Ủy ban nhÂn dÂndaibieudancukontum.gov.vn/uploads/files/2_ bc ktxh 6... · web viewỦy ban...

33
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 178 /BC- UBND Kon Tum, ngày 24 tháng 6 năm 2020 BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu, kinh tế - xã hội nước ta những tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là tỉnh miền núi, biên giới, kết cấu hạ tầng còn yếu kém như tỉnh Kon Tum. Song, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 1. Phát triển kinh tế 1.1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 6.112 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 5,61%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,96%; Thương mại - Dịch vụ tăng 4,98%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,09%. Trong 8,1% tăng trưởng chung, khu vực Nông – Lâm – Thủy sản đóng góp 0,65 điểm phần trăm, khu vực Công nghiệp – Xây dựng đóng góp 4,65 điểm phần trăm và khu vực Thương mại – Dịch vụ đóng góp 2,7 điểm phần trăm. 1.2. Phát triển các ngành kinh tế a) Nông - Lâm - Thủy sản

Upload: others

Post on 10-Aug-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH KON TUM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 178 /BC-UBND Kon Tum, ngày 24 tháng 6 năm 2020

BÁO CÁOTình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm;

phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu, kinh tế - xã hội nước ta những tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là tỉnh miền núi, biên giới, kết cấu hạ tầng còn yếu kém như tỉnh Kon Tum. Song, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 20201. Phát triển kinh tế1.1. Tăng trưởng kinh tếTổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 6.112 tỷ

đồng (giá so sánh 2010), tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 5,61%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,96%; Thương mại - Dịch vụ tăng 4,98%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,09%.

Trong 8,1% tăng trưởng chung, khu vực Nông – Lâm – Thủy sản đóng góp 0,65 điểm phần trăm, khu vực Công nghiệp – Xây dựng đóng góp 4,65 điểm phần trăm và khu vực Thương mại – Dịch vụ đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

1.2. Phát triển các ngành kinh tếa) Nông - Lâm - Thủy sản- Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm tính đến ngày 31 tháng 5 năm

2020 là 10.182 ha, đạt 96,2% kế hoạch và bằng 95,7% so với cùng kỳ; Ước 6 tháng đầu năm 2020 diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 10.221 ha, đạt 96,6% so với kế hoạch và bằng 96,09% so với cùng kỳ năm trước(1). Thực hiện chuyển đổi vụ Đông xuân 2019-2020 sang trồng các loại cây trồng khác là 252,92 ha(2). Hiện xảy

1() Trong đó: Diện tích gieo trồng cây lương thực ước đạt 7.768 ha, đạt 98,73% kế hoạch và bằng 98,75% so với cùng kỳ. Mặt khác, diện tích lúa bị hạn là 374,4 ha (bị ảnh hưởng giảm năng suất trên 70%: 170,16 ha; giảm năng suất từ 50-70%: 6,22 ha; giảm năng suất từ 30-50%: 183,76 ha; giảm năng suất dưới 30%: 14,25 ha).Ngoài ra, trước diễn biến tình hình dịch bệnh covid 19 trong nước đã ảnh hưởng đến mức độ đầu tư thâm canh tăng năng suất của người dân. Do vậy, năng suất ước đạt 48,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 33.933 tấn. Thị trường tiêu thụ khó khăn nên người dân giảm mức độ đầu tư thâm canh tăng năng suất, tuy nhiên năng suất, sản lượng giảm không đáng kể.2() Trong đó: Diện tích trồng sắn là: 158,4 ha; diện tích trồng ngô là: 23,0 ha; diện tích trồng rau đậu đỗ các loại: 22,8 ha; diện tích trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi: 19,8 ha; diện tích cây lâu năm: 6,5 ha; chuyển đổi các loại cây khác: 22,7 ha; diện tích chuyển đổi trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: 4,8 ha.

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

2

ra khô hạn, thiếu nước với tổng diện tích là 1 .051,71 ha(3). Trước tình hình hạn hán kéo dài, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời triển khai các biện pháp chống hạn nhằm đảm bảo việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân 2019-2020, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước(4); Công tác phòng, chống dịch Lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi được triển khai kịp thời, đến nay cơ bản được khống chế(5); các dịch bệnh phát sinh trên cây trồng đã kịp thời phát hiện và xử lý(6).

- Các sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay, tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh đạt 74.198 ha; diện tích cà phê 21.629 ha; Sâm Ngọc Linh khoảng 629,71 ha(7); rau, hoa, quả xứ lạnh khoảng 150 ha; diện tích sản xuất các loại cây trồng theo hướng an toàn, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng quy mô, tăng về số lượng và chất lượng(8); các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới bước đầu đã được ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi(9). Một số loại cây dược liệu như Sâm Ngọc Linh, Đảng Sâm, Đương quy, Đinh lăng…có tổng diện tích trồng khoảng 1.531,26 ha(10), trong đó, Sâm Ngọc Linh có sản lượng đạt khoảng 148,5 tấn (chưa tính Sâm Ngọc Linh do

3() Trong đó: tổng diện tích lúa: 374,4 ha; Diện tích cây công nghiệp (cây cà phê, cao su ...): 673,8 ha; rau màu các loại: 1,52 ha và cây trồng khác: 2 ha.4() Tại Kế hoạch số 3297/KH-UBND ngày 11/12/2019 và Văn bản số 686/UBND-NNTN ngày 09/3/2020.5() Bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Tính từ đầu năm 2020 đến ngày 30/5/2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi/ 13 thôn/ 13 xã thuộc 07 huyện, thành phố.Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 236 con lợn với 10.584kg tổng trọng lượng. Lũy kế đã tiêu hủy 7.390 con lợn/tổng trọng lượng 340.332 kg/1.358 hộ chăn nuôi/175 thôn, làng/62 xã, phường/10 huyện, thành phố. Đến nay dịch bệnh đã được dập tắt hoàn toàn, các ổ dịch qua 30 ngày và không phát sinh ổdịch mới. Trong 06 tháng đầu năm 2020 dịch LMLM xuất hiện tại 03 xã/02 huyện thánh phố(xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei; xã Đoàn Kết, Ia Chim, thành phốKon Tum). Tổng số gia súc mắc bệnh là 266 con trâu bò, số gia súc được điều trị khỏi là 265, chết và tiêu hủy 01 con. Đến ngày 13/5/2020 con gia súc cuối cùng tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum đã được chăm sóc và điều trị khỏi bệnh về triệu chứng lâm sàng, đến nay không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh mới.6() Kết quả điều tra, phát hiện sâu bệnh trên cây trồng: cây lúa: tuyến trùng hại rễ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, …phát sinh ở mức độ thấp không đáng kể;6 hadiện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá virus, tuy nhiên đã được nhổ bỏ tiêu hủy tàn dư. Bệnh chổi rồng tồn tại rải rác mức độ thấp; phun thuốc phòng trừ sâu keo trên diện tích 1,5 ha ngô, đến nay, mật độ sâu keo giảm hẳn, không ảnh hưởng đến năng suất; Thực hiện phát quang, thu gom thực bì và đốt để tiêu diệt nguồn sâu non và kén ong ăn lá thông phát sinh trên diện tích 30 ha thông trồng năm 2001 - 2003 thuộc Tiểu thu 143, 156, 157 địa bàn xã Đăk Dục. Hiện tại, cây thông đã ra lá non và phục hồi trở lại và không bị ảnh hưởng...7() Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung đặt cách giống sâm Ngọc Linh vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; tổ chức rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch và vùng chỉ dẫn địa địa lý "Ngọc Linh" để thu hút đầu tư phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh tập trung quy mô lớn; gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển dược liệu dưới tán rừng.8() Đến nay, người dân đã nhân rộng và phát triển được khoảng gần 50 ha sản xuất rau và 14 ha trồng cây ăn trái (cam, bơ, bưởi, thanh long ruột đỏ) theo tiêu chuẩn VietGAP, có ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, tự động; hơn 1.000 ha sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ,RFA,Faitrade.; diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 7.051,7 ha. Ngoài ra, có một số dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp tại huyện Kon Plông đã áp dụng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Viet Gap, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao (như nhà màng, hệ thống tưới,…),...., hiện nay có khoảng 118 ha sản xuất các sản phẩm rau, củ, quả các loại như: bí nhật, bắp sú, cà chua bi, dâu tây, cà rốt, khoai tây, súp lơ, xà lách,…. và có khoảng 200ha phát triển các loại cây ăn quả như: Cam, Bưởi, Chanh, Bơ, Chuối,.... Công ty CP Đường Kon Tum ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mía, nâng năng suất mía lên 80-100 tấn/ha;.....9()Như công nghệ chuồng trại khép kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động; xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường bằng công nghệ khí sinh học (biogas); sử dụng các chế phẩm vi sinh trong công nghệ xử lý đệm lót sinh học ở một số trang trại, gia trại chăn nuôi; Đến nay đã có 10 trang trại nuôi heo khép kín; 26 hộ chăn nuôi gia cầm tập trung có quy mô tối thiểu là từ 200 con gia cầm. Ngoài ra có hàng nghìn hộ gia đình chăn nuôi sử dụng hầm biogas; Tổ chức thụ tinh nhân tạo cho 2.288 con bò cái (Trong đó bò cái có chửa là 2.024 con; bò đang theo dõi 28 con) và luỹ kế bê con sinh ra từ 2016 đến nay là: 1.507 con bê lai; hình thành 01 trại chăn nuôi dê ứng dụng công nghệ cao với quy mô chăn nuôi gần 10.000 con;...10()Đã giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với 10 doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu với tổng diện tích khoảng 7.660 ha; trong đó diện tích có rừng chiếm phần lớn với gần 7.600 ha, diện tích cho thuê rừng để trồng Sâm Ngọc Linh là 7.520 ha tại huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; hiện nay tỉnh đã làm việc và giới thiệu cho các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế tiến hành khảo sát thực tế để lập Dự án đầu tư, phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng kết hợp với quản lý, bảo vệ rừng.

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

3

đang trong giai đoạn nhân giống, chưa khai thác). Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 1.278 ha, đạt 101,70% kế hoạch. Sản lượng thủy sản ước đạt 2.375 tấn, đạt 49,36% kế hoạch. Kế hoạch liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum được đẩy mạnh thực hiện và bước đầu đã hình hành được một số chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững(11).

- Công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường(12), trong đó, trọng tâm là tập trung kiểm tra, giám sát việc tận dụng lâm sản trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng của các dự án trên địa bàn tỉnh(13); đẩy mạnh kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động cơ sở chế biến lâm sản và công tác quản lý hồ sơ lâm sản của các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. Ước 6 tháng đầu năm 2020 giao khoán được 217.601,5 ha rừng cho các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với mức khoán bình quân 400.000 đồng/ha/năm, qua đó, góp phần cải thiện đời sống người dân từ công tác khoán bảo vệ rừng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

b) Công nghiệp - Xây dựng- Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020(giá so sánh 2010) ước

đạt 3.005 tỷ đồng, đạt 42,03% kế hoạch và tăng 3,5% so với cùng kỳ; chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước tăng 14% so với cùng kỳ(14). Các ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được duy trì sản xuất và có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản lượng một số sản phẩm có sự sụt giảm

11() Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu Cao Nguyên đã liên kết với Tổ hợp tác và HTX Nông nghiệp Công bằng Măng Đen huyện Kon Plông và các xã Đông Trường Sơn của huyện Đăk Glei tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê chè. Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu Cao Nguyên đã đầu tư Nhà máy chế biến cà phê ướt đạt 100 tấn/ngày, chế biến khô đạt 80 tấn/ngày với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng; có 02 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê là HTX NN Sáu Nhung liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê với quy mô 300 ha, sản lượng hàng năm 1.000 tấn/năm; HTX Công Bằng Pô Cô liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê với quy mô 220 ha, sản lượng hàng năm 900 tấn/năm. Liên kết sản xuất theo quy trình từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch; hiện có 299 hộ dân tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sắn với Nhà máy Cồn và Tinh bột sắn Đăk Tô, quy mô 281,4 ha; có gần 600 hộ tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mía với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, diện tích gần 600 ha; Các doanh nghiệp trồng cây rau, củ, quả xứ lạnh tại huyện Kon Plông; các HTX sản xuất rau an toàn liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm như Hệ thống Siêu thị Big C Miền Trung, Siêu thị CoopMart ... để tiêu thụ và cung cấp sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng; Trung tâm cá giống và thức ăn thủy sản Tá Tiến liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp xanh, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy cung cấp 33.000 con cá giống, hướng dẫn làm 06 lồng để tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...12() Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 09 vụ cháy gây thiệt hại 46,601 ha và 18 vụ cháy được phát hiện, dập tắt kịp thời nên không gây thiệt hại tài nguyên rừng. Phát hiện 193 vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng; tổng khối lượng gỗ vi phạm: 666,366 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; diện tích rừng thiệt hại: 20,045 ha; giảm 79 vụ (tương ứng 29%) so với cùng kỳ năm 2019. Đã xử lý hành chính: 146 vụ; Khởi tố vụ án hình sự: 13 vụ (Công an khởi tố 04 vụ; Hạt Kiểm lâm khởi tố 09 vụ); Số vụ đang trong thời gian điều tra, xác minh: 94 vụ. Riêng đối với nội dung phóng sự được VTV1 phản ánh, tối cùng ngày 28/4/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh và xử lý các đối tượng và hành vi vi phạm. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm đang phối hợp với UBND các huyện, các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ xử lý các vấn đề có liên quan tại huyện Kon Rẫy và Đăk Glei theo phóng sự VTV1 phản ánh.13() Tính đến ngày 15/5/2020, khai thác gỗ rừng trồng: 9.622,5 m3/14.050,5m3(đạt 25% so với kế hoạch); Khai thác tận dụng gỗ 414,159 m3/2.766,44 m3 (đạt 15% so với kế hoạch), củi 200 ster/822,54 ster (đạt 24% so với kế hoạch); Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Cu ly 173.3 tấn/808,8 tấn(đạt 21% so với kế hoạch), Nhựa Thông 60.766 kg/782.605,58 kg (đạt 8% so với kế hoạch); Máu chó 25 tấn/103,65 tấn (đạt 24 % so với kế hoạch).14() Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 19%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 15%; Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8%.

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

4

đáng kể(15). Giá trị sản xuất ngành xây dựng 6 tháng đầu năm 2020 (giá so sánh 2010) ước  đạt   3 .734 tỷ đồng, tăng   13 ,66%   so với cùng kỳ năm 2019(16).

- Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 được triển khai tích cực; tỷ lệ người dân được sử dụng điện cơ bản đạt yêu cầu(17). Các công trình thủy điện vừa và nhỏ thực hiện tương đối bảo đảm tiến độ, đúng quy hoạch(18). Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 dự án nhà máy điện mặt trời được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025(19); đang trình Bộ Công Thương thẩm định 06 dự án điện mặt trời với tổng công suất 210,937MWp và 17 dự án điện gió với tổng công suất dự kiến khoảng 2.000MWp.

- Công tác chỉ đạo và xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh được thực hiện quyết liệt(20). Công tác kiểm tra, sắp xếp các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn được thực hiện thường xuyên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 43 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản; trong đó 22 doanh nghiệp và 01 chi nhánh có xưởng chế biến; 20 doanh nghiệp không có xưởng chế biến chỉ hoạt động kinh doanh lâm sản. Nhìn chung, các cơ sở chế biến lâm sản đều chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh, chế biến lâm sản và quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ(21).

c) Thương mại - dịch vụ- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt

9.346 tỷ đồng, đạt 41,54% so với kế hoạch và tăng 4,26% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch nên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tinh bột sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn tỉnh hoạt động cầm chừng (chỉ khoảng 40-50% công suất); thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn, thời gian thông quan kéo dài, lượng hàng hóa tồn đọng nhiều gây một số khó khăn cho doanh nghiệp. Các sản phẩm nông sản (cà phê nhân) xuất khẩu các nước khác trên thế giới cũng sụt giảm đáng kể. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu ước 60,1 triệu USD, đạt 15() Ước 6 tháng đầu năm 2020: Gạch không nung tăng 40,85%, gạch nung tuy nen tăng 19,26%, cồn sinh học tăng 43,88%, điện thương phẩm tăng 13,64%, điện địa phương sản xuất tăng 8,43%, nước máy tăng 4,74%, tinh bột sắn tăng 9,01%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm chịu tác động của dịch COVID-19, hạn hán nên sản lượng giảm so với cùng kỳ như: sản lượng đường kết tinh giảm 3,46%, gỗ xẻ XDCB giảm 15,58%, khai thác đá, cát, sỏi các loại giảm 23,13%; 16()Trong đó: (1) Công trình nhà ở: 1.241,732 triệu đồng, chiếm 33,25 trong tổng số và tăng 22,20% so với cùng kỳ năm trước; (2) Công trình nhà không để ở: 169.222 triệu đồng, chiếm 4,53% trong tổng số và tăng 6,48% so với cùng kỳ năm trước; (3) Công trình kỹ thuật dân dụng: 2.227.078 triệu đồng, chiếm 59,64% trong tổng số và tăng 11,63% so với cùng kỳ năm trước; (4) Hoạt động xây dựng chuyên dụng: 96.104 triệu đồng, chiếm 2,57% trong tổng số và bằng 83,45% so với cùng kỳ năm trước.17()Tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,3% và tỷ lệ số thôn có điện khoảng 100%.18() Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 60 vị trí thủy điện vừa và nhỏ, tổng công suất lắp máy 656,8 MW. Trong đó, có 23 công trình đã hoàn thành có tổng công suất 272,6 MW; 12 công trình đang triển khai xây dựng có tổng công suất 192,3 MW; 16 vị trí công trình đang lập dự án đầu tư 137,2 MW; 05 công trình đang làm thủ tục chọn Chủ đầu tư để triển khai dự án có tổng công suất 35,2 MW; 04 vị trí công trình chưa có chủ trương đầu tư có công suất là 19,5 MW.19() Nhà máy điện mặt trời Sê San 4, công suất 49MWp.20() Các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản chấp hành việc thực hiện lắp đặt trạm cân và hệ thống camera giám sát theo quy định. Các dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường có công suất khai thác từ 50.000m 3 đá/năm trở lên và các dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường có công suất khai thác từ 25.000m 3 cát/năm trở lên phải hoàn thành việc lắp đặt trạm cân và hệ thống camera giám sát theo quy định...21() Đã tiến hành kiểm tra 29 doanh nghiệp (trong đó kiểm tra 19 doanh nghiệp có xưởng chế biến) , kết quả 29/29 doanh nghiệp đều có chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh đúng theo quy định; 19 doanh nghiệp có xưởng chế biến có giấy phép xây dựng nhà xưởng, vị trí đặt xưởng chế biến phù hợp với quy hoạch. Có 27/29 doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo quy định, 02/29 doanh nghiệp nợ thuế.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

5

40,07% so với kế hoạch, giảm 3,84% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước 2,710 triệu USD, đạt 44,43% so với kế hoạch, tăng 40,4 % so với cùng kỳ.

- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa được thực hiện thường xuyên(22). Chương trình bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 được thực hiện đảm bảo; giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có hiện tượng găm hàng, tăng giá đột biến, đặc biệt là trong thời gian xảy ra dịch bệnh(23). Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh(24).

- Công tác rà soát, công nhận điểm du lịch trên địa bàn huyện, thành phố được triển khai tích cực; đã công nhận 09 điểm du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum(25). Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch không ngừng được đầu tư, nâng cấp(26). Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sự sụt giảm của lượng khách quốc tế, cùng với sự sụt giảm thị trường khách nội địa, các hoạt động du lịch, các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng bị tác động mạnh, doanh thu giảm đáng kể. Tổng lượng khách du lịch đến Kon Tum 6 tháng đầu năm ước đạt 190.500 lượt (trong đó khách quốc tế ước đạt 90.000 lượt), tổng doanh thu ước đạt 85,4 tỷ đồng, giảm 43,4% so với cùng kỳ năm trước; công suất sử dụng phòng ước đạt 50%.

d) Thu, chi ngân sách- Thu ngân sách Nhà nước ước 6 tháng đầu năm ước khoảng 1.532 tỷ

đồng(27), đạt 43,7% dự toán địa phương giao và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa 1.430 tỷ đồng, đạt 44,2% dự toán; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 102 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán. Chi ngân sách địa phương ước 6 tháng 4.632 tỷ đồng, đạt 42,7% dự toán và bằng 136,2% so cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển kế hoạch năm 2020 do địa phương quản lý khoảng 1.791 tỷ

22() Đã tổ chức đưa 04 chuyến hàng Việt về nông thôn tại xã Đăk Môn, Đăk Choong huyện Đăk glei; xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy, xã IaDal huyện IaH’Drai.23() Phối hợp với các doanh nghiệp và nhà phân phối trên địa bàn tỉnh triển khai 08 điểm bán hàng cố định (trong đó: trên địa bàn thành phố 4 điểm, 4 điểm/3 huyện. Triển khai 06 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Ngoài ra, UBND tỉnh đã thống nhất tạm ứng từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2020 số tiền 20 tỷ đồng cho Chi nhánh Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh - Co.op Mart Kon Tum với lãi suất 0% để thực hiện dự trữ nhóm hàng hóa thiết yếu kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 24()Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện kiểm tra 97 vụ (ước thực hiện 6 tháng đầu năm : 250 vụ), kết quả đã phát hiện và xử lý 73 vụ vi phạm (ước thực hiện 6 tháng đầu năm 160 vụ vi phạm) với tổng số tiền xử phạt 107,225 triệu đồng (ước thực hiện 6 tháng đầu năm :180 triệu đồng); tịch thu hàng hóa có giá trị 35,2 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa có giá trị 2,47 triệu đồng.25() (1) Điểm du lịch Làng Văn hóa – Du lịch Kon Pring; (2) Điểm du lịch Hồ Đam Bri; (3) Điểm du lịch Thác Pa Sỹ; (4) Điểm du lịch sinh thái Êban Farm; (5) Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm của huyện Kon Plong; (6) Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi; (7) Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu; (8) Làng du lịch cộng đồng Kon Klor; (9) Điểm du lịch A Biu.26()Tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh gồm có 143 khách sạn, nhà nghỉ với 2084 phòng; 9 công ty hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh (trong đó 03 công ty lữ hành quốc tế, 6 công ty lữ hành nội địa). Quản lý và cấp 51 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó: 40 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 5 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 6 thẻ hướng dẫn viên tại điểm).27() Số liệu ước thực hiện thu chi 6 tháng đầu năm 2020 đã trình HĐND tại báo cáo số 135/BC-UBND ngày 21/5/2020 của UBND tỉnh: Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm là 1.532 tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm là 4.625 tỷ đồng.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

6

đồng, đạt 47,9% dự toán và chi thường xuyên là 2.735 tỷ đồng, đạt 48,9% dự toán.

- Công tác thu hồi nợ đọng thuế được tích cực triển khai bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp, nên tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2020, tổng số tiền nợ thuế là 399.132 triệu đồng, tăng 21.515 triệu đồng so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2019 (trong đó: Nợ có khả năng thu là 101.756 triệu đồng, nợ khó thu là 297.377 triệu đồng); dự kiến đến thời điểm 30 tháng 6 năm 2020, tổng số tiền thuế nợ là 375.000 triệu đồng, giảm 2.618 triệu đồng so với tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2019 (trong đó: Nợ có khả năng thu là 75.000 triệu đồng, nợ khó thu là 300.000 triệu đồng(28)).

đ) Đầu tư phát triển- Nguồn vốn đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kịp thời, đúng quy

định. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện trong năm 2020 là hơn 3.758 tỷ đồng(29); tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, thực nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 là 2.444 tỷ đồng(30), đã giải ngân trên 715 tỷ đồng, đạt 29,26% so với kế hoạch thực nguồn địa phương giao.

- Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình có sức lan tỏa và tính kết nối vùng mang tính đột phá (31). Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm của tỉnh được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện(32). Công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản do cấp tỉnh quản lý cơ bản hoàn thành theo lộ trình của

28() Ngoài yếu tố dịch bệnh, nợ khó thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ và có xu hướng tăng, vì các nguyên nhân sau: + Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng về tài chính, tài sản đã thế chấp tại ngân hàng dẫn đến không có khả năng nộp tiền thuế phát sinh vào NSNN, nợ đọng thuế kéo dài. + Tiền nợ thuế của nhóm nợ khó thu hầu như không thu được, nhưng theo quy định của Luật Quản lý thuế thì tiền chậm nộp vẫn phải tính do đó số tiền chậm nộp ngày càng tăng cao. + Đây là tổng số nợ thuế khó thu lũy kế từ trước đến nay của Người nộp thuế thuộc các trường hợp: (1) đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; (2) liên quan đến trách nhiệm hình sự; (3) bỏ địa chỉ kinh doanh; (4) chờ giải thể; (5) mất khả năng thanh toán; (6) hoặc đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.29) Trong đó: Kế hoạch vốn năm 2020 giao 2.990,9 tỷ đồng và Kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài 767,8 tỷ đồng.30() Chưa tính Nguồn thu tiền sử dụng đất và các nguồn vốn chưa được giao trong năm (do chủ đầu tư đang hoàn chỉnh thủ tục) và các nguồn thu để lại, các nguồn.31() Đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24 (TMĐT: 760.723 triệu đồng, đã bố trí đủ vốn); Đường bao khu dân cư phía Nam thành phố Kon Tum (đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến cầu treo Kon KLor) (TMĐT: 236.767 triệu đồng, đã bố trí 72.500 triệu đồng; Đường bao khu dân cư phía Bắc Thành phố Kon Tum (đoạn từ đường Trần Phú đến cầu treo Kon Klo) (TMĐT: 250.412 triệu đồng, đã bố trí 113.163 triệu đồng); Đầu tư hạ tầng phát triển quỹ đất Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum (TMĐT: 803.516 triệu đồng, đã bố trí vốn thực hiện dự án 638,030 tỷ đồng); Cầu số 01 qua sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum (TMĐT: 96.088 triệu đồng, đã bố trí 86.140 triệu đồng); Cầu qua sông Đăk Bla (từ xã Vinh Quang đi phường Nguyên Trãi, TP Kon Tum - Cầu số 3) (TMĐT: 121.522 triệu đồng, đã bố trí 65.791 triệu đồng); Đường và cầu từ tỉnh lộ 671 đi Quốc lộ 14 (TMĐT: 249.997 triệu đồng, đã bố trí 83.000 triệu đồng); Kè chống sạt lở sông ĐăkBla, đoạn qua làng Plei Đôn và Kon Rờ Bàng TP Kon Tum (TMĐT: 482.044 triệu đồng, đã bố trí 146.885 triệu đồng); đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Đường trục chính phía Tây (TMĐT: 1.492,6 tỷ)...32() Dự án đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24: UBND thành phố Kon Tum đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 212 hộ, 03 tổ chức/ tổng số 244 hộ, 03 tổ chức bị ảnh hưởng, hiện tại đã bàn giao mặt bằng với chiều dài tuyến khoảng 4,5 km; còn lại 0,8 km chưa bàn giao mặt bằng; Dự án Cầu số 3 qua sông Đăk Bla (từ xã Vinh Quang đi xã P.Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum): đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 33 hộ trong tổng số 42 hộ được phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ (đợt 1); Dự án Kè chống sạt lở sông ĐăkBla, đoạn qua làng Plei Đôn và Kon Rờ Bàng TP Kon Tum: các gói thầu xây lắp số 01, số 02 và số 03 (giai đoạn I) đã hoàn thànhbàn giao đưa vào khai thác sử dụng.Đối với gói thầusố 04 và số 05 (giai đoạn I) đã cơ bản hoàn thiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiếp tục triển khai thi công trong quý 1/2020...

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

7

Chính phủ. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả; đồng thời, xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật các vi phạm gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tư.

e) Tín dụng - tiền tệ: Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm ước đạt 16.000 tỷ đồng, đạt 89% so với kế hoạch, bằng 111% so với cùng kỳ năm trước và giảm 1,4% so với cuối năm 2019; dư nợ tín dụng ước 31.700 tỷ đồng, đạt 90,6% kế hoạch và bằng 107,1% so với cùng kỳ năm trước; nợ xấu là 310 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,98%/tổng dư nợ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh nên chưa phát sinh nhiều nhu cầu về vốn, ngoài ra, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do vậy, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng, cơ cấu, tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn cho vay có sự giảm nhẹ so với cuối năm 2019.

g) Thu hút đầu tư Xác định công tác cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng nhằm

thu hút nguồn lực, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Kon Tum(33). Ðồng thời, tập trung đổi mới công tác chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Nhờ đó, môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt(34), tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều nhà đầu tư lớn tiếp tục tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh (35). Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2020, đã thu hút 16 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4.645,8 tỷ đồng.

- Về Chương trình khởi nghiệp: Hội đồng Tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh đã lựa chọn được 34 dự án, ý tưởng khởi nghiệp để thực hiện các bước hỗ trợ để hiện thực hóa sản phẩm, trong đó có 12 dự án được Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh ký hợp đồng hỗ trợ và đã giải ngân được 1.117,8 triệu đồng; 20 dự án đang hoàn thiện các thủ tục để ký hợp đồng hỗ trợ theo quy định; 04 dự án không triển khai. Qua kiểm tra thực tế tại các dự án khởi nghiệp được hỗ trợ vốn, việc sử dụng vốn đúng mục đích, tình hình kinh doanh khá ổn định, thực hiện đúng cam kết và có chiều hướng phát triển.

h) Phát triển doanh nghiệp, Hợp tác xã- Tính đến 31 tháng 5 năm 2020, toàn tỉnh thành lập mới 156 doanh nghiệp

với tổng vốn đăng ký gần 1.300 tỷ đồng; tạm ngừng hoạt động 87 doanh nghiệp,

33() Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 về Ban hành Chương trình hành động về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; xây dựng Đề án cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2030.34() Chỉ số PCI của tỉnh (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2019 tăng 03 bậc so với năm 2018, đứng thứ 56/63 tỉnh, thành trong cả nước và đứng thứ 4 trong khu vực Tây Nguyên,nằm trong nhóm xếp hạng Trung bình. Điểm số PCI tăng từ 60.63 điểm năm 2018 lên 63,54 điểm năm 2019.35() Tập đoàn Vingroup-Công ty CP; Tập đoàn TH; Tập đoàn FLC,…

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

8

giải thể 124 doanh nghiệp. Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo Văn bản số 1920/TTg-ĐMDN ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản hoàn thành. Trong đó, đã hoàn thành cổ phần hóa cho 02 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum và Công ty TNHH MTV Du lịch Kon Tum) thoái vốn nhà nước 01 doanh nghiệp (Công ty CP Môi Trường Đô Thị Kon Tum); có 08 Công ty TNHH MTV thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm 7 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Kon Tum).

- Toàn tỉnh hiện có 191 tổ hợp tác, thu hút 1.888 thành viên và người lao động tham gia. Có 128 HTX và 01 Liên hiệp HTX, trong đó có 122 HTX đang hoạt động với 9.158 thành viên và người lao động; 01 LHHTX và 06 HTX ngưng hoạt động. Số HTX đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 là 120/129. Một số hợp tác xã hoạt động đúng Luật và có chiều hướng phát triển ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã chưa cao, còn mang tính thời vụ, thiếu ổn định.

1.3. Xây dựng nông thôn mới; bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

a)Xây dựng nông thôn mới: Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm(36). Đến nay, toàn tỉnh có 24 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 45 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 10 xã đạt từ 8-9 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí). Bình quân đạt 13,61 tiêu chí trên xã.

b) Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư: Công tác tái định cư đã được các địa phương triển khai nghiêm túc, khẩn trương(37). Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đã hoàn chỉnh, cơ bản đảm bảo các điều kiện cho các hộ dân tái định cư sinh sống. Việc bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư tại điểm dân cư số 64 thuộc xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai được chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng như điện, nước, trường học, trạm xá, khai hoang phục hóa để bố trí đủ đất sản xuất cho Nhân dân…. Đến nay đã đón 22 hộ/81 khẩu (huyện Sa Thầy 14 hộ/62 khẩu; huyện Tu Mơ Rông 08 hộ/19 khẩu) đến định cư sinh sống, dự kiến tiếp tục đón 33 hộ/119 khẩu từ các huyện Kon Rẫy, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum đến định cư. Tỉnh đang chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai tiếp tục phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, tuyển chọn bố trí đủ 100 hộ theo Đề án đã phê duyệt(38).

c) Công tác quản lý tài nguyên; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường. Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của các huyện, thành phố đã được phê duyệt, làm cơ sở thực hiện

36()Đã tổ chức Lễ phát động ra quân xây dựng nông thôn mới đầu năm 2020 đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh. Toàn tỉnh đã huy động được 69.666 người dân tham gia ra quân phát động phong trào.37()Tính đến nay đã có 34 điểm dân cư đã quy hoạch chi tiết; có 53 điểm đã thỏa thuận với các doanh nghiệp; 48 điểm đã có dân cư sinh sống. 38() Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh.

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

9

một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh; thực hiện công bố công khai thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch (39). Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh và công tác giao đất, thu hồi và cho thuê đất được thực hiện thường xuyên(40). Việc cấp phép và quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản đảm bảo quy định(41); tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với một số cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh(42).

- Chủ động trong công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra(43). Công tác tuyên truyền, dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, làng, người dân, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được thực hiện thường xuyên. Tăng cường công tác quản lý vận hành các hồ, đập nhằm quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát nước. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt sớm đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu của người dân(44).

2. Văn hóa - xã hội2.1. Về lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo- Công tác đào tạo nghề tiếp tục được duy trì(45). Công tác giới thiệu, tư vấn

giải quyết việc làm có sự chuyển biến tích cực(46), thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã tạo được thêm nhiều việc làm mới(47); thực hiện khảo sát nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp và nguồn lao động ở các địa phương để kết nối, tổ chức đào tạo, cung ứng lao động; công tác quản lý lao động

39() Từ đầu năm đến nay, Giao đất không thu tiền sửdụng đất 10 hồ sơ, với tổng diện tích: 122.221,2m 2; Giao đất về địa phương quản lý 6 hồ sơ, với tổng diện tích: 123.415,1m2;Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm 15 hồ sơ, với tổng diện tích: 1.622.346,6m2; Thu hồi đất để thực hiện dự án 3 hồ sơ, với tổng diện tích: 179.729,7m2.40()Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:9.053 hồ sơ/ 9.092 GCN/ 3.858,91ha. Trong đó: Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức: 23 hồ sơ/ 55 GCN/ 2.518,39 ha; Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân: 1.458 Hồ sơ/ 1.490 GCN/2.776,27 ha; Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai (chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cấp đổi, cấp lại, ...)là 7.595 hồ sơ/ 7.602 GCN/ 1.082,64 ha.41()Từ đầu năm đến nay đã cấp 14 hồ sơ về hoạt động khoáng sản, trong đó:Phê duyệt trữ lượng khoáng sản: 05 hồ sơ (03 cát, 02 đá); Cấp phép khai thác khoáng sản: 05 hồ sơ cát; Xác nhận đăng ký khai thác, thu hồi khoáng sản trong phạm vi công trình: 04 hồ sơ (01 khai thác đá, cát phục vụ thi công công trình; 03 thu hồi cát trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện).Cấp 12 giấy phép, trong đó: 09 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và 02 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 01 Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước . Thẩm định 10 báo cáo Đánh giá tác động môi trường (Trong đó đã Quyết định phê duyệt định phê duyệt đối với 06 báo cáo đánh giá tác động môi trường).42() Kiểm tra, phối hợp giải quyết kiến nghị cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường theo phản ánh của báo chí về việc các trang trại chăn nuôi gà gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Kon Tum; Kiểm tra, xác minh theo đơn tố cáo về tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại thôn Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei; kiểm tra thực tế, xác minh thông tin Nhà máy Đường Kon Tum theo thông tin phản ánh của Báo Kon Tum oline.43() Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020 được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 11/3/2020.44() Nâng cấp sửa chữa 17 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 38,982 tỷ đồng; Xây dựng mới 16 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 477,754 tỷ đồng. Nâng cấp sửa chữa 14 công trình cấp nước sinh hoạt với tổng kinh phí 9,869 tỷ đồng; Xây dựng mới 02 công trình cấp nước sinh hoạt với tổng kinh phí 10,27 tỷ đồng.45()Dự kiến 6 tháng đầu năm 2020 đào tạo được 1.000 học viên, đạt 28,57% kế hoạch và đạt 61,29% so với cùng kỳ năm 2019 (đào đạo được 1.629 học viên). Dự kiến đến 30/6/2019, đào tạo nghề cho 1.800 lao động nông thôn.46()Đến 31/5/2020, có 100 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Ả rập xê út 92 lao động, Đài Loan 08 lao động), đạt 100% kế hoạch năm. Cung ứng, giới thiệu 205/550 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Ước đến 30/6/2020, cung ứng 250 lao động khoảng đạt 45,45% kế hoạch.47() Đến 31/5/2020, đã giải ngân cho vay 22,6 tỷ đồng, tạo việc làm mới thông qua nguồn vốn cho 586 lao động. Ước thực hiện 06 tháng đầu năm 2020, tạo việc làm cho 600 lao động, đạt 60% kế hoạch năm.

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

10

người nước ngoài được thực hiện nghiêm túc(48). Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2020, có 38.200 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, giảm 1.027 người so với cuối năm 2019(49); có 3.514 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 877 người so với cuối năm 2019; tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 16%.

- Công tác cứu trợ, chăm sóc nuôi dưỡng tập trung các đối tượng chính sách được thực hiện tốt(50); an sinh xã hội trong dịp Tết nguyên đán Canh tý năm 2020 được triển khai kịp thời, hiệu quả(51); chính sách người có công, chính sách xã hội được quan tâm thực hiện(52); công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh đến 31 tháng 12 năm 2019 là 18.858 hộ, chiếm 13,62% tổng số hộ(53); hộ cận nghèo là 8.809 hộ, chiếm 6,36% tổng số hộ(54). Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định tạm cấp kinh phí 166.307 triệu đồng để kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng, người lao động gặp khó khăn do chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19. Chỉ đạo giảm giá tiêu thụ nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

2.2 Về giáo dục và đào tạo, y tế và khoa học công nghệChất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, quy mô trường lớp được nâng

cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đến nay, tổng số trường mầm non, phổ thông là 398(55); học sinh các cấp học ra lớp năm học 2019-2020 là 158.078 học sinh(56), tăng khoảng 2.500 học sinh so với cùng kỳ năm trước. Công tác xóa phòng học tạm được chú trọng thực hiện(57). Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm, dự kiến đến tháng 6/2020 toàn tỉnh có 177 trường đạt

48() Chấp thuận 10 vị trí công việc tuyển người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; cấp 05 giấy phép lao động nước ngoài (giáo viên dạy tiếng anh tại Trung tâm ngoại ngữ Oean Edu 01 người;Trung tâm ngoại ngữ Galaxy 01 người và Trường MN Mickey 02 người; Trung tâm Ngoại ngữ Smart: 01 người); cấp lại 01 giấy phép lao động nước ngoài (Công ty TNHH BioPhap); xác nhận không thuộc diện cấp phép: 01 người (Công ty CP XNK Trùng Việt).49()Do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 số giáo viên tại các trường mầm non tư thục và số lao động tại các doanh nghiệp đã chốt sổ tạm nghỉ việc.50() Cứu trợ thường xuyên cho 12.359 đối tượng (trong đó: 11.197 đối tượng bảo trợ xã hội và 1.162 người nhận chăm sóc nuôi dưỡng); chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung cho156 đối tượng;trợ giúp xã hội ngoài công lập cho 711 đối tượng; thăm và mừng thọ 76 công dân tròn 100 tuổi và 542 công dân tròn 100 tuổi trên địa bàn tỉnh. Hợp đồng với Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk chăm sóc và điều trị cho 30 người tâm thần.51()Cứu trợ đột xuất cho hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội (gồm: 27.667 hộ nghèo và 8.809 hộ cận nghèo với kinh phí 13.213,5 triệu đồng; Hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán Canh Tý cho 3.856hộ/12.559 khẩuvới 188.385 kg gạo; cứu rét cho 1.933 hộ với kinh phí 1.080,296 triệu đồng và đang đang triển khai cứu đói giáp hạt cho 2.070hộ với 100.190 kg gạo). 52() Tặng 8.786 suất quà cho người có công, kinh phí tặng quà 1.846.350.000 đồng.Giải quyết di chuyển 03 mộ liệt sĩ về an táng tại quê hương; Giải quyết trợ cấp một lần và mai táng phí cho thân nhân người có công cách mạng 39 người; giải quyết chế độ bảo hiểm y tế cho 8.647 đối tương (trong đó Người có công là 4.518 người; Cựu chiến binh là 4.129 người). Dự kiến đến hết tháng 6 tiếp nhận và tổ chức Lễ truy điệu, an táng cho 21 liệt sĩ được quy tập mùa khô 2019-2020 ( Lào 05 liệt sĩ; Cam Pu Chia 16 liệt sĩ). Đã hỗ trợ 7.020 triệu đồng tiền điện cho 30.612 hộ chính sách.53() Trong đó: Hộ nghèo dân tộc thiểu số là 17.649 hộ, chiếm tỷ lệ 24,93% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Tổng số hộ nghèo của huyện Kon Plông là 1.702hộ, chiếm tỷ lệ 23,1% tổng số hộ toàn huyện; huyện Tu Mơ Rông là 2.731hộ, chiếm tỷ lệ 42,68% tổng số hộ toàn huyện.54() Trong đó: Hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 7.998 hộ, chiếm tỷ lệ 11,30% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh.55() Do sáp nhập các trường. Trong đó: Mầm non 141 trường, Tiểu học 119 trường, THCS 111 trường; THPT-PTDTNT 27 trường.56()Trong đó Nhà trẻ: 4.500 trẻ, Mẫu giáo: 35.250 trẻ, Tiểu học: 63.232 học sinh; THCS: 40.169 học sinh và THPT: 14.927 học sinh.57() Đã xóa được 24 phòng học tạm (trong đó: Mầm non 08 phòng; Tiểu học 12 phòng; THCS: 04 phòng).

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

11

chuẩn quốc gia(58). Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì và củng cố(59). Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được chú trọng và giữ vững kết quả đạt chuẩn tại 102 xã, phường, thị trấn. Duy trì mô hình trường học mới (VNEN) ở cấp tiểu học tại 10 trường với 96 lớp, 2.863 học sinh. Thực hiện tinh giản chương trình, áp dụng các hình thức dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình tại các cấp bậc trung học trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19. Công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em được quan tâm triển khai thực hiện(60). Việc xã hội hóa giáo dục và đào tạo tiếp tục được tăng cường(61).

- Công tác phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được chú trọng. Việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được triển khai thực hiện thường xuyên. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không ngừng được nâng lên. Đến nay, có 85,79% số cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn(62). Đã tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn nhân lực làm cơ sở để xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

- Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, nhiều tiến bộ kỹ thuật y học với công nghệ hiện đại đã được ứng dụng tại các cơ sở y tế (63). Công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai tích cực(64). Chủ động triển khai nhiều biện pháp khống chế, ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên địa bàn(65). Hoạt động tiêm chủng mở rộng được triển khai thưc hiện tại 100% xã, phường, thị trấn(66). Công tác

58() Trong đó: mầm non: 48/141 trường, chiếm tỷ lệ 34,04%; tiểu học: 72/119 trường, chiếm tỷ lệ 60,5%; THCS: 47/111 trường, chiếm tỷ lệ 42,3%; THPT: 10/27 trường, chiếm tỷ lệ 37,04%.59() Kon Tum đạt chuẩn phổ câp giáo dục tiểu học mức độ 2 (06/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2; 96/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3). Toàn tỉnh có 03/10 huyện đạt chuẩn. 60()Tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tại 119/119 trường bậc tiểu học, 111/111 trường bậc THCS. Đã tổ chức giải bơi phòng, chống đuối nước cho học sinh với sự tham gia của 88 học sinh tiểu học và 93 học sinh THCS. Tăng cường cơ sở vật chất, bể bơi phục vụ công tác dạy bơi an toàn cho học sinh. Đến nay đã đưa vào sử dụng 13 bể bơi; đang tiếp tục xây mới thêm 15 bể bơi tại các trường tiểu học, trung học cơ sở.61() Có 23 trường mầm non tư thục, 02 trường mầm non dân lập và 11 trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động.62()Trong đó: trong đó cán bộ đạt chuẩn là 78,76%, công chức đạt chuẩn là 94,4%.63() Nhiều tiến bộ kỹ thuật y học với công nghệ hiện đại đã được ứng dụng tại các cơ sở y tế như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Áp dụng Các kỹ thuật phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật sọ não, thần kinh, cột sống, chẩn đoán phát hiện sớm ung thư, hóa trị trong ung thư, kỹ thuật cấp cứu Tim mạch, các kỹ thuật làm giải phẫu bệnh và tế bào học...Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei: Các kỹ thuật chọc dịch khớp gối, cắt u bao hoạt dịch. Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô: Các kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy xương đốt bàn và đốt ngón chân, phẫu thuật kết hợp xương gãy xương đòn. Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà: Các kỹ thuật vận hành máy sốc tim, sử dụng máy thở CPAP, sử dụng Bơm tim điện, sử dụng máy truyền dịch. Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy và Đăk Hà: Một số kỹ thuật hồi sức tim phổi, súc rửa dạ dày, sử dụng máy đo thử nước tiểu, xử trí hạ canci huyết, sơ cứu cố định gãy xương đùi, nắn các khớp đơn giản, rạch áp xe nhỏ dẫn lưu, khâu vết thương sâu phần mềm dài trên 10cm, cấp cứu tai biến sản khoa, cắt khâu tầng sinh môn, tìm ký sinh trùng sốt rét trên soi kính hiển vi; châm cứu điều trị đau thần kinh tọa 2 bên, cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp, điện tim, siêu âm tông quát.64()Thực hiện cách ly xã hội; kiểm soát các nguồn có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19(kiểm soát, cách ly người nhập cảnh, đối tượng xâm nhập trái phép qua biên giới; kiểm soát, kiểm dịch tại các cửa ngõ vào tỉnh; giám sát tại cộng đồng; tổ chức tiếp nhận, cách ly y tế, cách ly tập trung và kết thúc cách ly các đối tượng theo quy định); tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, giường bệnh, thuốc, trang thiết bị... để thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân…Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca mắc Covid-19.65()Tính đến ngày 31/5/2020: Tay – chân – miệng, ghi nhận 07 ca mắc, giảm 69 ca; quai bị, ghi nhận 73 ca mắc, giảm 157 ca; sốt xuất huyết, ghi nhận 60 ca mắc, giảm 69 ca; sốt rét, ghi nhận 19 ca mắc, giảm 24 ca; sởi, ghi nhận 01 ca mắc, giảm 30 ca; ho gà không ghi nhận ca mắc, giảm 01 ca; viêm gan vi rút A không ghi nhận ca mắc, giảm 06 ca; thủy đậu, ghi nhận 294 ca mắc, giảm 36 ca so với cùng kỳ năm trước; bạch hầu, ghi nhận 04 ca mắc, tăng 04 ca so với cùng kỳ năm trước.66()Tính đến 31/5/2020, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 34,9% (cùng kỳ năm trước 35,6%); tiêm bổ sung vắc xin viêm não Nhật Bản cho đối tượng 36-60 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh; triển khai đợt 1 và đợt 2 chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu tại xã Sa Loong- huyện Ngọc Hồi năm 2020 (kết quả đợt 1 đạt 96,1%, đợt 2 đạt 81,1%, hiện đang tiêm vét đợt 2).

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

12

chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được triển khai từ tuyến tỉnh đến tuyến xã(67). Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” được áp dụng điểm tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế(68). Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường(69). Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai thường xuyên(70). Toàn tỉnh hiện có 97 xã, phường, thị trấn đã được công nhân đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã, chiếm tỷ lệ 95,1%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước thực hiện đến 30/6/2020 đạt 91%.

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được triển khai thực hiện thường xuyên(71). Các đề tài, dự án khoa học công nghệ tiếp tục được triển khai nghiên cứu, ứng dụng vào đời sống và sản xuất(72). Công tác hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học được tăng cường(73).

2.3 Văn hóa - thể thao, thông tin - truyền thông- Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy

mạnh(74). Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được quan tâm(75). Các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và danh thắng tiếp tục được bảo tồn, khôi phục(76). Các thiết chế văn hóa – thể thao được quan tâm đầu tư(77). Thể dục thể thao thành tích cao được tập trung phát triển(78).

67() Tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai 04 lần trở lên trong ba thời kỳ thai nghén đạt tỷ lệ 56,2%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV khi mang thai đạt tỷ lệ 63,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ có kỹ năng đỡ đạt 89,5%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong 42 ngày sau đẻ đạt tỷ lệ 73,1%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) tại các cơ sở cung cấp dịch đỡ đẻ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã 62,7%.68() Tỷ lệ chung sử dụng thuốc sản xuất trong nước trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 74%, trong đó các cơ sở y tế tuyến tỉnh khoảng 58% và tuyến huyện, xã 90%.69()Kết quả thanh, kiểm tra ATTP 5 tháng đầu năm 2020: Kiểm tra về an toàn thực phẩm tại 2.578 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó có 2.072 cơ sở đạt, chiếm tỷ lệ 80,4%; xử phạt vi phạm hành chính 33 cơ sở với tổng số tiền phạt là 35,75 triệu đồng; ngoài ra tiêu hủy sản phẩm thực phẩm tại 75 cơ sở với 68 loại sản phẩm gồm 158,024 kg thực phẩm rắn và 125,96 lít thực phẩm lỏng.70()Kết quả thực hiện chỉ tiêu dân số5 tháng đầu năm 2020: Tỷ số giới tính khi sinh 110,4% , giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 15,8%, giảm 3,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 58,1%, tăng 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.71() Đề tài "Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ đảng sâm, nấm đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến"; Xây dựng mô hình trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus sp.) dưới tán rừng tại 2 huyện huyện Tu Mơ Rông và huyện KonPlông; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, cây ăn quả an toàn theo chuỗi giá trị tại huyện KonPlong.72()Từ đầu năm đến nay, đã phê duyệt 07 đề tài, dự án đợt 1 năm 2020 (hiện các đề tài, dự án đang hoàn thiện hồ sơ để ký kết hợp đồng triển khai); tiếp tục thực hiện 14 đề tài, dự án chuyển tiếp từ các năm trước, trong đó, tổ chức nghiệm thu 02 đề tài, dự án. 73() Phê duyệt triển khai 02 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học; đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt 01 dự án; Đã hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp vay vốn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.74()Đến nay toàn tỉnh có 101.894/131.929 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 77.02%.75() Thực hiện công tác phục dựng lễ hội truyền thống của dân tộc Gia rai trên địa bàn tỉnh tại Bảo tàng – Thư viện tỉnh; nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng (Lễ hội lúa mới, máng nước của người Xê Đăng).76() Rà soát, kiểm lê lập Danh mục các di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh trên địa bàn tỉnh với 31 di tích, bao gồm 03 công trình di tích kiến trúc nghệ thuật, 01 di tích Khảo cổ học (KCH), 07 di tích lịch sử - văn hóa và 20 di tích lịch sử - cách mạng. 77()Toàn tỉnh hiện có 54 nhà văn hóa cấp xã. Có 26 sân vận động, 16 nhà thi đấu đa năng, 04 nhà thi đấu đơn môn, 454 sân bóng đá, 531 sân bóng chuyền, 279 sân cầu lông, 50 sân quần vợt, 03 sân bóng rổ, 127 bàn bóng bàn, 14 phòng tập thể hình, hơn 1000 bàn bida, 21 bể bơi các loại...78() Thể thao thành tích cao đã xây dựng kế hoạch, tiêu chí tuyển chọn vận động viên Điền kinh, Karate, Taekwondo và Võ thuật cổ truyền tuyến đội tuyển của tỉnh.

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

13

- Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng được hoàn thiện và mở rộng, phát huy hiệu quả(79); mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ(80); công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo mật thông tin được chú trọng. Phát thanh, truyền hình ngày càng đa dạng về loại hình và phong phú nội dung, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân.

3. Công tác nội vụ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo- Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

tỉnh về kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó các nhiệm vụ được rà soát, nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kịp thời, khắc phục tình trạng bỏ sót và phát huy tốt hiệu quả xử lý công việc. Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh tại Trung tâm phục vụ Hành chính công cấp tỉnh được triển khai quyết liệt(81). Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và cung cấp, tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh(82). Qua đó, góp phần tạo những bước chuyển biến tích cực trong chất lượng dịch vụ hành chính công, cụ thể: Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 (Chỉ số SIPAS) tăng vượt bậc, đứng thứ 17/63 tỉnh thành; năm 2018 đứng thứ 35, năm 2017 đứng cuối bảng xếp hạng; Chỉ số   Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2019 (PAPI) đạt 41,86, đứng thứ 53 cả nước; Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 là 78,49 điểm, đứng thứ 59 cả nước, tăng 03 bậc so với năm 2018; ...

- Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh các cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp về đối tượng. Đến nay, toàn tỉnh Kon Tum kết thúc 51 cuộc thanh tra. Qua đó, đã phát hiện sai phạm với số tiền gần 5,843 tỷ đồng, đã kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật(83), đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, đảm bảo các kiến nghị, kết luận được thực hiện nghiêm túc theo quy định.

- Lĩnh vực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc(84). Công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực 79() Hạ tầng mạng LAN và Internet hiện tại có 100% đơn vị, địa phương có mạng LAN và kết nối internet. Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng:Đã được kết nối đưa vào sử dụng cho 30/30 sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố và Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông. Xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice đáp ứng việc kết nối liên thông 4 cấp.80() Hiện nay có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát với tổng số điểm phục vụ là 141. Mạng lưới điểm phục vụ được bố trí trải khắp các xã từ khu đông dân cư cho đến khu vực dân cư thưa thớt, với bán kính phục vụ 4,9km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân 4.094 người/điểm.81()Tính đến tháng 5 năm 2020, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum đã thực hiện tiếp nhận 1.507/1.646 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và một số cơ quan ngành dọc đóng chân trên địa bàn tỉnh (đạt 91,6%). 82() Đã thực hiện công bố, chuẩn hóa 2.004 thủ tục hành chính (cấp tỉnh 1.606 thủ tục, cấp huyện 280 thủ tục, cấp xã 118 thủ tục); đến hết ngày 20 tháng 4 năm 2020 các sở, ban ngành và Viễn thông Kon Tum đã cập nhật công khai 353 dịch vụ công trực tuyến (233 dịch vụ công mức độ 3 và 120 dịch vụ công nức độ 4) trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Kon Tum.83() Thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 1.306.489.011 đồng, thu hồi về cho đơn vị 57.479.336 đồng, truy thu thuế 212.258.524 đồng và một số kiến nghị xử lý khác 3.610.643.187 đồng. Xử phạt vi phạm hành chính 72.870.897 đồng. Kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm.84()Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp 261 lượt/273 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đã hướng dẫn cho công dân làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 112 lượt; giải thích cho công dân hiểu về những vấn đề công dân thắc mắc 108 lượt; ban hành công văn về xử lý nội dung của công dân trình bày 39 lượt, đang xử lý nội dung công

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

14

hiện tích cực, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 643 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Trong đó, có 366 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, đến nay đã giải quyết xong 300/366 đơn, đạt tỷ lệ 82,97%, số đơn còn lại đang trong thời gian giải quyết.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII, các đơn vị đã chủ động triển khai tổ chức sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, đã sắp xếp, tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc một số cơ quan, đơn vị như: Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Tư pháp; Sở Khoa học và Công nghệ. Thực hiện các thủ tục về giản biên chế đợt I năm 2020 đối với 53 trường hợp gồm: 06 công chức, 32 viên chức, 15 cán bộ công chức cấp xã. Hiện đang tiếp tục thẩm định hồ sơ và tổng hợp nhu cầu tinh giản biên chế đợt II năm 2020.

4. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại- Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp; theo dõi, nắm

chắc tình hình vùng trời, biên giới, nội địa, ngoại biên, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm và trong dịp lễ, Tết; tổ chức giao, nhận quân đảm bảo chất lượng, đúng quy định(85); công tác tuần tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào khu vực biên giới được tăng cường(86); chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; tình hình trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới cơ bản ổn định. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác đảm bảo an toàn giao thông và phòng cháy, chữa cháy được thực hiện nghiêm túc(87). Đấu tranh ngăn chặn, xử lý các loại tội phạm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, tình hình hoạt động cho vay lãi nặng ”tín dụng đen” được kiểm soát(88).

- Công tác đối ngoại, hội nhập Quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết đặc biệt giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campchia và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan) tiếp tục được củng cố, đồng thời, tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng ASEAN, một số nước Châu Á và Châu Âu thông qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế (89). Công tác quản lý các dự án phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh được thực

dân trình bày 01 lượt, từ chối tiếp 01 lượt.85() Tổng số công dân toàn tỉnh nhập ngũ nghĩa vụ quân sự là 851/851 công dân, cụ thể: Thành phố Kon Tum: 183, huyện Đăk Hà: 133, Ngọc Hồi: 95, Đăk Tô: 80, Đăk Glei: 90, Sa Thầy: 74, Kon Rẫy: 69, Tu Mơ Rông: 64, Kon Plông: 58, Ia H’Drai: 05.86()Đến ngày 04/5/2020, đã làm thủ tục nhập cảnh 27.552 lượt người/4.503 lượt phương tiện; xuất cảnh 28.847 lượt người/4.662 lượt phương tiện. Xuất cảnh vùng biên giới 3.022 lượt người; nhập cảnh vùng biên giới 2.346 lượt người.87() Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 18 người (tăng 08 vụ, tăng 06 người chết, tăng 05 người bị thương so với cùng kỳ năm 2019). 88()Trong 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnhxảy ra 213 vụ vi phạm về trật tự xã hội, giảm 8 vụ so với cùng kỳ 2019; Cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố 95 vụ - 155 bị can, xử lý hành chính 15 vụ - 33 đối tượng, quyết định không khởi tố hình sự 24 vụ, đang xác minh 78 vụ. Phát hiện 40 vụ vi phạm về kinh tế môi trường, đã khởi tố 16 vụ - 41 bị can, xử lý hành chính 13 vụ - 17 đối tượng với tổng số tiền phạt 30 triệu đồng, đang tiếp tục xác minh 11 vụ - 4 đối tượng; Phát hiện 44 vụ - 71 đối tượng về ma túy, đã khởi tố 39 vụ - 53 bị can, xử lý hành chính 4 vụ - 8 đối tượng, chuyển công an huyện KBang Gia Lai 01 vụ...89() Đoàn cán bộ cao cấp tỉnh dự kiến tham gia Chương trình của Bộ Ngoại giao để quảng bá địa phương, xúc tiến kêu gọi hợp tác đầu tư tại Australia, New Zealand (tháng 3/2020); Nhật Bản (tháng 4/2020); Italia, Pháp Hà Lan (tháng 6/2020) và Hoa Kỳ, Canada (tháng 7/2020). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tạm hoãn việc tham gia các Chương trình quảng bá địa phương tại Australia, New Zealand và Nhật Bản.

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

15

hiện chặt chẽ(90), qua đó góp phần hỗ trợ giải quyết các nhu cầu bức thiết trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nông nghiệp. Công tác phân giới, cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia cơ bản hoàn thành.

* Đánh giá chung:Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khi thực hiện “nhiệm

vụ kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế ở mức khá; thu ngân sách tăng so với cùng kỳ; đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm và phát huy được hiệu quả; xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản hoàn thành; ba lĩnh vực đột phá được tiếp tục triển khai tích cực; sản phẩm chủ lực của tỉnh, cây dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao được chú trọng phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư; môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; an sinh xã hội được chú trọng, chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được thực hiện khẩn trương, kịp thời, đúng đối tượng; công tác sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện quyết liệt; chất lượng giáo dục tiếp tục được cải thiện; chất lượng khám, chữa bệnh ngày một nâng lên; cải cách thủ tục hành chính được thực hiện mạnh mẽ, kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại địa phương ngày càng được mở rộng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh bộc lộ một số hạn chế: Hạn hán, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra nhiều nơi; giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất; hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn; doanh thu từ hoạt động du lịch giảm; thu ngân sách không đạt tiến độ theo dự toán; giải ngân vốn đầu tư còn chậm; các hành vi khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép trong khu vực biên giới, khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội; tình hình vi phạm về quy hoạch, đất đai, xây dựng và trật tự đô thị còn diễn ra, chưa được xử lý dứt điểm, nhất là trên địa bàn thành phố Kon Tum. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, chưa gắn với các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, dự án được đầu tư trên địa bàn; công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa đạt chỉ tiêu giao; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống chưa phổ biến; chất lượng một số dịch vụ y tế và nguồn nhân lực tuyến cơ sở còn hạn chế; thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ; dịch vụ   du lịch   như tham quan, giải trí   còn hạn chế, chưa đủ sức   hút  với du   khách ; công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch chưa được thực hiện sâu, rộng; tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao ở khu vực

90()Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 tổ chức phi chính phủ nước ngoài cam kết tài trợ 1.174.161USD (tương đương 27,28 tỷ đồng) để triển khai 10 dự án, trong đó, có 06 dự án chuyển tiếp với tổng vốn cam kết 1.010.267 USD và 04 dự án vận động mới với tổng vốn cam kết 163.894 USD.

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

16

nông thôn hạn chế. Công tác đấu tranh với các loại tội phạm có lúc, có nơi chưa hiệu quả; tình trạng tàng trữ, đốt pháo vào dịp Tết Nguyên đán 2020 chưa được ngăn chặn triệt để; tai nạn giao thông chưa được kiềm chế. Công tác quản lý người, phương tiện ra vào khu vực biên giới có lúc chưa chặt chẽ. Việc triển khai thực hiện các kết luận sau thanh tra chưa kịp thời, triệt để.

Ngoài nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình hạn hán diễn ra trên địa bàn tỉnh, vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như: Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các cấp, các ngành có mặt chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn; công tác quản lý bảo vệ rừng của một số đơn vị chưa thật sự quyết liệt; sự trì trệ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa khắc phục triệt để; việc chấp hành, thực thi công vụ của một số đơn vị chưa thực sự xử lý quyết liệt; một vài nơi vẫn còn tình trạng không sát công việc, chất lượng tham mưu, đề xuất thấp, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa tốt, một số cán bộ, công chức có biểu hiện tiếp tay, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định pháp luật. Công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các sai phạm có lúc chưa thường xuyên, kịp thời. Ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng, an toàn giao thông, giữ gìn trật tự trị an, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, khiếu nại tố cáo... của một bộ phận người dân còn chưa cao.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và

tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đây cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, dự báo kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình dịch bệnh mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, khó lường, cùng với hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và đời sống của Nhân dân.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2015-2020, trong 6 tháng cuối năm, các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Kết luận số 1195-KL/TU, ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 42/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2020; Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; khắc phục có hiệu quả các hạn chế nêu trên, đồng thời, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

17

- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chỉ đạo, giải pháp của Trung ương, của tỉnh về đẩy mạnh sản xuất, phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Coivd-19, nhất là Kết luận số 77-KL/TW ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước. Trong đó, xác định khó khăn, vướng mắc của từng dự án, của các doanh nghiệp về thủ tục đầu tư, đất đai... để kịp thời giải quyết, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh. Triển khai các biện pháp kích cầu, phục hồi ngành du lịch sau dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh; đồng thời tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch khai thác tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, di tích lịch sử... để thu hút du khách.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Có kế hoạch, lộ trình phù hợp để phục hồi và phát triển đàn lợn, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản trên địa bản tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án hạn hán trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng công tác cảnh báo, dự báo thiên tai, đẩy mạnh công tác truyền thông để phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai đến cộng đồng phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời rà soát, củng cố các lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần để tổ chức tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm "04 tại chỗ". Xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán, đánh giá rủi ro do hạn hán trên địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Kon Rẫy; hoàn thành dự án Lập bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Kon Plong, Đăk Glei, Đăk Tô, Tu Mơ Rông.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện, xã, thôn (làng) và các chủ rừng trong công tác phòng, chống phá rừng. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý sớm đưa ra xét xử các vụ án vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.Triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021, chủ động các phương án ứng phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, rà soát xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh (PAR INDEX), phấn đấu năm 2020 chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh của tỉnh tăng so với năm trước. Đồng thời, tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

18

để triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án của các nhà đầu tư chiến lược (Dự án nông nghiệp của Công ty Cổ phần tập đoàn TH trên địa bàn...), công trình chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh. Theo dõi chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng; thực hiện các giải pháp quyết liệt phòng chống và ngăn ngừa hoạt động tín dụng đen.

- Xây dựng Chương trình Xúc tiến Thương mại của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện hiệu quả Phương án Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống; Thường xuyên theo dõi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu đặc biệt là các cửa khẩu giáp với Trung Quốc để các doanh nghiệp biết, chủ động triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh.thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng, bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật, nhất vào các dịp Lễ, Tết.

- Theo dõi diễn biến, tiến độ thu ngân sách, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế; quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn, nhất là nguồn thu từ khai thác quỹ đất và các nguồn lực trong dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước. Chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thật sự cần thiết trong dự toán được giao.

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân vốn đầu tư phát triển gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình. Điều chuyển, rút vốn công trình chậm tiến độ, không sử dụng hết vốn để bố trí cho công trình cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong năm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức xây dựng Kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025; triển khai công tác lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch. Hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Kon Tum. Tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng của tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực như: quản lý trật tự xây dựng, đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng..

2. Phát triển văn hóa, giáo dục; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

- Tiếp tục theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 để kịp thời chỉ đạo, chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực và vật chất để sẵn sàng ứng phó với các tình huống; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch, vừa duy trì được sự liên tục của hoạt động sản xuất ở mức độ nhất định để khôi phục kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm sự ổn định căn bản, lâu dài về việc làm và an sinh xã hội.

- Thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

19

số. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phục vụ cho khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Triển khai nhân rộng Mô hình Cộng đồng tự quản về vệ sinh, phòng chống tai nạn thương tích hướng tới xây dựng Làng sức khỏe trên toàn tỉnh.

- Chủ động, kịp thời trong công tác triển khai kế hoạch năm học 2019-2020 đảm bảo chất lượng; thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh đảm bảo chu đáo, chặt chẽ, an toàn, trung thực, đúng quy chế; thực hiện việc sắp xếp, bổ sung cơ sở vật chất các trường Phổ thông dân tộc nội trú theo hướng đồng bộ, đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, người cao tuổi, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19. Triển khai đồng bộ Đề án giảm nghèo bền vững, ưu tiên bố trí nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm từ 3-4% so với cuối năm trước.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng, các môn thể thao chuyên nghiệp, thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh. Tiếp tục khảo sát, thống kê tổng hợp hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất hàng hóa, kinh doanh du lịch và xây dựng kịch bản và vận động các doanh nghiệp tổ chức thực hiện tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa sau dịch Covid-19.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quy trình ISO trong công tác quản lý nhà nước, kiến trúc chính quyền điện tử; triển khai sử dụng phần mềm Quản lý Văn bản và điều hành trên phạm vi toàn tỉnh. Triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước.

3. Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân

- Thực hiện tốt Quyết định số 1408-QĐ/TU ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập và triển khai sắp xếp các đơn vị trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

- Xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống Thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Hoàn thiện việc thiết lập cấu hình liên thông giải quyết TTHC

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂNdaibieudancukontum.gov.vn/Uploads/files/2_ BC KTXH 6... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

20

giữa các cấp chính quyền, các Sở, ban, ngành với Ủy ban nhân dân tỉnh trên phần mềm Hệ thống Thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Hoàn thành việc cập nhật các dịch vụ công mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, đồng thời tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh, nhất là những vụ khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai, tài nguyên, môi trường... Tăng cường đối thoại trực tiếp để giải quyết có hiệu quả những bức xúc của nhân dân phù hợp với quy định của pháp luật, nhất là các điểm nóng tranh chấp, khiếu kiện.

4. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại địa phương- Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án về đảm bảo quốc phòng,

an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong đó thực hiện có hiệu quả các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Thường xuyên truy quét, trấn áp, xử lý các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm hoạt động theo băng nhóm, bảo kê, đòi nợ thuê, tín dụng đen, ma túy...

- Tăng cường công tác đối ngoại trên mọi lĩnh vực. Đẩy mạnh hợp tác phát triển với các tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và Thái Lan; tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng ASEAN, một số nước Châu Á và Châu Âu thông qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế. Tăng cường quản lý đoàn ra, đoàn vào; đẩy mạnh đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng.

Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020./.

Nơi nhận:- TT Tỉnh ủy (b/c);- HĐND tỉnh (b/c);- CT và các PCT UBND tỉnh;- Đại biểu HĐND tỉnh;- Các thành viên UBND tỉnh;- Các Ban của HĐND tỉnh;- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;- UBND các huyện, thành phố;- Văn phòng UBND tỉnh + Chánh, các Phó Văn phòng; + Các phòng nghiệp vụ;- Lưu: Văn thư, VTD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCHĐã ký

Lê Ngọc Tuấn