(tẬp 2)...các con và ta đích thân kiểm nghiệm, cũng chưa chắc tiếp cận được...

271
(TẬP 2)

Upload: others

Post on 26-Jan-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • (TẬP 2)

  • MỘ VÂN CƯ Người dịch: LÊ HẢI ĐĂNG

    (TẬP 2)

    NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

  • MỘ VÂN CƯ | 5

    BỐ THÍ CÓ MỨC

    Thiền sư Phật Quang vì muốn phát triển Phật giáo, khai sáng ra rất nhiều sự nghiệp trong Phật giáo, đệ tử vì muốn hoàn thành lý tưởng của thiền sư, cố gắng, cổ vũ tín đồ quyên góp, bố thí, làm công đức.

    Có một lần thiền sư Phật Quang ra ngoài hoằng pháp trở về, các đệ tử đua nhau tới thông báo về thành tích của mình trong việc quyên góp công đức. Đệ tử Phổ Đạo rất đắc ý nói: “Thầy ạ! Hôm nay có một vị đại thí chủ, bố thí cả trăm lượng bạc, người ấy nói là để làm phí xây dựng Đại hùng bảo điện của chúng ta.”

    Đệ tử Phổ Đức nghe xong, cũng thông báo rằng: “Thầy ơi! Cư sĩ Trần ở trong thành tới thăm thầy, con đưa tới Điện đường khắp nơi để cúng lễ, thí chủ ấy cúng lương thực cho chúng ta cả năm trời!”

    Thầy Hương Đăng, thầy Tri Khách trong chùa đều nói về việc hỷ xả phát tâm của các tín đồ với thiền sư Phật Quang, chỉ thấy thiền sư Phật Quang chau mày, ngăn mọi người phát ngôn, đồng thời nói với các đệ tử rằng: “Các con đều vất vả rồi, nhưng đáng tiếc là hóa duyên nhiều quá, chẳng có được công đức!”

  • 6 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Mọi người không hiểu, hỏi: “Tai sao hóa duyên nhiều ngược lại chẳng còn tốt nữa?”

    Thiền sư Phật Quang nói: “Để của cải cất nơi tín đồ, khiến cho tín đồ giàu có lên, Phật giáo mới có thể giàu có được! Không thể cứ thường xuyên yêu cầu tín đồ hiến công đức này để giúp Phật sự nọ, giết gà lấy trứng, chẳng phải việc ngu si sao! Chờ tới một ngày các tín đồ không gánh vác nổi lo toan, Phật giáo còn gì để hộ pháp Trường Thành nữa?”

    Lời nói sâu sắc ẩn ý đó của thiền sư Phật Quang thực đáng để mọi người ngẫm nghĩ!

    Việc bố thí mà thiền sư Phật Quang nói phải được tiến hành trên nguyên tắc “bất tự khổ, bất tự não”, đồng thời việc bố thí phải kiên trì bền bỉ, không được gượng ép xin bố thí. Người học Phật nếu có Thiền, không chỉ suy nghĩ cho mình, mà còn suy nghĩ cho người, đều có thể nói Thiền giả chỉ trọng ngộ đạo, không trọng từ bi chứ?

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    “Bố thí có mức, kiên trì bền bỉ”, cuộc đời con người nếu có thể biết điều tiết về “lượng”, tự nhiên mọi việc sẽ thông suốt, tâm thái an lành.

  • MỘ VÂN CƯ | 7

    ĂN CƠM, NGỦ NGHÊ CŨNG LÀ TU HÀNH

    Các thiền sư sau thiền sư Huệ Năng đi theo lối tu thiền “Đán hành trực tâm, bất chấp pháp tướng” của Huệ Năng, ngày càng đưa mùi vị Thiền thẩm thấu vào trong đời sống thường nhật, làm hình thành một thái độ tùy duyên nhậm vận.

    Thiền tông đề cao bản tâm chẳng phải thứ trống rỗng, việc ăn, ở, ngủ hằng ngày, kiến văn giác tri đều là hình tướng, biểu hiện, tác dụng của bản tâm. Hành vi thông thường thuận theo tự nhiên, vừa là phương pháp của Thiền, cũng là cảnh giới của việc tu Thiền.

    Có đệ tử hỏi thiền sư Huệ Năng rằng: “Thầy ạ, thầy rốt cuộc có gì khác với mọi người mà có thể sống được thảnh thơi, tự tại như vậy chứ?”

    Huệ Năng trả lời: “Cũng chẳng có gì cả. Nếu nói nhất định phải có, vậy chỗ ta và mọi người khác nhau chính là buồn ngủ thì đi ngủ, đói thì ăn.”

    Đệ tử kinh ngạc hỏi lại: “Điều đó có gì khác với mọi người chứ? Mọi người đều vậy mà.”

  • 8 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Huệ Năng nghe rồi cười ha hả, nói: “Khi ta ăn cơm thì là ăn cơm, chẳng hề nghĩ gì tới chuyện khác, ăn một cách thoải mái, an lòng. Khi ta ngủ thì ngủ, bởi vậy xưa nay chẳng bao giờ mơ ác mộng, ngủ một cách thoải mái, tự tại.”

    Thiền sư Huệ Năng ngừng một lát rồi nói tiếp: “Còn chúng sinh nông nổi trong thế gian, khi ăn cơm tính chuyện làm sao đề phòng người khác cướp tài sản của mình, ăn mà chẳng cảm nhận được vị ngọt. Khi ngủ tại suy tính làm sao đoạt được thứ của người khác, suy nghĩ miên man. Như thế xem ra mọi người đâu có vậy?”

    Đệ tử nghe xong hết sức cảm ngộ, nói: “Như thế, chúng ta hằng ngày làm việc còn phải giữ nhiều một phần tâm bình thường để cảm nhận thế giới này bằng tâm!”

    “Ừ, có lý,” thiền sư vui mừng nói, “Con có thể sở hữu được trái tim bình thường, điều đó nói rằng con bắt đầu nhập môn rồi đấy. Chờ tới khi con có thể làm được cái việc không giữ trái tim bình thường, lúc nào cũng ở trạng thái đó, vậy mới thực sự ngộ đạo.”

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Vật đến thì đón, vật đi chẳng giữ, an nhiên với hiện tại, không bỏ chẳng cầu. Trí tuệ của Thiền tông không nằm ở việc niệm kinh lễ Phật, mà ở sự cảm ngộ từng phút từng giây trong công việc, cuộc sống thực tại.

  • MỘ VÂN CƯ | 9

    THIỀN SƯ HÓA DIÊM

    Mục đích của tham Thiền chính là khai ngộ, nhưng khai ngộ có gì tốt chứ? Phật giáo cho rằng, đối với một người khai ngộ, bất cứ việc gì cũng có thể buông, tai nạn lớn hơn cũng chẳng sợ, có thể tùy duyên mà chẳng thay đổi, không để bản tính lầm lạc, đồng thời đạt tới hạnh phúc, sung sướng bền lâu giữa hồng trần cuộn trôi.

    Có một Học tăng tới pháp đường thỉnh thị thiền sư: “Thiền sư! Con thường gõ mõ, đọc kinh, ngủ, dậy sớm, trong lòng không có tạp niệm. Ở chỗ thầy chẳng người nào chăm chỉ bằng con, tại sao chẳng thể khai ngộ được chứ?”

    Thiền sư cầm một chiếc hồ lô, một tảng muối cục đưa cho Học tăng, nói: “Con cầm lấy chiếc hồ lô này, đi múc đầy nước, rồi hòa tan tảng muối vào đó, như thế con có thể khai ngộ được đấy!”

    Học tăng làm theo, sau một lát, chạy về nói: “Chiếc hồ lô nhỏ quá, muối nhiều quá. Con bỏ muốn vào chẳng thể nào hòa tan được, con vẫn không thể khai ngộ.”

    Thiền sư cầm chiếc hồ lô đổ ra ít nước, chỉ lắc vài cái, muối tan ra hết. Thiền sư hiền từ nói: “Chăm chỉ cả ngày, không để một chút lòng bình thường, giống như đựng

  • 10 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    nước, lắc không được, đảo chẳng xong, hòa muối như thế làm sao khai ngộ được?”

    Học tăng hỏi: “Chẳng lẽ chẳng cần chăm chỉ thì có thể khai ngộ được chăng?”

    Thiền sư nói: “Dây căng quá sẽ đứt, dây chùng quá không phát ra được tiếng, tâm hòa trung dung mới là gốc của đạo.”

    Học tăng cuối cùng hoắc nhiên đại ngộ: người lúc nào cũng muốn khai ngộ thật nhanh thì mãi mãi chẳng thể nào khai ngộ được.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Mọi việc nơi thế gian đừng có cố chấp phải tiến bộ, học hành mà chẳng linh hoạt, không thể nào thu được kết quả. Giữ lại chút khoảng trống để cho mình xoay chuyển; dành một chút thời gian để cho mình suy xét, chẳng gấp chẳng chậm, không căng không chùng, đó chính là ngưỡng cửa nhập đạo.

  • MỘ VÂN CƯ | 11

    TÂM TĨNH MỚI ĐẠI NGỘ

    Một hôm, có vài đệ tử vì ý nghĩa của “Đại ngộ” mà tranh luận mặt đỏ tía tai.

    Vì thế, mấy người họ cùng nhau tới chỗ của đại sư Trí Thiền, hỏi: “Trên thế gian này, cái gì là Đại ngộ chứ?”

    Đại sư Trí Thiền nghe rồi cười nói: “Đại ngộ vốn ở chỗ tâm tĩnh…”

    Bấy giờ, mấy đệ tử đó hơi có chút mê hoặc.

    Trước giờ ăn trưa, đại sư Trí Thiền dẫn mấy đệ tử đó tới chỗ rừng lê sau núi. Lê trên cây đa phần đều chín, mọng đỏ toát ra mùi hương thơm hấp dẫn người ta.

    Đại sư Trí Thiền dặn dò hai đệ tử, hái xuống một làn lê từ trên cây. Sau đó, ông cho các đệ tử thưởng thức ngay tại đó, nước lê ngọt lịm như mật ong vậy.

    Sau khi ăn xong, đại sư Trí Thiền dẫn đệ tử tới trước một đầm nước nhỏ, ông cúi người múc lên gáo nước đầm để uống. Sau, ông để các đệ tử cũng thử chút.

    Các đệ tử lần lượt làm theo thầy, sau khi uống vài ngụm nước đầm bèn tắc tắc miệng.

    Đại sư Trí Thiền hỏi: “Nước đầm thế nào nhỉ?”

  • 12 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Các đệ tử lại liếm liếm môi, trả lời rằng: “Nước ở dưới đầm nhỏ ngọt hơn nước chúng ta đi gánh từ xa về rất nhiều. Từ nay trở đi, chúng ta có thể tới chiếc đầm nhỏ này gánh nước uống rồi!”

    Bấy giờ, đại sư Trí Thiền bèn gọi một đệ tử xách một thùng nước đầm. Sau đó, họ trở về tự viện. Sau bữa ăn trưa, đại sư Trí Thiền cho các đệ tử thử lại nước xách về từ đầm sau núi.

    Sau khi các đệ tử thử xong, mọi người hầu như đều nhổ ra hết, từng người một đều chau mày. Vì, nước đó rất chát, và có mùi ngái của cỏ.

    Đại sư Trí Thiền giải thích: “Tại sao cùng một thứ nước trong chiếc đầm nhỏ lại có hai vị khác nhau chứ? Vì, trước khi các con thử nước lần đầu đều từng ăn lê, trong miệng còn dư vị của lê, bởi thế nó mới làm tan đi vị chát này.”

    Các đệ tử đều gật đầu đồng ý.

    Đại sư Trí Thiền nhìn các đệ tử trước mặt mình, nói sâu sắc rằng: “Trên thế gian này có những sự việc, dù rằng các con và ta đích thân kiểm nghiệm, cũng chưa chắc tiếp cận được với bản chất của chúng.”1

    1. Một trong bốn ngọn núi nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc – núi Nga Mi

    Núi Nga Mi là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc. Nó nằm ở vùng đất lòng chảo của Tứ Xuyên, kéo dài

  • MỘ VÂN CƯ | 13

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Có những sự việc nhất thời bị mê hoặc bởi hiện tượng giả phù hoa của nó, “Đại ngộ” chính là lý lẽ này - vứt bỏ những hư vinh và phồn hoa của nó với một trái tim bình tĩnh.

    hàng mấy trăm dặm, thuộc khu vực tây nam thành phố Nga Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Vì, thế núi uốn khúc “như mày ngài, nhỏ và dài, đẹp và xinh” nên có tên gọi đó. Núi Nga Mi là một cụm núi, bình địa dâng trào trên bình nguyên, xanh thẳm cao vời, đỉnh chính Vạn Phật cao 3099m so với mực nước biển. Núi Nga Mi kỳ vĩ hiểm trở, chùa miếu và khu phong cảnh chủ yếu có hơn mười công trình, gồm: chùa Báo Quốc, Vạn Niên, Phục Hổ, Thanh Âm Các, Hắc Long Giang trạm đạo, Hồng Xuân Bình, chùa Tiên Phong, ao Tẩy Tượng, Kim Đỉnh… Núi Nga Mi là đạo tràng của Phổ Hiền Bồ Tát, vì thế mà càng nổi tiếng hơn trong giới Phật giáo.

  • 14 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    ĐẠO TÍN CHỐNG THÁNH CHỈ

    Thời Đường, đại sư Đạo Tín tổ thứ 4 ở Hoàng Mai Nhất Trụ hơn 30 năm. Năm Trinh Quan, Đường Thái Tông ngưỡng mộ tiên phong đạo cốt của đại sư Đạo Tín, phái sứ thần tới mời, hy vọng đại sư Đạo Tín có thể vào Kinh gặp mình.

    Sứ thần tới Hoàng Mai, nói với đại sư Đạo Tín về ý chỉ của vua Thái Tông. Sau khi đại sư Đạo Tín nghe xong, chỉ nói nhạt rằng: “Nhờ anh gửi lời cảm tạ của ta đến với nhà vua. Ta già rồi, đã sống quen với núi rừng, không còn muốn vào thành phố phồn hoa nữa.”

    Sứ thần nói lại ý của đại sư Đạo Tín với Thái Tông. Thái Tông chẳng thối chí, lần sau lại phái sứ thần tới mời đại sư Đạo Tín. Đại sư Đạo Tín lại từ chối sứ thần nói: “Xin báo lại với hoàng thượng, ta tuổi già nhiều bệnh, không thể vào Kinh được.”

    Đại sư Đạo Tín kiên quyết như thế, sứ thần cũng hết cách, chỉ biết lại về bẩm báo ý của đại sư Đạo Tín với Đường Thái Tông.

    Đường Thái Tông thấy đại sư Đạo Tín từ chối hết lần này tới lần khác, trong lòng rất không vui, cảm thấy đại sư Đạo Tín đã làm tổn thương đến lòng tự tôn của mình.

  • MỘ VÂN CƯ | 15

    Mặc dù vậy, Đường Thái Tông vẫn phái sứ thần dùng kiệu cung kính tới đón tiếp đại sư Đạo Tín vào Kinh. Nào ngờ lại bị đại sư Đạo Tín cự tuyệt.

    “Một lần đã là quá, đâu có thể để như vậy mãi được”, cuối cùng Thái Tông nổi giận, lệnh cho sứ thần tới Hoàng Ma, dùng dao uy hiếp đại sư Đạo Tín: “Nếu không chịu ứng chiếu vào Kinh, sẽ đem đầu đi đấy!”

    Bấy giờ đại sư Đạo Tín không những chẳng hề run sợ, ngược lại còn bình tĩnh đưa cổ vào đao, khiến cho sứ thần vô cùng kinh ngạc. Sứ thần cũng không dám lỗ mãng, bèn thu đao nhấc đại sư Đạo Tín lên, bày tỏ hối hận với đại sư. Sau khi về Kinh thuật lại tình hình với Đường Thái Tông.

    Sau khi Đường Thái Tông nghe xong, vô cùng kính trọng chí hướng của đại sư Đạo Tín, đồng thời dâng lên lụa quý để làm thỏa chí hướng tu hành của đại sư nơi núi rừng.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người một chí hướng, tất cả đều không giống nhau. Có người nghiêng lòng về hướng vinh hoa phú quý, có người lại chỉ muốn tu hành nơi núi rừng. Chí hướng của họ làm sao có thể mong cầu miễn cưỡng chứ? Đặc biệt là những bậc thánh hiền có chí hướng lớn, dù rằng nhà vua cũng không thể làm lay chuyển được.

  • 16 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    ĐÁ RỬA CHÂN CỦA THIỀN SƯ

    Quốc sư Mộng Song ở chùa Thiên Long đảm nhận chức Đế sư Thất triều, nhận được ân điển của triều đình lâu dài, càng được mọi người và các tín đồ Phật giáo yêu quý. Một hôm, trên đường vào kinh đi qua chùa Diệu Tâm, tiện thể vào thăm thiền sư Quan Sơn.

    Thiền sư Quan Sơn nghe thấy quốc sư Mộng Song tới thăm, vội khoác chiếc áo cà sa cũ nát, vá chằng vá đụp chạy ra đón tiếp. Hai người gặp nhau hàn huyên hớn hở. Nhưng, trong ngôi chùa nghèo của Quan Sơn, thực chẳng có gì ngon để chiêu đãi quốc sư, bất đắc dĩ, thiền sư Quan Sơn lấy đồng tiền trong chiếc hộp đá, gọi thị giả đi mua ít bánh nướng gần đó để cúng dường quốc sư. Quốc sư vô cùng cảm kích tấm lòng của thiền sư Quan Sơn, cũng chẳng khách khí ăn hết chiếc bánh nướng rồi mới cáo từ.

    Thông thường khi quốc sư Mộng Song vào hoàng cung, thường có rất nhiều tùy tùng đi theo, cảnh tượng vô cùng uy nghiêm. Một hôm, trong cung tuyên chiếu, khi Mộng Song ngồi kiệu đi ngang qua chùa Diệu Tâm, trông thấy thiền sư Quan Sơn đang quét sân một mình, ông không vứt hết lá rụng đi, mà gom lại làm củi đốt.

  • MỘ VÂN CƯ | 17

    Sau khi Mộng Song thấy tình cảnh đó, không đừng được than thở với thị giả cạnh mình rằng: “Tông môn của ta bị Quan Sơn đoạt mất rồi.”

    Thiền sư Quan Sơn mỗi lần tới gặp quốc sư Mộng Song, trước tiên phải rửa chân ở con suối nhỏ trước chùa để chân không bị lấm đất và làm dơ điện đường hoa lệ của chùa Thiên Long. Về sau, quốc sư Mộng Song dặn dò Học tăng ở chùa Thiên Long đem đến một viên đá to bằng phẳng, đặt ở nơi rửa chân bên con suối, để tiện cho thiền sư Quan Sơn rửa chân.

    Rất lâu sau, thiền sư Quan Sơn mới biết viên đá đó là do quốc sư Mộng Song sai người đặt ở đó, mới không đừng được cảm thán rằng: “Quốc sư rốt cuộc vẫn là quốc sư. Cơ sở Tông môn của ngài còn bền và cứng hơn viên đá to này.”

    Phật pháp coi trọng sự tôn nghiêm, Phật pháp tu từ trong cuộc sống, thiền sư Quan Sơn phụng hành tới cùng. Tự mình quét sân, đương nhiên là mệt nhọc, không bỏ đi lá rụng, cũng chính là biết tiếc phúc, quý của cải. Đối với con người thì thật lòng, tôn kính như vậy, thậm chí khi thăm hỏi cũng phải rửa chân xong mới được vào, hành vi của thiền sư Quan Sơn đáng được người đời cung kính.

  • 18 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Hiện giờ, trong chùa Đại Long trong núi Diệu Tâm vẫn còn giữ “Viên đá rửa chân của thiền sư Quan Sơn.”

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Tu Thiền kỳ thực chính là học làm người, biết làm người, Thiền tính cũng từ đó mà nảy sinh ra.

  • MỘ VÂN CƯ | 19

    BÀ KHÓC TRỞ THÀNH BÀ CƯỜI

    Khi thiền sư vân du tứ phương, một lần ở nhờ nhà một bà lão tới vài ngày. Bà lão này cứ khóc tỉ tê, trong lòng thiền sư rất buồn phiền, bèn hỏi bà: “Tại sao bà khóc lóc suốt ngày thế? Có chuyện gì đau lòng sao, có thể để ta giảng giải cho bà được chứ?”

    Bà già nói: “Tôi có hai người con gái, con lớn gả cho người bán giày, con nhỏ gả cho người bán dù. Khi trời nắng, tôi nghĩ tới đứa con nhỏ bán dù thì cảm thấy rất khổ sở; khi mưa tôi nghĩ đến giày của đứa con lớn chắc chẳng bán được. Vì thế ngày nào tôi cũng khóc vì chúng.”

    Thiền sư nói: “Thì ra là vậy, bà nghĩ thế không đúng rồi!”

    Bà già nói: “Mẹ lo lắng cho con gái, có gì không đúng chứ? Tôi biết lo lắng chẳng có tác dụng gì, nhưng không kiềm chế được mình.”

    Thiền sư dẫn dụ bà nói: “Lo lắng cho con vốn chẳng sai, nhưng tại sao không sung sướng vì con chứ? Bà đừng ngại khi trời nắng nghĩ tới việc buôn bán ở tiệm giày của người con cả nhất định rất tốt, trời mưa nghĩ tới dù của con

  • 20 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    gái nhỏ chắc bán chạy. Hằng ngày bà phải vui vẻ vì chúng, chứ sao lại khổ sở vậy?”

    Bà già nghe thiền sư nói liền tỉnh ngộ. Từ đó, bất kể trời mưa hay nắng bà đều cười tít mắt, từ một bà già khóc trở thành bà già cười.1

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Góc nhìn thay đổi, sự việc cũng hoàn toàn thay đổi. Cuộc đời con người chẳng phải cũng vậy sao? Tương phản với đau khổ là sung sướng, ngược lại với khóc là cười, con người có hai con mắt phải xét sự việc ở hai góc nhìn khác nhau.

    1. Một trong bốn ngọn núi nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc – núi Phổ Đà

    Núi Phổ Đà là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc, nằm ở phía đông bắc tỉnh Triết Giang, là một hơn đảo nhỏ trong quần đảo Châu Sơn. Hòm đảo có hình thế dài, hẹp, chiều dài 8,6km, rộng 3.5km, diện tích 12,5m2. Thế núi rất đẹp, núi Phật Đỉnh trên đỉnh cao nhất cao 29,03m so với mực nước biển. Trên núi Phổ Đà có ba ngôi chùa nổi tiếng nhất là Phổ Tế, Pháp Vũ và Huệ Tế, quy mô hoành tráng, sau khi trải qua nhiều đời tu sửa dần dần trở thành thánh địa Phật giáo của biết bao tăng ni Phật tử, mệnh danh là Nước Phật Biển Trời, thắng cảnh Nam Hải. Núi Phổ Đà là đạo tràng của Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi.

  • MỘ VÂN CƯ | 21

    LỤC THỨC XÓA LỤC TRẦN

    Thiền sư Ngưỡng Sơn có một lần thỉnh thị thiền sư Hồng Ân rằng: “Tại sao chúng ta không thể nhận thức được bản thân một cách nhanh chóng?”

    Thiền sư Hồng Ân đáp: “Tôi ví thế này với thầy, giống như một ngôi nhà có sáu cái cửa sổ, trong nhà có một con khỉ đột, nhảy nhót không thôi, lại có 5 con khỉ đột khác từ khắp nơi đuổi theo con tinh tinh, tinh tinh phản ứng lại giống như sáu cái cửa, vừa hô vừa ứng. Sáu con khỉ đột, sáu con tinh tinh, thực chẳng dễ dàng nhận ra được đâu là mình.”

    Sau khi thiền sư Ngưỡng Sơn nghe xong, biết là thiền sư Hồng Ân nhắc đến lục thức trong chúng ta (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đuổi theo lục trần ở bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), làm inh ỏi, ỏm tỏi, đôi bên không ngừng tranh giành, giống như sao kim lấp ló trên không, như thế làm sao có thể nhận thức được đâu là chính mình chứ? Vì vậy bèn lễ tạ nói: “Hòa thượng Thích Mông lấy ví dụ để khai thị, chẳng có gì là không biết được cả, nhưng nếu khỉ đột nội tại ngủ, tinh tinh bên ngoài muốn gặp nó, thì thế nào?”

    Thiền sư Hồng Ân bèn xuống giường, kéo thiền sư Ngưỡng Sơn, nói gấp rằng: “Giống như trên cánh đồng,

  • 22 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    muốn đề phòng chim sẻ ăn hạt lúa thì dựng một người rơm, cái gọi là “tường như người gỗ trông hoa điểu, làm sao tránh được vạn vật giả vật vờ?”1

    Cuối cùng Ngưỡng Sơn đã khế ngộ.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Tại sao chúng ta không thể nhận thức được mình? Chủ yếu là vì chân tâm chúng ta lâu ngày bị phong tỏa bởi sự mệt mỏi hồng trần. Giống như chiếc gương sáng bị bụi trần che lấp thì làm gì còn có thể chiếu sáng được.

    1. Một trong bốn ngọn núi nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc – núi Cửu Hoa.

    Núi Cửu Hoa là một trong bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc, nằm ở phía tây nam huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy, cách đường Cửu Hoa trung tâm huyện Thanh Dương 30km. Thời cổ gọi là núi Lăng Dương, thời Nam Bắc triều đổi tên thành núi Trách, trước đời Đường gọi là núi Cửu Tử. Vì, khi Lý Bạch du lãm Thu Phố nhìn từ xa thấy ngọn núi này đã viết nên câu thơ nổi tiếng “Diệu hữu phân nhị khí, Linh sơn khai Cửu Hoa” mà được đổi tên thành núi Cửu Hoa. Trong đó nổi tiếng nhất là 9 đỉnh núi: Thiên Đài, Thiên Trụ, Thập Vương, Liên Hoa, La Hán, Độc Tú, Phù Dung. Miếu hiện tồn ở núi Cửu Hoa có 78 ngôi, tượng Phật có hơn 6.000 pho, hơn 300 tăng ni, là ngọn núi Phật giáo nổi tiếng được gìn giữ khá tốt ở Trung Quốc. Chùa khá nổi tiếng còn có Chiên Đàn Lâm, chùa Hóa Thành, diện Nguyệt Thân Bảo, cung Bách Tuế, Thiên Đài Chính Đỉnh… Văn vật quý giá Phật giáo có hơn 1.300 thứ, như: kinh Bối diệp, kinh Huyết, Nhục thân Bồ Tát… Sau khi tăng Kim Kiều Giác nước Tân La (nay là Triều Tiên) qua đời được các tăng đồ coi là hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát, coi Cửu Hoa là đạo tràng của Địa Tạng Vương.

  • MỘ VÂN CƯ | 23

    TÂM TỨC LÀ PHẬT

    Thiền sư Đại Mai học Thiền rất nhiều năm, mặc dù xưa nay học hành hết sức cố gắng, nhưng lại không thể nào ngộ đạo. Một hôm, thầy tới thỉnh giáo thiền sư Mã Tổ: “Phật là gì?” Thiền sư Mã Tổ trả lời: “Phật tức là tâm, tâm tức là Phật.” Thiền sư Đại Mai hoắc nhiên đại ngộ.

    Sau khi khai ngộ, Đại Mai rời khỏi thiền sư Mã Tổ, xuống núi hoằng dương Phật pháp, khi thiền sư Mã Tổ nghe nói Đại Mai khai ngộ, không thể tin nổi, trong bụng nghĩ: “Trước kia thầy ấy học Phật pháp bao nhiêu năm, làm gì khai ngộ được nhanh thế? Ta phải cho người đi thử xem sao!” Vì thế bèn sai đệ tử của mình tới dò hỏi Đại Mai.

    Người này gặp thiền sư Đại Mai bèn hỏi: “Sư huynh! Sư phụ nói gì mà sư huynh đốn ngộ liền thế?”

    Đại Mai trả lời: “Phật tức là tâm, tâm tức là Phật.”

    Người này nói: “Nhưng giờ sư phụ đã chẳng nói Tức tâm, tức Phật nữa rồi!”

    Đại Mai lấy làm lạ hỏi: “Ủa, vậy giờ thầy nói sao?”

    Người đó nói: “Thầy bây giờ thường nói phi tâm, phi Phật”

  • 24 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Sau khi Đại Mai nghe xong cười nói: “Lão hòa thượng đó chẳng phải có lòng tìm người ta quấy rối sao? Tôi mới là người chẳng để tâm tới gì là phi tâm phi Phật của ông ấy! Ta vẫn kiên trì “tức tâm tức Phật” của ta!”

    Đệ tử này trở về kể lại sự việc với thiền sư Mã Tổ, thiền sư cảm động nói: “Quả mai thực đã chín rồi!”, ý nói, thiền sư Đại Mai thực đã khai ngộ.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Con người ta phải có chủ kiến của mình, tin tưởng rằng mình đúng đắn, làm một người tự tin, tự chủ, tự tôn, đừng để người khác nói gì tin ấy, bị người khác xỏ mũi.

  • MỘ VÂN CƯ | 25

    LINH QUANG ĐỐN NGỘ

    Đệ tử hỏi thiền sư rằng: “Thầy ơi, làm thế nào có thể làm cho thân tâm thanh tịnh nhỉ?”

    Thiền sư cười, nói: “Có người nghe thầy đoán số, nói rằng mày của anh ta ánh sáng tràn trề, hôm đó có thể trở thành phú ông, vì thế anh ta liền tới Ngân lầu của người ta, thò tay lấy vàng bạc châu báu trong két, bị người bắt tống vào Nha môn, Thái gia huyện hỏi anh ta: “Tại sao anh dám trộm tài sản của người khác giữa ban ngày?” Người đó đáp: “Tôi chỉ trông thấy tiền, chẳng nhìn thấy người đâu cả!”

    Thiền sư nói tiếp: “Người có lòng thiền, trong mắt chỉ nhìn thấy trần ai!”

    Đệ tử lại hỏi: “Vậy làm sao mới có thể thành Phật được?”

    Thiền sư nói nghiêm giọng: “Con ra ngoài vân du, rong ruổi giữa chùa và rừng rậm, nhưng đã từng tìm được chốn an thân cho mình chưa? Nếu chỉ biết lội suối vượt non, vậy chẳng qua là hỏng giày công cốc, chờ lão Diêm Vương thu tiền giày dép của các con thôi!”

    Đệ tử gặng hỏi: “Làm sao mới có thể thành Phật?”

  • 26 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Thiền sư vỗ tay cười lớn, nói: “Được! Người có ý chí kiên định, hãy ném chiếc giày hỏng đi, chạy chân đất, chẳng hề bị bất cứ ràng buộc nào, cũng không có bất kỳ phiền não gì, chẳng phải lo lắng vì giày hỏng mà mòn chân, cũng chẳng cần lo lắng vì tiền giày; người ý chí không kiên định, trong lòng nghĩ quá nhiều, ưu tư quá nhiều, chất chứa đầy bụng, trăm nhà nghìn hộ đều khóa cửa, còn an thân vào đâu, lập mạng gì chứ!”

    Đệ tử nhìn giày cỏ của mình, ánh sáng đạo vàng vụt lên, đốn ngộ.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Ý chí kiên dịnh quan trọng nhất, có nó, những ràng buộc bên ngoài chẳng để trong lòng, suy tưởng và tư lự không chiếm được lòng mình, tự nhiên sẽ tìm được chốn an thân lập mạng nơi chùa chiền.

  • MỘ VÂN CƯ | 27

    CHỈ CÓ THOÁT RA NGOÀI VẬT

    Một tối, trăng sáng trên trời, thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất cùng ba đệ tử ruột là Tây Đường Trí Tàng, Bách Trượng Hoài Hải và Nam Tuyền Phổ Nguyện cùng đi thưởng nguyệt.

    Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất hỏi: “Các con thấy tấm gương này thế nào?”

    Tây Đường Trí Tàng đáp: “Lúc này thích hợp cho việc dâng hương, giảng kinh, thuyết Pháp, cúng Phật.”

    Bách Trượng Hoài Hải đáp: “Giờ này đúng là lúc tốt nhất để gõ mõ tham Thiền.”

    Nam Tuyền Phổ Nguyện trầm ngâm chẳng đáp, phủi tay áo bỏ đi.

    Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất than rằng: “Kinh nhập tàng, Thiền về biển, chỉ có Nam Tuyền Phổ Nguyện vượt ra ngoài vật.”

    Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất mượn tâm cảnh lúc thưởng nguyệt giúp cho ba đệ tử lãnh ngộ được yếu chỉ của Thiền pháp. Tây Đường Trí Tàng bị mê hoặc bởi việc giảng giải kinh điển, Bách Trượng Hoài Hải chấp bởi việc tu hành đối với Thiền, chỉ có Nam Tuyền Phổ Nguyện không chấp,

  • 28 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    chẳng mê mọi Pháp tướng, một mình vượt ra khỏi vật, đạt tới tinh thần vô ngại tuyệt đối. Sau, ba đệ tử lần lượt khai ngộ, trở thành những thiền sư nổi tiếng và phân hóa thành các tông phái, hoằng dương Thiền pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Nguyên tắc hành sự đương nhiên không thể cố chấp vào một việc một vật, mới có thể bao trùm được trên mọi sự vật, người có được tâm cảnh đó tất có thể vượt ra ngoài sự việc, lấy thiên pháp để đối với một đề, vạn sự có thể tự ngộ đắc giải.

  • MỘ VÂN CƯ | 29

    THIỀN VÔ SINH TỬ

    Vương Điền giỏi về y thuật, nhưng trông thấy nhiều người bị bệnh mà chết đâm bị ám ảnh bởi cái chết. Một lần gặp một vị tăng tên là Vân Thủy, Vương Điền thỉnh thị hỏi: “Thiền là gì?” Tăng Vân Thủy trả lời: “Điều này ta cũng khó giải thích cho con được, nhưng một ngày hiểu Thiền thì chẳng còn lòng sợ chết nữa.”

    Vì thế, Vương Điền tới thỉnh giáo thiền sư Nam Ẩn. Thiền sư Nam Ẩn lại nói: “Đã là bác sĩ, thì phải chăm sóc bệnh nhân tốt, đó chính là Thiền!” Bác sĩ Vương Điền bán tín bán nghi trước sau tới gặp thiền sư Nam Ẩn ba lần. Thiền sư Nam Ẩn vẫn nói câu đó với ông.

    Lần thứ tư tới, Vương Điền oán trách rằng: “Thiền sư chỉ muốn con chăm sóc người bệnh, điểm này con rất hiểu. Nếu Thiền là thế, sau này con bất tất lại tới thỉnh giáo thầy nữa.”

    Thiền sư Nam Ẩn cười, sau muốn Vương Điền lĩnh hội lời của “Triệu Châu Vô”. Vương Điền khổ sở lĩnh hội công án có chữ “Vô” này, ròng rã hai năm, khi ông nói lại tâm cảnh của mình cho thiền sư Nam Ẩn, vẫn được trả lời rằng: “Còn chưa nhập cảnh giới Thiền”. Lại tham cứu một năm rưỡi, cuối cùng tự làm trong sáng lòng mình, nạn đệ

  • 30 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    dần dần tiêu tan. “Vô” đã trở thành chân lý. Ông giỏi chăm sóc người bệnh mà chẳng biết đó là giỏi chăm sóc; ông đã thoát khỏi nỗi băn khoăn về cái chết.

    Cuối cùng, khi ông khấu kiến thiền sư Nam Ẩn. Thiền sư chỉ cười nói một câu với ông: “Từ chỗ quên mình tới không có mình, đó chính là biểu hiện của tâm Thiền.”

    Bác sĩ Vương điền thường tiếp xúc với bệnh nhân già sắp chết, vì thế, mắt thấy người khác qua đời, trong lòng nóng như lửa đốt, như vậy chẳng những làm tổn thương người khác, mà còn hù dọa cả bản thân mình bởi cái chết. Thiền sư Nam Ẩn muốn ông chăm sóc người bệnh tốt, thì phải tham Thiền, vì một người bỏ đi trách nhiệm, bỏ đi lòng yêu thương, làm sao nhập Thiền được chứ? Từ có lòng tới vô tâm, từ có mình tới không còn mình, từ sinh tới bất diệt, đó chính là cảnh Thiền vô tử vậy.1

    1. Tam bảo trong Phật giáo – Phật là Phật Tổ, Pháp là lời dạy của Phật, Tăng là người xuất gia hoằng dương Phật pháp, quy y dựa vào ba đối tượng lớn này có thể đạt được thân tâm bình an và giải thoát khỏi sinh tử trong vị lai là báu vật vô cùng quý giá trong đạo Phật, bởi vậy gọi là Tam bảo, vì thế tín ngưỡng Phật giáo cũng gọi là Quy y Tam bảo.

    Phật Tổ tại thế, Phật giáo lấy Phật Tổ là trung tâm của quy y, sau khi Phật Tổ nhập diệt, Phật giáo bèn lấy tăng đoàn làm trung tâm quy y; quy y Tam bảo là phải học Pháp bảo, muốn học Pháp bảo phải có tăng bảo chỉ dẫn, bao gồm việc truyền thụ về tư tưởng và những ảnh hưởng về hành vi. Bởi vậy, Phật giáo sau khi Phật Tổ nhập diệt, đối tượng cúng dường Tam bảo chính là hơi nghiêng về tăng bảo.

  • MỘ VÂN CƯ | 31

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Trông thấy cảnh sinh tử mà làm tổn hại bản thân, đó là kẻ chẳng biết Thiền là thế nào, sợ chết mà bỏ đi chức phận thì sao gọi là Thiền? Đạt tới cảnh giới quên ta và chẳng có ta, mới có thể biểu hiện được tâm Thiền.

  • 32 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    THIỀN HÓA ĐÁ CỨNG

    Hàn Dụ là một người kiên quyết nhất trong nhóm chống lại Phật giáo xưa nay. Đường Hiến Tông sùng tín Phật pháp, nghênh tiếp Xá lợi Phật vào điện cúng dường. Một hôm, ánh sáng chiếu sáng ban đêm trong điện, quần thần đều chúc mừng nhà vua, chỉ có Hàn Dụ không chúc, và nói: “Ánh sáng đó là ánh sáng Thiền Long hộ vệ, chẳng phải ánh sáng của Phật.” Ông nhiếc móc Phật là Di Địch, xúc phạm tới nhà vua, vì thế bị giáng chức làm Thích sử Triều Châu.

    Thiền sư Đại Điên Triều Châu đạo hạnh siêu hạng, được mọi người sùng bái. Vì thế, Hàn Dụ tới gặp với tâm thái đùa giỡn vận mạng. Khi tới, thiền sư nhập thất tọa thiền, vì vậy, phải chờ đợi rất lâu, thị giả thấy Hàn Dụ không chịu đựng nổi, bèn gióng khánh ba tiếng bên tai thiền sư, nói nhỏ với thiền sư rằng: “Hãy định động trước, sau mới trí bạt!”

    Ý nói Thiền định của thiền sư đã lay động tâm ngạo mạn của Hàn Dụ, song giờ nên dùng trí tuệ mới có thể bứt trừ chấp chước của ông. Hàn Dụ nghe thấy lời của thị giả, liền ra lễ cáo từ.

  • MỘ VÂN CƯ | 33

    Về sau, Hàn Dụ trong bụng vẫn bán tín bán nghi, lại tới chỗ thiền sư Đại Điên, hỏi: “Xin hỏi hòa thượng đã bao nhiêu xuân thu rồi?” Thiền sư tay lần tràng hạt đáp: “Bao nhiêu?” Hàn Dụ không hiểu ý nói: “Không biết!”

    Hàn Dụ vẫn không thể hiểu được hàm ý bên trong, ngày sau lại tới thỉnh giáo. Trông thấy một tiểu Sa Di bèn hỏi: “Hòa thượng đã bao nhiêu xuân thu rồi?” Tiểu Sa Di chẳng mở miệng đáp, lại chậc lưỡi ba cái, Hàn Du như lạc trong mù, lại nhập Kệ gặp thiền sư Đại Điên, xin khai thị. Thiền sư vẫn chậc ba cái, Hàn Dụ mới như chợt tỉnh ngộ nói: “Thì ra Phật pháp không có hai, mà đều vậy cả.”

    Hàn Dụ hỏi xuân thu bao nhiêu? Là đứng ở phương diện kinh nghiệm thường thức muốn tính toán về thời gian, thực tế, thời gian luân chuyển không ngừng, vô thủy vô chung, đó có thể nói bao nhiêu? Trong thời gian, không gian vô hạn, sinh mạng không ngừng luân hồi, chặc ba cái, nhằm biểu thị trong sinh mạng vô tận, không chỉ có năng lực khoa môi múa mép, ngoài ngôn ngữ, chữ viết, phải thể chứng Phật pháp bằng thực tế, nhận thức sinh mạng vô tận của bản thân, thấy được diện mục bản lai của mình, tìm kiếm tính vĩnh hằng trong thế giới Đại Thiên.

    Người vốn coi thường Phật giáo là Hàn Dũ từ đó thay đổi thái độ của mình đối với Phật giáo, đồng thời quan hệ rất tốt với thiền sư Đại Điên, hai người thường đàm Thiền luận đạo với nhau. Khi sắp rời Triều Châu, ông từng viết tặng thiền sư câu thơ: “Lại bộ văn chương nhật nguyệt

  • 34 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    quang, Bình sinh trung nghĩa chước nam hoang. Khẳng nhân nhất chuyên sơn tăng thoại, Hoán khước tùng lai thiết tâm tràng.” Đủ thấy thiền có sức cảm hóa sâu sắc, làm chuyển hóa thân thiết đức tính của con người.1

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Thiền cũng có thể khiến cho đá phải gật đầu, biến sắt thép thành nước mềm, đó chính là sức mạnh của Thiền.

    1. Nguyên tắc ẩm thực của tăng lữ Phật giáo – “Lý luận Thuận chính ” nói, thân thể dựa vào ăn, sinh mạng nhờ vào ăn để tồn tại, ăn khiến cho thân tâm thấy sảng khoái. Những thức ăn chính có cơm, mạch, bánh, những đồ ăn phụ có thân cây, lá cây, hoa quả… Phật gia cho rằng, cháo có mười cái lợi về: sắc, lực, thọ, lạc, Từ thanh, Biện, dễ tiêu, trừ phong, tiêu cơ, tiêu khát. Trong quá trình ăn, cũng có quy tắc: giới hạn ba thìa một miếng, thìa thứ nhất mặc niệm: “Nguyện đoạn mọi cái ác”; thìa thứ hai: “Nguyện tu mọi diều thiện”; thìa thứ ba: “Tu thiện căn, hồi hướng chúng sinh, phổ cúng thành Phật”. Trong quá trình ăn còn cấm kỵ: Khi ăn cẩn thận, không được cười nói ồn ào và chụm đầu ghé tai nói những chuyện phiếm. Sau khi ăn phải súc miệng. Quá giờ ăn không được ăn nữa.

  • MỘ VÂN CƯ | 35

    PHÁP LỰC VÔ BIÊN

    Thiền sư Thọ Châu Đạo Thụ người Đường Châu, họ Vấn Thị. Từ nhỏ tìm hiểu sách kinh, khi gần 50 tuổi gặp được cao tăng Dụ Dụ, sau đó bèn xuất gia, bái Minh Nguyệt Sơn Huệ Văn làm thầy.

    Sau thiền sư Đạo Thụ xây một tự viện ở gần Miếu quan của các đạo sĩ.

    Đạo sĩ chẳng buông tha ngôi chùa này, vì thế hằng ngày biến hóa những yêu ma quỷ quái tới làm loạn tăng chúng trong chùa, dọa đuổi họ đi. Hôm nay không hô mưa hoán vũ, thì ngày mai gió dập chớp dồn, thực tế đã có không ít hòa thượng trẻ tuổi bỏ đi. Nhưng, thiền sư Đạo Thụ lại cứ ở đây tới hơn 10 năm mà chẳng hề bị sấm đánh.

    Cuối cùng, phép thuật biến hóa của đạo sĩ cũng dùng hết, nhưng thiền sư Đạo Thụ vẫn không đi, đạo sĩ hết cách, chỉ còn biết rời Đạo quan, chuyển tới một chỗ khác.

    Về sau, có người hỏi thiền sư Đạo Thụ: “Các đạo sĩ pháp thuật cao cường, thầy làm sao thắng được họ vậy?”

    Thiền sư Đạo Thụ đáp: “Ta chẳng có gì thắng được họ, chỉ có một chữ Không mà thắng được họ?”

    “Không, làm gì thắng được họ chứ?”

  • 36 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Thiền sư Đạo Thụ đáp: “Họ có pháp thuật, Có là sự hữu hạn, có tận cùng, có số lượng, có biên giới; còn pháp thuật Không của ta, Không là vô hạn, không có tận cùng, chẳng có số lượng, chẳng có biên giới; quan hệ của Không và Có là lấy bất biến ứng vạn biến. “Bất biến” của ta đương nhiên sẽ thắng được “Vạn biến” rồi.”

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Biến cái phức tạp thành giản đơn, đạm bạc thắng danh lợi thường có thể thấu triệt, lý giải được mọi ý nghĩa chân chính trong cuộc sống. Trong xã hội ham muốn vật chất tột độ hôm nay, biến điều phức tạp thành giản đơn mới có thể làm được việc “Nhập nhi năng xuất, Vãng nhi năng phản”, mới có thể sống một cách tự do, thoải mái, thảnh thơi, phóng khoáng, tự tại.

  • MỘ VÂN CƯ | 37

    NHƯ CHẲNG PHẢI HƯ VÔ

    Có một bà già thường bực mình vì những chuyện nhỏ vặt vãnh. Một hôm bà đi tìm cao tăng để nói về đạo Thiền. Cao tăng sau khi nghe chuyện của bà, bèn dẫn bà tới phòng Thiền, lôi thôi một hồi rồi đi. Bà già tức giận chửi rủa ầm ĩ, chửi hồi lâu, cao tăng cũng chẳng thèm đếm xỉa. Bà lại bắt đầu khẩn cầu, cao tăng vẫn chẳng để ý gì.

    Cuối cùng bà già trầm ngâm, cao tăng tới bên ngoài cửa hỏi: “Người còn giận nữa không?”

    Bà nói: “Ta chỉ giận bản thân mình, ta làm sao lại đến cái nơi ma quỷ này để chịu tối nhỉ?”

    “Đến cả bản thân cũng chẳng chịu tha thứ, làm sao có thể làm được nước ngừng trong tim?” Cao tăng phủi tay áo ra đi.

    Được một lát, cao tăng lại hỏi: “Bà còn bực mình không?”

    Bà nói: “Không bực mình.”

    “Tại sao thế?”

    “Có bực cũng chẳng ích gì!”

    Cao tăng lại ra đi.

  • 38 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Khi cao tăng tới trước cửa lần thứ 3, bà già nói rằng: “Ta chẳng còn giận nữa rồi, vì chẳng đáng để giận.” Cao tăng cười nói: “Bà còn biết đáng hay không đáng, xem ra trong bụng vẫn còn rễ giận.”

    Khi bóng của cao tăng đứng bên ngoài cửa, bà hỏi: “Đại sư, giận là gì nhỉ?” Cao tăng cầm ly trà trên tay đổ xuống đất, bà già trông thấy liền đốn ngộ, khấu tạ ra đi.

    Sinh mạng giống như ly nước trà trên tay cao tăng, chớp mắt trộn lẫn vào bùn đất, thời gian ngắn ngủi như thế, trong cuộc sống có những chuyện vặt vãnh, cũng đâu có đáng bỏ ra thời gian để giận hờn? Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống chẳng những chẳng thể tranh cao thấp, luận bàn việc mạnh yếu, nhưng tranh giành mãi cuối cùng khó phân thắng bại.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Chuyện thế gian cầu chẳng được, không cầu thì được, nên hãy đừng mong cầu. Chỉ không thôi không được, còn phải làm sạch trơn cảnh giới không này, như chẳng phải hư vô, mà tất cả đều là không.

  • MỘ VÂN CƯ | 39

    MẸ DẮT LA CHO CON

    Tu Thiền ngoài tọa thiền còn phải khiêm tốn lắng nghe ngày trước những bậc tổ sư Thiền tông đã tham Thiền ngộ đạo ra sao, rồi họ dạy dỗ đệ tử của mình tu Thiền như thế nào, thái độ sống, cử chỉ lời nói, hành động cho đến phương thức suy xét đối với sự vật của những tổ sư đại đức…

    Thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm (mất năm 993) là một cao tăng thời Tống. Một hôm có vị tăng tu hành hỏi thiền sư Tỉnh Niệm: “Phật là gì?”

    Thiền sư trả lời: “Con dâu mới cưỡi la, mẹ chồng dắt.”

    Ý của thiền sư là, người con dâu mới về nhà chồng chưa lâu ngồi trên lưng la, mà bà mẹ chồng cầm dây của con la, dẫn đường về nhà.

    Như thế, câu trả lời của thiền sư chẳng phải đã đi ngược lại cái “lý thông thường” sao? Trái với “Đạo hiếu” của Trung Quốc. Nếu giải thích rằng, cô con dâu quá mệt hoặc bụng mang bầu, mẹ chồng vì thương con dâu mà cho ngồi trên lưng la, như vậy chẳng phải hợp lý sao? Và kịch

  • 40 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    bản này xem ra làm ấm áp và cảm động lòng người xiết bao!1

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Thiền là trái tim thoát khỏi những ràng buộc về nhân tình thế thái để đạt tới sự suy xét một cách tự do tự tại. Hiểu và giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, có lẽ sẽ thu được kết quả không thể ngờ.

    1. Chùa Bạch Mã - Tự viện Phật giáo đệ nhất Trung Quốc – Chùa Bạch Mã ở Lạc Dương được bắt đầu xây dựng vào năm thứ 10 (năm 67 sau Công nguyên), niên hiệu Vĩnh Bình đời Đông Hán, nằm ở phía đông cách cố đô Lạc Dương 15km. Chùa Bạch Mã là tự viện được cấy trồng cây Bồ đề Phật môn sớm nhất, vì thế mà trở thành Tự viên Phật giáo đệ nhất của Trung Quốc. Các tông phái về Phật giáo ở Trung Quốc rất đa dạng, miếu chùa khắp nơi, nhưng, đệ tử Phật môn xưa nay vẫn công tôn chùa Bạch Mã là “Thích Nguyên”. Tương truyền, vua Hán Minh sai người đi Tây phương cầu Phật, kinh sách đem về được dùng ngựa trắng để thồ, vì thế là lấy tên là “Chùa Bạch Mã”. Trong “Lạc Dương Già Lam ký”, “Thủy kinh chú” đều có ghi chép, chùa Bạch Mã là công trình Phật viện đầu tiên được xây dựng ở Trung Quốc, đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá văn hóa Phật giáo tại Trung Quốc.

  • MỘ VÂN CƯ | 41

    THIỀN LÀ TỰ DO

    Ngày nọ, trên núi bỗng đổ một trận mưa lớn, những hạt mưa to bằng hạt đỗ đánh một cách vô tình xuống mái ngói đã lâu chưa được tu sửa, không lâu Đại điện bắt đầu bị dột.

    “Mau lấy đồ để hứng nước đi!”

    Thiền sư Huệ Huyền la mắng ầm lên. Nhưng, mưa dột tới mức này, chắc ngôi chùa nghèo đến độ đến thùng cũng chẳng có. Song, thực thứ gì cũng không có chăng? Các đệ tử hì hục chuyển rương nghiêng tủ, vẫn chẳng tìm được thứ gì để hứng nước mưa. Trong lúc mọi người đang lục đục mãi, bỗng có một hòa thượng nhỏ lấy một ống tre chạy ra ngoài. Dùng sọt tre để hứng nước?

    Hành vi kỳ cục thế kia chứ! Đương nhiên, không thể nào cứu vãn được tình hình.

    Song, sau khi sự việc xảy ra, thế mà thiền sư Huệ Huyền vô cùng khen ngợi tiểu hòa thượng, rồi nghe nói những đệ tử vội vàng chuyển đồ cạnh đó bị trách mắng một chặp.

    Sở dĩ tiểu hòa thượng được khen là vì thầy ấy chẳng dựa vào bắt cứ cơ sở lý luận nào để suy đoán mà nhanh

  • 42 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    chóng chạy đi lấy sọt tre. Đối với tiểu hòa thượng mà nói, đầu óc thầy lúc ấy chẳng có tồn tại kiến thực thường thức là “sọt tre không thể nào hứng được nước” cả. So với việc nói là hành vi bất thường, chi bằng nói thầy ấy chưa hề bị nô lệ bởi những giới hạn của tri thức thuần túy. Chính vì vậy, cậu là người “tự do”. Thiền coi trọng nhất sự “tự do” này, và thường phải phá bỏ những ràng buộc bởi nhận thức phổ quát; song, nói “phá bỏ những ràng buộc bởi nhận thức phổ quát” cũng đừng bị ràng buổi bởi câu nói này.

    Thiền là sự tự do triệt để, vốn không hề câu nệ bởi vấn đề hình thức của ngồi hay không ngồi. Có tinh thần phù hợp với tự do mới là quan trọng nhất.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Một mực câu nệ bởi hình thức tọa thiền, ngược lại làm mất đi tinh thần chân chính của Thiền. Tinh thần cơ bản của Thiền chính là sự tự do. Giả sử chỉ tọa thiền mà không thể đắc đạo thì chi bằng đừng tọa thiền.

  • MỘ VÂN CƯ | 43

    KHÔNG THỂ ĐEM ĐI

    Có một thiền sư tới nhà một người giàu, chủ nhà sau khi khoản đãi thịnh tình, muốn tặng một thứ quý giá cho thiền sư, vì thế bèn dẫn thiền sư tới trước rương cất giữ của quý.

    Sau khi mở ra thì thấy bên trong có rất nhiều vàng bạc châu báu. Thiền sư hỏi: “Tất cả đều là của anh sao?”

    Chủ nhà đắc ý nói: “Vâng!”

    Thiền sư nói: “Ít quá.”

    Chủ nhà rất ngạc nhiên hỏi: “Thiền sư, chẳng lẽ thầy cũng có?”

    Thiền sư nói: “Của ta nhiều hơn của anh nhiều lắm, không thể tính được.”

    Chủ nhà nói: “Ở đâu?”

    Thiền sư lại nói: “Anh xem, anh có bao nhiêu vàng bạc châu báu mà chẳng dám đem, đeo sợ người trên đường chặt mất tay; cũng chẳng dám để ở nhà sợ người ta trộm mất. Để trong chiếc rương, một tuần tới xem một lần, sờ sờ, đó coi như là của mình, vậy quá giản đơn rồi. Ta tới các tiệm đồ quý, kêu họ lấy ra cho mình xem, sờ nắn, đều là của ta, vậy khác gì anh chứ?”

  • 44 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Thiền sư nói tiếp: “Con người ta thường bị hồ đồ bởi chỗ đó! Không biết dùng những tiền của này để làm việc tốt, không biết thế nào là công đức thực, có thể đem theo đi. Thế Tôn nói chúng sinh ngu si, điên đảo là vì vậy.” Chủ nhà sau khi nghe xong, trong lòng liền ngộ ra.

    Tục ngữ nói: “Tiền của sống không thể đem, chết không thể lấy”. Thiền nói “Của không thể tích, mà phải tán, càng bỏ đi thì càng nhiều thêm, càng nhiều thêm lại càng phải bỏ đi, tuyệt đối không thể giữ, tích trữ lâu sẽ thành bệnh, thành ác.”1

    1. Chùa Hàn Sơn – Tự viện Phật giáo nên thơ nhất Trung Quốc Chùa Hàn Sơn bắt đầu xây dựng năm Lương Thiên Lam (502 – 519), thời Lục triều, ban đầu có tên là “Viện tháp Phổ Minh Diệu Lợi”. Tương truyền năm Trinh Quan (627 – 649) đời Đường, hai danh tăng núi Thiên Đài là Hàn Sơn, Xá Đắc tới chùa này, sau Xá Đắc qua Nhật Bản, Hàn Sơn ở lại chùa giữ chức chủ trì, đổi tên thành chùa Hàn Sơn. Chùa Hàn Sơn là một trong 10 ngôi chùa nổi tiếng của Trung Quốc, nằm ở trấn Phong Kiều, Cửa Xương, thành phố Tô Châu. Nhiều lần xây dựng và nhiều lần bị đổ, kiến trúc hiện tồn là được xây vào cuối thời Thanh, sau khi kiến quốc trải qua trùng tu toàn diện, tượng vàng, cây xanh, trang nghiêm thâm u. Nhà thơ Trương Kế đời Đường tới chùa này viết bài thơ “Phong kiều dạ bạc”: “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên; Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. Từ đó bài thơ này trở thành tuyệt tác thiên cổ, cũng khiến cho tên của chùa Hàn Sơn nổi tiếng khắp nơi.

  • MỘ VÂN CƯ | 45

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Học thiền muốn mở mang trí tuệ, giác ngộ, muốn hiểu chân tướng của sự thực nơi thế gian. Mọi thứ nơi thế gian đều là hư ảo, đúng như Phật nói: “Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân.”

  • 46 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    VÔ TÂM TỰ NHIÊN

    Trịnh Toàn hỏi thiền sư Thần Hội: “Đạo là gì?”

    Thiền sư Thần Hội đáp: “Vô danh là đạo.”

    Trịnh Toàn lại hỏi: “Đạo đã chẳng có tên, tại sao gọi là Đạo chứ?”

    Thiền sư Thần Hội trả lời: “Đạo bản thân chẳng nói gì, gọi là Đạo chỉ vì muốn có câu trả lời.”

    Trịnh Toàn hỏi tiếp: “Đạo đã là tên giả tự đặt, vậy không có tên có phải thực chăng?”

    Thiền sư Thần Hội đáp: “Cũng chẳng phải thực.”

    Trịnh Toàn hỏi tiếp: “Đã không có tên, cũng chẳng phải thực, vậy tại sao nói không có tên là Đạo?”

    Thiền sư Thần Hội lại cười: “Đó đều là vì câu trả lời mới giải thích bằng lời lẽ; nếu không hỏi, trước sau chẳng nói gì.”

    Cuộc sống chính là Thiền, thiền là cuộc sống. Cảnh giới của Thiền là tự chủ, giải thoát, an tịnh. Thiền cũng đem đến cội nguồn hạnh phúc, có thể hiểu thấu đáo ý nghĩa chân thực của Thiền, học cách yên ổn tùy ngộ, thì có thể nắm được chủ đề nhân sinh. Trong xã hội phức tạp vật dục

  • MỘ VÂN CƯ | 47

    lạm phát, có thể biến phức tạp thành giản đơn mới có thể làm được việc “nhập nhi năng xuất, vãng nhi năng phản”, mới có thể sống một cách tự do, sảng khoái, phóng khoáng, thảnh thơi.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Thiền không cho phép có lòng này khác, Thiền chân chính là hành động tự nhiên, vô tâm của bản thân. Tức không chấp lý, chẳng chấp vật, mới là sự thể nghiệm về Thiền một cách chân chính.

  • 48 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    THIỀN NÓI VỀ TÂM TÍNH

    Thiền tông lấy “Vô tướng” làm giáo lý căn bản. “Tướng” là hình dáng và dạng thái của sự vật, hiện tượng, cũng được coi là biểu tượng và khái niệm của quá trình nhận thức. Giáo lý Phật giáo cho rằng, bất cứ sự tồn tại nào, một khi được nắm bắt bởi hình thức nào đó, thì sẽ bóp méo nó. Tức bản chất của sự tồn tại “Chỉ có thể hiểu, không thể nói ra”, nên “mọi cái đều là không”.

    Sơn Cương Thiết Chu tới thăm danh sư. Một hôm, ông gặp hòa thượng Độc Viên ở chùa Tướng Quốc.

    Nhằm bày tỏ ngộ cảnh của mình, ông đắc ý nói với Độc Viên rằng: “Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba đều không. Chân tính của hiện tượng là không. Vô ngộ, vô mê, vô thánh, vô phàm, vô thi, vô thụ.”

    Bấy giờ Độc Viên đang hút thuốc, chưa “mở máy”. Nhưng, bỗng ông cầm ống thuốc lên đánh Sơn Cương Thiết Chu, khiến cho thiền giả trẻ tuổi nay nổi giận đùng đùng.

    Độc Viên hỏi: “Mọi cái đều là không, sao còn giận dữ thế?”

    Thiền tông nói, đứng trên đỉnh núi cao, đi dưới biển nước sâu. Nói vậy, khiêm tốn chính là một yếu tố cơ bản để

  • MỘ VÂN CƯ | 49

    giải quyết vấn đề. Nếu không thể nhận thức được mình một cách trần trụi, vì muốn tỏ ra thì chẳng thể tiếp nhận được trí tuệ. Bởi vậy, muốn trở thành người có trí tuệ chân chính, nhất định phải khiêm tốn.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Tâm thái quyết định mọi thứ, nói tâm tính là vì muốn giải quyết vấn đề. Nếu giải quyết tốt vấn đề về tâm, vấn đề được sản sinh từ chỗ tâm mình mê hoặc này sẽ chẳng còn khiến cho nhân loại mãi mãi đau khổ và phiền muộn nữa.

  • 50 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    ĐỀU CÓ SINH TỬ

    Có vị tiểu hòa thượng rất thông minh. Thầy của cậu có một ly trà vô cùng quý giá, là một bảo bối hiếm có trên thế gian này.

    Trong lúc vô ý tiểu hòa thượng làm vỡ nó, trong lòng cảm thấy vô cùng nao núng. Nhưng, bấy giờ, cậu nghe thấy tiếng bước chân của thầy, liền vội vàng giấu chiếc ly vỡ sau lưng. Khi thầy đi qua trước mặt, cậu bỗng mở miệng hỏi: “Con người ta tại sao nhất định phải chết vậy?”

    Thầy cậu đáp: “Đó là chuyện tự nhiên, vạn vật trên thế gian đều có sinh tử.”

    Bấy giờ, tiểu hòa thượng cầm chiếc ly vỡ nói tiếp: “Ly của thầy tới lúc tử rồi!”

    Thần Gia có câu Kệ nổi tiếng rằng:

    Xuân hữu bách hoa hạ hữu phong, Thu hữu minh nguyệt đông hữu tuyết.

    Nhược vô hàn sự quái tâm đầu, Nhật nhật đô thị hảo thời tiết.

    Nếu trong cuộc sống của chúng ta, chẳng còn để ý tới sự hy sinh của ngoại vật, chẳng còn vì sự so sánh với tha nhân, mà hủy hoại tâm tình khoái lạc quý báu của mình,

  • MỘ VÂN CƯ | 51

    không còn vui buồn vô thường bởi hình thức phong phú muôn màu trong sự bi hoan ly hợp trong cuộc sống… Vậy, cuộc sống của chúng ta còn lý do gì để không hạnh phúc, không sung sướng chứ?1

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Thiền theo đuổi “bản chất tự nhiên, không cần trang sức”, coi cuộc sống là một trạng thái vận động tự nhiên. Cảm thụ thế giới, cảm thụ cuộc sống ban tặng mọi thứ bằng một trái tim ban sơ.

    1. Chùa Huyền Không – Ngôi chùa vô cùng hiểm trở của Trung Quốc Chùa Huyền Không nằm ở dưới chân núi Hằng Sơn, nằm trên

    vách tây trong hang Kim Long giữa hai đỉnh Thiên Phong và Thúy Bình của đỉnh núi chính Hằng Sơn cách phía nam huyện thành Hỗn Nguyên 5km. Theo “Hằng Sơn chí” ghi chép, chùa Huyền Không bắt đầu xây dựng vào hậu kỳ Bắc Ngụy (khoảng từ 471 – 523), đã có lịch sử hơn 1.400 năm. Chùa có hơn 40 gian Điện, Vũ, Lầu, Các, trên vách đục động huyệt, găm bởi các xà cheo leo làm nền, giữa lầu các có đường xuyên ăn thông. Lên lầu ngước nhìn như kề vực sâu; cúi xuống đáy xem, Huyền Không tựa như cầu vồng; trông qua hang cốc, như phượng nhào giữa vách. Trong chùa đục vách làm nền, có hai tòa điện ba tầng mái trên đỉnh núi, hai đầu nam bắc cao sừng sững. Bên trên lại dựng lên hai tầng lầu các hiên chắc nịch, cao thấp so le, vô cùng tinh tế. Từ xưa tới nay, chùa Huyền Không được coi là một kỳ quan của núi Hằng, không hổ thẹn khi trở thành ngôi chùa nổi tiếng của Trung Quốc.

  • 52 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    MỌI SỰ ĐỀU TÙY

    Một người giàu có mời thiền sư Thiên Nhai viết lời chúc hưng vượng bền lâu cho gia tộc mình, để tiện làm báu vật gia truyền, đời đời lưu giữ.

    Thiền sư Tiên Nhai giở ra một tờ giấy rộng, viết: “Phụ tử, Tử tử, Tôn tử.”

    Người giàu đó thấy bỗng nổi giận, nói: “Ta mời thầy viết câu chúc gia thế nhà ta đời đời hạnh phúc! Tại sao thầy đùa giỡn thế?”

    “Chẳng hề đùa giỡn.” Thiền sư Tiên Nhai giải thích, “Nếu con của anh chết trước mặt anh, anh sẽ vô cùng đau đớn. Nếu cháu của anh chết trước mặt anh, vậy anh và con anh đều đau khổ muốn chết. Nếu người nhà anh đời đời đều chết theo thứ tự của ta viết, vậy gọi là được hưởng trọn tuổi trời. Ta cho rằng đó chính là sự hưng vượng thực sự.”

    Thiền tông cho rằng, bất kể có thể cảm nhận được hay không, sự tồn tại của loài người không thể xa rời tự nhiên. Một người càng cảm nhận được cái tôi, muốn bản thân đạt tới một sự hoàn mỹ không thể, thì càng xa rời trung tâm của sự tồn tại một cách kịch liệt.

  • MỘ VÂN CƯ | 53

    Bởi thế, làm việc, mọi cái đều có nhân quả, mọi thứ đều là tự nhiên. Mọi sự đều tùy, hà tất phải khổ sở mưu cầu sự hoàn mỹ hư vô thế?

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Thiền đòi hỏi phải thanh tâm quả dục, tu thân dưỡng tính, mọi thứ thuận theo tự nhiên, bất tất câu nệ vào bất cứ hình thức nào. Chỉ cần tâm có lòng thiện, lời nói, việc làm thuận theo tâm mình, vậy, việc xuất gia, thụ giới, cấm dục, kính Phật… đều chẳng cần thiết nữa.

  • 54 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    HỘI TÂM ĐỐN NGỘ

    Thiền nói, mâu thuẫn giữa chủ quan và khách quan là cội nguồn của khó khăn, khổ não. Hoàn cảnh khách quan bên ngoài là mãi mãi bất biến, khó khăn thực sự là thế giới “chủ quan” của bản thân. Muốn diệt trừ nó, phải bỏ đi vấn vương, yên ổn thân tâm.

    Có vị hòa thượng hỏi thiền sư Dược Sơn rằng: “Làm thế nào mới có thể không bị mê hoặc bởi các điều kiện bên ngoài?”

    Thiền sư Dược Sơn nói: “Hoàn cảnh bên ngoài có liên quan gì đến thầy chứ? Nó làm sao có thể làm khó thầy được?”

    Vị hoà thượng này nói: “Đó thực là điều tôi không thể hiểu nổi!”

    Thiền sư Dược Sơn nói: “Thực ra là thầy đang mê hoặc mình đó!”

    Điều Thiền cần phải có là ngộ tính và sự thể nghiệm của con người, là chỗ huyền diệu nội tại của con người, là tư duy con người được triển khai ở một tầng khác cao hơn. Dù cho chẳng tin Phật, cũng có thể tham thiền trong cuộc sống, ngộ ra nụ cười của sinh mạng, đốn ngộ, hiểu được

  • MỘ VÂN CƯ | 55

    lòng mình. Kỳ thực, Thiền chẳng phải thứ gì quá huyền hoặc, thần bí, trong cuộc sống đâu đâu cũng có Thiền ý, hãy dựa vào bản thân để cảm nhận, hiểu và nắm bắt.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Đúng như: Nhàn lai vô sự bất tùng dung, Thụy giác đông song nhật dĩ hồng. Vạn vật tịnh quan giai tự đắc, Tứ thời giai hưng dữ nhân đồng. Đạo thông thiên địa hữu hình ngoại, Tự nhập phong vân biến thái trung. Phú quý bất dâm bần tiện lạc, Nam nhi đáo thử thị hào hùng.

  • 56 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    TỪ BI CHẲNG DỄ

    Sắp hết năm, thiền sư Phật Quang đang đi vân du hành hương, đêm trừ tịch cuối cùng vội trở về đạo tràng Bắc Hải của đệ tử Bình Toại ăn tết. Thiền sư đầy mình phong trần về tới trước chùa, chỉ thấy trong chùa một màu tối thui, giơ tay gõ cửa chẳng có tiếng trả lời, trong bụng nghĩ chắc Bình Toại ra ngoài chưa về, bất đắc dĩ ngồi khoanh chân tọa thiền trước chùa đợi. Một lát, thị giả đi cùng không chịu được nữa bèn vào chùa tìm khắp chốn, cuối cùng phát hiện thấy cánh cửa trong không khóa. Thị giả tay ngắn, khỏe leo tường vào, và mở cửa mời thiền sư vào. Thiền sư Phật Quang sau khi vào, quay mình nói với thị giả: “Khóa ngược hết các cửa trở lại đi.”

    Khoảng chừng thắp hết hai cây nhang, Bình Toại cuối cùng về tới chùa, lấy chìa khóa từ trong bụng mở cửa nhưng chẳng thể mở được, Bình Toại bực mình tự nói: “Kỳ lạ thật, chiếc chìa khóa này rõ ràng chẳng nhầm, làm sao lại chẳng mở được? Trừ phi là chiếc cửa này lâu quá rồi không sử dụng được nữa, bởi thế bị rỉ sét mà mở không được.” Bình Toại nhẫn nại mở thêm lần nữa, chiếc cửa đó vẫn ngoan cố đóng im ỉm, bất đắc dĩ chỉ còn biết vén quần lên phá một chiếc cửa nhỏ bên nhà xí để vào. Đâu biết đầu

  • MỘ VÂN CƯ | 57

    vừa mới thò vào bên trong, bỗng trong bóng tối phát ra một âm thanh vừa trầm, vừa đục, hỏi: “Ngươi là ai? Leo cửa vào làm gì?” Bình Toại thất kinh, ngã xuống, hay là mình vào lầm nhà?

    Thiền sư Phật Quang dọa đệ tử kinh hồn bạt vía, ra lệnh thị giả nhanh chóng mở cửa, đón Bình Toại vào. Bình Toại vừa nhìn thì ra là thầy đã về, vội ra lễ: “Thầy! Vừa rồi đệ tử sợ hết hồn, âm thanh nhẹ vừa rồi của thầy giống như tiếng sư tử, khiến đệ tử thực chẳng biết ai là chủ? Ai là khách nữa.”1

    1. Chùa Thiếu Lâm – Ngôi chùa Phật giáo võ học đệ nhất Trung Quốc – Chùa Thiếu Lâm được sáng lập vào năm thứ 19 Thái Hòa (459) thời Bắc Ngụy. Vì, chùa nằm ở khu vực rừng rậm núi Thiết Thất, nên gọi là “Thiếu Lâm”. Chùa Thiếu Lâm là nơi phát tích Phật giáo Thiền tông của Trung Quốc, nên cũng gọi là “Thiền tự Thiếu Lâm” và “Đại Thiếu Lâm”. Từ năm Chính Quang tới Hiếu Xương thời Bắc Ngụy, tăng nhân Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma tới Trung Quốc, tu thiền ở núi Sùng, chùa Thiếu Lâm. Ông thu nạp đệ tử, truyền thụ Thiền tông, theo truyền thuyết Đạt Ma từng ở Trung Sơn Diện Bích 7 năm, vì thế mà lưu giữ lại hình ảnh trên đá. Trong chùa có 204 hình võ tăng đi quyền, tọa thiền, niệm kinh, luyện công, tiểu hồng quyền, Đại hồng quyền, Lục hợp quyền, Thông tí quyền, La Hán quyền, Triêu dương quyền, hình tướng sống động như thực, đặc biệt là 13 côn tăng cứu vua Đường, hòa thượng Tiểu Sơn đời Minh làm thống soái bình định giặc Oải (Nhật), là một trong những lý do quan trọng khiến chùa Thiếu Lâm trở thành một ngôi chùa bậc nhất về võ học.

  • 58 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Từ bi thực chẳng dễ làm, kỳ thực giả sử hoán đổi ta và người thì dễ làm từ bi rồi. Theo quan niệm của Thiền, ngộ đạo, từ chỗ không phân biệt mà quên mất mình, đó có thể vượt qua biển khổ sinh tử.

  • MỘ VÂN CƯ | 59

    NGÔN NGỮ NGÓN TAY

    Sa Di Nam Lợi hằng ngày thấy các sư huynh sớm tối tới thiền đường tham thiền, trong lòng rất muốn, bèn lấy dũng khí tới xin thiền sư Mặc Lôi cho phép cậu cũng có thể vào thiền đường tham thiền. Thiền sư Mặc Lôi nói: “Học Thiền phải dụng tâm, tuyệt đối không thể vui đùa, chọc giỡn, với tuổi tác còn nhỏ như con thực chưa thích hợp, chờ lớn ít nữa hãy tính!”

    Sa Di Nam Lợi không chịu dừng lại, vẫn khẩn cầu nói: “Thiền sư! Con nhất định có thủy có chung, xin hãy cho con cơ hội.”

    Thiền sư Mặc Lôi bất đắc dĩ chỉ còn biết đồng ý nói: “Được! Chú ý nghe, con có thể nghe thấy tiếng vỗ của hai tay, bây giờ con vào thiền đường, hãy dùng âm thanh của một tay cho thầy.”

    Sa Di Nam Lợi sau khi cúc cung rồi vào Pháp đường, dụng tâm để suy xét vấn đề đó. Cậu nghe thấy tiếng đàn không biết từ nơi nào vọng đến từ cửa sổ, bèn vui mừng nói: “Ta biết rồi!” Vì thế liền tới trước thiền sư tấu lại tiếng mà mình nghe được cho thiền sư nghe.

    Thiền sư Mặc Lôi nói: “Chẳng phải! Chẳng phải! Đó chẳng phải là ngôn ngữ của bàn tay.”

  • 60 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Nam Lợi nghĩ bụng: vậy âm nhạc đó có lẽ sẽ phải đánh chen vào, vì thế bèn chuyển tới một nơi khá xa, suy xét “ngôn ngữ của bàn tay” là thế nào, bỗng nghe thấy tiếng nước rơi, liền chạy tới trước thiền sư, mô phỏng lại tiếng nước rơi.

    Sau khi thiền sư Mặc Lôi nghe rồi nói: “Đó là tiếng nước rơi, không phải là tiếng của bàn tay. Làm tiếp đi!”

    Sa Di Nam Lợi chỉ còn biết gõ mõ, lắng nghe tiếng của bàn tay, chẳng hề được gì. Hằng ngày cậu nghe tiếng gió, tiếng ve, tiếng côn trùng, tiếng cú mèo kêu. Ba năm nay, chạy đi chạy lại chỗ thiền sư Mặc Lôi hàng mấy chục lần, đều bị từ chối, rốt cuộc ngôn ngữ của bàn tay là gì nhỉ? Cậu để ý tâm Thiền, cuối cùng rơi vào thiền định thực sự mà vượt qua được mọi thanh âm.

    Cuối cùng Sa di Nam Lợi nói: “Thì ra âm thanh trên thế gian đều vô thường, chỉ có ngôn ngữ của bàn tay, thứ âm thanh không tiếng mới là “Ngôn ngữ của bàn tay”.

    “Các ngón tay đan vào nhau sẽ có âm thanh, một bàn tay sẽ có âm thanh gì?” Đó là công án nổi tiếng của thiền sư Bạch Ẩn sáng lập thời kỳ đầu, cũng có thể nói, hai ngón tay khi gõ vào nhau sẽ phát ra âm thanh, nhưng đối với Thiền giả mà nói, làm thế nào nghe được âm thanh phát ra từ bàn tay không có sự cọ sát?

    Dụng ý của thiền sư Bạch Ẩn nằm ở chỗ thẩm thấu công án vô nghĩa này khiến cho con người ta đi thẳng vào thế giới không thể nào phân biệt. Thiền sư Bạch Ẩn từng

  • MỘ VÂN CƯ | 61

    đưa công án “Triệu Châu vô tự” của thiền sư Pháp Diễn vị tổ thứ 5 và thiền sư Đại Huệ cho người mới học tu hành. Nhưng, “vô tự” khá khó dẫn tới chỗ nghi ngờ, vì vậy mới đề xuất công án “bàn tay”, để người tu hành quyết tâm tham cứu, kết quả khá dễ đưa người tu hành tới được cảnh giới ngộ. Thiền sư Mặc Lôi sau khi dạy học Sa Di Nam Lợi cách thức ngộ đạo, cuối cùng có tác dụng thực sự.1

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Sự tồn tại của một bàn tay là tự nhiên, dù rằng thế giới hoàn toàn tĩnh lặng, người có tâm Thiền cũng có thể nghe được âm thanh tĩnh lặng, đó chính là “ngôn ngữ của bàn tay”. Trong thế giới ồn ào, chúng ta không thể nghe được gì chứ?

    1. Chùa Linh An – Ngôi chùa thần kỳ nhất Trung Quốc – Bắt đầu xây dựng vào thời Đông Tấn (326), tới nay đã hơn 1.600 năm, là một trong 10 ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng Trung Quốc, nằm ở phía tây của Tây Hồ, giữa đỉnh Bắc Cao và Phi Lai. Công trình kiến trúc chủ yếu trong chùa Linh Ẩn có điện Thiên Vương và Đại Hùng Bảo điện. Tượng Phật Di Đà ở chỗ vào Điện Thiên Vương đã có trên 200 năm, tượng Thiên thần Hộ Pháp Húy Đà là tác phẩm được tạo tác bởi nguyên cả cây gỗ Hương Chương thời Nam Tống. Tượng Ni Tượng Tọa tinh tế mà trang nghiêm. Hai bên điện chia ra làm tượng “Nhị thập chư thiên” và “Thập nhị Viên Giác”, dáng vẽ khác biệt, sinh động như thực. Hai bên sau điện có quần thể tạo tác hải đảo lập thể, tổng cộng có hơn 150 pho phù điêu. Sự xuất hiện của hòa thượng Tế Công có những nghiệm chứng rằng chùa Linh An quả thực là có “Tiên Linh sở ẩn”.

  • 62 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    TY CHUNG SÂM ĐIỀN

    Chung (chuông) là hiệu lệnh trong tự viện, chùa chiền Phật giáo. Tiếng chuông sớm mai là trước gấp sau chậm, nhằm đánh thức mọi người, sau đêm dài đã qua và đừng tiếp tục ngủ say nữa. Còn tiếng chuông buổi tối là trước chậm, sau gấp nhằm nhắc nhở mọi người buông tay, nghỉ ngơi! Vì thế, một ngày làm việc nghỉ ngơi ở chùa chiền được bắt đầu bằng tiếng chuông, kết thúc bởi tiếng chuông.

    Một hôm, thiền sư Dịch Thượng tỉnh lại sau khi nhập định đúng lúc từng hồi chuông gióng lên, thiền sư rất chú ý lắng tai nghe, chờ tiếng chuông vừa ngừng, không nhịn được gọi thị giả, hỏi: “Người của Ty chung sáng sớm là ai thế?”

    Thị giả đáp: “Là một Sa di mới tới học tập.”

    Vì thế, thiền sư Dịch Thượng muốn thị giả gọi Sa Di đó tới, hỏi: “Con sáng nay khởi chung trong tâm trạng thế nào vậy?”

    Sa Di chẳng biết tại sao thiền sư hỏi mình như vậy, bèn trả lời: “Chẳng có gì đặc biệt cả! Chỉ vì phải đánh chuông vậy thôi.”

  • MỘ VÂN CƯ | 63

    Thiền sư Dịch Thượng nói: “Không nhất định chứ? Khi con đánh chuông, trong lòng nhất định nghĩ gì rồi? Vì, thầy nghe tiếng chuông hôm này âm thanh vô cùng sáng sủa, cao quý, đó phải là người chính tâm thành ý mới biết phát ra tiếng như vậy.”

    Sa Di nghĩ đi nghĩ lại, sau cùng nói: “Bẩm thầy! Kỳ thực cũng chẳng có ý gì, chỉ là khi con chưa xuất gia tham học, gia sư thường cảnh giới con, khi đánh chuông phải nghĩ chuông tức là Phật, phải thành kính, trai giới, kính chuông như Phật, khởi chung với tâm thiền như nhập định và tấm lòng lễ bái.”

    Thiền sư Dịch Thượng nghe rồi vô cùng hài lòng, nhắc nhở mãi: “Về sau xử lý sự việc, đừng có quên rằng đều phải giữ tấm lòng Thiền như khi khởi chung sáng nay nhé.”

    Vị Sa Di này từ nhỏ đã rèn luyện thành thói quen cung kính, cẩn trọng, không chỉ khởi chung, làm bất cứ việc gì, nghĩ bất cứ điều gì, đều nhớ sự khai thị của thầy Tích Độ và thiền sư Dịch Thượng, duy trì tâm Thiền ty chung và thầy chính là thiền sư Sâm Điền Ngộ Do về sau.1

    1. Tín ngưỡng Phật giáo phải ăn chay sao? Mặc dù ăn chay là việc Phật giáo cổ súy, nhưng không hề yêu cầu mọi tín đồ không thể không ăn chay. Ăn chay là nét đặc sắc trong Phật giáo Đại thừa, là nguyên cớ từ bi mọi chúng sinh hữu tình, bởi vậy, các nước Phật giáo ở khu vực Đông Nam Á và những Tì Kheo xuất gia đều không kiêng việc ăn chay; Lạt Ma Tây Tạng không nhất thiết phải

  • 64 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Một ngày làm hòa thượng, một ngày gõ chuông, làm một hòa thượng tốt thì phải khởi chung nghiêm túc. Điều đơn giản thường hàm chứa những đạo lý lớn sâu sắc.

    ăn chay, nhưng không tự mình sát sinh. Vì, điều thứ nhất trong ngũ giới chính là “Không sát sinh”, sau khi tin Phật, nếu có thể thực hành việc ăn chay, thế thì tốt nhất, nếu vì gia đình và những khó khăn về xã giao, không ăn chay cũng chẳng sao, nhưng không được tự mình giết chóc, cũng không thể chỉ huy người khác giết chóc. Mua cá đã giết về nhà vậy chẳng sao.

  • MỘ VÂN CƯ | 65

    TÂM NHƯ ĐÀI GƯƠNG SÁNG

    Thiền sư Hoằng Nhẫn tổ thứ 5 của Thiền tông tuyên bố phải truyền y bát, tuyển chọn người kế vị, gọi mọi người bày tỏ tâm đắc.

    Bấy giờ, một thầy tên là Thần Tú ở chỗ Thượng tọa đầu tiên viết một bài Kệ lên tường: “Thân thị bồ đệ thụ, tâm như minh kính đài. Thời thời cẩn phất thức, Mạc sử nhạ trần ai.” Một người sàng gạo dưới xưởng sau khi thấy lời lẽ trong bài kệ của Thần Tú, cũng viết một bài Kệ: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai!” Về sau người làm công này kế thừa y bát. Ông chính là Huệ Năng, vị tổ thứ 6 của Thiền tông.

    Thiền sư Huệ Năng nói: Bồ đề vốn chẳng có cây, Gương sáng cũng không hề có đài. Bổn lai chính là một vật hư vô, đâu có bị nhiễm bụi trần ai?

    Đương nhiên, cảnh giới của thiền sư Huệ Năng không phải người thường có thể đạt được, mà câu kệ “Thân thị bồ đệ thụ, tâm như minh kính đài. Thời thời cẩn phất thức, Mặc sử nhạ trần ai” của Thần Tú nói là: bản thể của chúng sinh chính là một cây trí tuệ được giác ngộ, tâm hồn chúng sinh giống như một đài gương sáng trong. Phải không

  • 66 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    ngừng lau chùi nó, không để cho bụi bám dơ dáy che khuất ánh sáng của nó.

    Có lẽ vì ý này thích hợp với người phàm chúng ta. Chúng ta sống trong xã hội hiện đại phồn tạp, danh đến lợi đi, bài Kệ này thực là một liều thuốc hay để chúng ta chiến thắng phiền não của bản thân, giải trừ đau khổ trong lòng, đạt được sự giải thoát. “Thời thời cẩn phất thức, Mạc sử nhạ trần ai” là một thái độ nhân sinh tích cực, là một cách siêu thoát bỗng ngẩng cao đầu thở vài hơi trong bùn đất hiện thực, là một sự chọn lọc sau khi đã nắm chắc được bản chất của mình trong thế giới.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Chỉ có “Thời thời cẩn phất thức, Mạc sử nhạ trần ai”, chúng ta mới có thể có được một trái tim bình thường, gặp việc gì cũng nghĩ thông, nhìn thấu, cầm được lên, buông được xuống, xử thế rõ ràng, làm người rộng rãi, mặc dù yêu nhục mà chẳng ngại, ô danh không hề chấp.

  • MỘ VÂN CƯ | 67

    MƯỜI ĐIỀU HỐI HẬN

    Có một Học tăng hỏi thiền sư Vân Cư rằng: “Mỗi việc đệ tử làm, sau khi làm xong thường không tránh khỏi hối hận, xin hỏi thầy, tại sao con có nhiều điều ăn năn như thế?”

    Thiền sư Vân Cư đáp: “Con hãy nghe mười điều sám hối của ta đã:

    Thứ nhất: hối hận vì gặp thầy mà chẳng học

    Thứ hai: hối hận vì gặp người hiền mà chẳng kết giao

    Thứ ba: hối hận vì không hiếu với cha mẹ

    Thứ tư: hối hận vì bất trung với chủ

    Thứ năm: hối hận vì thấy việc nghĩa mà chẳng làm

    Thứ sáu: hối hận vì thấy nguy không cứu

    Thứ bảy: hối hận vì có tiền không bố thí

    Thứ tám: hối hận vì không yêu nước,

    Thứ chín: hối hận vì không tin nhân quả

    Thứ mười: hối hận vì không tu đạo

    Mười loại hối hận này, con thuộc loại nào?”

  • 68 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    Học tăng gãi gãi đầu, bất đắc dĩ nói: “Thầy! Xem ra những hối hận này đều là bệnh của con cả!”

    Thiền sư Vân Cư nói: “Con đã biết là bệnh, thì phải chữa trị nhanh lên chứ!”

    Học tăng hỏi: “Con vì không biết cách chữa, nên khẩn cầu thầy từ bi khai thị!”

    Thiền sư Vân Cư khai thị rằng: “Con chỉ cần đổi tất cả chữ Không trong mười điều hối hận này thành Phải thì được rồi, chẳng hạn: “Gặp thầy phải học, gặp người hiền phải kết giao, đối với cha mẹ phải hiếu, đối với chủ phải trung, gặp việc nghĩa phải làm, thấy nguy phải cứu, có tiền tài phải bố thí, yêu nước phải kiên trinh, nhân quả phải tin, đạo Phật phải tu.” Liều thuốc này có 1 chữ, con phải chăm chỉ uống!”

    Thói quen xấu của con người thường là chưa tới được Hoàng Hà đã nản lòng, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, giả sử có thể cẩn thận từ đầu, sẽ chẳng phải ân hận sau khi việc đã rồi.1

    1. “Vô ngã” là gì? “Ly hữu tình nghĩa”, “Ỷ tha khởi nghĩa” và “Vô động tác nghĩa” đều nói lên đạo lý vô ngã. Con người và mọi sinh vật hữu tình đều được gọi là có tình. Thuyết nguyên khởi thì cho rằng mọi cái gọi là “hữu tình”, chẳng ngoài sự kết hợp của các loại thực vật và yếu tố tinh thần, cứ xét từ yếu tố tâm lý, tổ chức hữu tình chia làm Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật giáo cho rằng hữu tình không phải là thể độc lập đơn nhất, mà là hợp thể của nhiều yếu tố, mà bất cứ yếu tố nào cũng tùy duyên mà sinh diệt, bởi vậy, không thể tìm được một “hữu tình” độc lập cố định

  • MỘ VÂN CƯ | 69

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Kinh nói rằng: “Bồ đề úy nhân, Chúng sinh úy quả.” Chúng sinh thường hối hận khi quả báo đến, nếu có thể cho phép khẳng định việc đáng làm trước, tức sau sẽ không hối hận.

    trong sự chi phối của thân tâm, cũng không thể tìm được sự tồn tại của “ngã”. Đó chính là lời giải thích đơn giản về vô ngã.

  • 70 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    CÚNG QUẢ NHÂN QUẢ

    Khi lão phương trượng lấy xuống những quả cúng trên bàn Phật xuống chia cho các tăng lữ, có tăng lữ lại không được.

    Một hòa thượng hỏi: “Tại sao tôi không được quả cúng?”

    Phương trượng nói: “Mùng 3 tháng giêng có tuyết lớn, thầy dậy muộn, không tham gia cào tuyết; mùng 3 tháng 2 đi hóa duyên, trở về sớm nhất, lại tay không trở về.”

    Một năm khác vào dịp 50 của lão hòa thượng cũng hỏi: “Tôi tại sao cũng không được quả cúng?”

    Phương trượng nói: “Đối với những tăng lữ mới đến, thầy chẳng tận tâm tận sức, chỉ quan tâm tới việc tu thân dưỡng tánh của mình. Đối với câu hỏi của một thí chủ trả lời qua loa, bôi bác, làm phụ lòng tin, tôn trọng của thí chủ, có hay không phẩm chất của người xuất gia.”

    Về sau, tăng lữ chùa đó đều đổi tên quả cúng thành “nhân quả”.

  • MỘ VÂN CƯ | 71

    Gắng cầu nhân quả cũng là một thứ bi ai chấp chước, khó khăn vì bụng dạ, không được đáp ứng thì không đắc giải.

    Nhược điểm của con người là nhìn người dễ, nhìn mình khó, muốn đối diện với vấn đề của người khác lại không muốn đối mặt với vấn đề của mình. Sở dĩ không thể thay đổi được bản thân là vì không muốn thay đổi. Nhưng, con người thường thích tìm hiểu những vấn đề chẳng hề có liên quan gì đến bản thân, tự chuốc phiền não, oán người trách trời. Nếu có thể xử lý hiển nhiên, nhất định sẽ tự giải được vấn nạn.

    TRÍ TUỆ THIỀN:

    Nhân quả báo ứng, chẳng giống như dựng cây trông bóng mà anh tưởng tượng, sống chết luân hồi, thiện ác phân minh, cuối cùng có báo ứng.

  • 72 | Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 2)

    ÁO CUỘN TRÂN CHÂU

    Những câu chuyện về Thiền thường làm người