số 296 - voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ...

12
S:296 PHÁT HÀNH NGÀY 12 Tháng 6 năm 2015 (Lưu Hành Nội Bộ) TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 6-2015 ………...…………….…........ 1 2. Khẩu văn: Bài giảng của Đức Ngài tại ngôi BS Nguyễn Tấn Lộc………………………………………….…...……… 2 3. Tin tức…………………………………………………….. 2 4. Hình ảnh sinh hoạt.....…..……………………..…………4 5. Lời hứa......…….……………………..……….………….. 6 Nguyễn Thị Bình. 6. Ghi nhanh: Logic bản tánh.……………………….......... 6 Từ Minh Đạt. 7. Một con người – Hai tính cách ………………….……… 7 Từ Thiện Tâm Đắc. 8. Cười trong Đạo…………………………………………… 8 Châu Nhật Tân. 9. Vài ứng dụng về Thiền và việc học Đạo……....………. 9 BBT TCQN. 10. Làm việc thiện nghiệp………………………………… 10 BBT TCQN. 11. Học Đạo……………………………….……………….. 12 Từ Minh Vi. “Hỡi các vị rất mến thương của sư Huynh.” “Tình thương bình đẳng, cha mẹ thương con, Thầy thương trò, Phật Trời thương chúng sanh vạn vật. Đó là tình thương vô biên, không thể nghĩ bàn. Các vị đáp lại bằng lời nói lành và những hành động thiện.” “Nói thế cũng chưa đủ, các vị phải thực thi như tình thương của cha mẹ và Thầy để cho Tâm Từ được mở rộng hầu đáp lại phần nào tình thương yêu người đã trao.” (QNP. xb 1997, 345). LỜI ĐỨC NGÀI CHÂM NGÔN THÁNG 6 NĂM 2015. - Không phải cứ gọi bản thân mình là Minh Sư thì có nghĩa mình là “Minh Sư” mà đó là sự tán thán từ những ai được mình mở lối nhưng không bao hàm những hậu quả xấu từ sự mở lối ấy. - Mọi sự trên đời đều có một mối liên kết với nhau, kể cả những đối tượng khác biệt, những đơn vị độc lập cũng có sự liên kết. Thế nên, muốn đưa một ai l ên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho rõ mối li ên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ nào để có được quyết định chính chắn là có nên đưa người lên hay hạ người xuống không? Coi chừng nhiều khi đang công kích người mà thực sự mình đang phơi bày những điểm xấu của chính mình cho người xem. - Những người càng ăn nói nhỏ nhẹ, càng có thái độ “hiền hòa”, khuyến khích người ăn chay càng luôn miệng niệm các danh hiệu Phật và các Đấng Cứu Thế,… thì càng nên coi chừng họ. Người lành thật thì tự có những thái độ, phong cách như trên nhưng những người đại gian, đại ác tâm, sống vô hậu cũng có những thái độ như trên và loại người nầy thì đông vô số kể. - Mọi chuyện rủi ro trên đời nếu ta gặp phải thì đừng vội quy kết l à quả báo từ kiếp trước rồi tự an ủi và buông xuôi mà phải nên bắt tay gi ải quyết l àm cho cùng tận, làm cho ra l. Có “tận nhân lực” thì mới “tri thi ên mạng”. - Nếu chọn lựa giữa 2 con đường: Một là con đường cụt nhưng làm lòng ta thỏa mãn và hai là con đường còn hy vọng, le lói ánh sáng nhưng sẽ làm lòng ta đau thì nên chọn con đường khiến ta đau lòng nhưng vẫn còn hy vọng. - Nể mặt thì chúng ta nể mặt mọi người suốt cuộc đời, lịch sự và giữ kẽ thì chúng ta giữ kẽ, lịch sự với mọi người ở mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Nhưng khi cân nhắc và quyết định cho một sự việc quan trọng thì trong lòng không nên có những cụm từ: Nể mặt, lịch sự, giữ kẽ… Mà lý trí phải là chủ đạo. Cầu Từ Tâm Thắng đang được dựng trong khu vực vườn thiền Từ Trọng Nghĩa thuộc Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên. (Photo by: Nguyễn Hoàng Anh). Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Ngày nhn hàng container 1-6-2015 part 1. - Ngày nhn hàng container 1-6-2015 part 2. - Sinh hot 6-2015 part 1. - Sinh hot 6-2015 part 2. - Sinh hot 6-2015 part 3. - Sinh hot 6-2015 part 4.

Upload: others

Post on 02-Mar-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Số:296 PHÁT HÀNH NGÀY

12 Tháng 6 năm 2015 (Lưu Hành Nội Bộ)

TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 6-2015 ………...…………….…........ 1 2. Khẩu văn: Bài giảng của Đức Ngài tại ngôi BS Nguyễn Tấn Lộc………………………………………….…...……… 2 3. Tin tức…………………………………………………….. 2 4. Hình ảnh sinh hoạt.....…..……………………..…………4 5. Lời hứa......…….……………………..……….………….. 6

Nguyễn Thị Bình. 6. Ghi nhanh: Logic bản tánh.……………………….......... 6

Từ Minh Đạt. 7. Một con người – Hai tính cách ………………….……… 7

Từ Thiện Tâm Đắc. 8. Cười trong Đạo…………………………………………… 8

Châu Nhật Tân. 9. Vài ứng dụng về Thiền và việc học Đạo……....………. 9

BBT TCQN. 10. Làm việc thiện nghiệp………………………………… 10

BBT TCQN. 11. Học Đạo……………………………….……………….. 12

Từ Minh Vi.

“Hỡi các vị rất mến thương của sư Huynh.”

“Tình thương bình đẳng, cha mẹ thương con, Thầy thương trò, Phật Trời thương chúng sanh vạn vật. Đó là tình thương vô biên, không thể nghĩ bàn. Các vị đáp lại bằng lời nói lành và những hành động thiện.”

“Nói thế cũng chưa đủ, các vị phải thực thi như tình thương của cha mẹ và Thầy để cho Tâm Từ được mở rộng hầu đáp lại phần nào tình thương yêu người đã trao.” (QNP. xb 1997, 345).

LỜI ĐỨC NGÀI

CHÂM NGÔN THÁNG 6 NĂM 2015. - Không phải cứ gọi bản thân mình là Minh Sư thì có nghĩa mình là “Minh Sư” mà đó là sự tán thán từ những ai được mình mở lối nhưng không bao hàm những hậu quả xấu từ sự mở lối ấy. - Mọi sự trên đời đều có một mối liên kết với nhau, kể cả những đối tượng khác biệt, những đơn vị độc lập cũng có sự liên kết. Thế nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho rõ mối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ nào để có được quyết định chính chắn là có nên đưa người lên hay hạ người xuống không? Coi chừng nhiều khi đang công kích người mà thực sự mình đang phơi bày những điểm xấu của chính mình cho người xem. - Những người càng ăn nói nhỏ nhẹ, càng có thái độ “hiền hòa”, khuyến khích người ăn chay càng luôn miệng niệm các danh hiệu Phật và các Đấng Cứu Thế,… thì càng nên coi chừng họ. Người lành thật thì tự có những thái độ, phong cách như trên nhưng những người đại gian, đại ác tâm, sống vô hậu cũng có những thái độ như trên và loại người nầy thì đông vô số kể. - Mọi chuyện rủi ro trên đời nếu ta gặp phải thì đừng vội quy kết là quả báo từ kiếp trước rồi tự an ủi và buông xuôi mà phải nên bắt tay giải quyết làm cho cùng tận, làm cho ra lẽ. Có “tận nhân lực” thì mới “tri thiên mạng”. - Nếu chọn lựa giữa 2 con đường: Một là con đường cụt nhưng làm lòng ta thỏa mãn và hai là con đường còn hy vọng, le lói ánh sáng nhưng sẽ làm lòng ta đau thì nên chọn con đường khiến ta đau lòng nhưng vẫn còn hy vọng. - Nể mặt thì chúng ta nể mặt mọi người suốt cuộc đời, lịch sự và giữ kẽ thì chúng ta giữ kẽ, lịch sự với mọi người ở mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Nhưng khi cân nhắc và quyết định cho một sự việc quan trọng thì trong lòng không nên có những cụm từ: Nể mặt, lịch sự, giữ kẽ… Mà lý trí phải là chủ đạo.

Cầu Từ Tâm Thắng đang được dựng trong khu vực vườn thiền Từ Trọng Nghĩa thuộc Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên. (Photo by: Nguyễn Hoàng Anh).

Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Ngày nhận hàng container 1-6-2015 part 1. - Ngày nhận hàng container 1-6-2015 part 2.

- Sinh hoạt 6-2015 part 1. - Sinh hoạt 6-2015 part 2. - Sinh hoạt 6-2015 part 3. - Sinh hoạt 6-2015 part 4.

Page 2: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 21: Khẩu Văn: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC NGÀI

Ngày 20 tháng 10 năm 1983, lúc 20 giờ.

Sư Huynh chỉ bày chỗ mống tâm của các hành giả tu thiền ở các pháp khác. Tập trung ý vào một điểm nào cũng bị dính mắc vào điểm đó, không sao thoát ra khỏi vũ trụ nầy được.

Chỉ khi nào tâm không mống khởi vào điểm nào thì mới thoát ra ngoài hư không được, như thế là thể nhập vào chân như, không ở một điểm mà ở khắp mọi nơi. Sư Huynh lấy ví dụ như người tập thôi miên, họ tập trung tư tưởng phát xuất ra ở một điểm và dùng nó để điều khiển một người khác thì cũng được vậy nhưng kết quả là thần khí sẽ tiêu tán mất. Các pháp khác cũng thế, khi ta tập trung tư tưởng muốn đến nơi nào thì cũng đến được vậy nhưng sẽ kẹt ở đó. Cho nên người mong thấy ánh sáng, mong xuất hồn sẽ thấy xuất hồn. Đó đều là vọng khởi.

Còn ở pháp Sư Huynh ban thì Sư Huynh nói rằng người hành pháp cần phải có ý chí mới thức giác được. Sư Huynh biết nhiều người mong muốn được thọ ký nhưng sau khi được thọ ký rồi là thôi, xếp để đầu giường hoặc công phu cho lấy có gọi là. Có người kể hôm nay tôi công phu được 1 giờ, 2 giờ, kẻ thì nói công phu được 15 - 20 phút. Điều đó đối với Sư Huynh thật là vô nghĩa, không phải công phu nhiều giờ là giỏi, lâu hơn là giỏi. Điều quan trọng ở sự công phu là để có được cái giây phút quý báu bất chợt đến cho người ta cái Giác. Cái Giác đó nó đến bất chợt không biết lúc nào, có thể cả ngàn kiếp, cũng có thể trong một giây phút. Cho nên tu cả ngàn kiếp hay tu trong chốc lát mà Giác thì kết quả như nhau thôi. Thành ra đôi khi với Sư Huynh, công phu không phải là vấn đề thời gian mà là Giác hay không Giác. Nói thế không có nghĩa là bảo các chú làm biếng. Trái lại, các chú cần phải có ý chí, phải giữ công phu nhất là các vị có Kim Cang là phải có ý chí như thể (Kim Cang) mới được.

Cái Giác nó bất chợt đến, nếu nó đến trong lúc ta đang lơ là giải đãi là ta sẽ bỏ mất cơ hội quý giá và sẽ phải mất nhiều thời gian nữa để có được nó.

Sư Huynh dạy: Đừng có nói tu để thành Tiên, thành Phật mà mình đã là Tiên, Phật; mà mình đã là Tiên, Phật rồi chỉ tại khoác cái áo nầy (chỉ cái thể xác) mà thôi. Khi cởi được nó tức thấy rõ mình đã là Tiên, Phật từ lâu. Nhưng muốn cởi nó ra thì vì lâu quá quên mất, cái then chốt, cái ổ khóa nên Sư Huynh giao cho mượn cái chìa khóa để mở nó ra. Mở hay không là tùy các vị chớ Sư Huynh không có ép ai phải mở hết. Cho tới giờ nầy, Sư Huynh chưa có tu gì hết nhưng các chú mà đắc tức Sư Huynh đắc đó. Còn các chú không chịu lo tu thì Sư Huynh nói trước là 2 năm nữa Sư Huynh sẽ tu. Chừng đó các chú nào trễ nải thì chịu lấy!

TẤT CẢ MỌI PHÁP HỮU DẦU MỚI THỌ PHÁP HAY ĐÃ THỌ PHÁP LÂU ĐỀU CÓ THỂ MANG SỰ HỌC CỦA MÌNH CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI BẰNG CÁCH TỰ MỞ RA MỘT NHÓM THIỀN. NHÓM THIỀN ẤY KHÔNG CẦN THIẾT MANG MỘT MÀU SẮC TÔN GIÁO NÀO VÌ NGƯỜI CÓ TÔN GIÁO HAY KHÔNG CÓ TÔN GIÁO ĐỀU CÓ THỂ HỌC THIỀN CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN.

TIN TỨC: 1 tháng 6: Kiện hàng container 40 feet từ Việt Nam gởi đã đến Đạo Viện. Gần 30 pháp hữu và nhân công đã hiện diện trong buổi bốc dỡ kiện hàng. Nhân dịp nầy, Đức Thầy ngỏ lời cám ơn đến các pháp hữu, thân hữu đã góp công trong việc bốc dỡ hàng, cũng như góp công lao động kể từ tháng 5 cho đến nay: Từ Hồng Lĩnh, Từ Long Ngọc, Từ Minh Đăng, Từ Minh Đức, Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Minh Quân, Từ Minh Quý, Từ Minh Tâm Ái, Từ Minh Tâm An, Từ Minh Tâm Đăng, Từ Minh Tâm Hương, Từ Minh Tâm Nhi, Từ Minh Tâm Thanh, Từ Tâm Lượng, Từ Tâm Tường, Từ Thiện Tâm Anh, Từ Thiện Thanh Thủ, Từ Thiện Thuần Dương, Từ Túc Chính, Dương Ngọc Long, Đào Cường, Javier Ronero, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Minh Tâm, Nguyễn Thanh Huân, Nguyễn Thị Bình.

2 tháng 6: Kẻ trộm đã cắt khóa và đột nhập vào Trung Tâm Một để trộm 1 số máy móc, dụng cụ lao động.

3 tháng 6: Cầu Từ Tâm Thắng được chính thức động công bởi thầy Từ

Minh Hạnh Toàn đặc trách thực hiện. Đức Thầy cho biết phải tập trung toàn bộ sức lao động cho công trình nầy trước công trình Chùa Một Cột vì chỉ trong 2 tuần nữa, theo lịch trình thì thầy Từ Minh Hạnh Toàn trở về nước mà công trình nầy thì chỉ có mình thầy Từ Minh Hạnh Toàn nắm rõ.

Đức Thầy nhận định về vụ trộm tại Trung Tâm Một là do chủ nhà cũ hoặc người thân của chủ nhà cũ, những người rất quen thuộc tại nơi đó trực tiếp thực hiện vụ trộm. Cô Mimi, tức thầy Từ Minh Tâm Nhi được chỉ định làm Trình Báo Viên để tiếp xúc với cơ quan chính quyền sở tại mà đại diện là nhân viên an ninh David Manriquez.

Đức Thầy bắt đầu các buổi huấn luyện về kỹ năng quân sự, sử dụng vũ khí cho các pháp hữu hiện diện công tác tại Đạo Viện để phòng ngừa gian phi đột nhập.

4 tháng 6: Hai thầy Từ Minh Quý, Từ Minh Đăng phát hiện kẻ gian có ý đồ xâm nhập Trung Tâm Một và đã rượt đuổi các kẻ gian nầy. Số xe của kẻ gian đã được thầy Từ Minh Tâm Nhi cung cấp cho cảnh sát.

5 tháng 6: Đức Thầy Từ Minh Đạt đã định vị “cánh đồng Việt Nam” nằm ngay ngõ rẽ từ đường Từ Minh Đạt vào khu văn hóa Việt Nam. Nơi đây tượng 2 chú trâu đang cày bừa được dựng nên tạo thành một điểm tham quan lý thú mang đầy màu sắc văn hóa Việt. Lưng đồi thoai thoải dựa bên cánh đồng Việt Nam là đền thờ Tam Thanh, tượng trưng cho Tiên Đạo hướng vào Pháp Chủ Thiền Viện. Đức Thầy cho biết, trong trục Phật Thánh Tiên mà Thầy thường đề cập ngày xưa, Thầy dùng tượng Bách Việt Long Tiên để biểu diễn cho Tiên Đạo, nhưng thực chất đó chỉ là hình ảnh văn hóa Việt chủ đủ gọi là Tiên Đạo để hướng đến Pháp

Page 3: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 3 visit website: www.voviology.org

Chủ Thiền Viện. Vì thế, đền thờ Tam Thanh, tức đền thờ các Đấng Giáo Chủ Tam Tòa mới đầy đủ ý nghĩa là Tiên Đạo, đồng thời cũng mang sắc thái Việt. Điển hình, bên cánh đồng Việt Nam, trên ngọn đồi có 1 cái đình (đền thờ Tam Thanh) thì đủ ghi ra rõ hình ảnh Việt tại các vùng nông thôn.

7 tháng 6: Sau khi được tin báo từ thầy Từ Thiện Thuần Dương về người chủ đất giáp ranh với Đạo Viện, có ý định xây nhà nơi là địa điểm quan trọng được quan tâm tại đây. Đức Thầy có buổi họp mặt cấp tốc với các thầy Từ Long Ngọc, Từ Minh Tâm, Từ Minh Tâm Hương và Từ Minh Tâm Thanh để đề thảo ra kế hoạch thu mua cuộc đất đó và dự tính kế hoạch nầy sẽ được bắt tay thực hiện ngay. Thầy Từ Minh Tâm Hương là người gốc Hoa nên phù hợp được cử ra làm đại diện thương lượng để thu mua cuộc đất. Trong buổi họp mặt, Đức Thầy cho biết nếu thu mua được cuộc đất đó thì toàn bộ khu vực của cổng số 2 sẽ được giải tỏa, thế nên, công trình kế tại Đạo Viện là công trình trọng điểm: Xây dựng Chí Tôn Điện.

8 tháng 6: Vào lúc 1:30 am (tức 1:30 khuya) viên chức an ninh đã gọi đến ĐHLĐ thông báo đã bắt được kẻ đột nhập vào Trung Tâm Một để trộm đồ vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.

10 tháng 6: Sau khi nghe thầy Từ Thanh Minh Ngọc trình bày về việc đã gặp một vài pháp hữu vì lý do riêng tư và móng vọng về thần thông đạt được trong tu tập và nay đã bỏ Pháp, Đức Thầy nói: - Tất cả những thần thông mà người ta thường mong đạt được

thực sự rất thấp kém, hiệu quả còn thấp hơn cả người có trí tuệ bình thường mà người móng vọng thần thông thì họ cứ nghĩ có được là những việc cao siêu. Chẳng hạn lấy những phép thuật, thần thông mà người ta có thể tưởng tượng ra như những gì được diễn tả trong Tây Du Ký, Phong Thần,… thì những thứ thần thông ấy, những thứ phép màu ấy nó thật là tầm thường, thấp hơn rất nhiều lần 1 bộ đầu minh mẫn nghĩ và làm ra chuyện.

- Ngày xưa, Đức Ngài từng nói với người mà thầy Từ Thanh Minh Ngọc gặp như vầy: Pháp của ta thì không có gì cả nhưng người theo Pháp của ta thì sẽ có tất cả.

Từ những sự kiện trên, Đức Thầy đề nghị thêm một số điều luật để bổ túc vào Bộ Luật Hành Đạo có đại ý như sau:

- Thiên hạ trên đời thì rất là đông, dòng sông mát và lành thì không có nhiều. Hơn nữa, quy luật từ xưa đến nay là “không ai trên đời có thể tắm 2 lần trên một dòng sông”. Vì vậy, chỉ nên cho người cơ hội được tắm 1 lần, chỉ 1 lần duy nhất, không vì một lý do gì mà phải lôi kéo, mời gọi người về tắm, kỳ cọ đến 2, 3 lần trong đời trên một dòng sông. Ta không lôi kéo người vào Pháp và cũng không giữ chân người đi! Ta chỉ làm tròn là đủ.

- Những người từng là Huynh Trưởng khi bỏ Pháp thì danh vị Huynh Trưởng tự động bị tước bỏ. Pháp Đạo sẽ không còn công nhận người ấy là Huynh Trưởng nữa.

11 tháng 6: Đức Thầy bắt đầu thiết lập danh sách tên Thánh Danh của các pháp hữu để đưa vào Đền Văn Bia, để muôn đời về sau được xem là những hàng tiền bối, liệt thánh của VVQN. Đức Thầy cho biết những ý niệm sau:

1. Liệt Thánh ở đây không phải là phẩm vị Thánh trong Phật – Thánh – Tiên mà là tiên hiền, tiền bối đáng kính của Pháp Đạo.

2. List đầu tiên mà Thầy thiết lập là list các vị có phẩm sắc đã lìa thế. Kế đó là các điều lệ để từ đó áp dụng vào danh sách trên để loại bỏ những cá nhân bất xứng không thể được phụng thờ như một tiên hiền liệt thánh của Pháp Đạo được.

3. List kế là list dự thảo bao gồm tất cả những danh sách các vị hiện vẫn còn tại thế cộng với một số điều lệ để loại bỏ dần tất cả những vị nào bất xứng, không đủ tiêu chuẩn để được xem là các liệt thánh của Đạo. Danh sách nầy sẽ được cập nhật và theo dõi cho đến khi Đức Thầy lìa thế thì toàn bộ những vị nào vẫn còn tên trong danh sách nầy sẽ được đưa vào đền Văn Bia.

4. Dưới cùng danh sách các vị liệt thánh của Pháp Đạo là dòng: “Cùng với các Tiên Hiền, Liệt Thánh của Pháp Đạo VVQN”. Có nghĩa là sau khi Đức Thầy lìa thế sẽ không còn bổ túc thêm danh sách của các vị đời sau vào Văn Bia mà chỉ có dòng chữ trên để làm tượng trưng. Chỉ trừ những trường hợp thật đặc biệt, tên Thánh Danh của các vị đời sau mới được thêm vào trong văn bia (các trường hợp nầy cũng đã được soạn thảo thành những quy định cụ thể).

5. Vẫn có quy định cụ thể cho những việc đụt bỏ tên Thánh Danh của những vị bất xứng nhưng đã có cơ may “lọt sổ” để được phụng thờ tại Đền Văn Bia.

6. Đạo Viện VVQN sẽ là một cái nôi tôn giáo lớn sau nầy trên thế giới, thế nên, hình ảnh của các vị Tiên Hiền, Liệt Thánh của Đạo cũng được xem đồng nghĩa như những Thánh Nhân của thế giới. Vì vậy, các quy định gạn lọc danh sách sẽ được áp dụng rất chặt chẽ và tránh cho những người đời sau đến dâng hương và cầu nguyện trước những người rất phàm và bất xứng.

12 tháng 6: Tính đến ngày hôm nay, một số Huynh Trưởng đã chấm dứt công tác làm tại Đạo Viện trong lần nầy là: Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Minh Quý, Từ Thiện Tâm Anh, Từ Thiện Thanh Thủ, Từ Thiện Thuần Dương, cùng với 1 đệ tử đã lên đường rời Đạo Viện: Nguyễn Thanh Huân.

Ngồi bật dậy sau giấc nghỉ trưa ở phòng riêng tại Học Viện, Đức Thầy cấp tốc ghi lại sáng kiến của mình cho công việc Đạo Viện.

ĐỌC VÀ CHUYỀN TAY NHAU CÙNG ĐỌC TẠP CHÍ QUY NGUYÊN

Page 4: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 4 visit website: www.voviology.org

HÌNH ẢNH SINH HOẠT: Photo by: Bùi Bảo Châu, Nguyễn Thị Bình. Bốc dở hàng container từ Việt Nam:

Page 5: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 5 visit website: www.voviology.org

Page 6: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 6 visit website: www.voviology.org

Lời Hứa Nguyễn Thị Bình.

Khi tôi vào đạo tôi hiểu được nhiều thứ như là sống tròn, làm tròn, hay việc giữ lời hứa. Một khi mình đã hứa điều gì thì phải thực hiện, nếu không thì xem như là lỗi của mình, là món nợ của mình đối với người được hứa. Chính vì thế mà trong mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi hành động đều cần phải cẩn trọng vì nếu hứa hay nói ra mà không thực hiện, nó trở thành vướng mắc của ta sau này. Tôi cũng đã vướng phải lời hứa và cách thực hiện lời hứa ấy của tôi rất hời hợt, và chấp nhất nếu không có sự hướng dẫn của Thầy. Chuyện là vậy:

Tôi có người quen. Bác ấy đã giúp tôi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình tôi tham gia tu thiền vì thế tôi đã nói sẽ đến nghe thầy của bác ấy giảng khi có buổi thuyết pháp. Sau này, bác ấy báo cho tôi biết là thầy của bác ấy sẽ tổ chức thuyết pháp vào ngày CN 1/2/2015 này. Mặc dù tôi không mặn mà gì đến đó vì cái tôi cần đã tìm được rồi nhưng tôi muốn thực hiện lời hứa của mình cho xong, cho tròn. Tôi dự định đến buổi thuyết pháp sáng sớm và trở về kịp dự lễ tại ĐHLĐ. Dự tính là vậy và tôi rất phân vân không biết nói với Thầy thế nào đây? Tôi không muốn về sau Thầy nghe việc này từ bất cứ một ai khác để có thể hiểu lầm cho tôi là không chung thủy, tìm cầu đủ thứ trong khi ngoài mặt thì ra vẻ rất tâm đắc một lòng theo Thầy học đạo. Tôi muốn Thầy biết là tôi đến đó đơn giản để thực hiện lời hứa của mình mà thôi. Vì thế tối ngày thứ 7 31/1/2015, tôi thưa chuyện cùng Thầy. Thầy hỏi tôi có cần thiết phải đi không? Tôi nói tôi đã hứa nên muốn giữ lời hứa của mình. Lúc này Thầy mới kể cho tôi nghe về lời hứa của mình. Thầy bảo trước đây thầy đã từng hứa với Đức Ngài là đưa em của Thầy qua để mà du học. Nhưng Thầy lúc bấy giờ không có nhiều khả năng để mà bảo lãnh cho em mình qua theo diện du học. Thầy mới nhờ môt pháp hữu trong đạo giúp. Người này nhiệt tình đồng ý giúp đỡ. Thầy đã lấy chuyện đạo làm chuyện đời. Sau đó thì kéo theo nhiều chuyện không hay xảy ra. Nên thầy nói việc giữ lời hứa của mình thì tốt nhưng phải xem cách xử lý như thế nào. Liệu hành động mình làm ra có kéo theo một loạt hệ quả sau này có đúng như mình mong muốn hay không? Có chính đáng hay không? Có lợi, có hại cho cục diện sau này hay không? Cần phải suy nghĩ cân nhắc một cách thấu đáo. Thường mà những hệ lụy đi ngược lại với mình những gì mình mong muốn hay đi vào con đường tà, không tốt cho cục diện sau này thì thà mình chịu duy nhất một lỗi không giữ lời hứa và để thiêng liêng định xét còn hơn giữ lời hứa để rồi vô tình tạo ra hàng loạt lỗi về sau, phải gánh chịu hàng loạt hệ lụy kéo theo. Nếu có một người nói với em rằng: Tôi sẽ nói cho bạn biết một bí mật bạn hứa sẽ không nói cho bất kỳ ai. Mình hứa và họ nói là ngày mai họ sẽ tự vẫn. Lúc đó em sẽ xử lý thế nào? Giữ lời hứa không nói cho ai biết, hoặc là sẽ nói cho người khác biết để kịp thời can thiệp? Chuyện vô tình tạo lời hứa và giữ lời hứa người đời phạm phải lỗi rất nhiều. Điều mình cần là phải cân nhắc xem liệu việc thực hiện lời hứa sẽ dẫn tới những điều gì? Lợi hại trước mắt và sau này ra sao? Nếu như ngày mai tôi đi nghe người ta giảng pháp tức là tôi đã gieo một cái nhân “thụ pháp”. Sau

này dẫu người đó có bị vướng kẹt mà tôi muốn giúp họ cũng rất khó vì vốn dĩ tôi đã gieo cái nhân đi “thụ pháp” chứ không phải nhân “thí pháp”, chỉ dẫn cho họ. Sau này tôi làm gì có được quả “thí pháp” hướng dẫn giúp đỡ họ được. Họ sẽ không tin tôi, hay nghe theo lời tôi. Hôm qua anh còn theo tôi để mà học, hôm nay làm gì có chuyện anh dậy lại tôi? Vì thế mình sẽ không giúp được họ là vậy. Rồi còn nhiều hệ lụy về sau mà mình chưa lường trước được. Điều này đã gợi nhớ cho tôi về việc Đức Thầy dẫu gặp nhiều khó khăn về cái ăn cái mặc lúc ở đảo tị nạn. Người có quyền chức muốn giúp Thầy, cho Thầy việc làm dưới quyền họ. Nếu Thầy chấp nhận thì thầy sẽ không bận tâm về cái ăn nữa mà cái ăn vốn là vấn đề nan giải lúc bấy giờ. Nhưng Thầy đã không nhận thà rằng Thầy chết đói. Vì nếu nhận thì mối quan hệ giữa Thầy và họ sẽ thay đổi. Thầy là người làm cho họ, nghe theo lời chỉ dẫn của họ. Thì sau này làm gì có việc “nhất hô bá ứng” khi mà Thầy cần họ làm cho Thầy việc chỉ có họ mới làm được? Làm gì có việc họ nghe theo lời Thầy để giúp Thầy? Đó là vì Thầy đã gieo cái nhân là người thừa hành và dưới quyền họ, thì sau này chỉ nhận được quả là theo họ thừa hành mà thôi. Sau khi thấu hiểu, tôi quyết định mình sẽ không đi. Thầy hỏi tôi có buồn không? Thật tình tôi không buồn gì cả. Tôi mừng vì Thầy đã chỉ cho tôi một hướng mới, một cách nhìn mới về việc giữ tròn lời hứa mà tôi còn chấp vào đó. Mọi thứ cần phải uyển chuyển, linh hoạt phù hợp từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Tôi cũng thừa biết rằng Thầy không muốn tôi hiểu sai, hay cảm nhận sai là bị ép buộc không đi để mà buồn hay oán giận sau này. Thầy chỉ cho tôi cách nhìn nhận vấn đề, còn lựa chọn như thế nào, quyết định ra sao là hoàn toàn do tôi làm chủ. Tôi phải là người tự bước đi chứ không phải là Thầy. Tôi thấu hiểu và thầm cảm ơn Đức Thầy về bài học quý giá này.

Ghi nhanh: Logic bản tánh. Đang nói về Linh, Linh đã hại 1 người,… mà Thầy đã kể ra vanh vách tất cả những gì mà Linh đã làm. Mọi người ai cũng ngạc nhiên tại sao Thầy lại có thể nắm mọi chuyện rõ ràng như thế, dù việc xảy ra trong phòng kín, chỉ có Linh và đối tượng bị hại. Cô Huyền hỏi Thầy: - Làm thế nào mà Thầy có thể biết rõ tường tận được mọi chuyện như thế? Các đệ tử có thể học được cách nầy không? Làm thế nào mà nhìn ra được sự việc như vậy? Cũng như làm sao Thầy có thể biết được Linh lần đầu “hôn” người ấy lúc mấy giờ, ngày nào? Lần 2 “hôn” người ấy lúc mấy giờ ngày nào?... Làm sao có thể tính toán được ra như vậy? Thầy hỏi lại: - Khi em gặp cục cứt, em có đến ngửi không? Cô Huyền trả lời: - Dạ, thưa không! Thầy nói: - Em và con người thì không có ngửi nhưng nếu là con chó thì nó sẽ đến ngửi! Nếu nó là con chó thì nó sẽ làm những chuyện như vậy! Chỉ cần nhận ra rõ bản tánh của nó thì tự biết nó sẽ làm những trò gì! Khi mình biết rõ bản tánh của con người thì tự khắc mình sẽ biết nó sẽ làm cái gì và làm cái gì ngay chính cả bản thân của nó chưa kịp tính đến điều đó. Loại gian tà, không có đủ máu anh hùng thì phải chờ trời tối thì hành xử. Loại gian tà lại thêm gian tham, ngu dốt không đủ kiên nhẫn thì nó chỉ chịu đựng, kềm lòng tới lúc trời vừa sập tối. Thời gian ấy ở Pháp 5 giờ chiều thì trời đã sập tối. Thế nên, Thầy biết nó hành động vào khoảng 5 giờ chiều mà không có bản lãnh, không kềm lòng nổi để chờ đợi tới 6 giờ, 7 giờ, hay 8 giờ hay lâu hơn nữa… Thế nên, hiểu được bản tánh của người thì sẽ hiểu được nhất cử, nhất động của nó và có thể tính toán được chính xác từng thời gian hành động của nó. Tất cả những gì Thầy dạy đều dựa vào sự tính toán khoa học chứ không dựa vào phép tắc thần thông viển vông nào cả!

Trích thư ngày 27-4-2015 – Từ Minh Đạt.

Page 7: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 7 visit website: www.voviology.org

Một con người – Hai tính cách. Lời người viết: Trước khi viết bài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đức Thầy tôn kính đã khai sáng cho trí phàm của chúng tôi thấy được: ”thế nào là một Vị Thầy”. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn thầy Từ Thiện Chuyên – cô An đã dùng thân mình làm bài học cho các Pháp hữu trong bổn Đạo và cho những ai có căn lành khi đọc được những lời dạy của Đức Thầy. Nam mô A Di Đà Phật.

Từ Thiện Tâm Đắc

Nhân dịp về thăm quê nhà, trong một buổi hộ bệnh ngày 09/07/2005 tại ngôi 3/2. Đức Thầy đã khai sáng cho một số vị Huynh Trưởng, Phẩm Sắc về nguyên nhân, cách điều trị bệnh một vị nữ pháp hữu tên là An – Thánh danh Từ Thiện Chuyên.

Diễn biến bệnh: Trong thời gian gần đây cô AN nhận thấy sức khỏe không tốt so lúc trước, cô ngõ do mình bị tắt kinh và do làm việc quá mức, cô cảm thấy hơi nặng đầu, cứ khoảng 8 giờ tối thì người cô lại bần thần nên mới đến xin thầy Từ Tri Tâm (TTT) hộ bệnh, khi được hộ thì thấy người khỏe ra nhưng rồi bệnh trở lại như cũ. Một hôm cô đang đi ngoài đường thì bỗng thấy choáng váng, đờm tràn xuống cổ họng bên đi khám bệnh tại một cơ sở thuốc nam, lương y nơi nầy chẩn đoán cô bị viêm xoang. Qua ngày hôm sau cô vẫn tiếp tục xin hộ bệnh và có báo bệnh trạng cho thầy TTT, thầy cho toa để cô mua thuốc uống, cô vừa uống vừa xông thuốc ngoài. Mặt khác nhỏ tỏi vào mũi theo cách bày của một học trò mà mình dạy học. Nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm và ngày càng nặng hơn. Mỗi lần điều trị thì thấy bớt nhưng rồi sau đó đâu vẫn vào đấy. Sau đó, cô có đến nhờ BS Trần Thiện Tư khám và được chẩn đoán viêm xoang nhẹ, nhưng rồi điều trị mãi vẫn thấy không bớt nên cô quay trở lại thầy TTT,….thế nhưng bệnh tình chỉ chậm phát triển một chút nhưng không thuyên giảm.

Giai đoạn bệnh nặng: Thời gian sau, khi ngồi công phu đờm ra rất nhiều (cả thố đàm nhỏ trong một buổi công phu). Mỗi lần ra đờm xong cô cảm thấy người minh mẫn, giải toán dễ dàng cho các em. Nhưng rồi cô suy nghĩ: “Đâu có ai ngồi thiền mà ra đờm bao giờ” nên cô bèn trình với thầy TTT nhờ giúp đỡ và xin giải thích giùm hiện tượng nầy; thầy TTT bảo cô chờ Đức Thầy về để trình lại.

Hôm nay sau khi được diện kiến Đức Thầy, cô trình Đức Thầy về bệnh tình của mình và nhờ Thầy giúp. Cô bảo đã mắc phải bệnh nầy gần 02 năm rồi, hơi nặng đầu, bị vọp bẻ nơi chân, đờm ra rất nhiều nhưng không phải như bệnh viêm xoang thông thường. Thoáng nhìn, Đức Thầy liền bảo với cô rằng trong giai đoạn hiện nay cô không cần ngồi thiền mà chỉ cần ngồi yên lại chút xíu là đờm vẫn xuống liền, hoặc khi buông xả trong tư tưởng một chút thôi là đờm xuống ngay cổ họng. Thắc mắc cô bèn hỏi: “Vì sao có những hiện tượng trên?” Đức Thầy giải thích: “Những triệu chứng mà cô mắc phải chứng tỏ rằng thể vía của cô đã bị xé rách quá nhiều rồi”. Tiếp tục chứng minh cho mọi người thấy, Đức Thầy bảo thầy TTT đặt tay ấn phía dưới chân tóc để cảm nhận đồng thời bảo cô kiểm soát bản thể, ngay khi đặt tay ấn, thầy TTT trình

lại với Đức Thầy là có luồng điển phản ứng hơi dội ngược lên trên tay. Kế tiếp, Thầy bảo cô bắt đầu thiền đồng thời cho lệnh thầy TTT điểm, bất thình lình trước mắt chúng tôi:“Cô giật nẩy người lên”, cô hất tay thầy TTT sắc mặt biến đổi một cách bất thường. Trước hiện tượng nầy Đức Thầy bảo: Đây là hiện tượng bị nhập, các thể vía của cô bị xé rách gần hết, chỉ cần khi có lịnh Thiêng Liêng chuyển xuống, cô sẽ bị đi ngay (chết) do thể vía của cô bị các phần khác xâm chiếm, đó là trường hợp chết trước số. Cô An thắc mắc không hiểu vì sao mình lại bị như vậy?

Đức Thầy trả lời: “Những lực nầy sở dĩ xen vào được bản thể của mình, là do cách sống mình có sai trái điều gì, giữa cách hành xử sai lầm trong cuộc sống với con người thật của mình, bản tánh của cô với cái tâm của mình quá khác xa, nó chẳng khác nào 01 cái cân - đầu cân bên nầy là thầy Từ Thiện Chuyên và đầu cân kia là một cô An đầy dẫy sự sốc nổi, buông lung, muốn gì thì làm nấy, sống theo cảm tính, biết vấn đề một cách phiến diện, qua sách vở rồi máy móc kết luận, đem sự hiểu biết của mình qua cách viết của người khác rồi đánh giá người một cách sai lầm. Kể cả Đức Thầy cô cũng đánh giá theo sự nghĩ đó, một người tiền hậu bất nhất, nói chuyện không từ tốn, bản tánh nhảy như con cóc, làm gì cũng không nghĩ tới hậu quả, trước sau, trên dưới. Vì vậy các phần lực mới đuợc lệnh tiến nhập vào xâu xé thể vía, chấm dứt quá trình sống của cô tại thế gian. Đức Thầy nói: “Chẳng thà chết sống là do mình hoặc do đến số chứ không phải là do các phần khác tác động nhất là cô lại là một phẩm sắc”. Trước giải thích nầy của Thầy, cô An đã rơi vào một trạng thái hoang mang, không hiểu điều Đức Thầy vừa nói là như thế nào, thế là cô đã hỏi và xin Thầy chứng minh: “Tại sao mình lại có hai trạng thái cá tính khác nhau như thế”. Đức Thầy bảo: “Cô hãy hướng về tượng Đức Ngài lễ 03 lễ”. Tuân lệnh Thầy, cô An đã hành lễ với một cung cách nghiêm trang, thành kính vô cùng. Chờ cô lễ xong, Thầy đã chỉ cho cô thấy trong một cô An có hai con người hoàn toàn đối nghịch nhau : Một cô An buông lung, nóng nảy, bộp chộp và một vị là Từ Thiện Chuyên nghiêm trang, đúng đắn. Đó là một con người có hai cá tính, hai bộ mặt trái nghịch hoàn toàn. Quá trình diễn biến sự việc xảy ra theo một trình tự như đã sắp đặt sẵn từ bao giờ. Những gì chúng tôi được nghe và đuợc thấy thật là quý báu vô cùng, những chuỗi sự kiện về vấn đề nầy cho các pháp hữu hiện diện một câu trả lời rõ ràng về : Một cái chết được báo trước và một sự sống mới sẽ bắt đầu lại. Con người ai cũng sẽ chết, chết rồi lại sống, có những cái chết bình thường và cũng có những cái chết không bình thường. Có những cái chết đúng số và có những cái chết trước số,... Với đệ tử Từ Tôn, cái chết trước số đã định là điều không chấp nhận được vì chúng ta là người biết tu học. Điều đúng, sai đã được học và đã hành. Hành sai là bị phạt : Nhẹ thì cảnh cáo,… nặng thì xảy ra như trên. Vì thế, qua bài học mà các Chư Vị đã chuyển đến để Đức Thầy nhân đó khai thị cho chúng ta là: “Phàm là người tu học, điều quan trọng trước tiên là hãy trở về con người thật của chính

Page 8: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 8 visit website: www.voviology.org

mình, một con người theo đúng nghĩa là người, có đầy đủ đức tính tốt, sau đó mới nói chuyện đào luyện mình thành bậc Thánh Tiên. Mọi hiểu biết qua kinh điển sách vở, ngay cả kinh điển của các bậc Thánh Hiền, Tiên, Phật đi trước truyền dạy cho chúng ta cũng trở nên vô ích thậm chí sẽ đè nặng lên bộ não con người khi chúng ta không chứng đắc một điều gì từ những lời dạy trên qua thực tế trong cuộc đời. Cuộc sống là hữu hạn, sự học hỏi là vô hạn, vì vậy luôn trui rèn tâm tánh trở nên tốt lành, hành xử mọi việc trong cuộc sống đời cho tròn vẹn là điều kiện tiên quyết trước khi nói đến chuyện tiếp bước chân Đức Phật Thầy, Đức Thầy trên con đường hoằng khai pháp báu, dẫn độ chúng sanh. Qua từng diễn biến sự việc, chúng tôi nhận thấy rằng: Khi bắt đầu được gặp Đức Thầy, thái đô cô An rất hỗn xược, ngang tàng, nói năng không từ tốn, không khiêm cung, không tôn trọng, luôn cướp lời Đức Thầy trước khi Đức Thầy nói xong, ỷ mình hiểu biết, đọc nhiều sách vở đem ra tranh luận cùng Thầy - để rồi khi đối đáp gần cả giờ rưỡi đồng hồ, tâm cô đã biết lắng nghe, biết được có điều gì không đúng trong cách hành xử mà trước giờ cô không nhận thấy. Tâm cô đã có chỗ để trụ từ đó để làm thước đo chính bản thân mình, có chổ trụ lại để bình ổn cái tánh bung xung, bất chấp đúng sai, trên dưới của mình. Tinh thần cô đã ổn hơn qua lời nói: “Thưa Thầy, đọc sách Thầy viết con không thích nhưng khi ngồi bên Thầy con cảm thấy có cái gì nhè nhẹ trong con, gần Thầy con cảm thấy vui”. Đức Thầy đã từ bi chỉ cho cô phương pháp để sửa đổi. Trước nhất, Đức Thầy nói rằng từ trước đến nay chưa có ai nói thẳng với cô hoặc góp ý thẳng với cô, do đó cô không thấy được mình sai điều gì. Bây giờ Đức Thầy chỉ cho cô thấy điểm sai lầm căn bản đã tạo cho cô cách sống không tốt trong mấy mươi năm qua. Thầy nói rằng: Thầy không bảo cô bắt chước giống một người nào khác mà hãy giống chính mình (trí cô gặp lại chính tâm cô). Thầy cho cô thời gian 10 năm để cô sửa chữa, chỉ khi nào yên lại cô mới nhận xét được sự vật chung quanh một cách đúng đắn. Quan sát sự vật xung quanh bằng cái biết của mình chứ không phải của ai khác. Vì vậy, từ bây giờ cô phải xin Thiêng Liêng ân xá và sửa chữa lại cách sống của mình. Để kết luận Đức Thầy bảo: “Bây giờ cô Nguyễn Thái An đã không còn, chỉ còn thầy Từ Thiện Chuyên mà thôi”.

PHẦN HỎI ĐÁP THÊM CỦA PHÁP HỮU (có rút gọn) Hỏi: Trình Thầy luồng điển (phần lực) đó từ đâu? Đức Thầy: Chính là cô An. Hỏi: Nhưng là một phần khác phải không ạ! Đức Thầy: Phải! Nhưng cũng là cổ, không là ai khác. Hỏi: Nhưng cô không kiểm soát đuợc, khi chạy bên nầy, khi chạy bên kia. Chưa nói đã cười rồi, không nghiêm túc. Đức Thầy: Do cô An không định được. Hỏi: Trình Thầy, tại sao một con người mình lại có những luồng điển khác nhau như vậy? Đức Thầy: Do mức độ chơn linh. Từng cõi có mức độ chơn linh khác nhau. Hỏi: Có khi nào một chơn linh phân ra nhiều cõi không Thầy? Đức Thầy: À! Có. Hỏi: Và cùng một lúc chơn linh cho nhiều điểm kẹt xuống

từng các cõi để học? Đức Thầy: Đúng! Như hạt phân tử chia ra giống như vậy. Cũng là cổ thôi. Nhưng khi bị xáo trộn quá thì thành trường hợp bất thường, bị hư đi chương trình sống của con người ta. Hỏi: Như vậy thì trong quá trình sống ở thế gian, một điểm kẹt ở cõi khác, cõi khác nữa? Những điểm kẹt đó cùng tồn tại một lúc. Đức Thầy: Đúng. Đức Thầy: Lúc bảo cô An lễ Phật, anh thấy khác phải không? Đáp: Trình Thầy lúc lễ Phật cô An rất đàng hoàng, nghiêm túc. Nhưng rồi thì đâu cũng vào đấy. Đức Thầy: Đó là do chơn linh kèm để phần vía không bị mất. Hỏi: Bởi vậy động tác lễ Phật của cô An là do chơn linh kèm phải không Thầy. Đức Thầy: Đúng, chơn linh kèm để điểm mốc còn giữ lại đó, nếu không những phần tử đưa ra sẽ phát tán đi luôn, như dòng điển chạy ra rồi phát tán đi luôn không trở lại nữa. Hỏi: Vậy thì thể vía của vị nầy bị tan rã rồi, chỉ còn lại một phần nhỏ, cũng như lưới nguyên tử đã bị rách hết. Đức Thầy: Bây giờ Thầy thí dụ: “Một dòng năng lượng bị phát tán thành những điện tích tự do, cũng gần như vậy đó. Hai thái cực đã xa quá rồi, gần như mất kiểm soát. Bởi vậy mấy chơn linh mới xen vô, xen vô để giữ lại. Nhưng càng xen vô càng bị lộn, vì đây đâu phải là chỗ của nó. Còn việc nương theo chỉ là một cái cớ thôi”. Hỏi: Do đâu mà chơn linh bị mất kiểm soát. Đức Thầy: Thì cũng do tâm, tâm nhảy nơi nầy, nơi kia quá, bị ảnh hưởng quá. Hỏi: Như vậy một đằng là tâm, một đằng là tánh, hai bên đánh nhau? Đức Thầy: Do tâm động loạn mới có tánh ra như vậy. Bởi vậy, Thầy chỉ đem một chuyện nhỏ thôi ra thí dụ: Cái biết chuyện nhỏ đó là cái biết của mình hay là cái biết của người ta, người ta suy luận như thế nào là tùy, nhưng với cô An thì cái tâm bị lôi cuốn. Thí dụ: Do tâm động loạn mới có cái tánh ra như vậy. Với một người nầy khi nghe một câu: “Chúa Jesus bị đóng đinh …” họ chỉ nghe bình thường (không có phản ứng gì). Nhưng đối với người như cô An lại nghe một cách khác, hiểu một cách khác, cô bị tác động mạnh về sự việc mà cô nghe. Do vậy, cô bị kéo ngày càng xa. Hỏi: Đệ tử thấy cô ấy nói chuyện không chịu ngừng, mỗi lần Thầy nói một câu cô nói lại một câu? Luôn vung tay lên khi nói. Đức Thầy: Tại bị dẫn theo, do cái phần đó ra như vậy. Nhưng qua điểm chỉ ra của Thầy từ việc lễ bái, cô An đã có điểm trú. Hỏi: Trình Thầy, tại sao khi Thầy TTTâm điểm cô An lại phản kháng. Đức Thầy: Do Chơn Linh quá thấp. Vì vậy, ngay cả khi trở về chính bản thân mình thì cũng hơi lâu.

Châu Nhật Tân. DỄ HIỂU. Cô Bình, người ăn chay trường nói với tôi: - Hôm qua con mới vào tiệm mua bánh mì. - Cô mua ổ bánh mình không phải không? - Ủa? Sao Thầy… hay vậy? Thầy biết vậy? - Hổng lẽ cô lại mua bánh mì thịt?

Page 9: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 9 visit website: www.voviology.org

VÀI ỨNG DỤNG THIỀN VÀO VIỆC HỌC ĐẠO Mong Cầu – Thiền Tịnh – Thiền Động.

(Tiếp theo) - Giữ Giới Hạnh tinh nghiêm. - Hành Thiền Tịnh + Thiền Động. - Tâm Tĩnh Lặng – Thanh Tịnh. - Vô Ngã – Sống Thiền.

Chúng ta tu tập: Cốt yếu là đi vào thế sự va chạm đa dạng sự việc thuận nghịch mà “Tu Thiền là Hành Thiền”. Do đó:

7.1.Tu Thiền nên cảnh giác: Vào thời mạt pháp nầy, tu tập Thiền cần có Vị Thầy hướng dẫn và trông coi từng bước trợ lực tránh lệch hướng Chánh Pháp, hoặc ở trong Chánh Pháp nhưng bước đi lệch Chánh Đạo. Chỉ cần “nhích một chút” là có thể lệch rồi. Dưới đây là hai (02) thí dụ tiêu biểu:

7.11.Thí dụ về phần đời: Một pháp hữu tại gia Tu Thiền: Trong đời sống bản thân, vị chuyên cần học để ra trường có nghề nghiệp vững + phương tiện sống tốt. Và, để có được địa vị trong xã hội + người ta không coi thường mình + có được danh thơm tiếng tốt với đời. Về phương diện đời thường: Mấy điều nầy nên có, cần có, không

có gì trật hết. Về phương diện đạo: Thí dụ, “để có được địa vị trong xã hội,

…”, đủ lộ ra phần “tư tâm + tư lợi + tư dục” tiềm ẩn nuôi dưỡng tính vị kỷ kín đáo. Phần nhiều thế nhân học đạo còn vướng mắc vào chỗ nầy. Nó dễ dẫn đến trụ vào + tham đắm vào, làm khởi dậy lòng ham muốn, lòng tham một cách nhẹ nhàng + từ từ phát triển mà không hay biết.

Về phương diện Tu Thiền: Thí dụ, “để có được danh thơm tiếng tốt với đời”, đủ cho thấy “vọng niệm hư ảo” lừa mình rồi. Điểm nầy khá tinh tế.

Trong Tâm Thiền: Không có danh thơm tiếng tốt, thể diện hay danh dự, trọng – khinh. Tất cả là “hiện tượng bên ngoài” do người đời gán cho. Có chăng, là nhu thuận theo đời để sinh sống – tu học – hành đạo. Nhu thuận theo – nương theo, khác với trụ vào – dính mắc vào – tham đắm vào. Cho nên, chỉ cần tâm ý “lệch ra một chút” là lạc đường Tu Thiền – lệch Chánh Đạo rồi.

7.12.Thí dụ về học đạo: Tự khen mình: Một pháp hữu trải qua quá trình học đạo, suy ngẫm + thực hành lời giáo huấn của Đức Ngài và Đức Thầy. Một hôm, vị nhìn lại sự tu tập của bản thân: - Tự thấy mình học nhiều + hiểu nhiều + biết nhiều về lý đạo, và

phẩm hạnh tăng trưởng nhiều. - Rồi ngay đây: Tự khen mình + tiềm ẩn ý mình hay hơn vài vị đã

từng học hỏi và tu tập.

Chỉ cần một phóng ý hơn người hoặc tự khen, thời tự đắc hiện dầu chỉ có mình biết.

Người Tu Thiền: Người Tu Thiền dầu có học hiểu nhiều, tinh tấn nhiều hay không, đều nên cẩn trọng từ trong tâm ý cho đến ngoại thân. Chẳng hạn: (1) Lắng tự thấy hơn người xuống, lắng tự khen xuống ngay khi

vừa chớm hiện trong tâm ý. Để làm gì? - Để “để cái bản ngã của mình xuống”. - Để “tự thấy mình không là gì hết”. - Đây là cái nền trợ lực trui rèn Nhẫn Nại + Ý Chí + Dũng Nội

Tại tiếp tục lặng lẽ trên đường Tu.

(2) Hạ mình xuống học Khiêm Tốn + Nhẫn Nhục để nuôi dưỡng Đức tự thân. Đức là cái nền trợ lực Tu Tập về lâu dài.

(3) Mở rộng Tâm học Đạo vì lợi ích của bản thân và của chúng sinh. Đây là căn bản mở ra cảm thông – độ lượng – quảng đại, mở ra tình thương vị tha – từ bi, mở ra Trí tốt – Minh Trí – Chánh Trí.

Ngoài ra, đối với các vị Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo: Trong trường hợp nầy, “có thể” gặp phải Thiên Ma. Chỉ cần một tích tắc phóng ý tự khen là rớt vì Thiên Ma rồi. Nói “có thể” thôi, bởi vì, trong giai đoạn hiện nay phần đông pháp hữu chúng ta chưa đủ “mức độ” để Thiên Ma tới.

Nhìn chung: Hai thí dụ tiêu biểu nầy cho thấy: Tu Thiền là Hành Thiền – Sống Thiền, sống nơi đời tương tự như người đời, nhưng tâm ý lệch một chút là lạc đường rồi. Người Tu Thiền nên giữ Giới Hạnh Tinh Nghiêm từ trong Tâm Ý và Ý Thức cho đến Lời Nói và Hành Động luôn trong sáng và chính đại.

7.2.Đức Thầy từng bước mở khóa: Đường đời vạn nẻo. Đường đạo vạn cửa – vạn lối. Đức Ngài – Đức Thầy ban lời giáo huấn, chúng ta thọ nhận và tự bước đi. Ai thọ học thì hành, ai không thọ học thì thôi, không ép buộc. - Ngày nay, nếu như chúng ta đi lệch, được Đức Thầy nhắc nhở hay

“gỏ đầu” tỉnh thức chấn chỉnh lại. Chúng ta tiếp tục đi, đến một lúc nào đó chưa biết tiếp bước như sao, Đức Thầy sẽ mở cửa tiếp tục hành trình.

- Trên đường đi, gặp gút mắc không biết mở làm sao, Đức Thầy mở chìa khóa cho thấy ra, mở từng cánh cửa trên từng chặng đường nương theo những gì chúng ta cần hay đang lẩn quẩn chưa biết lối thoát.

Bên cạnh Đức Thầy còn có Đức Ngài, Chư Vị trong vô vi có thể trợ lực các pháp hữu thành tâm tu hành vì lợi ích của bản thân và của chúng sanh. Bổn phận của chúng ta là tận tâm lực tu tập với: Tín + Trí, tách rời mê tín – tà tín Trí Tín, Chánh Tín. Nhẫn + Dũng, không ỷ vào sự trợ lực nầy Chánh Tinh Tấn. Đây là căn bản làm nền vững cho sự tu tập có tinh tấn.

7.3.Chúng ta tiếp thu + thực hành: Với sự trợ lực của Đức Thầy, từng điểm gút mắc được soi sáng – mở ra, từng chặng đường tu tập được thông hành là từng bước giúp pháp hữu chúng ta Tỉnh Thức: Một là: Thấy ra được bản thân mình lâu nay đã phạm phải nhiều

lầm lạc, sai trái. Nhờ đó, từ từ chỉnh đốn lại, là dấu hiệu của sự tinh tấn.

Hai là: Gội rửa dần Điểm Kẹt Lâu Đời, cũng là gội rửa Bản Ngã tan rã dần với bao chấn động Tâm Linh như chết đi rồi sống lại.

Sở dĩ có chấn động Tâm Linh, là do Tâm Tánh đã từng thâm nhiễm ô trược hồng trần trải qua nhiều đời kiếp đến nay: “Ô trược là mình – mình là ô trược”. Cho nên, thấy ra được đã là khó + gội rửa càng khó hơn. Đây cũng là từng bước trở về với chính mình, để có thể thấy được mình từng phút từng giây ….!

7.4.Nói tóm lại: “Tu thì phải Biết mình Tu những gì – Tu ra làm sao – Tu như thế nào …. Biết xong thì Hành”. Tu Thiền là Hành Thiền. Điều nầy còn có nghĩa là, công phu Tu Thiền trong các trạng thái Đi – Đứng – Nằm – Ngồi ngay trong mọi sinh hoạt của cuộc sống trần thế, tạm gọi là Hành Thiền. “Thiền, cơ bản là tập làm chủ Thân và Tâm mình về mọi phương

diện. Từ tư tưởng – lời nói – hành động, đến cử chỉ – thái độ, hay tác phong – tư cách”. Và, hành sâu hơn nữa là làm chủ Tâm chơn và Tâm vọng, chánh và tà. (Xem tiếp trang 12)

Page 10: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 10 visit website: www.voviology.org

LÀM VIỆC THIỆN NGHIỆP Lời Đức Ngài: “Làm thiện, làm lành, giúp đỡ mọi người, quên mình vì người … làm được các việc đó các vị mới hòa đồng cùng với Phật, Thánh, Tiên được.” (QNP. xb 1997, 300).

Lời Đức Thầy: “Một người mà muôn đời muôn kiếp của nó là sự bo bo cho bản thân mình, muốn nó có Tâm Cho và muốn nó thành tâm khi cho … thì lên trời có lẽ là chuyện dễ hơn là dạy cho họ có được một cái Tâm Cho….” (Trích “Chương Cuối Về Cúng Kiến”, ngày 22.01.2014.).

Nương vào lời Đức Ngài và Đức Thầy trong bài nầy chúng ta cùng nhau phân tích tìm hiểu Làm Việc Thiện Nghiệp (LVTN) qua việc làm thiện, làm lành, là phương tiện tập Tâm Cho. Phần trình bày: 1. Làm việc. 2. Làm việc thiện. 3. Làm việc thiện nghiệp (1): Thân – Khẩu – Ý. 4. Làm việc thiện nghiệp (2): Tiêu cực và tích cực. 5. Vài cách nhận diện LVTN. 6. Vài lợi ích của LVTN. 7. Vài nhận thức về LVTN. 8. Vài chướng ngại LVTN. 9. Lời kết luận: LVTN là phương tiện.

1. Làm việc: Làm hay làm việc: Chỉ cho, đem sức, đem khả năng, bỏ công ra làm nhằm đem lại hiệu quả, lợi ích, hay mục đích nào. Làm việc có nhiều dạng:

1.1.Nhìn theo hoạt động của bản thân: Nhìn theo hoạt động của bản thân hay mối tương quan giữa mình và người, có thể tạm phân làm việc thành hai phương diện:

1.11.Thứ 1: Đối với ngoại thân. Đối với ngoại thân hay sự việc bên ngoài: Làm việc, chỉ cho mình sống với người, mình làm việc với người. Thí dụ: - Về vật chất: Anh A chăm chỉ đóng chiếc bàn hoàn thành sớm để giao khách hàng đúng hẹn, giữ được sự tín nhiệm với nhiều người. - Về tâm linh: Anh A giải quyết ôn hòa việc bất đồng với anh C đem lại sự vui vẻ và tin tưởng lẫn nhau.

Làm việc đôi khi đòi hỏi ở khả năng chuyên môn, năng khiếu hay tiềm năng. Chúng ta tập làm thiện – làm lành. Vì vậy, nên làm việc đem lại lợi ích cho chúng sinh, trong đó có mình. Việc làm nầy: Được thể hiện qua cái Hạnh: Là thái độ, cử chỉ, cách cư xử hay đối nhân. Được thể hiện qua đức tính tốt, như: Thành thật, khiêm tốn, lễ độ, công bằng, độ lượng. Là yếu tố trui rèn nhân cách, tạo niềm tin, hun đúc uy đức trong tương quan với tha nhân hay nhân quần xã hội.

1.12.Thứ 2: Đối với chính mình. Đối với chính mình, hay sự việc trên chính bản thân: Làm việc, chỉ cho mình sống với mình, mình làm việc với mình, mình trui rèn mình. Thí dụ: - Về vật chất: Anh A làm chiếc bàn để cho mình dùng. - Về tâm linh: Anh A tập tư tưởng lành đi vào hành động lành, tập ý nghĩ và hành động lành đi với nhau, không trái nhau. Lấy đây làm chỗ nương tựa cho làm việc thiện lành.

Làm thiện – làm lành với chính bản thân cần có Dũng nội tại nơi người tự tin và tự thắng mình. Việc làm nầy:

Được thể hiện qua cái Hạnh: Là phẩm hạnh, đức hạnh, đạo hạnh. Được thể hiện qua đức tính tốt, như: Tự tin, tự chủ, trầm tĩnh,

kiên nhẫn. Là yếu tố tăng trưởng Lực nội tại nâng cao phẩm chất đời sống

tâm thức, làm chủ đời sống tinh thần.

1.2.Nhìn theo hiệu quả: Nhìn theo nội dung hay hiệu quả, làm việc có hai dạng chính: Làm việc thiện và làm việc bất thiện. (Ngoài ra, còn có làm việc không thiện – không ác, không đề cập ở đây).

Thứ 1: Làm việc thiện. Làm việc thiện: Chỉ cho làm việc tốt – lành, làm việc chân chánh – đúng đắn, làm việc đem lại sự an vui, lợi ích hay phúc lợi cho mình, cho người, cho chúng sinh, cho đời sống hiện tại hay mai sau.

Thí dụ về phần đời: Anh A sống biết đủ với những gì mình có. Do đây, trong sinh hoạt, anh có khả năng kham nhẫn trước các khó khăn, và nếu cần sẵn lòng hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của tha nhân: Là làm việc thiện với chính mình và với tha nhân.

Thứ 2: Làm việc bất thiện. Làm việc bất thiện: Chỉ cho làm việc xấu – dữ – ác, làm việc bất chánh – sai trái hay không lành mạnh, làm việc đem lại sự bất an, tổn thương, hay khổ đau cho mình, cho người, cho chúng sinh, cho đời sống hiện tại hay mai sau.

Thí dụ về phần đời: Anh A đi xe phạm luật giao thông nên bị cảnh sát phạt. Anh liền vui vẻ nói lời năn nỉ và “biếu một ít tiền” để được bỏ qua, thay cho nhận giấy phạt với số tiền khá cao. Nơi đây: - Anh A là người tạo việc không chánh. Tuy có lợi cho bản thân

nhưng là biểu hiện sự dối, làm điều trái với luật pháp. - Anh cảnh sát làm việc không liêm chính khi nhận tiền “hối lộ”,

biểu hiện của lòng tham.

Việc làm nầy biểu hiện con người không chánh vì lợi, có hại cho đời sống thanh cao từ nội tâm: Là làm việc bất thiện.

Nhìn chung: Làm hay làm việc, bao gồm các hoạt động của thân và tâm trong mọi trạng thái sinh hoạt, từ phóng tâm ý đến tư tưởng, lời nói, hành động, nghề nghiệp, hay mối quan hệ với chúng sinh.

2. Làm việc thiện: Làm thiện, làm lành, giúp đỡ tha nhân hay chúng sinh, tạm gọi chung làm việc thiện, hay làm việc thiện lành. Làm việc thiện được thể hiện qua nhiều phương diện, chủ yếu là Thân – Khẩu – Ý lành. Dưới đây, xin nêu vài cách nhìn:

2.1.Nhìn theo Thân – Khẩu – Ý: Tất cả việc thiện – việc lành, việc đem lại sự an vui hay lợi ích, hoặc ngược lại, đều được thể hiện qua Thân – Khẩu – Ý:

Thí dụ về Thân: (1) Đang đi bách bộ trên đường phố, bạn giúp một cụ cao niên

băng qua đường được an toàn, tránh dòng xe đông đúc: Là hành động lành.

(2) Bạn dùng nhiều phương cách tạo cơ hội cho người hiền đức, có đức hạnh và tài năng đem khả năng giúp đời: Là dùng Trí vào hành động lành.

Thí dụ về Khẩu: (1) Bạn có lời khuyên hợp lẽ phải ở đời, làm cho anh B có ý lấy

cắp của người hàng xóm dừng tay lại: Là nói lời lành. (2) Bạn nói lời khen anh A làm việc vì lợi ích của nhiều người.

Lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng sự thật, làm cho người nghe tỏ ra thiện cảm và kính mến anh ta: Là nói lời lành.

Thí dụ về Ý:

Page 11: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 11 visit website: www.voviology.org

(1) Bạn đem tư tưởng chân chánh, lành mạnh của giáo pháp để hướng dẫn người thân cùng tu học: Là dùng Ý lành. (2) Hướng dẫn người thân học đạo, dầu gặp khó khăn, bạn đủ nhẫn, vững quyết tâm và nghị lực, không nản lòng: Là Ý Chí dùng vào việc thiện lành.

Nhìn chung về Thân – Khẩu – Ý: Làm việc thiện hay việc lành: Chỉ cho Thân – Khẩu – Ý, hay hành động – lời nói – tư tưởng dùng vào việc chính đáng, đàng hoàng, đem lại lợi ích cho mình – cho người hay chúng sinh.

Thí dụ: Đi đường gặp người không gia cư, bạn liền giúp người nầy một số tiền cần thiết: Là làm thiện phát sinh từ tâm lành. Là dấu hiệu của người có nếp sống đạo đức, có đức hạnh lành, có tính lành. Nơi đây: Ý lành là quan trọng.

Ghi chú: - Thiện: Thường được dùng về phần vật chất. Thí dụ, làm phước thiện. - Lành: Thường được dùng về phần tinh thần hay tâm linh. Thí dụ, tâm lành, phước lành.

Thường thì, chúng ta dùng Thiện hay Lành với nghĩa giống giống nhau, chỉ cho sự tốt đẹp, thiện lành, lành mạnh, chân chánh.

2.2.Nhìn theo Giới Hạnh: Chúng ta học đạo, học nếp sống lành mạnh đem lại sự lợi lạc cho mình và cho chúng sinh. Do đó, nên giữ gìn Giới Hạnh.

2.21.Giới căn bản: Giới: Hiểu đơn giản là điều răn cấm được đặt ra nhằm ngăn ngừa làm sai trái – xấu ác. Giới căn bản của VVQN Pháp có năm (05) điều chính yếu:

- Giữ gìn Giới cấm sát sanh. - Giữ gìn Giới cấm trộm cắp. - Giữ gìn Giới cấm vọng ngữ. - Giữ gìn Giới cấm tà dâm. - Giữ gìn Giới cấm uống rượu, hút thuốc, xì ke, ma túy, các chất kích thích,…

Thí dụ: (1) Tôn trọng tài vật quý của tha nhân: Là giữ gìn Giới cấm trộm cắp. Trái lại, giữ lấy tài vật quý của tha nhân làm của mình là trộm cắp. (2) Anh A nói lời chân thật trong buôn bán, hàng tốt nói là tốt, hàng xấu nói là xấu: Là không nói dối, khách mua không lầm hàng xấu. Điều nầy nói lên ý nghĩa tác thiện của giữ gìn Giới.

2.22.Giới và Luật: Luật: Hiểu đơn giản là nguyên tắc, hay phương thức xử lý thích hợp, trợ giúp áp dụng vào tu học và cuộc sống, cần thiết cho hành trì Giới.

Thí dụ 1: “Các Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo không được phép tạo bè, kết đảng, gây bè phái để ảnh hưởng bất kỳ mặt nào của Pháp Đạo” (Giáo Lệnh Hành Đạo, điều 300, TCQN xb 2006). Điều nầy, như nguyên tắc trong tu học và hành đạo.

Thí dụ 2: “Pháp hữu VVQN không được tuyên truyền chính trị trong Pháp Đạo và lợi dụng Pháp Đạo để mưu đồ chính trị làm sai lệch mục đích và tôn chỉ của Pháp Đạo. Ai vi phạm điều nầy sẽ bị trục xuất ra khỏi Pháp Đạo”. (Pháp Nghi VVQN, điều 109). Điều nầy, như nguyên tắc cần cho tu học, sinh hoạt đời và đạo, cùng phương thức xử lý nếu phạm phải.

Qua hai thí dụ nầy: Cả hai Luật và Giới tuy có khác nhau nhưng cùng một tính chất, tạm gọi chung Giới Luật. Giới Luật là

phương tiện giúp người tu học sống hướng thiện – hướng thượng – hướng đạo, hợp với Chánh Đạo – Chánh Pháp.

2.23.Giữ gìn Giới Hạnh: Giới Hạnh là Hạnh giữ Giới, hay Giới Luật. Giới Hạnh tinh nghiêm thì không làm điều sai trái, nội tâm không vướng phiền muộn vì làm lỗi nên được lắng dịu. Nhờ đó, Thân – Khẩu – Ý được trong sạch hơn, Tâm được an – sạch – thanh hơn. Điều nầy nói lên ý nghĩa, tạm gọi Tự Giải Thoát của giữ gìn Giới Hạnh. Tuy nhiên, giữ gìn Giới Hạnh nên hiểu biết ý nghĩa của Giới, lợi ích của giữ Giới, và linh hoạt uyển chuyển khi cần. Chẳng hạn:

(1) Về hiểu biết: Thí dụ: Không lấy cắp tài vật của người khác là không hành động tham, nó đem lại nhiều lợi ích, như: - Đối với bản thân: Trước hết, nội tâm được an ổn, không phải lo

lắng vì làm chuyện xấu. Kế là, không huân tập điều xấu vào Tâm thức.

- Đối với tha nhân: Không tạo tổn hại cho người bị lấy cắp. Họ không mất của nên không buồn lo vì tài vật bị mất. Gia đình của họ được yên vui.

- Về Nhân Quả: Không gieo Nhân xấu cho bản thân, không gieo Duyên xấu với tha nhân, không chuốc lấy Quả xấu về sau. Chẳng hạn, lấy cắp có thể bị ở tù, người chung quanh nghĩ xấu và xa lánh mình,…

Hiểu biết về Giới thời tự ý thức giữ gìn Giới. Cho nên, giữ gìn Giới không phải bắt buộc tuân theo như khuôn khổ, mà Giới là hành lang hướng dẫn cuộc sống tốt đẹp hơn.

(2) Về linh hoạt: Thí dụ: Vùng A bị thiên tai bão lụt từ mấy tuần nay, nhiều người đang nguy khốn do thiếu thực phẩm có thể chết vì đói. Trong khi đó, tại đây có kho gạo của tư nhân nhưng người chủ đóng cửa, không cho ai hết. Nếu bạn – thí dụ là vị trưởng của vùng A, có trách nhiệm cứu trợ ở đây. Trong trường hợp nầy, nếu thấy cần thiết, bạn có thể quyết định mở cửa kho mượn gạo trong lúc cấp bách để cứu người, còn việc hoàn trả như thế nào sẽ tính sao. Cho nên, tuy lấy gạo của người chủ kho nhưng là làm việc thiện vì lợi ích của nhiều người khác đang cần.

2.24.Nhìn chung về giữ gìn Giới Hạnh: Giữ gìn Giới Hạnh góp phần hoàn thiện con người chính mình và trong tương quan với tha nhân. Nhưng, giữ gìn Giới Hạnh không có nghĩa giữ Giới như mệnh lệnh phải theo, như giáo điều – bất di bất dịch: - Quan trọng là giữ Giới có hiểu biết và không ghị chấp; khi cần

thiết có thể linh hoạt, uyển chuyển phù hợp hoàn cảnh thực tế. - Tuy nhiên, linh hoạt uyển chuyển với Tâm chánh, đặt trên nền

tảng đạo đức – vị tha, không phải tùy tiện.

2.3.Nhìn theo Bát Chánh Đạo: Bát Chánh có: Hiếu – Trung – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín – Liêm – Sĩ là căn bản đạo đức, từ người đời đến người học đạo đều có thể hành được theo khả năng.

Thí dụ 1: Hạnh Hiếu. Bạn hết lòng phụng dưỡng cha mẹ từ sự ăn uống, ngủ nghỉ, thuốc thang khi bệnh, đến ân cần tạo cơ hội khuyến khích cha mẹ hướng đến con đường tu học,..: Là hạnh Hiếu của người con xuất phát từ lòng thương kính cha mẹ, là một dạng làm việc thiện.

Thí dụ 2: Hạnh Liêm.

Page 12: Số 296 - Voviologyvoviology.org/files/296.pdf · nên, muốn đưa một ai lên, muốn hạ một ai xuống thì phải coi cho ối liên kết tiềm ẩn nằm ở chỗ

Tạp Chí Quy Nguyên số 296 trang 12 visit website: www.voviology.org

Dù làm việc gì bạn luôn giữ mình liêm khiết, chính trực, trong sạch và thiện lành theo khả năng có được: Là hạnh Liêm – Sĩ, một dạng làm việc thiện từ lòng tốt nơi người đức hạnh.

Nhìn chung: Việc làm chân chánh, hợp với tinh thần đạo đức hay Bát Chánh Đạo, tạm gọi chung làm việc thiện. Chúng ta tập Bát Chánh Đạo đem lại nhiều lợi ích, như: - Giảm bớt phần tư tâm – tư lợi, và dục vọng không chánh.. - Làm nền tảng trợ lực công phu Thiền và trau dồi Đức Hạnh về

lâu dài. - Nâng cao đời sống Đạo Tâm – Đạo Đức – Đạo Hạnh phát triển

dần. - Nâng cao Tín Tâm giáo pháp với sự hiểu biết bằng thân và tâm

thực hành.

Do đó, thực hành Bát Chánh Đạo là một phương cách làm việc thiện lành đào luyện con người đạo đức trong chính mình.

2.4.Nhìn theo Lục Độ và Hạnh Lành: Lục Độ gồm có: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Huệ. Việc làm hợp với Lục Độ, tạm gọi làm việc thiện. Hạnh Lành, chỉ cho hành vi đem lại an vui, lợi lạc hay phúc lợi cho chúng sinh. Thí dụ: (1) Vị hướng dẫn hành Nhẫn Nhục vì lợi ích của bản thân, của

pháp hữu đệ tử, vì sự phát triển nhóm đạo: Là làm việc thiện lành. Trái lại, gặp việc chướng mắt thì giận lên, có thể tạo ra một số hậu quả xấu khác: Là việc bất thiện, trước hết là bất thiện từ trong nội tâm.

(2) Người học đạo coi thường Thiền Định, làm theo nội tâm vọng động sai khiến: Là việc bất thường và bất thiện.

(3) Vị Huynh Trưởng làm việc gì luôn luôn nghĩ đến lợi ích của chúng sinh thức tâm tu hành: Là làm thiện Hạnh, hay Hạnh lành.

Thật ra, thực hành Lục Độ và Hạnh Lành nầy thuộc Bồ Tát Đạo, pháp hữu chúng ta tập làm theo, tạm gọi học Bồ Tát Hạnh.

2.5.Nhìn theo nội tâm: Mỗi chúng ta dầu thuộc thành phần chúng sinh nào, sống theo thế tục hoặc bước vào tu học, đều có hai phần căn bản: (1) Nội tâm hướng hạ, như: Tham, sân, si, ganh tỵ, so bì,… Đây

là dạng nội tâm vị kỷ, với người nầy dễ làm việc bất thiện. (2) Nội tâm hướng thượng, như: Bao dung, độ lượng, vị tha, từ

bi,… Đây là dạng nội tâm rộng lượng, với người nầy dễ làm việc thiện.

Quan sát nội tâm và làm việc thiện lành trong sinh hoạt xã hội, chúng ta nhận thức có một số trường hợp sau:

Một là: Thờ ơ. Thí dụ: Hằng ngày, bạn đã từng gặp người không gia cư – người tàn tật, họ cầu xin sự giúp đỡ của tha nhân: - Bạn nhìn thấy, biết người ta như vậy nhưng lần nào cũng đều

thờ ơ, không quan tâm đến. - Đây là dạng người chỉ biết có mình, tiêu biểu cho nội tâm vị kỷ

làm chủ từ chối làm việc giúp đỡ tha nhân.

Hai là: Làm việc thiện theo lời khuyên. Thí dụ: Tại miền Trung Việt Nam đang bão lụt, cha mẹ thấy con mình không mấy quan tâm đến đồng bào đang gặp khó khăn vì thiên tai, nên có lời khuyên con mình giúp đỡ họ. Người con làm theo lời khuyên của cha mẹ: - Là dấu hiệu của lòng thiện nơi người con chưa mở ra vì tha

nhân. (Còn tiếp)

VÀI ỨNG DỤNG THIỀN VÀO VIỆC HỌC ĐẠO Mong Cầu – Thiền Tịnh – Thiền Động. (Tiếp theo trang 9) Tu Thiền hay các phương thức tu tập chân chánh khác, đều là

phương tiện dẫn đến gội rửa dần con người phàm ngã, thân tâm ô trược – tâm tánh phàm trần. Để làm gì? Chẳng hạn:

- Huân tu Định Lực Định Lực Tự Tại. - Huân tu Định Lực Tự tại với vọng niệm, tự tại với sự

việc thuận và nghịch nơi đời. - Thấy Tâm Tánh chân thật trong chính mình. - Khai Tâm – Mở Trí – Phát triển Hạnh, v.v... trở về Con

Người Thiện Tâm – Thiện Tánh.

Thế nên, học đạo, công phu Tu Thiền: Lấy Thân Tâm Thực Hành + Bền Tâm Nhẫn Nại từ từ khai mở tiến hóa. Cũng là chuyển Tâm Linh tiến hóa khai mở Nội Thể Tinh Thần Làm Chủ Bản Thể Con Người Chính Mình. – BBT.TCQN bổ túc.

Học đạo Từ Minh Vi 3./ Hỏi: Học đạo là học những thứ gì? Đáp: Học mở tâm, học thấy tánh, học gieo nhân, học mở đường, học sử dụng các bài test về tâm linh, học cách tạo phúc cho người, ... nhiều thứ lắm. Hỏi: Làm thế nào học được bấy nhiêu thứ mà thứ nào cũng “nói thì dễ nhưng làm không thể”. Đáp: Nói thì nhiều nhưng tập trung vào “mở tâm – thấy tánh” là được. Hỏi: Riêng cái “thấy tánh” xưa nay cũng đã khó. Đáp: Chưa mở tâm mà lo “thấy tánh” thì không phải là khó mà là không thể . Hỏi: Vậy làm thế nào để mở tâm? Đáp: Tâm đâu như cái cửa vuông tròn mà có thể mở - đóng. Do không biết như thế nên không thể mở. Hỏi: Vậy phải làm sao? Đáp: Do lúc nào cũng chạy theo tướng ngoài nên không thấy được tâm, vì không thấy tâm nên gọi là không mở tâm. Hỏi: Vậy thì sao? Đáp: Xoay cái nhìn vào trong, vào chính tâm thức của mình thì thấy rõ mọi thứ đang hiển bày ra đó. Muốn mở tâm thì trước tiên phải mở ra cái nhìn hướng vào tâm thức của chính mình.

4./ Hỏi: Thế còn thấy tánh? Đáp: Chưa mở tâm, chưa mở ra con đường hướng vào tâm mà muốn thấy tánh thì đúng là “nghe nói thì dễ” mà làm thì “không thể”. Hỏi: Nhưng phải tìm hiểu thì mới thực hành được. Đáp: Đừng học đạo qua tâm trí. Dụng tâm trí để học các môn khoa học, học kinh nghiệm của người đi trước là rất tốt. Nhưng dụng tâm trí vào con đường tâm linh thì không thể, không bao giờ có thể được. Hỏi: Nhưng không hiểu thì làm sao học được? Đáp: Con đường tâm linh là con đường của thực hành, thực chứng. Mãi mãi nó không là con đường của tâm trí. Nếu muốn học đạo thì không dụng tâm trí. Hãy dành tâm trí cho cuộc sống thường ngày. Hãy bỏ tâm trí ở ngoài khi bước vào cửa đạo. Xưa nay nền tảng của đạo không bao giờ là tâm trí. Bạn còn muốn hỏi thêm gì không? Hỏi: Muốn hỏi thì phải dùng tâm trí. Mà dụng tâm trí thì không học được đạo. Làm sao đây? Đáp: Đạo lấy “cái thấy” làm nền tảng. Đời lấy “cái biết” để chứng tỏ. Người học đạo lấy “cái thấy – biết” làm thuyền đi về bờ giác.