Đổi mới phát triển bảo hiểm xã hội ở việt...

348
1 Đổi mới & PháT TRiển bảo hiểm Xã hội ở việT nam

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Đổi mới & phát triểnbảo hiểm xã hội ở việt nam

2

3

ÀÖÍI MÚÁI &PHAÁT TRIÏÍNbảo hiểm xã hội

ở việt Nam

4

Chỉ đạo Biên soạnTS. Nguyễn Thị Minh

Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chủ BiênTS. Dương Văn Thắng

Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội

Thư ký Biên soạnvà Tổ ChứC ThựC hiện nội dung

ThS. Dương Ngọc Ánh

Tham gia Biên soạnCN. Hoàng Phó ƯởngThS. Nguyễn Hải HồngCN. Hoàng Thu TrangCN. Nguyễn Thị HươngThS. Lê Công Minh ĐứcCN. Nguyễn Thái Dương

ThiếT kế Bìa & Trình BàyTrịnh Minh Quang

5

LỜI GIỚI THIỆU

Là chính sách xã hội quan trọng bậc nhất, an sinh xã hội là tiêuchí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, một trong những nhântố cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của quốc gia.

đối với việt nam, từ nhiều năm qua, đảng và nhà nước taluôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinhxã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là độnglực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, an sinh xã hội càngđược coi trọng, trở thành một trong những nhân tố hàng đầu bảođảm phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổquốc xã hội chủ nghĩa.

ngành Bảo hiểm xã hội việt nam được chính thức thành lậptừ năm 1995, đến nay đã tròn 20 năm, vinh dự được đảng và nhànước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cộtchính của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử cáchmạng, cội nguồn chính sách và các tổ chức tiền thân của Bảo hiểmxã hội ở nước ta đã hình thành từ rất sớm; song hành và phục vụ đắclực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếc rằng, cho đến nay chưa có mộtcông trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống về quátrình ra đời, phát triển của chính sách và cơ quan tổ chức thực hiệnBảo hiểm xã hội ở việt nam.

được sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội việtnam, tập thể tác giả đã dày công sưu tầm, khảo cứu tư liệu lịch sử,

6

biên soạn cuốn sách “Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở ViệtNam”. đây là một tài liệu quý, có giá trị, với hơn 300 trang nội dungđược biên soạn công phu, kỹ lưỡng trên cơ sở chắt lọc, đúc kết từnhiều nguồn tư liệu thành văn và các ý kiến đóng góp quý báu củacác nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia hàng đầu qua cácthời kỳ, ở hầu khắp các lĩnh vực. ngoài Lời giới thiệu, Lời mở đầu,Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cuốn sách được cấu trúcthành 05 chương, 28 mục chặt chẽ, mạch lạc, bao quát khá đầy đủquá trình ra đời, đổi mới, phát triển Bảo hiểm xã hội ở việt nam.

việc xuất bản cuốn sách trong dịp này có ý nghĩa thời sự, thiếtthực góp phần vào việc đánh giá tổng kết lý luận - thực tiễn qua 30năm đổi mới (1986 - 2016) theo tinh thần kết luận số 66-kL/TW,ngày 12/06/2013 của Bộ Chính trị và Quyết định số 207/Qđ/TW,ngày 29/10/2013 của Ban Bí thư Trung ương, đồng thời cung cấpthêm nguồn tư liệu mới trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc và hy vọng cuốn sách“Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” sẽ được cánbộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội vàđông đảo bạn đọc hoan nghênh, đón nhận như một công cụ bổ ích,đáng tin cậy để tiếp cận, khai thác có hiệu quả, phục vụ ngày càngtốt hơn cho công tác tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện và quảnlý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật an sinh xã hội, Bảo hiểmxã hội, Bảo hiểm y tế ở nước ta./.

Hà Nội, ngày 08/11/2014GS.TS Sử học PHùNG HữU PHú

Phó Chủ tịch Thường trựcHội đồng Lý luận Trung ương

7

LỜI NóI ĐầU

Thiết thực kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bảo hiểm xã hộiViệt Nam (16/02/1995-16/02/2015), ngay từ đầu năm 2014, Tạpchí Bảo hiểm xã hội đã mở chuyên mục riêng trên Tạp chí bản invà Trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet thường xuyêntuyên truyền về chủ đề này.

Ban Biên tập Tạp chí đã xây dựng đề cương chi tiết cho từngsố xuất bản và phân công cán bộ, phóng viên phụ trách việc tìmhiểu, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn các bài viết có chấtlượng đăng trên chuyên mục. Chúng tôi đã tìm gặp các nhânchứng lịch sử trò chuyện và ghi chép lại những câu chuyện về cộinguồn hình thành, phát triển chính sách và hệ thống tổ chức Bảohiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở nước ta. Để tìm kiếm và thu thập cáctư liệu lịch sử, chúng tôi đã đến hầu khắp các Thư viện Quốc gia,Thư viện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Khoa họcLao động Xã hội, Trung tâm Lưu trữ Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

Hồi âm từ bạn đọc khắp mọi miền đất nước đề nghị Ban Biêntập Tạp chí BHXH tập hợp, hệ thống các bài viết trên chuyên mục“Hướng tới kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bảo hiểm xã hộiViệt Nam”, đầu tư, chỉnh lý, xuất bản một cuốn sách lịch sử vềNgành, khắc ghi đạo lý uống nước nhớ nguồn, ôn cố, tri tân.

Dù biết rằng để xuất bản được một cuốn sách lịch sử vềNgành phải có một quá trình dày công chuẩn bị. Nhưng được sựtin tưởng, cổ vũ của đông đảo bạn đọc; với ý thức trách nhiệm, sựtâm huyết, yêu Ngành, yêu Nghề, tập thể lãnh đạo, biên tập viên,phóng viên, nhân viên Tạp chí Bảo hiểm xã hội đã vượt lên nhữngkhó khăn, thách thức; tích cực, khẩn trương bắt tay bắt tay vàoviệc, với cảm nhận niềm vinh dự nghề nghiệp sâu sắc.

8

Quyết tâm, nỗ lực được nhân lên khi Ban Biên soạn nhậnđược sự chia sẻ, ủng hộ, động viên và chỉ đạo kịp thời củaTS.Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xãhội Việt Nam cùng các đồng chí Phó Tổng Giám đốc, giúp chocông việc tiến hành được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn.

Càng phấn khởi, khi Dự thảo cuốn sách gửi đi xin ý kiến cácđồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ngành qua các thời kỳ; chúngtôi đã nhận nhiều lời động viên, khích lệ, biểu dương và mongmuốn cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. Đồng chí Hồ Tế, Nguyên Bộtrưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hộiViệt Nam giai đoạn 1997-1999 đánh giá: “Đây là một tài liệu tốt,rất có ích, cung cấp những dữ liệu, tài liệu ban đầu về quá trìnhhình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở nướcta từ ngày có Đảng. Nên chuẩn bị cho ra đời sớm, kịp xuất bảnvào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam thìrất tốt!”. Là người theo sát chính sách Bảo hiểm xã hội từ nhữngngày đầu đổi mới và sau này là người lãnh đạo đứng đầu NgànhBảo hiểm xã hội, TS.Nguyễn Huy Ban, Tổng Giám đốc Bảo hiểmxã hội Việt Nam giai đoạn 1998-2009 nhấn mạnh: “Tôi đã đọcnhiều giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học và nhiều đề tàiluận văn thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến Bảo hiểm xã hội nhưngchưa thấy giáo trình, tài liệu, luận văn nào đề cập một cách toàndiện, có hệ thống về sự hình thành và phát triển của chính sách,pháp luật Bảo hiểm xã hội như cuốn sách “Đổi mới và phát triểnBảo hiểm xã hội ở Việt Nam” do Tạp chí Bảo hiểm xã hội biênsoạn. Có thể nói đây là những trang sử về Bảo hiểm xã hội, màđọc xong không ai là không thấy rõ sự tài tình, sáng suốt vànhững quan điểm luôn luôn vì cuộc sống của cán bộ, công chức,quân nhân và người lao động của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại”. BS.Trần Khắc Lộng, Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt

9

Nam giai đoạn 1992 - 1997 động viên: “Các tác giả đã sưu tầm,tập hợp các sự kiện có giá trị, biên tập và hệ thống khá đầy đủquá trình hình thành các chính sách An sinh xã hội của ViệtNam; cả về pháp lý cũng như thực tiễn phát triển của các chínhsách An sinh xã hội hiện hành”. Tổng Giám đốc BHXH Việt Namgiai đoạn 2009 - 2014 Lê Bạch Hồng đánh giá: “Cuốn sách đãcó sự chuẩn bị công phu, nêu được lịch sử của Ngành từ khimới thành lập. Cảm ơn Ban Biên tập”. Cùng chung cảm xúc đó,TS.Phạm Thành, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Namgiai đoạn 1995-2006 bày tỏ: “Bố cục các chương mục và nộidung cụ thể tôi thấy đều đầy đủ, phong phú, bổ ích, mỗi ngườiđược đọc sách sẽ thấy được hết quá trình hình thành và pháttriển Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở Việt Nam cũng như sựđổi mới và đi lên của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Đồngchí Nguyễn Thành Xuyên, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam giai đoạn 1995-2008 biểu dương: “Hoan nghênh ýtưởng xuất bản cuốn sách để mọi người hiểu rõ hơn quá trìnhhình thành và phát triển sự nghiệp Bảo hiểm xã hội ở nước tanói chung và Ngành ta nói riêng” và “mong cuốn sách sớmđược xuất bản”. Đồng chí Chu Văn Tùy, Giám đốc Bảo hiểm xãhội TP.Hà Nội giai đoạn 1990-2002, một trong 05 lãnh đạo củaBảo hiểm xã hội 05 địa phương của cả nước được chọn làm thíđiểm Bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh đã ghi nhận: “Các tácgiả đã có công sưu tầm đầy đủ các tư liệu có tính hệ thống, mangtính lịch sử, đó là một điều không dễ, điều đó còn nói lên tinhthần trách nhiệm của Ban Biên soạn đối với sự nghiệp Bảo hiểmxã hội, đối với lịch sử của một ngành mang đậm tính nhân văn.Tôi trân trọng điều đó!”…

Cùng với sự động viên, khích lệ của Tổng Giám đốc NguyễnThị Minh, các Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương, Nguyễn

10

Minh Thảo, Đỗ Thị Xuân Phương đã đọc, đánh giá cao nội dungvà quá trình triển khai sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách. Làngười gắn bó với Ngành từ những ngày đầu, TS.Đỗ Văn Sinh, PhóTổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: “Cuốn sáchđược tập thể tác giả thực hiện hết sức công phu, trách nhiệm.Đây là tài liệu đầu tiên được thu thập và biên soạn rất hệ thống,khái quát được quá trình hình thành và phát triển chính sáchvà quá trình tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảohiểm y tế ở Việt Nam”.

Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn GS.TS Sử học Phùng HữuPhú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đãgiành thời gian đọc cuốn sách, nhận xét, góp ý trực tiếp với Chủ biênvà viết Lời giới thiệu tới bạn đọc.

Bên cạnh các ý kiến đánh giá, nhận xét, động viên khích lệ;các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam,chuyên gia sử học và lãnh đạo các Ban nghiệp vụ liên quan cũngdành cho chúng tôi những ý kiến tham gia hết sức bổ ích, xác đáng.

Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiếnđóng góp, giúp cho cuốn sách càng thêm hoàn thiện. Tuy nhiên, donội dung cuốn sách khá rộng, kinh nghiệm chưa nhiều, nên khôngtránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong tiếp tụcnhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau, cuốnsách được hoàn thiện hơn./.

Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 11/11/2014

T/M Ban Biên soạnTS. DƯơNG VăN THắNGTổng Biên tập Tạp chí BHXH

11

Chương 1:TIềN Đề HìNH THàNH Và HoạT ĐộNG

Bảo HIểM xã HộI TroNG Sự NGHIỆP ĐấU TraNHCÁCH MạNG, kHÁNG CHIếN kIếN QUốC

1. Bảo hiểm xã hội (BHxH) ở Việt Nam những năm trướcCách mạng Tháng Tám

Ở việt nam, từ rất lâu đã xuất hiện các quỹ tương thân,tương ái, gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúpđỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. hìnhthức hoạt động chủ yếu là lập các quỹ quản phụ điền, quỹ cô nhiđiền… để giúp bà góa, con côi. một số địa phương lập ra quỹnghĩa điền, quỹ nghĩa thương… do những người hảo tâm đónggóp để dùng vào việc trợ giúp người khó khăn. những loại quỹnày được người dân tự giác tham gia đóng góp và có sự giám sátcủa làng xã nên được sử dụng rất đúng mục đích.

ngoài ra, ở các làng nghề có sự hình thành các phường hộinghề nghiệp để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong nghềnghiệp mà cả trong cuộc sống, nếu không may gặp rủi ro. nhà nướcphong kiến không những khuyến khích phát triển, mà còn dựa trênhoạt động này để đề ra những sắc luật phù hợp, áp dụng trong toànquốc, như lập các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám,chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, đói kém, mất mùa…

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

12

Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộmáy cai trị của Pháp cũng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội(BhXh) như hưu bổng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. dướisự đấu tranh của giai cấp công nhân, đặc biệt là từ khi có đảngCộng sản đông dương, người lao động trong các hầm mỏ, nhàmáy của Pháp cũng được hưởng một số chế độ BhXh, mặc dùcòn hết sức hạn chế.

19 tuổi, ra đi từ bến cảng nhà rồng với mong muốn “tìmđường đi cho dân tộc theo đi”, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc,đem lại cơm no, áo ấm cho đồng bào, người thanh niên nguyễnTất Thành - sau này là Chủ tịch hồ Chí minh đã tìm thấy ánh sángcủa chủ nghĩa mác - Lênin và thấu hiểu giá trị của xã hội tiến bộ,công bằng, văn minh, an sinh, hạnh phúc. Chính vì vậy, ngay từnăm 1941, trong Chương trình của việt minh do người soạn thảo,các mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào đã được ngườikhởi xướng. đây cũng là những tiền đề hết sức căn bản để xâydựng hệ thống chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) ở nướcta sau này.

vấn đề BhXh đã được đảng ta quan tâm từ rất sớm. ngaytừ khi thành lập năm 1929, trong Tuyên ngôn của đảng Cộngsản đông dương - tổ chức tiền thân của đảng Cộng sản việtnam - đã nêu: “Tổ chức tất cả vô sản giai cấp vào công hội,thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền, giúp đỡ thợ thuyền thấtnghiệp…”. sau đó, tại hội nghị Trung ương tháng 11/1940,đảng đã ra nghị quyết “sẽ đặt ra Luật BHXH” khi thiết lậpđược chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng cho ngườigià. đầu năm 1941, nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Cao Bằng) xây

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

13

dựng các đoàn thể cứu quốc để tiến tới thành lập mặt trận việtminh. hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng của đảng Cộng sản đôngdương họp vào cuối tháng 04/1941, dưới sự chủ tọa của cácđồng chí hoàng văn Thụ, vũ anh đã khẳng định công tác xâydựng các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trươngthành lập mặt trận việt minh của nguyễn Ái Quốc là hoàn toànđúng đắn. hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sảnđông dương, họp từ ngày 10 – 19/05/1941 trong rừng khuổinậm (thuộc Pác Bó, huyện hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), dưới sựchủ tọa của nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thành lập việt namđộc lập đồng minh, gọi tắt là việt minh. Các tổ chức quầnchúng trong việt minh đều lấy tên là “hội cứu quốc” như hộiCông nhân cứu quốc, hội nông dân cứu quốc, hội Phụ nữ cứuquốc, hội Quân nhân cứu quốc… mặt trận việt minh tuyên bốchủ trương gồm 02 điều: “Làm cho nước việt nam được hoàntoàn độc lập/Làm cho dân việt nam được sung sướng, tự do”.Chương trình việt minh được nguyễn Ái Quốc soạn thành 01bài thơ dài theo thể song thất lục bát, gồm 212 câu, được BộTuyên truyền việt minh xuất bản, trong đó có đoạn:

“… Công nhân làm lụng gian nanTiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờGặp khi tai nạn bất ngờThuốc thang Chính phủ bấy giờ giúp cho……Nào là những kẻ chức viênCải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng……Người tàn tật, kẻ lão niênĐều do Chính phủ cấp tiền ăn cho…”.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

14

Tại Tuyên ngôn, Chương trình Việt Minh ngày 25/10/1941tiếp tục khẳng định: “Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, do quốc dân đại hội cử lên, sẽ thi hành những chính sáchdưới đây:

… c) Về mặt xã hội: 1. Thi hành luật ngày làm 08 giờ và cácluật xã hội khác… thợ thuyền được tự do hưởng Luật lao động…thợ thuyền già có lương hưu trí”.

Có thể thấy ngay từ buổi đầu cách mạng, đảng ta và Chủtịch hồ Chí minh đã xác định, bản Chương trình việt minh cốtthực hiện 02 điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: “Làm chonước việt nam được hoàn toàn độc lập. Làm cho dân việt namđược sung sướng, tự do”. và nội hàm của khái niệm “sung sướng,tự do” chính là được hưởng các chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội,bảo đảm an sinh xã hội.

Tháng Tám năm 1945, trước diễn biến hết sức sôi động củatình hình chính trị thế giới, việc quân đồng minh thắng phát xítđức, nhật đầu hàng hồng quân Liên Xô, đã tiêu diệt chủ nghĩaphát xít, phát triển chế độ tân dân chủ ra khắp thế giới và là điềukiện để cách mạng XhCn nhanh chóng thành công. Tại nghịquyết của Toàn quốc hội nghị đảng Cộng sản đông dương diễnra trong 02 ngày 14 - 15/08/1945 đã xác định, đây là cơ hội rất tốtcho ta giành quyền độc lập. Trong tình thế vô cùng khẩn cấp, xácđịnh: “Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính.Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị,hành động và chỉ huy. Kịp thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡcơ hội”, mục đích là giành quyền độc lập hoàn toàn. Bên cạnh đó,nghị quyết của Toàn quốc hội nghị tiếp tục nhấn mạnh, giành độc

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

15

lập phải song hành với việc thi hành 10 chính sách việt minh. vàcũng tại nghị quyết của Toàn quốc hội nghị này, khái niệm BhXhlần đầu tiên được đưa ra: “Thi hành luật ngày làm 08 giờ; đặtLuật BHXH; cứu tế nạn dân”.

kỳ họp Quốc dân đại hội diễn ra ngày 16 - 17/08/1945, nghịquyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành 10 chính sáchlớn của việt minh tiếp tục đưa ra lời kêu gọi: Quốc dân đại hộithiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạngkịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều, trong đótại điều 7 có viết:

“Ban bố Luật Lao động; ngày làm 08 giờ, định lương tốithiểu, đặt xã hội bảo hiểm”.

đây chính là một trong những chủ trương thể hiện tầm nhìnchiến lược sâu sắc của đảng ta đối với việc phát triển hệ thốngchính sách xã hội, tạo nền tảng để xây dựng đất nước.

2. Chính sách và hoạt động BHxH trong kháng chiếnchống Pháp

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước việt nam dân chủCộng hòa (nay là Cộng hòa XhCn việt nam) ra đời, mặc dù vớimột nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nhưngngày 03/11/1945, Chủ tịch hồ Chí minh đã thay mặt Chính phủký Sắc lệnh số 54-SL ấn định các điều kiện cho công chức về hưutrí. Trong bản sắc lệnh hết sức ngắn gọn, chỉ có 02 điều, nhà nướcquy định: “Kể từ ngày 01/10/1945, những công chức thuộc tất cảcác ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đương nghỉ việc bấtcứ ở vào trong trường hợp nào, đều phải về hưu mỗi khi có đủ 01

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

16

trong 02 điều kiện: hoặc đã làm việc được 30 năm, hoặc đã đến55 tuổi”.

Căn cứ sắc lệnh số 54-sL, sau khi có sự thỏa thuận, thốngnhất giữa hai Bộ Tài chính - Bộ nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chínhđã đề nghị Chủ tịch Chính phủ (khi đó là cụ huỳnh Thúc khángđược Chủ tịch hồ Chí minh ủy nhiệm làm Quyền Chủ tịch nướctrong thời gian Bác đi công tác tại Pháp) ký ban hành Sắc lệnh số105-SL ngày 14/06/1946 quy định về việc cấp hưu bổng và đóngBhXh đối với công chức. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/10/1945,công chức các ngạch việt nam về hưu trí theo sắc lệnh số 54 nếuđã làm được đủ 20 năm sẽ được hưởng lương hưu (từ nguyên văntrong sắc lệnh là “có đồng hưu liễm” - Tg), sẽ được cấp hưu bổngtính theo phần số hạng thâm niên, cứ mỗi năm được tính 1/60lương bình quân về 03 năm làm việc sau cùng, không kể các phụcấp. Trường hợp đã làm từ 20 - 25 năm sẽ được cấp hưu bổng tínhtheo phần số hạng tỷ lệ 1/75 lương bình quân về 03 năm làm việcsau cùng, không kể các phụ cấp. Trường hợp tự ý đệ đơn về hưutrí sau khi đã làm việc ít nhất 25 năm cũng được cấp hưu bổngtheo số hạng thâm niên như trên. không chỉ quy định cấp hưu bổngcho những công chức của nhà nước việt nam dân chủ Cộng hòa,tại sắc lệnh này còn đặc biệt nhấn mạnh: “Các hưu bổng đã cấprồi theo chế độ cũ cho những viên chức ở trong các trường hợp kểtrên, sẽ được thanh toán lại và tăng cấp kể từ ngày về hưu”, nhằmđảm bảo quyền lợi cho công chức đã có thời gian làm việc trongbộ máy của chính quyền Pháp thuộc và sau này có cống hiến, đónggóp cho chính quyền cách mạng. Tại sắc lệnh số 105, quy định vềmức đóng góp vào Quỹ hưu trí, bắt đầu từ ngày 01/01/1946, công

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

17

chức có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ hưu bổng 10% mức tiềnlương thay vì 06% như trước đây và nhà nước trích từ công quỹcấp cho Quỹ hưu bổng 10% thay vì mức 07% như trước đây. Cóthể nói, nếu như Sắc lệnh số 54-SL là sắc lệnh đầu tiên của Chínhphủ quy định về chế độ hưu trí với công chức; thì Sắc lệnh 105-SLchính là văn bản pháp luật đầu tiên quy định quyền lợi, mức hưởnghưu trí của công chức, khẳng định nguyên tắc đóng - hưởng củaBHXH, đồng thời, cũng quy định trách nhiệm bảo hộ của Nhànước đối với Quỹ BHXH.

ngày 09/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa i nướcviệt nam dân chủ Cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiêncủa Chính quyền cách mạng non trẻ với 240 phiếu tán thành trêntổng số 242 phiếu. Tại điều 17 quy định về quyền cơ bản của côngdân có nêu nguyên tắc: “Công dân già cả hoặc tàn tật không làmđược việc thì được giúp đỡ, trẻ con được chăm sóc về mặt giáodưỡng”. Tuy nhiên, ngày 19/12/1946, lệnh toàn quốc kháng chiếnđược phát đi, kháng chiến chống Pháp bùng nổ khiến cho việc tổngtuyển cử bầu nghị viện nhân dân không thể thực hiện. Bởi vậy,hiến pháp 1946 chưa được công bố và chưa từng có hiệu lực vềphương diện pháp lý. nhưng những quan điểm tiến bộ về quyềncon người, quyền công dân trong bản hiến pháp đầu tiên này đếnnay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử.

mặc dù trong điều kiện chiến tranh, toàn dân, toàn quân dốcsức cho cuộc kháng chiến trường kỳ 09 năm gian khổ, đảng vànhà nước ta vẫn hết sức quan tâm chăm lo đến đời sống của ngườidân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người laođộng. ngày 12/03/1947, Chủ tịch hồ Chí minh ký ban hành Sắc

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

18

lệnh số 29-SL quy định về những giao dịch về việc làm công giữachủ lao động, cả người việt nam và người nước ngoài, với côngnhân việt nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếmvà các nhà làm nghề tự do. với nhiều chương mục quy định vềphụ cấp gia đình, phụ cấp thâm niên và thủ tục trả phụ cấp; chế độnghỉ đẻ và cho con bú đối với phụ nữ; chế độ nghỉ ốm đau chocông nhân và trách nhiệm của chủ; chế độ tai nạn lao động; hìnhthức xử phạt đối với chủ có hành vi vi phạm các quy định trên…Có thể nói, Sắc lệnh 29 chính là văn bản pháp luật đầu tiên quyđịnh về các chế độ BHXH đối với công nhân, có nhiều quy địnhhết sức ưu việt như quy định tất cả công nhân đều được phụ cấpgia đình để người công nhân đó nuôi các con của mình (kể cả conruột và con nuôi được công nhận hợp pháp), cho đến khi đứa trẻđủ 16 tuổi và được hưởng đến khi đủ 18 tuổi, đối với các con cònđi học hoặc bị tàn tật, mắc bệnh không thể tự kiếm sống. để trảphụ cấp gia đình, chủ lao động phải đóng tiền vào một quỹ doChính phủ quy định, khoản này không được trừ vào lương củacông nhân. đối với phụ cấp thâm niên (giống như trợ cấp thôi việcvà là trợ cấp thất nghiệp sau này), mọi công nhân đều được hưởngphụ cấp thâm niên khi vì lý do nào đó mà nghỉ việc hoặc bị chủ sathải, trừ trường hợp tự ý xin thôi để đi làm cho một cơ sở khác, rakinh doanh để kiếm lợi riêng mình hoặc bị sa thải vì đã phạm mộttrọng tội về hình luật). Phụ cấp thâm niên được tính bằng 50 đồngtương ứng với mỗi năm có đủ 12 tháng làm việc. Trong trườnghợp người công nhân mất, phụ cấp thâm niên sẽ được trả cho vợ(chồng) hoặc con của họ. về chế độ thai sản với nữ công nhân,sắc lệnh quy định “công nhân đàn bà” được nghỉ 08 tuần và hưởng

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

19

một nửa số tiền công, kể cả phụ cấp, trong thời gian sinh nở; trong01 năm kể từ ngày đẻ, được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú.Trong thời gian người phụ nữ mang thai và sinh đẻ, chủ khôngđược phép sa thải hoặc chuyển việc nặng hơn hoặc đổi chỗ làmmà không được sự đồng ý của người lao động. về chế độ ốm đau,công nhân khi ốm đau muốn xin nghỉ ăn lương phải có giấy chứngnhận của bác sĩ và được nghỉ nhiều nhất là 20 ngày/năm. về chếđộ tai nạn lao động, sắc lệnh số 29 cũng có quy định nhưng cònhết sức mờ nhạt: “Công nhân bị tai nạn lao động, dù lỗi tại mìnhhay không mà phải nghỉ việc quá 04 ngày thì phải được chủ bồithường; nếu vì tai nạn ấy mà chết thì những người thừa kế đượcbồi thường. Số tiền bồi thường sẽ kể từ hôm sau ngày xảy ra tainạn. Ngày xảy ra tai nạn coi như ngày công nhân vẫn làm việc,chủ phải trả cả lương”. đặc biệt, ngay từ thời kỳ này, sắc lệnh 29đã ban hành được quy định về xử lý vi phạm đối với chủ khôngthực hiện đầy đủ các quyền cho công nhân. đối với những vi phạmvề các chế độ BhXh kể trên, nếu vi phạm, người chủ có thể bịphạt từ 10 - 1.000 đồng, đối với chủ không chịu nộp tiền đóng gópvào quỹ phụ cấp gia đình cho công nhân sẽ phải phạt một số tiềngấp đôi số tiền phải góp.

năm 1948, xét thấy sự cần thiết phải lập một chế độ mới chocông chức việt nam thích hợp với nền dân chủ Cộng hòa và côngcuộc kháng chiến kiến quốc, nhằm cải thiện đời sống, đơn giảnhóa chế độ công chức theo những nguyên tắc cơ bản như ấn địnhđược mức sinh hoạt tối thiểu, trọng dụng thành tích, phát huy tàinăng, chú ý đến tình trạng gia đình, nâng đỡ phụ nữ, đồng bàomiền núi làm công chức và thống nhất ngạch, cấp bậc công chức,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

20

ngày 29/05/1948, Chủ tịch hồ Chí minh đã ký ban hành Sắc lệnhsố 188-SL quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp khu vực khí hậuxấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến; chế độ thai sản cho công chứcnữ. Theo đó, kể từ ngày 01/05/1948, các công chức chính ngạch ởmỗi ngành làm việc trong các cơ quan của Chính phủ, sẽ theo mộtthang lương chung gồm 25 bậc. Trong đó, sẽ có một số lươngchính ngạch, làm căn cứ để tính 10% đóng góp vào Quỹ hưu bổng,một số lương phụ tạm thời quy định bằng 40% lương chính, đượcChính phủ định theo thời gian sinh hoạt và có sự điều chỉnh chophù hợp ở từng thời điểm. Cũng tại sắc lệnh này, lần đầu tiên đưara khái niệm mức thu nhập tối thiểu và quy định “nếu một côngchức có mức lương chính và phụ cấp dưới 220 đồng/tháng thìđược lĩnh bằng 220 đồng”. về phụ cấp gia đình, công chức cũngđược hưởng gần như công nhân và có quy định thêm, phụ cấp đốivới con thứ hai nhiều hơn con thứ nhất, con thứ ba nhiều hơn conthứ hai và con thứ tư nhiều hơn con thứ ba. Từ con thứ năm trở đi,mức phụ cấp bằng con thứ tư. điều này cũng là dễ hiểu khi nướcnhà vừa trải qua cuộc chiến tranh giành độc lập, nạn đói năm 1945đã làm trên 02 triệu người chết, cuộc kháng chiến kiến quốc còndài, không biết trước sẽ còn phải chi viện bao nhiêu sức người,sức của cho mặt trận nên chế độ phụ cấp gia đình giai đoạn nàythể hiện rõ sự khuyến khích đối với các gia đình đông con. ngoàiphụ cấp gia đình, công chức - tùy theo vị trí, địa bàn công tác -còn được hưởng các loại phụ cấp như phụ cấp gạo đắt, phụ cấpkhu vực khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến, phụ cấp chức vụhay phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên môn… về chế độ thaisản với công chức nữ, sắc lệnh quy định, công chức phụ nữ sinh

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

21

con được nghỉ 02 tháng hưởng nguyên lương và các phụ cấp. nếuchồng của nữ công chức không là công chức thì nữ công chứcđược hưởng các chế độ phụ cấp gia đình để nuôi con như côngchức nam giới và cả cho chồng nếu chồng tàn tật không thể làmviệc được. đối với những công chức đã nghỉ hưu, được Chính phủtrưng tập, sẽ được hưởng lương tương ứng với công việc phụ tráchnhưng phải trừ đi số hưu bổng vẫn lĩnh.

năm 1950 có thể coi là mốc son ghi dấu trong sự phát triểncủa chính sách BhXh khi cùng một lúc, 02 sắc lệnh quan trọngđược Chủ tịch hồ Chí minh ký ban hành. đó là Sắc lệnh số 76/SLngày 20/05/1950 ban hành Quy chế Công chức việt nam, trongđó quy định các nghĩa vụ, quyền lợi của công chức việt nam, tổchức quản trị sử dụng, quy định về tuyển dụng, khen thưởng, thăngthưởng cũng như việc kỷ luật đối với công chức vi phạm quy chế.Tại sắc lệnh này đã dành hẳn 02 chương để quy định chế độ nghỉcũng như quyền lợi của công chức khi ra ngạch trong các trườnghợp từ chức, thôi việc, bị cách chức, chết hay mất tích trong khitại chức hoặc về hưu. Trong 04 quyền lợi cơ bản của công chứcquy định tại điều 03, Chương iii của sắc lệnh 76/sL thì có tới 02quyền về các chế độ BhXh và chế độ chăm sóc sức khỏe (sau nàyđược thể hiện bằng chính sách BhyT):

“điều 03. Công chức có quyền: hưởng lương, các thứ phụcấp và hưu bổng; nghỉ hằng năm có lương, được săn sóc về sứckhỏe và trợ cấp khi bị tai nạn…”. Tại điều 92, Chương vii, sắclệnh 76 quy định: “sau khi làm việc được 30 năm hay đủ 55 tuổi,công chức các ngạch thuộc hạng thường trú được về hưu. đối vớicông chức các ngạch thuộc hạng lưu động, hạn về hưu là 50 tuổi

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

22

hay 25 năm làm việc. Trong trường hợp đặc biệt, công chức đếnhạn về hưu có thể được giữ lại làm việc do quyết định của cấpquản trị”. Có thể thấy ngay từ buổi ban đầu sơ khai, chính sáchBhXh đã có những điểm mở hết sức linh hoạt, phù hợp với điềukiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ khángchiến. độ tuổi nghỉ hưu từ 50 - 55 tuổi là tương đối phù hợp vớiđặc điểm sinh học và tuổi thọ của người việt nam lúc bấy giờ.đồng thời, cũng hết sức linh hoạt kéo dài tuổi nghỉ hưu đối vớimột số trường hợp cá biệt nhằm tận dụng tối đa lao động tri thức,trình độ cao, tâm huyết trong điều kiện nước nhà còn đang thiếulực lượng lao động này. sau khi ban hành sắc lệnh 76 quy định vềchế độ đối với công chức, ngày 22/05/1950, Chủ tịch hồ Chí minhtiếp tục ký ban hành Sắc lệnh số 77-SL quy định các chế độ đốivới công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến. sắclệnh số 77/sL một lần nữa khẳng định và làm rõ hơn những quyềnlợi công nhân được hưởng đã quy định tại Sắc lệnh 188-SL ngày18/10/1949. Theo đó, công nhân được hưởng một thang lươngchung gồm 18 bậc và được hưởng 04 loại phụ cấp cơ bản: phụ cấpgia đình (cho vợ chính thức và các con dưới 16 tuổi hoặc dưới 18tuổi, nếu con đi học hay bị tàn tật); phụ cấp khu vực khí hậu xấu;phụ cấp nguy hiểm, bảo tồn sức khỏe và tiền thưởng năng suất.về điều kiện nghỉ hưu, cũng tương đồng với công chức: “sau khilàm việc được 30 năm hoặc đã đủ 55 tuổi, công nhân được về hưu”(điều 42 sắc lệnh 77). Công nhân đã về hưu được giữ lại giúp việchay công nhân đã về hưu mà được gọi ra làm việc lại, được hưởnglương bổng theo năng lực và công việc mới của mình, được quyềnlĩnh sổ phụ cấp thâm niên ngoài sổ lương tháng. đặc biệt, tại điều

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

23

40 quy định: “Trong lúc chờ đợi thành lập một Quỹ BhXh, côngnhân bị tai nạn lao động mà một hội đồng giám định y khoachứng nhận phải chịu thương tật thì tạm thời được hưởng mộtkhoản trợ cấp bằng từ 03 tháng đến 01 năm lương, kể cả phụ cấpgia đình, tùy theo thương tật nặng hay nhẹ”. Chế độ thai sản đượcáp dụng với “công nhân đàn bà” tương đương với chế độ thai sảnáp dụng với “công chức đàn bà” với thời gian nghỉ khi sinh con là02 tháng… như vậy, phụ cấp và chế độ BhXh công nhân đượchưởng đã hướng tới sự đồng nhất với các chế độ phụ cấp và BhXhmà công chức được hưởng. điều này đã tạo ra sự công bằng giữangười lao động trong các khu vực hành chính sự nghiệp và sảnxuất kinh doanh, có tác dụng cổ vũ, động viên hết sức lớn lao đốivới người lao động trong giai đoạn này. việc quản lý Quỹ hưubổng giai đoạn đầu do nha hưu bổng thực hiện, từ năm 1950 giaocho Bộ Tài chính đảm nhiệm, theo Sắc lệnh số 141-SL ngày21/12/1949.

Chính sách BhXh ở việt nam trong giai đoạn đầu tuy cònhết sức sơ khai nhưng đã phản ánh được những mặt tiến bộ nhưthực hiện nguyên tắc có đóng BhXh mới được hưởng chế độBhXh; mức hưởng phù hợp với mức đóng, khả năng của QuỹBhXh và thấp hơn mức hưởng khi đang làm việc. việc thực hiệnchính sách BhXh thời kỳ này còn hạn chế (cả nước chỉ có khoảnghơn 6.000 người hưởng chế độ hưu trí); các chế độ được ban hành,thực hiện chủ yếu dưới dạng phụ cấp, trên tinh thần “đồng cam,cộng khổ”… song đã kịp thời giải quyết một phần khó khăn trongđời sống cho người tham gia cách mạng, công nhân, viên chức nhànước và trở thành động lực khiến họ hăng hái, dũng cảm chiến

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

24

đấu, phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, công tác. đồng thời, thể hiệnsự quan tâm rất lớn của đảng, nhà nước, Chủ tịch hồ Chí minhđối với người lao động, là cơ sở cho việc hình thành, phát triểnchính sách BhXh ở việt nam trong các giai đoạn tới.

3. Chính sách và hoạt động BHxH trong kháng chiếnchống Mỹ

Chiến thắng điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc 09 nămkháng chiến chống Pháp gian khổ. hòa bình được lập lại, miềnBắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, làhậu phương vững chắc của miền nam trong cuộc kháng chiếnchống mỹ cứu nước. Thời gian này, mặc dù nền kinh tế đất nướccòn hết sức khó khăn, cả nước tập trung sức người sức của chocuộc kháng chiến nhưng đảng và nhà nước ta luôn kiên định mụctiêu bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, thể hiện qua nhiềuvăn bản chính sách BhXh được ban hành.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chế độ BhXh cho ngườilao động theo sắc lệnh 76, 77 (năm 1950), nhà nước đã quan tâmban hành nhiều văn bản quy định chế độ, chính sách đối với lựclượng vũ trang. Tuy nhiên, những chế độ, chính sách này chưađược quy định riêng biệt, mà quy định chung tại các văn bản vềchế độ ưu đãi. điển hình như tại Nghị định số 980-TTg ngày27/07/1956, ban hành bản điều lệ ưu đãi thương binh, dân quându kích, thanh niên xung phong bị thương tật, bản điều lệ ưu đãigia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân với nội dung chủ yếu gồm banhành chế độ phụ cấp thương tật 06 hạng; Quy định tiền tuất mộtlần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt sĩ; Quy định về cất, bốc,

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

25

quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ… đặc biệt, tại nghịđịnh 980, bên cạnh phụ cấp thương tật, thương binh còn đượchưởng trợ cấp khi về địa phương sản xuất, hưởng phụ cấp sản xuấthay an dưỡng hằng tháng và được lĩnh định kỳ hằng quý, tùy theotừng hạng. đối với cả thương binh và bệnh binh, đều được hưởngchế độ khám, điều trị và miễn trả tiền ăn, tiền thuốc ở bệnh viện(tương ứng với chế độ cấp thẻ BhyT miễn phí cho đối tượngngười có công với cách mạng hiện nay).

sau khi hòa bình lập lại, xuất phát từ nhu cầu xây dựng quânđội, củng cố quốc phòng và nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, phát triểnkinh tế, văn hóa theo kế hoạch để kiến thiết miền Bắc tiến dần lênchủ nghĩa xã hội, đảng và Chính phủ đã chủ trương giảm bớt quânsố, dần dần thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự để thay thế chế độtình nguyện tòng quân. Thi hành chủ trương này, một số quân nhântham gia quân đội lâu ngày sẽ lần lượt được phục viên để trở về,tham gia công cuộc sản xuất, lao động kiến thiết của toàn dân vàcác ngành công tác khác của Chính phủ, các đoàn thể. để đảm bảoquyền lợi cho quân nhân phục viên chuyển công tác, ngày12/06/1957, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 250-TTg về chính sách đối với quân nhân phục viên. Theo đó, tất cảquân nhân phục viên về địa phương được hưởng các khoản trợ cấpđể về sản xuất, trợ cấp thâm niên, trợ cấp chức vụ và một khoảntiền lộ phí gồm có tiền tàu, xe, tiền ăn… trong thời gian đi đường.Quân nhân phục viên có con trong khi tại ngũ được hưởng tiêuchuẩn phụ cấp con, nếu về địa phương được thêm một khoản trợcấp bằng 06 tháng phụ cấp con. nữ quân nhân đang có thai, nếuphục viên về địa phương được phụ cấp sinh đẻ theo chế độ chung

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

26

và thêm 02 tháng sinh hoạt phí. Quân nhân phục viên nếu sức khỏecòn kém, hoặc mắc bệnh kinh niên chữa lâu khỏi, được y sĩ chứngnhận là cần được điều dưỡng, ngoài những khoản trợ cấp trên,được hưởng thêm một khoản trợ cấp điều dưỡng. Quân nhân phụcviên về địa phương được miễn thuế nông nghiệp trong 02 năm,nếu sống chung với gia đình thì gia đình được giảm thuế trong 02năm, mỗi năm 50 cân thóc. Quân nhân chuyển ngành được tiếptục tính nhân khẩu thuế nông nghiệp trong 02 năm kể từ khi phụcviên. để tránh những sự thay đổi về sinh hoạt một cách đột ngột,quân nhân phục viên được chuyển sang công tác tại các cơ quanchính quyền, đoàn thể được tiếp tục hưởng lương bằng số sinh hoạtphí và phụ cấp sau cùng trong quân đội trong thời hạn 06 tháng(sinh hoạt phí hàng tháng của quân nhân gồm tiền gạo, tiền thứcăn, củi, muối, phụ cấp thâm niên và tiền quân trang cho nhữngtháng quân trang hết hạn). đây cũng cũng là thời hạn để quân nhânphục viên bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn trong công tácmới; sau đó, sẽ được xếp vào ngạch bậc của ngành công tác đểhưởng lương mới. Trong trường hợp quân nhân phục viên đã quenthuộc với công tác mình phụ trách và cơ quan có thể xếp ngạchbậc sớm hơn vẫn bảo đảm được mức sinh hoạt thì không nhất thiếtphải đợi hết 06 tháng. nếu đã quá 06 tháng cơ quan vẫn chưa xếpngạch bậc được, quân nhân phục viên tiếp tục hưởng theo sinhhoạt phí của bộ đội nhưng thời gian cơ quan phải xếp ngạch bậccho quân nhân phục viên không được kéo dài quá 09 tháng, kể từngày phục viên. Trong việc sắp xếp ngạch bậc cho quân nhân phụcviên chuyển sang ngành công tác khác, phải căn cứ vào khả năngcủa mỗi người quân nhân phục viên là chính, đồng thời, chiếu cố

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

27

thích đáng đến thành tích, quá trình đấu tranh cách mạng và cấpbậc của người đó khi còn ở trong quân đội. Thời gian tham giaquân đội của quân nhân phục viên được tính vào thâm niên trongngành công tác mới để được hưởng những quyền lợi về thâm niêncủa ngành đó (nếu có) và được tính là thời gian công tác để tínhhưởng hưu bổng sau này.

ngày 06/12/1958, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị địnhsố 523-TTg về chế độ trợ cấp dài hạn cho quân nhân tình nguyệnđã phục viên từ ngày hòa bình lập lại bị bệnh kinh niên tái phátốm, yếu không còn khả năng lao động. Theo đó, các đối tượng nàysẽ được hưởng mức trợ cấp dài hạn ấn định cho mỗi người từ 8.000đồng đến 12.000 đồng/tháng, tùy theo hoàn cảnh thực tế của từngngười (giá gạo ở thời điểm năm 1958 là 4,8 đồng/kg).

sau gần 04 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, việtnam đã thu được nhiều thành tựu to lớn: “Từ năm 1955 - 1959,sản lượng thóc đã tăng từ 03 triệu 60 vạn tấn đến 05 triệu 20 vạntấn. Về công nghiệp, năm 1955 chỉ có 17 xí nghiệp quốc doanh,năm 1959 đã có 107 xí nghiệp quốc doanh. Số hợp tác xã sản xuấtnông nghiệp cấp thấp chiếm 43,9% tổng số nông hộ, đa số nônghộ chưa vào hợp tác xã đã vào tổ đổi công, 53% tổng số thợ thủcông vào các tổ chức hợp tác xã. Về văn hóa, so với năm 1955, sốhọc sinh phổ thông tăng lên gấp 02 lần; số học sinh trường chuyênnghiệp trung cấp tăng lên gấp 06 lần; số sinh viên Đại học tănglên gấp 07 lần; số bác sĩ y khoa tăng 80%”. đi đôi với thắng lợiđó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi. giai cấpđịa chủ phong kiến đã bị đánh đổ. Liên minh giai cấp công nhân -nông dân ngày càng được củng cố và vững mạnh. hiến pháp 1946

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

28

- hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước đã hoàn thành sứ mệnhcủa nó, song so với tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới, cần đượcbổ sung, thay đổi. Trong kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước việtnam dân chủ Cộng hòa khóa i đã quyết định sửa đổi hiến pháp1946 và thành lập Ban dự thảo hiến pháp sửa đổi. sau khi hoàntất lần soạn thảo đầu tiên, tháng 07/1958, bản dự thảo đã được thảoluận trong cán bộ trung cấp, cao cấp thuộc các cơ quan quân, dân,chính, đảng. sau đó, bản dự thảo được chỉnh lý và ngày01/04/1959 công bố để toàn dân thảo luận, đóng góp ý kiến xâydựng. Trong 04 tháng liền, trong các cơ quan, xí nghiệp, trườnghọc, tổ chức khác của nhân dân; ở thành thị và nông thôn; việcnghiên cứu, thảo luận dự thảo hiến pháp tiến hành sôi nổi và trởthành một phong trào quần chúng rộng rãi với đủ các tầng lớp nhândân tham gia. ngày 18/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóai, Chủ tịch hồ Chí minh đọc báo cáo về dự thảo hiến pháp sửađổi. ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua hiến phápsửa đổi. ngày 01/01/1960, Chủ tịch hồ Chí minh ký sắc lệnh côngbố hiến pháp. Trong đó, Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định quanđiểm lớn, xuyên suốt của đảng và nhà nước ta về phát triển chínhsách BhXh, như tại điều 32: “Người lao động có quyền đượcgiúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động.Nhà nước mở rộng dần các tổ chức BHXH, cứu tế và y tế để đảmbảo cho người lao động được hưởng điều đó” và tại điều 24: “…cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với namgiới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viênchức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyênlương...”.

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

29

hiện thực hóa quy định về BhXh tại hiến pháp, để cải tiến,thống nhất các chế độ có tính chất BhXh, nhằm cải thiện đời sốngcủa công nhân, viên chức nhà nước, ngày 27/12/1961, Chính phủban hành Nghị định số 218/CP ban hành điều lệ tạm thời về cácchế độ BhXh đối với công nhân, viên chức nhà nước, thay thế tấtcả những quy định trước đó về các chế độ có tính chất BhXh, cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1962 và là Điều lệ đầu tiên vềBHXH. ngay trong Lời nói đầu của điều lệ đã khẳng định: “ngaysau khi thành lập nước việt nam dân chủ Cộng hòa và suốt trongthời kỳ kháng chiến cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khănvề mọi mặt, Chính phủ đã luôn luôn chăm lo cải thiện đời sốngcủa nhân dân lao động. đối với công nhân, viên chức nhà nước,đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, Chính phủ đã ban hànhcác chế độ trợ cấp mà thực chất là chế độ BhXh, như chế độ trợcấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp khi chết, đồngthời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà an dưỡng, điềudưỡng, nhà gửi trẻ... Các chế độ và sự nghiệp có tính chất BhXhnày tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giảiquyết được một phần những khó khăn trong sinh hoạt của côngnhân, viên chức nhà nước, làm cho anh chị em phấn khởi đẩy mạnhsản xuất và công tác. Từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước tađã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. sau khi hoànthành thắng lợi kế hoạch 03 năm phát triển và cải tạo kinh tế, pháttriển văn hóa, chúng ta bước vào kế hoạch 05 năm lần thứ nhất,lấy công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm. sốcông nhân, viên chức sẽ ngày càng tăng lên. Các chế độ trợ cấp xãhội hiện hành cần được bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

30

hình, nhiệm vụ mới, nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩaxã hội ở miền Bắc, đồng thời, đáp ứng yêu cầu không ngừng cảithiện đời sống của công nhân, viên chức nhà nước. điều lệ tạmthời này về BhXh bảo đảm những điều kiện cần thiết về vật chấtvà tinh thần cho công nhân, viên chức nhà nước trong nhữngtrường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động và áp dụngthống nhất cho toàn thể công nhân, viên chức nhà nước. Các chếđộ đãi ngộ về BhXh trong điều lệ tạm thời này chủ yếu dựa vàonguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi ngườităng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn địnhlực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. điều lệ tạmthời này về các chế độ BhXh được xây dựng phù hợp với hoàncảnh kinh tế, chính trị và xã hội hiện nay của nước ta, không nhữngcó tác dụng động viên công nhân, viên chức và nhân dân lao độngở miền Bắc phấn khởi nỗ lực sản xuất và công tác, đẩy mạnh côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn làm cho công nhân, viênchức và nhân dân lao động ở miền nam thấy rõ tính chất hơn hẳncủa chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, do đó tăng thêm tin tưởng,tăng cường đoàn kết và đấu tranh đòi quyền sinh sống hàng ngày,đồng thời kiên quyết đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.

Tại bản điều lệ tạm thời về BhXh này, lần đầu tiên nguyêntắc mức hưởng thụ - sự cống hiến và khái niệm Quỹ BhXh đượcđề cập tại điều 2, điều 3: “Mức độ đãi ngộ về BHXH được quyđịnh căn cứ vào sự cống hiến, thời gian công tác, điều kiện làmviệc, đồng thời cũng căn cứ vào tình trạng mất sức lao động nhiềuhay ít của mỗi công nhân, viên chức trong từng trường hợp. Trợcấp về BHXH nói chung thấp hơn tiền lương của công nhân, viên

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

31

chức khi đang làm việc, nhưng mức thấp nhất cũng bằng mức sinhhoạt tối thiểu” và “Mọi đãi ngộ về BHXH quy định trong Điều lệtạm thời này đều do Quỹ BHXH của Nhà nước đài thọ”. Tuynhiên, do đặc điểm của thời kỳ kháng chiến kiến quốc, các chế độBhXh quy định trong điều lệ tạm thời này mới chỉ được áp dụngcho công nhân, viên chức nhà nước ở cơ quan, xí nghiệp, côngtrường, nông trường, lâm trường, kể cả cán bộ, công nhân hoạtđộng ở các cơ quan của các đoàn thể nhân dân, những xí nghiệpcông tư hợp doanh đã áp dụng chế độ tiền lương như xí nghiệpquốc doanh; những xí nghiệp công nghiệp địa phương đã có kếhoạch lao động tiền lương ghi trong kế hoạch nhà nước. Còn đốivới các cán bộ, nhân viên công tác ở các tổ chức dân lập khôngthuộc đối tượng điều chỉnh trong điều lệ này. đồng thời, quy định06 chế độ cơ bản, cụ thể là:

Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước khi ốm đau(sau này gọi chung là chế độ ốm đau)

Công nhân, viên chức nhà nước khi ốm đau được khám bệnhvà điều trị tại những cơ sở y tế của nhà nước. mọi chi phí về khámbệnh, thuốc men và bồi dưỡng do nhà nước đài thọ. Trong suốtthời gian nghỉ việc vì ốm đau, được thầy thuốc chứng nhận, chođến khi khỏi bệnh trở lại làm việc hay được xác nhận là không cònkhả năng làm việc nữa, công nhân, viên chức nhà nước khônghưởng lương mà hưởng trợ cấp bằng 70% mức lương kể cả phụcấp (nếu có) trong 03 tháng đầu và bằng 60% mức lương kể cảphụ cấp khi nghỉ từ tháng thứ 04 trở đi nếu có thời gian công tácliên tục từ 01 đến hết 03 năm; hưởng 80% lương, phụ cấp trong03 tháng đầu và 70% kể từ tháng thứ 04 nếu có thời gian công tác

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

32

liên tục từ trên 03 năm đến hết 07 năm; bằng 90% lương trong 03tháng đầu và 80% kể từ tháng thứ 04 trở đi nếu có thời gian côngtác liên tục từ trên 07 năm đến hết 12 năm và nếu có thời gian côngtác trên 12 năm, mức hưởng sẽ là 100% lương, phụ cấp trong 03tháng đầu và bằng 90% kể từ tháng thứ 04 trở đi. Công nhân viênchức nhà nước công tác dưới 01 năm được trợ cấp bằng 70% lươngvà phụ cấp (nếu có) trong thời hạn nhiều nhất là 03 tháng. hết hạnnày mà bệnh chưa khỏi, nếu gặp khó khăn túng thiếu, đương sự sẽđược giúp đỡ như nhân dân (do Quỹ Cứu tế xã hội của địa phươngđài thọ).

Công nhân, viên chức nhà nước là anh hùng lao động, anhhùng quân đội chuyển ngành được trợ cấp theo loại iv. Trườnghợp là thương binh và công nhân, viên chức công tác ở miền núihay ở nghề đặc biệt nặng nhọc được trợ cấp theo loại trên liền vớiloại mà mình được hưởng theo quy định về thời gian công tác.mức trợ cấp thấp nhất cho công nhân, viên chức nhà nước khi ốmđau là 22 đồng/tháng. sau khi điều trị, nếu còn sức khỏe để làmviệc, công nhân, viên chức sẽ được tiếp tục làm công việc cũ hoặcđược bố trí công việc thích hợp, và hưởng lương theo công việcmới. nếu vì kém sức khỏe mà phải thôi việc, thì được hưởng chếđộ trợ cấp mất sức lao động nếu có đủ điều kiện. Trường hợp bịtai nạn không thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao độngcũng được đãi ngộ như khi ốm đau. nữ công nhân, viên chức đượcbác sĩ chứng nhận phải nghỉ việc để trông nom con nhỏ ốm đau,được hưởng trong một thời gian nhất định mức trợ cấp như khibản thân ốm đau. Trường hợp mẹ chết, con nhỏ ở với cha hay vìđiều kiện đặc biệt mẹ không thể trông nom con, thì người cha (là

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

33

công nhân, viên chức nhà nước) phải nghỉ việc để trông nom conốm cũng được hưởng khoản trợ cấp này.

Chế độ đãi ngộ nữ công nhân, viên chức nhà nước khi cóthai và khi đẻ (sau này gọi chung là chế độ thai sản)

nữ công nhân, viên chức nhà nước được nghỉ trước và saukhi đẻ tất cả là 60 ngày (kể cả chủ nhật, ngày lễ). nếu đẻ sinh đôithì được nghỉ thêm 10 ngày, sinh ba được thêm 20 ngày. Trườnghợp làm nghề đặc biệt nặng nhọc, ngoài thời gian nghỉ đẻ quy địnhchung, được nghỉ thêm 15 ngày. Trường hợp đẻ non, có bác sĩchứng nhận, cũng được nghỉ 60 ngày. Trường hợp bị sảy thai, tùytheo tình hình sức khỏe được nghỉ như sau: sảy thai từ 03 thángtuổi trở xuống, nghỉ từ 07 - 15 ngày; sảy thai trên 03 tháng, nghỉtừ 15 - 30 ngày. người làm nghề đặc biệt nặng nhọc bị sảy thaiđược nghỉ thêm từ 03 - 10 ngày và số ngày cần nghỉ do bác sĩ định.Trong thời gian nghỉ đẻ và nghỉ vì đẻ non hay sảy thai, nữ côngnhân, viên chức nhà nước được hưởng trợ cấp thay tiền lương bằng100% lương kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). Cụ thể, đượchưởng tiền bồi dưỡng 12 đồng, tiền sắm tã lót 08 đồng. nếu đẻsinh đôi, sinh ba thì được hưởng các khoản này gấp đôi, gấp ba.

nữ công nhân, viên chức nhà nước khi sảy thai được điều trịvà bồi dưỡng ở bệnh viện theo chế độ đãi ngộ khi ốm đau. nếu vìxa bệnh viện, bệnh xá, phải nghỉ ở nhà, thì được trợ cấp một khoảntiền bồi dưỡng là 06 đồng. Trường hợp sức khỏe suy nhược, đượcbác sĩ chứng nhận là không thể trở lại làm việc ngay khi hết hạnnghỉ như đã quy định ở trên, thì được đãi ngộ như khi đau ốm.Trường hợp bị mất sữa hoặc không được cho con bú vì mắc bệnhtruyền nhiễm, được trợ cấp mỗi tháng 10 đồng cho mỗi đứa con

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

34

tới khi con đủ 10 tháng. nếu sinh đôi, sinh ba, dù có sữa cho conbú, cũng được hưởng khoản trợ cấp 10 đồng/tháng cho con thứ haitrở đi. Trường hợp mẹ (là công nhân, viên chức nhà nước) chếthoặc nam công nhân, viên chức nhà nước có vợ không phải là côngnhân, viên chức nhà nước chết, khi con chưa được 10 tháng, thìngười nuôi con được hưởng trợ cấp này.

Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước khi bị tai nạnlao động hay bệnh nghề nghiệp

Công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động đượchưởng tiền thuốc men, bồi dưỡng, tiền phí tổn về tàu xe đi bệnhviện và ở bệnh viện về trong thời gian điều trị, kể cả thời gian điềutrị khi vết thương tái phát, do nhà nước đài thọ. được hưởng trợcấp thay tiền lương bằng 100% lương kể cả phụ cấp (nếu có) trongsuốt thời gian điều trị cho đến khi khỏi bệnh hay thành cố tật. đượcxếp hạng thương tật và hưởng trợ cấp cho đến khi thương tật đượcchữa lành hay đến khi chết (trừ trường hợp được về hưu) với mứchưởng trợ cấp 01 lần bằng từ 01 - 04 tháng lương chính khi mất từ05 - 30% sức lao động; được trợ cấp hằng tháng bằng 7% lươngchính khi mất từ 31 - 40% sức lao động; bằng 10% lương chínhkhi mất từ 41 - 50% sức lao động; bằng 15% lương chính khi mấttừ 51 - 60% sức lao động; bằng 25% lương chính khi mất từ 61 -70% sức lao động; bằng 50% lương chính khi mất từ 71 - 80% sứclao động; bằng 60% lương chính khi mất từ 81 - 90% sức lao độngvà được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 70% lương chính khi mấttừ 91 - 100% sức lao động. Trường hợp do tai nạn, người bị tainạn lao động cần dùng chân tay giả, mắt giả, kính, máy điếc... thìđược cấp phát không phải trả tiền. Trường hợp bị tai nạn lao động

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

35

mất từ 70% sức lao động trở xuống, nếu không thể tiếp tục côngviệc cũ, thì được bố trí công việc mới hợp với khả năng và hưởnglương theo công việc mới. Trường hợp vì lợi ích chung có hànhđộng hy sinh dũng cảm, dẫn đến bị tai nạn lao động, nếu do thươngtật mà khả năng lao động giảm sút và lương mới cộng với trợ cấpthương tật hàng tháng không bằng lương cũ, thì được hưởng thêmmột khoản phụ cấp chênh lệch cho bằng lương cũ. nếu trở thànhtàn phế, phải thôi việc, thì được hưởng trợ cấp thương tật hằngtháng bằng 100% lương chính khi bị nạn.

Trường hợp bị tai nạn lao động không còn khả năng làm việc,nếu mức trợ cấp hằng tháng không đủ 22 đồng thì được nâng lênbằng mức đó. ngoài trợ cấp thương tật, trường hợp tàn phế cầnphải có người phục vụ được thêm một khoản trợ cấp bằng 10%lương chính. Trường hợp không có nơi nương tựa sẽ được thu nhậnvào nhà an dưỡng. khi vào nhà an dưỡng, nếu trợ cấp thương tậtthấp hơn mức sinh hoạt thấp nhất của nhà an dưỡng, thì được nânglên bằng mức đó.

Công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động, khi mớithôi việc được trợ cấp thêm khoản tiền lĩnh làm một lần, bằng01 tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). khi thôiviệc, đang được hưởng trợ cấp con, thì vẫn được tiếp tục lĩnh trợcấp của những đứa con đó theo chế độ hiện hành. khi ốm đau,công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động đã thôi việcđược khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc địa phương nơicư trú, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng; khi chết, đượctrợ cấp tiền chôn cất theo quy định, thân nhân do người đó khicòn sống phải nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hằng tháng theo

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

36

quy định. Trường hợp bị cố tật vì tai nạn lao động, nếu đượcchuyển sang học nghề mới, thì trong thời gian học nghề, ngoàiphụ cấp thương tật hằng tháng, được hưởng sinh hoạt phí theochế độ đối với công nhân, viên chức được cử đi học nghề nhưng02 khoản cộng lại không được quá 100% lương chính khi bị nạn.sau khi học thành nghề, sẽ hưởng lương theo công việc mới vàtrợ cấp thương tật hàng tháng của mình. Trường hợp chết vì tainạn lao động hay do vết thương vì tai nạn lao động cũ, thì thânnhân được trợ cấp tiền chi phí về chôn cất và tiền tuất theo quyđịnh. đặc biệt, các quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp được áp dụng chung cho mọi công nhân, viên chứcnhà nước, kể cả những người làm việc tạm thời theo thời vụ, theohợp đồng trong một thời gian ngắn.

Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước thôi việc vìmất sức lao động

Công nhân, viên chức nhà nước mất sức lao động vì đau ốm,tai nạn không thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp về tai nạn lao độnghoặc vì già, yếu nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấphưu trí, phải thôi việc, khi đã công tác liên tục từ 05 năm trở lên,được hưởng trợ cấp hằng tháng cho đến khi sức khỏe hồi phục haychết, với mức hưởng bằng 35% lương chính. nếu thời gian côngtác liên tục trên 05 năm, từ năm thứ 06 – 10, mỗi năm thêm 1%lương chính; từ năm thứ 11 trở đi, mỗi năm thêm 2% lương chính,song tối đa không quá 65% lương chính. người tàn phế cần phảicó người phục vụ được hưởng thêm hàng tháng một khoản trợ cấpbằng 10% lương chính. nếu trước khi thôi việc, vì sức khỏe sútkém phải chuyển sang làm việc nhẹ, hưởng lương thấp hơn trước,

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

37

thì được lấy mức lương của công việc trước khi chuyển sang việcnhẹ để tính trợ cấp hàng tháng. mức trợ cấp thấp nhất cho côngnhân, viên chức nhà nước có thời gian công tác liên tục từ 05 nămtrở lên mất sức lao động phải thôi việc là 15 đồng/tháng. Côngnhân, viên chức nhà nước mất sức lao động phải thôi việc, khi mớithôi việc được trợ cấp thêm một khoản tiền bằng 01 tháng lươngkể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). Công nhân, viên chức nhànước có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên mất sức laođộng đã thôi việc, khi ốm đau được khám, chữa bệnh tại các cơ sởy tế thuộc địa phương nơi cư trú; được hưởng chế độ thuốc men,bồi dưỡng; khi chết được trợ cấp tiền chi phí về chôn cất theo quyđịnh. Tính từ ngày thôi việc, cứ 02 năm/lần, công nhân, viên chứcnhà nước mất sức lao động sẽ được hội đồng giám định y khoanơi cư trú khám lại. Căn cứ vào kết luận của hội đồng giám địnhy khoa, cơ quan quản lý Quỹ BhXh ở địa phương sẽ quyết địnhviệc ngừng hoặc tiếp tục trợ cấp mất sức lao động. Công nhân,viên chức nhà nước mất sức lao động phải thôi việc, mà đã côngtác liên tục dưới 05 năm, được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm bằngmột tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng lương, kểcả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có).

Chế độ trợ cấp hưu tríCông nhân, viên chức nhà nước nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55

tuổi, được về hưu. ngoài điều kiện trên, trường hợp có nam thờigian công tác nói chung 25 năm, thời gian công tác liên tục 05năm, nữ có thời gian công tác nói chung 20 năm, thời gian côngtác liên tục 05 năm, thì được nghỉ hưu. một số trường hợp đặc biệtcũng được hưởng trợ chế độ trợ cấp hưu trí gồm: công nhân, viên

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

38

chức nhà nước nam 55 tuổi, có thời gian công tác nói chung 20năm, thời gian công tác liên tục 05 năm, nữ 50 tuổi, có thời giancông tác nói chung 15 năm, thời gian công tác liên tục 05 năm,làm việc đặc biệt nặng nhọc hay việc hại sức khỏe liền trong 10năm; trường hợp đủ điều kiện về tuổi, tuy chưa đủ điều kiện vềthời gian công tác nói chung nhưng thời gian công tác liên tục đủ15 năm; trường hợp nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi, ốm yếu, không cònkhả năng lao động, nếu thời gian công tác liên tục đủ 15 năm... kểtừ ngày về hưu cho tới khi chết, trường hợp đủ điều kiện hưởngchế độ trợ cấp hưu trí được lĩnh trợ cấp hàng tháng bằng 45%lương chính, nếu thời gian công tác liên tục đủ 05 năm. nếu thờigian công tác liên tục trên 05 năm, từ năm thứ 06 – 10, mỗi nămthêm 1% lương chính; từ năm thứ 11 trở đi, mỗi năm thêm 2%lương chính, song tối đa không quá 75% lương chính. nếu trướckhi về hưu, vì sức khỏe kém sút, phải chuyển sang làm việc nhẹ,hưởng lương thấp hơn trước, thì được lấy mức lương cao nhất đãđược hưởng trong thời gian 10 năm trước khi về hưu để tính trợcấp hàng tháng. Trường hợp có công lao, có thành tích lớn, anhhùng lao động, anh hùng quân đội chuyển ngành…, ngoài lươnghưu hằng tháng, còn được thêm một khoản trợ cấp ưu đãi hằngtháng từ 5% - 15% lương chính. người có trợ cấp thương tật hàngtháng còn được thêm 10% trợ cấp thương tật.

Công nhân, viên chức nhà nước về hưu được bảo đảm mứcsinh hoạt thấp nhất ấn định là 22 đồng/tháng. Trường hợp khôngcó nơi nương tựa, được thu nhận vào nhà dưỡng lão. ngoài ra,được trợ cấp thêm một khoản tiền bằng một tháng lương kể cả phụcấp và trợ cấp con (nếu có). người được hưởng chế độ hưu trí, ở

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

39

với gia đình hay ở nhà dưỡng lão, khi ốm đau được khám, chữabệnh tại các cơ sở y tế thuộc địa phương nơi cư trú; hưởng chế độthuốc men, bồi dưỡng; khi chết được trợ cấp tiền chi phí về chôncất theo quy định; những thân nhân do người đó khi còn sống phảinuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định. ngườiđủ điều kiện về hưu trí nhưng do yêu cầu công tác, được lưu lại đểlàm việc, thì không được hưởng trợ cấp hưu trí.

Chế độ trợ cấp chôn cất và trợ cấp vì mất người chủ gia đình(sau này gọi là trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất quy định chungtrong chế độ tử tuất)

khi công nhân, viên chức nhà nước chết, thân nhân được cấpmột khoản tiền chi phí về chôn cất. ngoài ra, còn được trợ cấp mộtsố tiền căn cứ vào thời gian đã công tác liên tục của người chết, cứmỗi năm bằng 50% của 01 tháng lương, tối đa không quá 02 thánglương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). Trường hợp chưa cóđủ thời gian công tác liên tục để hưởng tiền tuất, thì cứ mỗi nămcông tác được trợ cấp 01 tháng lương. Trường hợp chết vì tai nạnlao động, thì khoản trợ cấp này được tính cứ mỗi năm công tác liêntục bằng 01 tháng lương, mức trợ cấp tối thiểu bằng 02 tháng lương,tối đa không quá 04 tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếucó). ngoài các khoản trợ cấp trên, trường hợp đã công tác liên tụctừ 05 năm trở lên, tổng số thu nhập của gia đình bị sụt từ 60% trởlên và có mức lương từ 40 đồng trở xuống, thì thân nhân người đókhi còn sống phải nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hàng thángbằng 09 đồng, nếu gia đình có 01 người phải nuôi dưỡng, 16 đồngnếu có 02 người phải nuôi dưỡng, 21 đồng nếu có 03 người phảinuôi dưỡng và bằng 24 đồng nếu có 04 người trở lên phải nuôi

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

40

dưỡng. nếu mức lương cao hơn 40 đồng, ngoài khoản tiền nói trên,gia đình còn được hưởng thêm 5% của phần tiền lương cao hơn.Trường hợp khi chết, có từ 10 năm công tác liên tục trở lên, giađình được thêm 10% của số tiền trợ cấp nói ở khoản trên. Trườnghợp chết vì tai nạn lao động, gia đình còn được thêm 10% của tổngsố tiền trợ cấp nói trên. Thân nhân được hưởng tiền tuất phải lànhững người không có sức lao động, bao gồm người dưới 16 tuổi(nếu còn đang đi học thì đến hết 18 tuổi), mà trước khi chết, côngnhân, viên chức nhà nước phải nuôi dưỡng. những đối tượng trênđược hưởng tiền tuất cho tới khi có khả năng tự giải quyết đượcđời sống, có người đảm nhiệm nuôi dưỡng hoặc tới khi chết.Trường hợp công nhân, viên chức nhà nước chết về tai nạn laođộng, thì dù chưa đủ 05 năm công tác liên tục, thân nhân cũng đượchưởng tiền tuất theo quy định. Trường hợp hưu trí hay về an dưỡngdo bị tai nạn lao động mà chết, thân nhân không có sức lao độngtrước đây sống nhờ vào trợ cấp hưu trí hay trợ cấp thương tật củangười chết, được hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định, mứctính sẽ căn cứ vào trợ cấp hưu trí hay trợ cấp thương tật.

như vậy, có thể thấy, các chế độ BhXh được quy định tạiđiều lệ BhXh tạm thời đã có một bước tiến dài, thể hiện nhiềuquan điểm tiến bộ. Bước đầu, đã đặt ra mối quan hệ mức hưởngthụ và sự cống hiến, có tính đến điều kiện đặc thù của việt namkhi trải qua 02 cuộc chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc,khi đối tượng công nhân, viên chức nhà nước có thời gian thamgia vào lực lượng vũ trang, có công với cách mạng rất lớn. đặcbiệt, điều lệ còn thể hiện rõ sự ưu việt, tính nhân văn của nhànước XhCn khi quy định thời gian công tác nói chung của công

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

41

nhân, viên chức nhà nước là tất cả thời gian người đó đã thoát lykinh tế gia đình để đi làm việc, lấy lương hoặc sinh hoạt phí làmnguồn sống chính và công việc làm có tác dụng phục vụ lợi íchchung của xã hội (kể cả thời gian làm việc dưới chế độ cũ). kháiniệm thời gian công tác liên tục được tính bằng thời gian côngnhân, viên chức làm việc liên tục dưới chính thể việt nam dânchủ Cộng hòa, tại một cơ quan, xí nghiệp, công trường nôngtrường, lâm trường; thời gian hoạt động liên tục cho cách mạngtrước ngày 02/09/1945 và quân đội tình nguyện cũng được tính.điều lệ cũng dành 01 chương quy định về vấn đề quản lý QuỹBhXh và thực hiện các chế độ BhXh. Theo đó, để bảo đảm việcchi tiêu, thành lập Quỹ BhXh – một quỹ độc lập thuộc nsnn.mọi chi phí về công tác quản lý Quỹ BhXh, quản lý các sự nghiệpBhXh đều do Quỹ BhXh của nhà nước đài thọ. Tổng Công đoànviệt nam chịu trách nhiệm quản lý Quỹ BhXh và toàn bộ sựnghiệp BhXh của công nhân, viên chức nhà nước, cụ thể là quảnlý toàn bộ quỹ, lập dự toán, quyết toán, tổng kết việc chi tiêu; hàngnăm báo cáo trước hội đồng Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc các cấp công đoàn trong công tác quản lý Quỹ BhXh;quy định biện pháp, thể lệ cụ thể về quản lý quỹ và chế độ kế toán,tài vụ; phân phối, điều hòa và xét duyệt dự toán hàng quý, hàngnăm của cấp dưới; quản lý các nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng, nhànghỉ mát của công nhân, viên chức nhà nước; tham gia việc nghiêncứu xây dựng chế độ, chính sách BhXh với các cơ quan nhà nước.hằng tháng, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâmtrường phải trích nộp cho Quỹ BhXh số tiền bằng 10% so vớitổng quỹ tiền lương của công nhân, viên chức. việc đôn đốc nộp

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

42

tiền, thực hiện kế hoạch thu - chi thuộc Quỹ BhXh do Tổng Côngđoàn việt nam và ngân hàng nhà nước phụ trách. nếu quá thờihạn quy định, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâmtrường chưa trích nộp tiền BhXh, thì Ban Chấp hành Công đoànnơi đó (là cấp quản lý Quỹ BhXh ở cơ sở) sẽ báo cho ngân hàngmà đơn vị có tài khoản, để chuyển số tiền phải nộp ấy từ tài khoảncủa đơn vị sang tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ BhXh ở địaphương. Tiền Quỹ BhXh được nộp vào nsnn và chịu sự quảnlý tiền mặt của ngân hàng. Ở mỗi đơn vị đều thành lập 01 BanBhXh, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cơsở, có trách nhiệm đôn đốc việc trích nộp Quỹ BhXh; quyết địnhviệc chi cấp tiền BhXh theo thể lệ đã ban hành; kiểm tra việc thu- chi các khoản tiền BhXh. Cơ quan tài chính các cấp có tráchnhiệm giám sát chi tiêu của Quỹ BhXh, hướng dẫn, giúp đỡ cơquan quản lý quỹ thi hành đúng thể lệ tài chính của nhà nước.

Tiếp theo điều lệ BhXh tạm thời đối với công nhân, viênchức nhà nước, để cải tiến, thống nhất các chế độ có tính chấtBhXh đối với đối tượng quân nhân trong Quân đội nhân dân việtnam, Công an nhân dân vũ trang, quân nhân dự bị, dân quân tựvệ, ngày 30/10/1964, hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số161-CP ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhântrong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết;nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quântự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quânsự. Theo đó, toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dânviệt nam, Công an nhân dân vũ trang việt nam, bao gồm sĩ quan,hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp được hưởng 06 chế độ đãi ngộ

Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng...

43

khi ốm đau, bị thương hoặc bị bệnh nghề nghiệp, mất sức lao độngphải ra ngoài quân đội; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tuất và chế độ đãingộ đối với nữ quân nhân khi có thai và sinh đẻ. về cơ bản, cácchế độ BhXh đối với lực lượng vũ trang không có gì khác so vớicông nhân, viên chức nhà nước. Tuy nhiên, xét theo đặc thù, mộtsố chế độ có sự đãi ngộ hơn như tuổi đời nghỉ hưu của quân nhânlà 55 đối với nam và 50 đối với nữ (thấp hơn 05 tuổi so với côngnhân, viên chức nhà nước); mức hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡnghằng tháng đối với quân nhân chết được xác định là liệt sĩ cao hơnđối với các trường hợp quân nhân chết vì tai nạn trong tập luyện,công tác, học tập, sản xuất… Quân nhân dự bị, dân quân tự vệđược hưởng 02 chế độ là ốm đau và trợ cấp chôn cất, tiền tuất.việc xây dựng các chế độ BhXh đối với quân nhân trong lựclượng vũ trang đã đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, phù hợp vớitình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước trong giai đoạnvừa kháng chiến, vừa kiến quốc; với chính sách chung của nhànước; với đời sống của công nhân viên chức, nhân dân; với tínhchất, đặc điểm của quân đội, có tác dụng tốt cải thiện đời sống choquân nhân và khuyến khích quân nhân tích cực xây dựng quân đội.mức đãi ngộ về các chế độ trợ cấp được quy định căn cứ vào tìnhtrạng mất sức lao động nhiều hay ít, sự cống hiến, thời gian côngtác, điều kiện làm việc của mỗi quân nhân trong từng trường hợpvà có ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ. đặc biệt, trong giai đoạnnày, khi Quân đội nhân dân việt nam đang trong thời kỳ xây dựngtiến lên chính quy, hiện đại, việc ban hành các quy định về chế độđãi ngộ BhXh trong lực lượng vũ trang thể hiện sự quan tâm sâusắc của đảng, nhà nước, có tác dụng to lớn trong việc động viên

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

44

cán bộ, chiến sĩ tích cực xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu,bảo vệ, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh nhằmthực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Trước yêu cầu đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, cầnkiệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới, khi cuộckháng chiến chống mỹ đã bước vào giai đoạn chín muồi, ngày04/07/1974, hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 163-CPsửa đổi một số điểm về chế độ thôi việc vì mất sức lao động và chếđộ hưu trí quy định tại điều lệ tạm thời về các chế độ BhXh đốivới công nhân, viên chức nhà nước. Theo đó, sửa đổi quy định vềđiều kiện hưởng chế độ thôi việc vì mất sức lao động và quy địnhbổ sung việc áp dụng chế độ hưu trí: “Những công nhân, viên chứcnhà nước đã tham gia trong một đoàn thể cách mạng từ trước Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 hoặc đã hoạt động trong thời kỳ khángchiến chống Pháp, được tặng thưởng huân, huy chương, nam 52tuổi, nữ 47 tuổi, có đủ 25 năm công tác liên tục, mà ốm đau, khôngcòn khả năng lao động cũng được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí”.

Có thể nói, điều lệ BhXh tạm thời đối với công nhân, viênchức nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 218/CP ngày27/12/1961 và điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quânnhân ban hành kèm theo nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 là02 văn bản pháp luật đầu tiên quy định 06 chế độ BhXh ở nước talà ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sứclao động, hưu trí và tử tuất. Trong hoàn cảnh đất nước chia cắt vìchiến tranh, đảng, nhà nước ta vẫn ban hành hệ thống pháp luậttương đối đầy đủ quy định về BhXh, thể hiện chiến lược và mụctiêu phát triển nhất quán là vì con người và chăm lo cho con người./.

45

Chương 2:HoạT ĐộNG BHxH GIaI ĐoạN 1975 – 1994

1. Mười năm trước đổi mới (1975 - 1985)ngày 30/04/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch

sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, hai miền nam - Bắc thốngnhất sau hơn 20 năm chia cắt. ngày 02/07/1976, nhà nước ta quyếtđịnh lấy Quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Từthực tiễn cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, dựng nước và giữnước, có thể nhận thấy, việc nhà nước luôn quan tâm ban hành,thực thi đầy đủ hệ thống chính sách xã hội chính là nguồn độnglực cổ vũ và cố kết dân tộc, tạo niềm tin cho nhân dân về một chếđộ xã hội chủ nghĩa công bằng, bình đẳng, dân chủ, bác ái, để từđó chiến thắng mọi kẻ thù.

kiên định các mục tiêu ấy, 10 năm sau khi giải phóng miềnnam, thống nhất đất nước, đảng và nhà nước tiếp tục có nhiềuvăn bản quan trọng kiện toàn hệ thống chính sách xã hội, trong đócó các chế độ BhXh. Cũng trong giai đoạn này, việc triển khaithí điểm BhXh đối với người lao động bắt đầu manh nha tại mộtsố ngành kinh tế tập thể, tạo tiền đề việc thực hiện chính sáchBhXh cho người lao động trong các thành phần kinh tế khi đấtnước bước vào thời kỳ đổi mới.

đất nước thống nhất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaviệt nam cần có một bản hiến pháp mới thể chế hóa đường lối

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

46

của đảng Cộng sản việt nam trong giai đoạn mới. đó là hiếnpháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cảnước. sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khóa vi tại kỳ họpthứ 07 ngày 18/12/1980, đã nhất trí thông qua hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. kế thừa và phát triển hiếnpháp năm 1946, hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 tổngkết, xác định những thành quả đấu tranh cách mạng trong nửa thếkỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm bướcphát triển kinh tế - xã hội việt nam trong thời gian tới. về chínhsách xã hội, đặc biệt là BhXh, điều 59 hiến pháp năm 1980 quyđịnh: “… Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặcmất sức lao động được hưởng quyền lợi BHXH. Nhà nước mở rộngdần sự nghiệp BHXH theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốcdân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó.Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độBHXH đối với xã viên”.

Trong 05 năm (1976-1980), trên mặt trận kinh tế, đảngvà nhà nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: khắcphục từng bước hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm lược do đếquốc mỹ gây ra và của cuộc chiến tranh biên giới; khôi phụcphần lớn cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắcvà xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền nam bị chiến tranhtàn phá; củng cố kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể ở miền Bắc,bước đầu cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miềnnam, đưa một bộ phận nông dân nam Bộ, nông dân nam TrungBộ vào con đường làm ăn tập thể; bước đầu phân bổ lại lực lượnglao động xã hội; tăng cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

47

BhXh với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trangtiếp tục được kiện toàn.

ngay sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước,ngày 18/06/1976, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10-NĐ/76 về việc thực hiện các chế độ mất sức lao động, hưu trí, tửtuất đối với công nhân viên chức và quân nhân ở miền nam. vềcơ bản, các chế độ này thống nhất với các quy định tại nghị định218/CP ngày 27/12/1961 và nghị định 161/CP ngày 30/10/1964.như vậy, có thể nói, đến năm 1976, chính sách BhXh đã đượcthực hiện thống nhất trong toàn quốc, góp phần quan trọng giảiquyết hậu quả của chiến tranh để lại trên lĩnh vực chính sách xãhội, ổn định cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nướcvà lực lượng vũ trang, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội củađất nước trong giai đoạn mới: đất nước thống nhất, cả nước đilên chủ nghĩa xã hội.

nhằm đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức nhànước và quân nhân có thời gian hoạt động cách mạng, ngày08/08/1978, hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 198-CPsửa đổi, bổ sung một số điểm về chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mấtsức lao động đối với công nhân, viên chức nhà nước và quân nhân.Theo đó, công nhân, viên chức nhà nước hoạt động trong thời kỳkháng chiến chống Pháp, đã có 25 năm công tác liên tục, bị ốmđau phải nghỉ việc và quân nhân có 15 năm công tác liên tục (trongđó có 10 năm hoạt động trong các lực lượng vũ trang nhân dân),nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi vì ốm đau phải nghỉ việc, không còn ởtrong quân đội, cũng được hưởng chế độ hưu trí. Công nhân, viênchức nhà nước khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp hàng tháng vìmất sức lao động, nếu là thương binh, bị tai nạn lao động hoặc mắc

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

48

bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã có 03năm hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hoặc có 15năm công tác liên tục và khi nghỉ việc vì mất sức lao động, nam50 tuổi, nữ 45 tuổi khi chết, thân nhân sẽ được hưởng chế độ trợcấp tuất theo quy định hiện hành.

ngày 20/11/1978, hội đồng Chính phủ tiếp tục ban hànhQuyết định số 296-CP bổ sung và sửa đổi một số điểm về chế độđối với cán bộ, công nhân, viên chức về hưu và nghỉ việc vì mấtsức. Bổ sung quy định về trợ cấp ưu đãi hàng tháng ngoài lươnghưu đối với cán bộ hoạt động cách mạng từ trước tháng 08/1945;bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với cán bộ,công nhân, viên chức về hưu có thời gian công tác liên tục đủ 25năm trở lên; chế độ khám, chữa bệnh, điều dưỡng… đối với cánbộ, công nhân, viên chức về hưu hoặc nghỉ vì mất sức động cóhưởng trợ cấp hàng tháng.

nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, từngbước xóa bỏ bao cấp, bảo đảm tính thống nhất của chế độ tiền lươngtrong cả nước, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của côngnhân, viên chức và các lực lượng vũ trang, ngày 18/09/1985, hộiđồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 235-HĐBT về cải tiến chếđộ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang,bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độtrả lương bằng tiền do quỹ hàng hóa bảo đảm. Tiếp sau đó, ngày18/9/1985, hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 236-HĐBTbổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh xã hội.Theo quy định tại nghị định này, nam công nhân viên chức đủ 60tuổi (nếu là quân nhân thì đủ 55 tuổi) và có đủ 30 năm công tác; nữcông nhân, viên chức đủ 55 tuổi (nếu là quân nhân thì đủ 50 tuổi)

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

49

và có đủ 25 năm công tác, thì được hưởng lương hưu. mức lươnghưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác, đối với nữ cóđủ 25 năm công tác, được tính bằng 75% lương chính và phụ cấpthâm niên (nếu có); ngoài ra, mỗi năm công tác được thêm 1%, tốiđa không quá 95% lương chính và phụ cấp thâm niên. Các quy địnhvề điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động cũng thay đổi, tùy theothời gian công tác để nhận trợ cấp hằng tháng hoặc một lần, cụ thể:Công nhân, viên chức vì ốm đau (không phải do bệnh nghề nghiệp),vì tai nạn (không phải do tai nạn lao động) mà mất sức lao động từ61% trở lên hoặc vì già yếu hết tuổi lao động được nghỉ việc thìhưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nếu có thời giancông tác đủ 15 năm trở lên. nếu chưa có đủ 15 năm công tác thìđược hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp 01tháng lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Các quy định về hưởngtrợ cấp mất sức lao động cũng được quy định chặt chẽ hơn nhằmtránh tình trạng gian lận hưởng chế độ… Các chế độ quy định tạinghị định này đã được áp dụng tính trên cơ sở nền lương tối thiểuban hành kèm theo nghị định số 235-hđBT.

Thời kỳ này, Quỹ BhXh được hình thành từ sự đóng gópcủa cơ quan, xí nghiệp với mức đóng bằng 13% so với quỹ lương.Trong đó, tách làm 02 khoản: 8% chi cho 03 chế độ mất sức laođộng, hưu trí và tử tuất; 5% cho 03 chế độ ốm đau, thai sản,TnLđ- Bnn. Các mức đóng góp này thực tế không đủ để chi chochế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất, vì vậy, hàng năm ngânsách nhà nước đều phải cấp bù, năm sau cao hơn năm trước, đếnnăm 1993, mức bù vào Quỹ BhXh lên tới 92,7%.

về hệ thống quản lý BhXh, giai đoạn này vẫn được chiathành 02 nhánh riêng biệt: Chế độ ngắn hạn (ốm đau, TnLđ –

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

50

Bnn, trợ cấp thai sản) Chính phủ giao cho Tổng Liên đoàn Laođộng việt nam vừa có chức năng xây dựng các văn bản phápluật, vừa có chức năng tổ chức thực hiện chính sách; chế độ dàihạn (hưu trí, mất sức lao động, tử tuất) do Bộ Lao động-Thươngbinh&Xã hội vừa xây dựng văn bản pháp luật, vừa tổ chức thựchiện. như vậy, chính sách BhXh đối với cán bộ, công chức,viên chức và lực lượng vũ trang trong giai đoạn sau giải phóngmiền nam thống nhất đất nước và trước khi nước ta thực hiệnđường lối đổi mới đã có nhiều tiến bộ. một mặt, tiếp tục thể hiệnsự ưu việt của hệ thống chính sách xã hội chủ nghĩa, giải quyếtđược những tồn tại trong thực hiện chính sách cho người laođộng giữa hai miền nam - Bắc; mặt khác, từng bước tiến tớicông bằng giữa thời gian cống hiến - thụ hưởng, là bước khởiđầu quan trọng để tiến tới thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp.

2. Thực hiện BHxH tại một số ngành kinh tế tập thểmặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng kết

quả sản xuất trong kế hoạch 05 năm lần thứ 01 (1976-1980)chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. nhữngmất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng; thu nhậpquốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội; thị trường,vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân dânlao động còn khó khăn. nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chếtrên, ngay từ những năm đầu của kế hoạch 05 năm lần thứ 02(1981-1985), nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng của đảngvà Chính phủ được ban hành nhằm từng bước sửa đổi cơ chếquản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tưnhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp. Trước đó, từ đại hội đảng

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

51

toàn quốc lần thứ v (1982), bước đầu có cách nhìn mới về nềnkinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 03 thànhphần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền nam tồn tại05 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh,tư bản tư nhân và cá thể. đó là bước khởi đầu thay đổi cơ cấucác chủ thể sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cơ bản cho sự pháttriển kinh tế thị trường. những thay đổi về kinh tế-xã hội đã dẫnđến những đòi hỏi tất yếu phải thay đổi hệ thống chính sách xãhội phù hợp và đồng bộ.

hiện thực hóa quy định tại hiến pháp năm 1980: “… cáchợp tác xã thực hiện từng bước chế độ BHXH đối với xã viên”,trong giai đoạn 1975-1985, tuy chưa có các văn bản hướng dẫncủa nhà nước về chính sách đối với lao động làm việc ở các thànhphần kinh tế để tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước nhưngở một số ngành, do thấy được nhu cầu cấp thiết về BhXh, đã chủđộng tổ chức thực hiện các chế độ BhXh cho lao động làm việctại ngành mình. năm 1982, ngành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệplà ngành kinh tế tập thể đầu tiên có điều lệ tạm thời về 06 chế độBhXh. Tiếp đó, các ngành Thủy sản (ngày 19/09/1985), ngànhhợp tác xã mua bán (ngày 09/04/1986) cũng có quy định về chếđộ BhXh đối với người lao động trong ngành mình. Trong cáchợp tác xã nông nghiệp thực hiện Quyết định số 15/hđBT ngày14/12/1983 của hội đồng Bộ trưởng, ở nhiều địa phương đã thựchiện một số chế độ BhXh đối với xã viên hợp tác xã ở mức độkhác nhau. việc thực hiện BhXh trong các đơn vị kinh tế tập thểnày, đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sốngcho xã viên hợp tác xã khi ốm đau, tai nạn lao động, mất sức laođộng hoặc khi tuổi già; đồng thời, tạo được niềm tin, phấn khởi

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

52

cho người lao động làm việc ở khu vực này. Tuy nhiên, do chưacó sự chỉ đạo sát sao, quản lý thống nhất của nhà nước, các quyđịnh, cơ chế, chính sách BhXh và cách thức tổ chức thực hiệncòn rất khác nhau ở các ngành.

Thực hiện BHXH cho người lao động ở ngành Tiểu thủcông nghiệp

ngành Tiểu thủ công nghiệp thực hiện BhXh cho xã viêntheo 02 giai đoạn:

+ Từ năm 1975, thí điểm BhXh ở Thị xã Thanh hóa vàmột số nơi thuộc các tỉnh khác, sau đó rút kinh nghiệm để triểnkhai diện rộng hơn.

+ đến năm 1982, ban hành điều lệ BhXh tạm thời quyđịnh 06 chế độ BhXh cho toàn ngành, gồm chế độ ốm đau, thaisản, TnLđ-Bnn, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Cụ thể, vềđối tượng tham gia, tính đến ngày 30/06/1988, cả nước đã có 3.982hợp tác xã với 360.483 xã viên tham gia BhXh. ngoài ra, còn cógần 21.000 lao động làm việc trong các tổ hợp thuộc ngành nàytham gia BhXh.

Quỹ BhXh của ngành Tiểu thủ công nghiệp được hìnhthành từ các nguồn như xã viên hợp tác xã đóng góp một lần banđầu bằng 01 tháng tiền công; hợp tác xã trích hằng tháng 8% (saunâng lên 15%) tổng quỹ tiền công để đóng góp vào quỹ. Trong đó,6% (sau nâng lên 10%) dùng để chi 04 chế độ BhXh mà Liênhiệp xã tỉnh, thành phố quản lý, gồm hưu trí, tử tuất, tai nạn laođộng và mất sức lao động; 2% (sau nâng lên 5%), để lại lập quỹđể chi 02 chế độ mà cơ sở (hợp tác xã, các tổ hợp) quản lý là ốmđau, thai sản. ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu khác như tiềnlãi gửi ngân hàng, tiền ủng hộ của các tổ chức cho quỹ.

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

53

về tổ chức quản lý thực hiện chế độ BhXh của ngành Tiểuthủ công nghiệp lúc bấy giờ được quy định như sau: Liên hiệp xãtỉnh, thành phố tổ chức quản lý 04 chế độ BhXh cho xã viên; cáchợp tác xã tổ chức quản lý 02 chế độ. đồng thời, Liên hiệp xãTrung ương có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Tính đếnngày 30/06/1988, cả nước có 15.000 người được hưởng các chếđộ hưu trí và tuất hằng tháng, mức trợ cấp bình quân tương đương10kg gạo/người/tháng. Có thể khẳng định, ngành Tiểu thủ côngnghiệp là đơn vị kinh tế tập thể ngoài quốc doanh thực hiện BhXhsớm nhất. Trong quá trình thực hiện, đã thu được một số kết quảnhất định. Tuy nhiên, từ năm 1986, cùng với công cuộc đổi mớiđất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện điều lệ BhXhtạm thời của ngành đối với xã viên. đặc biệt, khi giá cả biến động,nhà nước bỏ cơ chế bao cấp về giá mua lương thực, tem phiếu...thì mức hưởng BhXh so với thị trường tự do quá thấp, không đảmbảo được đời sống cho người hưởng BhXh.

Thực hiện BHXH cho người lao động trong ngành Hợp tácxã nông nghiệp

Từ năm 1983, thực hiện Quyết định số 154/hđBT của hộiđồng Bộ trưởng, một số hợp tác xã thuộc các tỉnh hà Tây, hảidương, Thái Bình… với mức độ khác nhau đã tổ chức thực hiệnchế độ BhXh tuổi già cho xã viên. do chưa có chủ trương thốngnhất, việc hình thành quỹ, quy định mức thu, chi khác nhau ở cácđịa phương. Chế độ BhXh nông dân (quỹ hưu trí nông dân) chủyếu được xây dựng ở vùng nông dân có thu nhập, đời sống khá;hoạt động của hội nông dân mạnh; quỹ hưu trí nông dân do hộinông dân đứng ra tổ chức trên cơ sở kết hợp sự trợ giúp của hợp

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

54

tác xã, chính quyền địa phương... điển hình cho mô hình này làcác hợp tác xã nông nghiệp thuộc xã vân Tảo, huyện Thường Tínvà nhiều xã ở huyện Phú Xuyên, tỉnh hà Tây (nay là hà nội).

Cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ hưu trí nôngdân được quy định cụ thể như sau: nguồn quỹ chủ yếu do nôngdân tự nguyện tham gia xây dựng bằng cách nông dân trẻ đóngnhiều lần, còn nông dân già thì đóng ít lần hơn hoặc đóng một lần,nhưng tổng số thóc đóng góp của nông dân trẻ và nông dân giàbằng nhau. mức đóng góp của một xã viên trong toàn bộ quá trìnhtham gia lao động từ 80kg thóc (như ở huyện Tiên sơn, hà Bắc).hợp tác xã hỗ trợ bằng cách giao diện tích đất sử dụng để nôngdân, hội nông dân sử dụng. sau khi thu hoạch, trừ chi phí, số dưđược nhập vào Quỹ BhXh. ngân sách xã trích sang ủng hộ quỹhưu trí nông dân 01%/năm (mỗi xã trích 04 - 05 triệu/năm choquỹ). ngoài ra, còn có tiền lãi gửi tiết kiệm cũng được cộng vàoquỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả cho người đóng đủ số theo quyđịnh và đủ tuổi (60 tuổi cho cả nam, nữ). mức hưởng lương hưudao động từ 10.000 - 18.000 đồng/tháng. Quỹ do hội nông dânviệt nam quản lý, dựa vào bộ máy có sẵn, đặt dưới sự lãnh đạo,chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, các chi hội nông dân (mỗi chi hội có30 - 50 chủ hộ gia đình, mỗi hộ có từ 03 - 05 người).

Từ kết quả thực hiện BhXh cho người lao động củangành Tiểu thủ công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp có thểthấy, việc thực hiện chính sách BhXh đối với người lao độngtrong khu vực kinh tế tập thể nói riêng và người lao động thuộckhu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung đã trở thành mộtđòi hỏi khách quan. Bởi chính sách BhXh không chỉ đảm bảođời sống của người lao động khi gặp rủi ro, mà còn tạo thêm động

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

55

lực phát triển sản xuất, thiết lập sự công bằng về quyền lợi -nghĩa vụ của họ đối với các chính sách kinh tế - xã hội. Tuynhiên, thời gian này, do chưa có sự chỉ đạo thống nhất của nhànước nên việc thực hiện chế độ BhXh cho nông dân, người laođộng còn một số vấn đề tồn tại, đó là:

Thứ nhất, do nhà nước chưa xây dựng và ban hành chínhsách BhXh riêng cho lao động ngoài quốc doanh nên phần lớncác ngành, các địa phương đều dựa theo chính sách BhXh bắtbuộc cho công chức, viên chức để quy định chế độ BhXh chonhững đối tượng này, dẫn đến không phù hợp với đặc điểm laođộng, tiền lương, thu nhập và quan hệ lao động trong các đơn vịkinh tế tập thể.

Thứ hai, do chưa có sự chỉ đạo, quản lý nhà nước thốngnhất, nên việc quy định mức đóng góp và quản lý Quỹ BhXhchưa phù hợp. Quỹ BhXh được hình thành từ các nguồn đónggóp với mức thấp nên ở nhiều địa phương đã không đảm bảocân đối thu-chi.

Thứ ba, các chế độ BhXh cho nông dân, người lao độnglàm việc trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ra đời từ năm1982, trong cơ chế bao cấp, được nhà nước bao cấp lương thực vàcung cấp một số mặt hàng thiết yếu nên trợ cấp BhXh tạm đủ chocuộc sống. nhưng đến giai đoạn sau này, đặc biệt là từ năm 1986,do chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, hạch toán kinhdoanh, các mặt hàng bao cấp không còn nữa, giá cả biến động, mứctrợ cấp thực tế giảm trong khi đó nhà nước không có chính sáchđảm bảo về tài chính cho Quỹ BhXh của các ngành này.

Thứ tư, việc phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy thực hiệncác chế độ BhXh cho người lao động ở khu vực này chưa thống

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

56

nhất, mỗi địa phương áp dụng cách thực hiện khác nhau, làm chongười lao động chưa thật sự an tâm, tin tưởng ở chủ trương mớinày. vì vậy, cho đến năm 1986, theo báo cáo của hội đồng Liênminh các hợp tác xã và hội nông dân việt nam, cả nước mới chỉcó khoảng 10 vạn người lao động trong các hợp tác xã và nôngdân tham gia BhXh, trong khi lực lượng lao động thuộc khu vựcnày trong cả nước có tới gần 30 triệu người.

Từ thực trạng tình hình thực hiện chế độ BhXh giai đoạn1975-1985, đặc biệt là việc thực hiện BhXh cho nông dân và xãviên các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cho thấy nhu cầu đượctham gia BhXh của lực lượng lao động này. đó là nhu cầu chínhđáng, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần của đảng ta. do đó, triển khai xây dựng, ban hành và quảnlý thống nhất chính sách BhXh cho lao động ngoài quốc doanhlà nhiệm vụ cấp bách, góp phần tạo điều kiện cho kinh tế nhiềuthành phần phát triển, tạo đà cho công cuộc đổi mới toàn diện nềnkinh tế đất nước.

3. Cải cách chính sách BHxH phù hợp với đường lốiđổi mới kinh tế - xã hội của Đảng

hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa v(tháng 06/1986) đã đánh giá tình hình sau cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền (tháng 09/1985) và khẳng định chính thức đổi mới cơchế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tháng12/1986, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vi của đảng Cộngsản việt nam đã đặt ra vấn đề xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợpvới đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế trong chặng đườngđầu tiên của thời kỳ quá độ. mục tiêu đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

57

xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CnXh, tiến tới hoàn thiệnquan hệ sản xuất XhCn, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm vững chắcnền an ninh quốc phòng, sử dụng và phát huy hiệu quả sức mạnhtổng hợp của đất nước vào mục tiêu phát triển. Trong đường lốiđổi mới kinh tế được đảng đề xướng tại đại hội vi, vấn đề đổimới bố trí cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phầnkinh tế) được đặt trong tổng thể đường lối đổi mới toàn diện vàđồng bộ về kinh tế - xã hội, với những hình thức, biện pháp, bướcđi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước trongchặng đường đầu thời kỳ quá độ. Các doanh nghiệp của nhà nướctừng bước chuyển sang tự hạch toán kinh doanh, không còn sự baocấp của nhà nước. những tư duy mới về phát triển nền kinh tếnhiều thành phần và tự hạch toán đòi hỏi cần có những thay đổitrong nhận thức về hệ thống chính sách xã hội, đặc biệt là các chínhsách BhXh, BhyT cũng cần được xem xét lại trên nguyên tắcđóng-hưởng, từng bước xóa bỏ bao cấp nhằm giảm gánh nặng tàichính cho ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng xã hội.đặc biệt, trong giai đoạn này, Bộ Chính trị đã yêu cầu các bộ,ngành chức năng xem xét thí điểm tổ chức thực hiện BhXh chongười lao động tại khu vực ngoài quốc doanh, làm cơ sở tiến tớixây dựng một điều lệ BhXh thống nhất cho toàn thể công chức,viên chức, người lao động. Từ đây cũng đi đến xây dựng mô hìnhtổ chức BhXh và hạch toán Quỹ BhXh độc lập, là tiền đề chosự ra đời của BhXh việt nam sau này.

Thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TW ngày 15/07/1988 củaBộ Chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với cáccơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

58

ngày 18/08/1988, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)ban hành Chỉ thị số 234/CT triển khai thực hiện nghị quyết củaBộ Chính trị nêu rõ: “Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội, Bộ Tàichính, có sự tham gia của Tổng Công đoàn Việt Nam, Liên hiệpxã Trung ương xây dựng đề án về tổ chức dịch vụ BHXH đối vớingười lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanhtrình Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Bộtrưởng trước cuối năm 1988”. Tiếp đó, ngày 24/09/1988, hội đồngBộ trưởng ban hành nghị định số 146/hđBT bổ sung, sửa đổiNghị định số 27-HĐBT và nghị định số 28-hđBT ngày09/03/1988. Trong nội dung sửa đổi về chính sách đối với cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh, có quy định: “Người laođộng thuộc tất cả các thành phần kinh tế đều được hưởng các phúclợi công cộng của toàn dân. Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội,Bộ Tài chính, Tổng Công đoàn Việt Nam nghiên cứu trình Hộiđồng Bộ trưởng quyết định chính sách BHXH và tổ chức để quảnlý việc BHXH đối với công nhân, nhân viên làm việc trong các đơnvị kinh tế này”.

sau khi tổ chức lấy ý kiến một số ngành, địa phương, BộLao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Thường vụhội đồng Bộ trưởng điều lệ dự thảo về BhXh đối với lao độnglàm việc ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và báo cáotrước Thường trực hội đồng Bộ trưởng ngày 27/11/1989.

ngay sau đó, ngày 29/11/1989, văn phòng hội đồng Bộtrưởng đã có Công văn số 2251/PPLT thông báo ý kiến củaThường trực hội đồng Bộ trưởng như sau:

“Bộ Lao động-Thương binh &Xã hội cần tiến hành nghiêncứu toàn diện về chủ trương, nội dung chính sách BHXH đối với

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

59

viên chức nhà nước, công nhân trong khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh và những người lao động thuộc các thành phần kinh tếngoài quốc doanh, để trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng vàocuối Quý I năm 1990.

Giao Bộ Lao động - Thương binh&Xã hội tổ chức làm thíđiểm ở 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ ChíMinh, tỉnh Thái Bình, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái-Tg), theo nội dung bản điều lệ dự thảo về BHXH đối với người laođộng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã trìnhThường trực Hội đồng Bộ trưởng”.

về đối tượng thi hành điều lệ là mọi người lao động làmviệc trong các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh. đặc biệt, tại điều lệ nàycòn đưa ra quy định: “Công dân Việt Nam, người Việt Nam sốngở nước ngoài hoặc người nước ngoài sống ở Việt Nam có nhucầu đều có thể tham gia chế độ bảo hiểm tuổi già cho bản thânhoặc thân nhân”.

Các chế độ BhXh áp dụng cho người lao động ngoài quốcdoanh được quy định tại điều lệ dự thảo gồm có 05 chế độ:

1. Chế độ ốm đau: bao gồm trợ cấp cho người lao động khibản thân họ bị ốm đau hoặc lao động nữ có con dưới 36 tháng tuổibị ốm, người mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm. mức trợ cấpốm đau không dưới 70% tiền công cấp bậc hoặc tiền công hợpđồng. Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau với trường hợpbản thân người lao động ốm trong 01 năm được quy định tối thiểubằng 15 ngày/năm với người lao động có thời gian làm việc dưới05 năm; 20 ngày với người lao động có thời gian làm việc từ 05đến 15 năm và là 25 ngày/năm với người lao động có thời gian

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

60

làm việc trên 15 năm. Thời gian nghỉ việc chăm con ốm đượchưởng trợ cấp BhXh tối thiểu là 10 ngày/năm với mỗi con, chỉáp dụng đối với con thứ nhất và con thứ hai.

2. Chế độ trợ cấp sinh đẻ: được áp dụng với lao độngnữ mang thai đi khám thai, sảy thai hoặc áp dụng các biện phápkế hoạch hóa gia đình. đối với lao động nữ sinh con phải cóthời gian làm việc từ 02 năm trở lên mới được hưởng chế độ.Thời gian hưởng chế độ đi khám thai, sảy thai, nạo thai, đặtvòng… được tính theo quy định của ngành y tế. Thời gian nghỉhưởng chế độ khi sinh con tối thiểu bằng 90 ngày và cộng thêm15 ngày cho mỗi con trong trường hợp sinh đôi, sinh ba. Trợcấp sinh con chỉ áp dụng với con thứ nhất, thứ hai và trườnghợp sinh con thứ nhất, thứ hai mà sinh đôi, sinh ba… mứchưởng trợ cấp thai sản bằng 100% tiền công cấp bậc hoặc tiềncông hợp đồng.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: người laođộng bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tổ chức và cánhân sử dụng lao động có trách nhiệm tạo mọi điều kiện nhanhchóng đưa người bị nạn đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu và điềutrị cho đến khi hồi phục sức khỏe. mọi chi phí trong thời gianngười lao động điều trị như tiền tàu xe đi và về, viện phí và trợcấp BhXh bằng 100% tiền công cấp bậc hoặc tiền công hợpđồng… do Quỹ BhXh của đơn vị sử dụng lao động chi.

sau khi điều trị phục hồi sức khỏe, trên cơ sở biên bản điềutra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp của cấp có thẩm quyềnvà biên bản kết luận của hội đồng giám định y khoa, người bị tainạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp mất sứclao động một lần như sau:

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

61

+ với tỷ lệ mất sức lao động từ 21% đến 40%, được hưởng03 tháng tiền công nếu đã làm việc dưới 05 năm; 04 tháng tiềncông nếu đã làm việc từ 05 đến 15 năm; 05 tháng nếu đã làm việctrên 15 năm.

+ với tỷ lệ mất sức lao động từ 41% đến 60%, được hưởng05 tháng tiền công nếu đã làm việc dưới 05 năm; 06 tháng tiềncông nếu đã làm việc từ 05 đến 15 năm; 07 tháng nếu đã làm việctrên 15 năm.

+ với tỷ lệ mất sức lao động từ 61% đến 80%, được hưởng07 tháng tiền công nếu đã làm việc dưới 05 năm; 08 tháng tiềncông nếu đã làm việc từ 05 đến 15 năm; 09 tháng nếu đã làm việctrên 15 năm.

+ với tỷ lệ mất sức lao động từ 81% đến 100%, đượchưởng 10 tháng tiền công nếu đã làm việc dưới 05 năm; 11 thángtiền công nếu đã làm việc từ 05 đến 15 năm; 12 tháng nếu đã làmviệc trên 15 năm.

Tỷ lệ mất sức lao động từ 5% đến 20% không kể thời gianlàm việc nhiều hay ít, người bị TnLđ hoặc Bnn được trợ cấpmsLđ một lần bằng 02 tháng tiền công.

nếu bị chết vì TnLđ hoặc Bnn, thân nhân người lao độnghoặc người thừa kế hợp pháp được nhận trợ cấp 01 lần bằng 15tháng tiền công của người bị chết.

4. Chế độ bảo hiểm tuổi già (BHTG): người lao động đủ60 tuổi (cả nam và nữ) có từ đủ 15 năm trở lên đóng tiền vào QuỹBhXh tuổi già được hưởng tiền BhTg cho đến khi chết. nhữngngười có thời gian đóng tiền vào Quỹ BhTg từ 20 năm trở lênngoài mức tiền lương hằng tháng còn được nhận một khoản tiềnbảo hiểm lần đầu khi đủ 60 tuổi.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

62

mức tiền đóng góp vào Quỹ BhTg mức tiền hưởng hằngtháng và mức tiền hưởng lần đầu lấy gạo đảm bảo. những ngườiđóng phí BhTg theo mức tiền bằng 03kg gạo/tháng thì mứchưởng BhTg một lần tương ứng bằng 36kg nếu có thời gian đóng01 năm, 72kg nếu có thời gian đóng 02 năm, 108kg nếu có thờigian đóng 03 năm… và nếu có thời gian đóng 14 năm thì mứchưởng là 1.590kg. những người đóng phí BhTg theo mức tiềnbằng 06kg gạo/tháng thì mức hưởng BhTg một lần tương ứngbằng 72kg gạo nếu có thời gian đóng 01 năm, 144kg nếu có thờigian đóng 02 năm, 216kg nếu có thời gian đóng 03 năm… và3.180kg nếu có thời gian đóng góp 14 năm.

người đóng phí BhTg theo mức 03kg gạo/tháng khi đủ 60tuổi và có 15 năm đóng phí được hưởng mức lương hưu hằng thánglà 12kg gạo/tháng; 16năm: 13kg gạo/tháng; 17 năm: 16kg gạo/tháng;18 năm: 19kg gạo/tháng; 19 năm: 23kg gạo/tháng. Có 20 năm thamgia, ngoài mức lương hưu hằng tháng bằng 26kg gạo/tháng còn đượcnhận tiền bảo hiểm lần đầu khi đủ 60 tuổi bằng 240kg gạo…

người đóng phí BhTg theo mức 06kg gạo/tháng khi đủ60 tuổi và có 15 năm đóng phí được hưởng mức lương hưu hằngtháng là 24kg gạo/tháng; 16 năm: 26kg gạo/tháng; 17 năm: 32kggạo/tháng; 18 năm: 38kg gạo/tháng; 19 năm: 46kg gạo/tháng. Có20 năm tham gia, ngoài mức lương hưu hằng tháng bằng 52kggạo/tháng còn được nhận tiền bảo hiểm lần đầu khi đủ 60 tuổi bằng480kg gạo…

những người chưa đủ 60 tuổi nhưng vì bị mất sức lao độngtừ 81% trở lên không đủ khả năng đóng tiền vào Quỹ BhTg; ranước ngoài cư trú hợp pháp hoặc bị chết thì được hoàn trả cho bảnthân hoặc người thừa kế hợp pháp toàn bộ số tiền đã đóng góp

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

63

cộng với phần sinh lợi. ngoài những trường hợp trên nếu ngườilao động yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã đóng góp vào Quỹ BhTgthì chỉ được thanh toán phần đã đóng góp.

5. Chế độ trợ cấp khi chết: người lao động trong thời gianlàm việc vì ốm đau, tai nạn lao động mà chết thì được hưởng chếđộ mai táng phí và do Quỹ BhXh của đơn vị sử dụng lao độngchi. người đang hưởng chế độ BhTg hằng tháng bị chết thì chếđộ mai táng phí do Quỹ BhTg chi.

về tổ chức thực hiện BhXh ngoài quốc doanh: điều lệBhXh quy định, ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan này được gọi làCông ty Bảo hiểm xã hội, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý chế độBhTg, thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.Công ty Bảo hiểm xã hội là một đơn vị sự nghiệp, có thu, chi, hạchtoán độc lập và tự cân đối thu, chi.

Trên cơ sở điều lệ dự thảo này, các địa phương tiếp tục cụthể hoá thành điều lệ BhXh tạm thời áp dụng cho người lao độngthuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn địa phươngmình. TP.hà nội, TP. hồ Chí minh là hai địa phương đi đầu trongtổ chức thực hiện thí điểm BhXh ngoài quốc doanh. Tiếp theo đólà TP. hải Phòng, tỉnh Thái Bình và tỉnh hoàng Liên sơn. Trong02 năm 1990-1991, 05 địa phương tổ chức thí điểm BhXh đượcsự hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trực tiếplà bộ phận nghiệp vụ BhXh nằm trong vụ Bảo trợ Xã hội. BộLao động - Thương binh và Xã hội cử đồng chí nguyễn Thị hằng,Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thí điểm BhXh ngoàiquốc doanh của 05 tỉnh, thành phố. giúp việc cho lãnh đạo Bộ làđồng chí nguyễn huy Ban, Phó vụ trưởng vụ Bảo trợ Xã hội, BộLao động-Thương binh và Xã hội.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

64

Công tác BhXh tại từng địa phương lại chịu sự chỉ đạotrực tiếp của cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh, thành phố. vìvậy, trong quá trình triển khai thí điểm BhXh ngoài quốc doanh,mỗi địa phương lại có những nội dung, hình thức, biện pháp thíchhợp với tình hình thực tế của địa phương mình. Tuy kết quả ở từngđịa phương có khác nhau nhưng đều là cơ sở thực tiễn để xây dựngmô hình hợp nhất BhXh trong và ngoài quốc doanh sau này.

4. Thủ đô Hà Nội đi đầu trong sự nghiệp đổi mới BHxHLà Trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của cả nước,

TP.hà nội là một trong những địa phương đầu tiên được chỉ địnhthí điểm BhXh cho lao động ngoài quốc doanh - bước khởi đầuquan trọng cho sự nghiệp đổi mới toàn diện về BhXh.

năm 1990, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, uBnd TP.hànội, bản dự thảo điều lệ BhXh đối với lao động ngoài quốcdoanh trên địa bàn TP.hà nội được hoàn thành. ngày 09/01/1990,uBnd TP.hà nội ký Quyết định số 79-Qđ/uB về việc thành lậpCông ty Bảo hiểm xã hội (trích nguyên văn trong Quyết định số79-Qđ/uB-Tg) đối với lao động ngoài quốc doanh, trụ sở tạm thờiđặt tại địa chỉ 22 Lý Thái Tổ, Quận hoàn kiếm với biên chế banđầu chỉ có 07 người. đồng chí Chu văn Tùy, Chánh văn phòngBan kinh tế ii TP.hà nội được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốcCông ty BhXh ngoài quốc doanh (sau này là giám đốc BhXhTP.hà nội, năm 2002 đã nghỉ hưu). việc triển khai thí điểmBhXh ngoài quốc doanh là việc làm hết sức mới mẻ nên trướcmắt, hà nội chỉ thực hiện BhXh đối với lao động trong các doanhnghiệp tư nhân, chưa mở rộng đối với lao động làm việc trong cáchợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. Lãnh

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

65

đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thường trực Thànhủy, uBnd TP.hà nội đặt ra yêu cầu, kết quả thí điểm của hà nộikhông chỉ đơn thuần hướng tới việc triển khai một chủ trương,chính sách mới mà phải khái quát được kết quả thực tiễn, từ đó rútra được bài học về đổi mới chính sách BhXh, nghiên cứu xác lậpmô hình tổ chức và cơ chế hoạt động BhXh phù hợp với sự vậnhành của nền kinh tế nhiều thành phần, để từ đó có thể triển khairộng khắp trong cả nước.

vào thời điểm này, lao động trong khu vực tiểu thủ côngnghiệp hà nội đang thiếu việc làm, các chế độ BhXh được ápdụng đối với xã viên từ năm 1983 đến năm 1989 đã không cònnguồn thu để duy trì việc chi trả BhXh theo quy định của ngànhtiểu thủ công nghiệp. đến năm 1990, BhXh khu vực tiểu thủcông nghiệp hà nội gần như không hoạt động. Trong một số hợptác xã nông nghiệp ở ngoại thành hà nội đang có phong trào xâydựng quỹ trợ giúp người già. doanh nghiệp tư nhân mới pháttriển, số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, số lao động ít, sản xuấtkinh doanh nhỏ. để phát triển đối tượng tham gia BhXh, Banlãnh đạo BhXh TP.hà nội đã khẩn trương xây dựng chương trìnhhoạt động và kế hoạch thực hiện theo trình tự, từ chuẩn bị tài liệu,nội dung tuyên truyền đến người lao động và các chủ doanhnghiệp. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, nguồn kinh phí đượcuBnd thành phố cấp chỉ đủ trả lương cho số biên chế được giaovà chi phí cho hoạt động văn phòng, trong khi cơ sở vật chất, cáctrang thiết bị phục vụ công tác hầu như chưa có gì, giám đốc Chuvăn Tùy và các cộng sự đã thông qua mạng lưới cán bộ chi trảcác chế độ BhXh của sở Lao động-Thương binh và Xã hội đểtriển khai chính sách BhXh xuống cơ sở. đặc biệt, sự ủng hộ hết

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

66

sức tích cực của các cơ quan truyền thông đại chúng đối với mộtchính sách mới trong giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng.nội dung truyền thông về BhXh đối với lao động ngoài quốcdoanh đã được đài Phát thanh-Truyền hình và các báo đăng tảivới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gây được tiếng vangtrong dư luận xã hội, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngànhvà sự hiểu biết của người lao động về chính sách. ngay từ nhữngngày đầu triển khai, đã có hàng trăm lao động đến đăng ký thamgia BhXh với mức đóng lấy giá gạo làm chuẩn, từ 04 đến10kg/tháng/người.

Cùng với nhiệm vụ thí điểm thực hiện BhXh trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, thời gian này, uBnd TP.hà nộicòn giao cho Công ty Bảo hiểm xã hội nhiệm vụ nghiên cứu đềtài khoa học “đổi mới sự nghiệp BhXh trên địa bàn TP.hà nội”,giám đốc Chu văn Tùy được giao làm Chủ nhiệm đề tài theoQuyết định số 671-Qđ/khkT ngày 18/04/1991 của uBndTP.hà nội.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiếnhành điều tra, phân tích trên 15.000 người lao động thuộc 15 cơquan, đơn vị hành chính-sự nghiệp và sản xuất kinh doanh thuộcTrung ương và địa phương đóng trên địa bàn thành phố; cùngvới đó, nghiên cứu, phân tích 130.000 hồ sơ của các đối tượngđang thụ hưởng các chế độ BhXh hằng tháng (hưu trí, mất sứclao động) và tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu khác có liênquan từ các nguồn tài liệu của sở Lao động-Thương binh và Xãhội hà nội, Cục Thống kê hà nội và từ Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội. Qua nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những kết luậnvà kiến nghị chủ yếu sau:

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

67

- Thứ nhất, các chính sách, chế độ BhXh đang thực hiện tạithời điểm nghiên cứu đã không còn phù hợp, ngày càng bộc lộ rõnhững nhược điểm, gây ra khó khăn, ách tắc trong công tác quản lývà sử dụng lao động, đặc biệt không đáp ứng được yêu cầu của cơchế kinh tế nhiều thành phần và không đảm bảo được quyền lợi củangười lao động khi sức lao động trong cơ chế thị trường đã trở thànhhàng hóa và sẽ có sự chuyển dịch không ngừng trong thị trường. vìvậy, đổi mới hoạt động BhXh là một đòi hỏi tất yếu khách quan,trước hết cần ban hành ngay các văn bản mang tính pháp định caovới nội dung thống nhất cả về tổ chức quản lý, cơ chế hoạt độngcũng như nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi hưởng BhXh.

Quán triệt nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người thamgia đóng BhXh, không có sự phân biệt theo khu vực và thànhphần kinh tế - giữa trong và ngoài quốc doanh, tức là không thểcó BhXh trong quốc doanh khác BhXh ngoài quốc doanh. sựbình đẳng này phải được quy định và bảo đảm bởi chế tài trongcác văn bản pháp quy về BhXh, bảo đảm sự công bằng giữa mứcđóng góp và quyền hưởng thụ BhXh. Theo đó, người lao độngđược hưởng chi trả BhXh trên cơ sở mức đóng góp và thời gianđóng góp BhXh.

- Thứ hai, để bảo đảm công bằng trong quan hệ về BhXh,bộ máy tổ chức BhXh phải được tổ chức và hoạt động tập trung,độc lập và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. BhXh phải đổimới về tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, hình thành Quỹ BhXhđộc lập với ngân sách nhà nước, cần có sự tách bạch giữa chế độBhXh với các chế độ ưu đãi xã hội khác.

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, đã được hội đồngnghiệm thu đánh giá cao. sau đó được Bộ Lao động-Thương binh

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

68

và Xã hội xem xét đồng ý cho hà nội được ứng dụng kết quảnghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, xác lập mô hình tổ chứcBhXh mới thực hiện chế độ BhXh chung cho người lao động cảkhu vực trong và ngoài quốc doanh.

ngày 31/10/1992, uBnd TP.hà nội ký Quyết định số2654-Qđ/uB thành lập BhXh TP.hà nội trên cơ sở hợp nhấtCông ty Bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh với bộ máy sự nghiệpBhXh trong khu vực nhà nước từ sở Lao động-Thương binh vàXã hội chuyển sang. như vậy, tại hà nội, chỉ sau chưa đầy 03năm triển khai thí điểm BhXh ngoài quốc doanh, sự nghiệpBhXh đã được tập trung vào một đầu mối, một tổ chức thốngnhất. đây có thể nói là bước đột phá về mặt tổ chức, bước đầulàm thay đổi nhận thức của nhiều người về BhXh đối với cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện để BhXhTP.hà nội tiếp tục nghiên cứu những nội dung tiếp theo mangtính nghiệp vụ BhXh, từng bước hoàn thiện cơ chế vận hànhcủa tổ chức BhXh thống nhất. với biên chế tăng lên 45 người,trụ sở 22 Lý Thái Tổ không đáp ứng được yêu cầu công việc,tháng 11/1992, BhXh TP.hà nội chuyển trụ sở làm việc về số72 Triệu việt vương, Quận hai Bà Trưng.

nhằm khắc phục những bất cập của việc thực hiện chínhsách BhXh trong thời kỳ kinh tế bao cấp, từng bước xác lập cơchế quản lý BhXh không chỉ theo đơn vị mà quản lý đến từngngười lao động tham gia BhXh làm cơ sở giải quyết chế độ khicó phát sinh, ngày 26/05/1992, uBnd TP.hà nội đã có Quyết địnhsố 1163-Qđ/khkT về việc giao BhXh TP.hà nội thực hiện đềtài khoa học “nghiên cứu ứng dụng thí điểm cấp sổ BhXh chongười lao động”. đây là bước đi tiếp nối để nghiên cứu xây dựng

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

69

một cơ chế quản lý thích hợp theo mô hình tổ chức BhXh tậptrung thống nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã tiếnhành khảo sát phân tích nhu cầu và quy mô của đối tượng thamgia BhXh trong năm 1992 và dự báo biến động của số đối tượngnày trong các năm tiếp theo. đề tài còn tập trung phân tích tínhchất và các quan hệ nghiệp vụ, xây dựng quy trình quản lý thuBhXh và những thay đổi có liên quan đến chỉ tiêu thu, chi vềBhXh, mục tiêu và quan hệ trong quản lý người lao động thamgia đóng BhXh, kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra được một hệthống mẫu biểu, mẫu sổ theo dõi quá trình đóng BhXh của đơnvị sử dụng lao động và người lao động. về hệ thống mẫu biểu quảnlý bao gồm Phiếu đăng ký tham gia đóng BhXh của đơn vị; Tờkhai đăng ký đóng BhXh của người lao động; Biểu theo dõi đóngBhXh của cá nhân; Biểu theo dõi kết quả đóng BhXh của đơnvị. về mẫu sổ BhXh gồm 04 trang, 01 tờ gấp với thiết kế gọnnhẹ, dễ bảo quản, theo dõi và có thể ghi chép liên tục trong 40 năm(khoảng thời gian của người có thời gian tham gia BhXh dài nhấtcó thể). Trong sổ BhXh thể hiện đầy đủ các thông tin phục vụquản lý về mức đóng, thời gian đóng BhXh của từng người laođộng với thời gian liên tục dài nhất khoảng 40 năm.

kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được quy trình theodõi quản lý việc đóng BhXh của đơn vị sử dụng lao động vàngười lao động. Trong đó có theo dõi từ khi người lao động đăngký tham gia đóng BhXh, quá trình đóng và di chuyển nơi đóngBhXh (nếu có) đến khi kết thúc quá trình đóng BhXh và chuyểnsang làm thủ tục hưởng BhXh. mô hình quản lý ba bên được đưara, đó là: người lao động - chủ sử dụng lao động và cơ quan

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

70

BhXh. với giá trị ứng dụng cao, bám sát thực tiễn nghiệp vụBhXh, đề tài đã được hội đồng nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

ngay sau khi được nghiệm thu, đề tài đã được triển khaiáp dụng vào thực tế quản lý đóng BhXh trong khu vực liên doanhvới nước ngoài, được chủ sử dụng lao động và người lao độnghưởng ứng. đến hết năm 1992, sổ BhXh cá nhân cùng các biểumẫu theo dõi, quản lý đã được in, phát hành và sử dụng trong phạmvi toàn TP.hà nội. Trên 2.000 cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp tham gia BhXh với trên 300.000 lao động được đưa vàohệ thống quản lý của BhXh TP.hà nội. đây thực sự là một thànhcông rất lớn trong việc đổi mới cơ chế quản lý BhXh.

hợp nhất BhXh trong và ngoài quốc doanh, quản lý đếntừng đơn vị và người lao động tham gia BhXh, với trên 2.000 đơnvị và khoảng 300.000 người lao động tham gia BhXh, khối lượngcông việc của BhXh TP.hà nội ngày càng trở nên quá tải khi sốbiên chế không tăng. việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thôngtin vào công tác quản lý BhXh là yêu cầu cấp thiết. ngày12/03/1993, uBnd TP.hà nội ban hành Quyết định số 1035/Qđ-uB giao BhXh TP.hà nội thực hiện đề tài khoa học “ứng dụngmáy vi tính vào quản lý hoạt động nghiệp vụ BhXh”. với việcthực hiện đề tài này, BhXh thành phố đã đạt được một số mụctiêu: hoàn thiện hệ thống sổ sách, tài liệu, biểu mẫu theo dõi làmcơ sở ban đầu để đưa thông tin vào quản lý bằng máy vi tính; Xâydựng được một chương trình phần mềm trên máy vi tính để quảnlý các hoạt động về BhXh, chương trình này đảm bảo tính chínhxác, đầy đủ, logic và phù hợp với yêu cầu quản lý đóng và chi trảBhXh; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý và sử dụng máy vitính cho một số cán bộ, nhân viên trong cơ quan BhXh TP. Tại

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

71

cơ quan BhXh thành phố đã lắp dặt 06 máy vi tính, 03 máy in,02 máy photocopy. đội ngũ nhân viên sử dụng máy vi tính cơ bảnđã vận hành tốt chương trình quản lý, nhờ đó công tác quản lý vàhoạt động nghiệp vụ về BhXh đã đạt hiệu quả cao thể hiện quakhối lượng thông tin lưu trữ phục vụ quản lý, khả năng cung cấpthông tin nhanh và chính xác.

như vậy, chỉ trong gần 04 năm thực hiện thí điểm (1990-1993), 03 đề tài khoa học của BhXh TP.hà nội chủ trì nghiêncứu và ứng dụng thành công đã góp phần khẳng định, đổi mới cơchế chính sách và mô hình tổ chức hoạt động BhXh là yêu cầutất yếu, phù hợp với việc đổi mới cơ chế kinh tế nhiều thành phần,vận hành theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.sự thành công của BhXh TP.hà nội với những kết quả nghiêncứu khoa học là thực tiễn quan trọng đóng góp cho việc xem xétthành lập BhXh việt nam sau này. với những đóng góp xuất sắc,năm 1996, BhXh TP.hà nội đã được uBnd thành phố tặngthưởng giải thưởng Thăng Long cho công trình “đổi mới sựnghiệp BhXh hà nội giai đoạn 1991-1995” được đánh dấu bằng03 đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên.

5. Thí điểm BHxH ngoài quốc doanh ở TP.Hồ Chí MinhCùng với Thủ đô hà nội và một số địa phương khác trong

cả nước, đầu năm 1990, theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫncủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 12/01/1990,uBnd TP.hồ Chí minh đã ban hành Quyết định số 28/Qđ-uB vềviệc thành lập Công ty BhXh TP.hồ Chí minh (trích nguyên văntừ Quyết định số 28/Qđ-uB-Tg) để thực hiện thí điểm chế độBhXh (gồm 02 chế độ hưu trí và tử tuất) cho người lao động

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

72

thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. đồng chí TrịnhThu nga, Trưởng phòng Tài chính kế toán, sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội được điều động sang làm giám đốc Công tyBhXh. đồng chí Cao văn sang, Phó trưởng phòng kế hoạchTổng hợp được điều động sang làm Phó giám đốc (hiện nay làgiám đốc BhXh TP.hồ Chí minh).

việc hình thành Công ty BhXh để thí điểm thực hiện mộtchính sách mới, hướng đến một đối tượng mới trong thời điểmđó đã đặt ra nhiều khó khăn, trở ngại. Trước hết, đây là mộtnhiệm vụ quá mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, chưa có những hoạtđộng tương tự để học hỏi, kế thừa. Quy trình nghiệp vụ, hệ thốngbiểu mẫu, cách quản lý, phương thức vận động triển khai… đềuphải tự mày mò, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện dầntrong quá trình hoạt động. người lao động cũng chưa tin tưởngvào hiệu quả thực hiện chính sách. Trong sâu thẳm tiềm thức củahọ, chỉ có công nhân viên chức nhà nước mới được hưởng chếđộ hưu trí. Bên cạnh đó, việc triển khai thí điểm BhXh chongười lao động ở khu vực ngoài quốc doanh diễn ra trong bốicảnh tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.hCm lúc bấy giờcó nhiều biến động phức tạp: tình hình phá sản của một số quỹtín dụng trước đó; nền kinh tế sau thời kỳ bao cấp đầy rẫy khókhăn, tốc độ lạm phát tăng cao. Cùng với đó là việc Quỹ BhXhcủa người lao động thuộc Liên hiệp hợp tác xã Tiểu thủ côngnghiệp và hợp tác xã mua bán ở thành phố phải ngừng hoạt độngsau gần 07 năm hoạt động càng gây thêm sự thiếu tin tưởng trongcông luận và người lao động. Chủ sử dụng lao động ngoài quốcdoanh cũng không ủng hộ việc thực hiện chính sách mới bởi longại phải giảm lợi nhuận, tăng chi phí nộp BhXh cho người lao

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

73

động. Chính sách thí điểm, điều lệ do chính quyền địa phươngban hành nên tính pháp lý không cao. Các vi phạm không thể xửlý. nhiều chủ doanh nghiệp có ý kiến thực hiện thí điểm BhXhlà bất bình đẳng cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố so vớidoanh nghiệp ở các tỉnh lân cận để né tránh thực hiện. mặt khác,các cơ chế tài chính lúc bấy giờ cũng chưa cho phép đầu tư đểbảo toàn, tăng trưởng và cân đối quỹ. yêu cầu quản lý hết sứcchặt chẽ, nhiều nghiệp vụ phát sinh để quản lý quá trình nộpBhXh của từng người lao động trong khi trang thiết bị hết sứcthiếu thốn; cơ sở vật chất ban đầu hầu như chẳng có gì ngoài mấybộ bàn ghế cũ. những khó khăn, trở ngại ấy thực sự là thách thứcđối với Công ty BhXh ngoài quốc doanh còn non trẻ. khả năngthất bại như nhìn thấy trước đã đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm thíđiểm phải hết sức nỗ lực, quyết tâm tìm kiếm nhiều giải phápsáng tạo để tồn tại và phát triển.

ngay sau khi thành lập, tháng 02/1990, Công ty BhXhTP.hCm đã bắt tay vào công việc. Trên cơ sở dự thảo điều lệBhXh ban hành kèm theo Công văn số 2251/vP-LT ngày29/11/1989, ngày 14/04/1990, uBnd TP. ban hành Quyết định số117/Qđ-uB về việc ban hành điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểmtuổi già đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh. điểm đáng chú ý của bản điều lệ này là quy định chỉgiải quyết trợ cấp một lần khi xuất cảnh, hoặc người lao động hếttuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tất cảcác trường hợp còn lại đều phải thực hiện bảo lưu để hướng tớimục tiêu tăng số người được bảo đảm cuộc sống bằng chế độ hưutrí khi đã hết tuổi lao động. do nền kinh tế của nước ta vừa bướcra khỏi thời kỳ bao cấp và làm phát với tốc độ quá cao nên tư duy

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

74

tem phiếu và lấy gạo làm chuẩn đo giá trị hàng hóa vẫn còn nặngnề. đặc điểm này cũng thể hiện rõ trong điều lệ BhXh thời giannày khi đưa ra quy định đảm bảo giá trị tiền nộp BhXh thông quagiá gạo. đồng thời tính lãi suất bằng 1%/tháng. Thực chất đây làphương pháp BhXh theo hình thức “Tài khoản cá nhân”. nó khácbiệt với phương thức truyền thống đang áp dụng trong khu vựcnhà nước nên đã gặp phải những luồng ý kiến phản đối hết sứcgay gắt.

Cũng tại điều lệ BhXh này, đã xây dựng được công thứctính mức tích lũy vốn, mức trợ cấp hàng tháng khi người lao độngnghỉ hưu một cách công khai, minh bạch để tăng sức thuyết phục,phù hợp với nguyên tắc tài khoản cá nhân.

để tổ chức thực hiện điều lệ, ngày 19/04/1990, sở Laođộng-Thương binh và Xã hội TP. đã ban hành văn bản số 156/hdhướng dẫn việc thi hành “điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm tuổigià đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh trên địa bàn TP.hCm. Trên cơ sở đó, ngày 29/6/1990, Liênsở Lao động – Thương binh và Xã hội và sở giao thông vận tảiThành phố ban hành văn bản liên tịch số 283/Ls-BhXh hướngdẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tuổi già đối với người lao độngthuộc các Công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp và cá thể thuộcngành giao thông vận tải thành phố. Cũng ngay từ những ngàyđầu triển khai này, sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Côngty BhXh ngoài quốc doanh TP. đã đặt ra vấn đề thu BhXh củangười lao động làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại TP.hCm. Công ty BhXh thành phố đã tham mưu chouBnd thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về trách nhiệmthực hiện chính sách mới để tranh thủ sự hỗ trợ của các ban, ngành

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

75

và uBnd các quận, huyện. một thành công nữa của giai đoạn thíđiểm là Công ty BhXh được giao nhiệm vụ quản lý chi trả lươnghưu đối với cán bộ, công chức nhà nước. điều này thể hiện dưluận và chính quyền các cấp từ chỗ nghi ngờ sự tồn tại của BhXhngoài quốc doanh đã dần chuyển sang sự tin tưởng. Chính nhiệmvụ này đã giúp Công ty BhXh ngoài quốc doanh non trẻ tạo lậpđược mối quan hệ gắn bó, phối hợp chặt chẽ với các Phòng Laođộng-Thương binh và Xã hội quận, huyện và uBnd các xã,phường… góp phần triển khai có hiệu quả công tác thu BhXhngoài quốc doanh. nhờ có mối quan hệ chặt chẽ này nên dù khiđó Công ty BhXh ngoài quốc doanh không có chi nhánh ở cấpquận, huyện nhưng vẫn triển khai sâu rộng chính sách mới thôngqua cộng tác viên là cán bộ tại các Phòng Lao động - Thương binhvà Xã hội. rất nhiều cán bộ trong số đó sau này đã trở thành lựclượng chủ lực của BhXh quận, huyện khi ngành BhXh chínhthức được thành lập từ năm 1995.

để đưa chính sách mới đến các đơn vị ngoài quốc doanh làmột quá trình gian khó, mất rất nhiều công sức. Bên cạnh các buổituyên truyền, giới thiệu chính sách ở từng quận, huyện, cán bộ củaCông ty BhXh ngoài quốc doanh khi đó phải đi tiếp xúc, vận độngtrực tiếp tại từng đơn vị. đối với những đơn vị cố tình né tránh,phải nhờ sự can thiệp của uBnd quận, huyện và tạo áp lực dưluận thông qua báo chí. mặc dù kết quả thu được chưa được nhưmong muốn nhưng trong hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ đã thểhiện sự nỗ lực rất lớn của những người làm công tác thu BhXhngoài quốc doanh.

Cũng ngay từ trong giai đoạn thí điểm này, BhXh ngoàiquốc doanh TP.hCm đã thực hiện nguyên tắc thu theo đơn vị sử

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

76

dụng lao động, quản lý quá trình nộp BhXh chi tiết của từngngười lao động. BhXh thành phố đã mày mò nghiên cứu, từ thựctiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xác định các thông tin cần thiếtphục vụ công tác quản lý đối tượng và giải quyết chế độ, chínhsách khi có phát sinh, hình thành hệ thống biểu mẫu theo dõi, cungcấp thông tin từ đơn vị sử dụng lao động cũng như quy trình lưutrữ, xử lý dữ liệu ở cơ quan BhXh. ngay từ năm 1990, trong bốicảnh hết sức khó khăn, BhXh ngoài quốc doanh thành phố đãmạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin vàoquản lý dữ liệu. nguyên tắc đơn vị tự kê khai để đối chiếu thu, nộpBhXh với cơ quan BhXh thực chất đã được BhXh ngoài quốcdoanh áp dụng ngay từ những ngày đầu thực hiện thí điểm.

để người lao động có thể nắm bắt được thông tin về quá trìnhtham gia BhXh của mình, đồng thời phục vụ công tác giải quyếtchế độ, chính sách của cơ quan BhXh, BhXh ngoài quốc doanhTP. đã tổ chức cấp sổ BhXh tuổi già để ghi nhận quá trình thamgia đóng BhXh của người lao động. Tiếp theo đó, nhằm giảm bớtkhối lượng công việc thủ công, khắc phục nhược điểm khó bảoquản của sổ, đã chuyển sang thực hiện phương án cấp Thẻ BhXh.Quá trình đóng BhXh của người lao động được cập nhật vào máyvi tính để in ra theo mẫu, đáp ứng yêu cầu tự quản lý, phục vụ choviệc hưởng chế độ sau này của người lao động.

để tạo điều kiện cho Công ty BhXh ngoài quốc doanh hoạtđộng, chỉ sau 02 năm triển khai thí điểm BhXh ngoài quốc doanh,tháng 03/1992, sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. đã cócông văn đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phépđổi tên Công ty BhXh ngoài quốc doanh thành BhXh TP.hCm.ngày 07/4/1992, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

77

Công văn số 12/LđTBXh đồng ý với đề nghị của sở Lao động –Thương binh và Xã hội TP. Tiếp sau đó, ngày 11/6/1992, uBndThành phố có Quyết định số 924/Qđ-uB về việc đổi tên Công tyBhXh thành BhXh TP.hCm. đáng chú ý, ngay trong điều 1 củaQuyết định này đã khẳng định “BhXh TP.hCm là đơn vị sựnghiệp có thu, hoạt động theo chế độ thu bù chi, tiến tới hạch toánđộc lập, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mởtài khoản ở ngân hàng để hoạt động theo quy định của nhà nước”.

Trong giai đoạn thực hiện thí điểm BhXh ngoài quốc doanh,nhiệm vụ nặng nề nhất là tổ chức thu, khai thác, mở rộng đối tượngtham gia BhXh trong điều kiện cả xã hội còn chưa hiểu biết nhiềuvề chính sách, thậm chí có không ít ý kiến ngăn trở, bàn lùi. nhưngbên cạnh đó, còn có một nhiệm vụ khác cũng khó khăn không kém,quyết định đến sự phát triển bền vững của chính sách. đó là QuỹBhXh ngoài quốc doanh phải tự đảm bảo cân đối trong khi giágạo (cơ sở để áp dụng thu và chi trả các chế độ BhXh) luôn biếnđộng theo chiều hướng tăng, từ 800 đồng/kg thời điểm đầu năm1990 tăng lên 2.500 đồng/kg vào giữa năm 1992. với mức lãi1%/tháng và đảm bảo bằng giá gạo ở cùng thời điểm, buộc BhXhngoài quốc doanh phải tìm ra giải pháp tăng trưởng quỹ nếu khôngmuốn bị phá sản. Trước tình hình này, ngày 08/01/1992, Công tyBhXh ngoài quốc doanh TP. đã có Tờ trình số 20/TT-BhXh gửiBộ Lao động Thương binh và Xã hội xin ý kiến về việc đầu tư quỹBhXh ngoài quốc doanh vào lĩnh vực bất động sản. ngày28/01/1992, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Công vănsố 192/LđTBXh-BTXh phúc đáp, yêu cầu Công ty BhXh ngoàiquốc doanh TP. xây dựng đề án cụ thể, báo cáo sở Lao động –Thương binh và Xã hội TP. và trình uBnd TP. ngày 09/3/1992,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

78

BhXh TP.hCm đã có Tờ trình số 32/TT-BhXh gửi Thường trựcuBnd TP. báo cáo kế hoạch đầu tư quỹ BhXh ngoài quốc doanhvào lĩnh vực bất động sản. ngày 08/5/1992, uBnd TP. có Côngvăn số 2183/uB-vX cho phép Công ty BhXh TP. đầu tư quỹBhXh ngoài quốc doanh vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.như vậy, ngay từ thời gian thí điểm, công tác bảo toàn và tăngtrưởng Quỹ BhXh đã được BhXh TP. hCm quan tâm thực hiện.hai biện pháp đầu tư tăng trưởng Quỹ được áp dụng khi đó là gửingân hàng hưởng lãi suất tiền gửi và kinh doanh bất động sản đềuđã được BhXh TP.hCm thực hiện, mặc dù cơ chế tài chính khiđó vẫn mang nặng những dấu ấn của thời kỳ bao cấp. việc sử dụngquỹ nhàn rỗi để gửi ngân hàng, mua tín phiếu, đầu tư địa ốc… đềugặp rào cản về mặt pháp lý. Chính vì khó khăn này mà tại hội nghịsơ kết hoạt động thí điểm BhXh ngoài quốc doanh vào tháng12/1991 tại hà nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉđạo tạm ngừng phát triển thu ở các đơn vị mới. đây cũng chính làmột trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả thu BhXh ngoàiquốc doanh chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Trong 05 năm thựchiện thí điểm (1990-1994), BhXh ngoài quốc doanh TP.hCm đãthu BhXh tại 1.413 đơn vị với 57.019 lao động. Tổng số tiền thuđược là 82,747 tỷ đồng. đã chi trả trợ cấp một lần cho 965 lượtngười với số tiền 1,619 tỷ đồng. số tiền lãi do đầu tư gửi ngânhàng, mua tín phiếu, kinh doanh địa ốc… được 7,821 tỷ đồng(chưa kể giá trị các bất động sản chưa thanh lý). hiệu quả đầu tưcơ bản đáp ứng được yêu cầu cân đối quỹ.

kết quả thu và số lao động tham gia BhXh như trên chưaphải lớn đối với một địa bàn giàu tiềm năng như TP.hCm. nhưngquan trọng hơn, từ kết quả thí điểm BhXh ngoài quốc doanh tại

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

79

TP.hCm, những thành quả và bài học kinh nghiệm thu được là rấtlớn, thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, xác lập được mô hình thu và quản lý quá trình nộpBhXh của người lao động. đó là thu theo đơn vị sử dụng lao độngnhưng quản lý quá trình nộp BhXh của từng người lao động.Thiết lập được một hệ thống biểu mẫu và quy trình nghiệp vụ phùhợp. sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý,lưu trữ quá trình nộp BhXh của từng người lao động khi đốitượng tham gia ngày càng được mở rộng theo yêu cầu phát triểncủa xã hội và nhu cầu được bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi laođộng của người lao động.

Thứ hai, thu được những kinh nghiệm quý báu trong côngtác tuyên truyền, vận động các đơn vị ngoài quốc doanh tham giaBhXh cho người lao động.

Thứ ba, xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ có nănglực, có tâm huyết với ngành. năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm để có thể đưa chính sách mới đi vàocuộc sống. với quá trình tìm tòi, sáng tạo, tìm hướng đi trong giaiđoạn thí điểm, BhXh ngoài quốc doanh TP.hCm đã có nhiều đềxuất, đóng góp, kiến nghị với Trung ương về những bất cập củachính sách mới.

Thứ tư, tạo được sự tin cậy đối với các doanh nghiệp vàngười lao động trên địa bàn thành phố. Cộng tác tốt với các cơquan truyền thông đại chúng trong công tác tuyên truyền, phổ biếnchính sách mới đến người lao động và nhân dân.

nhìn lại hoạt động thí điểm BhXh ngoài quốc doanh ởTP.hCm giai đoạn 1990-1994, hoạt động trong bối cảnh có quánhiều trở ngại và mới mẻ trên tất cả các lĩnh vực, cả về tổ chức,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

80

nhân sự lẫn chính sách, cơ chế, mà trở ngại lớn nhất là hạn chế vềcơ sở pháp lý, hiệu lực pháp luật của điều lệ BhXh thí điểm,không tránh khỏi thiếu sót, tồn tại. Tuy nhiên, với những thànhquả đã đạt được, có thể khẳng định, việc triển khai mô hình thíđiểm mở rộng chính sách BhXh theo cơ chế mới ở TP.hCm cùngvới kết quả thực hiện thí điểm BhXh ngoài quốc doanh ở Thủ đôhà nội và một số địa phương khác trong cả nước, là tiền đề thựctiễn quan trọng để đảng và nhà nước ta tiếp tục kiên định chủtrương đổi mới căn bản và toàn diện chính sách BhXh, hướng tớimục tiêu mọi người lao động đều được hưởng lương hưu trí khivề già như sinh thời Chủ tịch hồ Chí minh hằng mong muốn.

6. Thí điểm BHxH ngoài quốc doanh tại một số tỉnh,thành phố trong cả nước

Cùng với hà nội và TP.hCm, hải Phòng là địa phươngthứ ba trong cả nước được giao thực hiện thí điểm BhXh chongười lao động ngoài quốc doanh. Có lẽ đây thực sự là mối duyêncủa thành phố Cảng với ngành BhXh khi mà 02 chính sách xãhội lớn - BhXh và BhyT - đều được gieo ươm những hạt giốngđầu tiên tại đây…

ngay sau khi Công ty BhXh đối với người lao động thuộcthành phần kinh tế ngoài quốc doanh được thành lập theo Quyếtđịnh số 455/Qđ-TCCQ ngày 05/05/1990 của uBnd Thành phốhải Phòng (đồng chí Phạm Công hiến, Trưởng phòng Tổ chứchành chính, sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố đượcbổ nhiệm làm giám đốc Công ty BhXh ngoài quốc doanh thànhphố - tháng 08/1995, khi thành lập BhXh TP.hải Phòng, được bổnhiệm Phó giám đốc BhXh TP.hải Phòng và từ tháng 01/2003,

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

81

được bổ nhiệm giám đốc BhXh TP. hải Phòng, nghỉ hưu năm2009), Công ty đã cùng với sở Lao động - Thương binh và Xã hộithành phố tham mưu với uBnd Thành phố ban hành Quyết địnhsố 615/Qđ-uB ngày 22/06/1990 về điều lệ tạm thời về chế độ bảohiểm tuổi già đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tếngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố, làm căn cứ để BhXhngoài quốc doanh được triển khai.

khác với hà nội và TP.hCm, hải Phòng phát triển thuBhXh ở cả 03 khu vực doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã tiểuthủ công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, sau này mở rộng thêmcác doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ triểnkhai thí điểm BhyT từ năm 1989, cách triển khai thí điểm BhXhcủa hải Phòng chủ động, không dàn trải mà tập trung triển khaitheo địa bàn quản lý hành chính, từng bước rút kinh nghiệm từ đómới tiếp tục triển khai tiếp sang các quận, huyện khác. Quỹ BhXhthu được bảo đảm an toàn và có đầu tư tăng trưởng thông qua ngânhàng nhà nước. Trong thời kỳ mức sống khó khăn, gạo cũng là vậtngang giá được hải Phòng chọn làm cơ sở tính đóng BhXh, vớimức đóng tối thiểu là 4kg gạo. những đơn vị và người lao độngcó khả năng có thể chọn mức đóng cao hơn. hình thức đóng cóthể do đơn vị trích nộp hoặc do người lao động tự đóng góp.

về quyền lợi, người lao động tham gia BhXh sẽ đượchưởng quyền lợi theo số năm đóng góp và mức đóng góp. hảiPhòng cũng chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện 02 chế độ: trợ cấpmột lần và trợ cấp hằng tháng (lương hưu khi về già).

đối với chế độ BhXh một lần, được áp dụng cho ngườilao động có thời gian tham gia BhXh dưới 15 năm, sẽ được trảbằng tiền mặt tính theo giá gạo tại thời điểm thanh toán. Cụ thể,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

82

người lao động đóng góp ở mức 4kg gạo/tháng, sau 01 năm thamgia BhXh được hưởng trợ cấp một lần bằng 48kg gạo; sau 05 nămđược hưởng 270kg; sau 10 năm được hưởng 940kg và sau 14 nămđóng góp sẽ được hưởng 2.120kg. người lao động đóng góp ởmức 5kg/tháng, sau 01 năm tham gia được hưởng 60kg; sau 05năm: 340kg; sau 10 năm: 1.170kg; sau 14 năm: 2.650kg. ngườilao động đóng góp ở mức 6kg/tháng, sau 01 năm tham gia đượchưởng 72kg; sau 05 năm: 410 kg; sau 10 năm: 1.410kg; sau 14năm: 3.180kg.

đối với chế độ BhXh hằng tháng (chế độ hưu trí) quyđịnh người lao động phải có thời gian tham gia từ đủ 15 năm trởlên và đến tuổi nghỉ hưu. với mức đóng góp 04kg/tháng, khi đủ15 năm, người lao động sẽ được hưởng mức lương hưu tươngđương 15kg gạo/tháng tại thời điểm nhận chế độ hưu trí; sau 20năm, mức lương hưu tương đương với 34kg gạo/tháng, ngoài racòn được nhận khoản trợ cấp 01 lần do có thời gian trên 15 nămtham gia BhXh bằng 320kg gạo; sau 25 năm, mức lương hưubằng 86kg gạo/tháng, cộng với trợ cấp 01 lần bằng 810kg gạo.với mức đóng góp 5kg/tháng, sau 15 năm, mức lương hưu củangười lao động sẽ được tính bằng 18kg gạo/tháng; sau 20 năm,lương hưu bằng 43kg gạo/tháng và trợ cấp 01 lần bằng 410kggạo; sau 25 năm là 107kg/tháng, trợ cấp một lần: 1.010kg gạo.với mức đóng góp 6kg/tháng, mức lương hưu sau 15 năm là21kg/tháng; sau 20 năm là 51kg/tháng cộng với trợ cấp một lầnbằng 490kg gạo; sau 25 năm, lương hưu sẽ là 129kg/tháng và trợcấp một lần bằng 1.220kg gạo.

Cách tính toán cụ thể, hết sức công phu, tỉ mỉ và có sứcthuyết phục, không chỉ với các cấp lãnh đạo của thành phố, các

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

83

quận, huyện mà còn phải thuyết phục và thu được lòng tin củadoanh nghiệp và người lao động.

Cũng như các địa phương khác, BhXh ngoài quốc doanhhải Phòng triển khai nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi lực lượng cánbộ quá mỏng. Công việc mới, khối lượng nhiều đòi hỏi sự nỗ lựcvà quyết tâm cao. Bên cạnh đó, đơn vị đã nhận được sự hỗ trợ hếtsức tích cực từ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các quận,huyện, thị xã trong quá trình vận động, phát triển đối tượng thamgia BhXh.

Bằng nhiều biện pháp tổ chức triển khai, đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, đến cuối năm 1990, đã có 10/11 quận, huyện,thị xã tổ chức triển khai BhXh ngoài quốc doanh. một số địabàn thực hiện rất tốt như ngô Quyền, kiến an, đồ sơn, hồngBàng, vĩnh Bảo… Tính đến hết tháng 12/1994, BhXh ngoàiquốc doanh TP.hải Phòng đã khai thác được 3.850 lao độngthuộc 45 đơn vị tham gia BhXh. Có thời kỳ cao điểm, số laođộng tham gia BhXh lên tới trên 36.000 người, ngoài các đốitượng khác, còn thu hút đông đảo lực lượng lao động thuộcngành thủ công nghiệp tham gia. đơn vị liên doanh đầu tiên trênđịa bàn TP.hải Phòng tham gia BhXh là Công ty Xi măngChinfon với 100% lao động tham gia. đến tháng 09/2005, sau15 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm tuổi già trong khu vực ngoàiquốc doanh tại TP.hải Phòng và sau 10 năm ngành BhXh việtnam được thành lập, tại hải Phòng, những người lao động đầutiên tham gia BhXh ngoài quốc doanh thuộc hợp tác xã Cóinam am đã được hưởng chế độ hưu trí.

Tiếp theo TP.hải Phòng, tỉnh Thái Bình và hoàng Liên sơncũng tiên phong thực hiện thí điểm BhXh ngoài quốc doanh. với

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

84

đặc thù của một tỉnh nông nghiệp, đối tượng tham gia BhXhngoài quốc doanh của Thái Bình chủ yếu là lao động nông nghiệp.Trong quá trình tổ chức làm thí điểm BhXh ngoài quốc doanh,Công ty BhXh ngoài quốc doanh Thái Bình do đồng chí nguyễnvăn Trình làm giám đốc, đã mở rộng ra cả đối tượng là các nhàtu hành trong các chùa. nguồn Quỹ thu được ngoài việc gửi ngânhàng hưởng lãi suất hàng tháng theo quy định chung, Thái Bìnhcòn đầu tư kinh doanh lương thực từ miền nam ra miền Bắc vớitỷ lệ sinh lời cao. Tuy nhiên đây là biện pháp hết sức mạo hiểm,tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao trong tình hình giá lương thực biến độngmạnh, kinh doanh lương thực dễ xảy ra thất thoát, khó bảo quảnvà yêu cầu phải có mạng lưới rộng.

riêng với hoàng Liên sơn là một tỉnh miền núi, nhưngviệc thí điểm BhXh ngoài quốc doanh cũng được lãnh đạo tỉnhvà sở Lao động-Thương binh và Xã hội quan tâm tổ chức thựchiện. sở Lao động-Thương binh và Xã hội cử đồng chí đỗ đìnhương, Phó giám đốc sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiêmgiữ chức giám đốc Công ty BhXh ngoài quốc doanh. Tổng sốbiên chế của Công ty BhXh ngoài quốc doanh có 05 người. dolãnh đạo và cán bộ có nhiều cố gắng nên trong một thời gian ngắn,việc thực hiện BhXh ngoài quốc doanh ở hoàng Liên sơn đã cóhàng vạn lao động tham gia. Tuy nhiên, đến ngày 01/10/1991, tỉnhhoàng Liên sơn thực hiện việc chia tách địa giới hành chính, thànhlập 02 tỉnh Lào Cai và yên Bái nên việc thí điểm thực hiện BhXhngoài quốc doanh tạm dừng lại.

Qua gần 02 năm thực hiện thí điểm mô hình BhXh ngoàiquốc doanh tại 04 tỉnh, thành phố gồm hà nội, TP.hCm, TP.hảiPhòng, Thái Bình. Cuối năm 1991, Bộ Lao động-Thương binh và

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

85

Xã hội đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác thí điểm do Thứ trưởngThường trực nguyễn Thị hằng chủ trì. sau khi nghe các địaphương làm thí điểm báo cáo kết quả, đồng chí Thứ trưởng kếtluận: việc tổ chức thí điểm BhXh đối với lao động ngoài quốcdoanh là rất cần thiết, đúng tinh thần nghị quyết Trung ươngđảng lần thứ vii: “Đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọingười lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần đềuđóng góp vào quỹ BHXH”. Từ kết quả thí điểm, tìm ra mô hìnhtổ chức và cơ chế hoạt động BhXh phù hợp với tiến trình đổimới theo hướng xóa bỏ cơ chế hành chính bao cấp. Qua 02 nămlàm thí điểm, chúng ta đều nhận thấy, BhXh phải được thực hiệncho mọi người lao động, không phân biệt trong quốc doanh hayngoài quốc doanh, với nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng cầnđược quy định thống nhất, áp dụng chung cho mọi đối tượng thamgia. Tổ chức quản lý BhXh phải được tập trung thống nhất vàomột đầu mối, Quỹ BhXh cần được hạch toán độc lập, từng bướctách ra khỏi ngân sách nhà nước. đặc biệt, qua thí điểm, đã xácđịnh được mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động BhXh theo cơchế mới. đó là những vấn đề hết sức thiết thực mà các địa phươnglàm thí điểm, bằng nghiên cứu và kết quả hoạt động thực tiễn đãchỉ ra. Trước khi Chính phủ chính thức ban hành một điều lệBhXh mới, việc thí điểm cần tiếp tục được thực hiện tốt hơn đểkhẳng định cho được vấn đề đổi mới BhXh là một đòi hỏi thậtsự cấp bách, vì quyền lợi chính đáng của người lao động và vì sựnghiệp đổi mới kinh tế của đất nước. với các địa phương đã thựchiện thành công thí điểm, đặc biệt là TP.hà nội với những nghiêncứu khoa học có tính ứng dụng cao và đã được đưa vào thực hiện,cần xây dựng đề án hợp nhất BhXh trong quốc doanh với BhXh

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

86

ngoài quốc doanh, báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phươngtừng bước triển khai thực hiện BhXh cho người lao động thuộcmọi thành phần kinh tế.

Trước những kết quả thực hiện thí điểm BhXh ngoài quốcdoanh hết sức khả quan, tháng 12/1992, uBnd tỉnh Bà rịa-vũngTàu có Công văn đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộicho phép Bà rịa-vũng Tàu tham gia thí điểm, ngày 12/12/1992,Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Công văn số 3784/Lđ-TBXh đồng ý để tỉnh Bà rịa-vũng Tàu tổ chức thí điểm BhXhtheo mô hình BhXh với mọi người lao động, không phân biệt cácthành phần kinh tế.

Chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi có công văn phúc đápcủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 23/12/1992,uBnd tỉnh Bà rịa-vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 837/Qđ-uBT thành lập BhXh tỉnh Bà rịa-vũng Tàu, quy định rõ chứcnăng, nhiệm vụ là “xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu,chi BhXh về các chế độ, chính sách hưu trí, mất sức lao động, tửtuất cho người lao động trong và ngoài quốc doanh trên địa bàntỉnh, bảo đảm việc thu, chi BhXh một cách kịp thời, thuận lợitheo đúng chế độ, chính sách, quy định của nhà nước về các chếđộ bảo hiểm đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tếtrong và ngoài quốc doanh. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc,kiểm tra, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi và bổ sung việcthực hiện các chế độ, chính sách về BhXh cho người lao động ởcác thành phần kinh tế phù hợp với tính hình xã hội của tỉnh. sửdụng tiền nhàn rỗi của Quỹ BhXh tham gia các hoạt động sảnxuất, liên doanh, liên kết, thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồngiá trị của quỹ”.

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

87

như vậy, giai đoạn thí điểm BhXh ở Bà rịa-vũng Tàu đãcó kế thừa, phát huy những tích cực, hạn chế những tồn tại củagiai đoạn thí điểm BhXh ngoài quốc doanh tại các địa phươngtrước đó. Có thể thấy, mô hình BhXh tỉnh Bà rịa-vũng Tàu làthực hiện thu, chi BhXh trong và ngoài quốc doanh, là cầu nối,bước đi quá độ, chuyển tiếp từ mô hình BhXh ngoài quốc doanhđộc lập với BhXh khu vực nhà nước sang mô hình BhXh chomọi người lao động, góp phần làm phong phú thêm tiền đề thựctiễn cho việc cải cách chế độ BhXh sau này.

Trong giai đoạn thí điểm từ 23/12/1992, BhXh tỉnh Bàrịa-vũng Tàu là cơ quan trực thuộc sở Lao động - Thương binhvà Xã hội với số biên chế ban đầu chỉ có 04 người, đồng chí TrầnThị Bào, Phó giám đốc sở Lao động-Thương binh và Xã hội đượcbổ nhiệm là giám đốc BhXh tỉnh.

ngay sau khi có Quyết định thành lập, BhXh tỉnh Bà rịa-vũng Tàu đã tham mưu cho uBnd tỉnh ban hành Chỉ thị số06/CT-uBT ngày 28/01/1993 về việc thực hiện chế độ, chính sáchBhXh cho người lao động trên địa bàn. Chỉ thị chỉ đạo rõ việcthực hiện BhXh thống nhất cho cả người lao động trong và ngoàiquốc doanh bởi thời điểm này, nhà nước chưa ban hành chế độBhXh thống nhất cho các thành phần kinh tế. ngày 17/02/1993,uBnd tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 211/Qđ-uBT về việcchuyển giao nhiệm vụ thu BhXh các đơn vị trong và ngoài quốcdoanh đóng trên địa bàn tỉnh, trừ Xí nghiệp Liên doanh dầu khíviệt Xô đã chuyển đóng BhXh sang cơ quan BhXh từ ngày01/01/1993. ngày 08/03/1993, uBnd tỉnh ban hành Quyết địnhsố 291/Qđ-uBT quy định tạm thời về chế độ BhXh đối với ngườilao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. nội dung

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

88

cơ bản của Quyết định quy định chủ sử dụng lao động phải trích15% từ tổng quỹ lương để lập quỹ BhXh. Trong đó, 5% lập quỹtại đơn vị để chi cho các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp. nộp về cơ quan BhXh tỉnh 10% để chi chocác chế độ hưu trí, mất sức lao động, tuất. Trợ cấp một lần chỉ đượctrả cho người lao động khi ra nước ngoài định cư hợp pháp hoặcchết khi đang làm việc. Lao động tự do được tự nguyện đóng, rútvà giải quyết chế độ khi đủ điều kiện. Các nội dung trên về cơ bảnđược thực hiện gần sát với điều lệ tạm thời về BhXh.

Tiếp theo đó, BhXh tỉnh đã trực tiếp tham mưu cho sởLao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 80/Lđ-TBXh ngày 06/03/1993 hướng dẫn thực hiện các chế độ BhXhđối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh. hướng dẫn quy định rõ nguyên tắc trích lập, mức hưởngcác chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết khi đang làmviệc do đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý và các chế độhưu trí, mất sức lao động, tử tuất do cơ quan BhXh tỉnh trực tiếpquản lý. Các nội dung về nghĩa vụ thu nộp BhXh căn cứ trên cơsở của Pháp lệnh hợp đồng lao động ban hành ngày 10/08/1990,nội dung về quyền lợi, chế độ của người lao động giữa hai khuvực trong và ngoài quốc doanh gần giống nhau và về cơ bản đềucăn cứ theo chuẩn các chính sách, chế độ BhXh được quy địnhtại nghị định 236/hđBT ngày 18/09/1985 của hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ). Cũng trong ngày 06/03/1993, sở Laođộng-Thương Binh và Xã hội tỉnh Bà rịa-vũng Tàu còn ban hànhCông văn số 81/Lđ-TBXh hướng dẫn thực hiện các chế độBhXh đối với người lao động làm việc trong các xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, nội dung bám sát 02 căn cứ pháp lý quan trọng

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

89

là nghị định 233/hđBT ngày 22/06/1990 của hội đồng Bộ trưởngban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và Thông tư số 19/LđTBXh ngày 31/12/1990 của BộLao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành nghị định233/hđBT.

như vậy, tính đến hết năm 1992, cả nước có 05 tỉnh thựchiện thí điểm BhXh ngoài quốc doanh và bước đầu đã tiếp quảnmột phần sự nghiệp BhXh trong quốc doanh, bao gồm: hà nội,TP.hCm, hải Phòng, Thái Bình và Bà rịa-vũng Tàu.

7. Hợp nhất các tổ chức BHxH và bước chuẩn bị chosự ra đời BHxH Việt Nam

sau 05 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, nềnkinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu quantrọng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại đạihội đảng toàn quốc lân thứ vii năm 1991 đã đề ra phươnghướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 05 năm từ 1991-1995. văn kiệnđại hội xác định: “Đổi mới chính sách BHXH theo hướng: mọingười lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tếđều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đốivới công nhân viên chức nhà nước khỏi ngân sách và hình thànhquỹ BHXH chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinhtế”. đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dưng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định “Cải cáchchế độ bảo hiểm... Thiết lập một hệ thống đồng bộ và đa dạng vềbảo hiểm và trợ cấp xã hội”.

song song với việc triển khai thí điểm BhXh ngoài quốcdoanh, ngay từ đầu năm 1990, Bộ Lao động-Thương binh và Xã

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

90

hội đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành triển khai nghiên cứuđổi mới chính sách BhXh. ngày 07/02/1990, Bộ trưởng Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội có Văn bản số 258/LĐTBXH-BTXH đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động việt namcử một cán bộ lãnh đạo và một số cán bộ cấp vụ và chuyên viêntham gia Ban Chỉ đạo chung và các tổ nghiên cứu các chuyên đềđổi mới BhXh.

ngày 09/05/1990, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổchức cuộc họp về cải cách BhXh có sự tham gia của Bộ Tài chính,Tổng Liên đoàn Lao động việt nam, Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chứcChính phủ, văn phòng hội đồng Bộ trưởng. hội nghị đã thốngnhất những vấn đề chính: (1) khẩn trương nghiên cứu sửa đổi tổngthể về BhXh, bao gồm sửa đổi các chế độ BhXh, sửa đổi quyđịnh về hạch toán, quản lý nguồn quỹ BhXh và tổ chức bộ máyquản lý BhXh; (2) thành lập Ban Chỉ đạo và hình thành 03 tổnghiên cứu (Tổ chính sách, Tổ nguồn quỹ, Tổ tổ chức bộ máy),thành phần của 03 tổ nghiên cứu gồm Bộ Lao động-Thương binhvà Xã hội, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động việt nam.

Trên cơ sở danh sách Ban Chỉ đạo và các Tổ nghiên cứuđã được các bộ, ngành thỏa thuận cử cán bộ tham gia, ngày05/06/1990, Ban Chỉ đạo và bộ phận thường trực đã họp thông quađề cương nghiên cứu xây dựng đề án BhXh . ngày 09/06/1990,lãnh đạo 03 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính,Tổng Liên đoàn Lao động việt nam đã họp thông qua kế hoạchnghiên cứu xây dựng đề án BhXh, trình hội đồng Bộ trưởng.

ngày 02/07/1990, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội raVăn bản số 1504/LĐTBXH-BTXH chính thức thông báo thànhlập các bộ phận nghiên cứu xây dựng đề án BhXh như sau:

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

91

về thành phần Ban Chỉ đạo gồm có đồng chí nguyễn Thịhằng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng chíLý Tài Luận, Thứ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí vũ kimQuỳnh, ủy viên Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động việt nam.

về Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo gồm có đồng chínguyễn Thị hằng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xãhội; đồng chí nguyễn huy Ban, Phó vụ trưởng vụ Bảo trợ xã hội,Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (tháng 03/1998 được bổnhiệm Phó Tổng giám đốc BhXh việt nam và đến tháng 07/1998được bổ nhiệm Tổng giám đốc BhXh việt nam); đồng chí TrầnThu hà, Phó vụ trưởng vụ Tài chính-hành chính văn xã, Bộ Tàichính và đồng chí vũ Trọng mùi, Phó trưởng Ban BhXh, TổngLiên đoàn Lao động việt nam.

về các tổ giúp việc Ban Chỉ đạo có Tổ nghiên cứu các chếđộ BhXh do đồng chí nguyễn huy Ban làm Tổ trưởng; Tổ nghiêncứu nguồn Quỹ BhXh do đồng chí Trần Thu hà làm Tổ trưởng;Tổ nghiên cứu bộ máy tổ chức BhXh do đồng chí đàm hữu đắclàm Tổ trưởng. Thành viên các tổ cơ cấu đầy đủ các thành phầncủa Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính vàTổng Liên đoàn Lao động việt nam.

Các Tổ nghiên cứu đã thực hiện kế hoạch theo đề án đổimới BhXh đã được lãnh đạo các bộ thông qua, nhiều dự thảo báocáo theo từng chuyên đề được đưa ra các cuộc hội thảo lấy ý kiếnrộng rãi ở các ngành.

sau gần 07 năm đổi mới, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,cần nhanh chóng sửa đổi hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầucủa giai đoạn phát triển mới. ngày 15/04/1992, tại kỳ họp thứ 04Quốc hội khóa viii đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

92

hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Tại điều 56 hiến pháp quyđịnh “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độnghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và nhữngngười làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thứcBHXH khác đối với người lao động”.

Cụ thể hóa các quy định tại hiến pháp 1992, trên cơ sở kếtquả thí điểm thực hiện BhXh cho người lao động thuộc các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh và trên cơ sở kết quả nghiên cứucủa Ban Chỉ đạo nghiên cứu đổi mới các chế độ BhXh, ngày22/06/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP quy địnhtạm thời chế độ BhXh. Theo đó, việc thực hiện 05 chế độ BhXhbao gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp,hưu trí và tử tuất được áp dụng bắt buộc đối với công nhân, viênchức thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang,các tổ chức đảng, đoàn thể; người lao động làm việc hưởnglương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 laođộng trở lên; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và trong các tổ chức khác củanước ngoài tại việt nam và người lao động việt nam làm việctrong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt. và cũng ngay từ nghịđịnh đầu tiên về đổi mới chính sách BhXh này, đã đưa ra hìnhthức BhXh tự nguyện áp dụng từ 01 đến 05 chế độ đối với nhữngngười lao động việt nam và người nước ngoài làm việc tại việtnam mà không thuộc đối tượng tham gia BhXh bắt buộc. việcthiết kế các chế độ BhXh tại nghị định 43/CP đã cơ bản hướngtới sự cân đối giữa mức đóng và mức hưởng. Thời gian nghỉhưởng và mức hưởng được tính tỷ lệ thuận với thời gian đóng và

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

93

mức đóng. đặc biệt, tại nghị định cũng có nhiều điểm mở thểhiện một tư duy mới về thiết kế chính sách như bước đầu đưa rakhái niệm BhXh tự nguyện; mở rộng hơn độ tuổi nghỉ hưu, bêncạnh việc quy định trần tuổi nghỉ hưu áp dụng chung cho mọi đốitượng, có tính đến mức tuổi giảm và mức tuổi tăng đối với cáctrường hợp cá biệt như người lao động làm việc trong các ngànhnghề nặng nhọc độc hại; người lao động có trình độ cao... ngaytừ thời gian này, trong quy định về độ tuổi nghỉ hưu đã quy định:“Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi đãđóng góp BHXH đủ 20 năm trở lên và tuổi đời nam đủ 60 tuổi,nữ đủ 55 tuổi. (Những trường hợp đặc biệt đơn vị có nhu cầu vàngười lao động tự nguyện tiếp tục làm việc thì tuổi đời không quá65 với nam, 60 đối với nữ)”. đặc biệt, tại nghị định 43/CP đãdành hẳn 01 phần quy định về Quỹ BhXh và một phần khác quyđịnh về hệ thống tổ chức BhXh. Theo đó, Quỹ BhXh được hìnhthành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao độngvà sự hỗ trợ của nhà nước. đối với hình thức BhXh bắt buộc,người sử dụng lao động, hàng tháng đóng vào Quỹ BhXh bằng15% tổng quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưutrí và tử tuất, 5% để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng hoặc bệnh nghề nghiệp. người lao động hàng tháng đóng5% tiền lương vào Quỹ BhXh để thực hiện chế độ hưu trí, chếđộ tử tuất. đối với hình thức BhXh tự nguyện, giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan hữuquan xác định và quy định mức đóng góp. Quỹ BhXh được quảnlý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước, hạch toán độclập và được nhà nước bảo hộ. Quỹ BhXh được sử dụng chi trảcác chế độ BhXh cho người tham gia, chi phí quản lý hành chính

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

94

về sự nghiệp bảo hiểm theo quy định của Chính phủ và trên cơ sởcân đối được nguồn quỹ dành một tỷ lệ chi cho việc dưỡng sứccủa người tham gia BhXh. để đảm bảo tính kế thừa trong giaiđoạn chuyển tiếp, nghị định cũng quy định ngân sách nhà nướcbảo đảm thực hiện các chế độ hưu trí, tai nạn lao động hoặc bệnhnghề nghiệp, mất sức lao động, BhyT, tử tuất đối với nhữngngười đang hưởng BhXh trước ngày nghị định 43 được banhành và hỗ trợ để chi cho công nhân, viên chức nghỉ hưu sau ngàyban hành nghị định này.

ngày 30/09/1993, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị địnhsố 66/CP quy định tạm thời chế độ BhXh đối với lực lượng vũtrang, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/1993, cùng thời điểmhiệu lực thi hành của nghị định 43/CP.

Có thể thấy, những đổi mới căn bản trong cơ chế BHXHthể hiện tại Nghị định 43/CP và Nghị định 66/CP bao gồm 06nội dung: (1) đã thống nhất về mặt tổ chức bộ máy quản lý sựnghiệp BHXH; (2) thống nhất về nghĩa vụ đóng góp và quyềnlợi được hưởng; (3) đảm bảo sự bình đẳng trên cơ sở mở rộngđối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế; (4)chuyển từ BHXH thông qua ngân sách sang xác lập Quỹ BHXHđộc lập; (5) tách các chế độ BHXH ra khỏi các chế độ ưu đãi xãhội, (6) đã sử dụng đơn vị tiền tệ làm chuẩn mức đóng và mứchưởng BHXH theo đúng vận hành của nền kinh tế thị trườngthay cho việc lấy gạo làm chuẩn như trước đây và quá trình thựchiện thí điểm BHXH ngoài quốc doanh chính là bước đột phá,là tiền đề quan trọng nhất cho việc cải cách, đổi mới chính sáchBHXH phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảngvà Nhà nước ta.

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

95

về nội dung đổi mới trong từng chế độ BhXh thể hiện cụthể như sau:

- Về chế độ trợ cấp ốm đau: Tỷ lệ hưởng trợ cấp ốm đauthống nhất bằng 75% tiền lương trong thời gian quy định nghỉ ốmhàng năm cho từng đối tượng tính theo thời gian công tác. Trườnghợp mắc bệnh cần chữa trị kéo dài, thời gian nghỉ ốm tối đa là 180ngày. Quá thời hạn trên, nếu thuộc danh mục bệnh phải điều trịdài ngày theo quy định của Bộ y tế, được hưởng 70% lương tốithiểu.

- Về chế độ trợ cấp thai sản: quy định thời gian nghỉ sinhcon của lao động nữ là 04 tháng được hưởng 100% tiền lương vàđược trợ cấp 01 tháng lương trung bình bằng 02 tháng lương tốithiểu. Trường hợp làm các công việc nặng nhọc, độc hại, sinh đôi,sinh ba… được nghỉ thêm theo quy định. Trợ cấp thai sản đượctính với cả trường hợp lao động nữ bị sảy thai, thực hiện các biệnpháp kế hoạch hóa gia đình.

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trongthời gian người lao động điều trị vết thương do tai nạn lao độnghoặc bệnh nghề nghiệp gây ra, người sử dụng lao động phải trả100% tiền lương. sau khi điều trị ổn định, tùy theo tỷ lệ suy giảmkhả năng lao động theo xác định của cơ quan y tế, người lao độngsẽ được hưởng trợ cấp BhXh một lần hoặc hàng tháng, cụ thể:giảm từ 5% - 60% sức lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần từ04 đến 24 tháng tiền lương tối thiểu; giảm từ 61% - 100% sức laođộng sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 01 đến 1,6 tháng tiềnlương tối thiểu/tháng.

- Chế độ hưu trí: Quy định tuổi đời nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi có từ đủ 20 năm công tác được nghỉ hưởng chế độ hưu

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

96

trí. người tham gia kháng chiến chống Pháp, người có 10 năm ởchiến trường, người làm công việc nặng nhọc, độc hại có thờigian công tác đủ 20 năm trở lên được giảm tối đa 05 tuổi đời khinghỉ hưu (nam 55 tuổi; nữ 50 tuổi). đối tượng thuộc diện thựchiện giảm biên chế (theo Quyết định 176 hoặc 111) cũng đượcgiảm tối đa 05 tuổi đời. nếu đối tượng giảm biên chế lại đồngthời thuộc đối tượng giảm tuổi đời do đặc thù nghề nghiệp kểtrên thì sẽ được cộng dồn, thời gian giảm tối đa là 10 tuổi đời(nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi).

Thời gian tính hưởng chế độ BhXh là thời gian thực tếtham gia BhXh. đối với công nhân viên chức nhà nước có thờigian công tác từ trước ngày 31/12/1994, thời gian này cũng đượctính là thời gian tham gia BhXh để tính hưởng chế độ. đặc biệt,thời gian tính hưởng BhXh theo nghị định 43/CP không đòi hỏiphải liên tục mà quá trình tham gia nộp BhXh có thể bị ngắtquãng, miễn sao tổng số năm công tác và nộp BhXh đủ 20 nămtheo quy định.

Tiền lương tính hưởng BhXh là mức tiền lương bình quânnộp BhXh trong 10 năm cuối đối với công nhân viên chức nhànước. Lao động làm việc trong các tổ chức liên doanh với nướcngoài thì tính lương bình quân suốt cả quá trình nộp BhXh.

mức hưởng lương hưu được tính bằng 55% tiền lương bìnhquân cho thời gian đủ 20 năm đóng BhXh, từ năm thứ 21 đếnnăm thứ 30, mỗi năm nộp BhXh được cộng thêm 2%, tối đakhông quá 75% tiền lương bình quân. những người có trên 30 nămtham gia BhXh, từ năm thứ 31 được tính hưởng trợ cấp một lần,tối đa không quá 03 tháng tiền lương. Cùng với mối tương quanđược quy định tại điều 5 nghị định 27/CP ngày 23/5/1993 của

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

97

Chính phủ; tiền lương hưu của đối tượng nghỉ theo nghị định236/hđBT chênh lệch không quá 5% đối với người có chức vụvà mức độ cống hiến.

Trường hợp đã có thời gian tham gia BhXh nhưng chưađủ tuổi đời theo quy định, nếu vì lý do nào đó không có thu nhậpbằng tiền lương hoặc tiền công; không tiếp tục nộp BhXh được,thì khi đủ tuổi đời theo quy định cũng được giải quyết chế độ hưuhàng tháng hoặc trợ cấp một lần, tùy theo số năm đã tham giaBhXh. đối với trợ cấp một lần: cứ mỗi năm tham gia BhXhđược trợ cấp 01 tháng tiền lương bình quân, kể cả trường hợp sứckhỏe bị suy giảm do ốm đau bệnh tật kéo dài được hội đồng giámđịnh y khoa kết luận mất sức lao động từ 61% trở lên.

những người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sứclao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuấttrước ngày 31/12/1993 được ngân sách nhà nước đài thọ.

ngoài chế độ trợ cấp hưu trí hàng tháng, người nghỉ hưucòn được Quỹ BhXh đài thọ tiền tham gia BhyT.

- Chế độ tử tuất: gồm có trợ cấp mai táng phí bằng 07tháng tiền lương tối thiểu; trợ cấp tuất hàng tháng, cứ mỗi ngườitham gia BhXh được trợ cấp từ 01 đến 04 suất, tùy thuộc vào sốngười mà người lao động khi còn sống phải nuôi dưỡng. 01 thânnhân có thể hưởng chế độ trợ cấp tuất của 02 người nuôi dưỡngcó tham gia BhXh chết. Trường hợp không có người hưởng trợcấp tuất hàng tháng thì thân nhân người tham gia BhXh chết đượcnhận trợ cấp một lần, mỗi năm tham gia BhXh được trợ cấp ½tháng tiền lương, tối đa bằng 12 tháng tiền lương; với người vềhưu, mỗi năm đã hưởng lương hưu trừ đi 01 tháng trợ cấp, tối thiểuđược nhận trợ cấp bằng 03 tháng lương hưu.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

98

về hệ thống tổ chức BhXh, tại điều 23, điều 24 của nghịđịnh 43/CP quy định, Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức BhXhviệt nam để quản lý thống nhất quỹ và sự nghiệp BhXh quy địnhtại nghị định này trên cơ sở thống nhất tổ chức BhXh thuộc BộLao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao độngviệt nam. Thành lập hội đồng quản trị BhXh Trung ương gồmđại diện chủ yếu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, TổngLiên đoàn Lao động việt nam, Bộ Tài chính. Có thể nói, sự ra đờicủa nghị định 43/CP là sự khởi đầu cho việc cải cách thực sự chohệ thống BhXh ở việt nam.

Tuy nhiên, trong thời gian này, cũng chỉ có 05 tỉnh thí điểmtiếp tục duy trì hoạt động của cơ quan BhXh trên cơ sở sáp nhậpsự nghiệp BhXh trực thuộc sở Lao động-Thương binh và Xã hộivào Công ty BhXh ngoài quốc doanh, chính thức đổi tên thànhcơ quan BhXh cấp tỉnh, thành phố. Từ tháng 07/1993, BhXh 05tỉnh, thành phố tập trung giải quyết chế độ hưu trí cho số cán bộcông nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang nghỉ chờkhông chuyển xếp lương mới mà hưởng chế độ BhXh theo nghịđịnh 236/hđBT ngày 18/09/1985, đồng thời hướng dẫn các đơnvị sử dụng lao động đang tham gia BhXh thực hiện theo nghịđịnh 43/CP; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BhXh chongười đang hưởng chế độ theo điều 3 nghị định 27/CP ngày23/05/1993 của Chính phủ; tổ chức chi trả lương hưu hàng thángcho đối tượng.

Theo quy định mới, Quỹ BhXh vẫn được phân thành cácquỹ thành phần để chi trả các chế độ ngắn hạn và dài hạn, nhưngkhông để lại một phần tại đơn vị sử dụng lao động để chi trả trựctiếp một số chế độ cho người lao động như trước nữa mà nộp toàn

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

99

bộ cho BhXh tỉnh để quản lý tập trung, thống nhất. BhXh 05tỉnh, thành phố đã tích cực tham mưu cho uBnd tỉnh, thành phốban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai truy thu 5% củangười lao động từ 01/4/1993; truy thu BhXh 8% của các đơn vịtừ ngày 01/01/1993 đến 31/12/1993 và thực hiện thu nộp 15% từngày 01/01/1994 đến 31/12/1994. đồng thời cũng ban hành cácvăn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, quyền lợi BhXh có liênquan theo quy định hiện hành.

Có đầy đủ các cơ sở pháp lý, việc triển khai nhiệm vụ củaBhXh các địa phương thí điểm phần nào tháo gỡ được những khókhăn của buổi đầu triển khai. nhưng khối lượng công việc ngàycàng nhiều trong khi bộ máy tổ chức BhXh mới chỉ tập trung ởcấp tỉnh, ở cấp huyện vẫn phụ thuộc vào lực lượng cán bộ củangành Lao động-Thương binh và Xã hội.

nhận định việc tổ chức bộ máy BhXh theo quy định tạinghị định 43/CP chậm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đổi mới hệ thốngchính sách xã hội nói chung, chính sách BhXh nói riêng và có ảnhhưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, ngày 28/01/1994,theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủđã có Tờ trình số 14/TTr-TCCP kèm theo dự thảo nghị định củaChính phủ về việc thành lập BhXh việt nam và dự thảo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và nhiệm vụ của hộiđồng Quản trị BhXh (trích nguyên văn từ nghị định 43/CP-Tg),gửi lấy ý kiến các bộ, ngành. ngày 07/05/1994, Thủ tướng Chínhphủ ban hành Chỉ thị số 215/TTg về những công việc cần làm ngayđể triển khai nghị định 43/CP, đưa ra 04 yêu cầu cấp bách:

Thứ nhất, thành lập Ban Trù bị triển khai thực hiện nghịđịnh số 43-CP ngày 22/06/1993 của Chính phủ do một đồng chí

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

100

lãnh đạo Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ làm Trưởng Ban và đạidiện có thẩm quyền của ủy ban kế hoạch nhà nước, Bộ Tài chính,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao độngviệt nam làm thành viên. Ban Trù bị có nhiệm vụ chuẩn bị để sớmtrình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định của Thủ tướngChính phủ về thành lập hệ thống tổ chức BhXh việt nam kèmtheo điều lệ tổ chức và hoạt động; Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ về hội đồng quản trị của tổ chức BhXh việt nam, các thànhviên và chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị; Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về ban kiểm soát, các thành viên vànhiệm vụ của Ban; Phương án sắp xếp tổ chức và nhân sự trên cơsở thống nhất các tổ chức BhXh hiện nay thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động việt nam;Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bộ máy và nhân sự củahệ thống BhXh việt nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủvề tổng kiểm tra tài sản, vốn, công nợ và biên chế của các tổ chứcBhXh thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liênđoàn Lao động việt nam quản lý.

Thứ hai, trong Quý iv/1994, Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động việt nam có trách nhiệmchỉ đạo các tổ chức BhXh trực thuộc bàn giao xong vốn, tài sản,công nợ và nhân sự của mình sang cho tổ chức BhXh việt namđược thành lập theo nghị định số 43/CP.

Thứ ba, từ ngày 01/01/1995, tổ chức BhXh việt namchính thức hoạt động và có trách nhiệm thực hiện các chế độBhXh đối với người lao động quy định tại nghị định số 43/CP.

Thứ tư, các ngành, các cấp liên quan cần sớm ban hành cácthông tư hướng dẫn về các chế độ quy định tại nghị định số 43/CP.

Chương 2: hoạT động BhXh giai đoạn 1975 - 1994

101

việc thu và chi trả các chế độ BhXh trước mắt vẫn thực hiệnthông qua các tổ chức cũ hiện hành cho đến khi hệ thống tổ chứcBhXh việt nam chính thức đi vào hoạt động.

để thực hiện 04 công việc trọng tâm trên, Thủ tướng Chínhphủ yêu cầu Ban Trù bị và các Bộ, ngành liên quan khẩn trươnghoàn thành những nhiệm vụ trên đây đúng tiến độ đề ra và hàngtháng phải báo cáo kết quả công việc đã tiến hành; đồng thời cầnphản ánh những vấn đề mới phát sinh do Thủ tướng Chính phủbiết để giải quyết.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ đã khẩn trương thành lập Ban Trù bịthực hiện nghị định số 43/CP, gồm có các thành viên: đồng chíTô Tử hạ, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ; đồngchí Lê duy đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xãhội; đồng chí nguyễn hồng Phúc, Phó Chủ nhiệm ủy ban kếhoạch nhà nước; đồng chí Tào hữu Phùng, Thứ trưởng Bộ Tàichính; đồng chí vũ kim Quỳnh, ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng Liênđoàn Lao động việt nam. để giúp việc cho Ban Trù bị, thành lậpTổ chuyên viên thường trực gồm có: đồng chí Bùi đức Bền, vụtrưởng vụ Tổ chức, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; đồng chínguyễn huy Ban, vụ trưởng vụ BhXh, Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội; đồng chí Trần đức Thái, vụ Phó vụ hành chính- sự nghiệp, ủy ban khoa học nhà nước; đồng chí Chu Thị hoát,Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, vụ Tài chính - hành chính văn xã,Bộ Tài chính; đồng chí nguyễn hữu đức, Trưởng phòng Thanhtra-Tổ chức, Ban BhXh, Tổng Liên đoàn Lao động việt nam.Ban Trù bị đã thống nhất phân công theo chức năng nhiệm vụ củatừng bộ, ngành chuẩn bị nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc hội

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

102

thảo chuyên đề lấy ý kiến Ban kinh tế Trung ương, viện nghiêncứu quản lý kinh tế Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Trườngđại học kinh tế Quốc dân… về các chế độ BhXh, về quản lý QuỹBhXh, về hệ thống tổ chức BhXh, về quá trình chuyển giao cáctổ chức BhXh hiện có khi thành lập BhXh việt nam, về côngtác nhân sự của BhXh việt nam…

ngày 31/08/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết địnhsố 472/TTg về việc kiểm kê tài sản của các tổ chức BhXh trựcthuộc Liên đoàn Lao động việt nam và ngành LđTBXh. TheoQuyết định này, các tài sản đã được kiểm kê của các tổ chứcBhXh hiện nay sẽ được bàn giao cho tổ chức BhXh mới thànhlập. ngày 07/10/1994, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tiếp tụccó Văn bản số 220/TCCP-CB về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạoBhXh việt nam.

Trong khi việc chuẩn bị thành lập tổ chức BhXh theo nghịđịnh số 43/CP được triển khai, ngày 23/06/1994, tại kỳ họp thứ05, Quốc hội khóa iX đã thông qua Bộ Luật Lao động có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/01/1995, trong đó dành hẳn chương Xii quyđịnh về chế độ BhXh với nhiều điểm mới. Trước tình hình này,Ban Trù bị thực hiện nghị định 43/CP đã trình xin ý kiến Chínhphủ việc thi hành nghị định 43/CP chỉ thực hiện đến hết ngày31/12/1994, đồng thời trình dự thảo nghị định mới của Chính phủban hành điều lệ BhXh và dự thảo nghị định về việc thành lậpBhXh việt nam. ngoài ra, các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ của mình, dự thảo nhiều thông tư hướng dẫn thi hànhcác nghị định trên. như vậy, đến thời điểm này, bước chuẩn bịcho sự ra đời của BhXh việt nam đã cơ bản hoàn thành./.

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

103

Chương 3:Tổ CHứC Và HoạT ĐộNG BHxH VIỆT NaM

GIaI ĐoạN 1995-2002

1. Sự ra đời BHxH Việt Nam và những công việc khởiđầu

sau 10 năm thực hiện cải cách và chuyển đổi nền kinh tế từcơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế nước tabước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, cũng từ thực tiễnđổi mới đặt ra vấn đề phải xây dựng một hệ thống chính sách, phápluật đồng bộ, đặc biệt là yêu cầu cấp thiết phải đổi mới hệ thốngchính sách xã hội. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt lớn trongsự phát triển chính sách BHXH với việc triển khai thống nhấtBHXH bắt buộc cho người lao động trong mọi thành phần kinhtế và sự ra đời của tổ chức BHXH Việt Nam.

Trên cơ sở Bộ luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ05, Quốc hội khóa iX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995,Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và liên bộ banhành nhiều nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiệnchính sách chế độ BhXh. Trong đó, văn bản chủ đạo vê chê độ,chính sách BhXh là Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 quyđịnh thực hiện BhXh bắt buộc đối với công chức, công nhân

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

104

viên chức nhà nước và người lao động làm việc tại các doanhnghiệp. đông thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CPngày 16/02/1995 thành lập BhXh việt nam trên cơ sở thốngnhất các tổ chức BhXh ở Trung ương và địa phương thuộc hệthống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Laođộng việt nam để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý QuỹBhXh và thực hiện thống nhất các chế độ, chính sách BhXhtheo pháp luật.

để chuẩn bị công tác nhân sự cho BhXh việt nam, ngay từcuối năm 1994, Chính phủ đã tổ chức họp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động việt nam,nghe hai đơn vị giới thiệu một số phương án nhân sự cho vị trí chủchốt của BhXh việt nam. sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành,Thủ tướng võ văn kiệt chỉ đạo: BhXh việt nam là đơn vị giúpThủ tướng quản lý Quỹ BHXH là một quỹ tài chính lớn, ngườiđứng đầu BhXh việt nam nên lựa chọn người có kiến thức quảnlý tài chính, đồng thời am hiểu chính sách xã hội. đồng chí hồ Tế,Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc bấy giờ đã giới thiệu đồng chí nguyễnvăn Châu, vụ trưởng vụ Tài chính - hành chính văn xã, Bộ Tàichính, cử nhân Tài chính - kế toán, đã từng theo học khóa bồidưỡng kiến thức quản lý kinh tế ở Liên Xô và vừa hoàn thành luậnán Phó Tiến sĩ về đề tài kinh tế BhyT.

ngày 03/04/1995, theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng BanTổ chức-Cán bộ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ võ văn kiệtđã ký Quyết định số 197/TTg về việc bổ nhiệm cán bộ. Theo đó,đồng chí Trần đình hoan, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binhvà Xã hội, kiêm giữ chức Chủ tịch hội đồng Quản lý BhXh việt

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

105

nam; đồng chí hoàng minh Chúc, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoànLao động việt nam, kiêm giữ chức Phó Chủ tịch hội đồng Quảnlý; đồng chí Tào hữu Phùng, Thứ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữchức Phó Chủ tịch hội đồng Quản lý; đồng chí nguyễn văn Châu,vụ trưởng vụ Tài chính-hành chính văn xã thuộc Bộ Tài chính,giữ chức ủy viên hội đồng Quản lý, Tổng giám đốc BhXh việtnam; đồng chí Phạm Thành, Phó Trưởng Ban BhXh thuộc TổngLiên đoàn Lao động việt nam, giữ chức Phó Tổng giám đốcBhXh việt nam.

Thực hiện nghị định số 19/CP, ngày 24/06/1995, Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộivà Tổng Liên đoàn Lao động việt nam ban hành Thông tư liênbộ số 125-TT/LB hướng dẫn việc bàn giao nhiệm vụ, tổ chứcnhân sự BhXh của hệ thống Lao động-Thương binh và Xã hộivà Liên đoàn Lao động việt nam sang BhXh việt nam, BhXhviệt nam đã nhanh chóng tiếp nhận bàn giao, ổn định bộ máy,tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở Trungương, BhXh việt nam tiếp nhận 48 cán bộ, viên chức từ TổngLiên đoàn Lao động; 07 cán bộ, viên chức thuộc Phòng Quản lýhồ sơ, vụ Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xãhội; một số cán bộ từ Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác. Cơquan mới thành lập, trụ sở làm việc còn chưa có, Tổng giám đốcnguyễn văn Châu bàn bạc với Phó Tổng giám đốc Phạm Thànhthuê tạm một số căn phòng tại nhà khách Chính phủ số 37 hùngvương làm trụ sở BhXh việt nam. Trong nửa đầu năm 1995này, cơ quan BhXh từ Trung ương đến địa phương chỉ tập trungvào việc nhận bàn giao từ hai ngành Lao động-Thương binh và

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

106

Xã hội, Liên đoàn Lao động và ổn định tổ chức. Ban lãnh đạonhất trí phân công, Tổng giám đốc nguyễn văn Châu thườngtrực tại hà nội, tập trung chỉ đạo ổn định tổ chức bộ máy củaBhXh việt nam; Phó Tổng giám đốc Phạm Thành đi công táctại các địa phương, chỉ đạo việc nhận bàn giao tại các địaphương, làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, hđnd, uBnd tỉnh vềcông tác nhân sự và đề nghị chính quyền địa phương quan tâmphối hợp chỉ đạo công tác BhXh, một lĩnh vực còn hết sức mớimẻ. Trước khối lượng công việc của ngành BhXh, đòi hỏi phảiđược bổ sung nhân lực, đặc biệt là nhân sự chủ chốt. ngày28/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 379/TTg vềviệc bổ nhiệm đồng chí nguyễn Thành Xuyên, ủy viên kiêmChánh văn phòng ủy ban Thanh niên việt nam giữ chức vụ PhóTổng giám đốc BhXh việt nam.

đến cuối tháng 09/1995, 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và 565 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đãthành lập cơ quan BhXh trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chứcvà nhân sự từ 02 hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội, Liênđoàn Lao động và bắt đầu triển khai hoạt động để thực hiện nhiệmvụ trong toàn hệ thống từ 01/10/1995. Từ ngày 01/10/1995, toànhệ thống BhXh việt nam từ Trung ương đến địa phương với sốlượng 4.864 cán bộ, công chức, viên chức chính thức triển khainhiệm vụ trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: đội ngũ cán bộ trẻ,tâm huyết với công việc là một trong những ưu thế; tuy nhiên, sốcán bộ có trình độ trung, sơ cấp còn chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặcbiệt ở các huyện miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, cá biệt còncó cán bộ không có nghiệp vụ, chưa tốt nghiệp ThPT. Phần lớn

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

107

công chức, viên chức chưa được đào tạo cơ bản về công tác tàichính, lao động, tiền lương và nhất là về lĩnh vực BhXh nênkhông tránh khỏi những khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Tínhđến hết năm 1995, BhXh 53 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thànhviệc tiếp nhận bàn giao, nhưng tài sản nhận bàn giao hết sức nghèonàn. Chỉ có 02 địa phương có trụ sở làm việc là TP.hà nội và tỉnhBà rịa-vũng Tàu; 06 tỉnh được nhận bàn giao ô tô, cùng với mộtsố tài sản khác như bàn ghế, tủ, máy vi tính… trị giá theo đánh giálại ước khoảng 2.547.586.890 đồng. hầu hết BhXh các tỉnh,thành phố và BhXh cấp quận, huyện, thị xã phải đi thuê hoặcmượn tạm trụ sở, các phương tiện thiết yếu phục vụ công tác mớichỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với yêu cầu công việc.

Cũng trong thời gian này, thực hiện Nghị định số 45/CPngày 15/07/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BhXhđối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quânđội nhân dân và Công an nhân dân, các bộ phận làm công tácBhXh Quân đội nhân dân (sau này là BhXh Bộ Quốc phòng) vàBhXh Công an nhân dân đã được kiện toàn, nhân sự và tổ chứcthuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, chịu sự hướng dẫn và quảnlý về nghiệp vụ của BhXh việt nam.

Trên cơ sở nghị định 12/CP và nghị định 19/CP, ngày26/09/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số606/TTg về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động củaBhXh việt nam. Theo quy định tại điều 6, Quyết định này: Tổchức bộ máy BhXh việt nam như sau: 1- hội đồng Quản lýBhXh việt nam là cơ quan quản lý cao nhất của BhXh việtnam; 2- BhXh việt nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

108

ương đến địa phương, gồm có: Ở Trung ương: BhXh việt nam.Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) làBhXh tỉnh trực thuộc BhXh việt nam. Ở các quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là BhXh huyện trựcthuộc BhXh tỉnh. Tại cơ quan BhXh việt nam, có 08 tổ chứcgiúp việc Tổng giám đốc, gồm: Ban Quản lý chế độ chính sáchBhXh; Ban Quản lý thu BhXh; Ban Quản lý chi BhXh; Bankiểm tra - Pháp chế; Ban kế hoạch - Tài chính; Ban Tổ chức -Cán bộ; văn phòng và Trung tâm Thông tin - khoa học.

Theo Quyết định 606/Qđ-TTg, BhXh việt nam đặt dướisự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhànước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan nhànước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của tổ chức côngđoàn.

sau 03 tháng đồng bộ triển khai nhiệm vụ, hệ thống BhXhviệt nam đã khắc phục những khó khăn ban đầu, nhanh chóng ổnđịnh tổ chức, bộ máy để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn,không gây gián đoạn việc hưởng quyền lợi của đối tượng.

Công tác nhân sự tiến hành nhanh nhưng thận trọng, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và bảo đảm chất lượng đội ngũ cánbộ. việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tiến hành khẩn trương,đúng quy trình và thủ tục, có sự giới thiệu và thỏa thuận của cấpủy và chính quyền địa phương. ngay sau khi tiếp nhận bàn giao,Tổng giám đốc nguyễn văn Châu đã ký Quyết định bổ nhiệm 53giám đốc và 64 Phó giám đốc BhXh cấp tỉnh, 514 giám đốc và156 Phó giám đốc BhXh huyện, trong đó có 63% có trình độ đạihọc; 21% ở độ tuổi dưới 40 và 26% cán bộ nữ.

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

109

BhXh việt nam cũng sớm xây dựng và ban hành Quyếtđịnh quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạncủa BhXh cấp tỉnh, huyện. Quy định việc phân cấp quản lý cánbộ, biên chế và tổng hợp danh sách công chức, viên chức, tiềnlương thuộc hệ thống BhXh việt nam. Xây dựng chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, từng bước bố trí,sắp xếp cán bộ cho phù hợp, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cácban nghiệp vụ của BhXh việt nam: (1) đồng chí nguyễn kimThái được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ;(2) đồng chí đỗ văn sinh được bổ nhiệm giữ chức vụ TrưởngBan kế hoạch - Tài chính (đến tháng 06/2004, được bổ nhiệm làPhó Tổng giám đốc BhXh việt nam đến nay); (3) đồng chí kiềuvăn minh được bổ nhiệm Phó trưởng Ban kế hoạch Tài chính(sau này có thời gian được bổ nhiệm Trưởng Ban Thu, TrưởngBan kế hoạch - đầu tư và từ tháng 07/2014 được bổ nhiệm giữchức vụ Trưởng Ban Tuyên truyền); (4) đồng chí nguyễn Thịmai, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Thu (sau này được điều động,luân chuyển làm Phó trưởng Ban kiểm tra); (5) đồng chí nguyễnXuân Bến, Phó trưởng Ban Quản lý Chế độ Chính sách - nay làBan Thực hiện Chính sách BhXh (đến tháng 01/2003, đồng chíBến được bổ nhiệm là giám đốc Trung tâm Lưu trữ); (6) đồngchí đinh Thị như ý, Phó trưởng Ban Chi - nay là Ban Tài chínhkế toán (đến tháng 01/2003, khi sáp nhập BhyT việt nam vàoBhXh việt nam, đồng chí như ý được điều động, luân chuyểnsang làm Phó trưởng Ban BhXh Tự nguyện); (7) đồng chí hàvăn Chi, Phó Chánh văn phòng BhXh việt nam (sau được bổnhiệm Chánh văn phòng rồi luân chuyển làm Trưởng Ban Quản

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

110

lý Chế độ Chính sách - nay là Ban Thực hiện Chế độ BhXh).sau khi thống nhất trong lãnh đạo, Tổng giám đốc nguyễn vănChâu ký Quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Phạm Thành, Phó Tổnggiám đốc BhXh việt nam kiêm nhiệm chức giám đốc Trungtâm Thông tin khoa học. đồng chí Phạm Chương dương được bổnhiệm Phó giám đốc Trung tâm (sau này là giám đốc Trung tâmCông nghệ thông tin). Tháng 01/1996, đồng chí nguyễn hữu đứcđược bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Phụ trách Ban kiểm tra. Tháng05/1996, đồng chí dương Xuân Triệu được bổ nhiệm Phó Trưởngban, phụ trách Ban Chi (sau này là viện trưởng viện khoa họcBhXh, Trưởng Ban hợp tác quốc tế). Tháng 02/1997, đồng chíLê Quyết Thắng được bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng, phụ tráchvăn phòng BhXh việt nam (sau là Trưởng Ban kiểm tra).

Thời gian này, do yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo BhXh việtnam thường xuyên phải công tác tại các tỉnh phía nam. được sựnhất trí của Bộ nội vụ và sự đồng ý của văn phòng Chính phủ,BhXh việt nam đã thành lập văn phòng đại diện phía nam trêncơ sở tiếp nhận 04 cán bộ từ văn phòng đại diện phía nam củaTổng Liên đoàn Lao động việt nam; 02 cán bộ của Công đoànngành Cao su và 01 cán bộ của ủy ban Thanh niên việt nam.đồng chí Trần ngọc Tấn, Phó Chánh văn phòng ủy ban Thanhniên việt nam được bổ nhiệm giữ chức Trưởng đại diện vănphòng phía nam.

Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy tổ chức, để tạo cơ chế tàichính cho các đơn vị chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, BhXhviệt nam đã tạm thời ban hành các quy định quản lý tài chính vàtổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

111

chức trong ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Phốihợp với vụ Chế độ kế toán-kiểm tra, Bộ Tài chính, xây dựng chếđộ kế toán BhXh (hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ, biểumẫu kế toán) áp dụng từ ngày 01/10/1995. Tổ chức 07 lớp tập huấnnghiệp vụ cho gần 1.200 người là giám đốc, Phó giám đốc,Trưởng, phó trưởng phòng BhXh các tỉnh, thành phố, giám đốcBhXh huyện và cán bộ làm công tác kế toán về chế độ, chính sáchBhXh và chế độ kế toán BhXh.

Chỉ trong 03 tháng cuối năm 1995, BhXh các tỉnh, thànhphố đã tiếp nhận danh sách đối tượng từ ngành Lao động-Thươngbinh và Xã hội để đảm bảo chi trả các chế độ BhXh hàng thángvới tổng số 1.781.858 đối tượng, trong đó: 166.976 người hưởnghưu quân đội; 1.030.517 người hưởng hưu công nhân viên chức;402.081 người hưởng chế độ mất sức lao động; 6.480 người hưởngchế độ tai nạn lao động và người phục vụ TnLđ; 174.438 ngườihưởng tuất công nhân viên chức; 1.366 người hưởng chế độ đốivới công nhân cao su.

Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 1995 của BhXh việtnam, trong năm 1995, BhXh việt nam đã cấp kinh phí để BhXhcác tỉnh, thành phố tổ chức chi trả các chế độ BhXh cho đối tượngvới tổng số tiền 1.173.379 triệu đồng, trong đó: chi cho đối tượnghưởng lương hưu từ ngân sách do ngành Lao động -Thương binhvà Xã hội bàn giao là 1.149.000 triệu đồng; chi từ nguồn QuỹBhXh cho đối tượng nghỉ hưu trong Quý iv/1995 và chi các chếđộ ốm đau, thai sản là 24.379 triệu đồng.

mặc dù việc tiếp nhận bàn giao các đối tượng hưởng lươnghưu và trợ cấp BhXh chậm, nhưng BhXh các tỉnh, thành phố

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

112

vẫn đảm bảo chi trả cho các đối tượng đúng kỳ, đủ số, tận tayvà an toàn nguồn quỹ, ở một số nơi còn bảo đảm sớm hơn từ 05đến 07 ngày so với thời gian chi trả trước đây. để đạt được kếtquả này, BhXh việt nam đã chỉ đạo BhXh các tỉnh, thành phốhướng dẫn BhXh huyện rà soát toàn bộ danh sách đại lý chi trảvà ký lại hợp đồng chi trả. một số địa phương còn mạnh dạn thíđiểm các bàn chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng BhXh nhưThanh hóa, nam hà (nay là nam định và hà nam), hà Tây(nay thuộc hà nội), hà Tĩnh, ninh Bình… một số địa phươngtổ chức vận chuyển tiền đến tận phường, xã để chi trả, đảm bảokịp thời và an toàn như Bắc Thái (nay là Bắc kạn và Tháinguyên), Thái Bình, nam hà, hà nội, hà Tây… Bên cạnh việcchi trả các chế độ BhXh, hệ thống BhXh việt nam còn thựchiện việc chi trả các chế độ ưu đãi cho người có công theo Quyếtđịnh số 425/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tinh thần thái độphục vụ đầy trách nhiệm và hết lòng vì đối tượng của đội ngũcán bộ, công chức ngành BhXh đã được đối tượng ghi nhận,khen ngợi, đồng tình, ủng hộ.

ngay sau khi thành lập, dù việc nhận bàn giao còn dang dởnhưng BhXh việt nam đã khẩn trương triển khai nhiệm vụ thuBhXh từ ngày 01/07/1995 theo hướng dẫn tại Thông tư số 58-TC/HCSN của Bộ Tài chính. Công tác thu BhXh thời kỳ này hếtsức khó khăn do người lao động và chủ sử dụng lao động đangquen với cơ chế bao cấp, nay chuyển sang thực hiện chế độ, chínhsách BhXh theo nguyên tắc đóng - hưởng. mặt khác, việc nângtỷ lệ đóng BhXh từ 13% lên 20%, giảm tỷ lệ hưởng lương hưu từ95% xuống còn 75% nhằm đảm bảo công bằng giữa mức đóng và

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

113

mức hưởng đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. vớiquyết tâm thực hiện thành công công cuộc đổi mới chính sách xãhội của đảng và nhà nước, trong đó đổi mới chính sách BhXh đitiên phong, toàn ngành đã khắc phục mọi khó khăn, tính đến ngày31/12/1995, toàn hệ thống BhXh đã thu vào Quỹ BhXh 696.866triệu đồng, đạt 78,81% so với kế hoạch thu 06 tháng cuối năm1995 được Bộ Tài chính giao cho các địa phương, đạt 49,02% kếhoạch năm 1995. Trong 53 BhXh tỉnh, thành phố có 32 đơn vịthu đạt tỷ lệ từ 100% trở lên so với kế hoạch. đặc biệt, có 12 đơnvị thu đạt trên 150% kế hoạch như BhXh các tỉnh, hà nội, namhà, Quảng nam, đà nẵng, Phú yên, hải hưng (nay là hải dươngvà hưng yên), gia Lai, kon Tum, đồng nai, Tiền giang, Tràvinh, Tây ninh, Bà rịa-vũng Tàu, sóc Trăng. Tuy nhiên, cũngcòn 21 tỉnh, thành phố đạt kết quả chưa tới 50%.

một số BhXh tỉnh, thành phố tổ chức tốt việc quản lý,đôn đốc thu nộp đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế liên doanh,liên kết, đầu tư nước ngoài và các đơn vị ngoài quốc doanh, đãđạt được những kết quả tốt như hà nội, khánh hòa, TP.hCm,sông Bé (nay là Bình dương và Bình Phước), Bà rịa-vũng Tàu,Lâm đồng.

sau khi ổn định tổ chức bộ máy, từ ngày 01/10/1995, BhXhviệt nam đã xây dựng, hình thành và từng bước hoàn thiện cơ chếxét hưởng các chế độ BhXh theo nguyên tắc tập trung, chỉ BhXhcấp tỉnh mới có quyền thẩm định, xét duyệt hồ sơ hưởng chế độBhXh theo đúng quy định của pháp luật, BhXh việt nam thẩmđịnh lại việc xét hưởng các chế độ BhXh hàng tháng. để thựchiện được quy định này, BhXh việt nam đã ban hành các văn

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

114

bản hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quy trình xét duyệt, thành lậpPhòng Quản lý Chế độ Chính sách (nay là Phòng Chính sáchBhXh) ở BhXh cấp tỉnh.

Thực hiện cơ chế mới về quản lý các chế độ, chính sáchBhXh đã đem lại một số kết quả nhất định. Theo báo cáo củaBhXh các tỉnh, thành phố đã điều chỉnh từ hưởng lương hưuxuống hưởng mất sức lao động 154 người do khai man thời giancông tác, cắt tiền trợ cấp tuất hàng tháng của các đối tượng hưởngquá tuổi quy định. Chỉ riêng BhXh tỉnh vĩnh Phú (nay là Phú Thọvà vĩnh Phúc) trong tháng 12/1995 đã quyết định dừng trợ cấpmất sức lao động của 119 người hưởng quá thời hạn từ 02 đến 03năm ở huyện mê Linh, thu hồi số tiền là 133 triệu đồng. BhXhtỉnh ninh Bình quyết định thôi hưởng chế độ mất sức lao độnghàng tháng do quá thời hạn 201 người. BhXh tỉnh Bình Thuậncắt hưởng 56 trường hợp tương tự...

Trong Quý iv/1995, 32 BhXh tỉnh, thành phố đã giảiquyết kịp thời các chế độ BhXh cho 15.775 người, trong đó3.897 hưu viên chức; 54 hưu lực lượng vũ trang; 770 trường hợphưởng tuất một lần; 7.844 trường hợp hưởng trợ cấp một lần;2.975 người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; 231 người hưởngtrợ cấp tai nạn lao động hàng tháng; 04 người hưởng trợ cấpbệnh nghề nghiệp. nhìn chung, công tác xét duyệt chế độ BhXhđược thực hiện đúng quy định, giữ ổn định, đảm bảo tính liêntục và quyền lợi cho đối tượng trong quá trình chuyển giao vàđổi mới tổ chức bộ máy thực hiện BhXh.

ngay từ rất sớm, công tác kiểm tra, pháp chế đã đượcBhXh việt nam hết sức coi trọng. Ban kiểm tra-Pháp chế của

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

115

BhXh việt nam và bộ phận kiểm tra của BhXh các tỉnh, thànhphố đã từng bước triển khai hoạt động và đạt được những kết quảnhất định. Chỉ trong 03 tháng cuối năm 1995, BhXh các tỉnh,thành phố đã xây dựng và triển khai khá hiệu quả kế hoạch côngtác kiểm tra việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân về BhXh. BhXh TP.hCm phát hiện 02 trườnghợp khai man thời gian công tác hưởng BhXh, thu hồi trên 16triệu đồng; BhXh tỉnh Quảng Bình phát hiện 245 trường hợpkhai man thời gian công tác hưởng BhXh, giảm chi cho ngânsách 15,5 triệu đồng/tháng.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BhXhcó ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chínhtrị của ngành, ngay từ những ngày đầu thành lập, BhXh việtnam đã hết sức chú trọng đến công tác đặc biệt này. ngay trong03 tháng cuối năm 1995, mặc dù còn bộn bề công việc, Tổnggiám đốc nguyễn văn Châu đã chỉ đạo Phó Tổng giám đốcPhạm Thành chủ trì các Ban nghiệp vụ biên soạn, in và phát hànhtài liệu “hệ thống các văn bản pháp quy về BhXh” để giới thiệunhững văn bản mới nhất của nhà nước, các bộ và BhXh việtnam về chế độ, chính sách BhXh, bộ máy tổ chức BhXh vàhướng dẫn nghiệp vụ thực hiện các chế độ BhXh cho hệ thốngvà toàn xã hội.

Từ tháng 01/1996, BhXh việt nam đã cho ra mắt ấn phẩmBản tin BhXh (sau này phát triển thành Thông tin BhXh và đếnngày 23/12/1998, chính thức được cấp phép xuất bản Tạp chíBhXh), phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chínhsách BhXh và các hoạt động của hệ thống BhXh trong cả nước.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

116

Phó Tổng giám đốc Phạm Thành được bổ nhiệm kiêm nhiệm giữchức Tổng Biên tập.

Cùng với việc phát hành ấn phẩm tuyên truyền của ngành,BhXh việt nam trực tiếp phối hợp với các cơ quan báo chí Trungương và chỉ đạo BhXh các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơquan báo chí địa phương tuyên truyền sâu rộng về chính sáchBhXh và hoạt động của ngành.

nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệmvới các cơ quan BhXh của các nước và các tổ chức quốc tế, mặcdù vừa mới thành lập và còn không ít khó khăn, bỡ ngỡ trong mộtlĩnh vực công tác hết sức mới mẻ, BhXh việt nam đã có nhiềucuộc trao đổi, làm việc với Quỹ tiền tệ Quốc tế, ngân hàng Thếgiới, Tạp chí viện hàn lâm khoa học của Thụy điển, Cố vấn trưởngdự án BhXh ở việt nam của Tổ chức Lao động Quốc tế; đặc biệt,BhXh việt nam đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vựcquản lý những người đang hưởng các chế độ BhXh” với Cơ quanTổng hợp liên nghề về hưu trí của người làm công (igirs).

ngày 01/12/1995, hội đồng Quản lý BhXh việt nam họpphiên thứ 05 dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng quản lý, Bộtrưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Trần đình hoan vàcác thành viên: đồng chí Tào hữu Phùng, Phó Chủ tịch hội đồngQuản lý, Thứ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí hoàng minh Chúc,Phó Chủ tịch hội đồng Quản lý, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Laođộng việt nam và đồng chí nguyễn văn Châu, ủy viên hội đồngQuản lý, Tổng giám đốc BhXh việt nam. Phiên họp này có mời02 đồng chí Phó Tổng giám đốc BhXh việt nam Phạm Thànhvà nguyễn Thành Xuyên tham dự.

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

117

sau khi nghe Tổng giám đốc BhXh việt nam trình bàyvề tình hình hoạt động của BhXh việt nam trong Quý iv/1995và những vấn đề trình hội đồng Quản lý (hđQL) cho ý kiến chỉđạo, hội đồng quản lý đã thống nhất những nội dung sau: hđQLđánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của toàn hệ thống BhXhviệt nam trong thời gian qua, đặc biệt trong điều kiện còn nhiềukhó khăn ban đầu của một cơ quan mới được thành lập. hệ thốngBhXh việt nam đã dần dần thực hiện cơ chế quản lý sự nghiệpBhXh trong tình hình mới, từng bước hình thành Quỹ BhXhtập trung; đổi mới cơ chế quản lý thu BhXh, xét duyệt hồ sơchính sách BhXh theo hướng tập trung, mở rộng dần đối tượngngười lao động tham gia BhXh trong các thành phần kinh tế.hđQL thông qua kế hoạch thu-chi BhXh năm 1996. Thông quaphương án về bảo toàn và phát triển quỹ BhXh để trình Thủtướng Chính phủ xem xét. đề nghị Bộ Lao động-Thương binhvà Xã hội quyết định về mẫu sổ BhXh để BhXh việt nam kịpin và phát hành sổ BhXh trong Quý i/1996. đồng ý để BhXhviệt nam nghiên cứu và thay đổi một số mẫu biểu, thủ tục vàquy trình xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BhXh cho phù hợpvới tình hình mới. đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm nguồnchi trả cho các đối tượng đang hưởng chế độ BhXh trước ngày30/09/1995 và từ 01/10/1995 các chế độ BhXh do Quỹ BhXhchi trả. Thống nhất quy trình trong giải quyết các vấn đề bất hợplý khi thực hiện chế độ BhXh. Thống nhất ý kiến về quản lýthu-chi và thực hiện các chế độ BhXh đối với các đối tượngtham gia BhXh của Bộ Quốc phòng. Cũng tại phiên họp này,hđQL cho ý kiến về phương án trụ sở làm việc của BhXh việt

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

118

nam. đồng ý phê duyệt bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vựcquản lý những người đang hưởng chế độ BhXh giữa BhXh việtnam và cơ quan Tổng hợp liên nghề về hưu trí của người làmcông (igirs) của Cộng hòa Pháp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của hđQL, năm 1996, BhXh việtnam chuyển trụ sở làm việc từ số 37 hùng vương sang địa chỉ 61đê La Thành. mặc dù vẫn chỉ là trụ sở đi thuê nhưng diện tích làmviệc rộng rãi hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là việclập kho lưu trữ hồ sơ hưởng lương hưu của gần 02 triệu đối tượngtrong cả nước.

Phát huy những kết quả đạt được trong năm đầu tiên thànhlập mà trên thực chất (thực tế, hoạt động nghiệp vụ chỉ diễn ratrong 03 tháng cuối năm 1995), năm 1996, toàn ngành BhXh tiếptục nỗ lực với quyết tâm cao đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kếhoạch thu BhXh được Chính phủ giao với trên 2.500 tỷ đồng,bằng 150,71% kế hoạch, tăng gấp 3,59 lần so với số thu năm 1995.nếu như ở năm đầu tiên, có tới 21 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hoànthành kế hoạch chưa tới 50%, thì trong năm thứ hai triển khainhiệm vụ, 100% BhXh tỉnh, thành phố hoàn thành đạt và vượtmức chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó có 26 đơn vị đạt từ 130% kếhoạch trở lên, có thể kể đến như BhXh TP.hà nội, hải Phòng,ninh Bình, Quảng Bình, Quảng ngãi, gia Lai…

Trong năm 1996, một công tác trọng tâm được toàn ngànhtriển khai hết sức tích cực, đó là việc cấp sổ BhXh cho gần 03triệu người lao động đang tham gia BhXh. Xác định sổ BhXh làcơ sở pháp lý quan trọng để ngành BhXh giải quyết chế độ đốivới người lao động. do vậy, quan điểm chỉ đạo của BhXh việt

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

119

nam là khẩn trương nhưng tuyệt đối không chạy theo số lượng,bảo đảm trước hết là phải đúng và chính xác trong từng bước, từngkhâu xét duyệt hồ sơ cấp sổ. Từ ngày 01/07/1996, công tác cấp sổBhXh được triển khai trong cả nước. đến hết năm 1996, chỉ sau06 tháng triển khai, đã thực hiện phát 2,5 triệu tờ khai, duyệt trên01 triệu tờ khai và tiến hành cấp được trên 600.000 sổ BhXh. Quacông tác này đã phát hiện được nhiều cơ quan, đơn vị không thamgia hoặc còn nợ, thiếu tiền đóng BhXh, đã góp phần thực hiệntruy thu được gần 285 tỷ đồng.

Cũng trong năm 1996, việc chi trả các chế độ BhXh đượcBhXh các tỉnh, thành phố đảm bảo chi trả đủ số, kịp thời và đếntận tay đối tượng. Trong chi trả 02 chế độ ốm đau, thai sản, đãứng trước từ Quỹ BhXh trên 22 tỷ đồng (khoảng 02 tháng chicác chế độ này) để làm quỹ luân chuyển thanh toán và thực hiệnnguyên tắc chi trả theo chứng từ gốc hợp lệ nên đã giảm thiểunhững thất thoát do chi sai chế độ, sai nguyên tắc trong phạm vitoàn quốc, hầu hết BhXh các tỉnh đã áp dụng mô hình chi trảtrực tiếp tại các địa bàn mà điều kiện cho phép, qua đó quản lýchặt chẽ được số tăng, giảm đối tượng và phát hiện nhiều tiêucực như khai man hồ sơ hoặc hưởng quá thời gian quy định, đãxử lý, thu hồi và giảm chi cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.Trong năm 1996 đã thực hiện chi trả các chế độ BhXh với tổngsố tiền là trên 4.791 tỷ đồng, được đông đảo người lao động tintưởng, hoan nghênh, ủng hộ.

với sự hình thành một hệ thống BhXh thống nhất và tậptrung, mục tiêu Chính phủ đề ra cho ngành BhXh là hình thànhvà phát triển Quỹ BhXh độc lập với ngân sách nhà nước. Chỉ sau

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

120

02 năm thành lập với trên 15 tháng chính thức triển khai các hoạtđộng nghiệp vụ, bước đầu đã thực hiện được mục tiêu ấy. để tăngtrưởng Quỹ BhXh, Chính phủ đã cho phép ngành BhXh đượcthực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng Quỹ như mua tráiphiếu, tín phiếu, cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia vay… tính đếnhết năm 1996, Quỹ BhXh đã cho ngân sách nhà nước vay trên1.078 tỷ đồng, hệ thống ngân hàng quốc doanh vay 1.400 tỷ đồngvà đã có một số lãi bước đầu trên 60 tỷ đồng.

Bộ máy tổ chức từng bước được ổn định, dù điều kiện làmviệc còn hết sức khó khăn cả với cơ quan BhXh việt nam ởTrung ương và BhXh các địa phương, trụ sở làm việc hầu hết vẫnphải đi thuê hoặc mượn tạm, nhưng toàn hệ thống BhXh đã thựchiện tốt tất cả các mặt công tác. Bên cạnh việc hoàn thành xuất sắcchỉ tiêu thu, tổ chức chi trả an toàn và từng bước thực hiện đầu tưtăng trưởng Quỹ theo chỉ đạo của Chính phủ, các mặt công táckhác như kiểm tra, giải quyết chính sách, tuyên truyền cũng đượcchú trọng. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợplập hồ sơ giả trong lĩnh vực hưu quân đội, hưu viên chức, nhiềuchứng từ thanh toán 02 chế độ ngắn hạn không hợp lệ. Công táckiểm tra đã góp phần chấn chỉnh, đưa công tác thu, chi, xét duyệtcác chế độ chính sách BhXh vào nền nếp, đã tiếp nhận và giảiquyết trên 2.300 đơn thư về chế độ chính sách BhXh.

Chỉ trong năm 1996, toàn ngành đã thẩm định trên 75.000hồ sơ hưởng trợ cấp BhXh thường xuyên và một lần, bảo đảmtính chính xác và đầy đủ của hồ sơ, giảm tối đa những sai sót cóthể gây ra hậu quả lâu dài. ngành cũng đã áp dụng cơ chế xétduyệt hồ sơ mới: chủ sử dụng lao động chỉ ra quyết định cho

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

121

người lao động nghỉ việc hưởng chế độ; BhXh tỉnh, thành phốtổ chức xét duyệt hồ sơ và chuyển về BhXh việt nam thẩmđịnh. mức hưởng lương hưu của người lao động do cơ quanBhXh quyết định trên cơ sở thời gian công tác và mức đóng củangười lao động. Cơ chế này đã nhận được sự đồng tình, chấpthuận trong toàn hệ thống và đảm bảo sự chặt chẽ trong việc thựchiện chế độ chính sách BhXh.

Công tác thông tin tuyên truyền được toàn hệ thống BhXhquan tâm và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Bản tinBhXh phát hành đều đặn hàng tháng nhằm tuyên truyền, phổbiến những vấn đề về BhXh trong phạm vi toàn quốc. BhXhcác tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp viết bài, cung cấpthông tin cho Bản tin cũng như các báo, đài ở Trung ương và địaphương để phản ánh hoạt động của ngành, cùng khó khăn, thuậnlợi, những vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo thực hiện tốtnhiệm vụ BhXh. Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, ngườilao động, chủ sử dụng lao động và nhân dân hiểu rõ hơn về chínhsách BhXh, từ đó ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ ngành BhXhhoàn thành nhiệm vụ.

Tháng 04/1997, tại hội nghị Tổng kết công tác năm 1996,triển khai nhiệm vụ năm 1997 của BhXh việt nam, Phó Thủtướng Chính phủ Phan văn khải đã khẳng định: “Chỉ trong chưađầy 02 năm hoạt động, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng ổn địnhtổ chức, bộ máy và cán bộ; thực hiện đúng các chế độ chính sáchđối với những người tham gia và thụ hưởng BHXH; tổ chức thuBHXH đạt kết quả cao, đầy đủ cho các đối tượng hưởng BHXHvà bước đầu đã hạch toán và hình thành được Quỹ BHXH tập

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

122

trung, độc lập với ngân sách nhà nước, từng bước khẳng định tínhđúng đắn của đường lối đổi mới chính sách xã hội nói chung vàchính sách BHXH nói riêng của Đảng và Nhà nước”.

2. Nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, từng bước pháttriển

Chủ trương đổi mới chính sách xã hội, đặc biệt là đổi mớichính sách BhXh cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nhiềuthành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đảng và nhànước ta chỉ đạo quyết liệt; nhưng phải đến kỳ đai hôi đảng toànquốc lân thứ viii năm 1996, lần đầu tiên được văn kiện đại hộiđảng nhấn mạnh: “Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao độngthuộc các thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơquan, các doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các quỹbảo hiểm; bảo đảm đời sống của người nghỉ hưu”. Triên khai thựchiện nghị quyêt đại hội đảng lân thứ viii, Bộ Chính trị đã banhành Chỉ thị sô 15-CT/TW ngày 26/5/1997 vê “Tăng cường sưlãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội”, trong đó yêu cầucác tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảnguỷ trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thưc hiện chế độBhXh, xác định trọng tâm là thu BhXh, đảm bảo nguyên tắc cótham gia thì mới được hưởng; kiêm tra, rà soát hô sơ, cấp lại thẻlĩnh lương hưu, trợ cấp, cấp sổ BhXh cho người lao động đảmbảo chặt chẽ, công bằng; tăng cường công tác kiêm tra, giám sátchống các biểu hiện tiêu cưc, gây thất thoát trong tổ chức thựchiện; kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện BhXh; tổ chức sơ kếthoạt động BhXh trong thời gian qua, có những kiến nghị sửa đổi,

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

123

hoàn thiện các chế độ BhXh, tạo điều kiện mở rộng chế độ BhXhđối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế và sớm xâydựng Luật BhXh; quan tâm, bôi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý,cán bộ nghiệp vụ và trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết đểnâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanhvà rộng hơn trên lĩnh vực này.

Trong nửa cuối năm 1996 và đầu năm 1997, Quốc hội quyếtđịnh chia tách địa giới hành chính của 08 tỉnh, thành phố: tỉnh BắcThái tách thành 02 tỉnh Bắc kạn, Thái nguyên; tỉnh hà Bắc táchthành 02 tỉnh Bắc giang, Bắc ninh; tỉnh nam hà tách thành 02tỉnh hà nam, nam định; tỉnh hải hưng tách thành 02 tỉnh hảidương và hưng yên; tỉnh vĩnh Phú tách thành 02 tỉnh vĩnh Phúcvà Phú Thọ; tỉnh Quảng nam-đà nẵng tách thành tỉnh Quảngnam và TP.đà nẵng; tỉnh sông Bé tách thành 02 tỉnh Bình dươngvà Bình Phước; tỉnh minh hải tách thành 02 tỉnh Bạc Liêu và Càmau. sự kiện này đã đặt ra yêu cầu thành lập cơ quan BhXh tại08 tỉnh, thành phố mới, dẫn tới hệ thống cơ quan BhXh cấp tỉnhtăng từ 53 đơn vị lên 61 đơn vị.

Thực hiện nghị định 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủvề điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp đối với công chức, viênchức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, mất sức, cán bộphường, xã và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội, trongnăm 1997, toàn ngành đã tập trung hoàn thành việc điều chỉnhlương hưu, trợ cấp cho đối tượng, kết hợp rà soát lại thủ tục hồ sơcủa từng đối tượng hưởng lương hưu; kiểm tra các thông số tínhlương hưu, trợ cấp BhXh theo quy định của Chính phủ trước đâyvà thực hiện điều chỉnh lại cho đúng theo quy định của pháp luật

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

124

làm cơ sở cho công tác đổi sổ, đổi giấy chứng nhận hưởng lươnghưu, trợ cấp BhXh. Qua đó đã phát hiện rất nhiều trường hợp tínhsai chế độ cho người lao động, có trường hợp sai tăng và có trườnghợp sai giảm chế độ, do giai đoạn trước đây khi thực hiện quản lýBhXh phân tán thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác giải quyếtchế độ, chính sách. BhXh việt nam đã chỉ đạo BhXh các tỉnh,thành phố rà soát và tính lại chế độ, đảm bảo quyền lợi cho ngườilao động và chống thất thoát cho ngân sách.

Tháng 02/1997, hội đồng Quản lý BhXh việt nam có sựthay đổi về nhân sự chủ chốt khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyếtđịnh số 77/TTg ngày 03/02/1997 bổ nhiệm đồng chí hồ Tế,nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch hội đồng Quảnlý BhXh việt nam thay đồng chí Trần đình hoan; đồng chí Lêduy đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kiêmgiữ chức Phó Chủ tịch hội đồng Quản lý BhXh việt nam, là đạidiện của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham gia hội đồngQuản lý.

ngày 26/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số20/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Quản lý tài chính đốivới BhXh việt nam. Theo đó, chi phí quản lý bộ máy của hệthống BhXh việt nam được tính bằng 6% tổng số thu trong thờigian 05 năm trước mắt (1998-2002), gồm chi cho hoạt động bảotồn, tăng trưởng Quỹ BhXh và chi khác. kinh phí đầu tư xâydựng cơ sở vật chất của hệ thống BhXh việt nam được ngân sáchnhà nước cân đối cấp dần trong một số năm, ngoài ra còn được bổsung từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởngquỹ đem lại. hằng năm, BhXh việt nam có trách nhiệm lập dự

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

125

toán thu - chi quỹ BhXh, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựngcơ sở vật chất trình hội đồng Quản lý BhXh thông qua và gửi BộTài chính. Tổng giám đốc BhXh việt nam căn cứ vào dự toánđã được thông qua để giao chỉ tiêu thu-chi cho BhXh các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; quyết toán thu-chi và mua sắmtrang thiết bị, phương tiện làm việc theo chế độ kế toán BhXh doBộ Tài chính ban hành và các chế độ quản lý tài chính khác donhà nước quy định. việc Chính phủ ban hành Quy chế Quản lýtài chính đối với BhXh việt nam đã đáp ứng kịp thời những yêucầu về cơ chế hoạt động tài chính cho một ngành có tính đặc thùnhư BhXh, tạo điều kiện để ngành chủ động trong việc triển khaivà hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong giai đoạn đầumới thành lập hết sức khó khăn, thiếu thốn.

hợp tác quốc tế trên lĩnh vực BhXh tiếp tục được quantâm. ngày 13/02/1998, tại Bangkok, hiệp hội an sinh xã hộiasEan (assa) đã chính thức được thành lập với 05 thành viênchính thức là indonesia, malaysia, Philippines, sigapore, Thai-land và 02 quan sát viên là Lào và việt nam. Tại kỳ họp cuốinăm 1998, assa đã quyết định kết nạp việt nam là thành viênchính thức. ngay sau khi trở thành thành viên assa, ngày14/5/1999, BhXh việt nam đã đăng cai tổ chức thành công hộinghị Ban Chấp hành assa lần thứ 03 tại hà nội. như vậy, chỉsau chưa đầy 04 năm thành lập và đi vào hoạt động, BhXh việtnam không những khẳng định vị trí, vai trò trong việc thực hiệnchính sách BhXh cho người lao động trong nước mà còn từngbước khẳng định trong các tổ chức an sinh xã hội khu vực và trêntrường an sinh xã hội quốc tế.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

126

một trong những khó khăn lớn nhất trong những năm đầuđổi mới chính sách BhXh là sau gần 50 năm hưởng chính sáchbao cấp về BhXh, trong tư duy của người lao động và chủ sửdụng lao động chưa thích nghi với việc trích một khoản từ lươngvà doanh số để đóng BhXh. sự chậm chuyển biến trong nhậnthức của các cấp, các ngành, người lao động, chủ sử dụng laođộng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sáchBhXh theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởngđòi hỏi công tác tuyên truyền về chính sách BhXh cần được quantâm thích đáng và đi vào chiều sâu. Trong thư Chủ tịch nước Trầnđức Lương gửi hội nghị liên ngành về công tác BhXh tháng02/1998, có nêu rõ: “…BHXH là một chính sách lớn của Đảngvà Nhà nước, mang tính xã hội và nhân đạo sâu sắc, thể hiện sựquan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta đối với người laođộng. Các đồng chí phải có biện pháp tuyên truyền để mọi ngườilao động, người sử dụng lao động ý thức được đầy đủ bản chấtcủa BHXH, để trong một thời gian không xa BHXH phải được xãhội hoá rộng rãi hơn, mọi người lao động đều được tham giaBHXH với tính tự nguyện cao, vì lợi ích của chính mình và lợi íchchung của cộng đồng…”. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịchnước, trong năm 1998, BhXh việt nam tập trung mạnh mẽ vàocông tác tuyên truyền. Tiếp tục duy trì xuất bản ấn phẩm Thôngtin BhXh và từng bước nâng cấp lên thành Tạp chí BhXh, mởrộng diện phát hành nhằm tuyên truyền sâu rộng chính sáchBhXh đến các cấp, các ngành, người lao động, người sử dụnglao động và nhân dân. ngày 23/12/1998, Tạp chí BhXh chínhthức được thành lập và thực hiện xuất bản số đầu tiên vào tháng

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

127

01/1999. Thời gian đầu, đồng chí Phạm Thành, Phó Tổng giámđốc BhXh việt nam trực tiếp kiêm nhiệm Tổng Biên tập Tạpchí, sau do yêu cầu công tác quản lý, từ tháng 11/2009, Phó Tổnggiám đốc Phạm Thành thôi kiêm nhiệm chức danh Tổng Biên tậpTạp chí, đồng chí Trần Xuân vinh, Phó giám đốc Trung tâmThông tin - khoa học kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí(sau này, đồng chí vinh được điều động, luân chuyển làm hiệutrưởng Trường đào tạo nghiệp vụ BhXh, Trưởng Ban Tuyêntruyền); đồng chí dương Xuân nguyên được bổ nhiệm Phó TổngBiên tập Tạp chí BhXh. Bên cạnh đó, BhXh việt nam còn hợptác với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương như Báo nhândân, đài Truyền hình việt nam triển khai nhiều chương trình phốihợp tuyên truyền về BhXh.

Trong bối cảnh toàn ngành đang ra sức khắc phục nhữngkhó khăn của buổi đầu thành lập, nỗ lực phấn đấu hoàn thànhnhiệm vụ đảng và nhà nước giao phó thì khó khăn lại đến khigiữa năm 1997, Tổng giám đốc nguyễn văn Châu phát hiện mắcbệnh nan y. Trong ký ức của nhiều cán bộ BhXh việt nam thếhệ ấy, vẫn còn lưu giữ hình ảnh cố Tổng giám đốc nguyễn vănChâu trên giường bệnh, dù rất mệt mỏi nhưng đồng chí vẫn gắnggượng làm việc, đọc các tài liệu, báo cáo và xử lý công việc ngaytại phòng điều trị. đến cuối năm 1997, khi bệnh diễn biến ngàycàng xấu đi, Tổng giám đốc nguyễn văn Châu phải sang sin-gapore chữa bệnh. Trước bối cảnh này, Chính phủ hết sức quantâm đến công tác nhân sự vì BhXh việt nam vừa mới thành lập,công việc còn bộn bề, cần phải có phương án bổ sung nhân sựchủ chốt, vừa chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, vừa

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

128

giúp Tổng giám đốc yên tâm trị bệnh. Tháng 02/1998, trong mộtbuổi làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủtướng Chính phủ Phan văn khải yêu cầu đồng chí Trần đìnhhoan, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xétviệc điều động, đưa đồng chí nguyễn huy Ban, vụ trưởng vụBhXh, Tiến sĩ Luật chuyên ngành BhXh, là người đã tham giavào quá trình đổi mới chính sách BhXh từ những ngày đầu sangBhXh việt nam, cùng với 02 đồng chí Phạm Thành và nguyễnThành Xuyên giúp việc đồng chí nguyễn văn Châu. sau khi cóý kiến thống nhất của hội đồng Quản lý BhXh việt nam, ngày27/03/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 198/Qđ-TTg về việc bổ nhiệm đồng chí nguyễn huy Ban giữ chức vụPhó Tổng giám đốc BhXh việt nam.

Tháng 06/1998, sau một thời gian chữa trị ở singapore nhưngbệnh tình không thuyên giảm, đồng chí nguyễn văn Châu về nước,điều trị tại một bệnh viện lớn ở TP.hCm một thời gian ngắn thì quađời. ngay sau đó, để đảm bảo việc điều hành công việc của ngànhBhXh, hội đồng Quản lý đã tổ chức phiên họp khẩn cấp, đề cửnhân sự cho chức danh Tổng giám đốc BhXh việt nam. ngày08/07/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 568/Qđ-TTgvề việc bổ nhiệm đồng chí nguyễn huy Ban giữ chức ủy viên hộiđồng Quản lý, Tổng giám đốc BhXh việt nam.

năm 1998, mặc dù có sự thay đổi về nhân sự chủ chốt vàđây cũng là giai đoạn bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tếcủa các nước trong khu vực dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếuviệc làm, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không ổnđịnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

129

trị của ngành, nhưng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngànhBhXh đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị. đến ngày31/12/1998, BhXh các tỉnh, thành phố, cơ quan BhXh thuộc BộQuốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ đã thu vàchuyển về tài khoản thu của BhXh việt nam trên 3.824 tỷ đồng,đạt 108% kế hoạch được giao. ngoài ra còn truy thu được trên 99tỷ đồng nợ đọng BhXh từ các năm trước. Có 14 địa phương đạttừ mức thu 110% trở lên, gồm: BhXh TP.hCm, đà nẵng, Quảngnam, Bình Thuận, Bình dương, đồng nai, Bà rịa-vũng Tàu,kiên giang, Trà vinh, Bạc Liêu, Cà mau, Thái nguyên, vĩnh Phúcvà nghệ an, trong đó BhXh tỉnh Bình dương đạt tỷ lệ cao nhất,bằng 137% kế hoạch.

Công tác thu năm 1998 của toàn ngành được đánh dấu bằngđiểm nhấn quan trọng là tập trung vào khu vực doanh nghiệp ngoàiquốc doanh. BhXh việt nam đã tổ chức hội thảo với sự tham giacủa BhXh 17 tỉnh, thành phố có số lao động thuộc doanh nghiệpngoài quốc doanh lớn và hội nghị toàn quốc về công tác thu BhXhđối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. kết quả, năm 1998, toànquốc có 112.223 lao động ngoài quốc doanh tham gia BhXh, tăng34,2% so với năm 1997 với số thu đạt trên 101 tỷ đồng, tăng 40,5%so với năm 1997. TP.hCm và Bình dương là 02 địa phương thựchiện tốt công tác thu BhXh ngoài quốc doanh. số lao động ngoàiquốc doanh tham gia BhXh của TP.hCm chiếm 58,6% lao độngngoài quốc doanh tham gia BhXh trong toàn quốc. Bình dươngtuy là một tỉnh mới thành lập nhưng cũng đạt được con số khá ấntượng với 11.147 lao động ngoài quốc doanh tham gia BhXh,chiếm gần 10% lao động nQd tham gia BhXh của toàn quốc.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

130

Cùng với công tác thu, trong năm 1998, công tác cấp sổBhXh, xét duyệt hồ sơ và chi trả các chế độ BhXh cũng tiếptục được quan tâm và thực hiện hiệu quả với 95,6% người laođộng đăng ký tờ khai đã được cấp sổ BhXh. đối với các địaphương có số lao động ít, việc cấp sổ BhXh cơ bản đã đượchoàn thành. Thẩm định và xét duyệt 42.909 hồ sơ hưởng BhXhhàng tháng, 102.022 hồ sơ hưởng BhXh một lần. Chi trả cácchế độ BhXh với tổng số tiền lên tới 6.019 tỷ đồng. Trong điềukiện nhiều BhXh tỉnh, thành phố chưa có trụ sở làm việc ổnđịnh, nơi làm việc còn chật hẹp, nhưng BhXh các tỉnh vẫn quantâm phân loại, sắp xếp và lưu trữ, bảo quản hồ sơ hưởng chế độBhXh của đối tượng hết sức cẩn thận. đặc biệt, một số địaphương đã triển khai chương trình quản lý hồ sơ đối tượnghưởng BhXh và danh sách chi trả trên máy vi tính, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chi trả và quản lý đốitượng, có thể kể đến như BhXh TP.hà nội, TP.hCm, TP.hảiPhòng, yên Bái, Quảng Trị, Lào Cai, an giang, đồng Tháp,vĩnh Long, Trà vinh, sóc Trăng và Cần Thơ,… Cũng ngay từnăm 1998 này, BhXh việt nam đã từng bước hướng tới côngtác cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cho các tổchức, cá nhân đến giao dịch, giải quyết chế độ, chính sách tạicơ quan BhXh thông qua việc triển khai nghiên cứu đề án Tiếpnhận và giải quyết hồ sơ hưởng BhXh theo mô hình “một cửa”,bước đầu áp dụng tại BhXh TP.hà nội và TP.hCm, hai địa bàncó đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BhXh lớn nhấttrong toàn quốc và được các đơn vị sử dụng lao động trên địabàn đánh giá hết sức tích cực.

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

131

để tạo điều kiện cho các địa phương hoàn thành tốt nhiệmvụ chính trị của ngành, trong năm 1998, BhXh việt nam đã đầutư xây mới 123 trụ sở làm việc của BhXh cấp quận, huyện; xâydựng 33 trụ sở BhXh tỉnh; xây dựng, sửa chữa 133 trụ sở làmviệc của BhXh cấp huyện, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ở Trung ương, cơ quan BhXh việt nam lúc này vẫn làmviệc tại trụ sở đi thuê. Cùng với sự phát triển của ngành, trụ sở 61đê La Thành ngày càng chật hẹp. hơn nữa là trụ sở đi thuê nêncũng khó có thể sửa chữa, cải tạo, nâng cấp. BhXh việt nam đãxin phép và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng trụsở tại 291 đội Cấn, Ba đình, hà nội, trên diện tích gần 1.000m2

đất chuyển giao từ ủy ban Thanh niên việt nam. năm 1997, Tổnggiám đốc nguyễn văn Châu đã động thổ khởi công công trình.đến cuối năm 1998, trụ sở đã xây dựng xong và chuẩn bị đưa vàosử dụng. giữa lúc đó, trong một lần Tổng giám đốc nguyễn huyBan và đồng chí đỗ văn sinh, Trưởng Ban kế hoạch - Tài chínhsang làm việc với Bộ trưởng Bộ nội vụ đỗ Quang Trung, đượcbiết Bộ nội vụ đang trả lại trụ sở số 07 Tràng Thi (trước đó là trụsở của Bộ Công nghiệp nhẹ) cho nhà nước, Tổng giám đốcnguyễn huy Ban và đồng chí đỗ văn sinh đã báo cáo ngay vớiChủ tịch hội đồng Quản lý hồ Tế. sau khi thống nhất trong hộiđồng Quản lý, đồng chí hồ Tế lên báo cáo trực tiếp với Thủ tướngPhan văn khải về nguyện vọng xin trụ sở số 07 Tràng Thi đểBhXh việt nam có nơi làm việc ổn định. được sự đồng ý củaThủ tướng Chính phủ, ngay trong Quý iv năm 1998, BhXh việtnam khẩn trương sửa chữa, cải tạo trụ sở số 07 Tràng Thi vàchuyển về làm việc trước Tết nguyên đán kỷ mão 1999.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

132

Tháng 05/1999, hội đồng Quản lý BhXh việt nam tiếp tụccó sự thay đổi nhân sự khi đồng chí hoàng minh Chúc, Phó Chủtịch Tổng Liên đoàn Lao động việt nam, Phó Chủ tịch hội đồngQuản lý BhXh việt nam nghỉ hưu, Thủ tướng Chính phủ đãQuyết định bổ nhiệm đồng chí đặng ngọc Chiến, Phó Chủ tịchTổng Liên đoàn Lao động việt nam, kiêm giữ chức ủy viên hộiđồng Quản lý BhXh việt nam, là đại diện của Tổng Liên đoànLao động việt nam tham gia hội đồng Quản lý BhXh việt nam.

Chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 05 năm ngày thành lập ngành,ngay từ cuối năm 1998, BhXh việt nam tổ chức phát động cuộcthi sáng tác mẫu biểu trưng BhXh việt nam. Chỉ sau một thờigian ngắn phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 395 tácphẩm của 226 tác giả dự thi. Trên cơ sở kết quả chấm của hội đồngnghệ thuật và Ban Tổ chức, ngày 19/01/1999, Tổng giám đốcnguyễn huy Ban đã ký Quyết định trao giải nhất cho tác phẩm“Bông hoa tặng người lao động” của họa sỹ nguyễn Thủy Liên,hội viên hội mỹ thuật việt nam và chính thức công bố đây làmẫu biểu trưng của ngành BhXh. Biểu trưng BhXh việt namhình tròn, màu xanh lam, biểu hiện sự thanh bình, an sinh xã hộimà BhXh việt nam lấy làm tôn chỉ mục đích phục vụ người laođộng. Trên nền xanh là một hình tượng nghệ thuật đa nghĩa: Câyđại thụ với tán lá hình bông hoa như chở che cho thân cây là hìnhtượng người lao động được cách điệu bởi chữ v (việt nam). Câyđại thụ ấy sinh sôi, nảy nở trong sự trường tồn của sự nghiệpBhXh nhờ sự đóng góp dựng xây của chính những người laođộng. Bông hoa sen 05 cánh tượng trưng cho vẻ đẹp bình dị, gầngũi của dân tộc việt nam cũng là tượng trưng cho các chế độ

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

133

BhXh việt nam đang tổ chức thực hiện. giữa bông hoa là hìnhtượng người lao động vươn lên chắc khỏe trong sự bảo đảm củacác chính sách BhXh. dòng chữ BhXh việt nam theo hình vòngcung phía dưới là vành đai pháp lý của cơ quan quản lý và tổ chứccác hoạt động của BhXh - cơ quan tin cậy nhất bảo vệ quyền lợihợp pháp cho người lao động trong cả nước.

ngày 15/07/1999, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướngThường trực nguyễn Tấn dũng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đãcó cuộc làm việc với Chủ tịch hội đồng Quản lý và Tổng giámđốc BhXh việt nam. Cùng với các ý kiến chỉ đạo về công tácnghiệp vụ, Phó Thủ tướng Thường trực đồng ý với đề nghị củaBHXH Việt Nam, lấy ngày 16/02/1995 - ngày Chính phủ banhành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam làmngày truyền thống của Ngành BHXH. hướng tới kỷ niệm 05 nămngày thành lập BhXh việt nam, tháng 10/1999, BhXh việtnam đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, trong đó nổi bật làcuộc thi viết với chủ đề “BhXh - nghĩa vụ và quyền lợi” đã thuhút hàng trăm ngàn người lao động trong cả nước tham gia.

nhằm kiện toàn hội đồng Quản lý BhXh việt nam, sau khiđồng chí hồ Tế nghỉ hưu, tháng 01/2000, Thủ tướng Chính phủQuyết định bổ nhiệm đồng chí nguyễn sinh hùng, ủy viên Trungương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch hộiđồng Quản lý BhXh việt nam; điều động và bổ nhiệm đồng chínguyễn Bường, Chủ tịch uBnd tỉnh Quảng Trị, giữ chức PhóChủ tịch Thường trực hội đồng Quản lý BhXh việt nam.

sau 05 năm hình thành và phát triển (1995-2000), tổ chứcbộ máy BhXh việt nam từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

134

và quận, huyện, thị xã đã cơ bản được kiện toàn. Trên cơ sở cácvăn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng,BhXh việt nam đã xây dựng chức năng, nhiệm vụ của từng đơnvị trực thuôc và kịp thời có những sửa đổi, bổ sung nhằm kiện toànvà hoàn thiện dần cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong toàn ngành.Thực hiện nghị quyết Trung ương 03 khóa viii về Chiến lượccông tác cán bộ, BhXh việt nam đã cụ thể hóa tiêu chuẩn củatừng chức danh cán bộ lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai công tácđào tạo, quy hoạch cán bộ trong toàn ngành. đội ngũ công chức,viên chức của toàn ngành đã không ngừng lớn mạnh cả về sốlượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đượcgiao. Tính đến 31/12/1999, toàn ngành có 5.627 cán bộ, côngchức, viên chức, trong đó 0,23% có trình độ trên đại học; 30,7%có trình độ đại học; 46,6% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp;22,47% có trình độ sơ cấp. độ tuổi bình quân dưới 30 tuổi chiếm25,25%; từ 30 đến 50 tuổi chiếm 67,52%; trên 50 tuổi chiếm7,23%. Cán bộ nữ chiếm 46,18%; tỷ lệ đảng viên chiếm 49,13%.Cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm 5,11%.

Trong 05 năm (1995-2000), BhXh việt nam đã vượt quachặng đường khó khăn đầu tiên, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu,nhiệm vụ trên tất cả các mặt công tác, từng bước khẳng định việcthực hiện đổi mới chính sách BhXh đồng bộ với đổi mới nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng và nhànước ta là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện trên một số kết quả chủyếu như: Công tác thu BhXh từ tháng 06/1995 đến hết ngày31/12/1999 đạt 14.665 tỷ đồng, trong đó: năm 1995, trên 778 tỷđồng; năm 1996, gần 2.570 tỷ đồng; năm 1997, gần 3.555 tỷ

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

135

đồng; năm 1998, trên 3.824 tỷ đồng; năm 1999, 4.188 tỷ đồng.so với năm 1994 - thời điểm trước khi đổi mới chính sách BhXh,các năm 1998, 1999 đều có số thu BhXh gấp hơn 10 lần. với kếtquả này, BhXh việt nam đã góp phần quan trọng vào việc hìnhthành Quỹ BhXh tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách nhànước, làm giảm gánh nặng cho ngân sách trong việc chi trả cácchế độ BhXh, dành nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội thiết yếu khác. Cùng với số thu BhXh, số lao động thamgia BhXh cũng ngày một tăng lên. nếu đầu năm 1995, toàn quốccó 3.174.197 người lao động tham gia BhXh thì đến cuối năm1999, số lao động tham gia BhXh đã tăng gần 25%. Trong đó,số lao động làm việc trong các doanh nghiệp khu vực kinh tếngoài quốc doanh tăng mạnh nhất, trung bình mỗi năm tăng 60%.Công tác chi trả được toàn ngành quan tâm chú trọng. Trong 05năm, BhXh các tỉnh, thành phố đã chi trả kịp thời, đầy đủ và antoàn trên 24.076 tỷ đồng, trong đó chi từ ngân sách nhà nước trên20.838 tỷ đồng; chi từ nguồn quỹ BhXh trên 3.238 tỷ đồng.ngoài ra, bình quân mỗi năm còn chi trả khoảng 200 tỷ đồng chohàng triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản. riêngđối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BhXh hàng tháng được nhậnlương hưu sớm hơn so với trước từ 10 đến 15 ngày. những cánbộ làm công tác chi trả phải thường xuyên tiếp xúc với một lượngtiền mặt lớn, nhưng trong 05 năm, toàn ngành không có trườnghợp nào chiếm dụng tiền của đối tượng, là một thành tích rất đángtrân trọng. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng BhXh được đảm bảokịp thời, chặt chẽ, đúng pháp luật với 161.888 hồ sơ hưởngBhXh hàng tháng và 347.943 hồ sơ hưởng trợ cấp một lần đã

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

136

được giải quyết. Công tác quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BhXhđã được BhXh việt nam từng bước ổn định và đi vào nền nếp.năm 1995, khi tiếp nhận hồ sơ đối tượng hưởng BhXh từ ngànhLao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang, chỉ có danh sáchngười hưởng mà chưa có hồ sơ. BhXh việt nam đã nỗ lực bổsung hồ sơ, tổ chức phân loại, sắp xếp và bảo quản khoa học, tạođiều kiện cho công tác quản lý đối tượng, khai thác và sử dụnghồ sơ sau này. Trong giai đoạn 1995-1997, mặc dù BhXh nhiềutỉnh, thành phố chưa có trụ sở ổn định, nơi làm việc chật hẹpnhưng hồ sơ của đối tượng vẫn được bảo quản cẩn thận trong mọitrường hợp, đặc biệt là các tỉnh hay có lũ lụt và mưa bão kéo dài.để đưa các hoạt động của ngành vào nền nếp, góp phần thực hiệnđúng chế độ quản lý tài chính, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vàxử lý các hiện tượng sai phạm, tiêu cực trong thực hiện chế độ,chính sách, BhXh việt nam đã tăng cường kiểm tra trên tất cảcác mặt công tác của ngành. Công tác đầu tư, bảo toàn và tăngtrưởng Quỹ BhXh được thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủvà hội đồng Quản lý. Trong 05 năm, đã đầu tư trên 10.628 tỷđồng, số lãi thu được qua các năm đạt trên 1.351 tỷ đồng. kết quảbước đầu này là cơ sở để BhXh việt nam nghiên cứu, đề xuấtvới hội đồng Quản lý và Chính phủ những biện pháp đầu tư hiệuquả và an toàn… Có thể thấy, nét nổi bật nhất trong 05 năm đầuhoạt động của BhXh việt nam là ngành đã tổ chức thực hiện cóhiệu quả chính sách BhXh theo cơ chế mới, dần dần xoá bỏ tínhbao cấp trong chính sách BhXh của giai đoạn trước đây, tạo điềukiện mở rộng dần BhXh đến mọi người lao động trong các thànhphần kinh tế khác nhau, thông qua việc huy động nhiều nguồn

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

137

đóng góp vào Quỹ BhXh, từng bước thực hiện cân đối thu, chiBhXh. đổi mới chính sách BhXh có vai trò hết sức quan trọngtrong đổi mới hệ thống chính sách xã hội, góp phần vào sự pháttriển kinh tế của đất nước, thực hiện công bằng, an toàn, tiến bộ.đáng lưu ý là ngay từ giai đoạn khởi điểm này, xuất phát từ thựctiễn tổ chức thực hiện BhXh tập trung, đã có nhiều ý kiến đề xuấtmở rộng loại hình BhXh tự nguyện bên cạnh BhXh bắt buộcnhằm đảm bảo công bằng trong hưởng thụ chính sách giữa khuvực lao động chính thức và phi chính thức, đặc biệt là đối tượngngười lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các vấn đề vềmức đóng góp vào Quỹ BhXh, tuổi nghỉ hưu của nữ giới làmviệc trong khu vực hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoànthể,… cần được nâng lên ngang bằng với nam giới; tiền lươnglàm cơ sở đóng BhXh; cách tính hưởng lương hưu; các vấn đềvề BhXh tự nguyện và BhTn; giao chức năng thanh tra choBhXh việt nam nhằm tăng thẩm quyền kiểm soát việc tuân thủchính sách, pháp luật về BhXh tại các đơn vị sử dụng lao động…đã được đặt ra.

năm 2000, kỷ niệm 05 năm ngày thành lập BhXh việtnam, Chủ tịch nước đã ký Quyết định tặng thưởng huân chươngLao động hạng nhất cho cán bộ, công chức, viên chức ngànhBhXh việt nam vì đã có thành tích xuất sắc trong nhiều năm côngtác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc. ngày 01/03/2000, tại hà nội, BhXh việt nam đã tổchức Lễ đón nhận huân chương Lao động hạng nhất và kỷ niệm05 năm ngày thành lập ngành. đến dự và chia vui với tập thể cánbộ, công chức, viên chức ngành BhXh, ủy viên Thường vụ Bộ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

138

Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nguyễn Tấndũng đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, đồngthời, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo: “Trên cơ sở những địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước tới năm2010, BHXH Việt Nam khẩn trương xây dựng và trình Chính phủthông qua chiến lược phát triển Ngành BHXH Việt Nam đến năm2010; trong đó phải cụ thể từng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình, theohướng: mở rộng đối tượng tham gia BHXH, quản lý toàn bộ sốlao động cần và phải tham gia BHXH, cơ chế chính sách về thu,chi BHXH, tổ chức bộ máy… và giải pháp thực hiện. Đề án phảirõ, có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi và cókhả năng vươn rộng phạm vi hoạt động của mình”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trựcChính phủ nguyễn Tấn dũng, BhXh việt nam đã xây dựng đềán và tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở các cấp, lấy ý kiến của nhiềunhà khoa học, nhà quản lý và hoàn thiện đề án. với quan điểmphát triển hệ thống BhXh phải phù hợp với chiến lược phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triểnBhXh cần tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản: BhXh phải được pháttriển trong tổng thể hệ thống các chính sách kinh tế-xã hội của nhànước; Quỹ BhXh phải được huy động từ nhiều nguồn đóng gópvà có khả năng cân đối dài hạn; hệ thống BhXh việt nam phảixây dựng từng bước hiện đại hóa để đủ sức thực hiện chức năngquản lý các chế độ BhXh hiệu quả, bảo đảm tốt vai trò bảo vệ xãhội, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị. đề án cũng đưara các định hướng và giải pháp phát triển BhXh đến năm 2010:(1) hoàn thiện các cơ sở pháp lý thực hiện BhXh, trong đó nội

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

139

dung chủ yếu là khẩn trương xây dựng Luật BhXh theo nghịquyết đại hội đảng toàn quốc và nghị quyết của Quốc hội khóaiX; (2) Coi trọng phát triển BhXh cả về chiều rộng (bao gồm mởrộng đối tượng tham gia BhXh) lẫn chiều sâu (mở rộng các hìnhthức BhXh, các chế độ BhXh); (3) Xúc tiến thiết lập và mở rộngquan hệ của BhXh việt nam với BhXh các nước trong khu vựcvà trên thế giới; (4) Phát triển và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức vàcơ sở vật chất của ngành BhXh nhằm đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới.

năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, trong khôngkhí toàn đảng, toàn dân thi đua lập thành tích chào mừng đại hộiđảng toàn quốc lần thứ iX. đại hội lần này của đảng đã thông quachiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong cả chặngđường dài đến năm 2010 và 2020. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụcủa ngành BhXh là góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước, rất nặng nề nhưng cũngrất vẻ vang. sau khi tổ chức Lễ kỷ niệm 05 năm ngày thành lậpvà đón nhận huân chương Lao động hạng nhất, đã tạo ra một khíthế mới trong toàn ngành BhXh. Trong năm 2000, toàn hệ thốngBhXh việt nam thu đạt 109% kế hoạch giao; thu BhXh khốidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng thêm 200.000 lao động sovới năm 1999; chi trả các chế độ BhXh cho đối tượng với số tiềntrên 7.566 tỷ đồng; giải quyết chế độ cho 58.335 người hưởngBhXh thường xuyên; trên 01 triệu người hưởng các chế độ ốmđau, thai sản với số tiền trên 200 tỷ đồng. năm 2001, thi đua lậpthành tích chào mừng đại hội đảng toàn quốc lần thứ iX, toànngành BhXh tiếp tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

140

với tỷ lệ thu BhXh đạt 103,6%; BhXh 61 tỉnh, thành phố vàBhXh Quốc phòng, an ninh đều đạt từ 100% kế hoạch trở lên.số lao động tham gia BhXh đạt 4.403.870 người, tăng 161.140người (tương ứng 3,8%) so với năm 2000, trong đó, khối doanhnghiệp nhà nước tăng 54.281 người, doanh nghiệp ngoài quốcdoanh tăng 49.873 người và các đơn vị ngoài công lập tăng 12.917người. Chi các chế độ BhXh với số tiền trên 9.215 tỷ đồng; thẩmđịnh hồ sơ, giải quyết chế độ BhXh hàng tháng cho 65.076 đốitượng và 137.094 lượt người hưởng trợ cấp BhXh ngắn hạn...đây là nền tảng vững chắc để ngành BhXh bước vào thiên niênkỷ mới với tâm thế và quyết tâm mới.

hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BhXh tiếp tục được tăngcường.vai trò của BhXh việt nam trong hiệp hội an sinh xã hộiasEan tiếp tục được nâng cao. ngày 02/8/2002, BhXh việtnam đăng cai tổ chức thành công hội nghị Ban Chấp hành assalần thứ 10 tại TP. hồ Chí minh. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch đầu tiên2002 - 2003, BhXh việt nam đã hoàn thành tốt trọng trách củamình, ghi dấu bằng việc mở rộng hiệp hội thông qua việc kết nạpthêm 02 thành viên mới là cơ quan BhXh Lào và Cơ quan BhyTPhilipines và đón nhận các quan sát viên ngoài asEan.

sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới và gần 05 năm tổchức thực hiện chính sách BhXh theo mô hình tập trung, độc lập,thống nhất, đảng ta đã xác định kiên định mục tiêu đổi mới toàndiện, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách xã hội. Báo cáo Chínhtrị của Ban Chấp hành Trung ương tại đại hội đảng toàn quốc lầnthứ iX (năm 2001) đã chỉ ra “Thực hiện các chính sách xã hộinhằm tạo ra sự an toàn trong cuộc sống cho mọi thành viên của

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

141

cộng đồng, bao gồm BHXH cho mọi người lao động thuộc cácthành phần kinh tế”, “Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảohiểm đối với người lao động thất nghiệp”; đông thời, đại hội đãthông qua Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2001-2005, trong đó xác định “Cải cách cơ chế BHXH và bảo đảm xãhội, cải cách và tăng cường chất lượng hệ thống BHXH, cung cấpdịch vụ xã hội cơ bản cho nhân dân, nhất là cho người nghèo,vùng nghèo. Ban hành Luật BHXH”.

nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về BhXh, ngày25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động 1994, trongđó có sửa đổi, bổ sung 06 điều quy định về BhXh theo hướng mởrộng đối tượng tham gia BhXh bắt buộc; đưa ra định hướng mởrộng các loại hình BhXh tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. đặcbiệt, sau hơn một năm triển khai BhXh nông dân tại nghệ an vàhà Tây, tháng 02/2000, BhXh tỉnh nghệ an đã tổ chức trao sổhưu cho người nông dân đầu tiên được nhận lương hưu trong cảnước là bà hồ Thị Quyền ở xóm 06, xã Quỳnh Lộc, huyện QuỳnhLưu, tỉnh nghệ an với mức lương hưu 100.000 đồng/tháng. sựkiện này đã thu hút sự quan tâm của nông dân cả nước. nhiều nôngdân bày tỏ nguyện vọng được tham gia BhXh để có một khoảnthu nhập ổn định khi hết tuổi lao động, đảm bảo cuộc sống tốithiểu. đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để thiết kế chínhsách BhXh tự nguyện khi xây dựng Luật BhXh sau này.

Thực hiện nghị quyết của kỳ họp thứ 02 Quốc hội khóa Xvà nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ iX, trong năm 2001và 2002, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, BhXh việt nam

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

142

đã chủ trì phối hợp với các ban, bộ, ngành… khởi động nhiều hoạtđộng chuẩn bị cho việc xây dựng dự thảo Luật BhXh. mở đầucho chuỗi hoạt động này có thể kể đến hội thảo về xây dựng LuậtBhXh ở việt nam do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phốihợp với viện nghiên cứu chính sách xã hội Cộng hòa Liên bangđức (FEs) tổ chức. Tham dự hội thảo này có đại diện lãnh đạoủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, BhXh việt nam,Trung ương hội Phụ nữ việt nam, hội nông dân việt nam, Liênminh hợp tác xã việt nam… về cơ bản, đại diện các ban, bộ,ngành, tổ chức… đều đồng tình cao với sự cần thiết phải ban hànhLuật BhXh nhằm tăng hiệu lực pháp lý thực hiện BhXh. Tuynhiên, trong giai đoạn này, có nhiều ý kiến muốn tách Quỹ BhXhra các quỹ thành phần, do từng cơ quan quản lý theo các chế độBhXh như trước đây. việc xây dựng Luật BhXh vì vậy gặp rấtnhiều khó khăn.

ngày 28-29/03/2001, tại phiên họp thường kỳ của Chínhphủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướngChính phủ Dự thảo Luật BHXH lần thứ nhất, xin ý kiến cácthành viên Chính phủ. đa số các thành viên Chính phủ thống nhấtcao, Quỹ BhXh cần phải được quản lý tập trung, thống nhất, xuấtphát cả từ góc độ lý luận và thực tiễn. Cũng tại phiên họp này, đãcó nhiều ý kiến đưa ra vấn đề, theo Công ước 102 của Tổ chứcLao động Quốc tế (iLo) thì BhyT thực chất là một nội dung củaBhXh. vì vậy, đã đến lúc cần xem xét đưa BhyT về một đầu mốivới BhXh.

ngày 22/05/2001, tại hội trường Ba đình (hà nội), kỳ họpthứ 09 Quốc hội khóa X đã được khai mạc. Trong kỳ họp lần này,

Chương 3: Tổ ChứC và hoạT động BhXh việT nam giai đoạn 1995-2002

143

Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng, đặc biệt là đãxem xét và cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật Lao động và dự thảo Luật BhXh. mặc dù đượctrình lần đầu và là vấn đề mới, nhưng dự thảo Luật BhXh vớiphạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến mọi người lao động đã thu hútsự quan tâm của đại biểu với trên 200 lượt ý kiến đóng góp. Bêncạnh những đóng góp vào những quy định về chế độ, chính sáchBhXh, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, thực hiện nghị định 19/CP,cơ quan BhXh việt nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủtướng Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước về lĩnh vực cóliên quan nên có nhiều khi hoạt động BhXh bị động và phụ thuộc,nay ban hành Luật BhXh và có chủ trương sáp nhập Bảo hiểm ytế (BhyT) vào BhXh thì cần thành lập một bộ hoặc cơ quanngang bộ là thành viên của Chính phủ để nâng cao trách nhiệm vàvị thế của ngành BhXh cho tương xứng với nhiệm vụ, cũng làtạo điều kiện để BhXh tổ chức thực hiện tốt Luật BhXh. Bộtrưởng Bộ Tài chính nguyễn sinh hùng, đoàn đại biểu TP.hCmphát biểu: “Với tên gọi, phạm vi và quy mô khác nhau, song hầunhư nước nào cũng có Luật BHXH, An sinh xã hội. Dự thảo LuậtBHXH mà chúng ta đang xây dựng có tính ưu việt hơn hẳn, vì mụctiêu của nó là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Luật BHXH củata mở rộng đến toàn bộ người lao động nhằm động viên họ chuẩnbị tốt cho cuộc sống về sau. Các chính sách BHXH của ta rất rộng.Hiện nay chúng ta để tách riêng BHYT chỉ là tạm thời và về mặttổ chức; còn thực tế trong hệ thống chính sách xã hội, BHYT chínhlà một chế độ của BHXH. Người lao động không chỉ được nghỉ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

144

hưu, mà còn được quan tâm đến mọi mặt trong đời sống, trong đócó chăm sóc sức khỏe…”.

do còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, kỳ họp thứ 10 Quốchội khóa X quyết định chưa thông qua dự án Luật BhXh đểChính phủ có thêm thời gian tập hợp ý kiến đóng góp của các tổchức, quần chúng, nhân dân, người lao động trong các thành phầnkinh tế, tiếp tục hoàn thiện dự án Luật BhXh, trình Quốc hội vàonhững kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa Xi./.

145

Chương 4:Sự ra ĐỜI, PHÁT TrIểN BHYT ở VIỆT NaM

1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nhữngnăm đầu đổi mới

Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đườnglối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta. đại hội vi đã đánh giá, phân tích chỉrõ nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội từ nhiềunăm trước, đề ra các định hướng lớn đưa đất nước vượt khó khăn,thách thức.

để ổn định tình hình và đưa cách mạng nước ta tiếp tục đilên. nghị quyết đại hội xác định “đổi mới toàn diện trên mọi lĩnhvực”, “trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế”, giữvững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợicông cuộc đổi mới. Phải đổi mới tư duy, “trước hết là tư duy kinhtế”, “từ đổi mới tư duy mà có chủ trương chính sách mới”, đồngthời “đổi mới về tổ chức, về cán bộ” để thực hiện tốt những nhiệmvụ đã đề ra.

Tình hình kinh tế sau vài năm đầu đổi mới gặp vô vàn khókhăn. Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mớibắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

146

dân dần dần được cải thiện, lòng tin của nhân dân vào công cuộcđổi mới tăng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện nhiềuhiện tượng tiêu cực. Lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào,dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu,trốn thuế, xâm phạm nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa và côngdân... Xu hướng chạy theo buôn bán nhiều hơn sản xuất, thươngmại hóa tràn lan, xâm nhập vào cả các cơ quan văn hóa, y tế, giáodục...; kỷ luật, kỷ cương và pháp luật không nghiêm, bất công xãhội tăng lên.

việc thực hiện chính sách xã hội tuy có một số tiến bộ nhưngchưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiềuthiếu sót. đời sống của một bộ phận nhân dân so với 05 năm trướcổn định hơn, có được cải thiện nhưng nhìn chung còn khó khăn,vẫn có khoảng trên dưới 10% hộ nông dân còn thường xuyên khókhăn, túng thiếu. Ở những vùng hay bị thiên tai, một số vùng núivà vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, ở những nơi có nhiều giađình thuộc diện chính sách, các gia đình neo đơn thì tỷ lệ trên còncao hơn. một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhucầu tối thiểu. khó khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút nhiềunhất là ở những đối tượng mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiềnlương và trợ cấp xã hội.

Trong tình hình đổi mới, chống quan liêu bao cấp, đẩy mạnhcơ chế thị trường, ngành y tế nói chung và bệnh viện nói riêng gặpnhiều khó khăn, bất cập do cơ chế cũ cần xóa bỏ và cơ chế mớichưa hình thành, các cơ sở khám, chữa bệnh (kCB) lâm vào tìnhtrạng khó khăn trầm trọng về kinh phí duy trì hoạt động, không có

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

147

điều kiện để củng cố và phát triển. Tâm lý người bệnh cũng dầnthay đổi và trở nên thực dụng hơn, đòi hỏi chăm sóc y tế thiết thực,nhanh chóng và có hiệu quả, để có nhiều thời gian đầu tư cho hoạtđộng kinh tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có một số tiếnbộ nhưng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. đa số các bệnh việntừ Trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp nhiều. Bệnh sốt rét pháttriển ở một số huyện, xã miền núi. kinh phí của nhà nước khôngđủ cho nhu cầu của y tế, nhưng chưa có những hình thức và biệnpháp thích hợp để giải quyết. vệ sinh môi trường như cung cấpnước sạch, giải quyết chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trườngsống là những vấn đề tồn tại lớn.

Trong khi đó, chi phí khám, chữa bệnh ngày một tăng do ápdụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật y tế, các trang thiết bị máymóc hiện đại đắt tiền sử dụng trong chẩn đoán, điều trị. việc sửdụng các biệt dược, thuốc men đắt tiền, đa dạng trong điều trị cũnglà một trong các nhân tố làm tăng nhanh chi phí khám, chữa bệnh.Các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta đứng trước những khó khănrất lớn do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trong khi đókhả năng tài chính nhà nước cấp cho ngành y tế tăng không kịpvới tình hình trượt giá và lạm phát. ngân sách nhà nước dành choy tế chỉ đủ để trả lươg duy trì và vận hành bộ máy hoạt động củacác cơ sở y tế. Các cơ sở y tế tiếp tục xuống cấp, đời sống cán bộ,nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn.

do thiếu kinh phí cho hoạt động y tế, nhà nước phải giảmphát triển sự nghiệp y tế, giường bệnh không tăng, nhu cầu kCBnhiều mặt bị cắt giảm, kìm hãm sự phát triển y học: các dịch vụ ytế giảm nhanh dẫn đến tình trạng bệnh nhân tự chi trả dịch vụ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

148

kCB, nảy sinh nhiều tiêu cực trong y tế và nhân dân; lãng phí laođộng xã hội; y tế ở nông thôn chưa được chăm sóc tốt; các tuyếny tế bị phá vỡ, người bệnh “tràn” lên tuyến trên, làm cho y tế cáctuyến hoạt động kém hiệu quả, luôn thụ động đối phó với yêu cầutrước mắt. Cũng một phần do thiếu kinh phí nên y học chuyên sâuphát triển chậm, chưa phục vụ đắc lực cho nhu cầu phòng bệnh,chữa bệnh cho nhân dân. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhândân có nhiều vấn đề đáng lo ngại. những tiêu cực trong y tế làmxói mòn lương tâm và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ y tế.Có không ít nơi người bệnh bị phân biệt đối xử, tạo ra những bấtcông xã hội, làm cho người dân ngày càng giảm lòng tin đối vớicơ sở kCB.

Theo thống kê 05 năm 1986-1990, nhu cầu khám, chữa bệnhcủa một cán bộ công nhân viên tại chức bình quân là 2,5 lần/năm,của người nghỉ hưu, mất sức là 16 lần/năm, chí phí kCB bình quâncho một người/năm lúc đó khoảng 50.000đ. Trong khi đó ngânsách nhà nước cấp cho ngành y tế hàng năm có hạn. Từ 1991, mặcdù đầu tư của ngân sách nhà nước tăng nhanh (từ 130 tỷ đồng năm1991 đến 650 tỷ đồng năm 1992) nhưng so với nhu cầu chi phíthực tế của ngành y tế cũng mới chỉ đáp ứng được từ 50 - 54%,do vậy ngân sách y tế bị thiếu hụt rất lớn.

Thực hiện chủ trương đổi mới trên lĩnh vực y tế với phươngchâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghịquyết đại hội vi của đảng. để bổ sung nguồn kinh phí và giảmbớt sức ép căng thẳng của các cơ sở khám, chữa bệnh, ngày24/04/1989, hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hànhQuyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh thu

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

149

một phần viện phí. ngày 15/06/1989, liên Bộ y tế - Tài chính banhành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số45/hđBT nêu rõ: “Ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thửchế độ bảo hiểm sức khỏe hoặc ký hợp đồng khám, chữa bệnh vớicác tổ chức y tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập cácquỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ sở giúp đỡ người bệnhkhông có khả năng trả một phần viện phí”. đó là những dấu hiệuquan trọng ban đầu của quá trình đổi mới, tìm tòi một giải phápphù hợp đòi hỏi của thực tiễn công tác chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân.

do nhiều năm được nhà nước bao cấp, nên ngành y tế lúngtúng trước cơ chế thu một phần viện phí. Biểu hiện rõ nhất là côngsuất giường bệnh các tuyến đều thấp. vào thời điểm này, có địaphương công suất giường bệnh tuyến huyện chỉ đạt 30%, ở tuyếnthành phố đạt 50 - 60% kế hoạch năm.

đánh giá về tình hình công tác bảo vệ sức khỏe những nămđầu đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa VII ngày 14/01/1993 đã chỉ rõ về nhữngvấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhândân: “... Những năm gần đây, Ngành Y tế có nhiều biểu hiện xuốngcấp, có mặt khá nghiêm trọng. Công tác vệ sinh phòng bệnh kém,chưa quan tâm đầy đủ các hoạt động mang tính quần chúng. Y tếcơ sở suy yếu. Nhiều bệnh viện xuống cấp cả về cơ sở vật chất, tổchức quản lý, điều trị và tinh thần phục vụ.

Một số chủ trương như thu viện phí, cho các cơ sở y tế nhànước KCB ngoài giờ... tuy có giải quyết được một phần khó khăn,nhưng lại làm nảy sinh những vấn đề mới, những tiêu cực, việc

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

150

thu viện phí còn tùy tiện, gây nhiều khó khăn, phiền hà cho nhândân, nhất là cho những bệnh nhân nghèo. Các cơ sở y tế tư nhânphát triển nhanh, giúp cho nhân dân KCB thuận lợi hơn, nhưngquản lý không chặt chẽ nên cũng gây ra những ảnh hưởng xấuđến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Những biểu hiện tiêu cực trên đây đã làm tổn hại đến đạolý, uy tín của Ngành Y tế và đạo đức của người thầy thuốc dướichế độ ta, gây bất bình trong nhân dân”.

những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trongcông tác bảo vệ sức khỏe nhân dân được Ban Chấp hành Trungương nêu ra là: “Ngành Y tế chậm đổi mới. Công tác quản lýcòn nhiều yếu kém, ít quan tâm đến các giải pháp xã hội nhưgiáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh phòngbệnh. Chưa động viên tốt các tiềm năng của cộng đồng, của nềny học cổ truyền dân tộc; chưa có các biện pháp hữu hiệu đểngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực. Các cấp bộ đảng và chínhquyền còn xem nhẹ việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sócsức khỏe. Cơ cấu các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội chưachú trọng tổ chức và vận động nhân dân tham gia các phongtrào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.Đầu tư của Nhà nước còn hạn chế. Không kịp thời có chính sáchhỗ trợ cho y tế cơ sở ở nông thôn khi thực hiện cơ chế khoánmới trong nông nghiệp. Tâm lý ỷ lại, hậu quả của nhiều nămthực hiện các chính sách bao cấp còn khá phổ biến. Kinh tế pháttriển chậm, dân số tăng nhanh, hậu quả chiến tranh và thiên tainặng nề, là những khó khăn đối với sự nghiệp chăm sóc và bảovệ sức khỏe nhân dân”.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

151

Thực hiện Quyết định 45 của hội đồng Bộ trưởng, cácbệnh viện khắc phục được một phần nào khó khăn. nhưng thựctế giải pháp thu một phần viện phí chỉ đáp ứng được một phầnnhu cầu khám, chữa bệnh của một số đối tượng, chủ yếu lànhững người có thu nhập khá. Còn đại bộ phận những người cóthu nhập thấp không được bao cấp như trước, khi ốm đau khôngcó điều kiện tài chính để được khám, chữa bệnh, đặc biệt đốivới những trường hợp bệnh nặng chi phí cao. người có công vớicách mạng, người hưu trí mất sức, người thu nhập thấp, ngườinghèo là các đối tượng gặp nhiều khó khăn nếu chẳng may ốmđau, bệnh tật.

Làm gì và làm như thế nào để thực hiện chủ trương nhànước và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻnhân dân là câu hỏi lớn đặt ra trong thời điểm lúc đó. yêu cầucủa thực tiễn đã tới lúc đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nhanh chóngcần có cơ chế chính sách mới cho tất cả các bệnh viện trong cảnước. Qua kinh nghiệm của thế giới, rất ít nước để cho mộtngười phải gánh chịu mọi chi phí về khám, chữa bệnh, nhất lànhững lúc ốm đau (trừ những người có khả năng muốn chữabệnh theo yêu cầu) mà thường là nhiều người góp tiền để giúp01 người qua hình thức BhyT, coi đó là nghĩa vụ của mọi ngườivới đồng loại và rồi đến lúc mình ốm lại được mọi người giúpđỡ. Cùng một nguyên lý như vậy, không một nhà nước nào lạibao cấp toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, làm như vậy sẽ dẫnđến trì trệ, xuống cấp, gây ra tình trạng ỷ lại. Các nước có nềnkinh tế phát triển, phần nhà nước đầu tư cho y tế không quá60%, còn 40% là qua BhyT.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

152

Xuất phát từ ý nghĩ như vậy, một số cấp ủy, chính quyền vày tế địa phương đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ khó khăn để duy trìhoạt động của bệnh viện địa phương bằng cách vận động, quyêngóp trong nhân dân dưới nhiều hình thức để có thêm nguồn tàichính cho y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho dân và hướngtới tổ chức BhyT. đặc biệt là ở các nơi dân cư còn nghèo đã xuấthiện giải pháp này sớm nhất như huyện sông Thao (vĩnh Phú),krôngBông (đắc Lắc), Cầu ngang (Trà vinh)...

năm 1987, nhằm quán triệt nghị quyết đại hội đảng lần thứvi, nghiên cứu đường lối đổi mới của đảng, vụ y tế - Ban khoagiáo Trung ương đã nghiên cứu từ thực tiễn phong trào “Nhà nướcvà nhân dân cùng làm” và giới thiệu đề án thí điểm bảo hiểm sứckhỏe do Bs.Trần khắc Lộng, Phó vụ trưởng vụ y tế chủ trì. Tạpchí Thông tin khoa giáo số tháng 4/1987 của Ban khoa giáo Trungương đã công bố bài viết của Bs.Trần khắc Lộng nêu vấn đề phảiđổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong y tế, thực hiện phương châmnhà nước và nhân dân cùng làm, huy động tiềm năng của xã hội,tiến tới bảo hiểm sức khỏe nhân dân… được lãnh đạo Ban khoagiáo cho phép bàn với Bộ y tế xin phép hội đồng bộ trưởng triểnkhai tổ chức thí điểm ở một số vùng miền để tổng kết, rút kinhnghiệm tiến tới tổ chức chính sách BhyT ở việt nam.

Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ y tế, ngày 26/10/1990, hộiđồng Bộ trưởng ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo uBnd các tỉnh,thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ y tế tổ chức thíđiểm BhyT và yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ, từ đó tổng kết đúc rútkinh nghiệm để tổ chức BhyT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiệnnước ta.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

153

2. Vĩnh Phú xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh nhân đạotự nguyện ở Bệnh viện huyện Sông Thao

Bệnh viện huyện sông Thao vĩnh Phú là huyện khởi xướngthành lập Quỹ bảo hiểm khám chữa bệnh nhân đạo có sự chỉ đạo củagiám đốc sở y tế vĩnh Phú. Công việc đã triển khai và đi vào hoạtđộng được một thời gian thì chủ trương thí điểm BhyT được côngbố. Tháng 05/1989, theo đề nghị của Bộ y tế, sở y tế vĩnh Phú (saunày chia tách thành Phú Thọ và vĩnh Phúc) và Thường vụ huyện ủysông Thao đã bàn bạc và thống nhất chỉ đạo tổ chức thí điểm Bảohiểm y tế theo đề án hướng dẫn chung .. Là công việc hoàn toàn mớinên huyện uỷ sông Thao cùng với lãnh đạo sở y tế dưới sự chỉ đạocủa Tỉnh ủy và uBnd tỉnh đã nghiên cứu tham khảo tài liệu vềBhyT, các định hướng của Trung ương, cùng với hoàn cảnh thựctiễn của địa phương để xây dựng dự án và quy chế hoạt động.

sông Thao là một huyện vùng rừng núi, chiêm trũng, cáchbiệt với tỉnh bởi con sông hồng, đi lại hết sức khó khăn. khi đó,huyện có 41 xã, dân số 27 nghìn người. Trong đó có 17 xã có đồngbào công giáo. đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thunhập bình quân đầu người không nổi 200 kg thóc/năm. kinh phíđịnh mức theo giường bệnh thấp, trả lương cho CBCnv y tế đãkhó khăn, nhưng tiền phụ cấp, tiền trực cho cán bộ, nhân viên cònkhó khăn hơn. Làm thế nào để nâng được định mức giường bệnhlên và làm thế nào để chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người bệnh,đặc biệt với những người nghèo là những suy nghĩ trăn trở củaBan lãnh đạo Trung tâm y tế sông Thao.

ngày 22/08/1989, huyện ủy sông Thao ban hành Nghịquyết số 56/NQ-HU thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ bảo

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

154

hiểm khám, chữa bệnh nhân đạo, do đồng chí nguyễn văn Lịch,Phó Bí thư Thường trực huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí PhóChủ tịch phụ trách khối vhXh làm Phó Trưởng ban và bác sỹ Tôhạ, giám đốc TTyT huyện sông Thao làm Phó Trưởng banThường trực, cùng với một số thành viên đại diện các ngành hữuquan như công đoàn, nông dân, phụ nữ, thanh niên, thông tin vănhóa, tài chính...

Bước đầu huyện sông Thao làm điểm tại 03 xã Tuy Lộc,Phương Xá, sai ngạ. đó là 03 xã đông dân, điều kiện kinh tế cókhá hơn, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền xãchặt chẽ và thống nhất cao. Cách vận động là phân tích cho nôngdân rõ kinh phí của nhà nước dùng cho y tế còn nhiều khó khăn.Cho nên phải huy động thêm sức dân để chăm lo sức khỏe chomình và cho cộng đồng. mức đóng góp tỷ lệ thuận với mức đượchưởng, quy định cụ thể cho các mức khác nhau. Tất cả nhữngnội dung đó đều được đưa xuống tận thôn, xóm để người dân họpthảo luận, đề đạt ý kiến, nguyện vọng, thống nhất thực hiện. saumột tuần tuyên truyền vận động tại 03 xã, Ban Chỉ đạo mở hộinghị rút kinh nghiệm và triển khai ra 11 xã khác cùng với tất cảcác cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Từ tháng 08/1989 đếntháng 11/1990, huyện sông Thao phát hành loại phiếu cho cánhân với mức mua là 1.200 đồng và 600 đồng. mức bảo hiểm tốiđa là 20.000 đồng cho phiếu 1.200 đồng và 10.000 đồng chophiếu 600 đồng. Phiếu cá nhân chỉ dùng cho chính người cóphiếu. sau khi nghiên cứu xem xét nhu cầu của bà con nông dân,từ tháng 12/1990, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm khám, chữa bệnh sôngThao phát hành loại phiếu theo hộ gia đình với 03 loại: loại hộ

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

155

độc thân mức mua 2.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 10 lần,loại 2-4 khẩu mức mua 4.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp10 lần, loại từ 05 khẩu trở lên mức mua 5.000 đồng, được hưởngbảo hiểm gấp 12 lần. Quyền lợi và trách nhiệm thực hiện là 12tháng kể từ ngày mua bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm đảm bảo tiềnthuốc, vật tư dạng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú. kết quảsau 03 đợt thực hiện từ tháng 08/1989 đến 31/12/1991, tỷ lệngười mua bảo hiểm cá nhân bằng 4,59% dân số trong huyện vàmua theo hộ gia đình bằng 7,4% dân số. Tổng thu cả 03 đợt là16.960.660 đồng, tổng chi là 8.580.432 đồng, còn dư 8.380.220đồng (bằng 49,9%).

Qua thực tế làm điểm ở 03 xã và nhân diện rộng trên quymô toàn huyện, cán bộ và nhân dân nhận thức được bảo hiểmkhám, chữa bệnh là một chủ trương đúng, cần thiết, phù hợp tìnhhình thực tiễn. nhân dân thấy rõ lợi ích của bảo hiểm là mọingười chủ động lo kinh phí cho mình đi bệnh viện từ khi cònkhỏe. so sánh 03 nguồn: nguồn ngân sách của nhà nước, nguồnviện phí và nguồn thu từ bảo hiểm khám, chữa bệnh lúc đó, thìnguồn kinh phí của bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 46%,nguồn thu viện phí là 16,38%, nguồn định mức nhà nước cấp là37,2%. Bảo hiểm khám, chữa bệnh mang lại giá trị cao về mặtkinh tế, ý nghĩa nhân đạo giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trongcộng đồng, đóng góp nguồn tài chính quan trọng để mua thuốc,mua vật tư y tế phục vụ bệnh nhân.

Tiếp theo sông Thao, huyện vĩnh Lạc, vĩnh Phú cũng tiếnhành triển khai thí điểm bảo hiểm khám, chữa bệnh ở 04 xã (vũdy, Tứ Trung, ngũ kiên, Bình dương). Ngày 09/11/1990,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

156

UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 752/QĐ-UB thành lậpBan Chỉ đạo xây dựng Quỹ BhyT tỉnh vĩnh Phú. Ông nguyễnkim Trân, Phó Chủ tịch uBnd tỉnh làm Trưởng ban, Bs.nguyễn kim Chất, giám đốc sở y tế, Phó ban Thường trực, cácthành viên khác thuộc hội nông dân, Liên đoàn Lao động, hộiPhụ nữ tỉnh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo thí điểm có kếtquả ở huyện sông Thao và huyện vĩnh Lạc về xây dựng QuỹBhyT; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện,sơ kết rút kinh nghiệm ở điểm chỉ đạo, báo cáo uBnd tỉnh vàBộ y tế trước khi mở rộng ở các địa phương trong tỉnh. Tình hìnhthực hiện thí điểm ở sông Thao đã cho thấy nhờ có nguồn quỹđóng góp của nhân dân mà nhiều người mắc phải những căn bệnhnặng đã được chữa trị kịp thời. nguồn Quỹ khám, chữa bệnhBhyT cũng đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cấp các cơ sởkhám, chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn,được nhân dân tin tưởng. Công suất hoạt động của Trung tâm ytế tăng đáng kể.

năm 1991, thực hiện Nghị quyết 04 của Hội đồng Nhândân tỉnh Vĩnh Phú, mô hình “Quỹ Bảo hiểm y tế” đã được triểnkhai ở 78 xã và các cơ sở quan trọng trong toàn tỉnh, qua một thờigian thực hiện đã thu được những kết quả nhất định. Phó Chủ tịchhội đồng Bộ trưởng nguyễn khánh đã về thăm, kiểm tra đánh giátình hình. Bộ trưởng Bộ y tế trong một báo cáo trước Chính phủchuẩn bị cho việc hoạch định chính sách BhyT năm 1991 đã nhậnđịnh: “việc thí điểm mô hình BhyT ở vĩnh Phú và ở các địaphương khác đã cho kết quả rất tốt, đáng khích lệ, cho phép mở ramột chính sách mới trong việc khám, chữa bệnh của toàn dân”.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

157

3. Thí điểm xây dựng Quỹ Bảo hiểm sức khỏe ở HảiPhòng

Trong cuộc họp giao ban của Ban giám đốc sở y tế hảiPhòng giữa năm 1989, bài báo “Hiểu và thực hiện đúng việc thumột phần viện phí để tiến tới bảo hiểm khám chữa bệnh” củaBộ trưởng Bộ y tế Phạm song (đăng trên báo nhân dân số ra ngày01/06/1989) được đưa ra bàn luận sôi nổi. Bài báo nêu tình hìnhkhó khăn về kinh phí, sự cần thiết thu viện phí tại các bệnh việnvà trong tương lai vấn đề BhyT cần được đặt ra. Ban giám đốcsở y tế hải Phòng đã trao đổi và đi đến thống nhất đăng ký vớiBộ y tế nghiên cứu triển khai vấn đề này.

nhận thức của lãnh đạo sở y tế hải Phòng khi đó là cầnsớm cụ thể hóa chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”theo tinh thần nghị quyết đại hội vi của đảng. Theo đó, cầnphải hiểu chăm lo sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của cáccấp chính quyền, đồng thời cũng là nhiệm vụ của mỗi người.Làm tốt Bảo hiểm sức khỏe sẽ tăng cường được mối quan hệcộng đồng, tương thân tương ái, đẩy mạnh nền y tế nhân dân.Làm tốt chủ trương này sẽ có Quỹ Bảo hiểm sức khỏe thườngtrực, giải quyết được khó khăn cho người nghèo khi đau ốm,cũng như những khó khăn của bệnh viện về thu viện phí. BanLãnh đạo sở y tế hải Phòng cũng lường đến trở ngại lớn nhất làsự hiểu biết về công tác bảo hiểm còn hạn chế, nên việc đưa rachủ trương này chưa chắc đã được sự hưởng ứng rộng rãi củacác ngành, các cấp, và mọi tầng lớp nhân dân. Câu hỏi được đặtra là nếu chờ thuận lợi mới làm thì biết đến bao giờ? vấn đề mấuchốt là có cán bộ nhiệt tình, hiểu biết về quản lý kinh tế và thấy

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

158

được lợi ích của vấn đề, có quyết tâm cao, với tinh thần vừa làm,vừa tìm hiểu, khó khăn đến đâu giải quyết đến đó.

đồng chí Bùi Thành Chi, Trưởng phòng hành chính - Tổnghợp của sở y tế hải Phòng lúc đó được Ban giám đốc giao nhiệmvụ khẩn trương nghiên cứu ,tiếp thu đề án nàyđể triển khai thí điểmở hải Phòng. hội nghị cử thêm đồng chí Lê đình Cúc, Phó giámđốc sở y tế và một số cán bộ khác cùng tham gia.

Trong phương án: “những công tác y tế cấp bách” trình vớiThường vụ Thành ủy, Bảo hiểm sức khỏe cũng được đặt ra và đượcBan Thường vụ Thành ủy, thường trực uBnd phê duyệt, đượcđưa vào nghị quyết của Thành ủy, hđnd thành phố.

ngày 29/08/1989, Ban Thường vụ Thành ủy họp dưới sự chủtrì của Bí thư Thành ủy Lê danh Xương, bàn toàn diện về côngtác y tế và cho phép triển khai Bảo hiểm sức khỏe ở hải Phòng.ngày 23/09/1989, Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Cao văn, kýQuyết định số 976/TCCQ thành lập Trung tâm Bảo hiểm sức khỏehải Phòng, làm nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo phát triển Bảo hiểmsức khỏe trên địa bàn toàn thành phố. đồng chí Bùi Thành Chiđược thành phố bổ nhiệm là giám đốc Trung tâm.

ngày 27/09/1989, Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phốtriển khai công tác với sự có mặt của giáo sư Phạm song, Bộtrưởng Bộ y tế; Bs Trần khắc Lộng Phó vụ trưởng vụ y tế Bankhoa giáo trung ương; Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Caovăn; Phó Chủ tịch uBnd thành phố nguyễn Thị Bảy; đại diệncác cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương; các đồngchí lãnh đạo các quận huyện; Ban giám đốc sở y tế và các đơn vịtrong toàn ngành y tế hải Phòng.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

159

Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng bắt tay vào triểnkhai làm thí điểm. khi đó có ý kiến nên triển khai đại trà, songngành y tế đã thận trọng chọn phương án thực hiện ở phạm vi mộthuyện để rút kinh nghiệm. huyện Thủy nguyên được chọn làmthí điểm. để phát huy sự tập trung chỉ đạo tối đa và sự thống nhấtcao trong lãnh đạo huyện, nhân một cuộc họp của Ban Thường vụhuyện ủy, các cán bộ bảo hiểm đã “đột kích” xin hội nghị dànhcho một số thời gian để làm việc. sau khi trao đổi một số ý kiếnngắn, Ban Thường vụ đã nhất trí thực hiện công tác Bảo hiểm sứckhỏe và yêu cầu sở y tế giúp đỡ.

Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên được uBnd huyệnquyết định thành lập ngày 28/12/1989, sau 03 tháng Trung tâmBảo hiểm sức khỏe hải Phòng ra đời, được chọn triển khai thíđiểm Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện. huyện Thủy nguyên lúcbấy giờ có 36 xã, thị trấn với 25 vạn dân, có 36 trạm y tế. Buổiđầu thành lập còn bỡ ngỡ về phương pháp chỉ đạo, quản lý vàphát hành thẻ bảo hiểm. nhưng được uBnd huyện hỗ trợ cho03 triệu đồng tiền mặt cùng với Bảo hiểm sức khỏe thành phốcấp cho 02 vạn thẻ đã in nội dung sẵn và một xe Babetta, nhờ đóchi nhánh đã có kinh phí và phương tiện xuống các xã vận độngnhân dân mua thẻ Bảo hiểm sức khỏe. Bệnh viện huyện Thủynguyên được mượn làm trụ sở của chi nhánh. Trong một thánglàm điểm tại xã đông sơn, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủynguyên đã thực hiện các bước hoạt động: kết hợp với Ban Tuyêngiáo huyện ủy xây dựng chương trình tuyên truyền vận động,phát trên loa đài của xã liên tục vào các giờ nghỉ trưa và tối củanhân dân; họp với đảng bộ, các đoàn thể nhân dân, uBnd xã

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

160

về mục đích, ý nghĩa và quyền lợi của người có thẻ Bảo hiểmsức khỏe; quy định mức mua mỗi thẻ cá nhân là 3.000 đồng, nếugia đình từ 02 người trở lên mua thì giảm dần cho 1/3 số tiền.Thẻ cá nhân mỗi năm mua một lần liên tục đến năm thứ 04 nếukhông sử dụng kCB lần nào thì cấp miễn phí thẻ năm đó, giađình mua liên tục 02 năm thì đến năm thứ 03 được cấp thẻ miễnphí; khám bệnh ở bệnh viện và trạm y tế xã đông sơn không mấttiền khám nhưng thuốc chữa ngoại trú phải mua. nằm điều trị ởtrạm y tế được từ 05-07 ngày không mất tiền thuốc chữa bệnh vàgiường nằm. Ở bệnh viện huyện thì chữa bệnh không mất tiền,bệnh nhân chuyên khoa hoặc quá nặng chuyển sang thành phốchữa bệnh, được Bảo hiểm sức khỏe thành phố thanh toán toànbộ viện phí. Tai nạn giao thông, tự tử, chó dại cắn, dịch vụ thẩmmỹ bản thân, bệnh nhân tự túc, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe khôngthanh toán.

nói về nỗi khổ của người cán bộ Bảo hiểm sức khỏe khi đituyên truyền vận động, Bs.vũ Quang điềm, nguyên giám đốcTrung tâm y tế Thủy nguyên đã có lần kể lại đây là việc làm khókhăn nhất, vất vả nhất, đôi lúc khổ nhục bởi những lời mỉa mai:“có tiền tôi mời thầy thuốc về nhà chữa bệnh hoặc đi bệnh việntự trả viện phí, cần gì mảnh giấy của các người ...”, thậm chí họkhông thèm tiếp, khát nước họ không cho uống hoặc xua chótrong nhà ra đuổi cắn. đội quân vận động là cả ban giám đốc,cán bộ các khoa phòng của bệnh viện chia ra các mũi vào từngđội sản xuất, từng nhà để vận động mua thẻ bảo hiểm sức khỏe.Trời mưa to, gió lớn là lúc người dân không ra đồng, ở nhà, đoàncán bộ vận động phải che mưa đi chân đất vào từng nhà, có người

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

161

bị ngã bẩn hết quần áo, có người bị chó cắn rách quần áo, chảymáu phải về tiêm phòng dại. người nhận tấm thẻ bảo hiểm sứckhỏe đầu tiên của huyện Thủy nguyên là Chủ tịch đào XuânThạo. Qua một tháng vất vả đội nắng, dầm mưa mới phát hànhđược 30% số dân trong xã mua bảo hiểm sức khỏe. khi có thẻbảo hiểm sức khỏe mọi người đua nhau đi kCB tại trạm y tế xã,và bệnh viện. Bệnh nhân vào nằm điều trị thì đòi hỏi thuốc nhiều,thuốc ngoại theo ý thích không theo phác đồ điều trị. nếu khôngđược thì nói xấu là “lừa đảo lấy tiền, cho ít thuốc đểu...”. đángbuồn là có người có chức sắc, có học nhưng cũng nói năng thiếutrách nhiệm. Thầy thuốc, y tá phải cực nhọc, chỉ còn biết nhẫnnhục chịu đựng. kết thúc 01 tháng thí điểm, uBnd huyện đã tổchức sơ kết và mời đại diện 36 xã gồm Bí thư, Chủ tịch uBnd,Trưởng trạm y tế xã, Chủ nhiệm hTX, các ban, ngành của huyệnnghe báo cáo kết quả đã làm ở huyện đông sơn, uBnd huyệnquyết định phát hành thẻ bảo hiểm sức khỏe trên cả 36 xã và cáccơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

ngày 30/03/1990, đoàn đại biểu Quốc hội do gs.Tâm đan,Phó Chủ nhiệm ủy ban y tế - Xã hội của Quốc hội làm Trưởngđoàn đến tìm hiểu về Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng. đoàn đã gặpChủ tịch, Phó Chủ tịch uBnd thành phố, hoan nghênh cách làmcủa hải Phòng và mong muốn hải Phòng rút ra được nhiều kinhnghiệm cho cả nước.

Từ kết quả ban đầu của Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủynguyên, ngày 18/05/1990, Chủ tịch uBnd TP.hải Phòng đào anký Chỉ thị số 30/CT-vX của uBnd thành phố về việc phát triểnBảo hiểm sức khỏe ra toàn thành phố. sau Chỉ thị của uBnd

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

162

thành phố lần lượt các quận nội thành, thị xã kiến an, đồ sơn vàcác huyện an Lão, an hải, Tiên Lãng và hàng trăm cơ quan, xínghiệp, trường học tham gia.

ngày 09-10/11/1990, đồng chí nguyễn khánh, ủy viênTrung ương đảng, Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) kiểm tra tình hình thực hiện công tác Bảo hiểm sức khỏe củaTP. hải Phòng.

để có cơ sở thực tế cho việc quyết định chủ trương chínhsách Bảo hiểm sức khỏe trên phạm vi cả nước, đồng chí nguyễnkhánh trực tiếp tìm hiểu tình hình thực hiện Bảo hiểm sức khỏe ởhuyện Thủy nguyên, Bệnh viện hữu nghị việt Tiệp; nghe cán bộchính quyền và y tế các địa phương khác như an Lão, Lê Chân,hồng Bàng, ngô Quyền báo cáo tình hình đã và đang thực hiện.

đồng chí nguyễn khánh hoan nghênh và biểu dương cáccấp, các ngành của TP.hải Phòng có quyết tâm cao, cố gắng triểnkhai công việc mới và khó khăn này. Trong điều kiện cụ thể, côngtác Bảo hiểm sức khỏe là cần thiết, ưu việt nhưng thực hiện khôngphải là dễ dàng. đây thực sự là một phương thức mới, có ảnhhưởng sâu rộng đến chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. vìvậy, phải được nghiên cứu kỹ, đầy đủ và toàn diện nhất là trướckhi áp dụng trên phạm vi rộng ra cả nước.

đồng chí Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nhắc nhở cáccấp, ngành hải Phòng tiếp tục nghiên cứu triển khai công tác Bảohiểm sức khỏe rộng rãi trong toàn dân. đồng thời, cơ quan Bảohiểm sức khỏe các cấp cần chấn chỉnh lại công tác quản lý, sửdụng Quỹ sao cho đúng mục đích, đạt yêu cầu, tránh khuynhhướng kinh doanh. đồng chí nguyễn khánh chỉ đạo: hải Phòng

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

163

tiếp tục thí điểm triển khai công tác Bảo hiểm sức khỏe này trongtoàn dân và kịp thời rút kinh nghiệm báo cáo Bộ y tế, hội đồngBộ trưởng để sớm có những chủ trương chính sách phù hợp trênphạm vi cả nước.

4. Mở rộng thí điểm BHYT tới các miền và một số ngành Thí điểm BHYT tự nguyện ở Mỏ Cầy, Bến Tremỏ Cầy là một huyện lớn của tỉnh Bến Tre, diện tích tự

nhiên là 34.447 ha, dân số 175.725 người (12/1994). Trong khángchiến chống mỹ, mỏ Cầy là cái nôi của phong trào đồng khởi,mặc dù chiến tranh qua đi, song hậu quả để lại cho nơi đây rấtnặng nề. sau tháng 04/1975, đời sống người dân rất nghèo, đasố sống bằng nghề nông, đường sá giao thông khó khăn, trình độdân trí ở nông thôn còn thấp. Thực hiện Quyết định số 45/hđBTcủa hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí, trướcnhu cầu bức thiết trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân, Tỉnh ủy, uBnd tỉnh Bến Tre đã sớm quan tâm chỉ đạoviệc thành lập Quỹ BhyT tự nguyện trên địa bàn địa phương.để thực hiện nhiệm vụ trên, hội nghị hđnd tỉnh khoá vi lầniii ngày 17/08/1990 quyết định thí điểm thành lập Quỹ BhyTtự nguyện huyện mỏ Cầy, với sự chỉ đạo của sở y tế Bến Tre,do đồng chí Phạm Thanh Phong, giám đốc sở y tế làm Trưởngban chỉ đạo. đồng thời, hội đồng quản trị BhyT huyện đượcthành lập do đồng chí Lê văn Tâm, Phó Chủ tịch uBnd huyệnlàm Trưởng ban; đồng chí Lương văn Chiến, giám đốc Trungtâm y tế huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực cùng với 11thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể huyện. Tổ chuyên

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

164

trách BhyT được thành lập với 03 đồng chí, thuộc biên chế củaTrung tâm y tế huyện.

Tháng 09/1990, đề án xây dựng Quỹ BhyT tự nguyệnhuyện mỏ Cầy được thông qua hđnd huyện và công tác vậnđộng tuyên truyền về BhyT được tiến hành rộng khắp trên mọiphương tiện thông tin đại chúng trong toàn huyện. đồng thời, sởy tế kết hợp với hội đồng Quản trị BhyT huyện cử nhiều đoàncán bộ xuống tận hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng vàtriển khai công tác tuyên truyền, vận động. Tài liệu tuyên truyềnhỏi - đáp về quyền lợi BhyT, phạm vi bảo hiểm, trách nhiệmcủa các cơ sở điều trị với bệnh nhân BhyT được phổ biến tớicác tầng lớp nhân dân. Tháng 12/1990, BhyT tự nguyện ở mỏCầy triển khai bán phiếu trên phạm vi toàn huyện theo đề ánđược hđnd phê duyệt. đề án nêu rõ, đối tượng phát hành phiếuBhyT tự nguyện bao gồm tất cả cán bộ công nhân viên và nhândân có hộ khẩu thường trú trong huyện. Phạm vi bảo hiểm chỉthực hiện đối với trường hợp điều trị nội trú; mức độ quyền lợibảo hiểm được hưởng theo giá trị 02 loại phiếu: phiếu 4.000 đồngđược bảo hiểm cao nhất là 100.000 đồng; phiếu 2.000 đồng đượcbảo hiểm cao nhất là 50.000 đồng. không bảo hiểm những hànhvi vi phạm pháp luật gây thương tích, những trường hợp thuộcphạm vi bảo hiểm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thẩm mỹ...Thời gian sử dụng phiếu là 12 tháng và phiếu có giá trị sử dụngsau khi mua 01 tháng.

Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/HĐBT được ban hành,ở Bến Tre thực hiện từ ngày 01/01/1993, BhyT tự nguyện mỏCầy được sáp nhập vào chi nhánh BhyT huyện mỏ Cầy (diện

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

165

bắt buộc), đồng thời tiếp tục đảm nhiệm thí điểm BhyT tựnguyện. đến đầu năm 1995, chi nhánh BhyT huyện mỏ Cầytạm ngừng thí điểm để chờ kế hoạch triển khai BhyT tựnguyện của BhyT tỉnh. Qua 04 năm thực hiện BhyT tựnguyện ở huyện mỏ Cầy (1991-1994), kết quả tham gia BhyThàng năm không quá 5% dân số trong toàn huyện; tỷ lệ thâmhụt quỹ bình quân hàng năm là 10% tổng tiền thu được từ bánphiếu bảo hiểm.

để giúp cho công việc thí điểm BhyT, Ban dự thảo Pháplệnh BhyT có sự tài trợ của tổ chúc sida Thuy điển. đã mờichuyên gia về BhyT của tổ chức y tế thế giới sang trao đổi kinhnghiệm và đã đến vĩnh Phú và Bến Tre khảo sát thực tế. Cácchuyên gia này hầu hết chưa hiểu nhiều về văn hoá, đới sốngcủa nhân dân việt nam, khi tổng kết chuyến thăm các chuyêngia đều chưa tin tưởng việt nam có thể làm được BhyT trongthời điểm đó.

Thí điểm BHYT tự nguyện ở Quảng Trị Ở Quảng Trị, Trung tâm BhyT được thành lập ngày

27/11/1990 theo Quyết định số 1308/QĐ-UB của UBND tỉnh.Trung tâm BhyT tỉnh là đơn vị sự nghiệp lấy thu bù chi, chịu sựquản lý trực tiếp của sở y tế và sự chỉ đạo chuyên môn của Bộy tế. Trung tâm xây dựng quỹ qua phát hành phiếu BhyT, thanhtoán viện phí cho các đối tượng tham gia khi đi khám, chữa bệnhtại các cơ sở y tế trên địa bàn. Trung tâm BhyT là đơn vị có tưcách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch, cónhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn, định hướng hoạt động, giúpuBnd các huyện thành lập các trung tâm BhyT từ cấp huyện

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

166

đến cơ sở. Trung tâm BhyT được xây dựng và quản lý theonguyên tắc tập trung thống nhất: Trung tâm BhyT tuyến tỉnhtrực thuộc sở y tế; Trung tâm BhyT tuyến huyện thuộc Trungtâm y tế huyện; Quỹ BhyT xã, phường do Trung tâm, Phòng ytế huyện trực tiếp quản lý.

ngày 12/07/1990, hđnd tỉnh Quảng Trị ra Nghị quyết số03a/NQ-HĐ về lập Quỹ BhyT thay viện phí. ngày 01/02/1991,uBnd tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 170/Qđ-uB lập QuỹBhyT thay viện phí, thống nhất triển khai kế hoạch thí điểmBhyT trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị từ Quý ii năm 1991. ngườitham gia BhyT được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sởkhám, chữa bệnh của nhà nước. mỗi năm chỉ được khám và điềutrị 03 lần, mức chi tối đa một lần 150 ngàn đồng. mức đóng bảohiểm mỗi năm tương đương 10kg thóc một nhân khẩu. do hoàncảnh khó khăn, trước mắt tạm thời thu 5.000 đồng (năm 1991).suốt gần 02 năm thí điểm số phiếu bán ra được 3% dân số, số tiềnthu được là 80 triệu đồng.

Xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh ở bệnh viện ngànhĐường sắt.

Thực hiện chủ trương đường lối của đảng và nhà nướctrong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khi chế độ bao cấptrong khám, chữa bệnh không còn, một vấn đề hết sức khó khănđối với y tế ngành đường sắt phải tìm cách trả lời, đó là tìm nguồnkinh phí để thực hiện chi phí khám, chữa bệnh cho người lao độngtrong ngành. Có sự hướng dẫn của Ban dự thảo Pháp lệnh vàhướng dẫn thí điểm BhyT của Bộ y tế; với tinh thần dám nghĩdám làm, ngay từ những năm đầu 1990, y tế đường sắt đã đề xuất

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

167

với lãnh đạo ngành thành lập Quỹ khám, chữa bệnh. ngày22/11/1991, Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt việt nam raQuyết định số 421/ĐS-TS thành lập Quỹ khám, chữa bệnh đườngsắt, nhằm huy động sự đóng góp tự giác của cộng đồng cán bộ,công nhân viên giúp đỡ những người không may ốm đau bệnhnặng trong phạm vi ngành giao thông - vận tải. Trong nhữngngày đầu thành lập, Quỹ khám, chữa bệnh đường sắt gặp vô vànkhó khăn. Bộ máy chỉ có 05 người, chưa có một văn bản hướngdẫn, quy định nào của nhà nước. Cơ sở vật chất không có, nhậnthức, hiểu biết về BhyT của cán bộ, công nhân viên trong ngànhrất hạn chế, đã phải vất vả đi đến từng đơn vị, kiên trì thuyết phục,vận động từ lãnh đạo đơn vị đến người lao động tham gia. Bêncạnh đó phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế ngành để tổ chứckhám, chữa bệnh chu đáo cho người tham gia. kết quả thí điểmQuỹ khám, chữa bệnh đường sắt có 40.000 người tham gia, vớisố thu trên 400 triệu đồng. vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, Quỹkhám, chữa bệnh đường sắt không những tồn tại mà ngày cànglớn mạnh, đóng góp những kinh nghiệm để thử nghiệm mô hìnhđặc thù là chế độ khám chữa bệnh theo BhyT thực tế hết sức quýbáu cho ngành y tế tham mưu xây dựng chính sách BhyT bắtbuộc sau này.

Quỹ bảo trợ y tế ở Bệnh viện Bưu điệnCuối năm 1989, được sự hỗ trợ của Ban dự thảo Pháp lệnh

và hướng dẫn thí điểm BhyT; lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện, thuộcngành Bưu chính viễn thông đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào đểbệnh viện trụ vững được trong bối cảnh mới. Câu trả lời thật đơngiản: “cạnh tranh” bằng chất lượng và hiệu quả mới tồn tại và phát

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

168

triển được. muốn vậy phải trên cơ sở khám, điều trị bao cấp hoàntoàn sang khám, điều trị theo chế độ BhyT. đón bắt trước tìnhhình, tháng 06/1992, Bệnh viện Bưu điện nhanh chóng triển khaiBhyT, lúc đó gọi là Bảo trợ y tế, nhờ đó Bệnh viện Bưu điện đãđược nâng cấp cơ sở vật chất khá hơn trước nhiều. với Quy chếquản lý mới nghiêm túc và chất lượng phục vụ bệnh nhân tốt hơnđã làm cho bộ mặt của bệnh viện thay đổi rõ rệt để chuẩn bị sẵnsàng về mọi mặt để có thể thực hiện tốt chính sách BhyT khi đượcChính phủ ban hành.

5. Đóng góp của hoạt động thí điểm đối với việc hìnhthành chính sách BHYT ở nước ta

Thực hiện đường lối đổi mới của đảng, huy động mọi nguồnlực đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tìnhhình mới, với phương châm là BhyT “mình vì mọi người, mọingười vì mình”, từ cuối năm 1989 đến tháng 06/1991 đã có 03tỉnh, thành phố tổ chức thí điểm BhyT toàn tỉnh: hải Phòng,Quảng Trị, vĩnh Phú; 04 tỉnh có cơ quan BhyT cấp tỉnh: hảiPhòng, Quảng Trị, Bến Tre và 24 quận, huyện của 14 tỉnh, thànhphố trong cả nước thí điểm BhyT không kể các hình thức bảohiểm chữa bệnh do một số bệnh viện tổ chức.

để chuẩn bị triển khai thí điểm BhyT ra cả nước, từ ngày30/05 - 01/06/1991, được phép của Bộ y tế và sự tài trợ của tổchức hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy điển (sida), Ban dự thảoPháp lệnh - Bộ y tế tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo thí điểmBhyT toàn quốc tại hải Phòng, gồm 21 tỉnh phía Bắc và các cơquan cục, vụ, viện trực thuộc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phạm

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

169

song nhằm tăng cường nhận thức, thống nhất quan điểm, trao đổikinh nghiệm, phương pháp tiến hành thí điểm BhyT, chuẩn bị cácđiều kiện cần thiết để thực hiện trên diện rộng khi nhà nước chínhthức ban hành chính sách BhyT. hội nghị thống nhất đánh giáchủ trương làm thí điểm BhyT là đúng đắn, chứng tỏ một hướngmới không chỉ tạo thêm nguồn tài chính mà còn tạo điều kiện đểtừng bước chuyển đổi cơ chế khám, chữa bệnh phù hợp với điềukiện mới, hiệu quả và chất lượng. BhyT là một chính sách xã hộimới mẻ, nhưng có khả năng đi vào cuộc sống, mặc dù chưa đượcđông đảo nhân dân hoan nghênh nhưng vẫn nhìn thấy triển vọng,đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản, lâu dài với chất lượngngày một tốt hơn. số lượng các đơn vị làm thí điểm có kết quảngày càng tăng đã nói lên một xu thế, hướng đi đúng và có triểnvọng của BhyT.

Qua thực hiện thí điểm, bước đầu có tác động và chuyển biếnvề tổ chức quản lý y tế. để thí điểm BhyT, một số trung tâm y tếhuyện, quận đã sắp xếp lại tổ chức các khoa phòng hợp lý hơn, cónơi đã giảm số giường bệnh từ 50 giường xuống 30 giường để tăngcường chất lượng điều trị cho người bệnh; chuyển bớt cán bộ ởTrung tâm y tế huyện về phòng khám đa khoa hoặc về cơ sở đểphù hợp với việc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của ngườitham gia BhyT. đặc biệt qua thí điểm BhyT là một bước tậpdượt chuyển dần sang cơ chế quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế.Có nơi ở vĩnh Phú đã tổ chức khám bệnh theo vùng dân cư thuậntiện cho người được BhyT.

nhiều nơi đã từng bước đi vào hạch toán kinh tế trongquản lý bệnh viện để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm lao

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

170

động, vật tư, tài chính. việc quản lý và sử dụng thuốc hợp lý, antoàn hơn trước.

nhờ thực hiện BhyT, có thêm một nguồn tài chính giảiquyết được một số yêu cầu cấp bách của bệnh viện. Tuy nguồntài chính này còn rất khiêm tốn, nơi nhiều nhất có vài ba trămtriệu, nơi ít nhất có được 10-20 triệu nhưng do tập trung, nên đãlo được đủ thuốc và vật tư tiêu hao cho khám, chữa bệnh; tăngcường thêm phương tiện phục vụ người bệnh. Có nơi đã sửa sanglại bệnh viện, chống được xuống cấp; cải thiện điều kiện làm việccủa cán bộ, nhân viên y tế; cải thiện quan hệ tin cậy giữa bệnhnhân và thầy thuốc.

Từ thực tế thí điểm cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chínhquyền quan tâm lãnh đạo, các ngành, các đoàn thể tích cực thamgia thí điểm BhyT thì nơi đó dù khó khăn, cũng sáng tạo đượccách làm hữu hiệu, nhiều huyện vẫn duy trì và tiếp tục phát triểnhoàn thiện BhyT như hải Phòng, vĩnh Phú, Quảng Trị, Bến Tre,kiên giang, Quảng nam... không những ở 01-02 huyện mà đã chophép triển khai ra toàn tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, hạn chế trong thời gian hơn 01 năm thí điểm là:Chưa làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ lợi ích của BhyT, khôngít người nghĩ rằng kinh tế còn nghèo, lương còn thấp nên khônglàm BhyT được. Chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ ngườibệnh ở những cơ sở y tế chưa lấy lại được lòng tin của dân. Tuynhân dân hoan nghênh BhyT nhưng chưa chấp nhận tham giaBhyT vì dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn và tiêu cực. Từ đó cácđịa phương làm thí điểm BhyT gặp không ít khó khăn. nếu khôngcó quyết tâm cao, thiếu lòng tin thì khó có thể vượt qua. Phải vừa

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

171

làm, tự bồi dưỡng, vừa rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện, khôngthể chủ quan duy ý chí, đốt cháy giai đoạn mà phải có bước đithích hợp mới đem lại kết quả thực sự.

Trong thời gian hơn 02 năm, hoạt động thí điểm BhyT đãđược triển khai ở nhiều vùng, miền với các quy mô khác nhau, hìnhthức và biện pháp cũng đa dạng. khó khăn, hạn chế còn nhiều,nhưng kết quả bước đầu của hoạt động thí điểm BhyT đã mở ramột hướng đi đúng, phù hợp. Qua thực hiện thí điểm cho thấy, đểBhyT phát triển được cần có văn bản pháp quy của nhà nước, tạocơ sở pháp lý để sớm hình thành và có một hệ thống tổ chức BhyTchuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ đủ sức tổ chức thực hiệnchính sách mới mẻ này. đánh giá về đóng góp của hoạt động thíđiểm BhyT, giáo sư viện sĩ Phạm song, Bộ trưởng Bộ y tế khiđó đã nhận định: “Do có thêm nguồn tài chính nên chất lượngkhám, chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện trên các mặt: tráchnhiệm, ý thức phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế trước người bệnh,hạn chế tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Cơ sở vật chất kỹ thuậtđược tăng cường, thuốc men được đảm bảo, điều kiện làm việc vàphục vụ bệnh nhân được cải thiện, đời sống cán bộ nhân viên y tếcũng được lãnh đạo địa phương quan tâm chăm lo hơn trước. Từđó hạn chế được tình hình xuống cấp của bệnh viện, dần dần lấylại được lòng tin của nhân dân đối với y tế. Đặc biệt, ở những nơilàm thí điểm đã giảm được những khó khăn phức tạp trong việc thuviện phí, nhân dân hoan nghênh việc lấy BHYT thay cho việc thuviện phí, để người bệnh yên tâm chữa bệnh. Những quyền lợi khám,chữa bệnh của bệnh nhân được cơ quan BHYT bảo vệ, quan hệgiữa bệnh nhân và thầy thuốc có phần được tôn trọng, văn minh

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

172

hơn. Từ làm thí điểm BHYT đã tác động đến một tư duy mới trongquản lý y tế là tư duy quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế. Các bệnhviện có hợp đồng với BHYT đã dần dần tổ chức hạch toán kinh tếnội bộ để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, vật tư, tài chính...Trong lĩnh vực sử dụng thuốc chữa bệnh đã dần dần đi vào quản lýsử dụng hợp lý, an toàn hơn, do đó bắt đầu xuất hiện cơ chế quảnlý có năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi tiêu hơn”.

Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song cho rằng những kết quảbước đầu qua việc thực hiện thí điểm BhyT còn rất khiêm tốnvà còn nhiều mặt hạn chế do những nguyên nhân khách quan vàchủ quan như: Chưa có quy định của pháp luật, chưa làm đồngbộ từ cơ sở đến Trung ương, chưa có đầu tư ban đầu, chưa chuẩnbị được đội ngũ cán bộ thích hợp, chưa có tiền đề để có nhiềunội dung tuyên truyền giải thích cho cán bộ và nhân dân, chưacó một hệ thống tổ chức đủ sức chuyên lo... Từ thực tiễn tổ chứchoạt động thí điểm, Bộ y tế đề xuất, để khắc phục những hạnchế, tồn tại trên chỉ có thể làm được sau khi nhà nước ban hànhPháp lệnh BhyT.

Trong khi chờ có Pháp lệnh, thực hiện thông báo của hộiđồng Bộ trưởng cho phép các địa phương tiếp tục làm thí điểmBhyT rộng hơn nữa để sớm có kinh nghiệm tiếp thu và thực hiệnPháp lệnh BhyT khi nhà nước ban hành.

6. Bước chuẩn bị cho sự ra đời chính sách BHYT Trong phiên họp ngày 15/04/1992, kỳ họp thứ 11, Quốc

hội khóa VIII đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi. Tại điều 39, hiến pháp

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

173

quy định: “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dânđược chăm sóc sức khỏe”. đây là cơ sở pháp lý hết sức quantrọng, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chính sách BhyTở nước ta.

Trước kết quả khả quan triển khai thí điểm BhyT tại nhiềuvùng, miền, địa phương trong cả nước, ngày 12/02/1991, sau khilàm việc với lãnh đạo Ban khoa giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộy tế Phạm song đã ban hành Quyết định thành lập Ban nghiêncứu dự thảo Pháp lệnh về BhyT. Bs.Trần khắc Lộng, Phó vụtrưởng vụ y tế, Ban khoa giáo Trung ương - người đã có ý tưởngvà trực tiếp viết các đề cương hướng dẫn làm thí điểm và trựctiếp chỉ đạo thí điểm BhyT cho các địa phương được bổ nhiệmlàm Trưởng Ban. Bên cạnh nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Pháp lệnhBhyT, Ban còn có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng tiếp tục hướng dẫn,chỉ đạo thực hiện thí điểm BhyT tại các địa phương; tổ chứckhảo sát, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm của các địa phươnglàm thí điểm để các đơn vị có sự học hỏi lẫn nhau; tổ chức tuyêntruyền, giải thích cho cán bộ, nhân dân và toàn xã hội hiểu đượcý nghĩa nhân đạo cao cả của BhyT và việc tổ chức thực hiệnBhyT là đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đấtnước gắn chặt với việc đổi mới hệ thống chính sách xã hội. Trongthời gian 02 năm, Ban đã triển khai tổ chức thu thập tài liệu, sốliệu có liên quan để xây dựng phương án mức đóng góp BhyTcủa các đối tượng có mức thu nhập khác nhau; sưu tầm tài liệuthực hiện BhyT ở nước ngoài để tham khảo và phổ biến kiếnthức về BhyT; đi thực tế tại địa phương để có được cái nhìn kháiquát về việc triển khai BhyT trong điều kiện kinh tế, chính trị,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

174

xã hội của việt nam; tổ chức các cuộc hội thảo cho nhiều đốitượng khác nhau… Thời gian này, Ban nghiên cứu dự thảo Pháplệnh BhyT chỉ có 01 biên chế là Trưởng Ban, các cán bộ, nhânviên đều là kiêm nhiệm. Có thể nói, tổ chức tiền thân của BhyTviệt nam đã hoạt động với “bảy không”: không người, khôngcó kiến thức chuyên ngành về BhyT, không có đầu tư từ ngânsách, không có trụ sở, không có kinh nghiệm và không có tiền lệvà kế thừa. để giúp cho Ban có kinh phí hoạt động, Bộ trưởngPhạm song đã bố trí cho Ban một dự án phụ của tổ chức sidaThụy điển. với nguồn kinh phí ít ỏi này, Ban đã tổ chức biêndịch cuốn “Tài liệu tham khảo BhyT nước ngoài”, biên soạn vàxuất bản cuốn sách “Bảo hiểm y tế việt nam” để cung cấp chocác cơ quan, cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương làmtài liệu tham khảo về BhyT; trang bị một số thiết bị phục vụcông việc của Ban và BhyT địa phương.

Tháng 06/1991, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vii đảngCộng sản việt nam xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nghịquyết đại hội vi, chỉ ra những việc làm được, vấn đề mới nảy sinhcùng ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm trên cáclĩnh vực chủ yếu. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh, bổ sung và phát triểncác chủ trương đổi mới của đại hội vi, đề ra các phương hướng,nhiệm vụ lớn cho 05 năm 1991 - 1995. Tiếp tục chủ trương đổimới trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nghịquyết Đại hội VII của Đảng xác định: “Bảo vệ sức khỏe, nângcao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt động tự giác củamỗi người, với sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội. Pháttriển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

175

dân, theo hướng dự phòng là chính; kết hợp y học hiện đại với yhọc cổ truyền dân tộc... Phát triển bảo hiểm khám, chữa bệnh,tăng ngân sách cho hoạt động khám, chữa bệnh”.

Tại hội nghị tổng kết công tác ngành y tế năm 1991 tổchức ở TP.huế, trước hơn 800 đại biểu dự hội nghị, Ban dự thảoPháp lệnh BhyT do bác sĩ Trưởng Ban Trần khắc Lộng lần đầutiên đã trình bày một bản báo cáo giới thiệu về BhyT và nhữngkinh nghiệm của một số địa phương đã thực hiện thí điểm BhyT.Cùng với bản báo cáo minh họa kinh nghiệm thí điểm BhyT củaTP.hải Phòng, đã được hội nghị đặc biệt quan tâm và nhiều ýkiến hoan nghênh chủ trương này, đồng thời nhiều kiến nghịngành y tế cần quyết tâm thực hiện cho được BhyT, bởi đây làđổi mới quan trọng trong chính sách tài chính y tế và cũng sẽ làgiải pháp quan trọng giúp cho ngành y tế thoát khỏi những khókhăn trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các cơ sởkhám, chữa bệnh.

ngày 26/05/1992, Chủ tịch nước võ Chí Công chủ tọaphiên họp của hội đồng nhà nước xem xét dự án ban hành Pháplệnh BhyT. đồng chí nguyễn Thị Thân, Chủ nhiệm ủy ban ytế và Xã hội của Quốc hội đã trình bày trước hội đồng nhà nướcbáo cáo thẩm tra dự án Pháp lệnh BhyT. Báo cáo nêu rõ: Thựchiện nhiệm vụ do Quốc hội và hội đồng nhà nước giao, ngay từnăm 1990, ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội tiến hành nhiềuhoạt động xem xét, nghiên cứu và đánh giá về vấn đề BhyT; tổchức nhiều đoàn công tác đến tất cả các địa phương đang thựchiện thí điểm BhyT để nắm bắt tình hình cụ thể; tổ chức nhiều

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

176

cuộc họp lấy ý kiến nhân dân và đại diện các cơ quan, ban ngànhở cả ba miền Bắc - Trung - nam. Trong 02 ngày 21 và26/03/1992, ủy ban đã họp với sự tham gia của bà ngô BáThành, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội và đại diệncác Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để chínhthức thẩm tra dự án Pháp lệnh BhyT do hội đồng Bộ trưởngtrình hội đồng nhà nước.

về sự cần thiết thực hiện chế độ BhyT, ủy ban y tế và Xãhội của Quốc hội cho rằng, ngay từ giữa những năm 1980, khichuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các cơ sở y tế đã tiến hành thumột phần viện phí đối với bệnh nhân vào điều trị. vấn đề viện phíđã có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành y tế, tuynhiên, do ta thiếu chính sách xã hội đồng bộ đi kèm, nên nảy sinhnhiều ảnh hưởng tiêu cực, dư luận nhân dân một số nơi khôngđồng tình. Thực tế trong xã hội, có những người giàu lên song cũngkhông ít người còn đang sống trong điều kiện kinh tế eo hẹp, khókhăn, thiếu thốn, không có đủ khả năng nộp viện phí khi ốm đau.vì vậy, phải có cơ chế, chính sách và biện pháp mới để tạo điềukiện giúp đỡ các đối tượng này. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế đangcó tình trạng bị xuống cấp nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất, trangthiết bị kỹ thuật cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ,nhân viên y tế. ngân sách nhà nước dành cho y tế chỉ đảm bảođược một phần cho hoạt động của các cơ sở y tế nên bệnh nhânphải hứng chịu nhiều hậu quả tiêu cực. do đó, phải tìm ra cơ chếkinh tế thích hợp nhằm khuyến khích thầy thuốc chăm sóc bệnhnhân, cũng như tạo thêm nguồn kinh phí để có điều kiện phục vụ

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

177

người bệnh được tốt hơn. để chăm sóc sức khỏe cho mọi người,xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới là thực hiện chế độBhyT, mỗi người tự lo trước bản thân mình để khi ốm đau đượcchăm sóc chu đáo và thuận tiện. Thực tế cho thấy, xã hội càng pháttriển thì các hình thức bảo hiểm càng mở rộng. BhyT là loại bảohiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo, thực hiện chế độ BhyT sẽgóp phần ổn định và đảm bảo công bằng xã hội. ủy ban y tế vàXã hội của Quốc hội cho rằng, việt nam nên thực hiện BhyTcàng sớm càng tốt.

về việc ban hành Pháp lệnh BhyT, ngay trong nội bộ ủyban y tế và Xã hội của Quốc hội cũng có ý kiến khác nhau. mộtsố ý kiến đề nghị hội đồng nhà nước nên xem xét và ban hànhngay Pháp lệnh BhyT với những lý do như sau: Tại điều 39 và61 của hiến pháp năm 1992 mà Quốc hội khóa viii vừa thôngqua tại kỳ họp lần thứ 11 đã quy định về việc thực hiện chế độBhyT; việc thực hiện thí điểm BhyT ở một số địa phương đãđạt được kết quả ban đầu. để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thực hiện chế độ BhyT trên phạm vi toànquốc, nhà nước cần sớm thể chế hóa bằng một văn bản phápluật; trong tình hình thực tế hiện nay, nhiều cơ sở y tế đangxuống cấp, ngân sách nhà nước dành cho công tác y tế hàng nămchỉ đảm bảo 40% yêu cầu chi tiêu (mà phần ngân sách này chủyếu để chi lương, phụ cấp và chi phí hành chính). vì vậy, phảicó phương thức huy động thêm nguồn kinh phí để các cơ sở ytế có điều kiện phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Ở chiều ngược lại,đa số ý kiến lại cho rằng trong thời gian này chưa nên ban hành

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

178

Pháp lệnh BhyT với lý do người dân chưa quen với hình thứcBhyT, thực tế qua các địa phương tiến hành thí điểm BhyT, tỷlệ người tham gia mua phiếu BhyT rất thấp, chỉ đạt vài phầntrăm (chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức do bắt buộc phảimua). Chỉ số hấp dẫn của BhyT chưa cao cả về trang thiết bịkỹ thuật cũng như tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của cánbộ, nhân viên y tế. nhiều cơ sở y tế chưa muốn thực hiện chếđộ BhyT, bởi vì nếu có thực hiện BhyT, cán bộ y tế cũngkhông được khuyến khích cả về vật chất cũng như tinh thần.như vậy, nếu không cẩn thận thì ngay chính cán bộ và nhân viêny tế, những người có vai trò quyết định đến sự thành công haythất bại, sẽ phá vỡ chế độ BhyT. để khắc phục những khó khănnày, cần có thời gian để nâng cấp các cơ sở y tế, đồng thời nhànước phải có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ y tế... đólà những vấn đề cốt lõi để thực hiện BhyT mà không thể giảiquyết ngay trong một thời gian ngắn. Có rất nhiều người cũngnhư nhiều cơ quan, xí nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuấtkinh doanh, thu nhập của cán bộ, nhân viên rất thấp, do đó họkhó có thể thực hiện nghĩa vụ BhyT cho bản thân cũng như cánbộ công nhân, viên chức của mình. với tính chất khó khăn vàphức tạp nêu trên, đề nghị hội đồng Bộ trưởng nên ban hànhnghị định quy định việc thực hiện chế độ BhyT để vừa thựchiện, vừa rút kinh nghiệm.

để nhân dân đồng tình với chủ trương BhyT, tham giaBhyT một cách tự nguyện không phải là dễ, do đó ủy ban y tếvà Xã hội của Quốc hội đề nghị hội đồng nhà nước lưu ý hội

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

179

đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác này hết sức chu đáo, tỉ mỉ, thậntrọng, từng bước vững chắc, cố gắng tránh mọi sự lạm dụng và đổvỡ làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào nhà nước. đề nghị cầnphải quy định khống chế mức chi phí cho hoạt động và tổ chứchành chính, lương cán bộ của các quỹ bảo hiểm để góp phần làmcho người tham gia BhyT an tâm và cũng giúp cho Quỹ BhyTtự hạch toán độc lập, tự sắp xếp bộ máy và tổ chức sao cho gọnnhẹ, có hiệu quả, không lạm dụng vào tiền đóng góp của nhân dân.Tại cuộc họp, Chủ tịch nước võ Chí Công kết luận, việc ra Pháplệnh về BhyT là cần thiết nhưng trong tình hình hiện nay chưathật chín muồi, hội đồng Bộ trưởng nên tiếp tục chỉ đạo mở rộngthí điểm, có tổng kết, hoàn chỉnh thêm dự án Pháp lệnh BhyT đểhội đồng nhà nước xem xét ban hành. ngày 28/05/1992, Ban dựthảo Pháp lệnh BhyT đề xuất với Bộ y tế để các địa phương tổchức thực hiện BhyT cho đối tượng có lương, tiếp tục mở rộngthí điểm trong nhân dân và để phù hợp với ý kiến của các ngànhliên quan, đề nghị hội đồng Bộ trưởng ra một nghị định (hayQuyết định) ban hành quy chế về BhyT. ngày 30/05/1992, Bộtrưởng Bộ y tế Phạm song đồng ý với ý kiến của Ban dự thảoPháp lệnh BhyT và xúc tiến việc trình Chính phủ ban hành nghịđịnh về BhyT.

để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện BhyT trên phạmvi cả nước khi Chính phủ ban hành nghị định, được sự đồng ýcủa Bộ trưởng Bộ y tế và được sự tài trợ của Tổ chức y tế thếgiới (oms), Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT - Bộ y tế cùngTrường đại học kinh tế Quốc dân hà nội và Trường đại học

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

180

Tài chính - kế toán TP. hồ Chí minh phối hợp mở lớp đào tạonghiệp vụ quản lý kinh tế chuyên ngành BhyT cho cán bộ thuộcsở y tế các tỉnh và thành phố trong toàn quốc. một lớp tổ chứctại hà nội (tại Trường Cán bộ Quản lý y tế), thời gian từ ngày05/05 - 13/06/1992, đào tạo cho cán bộ 25 tỉnh và thành phố phíaBắc từ Quảng Trị trở ra, với 50 đồng chí tham dự. một lớp tạiTP. hồ Chí minh (viện vệ sinh y tế công cộng), thời gian từ ngày16/05 - 25/06/1992, đào tạo cho cán bộ 28 tỉnh và thành phố phíanam từ Thừa Thiên - huế trở vào với 49 đồng chí tham dự. Theokế hoạch đào tạo mỗi tỉnh 02 đồng chí, sau khi học về sẽ là lãnhđạo BhyT tỉnh, thành phố. Có một số tỉnh chỉ cử được một cánbộ là Tuyên Quang, khánh hòa, Quảng ngãi, Bà rịa - vũng Tàu,Tây ninh, sóc Trăng, gia Lai, vĩnh Long... ngoài ra, còn đàotạo cho Cục Quân y, sở y tế đường sắt, Bệnh viện Tổng cục Bưuchính viễn thông mỗi cơ quan 01 đồng chí. Các cán bộ về dự lớpđào tạo chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư kinh tế, có một số là ysĩ, trung cấp kinh tế và trung cấp tài chính kế toán. nội dung đàotạo gồm 02 phần cơ bản, phần 01 về nghiệp vụ quản lý kinh tế,gồm khoa học quản lý, Luật kinh tế, marketing, nghiệp vụ tíndụng, kế toán và Phân tích kinh tế, Tài chính nhà nước, Tàichính doanh nghiệp; phần 02 về nghiệp vụ BhyT, gồm đạicương về BhyT, Tổ chức hoạt động BhyT, Cơ chế thanh toáncủa hoạt động BhyT, Phương pháp xây dựng luận chứng kinhtế BhyT. kết thúc khóa học, 100% cán bộ đạt yêu cầu và đượcTrường đại học kinh tế quốc dân hà nội, Trường đại học Tàichính kế toán TP. hồ Chí minh cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Trong

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

181

đó có 11 đồng chí đạt loại giỏi, 80 đồng chí đạt loại khá và 08đồng chí đạt yêu cầu. Các học viên đã được trang bị một cáchđại cương về nghiệp vụ quản lý kinh tế theo chuyên ngànhBhyT; nắm và hiểu được cách tổ chức hoạt động của QuỹBhyT và biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức kinh tế -xã hội, các cơ sở điều trị trong việc thực hiện BhyT ở địaphương. kết thúc lớp học ở hà nội, giáo sư, Bộ trưởng Phạmsong đến dự và nói chuyện với lớp học, quán triệt về tất yếukhách quan của cơ chế khám, chữa bệnh theo BhyT ở việt namvà chỉ thị những nội dung công việc thực hiện BhyT. Cũng trongthời gian học, ông har mander singh - giám đốc hiệp hộiBhXh khu vực châu Á - Thái Bình dương đã đến thăm và nóichuyện với lớp học phía Bắc, giúp cho các học viên có điều kiệntìm hiểu về hoạt động BhyT trên thế giới và khu vực. Tất cả họcviên sau khóa học đều quyết tâm, mong muốn về tổ chức thựchiện BhyT ở địa phương và kiến nghị nhà nước sớm có mộtvăn bản pháp quy về thực hiện BhyT để làm cơ sở cho việc tổchức hoạt động BhyT một cách thống nhất, đồng bộ.

để phục vụ cho công tác giao dịch, truyền thông, đối ngoại,tháng 04/1992, Ban BhyT - Bộ y tế đã cùng họa sĩ của Báo sứckhỏe phác thảo Biểu trưng BhyT việt nam (tham gia thiết kế mẫucó Bs.Trần khắc Lộng và họa sĩ Trần Tường vân), Bộ trưởng Bộy tế Phạm song đã chọn mẫu biểu trưng là biểu tượng có hìnhkhối như một tam giác cân với hai màu xanh – trắng với ý nghĩaBhyT được xây dựng và đảm bảo bởi mối quan hệ ba bên: nhànước, chủ sử dụng lao động và người lao động. họa tiết trong biểu

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

182

trưng là đôi bàn tay cách điệu như hai bông sen nâng chữ việt namviết tắt (vn), phía dưới là 04 chữ Bảo hiểm y tế viết tắt (BhyT).Thoạt nhìn, biểu tượng giống như một con thuyền có cánh buồmtrắng, với ý nghĩa BhyT cần sự chung tay, góp sức của nhiềungười để “con thuyền” BhyT vững vàng ra khơi, quyền lợi củangười tham gia BhyT ngày càng được đảm bảo. hai bàn tay ômlấy hai chữ việt nam viết tắt, là thể hiện ý nghĩa tương thân, tươngái, lá lành đùm lá rách, mình vì mọi người, mọi người vì mình củaBhyT, cũng là đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc việt nam.Bông hoa sen trắng như một lười nhắc nhở, người làm chính sáchBhyT là nghề nhân đạo, nhân văn nên cần giữ cho mình cái tâmtrong sáng, thanh sạch như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôitanh mùi bùn”… mẫu biểu trưng này đã được sử dụng từ năm1992 đến hết năm 2001, cho đến khi BhyT việt nam chính thứctổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng quy mô trên phạm vi cả nước,chọn mẫu biểu trưng mới (tháng 01/2002).

7. Chính sách BHYT chính thức triển khai trên phạm vicả nước

với sự chuẩn bị tích cực của Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT- Bộ y tế, cùng với kết quả, bài học kinh nghiệm sau trên 02 nămthực hiện thí điểm ở một số địa phương, ngày 15/08/1992, hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số299/hđBT ban hành điều lệ BhyT, khai sinh ra chính sáchBhyT ở việt nam. Qua tổng kết thí điểm ở những nơi đã và đanglàm BhyT tự nguyện đều gặp không ít khó khăn và sắp vỡ quỹ.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

183

do đó điều lệ BhyT quy định, đối tượng tham gia BhyT bắtbuộc là những cán bộ, công nhân viên chức tại chức và hưu trí ởcác đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, người lao độngkhu vực sản xuất kinh doanh còn các đối tượng khác sẽ tham giaBhyT theo khả năng và nhu cầu tự nguyện như BhyT học sinh,BhyT nhân đạo…

để thực hiện đúng thời gian nghị định có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01/10/1992, ngày 26/08/1992 Bộ Y tế ra Chỉ thị số05/BYT/CT chỉ đạo các sở y tế về những việc cấp bách để chuẩnbị triển khai thực hiện nghị định của hội đồng Bộ trưởng vềBhyT. Bộ y tế yêu cầu các sở y tế khẩn trương bàn bạc với cáccơ quan chức năng báo cáo với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương để chuẩn bị cho việc thành lập cơ quanBhyT tỉnh, các chi nhánh BhyT huyện, quận.

Ngày 01/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số935/BYT-QĐ triển khai nghị định số 299/hđBT của hội đồng Bộtrưởng về việc ban hành điều lệ BhyT. Tại Quyết định này, Bộ ytế quy định BhyT của cấp nào trực thuộc cấp đó: BhyT việt namtrực thuộc Bộ y tế; BhyT các tỉnh, thành phố trực thuộc các sởy tế; BhyT các ngành nào trực thuộc ngành đó. BhyT các tỉnhvà ngành đều trực thuộc BhyT việt nam.

Cũng trong ngày 01/09/1992, Bộ Y tế ra Chỉ thị số06/BYT/CT chỉ đạo các bệnh viện và viện có giường bệnh vềnhững việc cần triển khai để thực hiện nghị định của Chính phủvề BhyT. Bộ y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện thực hiệnngay một số công việc: Củng cố và tổ chức sắp xếp lại các khoa,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

184

phòng đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao tinh thầnthái độ phục vụ người bệnh được BhyT. Tổ chức học tập chotoàn thể cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện, quán triệtđiều lệ BhyT và trách nhiệm của bệnh viện trong việc hợp tácvới BhyT tổ chức tốt việc phục vụ bệnh nhân có BhyT mà nghịđịnh của hội đồng Bộ trưởng đã quy định. Thực hiện việc ký kếthợp đồng khám, chữa bệnh với các cơ quan BhyT khi có yêucầu trên tinh thần họp tác hỗ trợ lẫn nhau theo các thông tư hướngdẫn của các Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộivà Bộ y tế. Tổ chức việc tiếp nhận, khám chữa bệnh cho bệnhnhân thuận lợi, an toàn, hợp lý. không gây phiền hà đối vớingười bệnh. không được thu bất cứ lệ phí nào đối với người đượcBhyT khi vào khám, chữa bệnh. Bệnh viện tạo điều kiện thuậnlợi cho bộ phận thường trú và cộng tác viên của cơ quan BhyThoạt động tại bệnh viện để có thể giải quyết kịp thời các vấn đềliên quan đến bệnh nhân được BhyT khi vào khám, chữa bệnh.để bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân đượcBhyT, bệnh viện sẽ được cơ quan BhyT tạm ứng trước tiền đểmua thuốc, hoá chất xét nghiệm và các trang thiết bị, dụng cụ ytế. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán bệnh viện để giải quyếtcác quyền lợi cho người được BhyT nhanh chóng kịp thời theochế độ đã được quy định và thanh toán với cơ quan BhyT theođúng quy định của Bộ. Thường xuyên giám sát việc sử dụng thẻBhyT của bệnh nhân để phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng viphạm quy định sử dụng thẻ; xây dựng các quy tắc chế độ khám,chữa bệnh và phục vụ người bệnh được BhyT theo đúng điều

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

185

lệ BhyT và hợp đồng khám, chữa bệnh với cơ quan BhyT. khicó vi phạm, phải quy rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh đốivới người vi phạm. Tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật từphê bình cảnh cáo, thu bằng cấp chuyên môn, chuyển làm việckhác đến buộc thôi việc, xử lý hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự. nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật. khi có khiếu nại hoặc tranh chấp xảy ra, giámđốc bệnh viện cùng giám đốc cơ quan BhyT bàn bạc xem xétgiải quyết.

Bộ y tế giao nhiệm vụ cho các giám đốc viện có giườngbệnh, các bệnh viện ở Trung ương, địa phương và các ngành khẩntrương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện để ngày 01/11/1992bắt đầu tiếp bệnh nhân có BhyT đến khám, chữa bệnh. Theo đóBhyT ở một số địa phương còn thí điểm tổ chức phòng khámbệnh của BhyT để phục vụ trước hết cho bệnh nhân có BhyTnhư hải Phòng, Bình định, Cần Thơ……

Ngày 01/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số934/BYT-QĐ bổ nhiệm Bs.Trần khắc Lộng, Trưởng ban dự thảoPháp lệnh BhyT, Bộ y tế giữ chức vụ giám đốc BhyT việt nam.PTs. Lê đức Chính, Phó vụ trưởng vụ quản lý sức khoẻ, Bộ y tếgiữ chức vụ Phó giám đốc BhyT việt nam.

Ngày 11/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số958/BYT-QĐ thành lập BhyT việt nam trực thuộc Bộ y tế trêncơ sở Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT. BhyT việt nam đặt trụ sởtại 28 nguyễn Bỉnh khiêm, TP.hà nội. Thực hiện Quyết định này,BhyT việt nam có nhiệm vụ hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

186

vụ BhyT cho các cơ sở BhyT từ Trung ương đến các địa phươngvà các ngành.

Ngày 17/09/1992, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 11/BYT-TT hướng dẫn thực hiện nghị định số 299/hđBT ngày15/08/1992 của hội đồng Bộ trưởng về hệ thống tổ chức củaBhyT việt nam, từ Trung ương đến địa phương và các ngành.Theo hướng dẫn của Bộ y tế, vụ Quản lý sức khỏe của Bộ y tếlà đầu mối, chịu trách nhiệm tham mưu giúp cho Bộ trưởng Bộy tế về lĩnh vực BhyT. hệ thống BhyT việt nam được thànhlập từ Trung ương đến địa phương và BhyT ngành. Các tổ chứcBhyT tỉnh, thành phố và ngành trực thuộc BhyT việt nam vềchuyên môn nghiệp vụ.

Bộ y tế thành lập hội đồng Quản trị BhyT để giám sát mọihoạt động của BhyT việt nam. Chủ tịch hội đồng Quản trị do mộtThứ trưởng Bộ y tế phụ trách, một Phó vụ trưởng vụ Quản lý sứckhỏe (Bộ y tế) làm Phó Chủ tịch, các ủy viên gồm có giám đốcBhyT việt nam, vụ trưởng vụ Tài chính kế toán (Bộ y tế), đạidiện Tổng Liên đoàn Lao động việt nam, đại diện Bộ Tài chính,đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện bệnh việnlớn, doanh nghiệp lớn... ở các tỉnh, thành phố thành lập hội đồngQuản trị BhyT để giám sát các hoạt động của BhyT địa phươngbao gồm: đồng chí Phó Chủ tịch uBnd tỉnh, thành phố phụ tráchkhối văn xã làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên khác có các ngànhTài chính, Lao động, y tế, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động...

ngày 18/09/1992, liên Bộ Tài chính - y tế - Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 12/TT-LB, hướng

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

187

dẫn việc tổ chức thi hành nghị định làm cơ sở cho các bộ, ngànhvà địa phương thực hiện BhyT.

ngày 29/9/1992, Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song và Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trần đình hoan cắtbăng khai trương văn phòng BhyT việt nam tại trụ sở 28 nguyễnBỉnh khiêm, hà nội. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết địnhsố 1098/BYT-QĐ ban hành mẫu thẻ BhyT phát hành trong cảnước cho các đối tượng của điều lệ BhyT; ban hành danh mụcmã số cơ quan BhyT Trung ương, BhyT tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và BhyT ngành.

Cũng trong tháng 09/1992, Bộ y tế đã mở hội nghị tại hànội cho các phó chủ tịch tỉnh, thành phố, giám đốc sở y tế, sở laođộng thương binh và xã hội và giám đốc BhyT tỉnh thành phốtrên cả nước để triển khai nghị định về BhyT và tập huấn kỹ thuậtnghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn.

ngày 15/12/1992, Bộ y tế ban hành Thông tư số 16/BYT-TT hướng dẫn tổ chức khám, chữa bệnh và nguyên tắc thanhtoán BhyT. Cùng ngày 15/12/1992, Bộ Tài chính ban hànhThông tư 82/TC về việc đóng BhyT và hạch toán phần đóngBhyT vào tài khoản.

Tính đến ngày 31/12/1992, có 38 tỉnh, thành phố và ngànhxây dựng được đề án khai thác BhyT và 14 tỉnh, thành phố vàngành ra chỉ thị cho các đơn vị thuộc quyền thực hiệnBhyT. hết Quý iv năm 1992, toàn quốc mới có 13 tỉnh, thànhphố phát hành thẻ BhyT với tổng số gần 100.000 thẻ và thuđược trên 04 tỷ đồng.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

188

đến ngày 10/02/1993, đã có 49 đơn vị BhyT tỉnh vàthành phố được thành lập, trong đó có BhyT ngành đường sắtdo đặc điểm và tính chất hoạt động nên được phép thành lập. 05tỉnh chưa thành lập BhyT là: hải hưng, yên Bái, gia Lai, đắkLắk và Long an.

những đơn vị đã thành lập BhyT tiến hành công tác chuẩnbị để phát hành thẻ BhyT cho năm 1993, thành lập hội đồngQuản trị, bổ nhiệm cán bộ quản lý, kiện toàn bộ máy, xây dựng đềán, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương như nhu cầuchi phí y tế, mức thu nhập và khả năng tham gia BhyT của đốitượng. hệ thống văn bản, thông tư hướng dẫn cơ bản được hoànthiện để đảm bảo từng bước cho việc thực hiện BhyT. song songvới những công việc đó, BhyT còn tập trung giải quyết nhữngbiện pháp kỹ thuật cơ bản để phục vụ cho việc thực hiện BhyTnhư xây dựng hệ thống phác đồ hướng dẫn điều trị, quy định danhmục thuốc thiết yếu và những quy chế kỹ thuật tổ chức giám địnhkhám, chữa bệnh BhyT…

Tháng 12/09/1992 và tháng 01/1993, BhyT việt nam tổchức hội nghị phổ biến Thông tư 16 của Bộ y tế và Thông tư82/TC của Bộ Tài chính tại hà nội, TP. hồ Chí minh và Quảngnam, đà nẵng. Qua các đợt tập huấn và hội nghị, đã giúp cácđịa phương xúc tiến một bước việc tổ chức hoạt động và giảiquyết sơ bộ những yêu cầu cấp thiết cho việc thực hiện quan hệgiữa BhyT với các cơ sở điều trị trong tổ chức khám, chữa bệnhcho người có BhyT.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

189

Ở các địa phương, sau khi thành lập, BhyT đã mở các đợtbồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ chuyên môn về nộidung điều lệ BhyT, kỹ thuật khai thác, đăng ký, nắm đối tượngvà kỹ thuật ghi chép phát hành thẻ BhyT. nhiều tỉnh đến cuốiQuý i, đầu Quý ii năm 1993 mới đi vào khai thác BhyT.

ngày 14/01/1993, Ban Chấp hành TW đảng Cộng sản việtnam khóa vii ra Nghị quyết số 04/NQ-HNTW về những vấn đềcấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Trong nghị quyết này, Trung ương đảng đã nêu rõ định hướng:“Tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện thumột phần viện phí, phát triển BHYT”...

ngày 21/01/1993 (tức ngày 29 tết Quý dậu), Phó Thủtướng nguyễn khánh đến thăm, chúc Tết và nói chuyện với cánbộ, nhân viên cơ quan BhyT việt nam. Phó Thủ tướng gửi lờichúc mừng tới toàn thể cán bộ viên chức ngành BhyT nhân đầuxuân mới. Phát biểu với cán bộ viên chức cơ quan BhyT việtnam, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “BHYT là một chính sách mớiở nước ta, về cơ bản, mọi người đều thấy sự cần thiết phải có hệthống BHYT để tổ chức việc chăm sóc sức khỏe nhân dân phùhợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đúng làđưa một chính sách mới vào cuộc sống có nhiều khó khăn, màtrước hết là từ nhận thức, từ thói quen bao cấp nay phải thay đổiđể thực hiện một chính sách mới phù hợp với bước phát triển củanền kinh tế đất nước quả là không dễ dàng. Mong rằng với nhữngkinh nghiệm qua thực hiện thí điểm, các đồng chí thực hiện tốtnhiệm vụ được giao. BHYT không chỉ là trách nhiệm của ngành

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

190

BHYT, của Bộ Y tế mà là nhiệm vụ chung của các bộ, các ngành,các đoàn thể, UBND các địa phương và của cộng đồng xã hội.Các đồng chí phải cùng các cơ quan thông tin tuyên truyền giảithích sâu rộng để cán bộ và nhân dân hiểu biết về lợi ích củaBHYT và tích cực tham gia. Cùng với BHYT, các cơ sở khám,chữa bệnh của Nhà nước phải thực sự đổi mới về chất mà trướchết là tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, chặn đứng các tiêucực và xoá bỏ những thủ tục phiền hà trong chăm sóc ngườibệnh. Tới đây Chính phủ sẽ quy định lại việc thu viện phí và tiềnthu được từ viện phí phải được quản lý chặt chẽ hơn để phục vụtốt cho việc khám, chữa bệnh.

Ngành BHYT mới hình thành trên phạm vi cả nước được mấytháng, song đã làm được một số việc tốt, vừa xây dựng hệ thốngtổ chức, vừa ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn thựchiện, nhiều địa phương đã phát hành thẻ khám, chữa bệnh... đó lànhững cố gắng và dấu hiệu tốt của buổi ban đầu. Có thể nói rằng,BHYT là một sự nghiệp có đầy triển vọng, hy vọng trong 03 nămtới chúng ta có thể đưa được 40 - 50% số dân cả nước tham giaBHYT. Được như vậy thì BHYT sẽ đóng vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sứckhỏe của nhân dân”…

để chủ động thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, ngày27/02/1993, nhân ngày Thầy thuốc việt nam, BhyT việt nam đãxuất bản Bản tin nội bộ. được lãnh đạo Bộ y tế, Ban Tư tưởngvăn hóa Trung ương, Bộ văn hóa Thông tin ủng hộ và tạo điềukiện giúp đỡ, ngày 28/07/1993 Bộ trưởng Bộ văn hóa Thông tin

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

191

đã cấp giấy phép xuất bản báo chí số 2174/BC-gPXB cho phépBhyT việt nam được xuất bản Thông tin BhyT việt nam. saumột thời gian chuẩn bị, tháng 10/1993, Thông tin BhyT việt namđã xuất bản số đầu tiên. ngày 16/10/1993, BhyT việt nam raQuyết định số 02/BhyT-Qđ thành lập Ban Biên tập Thông tinBhyT việt nam, Bs. Trần khắc Lộng - giám đốc BhyT việtnam làm Tổng Biên tập, PTs. Trần văn Tiến - Trưởng phònggiám định làm Phó Tổng Biên tập và Thư ký Tòa soạn là đồng chídương văn Thắng (nay là Tổng Biên tập Tạp chí BhXh).

Tháng 9/1993, ks.đoàn văn Thân, Phó giám đốc Bệnh việnE, hà nội được Bộ trưởng Bộ y tế điều động và bổ nhiệm giữchức vụ Phó giám đốc BhyT việt nam (Tháng 7/1998 đồng chíđược nghỉ hưu theo chế độ).

đến tháng 10/1993, đã có 56 cơ quan BhyT các tỉnh, thànhphố, bao gồm 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 02 đơnvị BhyT ngành là đường sắt và dầu khí, Cơ quan BhyT việtnam (có chi nhánh tại TP. hồ Chí minh).

sau 01 năm thực hiện BhyT theo nghị định 299/hđBT, hệthống BhyT việt nam đã phát hành được trên 3,79 triệu thẻBhyT (trong đó 0,32 triệu người tham gia các chương trình BhyTtự nguyện, nhân đạo); Quỹ BhyT thu được trên 111 tỷ đồng; trên02 triệu lượt người đã khám, chữa bệnh do BhyT chi trả viện phí,thể hiện sự cố gắng lớn của hệ thống BhyT việt nam trong điềukiện vừa xây dựng, vừa củng cố tổ chức, vừa triển khai nhiệm vụthu chi Quỹ BhyT. đã có hàng triệu lượt người có BhyT đượccơ quan BhyT chi trả chi phí khám, chữa bệnh.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

192

nhân dịp về dự kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa iX, 26 đại biểuQuốc hội thuộc ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồngchí nguyễn Thị Thân, Chủ nhiệm ủy ban, dẫn đầu đã đến thămvà làm việc tại cơ quan BhyT việt nam. Cùng đi với đoàn có Thứtrưởng Bộ y tế Lê văn Truyền. Bs. Trần khắc Lộng - giám đốcBhyT việt nam đã báo cáo kết quả 01 năm triển khai nghị định299/hđBT của Chính phủ về BhyT. Các đại biểu hoan nghênhnhững thành tích bước đầu đã khích lệ hệ thống BhyT. đồng chínguyễn Thị Thân nhấn mạnh: “Ở nước ta BHYT là một việc làmmới còn gặp nhiều khó khăn, lại không có kế thừa, chưa có kinhnghiệm hoạt động nhưng bước đầu BHYT, một chính sách mới vềkhám, chữa bệnh của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộcsống. Cán bộ và nhân dân ở nhiều nơi đang thích nghi dần với cơchế này”.

ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm ủnghộ việc thực hiện BhyT, vì đó là một chính sách đúng đắn, cần thiết,phù hợp với sự đổi mới của nước ta. Các đại biểu ghi nhận sẽ đềxuất với Chính phủ, Bộ y tế khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một sốđiểm trong điều lệ BhyT cho phù hợp với tình hình, để thực hiệntốt hơn nữa công tác BhyT trong những năm tới.

8. Triển khai BHYT tới học sinh, sinh viên và người cócông

nhằm thực hiện nghiêm túc nghị định của Chính phủ, chốngthất thu BhyT, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, ngày07/01/1994, liên Bộ y tế - Tài chính ban hành Thông tư số

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

193

02/TTLB về việc triển khai thực hiện truy thu BhyT năm 1993.Thực hiện Thông tư này, uBnd nhiều địa phương kịp thời raquyết định chỉ đạo truy thu BhyT. Các tỉnh vĩnh Phú (nay là PhúThọ, vĩnh Phúc), Thái Bình, sông Bé (nay là Bình dương, BìnhPhước) nhanh chóng xây dựng biện pháp và thực hiện có kết quả.riêng vĩnh Phú đã truy thu 39 đơn vị, 12 đơn vị hành chính, 27doanh nghiệp, thu về 278 triệu đồng trong số 1,6 tỷ đồng phải truythu. việc làm này được dư luận đồng tình, hoan nghênh. BhyTcác địa phương trong cả nước cũng khẩn trương phối hợp cùng sởTài chính vật giá, Cục Thuế, Chi cục kho bạc và ngân hàng tổchức thực hiện tốt truy thu BhyT năm 1993, nhằm thực hiệnnghiêm nghị định của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi được chămsóc sức khỏe của người lao động.

Từ ngày 20 - 25/01/1994, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳcủa đảng đã được tiến hành. Trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương đảng trình bày tại hội nghị chỉ rõ: “Chăm lo thích đángcông tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là chăm sóc sức khỏeban đầu, coi phòng bệnh là bước đi trước tích cực... Thực hiện tốtchế độ BHYT, ban hành chính sách miễn giảm viện phí cho cácđối tượng chính sách và cho người nghèo”.

Thực tế triển khai thực hiện BhyT theo nghị định299/hđBT trong hơn 01 năm, cho thấy một số nhược điểm, hạnchế trong công tác thu nộp BhyT bắt buộc. nhiều cơ quan, đơnvị chấp hành không nghiêm nghị định của Chính phủ, lẩn trốntrách nhiệm đóng BhyT cho người lao động, gây thất thu cho Quỹ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

194

BhyT. để sớm khắc phục tồn tại, đưa hoạt động BhyT đi dầnvào nền nếp, phát huy tính nhân đạo cộng đồng xã hội, đóng góptích cực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,ngày 06/06/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/CP sửađổi một số điều của điều lệ BhyT ban hành theo nghị định số299/hđBT ngày 15/08/1992 của hội đồng Bộ trưởng.

ngày 23/06/1994, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa iX thông quaBộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.Tại điều 142 quy định: “Khi ốm đau, người lao động được khámvà điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ BHYT”.

để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theođịnh hướng của đảng và nhà nước, cần phải chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còntrên ghế nhà trường và có giải pháp huy động nguồn lực, thực hiệnchủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho họcsinh. với phương châm “BhyT học sinh vì sức khỏe học sinh”,ngày 19/09/1994, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Y tế ban hànhThông tư liên bộ số 14/TTLB hướng dẫn thực hiện BhyT tựnguyện cho học sinh, đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo điềukiện thúc đẩy sự phát triển của công tác BhyT học sinh.

Ngày 20/09/1994, Bộ Y tế ra Quyết định số 810/BYT-QĐban hành mẫu thẻ BhyT và phiếu khám, chữa bệnh BhyT mớidùng chung cho các loại hình BhyT (trừ BhyT học sinh pháthành trên phạm vi cả nước từ ngày 01/01/1995). Thẻ và phiếukhám, chữa bệnh BhyT mới khắc phục hạn chế của loại cũ, giúpcho công tác quản lý của cơ quan BhyT hiệu quả hơn, giảm bớt

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

195

phiền hà cho người tham gia và thuận lợi cho các cơ sở y tế khitiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. đặc biệt mẫu mới códấu hiệu chống làm giả do Cục kỹ thuật, Bộ nội vụ, thiết kế vàquản lý.

ngày 20-21/09/1994, tại hà nội và ngày 11-12/10/1994,tại Bà rịa - vũng Tàu, BhyT việt nam tổ chức hội nghị sơ kết02 năm hoạt động BhyT và triển khai nghị định số 47/CP củaChính phủ về sửa đổi một số điểm của điều lệ BhyT. Tại hộinghị này, liên Bộ y tế - giáo dục phổ biến Thông tư liên bộ số14/TTLB ngày 19/09/1994 hướng dẫn thực hiện BhyT tựnguyện cho học sinh.

nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạnchế trong việc thu một phần viện phí theo Quyết định số 45/hđBTngày 24/04/1989, ngày 27/08/1994, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 95/CP về việc thu một phần viện phí. ngày 27/11/1994,liên Bộ y tế-Tài chính- Lao động-Thương binh và Xã hội-Ban vậtgiá Chính phủ ban hành Thông tư liên bộ số 20/TTLB hướng dẫnthực hiện nghị định 95/CP. đây là những văn bản pháp lý quantrọng quy định về chế độ thu một phần viện phí, với những điểmđáng lưu ý là: xác định rõ đối tượng thu, đối tượng miễn thu mộtphần viện phí; đảm bảo cho các đối tượng chính sách xã hội đượcnhà nước cấp kinh phí để mua thẻ BhyT, người bệnh nghèo đượcmiễn nộp một phần viện phí; bảo đảm cho người bệnh có thẻBhyT khi khám, chữa bệnh được đối xử như người bệnh nộp mộtphần viện phí, trên cơ sở này sẽ khuyến khích mọi người tích cựctham gia BhyT.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

196

BhyT việt nam đã tranh thủ quan hệ với một số tổ chứcBhXh và BhyT của một số nước, do có mối quan hệ tốt với cáctổ chức iLo, Who, issa cũng như một số tổ chức BhXh ở mộtsố nước, nên đã nhận được tài trợ kinh phí để đưa một số cán bộquản lý của BhyT ở các địa phương đi trao đổi kinh nghiệm ở Ấnđộ, Thái Lan, indonesia, Pháp, đức, Úc, hàn Quốc… và dự cáchội nghị quốc tế của tổ chức issa.

Tính đến năm 1994, đã có 27/59 BhyT các tỉnh, thành phố,ngành có trụ sở riêng; nhiều nơi đã trang bị được phương tiện đilại để phục vụ công tác, mua sắm dụng cụ làm việc. ngành đãtrang bị được máy tính và thực hiện chương trình quản lý, in ấnthẻ, phiếu BhyT trên máy. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chấtcủa BhyT nhiều tỉnh, thành phố còn rất nghèo nàn, chưa tươngxứng với yêu cầu nhiệm vụ. hệ thống tổ chức BhyT từ Trungương đến địa phương được hình thành, bao gồm 59 cơ quanBhyT (53 tỉnh, thành phố; 04 BhyT các ngành giao thông, dầukhí, Cao su, Than, BhyT việt nam và chi nhánh tại TP. hồ Chíminh). nhiều BhyT các tỉnh, thành phố, ngành đã tổ chức đượchệ thống chi nhánh BhyT của mình tại các huyện và khu vực,những nơi triển khai BhyT tự nguyện đã có mạng lưới đại lýBhyT ở xã, phường. Trong toàn hệ thống BhyT có trên 1.800cán bộ viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm 52,2%, trunghọc 32,7%, sơ học 15,1%. đội ngũ cán bộ, viên chức BhyT chủyếu được đào tạo cơ bản trong các trường lớp của nhà nước, tậptrung ở các chuyên ngành y, dược, kinh tế, tài chính, ngân hàng,pháp lý. đội ngũ cán bộ chủ chốt của BhyT từ phó trưởng phòng

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

197

đến giám đốc hầu hết được qua các lớp tập huấn về nghiệp vụBhyT, được trang bị những kiến thức tối thiểu để thực hiệnnhiệm vụ. được phép của các cấp có thẩm quyền, BhyT cả nướcđã chi phí hàng chục tỷ đồng hỗ trợ cho các cơ sở y tế mua sắmtrang thiết bị, vật dụng để phục vụ bệnh nhân. nguồn kinh phítuy không lớn song được đầu tư tập trung, có mục đích rõ ràngnên đã phần nào đổi mới bộ mặt của hệ thống y tế, đặc biệt y tếcấp huyện đã hoạt động trở lại có hiệu quả.

Thực trạng hoạt động năm 1994 cũng đặt ra một số vấn đềcần có giải pháp giải quyết để BhyT tiếp tục phát triển. đó là,bên cạnh các bộ, ngành, cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm túc nghịđịnh của Chính phủ, khắc phục khó khăn, tuyên truyền, giải thích,giáo dục người lao động của đơn vị mình tích cực tham gia BhyTthường xuyên, đúng mức... thì vẫn còn không ít các đơn vị hànhchính sự nghiệp và hưu trí mất sức, đặc biệt là khu vực doanhnghiệp quốc doanh còn có gần 01 triệu người chưa tham giaBhyT. khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như chưathực hiện; khối liên doanh và văn phòng đại diện nước ngoài thamgia với tỷ lệ rất thấp; còn những đơn vị trong lực lượng vũ tranglàm kinh tế hiện vẫn chưa thực hiện BhyT theo như nghị định299/hđBT. Phần đông các doanh nghiệp thực hiện BhyT kê khaimức thu nhập của người lao động trong đơn vị không đúng với thunhập thực tế để đóng BhyT thấp. Chỉ riêng khu vực hà nội, kểcả Trung ương và địa phương, năm 1993 thu được khoảng 13 tỷđồng, theo thông báo của Cục thuế hà nội, số thất thu còn đếntrên 09 tỷ đồng.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

198

việc tổ chức khám, chữa bệnh cho người có thẻ BhyT cònnhiều tồn tại và có sự phân biệt đối xử. Tình hình lạm dụng QuỹBhyT trong khám, chữa bệnh có nguy cơ phát triển, là nỗi locho sự an toàn quỹ và cộng đồng xã hội. không hiếm trường hợpbệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, đã được BhyT chi trả, songkhi ra viện vẫn xin hóa đơn, chứng từ mang đến cơ quan BhyTyêu cầu thanh toán. việc lạm dụng quỹ phát sinh, phát triển ở cảhai phía (người tham gia BhyT, cán bộ, nhân viên y tế) với nhiềuhình vẻ khác nhau, làm thiệt hại Quỹ BhyT và gây bất bìnhtrong công luận. ngày 07/05/1994, Bộ trưởng Bộ y tế đã cóCông văn số 3029/kh-TC yêu cầu các giám đốc bệnh viện phảiquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc chống lạm dụng của cán bộ, côngnhân viên y tế.

Thực hiện nghị định 299, Quỹ BhyT phân cấp quản lý, phíquản lý không phù hợp, không thực hiện được sự điều tiết. Trongkỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa iX, một số đại biểu Quốc hội đã cótham luận yêu cầu cần phải thống nhất quản lý BhyT để tăng hiệuquả của hoạt động BhyT.

Từ ngày 10-11/01/1995, tại TP. hồ Chí minh, BhyT việtnam tổ chức hội nghị giám đốc BhyT các tỉnh, thành phố vàngành bàn phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch BhyT năm 1995,mục tiêu tổng quát đặt ra là: “Tiếp tục củng cố, xây dựng, kiệntoàn hệ thống tổ chức và công tác cán bộ theo hướng quản lý thốngnhất toàn ngành. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động BhyT bằngviệc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý. hoàn thành tốt chỉ tiêuthu BhyT ở khu vực đối tượng bắt buộc, mở rộng BhyT tự

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

199

nguyện dưới nhiều hình thức, bảo đảm tốt hơn quyền lợi ngườibệnh có thẻ BhyT khi khám, chữa bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh thựchiện phong trào thi đua 3 chống của ngành BhyT việt nam mụctiêu chống thất thu ở khâu khai thác - chống lạm dụng ở khâu thựchiện quyền lợi người bệnh và chống tiêu cực trong nội bộ ngànhBhyT. đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hoạt động đối ngoạicủa hệ thống BhyT việt nam”.

ngày 27/02/1995, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ngày Thầythuốc việt nam, Bộ trưởng Bộ y tế nguyễn Trọng nhân đánhgiá: “Chúng ta cũng thấy một hiện tượng là nhờ có BHYT ngàycàng phát triển cho nên công suất giường bệnh tuyến tỉnh, tuyếnhuyện ngày càng cao hơn. Khác với những năm trước kia có thờikỳ những giường bệnh đó bị trống, bởi vì dân không đến khám,chữa bệnh do e ngại không có đủ tiền. Nhưng bây giờ có chínhsách đãi ngộ của Chính phủ và có BHYT, cho nên người dânđược hưởng khám, chữa bệnh công bằng, đầy đủ mà không lolắng về phải trả kinh phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, cáccơ sở y tế của Nhà nước”. về mục tiêu của ngành y tế nhữngnăm tiếp theo, Bộ trưởng nguyễn Trọng nhân nêu rõ: “Cần phảilàm sao để BHYT ngày càng rộng khắp, thực hiện được nhiệmvụ chăm sóc sức khỏe nhân dân công bằng, hợp lý hơn. BHYTthực hiện bắt buộc đối với một số cán bộ công nhân viên chứccủa Nhà nước, một phần là nhân dân tự nguyện tham gia. Nhưngtrong xã hội hiện nay cũng còn rất nhiều người nghèo, không cóđủ khả năng để mua thẻ BHYT. Chúng ta cần phải tổ chức phongtrào mua thẻ BHYT nhân đạo để cho mọi người đều có sự đóng

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

200

góp, từ đó có kinh phí để cho Ngành Y tế có thể hoạt động đượcbình thường, đảm bảo được sức khỏe cho mọi người, người giàucũng như người nghèo không có sự phân biệt đối xử trong việcchăm sóc sức khỏe”.

Ngày 29/04/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnhưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thươngbinh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúpđỡ cách mạng. Thực hiện nghị định này, những người có công vớicách mạng nếu không là người hưởng lương, hưởng BhXh thìđược nhà nước mua thẻ BhyT để họ được khám, chữa bệnh tạicác cơ sở y tế, bệnh viện dân y hoặc bệnh viện quân đội. Pháp lệnhngười có công với nước và nghị định 28/CP hướng dẫn thi hànhpháp lệnh đã giải tỏa được trăn trở bấy lâu nay của người làm côngtác BhyT. Theo đó, người có công với cách mạng được nhà nướcmua thẻ BhyT với mức quy định là 3.600 đồng/ người/tháng(43.000đồng/ người/ năm). kể từ năm 1995, tất cả những ngườicó công với cách mạng sẽ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thôngqua việc cấp thẻ BhyT cho họ; được chăm sóc sức khỏe ban đầu,khám, chữa bệnh ngoại trú, điều trị nội trú mà không phải trả bấtcứ khoản tiền nào. đi đôi với việc cấp thẻ BhyT kịp thời đầy đủ,BhyT việt nam đã có văn bản hướng dẫn BhyT các tỉnh, thànhphố triển khai đưa hệ thống dịch vụ y tế xuống cơ sở để phục vụtrực tiếp cho người có thẻ BhyT, nhất là đối tượng chính sách xãhội. Cùng với việc thực hiện tốt công tác BhyT cho người có côngvới cách mạng, BhyT các tỉnh, thành phố còn có phong trào tặng

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

201

sổ tiết kiệm, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ việt namanh hùng.

Trong tháng 05-06/1995, tại hà Tây và TP. hồ Chí minh,được sự đồng ý của Bộ y tế, BhyT việt nam đã tổ chức hội thảotoàn quốc chuyên đề về công tác thông tin tuyên truyền BhyT.đồng chí hà đăng, ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Tưtưởng - văn hóa Trung ương đến dự và phát biểu ý kiến tại hộithảo. hội thảo tập trung trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và thốngnhất những giải pháp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằmthực hiện xã hội hóa BhyT, để đông đảo người dân hiểu và tíchcực tham gia BhyT như đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyêntruyền; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan thông tin đạichúng; giám đốc cơ quan BhyT phải trực tiếp lãnh đạo và chỉđạo công tác thông tin tuyên truyền; cần có cán bộ chuyên trách;thực hiện phương châm “mỗi cán bộ BHYT, mỗi cán bộ y tế làmột tuyên truyền viên BHYT”; dành tỷ lệ kinh phí nhất định chohoạt động thông tin tuyên truyền.

Ngày 22/08/1995, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Chỉ thị số 09/BYT-CT về việc đẩy mạnh hoạt động BhyT, nêu rõ: “Làm tốt công tácBHYT sẽ thu hút được đông đảo cán bộ nhân dân tham gia, càngđông người tham gia thì kinh phí cho công tác khám, chữa bệnhcàng lớn, hoạt động khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế càng cónhiều hiệu quả”...

năm 1995, hầu hết các địa phương đã tổ chức được hệ thốngchi nhánh BhyT cấp huyện, quận với khoảng gần 340 chi nhánhđể quản lý đối tượng trên địa bàn nhưng hầu hết vẫn là cán bộ y tế

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

202

kiêm nhiệm, rất ít địa phương có cán bộ chuyên trách, nên mụctiêu đưa BhyT đến tận cơ sở có thể nói là chưa thực hiện đượcbao nhiêu. Chỉ có một số ít tỉnh tổ chức tương đối chặt chẽ việcquản lý đối tượng của cấp chi nhánh như hải Phòng, ninh Thuận,Phú yên, Quảng ninh, vĩnh Phú… còn lại, vẫn phải tập trung giảiquyết ở BhyT cấp tỉnh là chính. Công tác thu BhyT có nhiềuthuận lợi do phương thức thu đóng BhyT thay đổi, chỉ tiêu thuBhyT khu vực doanh nghiệp được ngành Thuế đưa vào chỉ tiêuthu của ngành và giao cho cục Thuế các địa phương thực hiện nênhạn chế được tình trạng thất thu so với những năm trước. nhưngviệc thu BhyT thông qua thuế đã không thực hiện được ở nhiềuđịa phương, cơ quan BhyT mới chỉ tập trung thu chủ yếu ở cáckhu vực doanh nghiệp quốc doanh còn các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, liên doanh còn thất thu nhiều. đối với khu vực hànhchính sự nghiệp, hưu trí mất sức do phương thức cấp chuyển thẳngkinh phí từ cơ quan quản lý kinh phí về cơ quan BhyT nên việcthu BhyT khu vực này gần như không thất thu nhưng ở nhiều địaphương ngành Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội cònchuyển kinh phí chậm so với tiến độ phát thẻ. Ở khu vực ưu đãixã hội, số đối tượng biến động tăng dần về cuối năm do việc banhành Pháp lệnh ưu đãi người có công, nên mặc dù việc thực hiệnBhyT có muộn hơn so với kế hoạch nhưng số thu tuyệt đối lạităng so với chỉ tiêu đầu năm đặt ra. năm 1995, trong cả nước pháthành được trên 07 triệu thẻ BhyT, trong đó gần 05 triệu thẻ BhyTbắt buộc, trên 452 ngàn thẻ đối tượng người có công và trên 2,2triệu thẻ BhyT tự nguyện; tổng thu trên 400 tỷ đồng. năm 1995

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

203

cũng là năm thực hiện Quyết định số 1008/ByT-Qđ của Bộ y tếvề chuyển đổi thẻ và phiếu khám, chữa bệnh mới, thay đổi côngnghệ phát hành bằng máy vi tính. yêu cầu này thúc đẩy quá trìnhtrang bị hệ thống vi tính ở các địa phương, bảo đảm sự thống nhấtvà an toàn trong khâu phát hành. Tính đến hết năm, toàn quốc đãcó 100 đơn vị BhyT trang bị máy vi tính với số đầu máy vi tínhlà 135 chiếc. Toàn quốc có trên 2.100 cơ sở điều trị thực hiện hợpđồng khám, chữa bệnh với cơ quan BhyT, trong đó tuyến Trungương là 33, tuyến tỉnh là 203, tuyến huyện là 540, cơ sở y tế là 79,cơ sở y tế lực lượng vũ trang là 22 và trên 1.200 phòng khám đakhoa khu vực, phòng khám của cơ quan, đơn vị.

ngày 05/12/1995, gs.đỗ nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ ytế, đến thăm và làm việc với BhyT việt nam. Bs.Trần khắcLộng, giám đốc BhyT việt nam, báo cáo Bộ trưởng kết quả thựchiện BhyT trong 03 năm qua và một số vấn đề cấp bách cần cósự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của Bộ trưởng Bộ y tế để khắc phụctồn tại, nhất là trong vấn đề làm thế nào để phát huy tốt nguồnthu được của BhyT, phục vụ đắc lực cho mục tiêu nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu,công tác phục vụ bệnh nhân có BhyT ở cơ sở... đặc biệt, gấp rúttrình Chính phủ sửa đổi một số điều không còn phù hợp của điềulệ BhyT, để sớm khắc phục các vấn đề mà người tham gia BhyTcòn chê trách, tạo sự hấp dẫn mới của BhyT, mở rộng BhyTcho học sinh và nông dân trong thời gian tới. Bộ trưởng đỗnguyên Phương biểu dương cán bộ BhyT đã có công khai phá,tìm tòi, sáng tạo, tích cực hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng được

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

204

một ngành mới phục vụ lợi ích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân. Bộ trưởng nhấn mạnh, chỉ mấy năm hoạt động mà cả về conngười và hệ thống BhyT đã từng bước trưởng thành, tiếp thukinh nghiệm của các nước. Qua quá trình thực hiện đã tìm ra mộtmẫu hình phù hợp với tính quy luật của xã hội. Chỉ trong một thờigian rất ngắn (1989-1995), BhyT đã có sự phát triển mạnh mẽ,nhiều loại hình BhyT được thực hiện: BhyT bắt buộc đối vớicán bộ, công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, doanhnghiệp và cán bộ hưu trí; BhyT nhân đạo cho nạn nhân chiếntranh và người hồi hương; BhyT cho học sinh, sinh viên trongcác cơ sở giáo dục trên cả nước; BhyT cho người có công;BhyT cho người nghèo; BhyT cho thân nhân cán bộ, công nhânviên chức; BhyT cho thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân;BhyT cho người nhiễm chất độc màu da cam; BhyT cho lưuhọc sinh người nước ngoài ở việt nam và các loại hình BhyT tựnguyện khác… Tuy nhiên, trên lĩnh vực mới mang tính sáng tạo,BhyT tất yếu sẽ gặp khó khăn ban đầu, Bộ trưởng động viên cánbộ BhyT phát huy ưu điểm và hứa sẽ cùng lãnh đạo Bộ y tế chỉđạo để BhyT khắc phục khó khăn, tồn tại, tháo gỡ vướng mắc,từng bước đưa sự nghiệp BhyT phát triển.

9. khó khăn, bất cập và yêu cầu sửa đổi, bổ sung Điều lệBHYT

Thực hiện chương trình công tác thanh tra chuyên đề theokế hoạch, năm 1996, Thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việctổ chức thực hiện chính sách BhyT trên phạm vi toàn quốc. Từ

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

205

tháng 04/1996, báo chí khai thác nguồn tin (từ kết quả thanh tra ởmột số địa phương) liên quan đến những vi phạm BhyT vừa bịxử lý hoặc đang xem xét, giải trình đã được thông tin đến côngchúng, dẫn đến những phản ứng trái chiều nhau trong dư luận xãhội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động BhyT vừa mới triểnkhai được mấy năm.

Ngày 20/06/1996, Chính phủ ra Nghị quyết số 37/CP vềđịnh hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏengười dân trong giai đoạn 1996 - 2000 và Chính sách quốc gia vềthuốc của việt nam. Chủ trương xem xét, sửa đổi điều lệ BhyT,phát triển BhyT được nghị quyết chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện tốtviệc thu một phần viện phí và phát triển BHYT để tăng thêm nguồntài chính phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân... Tổ chức lại vàchuyển đổi phương thức hoạt động của BHYT, thực hiện cho đượcBHYT tự nguyện để đến năm 2020, viện phí phần lớn được thựchiện qua BHYT”.

Cuối tháng 06, đầu tháng 07/1996, Đại hội Đại biểu toànquốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII tiến hành trọng thể tạihà nội. đại hội đánh giá 05 năm thực hiện nghị quyết đại hộivii và 10 năm đổi mới. Trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân, định hướng phát triển BhyT tiếp tục được nêurõ trong Báo cáo chính trị đại hội đảng: “Đổi mới và tăngcường công tác quản lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống khám,chữa bệnh đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao và đadạng của nhân dân. Thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí chocác gia đình chính sách, cho người nghèo. Tăng đầu tư của Nhà

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

206

nước, kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế nhưphát triển bảo hiểm”.

Trong những ngày cuối tháng 07, đầu tháng 08/1996, tại hànội, nha Trang và đồng Tháp, Bộ y tế tổ chức hội nghị triển khainghị quyết 37/CP của Chính phủ và giao ban công tác y tế 06tháng đầu năm. Tại hà nội, Bộ trưởng Bộ y tế đỗ nguyên Phươngchủ trì hội nghị, đến dự hội nghị có Phó Thủ tướng nguyễn khánhcùng nhiều đại biểu của các bộ, ban, ngành ở Trung ương. Phátbiểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nguyễn khánh tán thành việccần phải sửa đổi điều lệ BhyT, đồng thời, cần mở rộng và nghiêncứu thêm về nội dung, cách thức tổ chức BhyT.

để hạn chế việc lạm dụng, gian dối trong việc sử dụng thẻBhyT và khám, chữa bệnh BhyT, ngày 06/08/1996, Chính phủban hành Nghị định số 46/CP quy định việc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế. điều 12 quy địnhrõ việc xử phạt vi phạm các quy định về BhyT như phạt từ 50.000đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng thẻ BhyT củangười khác hoặc sửa chữa thẻ BhyT; phạt tiền từ 500.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng chứcvụ, quyền hạn để sử dụng thẻ BhyT vì lợi ích cá nhân, chủ sửdụng lao động không mua hoặc gian lận trong hồ sơ mua thẻBhyT bắt buộc cho người lao động; phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong việc lập chứngtừ và thanh toán chi phí sai quy định gây thiệt hại cho Quỹ BhyTnhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 15/10/1996, Bộ Y tế chính thức có Tờ trình số8459/TC trình Chính phủ về dự thảo nghị định ban hành điều lệ

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

207

BhyT để thay thế nghị định số 299/hđBT ngày 15/08/1992 củahội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tờ trình nêu rõ sự cầnthiết phải ban hành điều lệ BhyT mới, do qua 04 năm hoạt động,bên cạnh kết quả đã đạt được, BhyT đã bộc lộ một số điiều khôngcòn phù hợp và khiếm khuyết nhất định, nảy sinh mâu thuẫn, khókhăn, phức tạp trong điều kiện mới, nên có nhiều ý kiến đánh giá,nhận xét khác nhau về thực hiện chế độ BhyT. những tồn tại cơbản đó là, BhyT chưa thể hiện rõ tính xã hội, tính cộng đồng;chưa đủ cơ sở pháp lý để phát triển, mở rộng BhyT cho đông đảonhân dân; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn thiếu tính thống nhất,đồng bộ, dẫn đến quyền lợi của người tham gia BhyT không đượcbảo đảm công bằng, thậm chí bị vi phạm; việc sử dụng Quỹ BhyTchưa được quy định chặt chẽ, nên đôi khi dùng chưa đúng mụcđích. để khắc phục những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạtđộng của BhyT, cần hoàn thiện một bước chế độ BhyT, thực hiệnmục tiêu nhân đạo và công bằng xã hội trong khám, chữa bệnh,góp phần mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượngkhám, chữa bệnh, nhất là đối với người nghèo.

Từ ngày 15/10 đến 12/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hộikhóa iX diễn ra trọng thể tại Thủ đô hà nội. đây là kỳ họp quantrọng sau thành công đại hội viii của đảng. Tại kỳ họp này, thamnhũng là một trong những vấn đề quan tâm của đại biểu Quốc hội.Trong thảo luận ở tổ cũng như ở hội trường, có nhiều ý kiến nêutiêu cực của các ngành, địa phương, trong đó có BhyT. đứngtrước tình hình đó, BhyT việt nam chỉ đạo BhyT các tỉnh, thànhphố và ngành tiếp cận tuyên truyền, giải thích tới lãnh đạo các cấp,ngành, các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương, cung cấp đầy đủ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

208

những thông tin về hoạt động BhyT, tăng cường công tác thôngtin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủđộng báo cáo, cung cấp thông tin cho lãnh đạo Bộ y tế, ủy banvề Các vấn đề xã hội của Quốc hội; đưa phóng viên, nhà báo cácđài, báo quốc gia đi thực tế cơ sở khảo sát, tìm hiểu về bản chất,sự thực để viết bài cung cấp những thông tin đúng đắn, chuẩn xácvề chính sách BhyT mà dư luận đang quan tâm; xuất bản tài liệuThông tin BhyT số đặc biệt cung cấp đầy đủ thông tin về BhyTcho đại biểu Quốc hội. đối với các bài báo thiếu tính xây dựng,BhyT việt nam đều có ý kiến trao đổi lại để công luận hiểu rõhơn. ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thuyết trình trướcQuốc hội nêu rõ: “Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quảtốt của chính sách BHYT, còn có một số vấn đề mà dư luận xã hộikhông đồng tình như một số báo cáo của các cơ quan thanh trađã nêu những vi phạm các nguyên tắc tài chính, BHYT chưa cótính hấp dẫn... Ủy ban chúng tôi thấy hiện tượng này là có thực,tuy nhiên đây là ngành non trẻ (mới bắt đầu tổ chức từ cuối năm1992, chính thức đi vào hoạt động năm 1993), vì vậy chưa có nhiềukinh nghiệm. Trong khi đó, các nước phát triển phải mất hàng trămnăm mới có được hệ thống BHYT tương đối hoàn chỉnh như hiệnnay. Với hơn 2.300 cán bộ (hầu hết là cán bộ y tế, chưa có nghiệpvụ về quản lý tài chính cũng như nghiệp vụ bảo hiểm), vừa làm,vừa học, thực hiện một chính sách mới lần đầu áp dụng ở nướcta, do đó họ thiếu cả cơ sở lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn trêntầm vĩ mô cũng như vi mô. Bên cạnh đó, các quy định pháp lýnhiều chỗ chưa rõ ràng. Trong lúc cán bộ quản lý BHYT chưa cókinh nghiệm thì các cơ quan chức năng, đặc biệt là Hội đồng Quản

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

209

trị chưa quan tâm kiểm tra chấn chỉnh kịp thời, mặt khác hệ thốngtổ chức của BHYT chưa thống nhất. Hiệu quả của BHYT lại phụthuộc rất nhiều vào chất lượng phục vụ của bệnh viện”. kết luậncủa Thanh tra nhà nước là BhyT việt nam không có tham ô,tham nhũng, nhưng cần rút kinh nghiệm về quản lý tài chính, thu- chi, không để thất thoát nguồn quỹ.

Cuối năm 1996, sau một năm thực hiện Thông tư liên bộ số04 liên quan đến việc chi trả một phần viện phí, không hạn chếphạm vi, mức độ chi trả BhyT, lại nổi lên một vấn đề thời sự nóngbỏng, đó là việc nhiều địa phương lo lắng phòng xa không cân đốiđược Quỹ BhyT dành cho khám, chữa bệnh. đã có 31 đơn vịBhyT có số chi xấp xỉ số thu hoặc vượt số thu, trong đó 14 đơnvị bội chi ảo. Thực tế đó đã rung hồi chuông báo động, cần sớmcó giải pháp tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện tiếp tục củng cố, pháttriển BhyT. kết quả thanh tra toàn diện chính sách BhyT cũngchỉ rõ: Quyền lợi của người tham gia BhyT chưa được đảm bảothống nhất trong cả nước. một số tỉnh, thành phố tự quy định cácchế độ chi trả BhyT áp dụng riêng cho địa phương. một số địaphương có số thu BhyT ít phải hạn chế chi trả chi phí khám, chữabệnh, trong khi một số địa phương có số thu nhiều, Quỹ dự phòngcủa BhyT việt nam còn nguyên, chưa phải điều tiết cho một địaphương nào vì thực tế chưa có thâm hụt quỹ mà do các địa phươngtính toán không theo quy luật thu - chi liên tục hàng ngày củaBhyT. Lúc thu nhiều thì thừa, lúc chi nhiều thì cảm thấy như quỹsắp “vỡ”? một số vi phạm trong quản lý tài chính BhyT, một phầndo nguyên nhân chủ quan, nhưng phần lớn do các Quỹ BhyT địaphương hoạt động độc lập, trực thuộc chính quyền địa phương nên

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

210

BhyT việt nam khó thực hiện chức năng quản lý theo chế độ tàichính thống nhất. để kịp thời khắc phục những tồn tại trên, đưasự nghiệp BhyT phát triển đúng hướng, dư luận báo chí, các bộ,ngành có liên quan, Thanh tra nhà nước đều thống nhất đề nghịChính phủ sửa đổi điều lệ BhyT theo hướng quản lý thống nhấthệ thống BhyT theo ngành dọc.

Quốc hội khóa iX kỳ họp thứ 10 thông qua nghị quyết vềviệc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, do đónăm 1997, tương ứng với 08 tỉnh mới, đã có 08 BhyT tỉnh mớiđược thành lập là Bắc kạn, Bắc ninh, hưng yên, hà nam, Càmau, Bạc Liêu, Bình Phước, vĩnh Phúc, đưa tổng số cơ quanBhyT trong toàn quốc lên 63 đơn vị, cùng với cơ quan BhyTviệt nam và Chi nhánh của BhyT việt nam tại TP.hCm.

Tháng 06/1997, Bs.Trần khắc Lộng được nghỉ hưu theo chếđộ, Ts.Trần văn Tiến được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền giámđốc BhyT việt nam. ngày 27/08/1997, ủy viên Trung ươngđảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đếnthăm và làm việc tại BhyT việt nam. Thứ trưởng biểu dương,đánh giá cao những thành tích tập thể cơ quan BhyT việt namđã đạt được trong 05 năm qua, trước biết bao khó khăn thử thách.đồng thời, nêu bật ý nghĩa xã hội to lớn của chính sách BhyT,khẳng định sự đóng góp có hiệu quả thiết thực của hoạt độngBhyT đối với xã hội nói chung và đặc biệt với ngành y tế nóiriêng. đề cập đến mặt tồn tại, hạn chế của BhyT những bất hợplý trong Thông tư liên Bộ số 14/TTLB. nguyên nhân do trong buổiban đầu BhyT còn quá mới mẻ, chưa được tiếp cận, hình dungvà lường hết được những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

211

thực hiện. ngày 17/09/1997, Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết định số1867/ByT-Qđ chuyển giao cho BhyT hà nội và TP.hồ Chíminh nhiệm vụ khai thác BhyT các cơ quan Trung ương đóngtrên địa bàn hà nội, TP.hCm từ ngày 01/01/1998, nhằm giúp choBhyT việt nam tập trung vào công tác quản lý theo mô hình quảnlý và hạch toán thống nhất toàn ngành.

Từ ngày 20 - 29/09/1997, Quốc hội khóa X họp kỳ họp thứnhất. Trong phiên bế mạc, Thủ tướng Chính phủ Phan văn khảitrình bày định hướng Chương trình hành động của Chính phủtrong nhiệm kỳ mới. nói về công tác y tế, Thủ tướng nêu rõ:“Sửa đổi chế độ viện phí hợp lý đi đôi với phát triển nhanh QuỹBHYT và các quỹ cứu trợ cho người nghèo được khám, chữabệnh một cách bình đẳng”. Tại kỳ họp lần này, đồng chí Phạmgia khiêm được Quốc hội giao trọng trách Phó Thủ tướng trongChính phủ khóa X, phụ trách vấn đề văn hóa - xã hội. ngày12/10/1997, trả lời phỏng vấn phóng viên báo nhân dân, PhóThủ tướng Phạm gia khiêm nêu ý kiến: “Việc sớm sửa đổi chếđộ BHYT, chế độ thu viện phí không chỉ tạo thêm nguồn lực chohoạt động y tế mà còn đáp ứng tốt hơn việc khám, chữa bệnh chongười có công, người nghèo”.

đến Quý ii năm 1997, có thêm 05 tỉnh nữa tiếp tục bị bộichi, đưa con số các tỉnh, thành phố bị bội chi Quỹ khám, chữabệnh BhyT lên đến 17 đơn vị, bao gồm hà nội, TP.hCm,Quảng ninh, nam định, Quảng Trị, Thừa Thiên - huế, đà nẵng,Bình định, khánh hòa, Bình Thuận, đồng Tháp, Bình dương,Tiền giang, vĩnh Long, kiên giang, Cà mau và Bạc Liêu. Tạinhững tỉnh, thành trên, số chi khám, chữa bệnh lớn hơn so với

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

212

số phải thu cho Quỹ khám, chữa bệnh BhyT trong 02 quý đầunăm. BhyT TP.hà nội là đơn vị bội chi cao nhất, đến cuối Quýii năm 1997, đã chi vượt quỹ hơn 02 tỷ đồng; BhyT tỉnh kiêngiang năm 1996 đã chi vượt quỹ trên 500 triệu đồng, riêng Quýi năm 1997, tiếp tục chi vượt 129 triệu đồng. đầu tháng 06/1997,Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo Bộ y tế để nghe báo cáo tìnhhình và cho ý kiến chỉ đạo. Ngày 09/06/1997, Văn phòng Chínhphủ ra Thông báo số 62/TB nêu ý kiến chỉ đạo của Chính phủ:“Đồng ý việc quy định lại mức chi phí về khám, chữa bệnh đốivới bệnh nhân có thẻ BHYT. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp vớiBộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Ban Vật giá Chính phủ, Ban Tổchức Cán bộ Chính phủ xem xét lại Thông tư liên Bộ số 14/TTLBngày 30/09/1995 cho phù hợp với tình hình hiện nay và khả năngthực tế của Quỹ BHYT”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ngày 19/09/1997,liên Bộ Y tế - Tài chính –LĐ-TB&XH - Ban Vật giá Chính phủđã ban hành Thông tư liên Bộ số 11/TTLB thống nhất chi phíkhám, chữa bệnh giữa người có BhyT và người không có BhyTtự trả viện phí. Quy định một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao đượcáp dụng cùng chi trả, với tỷ lệ 90% chi phí do Quỹ BhyT chi trảvà 10% do bệnh nhân tự trả (đối với bệnh nhân tán sỏi bằng tialaser, chạy thận nhân tạo chu kỳ, chụp cắt lớp và chụp cộnghưởng từ hạt nhân từ lần thứ hai trở đi trong mỗi đợt điều trị).riêng chữa bệnh ung thư bằng hóa chất ngoài danh mục quy địnhcủa Bộ y tế, BhyT thanh toán 50%, người bệnh tự trả 50%.những quy định này không áp dụng đối với đối tượng hưu trí,mất sức và người có công. Tuy nhiên, việc sửa đổi này thực chất

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

213

chỉ là giải pháp tình thế để kịp thời ngăn chặn tình trạng bội chiđang gia tăng ở các địa phương và là một bước thử nghiệm banđầu chuẩn bị cho phương thức cùng chi trả ở diện rộng được đềxuất trong thời gian tới.

sau hơn 02 năm tiến hành các thủ tục hợp thức hóa quyềnsử dụng đất, các thủ tục xây dựng cơ bản theo quy định của nhànước, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành Trung ương và địaphương, BhyT việt nam đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để khởicông xây dựng trụ sở làm việc và phòng khám BhyT tại số 215Phố vọng, Phường Phương Liệt, Quận đống đa, hà nội (nay là150 Phố vọng, Quận Thanh Xuân, hà nội). ngày 17/09/1997,BhyT việt nam chính thức làm lễ động thổ khởi công xây dựngcông trình.

ngày 21/11/1997, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa việt nam khóa X khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 02 tại hộitrường Ba đình (hà nội). đề cập một số vấn đề chủ yếu trongnhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 1998, vềcông tác y tế, Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan vănkhải trình bày trước Quốc hội nêu rõ: “Đổi mới chế độ viện phívà chế độ BHYT, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trongkhám, chữa bệnh theo chế độ BHYT; người nộp viện phí mà cóBHYT thì thanh toán với Quỹ BHYT với tỷ lệ thanh toán đượcquy định cho từng loại đối tượng, từng loại chi phí. Ban hànhchính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và người thuộcdiện được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Xây dựng cácquỹ do dân tự nguyện đóng góp và Nhà nước có chính sách trợgiúp người nghèo có tiền trả viện phí. Ngân sách Nhà nước mua

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

214

BHYT cho người có công với nước...”. Tại kỳ họp này, Quốc hộiđã thông qua nghị quyết về nhiệm vụ năm 1998. đề cập tới cácvấn đề xã hội, nhiệm vụ và giải pháp chính, nghị quyết nêu rõ:“Thí điểm việc thu viện phí mới. Sơ kết việc thực hiện và điềuchỉnh chế độ BHYT, bảo đảm công bằng trong khám, chữa bệnhcho các đối tượng chính sách và người nghèo”.

Căn cứ đề nghị của BhyT việt nam tại Công văn số1016/TCCB ngày 15/12/1997 và Công văn số 126/TCCB ngày24/03/1998, ngày 04/05/1998, Bộ trưởng Bộ y tế đỗ nguyênPhương ký Quyết định số 1081 bổ nhiệm Phó giám đốc BhyTviệt nam. Theo đó, ds. nguyễn đức ngọc, giám đốc Chi nhánhBhyT việt nam tại TP. hồ Chí minh; cử nhân hoàng kiến Thiết,trưởng Phòng Tổng hợp và cử nhân nguyễn văn Biểu, PhóTrưởng Phòng kế hoạch BhXh việt nam cùng được bổ nhiệmgiữ chức vụ Phó giám đốc BhyT việt nam.

10. Đổi mới quan trọng sau 05 năm thực hiện chính sáchBHYT

sau thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, trưng cầu ý kiến của cácBộ, ngành liên quan và uBnd các tỉnh, thành phố, Bộ y tế chínhthức trình Chính phủ dự thảo điều lệ BhyT sửa đổi. sau khi ranghị quyết phiên họp tháng 03/1998 thông qua dự thảo điều lệBhyT sửa đổi, Chính phủ tiếp tục trưng cầu ý kiến uBnd cáctỉnh, thành phố, thu thập dư luận xã hội. ngày 13/08/1998, Chínhphủ đã ban hành Nghị định 58/1998/NĐ-CP kèm theo điều lệBhyT mới. những điểm mới của điều lệ BhyT theo nghị địnhsố 58/CP là mở rộng đối tượng tham gia BhyT bắt buộc đến cán

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

215

bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quyđịnh tại nghị định số 09/1998/nđ-CP, ngày 23/01/1998 của Chínhphủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đếncấp xã phường; các đối tượng bảo trợ xã hội được nhà nước cấpkinh phí đóng BhyT và những người có công với nước theo Pháplệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sĩ, thươngbinh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúpđỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công).

điều lệ BhyT mới mở rộng quyền lợi cho người có thẻBhyT và quy định việc thanh toán chi phí khi đi khám, chữabệnh theo yêu cầu riêng như tự chọn thầy thuốc, buồng bệnh, cơsở khám, chữa bệnh, các dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh vượttuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ y tế, khám,chữa bệnh tại các cơ sở y tế không có hợp đồng với cơ quanBhyT. điểm mới trong chế độ thanh toán chi phí khám, chữabệnh BhyT là việc thực hiện cùng chi trả. đối tượng thuộc diệnưu đãi xã hội quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cáchmạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt độngkháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được Quỹ BhyTchi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh theo viện phí. đối vớinhững đối tượng khác, để đảm bảo khả năng chi trả, cân đối QuỹBhyT, khi mà nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao, chi phíy tế ngày một lớn, trong lúc mức phí BhyT lại có giới hạn, điềulệ BhyT quy định: Cơ quan BhyT thanh toán 80% chi phíkhám, chữa bệnh theo giá viện phí, người bệnh tự trả 20%. Tuynhiên, để giảm bớt khó khăn cho những trường hợp bệnh có chiphí khám, chữa bệnh lớn, khi số tiền người bệnh tự trả trong năm

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

216

vượt quá 06 tháng lương tối thiểu hiện hành, các chi phí khám,chữa bệnh tiếp theo trong năm theo chế độ BhyT sẽ được QuỹBhyT thanh toán toàn bộ.

điều lệ BhyT mới quy định hệ thống BhyT được quản lýthống nhất trong toàn quốc, việc chỉ đạo thực hiện chế độ BhyTtheo đúng chính sách, quy định để chính sách xã hội của đảng,nhà nước được thực hiện đồng bộ, công bằng, hiệu quả. khác vớiđiều lệ cũ, điều lệ BhyT mới quy định chi tiết trách nhiệm,phương thức đóng và mức đóng BhyT cho từng nhóm đối tượngtham gia BhyT bắt buộc. mức đóng BhyT vẫn là 3% mức tiềnlương, tiền công, tiền sinh hoạt phí và một số khoản phụ cấp. mứcphí BhyT cho người có công với cách mạng theo quy định củapháp luật và đối tượng bảo trợ xã hội là 3% mức lương tối thiểuhiện hành (theo quy định cũ mức phí BhyT cho người có côngvới cách mạng chỉ là 36.000 đồng/tháng). ngoài ra, quy địnhnhững nguyên tắc pháp lý cơ bản để triển khai, phát triển BhyTtự nguyện, nhằm đa dạng hóa các loại hình BhyT, góp phần xãhội hóa công tác y tế. mức đóng góp BhyT tự nguyện được quyđịnh phù hợp với từng đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội củacác vùng dân cư, đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi. Liên Bộ ytế - Tài chính ban hành khung mức đóng và mức hưởng BhyT tựnguyện. điều lệ BhyT quy định trách nhiệm của các cấp chínhquyền trong việc triển khai chính sách BhyT tại địa phương.

ngày 23/09/1998, liên Bộ y tế - Tài chính - Ban Tổ chứcCán bộ Chính phủ ban hành Thông tư số 12/1998/TTLT-BYT-BTC-BTCCBCP hướng dẫn bàn giao tổ chức, nhân sự, tàichính, tài sản của BhyT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

217

ương, BhyT các ngành sang BhyT việt nam theo nguyên tắcnguyên trạng, đúng quy định, nhanh gọn, rõ ràng, không làmảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BhyT và quyền lợi củangười có thẻ BhyT, tránh tình trạng làm hư hao mất mát tài sản,công quỹ.

ngày 29/09/1998, tại hà nội, Bộ y tế đã tổ chức hội nghịtriển khai thực hiện nghị định số 58/1998/nđ-CP của Chínhphủ. Tại hội nghị, liên Bộ y tế - Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộChính phủ triển khai Thông tư liên tịch số 12 ngày 23/09/1998hướng dẫn thực hiện nghị định 58/1998/nđ-CP.

ngày 20/11/1998, liên Bộ Tài chính - y tế ban hành Thôngtư liên tịch số 151/1998/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn chế độ quảnlý tài chính Quỹ BhyT. ngày 05/12/1998, liên Bộ y tế - Tài chính–Lđ-TB&Xh ban hành Thông tư liên tịch số 15/1998/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện BhyT bắt buộc.ngày 19/12/1998, Bộ y tế ban hành Thông tư số 17/1998/TT-ByThướng dẫn thực hiện việc khám, chữa bệnh, sử dụng Quỹ khám,chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BhyT.

Trong các ngày từ 21 - 23/12, tại hà nội và từ 28 -30/12/1998, tại TP. hồ Chí minh, Bộ y tế đã tổ chức hội nghị triểnkhai các Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 58.

Từ ngày 05/11 đến ngày 25/12/1998, trong vòng 50 ngày,BhyT việt nam đã hoàn thành việc tiếp nhận tổ chức, nhân sự,tài chính, tài sản của BhyT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và ngành sang BhyT việt nam.

sau hơn 03 năm thực hiện Thông tư số 14/TTLB ngày19/09/1994 của liên Bộ gd&đT - y tế về BhyT học sinh, tháng

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

218

07/1998, đã có gần 3,5 triệu học sinh trong cả nước tham giaBhyT. Tuy nhiên, qua quá trình cọ sát với thực tế, Thông tư số14 cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. ngày 17/07/1998, liênBộ gd&đT - y tế đã ký ban hành Thông tư liên tịch số40/1998/TTLT ngày 18/07/1998 hướng dẫn thực hiện BhyThọc sinh, thay thế Thông tư số 14/TTLB. Theo quy định củaThông tư mới, quyền lợi của học sinh tham gia BhyT được mởrộng và thiết thực hơn. Trách nhiệm của các tổ chức thực hiệnBhyT học sinh như nhà trường, cơ sở khám, chữa bệnh, cơquan BhyT, cũng như trách nhiệm của học sinh được quy địnhrõ hơn. mức đóng, nội dung sử dụng Quỹ BhyT học sinh đượcđiều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầuđược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh. đặc biệt, Thôngtư nêu rõ trách nhiệm của nhà trường trong thực hiện BhyT họcsinh: “Trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ, chăm sóc giáodục sức khỏe cho học sinh trong thời gian ở trường thuộc vềlãnh đạo nhà trường. mỗi trường hoặc cụm trường bố trí y tếtrường học theo quy định và đảm bảo cho y tế trường học hoạtđộng theo chức năng, nhiệm vụ quy định của liên Bộ giáo dụcvà đào tạo - y tế về công tác y tế trường học. nhà trường cótrách nhiệm tổ chức tuyên truyền, thực hiện đăng ký, kê khai,thu tiền đóng BhyT của học sinh và sử dụng đúng mục đích,có hiệu quả nguồn kinh phí BhyT học sinh để lại nhà trườngtheo quy định”.

Từ ngày 01/01/1999, cơ chế cùng chi trả 20% chi phíkhám, chữa bệnh BhyT được áp dụng. sau 01 tháng thực hiện,công tác khám, chữa bệnh theo điều lệ BhyT mới đã thu được

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

219

những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, có một số kiến nghị với cáccấp lãnh đạo của đảng và nhà nước xin chưa áp dụng phươngthức cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh đối với trườnghợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức vì đối tượng này có mức thu nhậpthấp, lại ốm đau, bệnh tật nhiều. được sự đồng ý, chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ, ngày 01/02/1999, Bộ trưởng Bộ y tế cócông điện số 763 chỉ đạo sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và các đơn vị trực thuộc tạm dừng thực hiện cùngchi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh BhyT đối với người nghỉhưu, nghỉ mất sức.

Thực hiện nghị định số 58/1998/nđ-CP, ngày 02/03/1999,Bộ y tế ban hành Quyết định số 627/1999/Qđ-ByT về Quy chếtổ chức và hoạt động của BhyT việt nam. Theo điều lệ BhyTmới, BhyT việt nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống tậptrung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thực hiệnQuyết định này, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc cho Tổng giámđốc BhyT việt nam gồm văn phòng, Ban nghiệp vụ khai thác,Ban nghiệp vụ giám định, Ban kế hoạch - Tài chính, Ban Tổchức - Cán bộ, Ban kiểm toán nội bộ, Ban hợp tác Quốc tế, BanThông tin tuyên truyền, Trung tâm Tin học, Trung tâm đào tạo,Cơ quan đại diện BhyT việt nam tại TP. hồ Chí minh. Cơ cấu,tổ chức bộ máy giúp việc cho giám đốc BhyT tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, BhyT ngành gồm: Phòng hành chính -Tổng hợp, Phòng khai thác, Phòng giám định, Phòng kế toán.riêng BhyT TP. hà nội, TP. hồ Chí minh được thành lậpPhòng Tổ chức - Cán bộ. Thực hiện nghị định số 58, được sựthỏa thuận của các bộ, ngành liên quan, Bộ trưởng Bộ y tế đã có

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

220

quyết định bổ nhiệm các thành viên hội đồng Quản lý BhyTviệt nam gồm 08 đồng chí: Pgs.Lê ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộy tế (Chủ tịch); nguyễn Thị kim ngân, Thứ trưởng Bộ Tài chính(Phó Chủ tịch); PTs.Trần văn Tiến, Tổng giám đốc BhyT việtnam (Phó Chủ tịch Thường trực) và các ủy viên gồm PTs.ngôToàn định, vụ trưởng vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ y tế; PTs.TrầnThị Thu Thủy, vụ trưởng vụ điều trị, Bộ y tế; nguyễn đìnhkhương, vụ trưởng vụ kế hoạch - Tài chính, Bộ y tế; đặng anhduệ, Phó vụ trưởng vụ BhXh, Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội; nguyễn Xuân nga, Phó Trưởng Ban kinh tế - Xã hội,Tổng Liên đoàn Lao động việt nam.

ngày 16/03/1999, liên Bộ giáo dục và đào tạo - Tài chính- y tế ban hành Thông tư liên Bộ số 13/1999/TTLT hướng dẫnthực hiện chế độ phục vụ y tế cho học sinh nước ngoài học tạiviệt nam. Cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh được trích 3%trên suất học bổng được cấp hàng tháng từ nsnn để mua BhyTcho lưu học sinh. Cơ quan BhyT thanh toán 100% chi phí khám,chữa bệnh cho các đối tượng này, bao gồm cả điều trị nội vàngoại trú, trừ các bệnh không được thanh toán BhyT theo quyđịnh của điều lệ BhyT.

ngày 29/01/1999, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội - y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số05/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn việc thực hiệnkhám, chữa bệnh được miễn nộp một phần viện phí đối vớingười thuộc diện quá nghèo quy định tại nghị định số 95/CPngày 27/8/1994 của Chính phủ. Thực hiện chủ trương này,uBnd các tỉnh, thành phố sử dụng quỹ bảo đảm xã hội tại địa

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

221

phương mua thẻ BhyT cho người thuộc diện quá nghèo vàkhoảng 30% số người nghèo nhất trong tổng số người nghèo ởđịa phương với mệnh giá 30.000 đồng/thẻ/người/năm. Quyềnlợi được hưởng như đối tượng tham gia BhyT bắt buộc. Xuấtphát từ yêu cầu của đời sống, từ thực tế hoạt động BhyT, giảipháp khám, chữa bệnh cho người nghèo đã có lời giải. BhyTcho người nghèo đã trở thành một chủ trương, chính sách, là sựquan tâm rất lớn của đảng và nhà nước đối với phần đông đốitượng đặc biệt này. năm 1999, đã có 34 tỉnh, thành phố triểnkhai cấp thẻ BhyT cho người nghèo, với trên 605.000 thẻ.

ngày 27/03/1999, Bộ trưởng Bộ y tế đỗ nguyên Phươngký Quyết định số 567/Qđ-ByT bổ nhiệm các đồng chí Phó giámđốc BhyT việt nam nguyễn đức ngọc, hoàng kiến Thiết,nguyễn văn Biểu giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc BhyT việtnam. năm 2003, BhyT việt nam chuyển giao vào BhXh việtnam, đồng chí nguyễn đức ngọc được bổ nhiệm giữ chức Trưởngđại diện BhXh việt nam tại TP. hồ Chí minh (đến tháng 06/2007nghỉ hưu theo chế độ); đồng chí hoàng kiến Thiết được bổ nhiệmgiữ các chức vụ Trưởng Ban BhXh tự nguyện, Trưởng Ban sổ,thẻ, Trưởng Ban Thi đua - khen thưởng (đồng chí được nghỉ hưutheo chế độ từ tháng 10/2014); đồng chí nguyễn văn Biểu đượcbổ nhiệm giữ các chức vụ Trưởng Ban giám định y tế, TrưởngBan Tuyên truyền, giám đốc BhXh tỉnh Thái Bình (từ tháng07/2009 đến nay).

ngày 18/06/1999, Bộ trưởng Bộ y tế đỗ nguyên Phươngđã có Tờ trình số 3980/TTr-BYT báo cáo Phó Thủ tướng Chínhphủ Phạm gia khiêm về tình hình thực hiện BhyT học sinh

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

222

trong những năm qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp vàxin ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác này trong thời gian tới.Bộ y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiếnchỉ đạo để từ năm học 1999 - 2000 chỉ cho phép thực hiện mộtloại hình bảo hiểm trong hệ thống trường phổ thông các cấp.Bộ y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép BhyT việtnam là tổ chức duy nhất thực hiện BhyT học sinh trong cáctrường phổ thông, còn BhyT trong các khối học khác thì tùysự lựa chọn của học sinh và nhà trường. ngày 13/07/1999, Bộgiáo dục và đào tạo có văn bản số 6436/gdTC đồng ý với ýkiến của Bộ y tế trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị chỉ chophép thực hiện một loại hình BhyT học sinh trong nhà trườngphổ thông, trong đó BhyT việt nam là tổ chức duy nhấtđảm nhiệm.

Tháng 08/1999, Thủ tướng Chính phủ Phan văn khải đãhọp các Phó Thủ tướng xem xét vấn đề bảo hiểm học sinh trongtrường học, cùng với ý kiến đề xuất của Bộ y tế và Bộ giáo dụcvà đào tạo, ngày 12/08/1999, Chính phủ đã có định hướng chỉđạo tại Thông báo số 3645/vPCP-vX: đồng ý với đề nghị củaBộ y tế và giáo dục và đào tạo, để đảm bảo quyền lợi chăm sócsức khỏe cho học sinh và củng cố y tế trường học, từ năm học1999 - 2000 trở đi, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ ytế hướng dẫn, tuyên truyền, vận động học sinh trong hệ thốngtrường phổ thông các cấp tham gia BhyT học sinh do BhyTviệt nam thực hiện.

với sự quan tâm đặc biệt, cùng những chỉ đạo mới, quyếtliệt của Chính phủ, BhyT học sinh, sinh viên năm học 1999-2000

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

223

đã có những bước phát triển mạnh mẽ hơn; trong số 3,6 triệu thẻBhyT tự nguyện, BhyT học sinh, sinh viên đã chiếm tới 3,5 triệuthẻ, thu 72 tỷ đồng.

11. Mười năm thực hiện chính sách BHYT - Dấu ấn mộtchặng đường phát triển

Từ năm 2000, hoạt động BhyT đi vào ổn định, được đánhdấu thông qua sự kiện BhyT việt nam ban hành quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị trực thuộc và cơ quan đạidiện BhyT việt nam tại TP.hồ Chí minh; hướng dẫn, chỉ đạo đẩymạnh công tác thông tin tuyên truyền, khai thác BhyT học sinh vàcác hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ được triển khai tích cực.

ngày 01/03/2000, liên Bộ giáo dục và đào tạo - y tế banhành Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BGD&ĐT-BYT hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học. hướng dẫnliên ngành đánh giá đúng vị trí, vai trò của công tác BhyT họcsinh với công tác y tế học đường, qua đó đã thể hiện quan điểm,trách nhiệm phối hợp chỉ đạo quyết liệt hơn. Thông tư nêu rõđịnh hướng: giáo dục - đào tạo phối hợp với cơ quan BhyTcùng cấp tuyên truyền vận động để có nhiều học sinh, sinh viêntham gia BhyT học sinh; các cơ quan y tế dự phòng, cơ sởkhám, chữa bệnh và BhyT phối hợp chặt chẽ để quản lý chỉđạo, nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám, chữa bệnh cho họcsinh, sinh viên. nguồn kinh phí chủ yếu để tổ chức công tác y tếtrường học là từ BhyT học sinh.

Trong các ngày 09/03 và 19/03/2000, tại hà nội và hảiPhòng, BhyT việt nam tổ chức hội thảo BhyT cho nông dân và

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

224

lao động tự do. Các đại biểu dự hội thảo đều bày tỏ sự đồng tìnhủng hộ chủ trương thực hiện BhyT cho nông dân và lao động tựdo, đồng thời kiến nghị nhà nước, các cấp các ngành cần quantâm có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi phát triểnBhyT nông dân để họ được chăm sóc sức khoẻ và hưởng sự côngbằng trong khám, chữa bệnh.

ngày 08/05/2000, BhyT việt nam ra Quyết định số167/QĐ-BHYT ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của cácphòng, chi nhánh thuộc cơ quan BhyT tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và BhyT ngành. Cơ cấu, tổ chức bộ máy giúpviệc giám đốc BhyT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàBhyT ngành gồm 04 phòng, riêng BhyT hà nội và BhyTTP.hồ Chí minh có thêm phòng Tổ chức - Cán bộ. Cơ quanBhyT tỉnh có các chi nhánh BhyT trực thuộc để triển khainhững nhiệm vụ cụ thể tạo cơ sở mở rộng phát triển BhyT ởđịa phương.

ngày 05/07/2000, Liên Bộ Lđ-TB&Xh, Tài chính đã banhành Thông tư số 17/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫnviệc thực hiện một số chế độ đối với người tham gia kháng chiếnvà con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do mỹ sử dụng trongchiến tranh việt nam theo Quyết định số 26/2000/Qđ-TTg, ngày23/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ. mức đóng BhyT bằng 3%tiền lương tối thiểu hiện hành và do cơ quan Lao động - Thươngbinh và Xã hội có trách nhiệm đóng. Quy trình cấp thẻ thực hiệntheo quyết định 144/Qđ-BhyT ngày 24/04/2000 của BhyT việtnam. mã đối tượng là C7 và không thực hiện cùng chi trả chi phíkhám, chữa bệnh.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

225

ngày 09/08/2000 Bộ trưởng Bộ y tế ban hành Quyết địnhsố 2388/QĐ-BYT phê duyệt Quy hoạch tổng thể đầu tư xâydựng cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống BhyT việt nam đến năm2005, đáp ứng yêu cầu phát triển BhyT tiến tới BhyT toàn dântheo định hướng của đảng và Chính phủ. 17 dự án đầu tư xâydựng trụ sở làm việc BhyT các tỉnh, thành phố, ngành đượctriển khai thực hiện.

để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế và nângcao chất lượng khám, chữa bệnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người bệnh có thẻ BhyT, ngày 21/08/2000 BhyTviệt nam có Công văn số 808/nvgđ đề nghị BhyT các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và BhyT ngành căn cứ vàođiều kiện thực tế tại địa phương lập đề án thí điểm tổ chức khámchữa bệnh BhyT tại các cơ sở y tế tư nhân. Cơ sở y tế tư nhânđược chọn thí điểm tổ chức khám, chữa bệnh cho người có thẻBhyT là các phòng khám bệnh đa khoa, bệnh viện tư nhân đượccơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Các cơ sở y tế tưnhân thực hiện thí điểm khám chữa bệnh BhyT phải đảm bảothực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về khám chữa bệnh,quản lý quỹ khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữabệnh theo quy định tại Thông tư số 17/1998/TT-ByT ngày19/12/1998.

ngày 30/08/2000, tại hà nội, Bộ y tế đã tổ chức hội nghịtổng kết 05 năm thực hiện công tác BhyT học sinh. hội nghị đánhgiá những kết quả đạt được về công tác BhyT học sinh trongnhững năm qua, biểu dương thành tích, động viên khen thưởngcác tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành thực hiện tốt công tác

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

226

BhyT học sinh, tạo thuận lợi cho việc phát triển BhyT học sinhnăm học mới 2000 - 2001 và những năm tiếp theo.

hưởng ứng cuộc vận động “ngày vì người nghèo” chínhthức đầu tiên của việt nam (17/10 hàng năm), ngày 17/10/2000,Bộ y tế đã tổ chức hội thảo BhyT cho người nghèo. đánh giálại 02 năm thực hiện BhyT cho người nghèo theo Thông tư liêntịch số 05, hội thảo đã khẳng định chăm sóc sức khỏe ngườinghèo thông qua chế độ BhyT là một giải pháp (trong số 10giải pháp, chính sách của nhà nước đối với người nghèo) đúngđắn, mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến tháng 10/2000, cógần 850.000 người diện đói nghèo ở 39 tỉnh, thành phố đã đượccấp thẻ BhyT. người nghèo có BhyT không còn bị mặc cảmkhi ốm đau phải đi khám, chữa bệnh và thực sự được hưởngquyền lợi từ Quỹ BhyT, bình đẳng với các đối tượng BhyTbắt buộc khác.

để giúp BhyT việt nam có công cụ, chủ động thực hiệncông tác thông tin tuyên truyền, ngày 26/02/2001, Bộ văn hóaThông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí số 61/gP-BvhTTcho Tạp chí BhyT, cơ quan ngôn luận của BhyT việt nam,diễn đàn của xã hội vì sự nghiệp BhyT toàn dân, kỳ hạn xuấtbản 01 kỳ/tháng. ngày 20/03/2001, Bộ trưởng Bộ y tế đã raQuyết định số 845/Qđ - ByT thành lập Tạp chí BhyT việtnam trực thuộc BhyT việt nam; Tạp chí BhyT việt nam cótư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, trụ sở đặt tại 150Phố vọng, hà nội.

ngày 19/03/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 35/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

227

vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010. việc phát triển BhyTlà một trong các giải pháp quan trọng được Quyết định nêu rõ:“Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố Quỹ BHYT bắt buộc tiếntới BHYT bắt buộc toàn dân”.

Từ ngày 19 đến 22/04/2001, đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ iX đảng Cộng sản việt nam tiến hành trọng thể tại hội trườngBa đình, hà nội. về chiến lược phát triển y tế và BhyT, văn kiệnđại hội iX chỉ rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sócsức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân”.

ngày 08/05/2001 tại TP.hồ Chí minh và ngày 10/05/2001tại hà nội, Bộ y tế đã tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết đạihội đảng lần thứ iX và Chiến lược Chăm sóc sức khỏe nhân dângiai đoạn 2001 - 2010. Chương trình hành động của ngành y tếthực hiện nghị quyết của đại hội đảng lần thứ iX và Quyết địnhsố 35 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 nêu rõ: “nguồn thu từBhyT đóng vai trò ngày càng lớn trong ngân sách y tế và dần dầnthay thế nguồn thu từ viện phí. Cần chú ý tới việc phát triểnchương trình BhyT nông dân dựa vào cộng đồng; Tiếp tục mởrộng các hình thức BhyT tự nguyện khác và đảm bảo việc cungcấp tài chính từ ngân sách nhà nước để người nghèo được khám,chữa bệnh. Trình Chính phủ đề án thực hiện BhyT bắt buộc đốivới toàn dân. nhà nước hỗ trợ mua BhyT cho người không cókhả năng mua BhyT. năm 2001-2002, hoàn thành đề án thực hiệnBhyT bắt buộc với một số nhóm đối tượng mới và thực hiện thíđiểm. Phấn đấu đến năm 2005, thực hiện BhyT cho 30% dân số,đến năm 2010 thực hiện BhyT cho 60% dân số”.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

228

nhân dịp kỷ niệm 10 năm thực hiện chính sách BhyT(15/08/1992 - 15/08/2002), BhyT việt nam phối hợp với Cụcvăn hóa Thông tin cơ sở (Bộ vhTT) tổ chức cuộc thi sáng tácmẫu biểu trưng BhyT việt nam. Tại phiên họp hội đồng Quảnlý BhyT việt nam ngày 26/12/2001, tác phẩm của họa sĩnguyễn Công Quang (hà nội) đã được chọn làm biểu trưngcủa BhyT việt nam. ngày 18/01/2001, BhyT việt nam đãban hành Quyết định số 245/Qđ - BhyT công bố Biểu trưngchính thức của BhyT việt nam. ngày 25/01/2002, Cục Bảnquyền Tác giả - Bộ vhTT đã cấp giấy chứng nhận Bản quyềnsở hữu Biểu trưng cho BhyT việt nam. Biểu trưng BhyT việtnam hình tròn, nền màu xanh cơ bản, phần chính biểu trưnghình trái tim, 02 nét vút cong phía dưới là những bàn tay cáchđiệu nâng đỡ hình tượng chữ thập đỏ tượng trưng cho hoạt độngnhân đạo cứu người, thể hiện nét đặc trưng cao đẹp của hoạtđộng BhyT là sự yêu thương, đùm bọc, cưu mang, giúp đỡnhau khi ốm đau, hoạn nạn: “người khỏe giúp người ốm”,“mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Phía trên của trái timlà hình tượng cánh chim bay, thể hiện mục tiêu cao quý củahoạt động BhyT: Bảo vệ sức khỏe - vốn quý nhất của conngười, mang lại hạnh phúc, chắp cánh cho những ước mơ vươntới tương lai cao rộng. dòng chữ BhyT việt nam hình vòngcung chạy bao quanh phía trên hình tượng nghệ thuật trung tâmcủa biểu trưng là chiếc cầu nối giữa người được BhyT với cơsở khám, chữa bệnh, là vành đai pháp lý bảo vệ quyền lợi chongười tham gia BhyT, thực hiện công bằng trong sự nghiệpchăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam

229

Thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy của Chínhphủ trong tình hình mới, ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 20/2002/Qđ-TTg chuyển BhyT việtnam sang BhXh việt nam. ngày 08/02/2002, liên bộ Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Bộ Tài chính, Bộ y tế ban hành Thông tư liên tịch số 09hướng dẫn việc chuyển BhyT việt nam sang BhXh việt nam.ngày 29/04/2002, Bộ y tế ban hành Quyết định số 1586/Qđ-ByT bàn giao BhyT việt nam sang BhXh việt nam. để đảmbảo mọi hoạt động BhyT thực hiện bình thường theo kế hoạchnăm 2002, ngày 03/05/2002, Tổng giám đốc BhXh việt cóCông văn số 1051/BhXh-TCCB ủy quyền cho Tổng giám đốcBhyT việt nam trực tiếp quản lý, điều hành BhyT địa phương,BhyT ngành.

ngày 18/06/2002, Chính phủ đã ban hành nghị định số63/2002/nđ-CP quy định về khám, chữa bệnh theo chế độ BhyTcho thân nhân sĩ quan tại ngũ (gồm những sĩ quan thuộc lực lượngthường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệtphái). mức đóng BhyT hàng năm cho một người thuộc đối tượngthân nhân của sĩ quan tại ngũ là 3% mức lương tối thiểu theo quyđịnh của Chính phủ.

sáng ngày 15/08/2002, tại nhà hát Lớn hà nội, BhyT việtnam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện chính sáchBhyT và đón nhận huân chương Lao động hạng nhì. đến dự Lễkỷ niệm có Phó Chủ tịch nước Trương mỹ hoa; các đồng chí lãnhđạo Bộ y tế, Bộ Tài chính và các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trungương, các tổ chức quốc tế có hợp tác với BhyT việt nam, lãnh

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

230

đạo các sở y tế, BhyT và đại diện cho người lao động trongngành BhyT trong toàn quốc, hàng trăm phóng viên, nhà báo củacác cơ quan thông tin báo chí Trung ương, hà nội đã đến dự. diễnvăn kỷ niệm do Tổng giám đốc BhyT việt nam Trần văn Tiếntrình bày nêu bật thành tựu 10 năm thực hiện chính sách BhyT ởnước ta, số dân có BhyT đã đạt 12,7 triệu người, bằng 16% sốdân cả nước, trong đó có trên 4,3 triệu người tham gia các chươngtrình BhyT tự nguyện học sinh, sinh viên, nông dân, cựu chiếnbinh, hội phụ nữ, người ăn theo của cán bộ, viên chức… nguồnthu BhyT gần bằng 1/3 ngân sách nhà nước dành cho y tế. nhờnguồn tài chính BhyT nhiều cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là cáctỉnh, huyện nghèo đã hoạt động khởi sắc, sống động trở lại, gópphần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của các cơ sở ytế. Quỹ BhyT đã đảm bảo cho hàng triệu người có thu nhập thấp,người có công với nước, người nghèo, người mắc các bệnh hiểmnghèo có đủ tiền chữa bệnh với chi phí lớn có điều kiện chữa bệnh,vượt qua bệnh tật, ốm đau… Tại buổi lễ, đồng chí Trương mỹ hoa,Phó Chủ tịch nước, thay mặt nhà nước trao tặng huân chươngLao động hạng nhì cho BhyT việt nam. Buổi Lễ kỷ niệm vàđón nhận huân chương được tổ chức thành công, đã đánh dấu mốcson về quá trình 10 năm xây dựng và phát triển chính sách BhyTở việt nam./.

231

Chương 5:xâY DựNG HỆ THốNG BHxH VIỆT NaM HIỆN ĐạI,

CHUYêN NGHIỆP, ĐÁP ứNG YêU CầU CôNG NGHIỆP Hóa,HIỆN ĐạI Hóa Và HộI NHậP QUốC Tế

1. Hợp nhất tổ chức BHxH, BHYTThực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vii

của đảng, nghị quyết Trung ương 8 (khóa vii), nghị quyết đạihội viii, các nghị quyết Trung ương 03, Trung ương 06 (lần 02)và Trung ương 07 (khóa viii), sau 10 năm thực hiện công cuộccải cách hành chính (1991-2000), đã góp phần quan trọng vào sựnghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. đặc biệt,trong lĩnh vực cải cách bộ máy hành chính, chức năng và hoạt độngcủa các cơ quan trong hệ thống hành chính, từ Chính phủ, các bộ,ngành Trung ương đến uBnd các cấp đã có nhiều thay đổi tiếnbộ. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và cơ quan hành chínhcác cấp được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước; bộ máy hànhchính từ Trung ương đến cơ sở vận hành phát huy tác dụng, hiệuquả tốt hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, công tác cải cáchhành chính vẫn còn có những tồn tại: Chức năng, nhiệm vụ quảnlý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

232

định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phùhợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp chưa thậtrành mạch; hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồngchéo và thiếu thống nhất; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiềutầng nấc; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp vớihoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chứclàm dịch vụ công…

Xuất phát từ thực tiễn này đã đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnhcải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhànước, ngày 17/09/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Tổng thể Cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. một trong nhữngmục tiêu của Chương trình là thiết lập cơ cấu tổ chức của Chínhphủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnhvực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hộibằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Bộmáy của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ cần được điềuchỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thứchoạt động của các bộ phậm tham mưu, thực thi chính sách, cungcấp dịch vụ công…

để triển khai thực hiện, Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạocải cách Chính phủ do đồng chí nguyễn khánh, Phó Thủ tướnglàm Trưởng Ban; đồng chí đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Bộ nộivụ làm Phó Trưởng Ban. Trên cơ sở Chương trình Tổng thể, cácbộ, ban, ngành xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của mình, báo cáoBan Chỉ đạo vào cuối năm 2001. Trong lịch báo cáo của các bộ,

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

233

ngành, Ban Chỉ đạo bố trí để Bộ y tế và BhXh việt nam báo cáovào 02 buổi sáng và chiều của cùng 01 ngày. riêng phần báo cáovề bộ máy tổ chức BhyT do Bộ y tế chuẩn bị có mời thêm Tổnggiám đốc BhXh việt nam nguyễn huy Ban cùng dự.

Là người gắn bó với BhyT từ những ngày đầu triển khaithí điểm, hơn ai hết, Phó Thủ tướng nguyễn khánh hiểu rất rõchặng đường phát triển của chính sách BhyT. sau gần 10 nămhoạt động, BhyT việt nam đã từng bước thống nhất hệ thốngcơ quan BhyT từ Trung ương đến địa phương và BhyT ngànhđể quản lý và thực hiện chính sách BhyT trong phạm vi cả nước.Phó Thủ tướng phân tích, việc tách tổ chức BhyT độc lập vớicơ quan quản lý nhà nước về BhyT (Bộ y tế) là phù hợp vớitinh thần của nghị quyết đại hội đảng lần thứ X, tách chức năngquản lý nhà nước của các bộ với chức năng của các đơn vị sựnghiệp, nhằm giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhànước đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để đảm bảo tínhkhách quan và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổchức, tài chính, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp. đó cũng làcách làm cho khu vực dịch vụ công năng động hơn, nâng caochất lượng dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củangười dân. BhXh, BhyT thực chất là hai mảng chính sách củahệ thống an sinh xã hội. BhyT và BhXh việt nam có 08 điểmtương đồng về phạm vi hoạt động, quy tắc quản lý quỹ, nguyêntắc hoạt động, nghiệp vụ chuyên môn, kinh phí hoạt động, hệthống tổ chức, tính chất nghiệp vụ và yêu cầu về đội ngũ cán bộ,công chức. do đó, việc nhập tổ chức BhyT vào BhXh việt

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

234

nam giúp tập trung được đầu mối thu, chi BhXh và BhyT; đơngiản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocác cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc đóng và thực hiệncác quyền lợi về BhXh, BhyT. ngoài ra, các quỹ được quản lýtập trung, thống nhất, giúp cho việc điều tiết linh hoạt, kịp thờigiữa Quỹ BhXh với Quỹ BhyT trong trường hợp Quỹ BhyTbị thiếu hụt mà ngân sách nhà nước chưa có khả năng hỗ trợ kịpthời. mặt khác, Quỹ BhyT là quỹ ngắn hạn, lợi nhuận đầu tư từQuỹ BhyT hầu như không có hoặc không đáng kể, do đó, chiphí quản lý của tổ chức BhyT nếu lấy từ lợi nhuận tăng trưởngquỹ sẽ không đủ đảm bảo hoạt động. như vậy, việc sáp nhậpBhyT và BhXh việt nam là phù hợp với yêu cầu cải cách, giúpcho sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công tác quản lý nhànước của các bộ, ngành chức năng về BhXh, BhyT được tậptrung, thống nhất vào một đầu mối.

ngay sau phiên họp, ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyểnBhyT việt nam sang BhXh việt nam. ngày 08/02/2002, LiênBộ Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ LđTBXh, Bộ Tài chínhvà Bộ y tế ban hành Thông tư liên tịch số 09/2002/TTLT-BTC-CBCP-BLĐTB&XH-BTC-BYT hướng dẫn việc chuyển BhyTviệt nam sang BhXh việt nam. Theo đó, việc chuyển giao yêucầu phải đảm bảo 05 nguyên tắc: (1) Chuyển giao nguyên trạngBhyT sang BhXh việt nam. Trong thời gian chuyển giaokhông thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, tài sản,tài chính; đảm bảo chính sách, chế độ theo quy định của nhà

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

235

nước đối với cán bộ quản lý, công chức, viên chức; (2) thực hiệnđầy đủ, liên tục, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước vềkhám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với những ngườiđang tham gia BhyT; quản lý và sử dụng Quỹ BhyT theo đúngquy định hiện hành; (3) Tiếp tục thực hiện hợp đồng khám, chữabệnh cho bệnh nhân tham gia BhyT giữa cơ quan BhyT và cáccơ sở khám, chữa bệnh; (4) Tổng kết thực hiện chế độ BhyT đểtrình Chính phủ bổ sung, sửa đổi chính sách và mở rộng đốitượng tham gia BhyT, tiến tới BhyT toàn dân; (5) ổn định tưtưởng, đoàn kết trong cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thànhnhiệm vụ được giao. Thời gian để hoàn thành việc chuyển giaolà trong Quý i/2002.

nghiêm túc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,ngày 28/01/2002, Tổng giám đốc BhXh việt nam có Công vănsố 239/BHXH-TCCB, quán triệt đến thủ trưởng các đơn vị trựcthuộc và giám đốc BhXh các tỉnh, thành phố cùng toàn thể cánbộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về chủ trương củađảng và Chính phủ. Công văn của Tổng giám đốc nêu rõ “Cánbộ, công chức, viên chức BhyT việt nam và BhXh việt nam làmột. vì sự ổn định và phát triển của sự nghiệp BhXh, mỗi cánbộ, công chức, viên chức cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thứctổ chức kỷ luật, tình đoàn kết đồng chí, đồng nghiệp, tương thân,tương ái, chung sức, chung lòng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao. Tất cả cán bộ, công chức yên tâm, hăng hái thực hiệnnhiệm vụ và sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới nếu được phân công”.để phục vụ việc sắp xếp bộ máy tổ chức sau khi chuyển giao, Tổng

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

236

giám đốc yêu cầu các đơn vị giữ nguyên hiện trạng tổ chức và độingũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có mặt tại đơn vị tính đếnthời điểm ngày 25/01/2002. Tạm thời không tiếp nhận thêm laođộng, kể cả hợp đồng tạm tuyển trong trường hợp đơn vị còn chỉtiêu biên chế đã giao năm 2001. đặt mối quan hệ đồng nghiệp vàtranh thủ tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cán bộ của BhyTđể thuận lợi cho công việc sau khi sáp nhập.

Tuy nhiên, ở thời điểm chuyển giao, cả nước có 4,2 triệulao động tham gia BhXh trong tổng số 45 triệu lao động và 12,7triệu người tham gia BhyT trên tổng số 80 triệu dân, vì vậy việcchuyển giao cần được tiến hành hết sức thận trọng và có sự chuẩnbị hết sức kỹ càng. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ảnhhưởng lớn đến việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia vàthụ hưởng chính sách BhXh, BhyT. ngày 08/04/2002, BhXhviệt nam đã có Công văn số 806/BHXH-VP báo cáo Thủ tướngChính phủ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhchuyển giao BhyT vào BhXh. ngày 22/04/2002, văn phòngChính phủ có Công văn số 2064/VPCP-VX đề nghị Ban Tổchức-Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, BộLđTBXh và Bộ y tế xem xét, giải quyết, khẩn trương hoànthành việc chuyển giao BhyT việt nam sang BhXh việt namtheo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

ngày 06/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của BhXh việt nam, bãi bỏ các quy định trước đâyvề tổ chức bộ máy của BhXh việt nam và BhyT việt nam. Theo

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

237

đó, BhXh việt nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, cóchức năng thực hiện chính sách, chế độ BhXh, BhyT và quản lýQuỹ BhXh, BhyT theo quy định của pháp luật. hệ thống tổ chứccủa BhXh việt nam gồm 03 cấp: ở Trung ương, cấp tỉnh và cấphuyện. Cơ cấu tổ chức của BhXh việt nam ở Trung ương đượctăng từ 08 đơn vị trực thuộc lên 17 đơn vị, bao gồm: Ban Chế độ,chính sách BhXh; Ban kế hoạch - Tài chính; Ban Thu BhXh;Ban Chi BhXh; Ban BhXh tự nguyện; Ban giám định y tế; BanTuyên truyền BhXh; Ban hợp tác Quốc tế; Ban Tổ chức cán bộ;Ban kiểm tra; văn phòng; Trung tâm nghiên cứu khoa họcBhXh; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm đào tạo và bồidưỡng nghiệp vụ BhXh; Trung tâm Lưu trữ; Báo BhXh và Tạpchí BhXh. Theo đó, tháng 07/2003, Báo BhXh được thành lậptrên cơ sở tách ra từ Tạp chí BhXh. Tuy nhiên, do điều kiện về tổchức, nhân sự, thời gian này BhXh việt nam chưa thành lập đượcBan hợp tác Quốc tế mà mới chỉ thành lập Phòng hợp tác Quốctế giúp việc trực tiếp Tổng giám đốc về công tác hợp tác quốc tếtrên lĩnh vực BhXh, BhyT (đến tháng 06/2006, nâng cấp lênthành Ban hợp tác Quốc tế).

hội đồng Quản lý BhXh việt nam gồm đại diện lãnh đạocủa Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ ytế, Tổng Liên đoàn Lao động việt nam và Tổng giám đốcBhXh việt nam. Thành viên hội đồng Quản lý đại diện cho bộ,ngành mình tham gia vào công tác của hội đồng Quản lý, thảoluận, biểu quyết về các công việc của hội đồng Quản lý. để kiệntoàn hội đồng Quản lý BhXh việt nam theo nghị định số

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

238

100/2002/nđ-CP, tháng 07/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyếtđịnh bổ nhiệm đồng chí Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ y tế,kiêm giữ chức ủy viên hội đồng Quản lý BhXh việt nam. nhưvậy, sau khi sáp nhập BhyT vào BhXh việt nam, hội đồngQuản lý BhXh việt nam gồm: đồng chí nguyễn sinh hùng, ủyviên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chứcChủ tịch; đồng chí nguyễn Bường, Phó Chủ tịch Thường trực và04 ủy viên: đồng chí Lê duy đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng chí đặng ngọc Chiến, Phó Chủtịch Tổng Liên đoàn Lao động việt nam; đồng chí Trần ChíLiêm, Thứ trưởng Bộ y tế và đồng chí nguyễn huy Ban, Tổnggiám đốc BhXh việt nam.

đến hết năm 2003, BhXh việt nam đã tổ chức thực hiệntốt việc hòa nhập 02 hệ thống BhXh và BhyT, bảo đảm hoạtđộng của các đơn vị trực thuộc được liên tục, không bị ách tắc,quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chế độ BhXh, BhyT.

về chức năng, nhiệm vụ: ở cấp Trung ương, đã hòa nhập tấtcả các đơn vị có chức trách, nhiệm vụ tương đồng như Ban Tổchức-Cán bộ, văn phòng, Ban Chế độ-Chính sách, kế hoạch-Tàichính, Thu, Chi, Tuyên truyền, Tạp chí và các Trung tâm đào tạo,nghiên cứu khoa học, Công nghệ thông tin… Ở BhXh các địaphương cũng đã tổ chức lại các phòng có chức năng, nhiệm vụtương đồng. 2.949 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợpđồng của hệ thống BhyT việt nam chuyển sang BhXh việt namđã được sắp xếp công việc phù hợp, ổn định, đặc biệt là hơn 700cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương xuống các địa phương đều

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

239

được bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý thích hợp, tạo thànhmột khối thống nhất. Cán bộ yên tâm công tác, tin tưởng vào sựổn định và phát triển của ngành, đoàn kết, hợp tác, sớm hòa nhậpđể cùng gánh vác nhiệm vụ chung.

nếu như năm 2003 đánh dấu một bước phát triển mới củaBhXh việt nam về mở rộng bộ máy tổ chức, tăng thêm thẩmquyền và chức năng, nhiệm vụ, thì năm 2004 tiếp tục có sự pháttriển nâng cao vị thế. Thực hiện nghị định số 100/2002/nđ-CP,BhXh việt nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, đòi hỏiphải thay mẫu con dấu pháp nhân mới, ngày 31/05/2004, vănphòng Chính phủ có Công văn số 2690/VPCP thông báo ý kiếncủa Thủ tướng Chính phủ cho phép BhXh việt nam sử dụng condấu mới. ngày 06/06/2004, Cục Quản lý hành chính về trật tự xãhội, Tổng Cục Cảnh sát, Bộ Công an đã cấp Giấy chứng nhậnđăng ký mẫu dấu số 664/ĐKMD. Từ đây, BhXh việt nam chínhthức sử dụng mẫu dấu pháp nhân mới có in hình Quốc huy (trướcđây ghi Quốc hiệu và tên cơ quan), vị thế của BhXh việt namcũng được nâng lên một tầm cao mới.

Trong công tác nhân sự cũng có những thay đổi: Tháng06/2004, đồng chí đỗ văn sinh, Trưởng Ban kế hoạch - Tài chính,BhXh việt nam được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chứcvụ Phó Tổng giám đốc BhXh việt nam theo Quyết định số494/Qđ-TTg ngày 19/05/2004. Cùng ngày này, Thủ tướng cóQuyết định số 495/Qđ-TTg bổ nhiệm đồng chí nguyễn đìnhkhương, vụ trưởng vụ Tài chính-kế hoạch, Bộ y tế, giữ chức vụPhó Tổng giám đốc BhXh việt nam. Cũng trong tháng 06/2004,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

240

đồng chí Phạm Thành, Phó Tổng giám đốc BhXh việt nam nhậnQuyết định nghỉ hưu theo chế độ. như vậy, đến năm 2004, Banlãnh đạo BhXh việt nam tăng từ 03 lên 04 người, trong đó có 01Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc.

Thực hiện chủ trương chia tách địa giới hành chính của mộtsố tỉnh có địa bàn rộng, năm 2004, 03 tỉnh Lai Châu, đắk Lắk vàCần Thơ thực hiện tách thành 05 tỉnh: Lai Châu, điện Biên, đắkLắk, đắk nông, hậu giang và TP. Cần Thơ. Theo đó, BhXh việtnam cũng tiến hành sắp xếp lại cán bộ và tổ chức lại cơ quanBhXh cấp tỉnh của 06 tỉnh, thành phố này, nâng tổng số cơ quanBhXh cấp tỉnh, thành phố của cả nước lên con số 64 đơn vị.

ngoài ra, căn cứ vào thực tiễn công tác đầu tư xây dựng cơbản của toàn ngành, từ tháng 09/2004, BhXh việt nam thành lậpBan Quản lý dự án đầu tư và xây dựng.

đến hết năm 2004, toàn ngành có gần 12.000 cán bộ, côngchức, viên chức, trong đó có 0,5% có trình độ trên đại học; 70%có trình độ đại học và cao đẳng; 19% có trình độ trung cấp, cơ bảnđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chính sách BhXh, BhyT trong giai đoạn thực hiện sápnhập tổ chức BhXh và BhyT cũng có một số thay đổi theo hướnghoàn thiện hơn, từng bước khắc phục những tồn tại, bất cập, thểhiện đúng tinh thần đổi mới, phù hợp với yêu cầu của công cuộccải cách, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người lao động trong cácthành phần kinh tế và hội nhập quốc tế.

về chính sách BhXh, ngày 02/04/2002, tại kỳ họp thứ 11,Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa X đã

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

241

thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Laođộng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003, trong đó các nộidung về BhXh tiếp tục được quy định, củng cố và hoàn thiện.ngày 25/11/2004, tại Nghị quyết số 35/2004/QH11 của Quốc hộikhóa Xi về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2005 cónội dung về xây dựng Luật BhXh. Thực hiện Luật sửa đổi bổsung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, ngày09/01/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ BhXh banhành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và ban hànhNghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05/8/2003 sửa đổi một sốđiều của điều lệ BhXh đối với sỹ quan, quân nhân chuyênnghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhândân ban hành kèm theo nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 củaChính phủ.

về chính sách BhyT, nhằm từng bước mở rộng đối tượngtham gia BhyT và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BhyT,BhXh việt nam đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành,đoàn thể kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan banhành nhiều văn bản bổ sung các đối tượng được ngân sách nhànước hỗ trợ tham gia BhyT. ngoài ra, Thông tư liên tịch số77/2003/TTLT-BTC-ByT ngày 07/08/2003 của Liên Bộ Tài chính,y tế hướng dẫn thực hiện BhyT tự nguyện được tổ chức theo địagiới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theocấp xã, phường, thị trấn) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinhviên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

242

giáo dục quốc dân; thành viên, hội viên của các đoàn thể, hội quầnchúng, tổ chức nghiệp đoàn...) đã góp phần tăng nhanh diện baophủ BhyT. đặc biệt, sau 07 năm tổ chức thực hiện BhyT theonghị định 58/1998/nđ-CP đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. mặtkhác, đối tượng tham gia BhyT được hướng dẫn ở nhiều văn bảnbổ sung tản mát gây khó khăn cho quá trình thực hiện, đòi hỏi phảicó một văn bản mới về BhyT trong khi chưa ban hành được LuậtBhyT. ngày 16/05/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số63/2005/NĐ-CP về điều lệ BhyT, thay thế tất cả các quy địnhtrước đây về BhyT. Theo quy định tại nghị định số 63, đối tượngtham gia và quyền lợi hưởng BhyT được mở rộng nhằm hướngtới mục tiêu BhyT toàn dân. Theo đó, các đối tượng chính sáchxã hội, người có công, người nghèo,... chuyển từ hình thức khám,chữa bệnh thực thanh, thực chi sang hình thức khám, chữa bệnhtheo chế độ BhyT và được nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí muathẻ BhyT.

Chỉ sau 04 năm thực hiện việc sáp nhập BhyT và BhXhtrong một mô hình thống nhất, bộ máy tổ chức ngành BhXh việtnam đã nhanh chóng ổn định, hoạt động hiệu quả và từng bướckhẳng định chủ trương của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn cảtrên phương diện cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. kêt quả thựchiện chính sách, pháp luật BhXh trong giai đoan sau sáp nhập(2003-2006) đạt được một số kết quả nổi bật sau:

- đối tượng tham gia BhXh được mở rộng đến người laođộng thuộc các thành phần kinh tế; diện bao phủ BhyT khôngngừng tăng. nếu như ở thời điểm năm 1995 mới có trên 2,2 triệu

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

243

người lao động tham gia BhXh thì đến tháng 12/2006 đã lêntới trên 6,7 triệu người, gấp 3,04 lần; đối tượng tham gia BhyTtăng từ 12,7 triệu người năm 2002 (thời điểm trước khi sápnhập) lên 37 triệu người vào năm 2006, tăng gần 03 lần. Tươngứng với đó là số thu BhXh, BhyT cũng tăng nhanh qua từngnăm. nếu như ở năm 1996, số thu BhXh đạt 2.562 tỷ đồng, thìđến năm 2006, số thu BhXh đạt trên 17.576 tỷ đồng, tăng gấp6,86 lần; số thu BhyT năm 2002 là 1.300 tỷ đồng thì đến năm2006 đạt trên 5.000 tỷ đồng, tăng gấp 04 lần so với thời điểmtrước khi sáp nhập.

- Quỹ BhXh được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp củangười sử dụng lao động (15% tổng quỹ lương) và người lao động(5% tiền lương, tiền công tháng); quỹ đã hoạt động theo nguyêntắc hạch toán, cân đối thu chi, độc lập với ngân sách nhà nướcvà được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. QuỹBhyT ngày càng tăng trưởng, đã góp phần quan trọng trongcông tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung bình hằng năm cóhàng trăm ngàn lượt người được giải quyết các chế độ BhXh,hàng triệu người được Quỹ BhyT chi trả chi phí khám, chữabệnh. Chỉ tính riêng năm 2006, toàn ngành đã giải quyết kịp thời,đúng chế độ chính sách cho 131.100 người hưởng BhXh thườngxuyên, tăng 6,4% so với năm 2005, gấp 4,4 lần so với năm 1996;giải quyết 320.000 người hưởng trợ cấp một lần, tăng 10,3% sovới năm 2005, gấp 7,17 lần so với năm 1996. ngoài việc đảmbảo giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho các trườnghợp đủ điều kiện hưởng BhXh, từ năm 2005, toàn ngành đã tập

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

244

trung thực hiện có hiệu quả các đợt điều chỉnh lương hưu và trợcấp BhXh hàng năm cho khoảng 02 triệu người, đặc biệt là đợtđiều chỉnh trong Quý iv năm 2006, là đợt điều chỉnh lớn nhấtvà cũng phức tạp nhất do có nhiều mức điều chỉnh khác nhau đốivới người hưởng lương hưu và trợ cấp BhXh ở các thời điểmkhác nhau. Các chế độ BhXh, BhyT đã góp phần ổn định đờisống của người lao động và nhân dân; quy định rõ trách nhiệmcủa người sử dụng lao động và người lao động, giải quyết hợp lýhơn mối quan hệ giữa đóng và hưởng, khắc phục một bước tínhbình quân nhưng vẫn đảm bảo tính xã hội thông qua việc điềutiết, chia sẻ rủi ro.

- Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BhXh và quản lý đốitượng tiếp tục được BhXh các tỉnh, thành phố thực hiện tốt. Trongnăm, các địa phương đã chi trả kịp thời và an toàn các chế độBhXh với số tiền 26.392 tỷ đồng, tăng 41,2% so với năm 2005(chi từ ngân sách nhà nước: 15.401 tỷ đồng; từ Quỹ BhXh 10.991tỷ đồng), gấp hơn 06 lần so với năm 1996.

nhằm tạo thuận lợi cho đối lượng trong việc nhận lương hưu,đồng thời hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong quá trình chi trả,bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác chi trả thông qua việcmở rộng các điểm chi trả trực tiếp, BhXh việt nam đã chỉ đạocho các địa phương có đông đối tượng sống tập trung ở thành phố,thị xã có điều kiện thuận lợi phối hợp với các ngân hàng thươngmại áp dụng phương thức chi trả lương hưu thông qua tài khoảnthẻ aTm. đến hết năm 2006, phương thức chi trả này đã được triểnkhai tại TP.hải Phòng với trên 4.500 người tham gia; TP.hồ Chí

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

245

minh trên 3.100 người và nghệ an trên 2.000 người. một số địaphương khác đang tích cực triển khai là Lạng sơn, đà nẵng, ninhThuận, Lâm đồng, an giang, đắc Lắc và Bình dương.

- để chủ động và tạo điều kiện thuận lợi cho người tham giaBhyT khi đi khám, chữa bệnh, BhXh việt nam đã chỉ đạoBhXh các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với 1.819 cơ sở ytế trong toàn quốc để ký hợp đồng khám, chữa bệnh. Chỉ riêngtrong năm 2006, toàn ngành đã đảm bảo quyền lợi khám, chữabệnh cho 65,1 triệu lượt người, tăng 75,4% so với năm 2005 (gấp4,06 lần so với năm 2002 là thời điểm trước khi sáp nhập BhyTvào BhXh), với số tiền chi từ quỹ khám, chữa bệnh là 5.717 tỷđồng (gấp 5,9 lần so với năm 2002).

ngoài các kết quả chủ yếu trên, các công khác khác, đặcbiệt là hoạt động cải cách hành chính của toàn ngành tiếp tục cónhững chuyển biến tích cực, nhất là việc tiếp tục nghiên cứu,hoàn thiện và ứng dụng cơ chế “một cửa’’ vào hoạt động nghiệpvụ. Công tác cấp sổ BhXh, thẻ BhyT cũng có nhiều chuyểnbiến tích cực, nhất là công tác cấp thẻ BhyT. do thống nhất đầumối quản lý đối tượng nên thay vì cấp thẻ BhyT có thời hạn sửdụng 01 năm như trước đây, BhXh việt nam đã cải tiến, đổimới, kéo dài giá trị sử dụng thẻ lên 05 năm đối với đối tượnghưu trí, mất sức lao động và 03 năm đối với cán bộ, công chức,viên chức. nhiều hoạt động nghiệp vụ thu, chi BhXh, BhyTđã có ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ, bảo đảmhoạt động phục vụ đối tượng nhanh, chính xác, công khai, minhbạch, được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hưởng ứng,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

246

đồng tình. sau khi có kết quả nghiên cứu của Ban đổi mới cácquy định quản lý nghiệp vụ của ngành, Tổng giám đốc đã phêduyệt cho BhXh tỉnh hà Tĩnh áp dụng thí điểm mô hình tiếpnhận hồ sơ theo cơ chế “một cửa”, để từ đó rút kinh nghiệm, bổsung, hoàn thiện, nhân rộng ra toàn ngành nếu mô hình mới nàyđáp ứng được thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăngtrong giai đoạn mới.

năm 2006, nhân sự hội đồng Quản lý BhXh việt namtiếp tục có sự thay đổi. để nâng cao vị thế của BhXh việt namvới vai trò là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách vàquản lý Quỹ BhXh, BhyT, tháng 03/2006, theo đề nghị của hộiđồng Quản lý BhXh việt nam, Thủ tướng Chính phủ Quyếtđịnh bổ nhiệm đồng chí nguyễn huy Ban, Tổng giám đốcBhXh việt nam, kiêm giữ chức Phó Chủ tịch hđQL thay đồngchí nguyễn Bường nghỉ hưu theo chế độ. Tháng 08/2006, Thủtướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định bổ nhiệm đồng chí vũvăn ninh, ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính,kiêm giữ chức Chủ tịch hđQL, thay đồng chí nguyễn sinh hùngđảm nhận chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 11/2006,Thủ tướng Chính phủ Quyết định bổ sung 02 thành viên thuộchội nông dân việt nam và Phòng Thương mại và Công nghiệpviệt nam vào hđQL. Theo đó, các đồng chí Lê hoàng minh,Phó Chủ tịch hội nông dân việt nam và Phùng Quang huy,giám đốc văn phòng giới sử dụng lao động, Phòng Thương mạivà Công nghiệp việt nam, kiêm giữ chức ủy viên hội đồngQuản lý BhXh việt nam.

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

247

với những nỗ lực cố gắng và thành tích toàn ngành đạtđược, nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập BhXh việt nam(1995-2005), Chủ tịch nước đã tặng thưởng huân chương độclập hạng Ba cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức BhXhviệt nam; tặng thưởng huân chương Lao động hạng nhì cho04 đơn vị: Tập thể cán bộ, công chức, viên chức BhXh TP.hànội, TP.hồ Chí minh, hải Phòng, đồng nai; huân chương Laođộng hạng Ba cho 8 đơn vị: Tập thể CBCCvC BhXh TP.đànẵng, Bình dương, điện Biên, hà Tây, ninh Thuận, đồngTháp, yên Bái, Tây ninh; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khencho 16 đơn vị: Tập thể cán bộ, công chức, viên chức BhXh tỉnhhải dương, Thái Bình, Quảng Bình, vĩnh Phúc, Tiền giang,Thái nguyên, Bà rịa - vũng Tàu, hà Tĩnh, Trà vinh, an giang,Bắc ninh, nghệ an, Phú Thọ, Bình định, hà giang, Thanh hóa.đặc biệt, trong thời gian này, Ban Thi đua - khen thưởng Trungương đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị tặng thưởng danh hiệu anhhùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể cán bộ, công chức,viên chức BhXh TP. hồ Chí minh. năm 2006, BhXh TP. hồChí minh chính thức được trao tặng danh hiệu anh hùng Laođộng thời kỳ đổi mới.

đánh giá về chặng đường phát triển 10 năm của BhXhviệt nam và 03 năm sáp nhập BhyT vào hệ thống BhXh, Thủtướng Chính phủ Phan văn khải ghi nhận: “Trải qua 10 nămxây dựng và phát triển, BHXH Việt Nam đã đạt được những kếtquả rất quan trọng, khẳng định chủ trương của Đảng và Nhànước ta về đổi mới chính sách BHXH và BHYT là hoàn toàn

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

248

đúng đắn. Chúng ta đã từng bước mở rộng BHXH đến mọingười lao động trong các thành phần kinh tế và BHYT tới toàndân. Việc đổi mới chính sách BHXH, BHYT dựa trên nguyên tắccó đóng - có hưởng, đánh dấu sự chuyển đổi hoạt động BHXH,BHYT của nước ta từ cơ chế bao cấp sang tự hạch toán thu, chivà có sự bảo trợ của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyểnđổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa. Quỹ BHXH, BHYT từ chỗ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nayđã có đủ để chi trả các chế độ cho người tham gia, đồng thờinguồn Quỹ tồn tích, tăng trưởng còn góp phần tạo nguồn lựctham gia đầu tư, phát triển kinh tế xã hội”. đối với các thế hệcán bộ, công chức, viên chức ngành BhXh, Thủ tướng dặn dò:“Ngành ta được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chínhsách xã hội phục vụ và chăm lo cho những đối tượng có nhiềucống hiến cho đất nước trong sự nghiệp giải phóng và xây dựngTổ quốc; những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tainạn, già yếu… Do đó, yêu cầu các đồng chí phải thường xuyêntrau dồi đạo đức, có lòng nhân ái, vị tha, có quan điểm phục vụđối tượng thật chu đáo. Mọi hoạt động của Ngành BHXH đềuliên quan đến tài chính, từ việc thu BHXH, việc chi, việc quảnlý Quỹ… nên các đồng chí phải tuân thủ nghiêm túc mọi quyđịnh, nguyên tắc về quản lý tài chính, phải có nhân cách liêmkhiết, trong sáng khi thực hiện nhiệm vụ được giao”.

việc tổ chức hệ thống BhXh độc lập, thống nhất, chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện 02 chính sách BhXh, BhyT của việtnam đã được các tổ chức BhXh của các nước trong khu vực

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

249

asEan và nhiều nước khác như Trung Quốc, đức, Pháp, mỹ…đánh giá cao. Bà Pascale Brudon, nguyên Trưởng đại diện Tổchức y tế thế giới tại việt nam nhận định: “Sau hơn 4 năm làmviệc tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến những thay đổi rất đáng mừngtrong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHYT của Chính phủViệt Nam. Trước tiên, phải ghi nhận sự lớn mạnh của ngành BHXHtrong những năm qua cả về chất và lượng. Riêng trong lĩnh vựcBHYT, mô hình BHYT bắt buộc nay đã bao phủ phần lớn nhữngngười làm công ăn lương; BHYT tự nguyện bao phủ một tỷ lệ lớnhọc sinh, sinh viên và có triển vọng mở rộng nhanh trong khối laođộng nông nghiệp với sự ra đời và thực hiện của Thông tư LiênBộ số 77. Bên cạnh đó, Quyết định số 139 của Thủ tướng Chínhphủ Việt Nam đã và đang tạo điều kiện bao phủ BHYT cho tất cảngười nghèo. Tôi cũng được nghe nhiều thông tin về việc Chínhphủ Việt Nam đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Luật BHXH,trong đó có BHYT, và đây chắc chắn sẽ là một trong những chươngquan trọng của Bộ luật này. Đây là một tin tốt và quan trọng, vìBộ luật mới này sẽ làm tăng cơ sở pháp lý cho việc tuân thủ vàthực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi trong tham gia BHYT, đặc biệtlà đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; thúc đẩy mạnh mẽsự mở rộng của BHXH cho mọi người lao động và BHYT tựnguyện, đặt nền móng cho lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Hyvọng rằng, việc Quốc hội Việt Nam tới đây thông qua Luật vềBHXH, BHYT sẽ là một bước đột phá thực tiễn trong thực hiệnmục tiêu công bằng về an sinh xã hội và hiệu quả trong chăm sócsức khỏe cho toàn dân”.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

250

2. Chính sách, pháp luật BHxH, BHYT từng bước hoànthiện

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại đại hộiđảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) đê ra phương hướng, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2006 - 2010, trong đó nêu rõ:“Đổi mới hệ thống BHXH theo hướng đa dạng hóa hình thức vàphù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thấtnghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động vàvệ sinh lao động”.

Ngày 29/06/2006 đã đánh dấu một mốc son trong chặngđường phát triển và hoàn thiện chính sách, pháp luật BhXh khitại kỳ họp thứ 09, Quốc hội khóa Xi nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa việt nam thông qua Luật BHXH, có hiệu lực thi hành từngày 01/01/2007 với loại hình BhXh bắt buộc; từ ngày01/01/2008 với loại hình BhXh tự nguyện và từ 01/01/2009 vớiloại hình bảo hiểm thất nghiệp (BhTn).

Luật BhXh năm 2006 là một bước tiến quan trọng trongviệc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chínhsách BhXh, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sungcác chính sách BhXh phù hợp với quá trình chuyển đổi của nềnkinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đápứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinhxã hội và hội nhập quốc tế. với 11 Chương, 141 điều, các chínhsách BhXh được thiết kế trong Luật BhXh đã phát huy tích cựctrong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,người sử dụng lao động, tạo điều kiện để mọi người lao động đều

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

251

có thể tham gia vào hệ thống BhXh với việc bổ sung thêm hìnhthức BhXh tự nguyện, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xãhội. nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động vàxã hội về BhXh, an sinh xã hội đã có những chuyển biến tíchcực. Các chế độ BhXh được thiết kế phù hợp hơn, mức đóngBhXh được tăng theo lộ trình, đến năm 2014 đã đạt tỷ lệ đónggóp là 26% (thay vì 20% như trước đây), hệ số hưởng trợ cấpBhXh một lần được tăng lên, công thức tính lương hưu đượcđiều chỉnh, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng, đã gópphần ổn định đời sống của người lao động trong quá trình làmviệc và khi hết tuổi lao động.

sau 15 năm thực hiện BhyT với 03 lần ban hành nghịđịnh, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BhyT ngày càngbộc lộ những bất cập (còn trùng lặp, chồng chéo, chưa đồng bộ,thống nhất và chưa sát với thực tiễn); cơ chế pháp lý chưa rõràng, cụ thể trong việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiệnBhyT; chưa có chế tài đủ mạnh để bảo đảm việc tuân thủ, thihành, sử dụng và áp dụng pháp luật về BhyT. Thực tế đó đã đặtra yêu cầu cần thiết ban hành Luật BhyT, nhằm thể chế hóađường lối, chủ trương của đảng trong việc thực hiện chính sáchBhyT; tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong thực hiện chính sáchBhyT. Ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 04, Quốc hội khóa Xiiđã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009). Luậtgồm 10 Chư ơng, 52 điều, điều chỉnh các mối quan hệ liên quantới các chủ thể tham gia BhyT, quy định quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia, trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan quản

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

252

lý đối với chính sách xã hội quan trọng này. Luật BhyT đượcban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thốngpháp luật về BhyT, là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hoá quanđiểm, định hướng của đảng và nhà nước về phát triển BhyTtoàn dân. Luật BhyT quy định rõ: “BhyT là hình thức bảo hiểmđược áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mụcđích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện”. năm nguyên tắcđịnh hướng toàn bộ nội dung của Luật là: Bảo đảm chia sẻ rủi rogiữa những người tham gia BhyT; mức đóng BhyT được xácđịnh theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lươnghưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hànhchính theo quy định của Chính phủ; mức hưởng BhyT theo mứcđộ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của ngườitham gia BhyT; Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BhyT do QuỹBhyT và người tham gia BhyT cùng chi trả; Quỹ BhyT đượcquản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảmcân đối thu chi và được nhà nước bảo hộ.

sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với quátrình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiệncác chính sách xã hội nói chung và chính sách BhXh, BhyTnói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của đảngvà nhà nước ta. Ở khía cạnh vĩ mô, từ việc thường xuyên quantâm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đổi mới và hoàn thiện cơ sởlý luận, hệ thống quan điểm chỉ đạo về định hướng mục tiêuBhXh, BhyT liên tục được bổ sung, củng cố, phát triển quacác thời kỳ. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của hội

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

253

nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X xácđịnh: “Xây dựng hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt phù hợpvới yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tựnguyện; bổ sung, sửa đổi các chế độ BHXH còn bất hợp lý, bảođảm quyền lợi của người tham gia BHXH; tách BHXH đối vớikhu vực hành chính nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp và các lĩnh vực khác. Ðiều chỉnh lương hưu vàtrợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn, độc lập tương đối vớichính sách tiền lương, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách nhànước; từng bước cải thiện đời sống của người về hưu theo trìnhđộ phát triển của nền kinh tế”.

Trên lĩnh vực phát triển BhyT, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày07/09/2009 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tácBhyT trong tình hình mới nhấn mạnh: “BHYT là một chính sáchxã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộngđồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luônluôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội”.

để tuyên truyền Luật BhyT; khuyến khích, vận động nhândân tham gia BhyT, tiến tới BhyT toàn dân; động viên và nângcao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác BhyT vàcán bộ, nhân viên ngành y tế, ngày 16/06/2009, Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 01/7 hằngnăm là Ngày BHYT Việt Nam. sự kiện này thể hiện ý chí vàquyết tâm của đảng, nhà nước và Chính phủ thực hiện mục tiêuBhyT toàn dân, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

254

sức khỏe; đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực bảovệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân dưới ánh sáng đường lối đổimới của đảng.

ngày BhyT việt nam như một điểm nhấn quan trọng, mộtmốc son trong lịch sử y tế việt nam. đất nước ta có thêm mộtngày kỷ niệm đề cao giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân đạo, cộng đồngcủa chính sách BhyT, phù hợp với đạo lý truyền thống của dântộc việt nam: “Lá lành đùm lá rách, thương người như thể thươngthân”. ngày BhyT việt nam là dịp để cả cộng đồng khơi dậy vànhân lên tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặngtài chính với những người không may ốm đau, bệnh tật, giúp họvượt qua khó khăn hoạn nạn, rủi ro, đau yếu, góp phần tăng cườngvà giữ vững an sinh xã hội.

ngày BhyT việt nam hằng năm cũng là dịp để đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sứcthực hiện tốt Luật BhyT với lộ trình thực hiện BhyT toàn dân,vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì ansinh đất nước.

mỗi năm đến ngày BhyT việt nam, là một lần thêm quántriệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa củaBhyT - một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tếquốc gia, một trong những phương thức xã hội hóa công tác y tếthông qua huy động đóng góp của người dân cùng với sự hỗ trợcủa nhà nước tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sứckhỏe. hoạt động BhyT được nhà nước tổ chức thực hiện và bảohộ, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

255

hiện công bằng, nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân.

nhân ngày BhyT việt nam 01/07/2009, Chủ tịch nướcnguyễn minh Triết gửi thư tới cán bộ, nhân viên ngành y tế vàtoàn thể nhân dân tham gia BhyT, nhấn mạnh: “Tham gia thựchiện Luật BHYT không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tinhthần tương thân tương ái, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng tài chính vớinhững người không may ốm đau, bệnh tật của tất cả mọi công dân.Với những người thuộc diện chính sách, khó khăn, trẻ em dưới 06tuổi và các hộ nghèo, Nhà nước và toàn xã hội cần tích cực hỗtrợ, sao cho người tham gia BHYT ngày càng nhiều, quyền lợingày càng được mở rộng... Cán bộ, công chức, viên chức ngành ytế, nhất là các đơn vị quản lý BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnhphải thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn và quy định củaLuật BHYT, nâng cao y đức và chất lượng phục vụ người bệnh...”.

Bước vào thời kỳ phát triển mới, đại hội đảng lần thứ Xikhẳng định: “Bảo đảm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệthống BHXH, BHYT, BHTN,… đa dạng, linh hoạt, có khả năngbảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội nhất là những đốitượng yếu thế dễ bị tổn thương”.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của việt nam giai đoạn2011-2020 đã chi tiết hóa mục tiêu: “Phát triển hệ thống ASXHđa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệthống bảo hiểm như BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đểngười lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

256

nghị quyết số 15-nQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấphành Trung ương khóa Xi về một số vấn đề về chính sách xã hộigiai đoạn 2012 - 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Hệ thốngan sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhànước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thếhệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mụctiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao độngtham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN”.

sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới chính sách xã hội màtrụ cột là BhXh, BhyT, đảng ta xác định, việc đổi mới hệ thốngBhXh, BhyT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổimới toàn diện kinh tế-xã hội đất nước. Ngày 22/11/2012, BộChính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa Xi đã ban hànhNghị quyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảngđối với công tác BhXh, BhyT giai đoạn 2012 - 2020. nghịquyết tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt củađảng ta, đồng thời xác định những định hướng mới mang tầmchiến lược: “BhXh và BhyT là hai chính sách xã hội quantrọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xãhội và phát triển kinh tế - xã hội. mở rộng và hoàn thiện chế độ,chính sách BhXh, BhyT có bước đi, lộ trình phù hợp với pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BhXh,BhyT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi chomọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BhXh, BhyT.

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

257

BhXh, BhyT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyềnlợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên,bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BhXh, BhyT.Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BhXh, BhyT là tráchnhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xãhội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.

Từ quan điểm định hướng đó, nghị quyết nêu rõ 04 mụctiêu bao quát các lĩnh vực hoạt động BhXh, BhyT giai đoạn2012 - 2020, đó là: (1) Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chếđộ BhXh, BhyT xây dựng niềm tin, tạo nền tảng vững chắc đểphát triển, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BhXh,trong đó coi trọng BhXh tự nguyện và thực hiện BhyT toàndân. đáng chú ý trong mục tiêu này là định hướng phát triểnBhXh tự nguyện, bởi lẽ đây là đối tượng chiếm số lượng đôngđảo trong xã hội, không thuộc đối tượng BhXh bắt buộc, lànhững người nông dân, lao động tự do, người thu nhập thấp…Xã hội ổn định, đất nước phồn vinh phải bảo đảm an sinh, chămlo cuộc sống cho toàn bộ dân cư, nhất là đối tượng yếu thế, dễ bịtổn thương. do đó, việc phát triển BhXh tự nguyện cần đượcquan tâm thực hiện, mặc dù có nhiều khó khăn, vấn đề là cần tìmra giải pháp thực hiện phù hợp. Bên cạnh đó, đảng ta nêu rõ địnhhướng nhất quán, khẳng định con đường chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân tốt nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện BhyT toàn dân; (2)Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao độngtham gia BhXh, 35% lực lượng lao động tham gia BhTn, trên

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

258

80% dân số tham gia BhyT. việc đưa ra mục tiêu cụ thể nhưtrên đã thể hiện quyết tâm rất cao của đảng và nhà nước ta, đòihòi cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng đồng lòng, chungsức, nỗ lực thực hiện. đây là một bước cụ thể hóa các chủ trương,đường lối của đảng ta về thực hiện BhXh cho mọi người laođộng và BhyT toàn dân đã được chỉ ra từ đại hội đại biểu toànquốc lần thứ iX của đảng “Từng bước mở rộng vững chắc hệthống BhXh và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BhXhcho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân…” và “Thựchiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới chínhsách viện phí; tiến tới BhyT toàn dân”; (3) “sử dụng an toàn vàbảo đảm cân đối Quỹ BhXh trong dài hạn; quản lý, sử dụng cóhiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BhyT”. đây là yêu cầu hếtsức quan trọng, thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn về độ tincậy tài chính của Quỹ BhXh, BhyT. nguồn Quỹ BhXh,BhyT phải được đảm bảo và luôn trong tình trạng sẵn có để kipthời thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các người tham gia, thụhưởng, vì những rủi ro, nguy cơ trong cuộc sống, về sức khỏeluôn trong tình trạng thường trực, có thể đến với bất kỳ ai, vàobất cứ lúc nào. điều đó có nghĩa nguồn tài chính phải được đảmbảo một cách chắc chắn, là nhân tố quan trọng giữ gìn ổn địnhchính trị và trật tự, an toàn xã hội. BhXh, BhyT là quỹ xã hội,nguồn dự phòng phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, do đó việc quảnlý, sử dụng phải luôn đặt mục tiêu an toàn, đảm bảo cân đối lâudài, vững chắc, là chỗ dựa tin cậy của nhà nước và mọi tầng lớpcán bộ, nhân dân; (4) “Xây dựng hệ thống BhXh, BhyT hiện

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

259

đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. mục tiêu đặt ra yêu cầucấp thiết đối với tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức ngành BhXh trước nhiệm vụ ngày càng cao của giaiđoạn mới. những yêu cầu về tính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệuquả cao trong giai đoạn mới là kim chỉ nam định hướng cho độingũ cán bộ, công chức, viên chức BhXh phải nỗ lực vươn lênvề mọi mặt, cả về học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong và ý thức tổ chức,kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, xứng đáng là“công bộc” của nhân dân.

Từ nền tảng định hướng chính trị đó, Bộ luật Lao động sửađổi, bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2012 tại kỳ họpthứ 03 Quốc hội khóa Xiii tiếp tục có những quy định về BhXh,BhyT. Hiến pháp năm 2013 sửa đổi hiến pháp năm 1992 đượcQuốc hội khóa Xiii thông qua ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 06đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dânsự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng tới nhândân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. với kỹ thuật lập hiếnmới, đòi hỏi cao độ về tính khái quát, lần đầu tiên hiến pháp đãhiến định khái niệm “an sinh xã hội” và khẳng định tại điều 34“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, tại điều 59“nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúclợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội...”.

ngày 29/03/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số538/QĐ-TTg phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BhyT

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

260

toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. mục tiêu của đề án là mởrộng phạm vi bao phủ của BhyT tiến tới BhyT toàn dân nhằmchăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chấtlượng và phát triển bền vững. đây được xem là sự cam kết chínhtrị mạnh mẽ trong chính sách “bảo đảm an sinh xã hội” và là mộttrong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong việc phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước. đề án đặt ra mục tiêu: tăng tỷ lệ dânsố tham gia BhyT đến năm 2015 đạt trên 70% dân số tham giaBhyT, đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BhyT; nângcao chất lượng khám, chữa bệnh BhyT, bảo đảm quyền lợi củangười tham gia BhyT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhucầu khám, chữa bệnh của người tham gia BhyT; Từng bước đổimới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụhưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BhyT,bảo đảm cân đối thu - chi Quỹ BhyT.

hiện thực hóa hiến pháp 2013, ngày 13/06/2014, tại kỳ họpthứ 7, Quốc hội khóa Xiii đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật BHYT, bắt đầu có hiệu lực từ ngày01/01/2015. điểm mới quan trọng trong Luật sửa đổi là quy định“BhyT là hình thức bảo hiểm bắt buộc” nhằm khẳng định mọiđối tượng bắt buộc phải tham gia BhyT để thực hiện lộ trình tiếntới BhyT toàn dân. Quy định khuyến khích tham gia BhyT theohộ gia đình với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ haitrở đi, đến người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng củangười thứ nhất, nhằm khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BhyT,hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BhyT, bảo đảm

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

261

sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình. Luật cũng mở rộng phạm viquyền lợi BhyT và mức hưởng BhyT, bỏ cùng chi trả chi phíkhám, chữa bệnh BhyT đối với một số nhóm đối tượng được bảotrợ, mở thông tuyến kCB chi trả chi phí kCB từ Quỹ BhyT theolộ trình: từ ngày 01/01/2016, thông tuyến xã và tuyến huyện trêncùng địa bàn tỉnh; đến ngày 01/01/2021, quỹ BhyT chi trả chi phíđiều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BhyT khikhám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnhtuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Từ 1/1/2015, nhóm đối tượnglà người dân tộc thiểu số, người nghèo đang sinh sống tại vùng cóđiều kiện kT-Xh khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinhsống tại huyện đảo, xã đảo tự đi kCB tuyến huyện hoặc nội trútuyến tỉnh, TW được hưởng mức như đi kCB đúng tuyến.

Cũng tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã xem xét, thảo luận,cho ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật BHXH và thông qua tại kỳ họp thứ 8. việc sửa đổi, bổ sungLuật BhXh được thực hiện với mục tiêu đổi mới căn bản, toàndiện pháp luật về BhXh để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thốngan sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế trong tình hình mới. mở rộng diệnbao phủ BhXh tới đông đảo người lao động nhằm đạt được mụctiêu “BhXh cho mọi người lao động” theo tinh thần nghị quyếtđại hội đảng toàn quốc lần thứ iX, X, Xi.

Ngày 15/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số105/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật BhyT, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

262

nghị định số 62/2009/nđ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BhyT.nghị định có 04 chương, 14 điều, quy định cụ thể về đối tượng,mức đóng, mức hỗ trợ và nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nướcđóng, hỗ trợ đóng BhyT; mức hưởng BhyT và phương thứcthanh toán chi phí, khám, chữa bệnh BhyT; quản lý và sử dụngQuỹ BhyT; điều khoản thi hành.

ngoài đối tượng được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 điều12 sửa đổi, bổ sung của Luật BhyT, đối tượng tham gia BhyTbao gồm: công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theoQuyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của hội đồng Chính phủ(nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phónglàm nghề nặng nhọc, có hại sức khoẻ nay già yếu phải thôi việctham gia BhyT theo quy định tại khoản 2 điều 12 sửa đổi, bổsung của Luật BhyT; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bìnhtham gia BhyT theo quy định tại khoản 4 điều 12 sửa đổi, bổsung của Luật BhyT.

Quy định chi tiết về mức đóng BhyT hàng tháng của cácnhóm đối tượng từ ngày 01/01/2015. Trong đó, mức đóng của tấtcả các thành viên thuộc hộ gia đình, người thứ nhất đóng bằng 4,5mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, người thứ năm trởđi đóng bằng 40% người thứ nhất.

Quy định mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợđóng BhyT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

263

nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệpvà diêm nghiệp.

về quyền lợi hưởng BhyT, nghị định 105/2014/nđ-CP quyđịnh chi tiết mức hưởng của các đối tượng, quyền lợi khi khám,chữa bệnh BhyT tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn giápranh của hai tỉnh, thành phố...

về phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BhyT,quy định áp dụng phương thức thanh toán định suất với cơ sởkhám, chữa bệnh BhyT ban đầu; quy định các trường hợp thanhtoán theo phí dịch vụ và thanh toán theo trường hợp bệnh.

nghị định cũng quy định rõ việc sử dụng Quỹ BhyT.ngoài việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh, một phần quỹ khám,chữa bệnh BhyT sẽ được trích để lại cho các cơ sở giáo dục(07% tổng thu BhyT học sinh, sinh viên đang học); trích 01%quỹ khám, chữa bệnh BhyT để lại cho cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp có tổ chức y tế cơ quan để thực hiện khám, chữa bệnhban đầu. về điều kiện, quy mô tổ chức, nội dung chi và quản lý,thanh quyết toán nguồn kinh phí này sẽ thực hiện theo hướngdẫn cụ thể của Liên bộ y tế - Tài chính. 10% tổng thu BhyTdành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý Quỹ BhyT, trong đódành tối thiểu 05% cho quỹ dự phòng. Từ 01/01/2015 đến31/12/2020, BhXh việt nam có trách nhiệm hạch toán 80% sốkinh phí chi khám, chữa bệnh BhyT chưa sử dụng hết vào quỹdự phòng, đồng thời thông báo 20% số còn lại cho địa phươngđể thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 35 sửa đổi,bổ sung của Luật BhyT. Từ ngày 01/01/2021, BhXh việt nam

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

264

có trách nhiệm hạch toán toàn bộ số kinh phí khám, chữa bệnhBhyT chưa sử dụng hết vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.về chi phí quản lý Quỹ BhyT, quy định chi cho công tác tuyêntruyền, hoạt động liên quan đến thu, chi, thanh, kiểm tra, pháttriển hiện đại hóa công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, đàotạo, hợp tác quốc tế...

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XIII, Luật BHXH sửađổi được thông qua sáng ngày 20/11/2014. Luật BhXh sửa đổigồm 09 Chương, 125 điều, quy định chế độ, chính sách BhXh;quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động;cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BhXh, tổ chức đạidiện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơquan BhXh; Quỹ BhXh; thủ tục thực hiện BhXh và quản lý nhànước về BhXh.

Trong đó, cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theohướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ 01/01/2018, mức lươnghưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BhXh tươngứng với 15 năm với lao động nữ và 16 năm với lao động nam. vớilao động nam, từ năm 2019 mức này tương tứng với 17 năm, năm2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20năm. sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 02%, mứctối đa bằng 75%.

ngoài ra, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưucủa khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tínhbình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 01/07/2015đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

265

20 năm cuối; từ 01/01/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thờigian. khu vực kinh tế tư nhân đang thực hiện quy định tính bìnhquân tiền lương tháng đóng BhXh để tính lương hưu.

Luật BhXh (sửa đổi) lần này cũng mở rộng thêm 02 đốitượng tham gia BhXh bắt buộc gồm: người lao động có hợp đồnglao động 01-03 tháng và người hoạt động không chuyên trách ởxã, phường, thị trấn. Cơ quan BhXh được giao thêm chức năngthanh tra việc đóng BhXh.

về chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ việc khi sinh conlà 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trởđi cứ mỗi con người mẹ được thêm 01 tháng. người chồng cũngđược nghỉ 05 ngày khi vợ sinh thường và 07 ngày nếu vợ sinh mổvà sinh non. Trường hợp vợ sinh đôi, thì chồng được nghỉ 10 ngày,từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày.

như vậy, sau 20 năm xây dựng và phát triển, cơ sở chính trịvà cơ sở pháp lý về BhXh, BhyT được ban hành ngày càng đầyđủ và hoàn thiện; vai trò, vị thế là những trụ cột chính của BhXh,BhyT trong hệ thống an sinh xã hội ngày càng được khẳng định;tạo nền tảng vững chắc, giúp cho việc tổ chức thực hiện ngày cànghiệu lực, hiệu quả hơn.

3. kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Thực hiện Luật BhXh năm 2006, ngày 22/08/2008, Chínhphủ ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BhXh việt nam cho

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

266

phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới.Theo quy định tại nghị định này, “BhXh việt nam là cơ quanthuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chínhsách bảo hiểm bắt buộc, BhXh tự nguyện, BhyT bắt buộc,BhyT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ BhTn; quản lý và sửdụng các quỹ: BhXh bắt buộc, BhXh tự nguyện, BhTn, BhyTbắt buộc, BhyT tự nguyện theo quy định của pháp luật”.

để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giámsát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụngcác quỹ BhXh, BhyT, nghị định quy định bổ sung những nộidung mới trong thành phần hội đồng quản lý BhXh việt namgồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộy tế, Bộ Tài chính, Bộ nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động việtnam, Phòng Thương mại và Công nghiệp việt nam, Liên minhhợp tác xã việt nam, hội nông dân việt nam, Tổng giám đốcBảo hiểm Xã hội việt nam và thành viên khác do Chính phủ quyđịnh tùy vào từng thời điểm. hội đồng quản lý có Chủ tịch, PhóChủ tịch thường trực và các thành viên do Thủ tướng Chính phủbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộnội vụ; nhiệm kỳ 05 năm.

BhXh việt nam giữ nguyên mô hình tổ chức và quản lýtheo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địaphương, theo 03 cấp: Trung ương , tỉnh, thành phố trực thuộc vàhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Cơ cấu tổ chức của BhXh việt nam ở Trung ương gồm có18 đơn vị trực thuộc: Ban Thực hiện chính sách BhXh; Ban Thực

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

267

hiện chính sách BhyT; Ban Thu; Ban Chi; Ban Cấp sổ, thẻ; BanTuyên truyền; Ban hợp tác quốc tế; Ban kiểm tra; Ban Thi đua -khen thưởng; Ban kế hoạch - Tài chính; Ban Tổ chức cán bộ;văn phòng; viện khoa học BhXh; Trung tâm Thông tin; Trungtâm Lưu trữ; Trường đào tạo nghiệp vụ BhXh; Báo BhXh vàTạp chí BhXh.

năm 2008, hệ thống BhXh các tỉnh, thành phố tiếp tục cósự thay đổi khi thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 03 Quốc hội khóaXii, ngày 29/05/2008, sáp nhập toàn bộ tỉnh hà Tây và huyện mêLinh, tỉnh vĩnh Phúc; 04 xã thuộc huyện Lương sơn, tỉnh hòaBình vào TP.hà nội. hệ thống BhXh các tỉnh, thành phố giảmtừ 64 đơn vị xuống còn 63 đơn vị.

Tháng 01/2009, BhXh việt nam tiếp tục có sự thay đổinhân sự chủ chốt. sau 10 năm điều hành hoạt động của BhXhviệt nam, Tổng giám đốc nguyễn huy Ban được nghỉ hưởng chếđộ hưu trí theo quy định. Thực hiện sự điều động, phân công củaChính phủ, ngày 24/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết địnhđiều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Bạch hồng, Thứ trưởng Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổnggiám đốc, kiêm Phó Chủ tịch Thường trực hội đồng Quản lýBhXh việt nam từ 01/01/2009. Tháng 03/2009, Thủ tướng Chínhphủ Quyết định bổ nhiệm đồng chí nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởngBộ y tế, kiêm giữ chức ủy viên hđQL, thay đồng chí Trần ChíLiêm nghỉ hưu theo chế độ; tháng 07/2009, Thủ tướng tiếp tục bổnhiệm đồng chí Phạm minh huân, Thứ trưởng Bộ LđTBXh, kiêmgiữ chức ủy viên hđQL, thay đồng chí huỳnh Thị nhân (đại diện

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

268

lãnh đạo Bộ LđTBXh tham gia ủy viên hđQL từ tháng 04/2008đến tháng 06/2009) đi nhận nhiệm vụ mới (ủy viên BCh Trungương đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP.hCm); đồng chí hà Phúcmịch, Phó Chủ tịch Trung ương hội nông dân việt nam, kiêmgiữ chức ủy viên hđQL, thay đồng chí Lê hoàng minh, đến tuổinghỉ hưu; bổ sung vào hđQL 02 thành viên: đồng chí nguyễnXuân hiên, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã việt nam và đồngchí nguyễn duy Thăng, Thứ trưởng Bộ nội vụ.

Thực hiện Luật BhXh, Luật BhyT, nhiệm vụ của ngànhBhXh ngày càng tăng, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sungnhân lực Ban Lãnh đạo BhXh việt nam nhằm đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới. ngày 08/04/2010, Thủ tướng Chínhphủ ký Quyết định số 459/Qđ-TTg bổ nhiệm đồng chí nguyễnminh Thảo, Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BhyT, giữ chứcvụ Phó Tổng giám đốc BhXh việt nam; cùng ngày này, Thủtướng ký Quyết định số 460/Qđ-TTg điều động, bổ nhiệm đồngchí đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội hà nội giữ chức Phó Tổng giám đốc BhXh việtnam. Từ đây, Ban Lãnh đạo BhXh việt nam gồm có 05 đồngchí: Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc.

Tháng 09/2011, hội đồng Quản lý BhXh việt nam tiếptục có sự thay đổi nhân sự. đồng chí vương đình huệ, ủy viênTrung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, được Thủ tướngChính phủ bổ nhiệm kiêm Chủ tịch hội đồng Quản lý BhXhviệt nam, thay đồng chí vũ văn ninh đảm nhận chức vụ PhóThủ tướng Chính phủ.

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

269

Thực hiện Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định94/2008/nđ-CP, theo đó, từ tháng 02/2012, cơ cấu của BhXhviệt nam ở Trung ương tăng lên 22 tổ chức, có 04 tổ chức đượcthành lập mới là Ban Pháp chế, Ban đầu tư Quỹ, Ban dược vàvật tư y tế và Trung tâm giám định BhyT và Thanh toán đatuyến. Theo đó, ở Trung ương có 22 đơn vị trực thuộc gồm 15 tổchức giúp việc Tổng giám đốc và 07 đơn vị sự nghiệp. Ở cấp tỉnh,có 63 BhXh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở cấp huyện,có 700 BhXh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. nghịđịnh giữ nguyên quy định số lượng Phó giám đốc BhXh cấphuyện vẫn được quy định là không quá 02 người, tuy nhiên, căncứ vào thực tiễn triển khai nhiệm vụ; bổ sung thêm quy định sốlượng Phó giám đốc BhXh các quận tại TP. hCm và hà nộikhông quá 03 người.

Thực hiện sự phân công của đảng và nhà nước, ngày28/12/2012, đồng chí vương đình huệ được bổ nhiệm giữ chứcvụ Trưởng Ban kinh tế Trung ương. ngày 23/05/2013, tại kỳ họpthứ 4 Quốc hội khóa Xiii, Quốc hội đã phê chuẩn Tờ trình củaThủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng BộTài chính đối với đồng chí vương đình huệ để đồng chí tậptrung thời gian cho nhiệm vụ mới; đồng thời Quốc hội phê chuẩnTờ trình của Chính phủ đề cử đồng chí đinh Tiến dũng, Tổngkiểm toán nhà nước vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính. ngày26/07/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1231/Qđ-TTg, cử đồng chí đinh Tiến dũng, ủy viên Trung ương đảng,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

270

Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch hội đồng Quảnlý BhXh việt nam.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của BhXh việt nam, để tổchức thực hiện tốt Luật BhXh, Luật BhyT, ngày 17/01/2014,Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2014/NĐ-CP thay thếnghị định 94/2008/nđ-CP và nghị định 116/2011/nđ-CP. Theođó, tổ chức BhXh việt nam ở Trung ương tăng từ 22 lên 24đơn vị, gồm 16 tổ chức giúp việc Tổng giám đốc và 08 đơn vịsự nghiệp. Ở cấp tỉnh có 63 BhXh tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; ở cấp huyện có 705 BhXh quận, huyện, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh.

nhìn chung, việc quy định tổ chức bộ máy ngành BhXhtheo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địaphương là phù hợp với tính chất công việc chuyên môn, nghiệpvụ chuyên sâu, thuận tiện cho hoạt động quản lý của ngành, nhấtlà việc quản lý Quỹ BhXh, BhyT và công tác quản lý công chức,viên chức. đồng thời, việc tăng thêm số lượng các đơn vị trựcthuộc BhXh việt nam ở Trung ương theo từng giai đoạn nhằmđảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ ngày càng tăng được Chính phủgiao cho ngành (từ 19 nhiệm vụ theo nghị định 100/2002/nđ-CPlên 28 nhiệm vụ theo nghị định số 05/2014/nđ-CP), cũng nhưđảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách củangười lao động và nhân dân theo đúng chủ trương, chính sách củađảng và pháp luật của nhà nước, góp phần quan trọng vào sựnghiệp an sinh xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinhtế-xã hội đất nước.

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

271

Thời điểm toàn ngành đang sắp xếp lại bộ máy tổ chức,cán bộ theo nghị định mới, đồng thời phối hợp với các bộ, ngànhchức năng tham mưu với Chính phủ 02 dự thảo Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật BhXh và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật BhyT, Thứ trưởng, Tổng giám đốc LêBạch hồng nghỉ hưu theo chế độ. Trên cơ sở đề nghị của BanCán sự đảng BhXh việt nam, hội đồng Quản lý BhXh việtnam, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày19/03/2014, điều động, bổ nhiệm đồng chí nguyễn Thị minh,Thứ trưởng Bộ Tài chính, giữ chức Thứ trưởng, Tổng giám đốcBhXh việt nam. ngày 13/06/2014, Thủ tướng Chính phủ tiếptục ký Quyết định số 905/Qđ-TTg về việc bổ nhiệm đồng chínguyễn Thị minh kiêm giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực hộiđồng Quản lý BhXh việt nam.

như vậy, tính đến thời điểm này (tháng 10/2014), hộiđồng Quản lý BhXh việt nam đã được kiện toàn với sự thamgia của bốn bên: các cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nướcvề BhXh, cơ quan tổ chức thực hiện chính sách, pháp luậtBhXh, cơ quan tổ chức đại diện cho giới chủ và cơ quan tổchức đại diện cho người lao động, gồm: đồng chí đinh Tiếndũng, ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêmgiữ chức Chủ tịch hội đồng Quản lý; đồng chí nguyễn Thịminh, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BhXh việt nam, kiêm giữchức Phó Chủ tịch Thường trực hội đồng và 06 thành viên: đồngchí Phạm minh huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội; đồng chí nguyễn duy Thăng, Thứ trưởng Bộ nội vụ;

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

272

đồng chí Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ y tế; đồng chí mai đứcChính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động việt nam; đồngchí Lều vũ điều, Phó Chủ tịch hội nông dân việt nam và đồngchí Phùng Quang huy, giám đốc văn phòng giới sử dụng laođộng tại việt nam.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy củaBhXh việt nam ngày càng được kiện toàn. Theo đó, đội ngũ cánbộ, công chức cũng được tăng cường cả về số lượng và nâng caohơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tácBhXh, BhyT. Tính đến tháng 10/2014, toàn ngành có 20.220công chức, viên chức và người lao động hợp đồng. Công tác tổ chứccán bộ ngày càng đi vào nền nếp. Cùng với việc thực hiện tuyểnviên chức cạnh tranh, công khai, dân chủ theo chức danh và vị tríviệc làm, có chế độ thu hút nhân lực trình độ cao (đặc cách xéttuyển với các trường hợp có trình độ Thạc sĩ trở lên), chất lượngcán bộ, viên chức ngày càng được nâng lên. nếu như ở năm đầuthành lập, toàn ngành chỉ có 02 cán bộ có trình độ trên đại học(Ts.nguyễn văn Châu và Ts. Phạm Thành), thì đến nay (tháng10/2014) ngoài 09 đồng chí có học vị Tiến sĩ đã nghỉ hưu, toànngành có 11 Tiến sĩ (trong đó có 01 Phó giáo sư), 495 Thạc sĩ.nếu năm 1995, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lênchỉ chiếm 30,3%, cá biệt có những viên chức chưa qua đào tạo,chưa tốt nghiêp ThPT, thì đến nay, toàn ngành đã có 16.386 ngườicó trình độ đại học trở lên (chiếm 82,2%); 669 người có trình độcao đẳng (3,3%); 2.933 người có trình độ trung cấp, sơ cấp (14,5%).số công chức, viên chức nữ là 11.555 người (chiếm 57,15%).

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

273

Ở cơ quan Trung ương, bộ máy tổ chức sau khi kiện toàn lạithành 24 đơn vị trực thuộc, tăng thêm 02 đơn vị, đó là Ban kiểmtoán nội bộ cùng Trung tâm giám định BhyT và Thanh toán đatuyến khu vực phía nam. đồng thời, đổi tên Ban Chi thành BanTài chính - kế toán; Ban kế hoạch - Tài chính thành Ban kế hoạch- đầu tư; Trung tâm Thông tin thành Trung tâm Công nghệ thôngtin; Ban sổ, thẻ đổi thành Ban sổ - Thẻ. ngoài ra, còn có 03 bangiúp việc Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Quản lý dự án đầutư xây dựng, Quản lý dự án Xây dựng trụ sở làm việc; Quản lý dựán phần mềm nghiệp vụ.

4. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, từng bước hộinhập, nâng tầm hoạt động

Triển khai Luật BhXh năm 2006, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiêu văn bảnquy phạm pháp luật đê tô chức thực hiện Luật BhXh, các văn bảnchủ đạo gồm: nghị định số 152/2006/nđ-CP ngày 22/12/2006hướng dẫn một số điều của Luật BhXh về BhXh bắt buộc; nghịđịnh số 68/2007/nđ-CP ngày 19/04/2007 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật BhXh về BhXh bắtbuộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công táccơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;nghị định số 153/2013/nđ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủvề sửa đổi, bổ sung môt sô điêu của nghị định số 68/2007/nđ-CP; nghị định số 190/2007/nđ-CP ngày 28/12/2007 hướng dẫnmột số điều của Luật BhXh về BhXh tự nguyện; nghị định số

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

274

127/2008/nđ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật BhXh về BhTn; nghị định số100/2012/nđ-CP ngày 21/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa nghị định số 127/2008/nđ-CP quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật BhXh về BhTn.

về Luật BhyT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ y tếvà Bộ ngành liên quan đã ban hành 02 nghị định, 02 Quyết định,14 Thông tư (trong đó có 05 thông tư liên bộ).

Cùng với đó, để tổ chức thực hiện Luật BhXh, BhyT,BhXh việt nam đã ban hành 25 Quyết định về Quy trình nghiệpvụ và các quy chế quản lý; ký 05 Quy chế phối hợp công tác vớicác bộ, ngành; 106 Quy định quản lý và trên 200 văn bản hướngdẫn chuyên môn nghiệp vụ; uBnd các tỉnh, thành phố theo thẩmquyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khaithực hiện tại địa phương.

nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BhXh vàLuật BhyT bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật và có tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác tổ chức thực hiện, đưa chính sách, pháp luật BhXh, BhyTcủa đảng và nhà nước vào cuộc sống.

việc luật hóa chế độ chính sách BhXh, BhyT có ý nghĩahết sức quan trọng, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện chínhsách BhXh một cách hiệu quả. sau 07 năm thực hiện LuậtBhXh, số người tham gia BhXh liên tục tăng lên qua các năm,tính đến hết 31/12/2013, số người tham gia BhXh bắt buộc là 10,9triệu người, tăng 46,5% so với năm 2007, tăng gấp 4,7 lần so với

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

275

số người tham gia BhXh năm 1995 (trong đó có 8,7 triệu ngườitham gia bảo hiêm thât nghiêp, tăng 44,8% so với năm 2009); sốngười tham gia BhXh tự nguyện là 173.584 người, tăng gấp 28,4lần so với năm 2008. sau 05 năm thực hiện Luật BhyT, tỷ lệ dânsố tham gia BhyT tăng từ 58,2% (2009) lên 66,8% (2012) và đạt67,7% dân số vào năm 2013, bình quân tăng 2,8%/năm với trên62 triệu dân có thẻ BhyT, tăng gấp 5,16 lần so với thời điểm trướckhi sáp nhập BhyT vào BhXh.

Tính đến hết ngày 31/12/2013 số thu BhXh đạt 115.665 tỷđồng, tăng gấp 4,9 lần so với số thu năm 2007, tăng gấp 146,8 lầnso với số thu năm 1995. Trong đó, thu BhXh bắt buộc là105.018,1 tỷ đồng, thu BhXh tự nguyện là 552 tỷ đồng và thuBhTn là 10.095 tỷ đông. năm 2013, thu BhyT đạt 48.565 tỷđồng, tăng 3,7 lần so với số thu năm 2009 và tăng 37,4 lần so vớinăm 2002. năm 2014, thực hiện kế hoạch Chính phủ giao, BhXhviệt nam phấn đấu thu đạt 193.319 tỷ đồng, trong đó thu BhXhlà 128.264 tỷ đồng, thu BhyT là 53.341 tỷ đồng, thu BhTn là11.714 tỷ đồng.

Thực hiện cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượngphục vụ người tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách BhXh,BhyT, BhXh việt nam đẩy mạnh việc phân cấp cho BhXh cáccấp trong nghiệp vụ thu, chi, giải quyết chế độ, chính sách; gắnthẩm quyền với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ. Triển khai ứngdụng công nghệ thông tin vào quản lý. đẩy mạnh việc xây dựng,triển khai các phần mềm nghiệp vụ; từng bước thiết lập cơ sở dữliệu tập trung trong toàn ngành song hành với việc rút ngắn các

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

276

thủ tục hành chính, giảm thì giờ giao dịch của các tổ chức, cá nhânvới cơ quan BhXh việt nam.

hàng năm, ngành BhXh đã tổ chức tiếp nhận và giải quyếthàng triệu hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BhXh, số người đượcgiải quyết hưởng chế độ hàng năm kể từ năm 1995 đến hết năm2013 là trên 59,6 triệu lượt người, trong đó hưởng hàng tháng trên1,6 triệu người; người hưởng BhXh một lần trên 5,6 triệu lượtngười và trên 52 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. ngoài ra, BhXh việt nam đã tậptrung giải quyết dứt điểm cho trên 50 nghìn hồ sơ tồn đọng trướcnăm 1995 hưởng các chế độ BhXh; tiếp nhận hồ sơ và giải quyếttrợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/Qđ-TTg cho trên62.000 người và hàng năm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BhXhhàng tháng cho khoảng 2,5 triệu người lương hưu, trợ cấp BhXhhàng tháng đảm bảo kịp thời và chính xác.

Cùng với số đối tượng thụ hưởng tăng lên, các loại hìnhBhXh được mở rộng và mức hưởng ở một số chế độ theo quyđịnh của Luật BhXh được điều chỉnh tăng, từ đó dẫn tới số tiềnchi trả BhXh cũng tăng lên. nếu như năm 2008, tổng số chi từnguồn Quỹ BhXh để giải quyết chế độ là 21.360 tỷ đồng thì đếnnăm 2013 là 77.614 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2008. năm2014, tổng chi BhXh theo dự toán giao của Chính phủ là 131.844tỷ đồng; chi BhyT là 56.076 tỷ đồng, chi BhTn là 3.525 tỷ đồng.

Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BhXh đã được cải tiếnthông qua việc đa dạng hóa phương thức chi trả nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho người thụ hưởng như chi trả thông qua tài khoảnthẻ aTm; chi trả thông qua đại diện chi trả xã, thông qua hệ thống

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

277

bưu điện xã. việc chi trả các chế độ BhXh, quản lý đối tượngnhìn chung ổn định, không có vướng mắc lớn xảy ra, những tồntại trong công tác chi trả đã dần được các địa phương chấn chỉnh,khắc phục; công tác quản lý đối tượng tiếp tục được tăng cườngvà được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Từ năm 2009 đến 2012, số lượt khám, chữa bệnh BhyT tăngmạnh, cụ thể: năm 2009, tổng số lượt khám, chữa bệnh BhyT làtrên 92,1 triệu (trong đó trên 6,3 triệu lượt nội trú và gần 86,8 lượtngoại trú); năm 2010, tổng số lượt khám, chữa bệnh BhyT là gần102,2 triệu (trong đó 8,4 triệu lượt nội trú và gần 93,8 triệu lượtngoại trú); năm 2011, tổng số lượt khám, chữa bệnh BhyT là trên114,4 triệu (trong đó gần 8,9 triệu lượt nội trú và 105,5 triệu lượtngoại trú); năm 2012, tổng số lượt khám, chữa bệnh BhyT là121,3 triệu (trong đó gần 10,2 triệu lượt nội trú và trên 111,1 triệulượt ngoại trú). số chi BhyT cũng tăng qua các năm, từ 15.481 tỷđồng (2009), 19.686 tỷ đồng (2010), 25.564 tỷ đồng (2011) đến35.584 tỷ đồng (2012). Quỹ BhyT từ chỗ lũy kế bội chi đến năm2009 là 3.083 tỷ đồng, từ khi thực hiện Luật BhyT đến nay đãcân đối dương và có dự phòng.

để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham giaBhyT, hàng năm, BhXh việt nam chỉ đạo BhXh các tỉnh, thànhphố ký kết hợp đồng khám, chữa bệnh BhyT với các cơ sở y tếtrong cả nước. riêng năm 2014, toàn ngành tổ chức hợp đồngkhám chữa bệnh BhyT với 2.111 cơ sở khám, chữa bệnh có đủđiều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộy tế, trong đó có 850 đơn vị ký hợp đồng thanh toán theo định suất

278

và 1.261 cơ sở theo phí dịch vụ; 52 cơ sở kCB tuyến Trung ương,619 cơ sở kCB tuyến tỉnh, 1.173 cơ sở tuyến huyện, 267 cơ sởtuyến xã. Thông qua việc ký hợp đồng với Bệnh viện hoặc Trungtâm y tế huyện tổ chức kCB tại hơn 10.000 trạm y tế xã.

người tham gia BhyT ngày càng có nhiều cơ hội hơn trongviệc tiếp cận dịch vụ y tế. năm 2009, bình quân kCB là 1,84lượt/thẻ/năm đến năm 2012 đã tăng lên 2,04 lượt/thẻ/năm, trongđó kCB ngoại trú tăng từ 1,7 lên 1,87 lượt/thẻ/năm. với mệnh giáthẻ BhyT ở mức thấp so với các nước trong khu vực, nhưng ngườitham gia BhyT ở việt nam được hưởng thụ tương đối nhiều dịchvụ y tế và một số dịch vụ kỹ thuật cao, hiện đại (chạy thận nhântạo, can thiệp tim mạch, thuốc chữa ung thư, thuốc chống thảighép...). việc tăng mức chi trả từ Quỹ BhyT và danh mục quyềnlợi tiếp tục mở rộng cho thấy vai trò quan trọng của BhyT trongviệc chăm sóc sức khỏe của người dân.

Ở giai đoạn đầu thành lập, theo quy định tại Quyết định số20/1998/Qđ-TTg ngày 26/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ,BhXh việt nam được thực hiện các biện pháp đầu tư để bảo toànvà tăng trưởng quỹ BhXh. Thực hiện Quyết định này, tính đếnhết ngày 31/12/1998, số dư đầu tư Quỹ BhXh là 7.493 tỷ đồng,tuy nhiên chưa thực hiện được công tác đầu tư vào một số dự ánvà doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủtướng Chính phủ cho phép và bảo trợ.

giai đoạn 2003- 2006, hoạt động đầu tư Quỹ BhXh đượcthực hiện theo Quyết định số 02/2003/Qđ-TTg ngày 02/01/2003của Thủ tướng Chính phủ, số dư đầu tư quỹ và số lãi thu được từ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

279

hoạt động đầu tư liên tục tăng. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt độngđầu tư chưa cao, tốc độ tăng trưởng của quỹ từ đầu tư chưa bù đắpđược tỷ lệ lạm phát trong năm, đặc biệt trong năm 2005 do tỷ lệlạm phát cao (8,0%/năm) dẫn đến tốc độ tăng trưởng của quỹ sovới tỷ lệ lạm phát -1,4%/năm.

Từ năm 2007 trở đi, hoạt động đầu tư quỹ được thực hiệntheo quy định của Luật BhXh và các văn bản hướng dẫn thi hành.Các hình thức đầu tư trong giai đoạn 2008- 2013 được phân bổchủ yếu là cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ,mua công trái giáo dục và cho các ngân hàng thương mại vay. Cơcấu phân bổ cho từng hình thức vay có thay đổi qua các năm vớixu hướng tăng tỷ trọng cho ngân sách nhà nước vay, giảm tỷ trọngcho các ngân hàng thương mại vay. Cụ thể, nếu như năm 2008 tỷlệ vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước vay chiếm 10,12% tổng sốvốn đầu tư; mua trái phiếu Chính phủ là 26,8%; mua công trái giáodục là 0,24% và cho các ngân hàng thương mại vay là 62,8%, thìnăm 2013 lần lượt là cho ngân sách nhà nước vay 63,2%; mua tráiphiếu Chính phủ 15,0%; cho các ngân hàng thương mại của nhànước vay 19,7% và cho dự án Thủy điện Lai Châu vay 2,1%.

do các hình thức đầu tư Quỹ BhXh chủ yếu cho ngân sáchnhà nước vay nên lãi suất thu được từ hoạt động đầu tư thấp. Tronggiai đoạn 2009- 2013, lãi suất đầu tư quỹ thu được chỉ ở khoảng8,42% đến 10,0%.

Công tác phôi hợp giữa ngành BhXh với các cơ quan, banngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện chính sáchBhXh, BhyT được tăng cường. Tại Trung ương, BhXh việt

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

280

nam đã chủ động xây dựng và ký kêt các chương trình, quy chêphối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BhXh với các bộ,ban, ngành như với Bộ Lao động-thương binh và Xã hội, Bộ y tế,Tông Liên đoàn Lao động việt nam, Tông cục Cảnh sát phòngchống tội phạm, đài Tiếng nói việt nam, đài Truyền hình việtnam, Thông Tấn xã việt nam. đặc biệt, trong giai đoạn tổng kết05 năm thực hiện Luật BhXh, 03 năm thực hiện Luật BhyT và15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/05/1997, BhXhviệt nam đã phối hợp với văn phòng Trung ương đảng và các bộ,ngành tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 21-nQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đốivới công tác BhXh, BhyT giai đoạn 2012 - 2020, đồng thời banhành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 21-nQ/TWtrong toàn ngành. năm 2014, BhXh việt nam phối hợp với ủyban Trung ương mặt trận Tổ quốc việt nam, Tổng Liên đoàn Laođộng việt nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh traChính phủ ký kết Chương trình phối hợp giám sát thực hiện phápluật về BhXh trong các loại hình doanh nghiệp; phối hợp với Bankinh tế Trung ương, Báo nhân dân, ủy ban Trung ương mặt trậnTổ quốc việt nam tổ chức các hội thảo quốc gia, quốc tế nhằmđẩy mạnh công tác truyền thông về thành tựu 20 năm xây dựng,phát triển, đúc rút kinh nghiệm trong nước, quốc tế để tham mưu,đề xuất các biện pháp tăng thu, xử lý nợ đọng, tăng cường thanhtra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách,pháp luật BhXh, BhyT. BhXh việt nam ký kết Chương trìnhphối hợp công tác với Ban kinh tế Trung ương, nhằm nâng cao

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

281

năng lực nghiên cứu, tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách,pháp luật BhXh, BhyT.

Tại địa phương, trên cơ sở nội dung phối hợp khung trongtổ chức thực hiện chính sách BhXh giữa BhXh việt nam vớicác bộ, ban, ngành ở Trung ương, BhXh các địa phương cùng cácsở, ban, ngành đã thống nhất để cụ thể hóa các nội dung cũng nhưhình thức phối hợp trong tổ chức thực hiện BhXh trên địa bànphù hợp với điều kiện thực tiễn. nhìn chung, công tác phối hợpthực hiện chính sách BhXh tại địa phương đã có chuyển biến tíchcực cả trong việc phối hợp quản lý đơn vị sử dụng lao động, ngườilao động, đôn đốc đóng BhXh, thu nợ cũng như công tác kiểmtra, xác minh đối tượng, điều kiện hưởng chế độ. Tại các địaphương, lãnh đạo Tỉnh ủy, uBnd tỉnh và các sở, ban, ngành luônquan tâm chỉ đạo sát sao công tác phối hợp thực hiện chính sách,pháp luật BhXh, BhyT, đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủpháp luật BhXh, BhyT.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và xuấtphát từ yêu cầu thực tế, việc mở rộng và nâng cao chất lượng hợptác quốc tế trong lĩnh vực BhXh và BhyT có ý nghĩa hết sứcquan trọng. BhXh việt nam đã luôn quan tâm đến hoạt động hợptác quốc tế nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực quảnlý, điều hành hoạt động của cán bộ, công chức. Thông qua hoạtđộng hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thựchiện chính sách an sinh xã hội, các cán bộ của ngành đã nâng caođược năng lực chuyên môn đáp ứng và hoàn thành tốt nhiệm vụcung cấp dịch vụ an sinh xã hội cho người dân. BhXh việt nam

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

282

đã hội nhập tích cực và toàn diện trong khu vực và trên thế giới.Theo đó, vị thế của ngành từng bước nâng cao, đóng góp củaBhXh việt nam được bạn bè quốc tế tôn trọng và đánh giá cao,góp phần thúc đẩy xây dựng sự hợp tác và phát triển trong lĩnhvực an sinh xã hội.

BhXh việt nam là một thành viên tích cực và có tráchnhiệm trong hiệp hội an sinh xã hội asEan (assa), diễn đànan sinh xã hội lớn nhất đông nam Á được thành lập năm 1998nhằm mục đích tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự phát triển ansinh xã hội trong khu vực. assa hiện có 21 tổ chức thành viên làcác tổ chức an sinh xã hội của 09 quốc gia asEan.

ngày 08/4/2005, hội nghị Ban Chấp hành assa lần thứ 15được tổ chức tại Thành phố đà nẵng do BhXh việt nam đăngcai. ngày 16/9/2010, BhXh việt nam là tổ chức đăng cai hộinghị assa lần thứ 26 tại hà nội. như vậy, kể từ khi thành lậpcho đến nay, BhXh việt nam đã 04 lần đăng cai tổ chức thànhcông hội nghị Ban Chấp hành assa (năm 1999, 2002, 2005 và2010). Cũng trong nhiệm kỳ 2010-2011, BhXh việt nam đãchính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên assa. Trong thờigian giữ cương vị Chủ tịch, BhXh việt nam đã xây dựng nộidung chương trình nghị sự hoạt động và chủ trì 02 hội nghị Banchấp hành assa lần thứ 27 tại singapore vào tháng 3/2011 vàhội nghị Ban chấp hành assa 28 vào tháng 10/2011 tại Bruneidarusalam. BhXh việt nam đã chủ trì cải cách tần xuất tổ chứchội nghị assa thường niên theo hướng thiết thực và hiệu quảhơn; tăng cường hợp tác giữa các thành viên assa và mở rộng

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

283

hiệp hội. Bằng nỗ lực, thiện chí và uy tín, BhXh việt nam đãtích cực thúc đẩy việc kết nạp Quỹ BhXh cho công chức chínhphủ Campuchia, Quỹ BhXh cho lao động khu vực tư nhân Cam-puchia và Cơ quan an sinh xã hội myanmar trở thành thành viêncủa assa, hoàn tất mục tiêu mở rộng assa đến mọi quốc giathành viên asEan, phù hợp với nguyện vọng và định hướnghiệp hội. nhiệm kỳ chủ tịch này được đánh giá là một trongnhững mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậctrong công tác đối ngoại của BhXh việt nam, góp phần khẳngđịnh vị thế và mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của ngành.

Trong giai đoạn này, công tác hợp tác quốc tế với các tổchức quốc tế, tổ chức an sinh xã hội ngoài khu vực asEan đãcó những bước tiến quan trọng và đạt được các kết quả đángkhích lệ. BhXh việt nam đã tích cực, chủ động trong thiết lậpvà duy trì các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế, cáctổ chức an sinh xã hội trên thế giới với các hình thức hợp tác đadạng từ việc tham gia, tổ chức, đăng cai hội nghị, hội thảo, tọađàm nhằm trao đổi kinh nghiệm hoạt động, thực tiễn hiệu quảđến việc trao đổi chuyên gia, tham gia các khóa đào tạo ngắn vàdài hạn, hỗ trợ kỹ thuật, tham gia tích cực vào các diễn đàn khuvực và thế giới về an sinh xã hội. nhìn chung, chất lượng cáchoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được nâng cao. Tính đếnnay, BhXh việt nam đã mở rộng và duy trì quan hệ hợp tácthường xuyên với gần 40 tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, tổ chức ansinh xã hội trên khắp thế giới bao gồm 21 tổ chức thực hiện chínhsách an sinh xã hội tại các quốc gia thành viên asEan, các tổ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

284

chức an sinh xã hội tại hàn Quốc, nhật Bản, đức, Ôxtrâylia,Pháp, mỹ, Phần Lan, nga, mông Cổ, ucraina...

Cũng trong giai đoạn này, BhXh việt nam đã xây dựng vàtriển khai thực hiện các dự án quan trọng do các tổ chức quốc tếtài trợ như “Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực hệ thốngBhXh việt nam” do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế đức tàitrợ; dự án “dự báo và cân đối Quỹ BhXh dài hạn” do Cơ quanPhát triển Quốc tế Ôxtrâylia (aus-aid) tài trợ; dự án hỗ trợ kỹthuật “Phát triển công nghệ thông tin” do Cơ quan Phát triểnthương mại hoa kỳ (usTda) tài trợ; dự án “hỗ trợ kỹ thuậtchuẩn bị dự án hiện đại hóa BhXh việt nam” do ngân hàng thếgiới (WB) tài trợ; “Chương trình đào tạo về bảo hiểm tai nạn laođộng cho cán bộ việt nam giai đoạn 2013-2015” do Cơ quan hợptác quốc tế (koiCa) tài trợ, “Chương trình đào tạo ngắn hạn vềnâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ BhXh việt nam” doChính phủ Ôxtrâylia tài trợ; các chương trình, hoạt động hỗ trợ kỹthuật do Tổ chức y tế thế giới (Who) và Tổ chức Lao động quốctế (iLo) tài trợ.

Thực hiện đường lối và chủ trương của đảng, chỉ thị và kếhoạch hành động của Chính phủ về hội nhập và mở rộng hợp tácquốc tế, đặc biệt là nghị quyết số 22-nQ/TW ngày 10/7/2013 củaBộ Chính trị về hội nhập quốc tế, công tác hợp tác quốc tế trênlĩnh vực BhXh, BhyT trong những năm gần đây ngày càng đivào chiều sâu và đạt hiệu quả cao. Trong giai đoạn vừa qua, hàngngàn lượt cán bộ của ngành đã trực tiếp tham gia và thụ hưởng từcác hoạt động hợp tác quốc tế như đào tạo, nghiên cứu khảo sát,

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

285

hội nghị, hội thảo… góp phần nâng cao kiến thức, tăng cường nănglực chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong bối cảnh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trongquá trình triển khai thực hiện chính sách BhXh, BhyT, công táchợp tác quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng; góp phần nângcao năng lực hệ thống, đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ mới củangành; đảm bảo cung cấp dịch vụ an sinh xã hội toàn diện, chấtlượng và hiệu quả cho người dân việt nam.

5. Chiến lược phát triểnkế thừa những quan điểm, đường lối, chủ trương, cơ chế,

chính sách của đảng và nhà nước qua các thời kỳ cách mạng vàtrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhấtđất nước; đặc biệt, dưới ánh sáng đường lối đổi mới toàn diện củađảng, qua thực tiễn 20 năm xây dựng, phát triển hệ thống chínhsách, pháp luật BhXh, BhyT ngày càng hoàn thiện; hệ thống tổchức, bộ máy không ngừng được kiện toàn; năng lực và chất lượngđội ngũ cán bộ được tăng cường, tạo tiền đề và nền tảng vững chắcthực hiện thắng lợi mục tiêu BhXh cho mọi người lao động vàBhyT toàn dân.

Chiến lược phát triển ngành BhXh việt nam đến năm 2020được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1215/Qđ-TTg ngày 23/07/2013, xác định mục tiêu quan trọng: “Phát triểnngành BhXh việt nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ nănglực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

286

chức thực hiện chính sách BhXh, BhyT đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Các mục tiêu cụ thể được Chiến lược nêu rõ là:- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động

tham gia BhXh; 35% lực lượng lao động tham gia BhTn và trên80% dân số tham gia BhyT.

- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả QuỹBhXh, Quỹ BhyT nhằm bảo đảm Quỹ BhXh cân đối trong dàihạn, Quỹ BhyT cân đối hàng năm.

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng,đảm bảo chậm nhất đến năm 2015 phải hoàn thành việc áp dụnghệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCvn iso9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành. mỗicông dân tham gia BhXh, BhyT được cấp một số định danh vàthống nhất với số định danh công dân do nhà nước quy định đểphục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả cácchế độ BhXh, BhTn, BhyT một cách chính xác, thuận tiện.

- kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành BhXh, nângcao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự pháttriển ổn định, bền vững của chính sách BhXh, BhyT…

- hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết cácchính sách, chế độ BhXh, BhyT theo lộ trình chậm nhất đến năm2015, đảm bảo liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị BhXhtrên địa bàn tỉnh, thành phố; chậm nhất đến năm 2017, liên thông,kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành BhXh trên

Chương 5: XâY dựng hệ Thống BhXh việT nam hiện đại, ChuYên nghiệp...

287

phạm vi cả nước; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nốithông tin giữa các cơ quan thuộc ngành BhXh việt nam với cáccơ sở khám bệnh, chữa bệnh BhyT thuộc ngành y tế và các đơnvị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BhTn thuộc ngành Laođộng.

để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, chiến lược pháttriển ngành BhXh việt nam đến năm 2020 đưa ra các giải phápchủ yếu, đó là: Phát triển đối tượng tham gia BhXh, BhyT; hoànthiện quy trình nghiệp vụ quản lý và thủ tục giải quyết chế độ,chính sách BhXh, BhyT; đổi mới phương thức tổ chức thuBhXh, BhyT tự nguyện và chi trả chế độ lương hưu, trợ cấpBhXh, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng qua tổ chức dịch vụ côngích của nhà nước, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao; Củng cố vàtăng cường quản lý Quỹ BhXh, BhyT; đẩy mạnh đầu tư ứngdụng công nghệ thông tin theo từng giai đoạn (giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020), từng bước hiện đại hóa hệ thốngquản lý BhXh, BhyT; đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống trụsở làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển và hiện đại hóa của ngành;kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy BhXh cáccấp, phát triển nguồn nhân lực, ổn định chế độ thu nhập đối vớicán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đẩy mạnh côngtác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật vềBhXh, BhyT; Phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mởrộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BhXh, BhyT.

Chiến lược xác định rõ trách nhiệm của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ y tế trong việc chủ trì, phối hợp với

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

288

các Bộ, ngành liên quan và BhXh việt nam xây dựng kế hoạch,giải pháp phát triển đối tượng tham gia BhXh, BhyT hàng năm,đảm bảo đạt mục tiêu đề ra vào năm 2020; hoàn thiện các văn bảnpháp lý, cải cách thủ tục hành chính trong khâu quản lý đối tượng,thu và giải quyết chế độ BhXh, BhyT cho đối tượng theo hướngtăng cường sử dụng hồ sơ điện tử và dịch vụ công trực tuyến trênmạng internet; Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tinkết nối với BhXh việt nam phục vụ cho công tác quản lý, giảiquyết chế độ, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng; Chỉ đạo thanh trangành lao động, ngành y tế ở các cấp tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra trong việc thực hiện Luật BhXh, Luật BhyT.

đặc biệt, Chiến lược nêu rõ BhXh việt nam có trách nhiệmphối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, nghiêncứu đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quátrình thực hiện; Chỉ đạo các đơn vị trong ngành BhXh và hướngdẫn BhXh trong các lực lượng vũ trang tổ chức triển khai thựchiện, đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương; địnhkỳ báo cáo với các cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện; tổchức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết vào cuối năm 2020.

Chiến lược đặt ra yêu cầu, trong phạm vi chức năng trách,nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, uBnd tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrên cả nước có trách nhiệm phối hợp với BhXh việt nam thựchiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành BhXh việtnam, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với việc thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương./.

289

PHụ LụC

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

290

Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.Nội dung Nghị quyết là thành quả của quá trình tổngkết thực tiễn, đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận củaĐảng ta trong xây dựng, hoàn thiện chính sáchBHXH, BHYT cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.Trong phần Phụ lục của cuốn sách, Ban Biên soạntuyển chọn giới thiệu hai bài viết đã đăng trên Tạpchí BHXH số kỳ 02 tháng 03/2013 và số kỳ 01 + 02tháng 06/2013 góp phần phân tích sâu sắc quanđiểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được Đảng taxác định và lãnh đạo, chỉ đạo, giúp cho việc nghiêncứu, quán triệt tổ chức thực hiện thắng lợi Nghịquyết.

phụ lục

291

THốNG NHấT LãNH Đạo THựC HIỆNCHíNH SÁCH, PHÁP LUậT BHxH, BHYT

TroNG TìNH HìNH MỚI

Từ Chỉ thị số 15-CT/TW...Tính đến thời điểm trước khi Bộ Chính trị ban hành nghị

quyết (22/11/2012), trong lịch sử trên 17 năm hình thành và pháttriển của BhXh việt nam đã trải qua hai giai đoạn quan trọng:giai đoạn 01, từ khi thành lập (16/02/1995) đến ngày 31/12/2002(trên 07 năm) và giai đoạn 02, từ ngày 01/2003 đến nay (trên 10năm).

Trong giai đoạn 01, BhXh việt nam và BhyT việt namlà hai hệ thống hoạt động độc lập. BhyT việt nam trực thuộc Bộy tế và BhXh việt nam là cơ quan thuộc Chính phủ. do tínhchất hoạt động và ảnh hưởng sâu rộng tới cuộc sống của các đốitượng tham gia và thụ hưởng, ngay từ năm 1997 nghĩa là chỉ sauhơn hai năm BhXh việt nam thành lập, Bộ Chính trị, Ban Chấphành Trung ương đảng Cộng sản việt nam (khóa viii) đã banhành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/05/1997 về tăng cường lãnhđạo thực hiện các chế độ BhXh.

Có dịp tâm sự, trao đổi với những đồng chí cán bộ lãothành của BhXh việt nam có mặt từ những ngày đầu, mới thấy

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

292

hết giá trị và ý nghĩa lịch sử của Chỉ thị số 15. Bởi khi đó, hệthống BhXh vừa thành lập, mọi hoạt động còn hết sức mới mẻ,nhiều khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. mở đầu,Chỉ thị khẳng định: “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảngvà Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người laođộng, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, thúc đẩy sựnghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc”. với định hướngquan trọng này, đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của đảng ta đốivới sự nghiệp BhXh, coi BhXh là chính sách xã hội lớn, lànhân tố chính trong thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội,nền tảng góp phần ổn định chính trị, xã hội, là động lực để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW được soạn thảo ngắn gọn,với trên 02 trang đánh máy, nhưng là những định hướng, chỉ đạomạnh mẽ tới cả hệ thống chính trị cần tăng cường lãnh đạo việcthực hiện các chế độ BhXh. Chỉ thị đánh giá sau hơn hai nămtriển khai điều lệ BhXh theo Luật Lao động, một số kết quả cơbản đã thực hiện được đó là nhanh chóng xây dựng tổ chức, bộmáy hệ thống BhXh việt nam; tổ chức công tác thu, bước đầuhình thành quỹ BhXh tập trung độc lập với ngân sách nhà nước;tổ chức chi trả kịp thời các chế độ chính sách đối với người thamgia và thụ hưởng BhXh.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, Chỉ thị số 15-CT/TW đi sâu đánh giá, chỉ rõ những mặt chưa tốt, cần phải đượcchấn chỉnh, đó là: việc tham gia BhXh bắt buộc ở nhiều doanhnghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được thực

phụ lục

293

hiện nghiêm túc; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các trường hợpvi phạm chế độ BhXh các năm trước đây chưa được thực hiệndứt điểm; công tác quản lý hồ sơ, lý lịch gốc của người lao độngở nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước và các doanh nghiệp thiếu chặtchẽ, có nơi để thất lạc hồ sơ, nên đã ảnh hưởng đến việc giải quyếtcác chế độ BhXh đối với người lao động, trước mắt ảnh hưởngđến tiến độ cấp sổ BhXh theo quy định của Bộ luật Lao động;công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảngviên và nhân dân về chính sách BhXh được quan tâm một cáchđúng mức.

Trên cơ sở đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, để tăngcường lãnh đạo thực hiện các chế độ BhXh, Bộ Chính trị yêu cầucác tỉnh ủy, thành ủy, các ban, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảngủy trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, trong đó cần phát huyvai trò lãnh đạo của đảng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhànước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện cácchế độ BhXh đối với người lao động, trọng tâm là thu nộpBhXh, bảo đảm nguyên tắc có tham gia thì mới được hưởng cácchế độ BhXh.

Bộ Chính trị chỉ đạo: Trong năm 1997, các tỉnh ủy, thành ủychỉ đạo tổ chức BhXh cùng với các ngành liên quan làm tốt côngtác kiểm tra, rà soát lại hồ sơ, cấp lại sổ (hoặc thẻ) lĩnh lương hưuvà trợ cấp của các đối tượng hưởng BhXh, đồng thời, thực hiệnviệc cấp sổ BhXh cho người lao động theo đúng quy định. Lườngtrước tình hình phức tạp, Bộ Chính trị nhấn mạnh “Công việc nàyliên quan đến hàng triệu người lao động, nên phải có những biện

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

294

pháp chỉ đạo thích hợp, bảo đảm chặt chẽ, công bằng”. Bộ Chínhtrị yêu cầu: Các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước tăngcường lãnh đạo, giám sát, kiểm tra nhằm bảo đảm thực hiện đúngcác chế độ BhXh đối với người lao động. Chống các biểu hiệntiêu cực, thất thoát trong công tác này. Các cơ quan thanh tra phảikết luận giải quyết dứt điểm những vi phạm đã được phát hiện,đồng thời thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời cáchành vi vi phạm các chế độ BhXh, những trường hợp nghiêmtrọng phải truy tố trước pháp luật.

đối với các cấp ủy đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo định kỳ nghelãnh đạo cơ quan BhXh báo cáo việc thực hiện các chế độBhXh để uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong quátrình thực hiện. Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, BhXh việt nam và các ngànhcó liên quan tổ chức sơ kết hoạt động BhXh trong thời gian qua,có những kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các chế độ BhXh, tạođiều kiện mở rộng chế độ BhXh đối với người lao động thuộccác thành phần kinh tế và sớm xây dựng Luật BhXh. riêngBhXh việt nam, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Cần tiếp tục kiệntoàn tổ chức, bộ máy, quan tâm xây dựng tổ chức đảng trongsạch, vững mạnh, khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và trang bị các phương tiện cầnthiết để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu pháttriển nhanh và rộng hơn trên lĩnh vực này”.

về công tác tuyên truyền, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Tưtưởng - văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương)

phụ lục

295

hướng dẫn báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tuyêntruyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ýnghĩa của BhXh, động viên mọi người tích cực và chủ động thamgia công tác BhXh…

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị, hầu hếtcác tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trong cả nước đã banhành Chỉ thị tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BhXh trênđịa bàn địa phương. với những định hướng, chỉ đạo sâu sát, kịpthời trên, chỉ sau một thời gian ngắn, công tác BhXh đã dần đivào hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả. kỷ niệm 05 năm ngàythành lập (16/02/1995 – 16/02/2000), BhXh việt nam đã vinhdự được Chủ tịch nước tặng huân chương Lao động hạng nhất.kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (16/02/2005), BhXh việt namđược tặng thưởng huân chương độc lập hạng Ba. kỷ niệm 15 nămngày thành lập (16/02/2010), BhXh việt nam đã vinh dự đónnhận huân chương độc lập hạng nhì.

...Đến Chỉ thị số 38-CT/TWTừ chủ trương đổi mới, xóa bỏ bao cấp, thực hiện phương

châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyếtđại hội vi của đảng (1986); xuất phát từ yêu cầu thực tiễn củacông tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ đổimới, chính sách BhyT ở nước ta đã ra đời và hình thành sớm hơnchính sách BhXh trên 03 năm, đánh dấu bằng việc ngày15/08/1992 Chính phủ ban hành nghị định số 229/hđBT kèmtheo điều lệ BhyT. Theo đó, BhyT việt nam được thành lập

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

296

ngày 11/09/1992 theo Quyết định số 958/ByT-Qđ của Bộ trưởngBộ y tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn 01 và mấy năm đầu của giaiđoạn 02, khi BhyT việt nam đã chuyển giao từ Bộ y tế vàoBhXh việt nam, công tác BhyT đã phát triển rất mạnh. Trongthời gian này, tuy không có chỉ thị riêng của Bộ Chính trị đối vớicông tác BhyT, nhưng quy định tại điều 39, hiến pháp năm 1992:“Thực hiện BHYT, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sócsức khỏe”, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là kim chỉ namđịnh hướng và tạo thuận lợi việc tổ chức thực hiện chính sáchBhyT toàn dân ở nước ta sau này.

những năm sau đó, định hướng của đảng về phát triểnBhyT, tiến tới BhyT toàn dân được các nghị quyết của đảngliên tục chỉ ra, cụ thể: “Phát triển BHYT” (nghị quyết số04/nQ-hnTW ngày 14/01/1993 của Ban Chấp hành Trungương đảng khóa vii); “Mở rộng hình thức mua bảo hiểm sứckhỏe” (nghị quyết đại hội vii); “Đa dạng hóa các loại hìnhBHYT. Xóa bỏ sự phân biệt giữa khám, chữa bệnh theo chế độbảo hiểm và theo chế độ thu phí dịch vụ” (nghị quyết đại hộiviii); “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe;đổi mới chính sách viện phí; tiến tới BHYT toàn dân. Có chínhsách trợ giúp cho người nghèo được khám, chữa bệnh” (nghịquyết đại hội iX); “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng;phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàndân” (Nghị quyết Đại hội X); “Đổi mới và hoàn thiện đồng bộcác chính sách BHYT, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; cólộ trình thực hiện BHYT toàn dân” (nghị quyết đại hội Xi). kỷ

phụ lục

297

niệm 10 năm ngày thành lập (15/8/1992 15/8/2002), BhyT việtnam đã được Chủ tịch nước trao tặng huân chương Lao độnghạng nhì.

đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua Luật BhyT (11/2008)đứng trước sự phát triển của chính sách BhyT, ngày 07/9/2009,Ban Bí thư Trung ương đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về “đẩy mạnh công tác BhyT trong tình hình mới”. sautrên 17 năm hoạt động, đây là bản Chỉ thị đầu tiên của đảng vềcông tác BhyT, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công táclãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BhyT ở nước ta.

sau khi đánh giá những thành tựu sau 17 năm thực hiện, chỉrõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, tại Chỉ thị số 38-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương đảng yêu cầu các cấp ủy đảng,chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệtvà thực hiện tốt: (1) Tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhậnthức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BhyT; (2) Tổ chức thực hiệnđồng bộ, có hiệu quả các chính sách về BhyT; (3) đổi mới côngtác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về BhyT; (4) Tăngcường công tác quản lý nhà nước về BhyT; (5) Phát động cuộcvận động toàn dân tham gia BhyT và chuẩn bị lộ trình tiến đếnBhyT bắt buộc trong những năm tiếp theo.

Ban Bí thư khẳng định: BhyT là một chính sách xã hội donhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộngđồng để tạo Quỹ BhyT không vì mục đích lợi nhuận, giúp chongười tham gia BhyT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khỏe,bảo vệ quyền lợi của mình theo luật định.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

298

mục đích, ý nghĩa của công tác BhyT được Chỉ thị số 38tổng kết, đúc rút từ thực tiễn, được khái quát nâng tầm lý luận, soisáng cho việc tổ chức thực hiện thuận lợi hơn: “BhyT là một bộphận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và là mộttrong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chămsóc sức khỏe thông qua huy động đóng góp của người dân, đượcthực hiện có tổ chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằmmục đích thực hiện công bằng, nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ vàchăm sóc sức khỏe nhân dân.

BhyT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiệnsự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa ngườigiàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khỏe với ngườiốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao độngvới người già và trẻ em. đồng thời, BhyT mang tính dự phòngnhững rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe gây nên khiốm đau, bệnh tật”.

Lần đầu tiên, trong một văn kiện quan trọng của đảngnhững vấn đề có tính lý luận sâu sắc về BhyT được đề cập kháđậm nét. Chỉ thị phân tích, có nhiều hình thức BhyT, nhưng hìnhthức mang tính ưu việt nhất mà nước ta phải hướng tới trongchính sách BhyT là BhyT bắt buộc toàn dân với nguyên tắcmọi người dân đóng góp BhyT theo thu nhập cá nhân, ngườinghèo và người trong diện chính sách xã hội được nhà nước hỗtrợ, nhưng khi khám, chữa bệnh hưởng theo quyền lợi đã đượcquy định dựa trên nhu cầu bệnh tật. Chỉ thị số 38 nhấn mạnh:việc tham gia BhyT là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những

phụ lục

299

người đang khỏe mạnh. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tácBhyT là của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền từ Trungương đến địa phương…

Thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, các tỉnh ủy, thành ủy trongcả nước cũng đã ra các Chỉ thị lãnh đạo công tác BhyT trong tìnhhình mới theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban chấp hànhTrung ương đảng. hiệu lực, hiệu quả của Chỉ thị số 38 đã đượcthực tiễn chứng minh bằng đối tượng BhyT mở rộng, dân số cóBhyT tăng cao, tiến đến mục tiêu BhyT toàn dân trong mộttương lai gần, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và quyền lợicủa người tham gia được cải thiện không ngừng.

Thống nhất lãnh đạo thực hiện chính sách, pháp luậtBHxH, BHYT

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 15, ngày 26/05/1997 “vềtăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BhXh” và Ban Bí thưban hành Chỉ thị số 38, ngày 07/9/2009 về “đẩy mạnh công tácBhyT trong tình hình mới” đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc củađảng trước sự phát triển mạnh mẽ của công tác BhXh, BhyT.với hai văn bản quan trọng của đảng định hướng, chỉ đạo về côngtác BhXh, BhyT đã tạo nên những bước chuyển hết sức quantrọng trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BhXh, BhyTở nước ta, giúp cho các chính sách an sinh xã hội quan trọng nàyđi đúng hướng và phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh hai chỉ thị trên của đảng, qua tổng kết thực tiễntrên 11 năm thực hiện điều lệ BhXh và 16 năm thực hiện điều lệ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

300

BhyT, hành lang pháp lý đảm bảo cho việc tổ chức thực hiệnBhXh, BhyT đã được cụ thể hóa tại Luật BhXh (được Quốchội khóa Xi, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006) và LuậtBhyT (được Quốc hội khóa Xii, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày14/11/2008).

Qua 10 năm hoạt động trong một tổ chức thống nhất, côngtác BhXh, BhyT hoạt động ổn định, vững chắc; đối tượng khôngngừng mở rộng; nguồn quỹ ngày càng tăng trưởng; quyền lợi củangười tham gia, thụ hưởng được bảo đảm. Tuy nhiên, qua thực tiễncũng bộc lộ những vấn cần phải được xem xét điều chỉnh cho phùhợp, tạo thuận lợi cho sự phát triển, lớn mạnh của hệ thống BhXh,xứng đáng là trụ cột của an sinh xã hội quốc gia.

Bộ máy quản lý quỹ, tổ chức thực hiện các chế độ, chínhsách BhXh, BhyT đã thống nhất trong một hệ thống BhXh việtnam được 10 năm, nhưng về đường lối, chủ trương song song thựchiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác BhXh vàChỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về công tác BhyT; BhXhviệt nam được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cả Luật BhXhvà Luật BhyT.

mặc dù BhyT đã sáp nhập vào BhXh được 10 năm nhưngtrong nội dung thứ 4 của Chỉ thị số 38-CT/TW và điều 9, điều 40của Luật BhyT đề cập đến tổ chức, bộ máy hệ thống BhyT, làđiểm nhạy cảm, dễ tạo sự hiểu lầm trong xã hội. với tầm nhìnchiến lược của Trung ương đảng, sâu sát với thực tiễn, đánh giáđúng vị trí, vai trò của công tác BhXh, BhyT cần thiết và đã đếnlúc cần có một văn bản thống nhất của Bộ Chính trị nhằm thực

phụ lục

301

hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tập trung sức mạnh, lãnh đạocả hệ thống chính trị, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện thànhcông chính sách, pháp luật BhXh, BhyT trong tình hình mới.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Ban chấp hànhTrung ương đảng (khóa Xi), văn phòng Trung ương đảng đã chủtrì và phối hợp với các cơ quan ban ngành hữu quan tổ chức đánhgiá tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW, ngày26/05/1997 của Bộ Chính trị (khóa viii). Tại phiên họp ngày15/11/2011, sau khi nghe văn phòng Trung ương đảng trình bàyBáo cáo tổng kết tình hình thực hiện Chi thị số 15-CT/TW của BộChính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BhXh; ýkiến phát biểu của một số bộ, ngành có liên quan, Ban Bí thư cơbản tán thành nội dung nêu trong báo cáo, đồng thời nêu ý kiến:“BhXh và BhyT là hai chính sách lớn của đảng và nhà nước,là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. đây là hai chính sách lớnsong hành, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốmđau, tai nạn, thất nghiệp,...”. đặc biệt, Ban Bí thư đồng ý với đềnghị trình Bộ Chính trị xem xét để ban hành nghị quyết của BộChính trị về công tác BhXh và BhyT.

ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị đã chính thức ban hành Chỉthị số 21-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với côngtác BhXh, BhyT giai đoạn 2012 – 2020, trong đó nhấn mạnhmục tiêu: “Xây dựng hệ thống BhXh, BhyT hiện đại, chuyênnghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế”; đồng thời xác định rõ một trong nhữngnhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

302

thực hiện các chế độ, chính sách BhXh, BhyT, đó là: “kiện toàntổ chức bộ máy BhXh các cấp để thực hiện các chế độ, chính sáchBhXh, BhyT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng…”./.

(Tạp chí BHXH, số kỳ 02, tháng 03/2013)

phụ lục

303

NộI DUNG Cơ BảN Của NGHị QUYếTSố 21-NQ/TW NGàY 22/11/2012 Của Bộ CHíNH Trị

Về TăNG CƯỜNG Sự LãNH Đạo Của ĐảNG ĐốI VỚICôNG TÁC BHxH, BHYT GIaI ĐoạN 2012 - 2020

I. QUaN ĐIểM Của ĐảNG Và NHà NƯỚC Ta Về CHíNH

SÁCH BHxH, BHYT

1. BHxH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọngmang tính trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội

1.1. Hệ thống chính sách an sinh xã hội thế giới và ở ViệtNam

Từ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống,con người đã có những biện pháp tự khắc phục; đồng thời, cònđược sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. sự tương trợdần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khácnhau. những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cựcđến ý thức và trách nhiệm của nhà nước dưới các chế độ xã hộikhác nhau.

hệ thống an sinh xã hội (asXh) sơ khai ra đời sớm nhất làở châu Âu, đánh dấu bằng việc ra đời Luật Cứu trợ người nghèo ởanh từ thế kỷ Xvi. Cùng với quá trình phát triển xã hội, đặc biệtlà từ sau cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ Xviii, hệ thống

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

304

asXh đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trìnhcông nghiệp hóa làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tănglên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao độnglàm thuê đem lại. sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợpbị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già... đã trởthành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường của những ngườikhông có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. sự bắt buộcphải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc nhữngngười làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hànhđộng tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...);đồng thời, đòi hỏi giới chủ và nhà nước phải có sự trợ giúp để bảođảm cuộc sống cho họ.

năm 1850, nước đức dưới thời Thủ tướng Bismark đã banhành đạo luật bảo hiểm xã hội (BhXh) đầu tiên trên thế giới.Theo đạo luật này, sự tham gia BhXh là bắt buộc và không chỉngười lao động đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng phảithực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kếtvà san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phânbiệt già - trẻ, nam - nữ, người khỏe - người yếu mà tất cả đềuphải tham gia đóng góp.

mô hình này của đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang cácnước mỹ Latinh, rồi đến Bắc mỹ và Canada vào những năm 30của thế kỷ XX. sau chiến tranh thế giới thứ hai, asXh đã lan rộngsang các nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và vùngCaribê. ngoài BhXh, các hình thức truyền thống về tương tế, cứutrợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những người có hoàn

phụ lục

305

cảnh khó khăn như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ emmồ côi, người góa bụa và những người không may gặp rủi ro vìthiên tai, hỏa hoạn... Các dịch vụ xã hội như y tế, dịch vụ đặc biệtcho người tàn tật, người già, bảo vệ trẻ em... được từng bước mởrộng ở các nước theo những điều kiện tổ chức, chính trị, kinh tế -xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. hệ thống asXh được hìnhthành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau ởtừng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BhXh là trụcột chính.

năm 1935, mỹ ban hành đạo luật đầu tiên về asXh. đạoluật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất,tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Từ đó, thuật ngữ asXh được chínhthức sử dụng. đến năm 1941, trong hiến chương đại Tây dươngvà sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (iLo) chính thức dùng thuậtngữ này trong các công ước quốc tế. asXh đã được tất cả cácnước thừa nhận là một trong những quyền con người. nội dungcủa asXh đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền dođại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trongbản Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thànhviên của xã hội có quyền hưởng asXh. Quyền đó đặt cơ sở trênsự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhâncách và sự tự do phát triển con người...”. ngày 25/06/1952, hộinghị toàn thể của iLo đã thông qua Công ước số 102, được gọilà Công ước về asXh (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợpcác chế độ về asXh đã có trên toàn thế giới thành 09 nội dung:(1)hệ thống chăm sóc y tế; (2)hệ thống trợ cấp ốm đau; (3)Trợ

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

306

cấp thất nghiệp; (4) hệ thống trợ cấp tuổi già; (5)Trợ cấp tai nạnlao động và bệnh nghề nghiệp; (6)Trợ cấp gia đình; (7)Trợ cấpthai sản; (8)hệ thống trợ cấp cho tình trạng không tự chăm sócđược bản thân; (9)Trợ cấp tiền tuất. đồng thời iLo khuyến nghịcác nước thành viên phải thực hiện ít nhất 05 trong số 09 nộidung nêu trên bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợcấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật và trợ cấptiền tuất.

do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cậnnên giới nghiên cứu lý luận, cũng như những nhà chỉ đạo thực tiễn,hiện có nhiều cách hiểu về asXh. Theo nghĩa tiếng anh là socialsecurity và sécruité sociale trong tiếng Pháp, được dịch ra tiếngviệt theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau: “Bảo đảm xã hội”, “anninh xã hội”, “an toàn xã hội”...

Có thể khái quát, khái niệm asXh thường được đề cập đếnở hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng: asXh là sự bảo đảmthực hiện các quyền để con người được an bình, hạnh phúc, xã hộiổn định, phát triển. Theo nghĩa hẹp, asXh là sự bảo đảm thu nhậpvà một số nhu cầu thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộngđồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảmhoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm; cho những ngườigià cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,người bị ảnh hưởng bởi thiên tai địch họa…

Theo nghĩa của từ hán - việt: an - trong chữ “an toàn”, sinh- trong chữ “sinh sống”, “sinh nhai”, “sinh tồn”… an sinh có thểhiểu là “an toàn sinh sống”. Xã hội an sinh là xã hội con người

phụ lục

307

được an toàn sinh sống hay có cuộc sống an toàn. asXh được coilà một tấm lưới, hay một chiếc ô che chắn cho sự an toàn xã hộivà con người.

asXh bao trùm một phạm vi rất rộng và tác động đến đờisống con người trên toàn thế giới. an sinh xã hội phát huy tác dụngtừ trước khi con người ta sinh ra, do có sự chăm sóc trước khi đẻvà các chế độ hưởng về thai sản, và nó còn tiếp tục cả sau khi chếtđi, do có sự chi trả chế độ tử tuất. do đó, trên thế giới, asXh làmột thuật ngữ khá phổ cập, đặc biệt là ở những quốc gia côngnghiệp phát triển. đây là khái niệm được dùng trong hệ thống luậtpháp, các giáo trình học, từ điển và các dịch vụ xã hội khác.

asXh được đặt ra trên cơ sở lý thuyết rủi ro. Lý thuyết nàycho rằng, trong đời sống của mình, mọi cá nhân, mọi gia đình,cộng đồng đều khó tránh khỏi có những lúc gặp rủi ro, tức là phảiđối mặt với thiệt hại, mất mát, thương vong do thiên tai, địch họahoặc những biến động tiêu cực về kinh tế, xã hội gây ra. vì thế, xãhội mà đại diện là nhà nước cần phải đặt ra nhiệm vụ quản lý rủiro, nghĩa là phải sử dụng hàng loạt biện pháp nhằm phòng ngừa,giảm thiểu và khắc phục rủi ro, hỗ trợ cho những đối tượng gặpkhó khăn, đặc biệt là những người nghèo, giảm bớt tác động củarủi ro, giúp họ ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. nhữngbiện pháp quản lý rủi ro ấy dần được bổ sung, phát triển và trởthành hệ thống asXh.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm vềasXh như sau: asXh là sự bảo vệ của xã hội đối với mọi ngườidân thông qua các chính sách, giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

308

và khắc phục các rủi ro hoặc tác động bất thường của tự nhiên, xãhội, nhằm đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên, nhất là ngườinghèo, người thu nhập thấp, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhậpcộng đồng.

hệ thống asXh là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chếđộ, chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vaitrò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợpnhằm tạo ra một mạng lưới asXh rộng khắp, bao trùm lên toànbộ dân cư của một quốc gia với mục tiêu bảo vệ mọi thành viêncủa mình trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ vớinhững biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trướcnhững biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnhvà điều kiện đặc biệt.

Ở nước ta, với đặc trưng của chế độ chính trị, yếu tố lịchsử, địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội, có thể thấy cấu trúc củahệ thống asXh gồm 03 trụ cột: (1) BhXh (bao gồm cả BhyT,bảo hiểm thất nghiệp (BhTn); (2) ưu đãi xã hội; (3) Bảo trợxã hội (bao gồm Trợ giúp xã hội và Cứu trợ xã hội. Xét về thựcchất, ba trụ cột này nhằm thực hiện 03 chức năng cơ bản củahệ thống asXh: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắcphục rủi ro.

Cần phân biệt các yếu tố ảnh hưởng đến asXh với các trụcột của asXh. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến asXh đó là: Quátrình toàn cầu hóa, vấn đề thất nghiệp và nghèo đói, ô nhiễm môitrường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tai nạn giaothông, tham nhũng, chiến tranh, khủng bố, bất bình đẳng xã hội…

phụ lục

309

1.2. BHXH, BHYT là trụ cột chính của hệ thống chính sáchASXH

hệ thống chính sách asXh ở nước ta tập trung vào 03 nhómtrụ cột, đó là: (1) BhXh, BhyT; (2) ưu đãi xã hội (3) Bảo trợ xãhội. Phát triển BhXh, BhyT thực hiện mục tiêu bao phủ BhXhcho mọi người lao động và BhyT toàn dân tạo nên một lướiasXh chủ động, tích cực, hiệu quả và vững chắc nhất.

do tính đặc thù của lịch sử, trong hệ thống asXh ở nướcta có bộ phận ưu đãi xã hội. ưu đãi xã hội là sự phản ánh tráchnhiệm của nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặcbiệt, ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt trong đời sốngvật chất, văn hóa, tinh thần đối với một số người có công laođặc biệt đối với đất nước. hệ thống này hoàn toàn dựa vào cácchế độ phúc lợi từ ngân sách nhà nước. người nhận được cácquyền lợi này do nhà nước quy định, không đòi hỏi sự đóng gópmà dựa vào sự cống hiến của họ đối với đất nước như chiến đấudũng cảm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, phòngchống tội phạm…

hệ thống bảo trợ xã hội cũng dựa vào nguồn ngân sáchnhà nước là chính, đây cũng là một kênh phân phối lại thu nhậpquốc dân cho từng nhóm đối tượng gắn với những điều kiệnnhất định hoặc trong những trường hợp cấp bách những khoảntrợ giúp hoặc hỗ trợ bằng hiện vật và bằng tiền, không xem xétđến sự đóng góp trước đó mà chỉ cần kiểm tra về những khókhăn và nhu cầu thiết yếu của người gặp rủi ro khi bản thân họkhông tự lo được cuộc sống tối thiểu hay sức lực của họ không

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

310

thể vượt qua những rủi ro đó. Bảo trợ xã hội được coi là “lướiđỡ cuối cùng” trong hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. hoạtđộng bảo trợ xã hội trong những năm gần đây đã thực hiện tốthai chức năng cơ bản: cứu trợ và trợ giúp phát triển. nguồn tàichính của hệ thống này rất đa dạng và phong phú, ngoài nguồnchính từ ngân sách nhà nước, còn huy động từ sự đóng góp,quyên góp của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… thể hiệntruyền thống đoàn kết tương thân, nhân ái của dân tộc ta. hệthống bảo trợ xã hội có hai bộ phận cơ bản, đó là Trợ giúp xãhội và Cứu trợ xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội(trong đó coi trọng trợ giúp xã hội) nhằm tạo cho các đối tượngyếu thế, dễ tổn thương có cơ hội khắc phục hoặc giảm bớt hậuquả rủi ro để tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớmtrở lại hòa nhập với đời sống chung của cộng đồng. nhóm trợgiúp xã hội sẽ giảm dần nếu thực hiện tốt nhóm trụ cộtBhXh, BhyT.

BhXh, BhyT là những bộ phận quan trọng nhất trong hệthống chính sách asXh, đã được thể chế hóa bằng Luật BhXh,được Quốc hội nước Cộng hòa XhCn việt nam khóa Xi, kỳ họpthứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và Luật BhyT, được Quốc hộikhóa Xii, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008.

Các chế độ BhXh, BhyT bắt buộc theo luật định hiện nayở nước ta bao gồm: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) dưỡng sức vàphục hồi sức khỏe; (4) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5)hưu trí; (6) Tử tuất; (7) khám, chữa bệnh BhyT; (8) BhTn (trợcấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm).

phụ lục

311

Loại hình BhXh tự nguyện áp dụng cho các đối tượngkhông thuộc diện tham gia BhXh bắt buộc, bao gồm các chế độ:(1) hưu trí; (2) Tử tuất. BhyT tự nguyện áp dụng đối với các đốitượng chưa được tham gia BhyT bắt buộc, có nhu cầu tham gia,chế độ hưởng tương tự BhyT bắt buộc.

Trong hệ thống asXh thì chính sách BhXh, BhyT giữvai trò trụ cột chính, bền vững nhất. Cũng chính vì vậy, nhiềunước trên thế giới và hầu hết các nước đông nam Á (asEan)coi tổ chức thực hiện chính sách BhXh, BhyT là cơ quanasXh (social security), như malaysia social security, Philip-pines social security, Thailand social security, Laos social se-curity… đối với nước ta, tên giao dịch quốc tế của BhXh việtnam ngay từ khi thành lập đã được gọi là viet nam social se-curity, nghĩa là cơ quan an sinh xã hội việt nam. Tính trụ cộtcủa BhXh, BhyT trong hệ thống chính sách asXh được thểhiện trên các nội dung sau:

- Thứ nhất, do bản chất nhân văn sâu sắc, vì con người củahoạt động BhXh, BhyT. Thực hiện tốt chính sách BhXh, BhyTthể hiện vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với việc bảo đảmcuộc sống cho người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhândân. Chính sách BhXh, BhyT đã tạo được sự đoàn kết, tươngthân, tương ái mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhauvượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn do đau ốm hoặc tuổi già, tai nạn,thất nghiệp...

- Thứ hai, các chế độ BhXh, BhyT có diện bao phủ rộngkhắp, tạo thành tấm lưới che chắn vững chắc bảo vệ cuộc sống,

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

312

sức khỏe cho con người, từ lúc chưa sinh ra (chế độ thai sản);tuổi ấu thơ, niên thiếu, trưởng thành (BhyT trẻ em dưới 06 tuổi,học sinh, sinh viên); cán bộ, công chức, viên chức, người laođộng (BhyT và các chế độ ngắn hạn của BhXh, như ốm đau,dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, ); tuổi già (chế độ bảo hiểm hưu trí); mất đi (tử tuất);bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các đối tượng yếu thế, dễ bị tổnthương (BhyT người nghèo, cận nghèo, nạn nhân chất độc dacam, người cao tuổi…).

- Thứ ba, hoạt động BhXh, BhyT bao hàm đầy đủ 03 chứcnăng cơ bản của hệ thống chính sách asXh, đó là phòng ngừa rủiro (BhyT và các chế độ BhXh ngắn hạn như ốm đau, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp), giảm thiểu rủi ro (BhyT, chế độ hưutrí, tử tuất) và khắc phục rủi ro (BhyT đối với các trường hợpbệnh nặng, điều trị dài ngày, tốn kém và các chế độ dưỡng sức,phục hồi sức khỏe, trợ cấp thất nghiệp).

- Thứ tư, thông qua các chế độ trợ cấp BhXh, BhyT giúpcho người dân nâng cao khả năng phòng chống, vượt qua khókhăn, hạn chế tác động tiêu cực trước những rủi ro trong cuộc sốngvà “bẫy nghèo” trong y tế. Phát triển BhXh, BhyT là tiền đề vàđiều kiện để thực hiện tốt các chính sách asXh, góp phần giữ gìntrật tự an toàn xã hội, là nhân tố quan trọng giúp cho việc phát triểnkinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

- Thứ năm, với mục đích, ý nghĩa sâu sắc, thực hiện tốt chínhsách BhXh, BhyT là thiết thực, hiệu quả nhất trong thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm asXh ngay trong từng bước

phụ lục

313

và từng chính sách phát triển theo đường lối phát triển - kinh tế xãhội của đảng và nhà nước ta. Thực hiện được mục tiêu BhXhcho mọi người lao động, BhyT toàn dân, thì hệ thống asXhQuốc gia ngày càng vững mạnh, giảm bớt gánh nặng chi từ nguồnngân sách nhà nước, giúp cho nhà nước tập trung nguồn lực thựchiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHxH,BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước

- Quan điểm của đảng và nhà nước ta về mở rộng và hoànthiện chế độ, chính sách BhXh, BhyT có bước đi và lộ trìnhphù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là sự tổngkết kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận xâydựng, phát triển các chế độ, chính sách BhXh, BhyT ở nướcta. Quan điểm định hướng này cho thấy sự bình tĩnh, thận trọngtrong bước đi và cách làm, không chủ quan, nóng vội, đốt cháygiai đoạn.

- đảng ta xác định rõ quan điểm mở rộng và hoàn thiện chếđộ, chính sách BhXh, BhyT nhưng phải có bước đi và lộ trìnhphù hợp, thống nhất, đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước. điều này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn và luônluôn đúng trong giai đoạn tiếp theo, khi cả nước bước vào thời kỳđẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập toàn diện với thế giới theo tinh thần nghị quyết đại hội lầnXi của đảng.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

314

- Theo đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhậpcủa người dân được tăng lên, cuộc sống được cải thiện, sẽ có điềukiện để mở rộng các chế độ, chính sách BhXh, BhyT với mứcđóng, mức hưởng được điều chỉnh phù hợp hơn. Quan điểm “mởrộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BhXh, BhyT có bước đi,lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước’’thể hiện sự quan tâm, luôn chăm lo tới cuộc sống, sức khỏe ngườidân của đảng và nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu và bản chấtcủa nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta.

3. BHxH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, cóhưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữacác thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thốngBHxH, BHYT

- Các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong xã hội có đặc trưngkhác với hoạt động bảo hiểm, người tham gia đóng góp xây dựngcác quỹ này xuất phát từ sự tự nguyện, tự giác ủng hộ vật chất tùytheo mức độ đề nghị của tổ chức nhân đạo, từ thiện hoặc theo khảnăng có thể đóng góp. điều quan trọng là người tham gia đónggóp ủng hộ quỹ nhân đạo, từ thiện của cộng đồng, nhưng khôngđòi hỏi quyền lợi hưởng thụ. người tham gia ủng hộ quỹ, có đónggóp, nhưng không hưởng quyền lợi. với hoạt động bảo trợ xã hội,bao gồm cả hoạt động cứu trợ xã hội hoặc trợ giúp xã hội, ngườiđược hưởng thụ các chế độ trợ cấp, trợ giúp của xã hội nhưngkhông phải đóng góp.

phụ lục

315

- nguyên tắc có đóng, có hưởng thể hiện bản chất kinh tếcủa hoạt động bảo hiểm đó là muốn được hưởng quyền lợi, phảitham gia và đóng góp vào quỹ bảo hiểm theo mức phí quy địnhcủa nhà nước hoặc của cơ quan bảo hiểm, với nguyên tắc quyềnlợi được hưởng tương ứng với nghĩa vụ đóng góp. nguyên tắc nàybiểu hiện tính minh bạch, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượngtham gia đóng góp xây dựng quỹ bảo hiểm. nghĩa là muốn đượchưởng quyền lợi bảo hiểm trước hết, phải là những người tham giabảo hiểm, có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm hoặc các đối tượng đặcbiệt diện ưu đãi xã hội được nhà nước đài thọ, đóng thay phí bảohiểm. Quỹ bảo hiểm không chi trả chế độ trợ cấp cho người khôngtham gia đóng góp xây dựng quỹ.

- đi liền với nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tươngứng với nghĩa vụ là việc đề cao sự chia sẻ giữa các thành viên thamgia BhXh, BhyT, là nguyên tắc mang đặc thù của hoạt độngBhXh, BhyT. Chia sẻ rủi ro là một nguyên tắc quan trọng củahoạt động BhXh, BhyT với phương châm lấy số đông bù cho sốít. nghĩa là huy động sự đóng góp tài chính của số đông người, bùđắp tổn thất cho số ít người không may gặp rủi ro khó khăn trongcuộc sống, trong chăm sóc sức khỏe. khi tham gia BhXh, BhyTcó sự trợ giúp, chia sẻ từ nguồn quỹ chung, góp phần giúp cácthành viên giảm bớt gánh nặng tài chính, ổn định thu nhập khi tuổigià, mất sức lao động; giúp vượt qua khó khăn, hoạn nạn khi đauốm, tai nạn, thất nghiệp… nguyên tắc chia sẻ rủi ro được thể hiệnrõ nét nhất trong hoạt động BhyT và các chế độ trợ cấp ngắn hạn

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

316

của BhXh, như các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn và bệnh nghềnghiệp, tử tuất…

- Là hoạt động bảo hiểm có đặc thù riêng mang bản chất nhânvăn, nhân đạo cộng đồng sâu sắc, không vì mục tiêu lợi nhuận,hoạt động BhXh, BhyT trước hết phải tuân thủ đúng nguyên tắccó đóng, có hưởng, quyền lợi thụ hưởng tương ứng với nghĩa vụđóng góp. đồng thời, hoạt động BhXh, BhyT thể hiện bản chấtxã hội, tính đoàn kết, chia sẻ giữa các thành viên tham gia đónggóp xây dựng, phát triển quỹ, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ,khỏe mạnh hay đau ốm. Quan điểm BhXh, BhyT phải theonguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ,có sự chia sẻ giữa các thành viên định hướng cho việc xây dựngmôi trường xã hội công bằng, bình đẳng, minh bạch, đề cao tínhxã hội, sự đùm bọc, sẻ chia giữa các thành viên tham gia, là nhântố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hệ thống BhXh,BhyT. Quan điểm này, định hướng cho việc coi trọng công táctruyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về bản chất nhân đạo,nhân văn của hoạt động BhXh, BhyT để tự nguyện, tự giác thamgia vì lợi ích của bản thân và cho cả cộng đồng; đồng thời cần tăngcường các giải pháp ngăn chặn các hành vi “lựa chọn ngược”, chỉkhi ốm đau nặng, có chi phí cao mới mua thẻ BhyT để đượchưởng quyền lợi BhyT; bên cạnh đó tăng cường các giải phápngăn chặn và xử lý các hành vi lợi dụng, trục lợi, không thuộc đốitượng tham gia nhưng tìm cách hợp thức hóa để có tên trong danhsách tham gia để được hưởng chế độ khám, chữa bệnh BhyT vàcác trợ cấp của BhXh.

phụ lục

317

4. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHxH, BHYT làtrách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổchức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân

- đây là quan điểm hết sức quan trọng của nghị quyết số21-nQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định trách nhiệm thực hiệntốt các chế độ, chính sách BhXh, BhyT không phải chỉ riêngngành BhXh mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cácdoanh nghiệp và của tất cả mọi người dân. Quan điểm này xuấtphát từ việc nhận thức rõ vị trí, vai trò, tính trụ cột của hoạt độngBhXh, BhyT trong hệ thống chính sách asXh. Bởi lẽ suy chocùng, thực hiện tốt công tác BhXh, BhyT chính là góp phầnbảo đảm asXh trên địa bàn địa phương và đất nước, thiết thựcđóng góp thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

- Bộ Chính trị yêu cầu cả hệ thống chính trị, với các thànhphần cụ thể, trực tiếp là các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể,tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân phải có trách nhiệmthực hiện tốt các chế độ, chính sách BhXh, BhyT. Quan điểmlãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ này cho thấy tính chất rộng rãi, phứctạp, liên ngành và hết sức quan trọng của hoạt động BhXh,BhyT. nếu như chỉ có bản thân ngành BhXh nỗ lực, cố gắngcũng chưa đủ, phải cần sự vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm củacả hệ thống chính trị và toàn xã hội mới có thể thực hiện tốt cácchế độ, chính sách BhXh, BhyT.

- Tính toàn diện, quyết liệt trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạocủa đảng ta được thể hiện ở việc nhận định và yêu cầu trách nhiệm

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

318

thực hiện tốt các chế độ, chính sách BhXh, BhyT đối với cácdoanh nghiệp và cả mỗi người dân, nhằm khắc phục hạn chế,nhược điểm trốn đóng, nợ đọng nghĩa vụ, trách nhiệm tham giaBhXh, BhyT cho người lao động; đồng thời, nhấn mạnh tráchnhiệm tham gia, chấp hành nghĩa vụ đóng góp xây dựng QuỹBhXh, BhyT của mỗi người dân, trước hết vì cuộc sống, sứckhỏe của chính bản thân, đến gia đình và cộng đồng xã hội.

- sự phát triển mạnh mẽ của BhXh, BhyT đòi hỏi cần cósự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của đảng ta. Thực hiệntốt quan điểm “Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BhXh,BhyT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoànthể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân” nhằmtăng cường hơn trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện tốt hơn các chế độ, chính sách BhXh, BhyT tronggiai đoạn mới.

II. MụC TIêU PHÁT TrIểN BHxH, BHYT GIaI ĐoạN 2012

- 2020

nghị quyết nêu rõ 04 mục tiêu bao quát các lĩnh vực hoạtđộng BhXh, BhyT giai đoạn 2012 - 2020, đó là:

- mục tiêu thứ nhất, xác định định hướng tổng quát nhất đólà thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BhXh, BhyT xâydựng niềm tin, tạo nền tảng vững chắc để phát triển, tăng nhanhdiện bao phủ đối tượng tham gia BhXh, trong đó coi trọng BhXhtự nguyện và thực hiện BhyT toàn dân. đáng chú ý trong mụctiêu này là định hướng phát triển BhXh tự nguyện, bởi lẽ đây là

phụ lục

319

đối tượng chiếm số lượng đông đảo trong xã hội, không thuộc đốitượng BhXh bắt buộc, là những người nông dân, lao động tự do,người thu nhập thấp… Xã hội ổn định, đất nước phồn vinh phảibảo đảm an sinh, chăm lo cuộc sống cho toàn bộ dân cư, nhất làđối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. do đó, việc phát triển BhXhtự nguyện cần được quan tâm thực hiện, mặc dù có nhiều khókhăn, vấn đề là cần tìm ra giải pháp thực hiện phù hợp. Bên cạnhđó, đảng ta nêu rõ định hướng nhất quán, khẳng định con đườngchăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt nhất trong điều kiệnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiệnBhyT toàn dân.

- mục tiêu thứ hai, nghị quyết xác định rõ các chỉ tiêu cụthể, định hướng cho việc tổ chức thực hiện với mốc thời gianphấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao độngtham gia BhXh, 35% lực lượng lao động tham gia BhTn; trên80% dân số tham gia BhyT. việc đưa ra các tỷ lệ về lực lượnglao động tham gia BhXh, BhTn, BhyT với các số liệu tươngứng phấn đấu thực hiện: 50%, 35% và trên 80% thể hiện quyếttâm rất cao của đảng và nhà nước ta, đòi hỏi cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội cùng đồng lòng, chung sức, nỗ lực thực hiện.đây là một bước cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của đảngta về thực hiện BhXh cho mọi người lao động và BhyT toàndân đã được chỉ ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ iX củađảng “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BhXh và ansinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BhXh cho mọi người laođộng, mọi tầng lớp nhân dân…” và “Thực hiện công bằng xã

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

320

hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới chính sách viện phí; tiếntới BhyT toàn dân”.

- mục tiêu thứ ba, nghị quyết yêu cầu “sử dụng an toànvà bảo đảm cân đối Quỹ BhXh trong dài hạn; quản lý, sử dụngcó hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BhyT”. đây là yêu cầuhết sức quan trọng, thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn về độtin cậy tài chính của Quỹ BhXh, BhyT. nguồn Quỹ BhXh,BhyT phải được đảm bảo và luôn trong tình trạng sẵn có để kipthời thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các người tham gia, thụhưởng, vì những rủi ro, nguy cơ trong cuộc sống, về sức khỏeluôn trong tình trạng thường trực, có thể đến với bất kỳ ai, vàobất cứ lúc nào. điều đó có nghĩa nguồn tài chính phải được đảmbảo một cách chắc chắn, là nhân tố quan trọng giữ gìn ổn địnhchính trị và trật tự, an toàn xã hội. BhXh, BhyT là quỹ xã hội,nguồn dự phòng phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, do đó việcquản lý, sử dụng phải luôn đặt mục tiêu an toàn, đảm bảo cânđối lâu dài, vững chắc, là chỗ dựa tin cậy của nhà nước và mọitầng lớp cán bộ, nhân dân.

- mục tiêu thứ tư: đảng ta nêu rõ định hướng “Xây dựng hệthống BhXh, BhyT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.mục tiêu đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với tổ chức, bộ máy và độingũ cán bộ, công chức, viên chức ngành BhXh trước nhiệm vụngày càng cao của giai đoạn mới. những yêu cầu về tính hiện đại,chuyên nghiệp, hiệu quả cao trong giai đoạn mới là kim chỉ namđịnh hướng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BhXh phải

phụ lục

321

nỗ lực vươn lên về mọi mặt, cả về học tập, nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phongvà ý thức tổ chức, kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ,xứng đáng là “công bộc” của nhân dân.

III. NHIỆM Vụ Và GIảI PHÁP

Bộ Chính trị xác định rõ 04 nhiệm vụ và cũng chính là nhữnggiải pháp chủ yếu để thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra.

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền,phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHxH, BHYT

- Công tác tuyên truyền là khâu đột phá, phải được tiếnhành trước một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thayđổi thái độ, hành vi, hướng dẫn dư luận. khi nhận thức đúng,tư tưởng thông, công việc sẽ được thực hiện dễ dàng, thốngnhất, đồng bộ. nghị quyết yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyềncác cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉđạo thực hiện các chính sách, chế độ BhXh, BhyT. điều nàycho thấy tính nhất quán trong việc đánh giá vai trò quan trọnghàng đầu về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách,pháp luật BhXh, BhyT của các tổ chức đảng và chính quyềncác cấp. Bởi lẽ, các cơ quan báo chí, truyền thông là công cụlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vàocuộc thống nhất, đồng bộ với tinh thần trách nhiệm cao sẽ tạonên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng thực hiệntốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chếđộ về BhXh, BhyT.

phụ lục

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

322

- nghị quyết chỉ rõ việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo côngtác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BhXh,BhyT, cho thấy thực hiện nhiệm vụ, giải pháp này chính là nhằmkhắc phục tồn tại, yếu kém của công tác tuyên truyền trong thờigian qua chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. dođó, giai đoạn 2012 -2020, muốn thực hiện tốt mục tiêu phát triểnBhXh, BhyT đã được đề ra cần phải tăng cường lãnh đạo, chỉđạo công tác này. và nhiệm vụ ấy là trách nhiệm của các cấp ủyđảng và chính quyền các cấp.

- để thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp này, nghị quyết nêurõ mục đích, nội dung tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền,phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BhXh, BhyT, để cánbộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BhXh,BhyT trong hệ thống asXh; quyền lợi và nghĩa vụ của ngườidân khi tham gia BhXh, BhyT. đồng thời, phát hiện và biểudương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệpthực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. nghịquyết cũng yêu cầu chính quyền, cơ quan BhXh và các tổ chứcđoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham giaBhXh, BhyT.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHxH,BHYT

hệ thống chính sách, pháp luật là phương tiện định hướngvà điều chỉnh các quan hệ xã hội, là một trong những yếu tố bảmđảm và bảo vệ sự ổn định trật tự xã hội. Chính sách, pháp luật một

phụ lục

323

mặt ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân vàbảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. mặtkhác, chính sách, pháp luật trở thành phương tiện để các thànhviên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.Các vấn đề như phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danhdự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng… đều gắn vớisự điều chỉnh của pháp luật. Cùng với những biến đổi của thựctiễn, chính sách, pháp luật luôn được điều chỉnh, bổ sung sửa đổicho phù hợp, phát huy những thành tựu, khắc phục nhược điểm,hạn chế, nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn.

Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện hệ thống chính sách, phápluật về BhXh, BhyT được đảng ta xác định tập trung vào 05 vấnđề trọng tâm có liên quan mật thiết, tác động, hỗ trợ, bổ sung lẫnnhau rất lôgic chặt chẽ, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực hoạt độngBhXh, BhyT, từ các khâu quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tragiám sát, xử lý sai phạm, đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và pháttriển các loại hình bảo hiểm mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễncuộc sống:

- Thứ nhất, nghiên cứu, sửa đổi Luật BhXh theo hướngmở rộng đối tượng tham gia BhXh. hoàn thiện chính sách, phápluật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ BhXh, bảo đảm yêu cầucân đối và tăng trưởng Quỹ. rà soát, bổ sung quy định buộcngười sử dụng lao động phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụđóng BhXh cho người lao động. sửa đổi chính sách BhTn đểbảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệpvà tránh trục lợi bảo hiểm.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

324

- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Luật BhyT; nghiên cứu sửa đổichính sách điều tiết nguồn thu BhyT kết dư từ địa phương vềTrung ương, trích lại tỉ lệ thích hợp cho địa phương để nâng caochất lượng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước về BhyT. Có chính sách khuyến khích người dân, nhấtlà người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia BhyT. nângcao hiệu quả sử dụng BhyT đối với đồng bào dân tộc thiểu số,vùng miền núi, các hộ nghèo.

- Thứ ba, sớm ban hành Chiến lược phát triển BhXh, BhyTđến năm 2020. Từng bước thực hiện nguyên tắc “đóng – hưởng”,gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở một số lĩnh vực, ngànhnghề nhất định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước.

- Thứ tư, mở rộng chính sách hỗ trợ của nhà nước đối vớingười tham gia các loại hình BhXh, BhyT, nhất là BhXh tựnguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức;BhyT cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đìnhcận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùngđặc biệt khó khăn, vùng núi. Áp dụng thêm các loại BhXh mớiphù hợp với nhu cầu nhân dân. Thí điểm chính sách bảo hiểmhưu trí bổ sung.

- Thứ năm, đa dạng sản phẩm dịch vụ BhyT phù hợp vớicác tầng lớp trong xã hội, điều chỉnh các mức phí, mức hưởng điđôi với phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao. Có chính sáchkhuyến khích người tham gia BhyT tự nguyện thường xuyên dàihạn, hạn chế tình trạng người bị ốm đau mới mua BhyT. Quy định

phụ lục

325

mức thanh toán BhyT theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi củangười tham gia bảo hiểm, vừa bảo đảm cân đối quỹ theo nguyêntắc “đóng - hưởng”.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện cácchế độ, chính sách BHxH, BHYT

nhận thức rõ mục đích cuối cùng trong thực hiện chính sách,pháp luật BhXh, BhyT chính là mang lại quyền lợi của ngườitham gia, thụ hưởng một cách tốt nhất, thuận lợi nhất, đảng ta đãchỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp “nâng cao chất lượng dịch vụ vàcông tác thực hiện các chế độ, chính sách BhXh, BhyT”, baogồm 04 nội dung quan trọng, trong đó đặc biệt coi trọng việc kiệntoàn tổ chức bộ máy BhXh các cấp; đề cao chất lượng, năng lực,tinh thần trách nhiệm và thái độ của đội ngũ cán bộ BhXh, BhyT,với những yêu cầu từ khái quát đến cụ thể, đó là:

- đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BhXh,BhyT theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảmquyền lợi người tham gia bảo hiểm.

- Thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý cáchoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trụclợi BhyT, lạm dụng kỹ thuật cao, thuốc bệnh đắt tiền.

- kiện toàn tổ chức bộ máy BhXh các cấp để thực hiện cácchế độ, chính sách BhXh, BhyT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngàycàng tăng. đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chấtlượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BhXh, BhyT.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

326

- nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứctrong lĩnh vực BhXh, BhyT; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thốngquản lý BhXh, BhyT.

4. Tăng cường quản lý nhà nước về BHxH, BHYTChính sách, pháp luật BhXh, BhyT có nội dung rộng, bao

quát hầu khắp các lĩnh vực của đời sống, sức khỏe con người, đượcđiều chỉnh bởi Luật BhXh và Luật BhyT. Theo đó, quản lý nhànước về BhXh, BhyT là trách nhiệm của các bộ, ngành liên quantheo quy định của pháp luật, cùng với đó là trách nhiệm của uBndcác cấp. để thực hiện tốt chính sách, pháp luật BhXh, BhyT cầntăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhànước và BhXh ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sáchBhXh, BhyT. Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia BhXh,BhyT từ cơ sở. Củng cố và tăng cường quản lý Quỹ BhXh, QuỹBhyT bảo đảm thu chi, đầu tư tăng trưởng Quỹ hiệu quả và antoàn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh côngtác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BhXh, BhyT;kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hànhvi trốn đóng, nợ tiền BhXh, BhyT và các hành vi tiêu cực, gianlận để hưởng chế độ, trục lợi BhXh, BhyT.

IV. Về Tổ CHứC THựC HIỆNnhất quán với quan điểm thực hiện chính sách, pháp luật

BhXh, BhyT không phải chỉ là trách nhiệm riêng của ngành

phụ lục

327

BhXh, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị. do đó,để bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nghị quyết, Bộ Chính trịyêu cầu:

- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảngđoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệtnghị quyết; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiệnnghị quyết.

- đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạoviệc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về BhXh, BhyT.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thôngtin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ ytế, Bộ Tư pháp, BhXh việt nam, Tổng Liên đoàn Lao động việtnam, Phòng Thương mại và Công nghiệp việt nam, Liên minhhợp tác xã việt nam, hội nông dân việt nam tổ chức tuyêntruyền, phổ biến nghị quyết, pháp luật, chính sách, chế độ vềBhXh, BhyT.

- Các cấp ủy đảng địa phương lãnh đạo ủy ban nhân dân phốihợp chặt chẽ với cơ quan BhXh tổ chức thực hiện tốt công tácBhXh, BhyT trên địa bàn. hằng năm hoặc khi cần thiết, các cấpủy đảng làm việc với cơ quan BhXh về tình hình thực hiện cácchính sách, chế độ BhXh, BhyT.

- văn phòng Trung ương đảng chủ trì, phối hợp với Ban cánsự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban cán sự đảngBộ y tế và BhXh việt nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chứcthực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết vàđịnh kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

328

đây là những ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quyết liệtcủa Bộ Chính trị đối với cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệtnhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liênquan mật thiết công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiệnchính sách, pháp luật BhXh, BhyT, tạo thuận lợi cho công tácBhXh, BhyT hoạt động nề nếp, hiệu quả và ngày càng pháttriển mạnh mẽ./.

(Tạp chí BHXH, số kỳ 01, kỳ 02 tháng 06/2013)

329

TàI LIỆU THaM kHảo

Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản việt nam (2012),Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, nghịquyết số 15-nQ/TW ngày 01/6/2012, hội nghị lần thứ 5, khóaXi.Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Đẩy mạnh công tác tuyêntruyền về BHXH theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hướngdẫn số 19-hd/BTgTW, ngày 24/10/2011.Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh vàXã hội và Tổng Liên đoàn Lao động việt nam (1995), Hướngdẫn việc bàn giao nhiệm vụ, tổ chức nhân sự BHXH của hệthống Lao động-Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao độngViệt Nam sang BHXH Việt Nam, Thông tư liên bộ số125TT/LB, ngày 24/6/1995.Bảo hiểm xã hội việt nam (1995-2013), Báo cáo tổng kết côngtác hàng năm từ 1995 đến 2013.Bảo hiểm xã hội việt nam (2005), Bảo hiểm xã hội Việt Nam10 năm xây dựng và phát triển, kỷ yếu lưu hành nội bộ, hànội.Bảo hiểm xã hội việt nam (2010), 15 năm thực hiện chính sáchBHXH, BHYT góp phần bảo đảm an sinh xã hội, kỷ yếu lưuhành nội bộ, hà nội.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

330

Bảo hiểm y tế việt nam (2002), Quá trình hình thành và pháttriển BHYT Việt Nam, nxb hà nội.Bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (1991), Nghiên cứu đổi mớichính sách chế độ bảo hiểm xã hội trong tình hình mới, đề tàinghiên cứu khoa học cấp thành phố, Quyết định số 671/Qđ-khkT, ngày 18/4/1991.Bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (1992), Nghiên cứu thí điểmcấp sổ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, đề tàinghiên cứu khoa học cấp thành phố, Quyết định số 1163/Qđ-khkT, ngày 26/5/1992.Bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (1993), Nghiên cứu ứngdụng máy vi tính vào quản lý thu chi bảo hiểm xã hội, đề tàinghiên cứu khoa học cấp thành phố, Quyết định số 1035/Qđ-khkT, ngày 12/7/1993.Bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (1994), Nghiên cứu hoàncảnh sống của người về hưu, đề tài nghiên cứu khoa học cấpthành phố, Quyết định số 153/Qđ-khkT, ngày 22/7/1994.Bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (1999), Bảo hiểm xã hội HàNội mười năm đổi mới (1990-2000), nxb văn hóa Thông tin,hà nội.Bảo hiểm xã hội TP.hCm (2004), Thành tựu qua 05 năm thíđiểm bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh tại TP.HCM (1990-1995), Báo cáo tham luận tại hội nghị đánh giá 10 năm đổi mớichính sách BhXh, tháng 12/2004 tại đồ sơn, hải Phòng.Bảo hiểm xã hội TP.hải Phòng (2004), Kết quả triển khai bảohiểm xã hội ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố HảiPhòng giai đoạn 1990-1994, Báo cáo tham luận tại hội nghịđánh giá 10 năm đổi mới chính sách BhXh, tháng 12/2004 tạiđồ sơn, hải Phòng.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

Tài liệu thao khảo

331

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà rịa-vũng Tàu (2004), Mô hình thíđiểm bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đáp ứng nhu cầubảo hiểm xã hội cho người lao động trong và ngoài quốcdoanh, Báo cáo tham luận tại hội nghị đánh giá 10 năm đổimới chính sách BhXh, tháng 12/2004 tại đồ sơn, hải Phòng.Bảo hiểm xã hội nông dân nghệ an (2003), Các quyết định -quy định về bảo hiểm xã hội nông dân của UBND tỉnh NghệAn, Tài liệu lưu hành nội bộ. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản việtnam (1988), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với cáccơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,Nghị quyết số 16/NQ-TW, ngày 15/7/1988.Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản việtnam (1997), Về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độBHXH, Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày 26/6/1997. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản việtnam (2012), tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, nghị quyết số 21-nQ/TW, ngày 22/11/2012. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Đường lối cách mạng củaĐảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa), nxb Chính trịQuốc gia, hà nội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Một số Côngước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tài liệu chuyên khảo, nxbLao động-Xã hội, hà nội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Cơ chế hìnhthành, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, đềtài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số 01-09/1998.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

22.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

332

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ngân hàng thế giới(1999), Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, Tàiliệu hội thảo.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Một số quan điểm và

định hướng xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội, đề tài nghiên cứukhoa học cấp bộ, mã số CB-17-2000.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - viện hàn lâm bảo

hiểm xã hội hoa kỳ (2005), Xây dựng năng lực về bảo hiểmxã hội, Tài liệu hội thảo “Xây dựng năng lực về bảo hiểm xãhội việt nam, hà nội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Đề cương chi

tiết Chiến lược ASXH.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Chính sách xã

hội: Những thành tựu sau 30 năm đổi mới, Tài liệu Hội thảo“Tổng kết 30 năm đổi mới các vấn đề xã hội - Định hướngtrong thời kỳ mới”, ngày 19, 20/3/2014 tại hòa Bình.Bruno Palier - Louis Charles viossat (2003), Chính sách xã

hội và quá trình toàn cầu hóa, nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.Chính phủ lâm thời việt nam dân chủ Cộng hòa (1945), Ấn

định những điều kiện cho công chức về hưu, sắc lệnh số 54-sL, ngày 03/11/1945.Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1946), Cấp hưu bổngcho công chức về hưu, sắc lệnh số 105-sL, ngày 14/6/1946.Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1947), Những giao

dịch về việc làm công giữa các chủ lao động, người Việt Namhay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại cácxưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tựdo, sắc lệnh số 29-sL, ngày 12/3/1947.

23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.

30.

31.

333

Tài liệu tham khảo

Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1948), Quy định vềphụ cấp gia đình, phụ cấp khu vực khí hậu xấu, phụ cấp khuvực tiền tuyến; chế độ thai sản cho công chức nữ, sắc lệnh số188-sL, ngày 29/5/1948.Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1949), Giao Bộ Tài

chính quản lý Quỹ hưu bổng, sắc lệnh số 141-sL, ngày21/12/1949.Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1950), Quy chế Côngchức Việt Nam, sắc lệnh số 76/sL, ngày 20/5/1950.Chính phủ việt nam dân chủ Cộng hòa (1950), Quy định cácchế độ đối với công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳkháng chiến, sắc lệnh số 77/sL, ngày 22/5/1950.Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam việt nam(1976), Thực hiện các chế độ mất sức, hưu trí, tử tuất đối vớicông nhân viên chức và quân nhân ở miền Nam, nghị định số10-nđ/76, ngày 18/6/1976.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1993),Quy định tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội, nghị định số 43-CP, ngày 22/6/1993. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1994),Sửa đổi một số điều của Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèmtheo Nghị định 299/HĐBT, nghị định số 47-CP, ngày06/6/1994.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1995),Điều lệ BHXH áp dụng đối với công nhân, viên chức, ngườilao động trong khối hành chính sự nghiệp, các cơ quan Đảng,đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước; người lao động tại cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trởlên, nghị định số 12/CP, ngày 26/01/1995.

32.

33.

34.

35.

36.

37.

38.

39.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

334

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1995),Quy đinh thực hiện BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyênnghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhândân, nghị định số 45/CP, ngày 15/7/1995. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1995),Thành lập BHXH Viêt Nam trên cơ sở thông nhât các tô chưcBHXH ở Trung ương và địa phương thuôc hê thông Lao đông- Thương binh và Xã hội và Tông Liên đoàn Lao động ViệtNam, nghị định số 19/CP, ngày 16/02/1995. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1998),Ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế thay thế điều lệ bảo hiểm y tếban hành kèm theo Nghị định 299/HĐBT, nghị định số58/1998/nđ-CP, ngày 13/8/1998.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1998),Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội banhành theo Nghị định 12/CP, nghị định số 93/1998/nđ-CP,ngày 12/11/1998.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (2003),Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội banhành theo Nghị định 12/CP và bãi bỏ Nghị định 93/1998/NĐ-CP, nghị định số 01/2003/nđ-CP, ngày 09/01/2003.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (2003),Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội đốivới lực lượng vũ trang ban hành theo Nghị định 45/CP, nghịđịnh số 89/2003/nđ-CP, ngày 05/8/2003.Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (1988), Triển khai Nghị quyết

16/NQ-TW về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với cáccơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,Chỉ thị số 234/CT, ngày 18/8/1988.

40.

41.

42.

43.

44.

45.

46.

335

Tài liệu tham khảo

giản Thành Công (2013), BHXH: Thực trạng tiềm năng thamgia và các phương án mở rộng đối tượng, kỷ yếu hội thảo Cảicách chế độ hưu trí tại việt nam, do moLisa - WB phối hợptổ chức vào đầu năm 2013, tại hà nội. mai ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thốngchính sách ASXH ở Việt Nam, nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.đảng Cộng sản việt nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng Toàntập, Tập 7, nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.đảng Cộng sản việt nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thờikỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX), nxb Chính trị Quốc gia, hànội.đảng Cộng sản việt nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X, nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.đảng Cộng sản việt nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thờikỳ đổi mới và hội nhập, nxb. Chính trị quốc gia, hà nội.đảng Cộng sản việt nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI, nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.Pgs, Ts.nguyễn văn định (2008), Giáo trình bảo hiểm, đạihọc kinh tế Quốc dân hà nội.hội đồng Bộ trưởng (1983), Chế độ, chính sách đối với ngườilao động trong các ngành kinh tế tập thể, Quyết định số15/hđBT, ngày 14/12/1983.hội đồng Bộ trưởng (1985), Cải tiến chế độ tiền lương của

công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, nghị định số235/hđBT, ngày 18/9/1985.hội đồng Bộ trưởng (1985), Sửa đổi, bổ sung một số chế độ,

chính sách về thương binh xã hội, nghị định số 236/hđBT,ngày 18/9/1985.

47.

48.

49.

50.

51.

52.

53.

54.

55.

56.

57.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

336

hội đồng Bộ trưởng (1988), Sửa đổi, bổ sung chính sách đổivới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nghị định số146/hđBT, ngày 24/9/1988.hội đồng Bộ trưởng (1992), Ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế,

nghị định số 299/hđBT, ngày 15/8/1992.hội đồng Chính phủ (1961), Điều lệ tạm thời về các chế độ

bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước, nghịđịnh số 218/CP, ngày 27/12/1961.hội đồng Chính phủ (1963), Bãi bỏ Nghị định số 594-TTg

ngày 11/12/1957 về Chế độ trợ cấp thôi việc với công nhân,viên chức nhà nước, Quyết định số 156-CP, ngày 19/10/1963.hội đồng Chính phủ (1964), Điều lệ tạm thời về chế độ đãi

ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động,về hưu hoặc chết, nghị định số 161-CP ngày 30/10/1964.hội đồng Chính phủ (1978), Sửa đổi, bổ sung một số điểm về

chế độ hưu trí, nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân,viên chức nhà nước và quân nhân, nghị định số 198-CP, ngày08/8/1978. hội đồng Chính phủ (1978), Sửa đổi, bổ sung một số điểm về

chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước về hưuvà nghỉ việc vì mất sức, Quyết định số 296-CP, ngày20/11/1978. hoàng hà (2011), Lý luận về ASXH ở Việt Nam, Chuyên đề

nghiên cứu khoa học, BhXh việt nam, hà nội.Phạm Xuân nam (2012), ASXH ở Việt Nam trong thời kỳ đổimới, kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “asXh ở nước ta -một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Ban Tuyên giáo Trung ương,Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hộiđồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, hà nội, tr.65-74.

58.

59.

60.

61.

62.

63.

64.

65.

66.

337

Tài liệu tham khảo

nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, hà nội (1999), Các quy địnhpháp luật về BHYT.hồ Chí minh (2002), Hồ Chí Minh toàn tập, Trọn bộ 12 tập,

nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.Trần khắc Lộng (1992), Bảo hiểm y tế ở Việt Nam, nxb y học.Paulette Castel (2012), Chính sách hưu trí nông thôn – thành

thị của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và ngân hàng Thế giới.vũ văn Phúc (2012), ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020, nxbChính trị Quốc gia, hà nội.gs, Tskh. Tào hữu Phùng (2002), Chiến lược tài chính đối

với bảo hiểm xã hội và xu hướng phát triển thị trường vốn tạiViệt Nam, nxb Lao động-Xã hội, hà nội.Quốc hội nước việt nam dân chủ Cộng hòa (1946), Hiến

pháp, thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa i, ngày09/11/1946.Quốc hội nước việt nam dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến

pháp, thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa i, ngày31/12/1959.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (1980),

Hiến pháp, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa vi, ngày18/12/1980.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (1992),

Hiến pháp, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa viii,ngày 15/4/1992.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (1994),

Bộ luật Lao động, thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóaiX, ngày 23/6/1994.

67.

68.

69.70.

71.

72.

73.

74.

75.

76.

77.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

338

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (2001),Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, thông qua tại kỳ họp thứ10, Quốc hội khóa X, ngày 25/12/2001.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (2006),

Luật Bảo hiểm xã hội, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hộikhóa Xi, ngày 29/6/2006.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (2009),

Luật Bảo hiểm y tế, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóaXii, ngày 14/11/2008.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (2012),

Bộ luật Lao động, thông qua tại kỳ họp thứ 03, Quốc hội khóaXiii, ngày 18/06/2012. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam (2013),

Hiến pháp, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa Xiii,ngày 28/11/2013.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (2014),

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế,thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa Xiii, ngày13/6/2014.Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 257 số, từ tháng 01/1999 đến tháng9/2014.Tạp chí Bảo hiểm y tế, 24 số, từ tháng 01/2001 đến tháng

12/2002.Thông tin Bảo hiểm xã hội, 26 số, từ tháng 01/1996 đến tháng12/1998.Thông tin Bảo hiểm y tế, 108 số, từ tháng 01/1990 đến tháng12/2000.

78.

79.

80.

81.

82.

83.

84.

85.

86.

87.

339

Tài liệu tham khảo

Thủ tướng Chính phủ (1956), Điều lệ ưu đãi thương binh, dânquân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, bản điều lệưu đãi gia đình liệt sĩ và gia đình quân nhân, nghị định số 980-TTg, ngày 27/7/1956. Thủ tướng Chính phủ (1957), Chính sách đối với quân nhân

phục viên, nghị định số 250-TTg, ngày 12/6/1957.Thủ tướng Chính phủ (1957), Về trợ cấp thôi việc, nghị địnhsố 594/TTg, ngày 11/12/1957.Thủ tướng Chính phủ (1958), Chế độ trợ cấp dài hạn cho quânnhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hòa bình lập lại, nghịđịnh số 523-TTg, ngày 06/12/1958.Thủ tướng Chính phủ (1995), Quy chế tổ chức và hoạt động

của BHXH Việt Nam, Quyết định số 606/TTg, ngày26/09/1995.Thủ tướng Chính phủ (2001), Phê duyệt Chương trình tổng

thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Quyếtđịnh số 136/2001/Qđ-TTg, ngày 17/09/2001.Thủ tướng Chính phủ (2002), Chuyển BHYT Việt Nam sang

BHXH Việt Nam, Quyết định số 20/2002/Qđ-TTg, ngày24/01/2002.Thủ tướng Chính phủ (2002), Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, bãi bỏ cácquy định trước đây về tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam vàBHYT Việt Nam, nghị định số 100/2002/nđ-CP, ngày06/12/2002.Thủ tướng Chính phủ (2008), Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, nghị địnhsố 94/2008/nđ-CP, ngày 22/08/2008.

88.

99.

90.

91.

92.

93.

94.

95.

96.

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

340

Thủ tướng Chính phủ (2009), Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam,Quyết định số 823/Qđ-TTg, ngày 16/06/2009. Thủ tướng Chính phủ (2011), Sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định 94/2008/NĐ-CP, nghị định số 116/2011/nđ-CP, ngày 14/12/2011.Thủ tướng Chính phủ (2013), Phê duyệt Đề án thực hiện lộ

trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và2020, Quyết định số 538/Qđ-TTg, ngày 29/3/2013.Thủ tướng Chính phủ (2013), Chiến lược phát triển Ngành

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số1215/Qđ-TTg, ngày 23/7/2013.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, thay thếNghị định 94/2008/NĐ-CP và Nghị định 116/2011/NĐ-CP,nghị định số 05/2014/nđ-CP, ngày 17/01/2014.Trường đại học Lao động-Xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểmxã hội, nxb Lao động-Xã hội, hà nội.sarah Bales – Paulette Castel (2005), Khảo sát về triển vọng

tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ởViệt Nam, hội thảo về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam,hà nội.Pgs, Ts. nguyễn Tiệp (2009), Bảo hiểm hưu trí, sách chuyênkhảo, nxb Lao động -Xã hội, hà nội.văn phòng hội đồng Bộ trưởng (1989), Bảo hiểm xã hội đối

với người lao động ngoài quốc doanh, Công văn số 2251/PPLT,ngày 29/11/1989.viện khoa học Lao động và Xã hội (2012), Cơ sở lý luận vàthực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia BHXHtự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc

97.

98.

99.

100.

101.

102.

103.

104.

105.

106.

341

Tài liệu tham khảo

thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trở xuống,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.viện nghiên cứu hành chính, học viện hành chính Quốc gia,Bộ nội vụ, (2002), Thuật ngữ hành chính. nguyễn như ý và cộng sự (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, nxbvăn hóa - Thông tin, hà nội.

107.

108.

342

343

MụC LụC

Lời giới thiệu 5Lời nói đầu 7

Chương 1:TIềN Đề HìNH THàNH Và HoạT ĐộNG BHxHTroNG Sự NGHIỆP ĐấU TraNH CÁCH MạNG,

kHÁNG CHIếN kIếN QUốC

1. BhXh ở việt nam những năm trước Cách mạng Tháng Tám 11

2. Chính sách và hoạt động BhXh trong kháng chiến chống Pháp 15

3. Chính sách và hoạt động BhXh trong kháng chiến chống mỹ 24

Chương 2:HoạT ĐộNG BHxH GIaI ĐoạN 1975 – 1994

1. mười năm trước đổi mới (1975 - 1985) 452. Thực hiện BhXh tại một số ngành kinh tế tập thể 503. Cải cách chính sách BhXh phù hợp với đường lối đổi mới

kinh tế-xã hội của đảng 56

4. Thủ đô hà nội đi đầu trong sự nghiệp đổi mới BhXh 64

5. Thí điểm BhXh ngoài quốc doanh ở TP.hồ Chí minh 71

6. Thí điểm BhXh ngoài quốc doanh tại một số tỉnh,thành phố trong cả nước 80

ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM

344

7. hợp nhất các tổ chức BhXh và bước chuẩn bị cho sự ra đờiBhXh việt nam 89

Chương 3:Tổ CHứC Và HoạT ĐộNG BHxH VIỆT NaM

GIaI ĐoạN 1995- 2002

1. sự ra đời BhXh việt nam và những công việc khởi đầu 103

2. nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, từng bước phát triển 122

Chương 4:Sự ra ĐỜI, PHÁT TrIểN BHYT ở VIỆT NaM

1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dânnhững năm đầu đổi mới 145

2. vĩnh Phú xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh nhân đạotự nguyện ở bệnh viện huyện sông Thao 153

3. Thí điểm xây dựng Quỹ Bảo hiểm sức khỏe ở hải Phòng 157

4. mở rộng thí điểm BhyT tới các miền và một số ngành 163

5. đóng góp của hoạt động thí điểm đối với việc ra đờichính sách BhyT ở nước ta 168

6. Bước chuẩn bị cho sự ra đời chính sách BhyT 172

7. Chính sách BhyT chính thức triển khai trên phạm vi cả nước 182

8. Triển khai BhyT tới học sinh, sinh viên và người có công 1929. khó khăn, bất cập và yêu cầu cấp thiết sửa đổi,

bổ sung điều lệ BhyT 204

10. đổi mới quan trọng sau 05 năm thực hiện chính sách BhyT 214

11. mười năm thực hiện chính sách BhyT - dấu ấn một chặngđường phát triển 223

345

mục lục

Chương 5:xâY DựNG HỆ THốNG BHxH VIỆT NaM HIỆN ĐạI,

CHUYêN NGHIỆP, ĐÁP ứNG YêU CầU CôNG NGHIỆP Hóa,HIỆN ĐạI Hóa Và HộI NHậP QUốC Tế

1. hợp nhất tổ chức BhXh, BhyT 231

2. Chính sách, pháp luật BhXh, BhyT từng bước hoàn thiện 250

3. kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới 265

4. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, từng bước hội nhập,nâng tầm hoạt động 273

5. Chiến lược phát triển 285

PHụ LụC

1. Thống nhất lãnh đạo thực hiện chính sách, pháp luậtBhXh, BhyT trong tình hình mới 291

2. nội dung cơ bản của nghị quyết số 21-nQ/TW ngày 22/11/2012của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảngđối với công tác BhXh, BhyT giai đoạn 2012 - 2020 303

TàI LIỆU THaM kHảo 329

346

347

NHà xUấT BảN VăN Hóa THôNG TIN43 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà NộiTel: (04) 38264725, (04) 39716462

http://[email protected]

đổi mới và pháT TriỂn Bảo hiỂm Xã hội ở việT nam

Chịu TrÁCh nhiệm XuẤT BảnPhó Giám đốc Phụ trách

Lê Tiến Dũng

Chịu TrÁCh nhiệm nội dungPhó Giám đốc

Vũ Thanh Việt

sửa Bản in:Đặng Hoàng NgọcĐinh Thị HiềnNguyễn Vân Nga

kỹ ThuậTPhùng Văn TânPhạm Diệu Lâm

348

in 21.220 cuốn, khổ 15,5x23,5cm, tại dnTn in hà Phát. số đkkhXB:2417-2014/CXB/17-209/vhTT. số QđXB của nXB: 1623/vhTT-kh.in xong và nộp lưu chiểu Quý i/2015. mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (isBn):978-604-50-4329-5.