 28.522 23.177

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Tốc độ nhập khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành hàng xuất khẩu luôn cao hơn nhiều so với xuất khẩu, một phần do phục vụ cả sản xuất tiêu dùng trong nước. Hệ quả thâm hụt cán cân thương mại gia tăng là rất rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề là trong suốt giai đoạn vừa qua, mô hình xuất khẩu dựa vào đầu vào nhập khẩu vẫn không thay đổi, ngành sản xuất nguyên phụ liệu không phát triển và sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản xuất xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam.

Page 39: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

15

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Bảng 4 càng cho thấy sản xuất xuất khẩu và sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại chỉ dựa vào các mặt hàng chủ lực có giá trị tăng thêm thấp, không thể bù đắp cho nhập khẩu. Với cách này, cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt, gây áp lực lớn lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối, có thể gây tác động bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bảng 4: So sánh kim ngạch xuất- nhập khẩu của cùng một nhóm hàng (năm 2010)

Xuất khẩu Nhập khẩu

Mặt hàngTrị giá

(triệu USD)Tăng trưởng (so với 2009)

Mặt hàngTrị giá

(triệu USD)Tăng trưởng (so với 2009)

Dầu thô 4.957 -20,0% Xăng dầu 6.077 -2,8%

Xăng dầu 1.346 33,9%

Khí hoá lỏng 0.538 23,0%

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

0.706 29,0%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ,phụ tùng

3.056 48,4%Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

13.691 8,0%

Sắt thép các loại 1.049 174,2% Sắt thép các loại 6.154 14,8%

Sản phẩm từsắt thép

0.827 37,1%Sản phẩm từ sắt thép

1.81 32,9%

Hoá chất 0.222 148,4% Hoá chất 2.119 30,4%

Sản phẩmhoá chất

0.416 52,0%Sản phẩm hoá chất

2.054 30,0%

Giấy và sản phẩm từ giấy

0.374 35,8%Giấy các loại 0.925 20,1%

Sản phẩm từ giấy 0.404 27., %

Tổng trị giá 12.247 34.478

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Page 40: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

16

Hình 10: Trạng thái xuất nhập khẩu và nhập siêu trong 10 năm (triệu USD, 2001- 2010)

Nguồn: TCTK.

1.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu đa dạng hơn

Một trong những thành công trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010 là việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đã đi vào được thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua, từ 1,0 tỷ USD năm 2001, lên 10,6 tỷ USD năm 2010, đưa thị phần này tăng từ 7,1% lên 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 và Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam hiện nay. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của thị trường Hoa Kỳ, hầu hết các thị trường khác (trừ Hàn Quốc) đều co lại về tỷ trọng nhưng khá đồng đều.

Như vậy, Việt Nam vẫn duy trì được cơ cấu xuất khẩu khá ổn định với tất cả các nền kinh tế chủ chốt của thế giới, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Đông trong suốt giai đoạn này. Trong nghiên cứu của Albaladejo, sự đa dạng về thị trường cũng được tác giả đề cao bởi nó giúp nền xuất khẩu phân tán được rủi ro không mang tính hệ thống. Trong nghiên cứu này, sự đa dạng hoá về thị trường của Việt Nam được tính điểm rất cao, xếp thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc.

-40000

-20000

0

20000

40000

60000

80000

100000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhập siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

2000

Page 41: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

17

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 11: Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001

Nguồn: TCTK.

Những cơ cấu mặt hàng ít thay đổi

Mặc dù vậy, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu lại ít thấy sự thay đổi. Theo đó, cơ cấu mậu dịch của Việt Nam với hầu hết các đối tác chủ chốt, kể cả Trung Quốc, đều có tính chất Bắc- Nam, nói cách khác là quan hệ giữa nước tiên tiến và nước chậm tiến, trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế sang các nước này để mang về hàng công nghiệp. Nếu không có sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thì sẽ dễ mắc vào cái bẫy ‘trào lưu thương mại tự do’ mà GS. Trần Văn Thọ đã cảnh báo.3

Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường nước ngoài

Mặt hàng

EU Mỹ Nhật Bản ASEAN Trung Quốc

Giày dép Dệt may Dệt may Gạo Cao su

Dệt may Giày dép Dây điện và cáp điện

Máy tính và linh kiện

Than đá

Thủy sản Gỗ và sp gỗ Thủy sản Than đá Máy tính vàlinh kiện

Cà phê Thủy sản Gỗ và sp gỗ Thủy sản Sắn và sp từ sắn

Nguồn: TCTK.

3 Trần Văn Thọ (2010)

17.0%

7.1%

16.7%

9.4%2.7%6.9%

20.0%

20.2%

ASEAN Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Úc EU Khác

15.0%

19.9%

11.0%8.6%3.6%

4.0%

16.4%

21.4%

ASEAN Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Úc EU Khác

2001

200917.0%

7.1%

16.7%

9.4%2.7%6.9%

20.0%

20.2%

ASEAN Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Úc EU Khác

15.0%

19.9%

11.0%8.6%3.6%

4.0%

16.4%

21.4%

ASEAN Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Úc EU Khác

2001

2009

Page 42: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 43: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

19

PHầN tHỨ HAI

Tổng quan chính sách ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử

2.1 Chính sách thuế 30

2.2 Thủ tục hải quan 33

2.3 Chính sách tỷ giá 34

2.4 Chính sách tín dụng 35

2.5 Chính sách liên quan đến lao động 36

2.6 Chính sách đất đai 37

2.7 Chính sách công nghệ 37

2.8 Chính sách môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm 38

2.9 Chính sách cụ thể liên quan đến ngành 39

2.10 Các Hiệp định thương mại 43

2.11 Các quy định và rào cản của nước nhập khẩu 45

Page 44: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 45: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

21

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, Đề án “Phát triển xuất khẩu giai đoạn 5 năm 2006-2010” do Bộ Thương mại đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 156/2006/QĐ-TTG ngày 30/6/2006 đã có ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành xem xét. Đề án đưa ra bốn quan điểm:

(1) Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(2) Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động;

(3) Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới;

(4) Kiềm chế nhập siêu một cách hợp lý, chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu của Đề án là nhằm đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững; đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới;chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ” (Điểm 1, mục II Điều 1).

Theo quan điểm và mục tiêu nêu trên, Đề án đề xuất các giải pháp chủ yếu, bao gồm:

(1) Hỗ trợ môi trường kinh doanh, trong đó đề xuất tạo thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; Cải cách thủ tục và hiện đại hóa hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu;

(2) Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu;

(3) Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại;

(4) Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu;

(5) Xây dựng chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng;

(6) Hạn chế nhập siêu.

Ngoài ra, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO vào đầu năm 2007, hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang được sửa đổi và xây dựng để phù hợp với các cam kết mà Việt Nam tham gia như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005, cùng với nhiều luật và văn bản hướng dẫn thi hành khác. Những thay đổi này nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và cắt giảm giấy phép con đã tác động tích cực tới các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu.

Có thể nói chính sách xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi đáng kể, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể một số thay đổi về chính sách có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử.

Page 46: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

22

2.1 Chính sách thuế

Từ năm 2006, những thay đổi về chính sách thuế liên quan tới hoạt động xuất khẩu được quy định tại nhiều văn bản pháp luật (xem Bảng 1, Phụ lục).

Về thuế xuất khẩu

Theo Biểu thuế xuất khẩu, hàng may mặc, thủy sản và điện tử xuất khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi 0%. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải xóa bỏ các dạng ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp trong xuất khẩu nhưng có thể linh hoạt áp dụng các loại ưu đãi, trợ cấp được phép. Tuy nhiên, WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu, do đó, mức thuế suất xuất khẩu 0% góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ba ngành này.

Về thuế giá trị gia tăng

Mức thuế suất áp dụng đối với ba ngành hàng xuất khẩu may mặc, thủy sản và điện tử căn cứ vào quy định tại Điểm 1 mục II Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Cụ thể là Thuế suất thuế GTGT 0% được “áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế” (Khoản 1 mục II phần B).4 Điểm 1.2 Mục II Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC cũng quy định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện sau đây:

z Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

z Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

z Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu…”

Trường hợp hàng gia công xuất khẩu không đúng thủ tục hoặc không đầy đủ thủ tục hải quan dẫn đến không xuất khẩu được phải tiêu thụ tại thị trường nội địa thì áp dụng thuế suất thuế GTGT tương ứng đối với hàng hoá đó.

Hàng may mặc và điện tử xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, nên theo quy định này vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công được miễn thuế nhập khẩu. Cũng theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu5 và Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (điểm 4 Điều 12) thì “Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu… và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu”.

Đối với hàng thủy sản xuất khẩu sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu như quy định tại điểm 7 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP: “Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm

4 Điểm 1.1 mục II phần B làm rõ thêm Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; Hàng hóa gia công theo quy định của pháp luật thương mại; và Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

5 Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

Page 47: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

23

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

nghiệp, ngư nghiệp” thuộc diện miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra, sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm 1 mục II phần A; điểm 3 mục II phần B của Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.

Nhà nước không áp dụng giá tính thuế tối thiểu để xác định giá tính thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu của cả ba ngành. Các doanh nghiệp cũng được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% đối với máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ cho ba ngành dệt may, điện tử và thủy sản.

Liên quan tới hoàn thuế nhập khẩu, Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định rõ “Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu” (Điểm 4 Điều 15).

Về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Trước đây, theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, nếu có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (có thể đến 50 năm). Ngoài ra, những doanh nghiệp trong khu công nghiệp nếu tỷ lệ xuất khẩu trên 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng mức thuế 15%.

Từ năm 2007, Nghị định 24/2007/NĐ-CP đã bãi bỏ tất cả những ưu đãi liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa và bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước. Nghị định 24/2007/NĐ-CP cũng chỉ rõ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung đối với cơ sở kinh doanh là 28%. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may bị cắt ưu đãi ngay từ cuối tháng 2, thời điểm Nghị định 24/2007/NĐ-CP có hiệu lực.6 Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản và điện tử chỉ còn tiếp tục hưởng ưu đãi đến cuối năm 2011.

Các biện pháp miễn giảm thuế trong gói kích thích kinh tế năm 2009-2010

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, Việt Nam đã có những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, trong đó có gói giải pháp về thuế trong năm 2009 và năm 2010, giúp cho nhiều doanh nghiệp tồn tại và đứng vững. Cụ thể như:

Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP (ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội) cho phép “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009” (Điểm 1 Mục II); Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời gian 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (chỉ phải nộp 70% số thuế còn lại sau khi được giảm) và

6 Khoản 2 Điều 46 Nghị định 24/2007/NĐ-CP quy định bãi bỏ “ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt, may quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản pháp luật về đầu tư kể từ năm tính thuế 2007”.

Page 48: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

24

của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử (Điểm 1 mục III).

Thông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ quy định về tạm hoàn và mức tạm hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu có hàng hoá thực xuất khẩu đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng xuất khẩu. Theo đó, tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Điểm 2 mục I) và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán (Điểm 2 mục III).

Thông tư số 05/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nghị quyết số 30/2008/NQ-CP cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó:

z Thời hạn nộp thuế đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa thuộc danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu)... là 275 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan (Điểm 5.1).

z Trong trường hợp đặc biệt của một số doanh nghiệp như đóng tàu, cơ khí, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, ngọc trai, chế biến các loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ thì thời hạn nộp thuế kéo dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan (Điểm 5.2).

z Đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu (Căn cứ theo các quy định về hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tại Điểm 9).

Sang năm 2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010. Thông tư này cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2010 thêm 3 tháng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dệt may, da giày.

Trong năm 2010, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu cho phép tiếp tục tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Gia hạn nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu và hoàn thuế GTGT thêm 60 ngày đối với máy móc, thiết bị phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu nằm trong dây chuyền công nghiệp và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT thêm 90 ngày đối với các mặt hàng nhập khẩu kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Các văn bản pháp lý trên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu có thêm nguồn lực ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Page 49: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

25

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

2.2 Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan đã được đơn giản hóa so với trước, cụ thể là quy trình giải quyết thủ tục hải quan được đổi mới theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ bớt khâu trung gian (xem Bảng 2, Phụ lục). Chẳng hạn, hồ sơ hải quan đã được đơn giản hóa, giảm từ 8 loại giấy tờ đối với lô hàng xuất khẩu xuống còn 4 loại giấy tờ và từ 14 loại giấy tờ đối với lô hàng nhập khẩu xuống còn 10 loại giấy tờ, và được luân chuyển theo một quy trình, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, khai hải quan từ xa qua mạng là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hải quan, làm giảm đáng kể số lượng giấy tờ phải có trong hồ sơ hải quan. Đây là một phương thức hiện đại đang được Việt Nam thực hiện thí điểm và đang dần khẳng định hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2008 có 67%, năm 2009 có 83% số lượng tờ khai hải quan được thực hiện từ xa qua mạng.

Việc ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của Tổng cục Hải quan7 tiếp tục khẳng định cam kết của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế. Với phương châm hành động chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, Hải quan Việt Nam đưa ra cam kết chung như sau:

z Chuyên nghiệp: Nhiệt tình, tận tụy với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử.

z Minh bạch: Xây dựng hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông lệ quốc tế; Tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trương các ý kiến đóng góp, khiếu nại của khách hàng; Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ hải quan.

z Hiệu quả: Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thiểu chi phí hành chính và thời gian thông quan; Đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả.

Tại Quyết định 225/QĐ-TCHQ, Hải quan Việt Nam cũng quy định cụ thể về thời gian làm các thủ tục như thời hạn tiếp nhận, đăng ký tờ khai; thời hạn giải quyết hồ sơ miễn giảm thuế; thời hạn trả lời, giải quyết vướng mắc; và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhờ có những cải cách về thủ tục hải quan, thời gian thông quan được rút ngắn hơn 50% so với thời gian quy định8; doanh nghiệp tiếp xúc với cán bộ hải quan ít hơn; hạn chế được phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực từ cải cách thủ tục hải quan, song ngành hải quan vẫn còn nhiều tồn tại và doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể như:

z Việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng (như giao thông vận tải, công thương, y tế, kiểm dịch, v.v.) chưa chặt chẽ. Đặc biệt, chưa có sự thống nhất, chuẩn hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống hạ tầng quản lý công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng hàng không dẫn đến việc quản lý doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi ngành là khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, ảnh hưởng đến

7 09/02/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”.

8 Nguồn: http://www.taichinhdientu.vn/Home/Cai-cach-thu-tuc-thue-hai-quan-Can-no-luc-hon/ 201010/ 99413.dfis

Page 50: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

26

chủ trương xây dựng Thương mại Quốc tế một cửa năm 2012 theo cam kết quốc tế và cam kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

z Việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan mới chỉ dừng lại ở việc thí điểm tại một số cục, chi cục hải quan các tỉnh, thành phố và áp dụng đối với một số công đoạn, quy trình nhất định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giải quyết TTHC còn hạn chế, mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương, đơn vị và trong một số hoạt động; nhiều thủ tục vẫn còn phải thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian và nhân lực, ví dụ như các thủ tục hải quan liên quan đến đầu tư (đăng ký danh mục miễn thuế, thanh lý), kinh doanh thương mại (kiểm tra giấy phép, kiểm tra thực tế), tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu (giám sát hải quan, thanh khoản hoàn thuế), v.v.

z Việc thực hiện cơ chế một cửa tại các cửa khẩu chủ yếu mới chỉ là việc các cơ quan, đơn vị làm việc cùng một chỗ; trong khi người dân, doanh nghiệp vẫn phải qua các cửa của các cơ quan chức năng khác nhau như kiểm dịch động vật, biên phòng, v.v.

z Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều vướng mắc khác liên quan đến thủ tục kê khai hải quan, tính giá hải quan, v.v.

2.3 Chính sách tỷ giá

Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát từ giữa năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, gây áp lực lớn đối với điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng tiền Việt Nam. Năm 2008, biên độ tỷ giá đồng Việt Nam/Đô la Mỹ đã được nới rộng hai lần, 2% kể từ cuối tháng 6-2008 và thêm 3% vào đầu tháng 11-2008. Mức này sau đó đã được nâng lên ±5% vào ngày 23-3-2009. Đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm giá Việt Nam Đồng là một biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, trên thực tế việc giảm giá tiền đồng dường như cũng chưa thấy tác động đối với xuất khẩu bởi trải qua các lần nới rộng biên độ tỷ giá, xuất khẩu của Việt Nam ít được cải thiện. Trong khi đó, ngành may mặc và linh kiện điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện gia công, lắp ráp, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dệt may xuất khẩu và lắp ráp điện tử lại thực sự khó khăn khi tiền đồng giảm giá vì phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Từ đầu quý 2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách cho phép doanh nghiệp xuất khẩu được phép vay ngoại tệ dùng làm vốn lưu động. Chính sách này được kỳ vọng sẽ giải quyết được cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp để nhập khẩu đầu vào, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu lại có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để trang trải cho số nợ phải trả. Chính sách này được cho là hỗ trợ phần nào các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu như thủy sản và dệt may do được hưởng lãi suất vay thấp.

Tuy nhiên, chính sách này đã làm cho cầu ngoại tệ tăng nhanh, buộc các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động ngoại tệ lên tới mức khoảng 5%/năm. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh (khoảng 5%) cộng với những dấu hiệu lạm phát đã kích thích nhiều người gửi tiền lựa chọn phương thức gửi tiết kiệm ngoại tệ  và như vậy càng làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, dẫn tới tỷ giá thị trường tự do tăng theo. Về phía doanh nghiệp, ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu phải bán lại cho ngân hàng, nhưng tiếp cận vay ngoại tệ lại rất khó, trong khi chi phí vay cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào tình trạng khó khăn do không cân đối được ngoại tệ. Trên thực tế, cách thức quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá trong hai năm 2009-2010 không có tác động tích cực rõ ràng tới các doanh nghiệp xuất khẩu.

Page 51: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

27

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

2.4 Chính sách tín dụng

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, cả về lượng vốn lẫn lãi suất cho vay xuất khẩu. Chính sách tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu từ năm 2006 đến nay được thể hiện trong Bảng 3, phần Phụ lục, trong đó những điểm đáng chú ý dưới đây.

Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước:

z Điều 21 xác định đối tượng cho vay là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu. Mặt hàng thủy sản (thuộc Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản) và điện tử (Máy tính nguyên chiếc, phụ kiện máy tính và phần mềm tin học) cũng nằm trong danh mục này. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng (Khoản 1 Điều 23). Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng (Khoản 1 Điều 24). Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường (Khoản 2 Điều 25).

z Điều 27 xác định đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12 tháng (Điều 29). Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C và nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh (Điều 30).

Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh, xã hội, Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh chỉ đạo trong năm 2009, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới (Điều 1). Theo đó, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 (Khoản 2 Điều 3). Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm (Khoản 3 Điều 3). Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc ba lĩnh vực thủy sản, điện tử và may mặc cũng được hưởng mức hỗ trợ lãi suất này của Nhà nước.

Theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân, các tổ chức, cá nhân thuộc một số ngành và lĩnh vực kinh tế được tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam trong năm 2010 (Điều 1 và Điều 2). Mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm đối với những khoản vay phát sinh trong năm 2010; Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ khi giải ngân khoản vay trong năm 2010 (Điều 3).

Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh quy định mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm; thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng (thực hiện từ 1/4/2009 đến 31/12/2011). Tiếp đó Ngân

Page 52: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

28

hàng Nhà nước Việt Nam ra Thông tư số 18/2010/TT-NHNN ngày 16/9/2010 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đối tượng của Thông tư này bao gồm cả nhà xuất khẩu vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ tín dụng tác động tích cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu như may mặc, thủy sản và điện tử.

Thông tư 203/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2011 và thay thế Quyết định số 3280/QĐ-BTC ngày 25/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư. Theo đó, lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam sẽ tăng từ 9,6%/năm (theo quy định tại Quyết định số 3280/QĐ-BTC ngày 25/12/2009) lên 11,4%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tăng từ 6,0%/năm lên 6,6%/năm.

2.5 Chính sách liên quan đến lao động

Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.

z Điều 68 Bộ luật lao động quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.

z Điều 132 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động là người Việt Nam do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động.

Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2002 quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau (Điểm 15):

z Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

z Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

z Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.

z Điểm 18 Luật 35/2002/QH10 quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định.

Trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngày 20/1/2009 bắt đầu thực hiện gói hỗ trợ khó khăn cho người lao động ngành dệt may, được cấp cho doanh nghiệp dựa trên thành tích xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp được trích 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu để giải quyết khó khăn tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp dệt may đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa.

Page 53: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

29

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

2.6 Chính sách đất đai

Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Điều 60 việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Dệt may, điện tử và thủy sản là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, do đó được áp dụng quy định này. Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại khoản 4, Điều 14 cho phép miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước ba năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Ba ngành may mặc, điện tử và thủy sản là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, do đó được áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định này.

2.7 Chính sách công nghệ

Nhằm phát huy vai trò của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một số chính sách về công nghệ cao đã được ban hành và được thể hiện qua các văn bản pháp luật sau:

z Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội quy định về hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.

z Quyết định 53/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020.

luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao, cụ thể là: (1) Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao. (2) Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu. (3) Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế. (4) Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao. (5) Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao.

Quyết định 53/2008/QĐ-BCT đề ra quan điểm “Phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ...” (Điểm 1, Điều 1). Mục tiêu nhằm tập trung đầu tư áp dụng công nghệ cao vào:

z Một số ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn có vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác;

z Các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao;

z Các ngành công nghiệp đi vào các mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ thế giới và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai;

Page 54: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

30

z Các ngành công nghiệp có điều kiện hội nhập và tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế và các ngành công nghiệp đòi hỏi năng lực và nguồn lực phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định (từ nay đến năm 2020). Cụ thể là: Ngành Điện tử - tin học; Ngành Cơ khí; Ngành Luyện kim; Ngành Hóa chất; Ngành Chế biến thực phẩm; Ngành Năng lượng (Mục a, Điểm 2, Điều 1).

Tuy nhiên, trên thực tế hiệu lực thực thi Luật Công nghệ cao và Quyết định 53 còn thấp, lúng túng trong triển khai thực hiện, do đó tác động của Luật đến doanh nghiệp xuất khẩu là rất ít, đặc biệt là trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may và điện tử. Một trong những nguyên nhân căn bản nữa khiến cho Luật này khó thực thi là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn kém hiệu lực mặc dù Luật sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực từ năm 2006.

2.8 Chính sách môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm

Một số văn bản quy định về quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản được thể hiện trong Bảng 4 Phụ lục.

Nguyên tắc hoạt động thủy sản được quy định tại Điều 4 Luật Thủy sản, cụ thể là “Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên” (Điểm 1). Điều 6 Luật Thủy sản quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản9. Theo Thông tư 14/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản: “Chất thải rắn phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị phù hợp, không để rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển” (Điều 7); “Chủ cơ sở phải có biện pháp thu gom nước thải và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải… bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu quy định theo tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của cơ sở phải bảo đảm không làm ô nhiễm đất, nước ngầm, nước ao hồ và sông ngòi xung quanh” (Điều 8). Thông tư này cũng ban hành kèm theo Danh mục các chất CFCs sử dụng trong công nghệ chế biến thủy sản và lịch trình loại bỏ.

Gần đây, một số quy định mới đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu thủy sản. Chẳng hạn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 về việc quy định trình tự thủ tục kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. Đối tượng điều chỉnh của Thông tư này là sản phẩm thủy sản khi lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (Điều 1). Với thông tư này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải thực hiện một số yêu cầu cụ thể. Điều 16 yêu cầu đơn vị phải đăng ký kiểm dịch kế hoạch nhập khẩu trong 3 tháng với Cục Thú y. Cục Thú y xem xét và chỉ định cơ quan thú y vùng kiểm tra khi hàng nhập về. Sau đó, doanh nghiệp phải mời

9 Chẳng hạn như sử dụng thuốc, phụ gia, hóa chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản (Điểu 14); Thả thủy sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên (Điểm 15); Thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh (Điểm 16); Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường… thủy sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người… (Điểm 17).

Luật thủy sản cũng quy định “Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuộc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn…” (Điểm 1 Điều 35) và cơ sở chế biến thủy sản phải bảo đảm “Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Không được sử dụng các loại phụ gia, hóa chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản và chế biến thủy sản” (Điểm 2 Điều 43).

Page 55: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

31

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

cơ quan thú y vùng đến kiểm tra lô hàng tại cảng để được cấp giấy vận chuyển thủy sản về nơi cách ly kiểm dịch để đưa hàng về nhà máy ở địa phương (Điều 17). Khi Cơ quan Kiểm tra Chất lượng Thủy sản (NAFIQUAD) kiểm tra có kết quả, doanh nghiệp đến nhận rồi lại mang ngược về cơ quan thú y vùng để được cấp “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu” (Điều 20). Sau đó, doanh nghiệp mang giấy này về hải quan tỉnh nhà để làm thủ tục thông quan.

Tiếp theo đó là Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ban hành ngày 8/4/2010 hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với hàng hóa động vật, thủy sản nhập khẩu (bao gồm: sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm; sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm). Thời hạn áp dụng quy định này từ ngày 1/7/2010, sau đó được gia hạn đến ngày 1/9/2010. Điều 5 Thông tư số 25 chỉ ra yêu cầu đối với lô hàng nhập khẩu: (1) Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo VSATTP theo quy định của Việt Nam; (2) Mỗi lô hàng nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về VSATTP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam); (3) Lô hàng nhập khẩu chỉ được đưa vào sản xuất hoặc tiêu thụ tại Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra của Việt Nam thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu VSATTP. Trong trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ đình chỉ xuất khẩu vào Việt Nam đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có kết quả kiểm tra không đáp ứng đầy đủ điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định (Điều 17); đình chỉ nhập khẩu sản phẩm của nước xuất khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu không tuân thủ các quy định của Việt Nam (Điều 18). Thông tư 25 quy định doanh nghiệp ở các nước muốn xuất khẩu vào thị trường Việt Nam (kể cả xuất khẩu hàng thủy sản nguyên liệu) phải được Chính phủ của nước đó đăng ký danh sách các doanh nghiệp và được chấp thuận bởi các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Điều 9). Có thể nói, những quy định này đang gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu thủy sản.

Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư 51/2010/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Thông tư 51 bổ sung “Hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT10” (Khoản 1 Điều 1).

2.9 Chính sách cụ thể liên quan đến ngành

May mặc

Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành dệt may được quy định tại các văn bản sau:

z Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

z Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương về việc phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

10 Khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo VSATTP theo quy định của Việt Nam

Page 56: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

32

z Quyết định 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 xác định quan điểm phát triển như sau:

z Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.

z Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm của ngành.

z Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.

z Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam.

z Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu được xác định như sau:

Bảng 6: Mục tiêu trong Chiến lược ngành dệt may đến 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tínhMục tiêu toàn ngành đến

2015 2020

1. Doanh thu Triệu USD 22.500 31.000

2. Xuất khẩu Triệu USD 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 60 70

5. Sản phẩm chính:- Bông xơ- Xơ, sợi tổng hợp- Sợi các loại- Vải- Sản phẩm may

1000 tấn1000 tấn1000 tấn1000 tấnTriệu m2Triệu SP

402105001.5002.850

603006502.0004.000

Theo đó, các giải pháp thực hiện chiến lược bao gồm:

z Giải pháp về đầu tư: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may; Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu; Xây dựng các

Page 57: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

33

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

khu công nghiệp chuyên ngành dệt may; Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông.

z Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Mở các lớp đào tạo cán bộ; đào tạo về thiết kế và kỹ năng quản lý, sản xuất và bán hàng; liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực.

z Giải pháp về khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế; Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành dệt may.

z Giải pháp thị trường: Cải cách các thủ tục hành chính; đổi mới phương thức xúc tiến, tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh.

z Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu: Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.

z Giải pháp về tài chính: huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Thủy sản

Từ năm 2006, chính sách phát triển xuất khẩu thủy sản được quy định tại các văn bản:

z Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

z Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg ngày 25/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

z Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08/09/2006 của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.

z Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Mục tiêu đến năm 2020 được đặt ra trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 là:

z Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.

z Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% vào GDP của ngành nông - lâm - ngư nghiệp; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản trung bình từ 8 -10% hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.

z Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá và có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiệu nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo.

Page 58: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

34

Các giải pháp thực hiện chiến lược bao gồm: Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại (củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc; Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu); Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Áp dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Điện tử

Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử được thể hiện rõ qua Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quan điểm phát triển ngành là: (1) Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; (2) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia; (3) Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng; (4) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Mục tiêu Chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 là rất cao, bao gồm: xác định công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu; tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế; năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu và các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng. Theo đó, Chiến lược đề ra bảy nhóm giải pháp:

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Hoàn thiện các chính sách thuế; Thực hiện cam kết trong các thoả thuận quốc tế (AFTA/CEPT, WTO, v.v.); Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ngành công nghiệp điện tử; minh bạch hoá cơ chế chính sách; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

(1) Nhóm giải pháp về vốn đầu tư: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử; Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử; Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử.

(2) Nhóm giải pháp về sản phẩm trọng điểm: Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.

(3) Nhóm giải pháp về thị trường: đối với thị trường xuất khẩu, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để có thông tin, thị trường, đối tác.

(4) Nhóm giải pháp về công nghệ: Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao; Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm; Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.

(5) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Cải tiến phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy; Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề;

Page 59: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

35

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Tiếp thu kinh nghiệm đào tạo từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

(6) Nhóm giải pháp về công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu; Đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho công nghiệp hỗ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao.

(7) Nhìn chung, các chiến lược phát triển ngành đều có quan điểm rõ ràng, nhưng mục tiêu đề ra là khá cao, trong khi các giải pháp lại chưa được cụ thể. Những điểm yếu mang tính cố hữu vẫn tồn tại trong những ngành này nhưng chưa được giải quyết như xây dựng công nghiệp hỗ trợ, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật hay chuyển giao công nghệ và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

2.10 Các Hiệp định thương mại

Về thương mại quốc tế, mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong những năm gần đây là gia nhập WTO đã thành hiện thực. Trong thời gian tiếp theo, mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các biện pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải tích cực tham gia các khu vực mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định thương mại song phương, như đã ký Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA). Các biện pháp này đều có lợi cho xuất nhập khẩu Việt Nam và cũng là điều tất yếu phải làm khi hội nhập quốc tế.

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do Việt Nam với trình độ phát triển thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó Việt Nam đề nghị và được WTO chấp nhận lộ trình thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh.

Về hạn ngạch nhập khẩu: Trong cả ba lĩnh vực điện tử, dệt may và thủy sản, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam khi Việt Nam vào WTO. Trong trường hợp Việt Nam vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm (ví dụ đối với hàng dệt may và thủy sản) thì sẽ được xem xét, xử lý theo quy định của WTO.

Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quy định WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, ngoại trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.

Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Cam kết này tạo ra sự xuất hiện ngày càng tăng của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử và may mặc.

Page 60: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

36

Về thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác. Đối với mặt hàng điện tử, may mặc và thủy sản xuất khẩu vẫn áp dụng mức thuế suất 0%.

Ngoài ra, Việt Nam còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là định giá tính thuế nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Với các nội dung này, Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.

Một số hiệp định của WTO điều chỉnh hoạt động của ngành may mặc và thủy sản.

Thứ nhất, Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994) được ký kết vào năm 1994 có những quy định chung về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may và thủy sản. Hàng dệt may và thủy sản xuất khẩu của thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt nhất (chẳng hạn, về thuế nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO.

Thứ hai, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành may và thủy sản xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các quốc gia thành viên đã áp dụng rất nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, với lý do nhằm bảo đảm cho hàng hóa đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân bản xứ - vốn có mức sống cao hơn - hoặc nhằm khuyến khích các xã hội hiện đại sử dụng các hàng hóa thân thiện với môi trường. Tuy vậy, những lý do này thường được sử dụng như là những rào cản kỹ thuật, có tác động đến xuất khẩu của Việt Nam. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài một mặt gây chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Nhưng mặt khác cũng tạo áp lực lên các DNXK phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao hơn từ các thị trường khó tính. Đây cũng được coi là những trở ngại, thách thức đối với các mặt hàng may mặc và thủy sản của Việt Nam trong ngắn và trung hạn. Về dài hạn, càng khẳng định việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là quan trọng để có được những doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của các thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao.

Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may. Các quy định này liên quan đến các tiêu chí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu. Đây là một phần quan trọng trong quy định thương mại vì nhiều chính sách có phân biệt giữa các nước xuất khẩu (liên quan đến hạn ngạch, thuế suất ưu đãi, chống bán phá giá, v.v.), trong khi quá trình toàn cầu hóa đang khiến các sản phẩm được sản xuất qua các công đoạn ở nhiều nước khác nhau trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Theo Hiệp định về Quy định xuất xứ, các thành viên WTO phải bảo đảm các quy định xuất xứ được ban hành và thực thi một cách minh bạch, mà không có tác dụng hạn chế, bóp méo, hay gián đoạn đối với thương mại quốc tế, được quản lý một cách thống nhất, đầy đủ và hợp lý. Các quy định về xuất xứ được sử dụng nhằm thực hiện các biện pháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ, v.v.; xác định xem liệu sản phẩm nhập khẩu sẽ nhận được ưu đãi tối huệ quốc hay chỉ là ưu đãi thương mại; thống kê thương mại; vận dụng các quy định về nhãn mác; và phục vụ cho mua sắm chính phủ. Tuy vậy, các quy định này cũng có thể được vận dụng thiếu hợp lý với mục đích bảo hộ. Chính vì vậy, Hiệp định về xuất xứ hàng hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may.

Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Định giá hải quan là một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàng nhập khẩu. Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng để xác định mức thuế được áp dụng do mức thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hải

Page 61: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

37

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

quan. Hiệp định về định giá hải quan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống định giá hàng hóa được thực hiện một cách công bằng, thống nhất và trung tính. Kể từ khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định này đã được thay thế bằng Hiệp định về thực thi Điều VII của Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) 1994, và chỉ áp dụng đối với quá trình định giá hàng nhập khẩu để áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %.

Hiện tại các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy các doanh nghiệp chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo hình thức xuất khẩu tại cảng (FOB), do vậy việc hiểu biết Hiệp định này là một việc cần thiết để các doanh nghiệp chủ động tận dụng lợi thế của phương pháp định giá này nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hội nhập thế giới.

Thứ năm, một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO là quy định về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp định về Dệt May (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa. Điều này giúp Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nước sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, v.v.

Thứ sáu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may, thủy sản cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định khác trong khung khổ của WTO như xử lý tranh chấp, tự vệ. Nếu cho rằng một đối tác thành viên khác vi phạm các quy định về thương mại của WTO, các nước có thể vận dụng cơ chế xử lý tranh chấp ở cấp độ đa phương, thay vì đơn phương thực hiện các biện pháp đáp trả.

Các Hiệp định thương mại tự do khác

Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may và thủy sản. Các hiệp định thương mại tự do này chủ yếu được ký trong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Dilân (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản.

2.11 Các quy định và rào cản của nước nhập khẩu

Từ một thập kỷ trở lại đây, bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng trở lại. Việc các nước nhập khẩu bắt đầu áp dụng các rào cản thương mại và các quy định mới sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Các nước phát triển như Mỹ, EU sẽ đưa ra những chính sách ưu ái các công ty trong nước và hạn chế nhập khẩu các sản phẩm của nước ngoài, trong khi đây lại là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Những rào cản thương mại đang gây khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tập trung ở các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn sản phẩm. Từ năm 2006 tới nay, Hoa Kỳ đã phải thực hiện lệnh thu hồi và xử phạt nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia châu Á do vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm và sức khỏe của Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ. Đáng quan ngại là mức độ vi phạm của hàng hóa đến từ các nước vẫn tiếp tục tăng và bắt đầu từ ngày 1-1-2011, Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, như các sản

Page 62: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

38

phẩm giày da, may mặc, đồ gỗ, các mặt hàng tôm, cá, v.v. Như vậy, dệt may và thủy sản của Việt Nam sẽ bị kiểm tra ngặt nghèo hơn về chất lượng.

Đạo luật Cải tiến An toàn Sản phẩm Tiêu dùng mới được công bố của Hoa Kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, vật dụng chăm sóc trẻ em, đặc biệt là dệt may và giày dép. Theo đạo luật này, một số quy định mới và được cải tiến áp dụng cho hàng dệt may, da giầy khi xuất khẩu vào Mỹ là: Quy định về tính bắt cháy của vải; Quy định về lượng chì cho phép trong sơn của giày dép, trong nguyên phụ kiện của các đồ dệt may như phéc-mơ-tuya, khuy, trang sức, v.v. và quy định cấm dùng dải rút để bo cổ và bụng áo của trẻ em. Nếu vi phạm những quy định này hàng hoá sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ. Đạo luật này vẫn sẽ được Hoa Kỳ tiếp tục sửa đổi và bổ sung.

Ngoài ra, theo quy định mới trong chính sách kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ, mỗi nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường nước này cần đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản xuất. Điều này đòi hỏi các DNXK tại Việt Nam phải vượt qua sự thẩm định của cơ quan chức năng để đạt được chứng nhận quản lý chất lượng nhãn hiệu SOP. Đặc biệt, khi Quốc hội Mỹ thông qua việc thành lập một Ban ghi nhận thông tin phản ứng của người tiêu dùng Hoa Kỳ thì bất cứ một thương hiệu nào lọt vào tầm kiểm soát sẽ đều gặp bất lợi không nhỏ và tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Theo thông tin mới nhất, mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm có thể lên tới 15 triệu USD/1vụ, là mức tài chính có thể gây phá sản nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Liên quan tới lĩnh vực thủy sản, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), được phép đưa ra yêu cầu các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện luật, kiểm soát năng lực sản xuất. Điều này cho thấy, nếu USDA nói công nghiệp nuôi và chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam không tương đương với điều kiện của Mỹ thì cá tra của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào Mỹ, đó là chưa kể bị thanh tra, giám sát liên tục của USDA.

Thị trường EU vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, chẳng hạn như Quy định của Hội đồng Liên minh châu Âu về thực hiện chứng nhận thủy sản khai thác (chứng nhận IUU - illegal unreported and unregulated fishing). Quy định này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi. Tiêu chuẩn Global GAP và quy định IUU đối với mặt hàng hải sản khai thác là một trong những tiêu chuẩn mà EU đưa ra với hàng nhập khẩu từ các nước. Global GAP là tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu, do các nhà bán lẻ châu Âu sáng lập cách đây hơn 10 năm.

Page 63: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

39

PHầN tHỨ BA

Tổng quan các doanh nghiệpxuất khẩu và kết quả xuất khẩu trong ba ngành may mặc,thủy sản và điện tử

3.1 Khái quát các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành may mặc, thủy sản và điện tử 47

3.2 Đánh giá chung về xuất khẩu của ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử 51

Page 64: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 65: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

41

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

3.1 khái quát các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành may mặc, thủy sản và điện tử

Tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành đều thấp

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của TCTK và phân loại VSIC, năm 2009 Việt Nam có 5.453 doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và phụ kiện, 2.391 doanh nghiệp chế biến thủy sản và 539 doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.11 Mặc dù số lượng doanh nghiệp gia tăng, nhưng tỷ lệ DNXK còn thấp, ngay ngành điện tử có tỷ lệ DNXK cao nhất cũng chỉ đạt 6,9%. Mặc dù vậy, tỷ lệ DNXK điện tử cao hơn hai ngành còn lại không phải là do ngành này có nhiều DNXK, mà là do số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tại Việt Nam còn thấp. Năm 2009, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nhưng cả ba ngành vẫn có bước đột phá về số DNXK tăng thêm.

Bảng 7: Số doanh nghiệp trong ba ngành và tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu

 Năm May mặc Thủy sản Điện tử

Số DN Tỷ lệ DNXk Số DN Tỷ lệ DNXk Số DN Tỷ lệ DNXk

2007 3700 0,4 2139 0,2 303 1

2008 4735 0,9 2343 0,8 409 1,2

2009 5453 4,5 2391 2,8 539 6,9

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2007-2009. TCTK.

Quy mô vốn của DNXK cao hơn doanh nghiệp cùng ngành

Giá trị tài sản trung bình một DNXK khá cao, gấp từ 1,5 đến gần 5 lần so với doanh nghiệp trong ngành trong 2 năm 2008 và 2009, và đều ở mức cao hơn so với năm 2007. Điều này phản ánh phần nào kết quả xuất khẩu tương đối tốt của các DNXK sau khi gia nhập WTO. DNXK điện tử có tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình lớn nhất trong ba ngành, trong khi con số này đối với DNXK thủy sản là thấp nhất, và tốc độ tăng cũng chậm nhất. Điều này có thể là do phần lớn các DNXK điện tử là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các DNXK thủy sản phần lớn là của tư nhân trong nước. Thêm vào đó, số liệu năm 2009 cho thấy số nợ trung bình phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu 2,8 lần ở một DNXK thủy sản, trong khi 2,2 lần ở DNXK điện tử và 1,5 lần ở DNXK may mặc. Như vậy, các DNXK thủy sản đang phải dựa vào vốn vay nhiều hơn để sản xuất xuất khẩu. Do vậy, bên cạnh biến động về tỷ giá thì lãi suất cho vay cao và có xu hướng tăng sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này, ít nhất là do tăng chi phí vốn vay.

11 Số liệu được lấy từ Điều tra Doanh nghiệp của TCTK. Cần chú ý rằng chỉ có 20% số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước dưới 20 lao động được chọn mẫu để điều tra.

Page 66: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

42

Hình 12: Giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình so với tổng doanh nghiệp trong ngành

0

1

2

3

4

5

6

May mặc Thủy sản Điện tử May mặc Thủy sản Điện tử

2007 2008 2009

Số lầ

n

Giá trị tài sản trung bình so với tổng DN trong ngành

Giá trị vốn CSH trung bình so với tổng DN trong ngành

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2007-2009. TCTK.

Các DNXK tạo được nhiều việc làm hơn so với doanh nghiệp không xuất khẩu, DNXK may mặc tạo được nhiều việc làm nhất, vượt xa 2 ngành còn lại.

Một đặc điểm chung có thể thấy ở cả ba ngành là các DNXK tạo được nhiều việc làm hơn các doanh nghiệp cùng ngành không xuất khẩu. Ví dụ, năm 2009, trung bình một DNXK may mặc tuyển dụng 215 lao động, cao gấp 3,5 lần so với doanh nghiệp không xuất khẩu, ngành thủy sản cao gấp 2,4 lần và điện tử gấp 3 lần. Ngoài ra, trong khi số lao động của các DNXK tăng trở lại sau năm khủng hoảng 2008, xu hướng giảm lao động vẫn tiếp tục ở hầu hết các doanh nghiệp không xuất khẩu. Đây có thể là phản ứng của doanh nghiệp không xuất khẩu hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn sau khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO cũng như do tác động của khủng hoảng tài chính và lạm phát cao trong nước.

Mặc dù các DNXK đóng góp tích cực vào tạo việc làm, nhưng tác động việc làm còn thấp và chỉ thấy rõ nét ở DNXK ngành may mặc (trung bình 215 lao động). Hiệu ứng tạo việc làm ở các doanh nghiệp điện tử - ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn hai ngành còn lại - mặc dù cao hơn DNXK ngành thủy sản, nhưng vẫn thua xa DNXK ngành may mặc. Trung bình một DNXK ngành điện tử tuyển dụng được 160 lao động năm 2009. Thực trạng này cho thấy quy mô lao động của DN điện tử quá nhỏ, khó có thể so sánh được với các doanh nghiệp điện tử có hàng nghìn công nhân như Trung Quốc hay Thái Lan, Malaysia v.v. đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh về xuất khẩu điện tử của Việt Nam là khó khăn.

Trên thực tế, xuất khẩu sản phẩm điện tử gắn nhiều với khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài do sản phẩm điện tử có đặc thù là được tạo ra bởi sự tích hợp các thành tựu khoa học và công nghệ của nhiều lĩnh vực công nghệ cao, chứa đựng hàm lượng R&D lớn và đòi hỏi đầu tư lớn và công nghệ hiện đại. Cấu trúc sản phẩm điện tử phức tạp, do đó cần có nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm từ khâu thiết kế, tư vấn đến sản xuất, thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Page 67: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

43

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

đóng góp khoảng 95-98% kim ngạch xuất khẩu12 của ngành này. Đến nay, sản xuất các linh phụ kiện ở Việt Nam cũng đều do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) thực hiện hoặc nhập khẩu.

Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tửĐơn vị: triệu đồng

loại hình doanh nghiệp 2006 2007 2008 2009

DNNN 3.818.082 2.068.252 1.974.835 1.776.458

Doanh nghiệp tư nhântrong nước

32.639.237 29.322.900 34.129.197 41.018.532

Doanh nghiệp FDI 49.051.881 84.835.948 108.938.968 136.811.010

Toàn ngành 85.509.200 116.227.100 145.043.000 179.606.000

Nguồn: TCTK.

Mặc dù giá trị gia tăng của ngành vẫn tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất còn thấp, trung bình đạt 17% từ 2006 đến 2009. Thực tế này là do ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu gia công và lắp ráp sản phẩm, công nghệ, máy móc, và hầu hết linh phụ kiện đều phải nhập khẩu.

Tình trạng hiệu quả hoạt động ở các DNXK giảm sút, nhất là ngành may mặc cũng là những dấu hiệu cho thấy sự không vững chắc trong nền tảng cạnh tranh của các DNXK. Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các DNXK nhận được nhiều hơn các hợp đồng gia công, chế biến xuất khẩu, từ đó tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng doanh thu là những mặt tích cực. Nhưng hiệu quả hoạt động giảm đi là điều đáng lo ngại, chứng tỏ các DNXK vẫn chủ yếu dựa vào chính sách hỗ trợ xuất khẩu và lao động rẻ để có doanh thu xuất khẩu, trong khi năng suất lao động vẫn thấp. Nếu chi phí lao động tăng lên trong thời gian tới đây và thời hạn cũng như mức hưởng ưu đãi giảm đi thì các DNXK sẽ càng khó khăn hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đáng lưu ý là chính sách hiện hành chủ yếu nhằm giảm trực tiếp chi phí cho doanh nghiệp, chứ chưa tạo môi trường kinh doanh để giảm gián tiếp chi phí, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu trong dài hạn.

3.2 Đánh giá chung về xuất khẩu của ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử

3.2.1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may mặc13 của Việt Nam

Xuất khẩu hàng may mặc tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng

Kết quả xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam trong những năm gần đây là tương đối khả quan. Trong giai đoạn 2000 - 2008, xuất khẩu tăng đều và đạt trung bình 21,6% mỗi năm, từ 1,8 tỷ Đô-la Mỹ năm 2000 lên 8,7 tỷ năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu cả 7 nhóm mặt hàng

12 Số liệu được lấy từ Điều tra Doanh nghiệp của TCTK. Cần chú ý rằng chỉ có 20% số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước dưới 20 lao động được chọn mẫu để điều tra.

13 Các sản phẩm may mặc được chọn theo cách phân loại của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và được nhóm theo Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3).

Page 68: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

44

may mặc đều theo xu hướng tăng, trong đó 2 nhóm mặt hàng Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc và Trang phục nam, dệt kim hoặc móc có tốc độ tăng mạnh nhất, đạt tương ứng 44,8% và 42,2% trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2008. Nhóm mặt hàng Trang phục khác (gồm các sản phẩm như quần áo trẻ sơ sinh, đồ bơi, đồ trượt tuyết, v.v.) có mức tăng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn này, từ 532 triệu Đô-la Mỹ năm 2000 lên gần 2,6 tỷ năm 2008. Từ năm 2007 nhóm mặt hàng này đã trở thành thành phần đóng góp nhiều nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam.

Tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu cao, các DNXK thiếu chủ động do phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu

Tuy vậy, đi đôi với tốc độ tăng đều và nhanh trong xuất khẩu sản phẩm may mặc cũng là tốc độ tăng nhanh trong nhập khẩu nguyên phụ liệu.14 Kim ngạch nhập khẩu xơ, sợi tự nhiên và vải, sợi tổng hợp tăng tương ứng 18,8% và 19,4% trung bình năm trong giai đoạn 2000 - 2008. Chi phí cho nhập khẩu nguyên phụ liệu luôn chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.15 Điều này phản ánh sự phụ thuộc của ngành may mặc Việt Nam vào nguyên phụ liệu nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam chưa có được một ngành công nghiệp hỗ trợ tương xứng cho ngành may mặc thì rõ ràng việc nhập khẩu là không thể tránh khỏi.

Hình 13: Xuất khẩu nhóm mặt hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt maycủa Việt Nam, 2000 - 2008

14 Nguyên phụ liệu gồm các sản phẩm thuộc mã 26 (xơ, sợi tự nhiên) và mã 65 (vải, sợi tổng hợp) trong Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3).

15 Theo ước tính của các chuyên gia trong ngành, khoảng 25% nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu được sử dụng để phục vụ thị trường nội địa, còn lại để phục vụ xuất khẩu.

(http://vneconomy.vn/20100716090524550p0c10/xuat-nhap-khau-nguyen-phu-lieu-det-may-deu-tang-manh.htm)

$8,000,000

$0

$500,000

$1,000,000

$1,500,000

$2,000,000

$2,500,000

$3,000,000

00 01 02 03 04 05 06 07 08Trang phục nam, dệt Trang phục nữ, dệt

Trang phục nam, dệt kim hoặc móc Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc

Trang phục khác Hàng may mặc từ sợi dệt

Hàng may mặc khác

$0$1,000,000$2,000,000$3,000,000$4,000,000$5,000,000$6,000,000$7,000,000

$9,000,000

00 01 02 03 04 05 06 07 08

Nhập khẩu xơ, sợi dệt Nhập khẩu vải, sợi tổng hợp

Xuất khẩu hàng may mặc

Xuất khẩu nhóm mặt hàng may mặcNghìn đô-la Mỹ

Xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu

Nghìn đô-la Mỹ

Page 69: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

45

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Nguồn: UN Comtrade.

Trong giai đoạn vừa qua nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng lại là dấu hiệu chứng tỏ việc sản xuất hàng may mặc đang tiến triển tốt. Hơn nữa, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đều cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu trong giai đoạn 2000 - 2008 và tỷ lệ chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu trên kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây cũng là những dấu hiệu tích cực.16

16 Giả định là 75% kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu được dùng để phục vụ xuất khẩu thì tỉ lệ chi phí nhập khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2000 - 2008 tương ứng là 62%, 64%, 66%, 58%, 59%, 61%, 59%, 57%, 55%.

Hộp 1: Thiếu chủ động trong nguyên phụ liệu dệt may

Tương tự như ngành sản xuất đồ da, các DN may mặc cũng đều phải chung cảnh đi tìm nguyên liệu từ nước ngoài. Cụ thể, mỗi năm Xí nghiệp may Đồng Nai (Donamay, thuộc Công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai) phải nhập khẩu khoảng 2 triệu USD tiền nguyên liệu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan, chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng của xí nghiệp. Theo Phó giám đốc Donamay Nguyễn Thị Bích Liên, sản phẩm nguyên liệu cho ngành may mặc sản xuất trong nước còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu. “Chúng tôi làm hàng xuất khẩu một số loại vải theo yêu cầu của khách hàng thì trong nước không có.  Những sản phẩm có trong nước thì phải đi tìm rất mất thời gian và giá cũng không rẻ hơn hàng nhập. Gần 100% số nguyên liệu sản xuất hàng năm của chúng tôi là nhập khẩu”.

Ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai (Donagamex), chia sẻ: “Nguyên liệu của ngành may mặc khi phải nhập từ nước ngoài sẽ có hai vấn đề bất lợi, đó là: DN không chủ động được thời gian và phải thêm chi phí cho việc kiểm soát chất lượng. Trong khi đó nguyên liệu trong nước hiện nay chưa thay thế được do không đáp ứng nổi chất lượng cũng như sản lượng. Đặt mua những đơn hàng lớn ở trong nước là rất khó khăn”. Nguyên liệu nhập khẩu của Donagamex hàng năm chiếm tới 40% giá trị sản phẩm.

Rõ ràng, khi công nghiệp hỗ trợ cho các ngành may mặc, giày da chưa đáp ứng được thì các DN sản xuất khó có thể gia tăng được giá trị hàng hóa của mình để tăng lợi nhuận.

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=566&idmid=&ItemID=54933

$8,000,000

$0

$500,000

$1,000,000

$1,500,000

$2,000,000

$2,500,000

$3,000,000

00 01 02 03 04 05 06 07 08Trang phục nam, dệt Trang phục nữ, dệt

Trang phục nam, dệt kim hoặc móc Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc

Trang phục khác Hàng may mặc từ sợi dệt

Hàng may mặc khác

$0$1,000,000$2,000,000$3,000,000$4,000,000$5,000,000$6,000,000$7,000,000

$9,000,000

00 01 02 03 04 05 06 07 08

Nhập khẩu xơ, sợi dệt Nhập khẩu vải, sợi tổng hợp

Xuất khẩu hàng may mặc

Xuất khẩu nhóm mặt hàng may mặcNghìn đô-la Mỹ

Xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu

Nghìn đô-la Mỹ

Page 70: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

46

Bảng dưới đây thể hiện tình hình xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam theo thị trường. Nhìn chung, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước trong khu vực (như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v.) và xuất khẩu sản phẩm tới Mỹ, Canada và các nước châu Âu (như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, v.v.).

Các DNXK chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các thị trường khu vực Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông để xuất khẩu sang EU và Mỹ

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu năm 2008 và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn 2000 - 2008 tới 50%, lớn nhất trong số 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu. Vải và sợi tổng hợp là các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, chiếm trên 97% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

Bảng 9: Xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam theo10 thị trường hàng đầu17

Xuất khẩu sản phẩm may mặc chính Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu chính

Thị trường

Giá trị XK năm 2008 (nghìn đô-la Mỹ)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK năm 2008 (%)

Tốc độ tăng trung bình, 2000-08 (%)

Thị trường Giá trị NK năm 2008 (nghìn đô-la Mỹ)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch NK năm 2008 (%)

Tốc độ tăng trung bình, 2000-08 (%)

Mỹ5,145,085.51 59% 79% Trung Quốc 1,826,455.35 28% 50%

Nhật Bản 785,552.42 9% 4% Đài loan 1,311,694.41 20% 11%

Đức 391,287.98 4% 5% Hàn Quốc 1,143,275.05 18% 14%

Anh 322,213.45 4% 22% Hồng kông 540,356.02 8% 25%

Đài loan 266,768.61 3% 0% Nhật Bản 438,496.63 7% 10%

Tây Ban Nha 219,381.82 3% 22% Mỹ 229,726.26 4% 37%

Canada 176,009.29 2% 29% Thái lan 208,659.67 3% 21%

Hà lan 169,612.10 2% 17% Ấn Độ 125,891.07 2% 44%

Pháp 163,532.15 2% 10%Inđô-nêxia 102,590.59 2% 14%

Bỉ 110,060.43 1% 23% Malaysia 96,946.88 1% 18%

Tổng7,749,503.76 89%

Tổng6,024,091.92 93%

Nguồn: UN Comtrade.

17 10 thị trường xuất/nhập khẩu hàng đầu được chọn theo giá trị xuất/nhập khẩu của Việt Nam tới thị trường đó năm 2008.

Page 71: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

47

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu còn thấp, nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm lại cao

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2008, nhưng việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ cũng là một điều đáng lo ngại, vì hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong nhu cầu nhập khẩu cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác. Việc Mỹ gần đây siết chặt tiêu chuẩn an toàn đối với hàng may mặc là một dấu hiệu cảnh báo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc giá rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam nên đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu hay thị trường xuất khẩu bằng mọi giá. Việc đa dạng hóa thị trường hay cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu phải phụ thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu của các thị trường nước ngoài.

Hộp 2: Chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường và chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm

Chỉ số đánh giá đa dạng hóa thị trường

Để đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm may mặc, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam tới mỗi quốc gia được so sánh với tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm may mặc của quốc gia đó (từ thế giới) trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm may mặc trên toàn thế giới. Mức độ đa dạng hóa lý tưởng là khi cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam giống với cơ cấu nhập khẩu sản phẩm may mặc trên thế giới. Công thức của chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường như sau:

MDi = 1 -

trong đó, MDi là chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường đối với sản phẩm i Xij là tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm i tới thị trường j của Việt Nam Yij là tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm i của thị trường j từ thế giới

Chỉ số MDi lấy giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 thể hiện mức độ đa dạng hóa lý tưởng. Công thức này có thể áp dụng được cho bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ sản phẩm nào.

Chỉ số đa dạng hóa sản phẩm

Để đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm may mặc của Việt Nam tới thị trường thế giới, tỷ trọng xuất khẩu mỗi nhóm hàng may mặc của Việt Nam được so sánh với tỷ trọng nhập khẩu mỗi mặt hàng này trên thị trường thế giới. Mức độ đa dạng hóa lý tưởng là khi cơ cấu XK sản phẩm may mặc của Việt Nam giống với cơ cấu nhập khẩu sản phẩm may mặc trên thế giới. Công thức của chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm như sau:

PD = 1 -

trong đó, PD là chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm Xi là tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm i tới thị trường thế giới của Việt Nam Yi là tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm i của thị trường thế giới

Chỉ số PD lấy giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 thể hiện mức độ đa dạng hóa lý tưởng. Công thức này có thể áp dụng được cho bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ sản phẩm nào.Nguồn: Albaladejo (2010).

∑│xij - yij│

2

∑│xij - yij│

2

Page 72: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

48

Hình 14 so sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 với 5 nước trong khu vực là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Việt Nam có mức độ đa dạng hóa thị trường thấp, đứng thứ 5 trong số 6 nước so sánh, chỉ trên Campuchia.

Xuất khẩu may mặc phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ, chiếm tới 59% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2008, trong khi thị trường này chỉ chiếm 18% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới. Các nước Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia có mức độ đa dạng hóa thị trường cao hơn Việt Nam cũng chủ yếu là vì họ ít phụ thuộc vào thị trường Mỹ hơn (chiếm tương ứng 15%, 45% và 41% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc năm 2008 của các quốc gia này). Ngược lại, mức độ đa dạng hóa thị trường của Campuchia thấp hơn Việt Nam vì họ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này (chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc năm 2008 của quốc gia này). Indonesia có tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ tương đương của Việt Nam, nhưng mức độ đa dạng hóa thị trường cao hơn Việt Nam nhờ tỷ trọng xuất khẩu vào Đức “tốt” hơn.18

Trái ngược với mức độ đa dạng hóa thị trường, mức độ đa dạng hóa sản phẩm của Việt Nam khá cao, đứng thứ 2 trong số 6 nước so sánh, chỉ sau Trung Quốc. Bốn nhóm mặt hàng may mặc xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Trang phục khác (gồm các sản phẩm như quần áo trẻ sơ sinh, đồ bơi, đồ trượt tuyết, v.v.); Trang phục nữ, dệt; Trang phục nam, dệt; và Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc19 cũng tương ứng là bốn nhóm mặt hàng may mặc có nhu cầu nhập khẩu cao nhất trên thế giới. Đây là một tín hiệu tích cực cho biết Việt Nam đang tập trung vào những mặt hàng may mặc có nhu cầu tiêu dùng cao trên thế giới.

Malaysia có mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp nhất trong số 6 nước so sánh, do 60% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của quốc gia này là từ nhóm sản phẩm Hàng may mặc khác (gồm các sản phẩm như mũ, găng tay da, áo da/áo lông, v.v.), trong khi nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 6% giá trị nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới.

Xét về giá trị xuất khẩu sản phẩm may mặc bình quân đầu người năm 2008, Việt Nam đứng thứ 3 trong số 6 nước so sánh, sau Campuchia và Malaysia. Đây cũng là hai đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ20, trong đó, Campuchia là đối thủ cạnh tranh ở hai nhóm hàng may mặc là Trang phục khác và Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc.21

18 Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Đức của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tương ứng là 4.5% và 8.3%; thị trường này chiếm 8.5% kim ngạch nhập nhẩu hàng may mặc trên thế giới năm 2008.

19 Tỷ trọng xuất khẩu bốn nhóm mặt hàng này của Việt Nam tương ứng là 30%, 24%,23%, và 17%. Tỷ trọng nhập khẩu bồn nhóm mặt hàng này trên thế giới là 32%, 20%, 17%, và 11%.

20 Chiếm tương ứng 65% và 41% kim ngạch xuất khẩu của Campuchia và Malaixia năm 2008.

21 Đây là 2 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Campuchia, chiếm tới 74% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của quốc gia này năm 2008.

Page 73: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

49

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 14: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

2007:159/174 phản hồi và 2010:161/174 phản hồi

Việt NamInđônêxia

Trung Quốc

Thái Lan

Campuchia

Ma-lai-xi-a

TB về đa dạnghóa sản phẩm

TB v

ề đa

dạn

g hó

a th

ị trư

ờng

MỨ

C Đ

Ộ Đ

A D

ẠN

G H

ÓA

SẢ

N P

HẨ

M

MỨC ĐỘ ĐA DẠNG HÓA THỊ TRƯỜNG

Chú thích: Diện tích bong bóng thể hiện XK sp may mặc bình quân đầu người năm 2008.

Nguồn: UN Comtrade.

Mặc dù giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Trung Quốc trong năm 2008 đạt trên 18 tỷ Đô-la Mỹ, gấp 3,5 lần giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, cả 4 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam cũng chính là 4 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc, cho nên trong số 6 nước so sánh thì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cao hơn mức độ đa dạng hóa thị trường chứng tỏ Việt Nam đã biết chú trọng xuất khẩu những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tiếp cận hiệu quả các thị trường tiêu thụ hàng đầu của các sản phẩm này. Lấy nhóm mặt hàng Trang phục khác làm ví dụ. Đây là nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn gần đây, nhưng trong số 10 thị trường tiêu thụ lớn nhất của nhóm mặt hàng này22 thì Việt Nam chỉ xuất khẩu đáng kể sang Mỹ (67% kim ngạch xuất khẩu) và Nhật Bản (6%), tức là chưa xuất khẩu được sang các thị trường còn lại như Đức, Pháp, Nhật, Anh v.v. Do đó, nếu xu hướng nhập khẩu của Mỹ thay đổi sẽ rất có thể gây ra cú sốc cho các DNXK Việt Nam do quá tập trung vào một sản phẩm tại một thị trường.

Xuất khẩu hàng may mặc đang phụ thuộc vào thị trường Mỹ sẽ có thể gặp rủi ro nếu Mỹ quy định mới khắt khe hơn về hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường này

Do Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc chủ lực của Việt Nam nên xem xét kết quả hoạt động của hàng may mặc Việt Nam tại đây là điều cần thiết. Có thể thấy Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ - chiếm tới 59% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2008. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam tới thị trường này

22 Mười thị trường tiêu thụ lớn nhất của nhóm mặt hàng Trang phục khác năm 2008 theo thứ tự từ trên xuống dưới gồm Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hồng Kông, Hà Lan, Nga.

Page 74: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

50

trong giai đoạn 2000 – 2008 đạt 79%, lớn nhất trong nhóm 10 thị trường hàng đầu. Kết quả này có đóng góp quan trọng từ Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, chính thức có hiệu lực từ cuối năm 200123. Tuy vậy, trong thời gian tới đây Việt Nam sẽ phải đối mặt với các quy định mới về hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa và có được chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn mới của Mỹ. Vấn đề là đến nay Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào được Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) phê chuẩn. Do đó, trong thời gian sớm nhất, Việt Nam cần xây dựng các phòng thí nghiệm mới để thuận tiện cho việc kiểm tra sản phẩm, nếu không các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đưa sản phẩm sang Hồng Kông hay Singapore để kiểm định, tức là tăng thêm chi phí, đồng nghĩa giảm năng lực cạnh tranh. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thông báo với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu về các tiêu chuần mới này và đòi hỏi họ phải cung cấp nguyên phụ liệu đạt yêu cầu. Rõ ràng đây là thách thức không nhỏ đối với yêu cầu chất lượng, độ an toàn của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam.24

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Thứ tự giá trị xuất khẩu 7 nhóm mặt hàng may mặc vào thị trường Mỹ năm 2008 cũng giống với thứ tự giá trị xuất khẩu các nhóm mặt hàng này tới thế giới, với nhóm Quần áo khác đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất (trên 1,7 tỷ Đô-la Mỹ). Nhóm mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn này là Quần áo nữ/trẻ em gái, khác với mức tăng trung bình 134% mỗi năm. Nhìn chung, cả 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao, với 4 nhóm mặt hàng đạt mức tăng trung bình trên 100% mỗi năm.25

Toàn bộ 37 mặt hàng may mặc đều có thị phần xuất khẩu năm 2008 cao hơn hoặc bằng so với 2001, trong đó 34 mặt hàng đạt mức tăng thị phần. Ba mặt hàng không tăng thị phần gồm (1) Hàng may mặc/ phụ trợ quần áo bằng da thuộc/tổng hợp; (2) Hàng may mặc/phụ trợ may mặc bằng plastic/cao su; và (3) Hàng may mặc/phụ trợ quần áo bằng da lông do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ đối với hai mặt hàng (1) và (3) giảm mạnh trong giai đoạn này, tương ứng giảm 7% và 9% trung bình mỗi năm. Do đó, việc giảm giá trị xuất khẩu hai mặt hàng này là kết quả của điều chỉnh từ các DNXK vào Mỹ sau khi nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của thị trường này.

23 Xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam tới thị trường Mỹ nhảy vọt từ mức 45,6 triệu Đô-la Mỹ năm 2001 lên trên 1 tỷ Đô-la Mỹ năm 2002 và tiếp tục đà tăng đều lên trên 5,1 tỷ năm 2008.

24 Nguồn: http://tuoitre.vn/kinh-te/410335/hang-may-mac-da-giay-vao-my-se-kho-hon.html

25 Bốn nhóm mặt hàng này là Quần áo nữ/trẻ em gái, khác; Quần áo nam/trẻ em trai, dệt kim hoặc móc; Quần áo nữ/trẻ em gái, dệt kim hoặc móc; và Trang phục khác.

Hộp 3: Các DNXK phải đối mặt với những quy định kiểm duyệt chặt chẽ hơn tạithị trường Mỹ

Từ tháng 11/2010, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng sửa đổi (CPSIA) của Mỹ đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, các sản phẩm may mặc cho trẻ em phải có hàm lượng chì và một số hóa chất độc hại khác ở mức rất thấp đến gần bằng không. Ngoài ra, việc kiểm định và chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm may mặc phải được bên thứ ba thực hiện dưới sự phê chuẩn của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC). Các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn mới này sẽ bị tiêu hủy, đồng thời mức phạt lên tới 15 triệu USD cho một vụ vi phạm và thậm chí là bắt người nếu vi phạm nghiêm trọng.

Nguồn: http://tuoitre.vn/kinh-te/410335/hang-may-mac-da-giay-vao-my-se-kho-hon.html

Page 75: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

51

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 15: Xu hướng xuất khẩu các nhóm mặt hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ

$0

$300,000

$600,000

$900,000

$1,200,000

$1,500,000

$1,800,000

01 02 03 04 05 06 07 08

Trang phục nam, dệt Trang phục nữ, dệt

Trang phục nam, dệt kim hoặc móc Trang phục nữ, dệt kim hoặc móc

Trang phục khác Hàng may mặc từ sợi dệt

Hàng may mặc khác

Nghìn đô - la Mỹ

Nguồn: UN Comtrade.

Một số mặt hàng may mặc của Việt Nam có mức tăng thị phần lớn nhất trong giai đoạn 2001 – 2008 gồm (1) Áo khoác nữ, dệt kim hoặc móc (22%); (2) Quần áo đồng bộ, jacket (20%) ; (3) Áo trong nhà/áo lót nữ, khác (17%); (4) Áo bó, áo chui đầu (16%); (5) Áo khoác nữ, khác (14%); và (6) Áo khoác nam, dệt kim hoặc móc (14%). Ngoại trừ (2) và (3), nhập khẩu của Mỹ đối các mặt hàng còn lại đều tăng nhanh hơn hoặc bằng tốc độ tăng nhập khẩu hàng may mặc nói chung trong giai đoạn 2001 - 2008. Thị phần xuất khẩu tăng 2 chữ số là điều đáng mừng, cho thấy các DNXK đã bước đầu tạo dựng được vị thế ở những sản phẩm có nhu cầu cao và gia tăng ở thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, trong số 6 mặt hàng có mức tăng thị phần lớn nhất liệt kê ở trên, 2 mặt hàng (2) và (3) có mức giảm nhập khẩu tương ứng là 1% và 5% trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2001 – 2008. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đối với 2 mặt hàng này tăng tương ứng 302% và 146% trung bình mỗi năm trong cùng thời kỳ. Do đó, các DNXK may mặc vẫn cần có năng lực để thâm nhập vào các thị trường khác, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường những sản phẩm mà nhu cầu tiêu thụ đang suy giảm như thị trường Mỹ.

Xét về giá trị xuất khẩu năm 2008, 15/37 mặt hàng của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu Đô-la Mỹ. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất theo thứ tự gồm (1) Áo bó, áo chui đầu; (2) Quần dài nữ, khác; (3) Áo thun ngắn tay/may ô, dệt kim hoặc móc; (4) Quần áo đồng bộ/jacket nữ, dệt kim hoặc móc; (5) Quần dài nam, khác; (6) Quần áo đồng bộ/jacket nữ, khác. Ngoại trừ (2) và (5), nhập khẩu của Mỹ đối với các sản phẩm còn lại đều tăng nhanh hơn hoặc bằng tốc độ tăng nhập khẩu hàng may mặc nói chung trong giai đoạn 2001 - 2008. Nhập khẩu (2) và (5) cũng có tốc độ tăng trưởng dương, mặc dù không tăng nhanh như các sản phẩm còn lại.

Page 76: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

52

Hình 16: Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam vào Mỹ

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%Áo khoác nam, dệt

kim hoÁo khoác nữ, dệt kim hoặc móc

Áo bó, áo chui đầu

Áo trong nhà/áo lót nữ, dệtQuần dài nam, dệt

Áo ti-sớt, may ô, dệt kim hoặc móc Áo khoác nữ, dệt

Trang phục khác, dệt kim hoặc móc

= 50 triệu đô-laQuần áo đồng bộ, jacket nữ, dệt kim hoặc móc

Tốc

độ tă

ng tr

ưở

ng n

hập

khẩu

trun

g bì

nh, 2

001-

08

Thay đổi thị phần xuất khẩu của Việt Nam, 2001 - 2008*

Chú thích: Diện tích hình tròn thể hiện giá trị xuất khẩu năm 2008 cùa Việt Nam vào Mỹ; *Số liệu thị phần năm 2002 được sử dụng cho 2 sp Hàng may mặc/phụ trợ quần áo bằng da thuộc/tổng hợp và Hàng may mặc/phụ trợ quần áo bằng da lông.

22%18%16%2% 24%

ặc móc

Tốc độ tăng trưởng NK trung bình sp may mặc

Quần áo đồng bộ, jacket

Nguồn: UN Comtrade.

Hình sau đây so sánh kết quả cũng như cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ của Việt Nam với 5 nước trong khu vực là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Campuchia. Trong số 6 nước, Việt Nam đứng thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc) trên cả ba phương diện là: (i) mức độ thay đổi thị phần xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2008; (ii) mức độ đa dạng hóa sản phẩm năm 2008; (iii) và giá trị xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ năm 2008.

Hình 17: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và các nước khu vực vào Mỹ

Campuchia

Trung QuốcInđônêxia

Malaixia

Thái Lan

Việt Nam

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

-5% 0% 5% 10% 15% 20% 25%

Thay đổi thị phần, 2001 - 2008

Mứ

c độ

đa

dạng

hóa

sản

phẩm

Chú thích: Diện tích bong bóng thể hiện giá trị XK may mặc

vào Mỹ năm 2008.

Nguồn: UN Comtrade.

Thái Lan là nước duy nhất bị giảm thị phần xuất khẩu, từ 4% năm 2001 xuống chỉ còn 3% năm 2008. Trong số 4 quốc gia còn lại, Trung Quốc và Indonesia sẽ là hai đối thủ cạnh tranh nhất. Thế mạnh của Indonesia nằm ở lực lượng lao động ổn định, năng suất cao hơn và giá đất thấp

Page 77: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

53

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

hơn Việt Nam26. Bên cạnh đó, lực lượng doanh nghiệp nội địa sản xuất các mặt hàng vải phụ liệu, dệt kim của Indonesia tương đối dồi dào, giúp họ giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, giảm chi phí và ít bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá. Năm 2008, Indonesia xuất khẩu 4,1 tỷ USD vải, sợi dệt và nhập khẩu 4,9 tỷ USD nhóm mặt hàng này. Con số này của Việt Nam tương ứng là 1,6 tỷ USD và 6,5 tỷ USD, tức là các DNXK Việt Nam đang bị bất lợi hơn so với Indonesia về nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc. Điều này ảnh hưởng rõ ràng đến năng lực cạnh tranh của DNXK.

Tuy vậy, giá trị xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ năm 2008 của quốc gia này chỉ bằng 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi mức độ đa dạng hóa sản phẩm cũng thấp hơn. Nguyên nhân không phải vì Indonesia xuất khẩu ít mặt hàng may mặc vào Mỹ hơn Việt Nam, mà do tỷ trọng xuất khẩu mỗi mặt hàng không tương thích với tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đó tại thị trường Mỹ. Indonesia chú trọng xuất khẩu nhiều mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ không cao ở thị trường Mỹ. Áo choàng ngắn/áo sơ mi nữ, khác là một ví dụ. Đây là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Indonesia, chiếm 10% giá trị xuất khẩu hàng may mặc năm 2008, nhưng tỷ trọng nhập khẩu của thị trường Mỹ đối với sản phẩm này chỉ bằng 3% tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc trong cùng năm.

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Mỹ. Sự khác biệt của Trung Quốc thể hiện qua ba điểm. Một là, thị phần xuất khẩu, mức độ đa dạng hóa sản phẩm và giá trị xuất khẩu hàng may mặc đều tăng và cao hơn. Thứ hai, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng là các sản phẩm xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Thứ ba, Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ chính các đối thủ cạnh tranh, trong đó Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu nguyên phụ liệu lớn nhất vào Việt Nam năm 2008. Do đó, các quốc gia này cũng được hưởng lợi khi xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ gia tăng.

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản27 của Việt Nam

Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng doanh thu còn thấp do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sơ chế và nguyên liệu

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2008 thể hiện sự tăng lên cả về sản lượng và doanh thu. Về mặt sản lượng, xuất khẩu thủy sản tăng từ mức 276 nghìn tấn năm 2000 lên 1,24 triệu tấn năm 2008, tăng trung bình 20,73% hàng năm. Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu trên sản lượng tiêu thụ nội địa cũng tăng từ mức 12% năm 2000 lên 27% năm 2008. Về doanh thu, xuất khẩu thủy sản tăng từ mức 1,4 tỷ USD năm 2000 lên mức 4,5 tỷ USD năm 2008, đạt nhịp tăng trung bình 14,1% hàng năm. 28

Có được mức tăng này chủ yếu là nhờ Việt Nam đã tạo ra được vùng nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm dành riêng cho xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu cho thấy Việt Nam mới tăng đáng kể xuất khẩu của nhóm mặt

26 Nguồn: http://www.thuongmai.vn/thuong-mai/hang-hoa-viet-nam/thu-tu-h-i-j-k/hang-det-may-viet-nam/30146-viet-nam-can-dieu-chinh-de-tang-suc-canh-tranh-cua-nganh-det-may.html

27 Các mặt hàng thủy sản được nhóm theo Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3). Ở phân ngành cấp 3, các mặt hàng này được chia thành 4 nhóm: Cá tươi, ướp lạnh, ướp đông; Cá đã sấy khô, ngâm muối hoặc hun khói; Thủy sản khác, tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối; Thủy sản đã được chế biến bảo quản. Ở đây thủy sản khác gồm các loại thủy sản không phải cá, như động vật giáp xác, thân mềm.

28 Do mức tăng trên được tính dựa trên giá trị thực tế, nên nếu quy về giá trị so sánh thì tốc độ tăng doanh thu sẽ thấp hơn.

Page 78: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

54

hàng chế biến và nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp. Cụ thể là tăng doanh thu xuất khẩu thủy sản chủ yếu đến từ nhóm mặt hàng Cá tươi, ướp lạnh, ướp đông, từ 174 triệu Đô-la Mỹ năm 2000 lên gần 2 tỷ năm 2008. Mức tăng này tương đương với 60% mức tăng xuất khẩu của toàn ngành thủy sản.

Xuất khẩu hàng thủy sản chế biến có tốc độ tăng nhanh, nhưng tỷ trọng xuất khẩu còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành

Nhóm mặt hàng thủy sản đã chế biến bảo quản29 có tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn này, đạt trung bình 54%/năm (từ 19 triệu USD năm 2000 lên 614 triệu USD năm 2008). Mặc dù vậy, hiện tại giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này mới chỉ đứng thứ 3 trong số 4 nhóm mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Cả hai nhóm mặt hàng còn lại là Cá đã sấy khô, ngâm muối hoặc hun khói và thủy sản khác, tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối đều có mức tăng không đáng kể, chỉ đạt trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2008.

Hình 18: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000 - 2009

Nguồn: VIFEP, UN Comtrade.

29 Các doanh nghiệp thực hiện sơ chế sản phẩm đông lạnh xuất khẩu cũng được xếp vào nhóm các doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu trong nghiên cứu này. Khái niệm ‘chế biến bảo quản’ ở đây thường được các doanh nghiệp trong ngành gọi là sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.

$0

$500,000

$1,000,000

$1,500,000

$2,000,000

$2,500,000

$3,000,000

$3,500,000

$4,000,000

$4,500,000

$5,000,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thủy sản

Cá tươi, ướp lạnh, ướpđông

Cá đã sấy khô, ngâm muốihoặc hun khói

Thủy sản khác, tươi, ướplạnh, đông, khô, ướp muối

Thủy sản đã được chế biếnbảo quản

Xuất khẩu các nhóm mặt hàng thủy sản

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

5,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 20080%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

Nội địa Xuất khẩu % Xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Nghìn tấn

Page 79: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

55

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Trái ngược với mức tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2008, năm 2009 tốc độ xuất khẩu thủy sản giảm 5% và kim ngạch giảm còn 4,2 tỷ USD. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhiều nhà nhập khẩu thủy sản bị ngân hàng siết tín dụng, không còn khả năng thanh toán để đặt hàng mới.30 Các thị trường nhập khẩu thủy sản chính là Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng này. Điểm sáng duy nhất trong xuất khẩu thủy sản năm 2009 là nhóm hàng đã được chế biến vẫn tăng giá trị xuất khẩu (634 triệu USD so với 614 triệu USD năm 2008), trong khi các mặt hàng sơ chế và nguyên liệu giảm tới 200 triệu USD. Qua đó càng khẳng định, năng lực cạnh tranh của DNXK thủy sản là ở mặt hàng chế biến, không phải ở hàng sơ chế và nguyên liệu.

Mức độ đa dạng hóa thị trường XK khá cao, nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp, tập trung ở mặt hàng sơ chế và nguyên liệu không mang lại giá trị gia tăng cao

Trái với hàng may mặc, mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam là tương đối cao, với 5 thị trường lớn nhất chỉ chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009: châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); châu Âu (Đức, Tây Ban Nha); và châu Mỹ (Mỹ).

Điểm đặc biệt là mức độ đa dạng hóa thị trường đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm và mỗi thị trường đều gắn với một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính, có thể coi là mặt hàng “truyền thống” xuyên suốt giai đoạn 2000 - 2009. Chẳng hạn, trong năm 2009 thị trường Mỹ và Nhật tiêu thụ mặt hàng tôm đông lạnh, chiếm tương ứng 40% và 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường này. Cá phi lê đông lạnh chiếm tương ứng 54% và 79% xuất khẩu thủy sản vào Đức và Tây Ban Nha năm 2009. Thị trường Hàn Quốc lại là điểm đến hàng đầu cho các sản phẩm động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống như hàu, ốc, hải sâm, mực. Xuất khẩu nhóm mặt hàng này chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hàn Quốc.

Trái với sự đa dạng hóa cao của thị trường xuất khẩu, mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam lại tập trung vào các sản phẩm sơ chế, đông lạnh như Cá phi lê đông lạnh và Giáp xác đông lạnh. Năm nhóm thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đã chiếm tới 89% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta năm 2009, trong đó chỉ có Cá phi lê đông lạnh và Giáp xác đông lạnh là nằm trong nhóm 5 mặt hàng thủy sản nhập khẩu hàng đầu trên thế giới năm 200931. Xuất khẩu hai mặt hàng này chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009 trong khi chỉ chiếm 26% nhu cầu nhập khẩu trên thế giới. Điều này có nghĩa là Việt Nam vừa chưa đa dạng hóa được sản phẩm, vừa chưa đạt được tỷ trọng xuất khẩu hài hòa với nhu cầu nhập khẩu của thế giới.

Cá phi lê đông lạnh đạt mức tăng trưởng trung bình 92% hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2009, từ 3,8 triệu USD năm 2000 lên 1,4 tỷ USD năm 2009. Kể từ năm 2008, nhóm mặt hàng này đã vượt Giáp xác đông lạnh để trở thành nhóm mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. 32 33

30 Nguồn: http://vneconomy.vn/20081231072530289P0C10/xuat-khau-thuy-san-2009-duoc-du-bao-giam-manh.htm

31 5 nhóm mặt hàng này gồm Cá đông lạnh không phi lê; Cá nguyên con, tươi, ướp lạnh; Giáp xác đông lạnh; Cá đã chế biến bảo quản; và Cá phi lê đông lạnh.

32 Các mặt hàng xuất khẩu được phân loại theo Bảng phân loại tiêu chuẩn Ngoại thương (SITC Revision 3) ở phân cấp 4.

33 Xuất khẩu của nhóm mặt hàng này chủ yếu là tôm đông lạnh (chiếm gần 95% kim ngạch XK năm 2008), nhưng do Bảng phân loại Tiêu chuẩn Ngoại thương không tách riêng tôm ra nên được gộp chung tôm vào nhóm giáp xác đông lạnh.

Page 80: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

56

Bảng 10: Mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính

Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản chính

Mức độ đa dạng hóa mặt hàng thủy sảnxuất khẩu32 chính

Thị trường

Giá trị XK năm 2009 (nghìn USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK năm 2009 (%)

Tốc độ tăng trung bình, 2000-09 (%)

Thị trường Giá trị XK năm 2009 (nghìn USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK năm 2009 (%)

Tốc độ tăng trung bình, 2000-09 (%)

Nhật Bản

761,413.70 18% 5%Cá phi lê đông lạnh

1,403,407.14 33% 92%

Mỹ 713,330.7017%

10%Giáp xác đông lạnh

1,328,987.30 31% 6%

Hàn Quốc

313,987.82 7% 18%

Thủy sản (trừ cá) đã chế biến bảo quản

457,186.88 11% 49%

Đức 211,054.37 5% 36%

Thân mềm/thủy sinh không xương sống

379,102.23 9% 0%

Tây Ban Nha

154,094.78 4% 60%Cá phi lê tươi/ướp lạnh

218,586.86 5% 21%

Tổng 2,153,881.37 51% Tổng 3,787,270.40 89%

Nguồn: UN Comtrade.

Mặt hàng thủy sản (trừ cá) đã chế biến bảo quản có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt 49%/năm trong giai đoạn 2000 - 2009 (13 triệu USD năm 2000 lên 457 triệu USD năm 2009), chủ yếu từ nhu cầu của thị trường Nhật Bản và Mỹ - cũng là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của nhóm mặt hàng này. Nhóm cá phi lê tươi, ướp lạnh đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng, đạt trung bình 21%/năm trong giai đoạn 2000 - 2009, từ 39 triệu Đô-la Mỹ năm 2000 lên 218 triệu năm 2009. Các thị trường xuất khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Ý và Nga, chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của cá phi lê tươi, ướp lạnh.

Đối với nhóm mặt hàng Giáp xác đông lạnh - chủ yếu là tôm đông lạnh - lại cho thấy dấu hiệu đáng ngại, thể hiện qua giá trị xuất khẩu liên tục giảm từ năm 2007 tới nay, chủ yếu từ hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Nhật Bản và Mỹ. Ví dụ, xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh từ 450 triệu Đô-la Mỹ năm 2007 xuống còn 292 triệu năm 2009 do bản thân thị trường Mỹ giảm nhập khẩu các sản phẩm này (Số liệu của Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ, NMFS). Tình hình xuất khẩu vào Nhật Bản giảm trong những năm gần đây của Việt Nam cũng tương tự như của nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn khác như Indonesia hay Ấn Độ. Một phần nguyên nhân là từ sự cạnh tranh của Trung Quốc, khi giá trị xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản của quốc gia này tăng từ 99 triệu Đô-la Mỹ năm 2007 (5% thị phần) lên 183 triệu năm 2009 (10% thị phần). Thái Lan cũng thể hiện sức cạnh tranh cao tại thị trường này, khi tăng mức thị phần xuất khẩu từ 11% năm 2007 lên 16% năm 2009. Tuy vậy, Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sản phẩm tôm thẻ chân trắng, không trùng với trọng tâm xuất khẩu tôm sú của Việt Nam.

Page 81: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

57

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam cao hơn mức độ đa dạng hóa sản phẩm chứng tỏ Việt Nam đã tiếp cận được những thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, nhưng vẫn chưa khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu của các thị trường này. Ví dụ, chỉ riêng nhóm mặt hàng Giáp xác đông lạnh đã chiếm 53% xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Nhật đối với Giáp xác đông lạnh chỉ chiếm có 17% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2009. Nhóm mặt hàng Cá đông lạnh không phi lê có nhu cầu nhập khẩu vào Nhật cao nhất (23%) thì chỉ chiếm có 4% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào đây.

So với năm quốc gia cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trong khu vực, Việt Nam có mức đa dạng hóa thị trường với tỷ trọng xuất khẩu hài hòa hơn, nhưng lại kém về mức độ đa dạng hóa sản phẩm

So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm34 của thủy sản xuất khẩu Việt Nam năm 2009 với 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho thấy mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam cao nhất và tỷ trọng xuất khẩu tới các thị trường này là tương đối hài hòa. Malaysia có mức độ đa dạng hóa thị trường thấp nhất do số lượng thị trường xuất khẩu ít và nhiều thị trường xuất khẩu hàng đầu của quốc gia này như Hồng Kông, Singapore hay Úc đều chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới năm 2009. Trung Quốc cũng xuất khẩu thủy sản tới 176 thị trường, bằng với Việt Nam, nhưng họ tập trung quá nhiều vào 3 thị trường Nhật Bản, Mỹ, và Hàn Quốc35 (55% kim ngạch xuất khẩu) trong khi 3 thị trường này chỉ chiếm 35% giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới năm 2009.

Tuy nhiên, xét về mức độ đa dạng hóa sản phẩm thì Việt Nam lại đứng ở vị trí rất thấp, chỉ trên Thái Lan. Vị trí thấp của Việt Nam còn đáng lo ngại hơn khi cả 5 nước so sánh cũng không có mức độ đa dạng hóa sản phẩm cao (tức là đa dạng hóa sản phảm thấp trong số nhóm nước có mức độ này thấp). Quốc gia đứng đầu ở chỉ số này là Indonesia cũng chỉ có 3 trên 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trùng với 5 nhóm mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu cao nhất trên thế giới năm 2009.

Hình 19: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của thủy sản xuất khẩuViệt Nam với một số nước trong khu vực năm 2009

Trung Quốc

Ấn Độ

Inđônêxia

Malaixia

Trung bình về đa dạng hóa sản phẩm

Trun

g bì

nh v

ề đa

dạn

g hó

a th

ị trư

ờng

Thái Lan Việt Nam

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

Mức độ đa dạng hóa thị trườngChú thích: Diện tích bong bóng thể hiện giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2009

Mức

độ

đa d

ạng

hóa

sản

phẩm

Nguồn: UN Comtrade.

34 Phương pháp tính toán chỉ số đa dạng hóa sản phẩm và thị trường đã được trình bày ở Hộp 2.

35 Ba thị trường này cũng là ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng chỉ chiếm 42% kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009.

Page 82: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

58

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động về giá cả, nhu cầu nhập khẩu và cạnh tranh từ các quốc gia khác, trong đó, Trung Quốc đang nổi lên là một nhà xuất khẩu thủy sản hiệu quả với chi phí sản xuất thấp. Điểm chú ý là Trung Quốc cũng tập trung xuất khẩu Cá phi lê đông lạnh - nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - và ba thị trường xuất khẩu hàng đầu năm 2009 của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, và Hàn Quốc cũng là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy vậy, Trung Quốc cũng là một cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì đây là thị trường lớn đang rộng mở và nằm ngay sát chúng ta. Thêm vào đó, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dịch bệnh và sự quản lý an ninh sinh học yếu kém.36 Đây là các điểm yếu mà Việt Nam có thể tận dụng, rút kinh nghiệm để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Bên cạnh sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu nhóm mặt hàng tương tự, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt từ các nước nhập khẩu. Ví dụ như khách hàng EU tìm hiểu rất kỹ điều kiện của các cơ sở chế biến/kinh doanh thủy sản, nguồn gốc sản phẩm (đánh bắt/nuôi ở vùng nào, cho ăn ra sao, sử dụng thuốc gì, các vấn đề môi trường liên quan, v.v.).37 Đến giữa năm 2010, mới chỉ có một vùng nuôi tôm và bốn vùng nuôi cá tra của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP.38 Vì vậy, việc cần làm trước mắt của các doanh nghiệp xuất khẩu là chuẩn bị tốt cho việc chứng nhận quy trình sản xuất an toàn, đạt tiêu chuẩn Global GAP. Đó cũng là một bước đóng góp vào nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu nước ta.

3.2.3 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm điện tử39

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm điện tử khá cao, nhưng thiếu ổn định; xuất khẩu một số mặt hàng có xu hướng giảm, đó là những mặt hàng đang phải đối mặt với cạnh tranh với sản phẩm cùng loại từ các nước trong khu vực và Trung Quốc

Về tổng thể, trong giai đoạn 2000 - 2009, xuất khẩu tăng trung bình 21,5% mỗi năm, từ 566 triệu USD năm 2000 lên 3,2 tỷ năm 2009. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu không tăng đều mà có sự dao động lớn: năm 2002, xuất khẩu giảm 13,6% so với năm trước đó, từ 564 triệu USD xuống còn 487 triệu; năm 2003, xuất khẩu lại tăng 35,7%, đạt 661 triệu USD; và năm 2008 đạt mức đỉnh điểm (xấp xỉ 83%), đạt gần 3,1 tỷ USD doanh thu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu điện tử tăng 39,4%, đưa thiết bị điện tử và linh kiện điện tử lên hàng thứ năm trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.

Máy văn phòng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tăng từ 220 nghìn USD năm 2006 lên gần 1,3 tỷ năm 2008. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, Canon đã đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất máy in lớn với 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu tại KCN Thăng Long, Hà Nội; KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh; và KCN Quế Võ, Bắc Ninh. Trong đó, nhà máy tại KCN Quế Võ là nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới.

36 Phân tích kinh tế chiến lược ngành thủy sản Việt Nam.

37 Nguồn: http://cafef.vn/20100502084828339CA39/xuat-khau-thuy-san-viet-nam-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc.chn

38 Global GAP là tiêu chuẩn tư nhân được áp dụng một cách tự nguyện trong chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu.

39 Các sản phẩm điện tử được nhóm theo Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3). Ở phân cấp 3, các sản phẩm này được chia thành 7 nhóm: Máy văn phòng (751); Máy tính và thiết bị (752); Linh kiện/phụ tùng của máy văn phòng (759); Tivi (761); Máy thu,phát thanh (762); Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh (763); Thiết bị liên lạc viễn thông và phụ tùng (764). Số liệu được lấy từ UN Comtrade.

Page 83: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

59

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 20: Xuất khẩu các nhóm sản phẩm điện tử của Việt Nam, 2000 - 2009

$0

$200,000

$400,000

$600,000

$800,000

$1,000,000

$1,200,000

$1,400,000

00 01 02 03 04 05 06 07 08 09

Máy văn phòng Máy tính và thiết bịLinh kiện/phụ tùng của máy văn phòng TiviMáy thu, phát thanh Thiết bị ghi, tái tạo âm thanhThiết bị viễn thông và phụ tùng

Nguồn: UN Comtrade.

Trong số 7 nhóm sản phẩm điện tử của Việt Nam, Ti vi và Máy thu, phát thanh là 2 nhóm có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất từ năm 2007 trở lại đây, tức là khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của Máy tính và thiết bị cũng giảm mạnh trong năm 2008 so với 2007, từ 945 triệu USD năm 2007 xuống chỉ còn 170 triệu USD, tương đương giảm 82%. Sự sụt giảm nhanh chóng này có cả nguyên nhân từ bên ngoài lẫn trong nước. Nguyên nhân bên ngoài là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu nhóm sản phẩm này. Cụ thể là, xuất khẩu Máy tính và thiết bị của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2008 giảm 96%; xuất khẩu vào các thị trường truyền thống khác như Singapore và EU cũng trong hoàn cảnh tương tự, giảm tương ứng 93% và 94% chỉ trong vòng một năm. Tuy nhiên trong cùng kỳ, xuất khẩu Máy tính và thiết bị của Trung Quốc đạt giá trị rất cao và tăng 9%, từ 112 tỷ USD năm 2007 lên 122 tỷ USD năm 2008, trong đó xuất khẩu vào Mỹ tăng 4%. Như vậy, sản phẩm của Việt Nam kém cạnh tranh hơn và nguyên nhân không hoàn toàn đến từ bên ngoài, mà từ trong nước, trước hết do chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng máy tính.

Xuất khẩu sản phẩm điện tử có mức độ đa dạng hóa thị trường cao, nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm điện tử sang 99 thị trường với tổng kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD. Nhìn chung, mức độ phân bố xuất khẩu là tương đối tốt, với 5 thị trường hàng đầu chỉ chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu điện tử năm 2009. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 695 triệu USD năm 2009, tương đương 21% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, đạt trung bình 110% mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2009.40

Bên cạnh Mỹ thì khu vực Đông Á cũng là thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Trong 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu năm 2009, có tới 3 thị trường nằm ở khu vực này là Nhật

40 Xuất khẩu sản phẩm điện tử từ Việt Nam tới Mỹ nhảy vọt từ 525 nghìn Đô-la Mỹ năm 2001 lên 9 triệu Đô-la Mỹ năm 2002, tương đương với mức tăng 1600% chỉ trong một năm.

Page 84: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

60

Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Trong giai đoạn 2000 - 2009, xuất khẩu sản phẩm điện tử sang Nhật Bản và Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao, tương ứng là 20% và 58% mỗi năm.

Về mặt sản phẩm, các nhóm mặt hàng điện tử có mức độ tập trung xuất khẩu cao, với 5 nhóm mặt hàng chính chiếm tới 77% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử năm 2009. Năm 2009, xuất khẩu Máy in/copy/fax của Việt Nam chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu đồ điện tử, trong khi nhu cầu nhập khẩu nhóm sản phẩm này chỉ chiếm có 4% kim ngạch nhập khẩu đồ điện tử trên thế giới trong cùng năm. Hai nhóm mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu lớn khác là Ti vi màu (10%) và Thiết bị truyền dẫn dùng cho phát thanh vô tuyến/truyền hình (14%) thì tỷ trọng xuất khẩu tương ứng của Việt Nam chỉ là 2% và 8%.

Nhóm mặt hàng Máy in/copy/fax tăng trưởng trung bình tới 195% mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2009 và giá trị xuất khẩu năm 2009 lớn nhất, đạt 1,2 tỷ USD, gần bằng cả 4 nhóm mặt hàng chính khác cộng lại. Sự tăng đột biến về giá trị và tốc độ chỉ diễn ra từ năm 2008, sau khi Canon đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất máy in lớn nhất thế giới tại Việt Nam. Thị trường xuất khẩu nhóm sản phẩm này cũng khá đa dạng, trong đó 10 thị trường hàng đầu năm 2009 có cả các quốc gia châu Mỹ (Mỹ và Canada); Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản); Đông Nam Á (Singapore); châu Âu (Hà Lan, Cộng hòa Séc, Úc, Phần Lan); và Trung Đông (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất). 41

Bảng 11: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu điện tử chính Mặt hàng điện tử xuất khẩu41 chính

Thị trường

Giá trị XK năm 2009 (nghìn USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK năm 2009 (%)

Tốc độ tăng trưởng trung bình, 2000-09 (%)

Thị trường Giá trị XK năm 2009 (nghìn đô-la Mỹ)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK điện tử năm 2009 (%)

Tốc độ tăng trưởng XK trung bình, 2000-09 (%)

Mỹ 694.641,2 21% 110%Máy in/ copy/fax

1.209.170 37% 195%

Nhật Bản

300.303,2 9% 20%

Máy ghi, tái tạo âm thanh/video

360.620 11% 151%

Trung Quốc

286.849,1 9% 58%Linh phụ kiện viễn thông

357.114 11% 33%

Thái Lan

285662,1 9% 8%

Linh phụ kiện cho máy văn phòng

339.545 10% -4%

Hà Lan 228.742,9 7% 53%Thiết bị truyền dẫn

263.582 8% 94%

Tổng 1.796.198,4 55% Tổng 2.530.030 77%

Nguồn: UN Comtrade.

41 Các mặt hàng xuất khẩu được phân loại theo Bảng phân loại tiêu chuẩn Ngoại thương (SITC Revision 3) ở phân cấp 4. Có tổng cộng 24 nhóm mặt hàng như vậy.

Page 85: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

61

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Việc tập trung sản phẩm xuất khẩu khẳng định năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất, mà Canon là một ví dụ, nhưng đằng sau đó vẫn phải tính đến rủi ro khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bị giảm do xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới và các doanh nghiệp Việt Nam được gì khi các doanh nghiệp điện tử hàng đầu sẽ lắp ráp xuất khẩu tại Việt Nam? Thực tế ở KCN Quế Võ và nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới của Canon tại đây cho thấy gần như 100% linh kiện, phụ tùng cho nhà máy này đều do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong mạng lưới cung ứng đầu vào cho Canon ở Châu Á cung cấp. Các doanh nghiệp này cũng đầu tư vào Việt Nam và tạo thành một cụm sản xuất máy in laser mà không có sự tham gia của doanh nghiệp trong nước. Điều này chứng tỏ việc xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước là không dễ dàng và đó cũng cần được coi là một bất lợi đối với nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam thông qua học hỏi và chuyển giao công nghệ từ FDI (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2009).42

So với Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan, xuất khẩu điện tử của Việt Nam đều có mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm thấp là một bằng chứng của năng lực cạnh tranh của sản phẩm điện tử xuất khẩu Việt Nam còn yếu

So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm43 điện tử xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 với 4 quốc gia là Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan cho thấy mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam chỉ đứng thứ 4 trong số 5 nước so sánh, trên Malaysia. Điều này không phải do Việt Nam không xuất khẩu tới nhiều thị trường, mà do tỷ trọng xuất khẩu tới nhiều thị trường không hài hòa với dung lượng của các thị trường đó. Ví dụ như Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam năm 2009, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, nhưng lại chỉ chiếm 1% giá trị nhập khẩu sản phẩm điện tử của Thái Lan trên thế giới trong cùng năm.

Trung Quốc đã trở thành “ông lớn” trong xuất khẩu điện tử của khu vực, bỏ xa 4 quốc gia còn lại về mức độ đa dạng hóa thị trường do hầu hết các thị trường xuất khẩu hàng đầu của quốc gia này cũng là các thị trường nhập khẩu sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới. Ngoại trừ Hồng Kông thì tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc tới mỗi thị trường theo khá sát tỷ trọng nhập khẩu điện tử của thị trường đó trong tổng giá trị nhập khẩu điện tử trên thế giới.

Tương tự như mức độ đa dạng hóa thị trường, mức độ đa dạng hóa sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp, đứng ở vị trí cuối cùng trong số 5 nước so sánh. Nguyên nhân là do Việt Nam vừa xuất khẩu ít mặt hàng điện tử hơn 4 quốc gia còn lại, vừa có tỷ trọng xuất khẩu không hài hòa với nhu cầu nhập khẩu của thế giới. Việc Việt Nam có mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp nhất trong số các quốc gia so sánh còn đáng lo ngại hơn vì bản thân Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã không tốt về chỉ số này, tức là vị trí của Việt Nam là “thấp trong nhóm có vị trí thấp về mức đa dạng hóa sản phẩm”. Malaysia là quốc gia Đông Nam Á có mức độ đa dạng hóa sản phẩm tốt nhất năm 2009, nhưng cũng chỉ đạt 0,65, thua xa mức 0,84 của Trung Quốc.

Mức độ đa dạng hóa thấp cả về thị trường và sản phẩm, cộng thêm giá trị xuất khẩu thấp nhất trong số 5 nước so sánh cho thấy năng lực cạnh tranh của sản phẩm điện tử xuất khẩu Việt Nam còn rất yếu kém. Tỷ trọng xuất khẩu tới mỗi thị trường chưa hài hòa, và ngược lại cũng chưa khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường hàng đầu. Lấy thị trường Mỹ làm ví dụ. Đây là thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2007, nhưng trong số 5 nhóm mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất năm 2009 là Thiết bị truyền

42 Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009).

43 Phương pháp tính 2 chỉ số này đã được trình bày trong Hộp 2.

Page 86: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

62

dẫn; Ti vi màu; Máy vi tính; Linh phụ kiện cho máy văn phòng; và Thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh/video thì chỉ có nhóm cuối cùng là nằm trong số 5 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này.

Hình 21: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm điện tử xuất khẩu năm 2009 với một số nước trong khu vực

Trung Quốc

Thái Lan

Malaixia

TB v

ề đa

dạn

ghó

a th

ị trư

ờng

TB về đa dạnghóa sản phẩmđIn ônêxia

Việt Nam

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85

Mức độ đa dạng hóa thị trường

Chú thích: Diện tích bong bóng thể hiện giá trị xuất khẩu điện tử năm 2009.

Mức

độ

đa d

ạng

hóa

sản

phẩm

Nguồn: UN Comtrade.

Xuất khẩu điện tử chủ yếu là sản phẩm gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện và phụ tùng nhập khẩu do thiếu công nghiệp hỗ trợ trong nước

Mặc dù xuất khẩu điện tử phần lớn do các DN có vốn nước ngoài thực hiện, nhưng các doanh nghiệp này cũng chủ yếu là lắp ráp và phụ thuộc nhiều vào linh, phụ kiện nhập khẩu do thiếu công nghiệp hỗ trợ điện tử trong nước. Ví dụ, trong giai đoạn 2001 – 2009, nhập khẩu mặt hàng linh kiện, phụ tùng để lắp ráp máy tính tăng trung bình 12% mỗi năm, từ 130 triệu USD năm 2001 lên 373 triệu năm 2009. Sự thất bại trong việc nâng tỷ lệ nội địa hóa đi liền với linh kiện máy tính nhập khẩu bị đánh thuế44 khiến cho giá thành các sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của Trung Quốc hay một số nước ASEAN khác.45 Trong khi công nghiệp hỗ trợ yếu như hiện nay, nếu linh kiện máy tính không được giảm thuế nhập khẩu sớm, rất có thể các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư lắp ráp ở Việt Nam sẽ chuyển sang thuê sản xuất – lắp ráp ở nơi khác còn các doanh nghiệp lắp ráp nội địa phải đình chỉ sản xuất và xuất khẩu nhóm sản phẩm này sẽ còn giảm trong các năm tới.46

44 Hiện tại, Việt Nam đang xem xét cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu của điện tử từ 0% đến 5% trong giai đoạn 2008 – 2013, và đến năm 2015 là 0% theo lộ trình CEFT/AFTA.

45 Nguồn: http://www.tapchithue.com/c7t14131-giam-thue-nhap-khau-cho-may-tinh-.htm

46 Khó khăn đối với việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện điện tử nằm ở ý kiến phản hồi trái chiều từ phía doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp lắp ráp mong muốn giảm thuế, thì các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản phẩm này lại yêu cầu tăng dần thuế nhập khẩu.

Page 87: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

63

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện của Việt Nam chưa phát triển vì đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thuế nhập khẩu linh kiện dưới 5% (theo thực thi AFTA và WTO) thấp hơn thuế nhập khẩu vật tư để sản xuất linh kiện, do đó sự mất cân đối giữa lắp ráp sản phẩm và sản xuất phụ tùng linh kiện ngày càng tăng. Trong khi đó, ngành công nghiệp điện tử của các nước ASEAN (gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines) đã phát triển sang giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao hướng tới sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đáng chú ý là các đối thủ lớn của Việt Nam như Trung Quốc và Thái Lan đang tích cực đẩy nhanh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thì Việt Nam vẫn đang loay hoay chưa tìm ra hướng đi cho ngành công nghiệp này.

Page 88: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 89: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

65

PHầN tHỨ tƯ

Các nhân tố ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ngành may mặc, thủy sản và điện tử qua kết quả điều tra doanh nghiệp

4.1 Mẫu điều tra và đánh giá chung 75

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

hàng may mặc 82

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 97

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu điện tử 118

Page 90: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 91: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

67

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

4.1 Mẫu điều tra và đánh giá chung

4.1.1. Mẫu điều tra

Để có bằng chứng phân tích sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử, một cuộc điều tra bằng phiếu hỏi đã được tiến hành đối với 200 doanh nghiệp. Kết quả có 174 doanh nghiệp trả lời, chiếm tỷ lệ 87% tổng số mẫu điều tra.

Hình 22: Số doanh nghiệp điều tra phân bổ theo địa điểm và ngành

49

710

25

9

3135

62

0

10

20

30

40

50

60

Hà Nội TP Hồ Chí Minh Đồng Nai Khác

May mặc Điện tử Thủy sản

Chú thích: Có 9 DN XK thủy sản không khai báo mã tỉnh.

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Trong số 174 DNXK trong mẫu điều tra, 35% DN ở Hà Nội, 40% ở TP HCM, 7% ở Đồng Nai và 18% đến từ các tỉnh/thành phố khác trên cả nước. Số DNXK may mặc chiếm 52% (91 DN), còn lại chia đều cho hai ngành thuỷ sản và điện tử, mỗi ngành chiếm 24%. Các doanh nghiệp thủy sản trong mẫu điều tra chủ yếu là doanh nghiệp ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An, v.v.

Hình 23: Cơ cấu doanh nghiệp theo địa điểm và ngành

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Nội dung của phiếu điều tra gồm năm phần nhằm thu thập thông tin phản hồi của doanh nghiệp về: (1) thông tin chung về doanh nghiệp; (2) Chính sách và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp; (3) Năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (4) Vai trò của các hiệp hội và (5) Kiến nghị của doanh nghiệp.

May mặc52%

Điện tử24%

Thủy sản24%

Đồng Nai7%

Khác18%

Hà Nội35%

TP Hồ Chí Minh40%

May mặc52%

Điện tử24%

Thủy sản24%

Đồng Nai7%

Khác18%

Hà Nội35%

TP Hồ Chí Minh40%

Page 92: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

68

4.1.2. Thông tin chung về các doanh nghiệp điều tra

Loại hình sở hữu

Theo loại hình sở hữu, tại thời điểm điều tra, tới 43,7% là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài; đứng thứ hai là các doanh nghiệp cổ phần (không có vốn nhà nước) với 15,5%; số còn lại gồm nhiều loại hình khác nhau như liên doanh (7 doanh nghiệp), công ty cổ phần có vốn nhà nước không chi phối (11) và vốn nhà nước chi phối (9) v.v.

Xét theo ngành, trên 95% doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi tỷ lệ này là 52,7% ở ngành may mặc và chỉ là 4,7% (2 doanh nghiệp) ở ngành thủy sản hay doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm ưu thế trong xuất khẩu thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung trong ngành may mặc và điện tử.

Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp

Giám đốc các doanh nghiệp xuất khẩu có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 80%; 10% trên đại học; 8% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và chỉ 2% tốt nghiệp THPT trở xuống, đều rơi vào doanh nghiệp may mặc xuất khẩu.

Hình 24: Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Xét theo ngành, trên 97% giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có trình độ học vấn từ đại học trở lên, trong khi tỷ lệ này là 90% ở ngành điện tử và 82,9% ở ngành may mặc. Tỷ lệ cao trong ngành thủy sản là một tín hiệu về sự chuyển biến của khu vực tư nhân bởi hầu hết doanh nghiệp thủy sản do tư nhân sở hữu. Xuất khẩu thủy sản cũng là ngành chịu áp lực lớn trước những hàng rào kỹ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi gia nhập WTO. Cho nên trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn.

Hoạt động xuất khẩu

Trong tổng số 174 doanh nghiệp, số sản xuất, chế biến xuất khẩu chiếm 48,9%, doanh nghiệp gia công, lắp ráp chiếm 41,4% và 9,7% doanh nghiệp thực hiện cả hai hoạt động, vừa sản xuất và gia công xuất khẩu.

THPT trở xuống

2%

TH chuyên nghiệp

8%

Cao đẳng2%

Đại học78%

Trên đại học10%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

May mặc Điện tử Thủy sản

THPT trở xuống TH chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học

THPT trở xuống

2%

TH chuyên nghiệp

8%

Cao đẳng2%

Đại học78%

Trên đại học10%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

May mặc Điện tử Thủy sản

THPT trở xuống TH chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học

Page 93: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

69

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 25: Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức tiến hành xuất khẩu chung và từng ngành

0%

20%

40%

60%

80%

100%

May m ặc Điện tử Th ủy s ản T ổng

S ản xu ất, ch ế biến XK Gia công, l ắp ráp XK C ả 2 ho ạt động

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Nhìn chung 100% doanh nghiệp thủy sản chế biến xuất khẩu, trong đó chỉ có 7% vừa chế biến, vừa gia công. Ở ngành may mặc, tỷ lệ gia công chiếm ưu thế (trên 58%), trong khi ở ngành điện tử, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất (48,78%) và gia công/lắp ráp (46,34%) gần ngang nhau. Như vậy 100% doanh nghiệp hoạt động chuyên gia công, lắp ráp xuất khẩu rơi vào ngành may mặc và điện tử.

Hình 26: Hình thức xuất khẩu của tổng mẫu và theo ngành

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Trên 86% doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp và tỷ lệ này cũng cao ở cả ba ngành điều tra. Riêng trong ngành thủy sản, gần như tất cả doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình, một số ít vừa xuất khẩu trực tiếp, vừa thông qua doanh nghiệp trung gian (Hình 26). Kết quả này chứng tỏ phần lớn doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường xuất khẩu – là một dấu hiệu cho thấy năng lực cạnh tranh xuất khẩu khá tốt. Xuất khẩu sản phẩm trực tiếp cũng giúp cho doanh nghiệp cọ sát thị trường nhiều hơn, buộc phải tìm hiểu tâm lý và thị hiếu của khách hành nước ngoài, qua đó học hỏi kinh nghiệm và là bước khởi đầu để tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sau này.

Xuất khẩu trực tiếp

86%

Xuất khẩu gián tiếp

6%

Cả 2 hình thức8%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

May mặc Điện tử Thủy sản

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp Cả 2 hình thức

Xuất khẩu trực tiếp

86%

Xuất khẩu gián tiếp

6%

Cả 2 hình thức8%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

May mặc Điện tử Thủy sản

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp Cả 2 hình thức

Page 94: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

70

4.1.3. Đánh giá so sánh các chính sách và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp trong ba ngành

Chính sách thuế

Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu “tốt và rất tốt” tuy có tăng lên (27,3% năm 2010 so với 18,9% năm 2007), nhưng phần lớn doanh nghiệp cho là bình thường. Có thể hiểu chính sách thuế đã có cải thiện theo hướng tốt lên cho doanh nghiệp, nhưng mức độ cải thiện còn thấp sau ba năm gia nhập WTO.

Hình 27: Mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu

01020304050607080

01027002

%

Rất xấu Xấu Bình thường Tốt Rất tốt

2007:159/174 phản hồi và 2010:161/174 phản hồi

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Số doanh nghiệp tăng thêm đánh giá tốt về chính sách thuế phần lớn ở ngành điện tử (6/15 doanh nghiệp, chiếm 40%) và thủy sản (5/15, chiếm 33,3%). Kết quả này cũng hợp lý khi 3 trong số 5 doanh nghiệp tăng thêm đánh giá ảnh hưởng xấu của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu là ở ngành may mặc. Đây là ngành có tỷ lệ gia công xuất khẩu cao nhất, nên chính sách thuế có vẻ nặng đối với nhiều doanh nghiệp do phần giá trị tăng thêm của sản phẩm may mặc không cao.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan vẫn được chấp nhận ở phần lớn doanh nghiệp, trong đó 26% cho rằng thủ tục hải quan hiện hành ảnh hưởng tốt và rất tốt đến kết quả xuất khẩu. Số này rơi vào doanh nghiệp may mặc và chế biến thủy sản. Trong khi đó, cải cách thủ tục hải quan có vẻ ít tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp điện tử. Tuy vậy, thủ tục hải quan ảnh hưởng xấu và rất xấu đến xuất khẩu vẫn còn ở 11 doanh nghiệp (gần 7%) trong cả ba ngành điều tra.

Page 95: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

71

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 28: Mức độ ảnh hưởng của thủ tục hải quan đến kết quả xuất khẩu

0

20

40

60

80

100

01027002

% Rất xấu

2007:159/174 phản hồi và 2010: 161/174 phản hồi

Xấu Bình thường Tốt Rất tốt

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Chính sách tín dụng, tỷ giá

So với năm 2007, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính sách tỷ giá và tín dụng từ mức chấp nhận được đến tốt lên đều giảm đi đã phản ánh ảnh hưởng của bất ổn về kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát cao trong năm 2008-2009, kéo theo đó là lãi suất cho vay cao của ngân hàng cũng như điều chỉnh tỷ giá đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Hệ quả là tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng tỷ giá và chính sách tín dụng có ảnh hưởng xấu đến kết quả xuất khẩu đều tăng lên, năm 2010 lần lượt là 25% và 15,4% so với 18,9% và 10,4% của năm 2007. Ảnh hưởng của chính sách tín dụng có phần nhẹ hơn là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nhưng mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn khó khăn.

Hình 29: Mức độ ảnh hưởng của chính sách tín dụng và tỷ giá đến kết quả xuất khẩu

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Ảnh hưởng của tỷ giá

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng của chính sách tín dụng

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng của tỷ giá

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng của chính sách tín dụng

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Page 96: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

72

Điểm đặc biệt là thay đổi trong hai chính sách trên đây không ảnh hưởng đến doanh nghiệp điện tử, trong khi chính sách tỷ giá ảnh hưởng xấu đến một số doanh nghiệp may mặc thì nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản lại chịu tác động xấu của chính sách tín dụng, chủ yếu do lãi suất cao. Kết quả này phản ánh đúng thực tế là ngành may mặc có tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu cao hơn nên chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá, trong khi các doanh nghiệp thủy sản phần lớn do tư nhân sở hữu cần vốn sản xuất hơn, nhưng lại khó vay ngân hàng.

Chính sách lao động

Chính sách lao động cũng ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp hơn trong năm 2010 so với 2007. Tuy nhiên, tất cả số phàn nàn là các doanh nghiệp may mặc (8/13 doanh nghiệp) và thủy sản (5/13 doanh nghiệp), trong khi 100% số đánh giá tốt lại đều là doanh nghiệp điện tử (2 doanh nghiệp).

Hình 30: Mức độ ảnh hưởng của chính sách lao động

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Thay đổi trong chính sách tiền lương thể hiện qua mức lương tối thiểu tăng lên từ 2008-2010 theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2008-2012 (Hình 31). Mặc dù mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực doanh nghiệp trong nước thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụng cho cùng một vùng), nhưng tốc độ tăng lương ở khu vực trong nước lại cao hơn trong vòng 3 năm qua.

Do trên 95% doanh nghiệp điện tử là FIEs, cho nên có thể kết luận doanh nghiệp trong nước ngành thủy sản và may mặc chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của chính sách tăng lương tối thiểu. Ở Việt Nam, lương tối thiểu cũng là căn cứ để tính các khoản chi phí khác liên quan đến lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vì vậy, không ít doanh nghiệp khó khăn với khoản chi phí này, nhất là khi may mặc và thủy sản là hai ngành có năng suất lao động thấp hơn ngành điện tử, đặc biệt các doanh nghiệp hoàn toàn gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

Ảnh hưởng của chính sách lao động

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Page 97: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

73

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 31: Thay đổi mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp từ 2008-2010

0

400

800

1200

1600

DNtrongnước

vùng 1

DNtrongnước

vùng 2

DNtrongnước

vùng 3

DNtrongnước

vùng 4

DNFDIvùng 1

DN FDIvùng 2

DN FDIvùng 3

DN FDIvùng 4

1000

đồn

g/th

áng

2008 2009 2010

Nguồn: Nghị định 167 và 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007; Nghị định 97 và 98/2009/NĐ-CP về mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực doanh nghiệp.

Các hiệp định thương mại và chính sách, quy định, các hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu

Mặc dù việc thực hiện cam kết WTO và ký kết các hiệp định thương mại song phương được phần lớn doanh nghiệp đánh giá tốt lên, nhưng chính sách của các nước nhập khẩu lại đang là một trở ngại lớn cho hàng hóa xuất khẩu của một số doanh nghiệp, chủ yếu là ngành thủy sản.

Hình 32: Mức độ ảnh hưởng của các hiệp định thương mại và chính sách nước nhập khẩu

Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng từ các chính sách của nước nhập khẩu

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Ảnh hưởng từ các chính sách của nước nhập khẩu

0

40

80Rất xấu

Xấu

Bình thườngTốt

Rất tốt

2007 2010

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Năm 2010, khoảng 13% doanh nghiệp (10,3% năm 2007) cho rằng chính sách của nước nhập khẩu ảnh hưởng xấu đến kết quả xuất khẩu của họ. Điểm chú ý là số này đều trong ngành thủy sản, trong khi số doanh nghiệp đánh giá tốt lên chủ yếu là các doanh nghiệp điện tử. Như vậy, hiệp định thương mại mở ra nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu, nhưng để hàng hóa vào được các thị trường đó là không dễ, nhất là đối với mặt hàng thủy sản sơ chế và chế biến đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Kết quả điều

Page 98: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

74

tra doanh nghiệp ở Hình 33 khẳng định các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu do tư nhân sở hữu đã và đang phải chịu ảnh hưởng của những quy định và hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu nhiều hơn cả. Trong khi sản phẩm điện tử chủ yếu do các công ty có vốn nước ngoài xuất khẩu theo đặt hàng của công ty mẹ đã có thương hiệu nên đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, không gặp trở ngại lớn về hàng rào kỹ thuật như doanh nghiệp thủy sản.

Hình 33: Cơ cấu doanh nghiệp đánh giá ảnh hưởng của quy định, hàng rào kỹ thuật đến xuất khẩu theo các mức độ khác nhau

0%20%40%60%80%

100%

2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010

Tổng May mặc Điện tử Thủy sản

Rất xấu Xấu Bình thường Tốt Rất tốt

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc

4.2.1. Chính sách và các yếu tố bên ngoài

Về chính sách và thủ tục thuế, hải quan

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn cao; thủ tục hoàn thuế và miễn giảm thuế vẫn phức tạp đối với nhiều DNXK, trong khi tỷ lệ DNXK đã áp dụng chế độ thuế điện tử còn thấp. Năm 2010, tỷ lệ DNXK may mặc cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao và tăng lên (26,8%) so với 2007 (25,9%) chứng tỏ thuế TNDN vẫn là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Số DNXK được hoàn thuế GTGT47 chiếm 68,1% số doanh nghiệp điều tra, trong đó 25% phàn nàn thủ tục hoàn thuế vẫn còn phức tạp và rất phức tạp. Tương tự, thủ tục miễn giảm thuế nhập khẩu đầu vào cho sản xuất xuất khẩu cũng phức tạp đối với 28,82% doanh nghiệp trong số 52 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ chính sách.

Việc ứng dụng thuế điện tử vẫn chưa có tiến bộ, trong vòng ba năm chỉ có khoảng 1/3 DNXK được áp dụng phương pháp này, nhưng 21% trong số đó cho rằng thủ tục này vẫn phức tạp, không dễ thực hiện. Sự chậm trễ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục thuế thể hiện trình độ quản lý vẫn còn lạc hậu so với thế giới và là một yếu tố làm tăng chi phí cho DNXK.

47 Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về hoàn thuế GTGT.

Page 99: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

75

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Thủ tục hải quan liên quan đến miễn giảm thuế nhập khẩu, thủ tục kiểm tra hàng hóa và mô tả hàng hóa vẫn phức tạp đối với nhiều DNXK hàng may mặc.

Mặc dù việc hoàn tất các thủ tục hải quan có chiều hướng đơn giản hơn đối với phần lớn DNXK, nhưng vẫn còn phức tạp đối với một bộ phận DNXK. Thậm chí tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng thủ tục hải quan để miễn giảm thuế nhập khẩu đầu vào còn phức tạp đã tăng lên trong năm 2010 so với 2007. Chuyển biến tích cực nhất là thủ tục kê khai hải quan đã đơn giản đi, một phần là nhờ áp dụng hải quan điện tử.

Hình 34: Tỷ lệ DNXK đánh giá thủ tục hải quan còn phức tạp và rất phức tạp

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có trên 50% DNXK thực hiện thủ tục hải quan liên quan đến hoàn thuế nhập khẩu đầu vào; 59,3% DNXK thực hiện thủ tục miễn giảm thuế nhập khẩu và VAT. Tỷ lệ DNXK áp dụng hải quan điện tử năm 2010 là 61,5%, tăng so với 49,4% của năm 2007 là một yếu tố tích cực, nhưng vẫn còn thấp. Hải quan điện tử đã được áp dụng ở hầu hết các nước nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho DNXK và quản lý nhà nước thì việc nhiều DNXK ở nước ta chưa được thực hiện thủ tục này cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hình 35: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế và hải quan phức tạp

Nguyên nhân làm thủ tục hải quan phức tạp

0.0

20.0

40.0Cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộphận, thiếu phối hợp

Phương pháp kiểm tralạc hậu

Chưa áp dụng hải quanđiện tử

Thái độ cán bộ hảiquan

Thiếu thông tin hướngdẫn

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân làm thủ tục thuế phức tạp

0.0

10.0

20.0

30.0

Cần nhiều loại giấytờPhải qua nhiều bộphận, thiếu phối

hợpĐiều kiện hoàn thuế,

miễn giảm thuếphức tạp

Chưa áp dụng thuếđiện tử

Thái độ cán bộngành thuế

Thiếu thông tin,hướng dẫn

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân làm thủ tục hải quan phức tạp

0.0

20.0

40.0Cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộphận, thiếu phối hợp

Phương pháp kiểm tralạc hậu

Chưa áp dụng hải quanđiện tử

Thái độ cán bộ hảiquan

Thiếu thông tin hướngdẫn

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân làm thủ tục thuế phức tạp

0.0

10.0

20.0

30.0

Cần nhiều loại giấytờPhải qua nhiều bộphận, thiếu phối

hợpĐiều kiện hoàn thuế,

miễn giảm thuếphức tạp

Chưa áp dụng thuếđiện tử

Thái độ cán bộngành thuế

Thiếu thông tin,hướng dẫn

Nguyên nhân khác

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0

200720102007201020072010200720102007201020072010

tả

hàn

gh

óa

Kê khai

hải

qu

an

Kiểm tra

hàn

gh

óa

Thủ

tục

liên

qu

anđ

ến

Thủ

tục

miễ

ng

iảm

thu

ế

Áp

dụ

ng

hải

qu

anđ

iện

%

Page 100: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

76

Ba nguyên nhân chính làm cho thủ tục thuế và hải quan trở nên phức tạp vẫn là: (1) cần quá nhiều loại giấy tờ; (2) phải qua nhiều bộ phận; và (3) thiếu thông tin, hướng dẫn cho DNXK. Đối với thủ tục thuế, phức tạp nhất là ở chỗ cần nhiều giấy tờ, trong khi đối với thủ tục hải quan thì phải qua nhiều bộ phận là vấn đề nan giải nhất. Ngoài ra, đối với thủ tục thuế thì điều kiện hoàn và miễn thuế vẫn phức tạp đối với nhiều DNXK, trong khi nhiều DNXK cho rằng cách làm việc của cán bộ hải quan cũng cần được cải tiến hơn nữa.

Giải quyết các thủ tục thuế và hải quan được đánh giá khá tốn kém thời gian của DNXK, nhưng điểm tích cực là chi phí liên quan có phần giảm đi. So với năm 2007, số lao động và số ngày để giải quyết hai loại thủ tục này năm 2009 gần như không đổi, gồm 3 lao động (74 doanh nghiệp trả lời) và 163 ngày (81 doanh nghiệp trả lời) phản ánh tính phức tạp của các loại thủ tục vẫn còn. Trong khi đó, chi phí trung bình một doanh nghiệp phải trả giảm từ 169 triệu đồng (51 doanh nghiệp trả lời) năm 2007 xuống còn 123 triệu đồng năm 2009 (52 doanh nghiệp trả lời), chủ yếu là kết quả của áp dụng thuế và hải quan điện tử cũng như những cải cách về thủ tục đã được thực hiện.

Từ đánh giá của DNXK thấy rằng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế, hải quan và thực hiện tốt hơn nữa cơ chế một cửa, thuế và hải quan điện tử, công khai hóa thông tin cho doanh nghiệp là rất cần thiết tới đây.

Về chính sách tỷ giá

Những điều chỉnh tỷ giá làm giảm giá đồng nội tệ được cho là có tác động tốt đến doanh thu xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng xấu tới cân đối ngoại tệ và nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

Trước những dấu hiệu về bất ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng đi liền với quản lý vĩ mô còn chậm, thiếu linh hoạt, năm 2009 Chính phủ đã hai lần giảm giá đồng Việt Nam vào tháng 11/2009 (5%) và 2/2010 (3,3%). Điều chỉnh này đã có tác động tích cực đến 44,4% DNXK ở góc độ doanh thu, nhưng 35,6% cho rằng không làm doanh thu xuất khẩu thay đổi và 20% còn cho rằng tác động xấu. Tác động tốt ở các DNXK được thanh toán hợp đồng sau khi tỷ giá đã được điều chỉnh, trong khi ở hai trường hợp sau, các DNXK này có thể đã có doanh thu trước đó nên tác động của việc giảm VND sẽ đến chậm hơn thời điểm điều tra phiếu hỏi.

Hình 36: Tác động của giảm giá đồng nội tệ đến DNXK năm 2010

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Doanh thuxuất khẩu

Vay ngoại tệ

Nhập khẩunguyên liệu

đầu vào

Tích cực

Không tác động

Tác động tiêu cực

Page 101: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

77

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Xét từ góc độ nhập khẩu đầu vào và vay ngoại tệ, phần lớn DNXK cho là giảm đồng nội tệ không có tác động (69,2%) và tác động xấu (26,9%). Vẫn còn nhiều DNXK không được đáp ứng nhu cầu ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại (36,1% DN), trong số đó chỉ có 9,7% vay của ngân hàng nước ngoài; tới 42% phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do nên bị ảnh hưởng của việc nới lỏng tỷ giá. Số còn lại (48,4%) tự cân đối ngoại tệ hoặc nhận từ công ty mẹ. Như vậy, mâu thuẫn cơ bản đối với các DNXK, nhất là ở ngành may mặc, là trên 50% nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu. Do đó, giảm giá VND cũng đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất và đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Như vậy, nếu như không có cải tiến về công nghệ, quản lý v.v. để bù đắp cho khoản chi phí nhập khẩu đầu vào tăng lên thì các DNXK hoặc sẽ phải tăng giá bán, tức là giảm cạnh tranh về giá hoặc sẽ phải giảm lợi nhuận.

Về tiếp cận tín dụng

Nhiều DNXK phải dựa vào vốn vay ngân hàng để sản xuất xuất khẩu; tuy tiếp cận các ngân hàng dễ dàng, nhưng lãi suất còn cao, thủ tục còn phức tạp, trong khi thời hạn vay không đáp ứng yêu cầu đối với nhiều DNXK.

Phần lớn các DNXK may mặc phải vay vốn ngân hàng (60,04% số doanh nghiệp) từ 2007-2009, khoảng 24% tổng số DNXK thường xuyên phải vay vốn. Tuy nhiên, khu vực ngân hàng thương mại cổ phần trong nước được nhiều DNXK lựa chọn (57,7% doanh nghiệp vay tín dụng) hơn khu vực nhà nước (28,8%). Nhìn chung thủ tục cho vay được đa số chấp nhận, song còn phức tạp với nhiều doanh nghiệp, lãi suất còn cao và thời hạn không đáp ứng nhu cầu của DNXK.

Hình 37: Những vấn đề đối với DNXK khi vay vốn

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK

Thủ tục cho vay phức tạp hầu như có lý do từ phía ngân hàng như điều kiện cho vay rất khắt khe (12/32 doanh nghiệp, hay 37,5%); phải qua nhiều khâu thẩm định (11/32 doanh nghiệp, 34,4%) và thời gian thẩm định dài (7/32 doanh nghiệp; 21,9%). Với những điều kiện vay vốn như vậy, một vài DNXK đã gặp khó khăn do không đáp ứng đủ và vì thế không có khả năng tiếp cận tín dụng của ngân hàng. Chính sách bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất có đến được một bộ phận DNXK, tuy nhiên khoản tín dụng vừa nhỏ, lại cần nhiều thủ tục nên đã làm giảm tác động tích cực của chính sách; vẫn còn một số DNXK không biết đến những chính sách hỗ trợ này.

0 10 20 30 40 50

Thủ tục vay phức tạp

Lãi suất vay cao vàrất cao

Thời hạn vay khôngđáp ứng nhu cầu

Phần trăm

Page 102: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

78

Gần 17% DNXK may mặc đã từng được bảo lãnh vay vốn, trung bình vay được 6 lần với một khoản tín dụng khoảng 36,15 triệu đồng/1 lần trong khoảng thời gian 16 tháng. Phần lớn DNXK không đề nghị loại hỗ trợ này, chủ yếu là do không có nhu cầu hoặc có nhu cầu nhưng không xin vì nhận thấy doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện để được bảo lãnh.

Tương tự, khoảng 20% DNXK được hưởng hỗ trợ lãi suất 4% theo chương trình kích cầu của Chính phủ thực hiện cho năm 2009, thời gian hỗ trợ trung bình dài 9 tháng cho một khoản tín dụng trị giá trên 9 tỷ đồng. Khác với bảo lãnh tín dụng, thủ tục hỗ trợ lãi suất đơn giản hơn và chấp nhận được đối với hầu hết các DNXK nhận hỗ trợ.

Trong số doanh nghiệp không được hỗ trợ lãi suất thì phần lớn (gần 78,4% doanh nghiệp) là do không có nhu cầu; hoặc có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận chương trình (27,4%) và không có thông tin (13,7%). Ngại thủ tục hỗ trợ phức tạp là lý do chính khiến họ không tiếp cận để hưởng lợi từ chương trình này.

Nhìn chung, việc tiếp cận tín dụng và các chương trình hỗ trợ tín dụng tuy không còn quá khó đối với các DNXK, nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về mức vay, thời gian và điều kiện vay, thủ tục cho vay vẫn còn là vấn đề lớn đối với DNXK. Đặc biệt, lãi suất cho vay cao được cho là khó khăn nhất mà DNXK gặp phải trong suốt thời gian từ 2007-2010 đã có ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của DNXK do chi phí vốn quá cao. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn không đề nghị hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng cho thấy tác động của những chính sách này đến các DNXK còn chưa cao.

Hình 38: Ba khó khăn lớn nhất khi vay ngân hàng

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

2007 2009/2010

%

Lãi suất cao

DN khó đáp ứung điềukiện vay

Không có quan hệ thânthiết với NH

Ngân hàng không muốncho vay

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK

Về mặt bằng sản xuất

Các DNXK may mặc cần diện tích mặt bằng sản xuất lớn và phần lớn được đáp ứng nhu cầu; nhưng không có doanh nghiệp nào mở rộng qui mô xưởng sản xuất; nhiều doanh nghiệp muốn được hỗ trợ nhưng không đề nghị do ngại thủ tục phức tạp

Mặt bằng sản xuất luôn là một yếu tố quan trọng đối với các DNXK may mặc. Một DNXK may mặc đang sử dụng mặt bằng sản xuất có diện tích khá lớn, trung bình 2,3 ha và có được chủ yếu dưới hai hình thức, thuê của tư nhân và thuê của nhà nước (chiếm 88% doanh nghiệp). Diện tích mặt bằng không thay đổi từ năm 2007 chứng tỏ không có DNXK nào mở rộng qui mô xưởng sản xuất và 81% doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất. Như

Page 103: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

79

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

vậy, vẫn còn 19% DNXK chưa được đáp ứng về diện tích mặt bằng sản xuất, trong khi nhiều DNXK chưa được đáp ứng về chất lượng mặt bằng.

Khoảng 25% DNXK may mặc được hỗ trợ liên quan đến mặt bằng sản xuất, chủ yếu được miễn, giảm tiền thuê đất (55,8%), được cung cấp thông tin (26,4%) và 4 DNXK ở ngoài KCN được hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Thực tế còn nhiều doanh nghiệp muốn nhận được hỗ trợ, nhưng do thiếu thông tin, không được đáp ứng hoặc không đề nghị hỗ trợ. Lý do chính khiến các doanh nghiệp này không đề nghị hỗ trợ là ngại thủ tục phức tạp.

Về chính sách lao động

Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về lao động SA8000; việc làm trong DNXK may mặc được cho đang kém hấp dẫn hơn, trong khi thực hiện chính sách lương tối thiểu, BHXH và BHYT ngày càng khó khăn hơn đối với nhiều DNXK

Trên 83,5% DNXK không áp dụng SA8000 với lý do không thấy sự cần thiết vì đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Lao động và chính sách lao động của Việt Nam, trong khi có 21 doanh nghiệp không biết về tiêu chuẩn này. Điểm đặc biệt là trong số 13 DNXK áp dụng SA8000, phần lớn đều thực hiện từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, chứng tỏ các doanh nghiệp đó có tầm nhìn dài hạn trong hoạt động xuất khẩu. Việc không áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nhiều quốc gia sẽ không nhập khẩu những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đó.

So với năm 2007, thực hiện chính sách liên quan đến người lao động, nhất là BHXH và BHYT đang trở nên khó khăn hơn đối với nhiều DNXK. Mức lương tối thiểu tăng lên được hầu hết các DNXK chấp nhận, tuy nhiên việc lấy lương tối thiểu làm căn cứ tính BHXH và BHXY đã làm tăng chi phí lao động và đang là mối lo lớn cho các DNXK.

Hình 39: Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thực hiện các chính sách lao động khó khănvà rất khó khăn

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Mức lương tối thiểu tăng lên nhưng lạm phát cũng tăng nhanh từ 2007-2010 làm cho mức lương thực bị giảm đi là nguyên nhân chính khiến cho việc làm trong nhiều DNXK may mặc trở nên kém hấp dẫn đi ngay cả với lao động phổ thông, dẫn đến tình trạng bỏ việc, gây bất ổn định sản xuất cho DNXK. Trong các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng rất cao trong giá thành sản phẩm, cho nên tiền lương tối thiểu, BHXH, BHYT

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0

Chính sách tiền lương tối thiểu

Chính sách BHXH

Chính sách BHYT

Quy định thời gian lao động

Quy định an toàn lao động

%

2010

2007

Page 104: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

80

tăng hàng năm càng làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, hệ quả là ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh (ít nhất về giá) và lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, ngành may mặc luôn có mức tiền công thấp hơn so với nhiều ngành công nghiệp chế biến khác nên càng làm cho doanh nghiệp khó tuyển lao động hơn.

Một khó khăn đối với ngành may mặc là thuộc lĩnh vực lao động nặng nhọc nên các quy định về thời gian lao động cũng khắt khe, không được quá 360 giờ mỗi năm. Mặc dù tuyển dụng lao động phổ thông là chủ yếu, nhưng thời gian cho thử việc theo quy định pháp luật hiện hành lại quá ít, trong khi doanh nghiệp vẫn phải chi trả BHXH, BHYT cũng là một gánh nặng cho doanh nghiệp.

Về hiệp định thương mại và quy định của nước nhập khẩu

Nhiều DNXK gặp trở ngại với hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu; đã có nhiều DNXK tìm đến các tổ chức tư vấn pháp luật, nhưng vai trò tham vấn của Hiệp hội may mặc và các viện/trường còn yếu và chưa đến được nhiều DNXK

Đáng lưu ý là chỉ có 16 trong số 91 DNXK có đầy đủ thông tin về các quy định và chính sách của nước nhập khẩu; 23 DNXK không có đầy đủ thông tin; có 3 doanh nghiệp không biết về những quy định đó. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra hầu như doanh nghiệp không gặp khó khăn với quy tắc nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mà trở ngại lớn nhất chính là hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu, bao gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng may mặc.

Hình 40: Những quy định chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0

Hiệp định về thuế quan

Hiệp định về giá trị hải quan

Hiệp định về chống bán phá giá

Hiệp định về chống trợ cấp

Quy tắc xuất xứ

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Một số trở ngại khác đối với xuất khẩu của DNXK may mặc là quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá (16% doanh nghiệp) và điều tra gian lận thương mại (14,7% doanh nghiệp) của nước nhập khẩu. Đối với các DNXK, việc tìm hiểu thông tin về các quy định của nước nhập khẩu là không dễ dàng, đó là lý do để nhiều DNXK (50 doanh nghiệp) sử dụng tư vấn luật pháp bên ngoài, trong khi một số công ty đã tự xây dựng năng lực để đảm nhận (26 doanh nghiệp), song vẫn còn ít nhất 5 DNXK không biết tìm thông tin ở đâu. Tổ chức được DNXK sử dụng tư vấn luật pháp nhiều nhất là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (40,9% doanh nghiệp), tiếp đến là các công ty tư vấn (31,8%) và Hiệp hội May mặc (16,7% doanh nghiệp). Đáng lưu ý là rất ít DNXK sử dụng các dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin của các trung tâm xúc tiến thương mại và các trường/viện nghiên cứu của Nhà nước.

Page 105: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

81

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

4.2.2. Các yếu tố nội tại của DNXk sản phẩm may mặc

Bên cạnh những yếu tố bên ngoài, nhất là các chính sách và quy định của nhà nước và đối tác thương mại, năng lực cạnh tranh của DNXK còn phụ thuộc vào chính các yếu tố nội thân của doanh nghiệp.

Về vốn, lao động và công nghệ sản xuất

Các DNXK may mặc sử dụng nhiều lao động, trong đó gần 20% là lao động chưa qua đào tạo; mức tiền công trung bình còn thấp; thiếu kép về lao động (số lượng và chất lượng đào tạo) đang là trở ngại lớn nhất của DNXK để tăng năng suất và năng lực cạnh tranh

Phần lớn DNXK may mặc có qui mô vốn vừa và nhỏ và qui mô vốn có xu hướng tăng lên từ 2007-2010. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm trên 41%, nhìn chung cao hơn mức trung bình của các DNXK may mặc cả nước. Điểm đặc biệt là các DNXK điều tra có qui mô lao động lớn, nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ, trung bình 670 lao động năm 2007 và còn 578 lao động tại thời điểm cuối năm 2009. Đáng lưu ý là tình trạng đào tạo của lao động trong các DNXK ít thay đổi trong năm 2010 so với 2007. Khoảng 60% lao động được đào tạo, nhưng vẫn còn trung bình gần 20% lao động chưa qua đào tạo. Trình độ lao động thấp cũng phản ánh qua mức thu nhập trung bình rất thấp của lao động trong các doanh nghiệp này: 1,8 triệu đồng/tháng/lao động năm 2007 và 2,6 triệu đồng/tháng/1 lao động tại thời điểm điều tra năm 2010. Lao động trực tiếp sản xuất có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình và bằng gần một nửa mức thu nhập của cán bộ quản lý. Kết quả điều tra (54 DNXK trả lời đầy đủ thông tin về lao động) cho thấy chất lượng lao động của các DNXK chưa chuyển biến đáng kể, trong khi tiền lương và chi phí liên quan đến lao động liên tục tăng càng đẩy cả người lao động và DNXK vào tình thế ngày càng khó khăn hơn.

Hình 41: Tình trạng đào tạo của lao động trung bình một DNXK

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Thiếu lao động đã qua đào tạo và chất lượng đào tạo chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của DNXK đang là một vấn đề nan giải của nhiều DNXK. Phân loại theo trình độ đào tạo, lao động có chuyên môn kỹ thuật đang thiếu với nhiều DNXK hơn so với lao động đào tạo ngắn hạn,

0

20

40

60

Lao động có trình độcao đẳng, đại học trở

lên

Lao động được đàotạo chuyên môn kỹ

thuật

Lao động được đàotạo ngắn hạn

Lao động chưa quađào tạo

2007

2010

Page 106: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

82

thường là lao động giản đơn. Vấn đề còn ở chỗ, lao động đã qua đào tạo cũng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu (chỉ đáp ứng phần nào) chuyên môn và kỹ năng mà DNXK cần hay “thiếu trong thiếu - thiếu kép”. Vấn đề “thiếu kép lao động” không còn mới và luôn được coi là một trở ngại lớn, thậm chí khiến nhiều DNXK bị rơi vào “vòng luẩn quẩn” của ba không: Một là, không tăng được giá trị gia tăng trên sản phẩm nếu không nói là giảm đi do chi phí lao động tăng lên; Hai là, không tạo được sản phẩm mới đòi hỏi công nghệ cao hơn; Ba là khó có thể tham gia vào khâu sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may. Tóm lại, “thiếu kép lao động” đang cản trở doanh nghiệp trong việc tạo dựng năng lực cạnh tranh dựa trên một đội ngũ lao động có chất lượng.

Hình 42: Tình trạng số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo ở các DNXK

Số lượng lao động

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

Rất thiếu

Thiếu

Khôngthiếu

%

Số lao động được đào tạonghề ngắn hạn

Số lao động không phải làquản lý được đào tạochuyên môn kỹ thuật

Chất lượng lao động

0 20 40 60 80

Không đápứng

Đáp ứngmột phần

Đáp ứngnhu cầu

%

Lao động được đào tạonghề ngắn hạn

Lao động không phải làquản lý được đào tạochuyên môn kỹ thuật

Số lượng lao động

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

Rất thiếu

Thiếu

Khôngthiếu

%

Số lao động được đào tạonghề ngắn hạn

Số lao động không phải làquản lý được đào tạochuyên môn kỹ thuật

Chất lượng lao động

0 20 40 60 80

Không đápứng

Đáp ứngmột phần

Đáp ứngnhu cầu

%

Lao động được đào tạonghề ngắn hạn

Lao động không phải làquản lý được đào tạochuyên môn kỹ thuật

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã vượt quá khả năng giải quyết, tự đào tạo của bản thân DNXK do tình trạng cạnh tranh để giành nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp; có nhiều tổ chức tham gia đào tạo, nhưng thiếu sự phối hợp với nhau và với các DNXK trong đào tạo (về tổ chức, nội dung và chi phí) là một vấn đề làm cho lỗ hổng về chất lượng đào tạo ngày càng khó lấp mà hệ quả là doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu.

Về phía DNXK đã nhận thấy vấn đề thiếu kép lao động, nhiều biện pháp đã được thực hiện, nhất là đào tạo ngắn hạn cho lao động tuyển dụng. Nhưng các DNXK đứng trước hai vấn đề khó khăn, đó là kinh phí đào tạo và tình trạng rời bỏ doanh nghiệp của lao động đã được đào tạo. Hai vấn đề này vượt quá khả năng kiểm soát của DNXK và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nói chung và DNXK may mặc nói riêng về tranh giành lao động có chuyên môn kỹ thuật nhằm bù đắp thiếu hụt về số lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo.

Phần lớn các DNXK (đã trả lời) đánh giá doanh nghiệp là nơi tổ chức các khóa đào tạo tốt nhất, có nội dung phù hợp nhất và chi phí hợp lý nhất. Tổng chi cho đào tạo của các DNXK may mặc tăng từ mức trung bình 32 triệu đồng năm 2007 lên 38 triệu đồng năm 2008 và 39 triệu đồng năm 2009. Trong khi đó có hai nhận xét khác nhau về các khóa đào tạo do các tổ chức khác ngoài doanh nghiệp tổ chức. Đó là, các khóa đào tạo do các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học được tổ chức và có nội dung tốt, nhưng chi phí lại cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trái lại, các hiệp hội ngành có năng lực tổ chức và nội dung đào tạo không bằng, nhưng chi phí hợp lý hơn cho doanh nghiệp. Một lý do quan trọng là do thiếu các kênh phối hợp giữa bản thân các tổ chức đào tạo và giữa tổ chức đào tạo với DNXK, do đó nhiều doanh nghiệp đã không được biết về các khóa đào tạo, một số khác không thu xếp được thời gian để cử lao động đi đào tạo hoặc nội dung không thiết thực, chưa cần cho doanh nghiệp.

Do đó, việc phối hợp giữa các tổ chức đào tạo cũng như tăng tính chuyên nghiệp hơn đối với các hiệp hội ngành nghề sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Sự phối hợp này cũng rất cần thiết để qua đó Nhà nước có thể thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo

Page 107: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

83

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

của doanh nghiệp dễ dàng hơn thông qua mạng lưới doanh nghiệp thành viên của hiệp hội ngành nghề. Về phía các DNXK may mặc, ngoài các yêu cầu về chất lượng, các khóa đào tạo còn phải đảm bảo tính thiết thực và chủ động do phải sắp xếp lao động để duy trì sản xuất trong thời gian đào tạo.

Trình độ thiết bị, công nghệ của đa số DNXK may mặc ở mức trung bình mặc dù nhiều doanh nghiệp tích cực đầu tư thiết bị mới; chỉ có ít doanh nghiệp nhận được hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ; hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ phần lớn do các DNXK tự tiến hành và mua dịch vụ.

Mặc dù từ năm 2007-2009 đã có 56 DNXK (trong tổng số 91 doanh nghiệp) đầu tư đổi mới trang thiết bị, trong đó 41 đầu tư mới nhằm tăng chất lượng sản phẩm (55,9% doanh nghiệp) và mở rộng sản xuất (42,6% doanh nghiệp), nhưng trình độ thiết bị và công nghệ mà các DNXK may mặc đang sử dụng được cho chỉ ở mức trung bình, trên 1/3 đạt trình độ tiên tiến. Nguồn gốc thiết bị mới được nhập nhiều hơn từ các nước phát triển là một dấu hiệu tốt cho đầu tư dài hạn của nhiều DNXK, song nhìn chung trình độ công nghệ của các DNXK mức trung bình sẽ là một thách thức lớn đối với các DNXK để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong tương lai.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, gồm có vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu thiết bị, mới chỉ đến được 15 DNXK. Phần lớn DNXK (56 doanh nghiệp) chưa bao giờ được hỗ trợ là do không có thông tin, hoặc có nhu cầu nhưng không đề nghị do ngại thủ tục phức tạp hoặc không đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Như vậy, trở ngại lớn đối với nhiều DNXK để tiếp cận hỗ trợ đổi mới công nghệ không nằm ở chính sách, mà là ở khâu thực thi chính sách.

Hình 43: Trình độ công nghệ và nguồn gốc thiết bị đầu tư mới của DNXK

Trình độ thiết bị, công nghệ đang sử dụng

0.0

20.0

40.0

60.0Tiên tiến

Lạc hậu

Trung bình

Không phân loại được

Nguồn gốc thiết bị

0

20

40

60

Các nước côngnghiệp phát triển

Trung Quốc

Các nước đang pháttriển khác

Việt Nam

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Điểm đặc biệt là hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ ở những DNXK may mặc có hoạt động này hầu như ít hoặc không nhận được hỗ trợ của nhà nước, từ hỗ trợ thông tin đến nghiên cứu phát triển công nghệ hay đăng ký quyền sở hữu công nghệ. Cho nên, phần lớn các doanh nghiệp tự thực hiện nghiên cứu và mua dịch vụ tư vấn. Các doanh nghiệp cũng chi ngày càng nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, nhưng số tiền không phải lớn, năm 2009 trung bình 85 triệu đồng so với 32 triệu đồng của năm 2007. Số cán bộ nghiên cứu trung bình là 5 người năm 2009 so với 3 người năm 2007 cũng thể hiện sự quan tâm hơn và nhu cầu nghiên cứu tăng lên của DNXK đối với lĩnh vực này. Mặc dù đó là tín hiệu tốt, nhưng với đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển (R&D) mỏng và chi phí thấp như vậy sẽ chỉ đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu đơn giản, khó có thể tiến hành nghiên cứu chiều sâu để đổi mới và phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, còn một thực tế là các DNXK ở Việt Nam đều là gia công và công ty mẹ ở nước ngoài đã đảm đương gần như toàn bộ khâu thiết kế mẫu mã – là khâu có giá trị gia tăng cao hơn nhiều khâu gia công- cho nên đội ngũ R&D ở công ty

Page 108: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

84

Việt Nam chỉ thực hiện những hoạt động hết sức đơn giản, không đòi hỏi năng lực và chi phí cao. Tuy nhiên, thực tế này đang hạn chế rất nhiều phát triển kỹ năng của lao động Việt Nam thông qua học hỏi công nghệ từ phía nước ngoài, đồng nghĩa với hạn chế tác động lan tỏa của vốn FDI trong ngành may mặc, ngành mà Việt Nam lẽ ra phải có được lợi thế cạnh tranh hơn do tính siêng năng và khéo léo của người lao động. Về nguyên phụ liệu đầu vào

Tất cả DNXK may mặc đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, khoảng gần 60% ở những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu và đến 70% ở DNXK gia công; nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá nên chi phí cho nguyên liệu gia tăng có thể làm cho các DNXK giảm dần lợi thế cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu.

Xu hướng phụ thuộc vào nguyên phụ liệu sản xuất ít thay đổi từ 2007 đến 2010 đối với các DNXK hàng may mặc. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ phụ thuộc giữa doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu với doanh nghiệp gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng ở trong và ngoài nước.

Hình 44: Nguồn nguyên phụ liệu cho các DNXK hàng may mặc

0.010.020.030.040.050.060.070.0

2007 2010 2007 2010

DN trực tiếp sảnxuất xuất khẩu

DN gia công

Phần

trăm

Nguyên liệu trong nước<5%

Nguyên liệu trong nước từ5-10%

Nguyên liệu trong nước từ10-30%

Nguyên liệu trong nước từ30 - 60%

Nguyên liệu trong nước>=60%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu so với doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu là do nhiều doanh nghiệp chỉ được các hãng thuê thực hiện một vài công đoạn, thường là khâu đơn giản nhất, cần nhiều lao động giản đơn, nên hầu hết các nguyên liệu đầu vào đã do doanh nghiệp thuê gia công cung cấp. Năm 2010, 85,4% doanh nghiệp gia công (trong số 48 doanh nghiệp trả lời) nhập khẩu từ 70% nguyên phụ liệu trở lên, trong khi tỷ lệ này là 59,6% (trong số 37 doanh nghiệp trả lời) ở các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trực tiếp.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trực tiếp, giá trị gia tăng của họ cao hơn ở chỗ có thể đảm nhận công đoạn cắt và may theo mẫu của công ty mẹ hoặc có thể đảm nhận khâu thiết kế để bán trên thị trường trong nước. Trên thực tế, nhiều thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa xuất khẩu, vừa bán trên thị trường trong nước, cho nên họ chủ động hơn đối với nguyên liệu nhập khẩu (trực tiếp hay mua ở trong nước) hay nguyên liệu trong nước tùy vào giá cả và chất lượng sản phẩm.

Page 109: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

85

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Thực tế tại một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở một số Khu công nghiệp ở Hưng Yên, Bình Dương và Đồng Nai cho thấy nguyên liệu đầu vào không đáp ứng cả số lượng và chất lượng là lý do chính buộc họ phải nhập khẩu nguyên, phụ liệu, thậm chí nhập khẩu cả hộp cát tông đóng gói hàng hóa. Một số nguyên liệu có thể mua trong nước như vải, chỉ, nhưng giá thành lại cao hơn so với nhập khẩu nên không được lựa chọn để đảm bảo cạnh tranh về giá. Nguyên phụ liệu chiếm đến 80-90% giá thành của sản phẩm may mặc nên phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu không những hạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm mà còn ảnh hưởng xấu đến doanh thu xuất khẩu của 44,6% doanh nghiệp, nhất là khi chi phí nguyên liệu bị đẩy lên cao do giá nguyên liệu tăng.

Một nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là Việt Nam vẫn thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may, cho nên lợi thế của ngành này đến nay vẫn dựa chủ yếu vào lao động giá rẻ và các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa vẫn là do thiếu vắng một chiến lược xuất khẩu dựa vào tăng giá trị gia tăng ngành dệt may nói chung và may mặc nói riêng.

Nhiều yếu tố hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ quan trọng và rất quan trọng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp thì lại trong tình trạng kém và rất kém đối với nhiều DNXK

Đối với các DNXK may mặc thì yếu tố hạ tầng cơ sở có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất, thể hiện ở chi phí và thời gian, khoảng cách tiếp cận các yếu tố đó. Những hạ tầng kỹ thuật được nhiều DNXK cho là trong tình trạng kém và rất kém trước hết là cảng biển và giao thông đường bộ; tiếp đến là nguồn cung ngoại tệ và cung cấp nước.

Hình 45: Mức độ quan trọng và điều kiện hiện tại của một số yếu tố hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đối với DNXK

0.010.020.030.040.050.060.070.080.090.0

Giaothôngđường

bộ

Khoảngcách

đến nhàcungcấp

nguyênphụ liệu

Gần sânbay

Gầncảngbiển

Đảmbảo có

điện

Đảmbảo

nước

Hạ tầngviễn

thông

Sẵn cócủa dịch

vụ tàichính

Sẵn cócủa

nguồnngoại tệ

Sự sẵncó vàchất

lượngDV bảo

hiểm

Sẵn cóvề

nguồnlao động

Tiếp cậndữ liệuthốngkê đầy

đủ

Chấtlượng

trường,trung

tâm dạynghề

Chấtlượngtrung

tâm giớithiệu

việc làm

Phần

tră

m

Mức độ quan trọng tốt Điều kiện hiện tại kém

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Các DNXK rất cần đảm bảo nguồn điện và yếu tố này tạm ổn trong bối cảnh thiếu điện sản xuất là do các DNXK được hỗ trợ của Chính phủ nhờ chính sách ưu tiên đảm bảo nguồn điện cho sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện đang là một mối hiểm họa lớn cho DNXK may mặc do các công ty này thường sản xuất liên tục theo ca. Trên thực tế, đầu tư để tiết kiệm điện không phải DNXK nào cũng thực hiện được do thiếu vốn. Nếu có thì đó thường là DNXK có vốn nước ngoài, có khả năng về tài chính. Do đó, các DNXK may mặc có qui mô vốn nhỏ, nhất là gia công đang bị giảm lợi thế cạnh tranh bởi chi phí điện, xăng dầu ngày càng cao hơn chưa kể chi phí tiền lương cũng tăng như phân tích ở trên.

Page 110: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

86

Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Nhìn chung các DNXK không tự tin nhiều về lợi thế cạnh tranh của những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của mình, nhưng đa số lạc quan về triển vọng xuất khẩu trong 3 năm tới đây Chỉ có 42% DNXK (trong số 88 doanh nghiệp trả lời) đánh giá sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhất vẫn còn lợi thế cạnh tranh tốt và rất tốt; đối với sản phẩm chủ lực thứ hai tỷ lệ này còn 36,8% và 31,6% đối với sản phẩm thứ ba. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế phân tích trên đây khi mà trong suốt giai đoạn vừa qua các DNXK chủ yếu vẫn gia công hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng của các hãng lớn, có thương hiệu trên thế giới. Hơn nữa, mức độ đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu còn thấp cũng làm tăng lo ngại rằng tập trung vào một vài sản phẩm xuất khẩu chủ lực luôn đi kèm theo những rủi ro lớn nếu như cầu về các sản phẩm này bị giảm hoặc chịu áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trước những đối thủ xuất khẩu cùng loại nếu không cải tiến sản phẩm.

Hình 46: Mô hình sản xuất, gia công xuất khẩu của một số DNXK có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Khảo sát thực địa của Nhóm tác giả.

Sự kiện gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng may mặc có xuất xứ “made in Việt Nam” của các thương hiệu nổi tiếng đã tìm được thị trường tiêu thụ lớn hơn, dẫn đến doanh thu lớn hơn. Nhưng về bản chất thì sản xuất sản phẩm may mặc chậm thay đổi so với trước khi gia nhập WTO, trong khi mục tiêu kỳ vọng về tăng chất lượng của cả ngành may mặc (giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh của DNXK) thì vẫn chưa tiến bộ. Do đó, bản thân các DNXK đã nhận thức được lợi thế cạnh tranh sản phẩm của họ đang giảm đi là có căn cứ bởi những lợi thế so sánh sẽ mất dần đi, nhất là lao động rẻ). Trong khi đó, trong vòng 3 năm từ 2007-2009, chỉ có 13 DNXK có sản phẩm mới xuất khẩu như quần áo thời trang, quần áo thể thao, áo jacket công nghệ dán, v.v. Mặc dù vậy, nhiều DNXK may mặc vẫn lạc quan về doanh thu sẽ tăng lên (41/90 doanh nghiệp), nhưng vẫn còn 15 doanh nghiệp lo ngại sẽ bị giảm doanh thu.

Công ty mẹ tại nước ngoài đầu tư (vốn, công nghệ) và cung cấp mẫu thiết kế

Hạ tầnggiao thông;Các thủ tụcliên quan;

Công ty mẹ cung cấp nguyên phụ liệu hoặc mua từ các thị trường khác, chủ yếu từ Trung Quốc

Xuất khẩutại cảng

Đầu vào ở Việt Nam: Mặt bằng sản xuất; Lao động rẻ, chính sách ưu đãi; In ấn, bao bì đóng gói một phần do doanh nghiệp trong nước sản xuất, một phần do DN FDI cung ứng và nhập khẩu

Sản xuất xuất khẩu hoặc/và gia công xuất khẩu

Page 111: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

87

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Thị trường tiêu thụ khá đa dạng, nhưng tập trung ở hai thị trường chính là Mỹ và EU với thị phần ít thay đổi theo thời gian; trong bối cảnh giảm cầu thế giới, nhiều DNXK may mặc chưa sẵn sàng đầu tư mới nhà xưởng, dây chuyền sản xuất mà mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

Hình dưới đây cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc cả ở trong và ngoài nước, nhưng hai thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng may mặc là Mỹ và EU. Trung bình năm 2009 có 21,2% doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ và gần 20% sang EU, tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 11% doanh nghiệp.

Hình 47: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNXK

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Việc nhiều doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như Mỹ, EU và Nhật Bản là một biểu hiện cho thấy sự tiến bộ của các DNXK trong việc tuân thủ và đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa của những thị trường này. Tuy nhiên, đây cũng là những sản phẩm do các công ty có vốn nước ngoài xuất khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn trong nước gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài, nên được giảm sát về chất lượng. Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực cũng xuất khẩu hàng may mặc thì việc duy trì được những thị trường xuất khẩu như vậy là tốt. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có thể tiếp tục trong dài hạn vì lợi thế so sánh để sản xuất gia công và dựa vào lao động rẻ sẽ mất dần đi, đồng nghĩa với chi phí tăng lên và khả năng cạnh tranh sẽ giảm so với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các thị trường khác có lợi thế so sánh hơn.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều DNXK khá dè dặt và chưa có kế hoạch đầu tư mới mở rộng mặt bằng hay xây dựng phân xưởng sản xuất mới và mở rộng thị trường trong nước. Thay vì đầu tư mới, nhiều DNXK có xu hướng đầu tư vào trang bị thêm máy móc thiết bị (48 doanh nghiệp), tìm thị trường xuất khẩu (51 doanh nghiệp), tiếp tục bán trên thị trường nội địa (38 doanh nghiệp) và đào tạo nguồn nhân lực (48 doanh nghiệp). Đó là những biểu hiện tích cực, chứng tỏ doanh nghiệp đã chú ý đầu tư chiều sâu trước lợi thế so sánh trong nước đang giảm đi và cạnh tranh quốc tế đối với sản phẩm may mặc ngày càng gia tăng.

Những dấu hiệu khác khẳng định thêm nhiều DNXK tiếp tục muốn tăng thị phần xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ là họ đang hoặc có kế hoạch xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (50 doanh nghiệp) và thương hiệu sản phẩm (48 doanh nghiệp). Hầu hết doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng thương hiệu có vốn sở hữu trong nước, trong khi một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài lại có kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để phục vụ mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tận dụng chi phí rẻ của công ty mẹ ở nước ngoài. Các hoạt động doanh nghiệp tiến hành để thực hiện kế hoạch này là thu thập thông tin từ thị trường quốc tế; tham gia hội chợ quốc tế ngành hàng trong và ngoài nước và đi khảo sát thị trường.

0.0

10.0

20.0

30.0Tiêu thụ trong nước

ASEAN

Hàn Quốc

Nhật Bản

Trung QuốcMỹ

EU

Đông Âu

Khác

2007

2009

Page 112: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

88

Vì vậy, nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ thực hiện những kế hoạch đó sẽ có tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh của DNXK may mặc.

Đa số các DNXK bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới; rất ít doanh nghiệp tìm đến hỗ trợ của hiệp hội và Nhà nước; nhưng trong khủng hoảng cũng xuất hiện những phản ứng tích cực của doanh nghiệp hướng vào nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động tiêu cực đến sản phẩm và thị trường tiêu thụ của 71 DNXK (82,5% trong số 86 doanh nghiệp trả lời), trong đó giảm cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp và giá nguyên liệu biến động (tăng) là hai nguyên nhân gây tác động mạnh nhất.

Hình 48: Các yếu tố tác động tiêu cực đến sản phẩm và thị trường xuất khẩu

Nguồn: Kết quả điều tra DNX

Đánh giá của DNXK may mặc cho thấy họ dễ bị tổn thương do phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu nhập khẩu, trong khi cầu tiêu dùng sản phẩm xuất khẩu lại giảm đi do khủng hoảng. Điểm ngạc nhiên là rất ít DNXK tìm đến sự hỗ trợ của hiệp hội ngành nghề (chỉ có 7 doanh nghiệp) và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước (8 doanh nghiệp). Đánh giá này có thể không hẳn chính xác, bởi đã có một số DNXK được hỗ trợ lãi suất 4% từ gói kích cầu, ngoài ra Nhà nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra chứng tỏ những hỗ trợ của Nhà nước trước những cú sốc như vậy vẫn chưa đến được một số doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp tự thực hiện các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để duy trì sản xuất, trước hết là tìm khách hàng mới (45 doanh nghiệp), giảm qui mô sản xuất (33 doanh nghiệp), đa dạng hóa sản phẩm (24 doanh nghiệp) và chuyển sang tiêu thụ tại thị trường trong nước (22 doanh nghiệp). Phát triển sản phẩm mới và đào tạo kỹ năng lao động là hai phản ứng tích cực qua cuộc khủng hoảng, nhằm hướng vào phát triển dài hạn và tăng năng lực cạnh tranh của DNXK.

4.2.3. Vai trò của các hiệp hội

Vai trò của các hiệp hội còn khá khiêm tốn, chưa thu hút được tham gia của số đông DNXK; Hoạt động của các hiệp hội mới hướng vào bảo vệ lợi ích của thành viên, cung cấp thông tin chính sách và tư vấn pháp luật, nhưng vai trò thông qua hiệp hội để các doanh nghiệp có thể tham gia xây dựng chính sách còn yếu.

01020304050607080

Làmgiảm

nhu cầuvề sản

phẩm XKcủa DN

Mức độcạnh

tranh vềsản

phẩmtăng

Giá hàngXK biếnđộng

Đối tácnướcngoài

hủy hợpđồng

Giánguyênliệu đầuvào biến

động

Bất ổn vềthị

trườngxuất

khẩu

Khảnăng vayvốn sảnxuất khó

hơn

Phần

trăm

Page 113: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

89

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hiện nay có khá nhiều hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hiệp hội doanh nghiệp của một số quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 39 DNXK tham gia ít nhất một hiệp hội, trong đó 30 DNXK là thành viên của Hiệp hội Dệt may, 11 DNXK tham gia các Hiệp hội khác. Một số DNXK có vốn nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Đài thương khu chế xuất Tân Thuận, Hiệp hội các Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Thương mại Hồng Kong, Đài Loan tại Việt Nam.

Mặc dù các DNXK hài lòng và thấy được lợi ích của các dịch vụ do các hiệp hội cung cấp, nhưng vẫn còn một số không hài lòng. Hiệp hội có thế mạnh trong cung cấp thông tin về chính sách, tư vấn pháp luật; bảo vệ quyền lợi cho hội viên, nhưng một số DNXK cho rằng hiệp hội còn yếu trong cung cấp thông tin giá cả, tìm kiếm thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho DNXK, đào tạo lao động, góp ý xây dựng chính sách ngành hàng, kiến nghị Nhà nước các chính sách liên quan đến doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật. Đánh giá này cũng nhất quán với phân tích ở trên và thực tế là nhiều doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính đã không tìm đến hiệp hội.

Trong số 42 DNXK trả lời không tham gia hiệp hội đáng lưu ý có tới 25 doanh nghiệp cho rằng không cần thiết, nhưng 15 không biết thông tin về các hiệp hội, trong khi chỉ có 4 DNXK đánh giá chi phí hội viên cao là một nguyên nhân. Như vậy, chi phí không phải là vấn đề lớn đối với nhiều DNXK, mà vấn đề chính là chất lượng của dịch vụ và những loại dịch vụ, hỗ trợ đem lại lợi ích thực sự cho doanh nghiệp mới có thể thuyết phục sự tham gia của DNXK.

Trên thực tế các doanh nghiệp thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau, nhiều nhất từ trên Internet với chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của DNXK, tiếp đến là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương và các bộ ngành, cơ quan quản lý cấp tỉnh, hiệp hội cũng được đánh giá có ích cho DNXK, nhưng không có nhiều DNXK lấy tin từ các công ty tư vấn. Như vậy, tính công khai, minh bạch của thông tin được các DNXK chú trọng hơn và Internet ngày càng trở thành phương tiện quan trọng nhất cung cấp thông tin cho DNXK. Do đó, đảm bảo hệ thống viễn thông và chi phí Internet hợp lý cũng là một yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNXK.

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

4.3.1. ảnh hưởng của các chính sách và yếu tố bên ngoài

Tất cả (100%) doanh nghiệp được hỏi đều có tỷ lệ tập trung cao với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến và trực tiếp xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơ chế (chủ yếu là cá tra fillet và tôm đông lạnh và ngoài ra còn có cá ngừ, nghêu, ghẹ) chiếm 79% số các doanh nghiệp điều tra, doanh nghiệp chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn chiếm 21%.

Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của 8 nhóm chính sách nhà nước và các yếu tố bên ngoài đến kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, chỉ có 3 nhóm ghi nhận mức độ cải thiện nhất định trong 4 năm vừa qua kể từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO (2007 - 2010). Cụ thể trên lĩnh vực thuế, tỷ lệ ý kiến đánh giá xấu đến rất xấu giảm từ 11,4% xuống 10,8%, trong khi đánh giá tốt đến rất tốt tăng từ 11,4% lên 21,6%; đối với thủ tục hải quan, đánh giá tốt đến rất tốt tăng từ 8,8% lên 30,6%; tương tự, hiệp định thương mại cũng tăng từ 10,0% lên 32,3%.

Tuy nhiên, về chính sách tỷ giá, số DNXK đánh giá xấu đến rất xấu tăng từ 18,8% lên 29,4%; về chính sách tín dụng tăng từ 20,0% năm 2007 lên 39,4% năm 2010 trong khi số DNXK đánh giá tốt đối với hai lĩnh vực này cải thiện không đáng kể. Hai lĩnh vực xấu đi nhiều nhất là chính

Page 114: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

90

sách của nước nhập khẩu (đánh giá xấu tăng từ 27,3% lên 44,1%, đánh giá tốt giảm từ 15,2% xuống còn 11,8%)và các quy định và rào cản của nước nhập khẩu (năm 2010 có 63,6% DNXK cho rằng xấu đi, trong khi đánh giá tốt giảm, chỉ còn 3,0%). Riêng lĩnh vực lao động có sự phân hóa tương đối trong quan điểm, đánh giá xấu tăng từ 0% - 15,2%, đánh giá tốt cũng tăng từ 25% - 33,3%.

Ba nhóm yếu tố gồm rào cản quy định của nước nhập khẩu, chính sách của nước nhập khẩu và tín dụng đều có tỷ lệ rất cao (từ 39,4% - 63,6%) đánh giá tiêu cực ở thời điểm hiện tại, trong khi đánh giá ‘tốt’ cao nhất trong số các lĩnh vực được cải thiện là hiệp định thương mại chỉ ở mức 32,3%.

Hình 49: Ảnh hưởng của các nhóm chính sách và các yếu tố bên ngoài

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

2007Thuế

Hiện nay 2007Hải quan

Hiện nay 2007Tỷ giá

Hiện nay 2007Tín dụng

Hiện nay 2007Lao động

Hiện nay 2007Hiệp địnhthương

mại

Hiện nay 2007Chính sáchnước nhập

khẩu

Hiện nay 2007Rào cản

của nướcnhập khẩu

Hiện nay

Xấu đến rất xấu

Tốt đến rất tốt

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Chính sách thuế

Nhìn chung, chính sách thuế có sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Các đánh giá tiêu cực về tất cả các thủ tục thuế đều giảm. Cụ thể, tỷ lệ đánh giá thủ tục hoàn thuế đầu vào cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu giảm từ 36,4% năm 2007 xuống 29,0% năm 2010. Tương tự, tỷ lệ đánh giá thủ tục miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế GTGT giảm từ 44,8% xuống 33,3%; triển khai thuế điện tử từ 57,1% xuống còn 44,4%. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng thuế điện tử còn rất hạn chế, chỉ chiếm 21,4%. Như vậy, có thể thấy các thủ tục thuế đã có sự cải thiện theo hướng đơn giản hóa, công khai minh bạch trong thời gian qua, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, khó khăn để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và hưởng các chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá tiêu cực về các thủ tục thuế thành phần vẫn còn khá cao, cho nên cần đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế và triển khai thuế điện tử cần được mở rộng hơn nữa.Trong số các nguyên nhân khiến thủ tục thuế còn phức tạp, thì yêu cầu nhiều loại giấy tờ vẫn là nguyên nhân hàng đầu (23,1% doanh nghiệp), tiếp đó đến điều kiện hoàn thuế và miễn giảm phức tạp (19,2% doanh nghiệp), và thiếu sự phối hợp giữa hải quan và cơ quan thuế và việc thủ tục thuế đi qua nhiều bộ phận (12,8% doanh nghiệp).

Page 115: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

91

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hình 50: Đánh giá về thủ tục thuế

36.4%29.0%

44.8%

33.3%

57.1%

44.4%

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

2007Thủ tục hoànthuế đầu vàocho hàng hóa,

dịch vụ XK

Hiện nay 2007Thủ tục miễn,

giảm thuế nhậpkhẩu và thuế

GTGT

Hiện nay 2007Triển khai thuế

điện tử

Hiện nay

Xấu đếnrất xấu

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan cũng có những cải thiện đáng kể, đặc biệt về kê khai hải quan (đánh giá tốt tăng từ 23,7% - 52,6%); Kiểm tra hàng hóa (xấu giảm từ 25% - 18,9%; tốt tăng từ 25% - 35,1%); Thủ tục hoàn thuế đầu vào (xấu: 43,3% - 28,6%; tốt: 26,7% - 35,7%); Hải quan điện tử có mức cải thiện lớn nhất (xấu: 29,4% - 7,7%; tốt: 23,5% - 46,2%) mặc dù cũng chỉ có 61,9% doanh nghiệp tiếp cận được với dịch vụ này.

Hình 51: Đánh giá về thủ tục hải quan

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

2007Kê khai hải

quan

Hiện nay 2007Mô tả

hàng hóavà mã hệ

thống

Hiện nay 2007Thủ tụckiểm trahàng hóa

Hiện nay 2007Thủ tục

hoàn thuếđầu vào

Hiện nay 2007Thủ tục

liên quanđến miễn,giảm thuế

NK vàGTGT

Hiện nay 2007Triển khaihải quanđiện tử

Hiện nay

Xấu đếnrất xấu

Tốt đếnrất tốt

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Có thể thấy, ngành hải quan đã có nhiều nỗ lực cải thiện các quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực của mình, đem lại kết quả thiết thực được doanh nghiệp ghi nhận. Các đánh giá tiêu cực về thủ tục hải quan đã giảm xuống mức tương đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Tuy nhiên vẫn còn dư địa để cải thiện. Trước hết là việc yêu cầu nhiều loại giấy tờ (24,6%), thiếu

Page 116: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

92

thông tin hướng dẫn cho doanh nghiệp (16,9%), tiếp đến là phương pháp kiểm tra hàng hóa lạc hậu và thiếu sự phối hợp giữa hải quan và cơ quan thuế (13,8%).

Chính sách tỷ giá

Chính sách nới lỏng tỷ giá VNĐ/USD của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của 78,9% doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nhưng đồng thời cũng còn 60,6% doanh nghiệp lo lắng về các khoản vay ngoại tệ của họ, đặc biệt trong việc nhập khẩu máy móc và nguyên liệu đầu vào (69,2%). Điểm đáng lo ngại là trong khi giá các mặt hàng đầu vào tăng cao do ảnh hưởng của giảm giá đồng nội tệ thì giá bán sản phẩm xuất khẩu lại khó có thể gia tăng tương ứng.

Hình 52: Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá nới lỏng

78.9%

12.1%3.8%7.9%

60.6%69.2%

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9

Tới doanh thu XK Tới các khoản vaybằng ngoại tệ của

doanh nghiệp

Nhập khẩu thiếtbị, nguyên liệu

đầu vào

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Cũng có ý kiến lo ngại về tình trạng khan hiếm ngoại tệ, tuy nhiên đây chỉ là ý kiến thiểu số. Điều đó chứng tỏ, trong tình trạng căng thẳng thanh khoản ngoại tệ hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khá chủ động về nguồn ngoại tệ của mình. Đây chính là điểm khác biệt của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản so với hai ngành còn lại, đó là họ ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng được cho là có ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Đây cũng là lĩnh vực nhận được tỷ lệ đánh giá tiêu cực tăng lên trong những năm qua. Có tới 81% doanh nghiệp được hỏi thường xuyên vay vốn ngân hàng, trong đó 60,5% vay các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ngoài nhà nước và 36,8% vay các ngân hàng TMCP nhà nước. Có không ít doanh nghiệp tiếp cận vốn bằng cả hai kênh này, và có 2,6% doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng nước ngoài.

Về thủ tục vay vốn, tỷ lệ hài lòng và không hài lòng đối với mức độ phức tạp của các thủ tục chênh lệch không nhiều (tương ứng là 22% và 14,6%). Mặc dù 48,8% doanh nghiệp kêu khó vì lãi suất cao, nhưng tới 95% doanh nghiệp được vay vốn cho rằng thời hạn vay đáp ứng nhu cầu của họ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 vừa qua, có tới 78,6% doanh

Page 117: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

93

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

nghiệp được hỗ trợ tín dụng theo chương trình kích cầu. Điều này được khẳng định lại khi đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng chương trình đã có ý nghĩa tích cực trong việc ‘cứu’ các doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu thủy sản trong thời điểm rất khó khăn, khi nhiều doanh nghiệp đã đầu tư khá lớn để xây dựng nhà máy và kho cấp đông lạnh trong thời kỳ bùng nổ trước đó (2007-2008). Khoản hỗ trợ lãi suất 4% đã giúp một số doanh nghiệp cơ cấu lại nợ, nhiều trường hợp là ‘đáo nợ’, nhưng nhìn chung đều có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp này. Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp có thể vay trong chương trình hỗ trợ tín dụng từ 200 triệu VNĐ đến 6 tỷ VNĐ, với thời hạn chủ yếu là 12 tháng.

Hình 53: Những khó khăn chính của doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng

40.0%

25.0%

52.6%

71.4%

00.10.20.30.40.50.60.70.8

2007Không có quan hệ

thân thiết với ngânhàng

Hiện nay 2007DN khó đáp ứngđầy đủ các điều

kiện vay

Hiện nay 2007Ngân hàng khôngmuốn cho vay đốivới lĩnh vực kinh

doanh của DN

Hiện nay 2007Lãi suất cao

Hiện nay

21.4% 21.4%14% 14%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Hai khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng là lãi suất cho vay cao và doanh nghiệp khó đáp ứng đủ các điều kiện của các ngân hàng thương mại (tuy đã giảm từ 40% xuống 25%).

Chính sách đất đai

Hơn một nửa, 56,6% số DNXK thủy sản đặt nhà máy ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Năm 2007, trung bình diện tích đất sử dụng của một doanh nghiệp là 12,3 ha, tăng lên thành 14,9 ha năm 2010 (tăng 2,6 ha). Điều đó cho thấy các doanh nghiệp cũng đã có sự mở rộng cơ sở sản xuất đáng kể trong 3 năm qua. Một số doanh nghiệp thực hiện cả khâu nuôi trồng nguyên liệu ngoài khu công nghiệp sử dụng diện tích lên tới 55-80 ha.

Page 118: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

94

Hình 54: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Do đặc thù nhu cầu diện tích mặt bằng lớn, có đến 76,5% số doanh nghiệp chọn hình thức thuê của nhà nước. Mặc dù vậy, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng nhu cầu về đất không được đáp ứng vẫn tăng lên (12,5% - 19,4%). Điều này cho thấy, nguồn cung mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp thủy sản sẽ có thể trở thành một vấn đề trong trung và dài hạn.

Chính sách liên quan đến lao động

Đa số các doanh nghiệp cho rằng việc tuân thủ các quy định của nhà nước liên quan đến lao động, như mức lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian lao động và an toàn lao động đều không quá khó khăn (tỷ lệ vẫn đang gia tăng, tuy không đáng kể). Tuy nhiên, nếu so sánh thời điểm 2007 và hiện nay, số lượng doanh nghiệp “than phiền” quy định về thời gian lao động tuy không chiếm số đông nhưng đang có xu hướng tăng lên (từ 8,6% - 11,1%).

Hình 55: Đánh giá về mức độ khó khăn trong thực hiện các yêu cầu của Luật Lao động và chính sách liên quan

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

5.9%

76.5%

11.8% 5.9%

Đất đóng góp của chủ sở hữu Đất thuê của tư nhân

Đất thuê của nhà nước Đất mua trên thị trường

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

2007Tiền

lương tốithiểu

Hiện nay 2007Bảo hiểm

xã hội

Hiện nay 2007Bảo hiểm

y tế

Hiện nay 2007Quy địnhvề thờigian laođộng

Hiện nay 2007An toànlao động

Hiện nay

Khó khăn đếnrất khó khăn

Không khó khăn

Page 119: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

95

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Các hiệp định thương mại, chính sách và rào cản của nước nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều biết và tuân thủ các hiệp định và quy định liên quan đến thương mại của nước nhập khẩu, tuy nhiên với mức độ khác nhau.

Hình 56: Mức độ đáp ứng và tuân thủ các hiệp định thương mại

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Hiệp định về kiểm dịch động thực vật được 60% DNXK tuân thủ ở mức độ cao, tiếp đến là các hiệp định về quy tắc xuất xứ (50% doanh nghiệp) và thuế quan (42,9% doanh nghiệp). Các hiệp định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại có nhiều nhất số lượng các doanh nghiệp tuân thủ chỉ ở mức thấp. Có thể nhận thấy, các mức độ tuân thủ các hiệp định này của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn thấp.

Phần lớn DNXK thủy sản cho rằng các nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá, đặt điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, gây khó khăn và rất khó khăn cho doanh nghiệp. Rõ ràng đó là những thách thức lớn đối với các DNXK thủy sản khi mà các điều kiện thương mại ngày càng khó khăn hơn trước.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

Thuế quan Trị giá hảiquan

Chống bánphá giá

Chống trợcấp

Kiểm dịchđộng thực

vật

Quy tắc xuấtxứ

Các hàng ràokỹ thuật đốivới thương

mại

Ít đến tối thiểu

Nhiều đến tối đa

Page 120: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

96

Bảng 12: Mức độ tác động của chính sách và rào cản nước nhập khẩu

Chính sách và rào cản của nước nhập khẩu Mức độ tác động 2007 Hiện nay

Quy chuẩn kỹ thuật Khó khăn đến rất khó khăn 46.4% 40.0%

Không khó khăn 21.4% 15.0%

Tiêu chuẩn kỹ thuật Khó khăn đến rất khó khăn 44.4% 47.6%

Không khó khăn 22.2% 9.5%

Quy trình đánh giá sự phù hợpKhó khăn đến rất khó khăn 36.4% 17.6%

Không khó khăn 36.4% 17.6%

Áp thuế chống bán phá giáKhó khăn đến rất khó khăn 73.9% 63.2%

Không khó khăn 8.7% 5.3%

Áp dụng các biện pháp tự vệ thương mạiKhó khăn đến rất khó khăn 40.0% 42.9%

Không khó khăn 13.3% 7.1%

Không áp dụng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Khó khăn đến rất khó khăn 18.2% 22.2%

Không khó khăn 36.4% 44.4%

Các quy định về chống trợ cấpKhó khăn đến rất khó khăn 30.0% 30.0%

Không khó khăn 30.0% 20.0%

Quy định về nguồn gốc, xuất xứKhó khăn đến rất khó khăn 16.0% 19.0%

Không khó khăn 20.0% 14.3%

Điều tra gian lận thương mạiKhó khăn đến rất khó khăn 27.3% 20.0%

Không khó khăn 36.4% 30.0%

Thời hạn thanh toán đối với hàng xuất khẩuKhó khăn đến rất khó khăn 38.9% 31.3%

Không khó khăn 27.8% 25.0%

Rào cản thông tinKhó khăn đến rất khó khăn 27.3% 22.2%

Không khó khăn 27.3% 33.3%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 121: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

97

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

4.3.2. Các yếu tố nội tại của DNXk thủy sản và vai trò của các hiệp hội

Về tài sản và vốnTổng tài sản trung bình của một doanh nghiệp trong cuộc điều tra đã gia tăng 24,6% trong 3 năm từ 2007 đến 2009, từ 282,82 tỷ VNĐ lên 352,35 tỷ VNĐ/doanh nghiệp. Trong cùng giai đoạn này, giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cũng đã có sự gia tăng từ 125,7 tỷ VNĐ lên 147,9 tỷ VNĐ/doanh nghiệp, nhưng với tốc độ thấp hơn (17,6%) tốc độ tăng trưởng của vốn vay (57,5%). Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong mẫu điều tra có xu hướng ngày càng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn trong 3 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này vẫn ở mức khá thấp, nhưng lại có xu hướng gia tăng.

Hình 57: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (tỷ VNĐ)

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Như vậy, có thể thấy đa số các doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu thủy sản ở cỡ vừa trở lên, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn theo phân loại của Nghị định 56/2009/NĐ-CP.48

Sử dụng lao động và đào tạo

Theo kết quả điều tra, tính trung bình mỗi doanh nghiệp thủy sản sử dụng 950 lao động, trong đó nhiều nhất là lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn (56% - 65,7%), tiếp đến là nhóm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Trên thực tế, công việc tại các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản không đòi hỏi kỹ năng cao và phức tạp, mà có thể đảm nhận bởi các lao động với kỹ năng giản đơn. Lao động có trình độ cao (đại học, trên đại học) và được đào tạo nghề chính thức chỉ được yêu cầu trong các bộ phận quản lý, giám sát sản xuất, hành chính, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, do đó chỉ chiếm tương ứng từ 7-11,2% tổng số lao động và từ 10,03 - 22,3% cho mỗi nhóm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là xu hướng sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo chính thức và giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong 3 năm qua.

48 Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp và phát triển DNNVV, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được xếp vào loại vừa nếu có tổng tài sản từ 20- 100 tỷ VNĐ hoặc số lao động từ 200- 300 tỷ VNĐ.

282.82

125.76132.10

352.35

147.89

208.09

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Tổng tài sản2007

Vốn CSH Vốn vay Tổng tài sảnHiện nay

Vốn CSH Vốn vay

Page 122: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

98

Hình 58: Cơ cấu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (%)

7.011.2 18.52 22.3

37.2 32.8

9 10.03 10.98

56.0 57.6

9.5

60.38 65.70

2614.04

010203040506070

2007Lao động

có trình độcao đẳng,đại học trở

lên (%)

2009 2007Lao độngđã qua đào

tạo vềchuyênmôn kỹ

thuật (%)

2009 2007Lao độngđã qua đào

tạo nghềngắn hạn

(%)

2009 2007Lao độngchưa quađào tạo (%)

2009

Trung bình

Trung vị

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Hình dưới đây cho thấy thu nhập của các nhóm lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Tính trung bình, thu nhập của lao động trực tiếp sản xuất là 2,4 triệu đồng/tháng và lao động quản lý cấp phòng trở lên được 5,2 triệu đồng/1 tháng. Có thể thấy, người lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có mức thu nhập trung bình so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong nước trên lĩnh vực chế biến, chế tạo hiện nay.

Hình 59: Thu nhập của các lao động tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản(triệu VNĐ/tháng)

1.72.7

3.3

5.2

1.62.4

12.312.8

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2007Thu nhậptrung bình

(triệu đồng)

Hiện nay 2007Quản lý cấpphòng, phân

xưởng trởlên

Hiện nay 2007Lao động

trực tiếp sảnxuất

Hiện nay 2007Mức thunhập cao

nhất

Hiện nay

Trung bình

Trung vị

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 123: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

99

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Về đánh giá của doanh nghiệp đối với số lượng và chất lượng lực lượng lao động cung cấp cho doanh nghiệp, phần lớn các ý kiến không hài lòng (dưới 50% doanh nghiệp) về chất lượng lao động ở cả 3 nhóm: cán bộ quản lý, người lao động đã qua đào tạo chuyên sâu, người lao động qua đào tạo ngắn hạn. Đặc biệt, vấn đề thiếu lao động phổ thông đã trở thành nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp phía Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Có tới 75% ý kiến cho rằng số lượng lao động phổ thông không đáp ứng đủ hoặc chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã đến thăm khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương và chứng kiến những tấm biển quảng cáo tuyển lao động treo ở rất nhiều công ty, trong đó có 2 công ty chế biến thủy sản. Một nguyên nhân khó tuyển dụng lao động là do mức lương trung bình của một lao động phổ thông khoảng 2 triệu đồng/tháng, tức là rất thấp, chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí và tiền thuê nhà ở mức tối thiểu. Đối với các nhà máy chế biến thuỷ sản vốn có điều kiện lao động khắc nghiệt thì các doanh nghiệp rất khó tuyển và giữ lao động.

Hình 60: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của nguồn lao động

55.6%47.2% 45.9% 40.1%

25.0% 30.6%

44.4%52.8% 54.1% 59.5%

75.0% 69.4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Số lượngCán bộ quản lý

cấp phòng trở lên

Chất lượng Số lượngLao động đã quađào tạo chuyênmôn kỹ thuật

Chất lượng Số lượngLao động đã quađào tạo nghề

ngắn hạn

Chất lượng

Không đápứng đủ nhucầu

Đáp ứng nhu cầu

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Về đào tạo lao động, trung bình một doanh nghiệp cũng đã rất chủ động trong việc cử hàng chục lượt người mỗi năm đi dự các khoá đào tạo do các cơ quan nhà nước, tổ chức đào tạo ngoài nhà nước, hiệp hội tổ chức cho các cán bộ quản lý về kiến thức quản trị doanh nghiệp và người lao động để nâng cao kỹ năng tay nghề. Đặc biệt, các doanh nghiệp rất chủ động trong việc tự tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cho cả cán bộ quản lý và người lao động.

Đánh giá về chất lượng của các kênh đào tạo, có thể thấy các doanh nghiệp tín nhiệm các lớp học do VASEP thực hiện, nhất là về mặt tổ chức (62,5% doanh nghiệp) và nội dung giảng dạy, đào tạo (83,3% doanh nghiệp), tiếp đến là các lớp do chính doanh nghiệp tự tổ chức tại chỗ (trên 50% doanh nghiệp). Bị chê nhất là các khoá đào tạo do cơ quan nhà nước tổ chức (18,2% và 22,2% doanh nghiệp đánh giá kém đến rất kém). Mặc dù vậy, dường như kết quả điều tra rất logic khi cho thấy ‘ưu thế’ lớn nhất của các lớp học do cơ quan Nhà nước tổ chức là chi phí thấp, trong khi các trung tâm, viện, trường ngoài nhà nước tốn kém hơn (28,6% doanh nghiệp). Tương tự, các các chương trình đào tạo của hiệp hội tuy tốt nhưng lại không rẻ. Nhưng tính kinh tế nhất chính là các khoá học do doanh nghiệp tự tổ chức theo 41,7% doanh nghiệp đánh giá. Phải chăng với ưu thế về chi phí, đồng thời chất lượng cũng khá cao, sát với nhu cầu thực tiễn chính là lý do giải thích việc các doanh nghiệp thường tự tổ chức đào tạo cho lao động của mình nhiều hơn tất cả các kênh đào tạo khác.

Page 124: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

100

Hình 61: Đánh giá về chất lượng đào tạo

27.3%

40.0%

55.6%

62.5%

33.3%36.4%

54,.5%

83.3%

25% 21.4%

41.7%

16.7%

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

Cơ quanNN

Tổ chức

Tổ chứcngoài NN

DN tự tổchức

Hiệp hộingànhnghề

Cơ quanNN

Nội dung

Tổ chứcngoài NN

DN tự tổchức

Hiệp hộingànhnghề

Cơ quanNN

Chi phí

Tổ chứcngoài NN

DN tự tổchức

Hiệp hộingànhnghề

Kém đến rất kém

Tốt đến rất tốt

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Về công nghệ

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản hầu hết đều ở mức trên trung bình, cụ thể có 51,5% DNXK trả lời ở mức trung bình; 42,4% đánh giá ở mức tiên tiến. Điều này có thể là do trang thiết bị dây chuyền công nghệ dùng trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản không yêu cầu mức độ tinh xảo, phức tạp lắm, nhất là đối với sản phẩm là tôm, cá nguyên liệu để nguyên con hoặc cắt khúc. Như đã trình bày ở phần trên, sau những vụ xuất khẩu tôm và cá thành công trước năm 2007, các doanh nghiệp thuỷ sản đã đầu tư khá mạnh tay để nâng cấp công nghệ. Kết quả điều tra cũng cho thấy 96,8% doanh nghiệp có đầu tư trang thiết bị công nghệ mới từ 2007 - 2009 nhằm mở rộng cơ sở sản xuất, tận dụng thời cơ thị trường mở ra. Có tới 95,8% trong số này là các trang thiết bị mới hoàn toàn và 58,3% doanh nghiệp nhập máy móc từ các nước công nghiệp phát triển.

Đáng chú ý, kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều đã rất chủ động trong các hoạt động thu thập thông tin (84,4%), triển khai nghiên cứu (80%), bảo hộ bản quyền (72,4%) trong nỗ lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các trường hợp là doanh nghiệp tự thực hiện (trên 80%), tiếp đến là hình thức mua dịch vụ (15 - 17,4%), trong khi chỉ có 3,8 - 5% nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Các doanh nghiệp cho rằng họ không được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ vì hoàn toàn không có thông tin (33,3%), số còn lại e ngại điều kiện để được hỗ trợ rất khó (40%) hoặc thủ tục phức tạp (30%).

4.3.3. Chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Chuỗi giá trị xuất khẩu tôm, cá tra49

Sơ đồ bên dưới cho thấy có thể có hơn một chục doanh nghiệp, chủ trại hoặc hộ nông dân tham gia một chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm tôm hoặc cá tra xuất khẩu. Một chuỗi giá trị điển hình thông thường được chia làm 7 phân đoạn chính theo chiều dọc, cùng rất nhiều mối liên kết theo chiều ngang. Đó là chuỗi giá trị mà sản phẩm đến được người tiêu dùng.

49 Cá tra, basa là tên gọi của Việt Nam cho loài cá nuôi da trơn, có râu, tiếng Anh là catfish (tên khoa học là Pangasius hypoththalmus). Do sản phẩm tôm và cá tra chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, nên chúng tôi chọn hai sản phẩm chủ lực này làm đại diện trong nghiên cứu chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh. Một số vấn đề lớn liên quan đến các sản phẩm khác, như khai thác hải sản vẫn được trình bày và phân tích.

Page 125: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

101

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Nếu chỉ tính các chủ thể tham gia chuỗi là doanh nghiệp ở Việt Nam thì chỉ có 5 giai đoạn chính, bởi hầu hết sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ có thể bán được dưới một thương hiệu và hệ thống phân phối của nước ngoài. Do đó, chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ dừng lại ở cảng biển, kết thúc bằng hình thức xuất khẩu tại cảng (FOB).

Sản xuất và ương giống (S1A)

Trước hết, để có được sản phẩm tôm hoặc cá tra xuất khẩu tốt, phải có con giống tốt. Khâu sản xuất và ương giống ngày càng đòi hỏi trình độ ứng dụng khoa học công nghệ cao, đầu tư sâu cho nghiên cứu giống mới có khả năng kháng bệnh và cho tỷ lệ sống sót cao để đảm bảo năng suất thu hoạch. Trước đây, cung cấp giống cho thị trường là các cơ sở tư nhân, hộ nuôi trồng với sự hỗ trợ kỹ thuật của các trung tâm nghiên cứu giống của nhà nước hoặc các viện nghiên cứu nông nghiệp, thủy sản. Ngày nay, các doanh nghiệp lớn đã chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này và ngày càng chiếm ưu thế, trong đó có sự hiện diện nổi bật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhờ trình độ công nghệ cao, tính chuyên nghiệp và khả năng đầu tư cho nghiên cứu. Điển hình là công ty Uni-President, một công ty sản xuất thức ăn thủy sản và tôm giống của Đài Loan, đầu tư vào Việt Nam từ năm 2001, hiện đang là một trong các nhà cung cấp giống tôm sú và tôm thẻ trắng kháng bệnh lớn nhất cho thị trường.

Năm 2010, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 175 cơ sở sản xuất cá tra giống, sản xuất được 2,359 tỷ cá giống, tăng 16,7% so với năm 2009.50 Dự kiến đến cuối năm 2011, đàn cá bố mẹ hiện nay sẽ được thay thế bằng đàn cá bố mẹ có chất lượng cao nếu Dự án ‘Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)’ được thực hiện đúng tiến độ. Trong khi đó, tôm giống lại được sản xuất chủ yếu ở một số tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Khánh Hòa mặc dù có xu hướng dịch chuyển vào các tỉnh phía Nam (chiếm 40%) để gần hơn với các cơ sở nuôi thương phẩm, tạo điều kiện cho con giống thích nghi với môi trường nuôi tốt hơn. Số lượng tôm giống (cả tôm sú và thẻ chân trắng) đạt 45 tỷ con nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu của cả nước.

Nuôi thương phẩm (S2A)

Hoạt động nuôi thương phẩm vẫn chủ yếu được thực hiện bởi hàng ngàn hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi cá tra là thế mạnh của các địa phương như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, thì tôm sú và tôm thẻ trắng là ‘sản phẩm chiến lược’ của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Trong 5 năm qua, diện tích nuôi tôm nước lợ đã tăng từ 568.130 ha (2006) lên 639.115 ha (trong đó, Cà Mau chiếm 39,9%, Bạc Liêu chiếm 19,7%). Trên cả nước, diện tích thả nuôi tôm sú là 613.718 ha, tôm chân trắng là 25.397 ha chủ yếu ở khu vực Trung Bộ và Quảng Ninh. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tra vào tháng 12/2010 đạt 5.400 ha (Đồng Tháp chiếm 34,6% và An Giang chiếm 18,5%).

50 Báo cáo tóm tắt ‘Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2010, kế hoạch năm 2011’-Tổng cục Thủy sản.

Page 126: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

102

Hình 62: Sơ đồ chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Sản xuất và ương giống (S1A)

Trại nuôi thương phẩm (S2A)

Xí nghiệp chế biến

Công ty TM - Xuất khẩu (S4)

Đối tác nhập khẩu nước ngoài

Vận chuyển, hậu cần (vii)

Thức ăn (i)

Thuốc thú y (ii)

Hóa chất (iii)

Bao bì (iv)

Nguyên liệu nhập khẩu (S2B)

Kiểm định, hải quan

Đối tác xuất khẩu nước ngoài (S1B)

Sản xuất SP giá trị gia tăng (S6)

Phân phối, siêu thị, bán lẻ (S7)

Người tiêu dùng nước ngoài

Công ty TM - Xuất khẩu (S4)

Phân phối, siêu thị, bán lẻ (S7)

Người tiêu dùng nước ngoài

Đối tác nhập khẩu nước ngoài

Sản xuất SP giá trị gia tăng (S3A)

Xúc tiến TM, TH (v)

Phế phụ liệu: mỡ, da cá

Nguồn: Hoàng Thanh (2010) và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Thực tế cho thấy diện tích thả nuôi và sản lượng tôm, cá trong khoảng 5 năm trở lại đây tăng chậm, thậm chí năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể, cả về trại nuôi và diện tích thả nuôi. Có 4 loại mô hình nuôi tôm, cá tra: (i) nhà máy chế biến có vùng nguyên liệu, (ii) doanh nghiệp có diện tích lớn chuyên nuôi; (iii) hộ nuôi nhỏ lẻ có hợp đồng bao tiêu sản phẩm; (iv) hộ nhỏ lẻ tự do. Hai hình thức đầu chiếm tới 70% diện tích nuôi trồng tôm và cá. Các hộ nuôi nhỏ lẻ tự do ngày càng ít đi bởi 1ha cho thu hoạch 300-400 tấn cá, doanh thu khoảng 5-6 tỷ VNĐ/năm, do đó đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ (nếu áp dụng GAP thì phải có từ 20ha trở lên). Trong điều kiện tiếp cận tín dụng khó khăn và lãi suất tín dụng cao, giá thức ăn cũng bị đẩy tăng cao, trong khi đầu ra lại bấp bênh như hiện nay nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi loại cá khác, cho thuê ao hoặc bán ao.

Tuy nhiên, số lượng hộ nuôi nhỏ lẻ (kể cả có hợp đồng bao tiêu sản phẩm) và diện tích thả nuôi vẫn không phải luôn ổn định. Những thay đổi về điều kiện tự nhiên, môi trường, thời tiết, dịch bệnh và đặc biệt là tình hình cung-cầu và triển vọng xuất khẩu đều có ảnh hưởng lớn tới giá cả thị trường. Vì vậy. người nuôi trồng thường tạo ra những làn sóng ồ ạt ra-vào thị trường, gây biến động cực kỳ bất ổn và bất lợi cho doanh nghiệp chế biến. Khi giá tăng cao, các hộ đổ xô đi lập ao, chăn thả, và ngược lại. Mới đây, khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có thể tăng thuế chống bán phá giá đối với cá tra lên 130%, thì hàng loạt hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL

Page 127: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

103

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

‘treo ao’. Diện tích thả nuôi của tỉnh Đồng Tháp giảm 700ha xuống chỉ còn 1.100 ha; toàn khu vực ĐBSCL ước tính giảm 30%, gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng ở thời điểm hiện nay.51

Nhập khẩu nguyên liệu (S2B)

Tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến phục vụ xuất khẩu ngày càng gia tăng tuy còn ở quy mô rất khiêm tốn. Theo số liệu hải quan, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam nhập khẩu khoảng 140.000- 150.000 tấn thủy hải sản các loại (tương đương gần 3% tổng sản lượng), trị giá từ 300-320 triệu USD từ hơn 70 nước để phục vụ nhu cầu trong nước, nhưng có tới 90% là để chế biến xuất khẩu. Ba sản phẩm nhập khẩu chính là cá biển, tôm và nhuyễn thể.

Mặc dù vậy, theo VASEP thì mức nhập khẩu này vẫn còn quá thấp đối với nhu cầu của đại đa số các doanh nghiệp, trong điều kiện công suất thiết kế còn dư thừa tới 50% và đơn đặt hàng của khách ngày càng nhiều và đa dạng.52 Hiện hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam phát triển nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác và nuôi trồng. Do đó, nếu chỉ dựa vào nguyên liệu trong nước, khó có thể đưa xuất khẩu thủy sản vượt quá 4-5 tỷ USD/năm và là một sự lãng phí đầu tư. Do đó, việc nhập khẩu còn cần được nhìn nhận như một hướng đi chiến lược để đưa ngành chế biến xuất khẩu thủy sản lên một vị trí cao trên thế giới, phát huy lợi thế về uy tín ngày càng cao của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, nắm bắt các cơ hội mở ra, chẳng hạn như việc uy tín chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng thương mại từ nước này sang các nước láng giềng trong đó Việt Nam là một đối tác tiềm năng. Theo đánh giá của VASEP, nếu nhập khẩu được khoảng 1,0 - 2,0 tỷ USD nguyên liệu thuỷ sản mỗi năm, Việt Nam có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thêm 1,8 - 3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu lên 6,0 - 8,0 tỷ USD.

Mặt khác, cũng không đáng lo ngại việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho người nuôi trồng nội địa bởi nguồn nguyên liệu trong nước vẫn luôn có ưu thế về giá, kiểm soát chất lượng và chi phí vận chuyển, hậu cần. Trái lại, nhập khẩu nguyên liệu sẽ bù đắp cho lượng thiếu hụt do tính chất mùa vụ mà nguồn nguyên liệu tại chỗ không thế đáp ứng. Hơn nữa, đây cũng chính là sức ép để ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hầu hết các nước xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới hiện nay đều đồng thời là những nước nhập khẩu nguyên liệu rất mạnh, như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia.

Chế biến nguyên liệu (S3)

Giai đoạn chế biến nguyên liệu (S3) rõ ràng nằm ở vị trí trung tâm trong chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, vì đây là chu trình cuối cùng hình thành sản phẩm xuất khẩu. Số lượng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chiếm phần lớn các doanh nghiệp tham gia chuỗi. Hiện có khoảng gần 300 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, trong đó doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra chiếm tới 57,1%, nếu tính cả thủy hải sản khai thác và nuôi trồng khác (rô phi, nghêu, mực, cá ngừ) thì lên tới gần 75% . Trong danh sách hội viên liên kết của VASEP, có gần 50 doanh nghiệp (chiếm 14,5%) cung cấp các dịch vụ nghiên cứu sản xuất tôm cá giống, sản xuất thức ăn thủy sản, dịch vụ vận tải, kho cấp đông, bao bì, v.v.

51 Hoàng Mai (2010).

52 Đặng Vỹ (2008).

Page 128: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

104

Hình 63: Số lượng các doanh nghiệp thành viên VASEP 2010-2011

91

10252

7

8

8

2149

CB&XK tôm

CB&XK cá tra

CB&XK nhuyễn thể chân đầu

CB&XK surimi

CB&XK đồ hộp

CB&XK cá ngừ

CB&XK hàng khô

Cung cấp sp và dịch vụ phụ trợ

Nguồn: VASEP.

Theo kết quả điều tra DNXK thủy sản, hơn một nửa số này đăng ký thành lập và hoạt động xuất khẩu trước năm 2000, khoảng 20% doanh nghiệp mới thành lập từ năm 2005 trở lại đây. Nhiều chủ doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến và thành lập doanh nghiệp sau một thời gian tích lũy vốn nhờ các trại thả nuôi thành công. Lợi nhuận tiềm năng của ngành này đã và đang lôi cuốn không ít các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác gia nhập thị trường xuất khẩu thủy sản.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản chứng tỏ sự năng động, thể hiện qua dịch chuyển dọc (tiến- lùi) trong chuỗi giá trị. Các công ty lớn thường trực tiếp thực hiện xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác nước ngoài để trực tiếp xuất khẩu. Trong số các doanh nghiệp được điều tra, 100% các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp, trong đó 12% số doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu qua cả các công ty thương mại khác. Để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, duy trì các đơn hàng, nhiều công ty đã phát triển các vùng nguyên liệu của riêng mình, thậm chí tự sản xuất thức ăn thủy sản và đầu tư hệ thống hậu cần hùng hậu, như các công ty Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Hùng Vương, Nam Việt, v.v. Đặc biệt, đã có những cuộc sáp nhập ngang nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị đã được ghi nhận.

Page 129: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

105

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hộp 4: Hùng Vương mua Agifish để tăng sức mạnh

(TBKTSG Online) – Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương đang chào mua thêm cổ phiếu của Công ty cổ phần Agifish trong mục tiêu hợp nhất để tăng sức mạnh, cả trong chủ động nguồn nguyên liệu lẫn mở rộng thị trường xuất khẩu của hai công ty lớn nhất nhì trong chế biến xuất khẩu cá tra hiện nay, và cả hai đều đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- TBKTSG Online: Ý ông là hợp nhất để tăng sức mạnh nhưng hiện tại cả hai đều đã mạnh, Hùng Vương trong vài năm gần đây vươn lên dẫn đầu trong xuất khẩu cá tra nói riêng và cả ngành thủy sản nói chung, còn Agifish, một thương hiệu xuất khẩu cá tra có bề dày. Vậy ông có thể giải thích điều này?

Ông Dương Ngọc Minh: Chúng tôi hợp nhất là để tận dụng lợi thế của nhau về thị trường xuất khẩu, vùng nuôi cá, nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động, tận dụng thiết bị nhà xưởng sẵn có của cả hai bên.

Thay vì Hùng Vương xuống An Giang hay các tỉnh lân cận để đầu tư nhà máy mới thì sẽ lãng phí vốn đầu tư của Hùng Vương và hay nói khác hơn là vốn của xã hội, khi mà thiết bị nhà xưởng của Agifish chưa tận dụng hết.

Agifish hiện nay có 4 nhà máy chế biến cá nhưng công suất sử dụng mới chỉ có 40%, chúng tôi thay vì đầu tư thêm nhà máy, thì hợp nhất với nhau để nâng công suất của các nhà máy thuộc Agifish lên 80 hay 100% sẽ hiệu quả hơn nhiều.Tận dụng thị trường thì thế mạnh của chúng tôi là thị trường Nga, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, những nơi mà Agifish không có thế mạnh. Sau hợp nhất, chúng tôi san sẻ thị trường cho nhau.

Vùng nuôi của Agifish cũng ít, không chủ động được nguồn nguyên liệu, trong khi vùng nuôi cá, nguồn nguyên liệu của chúng tôi ổn định, dồi dào, có thể cung cấp cho Agifish. Thực tế từ đầu năm tới nay, công suất các nhà máy của Agifish nâng lên rất nhiều nhờ chúng tôi san sẻ nguyên liệu, công suất chế biến tăng gấp đôi, lượng công nhân tăng 30%.

Phải nói rằng 2 năm trở lại đây, Agifish yếu là do bị động nguồn nguyên liệu, bản thân chỉ sản xuất đơn thuần mà ít đầu tư cho nuôi trồng. Nguyên liệu thiếu, thị trường ít mà thiết bị nhà xưởng lại đầu tư nhiều năm 2007, dẫn tới dư thừa công suất. Chúng tôi tận dụng lợi thế chính là ở chỗ này.

- Bây giờ ý định của Hùng Vương là chào mua công khai cổ phiếu của Agifish trên sàn chứng khoán tới mức nào?

Agifish có vốn điều lệ 128 tỉ đồng và doanh thu năm 2009 chừng 900 tỉ đồng. Hiện tại chúng tôi đang sở hữu 3 triệu cổ phiếu của Agifish được mua vào năm 2008 và cá nhân tôi là thành viên hội đồng quản trị của Agifish, nên mới có chuyện san sẻ nguyên liệu, thị trường cho Agifish từ đầu năm tới giờ.

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/29125/

Page 130: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

106

Rõ ràng trong quá trình gia nhập thị trường cũng như dịch chuyển trong chuỗi giá trị không thể không nói đến vai trò của các kênh tiếp cận tài chính- tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Điều này giải thích 59,5% DNXK thủy sản lựa chọn mô hình quản trị công ty cổ phần khi đăng ký thành lập.53 Đặc biệt, các doanh nghiệp còn chủ động mở rộng khả năng tiếp cận vốn của mình qua nhiều kênh khác nhau, dẫn đến kết quả thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong trong việc tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay, có tới 26 công ty chế biến xuất khẩu thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán, từ rất sớm và bao gồm tất cả những tên tuổi lớn trong ngành, như Agifish, Minh Phú, Nam Việt, Sao Ta, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Bến Tre, Cửu Long-An Giang, Incomfish, v.v. Bên cạnh các chính sách của nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các hộ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, có thể nói sự năng động của các doanh nghiệp trong quản trị công ty nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vốn thông qua thị trường chứng khoán rõ ràng là một yếu tố góp phần phát triển năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản. Các công ty niêm yết đòi hỏi trình độ của cán bộ quản lý tốt, điều này thể hiện phần nào qua kết quả của cuộc điều tra DNXK, trong đó tới 84,6% trong số các giám đốc có bằng đại học, 10,3% có bằng trên đại học và chỉ có 2,6% có bằng dưới đại học. Có thể thấy tỷ lệ học vấn của người quản lý đã có ảnh hưởng tích cực đến tính năng động của các doanh nghiệp. Tính chuyên nghiệp trong tổ chức và kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản còn được thể hiện qua kết quả điều tra cho thấy 43,4% số doanh nghiệp được hỏi đặt các cơ sở sản xuất của mình trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất.

Giá trị gia tăng của sản phẩm (S3A)

Cá tra fillê, tôm đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, cá rô phi, cá biển (nguyên con/cắt khúc) chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến thuỷ sản. Nói cách khác, các doanh nghiệp chỉ dừng ở khâu sơ chế nguyên liệu, cung cấp các bán thành phẩm để đối tác nhập khẩu nước ngoài tiếp tục chế biến thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong cơ cấu 3 sản phẩm có doanh thu lớn nhất của các doanh nghiệp được điều tra, có hơn 70% là các sản phẩm sơ chế. Nhóm sản phẩm này đồng thời chiếm tỷ trọng áp đảo (95%) về doanh thu.54 Công nghệ chế biến các sản phẩm này rất giản đơn, như rửa sạch, cắt miếng, lọc fillê, rút xương, đóng gói bao bì và cấp đông, do đó thuộc lĩnh vực thâm dụng lao động và lợi nhuận thấp. Thông thường 2,8 tấn cá tra nguyên liệu cho 1,0 tấn cá sơ chế. Giá bình quân cá tra nguyên liệu là 18-20.000 VND, tương đương 90 cent USD/kg. Như vậy, để có được 1kg cá tra fillet, xuất khẩu theo giá sàn năm 2011 là 2,8 USD/kg, thì riêng chi phí nguyên liệu đầu vào đã là 2,52 USD/kg. Sau khi doanh nghiệp tiếp tục chi 28 cent cho các chi phí lao động, vận tải, kho bãi, điện nước, hành chính, thì lợi nhuận thu về là rất thấp. Trong khi đó, giá bán thành phẩm fillê hun khói ở Đức là 9,0 EUR/kg. Với tỷ lệ 1:1 về nguyên liệu, lợi nhuận của họ thu về ít nhất phải đạt tới 3,0 EUR/kg.55 Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam ở vị trí ‘trũng’ nhất trong Parabol chuỗi giá trị, thực hiện công đoạn ‘tốn công mất sức’ nhất nhưng đem lại lợi nhuận thấp, năng suất lao động thấp. Để có lãi, doanh nghiệp của Việt Nam phải trông đợi vào phụ phẩm, phế liệu trong quá trình chế biến. Mỡ cá có thể được tái sử dụng để bón cây cao su, xăng sinh phẩm. Da cá được bán cho các cơ sở sản xuất Gellatin v.v.

Nhiều doanh nghiệp sơ chế đã nỗ lực dịch chuyển về phía trước trong chuỗi giá trị bằng cách đầu tư công nghệ và dây chuyền sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao hơn của Việt Nam thường bao gồm: há cảo, tôm tẩm bột, mực bột, chả giò, chả mực, cá khô, mực khô, cá cơm, cá trích kho, v.v. Nhìn chung, các sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chủ yếu mang phong cách ẩm thực trong nước để phục vụ 3 triệu người Việt ở nước ngoài, hơn là đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng bản địa.

53 Các loại hình còn lại: TNHH chiếm 19%, DNNN: 14,3%, ĐTNN: 7,1% (theo kết quả điều tra).

54 Thái Thanh Dương (2010).

55 Phỏng vấn Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản VASEP, ngày 2/7/2010.

Page 131: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

107

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Hoạt động thương mại xuất khẩu (S4)

Như đã được đề cập ở trên, hầu hết các DNXK thuỷ sản hiện nay là các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (sử dụng trên 200 lao động và có tổng nguồn vốn trên 20 tỷ VND). Nhiều doanh nghiệp trong số này thực hiện nhiều công đoạn trong chuỗi giá trị, từ thả nuôi, chế biến đến xuất khẩu. Đa số các doanh nghiệp tự tổ chức tìm kiếm đối tác nhập khẩu nước ngoài, tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm, làm các thủ tục cấp Code xuất khẩu, chứng nhận nguồn gốc, và xuất khẩu trực tiếp. Chính vì vậy, số lượng các doanh nghiệp chuyên thực hiện dịch vụ thương mại, không sản xuất, chế biến, mà chỉ thu mua sản phẩm sơ chế để xuất khẩu cũng có nhưng không nhiều. Các doanh nghiệp này thường chỉ cần trên dưới 20 nhân viên, có nghiệp vụ ngoại thương để giao dịch với đối tác. Tính linh hoạt của các doanh nghiệp loại này rất cao vì họ không cần phải có đội ngũ và trang thiết bị hậu cần mà có thể thuê dịch vụ vận tải và kho cấp đông của các doanh nghiệp trung gian độc lập khác.

Tuy nhiên, cũng chính vì nắm được nhiều công đoạn trong một chuỗi giá trị như vậy, nên các doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng cách phá giá thị trường, đưa ra các mức giá thấp hơn để giành giữ khách hàng và thị phần. Theo phản ánh của những người trong cuộc, cứ sau mỗi kỳ hội chợ, giá lại giảm. Các đối tác nước ngoài lại càng tận dụng sự mất đoàn kết này để ép giá các doanh nghiệp nhiều hơn, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị đặt vào tình thế cạnh tranh xuất phát từ cạnh tranh trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản với nhau. Đây là tình trạng mà ngành chế biến xuất khẩu Việt Nam nhất thiết cần phải tránh để duy trì tăng trưởng bền vững của ngành.

Đối tác nhập khẩu nước ngoài (S5)

Các bạn hàng nhập khẩu của doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị. Họ là đại diện cho bên ‘cầu’, có thể coi là ‘khách hàng cuối cùng’ của các doanh nghiệp Việt Nam, vừa là kênh đưa sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào hệ thống phân phối của thị trường nước ngoài. Quan trọng hơn, các đối tác còn giúp doanh nghiệp Việt Nam làm quen và tư vấn về các quy định luật pháp, yêu cầu chất lượng và thị hiếu và nhu cầu đặc thù của từng thị trường nhập khẩu. Thêm nữa, khi xảy ra các khiếu kiện chống bán phá giá, họ cũng chính là đồng minh đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, ở góc độ khác các đối tác nhập khẩu lại cũng có thể ép giá khi doanh nghiệp Việt Nam không có sự đồng thuận. Thực tiễn cho thấy, ở các thị trường truyền thống, chẳng hạn như ở Mỹ nơi 6 doanh nghiệp có doanh số lớn nhất, chiếm tới 92% thị phần của tổng cộng 32 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này, thì chênh lệch giá hầu như không đáng kể. Trong khi đó, ở các thị trường mới như Ai Cập, nơi 12 doanh nghiệp hàng đầu chỉ chiếm 72% thị phần, sự chênh lệch giá bán là rất rõ rệt. Hay ở thị trường Nga, tuy giá thấp nhưng họ không đòi hỏi cao về quy cách chế biến (chấp nhận cả cá loại to 1,2 - 1,4 kg, là giai đoạn cá đang tăng trưởng tốt) nên người nuôi rất thích loại sản phẩm này. Tuy nhiên, do thiếu tổ chức và thông tin nên có tình trạng các doanh nghiệp của Việt Nam tự cạnh tranh về giá lẫn nhau, thậm chí bán phá giá, dẫn đến khủng hoảng thừa. Hiện nay Nga bắt đầu thắt chặt các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, như tỷ lệ mạ băng thấp, thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn, trong khi giá vẫn không được cải thiện. Điều đó cho thấy sức mạnh thương thảo của bên bán phụ thuộc lớn vào mức độ cố kết và tập trung của thị trường nguồn cung.56 Khả năng đối tác có thể ép giá các doanh nghiệp được hay không chủ yếu nằm ở cách thức tổ chức đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu vào nước bạn.

Vấn đề nữa trở nên đáng lo ngại khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu sản phẩm sơ chế, giá rẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thì buộc phải nâng cao năng lực cạnh

56 Phân tích theo mô hình Năng lực cạnh tranh vi mô của Michael Porter- Five forces.

Page 132: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

108

tranh, sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ hiện đang là đối tác nhập khẩu của mình. Đây là thách thức lớn bởi ngay thời điểm hiện nay doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam đã phải vất vả chống chọi với những cuộc chiến chống bán phá giá và đáp ứng các quy định tiêu chuẩn chất lượng ngày một khắt khe hơn. Việc một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam tiến tới mở chi nhánh ở nước ngoài là một tín hiệu tốt trong quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam.

Sản phẩm và dịch vụ phụ trợ

Có khá nhiều doanh nghiệp chuyên thực hiện sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thủy sản. Có thể kể tên một số các công ty Uni-president, Docifish, Grobest sản xuất thức ăn cho tôm, cá; công ty VinhThinh Biostadt, Văn Minh AB sản xuất chế phẩm sinh học, hóa chất làm sạch, vệ sinh môi trường nước cho tôm, cá; công ty Biomin Việt Nam sản xuất thuốc chống nấm mốc, cải thiện khả năng tiêu hóa, các công ty Logistics Hoàng Hà, Swire Coldstorage, Anpha_AG, Lotte-Sea, West Vina thực hiện dịch vụ vận tải, giao nhận, khai hải quan, cho thuê kho lạnh, sản xuất bao bì, kiểm định, v.v. Đó là chưa kể đến các doanh nghiệp nhập khẩu, cung cấp máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ cho chu trình chế biến thủy sản (ví dụ, máy hút chân không, phân cỡ, rút xương, dò kim loại, sấy công nghiệp, cân điện tử, chiên thực phẩm, v.v.), và các công ty bảo hiểm, thông tin thương mại, quảng cáo, hội chợ, tuyển dụng lao động, trung tâm đào tạo nghề. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp lớn đã thực hiện đầu tư sang cả các mảng dịch vụ hỗ trợ để làm chủ hơn nữa ‘chuỗi giá trị của mình’ như công ty Bình An thành lập Viện Nghiên cứu cá Đồng bằng sông Cửu Long, công ty Minh Phú thực hiện chương trình nghiên cứu giống, liên kết mở trường đào tạo nghề.

Một số nhận xét về chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh

Trước hết, đây là một chuỗi giá trị tỷ đô, đã giúp đưa xuất khẩu thủy sản Việt Nam vươn lên nhóm có vị trí hàng đầu thế giới (4,9 tỷ USD so với hơn 70 tỷ USD của toàn thế giới). Chỉ trong vòng 10 năm, sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng từ vài chục nghìn tấn lên 600.000 tấn (1,5 triệu tấn cá nguyên liệu). Cá tra Việt Nam trở thành một hiện tượng của ngành xuất khẩu thủy sản thế giới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Có thể rút ra một số đánh giá sau đây về chuỗi giá trị chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam:

Một là, sự chặt chẽ trong kết nối giữa các phân đoạn: đã hình thành các cụm nuôi trồng - chế biến- xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh Đồng bằng công Cửu Long. Các xí nghiệp chế biến được đặt gần với các vùng nguyên liệu hoặc cảng khai thác, các công ty thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ thả nuôi nhỏ lẻ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ như thức ăn, hóa chất, bao bì, vận tải, hậu cần đều sẵn sàng phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hai là, tính chuyên nghiệp và năng động của các doanh nghiệp trong mỗi phân đoạn. Các doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu làm ăn bài bản, sử dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô lớn, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, tìm kiếm nhiều kênh tiếp cận tài chính- tín dụng khác nhau để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kinh doanh của mình. Nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán từ rất sớm. Đa số các doanh nghiệp chế biến lớn đều tự tổ chức đội ngũ kinh doanh của mình, chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, trực tiếp xuất khẩu. Các công ty lớn đều tìm cách dịch chuyển tiến - lùi trong chuỗi giá trị, để đảm bảo nguồn cung ổn định và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Một số công ty đã thực hiện sáp nhập ngang nhằm tận dụng công suất sản xuất, nuôi trồng và hệ thống hậu cần, kho bãi, để đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn hơn. Kết quả điều tra cho thấy hầu như tất cả các doanh nghiệp tự tổ chức tìm kiếm thông tin phục vụ hoạt động xuất khẩu (thông qua internet, hiệp hội, hội chợ) và đa số các lớp đào tạo cho cán bộ quản lý (54,5% doanh nghiệp) vào lao động (90,3% doanh nghiệp) trong lĩnh vực chế biến - xuất khẩu thủy sản là do tự doanh nghiệp thực hiện.

Page 133: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

109

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Ba là, tính cạnh tranh được duy trì trên các thị trường phân nhóm trong chuỗi giá trị. Mỗi phân đoạn của chuỗi giá trị tạo ra một tiểu thị trường cung cấp cho riêng phân đoạn đó. Có thị trường thức ăn thủy sản, vận tải, kho lạnh, nguyên liệu. Điều đáng nói ở đây là nguồn cung luôn dồi dào với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, đa dạng về chủng loại, chất lượng. Sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả các phân đoạn là điều rất đáng ghi nhận. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp rất lớn, nhưng hiện chưa hình thành những trung tâm độc quyền trên các thị trường hay thao túng bất cứ một phân đoạn nào. Tính cạnh tranh được đảm bảo ở mức cao giữ chi phí đầu vào sản xuất và giá thành ở mức thấp.

Bốn là, môi trường đầu tư- kinh doanh tương đối thông thoáng, rào cản thị trường và chi phí hành chính thấp. Không có rào cản đáng kể đối với người nuôi trồng và doanh nghiệp gia nhập thị trường chế biến - xuất khẩu. Đầu tư kinh doanh lĩnh vực thủy sản không cần giấy phép kinh doanh khi thành lập bởi thủ tục đã được chuyển sang chế độ hậu kiểm bằng việc cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của NAFIQUAD và yêu cầu quy cách chất lượng của bạn hàng nhập khẩu. Cũng không có rào cản đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Thuế xuất khẩu thủy sản cũng đã được hạ xuống bằng 0%. Các doanh nghiệp chỉ phải tuân thủ các quy định không sử dụng một số hóa chất, kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng và chế biến, ngoài ra phải đóng phí đăng kiểm cho hàng hóa xuất khẩu của mình. Mức phí này được phản ánh còn nhiều bất cập, chẳng hạn việc dựa trên số lượng lô hàng chứ không dựa trên mẫu kiểm, khiến cho phí trở thành một loại ‘thuế’ doanh số, không khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung về môi trường kinh doanh thì các rào cản thị trường và chi phí hành chính của lĩnh vực thủy sản đã đơn giản hóa và thấp tương đối so với các lĩnh vực khác.

Năm là, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp - VASEP. Sự thành công của ngành chế biến- xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua không thể không nói đến vai trò của Hiệp hội chế biến- xuất khẩu thủy sản. Đây là một hiệp hội hoạt động năng động, hiệu quả, dân chủ và có uy tín cao trong cộng đồng doanh nghiệp thủy sản, trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, cơ quan công quyền, và phương tiện thông tin đại chúng. Trong tháng 10 và 11 năm 2010, VASEP đã đứng ra tổ chức hai hội nghị quan trọng, quy tụ đông đảo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và tôm để đề ra các nhóm giải pháp tháo gỡ các vấn đề mới nảy sinh như tình trạng mất cung- cầu nguyên liệu nghiêm trọng, bán phá giá, chiến dịch bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh cá tra của nước ngoài, nguy cơ kiểm tra chất trifluralin đối với 100% lô hàng tôm của Việt Nam xuất vào Nhật Bản. VASEP cũng tích cực làm việc kịp thời với tổ chức WWF và thành công trong việc ngăn tổ chức này đưa cá tra vào danh sách đỏ, hơn thế các tổ chức còn ngồi lại với nhau để xây dựng dự án phát triển bền vững cho cá tra Việt Nam.

Phản biện và tham gia tư vấn hoạch định chính sách cũng là những hoạt động tích cực của VASEP. Hiệp hội đã tổ chức dư luận phản biện để sửa đổi hai thông tư 06 và 25 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gây bất lợi cho doanh nghiệp ở các thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm xuất khẩu và chứng nhận kiểm định đối với nguyên liệu nhập khẩu. Kết quả điều tra cũng cho thấy, VASEP được từ 68,8% - 93,8% doanh nghiệp được hỏi đánh giá Hài lòng- Rất hài lòng về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn pháp luật, phản biện chính sách, tập huấn đào tạo, tìm kiếm đối tác và cung cấp thông tin thị trường. Các khóa học, đào tạo ngắn do VASEP tổ chức cũng được doanh nghiệp đánh giá cao nhất (Rất hài lòng) về tổ chức - 62,5% và nội dung - 66,7% (chỉ trừ chi phí).

Như vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh của ngành chế biến- xuất khẩu thủy sản Việt Nam được cấu thành nên bởi rất nhiều yếu tố, chủ yếu và trước hết phải xuất phát từ nội tại của các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất- chế biến trong nước, kết hợp với những thuận lợi, thông thoáng mà môi trường kinh doanh tạo ra và cải thiện về chính sách của chính phủ đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời phải nhìn nhận vai trò rất tích cực và năng động của hiệp hội doanh nghiệp như VASEP.

Page 134: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

110

Cơ hội từ thị trường thế giới

Xuất khẩu sản phẩm thủy sản được cho là có cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là xu hướng dịch chuyển thị hiếu tiêu dùng trên thế giới ngày càng coi trọng protein từ sản phẩm cá. Trước đây, các nước phát triển thường ưa thích hải sản và cá thịt đỏ (cá ngừ, cá hồi). Tuy nhiên, sản lượng hải sản khai thác cũng bão hòa và ngày càng cạn kiệt. Đặc biệt, kể từ năm 2004-2009, khi cá hồi Chile bị dịch bệnh, họ chuyển sang cá thịt trắng, cá tra (catfish). Đó là cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam đã chớp được để tăng trưởng xuất khẩu loại cá này vào thị trường Mỹ, vượt qua được những thời điểm khó khăn do cuộc chiến đưa cá tra vào Farm Bill 2008 gây ra. Có thời điểm, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Mỹ tăng tới 70%/ năm. Hiện nay, sự đảo chiều trong xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc cũng đang mở ra những cơ hội lớn cho ngành chế biến - xuất khẩu của Việt Nam đón nhận làn sóng dịch chuyển dòng đầu tư công đoạn gia công - chế biến trong chuỗi giá trị của các công ty có vốn nước ngoài, đồng thời nước này cũng hứa hẹn là một thị trường nhập khẩu tiềm tàng cho sản phẩm của Việt Nam.

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu điện tử

4.4.1. Chính sách và các yếu tố bên ngoài

Chính sách thuế

Theo quy định, sản phẩm điện tử xuất khẩu sẽ được hoàn thuế đối với đầu vào và hưởng thuế xuất khẩu 0%. Tuy nhiên, các thủ tục thuế hiện vẫn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phàn nàn. Hình 64 cho thấy 12,2% số doanh nghiệp cho rằng hiện nay chính sách thuế ảnh hưởng xấu và rất xấu tới doanh nghiệp, trong khi đó năm 2007 chỉ có 9,8% doanh nghiệp đánh giá xấu và rất xấu. Điều này cho thấy chính sách thuế không có sự cải thiện mà thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu hơn tới doanh nghiệp. Các chính sách như thủ tục hải quan, chính sách tỷ giá, tín dụng, lao động cũng như các hiệp định thương mại, chính sách của nước nhập khẩu, rào cản của nước nhập khẩu hiện nay đều có sự cải thiện tốt hơn so với năm 2007. Đặc biệt, số doanh nghiệp đánh giá cao vai trò các hiệp định thương mại đã tăng từ 17% (năm 2007) lên 22% hiện nay.

Hình 64: Đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu và rất xấu của các chính sách tới kết quảxuất khẩu của doanh nghiệp

9.8

14.6

12.2

4.9

9.8

7.3

7.3

4.9

12.2

9.8

9.8

4.9

4.9

2.4

4.9

2.4

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0

Chính sách thuế

Thủ tục hải quan

Chính sách tỷ giá

Chính sách tín dụng

Chính sách liên quan đến lao động

Các hiệp định thương mại

Chính sách của nước nhập khẩu

Các quy định và rào cản của nướcnhập khẩu

2007 Hi ện nay

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 135: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

111

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Cũng qua khảo sát, 34% số doanh nghiệp trả lời họ thực hiện thủ tục hoàn thuế đầu vào cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế GTGT; 26% doanh nghiệp đánh giá thủ tục hoàn thuế phức tạp và rất phức tạp; 17.4% doanh nghiệp phàn nàn về thủ tục miễn, giảm thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Kết quả này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong số các doanh nghiệp khảo sát thì 32% số doanh nghiệp thực hiện thuế điện tử, hầu hết đều cho rằng triển khai thuế điện tử là đơn giản. Đây là một đổi mới đáng ghi nhận về thủ tục thuế và cần được triển khai rộng rãi ở các địa phương, góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử giảm được chi phí.

Hình 65: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục thuế phức tạp và rất phức tạp

39.1

17.4

26.1

17.4

0.05.0

10.015.020.025.030.035.040.0

45.0

Thủ tục hoàn thuế đầu vào cho hànghoá, dịch vụ xuất khẩu

Thủ tục miễn, giảm thuế NK và thuếGTGT

%

2007 Hiện nay

66.7

33.3

44.4

16.7

38.9

33.3

22.2

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

Phải cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộ phận

Điều kiện hoàn thuế, miễn giảm phức tạp

Chưa triển khai áp dụng thuế điện tử trên địa bàncủa doanh nghiệp

Thái độ của cán bộ ngành thuế

Thiếu sự phối hợp giữa hải quan và cơ quan thuế

Thiếu thông tin hướng dẫn doanh nghiệp

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Đánh giá nguyên nhân làm cho thủ tục thuế phức tạp, gần 67% doanh nghiệp cho là do phải cần nhiều loại giấy tờ; 44,4% đánh giá do điều kiện hoàn, miễn giảm thuế phức tạp; 38,9% doanh nghiệp cho rằng do thái độ của cán bộ ngành thuế. Do đó cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới thủ tục thuế theo hướng giảm bớt các loại giấy tờ trong thời gian tới.

Page 136: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

112

Hình 66: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế phức tạp

39.1

17.4

26.1

17.4

0.05.0

10.015.020.025.030.035.040.0

45.0

Thủ tục hoàn thuế đầu vào cho hànghoá, dịch vụ xuất khẩu

Thủ tục miễn, giảm thuế NK và thuếGTGT

%

2007 Hiện nay

66.7

33.3

44.4

16.7

38.9

33.3

22.2

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

Phải cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộ phận

Điều kiện hoàn thuế, miễn giảm phức tạp

Chưa triển khai áp dụng thuế điện tử trên địa bàncủa doanh nghiệp

Thái độ của cán bộ ngành thuế

Thiếu sự phối hợp giữa hải quan và cơ quan thuế

Thiếu thông tin hướng dẫn doanh nghiệp

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Chính sách hải quan

Đánh giá từ phía doanh nghiệp cho thấy thủ tục hải quan vẫn còn nhiều bất cập mặc dù có thay đổi nhiều về quy trình, đặc biệt là giấy tờ và các thủ tục rườm rà, thủ tục kiểm tra hàng hoá, mở tờ khai còn phiền hà.

Hình 67: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục và quy trình hải quan phức tạpvà rất phức tạp

28.6

31.0

19.4

17.6

17.4

25.7

24.1

13.9

11.8

11.1

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0

Kê khai hải quan

Mô tả hàng hóa và mã hệ thống

Thủ tục kiểm tra hàng hóa

Thủ tục hải quan liên quan đến hoàn thuế đầu vàocho sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Thủ tục hải quan liên quan đến miễn, giảm thuếnhập khẩu và thuế GTGT

%2007 Hi ện nay

78.9

47.4

36.8

10.5

57.9

42.1

31.6

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0

Phải cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộ phận

Phương pháp kiểm tra hàng hóalạc hậu

Chưa triển khai hải quan điện tửtrên địa bàn của doanh nghiệp

Thái độ của cán bộ hải quan

Thiếu sự phối hợp giữa hải quanvà cơ quan thuế

Thiếu thông tin hướng dẫndoanh nghiệp

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 137: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

113

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Theo hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát thì thủ tục và quy trình hải quan hiện nay đã được cải thiện, nhưng không nhiều so với năm 2007. Đáng chú ý là các doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn nhiều về thủ tục kê khai hải quan (25,7%) và mô tả mã hệ thống (24,1%).

Qua khảo sát, có hơn 41% số doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử và nhận xét thủ tục này khá đơn giản. Do vậy, việc triển khai hải quan điện tử cần sớm được áp dụng rộng rãi nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp.

Đánh giá về nguyên nhân làm cho thủ tục hải quan phức tạp, nhiều doanh nghiệp (78,9%) cho là do phải cần nhiều loại giấy tờ. Tiếp đó là nguyên nhân do thái độ của cán bộ hải quan (57,9%). Trong khi đó, 47,4% doanh nghiệp cho là do phải qua nhiều bộ phận.

Hình 68: Nguyên nhân làm cho thủ tục hải quan phức tạp

28.6

31.0

19.4

17.6

17.4

25.7

24.1

13.9

11.8

11.1

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0

Kê khai hải quan

Mô tả hàng hóa và mã hệ thống

Thủ tục kiểm tra hàng hóa

Thủ tục hải quan liên quan đến hoàn thuế đầu vàocho sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Thủ tục hải quan liên quan đến miễn, giảm thuếnhập khẩu và thuế GTGT

%2007 Hi ện nay

78.9

47.4

36.8

10.5

57.9

42.1

31.6

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0

Phải cần nhiều loại giấy tờ

Phải qua nhiều bộ phận

Phương pháp kiểm tra hàng hóalạc hậu

Chưa triển khai hải quan điện tửtrên địa bàn của doanh nghiệp

Thái độ của cán bộ hải quan

Thiếu sự phối hợp giữa hải quanvà cơ quan thuế

Thiếu thông tin hướng dẫndoanh nghiệp

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Tính chi phí thời gian và tiền bạc cho việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới thuế và hải quan được thể hiện trong Bảng 13.

Bảng 13: Chi phí thời gian và tiền bạc cho thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới thuế và hải quan của doanh nghiệp

2007 2009

Thời gian để thực hiện các thủ tục hải quan và thuế (trung bình)

161 ngày 172 ngày

Lao động chuyên trách thực hiện các thủ tục thuế và hải quan (trung bình)

3 người 3,6 người

Chi phí bằng tiền thực hiện các thủ tục thuế và hải quan (trung bình)

86,2 triệu đồng 105 triệu đồng

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 138: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

114

Kết quả điều tra cho thấy thời gian thực hiện các thủ tục thuế và hải quan chẳng những không giảm mà còn tăng, phản ánh phần nào thủ tục thuế và hải quan vẫn còn phức tạp. Hệ quả là các doanh nghiệp phải mất trung bình 86,2 triệu (năm 2007) cho việc thực hiện các thủ tục thuế và hải quan, con số này tăng lên thành 105 triệu trong năm 2009.

Chính sách tỷ giá

Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại thuộc ngành công thương, chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử hầu hết là FIEs, nên tác động của chính sách nới lỏng tỷ giá đồng Việt Nam không mạnh như đối với DNXK trong nước.

Qua điều tra doanh nghiệp xuất khẩu điện tử, chỉ có 20% doanh nghiệp có doanh thu tốt hơn nhờ chính sách tỷ giá, 65% cho rằng doanh thu xuất khẩu của họ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này, trong khi còn 15% doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu bị tác động xấu bởi chính sách tỷ giá. Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu là do doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên khi giảm giá đồng Việt Nam làm tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.

Hình 69: Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của NHNN tới doanh nghiệp xuất khẩu điện tử

20.02.9 5.1

65.0

68.6 64.1

15.028.6 30.8

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

100.0

120.0

Doanh thu Khoản vay bằng ngoạitệ của doanh nghiệp

Nhập khẩu nguyên liệuđầu vào

%

Tác động tốt Không bị tác động Tác động xấu

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Hình 69 cũng cho thấy 28,6% doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc vay ngoại tệ do chính sách nới lỏng tỷ giá; 30,8% doanh nghiệp phàn nàn tỷ giá đã ảnh hưởng xấu tới nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp và lý giải là do đồng Việt Nam bị định giá quá thấp. Ngoài ra, khảo sát doanh nghiệp điện tử cũng cho thấy chỉ có 41% số doanh nghiệp được các ngân hàng thương mại trong nước đáp ứng nhu cầu ngoại tệ. Số doanh nghiệp còn lại chủ yếu có ngoại tệ thu từ xuất khẩu hoặc từ công ty mẹ.

Chính sách tín dụng

Số doanh nghiệp xuất khẩu điện tử không vay vốn ngân hàng chiếm 70%, đó là các FIEs được cung cấp vốn từ các công ty mẹ. Chỉ có 7% doanh nghiệp được khảo sát thường xuyên vay

Page 139: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

115

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

vốn ngân hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hầu hết đều cho rằng họ không gặp khó khăn trong vay vốn và mức lãi suất cũng chấp nhận được.

Mặt khác, do các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử được khảo sát là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên không gặp khó khăn hay phức tạp trong vay vốn ngân hàng, vì thế hầu hết các doanh nghiệp chưa từng đề nghị phải bảo lãnh tín dụng. Trong số 41 doanh nghiệp được điều tra, chỉ có duy nhật một doanh nghiệp (chiếm 2,4%) được bảo lãnh tín dụng và đánh giá mức độ tiếp cận bảo lãnh tín dụng không phức tạp.

Ngoài ra, cũng có 7,4% doanh nghiệp đã từng được tiếp cận hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Từ năm 2007 đến nay, trung bình các doanh nghiệp này được tiếp cận 8 lần với thời gian dài nhất là 12 tháng.

Chính sách đất đai

Chính sách đất đai của Việt Nam đã và đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử. Qua điều tra cho thấy, diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh hiện nay của tất cả các doanh nghiệp được khảo sát không thay đổi từ năm 2007 và chủ yếu là đất thuê, trong đó thuê của nhà nước chiếm 68,4%, thuê của tư nhân là 26,3%. Với diện tích hiện nay, 97% doanh nghiệp cho rằng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Hình 70: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất kinh doanh

Đất thuê của tư nhân

26%

Đất thuê của nhà nước

69%

Đất mua trên thị trường

5%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Chính sách lao động

Trong số các doanh nghiệp điện tử xuất khẩu được khảo sát, chỉ gần 5% đã áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về lao động SA8000 và 7% đang chuẩn bị áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với những doanh nghiệp chưa áp dụng thì 39% số doanh nghiệp không biết về tiêu chuẩn này và số còn lại cho rằng không cần thiết.

Đánh giá về việc thực hiện chính sách lao động, 100% doanh nghiệp được khảo sát đều nói rằng hiện nay họ không gặp khó khăn gì trong việc thực hiện chính sách và luôn đáp ứng các yêu cầu của Luật lao động cũng như chính sách liên quan. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện các chính sách này thuận lợi hơn so với năm 2007.

Page 140: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

116

Về thu nhập, mức lương trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp khảo sát mặc dù tăng từ 1,9 triệu đồng năm 2007 lên 3,0 triệu đồng năm 2010, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Trong đó, mức lương trung bình của lao động quản lý tăng từ 5,4 triệu (năm 2007) lên 7,7 triệu năm 2010; của lao động trực tiếp sản xuất từ 1,5 triệu (năm 2007) lên 2,3 triệu (năm 2010).

Hình 71: Thu nhập trung bình của lao động trong doanh nghiệp

11.3 11.9

14.0 15.9

34.1 33.6

40.6 38.5

0%

20%

40%

60%

80%

100%

yan nệiH7002

Lao động chưa qua đào tạo

Lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn

Lao động đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật

Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên

1.9

5.4

1.5

3.0

7.7

2.3

0.01.02.03.04.05.06.07.08.09.0

Thu nhập trung bình LĐ quản lý từ cấp phòng,quản lý phân xưởng trở lên

Lao động trực tiếp sảnxuất không phải là quản lý

Triệ

u đồ

ng

2007 Hiện nay

4.0 3.7

21.45.7

73.890.3

0.8 0.3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nâng cao kỹ năngquản trị doanh nghiệp

cho các bộ quản lý/chủ doanh nghiệp

Nâng cao kỹ năng,trình độ chuyên môncho người lao động

Hiệp hội ngành nghề

Bản thân doanh nghiệp tổchức

Trung tâm, viện, trường, tổchức ngoài NN

Cơ quan NN (TƯ, địaphương)

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng phản ánh thêm về những tồn tại trong chính sách lao động, cụ thể là: mức lương tối thiểu ngày càng tăng; bảo hiểm xã hội giải quyết quá chậm so với nhu cầu thực tế; bảo hiểm y tế không rõ ràng, không hỗ trợ nhiều cho người lao động. Do đó, bảo hiểm y tế và xã hội không làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm hơn, mà thậm chí còn dẫn tới suy nghĩ theo hướng tiêu cực rằng mặc dù đã đóng tiền bảo biểm rồi nhưng khi đi khám bệnh lại bị phân biệt giữa bảo hiểm y tế với khám chữa bệnh dịch vụ.

Các hiệp định thương mại và quy định của nước nhập khẩu

Trước khi tham gia các Hiệp định thương mại, hàng hóa của Việt Nam thường phải chịu mức thuế suất cao khi xuất khẩu vào thị trường các nước. Sau khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là việc trở thành thành viên của WTO với các chế độ đãi ngộ như MFN, Việt Nam đã khai thác được thị trường xuất khẩu rộng lớn với các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhiều mặt hàng trong đó có điện tử đã tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh chóng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện tử, chỉ có các doanh nghiệp FDI được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại, trong khi các doanh nghiệp điện tử trong nước không đủ khả năng cạnh tranh để tham gia thị trường xuất khẩu.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp xuất khẩu hàng điện tử cho thấy 10% doanh nghiệp được khảo sát không có thông tin về chính sách và quy định của nước nhập khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp; 50% doanh nghiệp có thông tin nhưng không đầy đủ. Thực tế này có thể là do các doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp FDI, chủ yếu gia công, lắp ráp theo mẫu và yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc công ty mẹ, do đó không phải quan tâm tới thị trường đầu ra, vì thế họ không chú ý nhiều tới việc tìm hiểu các chính sách của nước nhập khẩu. Cũng chính vì vậy họ không gặp trở ngại về chính sách và quy định của nước nhập khẩu.

Page 141: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

117

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

4.4.2. Các yếu tố nội tại của DNXk điện tử Vốn đầu tư

Với môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng cùng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó có lĩnh vực điện tử, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI. Nhiều tập đoàn lớn với những dự án đầu tư lớn đã và đang tìm kiếm cơ hội vào Việt Nam. Chẳng hạn như, ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Tập đoàn Intel đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD; Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) cũng đầu tư 1 dự án lớn tại Bình Dương với số vốn 1 tỷ USD để sản xuất đầu đọc quang học dùng cho đầu DVD, VCD và mô tơ siêu nhỏ trong máy ảnh, máy in; Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 5 tỷ USD, trong đó riêng sản xuất linh kiện điện tử khoảng 1 tỷ USD; Tập đoàn Meikom (Nhật Bản) đầu tư 300 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Nội. Ngoài ra, nhiều tập đoàn điện tử khác của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử.

Có thể nói luồng đầu tư FDI trong lĩnh vực điện tử đã tạo lượng vốn lớn cho ngành điện tử Việt Nam. Hầu hết các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử thời gian qua đều là sản xuất linh kiện. Mặc dù đầu tư nước ngoài vào nhiều, nhưng các doanh nghiệp FDI này chủ yếu khai thác lợi thế về thuê đất và lao động rẻ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI rất ít sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, chủ yếu là nhập khẩu và chỉ gia công tại Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó luôn đối mặt với áp lực về vốn, vì thế khó cạnh tranh để vươn ra được thị trường thế giới.

Qua khảo sát các doanh nghiệp điện tử cho thấy hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu điện tử là doanh nghiệp FDI, do đó tài sản và tổng vốn của các doanh nghiệp khá dồi dào. Tính trung bình, vốn của các doanh nghiệp được khảo sát hiện nay tăng 2% so với năm 2007. Mức tăng này khá nhỏ, chứng tỏ hiện nay các doanh nghiệp chưa đầu tư mở rộng nhiều hoạt động sản xuất so với năm 2007. Thực tế này có thể do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, dẫn tới nhu cầu thế giới giảm và vì thế sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử tăng chậm.

Lao động

Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công thấp, nhưng vấn đề khó khăn hiện nay đối với các doanh nghiệp điện tử là chất lượng nguồn nhân lực, chủ yếu là lao động giản đơn. Ngoài ra, trình độ quản lý - yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém. Đây là mối lo ngại rất lớn, nhất là khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO về thị trường phân phối hàng hóa công bằng đối với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài từ năm 2010.

Trong ngành hàng điện tử, lao động của Việt Nam chủ yếu thực hiện các kỹ thuật đơn giản trong gia công thiết bị hay lắp ráp sản phẩm. Tuy nhiên, việc lắp ráp hay vận hành máy móc giản đơn không thể tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế. Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao là nhân tố cần thiết cho việc đưa trình độ sản xuất vượt lên, nhưng hiện tại Việt Nam thiếu nguồn nhân lực này. Mặc dù rất nhiều trường đại học đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực điện tử, tuy nhiên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình về chất lượng đào tạo lao động được minh chứng khá rõ nét qua việc tuyển dụng lao động tại công ty Intel Products Vietnam. Từ năm 2007, Intel đã có kế hoạch tuyển dụng, liên kết đào tạo với các trường đại học, dạy nghề để tuyển dụng lao động làm việc cho Intel. Theo đó, đến năm 2010, Intel sẽ tuyển 3000 lao động. Sau một năm trực tiếp khảo sát gần 2.000 sinh viên năm cuối tại 5 trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn nhất

Page 142: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

118

Việt Nam, Intel Product chỉ chọn được 40 người do tiếng Anh và những kiến thức căn bản thuộc lĩnh vực điện, điện tử của sinh viên còn quá yếu so với nhu cầu của doanh nghiệp.

Trước thực trạng thiếu nhân lực có kỹ thuật, các FIE cũng như doanh nghiệp điện tử trong nước đã hướng tới việc đào tạo để có nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường phàn nàn rằng nhiều lao động Việt Nam sau khi được đào tạo, nắm bắt được một ít kỹ thuật thì rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn. Chính điều này đã cản trở việc nâng cao tay nghề của họ và làm giảm động lực của các công ty trong việc đào tạo lao động. Chẳng hạn như, một số công ty khuôn mẫu của Nhật Bản đặt mục tiêu thiết lập một hệ thống sản xuất tích hợp trong nhà máy từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu marketing. Họ muốn đào tạo công nhân trở thành các kỹ sư có kiến thức sâu rộng với tất cả các khâu trong quy trình. Tuy nhiên kế hoạch của họ thường không thành công vì nhiều kỹ sư đạt đến trình độ trung bình đã bỏ việc mà không tiếp tục đào tạo lên mức cao hơn.

Những khó khăn về lao động của các doanh nghiệp điện tử có thể thấy rõ hơn qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử. Cụ thể là số lao động trong các doanh nghiệp được khảo sát thể hiện giảm so với năm 2007, trung bình giảm gần 10%. Thực tế này có thể được lý giải bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới thu hẹp hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; Thứ hai, việc tuyển dụng lao động đối với doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn.

Về cơ cấu lao động không có sự cải thiện đáng kể so với năm 2007. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trung bình hiện nay chỉ chiếm khoảng 11,9%, tăng lên rất ít so với năm 2007 (11,3%). Số lao động đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật tăng nhẹ từ 14% (năm 2007) lên 15,9% (năm 2009). Lao động chưa qua đào tạo hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ lớn (38,5%), tức là các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng lao động giản đơn, năng suất lao động thấp.

Hình 72: Cơ cấu sử dụng lao động trong doanh nghiệp xuất khẩu điện tử theo trình độ

11.3 11.9

14.0 15.9

34.1 33.6

40.6 38.5

0%

20%

40%

60%

80%

100%

yan nệiH7002

Lao động chưa qua đào tạo

Lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn

Lao động đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật

Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên

1.9

5.4

1.5

3.0

7.7

2.3

0.01.02.03.04.05.06.07.08.09.0

Thu nhập trung bình LĐ quản lý từ cấp phòng,quản lý phân xưởng trở lên

Lao động trực tiếp sảnxuất không phải là quản lý

Triệ

u đồ

ng

2007 Hiện nay

4.0 3.7

21.45.7

73.890.3

0.8 0.3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nâng cao kỹ năngquản trị doanh nghiệp

cho các bộ quản lý/chủ doanh nghiệp

Nâng cao kỹ năng,trình độ chuyên môncho người lao động

Hiệp hội ngành nghề

Bản thân doanh nghiệp tổchức

Trung tâm, viện, trường, tổchức ngoài NN

Cơ quan NN (TƯ, địaphương)

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Về đào tạo từ năm 2007 đến nay, trung bình các doanh nghiệp được khảo sát cử 168 lượt người tham gia đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho các bộ quản lý/chủ doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu là các khóa học do bản thân doanh nghiệp tổ chức (gần 73,8%), chỉ có 4% lượt người tham gia các khóa học do cơ quan nhà nước tổ chức và 0,8%

Page 143: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

119

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

tham gia khóa học của các Hiệp hội. Trong 4 năm (2007-2010), các doanh nghiệp đã cử trung bình hơn 559 lượt người tham gia khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho người lao động và chủ yếu là các khóa đào tạo do doanh nghiệp tự tổ chức (hơn 90,3%).

Hình 73: Tỷ lệ tham gia đào tạo lao động từ 2007 đến nay

11.3 11.9

14.0 15.9

34.1 33.6

40.6 38.5

0%

20%

40%

60%

80%

100%

yan nệiH7002

Lao động chưa qua đào tạo

Lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn

Lao động đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật

Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên

1.9

5.4

1.5

3.0

7.7

2.3

0.01.02.03.04.05.06.07.08.09.0

Thu nhập trung bình LĐ quản lý từ cấp phòng,quản lý phân xưởng trở lên

Lao động trực tiếp sảnxuất không phải là quản lý

Triệ

u đồ

ng

2007 Hiện nay

4.0 3.7

21.45.7

73.890.3

0.8 0.3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nâng cao kỹ năngquản trị doanh nghiệp

cho các bộ quản lý/chủ doanh nghiệp

Nâng cao kỹ năng,trình độ chuyên môncho người lao động

Hiệp hội ngành nghề

Bản thân doanh nghiệp tổchức

Trung tâm, viện, trường, tổchức ngoài NN

Cơ quan NN (TƯ, địaphương)

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Qua điều tra về nhu cầu lao động của doanh nghiệp (Hình 74) cho thấy hiện nay đa phần doanh nghiệp thiếu lao động không phải là quản lý đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn (57.9% doanh nghiệp).

Hình 74: Nhu cầu về số lượng lao động của doanh nghiệp

5.1 7.9 13.2

33.3

50.0 44.7

61.542.1 42.1

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Cán bộ quản lý từcấp phòng, quản lýphân xưởng trở lên

Lao động khôngphải là quản lý đã

qua đào tạo vềchuyên môn

kỹ thuật

Lao động đã quađào tạo nghề

ngắn hạn

Không thiếu

Thiếu

Rất thiếu

2.6 7.9 5.3

51.357.9 57.9

46.234.2 36.8

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Cán bộ quản lý từcấp phòng, quản

lý phân xưởng trở lên

Lao động khôngphải là quản lý đã

qua đào tạo vềchuyên môn

kỹ thuật

Lao động đã quađào tạo nghề

ngắn hạn

Đáp ứng nhu cầu

Đáp ứng một phần

Không đáp ứng

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 144: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

120

Bên cạnh đó, chất lượng lao động cũng là vấn đề hiện nay các doanh nghiệp đang lo ngại, kể cả lao động quản lý và lao động được đào tạo nghề. Đa số lao động trong doanh nghiệp điện tử chỉ đáp ứng một phần yêu cầu về chất lượng đào tạo mà doanh nghiệp cần.

Hình 75: Đánh giá về chất lượng lao động của doanh nghiệp

5.1 7.9 13.2

33.3

50.0 44.7

61.542.1 42.1

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Cán bộ quản lý từcấp phòng, quản lýphân xưởng trở lên

Lao động khôngphải là quản lý đã

qua đào tạo vềchuyên môn

kỹ thuật

Lao động đã quađào tạo nghề

ngắn hạn

Không thiếu

Thiếu

Rất thiếu

2.6 7.9 5.3

51.357.9 57.9

46.234.2 36.8

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Cán bộ quản lý từcấp phòng, quản

lý phân xưởng trở lên

Lao động khôngphải là quản lý đã

qua đào tạo vềchuyên môn

kỹ thuật

Lao động đã quađào tạo nghề

ngắn hạn

Đáp ứng nhu cầu

Đáp ứng một phần

Không đáp ứng

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Về các khóa đào tạo, các doanh nghiệp đều đánh giá tốt về mặt tổ chức và nội dung khóa học. Tuy vậy, các khóa học do doanh nghiệp tự tổ chức thường có chi phí thấp hơn so với các khóa học do các đơn vị khác tổ chức.

Công nghệ

Mặt hàng điện tử xuất khẩu đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Đây cũng là tiêu chí đo lường chất lượng sản phẩm, là yếu tố thúc đẩy năng suất lao động, hiệu suất đầu tư và do đó được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp điện tử trong nước thời gian qua chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong khu vực cũng như trên thế giới.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, công nghệ và trang thiết bị của doanh nghiệp trong nước lạc hậu 10 - 20 năm so với khu vực và thế giới. Do đó, chỉ có các FIE có khả năng đầu tư vốn lớn, công nghệ hiện đại mới tham gia được vào hoạt động xuất khẩu hàng điện tử và được hưởng lợi từ việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại, nhất là gia nhập WTO, cũng như những ưu đãi về nhập khẩu mà các nước dành cho Việt Nam. Ngoài các lý do về khả năng tài chính hạn chế thì một số chính sách về khoa học công nghệ chưa hợp lý, cũng như đầu tư của nhà nước cho R&D chưa thật sự thích đáng cũng là nguyên nhân gây ra sự lạc hậu về công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng này.

Chính sự yếu kém về công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao và chất lượng không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế, không đáp ứng được các yêu cầu của các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhiều FIE thường sản xuất sản phẩm điện tử theo kiểu tích hợp, tức là quá trình sản xuất tích hợp các linh kiện được thiết kế một cách riêng rẽ cho từng sản phẩm và được điều chỉnh đồng thời cho đến khi đạt được độ chuẩn mực cao hơn. Mô hình sản xuất này đòi hỏi

Page 145: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

121

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

sự cam kết hợp tác lâu dài của các đối tác cung cấp linh kiện và tính chính xác của sản phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến áp dụng kiểu sản xuất mô-đun, tức là mô hình sản xuất với các linh kiện được lắp ghép theo nhiều cách nhằm sản xuất ra những sản phẩm trong thời gian ngắn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sản xuất theo mô-đun sẽ dễ dàng hơn, nhưng đi liền với nó là những hạn chế như cung ứng quá mức, giá sản phẩm bị hạ thấp, lợi nhuận thấp và thiếu động lực để cải thiện công nghệ. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu các kỹ thuật và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao.

Qua khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử cho thấy hơn 50% doanh nghiệp được trang bị công nghệ hiện đại, 38,5% doanh nghiệp có công nghệ trung bình. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử là các FIE sản xuất gia công, do đó công nghệ chủ yếu do công ty mẹ cung cấp.

Hình 76: Đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp

Tiên tiến51%Trung bình

38%

Lạc hậu3%

khôngphân loại

được8%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Trong giai đoạn 2007-2009, hơn 56% số doanh nghiệp có đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất, trong đó đa phần các doanh nghiệp đầu tư mới (gần 80%); 37% số doanh nghiệp được khảo sát đã có các hoạt động thu thập thông tin công nghệ mới và triển khai nghiên cứu đổi mới công nghệ, nhưng chỉ gần 20% số doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hầu hết các hoạt động này do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc mua dịch vụ và không có sự hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động R&D của nhiều doanh nghiệp không đáng kể, số cán bộ R&D ở các doanh nghiệp cũng tăng, nhưng không nhiều. Thực tế là phần lớn các sản phẩm của Việt Nam đều sản xuất theo thiết kế của nước ngoài bởi vì lực lượng lao động trong ngành điện tử tuy được đánh giá cao về kỹ năng, mức độ tiếp thu công nghệ mới nhưng các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư công nghệ, các kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm - những người có khả năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho ngành điện tử Việt Nam lại đang rất thiếu.

Page 146: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

122

Nguyên liệu đầu vào

Hầu hết các doanh nghiệp đều phản ánh mức độ tăng giá nguyên liệu, nhưng chỉ 20% (năm 2007) và 24% (năm 2010) số doanh nghiệp điều tra nói rằng biến động tăng giá nguyên liệu làm ảnh hưởng xấu tới doanh thu xuất khẩu của họ.

Hiện nay, đối với doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu, trung bình nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp là 82,2%, giảm nhẹ so với năm 2007 (83,2%). Đối với doanh nghiệp gia công, gần 90% nguyên liệu của doanh nghiệp do đối tác cung cấp, số còn lại nhập khẩu trực tiếp (gần 7%), nguyên liệu trong nước không đáng kể. Rõ ràng sự phát triển của các doanh nghiệp điện tử chưa được gắn kết với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Hình 77: DN trực tiếp sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp gia công

65.9 65.9

36.648.8

31.7 26.846.3

14.6 14.656.1 31.7

48.8 61.0 17.1

19.5 19.57.3

19.5 19.5 12.236.6

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Mở

rộn

g m

ặt b

ằng

sản

xuấ

tm

ới

Xây

dựn

g n

xưở

ng

, văn

ph

òng

mớ

i trê

n m

ặt b

ằng

sản

xuất

hiệ

n c

óM

ua s

ắm th

êm m

áy m

óc th

iết

bị,

côn

g n

gh

Mở

rộn

g th

ị trư

ờn

g tr

ong

nướ

c

Mở

rộn

g th

ị trư

ờn

g n

ước

ng

oài

Đào

tạo,

ph

át tr

iển

ng

uồn

nh

ânlự

c

Huy

độn

g v

ốn

Tiếp tục thực hiện trong cácnăm tới

Đang thực hiện

Chưa nghĩ tới

Doanh nghiệp gia công xuất khẩu

9.1 5.3

86.6 88.1

4.3 6.6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 Hiện nay

Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp

Nguyên liệu do đối tác cung cấp

Nguyên liệu trong nước

Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu

8.8 6.0

83.2 82.2

8.0 11.8

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 Hiện nay

Nguyên liệu nhập khẩu mua tại Việt Nam

Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp

Nguyên liệu trong nước

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Mức độ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp nói chung và ngành điện tử nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành điện tử đòi hỏi yêu cầu chất lượng và độ chính xác cao.

Thực tế cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả đối với các FIE trong ngành điện tử cũng gặp phải khó khăn do khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn hạn chế. Theo báo cáo của Diễn đàn phát triển Việt Nam năm 2006, tỷ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ đạt 22,6% (ngành điện tử 20-40%), trong khi tỷ lệ này tại Thái Lan, Malaysia cao hơn 45%. Thực tế cho thấy các linh phụ kiện thường chiếm 70%-90% tổng chi phí sản xuất sản phẩm điện tử, tuy nhiên các nhà lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện từ Malaysia, Thái Lan, dẫn tới phát sinh chi phí vận tải, lưu kho và luân chuyển.

Page 147: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

123

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Vì lý do trên, các FIE phải đối mặt với sức ép phải giảm chi phí linh, phụ kiện, do vậy rất muốn tìm các nhà cung cấp linh kiện ngay tại Việt Nam, nhưng số doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiên đáp ứng được yêu cầu thì lại rất ít. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Công ty Fujitsu Việt Nam- một doanh nghiệp FIE lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gấn 0,5 tỷ USD phải nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài. Một số doanh nghiệp khác như Công ty Panasonic Việt Nam hay Công ty Sanyo Việt Nam chỉ sử dụng sản phẩm trong nước là thùng carton và xốp. Công ty Canon cũng khảo sát hơn 20 doanh nghiệp trong nước sản xuất ốc vít nhưng không doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt yêu cẩu của Canon. Rõ ràng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam còn yếu, do đó ngành điện tử Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp và hệ quả chỉ có giá trị gia tăng thấp.

Hộp 5: “Đốt đuốc” tìm nhà cung cấp linh kiện Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản thời gian qua không biết tìm các nhà cung cấp linh kiện đạt tiêu chuẩn của Việt Nam ở đâu. Nhiều doanh nghiệp đã phải sử dụng danh bạ điện thoại và mối quan hệ cá nhân của các nhân viên để tìm kiếm. Trên thực tế, một vài tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng những cơ sở dữ liệu là những trang vàng cung cấp thông tin về các công ty, nhưng việc liệt kê một cách máy móc những thông tin về hàng ngàn doanh nghiệp vẫn chưa đủ với nhà đầu tư. Có doanh nghiệp đã phải tiếp cận hàng trăm công ty Việt Nam để tìm ra một nhà cung cấp linh kiện đạt yêu cầu. Công việc này làm cho doanh nghiệp tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Mặt khác, do doanh nghiệp Nhật Bản đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm nên các doanh nghiệp trong nước thường nản lòng khi cung cấp linh kiện cho họ vì nhiều doanh nghiệp phải gửi rất nhiều mẫu và phải mất 2-3 năm mới nhận được đơn hàng đầu tiên từ doanh nghiệp Nhật Bản.

Nguồn: http://vietbao.vn/Kinh-te/Dot-duoc-tim-nha-cung-cap-linh-kien-Viet-Nam/20661707/ 87/

Sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam có thể được lý giải như sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện tử hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó phải đối mặt với khó khăn về vốn để đầu tư công nghệ. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện tử trong nước thiếu thông tin về thị trường cũng như chính sách liên quan đến ngành hàng. Ngoài ra, giá thành sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ khá cao vì chi phí sản xuất lớn. Thứ ba, dung lượng thị trường tiêu thụ ở Việt Nam còn nhỏ, trong khi ngành sản xuất linh kiện của một số nước trong khu vực khá phát triển như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, do đó các doanh nghiệp sản xuất linh kiện khó có thể đứng vững trong cạnh tranh. Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao - nhân tố cần thiết cho việc đưa trình độ sản xuất vượt lên - cũng rất thiếu.

Cơ sở hạ tầng

Chất lượng các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là việc cung cấp điện và mạng lưới giao thông, ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu điện tử. Việc thiếu hụt năng lượng và mạng lưới giao thông không thuận lợi sẽ làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp.

Page 148: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

124

Bảng 14: Đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng đối với hạ tầng phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá quan trọng và rất quan trọng (%)

Điều kiện hiện tại (từ 1 rất tốt tới 5 rất kém)

Giao thông thuận tiện 60,0 3,0

Khoảng cách gần đơn vị cung cấp đầu vào 47,4 3,0

Khoảng cách gần với khách hàng 43,6 2,9

Hạ tầng điện đảm bảo 74,4 2,9

Sự sẵn có về nguồn ngoại tệ 53,8 2,9

Sự sẵn có về nguồn lao động 62,5 2,9

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Đa số các doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng của hạ tầng điện (74,4%), lao động (60,2%) và mạng lưới giao thông (60%). Tuy nhiên, điều kiện đáp ứng hiện tại chỉ ở mức trung bình, mức độ hài lòng của doanh nghiệp thấp. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi Việt Nam cần chú trọng tới mạng lưới giao thông, đảm bảo cung ứng điện cho doanh nghiệp và nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Sản phẩm và thị trường đầu ra

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực nhất vẫn là máy in, tiếp đến là nhóm linh kiện điện tử như bo mạch, ram máy tính, linh phụ kiện máy in. Hiện nay, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước đang dần dần chọn hướng đi mới là xuất khẩu thành phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chuyển hướng này của các doanh nghiệp chưa đáng kể. Mặt hàng máy tính xách tay - mặt hàng thành phẩm - mới xuất khẩu được gần 6.000 chiếc, trị giá 1,1 triệu USD và đứng thứ 12 trong danh sách các sản phẩm điện tử xuất khẩu. Ngoài ra, để có được những thành phẩm này, các nhà lắp ráp trong nước đã phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài rồi sau đó lắp ráp và xuất đi. Rõ ràng nhóm sản phẩm mới này chưa phải là động lực đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của nhóm hàng điện tử.

Trong năm 2010, ngoài các thị trường xuất khẩu điện tử truyền thống như Nhật Bản, thì thị trường có kim ngạch tăng trưởng nổi bật là Trung Quốc. Sản phẩm điện tử xuất sang Trung Quốc không chỉ là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như RAM máy tính, máy tính xách tay. Đối với thị trường các nước trong khu vực Đông Á khác, đáng chú ý là việc xuất khẩu một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính bao gồm bo mạch chủ máy tính sang Hong Kong, hầu hết đều mang tên thương hiệu Foxconn. Trong khu vực ASEAN, nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore nhưng các sản phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và chưa hoàn chỉnh thành sản phẩm nguyên chiếc để có thể đem tới kim ngạch xuất khẩu cao. Ngoài ra, các sản phẩm điện tử còn được xuất sang các thị trường khác như Mỹ và châu Âu. Đáng chú ý là xuất khẩu mặt hàng bán thành phẩm sang thị trường Hà Lan đang tăng trưởng tốt, tuy vậy các mặt hàng thành phẩm cũng chiếm tỷ trọng còn khá thấp.

Page 149: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

125

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp xuất khẩu thì sản phẩm điện tử xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp điện tử khá đa dạng. Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp thì lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của họ ở mức độ vừa phải (trung bình 2,6 điểm theo thang điểm 1- cạnh tranh cao đến 5 - cạnh tranh thấp). Trong 2 năm gần đây, 34% số doanh nghiệp khảo sát có thêm các sản phẩm xuất khẩu mới. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp FDI.

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm điện tử chủ yếu là các nước ASEAN và Nhật Bản. Hầu hết các doanh nghiệp điện tử xuất khẩu được khảo sát đều nói rằng trong những năm tới các doanh nghiệp sẽ tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp điện tử đang thực hiện mua sắm thêm máy móc, thiết bị, công nghệ (56,1%) và đào tạo phát triển nguồn nhân lực (61%), nhưng các doanh nghiệp ít chú trọng tới mở rộng mặt bằng sản xuất mới.

Hình 78: Tình hình đầu tư và mở rộng thị trường của doanh nghiệp

65.9 65.9

36.648.8

31.7 26.846.3

14.6 14.656.1 31.7

48.8 61.0 17.1

19.5 19.57.3

19.5 19.5 12.236.6

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Mở

rộ

ng

mặt

bằn

g s

ản x

uất

mớ

i

Xây

dự

ng

nh

à xư

ởn

g, v

ănp

ng

mớ

i trê

n m

ặt b

ằng

sản

xuất

hiệ

n c

óM

ua

sắm

th

êm m

áy m

óc

thiế

tb

ị, cô

ng

ng

hệ

Mở

rộ

ng

th

ị trư

ờn

g t

ron

g n

ướ

c

Mở

rộ

ng

th

ị trư

ờn

g n

ướ

c n

go

ài

Đào

tạo

, ph

át t

riển

ng

uồ

n n

hân

lực

Hu

y đ

ộn

g v

ốn

Tiếp tục thực hiện trong cácnăm tới

Đang thực hiện

Chưa nghĩ tới

Doanh nghiệp gia công xuất khẩu

9.1 5.3

86.6 88.1

4.3 6.6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 Hiện nay

Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp

Nguyên liệu do đối tác cung cấp

Nguyên liệu trong nước

Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu

8.8 6.0

83.2 82.2

8.0 11.8

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 Hiện nay

Nguyên liệu nhập khẩu mua tại Việt Nam

Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp

Nguyên liệu trong nước

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Cũng qua khảo sát, 88% doanh nghiệp được phỏng vấn bị tác động tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua,.trong số đó 76,7% cho biết là do sản phẩm điện tử xuất khẩu của doanh nghiệp bị giảm mạnh; 59,3% do giá nguyên liệu đầu vào biến động và 37% do nhiều đối tác nước ngoài huỷ hợp đồng.

Page 150: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

126

Hình 79: Tác động mạnh của khủng hoảng tới doanh nghiệp

76.7

57.150.0

37.0

59.3 55.6

24.0

0.010.020.030.040.050.060.070.080.090.0

Nhu cầuvề sản

phẩm XKcủa DN

giảm

Mức độcạnh

tranh vềsản phẩm

tăng

Giá hàngXK biến

động

Đối tácnước

ngoài huỷhợp đồng

Giánguyênliệu đầuvào biến

động

Bất ổn vềthị trườngxuất khẩu

Khả năngvay vốncho sảnxuất khó

hơn

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Trong bối cảnh khủng hoảng, các doanh nghiệp điện tử chủ yếu chọn các giải pháp như giảm quy mô sản xuất (46,3%), tiếp đến là giảm thời gian lao động (43,9%), tìm khách hàng nước ngoài mới (41,5%) và phát triển sản phẩm mới (26,8%).

Hình 80: Phản ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng

43.9

22.0

41.5

7.3 4.9

19.5

9.8 9.812.2

26.8

2.4

46.3

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

45.0

50.0

Giảm qui mô sả

n xuất

Giảm thời g

ian lao động

Sa thải la

o động

Tìm khách hàng nước ngoài m

ới

Tìm kiếm hỗ trợ

từ Hiệp hội

Tìm kiếm hỗ trợ

từ các cơ quan nhà nước

Đa dạng hóa sản phẩm

Cắt giảm tiề

n công

Đào tạo la

o động có kỹ năng

Chuyển hướng vào thị tr

ường nội địa

Phát triển sả

n phẩm mới

Không làm gì

%

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Page 151: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

127

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

4.4.3 Vai trò của Hiệp hội

Theo kết quả diều tra về doanh nghiệp điện tử xuất khẩu thì hơn 51% doanh nghiệp tham gia các Hiệp hội và chủ yếu nhận được các hỗ trợ như cung cấp thông tin chính sách, pháp luật (76,2%), cung cấp thông tin thị trường, giá cả (42,9%). Những hỗ trợ của các hiệp hội góp phần tạo ra các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp tham gia hiệp hội.

Hình 81: Tỷ lệ DN nhận được hỗ trợ từ Hiệp hội và mức độ hài lòng của DN

76.2

42.9

14.3

33.3

57.147.6

52.457.1

14.3

2.3 2.4 3.0 1.9 2.2 2.0 2.2 2.1 3.00.0

10.020.030.040.050.060.070.080.090.0

Cung cấpthông tin

chính sách,pháp luật

Cung cấpthông tin thịtrường, giá

cả

Tìm kiếm thịtrường

Tập huấn,đào tạo

ngắn hạn

Bảo vệquyền lợi

cho Hội viên

Góp ý trongviệc xây

dựng cơ chế,CS của NN

đối vớingành hàng

của DN

Kiến nghị vềchính sách,

quy địnhliên quanđến DN

Tư vấn phápluật cho DN

Hỗ trợ kỹthuật

Phần

trăm

Tỷ lệ DN nhận Hỗ trợ từ Hiệp hội Mức độ hài lòng (1=không hài lòng; 2=hài lòng; 3=rất hài lòng)

Nguồn: Kết quả điều tra DNXK.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy các thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu thông qua internet (66%), các phương tiện thông tin đại chúng (60%), các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp và website của các bộ, ngành (46%).

Page 152: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 153: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

129

PHầN tHỨ NĂM

Kết luận và Kiến nghị

5.1 Một số kết luận 139

5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

xuất khẩu hàng may mặc, thủy sản và điện tử 142

Page 154: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 155: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

131

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

5.1 Một số kết luận

Tới đây Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết WTO, trong đó những ưu đãi sẽ dần được xóa bỏ đối với DNXK. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đàm phán những cam kết tự do hoá thương mại ở cấp độ song phương và khu vực sâu rộng hơn. Cụ thể, đến năm 2015, Việt Nam sẽ thực hiện tự do hoá thương mại hoàn toàn (hạ mức thuế xuống 0-5%) đối với hầu hết các mặt hàng trong thương mại với các nước ASEAN và Trung Quốc (theo AFTA và Hiệp định khung ASEAN- Trung Quốc). Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được thâm nhập vào thị trường các nước trên với mức thuế suất tương tự ngay từ bây giờ. Với Nhật Bản, theo hiệp định đã ký thì thuế suất bình quân áp dụng cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ giảm xuống, còn 2,8% vào năm 2018. Với Hàn Quốc, hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc cam kết cắt giảm xuống 0-5% thuế suất nhập khẩu vào Hàn Quốc tới năm 2016. Ngoài ra, còn có hiệp định ASEAN- Úc- New Zealand.

Như vậy, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là hàng rào bảo hộ thuế quan dần không còn là nhân tố kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu.

Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được kết quả rất tiến bộ xét về doanh thu, sản phẩm và thị trường tiêu thụ, trong đó xuất khẩu dệt may, thủy sản và điện tử đã và đang trở thành ba ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kết quả xuất khẩu của ba ngành này là tích cực, nhưng những phân tích, đánh giá tổng quan và qua kết quả điều tra 174 DNXK cho thấy các DNXK trong cả ba ngành đều gặp phải ba vấn đề tương tự nhau.

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các DNXK trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử còn thấp, thể hiện rõ nhất qua những biểu hiện sau đây:

(1) Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở cả ba nhóm hàng đều có giá trị gia tăng thấp và được sản xuất ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị và phân công lao động quốc tế.

Hầu hết các sản phẩm may mặc, điện tử ra đời trên cơ sở gia công với mẫu mã của nước ngoài, nguyên liệu, và công nghệ nhập khẩu. và chỉ có nguồn nhân công giá rẻ, nên không thể đạt giá trị gia tăng cao. Đặc biệt nhóm mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng trưởng “nóng” nhưng lợi nhuận thấp và thiếu tính bền vững. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất từ Việt Nam chỉ vài phần trăm,57 thể hiện tính cạnh tranh kém của sản phẩm.

(2) Mức độ đa dạng hóa thị thường thấp đối với sản phẩm may mặc, trong khi mức độ đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu lại thấp ở sản phẩm thủy sản và điện tử, trong đó của hàng điện tử là rất thấp.

Ở cả ba ngành đều có những đặc điểm chung đáng lo ngại. Mặc dù sản phẩm may mặc xuất khẩu có mức đa dạng hóa cao, nhưng chủ yếu là hàng gia công. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực thủy sản chủ yếu là hàng sơ chế, trong khi sản phẩm điện tử chủ yếu là lắp ráp, tức là có giá trị gia tăng thấp. Tuy rằng chuyển dịch cơ cấu sang sản phẩm đã qua chế biến là tích cực, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua vẫn dựa vào những sản phẩm có đặc điểm vừa nêu. Mức đa dạng hóa thị trường thấp hay đa dạng hóa sản phẩm thấp đều chứng tỏ các DNXK của Việt Nam chưa có đủ năng lực để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và có hàm lượng công nghệ cao hơn. (3) Hiệu quả kinh doanh của các DNXK còn thấp mặc dù doanh thu xuất khẩu tăng lên. Kết

quả xuất khẩu đạt được chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh (sức lao động giá rẻ, tài nguyên

57 Nguồn: Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử - Tin học Việt Nam Trần Quang Hùng trả lời phỏng vấn của Thời báo kinh tế Sài gòn 8/2010

Page 156: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

132

(thủy sản) và những chính sách ưu đãi của nhà nước, không dựa trên những cơ sở vững chắc, mang lại giá trị gia tăng cao.

(4) Phản ứng của một số doanh nghiệp trước việc cắt giảm các ưu đãi do thực hiện cam kết WTO không tích cực và đang rõ lên ở một số DNXK. Một số DNXK có vốn nước ngoài có xu hướng cắt giảm sản xuất để chuyển sang nhập khẩu và tham gia vào khâu phân phối, lưu thông trong nước. Đó là một biểu hiện cho năng lực cạnh tranh của các DNXK còn thấp (sợ cạnh tranh về giá) nên sản xuất xuất khẩu đối với các doanh nghiệp này trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, các DNXK đã và đang phải đối mặt với những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh hoặc gây trở ngại đối với tăng năng lực cạnh tranh trong tương lai:

(1) Chiến lược kinh doanh và xuất khẩu dựa vào giá rẻ (chi phí lao động thấp; chi phí đầu vào thấp do được hưởng những ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và hỗ trợ của Nhà nước) đang ngày càng mất dần lợi thế.

Thực hiện cam kết WTO có nghĩa là từ năm 2011 chính sách ưu đãi về thuế, trước hết là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không còn hiệu lực đối với các DNXK, phần lớn các DNXK được hưởng ưu đãi của khu chế xuất thì nay không còn nữa. Các ưu đãi cho dự án trong KCN cũng bị xóa bỏ và không còn chênh lệch về ưu đãi giữa doanh nghiệp trong và ngoài KCN. Bên cạnh đó chi phí lao động sẽ tiếp tục xu hướng tăng theo điều chỉnh mức lương tối thiếu theo lộ trình, ngay cả đối với lao động giản đơn. Điều này sẽ làm đẩy chi phí và làm giảm cạnh tranh về giá của DNXK.

(2) Mô hình gia công xuất khẩu trong ba ngành này trước đây là ưu thế thì nay đang trở thành một trở ngại lớn đối với tăng năng lực cạnh tranh của các DNXK. Một thời gian dài không thể thoát ra khỏi mô hình này, các DNXK bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của mình nhưng ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ đầu khi bắt đầu hội nhập, sản xuất gia công lắp ráp xuất khẩu có tác dụng tích cực vì điều kiện nguồn lực rất hạn chế. Sản xuất gia công, lắp ráp tận dụng được nguồn lao động giá rẻ, tạo được nhiều việc làm, thu nhập, chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, mô hình xuất khẩu trong ba ngành này duy trì lâu dài thì lại trở thành lực cản lớn cho nâng cao năng lực cạnh tranh do giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào nguyên phụ liệu bên ngoài, gặp rủi ro lớn khi giá nguyên liệu biến động, rào cản thương mại được dựng lên và bảo hộ trong nước được xóa bỏ.

(3) Kinh tế vĩ mô thiếu ổn định từ năm 2007 đến nay, cụ thể là lạm phát cao và thâm hụt thương mại gia tăng đang gây ra những bất lợi cho nhiều DNXK trong ba ngành. Do các DNXK ba ngành này phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, máy móc thiết bị, công nghệ nhập khẩu nên giảm giá đồng nội tệ bên cạnh tác động tích cực đến doanh thu cũng gây ra không ít lo ngại cho doanh nghiệp, nhất là khi lạm phát trong nước luôn ở mức cao từ năm 2007-2010.

(4) Chi phí năng lượng tăng lên và dự báo còn có thể tăng nữa sẽ đẩy chi phí giá thành lên cao, trong khi năng lực đổi mới công nghệ và phát triển những sản phẩm ít tiêu hao năng lượng còn rất yếu.

Từ tháng 3/2011, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng hai lần (từ 17.500 đồng/lít lên 19.300 đồng/1 lít và lên 21.300 đồng/1 lít) và giá điện 1kwh cũng tăng 15%. Việc tăng giá năng lượng

Page 157: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

133

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của hầu hết các DNXK ba ngành xem xét, bởi đó là các DN chủ yếu chế biến, gia công nên tiêu hao nhiều điện và xăng dầu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, vận tải hàng hóa xuất khẩu. Thiếu điện sản xuất cũng làm nhiều DNXK do dự với kế hoạch mở rộng sản xuất và nhận đơn đặt hàng mới.

(5) Thiếu chủ động trong tiếp cận nguyên phụ liệu do phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, trong khi giá nhập khẩu luôn biến động và có xu hướng tăng lên do giảm giá đồng nội tệ. Ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển được coi là nguyên nhân chính của tình trạng này.

Thiếu vắng công nghiệp hỗ trợ dệt may, thủy sản và điện tử buộc các DNXK phải nhập nguyên phụ liệu với tỷ lệ rất cao, nhất là ngành may mặc và điện tử. Đối với xuất khẩu thủy sản, nguyên liệu trong nước đáp ứng tương đối nhu cầu chế biến xuất khẩu, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ tiêu chuẩn đầu vào chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi nuôi trồng thủy sản bấp bênh, thiếu liên kết với DNXK chế biến. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ cũng chưa thể đảm bảo duy trì năng lực cạnh tranh của DNXK và của ngành. Một số nước đã có ngành công nghiệp hỗ trợ khá phát triển như Trung Quốc và Thái Lan (công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và điện tử); Malaysia (công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử) đến nay cũng vẫn chưa có được ngành dệt may hay điện tử có năng lực cạng tranh cao.

(6) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông đường bộ, cảng biển, dịch vụ hậu cần và các dịch vụ ngân hàng, viễn thông chưa đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của DNXK cũng làm tăng chi phí, thời gian và cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hạn chế này một phần là do bản thân các DN phần lớn là gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu nhưng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên hạ tầng giao thông, cảng biển, viễn thông và các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu yếu kém sẽ ảnh hưởng đến chi phí và năng suất lao động của doanh nghiệp.

(7) Vấn đề thiếu kép lao động - thiếu cả số lượng và chất lượng - cũng như tính bất ổn về lao động (đình công, bỏ việc, di chuyển thường xuyên, v.v.) đang hạn chế rất nhiều năng lực cạnh tranh của DNXK. Thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật là một rào cản lớn để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ và chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn hay tham gia vào chuỗi giá trị ở những công đoạn mang lại giá trị cao hơn.

(8) Thiếu nguồn lực vốn và công nghệ đang khiến cho nhiều DNXK trong nước đang bị rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là không thể đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ - thiếu sản phẩm mới có giá trị tăng thêm cao hơn - giảm dần sức cạnh tranh của sản phẩm - giảm doanh thu – giảm lợi nhuận và sẽ rất khó khăn trong phát triển thị trường và tăng thị phần xuất khẩu đối với sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Đối với các DNXK có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề nghiên cứu sản phẩm và đổi mới công nghệ do công ty mẹ đảm nhận nên ít khó khăn hơn. Cho nên, vòng luẩn quẩn này trước mắt chủ yếu gặp phải ở các DNXK trong nước, nhất là DNXK ở ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như ngành điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ và các trung tâm thiết kế IC mạnh phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, trước hết là DNXK. Nhiều công ty không có phòng thí nghiệm ngoại trừ bộ phận kỹ thuật giám sát và kiểm định chất lượng. Một vấn đề nữa là các khu công nghiệp của Việt Nam không có cơ sở hạ tầng tri thức xung quanh hoặc liên kết với hoạt động bên trong KCN như cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Sự thiếu vắng và thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với các loại hạ tầng này trong một giai đoạn dài cũng làm cho các DNXK càng cô độc hơn trong chặng đua tăng năng lực cạnh tranh của mình.

Page 158: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

134

Thứ ba, các DNXK hoạt động trong môi trường chính sách không đủ khuyến khích và kích thích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

(1) Môi trường kinh doanh tuy đã cải thiện đáng kể, nhưng chất lượng còn thấp. Những cải thiện vể cải cách thủ tục hành chính đã và đang giảm bớt trở ngại đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong tiếp cận các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, nhưng chi phí để giải quyết thủ tục (thuế, thông quan, kiểm định hàng hóa v.v.) vẫn còn cao.

(2) Các chính sách hỗ trợ liên quan đến DNXK tuy nhiều, nhưng nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau và chưa nhất quán (từ các Luật đầu tư (khu chế xuất, lĩnh vực ưu đãi đầu tư), Luật đất đai, các luật thuế TNDN, VAT, xuất nhập khẩu, Luật công nghệ, Luật công nghệ cao đến chính sách hỗ trợ DNVVN, tín dụng, hải quan và các chính sách hỗ trợ ngắn hạn như nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 30 năm 2008), v.v.). Các chính sách này phần lớn là hỗ trợ tài chính, nhưng tính thực thi thấp, nhiều DNXK không biết đến hoặc không dám tiếp cận do tâm lý ngại sợ thủ tục, thực chất vẫn còn cơ chế “xin-cho”.

(3) Chưa đổi mới trong cách xây dựng chính sách, giữa các chính sách liên quan đến DNXK là mối quan hệ rời rạc, không tạo điều kiện hay kích thích cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất với nhau nhằm giảm chi phí và tăng năng suất. Trong các chính sách hiện hành, chưa có chính sách hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất trong nội bộ một ngành (liên kết ngang) hay giữa các ngành (liên kết dọc); chưa thấy có chính sách tạo liên kết sản xuất giữa các FIE và doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, bởi lẽ đây là ngành phát triển phải gắn với mạng sản xuất và chuỗi giá trị.

(4) Chính sách phát triển ngành quá chú trọng đến từng ngành hàng, sản phẩm cụ thể (chiến lược, quy hoạch ngành), chưa chú trọng đến nâng cao năng lực của các DNXK, trong khi chỉ có các doanh nghiệp mạnh mới có sản phẩm cạnh tranh như đã chứng minh trên thế giới.

(5) Chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Cho nên với những sản phẩm đang có, không ngạc nhiên khi các DNXK lo tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn là chăm lo tới việc phát triển các sản phẩm mới.

5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, thủy sản và điện tử

Trong giai đoạn 5-10 năm tới đây, ba ngành dệt may, thủy sản và điện tử vẫn sẽ là ba trong số các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNXK sẽ đóng vai trò hạt nhân và quyết định đến hoạt động xuất khẩu của ba ngành này nói riêng và của xuất khẩu Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ở trên, các kiến nghị giải pháp trong phần này sẽ một mặt nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt đến trung hạn cho doanh nghiệp, song đồng thời và quan trọng hơn cả là góp phần vào xây dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho DNXK. Các kiến nghị giải pháp nhằm vào bốn hướng cụ thể:

(1) Tiếp tục giảm chi phí cho DNXK, qua đó tăng năng suất, đặc biệt là bằng các giải pháp phi tài chính, thông qua thay đổi cách tiếp cận xây dựng chính sách, từ hỗ trợ rời rạc sang hỗ trợ hình thành cụm ngành và tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp.

Page 159: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

135

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

(2) Trong khuôn khổ cam kết WTO cần tạo điều kiện tối đa cho các DNXK phát triển những sản phẩm xuất khẩu mới có giá trị gia tăng cao hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn.

(3) Đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, nâng thị phần xuất khẩu đối với những mặt hàng chế biến, chế tác may mặc, thủy sản và điện tử mà Việt Nam vẫn còn lợi thế so sánh.

(4) Cải thiện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm tiếp cận vốn, lao động có chất lượng kể cả cán bộ quản lý, công nghệ và tiếp cận thị trường đầu vào, thị trường xuất khẩu sản phẩm và chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn.

Các giải pháp được kiến nghị theo cách tiếp cận xử lý nhiều vấn đề/nút thắt trong một chính sách và chia làm hai nhóm, nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp đối với DNXK theo ngành. Các kiến nghị giải pháp chủ yếu nhằm vào đối tượng là các DNXK, nhưng không tránh khỏi sự trùng lặp hoặc liên quan đến các doanh nghiệp nói chung.

5.2.1. Nhóm giải pháp chung

(1) Chuyển việc xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may (trong đó có may mặc), thủy sản và điện tử sang xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu ba ngành chủ lực. Ngành xuất khẩu chủ lực được xác định dựa trên các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có giá trị gia tăng cao hơn và thị phần xuất khẩu cũng như nhu cầu thế giới về tiêu thụ những sản phẩm xuất khẩu của ngành.

Năng lực cạnh tranh của một ngành phụ thuộc ít nhất vào năng lực cạnh tranh của bản thân DNXK với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, cạnh tranh về chất lượng và về giá cũng như phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Cả ba yếu tố tạo ra những sản phẩm khác biệt có giá trị gia tăng cao, cạnh tranh về chất lượng và giá vẫn tiếp tục quyết định năng lực cạnh tranh của DNXK và của ngành. Đối với Việt Nam, DNXK cần được coi là hạt nhân để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Các DNXK có năng lực phát triển công nghệ, thâm nhập thị trường cũng sẽ có sản phẩm cạnh tranh. Trên thế giới, các sản phẩm có tính cạnh tranh cao cũng gắn với thương hiệu của các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Ví dụ sản phẩm của hãng Toyota, Honda có khả năng cạnh tranh toàn cầu và chúng gắn với thương hiệu của hãng/doanh nghiệp.

Cho đến nay, sản phẩm may mặc, thủy sản và điện tử của Việt Nam mới chủ yếu đạt tiêu chí cạnh tranh về giá, chất lượng không đồng đều và thiếu ổn định, đặc biệt là giá trị gia tăng thấp lại trùng lặp với phần lớn các sản phẩm các nước khác và trong khu vực cũng xuất khẩu.

Trên cở sở đánh giá và phân tích thực trạng, Bộ Công thương, các bộ chuyên ngành và các bộ ngành liên quan sẽ xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành xuất khẩu chủ lực. Mục tiêu đặt ra không chỉ còn là xác định các ngành xuất khẩu, mà là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành này trong dài hạn. Trong chiến lược này cần có mục tiêu và kế hoạch từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam và thương hiệu của doanh nghiệp. Nguyên tắc là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng tối đa cho các doanh nghiệp, Nhà nước có thể hỗ trợ theo những điều kiện nhất định, chứ không nâng đỡ hay làm hộ doanh nghiệp để có được thương hiệu. Qua đó phần thưởng sẽ thuộc về những DNXK có tầm nhìn chiến lược kinh doanh lâu dài và bền vững.

Một chiến lược như vậy cần xây dựng dựa trên cách tiếp cận tổng quát hơn, không thể chỉ bó hẹp trong các DNXK và sản phẩm xuất khẩu và để làm được thì cần huy động sự tham gia tích cực của khu vực doanh nghiệp. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều nước, trong đó có Thái Lan, Chính phủ nước này chỉ đặt ra phương hướng chung là phát triển các ngành công nghiệp có

Page 160: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

136

giá trị gia tăng cao và có thể tìm được thị trường để cạnh tranh. Qua đó, cho thấy cần thay đổi trong cách tiếp cận xây dựng chiến lược và quy hoạch ngành. (2) Hình thành các cụm ngành trong ba ngành dệt may (may mặc), thủy sản và điện tử, lấy

cụm ngành làm trung tâm để phát triển dần ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho từng ngành, qua đó tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp. Tận dụng các công ty đa quốc gia ở Việt Nam và khuyến khích, cuốn hút các công ty này vào tạo dựng cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hình thành các cụm ngành là một loại giải pháp nhằm nâng cao năng lực của ngành, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của DNXK. Chính sách phát triển cụm ngành đã và đang được nhiều nước Đông Á thực hiện và khá thành công, trước đây là Nhật Bản, nay là Trung Quốc, Singa-pore, Malaysia, Thái Lan, v.v. Tuy nhiên, không như Nhật Bản, không phải các nước đi sau đều thành công. Kinh nghiệm (mặt được và chưa được) của Malaysia trong ngành điện tử là một ví dụ để Việt Nam học hỏi.

Hộp 6: Kinh nghiệm phát triển cụm ngành điện tử của Malaysia

Ở Malaysia, phát triển cụm ngành gắn liền với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tác. Chính phủ chia làm 3 nhóm cụm ngành. Cụm ngành nhóm I (điện, điện tử và dệt may), cụm ngành nhóm II (hóa chất, nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp); cụm ngành nhóm III (phương tiện vận chuyển, chế tạo máy, công nghệ thông tin và truyền thông, và các cụm công nghệ cao khác). Cụm ngành nhóm I là sản phẩm phục vụ xuất khẩu, và được “dẫn dắt” bởi các công ty đa quốc gia.

Sản xuất đồ điện và điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn của Malaysia. Ngành này chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại hàng hóa của Malaysia trong giai đoạn 1996-2005. Cụm sản xuất đồ điện và điện tử của Malaysia tập trung chủ yếu ở Pulau Pinang, Selangor và Melaka.

Có thể chia ngành sản xuất đồ điện và điện tử của Malaysia thành sáu nhóm ngành nhỏ: sản xuất đồ điện, sản xuất thiết bị điện dân dụng, sản xuất linh kiện điện, sản xuất đồ điện tử, sản xuất đồ điện tử công nghiệp và sản xuất đồ điện tử dân dụng. Năm 2005, ở Malaysia có tất cả 901 công ty hoạt động trong ngành sản xuất đồ điện và điện tử, chủ yếu là sản xuất đồ điện và linh kiện điện tử (596 công ty).

Các tập đoàn đa quốc gia giữ vai trò chủ đạo, còn các công ty bản địa của Malaysia chủ yếu sản xuất sản phẩm cung ứng cho các tập đoàn này. Nhờ đó, các công ty đa quốc gia sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ nhất, giúp các công ty non trẻ của Malaysia tham gia được vào thị trường đồ điện và điện tử của nước ngoài. Thứ hai, giúp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như luyện kim; cơ khí chính xác, tự động hóa, v.v. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết để hình thành các cụm liên ngành. Thứ ba, giúp nâng cao năng lực công nghệ và nghiên cứu của Malaysia. Nhiều tập đoàn đã hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu công của Malaysia trong hoạt động R&D (như cải tiến quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm) để hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh của họ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Điểm yếu của Malaysia (cũng là những điểm Việt Nam yếu) là thiếu cơ sở hạ tầng và thiếu nguồn nhân lực có trình độ, nhất là phục vụ các dự án công nghệ cao. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ trong các cụm cũng thiếu (dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu), thiếu hạ tầng viễn thông, phí xử lý chất thải công nghiệp cao. Hệ quả là cản trở các doanh nghiệp bản địa của Malaysia tiếp cận các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị sản xuất đồ điện và điện tử.

Nguồn: Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Phan (2010).

Page 161: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

137

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Cần đặt vai trò và điều kiện đối với các FIE trong phát triển ba ngành xuất khẩu chủ lực này và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNXK trong nước. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiện hành chưa ràng buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI, nhất là FDI đến nay chỉ chạy theo số lượng là chính, không tạo ra chuyển biến mới trong chuyển giao công nghệ và tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Một nguyên nhân quan trọng là do chính sách phân cấp đầu tư cho các địa phương, dẫn đến tình trạng các địa phương chú ý quá nhiều đến thu hút số dự án, vốn đầu tư, tạo việc làm. Trên thực tế đã hình thành một số cụm, khu công nghiệp, nhưng chỉ là sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành theo vùng, tỉnh (địa điểm). Các cụm, khu này không được dẫn dắt bởi các yếu tố liên kết ngang và liên kết dọc nhằm mục đích liên kết sản xuất để tăng năng suất lao động. Do đó, cần xác định rõ vai trò của địa phương trong giải pháp hình thành cụm ngành là tạo dựng những mối liên kết này thay cho chỉ xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút số lượng dự án. (3) Rà soát các chính sách liên quan đến xuất khẩu để có hướng điều chỉnh trên cơ sở nghiên

cứu và tham vấn của các DNXK. Những chính sách bất hợp lý cần được sửa đổi hoặc có các giải pháp tháo gỡ cho DNXK nhằm sử dụng hiệu quả vốn, lao động, đất đai, hạ tầng, v.v., tức là nâng cao năng lực cạnh tranh của DNXK.

Các chính sách cần rà soát bao gồm:

z Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư liên quan đến KCX, KCN và khu công nghệ cao, gồm chính sách thuế, xuất nhập khẩu, hải quan, đất đai v.v.

z Chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao (Luật Đầu tư và Luật Công nghệ cao). Đây là chính sách được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử đòi hỏi công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay việc hướng dẫn triển khai các quy định và chính sách chậm tiến triển, làm mất cơ hội đầu tư và nản lỏng các nhà đầu tư. Ví dụ, chưa có tiêu chí thế nào là công nghệ cao để áp dụng.

z Cần có nghiên cứu để giải quyết các mâu thuẫn trong chính sách theo hướng nhất quán và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để các DNXK tự quyết định. Ví dụ, trong lĩnh vực điện tử đang có hai dòng ý kiến khác nhau từ doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp lắp ráp mong muốn giảm thuế, thì các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản phẩm này lại yêu cầu tăng dần thuế nhập khẩu linh kiện. Do đó, cần có các cuộc thảo luận chung với sự tham gia của các doanh nghiệp.

(4) Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh cho các DNXK nói riêng và khu vực doanh nghiệp nói chung. Cần kiên quyết thực hiện cơ chế một cửa nghiêm túc, nhanh chóng đưa công nghệ thông tin vào quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính, tránh tình trạng “xin-cho”; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy trình thực hiện.

(5) Ổn định kinh tế vĩ mô, trước hết cần tập trung kiểm soát lạm phát, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho DNXK.

(6) Chính sách về hạ tầng kỹ thuật cần đi liền với hình thành các cụm ngành tới đây, trong đó các doanh nghiệp cần đảm bảo hạ tầng điện (đảm bảo về điện) và đặc biệt là hạ tầng viễn thông.

(7) Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo lao động, xử lý môi trường, nâng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu, hướng vào các cụm ngành cụ thể. Kinh nghiệm của Singapore về chính sách R&D và thu hút lao động có trình độ là một bài học cho Việt Nam.

Page 162: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

138

Hộp 7: Chính sách công nghệ và nhân lực cho phát triển cụm ngành của Singapore

Từ những năm 1990, nguồn cung lao động ở Singapore đã không còn đáp ứng được nhu cầu từ các ngành thâm dụng lao động nữa, chính phủ Singapore bắt đầu chuyền hướng sang phát triển các ngành chế biến có hàm lượng công nghệ cao và các ngành tài chính, dịch vụ kinh doanh. Năm 1991, Bản Kế hoạch kinh tế chiến lược được công bố, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các cụm ngành. Hiện nay, Singapore có các cụm ngành trong các lĩnh vực: thương mại hàng hóa; vận tải; cơ khí chính xác; sản xuất đồ điện và điện tử; công nghệ thông tin; công nghệ y sinh; hóa dầu; xây dựng; công nghiệp nặng; tài chính; bảo hiểm; công nghiệp phụ trợ cơ bản; du lịch; hàng không vũ trụ.58

Tương tự như Malaysia, Chính phủ Singapore tham gia rất sâu vào quá trình hình thành và phát triển cụm. Các chính sách từ trên xuống có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan chức năng được sử dụng để phát triển cụm. Đặc biệt, Singapore rất chú ý tới số lượng cũng như chất lượng R&D, thể hiện ở việc thành lập nhiều cơ sở R&D, có các biện pháp ưu đãi với R&D của khu vực tư nhân, và chính sách thu hút người tài.

Ngoài việc thu hút/nuôi dưỡng các công ty chủ lực có trình độ/kinh nghiệm như Chính phủ Thái Lan hay Malaysia thì Singapore còn chú trọng việc thu hút các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới về làm việc cho họ. Điều này có ba tác dụng chính. Thứ nhất, các nhà khoa học lớn sẽ đóng góp trực tiếp vào chất lượng R&D của Singapore. Thứ hai, họ sẽ giúp đào tạo thế hệ các nhà khoa học trẻ của quốc gia này. Thứ ba, tên tuổi của họ sẽ giúp quảng bá chất lượng nghiên cứu ở Singapore, và sẽ giúp quốc gia này thu hút thêm được nhân tài từ nhiều nơi khác trên thế giới. Các trường đại học và doanh nghiệp ở Singapore có sự liên kết rất cao, một điều hiếm thấy ở các quốc gia còn lại trong khối ASEAN.

Việc nội địa hóa các cụm ngành trở nên khó khăn với Singapore vì hai lí do: thứ nhất là do sự khan hiếm về lao động cũng như chi phí sản xuất đắt đỏ; thứ hai là do sự di chuyển của khách hàng chiến lược hay theo yêu cầu của các khách hàng chiến lược. Điều này đã dẫn đến sự hình thành của các cụm liên quốc gia như Tam giác tăng trưởng Singapore - Johor - Riau. Phần lớn những công đoạn sản xuất thủ công, có giá trị gia tăng thấp được chuyển sang nước khác. Các khâu có giá trị gia tăng cao được giữ lại Singapore.

Nguồn: Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Phan (2010).

58

(8) Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá việc thực thi Luật Sở hữu Trí tuệ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Luật này. Đây là một điều kiện tiên quyết để ứng dụng công nghệ cao và phát triển công nghiệp hỗ trợ - là ngành đòi hỏi công nghệ cao.

Tình trạng ăn cắp mẫu mã thiết kế, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã xảy ra ở một số DNXK có vốn nước ngoài trong ngành may mặc, mà hệ quả của nó có thể sẽ rất đắt, chẳng hạn buộc DNXK phải giảm đầu tư hoặc không kích thích doanh nghiệp phát triển ngành thiết kế hay ra đời sản phẩm mới tại Việt Nam do không được bảo vệ bản quyền.

(9) Tạo mối liên kết bốn bên giữa cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương với hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu để nâng cao chất lượng của tất cả các tổ chức này, gắn kiến thức với thực tiễn của doanh nghiệp. Đây là bước đi cần thiết để hình thành

58 Nguồn: http://www.wtec.org/loyola/em/04_05.htm

Page 163: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

139

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

các cụm ngành. Muốn vậy cần có tiêu chí về sự tham gia của doanh nghiệp (về người và tài chính) trong nghiên cứu, đào tạo hay phát triển sản phẩm ở những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ.

Sự hỗ trợ của Nhà nước (Trung ương và địa phương) là cần thiết đối với hoạt động R&D, tạo liên kết và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu giữa bốn bên nhằm giúp DNXK tham gia, hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu. Mối quan hệ bốn bên này cũng cần có trong đào tạo nguồn nhân lực, ví dụ doanh nghiệp và hiệp hội cùng xác định nhu cầu đào tạo; hiệp hội liên kết với các viện, trường tổ chức đào tạo với sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước cấp Trung ương và địa phương.

Các hiệp hội, cơ quan nhà nước và viện trường cũng là nơi cung cấp thông tin về công nghệ, chính sách và thông tin thị trường đầu vào và đầu ra cho DNXK.

5.2.2. Nhóm giải pháp riêng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh DNXk theo ngành

Đối với DNXK sản phẩm may mặc

(1) Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may. Trong chiến lược này cần đặt rõ mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của ngành, giảm dần tỷ trọng gia công và mở rộng thị trường/đa dạng hóa thị trường tiêu thụ (xuất khẩu hiện nay quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ).

Bên cạnh những sản phẩm và thị trường chủ lực đến nay cũng cần có kế hoạch cụ thể về phát triển sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn dựa vào tận dụng lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ. Ví dụ sản phẩm áo cưới với nhiều công đoạn thêu thủ công của Công ty Watabe Wed-ding Corporation 100% vốn nước ngoài của Nhật Bản là một ví dụ về việc có thể xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa vào lao động không cần đào tạo nhiều.59

Nghiên cứu chuỗi giá trị dệt may để đánh giá nhận dạng kỹ những khâu mà 5 năm tới đây vẫn còn “mầu mỡ” nhưng 5 năm sau đó sẽ “khô cằn” để tái cơ cấu ngành này, chuyển sang phát triển một số sản phẩm may mặc có giá trị gia tăng cao hơn (năng suất lao động cao hơn) thay vì quá chú trọng đến tăng doanh thu xuất khẩu, bởi lẽ doanh thu tăng không đảm bảo năng lực cạnh tranh sẽ tăng nếu vẫn sản xuất xuất khẩu theo mô hình cũ.

(2) Nhanh chóng nghiên cứu hình thành cụm dệt may, tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành. Việc hình thành các cụm dệt may có thể được coi là điều kiện tiên quyết cho phân công lao động và chuyên môn hóa trong ngành cao hơn, tạo kích thích, cuốn hút doanh nghiệp vào cụm nhằm tăng năng suất và cải thiện năng lực cạnh tranh. Hình thành cụm dệt may cũng là điều kiện để hình thành từng bước ngành công nghiệp hỗ trợ.

Hình thành cụm dệt may nên được coi là một giải pháp cấp bách để thực hiện Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trên thực tế đã tồn tại một số cụm dệt may, tuy nhiên phần lớn là cụm sản xuất cùng sản phẩm. Cho nên trước mắt cần nghiên cứu (Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may) xây dựng bản đồ về phân bổ công nghiệp dệt may trên toàn quốc, trên cơ sở đó sẽ xác định các cụm hiện có, đặc điểm của từng cụm, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng cụm hiện có làm cơ sở cho hình thành các cụm mới và đề xuất nên

59 Công ty xuất khẩu mỗi tháng 1400-1500 áo cưới (90% sang Nhật, 10% sang Châu Âu và Mỹ). Thiết kế áo cưới được thực hiện tại Nhật, công ty tại Việt Nam chỉ gia công. Giá bán trung bình khoảng 2000-2500 USD một áo cưới (Nguồn: Khảo sát thực địa của Nhóm nghiên cứu).

Page 164: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

140

phát triển ngành hỗ trợ nào có điều kiện nhất, chứ không thể phát triển toàn bộ ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may được. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, trước khi hình thành cụm cho mỗi ngành công nghiệp, Chính phủ nghiên cứu và lựa chọn ra một số ngành mũi nhọn, ứng với mỗi ngành đều đưa ra những “triết lý riêng” coi như là định hướng cho qui mô thị trường của từng ngành, ví dụ triết lý của ngành công nghiệp thời trang như đồ trang sức, các sản phẩm da, thuộc da, lụa Thái là “Trung tâm thời trang vùng nhiệt đới” (Ohno, 2006).

Hình thành các cụm dệt may cần lưu ý đến địa điểm, lợi thế so sánh của vùng để phân công lao động. Ví dụ vùng Đông Nam bộ sẽ không còn lợi thế về gia công xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Do đó, cụm dệt may ở đó sẽ cần hướng đến những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn hoặc chuyển sang những khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.

(3) Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ngành dệt may theo hướng hình thành cụm và phục vụ chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

Chi phí lao động đang tăng lên sẽ làm giảm hấp dẫn và lợi thế so sánh về lao động rẻ. Do đó, đào tạo lao động cho ngành cần phải được thực hiện nhất quán với việc hình thành cụm dệt may, chuẩn bị tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm và phát triển một vài ngành công nghiệp hỗ trợ. Có chính sách thu hút các tổ chức dạy nghề, đào tạo xung quanh các cụm đó tham gia đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các DNXK trong mẫu điều tra kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp:

z Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực xuất khẩu (58,8% doanh nghiệp);

z Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý cho lao động quản lý (58,5% doanh nghiệp);

z Cung cấp thông tin về những nơi đào tạo kỹ năng quản lý và nghiệp vụ XNK có chất lượng ở trong nước và trên thế giói (53,1%);

z Cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài (40,5% doanh nghiệp).

(4) Nhà nước tăng đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ hướng vào các cụm dệt may cụ thể, ngành nghề cụ thể với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Cần đặt điều kiện về FDI đầu tư vào Việt Nam, buộc các doanh nghiệp này chuyển giao công nghệ và đào tạo lao động ở những khâu có giá trị cao hơn như thiết kế; thành lập một số trung tâm R&D tại một số cụm (Khu công nghiệp hiện có).

Kiến nghị của DNXK:

z Hỗ trợ đầu tư và đổi mới công nghệ (57,5% DNXK)

z Cung cấp thông tin về công nghệ mới cho doanh nghiệp (48,8% DNXK)

z Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nghiên cứu đổi mới công nghệ (51,8% DNXK)

z Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (49,3% DNXK)

Page 165: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

141

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

(5) Các giải pháp nhằm giảm chi phí:

z Về điện và nước: DNXK gia công may mặc sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn điện. Bên cạnh thiếu điện, gây tâm lý không an tâm cho các DNXK, thì tiết kiệm tiêu hao điện cần được đẩy nhanh thực hiện, nhất là khi giá điện tăng lên. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tài chính (ví dụ tín dụng, thuế) cho các doanh nghiệp lắp đặt thiết bị tốn ít điện và tái dùng nước thải (xây dựng các tiêu chí để nhận hỗ trợ). Hiện tại một số công ty có vốn nước ngoài đã thực hiện tiết kiệm điện như Esquel Việt Nam tại KCN VSIP Bình Dương. Tuy nhiên, không phải DNXK nào cũng có năng lực tài chính để làm điều này.

z Vận tải và chi phí kho bãi: Giảm thiểu kiểm tra dọc đường; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan; triển khai hiệu quả thông quan điện tử và thủ tục kiểm tra hàng hóa. Theo đánh giá của các DNXK, thủ tục hải quan còn tốn kém thời gian và phải khai nhiều loại giấy tờ; cải cách thủ tục hành chính tuy thu được nhiều kết quả mà DNXK vẫn gặp khó khăn.

z Thủ tục thuế: Đơn giản thủ tục hoàn thuế; thông tư hướng dẫn và chính sách cần cụ thể hơn trong từng lĩnh vực sản xuât, từng khu vực, từng ngành nghề để áp dụng mà không gây thắc mắc, khó hiểu cho doanh nghiệp; Bỏ quy định một số loại dịch vụ phải chịu thuế VAT do là doanh nghiệp chế xuất.

Kiến nghị của DNXK may mặc:

z Các giải pháp về hỗ trợ DNXK tiếp cận vốn: giảm bớt các yêu cầu về thế chấp (58,8% doanh nghiệp); Định giá tài sản thế chấp cần phù hợp hơn với giá thị trường (57% doanh nghiệp); Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn (59,7).

z Giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất: giảm chi phí thuê mặt bằng sản xuất cho DNXK (58% DNXK); tạo điều kiện cho DNXK được miễn tiền thuê đất theo Luật Đầu tư (61,7% DN); hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng mặt bằng (48,6% DNXK).

(6) Tổ chức lại hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động xuất khẩu cho các DNXK, chú trọng vào mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

z Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh; xây dựng các trung tâm này trở thành nơi cung cấp thông tin về chính sách, thị trường đầu vào; khai thác bạn hàng nhập khẩu và thị trường tiềm năng đầu ra đáp ứng nhu cầu cho DNXK.

z Nâng cao vai trò và chất lượng họat động của Hiệp hội Dệt may hướng vào cung cấp tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho DNXK.

z Hiệp hội Dệt may phối hợp tốt với trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường đầu vào giá rẻ và tìm thị trường xuất khẩu; Tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn đối tác tin cậy; Kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp khi có những biến động trên thị trường.

z Khuyến khích hình thành các trung tâm tư vấn xuất khẩu của tư nhân (xem xét chính sách mặt bằng, thuế, v.v.).

z Thay đổi hình thức xúc tiến thương mại và tổ chức hội chợ ở nước ngoài nhằm tránh cạnh tranh nội bộ.

Page 166: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

142

Đối với DNXK thủy sản

(1) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải trở thành ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các Tổng cục Thủy sản, VASEP, Cục Xúc tiến Thương mại, các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Cần học tập bài học kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi của Na-uy và Chi-lê và rượu Cognac của Pháp.

Hộp 8: Bài học kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi,rượu Cognac của Na Uy, Chilê và Pháp

Na Uy là nước nhỏ nhưng có nền sản xuất thuỷ sản phát triển, xuất khẩu thuỷ sản luôn ở vị trí nhất nhì trên thế giới. Na Uy thành lập Hội đồng Xuất khẩu Thuỷ sản (NSEC) để thực hiện việc xây dựng thương hiệu chung, nghiên cứu thị trường, quảng bá, thống kê, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại cá hồi. Nhờ có NSEC nên thuỷ sản Na Uy xây dựng được vị trí vững chắc trên thị trường, cá hồi nuôi của Na Uy đã lần lượt chinh phục các thị trường khó tính nhất.

NSEC là tổ chức phi chính phủ nhưng do luật quy định nhiệm vụ và tổ chức. Luật Na Uy quy định doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các quy tắc của NSEC và đóng phí theo tỷ lệ. Quy định này nhằm xác định trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, phá huỷ nỗ lực chung. Na Uy biết rõ rằng vì không đủ nguồn lực nên hầu hết các DNXK phải ăn theo thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc bán lẻ nước ngoài. Khả năng của doanh nghiệp thuỷ sản/ nông nghiệp Na Uy trong việc thâm nhập thị trường thế giới cũng thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp xuất khẩu nông/ thủy sản của Việt Nam.

Cách xây dựng chỉ dẫn địa lý với rượu Cognac của Pháp lại cho thêm những kinh nghiệm khác. Không có sự bắt buộc phải tham gia hội đồng liên ngành, một tổ chức phi chính phủ mà thành viên bao gồm từ người nông dân trồng nho, các cơ sở chưng cất đến những hãng pha chế thương mại lớn. Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật của Hội đồng Quốc gia Liên ngành mới được gọi tên rượu đó. Các thành viên tham gia có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thực hiện các hoạt động phát triển chung cho sản phẩm và các nghĩa vụ khác như thực hiện giá bán thống nhất cho sản phẩm cơ bản. Việc định giá căn cứ trên số liệu kết quả sản xuất hằng năm mà các thành viên có nghĩa vụ phải chia sẻ. Hội đồng hoạt động độc lập nhưng được pháp luật hỗ trợ và cơ quan chính phủ giám sát.

Chilê đã học kinh nghiệm của Na Uy và có sáng tạo riêng để xây dựng thương hiệu chung. Cục Thương mại và Xúc tiến Chilê (ProChile) của Chính phủ đã cung cấp nguồn tài chính giảm dần cho hiệp hội nuôi cá hồi. Tiền tài trợ từ chính phủ được tính theo tỷ lệ 1:1 đối với mỗi đôla đầu tư của khối tư nhân, sau đó Chính phủ giảm dần đến mức bằng 0 trong thời gian 5 năm và ngành này đã tự trang trải toàn bộ chi phí và tự kiểm soát.Chính phủ chi trả một phần tiền lớn trong các hoạt động tiếp thị trong thời gian đầu, nhưng các chương trình phát triển xuất khẩu dài hạn của ngành cá hồi có được thành công là nhờ vào sự phối hợp, được lập kế hoạch tốt giữa khối tư nhân và nhà nước để cùng chịu chi phí, bao gồm xây dựng thương hiệu, đào tạo, hoạch định chính sách cho phát triển xuất khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp, chuyển giao công nghệ, v.v. Thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá hồi đã mở cửa thị trường cho mỗi công ty và xây dựng thị trường cho tất cả.

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Minh (2011).

Page 167: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

143

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

(2) Phát triển bền vững bằng cách cải thiện chất lượng, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến.

Một trong những biện pháp đầu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và hạn chế các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu là áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến được quốc tế công nhận như Global GAP. Thực tiễn cho thấy, các nước nhập khẩu sẽ ngày càng áp đặt nhiều quy định và rào cản về tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm của chúng ta. Do đó, trước sau các doanh nghiệp của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt và tuân thủ các rào cản này. Nếu các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch thích ứng với những yêu cầu này, thách thức sẽ chuyển thành cơ hội để chúng ta phát triển bền vững. Việc lạm dụng kháng sinh tại các vùng nuôi nguyên liệu cũng cần được xóa bỏ, việc sử dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi cần được khuyến khích. Các doanh nghiệp cần dịch chuyển ‘lùi’ trong chuỗi giá trị, bằng cách liên kết hoặc trực tiếp xây dựng các vùng nuôi công nghiệp, thay thế hình thức nuôi nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần cam kết chỉ xuất khẩu các sản phẩm có chứng nhận thu hoạch từ các vùng nuôi đạt chuẩn, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có thương hiệu, tự tin với sản phẩm có chất lượng thì lại trở thành bên có thể để ‘ép giá’ tăng đối với các đối tác nhập khẩu nước ngoài. Lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn và cũng sẽ không phải lo ngại những cáo buộc ‘bán phá giá’ của các đối thủ cạnh tranh ở nước nhập khẩu.

(3) Thiết lập giá sàn cho nguyên liệu và sản phẩm xuất khẩu. Hiệp hội VASEP cần đặt mục tiêu trọng tâm vào việc thúc đẩy sự cố kết cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản - chống bán phá giá.

Cạnh tranh về giá hỗn loạn như hiện nay cần được hiểu là một cuộc đua xuống đáy mà tất cả các bên đều không có lợi. Cá tra đang được bán dưới giá trị của nó.60 Chính vì tổ chức trong cộng đồng doanh nghiệp không tốt, nên các doanh nghiệp vừa bị thu hẹp lợi nhuận vừa bị các đối thủ tại nước nhập khẩu cáo buộc bán phá giá. Cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu dựa vào giảm giá bán của nhiều công ty thương mại, xuất khẩu thủy sản đã làm xói mòn lợi nhuận của chính họ. Giá bán không tăng, trong khi giá các loại đầu vào như thức ăn tăng, khiến nhiều hộ nuôi bỏ ao. Người nuôi không được hưởng lợi ích từ xuất khẩu mang lại. Sự bất hợp lý này khiến chuỗi giá trị không bền vững. Do đó, các doanh nghiệp vừa qua đã cùng thống nhất thiết lập mức giá sàn cho sản phẩm cá tra, nguyên liệu là 20.000 VNĐ/kg và giá bán ra là 2,8 USD/kg.61 Định kỳ 3 tháng hoặc đột suất, Ủy ban Cá nước ngọt (thuộc VASEP) sẽ đánh giá tình hình và điều chỉnh giá sàn phù hợp, đảm bảo hài hòa cho các bên, người nuôi có lãi. Các doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh về giá mà về chất lượng và sự khác biệt.

(4) Thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A) để dịch chuyển ‘tiến’ trong chuỗi giá trị, hướng đến làm chủ phân đoạn sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp thách thức rất lớn khi tìm cách dịch chuyển về phía trước, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng vì vấp phải những biện pháp ngăn cản gia nhập thị trường của chính các bạn hàng hiện nay của chúng ta. Muốn thâm nhập được thị trường của nước bạn, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Minh Phú, Hùng Vương có lẽ cần phải tính đến những biện pháp đặc thù và táo bạo như thực hiện sáp nhập và mua lại các đối tác của mình (doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất giá trị gia tăng của nước bạn) để có được thương hiệu và các mối quan hệ liên kết với hệ thống phân phối ở địa phương. Hoặc

60 Thái Thanh Dương (2010).

61 Phạm Thị Thu Hồng (2010).

Page 168: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

144

các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo lập các công ty đăng ký tại nước sở tại thực hiện phân phối ngay tại thị trường nhập khẩu. Đây là những bước đi táo bạo, đòi hỏi năng lực vốn, trình độ quản lý cao. Tuy nhiên, đã có không ít các công ty Việt Nam đi trước theo cách này như VinaMit, Cà phê Trung Nguyên, Giày dép Bitis. Các doanh nghiệp thủy sản lớn lại đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, do đó nhu cầu về vốn không phải là bài toán quá khó.

(5) Khai thác nhiều phân khúc và thị trường có tiềm năng

Sau các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra ở thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chuyển hướng sang thị trường châu Âu rất thành công. Kết quả, hiện nay, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 150 thị trường nước ngoài. Thị trường mới đồng nghĩa với nhu cầu mới, thị hiếu mới, các doanh nghiệp có dịp đa dạng hóa mặt hàng và sử dụng tối ưu nguyên liệu chế biến. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhận thức vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng thị trường hơn nữa (như các nước Mỹ la-tinh, Trung Đông, Châu Phi). Thậm chí ngay tại những thị trường cũ, nhiều phân khúc thị trường vẫn chưa được khai thác hết.

Kiến nghị của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản:

z Trước hết, cần hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu (83,3% doanh nghiệp); Có thể thấy rõ ràng lãi suất hiện ở mức rất cao kể từ năm 2008 – 2010 là nhân tố hàng đầu cản trở doanh nghiệp tiếp cận vốn (82,5%). Ngoài ra, các vấn đề thuộc về nghiệp vụ ngân hàng nhưng thường được phản ánh và ‘kêu ca’ không chỉ ở các doanh nghiệp thủy sản là việc định giá tài sản thế chấp quá thấp dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp (60% doanh nghiệp), đồng thời thủ tục vay vốn cũng cần được đơn giản hóa hơn nữa (70,3%).

z Doanh nghiệp vẫn tiếp tục yêu cầu các thủ tục hoàn thuế đầu vào cho hàng hóa xuất khẩu cần được đơn giản hóa hơn nữa (87,2%). Thực ra, vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận của doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp không thể không đặt ưu tiên hàng đầu. Tiếp đến là yêu cầu tinh giản các quy trình thủ tục thuế và hải quan hơn nữa (82,9%). Các doanh nghiệp đặt ưu tiên cho giải pháp triển khai thuế và hải quan điện tử cuối cùng, mặc dù vẫn rất cao (79,5%). Điều này một phần xuất phát từ năng lực tự thân của doanh nghiệp chưa tiếp cận và làm chủ công nghệ điện tử, nên còn ‘ngại’ thực hiện thủ tục qua hình thức này (tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thấp). Đáng lẽ các doanh nghiệp cần hiểu rằng việc triển khai thuế và hải quan điện tử chính là một trong những giải pháp đơn giản hóa các thủ tục tục liên quan.

z Các hiệp hội ngành nghề cần tăng cường vai trò trong việc tham gia vào tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ xúc tiến thương mại (80,6% doanh nghiệp).

Vai trò của hiệp hội trong việc tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt là các chính sách, quy định pháp luật của nước nhập khẩu (85,4%) và cung cấp thông tin thị trường, giá cả (85,4%) là những nội dung doanh nghiệp đặt ưu tiên hàng đầu, mong đợi hiệp hội sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa. Thứ hai, là cung cấp thông tin, chính sách pháp luật của chính phủ (82,9%) và bảo vệ quyền lợi của hội viên (82,9%). Ngoài ra, hiệp hội cũng được trông đợi trong vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm (74,7% và 73,7%), nhất là ở các thị trường mới khai phá. Thống nhất với kết quả điều tra ở trên, mặc dù các khóa học do hiệp hội tổ chức được đánh giá cao nhưng chi phí cũng không thấp, nên doanh nghiệp ‘ít mặn mà’ nhất với dịch vụ này của hiệp hội, một phần cũng bởi vì các doanh nghiệp có thể tự tổ chức các chương trình đào tạo với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, đây có thể cũng là kiến nghị để các hiệp hội xem xét, tìm kiếm giải pháp hạ chi phí của các khóa đào tạo của mình hơn nữa nhằm tăng tính hấp dẫn của các khóa này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn không có nhiều điều kiện tổ chức việc đào tạo cho riêng mình.

Page 169: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

145

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

z Đáng chú ý, các doanh nghiệp thủy sản đặt vấn đề được hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ ở vị trí khá cao (75,9% doanh nghiệp).

z Trước hết, doanh nghiệp cần được hỗ trợ trong hoạt động R&D (73,0% doanh nghiệp); tiếp đến là hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (71,4% doanh nghiệp); và cung cấp thông tin về công nghệ mới (71,1% doanh nghiệp).

z Giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất (72% doanh nghiệp): (i) doanh nghiệp cần được tạo điều kiện, được miễn tiền thuê đất theo Luật Đầu tư (85,3%); (ii) cần giảm chi phí thuê mặt bằng sản xuất (74,2% doanh nghiệp); (iii) điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX (70,0% doanh nghiệp), và (iv) cuối cùng là hỗ trợ giải phóng mặt bằng (66,7% doanh nghiệp).

z Hỗ trợ đào tạo nguồn lao động (71% doanh nghiệp).

z Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ các khóa đào tạo kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực xuất khẩu (71,1% doanh nghiệp); thứ hai, doanh nghiệp còn có tham vọng cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài (68,6% doanh nghiệp); thứ ba, cần cung cấp thông tin về những nơi đào tạo kỹ năng quản lý và nghiệp vụ xuất nhập khẩu có chất lượng ở trong nước và nước ngoài (67,5% doanh nghiệp). Đào tạo về kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý được xếp cuối cùng với 65,8% ý kiến.

z Tổ chức lại hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (67,7% doanh nghiệp).

Mặc dù là nhóm giải pháp này được xếp cuối bảng, nhưng một số giải pháp thành phần trong đây nhận được ưu tiên cao của các doanh nghiệp được hỏi. Trước hết, 82,5% doanh nghiệp cho rằng họ cần được kịp thời cung cấp thông tin khi có những biến động trên thị trường. Đó là yêu cầu xác đáng bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có bộ phận theo dõi, phân tích diễn biến thị trường một cách chuyên nghiệp. Đây là lĩnh vực mà các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và hiệp hội cần thực hiện và cũng là cách để hỗ trợ thiết thực nhất cho doanh nghiệp trong ngành.

Thứ hai, là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu (79,5% doanh nghiệp). Ngoài hiệp hội ngành nghề, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với ngành như Tổng cục Thủy sản và Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương, và các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đều có thể thực hiện nhiệm vụ này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường. Với ưu thế về kinh nghiệm, thông tin, các tổ chức và cơ quan này cũng cần tư vấn để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác tin cậy (73,7% doanh nghiệp).

Thứ ba, một trong những giải pháp rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là yêu cầu thay đổi hình thức xúc tiến thương mại nhằm tránh cạnh tranh nội bộ và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành hàng (69,4% doanh nghiệp). Như đã đề cập ở các phần trên, các doanh nghiệp phản ánh cứ sau mỗi kỳ hội chợ các doanh nghiệp Việt Nam lại bị ép giá bởi không có sự cố kết trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho các đối tác lợi dụng để ép giá xuất khẩu. Để thực hiện giải pháp này, hiệp hội cần đóng vai trò tích cực và mạnh mẽ hơn nữa trong việc quy tụ và đoàn kết các doanh nghiệp trong ngành thành một khối thống nhất thì sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp thể hiện mong muốn nhà nước có các chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn xuất khẩu (68,4% doanh nghiệp) và hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường đầu vào giá rẻ (64,7% doanh nghiệp).

Page 170: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

146

Đối với DNXK sản phẩm điện tử

Chính phủ cần xác định công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành hàng, có sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Mặc dù ngành điện tử Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đánh giá chung, ngành này vẫn có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong thời gian tới và nếu có những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là một trong những ngành hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Bộ Công thương đã đưa vào kế hoạch năm 2011 thực hiện nhóm các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tập trung vào xuất khẩu hàng điện tử và tin học, sản phẩm phần mềm, dự kiến xuất khẩu khoảng 4 tỉ USD. Tiềm năng phát triển ngành hàng này được lý giải bởi các lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam tăng nhanh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài trong lĩnh vực này sẽ tạo ra tiềm năng xuất khẩu lớn cho mặt hàng điện tử.

Thứ hai, đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay do có sự biến động trên thị trường thế giới và khu vực nên đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam là một trong các đích đến.

Thứ ba, nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính hiện nay rất lớn và đầy tiềm năng (năm 2007 nhu cầu nhập khẩu mặt hàng điện tử trên thế giới là 500 tỉ đô la Mỹ). Thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới rất rộng và có tăng trưởng vững chắc. Trong những năm qua, mức nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới tăng khá đều đặn (khoảng 10%/năm).62

Các giải pháp được đề xuất là:

(1) Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử là một khâu trung tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Xây dựng thí điểm một số cụm công nghiệp điện tử nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ với những ưu đãi cần thiết để khuyến khích liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, trong đó hạt nhân là các công ty đa quốc gia.

(2) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng điện tử theo hướng đẩy mạnh các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao.

(3) Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu hàng điện tử, nhất là những thị trường tiềm năng, thị trường có nhu cầu hàng hóa phù hợp với hàng hóa do Việt Nam sản xuất; tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống, các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do đồng

62 Theo đánh giá của Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Intel về thị trường máy tính thế giới thì năm 2005 mức tiêu thụ máy tính trên toàn thế giới là vào khoảng 200 triệu chiếc. Trong khi đó, để đạt mức 100 triệu chiếc, thế giới phải mất 17 năm nhưng với tốc độ tăng nhanh như những năm gần đây thì để đạt mức 200 triệu chiếc thế giới đã chỉ phải mất 10 năm và dự kiến trong vòng 5 năm tới con số này sẽ là 300 triệu chiếc.

Page 171: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

147

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

thời phát triển các thị trường mới. Tận dụng các lợi thế từ các Hiệp định thương mại song phương (FTA), nhất là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khu vực sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn các thị trường rộng lớn này. Trong thời gian tới có thể hướng tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slovakia.

Xúc tiến xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả và chất lượng của các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia, ưu tiên việc tuyên truyền, tìm kiếm hợp đồng và khách hàng lớn, lâu dài; Nâng cao khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan đại diện thương mại ở nước nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng như của doanh nghiệp; Đồng thời xem xét việc xây dựng website giới thiệu năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

(4) Tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các công trình hạ tầng phát triển ngành điện tử như trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, khu công nghệ cao, công viên phần mềm, v.v.

(5) Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm trọng điểm. Với đặc điểm chuyên môn hóa và

toàn cầu hóa của công nghệ điện tử hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên chọn một vài ngành trọng điểm, tập trung vào một số ít sản phẩm mà mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

(6) Xây dựng chương trình hành động cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện tử, lựa chọn đối tác đào tạo chiến lược như Nhật Bản, Malaysia.

Chủ động và thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ phục vụ ngành điện tử. Xây dựng cơ chế phối hợp 4 bên giữa doanh nghiệp – viện, trường – cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, năng lực quản lý và triển khai phát triển thị trường tốt. Chú trọng mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với sử dụng lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp FIE tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

(7) Phát triển các liên kết sản xuất trong nước và quốc tế. Để phát triển các liên kết sản xuất, cần thiết lập các đầu mối chuyên trách nhằm tìm kiếm, đánh giá và tham vấn cho các đối tác trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tạo nên mối liên kết sản xuất hiệu quả.

(8) Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp điện tử trong nước trong quá trình nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường để sản phẩm điện tử của Việt Nam xâm nhập được vào các thị trường nước ngoài tiềm năng.

(9) Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục phổ biến rộng rãi các nội dung thỏa thuận, các cam kết WTO trong nhân dân và doanh nghiệp để mọi người cùng hiểu rõ, trên cơ sở đó tận dụng được các cơ hội mà WTO mang lại nhằm ứng phó với những khó khăn, thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập.

Kiến nghị đối với doanh nghiệp:

z Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần phải tự tin vào nội lực của doanh nghiệp, không trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, nắm vững các quy định và hiểu rõ các cam kết WTO để hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Page 172: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

148

z Các doanh nghiệp cũng cần tập trung đầu tư theo chiều sâu, là đầu tàu chủ lực trong việc gắn sản xuất với nghiên cứu khoa học, nâng cao hàm lượng chất xám cho mỗi sản phẩm. Các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, triển khai, sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm của mình trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển các vùng, miền, phù hợp.

z Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm đối tác, nhất là các nước có công nghệ điện tử phát triển để hợp tác sản xuất, đầu tư và chuyển giao công nghệ.

z Kiến nghị đối với các hiệp hội doanh nghiệp:

z Các Hiệp hội cần liên kết các hội viên hoạt động sản xuất kinh doanh từng loại hình sản phẩm trong các câu lạc bộ sản xuất, phân phối nước ngoài khi mở cửa thị trường.

z Hiệp hội cần tập hợp và cung cấp những thông tin cần thiết và tư vấn cho các doanh nghiệp về cam kết các quy định của WTO về công nghệ sản phẩm mới cũng như sự thay đổi cơ cấu và phương thức sản xuất của ngành công nghệ điện tử thế giới giúp các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, xác định thế mạnh của mình trong việc tham gia vào hệ thống sản xuất và thương mại khu vực.

z Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và thực hiện vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, trợ giúp các doanh nghiệp trong quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài.

Kiến nghị của các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử:

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp, 31,7% doanh nghiệp nhận thấy cần phải tổ chức lại hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp; 19,5% doanh nghiệp kiến nghị đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan; 19,5% doanh nghiệp kiến nghị các hội, hiệp hội ngành, nghề cần tăng cường vai trò trong việc tham gia vào tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ xúc tiến thương mại.

Page 173: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 174: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 175: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

151

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản điều chỉnh thuế liên quan đến xuất nhập khẩu

Phụ lục 2: Các văn bản quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo các năm

Phụ lục 3: Những thay đổi trong chính sách tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu

Phụ lục 4: Các văn bản quy định về quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản

Page 176: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

Phụ lục 1: Các văn bản điều chỉnh thuế liên quan đến xuất nhập khẩu

Năm Văn bản Áp dụng

2010

Thông tư 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

01/01/2011

Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu

01/10/2010

Thông tư 94/2010/TT-BTC ngày 30/06/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu

Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư 39/2010/TT-BTC ngày 22/03/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010

10/04/2010

2009

Thông tư 18/2009/TT-BTC ngày 30/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

01/02/2009

Thông tư 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

01/01/2009

Thông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ

Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ

2008

Thông tư 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

01/01/2009

Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

01/01/2009

Page 177: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

153

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

2008

Nghị quyết 710/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 22/11/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng

01/01/2009

2007

Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

14/07/2007

Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

21/03/2007

Thông tư 02/2007/TT-BTM ngày 02/02/2007 của Bộ Thương mại về việc phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

08/03/2007

Phụ lục 2: Các văn bản quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo các năm

Năm Văn bản Áp dụng

2011 Quyết định 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan

29/01/2011

2010 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

29/01/2011

Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

20/01/2011

Quyết định 1323/QĐ-TCHQ ngày 22/6/2010 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra việc phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan

07/07/2010

Quyết định 437/QĐ-TCHQ ngày 9/3/2010 của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

15/03/2010

Page 178: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

154

2009 Thông tư 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

04/06/2009

Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

01/07/2009

2008 Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/05/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

18/06/2008

Quyết định 1636/QĐ-TCHQ ngày 04/08/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

19/08/2008

2007 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

27/04/2007

Phụ lục 3: Những thay đổi trong chính sách tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu

Năm Văn bản

2010

Thông tư 203/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư

Quyết định 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

2009

Quyết định 21/QĐ-HĐQL ngày 11/05/2009 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Quy chế về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Thông tư 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

2008Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008 của Chính phủ về việc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Page 179: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

155

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M2007

Thông tư 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Quyết định 08/2007/QĐ-BTC ngày 02/03/2007 của Bộ Tài chính về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

2006Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Phụ lục 4: Các văn bản quy định về quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản

Năm Văn bản

2009

Thông tư 14/2009/TT-BNN ngày 12/03/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản

Thông tư 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản

2008

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

2006Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

2005 Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005

2003 Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 10/12/2003

Page 180: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 181: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

157

tÀI LIỆU tHAM KHẢO

Page 182: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
Page 183: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

159

O C

ÁO

NG

HIÊ

N C

ỨU

NG

LỰ

C C

ẠN

H T

RA

NH

CỦ

A D

OA

NH

NG

HIỆ

P X

UẤ

T K

HẨ

U

TR

ON

G B

A N

NH

MA

Y M

ẶC

, TH

ỦY

SẢ

N V

À Đ

IỆN

TỬ

Ở V

IỆT

NA

M

Albaladejo, M., Benchmarking Vietnam’s Competitive Industrial Performance, Research paper for Vietnam Competitiveness Report, UNIDO, Hanoi, 2010.

Đặng Vỹ, Nhập nguyên liệu để đưa xuất khẩu thủy sản lên hàng đầu, VietnamNet, ngày 1/7/2008.

Hisami Miarai, Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt Nam, Viện nghiên cứu Nomura và Vụ tư vấn kinh doanh châu Á, Hà Nội, 2005.

Hồ Lê Nghĩa, 2011, Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2011.

Hồ Lê Nghĩa, Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam – một số vấn đề đặt ra, Hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với ngành Điện tử - Viễn thông Việt Nam”, Hà Nội, ngày 25/12/2008.

Hoàng Mai, Người nuôi cá tra và nỗi lo treo ao, Báo điện tử Dân Việt, ngày 20/9/2010.

Nguyễn Bình, Chưa thể đánh giá đầy đủ hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất, ngày 4/11/2010, website http://vneconomy.vn/20101104073042239P0C9920/chua-the-danh-gia-day-du-hieu-qua-nha-may-loc-dau-dung-quat.htm.

Nguyễn Thị Hồng Minh, Câu chuyện cá tra, Thương mại Thủy sản, số 133, tháng 1/2011.

Nguyễn Thị Tuệ Anh, FDI and Technology Transfer in Vietnam – A case study in Que Vo Indus-trial Park, Research paper for the World Bank Institute, 2009.

Ohno K., Fujimoto T., Industrialization of Developing Countries: Analyses by Japanese Econo-mists, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS), tháng 11/2006.

Ohno K., Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, tháng 9/2006.

Ohno K., Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), tháng 3/2007.

Phạm Thị Thu Hồng, Có giá sàn cho cá tra, basa: Người nuôi qua “cơn bĩ cực” - Những tín hiệu lạc quan, Báo Vĩnh Long, ngày 28/10/2010.

Porter M., Martin X., Schwab K., The Global Competitiveness Report 2007-2008, World Eco-nomic Forum, The Palgrave Macmillan, Switzerland, 2008.

Riedel J., Parker S., Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, CIEM- Star Vietnam, NXB Chính trị quốc gia, Hanoi, 2003.

Thái Thanh Dương, Sức mạnh cộng đồng để sản xuất và tiêu thụ cá tra bền vững, Thương mại Thủy sản, số 131, tháng 11/2010.

Thái Thanh Dương, Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2010 - 2011, Thương mại Thủy sản, số 125-126, tháng 5-6/2010.

Page 184: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

160

Tổng cục Thủy sản, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2011 và 5 năm 2011- 2015 ngành thủy sản, Hà Nội, 2010.

Tổng cục Thủy sản, Báo cáo tóm tắt Tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp thực hiện, Hà Nội, 2010.

Tổng cục Thủy sản, Báo cáo tóm tắt Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp thực hiện, Hà Nội, 2010.

Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam trực diện 2 cái bẫy, VietnamNet, ngày 15/10/2010.

UNCTAD, Developing countries in international trade 2005: Trade and Development Index, New York and Geneva, 2005.

VASEP, Báo cáo Tổng kết công tác hiệp hội nhiệm kỳ III (6/2005- 6/2010) và Chương trình công tác nhiệm kỳ IV (6/2010- 6/2015), TP. Hồ Chí Minh, 2010.

VASEP, VASEP’s member directory 2010- 2011, Hà Nội, 2010.

Page 185: QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF) Địa chỉ: 68 Phan …asiafoundation.org/resources/pdfs/TAFExportCompetitivefinal.pdf · MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT