bản tin logistics · thương hiệu của mondelez. sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng...

19
SỐ 76 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05 - 2020 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 05/2020 5. Hoạt động ca Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 19-Aug-2020

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

SỐ 76

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05 - 2020

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 05/2020

5. Hoạt động của Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

THUÊ TÀU CHỢ & THUÊ TÀU CHUYẾN

Thuê tàu chợ (Booking Shipping Space)

- Định nghĩa: Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lí của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo một lịch trình định trước.

- Đặc điểm phương thức thuê tàu chợ:

+ Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L). Vận đơn đường biển là bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển (Contract of Cariage by sea).

+ Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thoả thuận điều kiện, điều khoản chuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển.

+ Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hóa và được tính toán theo biểu cước (Tariff) của hãng tàu.

+ Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở. Người chuyên chở là một bên của hợp đồng vận tải và là người phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

- Ưu điểm: Số lượng hàng gửi không hạn chế; thủ tục Gửi - Nhận hàng đơn giản; Biểu cước ổn định

- Hạn chế: Cước phí cao; Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở; Thời gian vận chuyển

lâu;

Thuê tàu chuyến (Voyage Chartering)

- Định nghĩa: Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu yêu cầu thuê lại toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng. Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu.

- Đặc điểm phương thức thuê tàu chuyến:

+ Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter Party - C/P) và vận đơn đường biển.

+ Hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết giữa người thuê tàu và người chuyên chở, trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa để giao phó cho người nhận hàng ở cảng đến, còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên đã thỏa thuận.

+ Người thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu.

+ Chủ tàu có thể đóng vai là người chuyên chở hoặc không.

- Ưu điểm: Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng; Giá cước thuê

tàu thấp hơn so với cước tàu chợ; Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng; Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh.

- Hạn chế: Đây là phương thức không kinh tế khi chở lượng hàng nhỏ; Kĩ thuật và nghiệp vụ thuê tàu

phức tạp; Giá cước biến động.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

MONDELEZ KINH ĐÔ – VIẾT TIẾP NHỮNG CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG

Việt Nam được xem là thị trường năng động tại khu vực châu Á, trong đó kinh doanh thức ăn nhẹ có nhiều tiềm năng phát triển khi phân khúc dân số trẻ, khẩu vị tinh tế, nhu cầu tìm đến các sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Chính vì lẽ đó, mảng bánh kẹo tại Việt Nam luôn là vùng đất tiềm năng đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Vào tháng 7/2015, thương vụ mua bán lớn nhất trong lịch sử ngành bánh kẹo Việt Nam diễn ra khi Mondelēz International chính thức công bố khoản đầu tư vào mảng bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô.

Sau thương vụ sáp nhập, mảng bánh kẹo Kinh Đô đã đổi tên thành Mondelez Kinh Đô – đánh dấu một chặng đường mới của doanh nghiệp bánh kẹo nội địa. Sự kết hợp thế mạnh của hai thương hiệu hàng đầu đã đưa Mondelez Kinh Đô đạt được những bước tiến vượt bậc. Các sản phẩm đa dạng của doanh nghiệp này đang có mặt rộng khắp Việt Nam, cùng các nhà máy đang nâng cao năng suất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang 16 quốc gia trên thế giới.

Kế thừa câu chuyện cũ để xây dựng bản sắc mới

Trong những năm đầu tiên sau sáp nhập, Mondelez Kinh Đô tập trung hoàn thành việc hợp nhất giữa 2 công ty cũng như các tiêu chuẩn và quy trình nội bộ. Sau đó, công ty đẩy mạnh đầu tư cho các nhà máy sản xuất, đặc biệt về an toàn lao động, an toàn thực phẩm và điều kiện làm việc. Trong giai đoạn kế tiếp, Mondelez Kinh Đô tập trung hơn vào sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng, kết hợp giữa chuyên môn của Kinh Đô như kinh nghiệm sản xuất bánh trung thu, với năng lực tiếp thị và quảng bá thương hiệu của Mondelez.

Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Mondelez Kinh Đô cũng khai thác rất tốt xu hướng thương mại điện tử trong những năm gần đây. Đơn vị này đã triển khai hình thức bán hàng online thông qua các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Nhờ đó người dùng sẽ tiếp cận nhanh chóng tất cả các dòng bánh Trung thu Kinh Đô trên những gian hàng trực tuyến, đảm bảo chất lượng và quy trình thanh toán, vận chuyển nhanh chóng.

Với chiến lược bài bản, nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng kinh doanh, dù mức độ cạnh tranh tại thị trường bánh kẹo rất lớn nhưng Mondelez Kinh Đô vẫn duy trì gần ¼ thị phần ở mảng bánh quy, và tiếp tục dẫn đầu về doanh thu mảng bánh mì đóng gói tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nielsen.

Đồng hành cùng Mondelez Kinh Đô viết tiếp những câu chuyện thành công

Đồng hành cùng Mondelez Kinh Đô ngay từ những ngày đầu trước khi Mondelez Kinh Đô có sự thay đổi, CJ Gemadept Logistics đã không ngừng trăn trở để giải những bài toán thông minh về quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng.

Kết quả đạt được, các giải pháp CJ Gemadept Logistics đưa ra đã mang lại quả ngọt, giúp đối tác cắt giảm hơn 20% chi phí vận hành, 33% nhân lực dư thừa và đặc biệt, tăng hơn 50% khả năng đáp ứng cho những mùa cao điểm.

Trong thời gian tới, với chiến lược phát triển mạnh mẽ và ngày càng đa dạng về sản phẩm của Modelez Kinh Đô, CJ Gemadept Logistics sẽ tiếp tục ngày càng hoàn thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng Modelez Kinh Đô chinh phục các thị trường mới.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CẢNG THỦY NỘI ĐỊA HOÀNG TUẤN ĐƯỢC TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI

Ngày 23/04/2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 753/QĐ-BGTVT công bố cảng thủy nội địa Hoàng Tuấn trên sông Vàm Cỏ Đông được tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Quyết định này thay thế Quyết định số 2525/QĐ-BGTVT ngày 27/08/2013 của Bộ trưởng GTVT công bố cảng thủy nội địa Hoàng Tuấn trên sông Vàm Cỏ Đông được tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

Ngày 24/04/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 671/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Quyết định được công bố kèm theo 34 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc pham vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Bãi bỏ các thủ tục hành chính tại số thứ tự 15 mục 1 phần I Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; số thứ tự 8, 48, 49, 50, 51, 52 điểm C mục 2 phần I Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và số thứ tự 14 (mục 2) Quyết định số 2628/QĐ-BTC ngày 09/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

CÔNG BỐ DANH MỤC BẾN CẢNG THUỘC CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Ngày 24/04/2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 761/QĐ-BGTVT công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 616/QĐ-BGTVT ngày 09/04/2019 của Bộ GTVT về việc Công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

BỎ CHẾ ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI KHẨU TRANG Y TẾ

Ngày 29/04/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/02/20220 của Chính phủ.

NGÀNH HÀNG HẢI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN BẰNG CHÍNH SÁCH

Cục Hàng hải đã khẩn trương làm việc với các cơ quan ban ngành, và các hiệp hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển bằng chính sách:

Theo công văn số 1298/CHHVN-VTDVHH ngày 15/04/2020 các doanh nghiệp vận tải đã được áp dụng mức giá tối thiểu (giảm 10% so với mức giá hiện hành) dịch vụ hoa tiêu đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa (bao gồm cả tàu biển và phương tiện VR-SB).

Văn bản có hiệu lực trong vòng 03 tháng từ ngày 01/05/2020.

Theo công văn số 1337/CHHVN-VTDVHH ngày 17/04/2020, giá dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa (bao gồm cả tàu biển và phương tiện VR-SB) cũng được đưa về mức giá dịch vụ tối thiểu trong phạm vi quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018.

Với chính sách phí và lệ phí hàng hải, Cục Hàng hải đã báo cáo, kiến nghị Bộ GTVT thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính: Cho phép giãn thời gian thực hiện quy định về điều kiện được chậm nộp các khoản phí và lệ phí cho tàu thuyền theo Thông tư 90/2019/TT-BTC; cho phép miễn phí

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ để thực hiện việc kiểm tra y tế hoặc cách ly do dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa tàu thuyền vào cầu cảng, thời gian miễn phí hết ngày 31/12/2020.

Cục Hàng hải tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT&TT công bố, hướng dẫn gia hạn 3 tháng cho các chứng chỉ, giấy khám sức khoẻ cho thuyền viên đang làm việc trên tàu biển và có văn bản phổ biển cho các chủ tàu và chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải hướng dẫn chủ tàu, thuyền viên về việc cho phép gia hạn các chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng chỉ thuyền viên do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho thuyền viên đang đảm nhận chức danh trên biển bị hết hạn, được gia hạn sử dụng tiếp trong 3 tháng.

Phối hợp với các chủ tàu đề xuất Cục Xuất nhập cảnh nghiên cứu có biện pháp hỗ trợ thuyền viên đang làm việc trên tàu biển bị hết hoặc sắp hết hạn hộ chiếu phổ thông, nhưng không thể lên bờ làm thủ tục gia hạn được.

Back

Page 6: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

TIN KINH TẾ

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 04 năm 2020:

- CPI bình quân 4TĐN 2020 tăng 4,9%

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 04 ước tính đạt 40,1 tỷ USD, giảm 1,0% so với cùng kỳ, trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu đạt 19,7 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ

Kim ngạch nhập khẩu đạt 20,4 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Đề xuất đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng mở rộng nhà ga sân bay Nội Bài

Ngày 06/05/2020, ACV đã đề xuất đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng mở rộng, nâng công suất nhà ga quốc tế T2 Nội Bài. Với đề xuất này, công suất nhà ga quốc tế Nội Bài sẽ nâng thêm 5 triệu khách/năm. Bộ Xây dựng đã có ý kiến ủng hộ phương án này.

Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất

Đầu tháng 05/2020, TCT Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) đã trình Bộ GTVT thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương. Do dự án nằm trong ranh giới đất của Cảng hàng không nên không phải giải phóng mặt bằng.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo trong 2 năm 2020 - 2021. Trong đó, thời gian thi công hạng mục công trình thuộc đường cất hạ cánh 25R/07L khoảng 6 tháng (không bao gồm công tác hoàn thiện thủ tục nghiệm thu và bay hiệu chỉnh). Thời gian thi công các hạng mục công trình còn lại khoảng 14 tháng.

Hàng không bắt đầu nhộn nhịp trở lại, đề nghị bay quốc tế từ 01/06

Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép từ ngày 05/05/2020 tăng tần suất lên 52 chuyến khứ hồi/ngày đối với đường bay Hà Nội - TP HCM; 20 chuyến khứ hồi/ngày đối với đường bay Hà Nội - Đà Nẵng; 20 chuyến khứ hồi/ngày đối với đường bay TP HCM - Đà Nẵng. Các đường bay khác theo nhu cầu của hãng hàng không.

Đặc biệt, Cục kiến nghị từ ngày 01/06/2020 các hãng sẽ khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế bình thường theo lịch bay đã phân bổ. Cùng với đề xuất tăng chuyến bay, Cục Hàng không Việt Nam cũng đề xuất dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách chỗ ngồi trên máy bay, các hãng sẽ vận chuyển hành khách theo cấu hình của máy bay, bắt đầu từ ngày 05/05/2020.

Năng lực vận tải hàng không toàn cầu giảm mạnh

Theo báo cáo ngày 01/05/2020 của IATA, công suất vận tải của các máy bay chuyên dụng đã tăng lên ở hầu hết các tuyến, đặc biệt là khu vực nội Á, nhưng mức tăng này vẫn chưa đủ để bù đắp lượng công suất vận tải hàng hóa của các máy bay chở khách (belly cargo) khi các hãng bay tạm ngưng hoạt động. Thông thường, mảng belly cargo chiếm 50% năng lực vận tải hàng hóa hàng không. Theo đó, công suất vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu đã giảm 24.6% so với cùng kỳ. Việc thiếu hụt công suất này đã dẫn đến tình trạng phí vận tải tăng đột biến thời gian qua.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 05/2020

/2017

/2017

4

Page 7: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Các hãng chế tạo máy bay thực hiện cắt giảm hàng ngàn việc làm vì lỗ nặng

Nhà chế tạo máy bay của Mỹ - Boeing vừa công bố cắt giảm 16.000 việc làm sau khi doanh thu giảm mạnh đến 26% trong quý đầu tiên do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sự sụt giảm trong ngành hàng không toàn cầu đang gây thiệt hại lớn cho Boeing. Việc các hãng hàng không trên toàn thế giới đang cố gắng để sống sót với khoản lỗ tổng cộng ước tính hơn 300 tỷ USD trong năm nay. Do đó, nhiều hãng hàng không đang trì hoãn đặt mới, nhận hàng và cả bảo trì máy bay.

Trước đó, hãng chế tạo máy bay Airbus cũng đã gửi tâm thư tới các nhân viên và để ngỏ khả năng cắt giảm 10.000 việc làm do bị tổn thất nặng nề trong đại dịch.

Hãng hàng không lâu đời thứ 2 thế giới nộp đơn xin phá sản

Hãng hàng không quốc gia Colombia – Avianca đã nộp đơn xin phá sản tại tòa án Mỹ. Quá trình này cho phép hoãn các nghĩa vụ của một công ty Mỹ đối với các chủ nợ, để họ có thời gian tái cấu trúc các khoản nợ hoặc bán một phần doanh nghiệp để trả nợ. Nếu không thoát khỏi phá sản thì Avianca sẽ là hãng hàng không lớn đầu tiên trên thế giới bị “nhấn chìm” bởi đại dịch Covid-19.

Hãng hàng không lớn thứ hai khu vực Mỹ Latinh này (được thành lập từ năm 1919, có trụ sở tại Bogota, Colombia) đã ngừng bay kể từ tháng 3 khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Avianca cho biết, đại dịch đã khiến cho hãng thiệt hại 80% doanh thu và hiện hãng đang phải vật lộn với các loại chi phí cố định cao.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng phương án kêu gọi đầu tư các dự án cảng biển

Ngày 17/04/2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu các sở KHĐT, GTVT rà soát, lên phương án kêu gọi nhà đầu tư với 17 dự án cảng biển chưa triển khai, chưa có nhà đầu tư.

Theo Sở GTVT, hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu quy hoạch 69 dự án cảng biển. Theo đó, đã có 48 dự án cảng biển đang khai thác, 4 dự án đang xây dựng, 10 dự án chưa triển khai và 7 dự án chưa có nhà đầu tư.

Tính riêng khu vực Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu quy hoạch 35 dự án cảng biển. Trong đó có 22 dự án đang khai thác, 2 dự án đang xây dựng, 9 dự án chưa triển khai và 2 dự án chưa có nhà đầu tư. Tổng công suất các cảng biển thực tế đến tháng 3/2020 là 117,8 triệu tấn/năm với 9.947m cầu cảng.

Trà Vinh đề nghị nâng cấp Cảng biển Định An thành cảng nước sâu

Đầu tháng 05/2020, tỉnh ủy Trà Vinh đã đề nghị Bộ GTVT xem xét nâng công suất của Cảng biển Định An cho tàu từ 30.000 - 50.000 tấn lên 100.000 - 160.000 tấn có thể cập cảng; Nạo vét luồng từ biển vào cảng; Điều chỉnh quy hoạch Cảng nội địa Long Đức, thành phố Trà Vinh kết hợp với nạo vét sông Cổ Chiên để phát triển thành hệ thống Cảng hướng sông Tiền.

Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương này cũng đề nghị Bộ GTVT nâng cấp các tuyến quốc lộ 53, 54, 60, 53B và xây cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu để tạo kết nối đường bộ cho nhiều địa phương có thể sử dụng cảng biển Định An để xuất, nhập khẩu trực tiếp.

Sản lượng container thông qua các cảng chính của Trung Quốc giảm 8,9% trong quý 1/2020

Theo Hiệp hội bến cảng Trung Quốc, 8 cảng chính của Trung Quốc xử lý 37,63 triệu Teu container trong quý 1/2020, giảm 8,9% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản lượng container trong tháng 01, 02, 03 vừa qua giảm lần lượt 3,1% - 19,8% và 5,6%.

Hiệp hội này cũng dự báo sản lượng container sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 2, và nguồn hàng giảm sút cũng là thử thách đối với các cảng nội địa.

Page 8: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Thỏa thuận cam kết duy trì hoạt động của các cảng biển để đảm bảo thương mại hàng hải quốc tế

Cuối tháng 04 vừa qua, trong một nỗ lực hợp tác do Singapore khởi xướng, cơ quan quản lý cảng tại 20 quốc gia trên 3 lục địa đã ký thỏa thuận giữ các cảng mở cửa giao dịch trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

Các cơ quan thành viên thuộc Port Authorities Roundtable (PAR) quản lý cảng tại 20 quốc gia, từ cảng Los Angeles đến cảng Antwerp, cảng Abu Dhabi đến cảng Thượng Hải trong tuyên bố chung đã khẳng định lĩnh vực hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho dòng chảy thương mại mở trong giai đoạn này. Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên của PAR được đưa ra bởi cơ quan quản lý cảng tại các quốc gia khác nhau.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Dỡ cầu đường sắt Bình Lợi 118 tuổi: Mở ra tuyến hàng hải từ Cái Mép - Thị Vải tới Tây Ninh

Bộ GTVT, UBND Tp. HCM cùng các đơn vị liên quan đã quyết định gọi vốn BOT để xây dựng cầu Bình Lợi mới, đồng thời, gỡ các nhịp cầu Bình Lợi cũ đã 118 năm tuổi có tĩnh không thấp. Đây là dự án BOT đường thuỷ đầu tiên trong cả nước.

Dự án đầu tư xây dựng cầu đường Bình Lợi mới và nạo vét luồng sông Sài Gòn có tổng đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. Cầu mới sẽ có tĩnh không thông thuyền 7m, đảm bảo cho tàu thuyền chở hàng trên 5.000 tấn lưu thông từ cảng Bến Súc, Bình Dương về các cảng ở TP.HCM, mở ra cơ hội lớn phát triển kinh tế cả vùng phía Đông Nam Tp. HCM.

Maersk và CMA CGM tái khởi động dịch vụ xuất khẩu hạt điều từ Đông Phi sang Ấn Độ và Việt Nam

Ngày 30/04/2020, Maersk và CMA CGM đã chính thức tái khởi động dịch vụ phục vụ xuất khẩu hạt điều từ Đông Phi (West Africa) sang Ấn Độ và Việt Nam với việc cập cảng tại Colombo và cảng Cái Mép – Việt Nam theo dịch vụ tuần Asia – West Africa FEW 3 của Maersk. CMA CGM tham gia dịch vụ này và quảng bá dưới tên AFEX theo thỏa thuận hợp tác WAF giữa Maersk và CMA CGM Asia.

Tổng công suất hoạt động tăng cao kỷ lục làm giảm giá cước charter

Công suất tàu không hoạt động vào cuối năm 2019 gia tăng mạnh do một lượng lớn tàu buộc phải ngưng hoạt động trên các tuyến dịch vụ để lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh, chiếm 68% tổng công suất không hoạt động vào cuối tháng 12/2019. Mặc dù điều này ban đầu giúp giữ cho giá cước charter được duy trì ở ngưỡng tương đối, xu hướng tích cực này sau đó đã bị đảo ngược. Nhu cầu vận tải yếu do dịch Covid-19 đã góp phần đẩy số lượng công suất tàu không hoạt động lên mức cao kỷ lục, kể cả khi đã loại trừ các tàu ngưng hoạt động do phải lắp đặt bộ lọc.

Cuối tháng 04, tổng công suất tàu không hoạt động đạt mức 2,4 triệu Teu, trong đó lượng công suất tàu không hoạt động do phải lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh là 716.000 Teu, tương đương 30% tổng công suất tàu không hoạt động. Nếu loại trừ các tàu đang lắp đặt bộ lọc, công suất tàu không hoạt động hiện tại vào khoảng 1,68 triệu Teu – cao hơn so với những mức kỷ lục trước đó vào năm 2016 (1,59 triệu Teu) và năm 2009 (1,52 triệu Teu) - thời điểm giá cước charter rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Dù các đơn vị vận hành đang triển khai vận chuyển nhằm bù đắp lượng công suất tàu bị thiếu hụt trước đó, nhưng nỗ lực này vẫn không đủ để duy trì giá cước charter ở mức hiện tại. Yếu tố chính làm giảm giá cước sâu hơn vẫn là nhu cầu yếu, khi chủ tàu dù đã đưa ra mức giá cước thấp hơn nhưng vẫn rất khó khăn để tìm được đối tác trong bối cảnh ảm đạm hiện nay.

Page 9: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Đội tàu vận tải ế ẩm và triển vọng tăm tối của kinh tế thế giới

Hapad-Lloyd trước đây đảm nhận thị phần vận tải lớn nhất trong thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm bán lẻ và hàng hóa chế biến. Kể từ cuối tháng 02, hãng đã phải hủy ¼ số chuyến hàng trong bối cảnh các quốc gia gia tăng phong tỏa lãnh thổ và nhu cầu vận tải bị cắt giảm mạnh tại Mỹ và khu vực châu Âu.

Tương tự, hãng vận tải container lớn nhất thế giới về số lượng đội tàu vận tải - A.P. Moller-Maersk cũng đang trải qua quãng thời gian khó khăn do hoạt động kinh tế toàn cầu đình trệ khi 9,4% tổng năng lực vận tải của Maersk đang phải nằm không – đây là tỉ lệ thiếu việc cao nhất của tập đoàn này trong hơn 10 năm qua. Maersk dự báo nhu cầu vận tải sẽ tiếp tục giảm mạnh trong quí II, có thể lên tới 20-25% và Maersk cũng sẽ giảm năng lực đội tàu tương ứng.

Một số hãng vận tải lớn công bố kết quả kinh doanh quý 1/ 2020

- OOCL: tổng doanh thu tăng 5,5%; sản lượng vận chuyển giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân các thị trường được ghi nhận ở mức cao trong 05 năm gần nhất, với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động chính được kỳ vọng sẽ cải thiện với chi phí nhiên liệu giảm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên giá cước trung bình các khu vực đang chịu áp lực giảm trong quý 2 khi sản lượng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa do dịch Covid-19 tại tất cả các thị trường chính.

- ONE: đầu tháng 05 đã công bố mức lợi nhuận âm 27 triệu USD trong quý 1/2020 (quý 4/2019 theo năm tài chính của Nhật Bản). Mức lỗ này thấp hơn so với con số âm 49 triệu USD được dự báo trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do giá nhiên liệu trung bình trong quý 1 vừa qua ghi nhận ở mức 528 USD/tấn, thấp hơn so với giá nhiên liệu 561 USD/tấn theo kế hoạch của ONE.

Cho cả năm tài chính 2019 – 2020 kết thúc vào tháng 03/2020, ONE ghi nhận mức lợi nhuận 105 triệu USD, đảo chiều so với mức lỗ 586 triệu USD trong năm 2018 – 2019.

HMM ngừng kế hoạch lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh do giá dầu thấp kỷ lục

Kế hoạch mạo hiểm của HMM khi lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh cho hơn 70% con tàu của hãng này đã phải dừng lại khi mức chênh lệch giữa giá dầu LSFO và HFO bị thu hẹp lại thời gian qua.

Hãng vận tải Hàn Quốc sẽ có 66 con tàu hoàn thành quá trình lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh, bao gồm 12 chiếc 24,000 Teu và 8 chiếc mới 16,000 Teu dự kiến được bàn giao vào 2020 và 2021.

Đến nay, 27 con tàu đã hoàn thành quá trình lắp đặt bộ lọc được bàn giao. Tổng chi phí cho chương trình lắp đặt bộ lọc của HMM khoảng 350 triệu USD. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn dự kiến của khoản đầu tư này đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi giá nhiên liệu giảm liên tục từ đầu năm, chênh lệch giá LSFO-HFO đã giảm còn 23 USD tại Rotterdam và 51 USD tại Singapore vào ngày 28/04/2020.

Page 10: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Yang Ming tăng vốn

Ngày 06/05/2020, ban điều hành của Yang Ming đã phê duyệt kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu ưu đãi nhằm tăng vốn cho hãng vận tải Đài Loan.

Yang Ming ghi nhận mức lợi nhuận năm 2018 và 2019 lần lượt âm 6,59 và âm 4,31 tỷ đôla Đài Loan, theo đó vốn chủ sở hữu của hãng này đã giảm 36% trong 2 năm qua về mức 17,1 tỷ đôla Đài Loan vào cuối 2019. Ngày 14/04/2020, công ty xếp hạng Taiwan Ratings Corp. đã hạ bậc tín nhiệm của Yang Ming từ mức Ổn định sang Tiêu cực do tình hình nhu cầu vận tải toàn cầu bị suy yếu gần đây.

Chính phủ Đài Loan hiện đang nắm giữ 48% cổ phần của Yang Ming và được cho là sẽ mua vào lượng cổ phần phát hành riêng lẻ này.

CMA CGM được Chính phủ bảo lãnh khoản vay trị giá 1,05 tỷ Euro

Ngày 13/05/2020, Tập đoàn CMA CGM thông báo đã được bảo lãnh khoản vay trị giá 1,05 tỷ Euro. Đây là khoản vay hợp vốn được tài trợ bởi 3 ngân hàng: BNP Paribas, HSBC và Société Générale.

Chính phủ Pháp sẽ bảo lãnh 70% giá trị trên, khoản vay có thời hạn ban đầu là 01 năm và điều khoản cho phép gia hạn tối đa thêm 05 năm. Khoản vay là một phần của cơ chế bảo lãnh vay của Chính phủ Pháp bắt đầu từ cuối tháng 03 nhằm đối phó với các tác động của dịch Covid-19.

Chính phủ Hàn Quốc viện trợ 1 tỷ USD cho các hãng vận tải biển

Cuối tháng 04 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ tung gói hỗ trợ khẩn cấp cho ngành vận tải biển nước này trị giá 1,25 nghìn tỷ won (tương đương 1,01 tỷ USD). Trong đó 470 tỷ won sẽ được hỗ trợ cho hãng HMM.

Mục tiêu của gói hỗ trợ là nhằm cung cấp nguồn tiền trong ngắn hạn khi các hãng vận tải Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng bởi thương mại giảm sút khi dịch cúm Covid-19 đang diễn ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp trực thuộc chính phủ Korea Ocean Business Corp. (KBOC) cũng sẽ mua vào lượng trái phiếu thứ cấp của các hãng vận tải, trị giá 100 tỷ won thông qua việc chấp nhận nâng tỷ lệ LTV (loan-to-value) tối đa lên đến 95% từ mức hiện tại ở mức 60 – 80%.

Tàu container lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Ngày 24/04/2020, tại nhà máy đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering’s (DMSE), Hàn Quốc, HMM đã tổ chức lễ đặt tên cho thiết bị tàu container 24.000 Teu – Algeciras, tàu container lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này. Sau đó, Algeciras đã thực hiện nhiệm vụ đầu tiên tại cảng Busan và di chuyển đến Ningbo, Shanghai và Yantain, Trung Quốc. HMM triển khai vận hành Algeciras trên tuyến dịch vụ Far East Europe 4 FE4 của liên minh THE.

Algeciras là thiết bị tàu đầu tiên trong đơn đặt hàng đóng mới 20 tàu 24.000 Teu của HMM được bàn giao. Trong năm nay, HMM dự kiến sẽ nhận bàn giao 12 tàu megamax đóng mới, tuy nhiên kế hoạch này đã có chút trì hoãn do dịch cúm Covid-19.

Cập nhật thông tin về các tuyến dịch vụ

Evergreen tham gia vận tải trên tuyến USWC của COSCO/Wan Hai Asia

Evergreen đã bắt đầu tham gia vận tải tại khu vực Transpacific của tuyến dịch vụ con lắc ISC-SE Asia-Far East-USWC SEAI/CP1–CI1, vận hành bởi COSCO và Wan Hai. COSCO và WanHai từ đầu tháng 05 đã bắt đầu loại bỏ lịch trình cập cảng tại Cái Mép, Nansha, Hong Kong và Yantian khỏi tuyến SEAI/CP1– CI1. Evergreen quảng bá tuyến dịch vụ với tên SEA và chỉ tham gia vận tải tại các cảng Laem Chabang, Haiphong, Shanghai, Ningbo, Long Beach, Oakland, Lianyungang, Shanghai, Ningbo.

Cảng Cái Mép sau khi bị loại khỏi hải trình của SEAI/CP1 – CI1 sẽ được thêm vào hải trình của tuyến dịch mới triển khai Middle East-Asia-USWC ‘Transpacific Arabian’ của Evergreen. Đây là tuyến con lắc kết hợp giữa 2 dịch vụ FE-USWC TPS (hay còn gọi OAL ‘PSW8’) và FE-ME APG (hay còn gọi là OAL MEA4)

Page 11: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

SITC tái cấu trúc thị trường Trung Quốc – Đông Nam Á

Cuối tháng 04 vừa qua, SITC đã tái cấu trúc các tuyến dịch vụ phục vụ thị trường Trung Quốc – Đông Nam Á. Hãng vận tải này sẽ thay thế 02 dịch vụ nội Á, bao gồm CPX2 và dịch vụ CPX7 bằng 1 tuyến dịch vụ mới, đồng thời loại bỏ việc cập cảng tại Manila (Philippines) khỏi dịch vụ CPV. Dịch vụ mới sẽ hoạt động trên kết nối Nam Trung Quốc – Phía Bắc Việt Nam.

Thay vào đó, SITC cũng đã công bố tuyến dịch vụ tuần mới phục vụ kết nối Trung Quốc – Đông Malaysia – Việt Nam và Philippines với tên CMV. Dịch vụ này kết hợp một phần dịch vụ CPX7, phân nhánh miền Trung Trung Quốc – Manila của dịch vụ CPX2, và phân nhánh Hong Kong – Manila của dịch vụ CPV.

Hiện tại hải trình chính xác của CMV chưa được công bố, nhưng sẽ cập vào các cảng Qingdao, Shanghai, Hong Kong, Shekou, Manila, Bintulu (phía Đông Malaysia) và Hồ Chí Minh. Mỗi chuyến của dịch vụ này sẽ kéo dài 3 tuần, khai thác 3 tàu 1000 Teu. Chuyến tàu đầu tiên sẽ bắt đầu từ Bintulu vào ngày 25/05/2020 với tàu Wisdom Grace tải trọng 1032 Teu.

IAL/Wan Hai và Sealand Asia triển khai dịch vụ tại miền Trung Trung Quốc–Thái Lan–Việt Nam

Cuối tháng 04 vừa qua, Interasia Lines (IAL) đã công bố tuyến dịch vụ kết nối miền Trung Trung Quốc, Thái Lan và miền Nam Việt Nam. Dịch vụ này được quảng bá với tên Central China – Thailand – Vietnam CTV, được hợp tác khai thác giữa Wan Hai và Sealand Asia. WanHai cũng quảng bá dịch vụ này với mã hiệu CTV, trong khi Sealand Asia vẫn chưa công bố mã hiệu cho tuyến dịch vụ này.

CTV sẽ đi qua các cảng Ningbo, Shanghai, Laem Chabang, Bangkok, Laem Chabang, Hồ Chí Minh, Ningbo trong 03 tuần, khai thác 3 tàu Bangkokmax 1700 Teu, mỗi hãng sẽ đóng góp 1 tàu. Chuyến đầu tiên sẽ khởi hành từ Ningbo ngày 15/05/2020 với tàu Nordpanther 1756 Teu của Sealand Asia.

NGÀNH LOGISTICS

Vận tải hàng hóa 4 tháng đầu năm 2020

Loại hình vận tải ĐVT T4 2020 4TĐN 2020 T4 2020/T4 2019 4TĐN 2020/4T 2019

Tổng sản lượng Triệu tấn 105,7 534,5 72,8% 92,8%

Đường bộ Triệu tấn 80,8 416,7 71,3% 92,8%

Đường thủy nội địa Triệu tấn 19,4 91,6 78,4% 92,9%

Đường biển Triệu tấn 5,1 24,5 75,9% 91,5%

Đường hàng không Nghìn tấn 19,5 108,5 56,4% 84,5%

Đường sắt Triệu tấn 0,4 1,6 93,1% 95,3%

Quy mô ngành logistics toàn cầu đến năm 2021 có thể đạt 3.215 tỷ USD sau Covid-9

Đầu tháng 05, theo ResearchandMarkets, hậu Covid-19, ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu được dự báo sẽ đạt quy mô 2.734 tỷ USD trong 2020 và tăng lên 3.215 tỷ USD trong 2021, với mức tăng trưởng 17,6%. Quy mô thị trường trong năm 2021 trong lần dự báo này đã được điều chỉnh giảm 10 – 15% so với dự báo thực hiện trước khi dịch cúm Covid-19 xảy ra.

Động lực chính cho tăng trưởng giai đoạn này là sự quan tâm đối với các loại mặt hàng thiết yếu và gia tăng nhu cầu đối với các thiết bị bảo hộ cá nhân. Các thách thức mà thị trường phải đối mặt là việc thiếu hụt lao động và các bộ kit xét nghiệm Covid-19.

Một số điểm lưu ý trong báo cáo thị trường cho giai đoạn 2020 - 2021:

Theo ngành hàng: FMCG là mảng chiếm thị phần lớn nhất trong thời gian tới.

Theo mảng vận tải: đường sắt sẽ chiếm thị phần lớn nhất do ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 so với đường thủy và đường hàng không. Dù đường bộ vẫn là đóng vai trò quan trọng trong dịch Covid-19, tuy nhiên mảng này sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực lái xe, cũng như việc bảo vệ sức khỏe cho tài xế.

Theo khu vực: Châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị trường logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu khi khu vực này đã sớm thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Page 12: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Quảng Trị sẽ có trung tâm hậu cần và logistics hơn 2.000 tỷ đồng

Đầu tháng 05/2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã cấp chủ trương đầu tư cho CTCP ICD Đông Nam thực hiện dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần và Logistics tại KKT Đông Nam. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, quy mô gần 72 ha, tại xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (thuộc KKT Đông Nam Quảng Trị).

Về tiến độ, dự án được chia làm 2 giai đoạn: Từ năm 2020 – 2023, tiến hành xây dựng khu 1A, 2A khu công ty phụ trợ hỗ trợ cảng Mỹ Thuỷ và Khu kinh tế Đông Nam. Từ năm 2023 -2025, xây dựng hoàn thành khu 2B, 2C, 2D và đưa toàn bộ dự án vào khai thác năm 2025.

Đồng Nai sẽ có thêm khu công nghệ cao 300ha gần sân bay Long Thành

Ngày 10/05/2020, đại diện CTCP liên doanh Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc đã đề xuất với chính quyền tỉnh Đồng Nai việc đầu tư, xây dựng Dự án Khu công nghệ cao Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc (VKTP). Dự án có vốn đầu tư đăng ký 150 triệu USD, diện tích đất 280 ha, cách Sân bay quốc tế Long Thành 5km và không xa cảng sông, cảng biển.

Dự án chia thành 3 giai đoạn, tỷ lệ xây dựng là 60%, dự kiến thu hút từ 2-3 tỷ USD trong khoảng 6-9 năm đi vào hoạt động, giá trị sản xuất/xuất khẩu lũy kế sau 10 năm dự kiến trên 20 tỷ USD…

Ra mắt nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode

Ngày 07/05/2020, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode. Nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode có khả năng “số hóa”, định vị chính xác vị trí địa chỉ của khách hàng, góp phần mang lại sự thành công cho tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực, dịch vụ luôn cần “tìm” đến khách hàng. Đây là lời giải cho bài toán tối ưu hóa việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa từ người gửi đến người nhận của các doanh nghiệp bưu chính, vận tải, logistics, thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sẽ có chuyến tàu liên vận từ Nga qua Trung Quốc đến Việt Nam

Công ty Vận tải đường sắt Nga RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn Đường sắt Nga cho biết sẽ thực hiện chuyến tàu vận tải liên quốc gia từ Nga qua Trung Quốc đến ga Yên Viên của Việt Nam. RZD Logistics cho biết trước những tác động tiêu cực chung của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và ngành vận tải, công ty nhận thấy sự gia tăng nhu cầu từ các chủ hàng đối với các giải pháp mới và cách tiếp cận sáng tạo, phi tiêu chuẩn. Tổng giám đốc của RZD cho biết những dịch vụ vận tải mà công ty đề xuất theo tuyến đường Nga – Việt Nam – Nga đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà sản xuất. Kể từ đầu năm 2020, công ty này đã gửi 4 container 40 feet mỗi tháng loại hàng hóa sữa bột và thức ăn khô cho trẻ em với tổng khối lượng 266 m3 – những sản phẩm trước đây thường được vận chuyển bằng đường hàng không.

Công tác tổ chức của toàn bộ chuỗi giao hàng do công ty RZD Logistics thực hiện. Quá trình di chuyển tại Trung Quốc được công ty FELB – công ty con của RZD Logistics đảm trách, phía Việt Nam do công ty Ratraco thực hiện.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng.

Vào ngày 20/03/2020, nhóm "Bộ tứ kim cương" đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là "Bộ tứ mở rộng" (QUAD Plus). Kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" nhằm chuẩn bị cho làn song dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc được Mỹ khởi xướng. Chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Mỹ, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, thì đây có thể sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Back

Page 13: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

GS25 – KHÁCH HÀNG MỚI ĐẦY TRIỂN VỌNG CỦA CJ-GEMADEPT LOGISTICS

Ngày 15/04/2020 vừa qua, CJ Gemadept Logistics đã golive thành công dịch vụ trung tâm phân phối cho đối tác GS25 tại khu vực Quận 9, Tp. HCM.

Đây là thương hiệu độc lập đầu tiên tại Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm, tự hào là đại diện tiêu biểu cho hệ thống cửa hàng tiện lợi của xứ sở kim chi. Hiện GS25 đang chiếm hơn 30% thị phần bán lẻ Hàn Quốc và kỳ vọng sẽ bùng nổ ở Việt Nam trong tương lai rất gần. Cụ thể, tại Việt Nam, năm 2018, cửa hàng tiện lợi đầu tiên của GS25 đã xuất hiện và chỉ sau hơn 2 năm, con số này đã tăng lên nhanh chóng, vượt mốc 60 cửa hàng. Đặt mục tiêu đến năm 2021, con số này sẽ tăng gấp hơn 3 lần so với hiện tại, đạt mốc 200 cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Trong vòng 3 năm sẽ có 300 cửa hàng và 10 năm tới sẽ nâng con số lên hàng ngàn cửa hàng tiện lợi trên khắp Việt Nam.

Theo phạm vi hợp tác giữa hai bên, trước mắt, CJ Gemadept Logistics sẽ cung cấp dịch vụ lưu kho và các dịch vụ giá trị gia tăng cho đối tác GS25 tại Việt Nam. Sự hợp tác này đã góp phần củng cố hơn nữa thế mạnh của Gemadept trong lĩnh vực Logistics, đặc biệt nối dài danh sách khách hàng tại phân khúc ngành bán lẻ và ứng dụng công nghệ cao đang phát triển rất nhanh như hiện nay.

Với hệ thống racking đa dạng được thiết kế linh hoạt cùng quy trình làm hàng được cải tiến, tinh gọn và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông qua hệ thống Digital Assistant System (DAS), dự án được kỳ vọng sẽ mang đến những giải pháp sáng tạo, tối ưu hóa không gian, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hơn nữa độ tin cậy của từng dịch vụ được cung cấp.

CJ Gemadept Logistics là đơn vị chiến lược trong mối quan hệ hợp tác giữa CJ và Gemadept. Sự cộng hưởng giữa hai đối tác đang từng bước tạo nên những sự thay đổi tích cực trong hoàn thiện hệ thống logistics hàng hóa tích hợp hiện đại, mở rộng danh mục và mạng lưới khách hàng, đem lại dịch vụ giá trị gia tăng trọn gói trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Một số hình ảnh về trung tâm phân phối của dự án hợp tác GS25

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 14: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

SCSC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VƯỢT QUA MÙA DỊCH

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp, bên cạnh những tác động tiêu cực thì dịch bệnh Covid-19 cũng đang thúc đẩy và tạo ra những thay đổi tích cực không thể phủ nhận, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với mong muốn góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chủ động bảo đảm sự an toàn cho đối tác, khách hàng và CBCNV, CTCP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC) đã nhanh chóng triển khai một số ứng dụng công nghệ cho phép thực hiện các dịch vụ trực tuyến trong thời gian vừa qua.

Cuối tháng 3, SCSC đã bắt đầu thử nghiệm hình thức đăng ký thời gian nhận hàng trực tuyến (booking online). Hình thức này áp dụng cho các mặt hàng đã được khai thác, sẵn sàng giao nhận và được thực hiện thông qua công cụ mạng xã hội phổ biến như Facebook. Việc đăng ký online giúp đội ngũ SCSC nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ khách hàng tiết kiệm và chủ động sắp xếp thời gian hợp lý và phù hợp theo xu hướng “giãn cách xã hội” trong giai đoạn dịch như hiện nay.

Tiếp ngay sau đó, trong tháng 4, SCSC đã hợp tác với Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB) ra mắt dịch vụ thanh toán trực tuyến (thanh toán online) - dành cho cả hai đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Cụ thể, hình thức thanh toán online được áp dụng cho tất cả các dịch vụ có tại SCSC, bao gồm kho hàng thông thường, kho hàng đặc biệt, trung tâm kho lạnh, lưu trữ container, chứng từ, dịch vụ đóng gói… thông qua hệ thống ứng dụng ACB online.

Các dịch vụ này tuy mới được triển khai nhưng đã nhanh chóng ghi nhận được những phản hồi tích cực từ phía các đối tác và khách hàng. Thông qua 2 hình thức mới này, SCSC mong muốn thể hiện tinh thần phục vụ khách hàng với cam kết chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, vượt trội, luôn luôn đổi mới và hoàn thiện, để không ngừng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm yên tâm và an toàn nhất, hướng tới xây dựng hình ảnh nhà ga hàng hóa hàng không kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam.

GEMADEPT THẮP SÁNG TÌNH NGƯỜI GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19

Đại dịch Covid-19 từ khi bùng phát cho đến nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ đối với Chính phủ, các doanh nghiệp và toàn dân. Với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, nêu cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch, Tập đoàn Gemadept đã có những hành động thiết thực góp phần chia sẻ gánh nặng với cộng đồng trong thời gian qua.

Được biết Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Thiên Phước thuộc huyện Củ Chi đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch, trong tháng 05/2020, Tập đoàn đã có khoản đóng góp, ủng hộ kịp thời để cùng các cá nhân, tổ chức hảo tâm khác giúp cơ sở này vượt qua thử thách, tiếp tục là mái ấm che chở cho những mảnh đời bất hạnh.

Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Thiên Phước được thành lập năm 2001, hiện đang nuôi dưỡng các em khuyết tật, đa phần là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. Các em bị nhiễm chất độc da cam, bại não, não úng thủy, tự kỷ, hội chứng down… không có khả năng tự sinh hoạt và chăm lo cho bản thân. Cuộc sống hàng ngày vốn dĩ vô cùng khó khăn thì trong những ngày đại dịch hoành hành, các em càng cần lắm những tấm lòng quảng đại, yêu thương, nhường cơm xẻ áo.

Sự chia sẻ của Gemadept cùng những tấm lòng vàng trong xã hội đã góp phần tiếp thêm nguồn động lực sống cho các em khuyết tật tại mái ấm Thiên Phước, đồng thời lan tỏa những giá trị nhân ái nghĩa tình, nêu cao truyền thống nhân văn tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, cùng đất nước chiến thắng đại dịch và thắp sáng những giá trị yêu thương lan tỏa đến mọi người.

Back

Page 15: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, mọi hoạt động kinh tế tại đây gần như dừng lại hoàn toàn sau khi lệnh cách ly cả khu vực này được ban hành. Các nhà máy sản xuất hàng hóa cho hàng ngàn công ty toàn cầu ngay lập tức ngừng hoạt động, các chuyến hàng đường sắt, hàng không và đường biển cũng ngừng di chuyển qua khu vực. Sản lượng hàng hóa bị ảnh hưởng từ thời điểm đó cho đến tận thời điểm hiện tại.

1. Bổ sung phương thức tìm nguồn cung ứng

Nhìn lại trận động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 tại Fukushima, Nhật Bản, nhiều công ty đa quốc gia đã nếm trải những bài học đau đớn về các mắc xích yếu tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của họ. Mặc dù các công ty có thể nhanh chóng đánh giá các tác động mà thiên tai gây ra đối với các nhà cung cấp trực tiếp, họ vẫn không thể lường trước các tác động đến từ các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba trong khu vực bị ảnh hưởng.

Hiện nay với sự xuất hiện của virus Corona, dường như các bài học về Fukushima đang lặp lại một lần nữa. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng biết trước các rủi ro của việc chỉ dùng một nguồn hàng duy nhất, tuy nhiên họ vẫn làm theo hướng này nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hoặc đáp ứng chi phí theo kế hoạch. Thông thường, họ có nhiều lựa chọn khác để thay đổi nguồn cung ứng, nhưng phần lớn những nguồn khác vẫn xoay quanh khu vực Trung Quốc. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp sẽ không thể tìm thấy nhiều nguồn cung cho một số bộ phận hoặc vật liệu nhất định - do vị trí địa lý đặc biệt hoặc nguồn cung sở hữu tài sản trí tuệ riêng. Trong những trường hợp này, các doanh nghiệp cần bổ sung các phương thức tìm nguồn cung ứng truyền thống từ họ bằng các nguồn dữ liệu mới hoặc tìm cách tiếp cận mới để hiểu rõ và giảm thiểu rủi ro cao nhất.

2. Giám sát và lập sơ đồ

Các công ty nên đầu tư vào khoản giám sát công nghệ 24/7 đối với các nhà cung cấp toàn cầu có liên quan là việc làm cấp thiết. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho phép nhà cung cấp trên toàn thế giới có thể theo dõi kỹ càng với giá cả phù hợp hơn. Các doanh nghiệp không thể điều hành những chuỗi cung ứng khổng lồ trên toàn cầu khi tin tức hàng ngày luôn thay đổi nhanh chóng và có thể gây ra sự gián đoạn trong tương lai mà bạn không biết tới.

Một số công ty như General Motors đã vượt xa hơn quá trình này khi họ đã dành nhiều năm để lập sơ đồ riêng cho chuỗi cung ứng. Những công ty có đầu tư vào quá trình lập sơ đồ sẽ thấy được lợi ích khi các gián đoạn xảy ra bất ngờ khi chúng hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp các quy trình lại trong thời gian ngắn nhất, đồng thời biết được mức độ ảnh hưởng của gián đoạn này. Khi doanh nghiệp đã có kiến thức nâng cao về sự gián đoạn, họ sẽ có thời gian để thực hiện những chiến lược tránh và giảm thiểu thiệt hại ngay lập tức - ví dụ như định hình lại như cầu bằng giảm giá thay thế, mua hàng tồn kho, phân bổ hàng tồn kho...Tất nhiên, các yếu tố này sẽ phát sinh nhiều chi phí để đảm bảo các hoạt động này luôn diễn ra. Tuy nhiên, các chi phí này thường có thể bù đắp bằng cách giảm tỉ lệ kinh doanh và phân bố cho các nhà cung cấp, quốc gia yêu cầu phí cao hơn. Những lợi thế mà doanh nghiệp có thể tận dụng bao gồm khả năng chuyển nhà sản xuất giữa nhiều nhà cung cấp, nhà máy và quốc gia, từ đó mang lại lợi tức đầu tu dồi dào và bù lại chi phí duy trì lập sơ đồ chuỗi cung ứng.

Trên thực tế, chi phí lập sơ đồ giám sát đã giảm đi đáng kể trong thập kỷ qua. Ngày nay, các khoản đầu tư này có thể được bù đắp bằng cách tiết kiệm dưới hình thức giảm phu thuộc vào hàng tồn kho, các quy trình thủ công – từ đó sinh ra một chuỗi cung ứng nhanh, dễ dàng thích ứng và hoạt động trơn tru dù có xảy ra gián đoạn bất ngờ.

Kết luận

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 một lần nữa cho thấy, một hệ thống giám sát nhà cung cấp mạnh mẽ, không phụ thuộc là yêu cầu cơ bản nhất đối với các chuyên gia tìm nguồn cung cấp mới trong chuỗi cung ứng.

Back

QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 16: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

XU HƯỚNG VẬN TẢI VÀ LOGISTICS TOÀN CẦU NĂM 2020

Một thập kỷ mới đã đến và chúng ta đã trải qua nửa đầu năm 2020. Nhìn lại thập kỷ vừa qua và những thay đổi chúng ta đã gặp phải, sắp tới việc số hóa và huy động đã có những bước tiến lớn trong việc chuyển đổi mọi thành phần trong xã hội của chúng ta; cách chúng ta làm việc, cách chúng ta sống và cách chúng ta chơi. Trong một thế giới của sự chuyển động và phát triển không ngừng, không thể dự đoán được chính xác và nó cũng phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận. Những đột phá nào sẽ là chính yếu trong thập kỷ tới và điều gì sẽ định nghĩa nó? Trong bài viết này, xin phép định nghĩa một số xu hướng sẽ thay đổi trong ngành công nghiệp Logistics như sau:

1. Tập trung vào sự bền vững

Sự tác động đến Trái đất từ cách chúng ta sống và làm việc sẽ trở thành một trong các nhân tố chính thiết lập nên sản phẩm mới, chuỗi giá trị mới, cấu trúc hoàn thành mới và có thể là một mô hình tiêu dùng mới. Chúng ta cần thay đổi và chúng ta cần làm nó nhanh hơn. Chuỗi cung ứng cần phải bền vững hơn, hiệu quả hơn về tài nguyên và thân thiện hơn với môi trường. Sự bền vững không chỉ liên quan đến vấn đề khí thải, mà còn là toàn bộ hệ sinh thái mà một công ty có thể trực tiếp kiểm soát. Tính bền vững ngày càng trở thành mục tiêu của nhiều công ty. Điều này trở thành một điểm cần thiết nhằm thu hút mọi người, khách hàng và nhà đầu tư.

2. Điện hoá và tác động của nó đến logistics

Ngành vận tải chiếm một phần lớn trong lượng phát thải khí nhà kính hiện nay. Với dân số ngày càng tăng và mức sống trên toàn cầu ngày càng cao, chúng ta sẽ thấy số lượng tiêu thụ tuyệt đối tăng lên, mặc dù đã cố gắng giảm thiểu bằng mức tiêu thụ thận trọng hơn, tiêu thụ ít hơn và tăng tái sử dụng Với điều đó, số lượng kilôgam, tấn và CBM hàng hóa vận tải sẽ tăng lên. Trong thập kỷ này, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong công nghệ pin. Chúng ta cũng sẽ thấy sự gia tăng đáng kể các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng trong các phương tiện vận tải cũng như tất cả các bộ phận trong chuỗi giá trị.

3. Công nghệ 5G

Công nghệ 5G có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và các thiết bị được kết nối trong kho. Hàng hóa có thể được gắn các cảm biến sử dụng rất ít năng lượng và theo dõi hàng hóa từ sàn nhà máy, thông qua quá trình vận chuyển, đến kho, tất cả các cách để lưu trữ kệ, tạo ra một hồ sơ đáng tin cậy về một hành trình trên từng mặt hàng. Một trong những cách sử dụng đột phá nhất đối với mạng 5G là vận chuyển không người lái, điều này sẽ có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp Logistics. Sự kết hợp tuyệt đối giữa các chức năng khác nhau: phương tiện giao hàng, thiết bị xử lý vật liệu với hệ thống kiểm soát cơ sở luôn đòi hỏi các kết nối nhanh như chớp với độ trễ thấp và thời gian hoạt động cao. Các công ty sẽ có phương tiện để xây dựng một mạng lưới đám mây phân tán, gọn gàng để gắn kết các hoạt động Logistics của họ. Đến cuối thập kỷ này, 5G sẽ thay đổi cục diện ngành Logistics nhanh chóng, điều mà ai cũng đoán được.

4. Thay đổi nhu cầu về năng lực nhân sự

Trong một môi trường số hóa và số hóa với AI là hàng đầu, nhu cầu của các cá nhân dựa trên thông tin cần thiết để ghép chuỗi giá trị sẽ giảm đáng kể. Về phía vận hành, vai trò của người giao nhận sẽ thay đổi. Khả năng tận dụng lượng thông tin khổng lồ mà ngành công nghiệp có và biến nó thành giá trị sẽ là một kỹ năng và năng lực quan trọng của con người. Với số lượng ngày càng tăng, những người mà ngành công nghiệp Logistics cần sẽ là những người am hiểu công nghệ kỹ thuật số, với sự hiểu biết tốt về AI, Robotization, học máy và tự động hóa cũng như các kỹ năng mềm tuyệt vời khác.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 17: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

“CHIẾN DỊCH LOGISTICS” VĨ ĐẠI MÙA HOA BAN - KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2020)

Khi phân tích về chiến thắng Điện Biên Phủ 66 năm về trước, một nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc đến là chiến dịch hậu cần vào đầu năm 1954 mà ngày nay được gọi dưới cái tên logistics.

Như đã được biết, trong phương án tác chiến ban đầu của trận Điện Biên Phủ, toàn bộ số phận của tập đoàn cứ điểm này sẽ được quyết định trong vòng 3 ngày bằng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”. Khi đó, công tác hậu cần cho chiến dịch này đã bảo đảm 300% nhu cầu về nhu yếu phẩm như gạo, muối, rau, thịt cho bộ đội.

Song vào giờ chót, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp đã đi đến quyết định được ông coi là khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của ông là sẽ phải chuyển sang chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc”.

Quyết định đó sẽ mang lại chiến thắng vĩ đại chấn động địa cầu sau đó 55 ngày nữa. Nhưng ngay vào lúc đó, việc chuyển hướng tác chiến cũng có nghĩa là đặt ra cho công tác hậu cần tại mặt trận, những yêu cầu mới chưa từng có tiền lệ mà trong đó bài toán hóc búa nhất là làm sao đáp ứng được nhu cầu về nhu yếu phẩm và nhiều loại mặt hàng khác cho bộ đội, nay đã vượt gấp hàng trăm lần.

Ngay sau khi nghe Bộ chỉ huy mặt trận báo cáo, Bác và Trung ương Đảng đã có nhiều cuộc thảo luận và đi đến một quyết định chiến lược là động viên đồng bào cả nước tham gia vào chiến dịch hậu cần cho mặt trận Điện Biên Phủ. Cả nước hướng ra mặt trận, cung cấp, tiếp tế cho bộ đội và tham gia dân công phục vụ cho chiến dịch.

261.400 lượt nhân công với 12 triệu ngày công huy động sức người sức của từ các vùng tự do lúc bấy giờ như khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt Bắc kết hợp khai thác nguồn tại chỗ đã tạo nên một “chiến dịch logistics” vĩ đại trong mùa hoa ban 1954 với 23.000 tấn gạo, 266 tấn muối, 2.000 tấn thực phẩm đã được huy động cho chiến dịch.

Khi các chiến sĩ của ta tại trận địa “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” thì dưới mưa bom bão đạn của địch, đoàn dân công chỉ với xe đạp, ngựa thồ đã như một dòng chảy khổng lồ tiếp tế cho mặt trận.

Ngày chiến thắng đã đến khi chiều 7/5/1954, tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm De Castrie sau khi nghe câu chào “Tạm biệt ông bạn già” của tướng Navarre từ Hà Nội đã ra lệnh cho binh lính dừng súng kéo cờ trắng ra hàng các đại đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những đoàn dân công đi trong mùa hoa ban năm ấy đã làm nên một cuộc cách mạng hậu cần vĩ đại như đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chưa bao giờ nhân dân ta lại góp nhiều công sức đến thế.

Năm 2020, khi cả nước vào cuộc chiến đấu với đại dịch Covid-19 vẫn mang tinh thần của Điện Biên năm xưa. Cả hệ thống chính trị vào cuộc với mục tiêu đẩy lùi đại dịch: “Chống dịch như chống giặc”. Phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, khoanh vùng, cô lập dần các ổ dịch cùng hậu cần chống dịch Covid-19 bên cạnh động viên nguồn lực cả nước kết hợp với nguồn cung tại chỗ cho các khu cách ly được vận dụng sáng tạo. Tất cả với niềm tin đẩy lùi và chiến thắng đại địch, bảo đảm cuộc sống an lành của nhân dân, môi trường ổn định cho tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: Báo Công thương

Back

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Vận chuyển lương thực, vũ khí lên mặt trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Page 18: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng:

- Phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật

- Phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

SỰ KIỆN ONLINE THÔNG QUA ZOOM

Chủ đề Đơn vị tổ chức Thời gian Covid-19: Tác động & Phục hồi prep trong logistics tại Việt Nam

VietnamSupplychain 8:00 – 9:00am Ngày 20/05/2020

Cách thức để các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa sống sót qua đại dịch Covid-19 và quay trở lại mạnh mẽ hơn xưa

EXPEDOCK 16:00 - 17:00 Ngày 21/05/2020

Covid-19: Tác động & Phục hồi prep tại Châu Á VietnamSupplychain 7:30 – 8:30am Ngày 27/05/2020

ASIA WAREHOUSING SHOW

Đơn vị tổ chức: Manch Exhibitions (Thailand) Co. Ltd.

Thời gian: 27 – 29 /05/2020

Địa điểm: BITEC Bangkok International Trade & Exhibition Centre

CHƯƠNG TRÌNH: HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG INCOTERMS 2020 - TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đơn vị tổ chức: Viện tin học Doanh nghiệp-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp với Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (CACCI)

Thời gian: 18-19/06/2020

Địa điểm: Tòa nhà VCCI, 171, Võ Thị Sáu, P7, Q3, TP. HCM

CHƯƠNG TRÌNH: HIỆP ĐỊNH EVFTA – NHỮNG ƯU ĐÃI VÀ CƠ HỘI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN TẬN DỤNG

Đơn vị tổ chức: Viện Tin học Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) kết hợp với Chuyên gia Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)

Thời gian: 13:15 – 17:45, ngày 19/06/2020

Địa điểm: Hội trường A; Lầu 1; Khu nhà A -Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT II - số 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận I, TP. HCM

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

Page 19: Bản tin Logistics · thương hiệu của Mondelez. Sau hơn 4 năm sáp nhập, công ty cũng đã ra mắt thành công gần 80 sản phẩm mới tại Việt Nam. Bên cạnh

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

HỘI NGHỊ HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ IV

Đơn vị tổ chức: Brisca Consulting

Thời gian: 29 – 30/06/2020

Địa điểm: Hilton Hanoi Opera

HỘI NGHỊ WORLD CARGO SYMPOSIUM WCS LẦN THỨ 14

Đơn vị tổ chức: Turkish Cargo

Thời gian: 09 – 11/03/2021

Địa điểm: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Back

When written in Chinese, the word “crisis” is composed of two character.

One represents danger and the other represents opportunity.

- John F. Kennedy -