mỤc lỤc - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh...

56
THÔNG TIN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ Số: 34/2017 Chịu trách nhiệm xuất bản: Ths. ĐINH QUỐC THỊ Ban biên tập: Ths. ĐINH QUỐC THỊ TS. NGUYỄN TRỌNG TỨ Ths. TRẦN ÁNH DƯƠNG PHẠM XUÂN CẢNH Thư ký: Ths. TRẦN THỊ QUỲNH NGA Trình bày và sửa bản in: Ths. LÊ ĐÌNH HÙNG TRẦN THỊ TÚ ANH Địa chỉ: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ HÀ TĨNH Số 14, Đường Hoàng Xuân Hãn, Phường Đại Nài, Thành phố Hà Tĩnh Điện thoại: 02393 885073 Fax: 02393 885073 Email:[email protected] Website:http://www.truongchinhtrihatinh.gov.vn Bìa 1: Tranh Cổ động Tác giả: Nguyễn Viết Xuân Ảnh bìa 2,3,4 và phụ trương: Lê Đình Hùng In 150 cuốn, khổ 19 x 26,5cm, tại Công ty CP in Hà Tĩnh. Số 153 - Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh. Giấy phép xuất bản số: 92/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp ngày 31 tháng 10 năm 2017. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2017 MỤC LỤC Ths. Phan Bá Linh: Xây dựng Đảng về đạo đức trong mối quan hệ với chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ths. Phan Chí Quyết: Quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nguyễn Thái Dũng: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: Bàn về việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh hiện nay. Ths. Chu Thị Thu Huyền: Lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Ths. Trần Thị Bích Thủy: Điểm mới trong phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình Hùng: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính. Ths. Giao Thị Châu: Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong học viên Trường Chính trị. Ths. Phan Ái Vân: Vấn đề dân chủ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Ths. Thái Thị Hiền: Tổ chức đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng - nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện thường xuyên tại các Trường chính trị cấp tỉnh. Ths. Nguyễn Thị Thảo Linh: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cải cách dịch vụ hành chính công ở Hà Tĩnh. Ths. Phan Bá Linh: Dân số và sự tác động đến lao động, việc làm ở Hà Tĩnh hiện nay. Phan Thị An Phú: Nâng cao chất lượng hoạt động “Tự nghiên cứu” của học viên Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính. Ths. Bùi Thị Nhung: Tìm hiểu về đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre xã Hương Minh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Ths. Nguyễn Thị Lam: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên ở tỉnh Hà Tĩnh. Lê Thị Thùy Dung: Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Ths. Trần Thị Thúy Hường: Nâng cao chât lượng tổ chức thảo luận trong phần Nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Ths. Hồ Thanh: Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch vững mạnh. 2 5 7 10 15 20 23 25 27 29 31 37 42 44 46 49 52 54

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

THÔNG TINLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚSố: 34/2017

Chịu trách nhiệm xuất bản:Ths. ĐINH QUỐC THỊ

Ban biên tập:Ths. ĐINH QUỐC THỊ

TS. NGUYỄN TRỌNG TỨThs. TRẦN ÁNH DƯƠNG

PHẠM XUÂN CẢNH

Thư ký:Ths. TRẦN THỊ QUỲNH NGA

Trình bày và sửa bản in:Ths. LÊ ĐÌNH HÙNGTRẦN THỊ TÚ ANH

Địa chỉ: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ HÀ TĨNH

Số 14, Đường Hoàng Xuân Hãn, Phường Đại Nài, Thành phố Hà Tĩnh

Điện thoại: 02393 885073 Fax: 02393 885073

Email:[email protected]:http://www.truongchinhtrihatinh.gov.vn

Bìa 1: Tranh Cổ động Tác giả: Nguyễn Viết Xuân Ảnh bìa 2,3,4 và phụ trương: Lê Đình Hùng

In 150 cuốn, khổ 19 x 26,5cm, tại Công ty CP in Hà Tĩnh. Số 153 - Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh. Giấy phép xuất bản số: 92/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp ngày 31 tháng 10 năm 2017. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2017

MỤC LỤC

Ths. Phan Bá Linh: Xây dựng Đảng về đạo đức trong mối quan hệ với chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Ths. Phan Chí Quyết: Quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nguyễn Thái Dũng: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh.

Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: Bàn về việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh hiện nay.

Ths. Chu Thị Thu Huyền: Lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.

Ths. Trần Thị Bích Thủy: Điểm mới trong phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng.

Ths. Lê Đình Hùng: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính.

Ths. Giao Thị Châu: Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong học viên Trường Chính trị.

Ths. Phan Ái Vân: Vấn đề dân chủ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Ths. Thái Thị Hiền: Tổ chức đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng - nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện thường xuyên tại các Trường chính trị cấp tỉnh.

Ths. Nguyễn Thị Thảo Linh: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cải cách dịch vụ hành chính công ở Hà Tĩnh.

Ths. Phan Bá Linh: Dân số và sự tác động đến lao động, việc làm ở Hà Tĩnh hiện nay.

Phan Thị An Phú: Nâng cao chất lượng hoạt động “Tự nghiên cứu” của học viên Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính.

Ths. Bùi Thị Nhung: Tìm hiểu về đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre xã Hương Minh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Ths. Nguyễn Thị Lam: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên ở tỉnh Hà Tĩnh.

Lê Thị Thùy Dung: Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.

Ths. Trần Thị Thúy Hường: Nâng cao chât lượng tổ chức thảo luận trong phần Nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

Ths. Hồ Thanh: Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch vững mạnh.

2

5

7

10

15

20

23

25

27

29

31

37

42

44

46

49

52

54

Page 2: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

2

XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC

Xây dựng Đảng về “đạo đức” không phải là vấn đề mới, đến bây giờ chúng ta mới làm, mà

xây dựng đạo đức cách mạng đã được Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày đầu thành lập và trong suốt quá trình xây dựng Đảng, nhất là trong giai đoạn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuy vậy, điểm mới, điểm nhấn quan trọng tại Đại hội XII của Đảng là lần đầu tiên, Đảng ta đặt nội dung xây dựng Đảng về đạo đức ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đưa “đạo đức” cùng với “chính trị, tư tưởng và tổ chức” cấu thành mục tiêu xây dựng Đảng.

Đạo đức cách mạng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là gốc, là nền tảng của người cách mạng, của Đảng cách mạng. Nhờ có cái gốc, cái nền tảng đó mà Đảng ta đã đủ sức tập hợp đoàn kết dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ có cái gốc, cái nền tảng vững bền ấy mà biết bao nhiêu người con Việt Nam dám hi sinh mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Và trong những thời khắc ngặt nghèo của lịch sử, nhờ giữ được cái gốc, cái nền tảng đó mà Đảng ta thẳng thắn tự nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật đặt lợi ích của quần chúng nhân dân,

đặt vận mệnh của dân tộc lên trên mà tự đổi mới, mà tự chỉnh đốn để ngày càng lớn mạnh, quyết tâm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện, đưa đất nước tiến lên giành những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy vậy, có những “sự thật” mà Đảng ta đã “nhìn thẳng”, đã “nói rõ” từ rất lâu, nhưng qua thời gian dài, đến nay Đảng vẫn chưa khắc phục được, chưa sửa được. Như Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước”(1)… Thực trạng ấy đã khẳng định cái gốc, cái nền tảng của Đảng đang bị lung lay; lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ bị giảm sút. Thực trạng ấy đang đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ như Đảng đã cảnh báo. Đó là vấn đề của mọi vấn đề cấp bách trong Đảng hiện nay.

Do đó, việc xây dựng Đảng về đạo đức trở thành giải pháp cơ bản quan trọng nhất để xây dựng sức mạnh nội sinh của Đảng, của cách mạng. Đại hội XII nhấn mạnh phải

T Ths. PHAN BÁ LINHPhó Trưởng Khoa Lý luận Mác-Lênin,Tư tưởng Hồ Chí Minh

Page 3: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

3

“Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng” cho cán bộ, đảng viên, “chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng”, “tập trung thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”(2). Đây là sự thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm; đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị là “coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc” để xây dựng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” như Bác Hồ đã dạy.

Một điểm đáng lưu ý là từ Đại hội XI của Đảng trở về trước, trong mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng ta chủ yếu nhấn mạnh xây dựng trên ba mặt: “chính trị, tư tưởng và tổ chức”. Theo GS Hoàng Chí Bảo “Đó chỉ là điều kiện cần chứ không đủ. Se là không đầy đủ, là thiếu hụt nếu không tính đến hoặc xem nhe vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức... Đó là hạn chế lớn cần phải khắc phục”(3). Chính vì vậy, việc đặt “đạo đức” ở vị trí “ngang hàng”, cùng với “chính trị, tư tưởng và tổ chức” cấu thành mục tiêu xây dựng Đảng là một sự bổ sung quan trọng, sự đổi mới tư duy về xây dựng Đảng. Sự bổ sung này đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức thiết của công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, bảo đảm cho Đảng hoàn thành tốt những trọng trách, yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng. “Đạo đức” trở thành một trong những “vấn đề cốt tử” quyết định sức sống, sức chiến đấu của Đảng, đồng thời nó giữ một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các vấn đề còn lại: chính trị, tư tưởng và tổ chức.

- Thứ nhất, chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam suy cho cùng là vì mục tiêu độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định với đường lối đổi mới. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng và phát triển phù hợp phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, mục đích cao nhất của Đảng Lao động Việt Nam nói gọn gồm tám chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”(4). Muốn phụng sự Tổ quốc Đảng cần phải có đường lối, chính sách phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển. Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải phải giữ vững vai trò tiên phong, gương mẫu; phải nêu cao bản lĩnh chính trị, lý tưởng chính trị “Trung với nước, hiếu với dân”. Và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức hàng đầu của những chiến sĩ cộng sản chân chính.

Nói đến xây dựng Đảng về chính trị hiện nay không thể không nói đến xây dựng văn hóa trong Đảng. Mà xây dựng Đảng về đạo đức lại chính là cốt lõi của xây dựng Đảng về văn hóa, trong đó nổi bật là văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa yếu tố đạo đức vào trong chính trị, gắn liền chính trị với đạo đức và văn hóa khi xác định “Đảng là đạo đức, là văn minh”. Người còn nhân mạnh: chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, thanh khiết từ việc nhỏ tới việc lớn. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải rèn đủ cả bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, phải đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn, thiếu một đức thì không thành người. Chính đạo đức đã làm cho chính trị, nhất là quyền lực thấm nhuần tinh thần nhân văn, bảo đảm cho chính trị và quyền lực chính trị không bị tha hóa, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Page 4: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

4

- Thứ hai, công tác tư tưởng của Đảng chủ yếu để nhằm phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, không thể không quan tâm đến xây dựng đạo đức nhất là tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên. Đạo đức se làm cho tư tưởng (mà hạt nhân là lý luận) trở nên trong sáng, khách quan, nhất quán, “quang minh chính đại”, vì vậy mà thông qua công tác tư tưởng se đưa lại cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân niềm tin, đức tin và sự tuân thủ, làm theo, hành động theo chính trị của Đảng, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nếu như trong Đảng, đạo đức yếu kém, suy đồi dễ dẫn tư tưởng tới chủ nghĩa cơ hội thực dụng, dễ dao động chao đảo, từ bỏ nguyên tắc, phai nhạt lý tưởng, tự đánh mất hoặc phản bội lại niềm tin, đức tin của chính mình đối với lý tưởng, mục tiêu của Đảng, của cách mạng. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương bốn Khóa XII chỉ ra như: “phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin”, “hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “xã rời tôn chỉ, mục đích của Đảng”, “lười học tập” lý luận, “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đàng, làm một nẻo”, “không chấp hành nghiêm các nguyên tắc của tổ chức Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, thiếu trách nhiệm”, “không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”.v.v… suy cho cùng là do suy thoái về đạo đức, lối sống; do không giữ được “đạo” trung, hiếu; do đánh mất “tứ đức”: cần, kiệm, liêm, chính để rơi vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, quan liêu, vô cảm, thao túng…

- Thứ ba, đạo đức cũng góp phần rất quan trọng trong củng cố sức mạnh của tổ chức, giữ cho tổ chức sự thống nhất ý chí và hành động, trong sạch và vững mạnh. Chính vì đạo đức trong Đảng bị suy giảm đã kéo theo tình trạng mất đoàn kết, chia re, bè phái, cục bộ, vi phạm dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, kèn cựa địa vị, thói hám danh lợi chức quyền… làm suy yếu tổ chức, làm tổn thương đến quan hệ đồng chí trong Đảng, uy tín thanh danh của Đảng trong con mắt đánh giá của người dân. Hay nói cách khác, không có bảo đảm đạo đức thì tổ chức đảng không thể trong sạch, vững mạnh, không có sức chiến đấu. Sự suy thoái đạo đức se làm cho Đảng vừa mất đi khả năng miễn dịch trước những độc tố mà kẻ thù tiêm nhiễm vào, vừa dẫn tới hệ quả là quá trình “tự chuyển hóa”, “tự suy thoái” trong Đảng (với 9 biểu hiện của nó như Nghị quyết Trung ướng bốn Khóa XII đã chỉ ra) gắn liền với đó là sự yếu kém, rệu rã, thậm chí sụp đổ về tổ chức. Thực tế và kinh nghiệm đã cho thấy, không một đảng cầm quyền nào có thể đứng vững được khi suy thoái về đạo đức, lối sống diễn ra trong đảng, nhất là ở những cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo. Sự kiện các Đảng Cộng sản mất vai trò cầm quyền ở Liên Xô, ở Đông Âu nguyên nhân sâu xa bởi Đảng tự đánh mất lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân, bởi sự suy đồi đạo đức, lối sống, nhân cách khi cầm quyền, ở những người cầm quyền.

Như vậy, đạo đức cách mạng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sức sống, sức chiến đấu của Đảng. Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém se tác động nguy hại tới chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng và cũng dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội. Mọi nỗ lực xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức se không thể thành công, không thể phát huy được tác dụng, ảnh hưởng trong Đảng và trong xã hội nếu như không có sự đảm bảo về đạo đức.

Page 5: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

5

Nhằm xây dựng Đảng vững mạnh về đạo đức, điều cốt yếu, quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và xác định vị trí, vai trò là “gốc”, là “nền tảng” của đạo đức cách mạng trong công tác xây dựng Đảng, trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân, đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên và xây dựng đạo đức xã hội. Đạo đức phải thực sự trở thành ngọn cờ lý luận tiên phong, ăn sâu, thấm nhuần trong toàn Đảng, một sức mạnh vô địch để lấn át mọi biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống và “tự diễn biến”, “tự suy thoái”. Trong mối quan hệ giữa những vấn đề côt tử của công tác xây dựng Đảng, đạo đức phải góp phần quan trọng làm cho tư tưởng, chính trị, tổ chức trở nên trong sáng, khách quan, khoa học, “trở thành chân lý sáng ngời”. Chân lý đó chính là “mọi lợi ích là của dân, vì dân và do dân, vì cộng đồng và vì toàn dân tộc”.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xác định rõ, đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị và mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên. Việc học tập và làm theo ngày càng phải đi vào chiều sâu, cần phải chuyển từ ý thức đạo đức sang hành động đạo đức; các nội dung làm theo phải cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải thực sự trở thành một nhu cầu văn hóa, trở thành le sống, niềm tin đối với toàn Đảng, toàn dân.

- Xây dựng Đảng về đạo đức từ việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn với giải quyết những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng; chống 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết

Trung ương 4, Khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra. Mỗi tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên nhất thiết phải “điểm mặt, chỉ tên” được các biểu hiện “suy thoái” cụ thể, không chung chung, trừu tượng, nữa vời để từ đó có giải pháp, biện pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp, hiệu quả.

- Trong công tác xây dựng Đảng, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, kết hợp chặt che giữa xây và chống, lấy nhiệm vụ xây làm chính, chiến lược lâu dài, đồng thời lấy chống làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mặt; thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; coi trọng công tác cán bộ, xác định đó là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, từ đó đổi mới các khâu của công tác cán bộ, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình để lựa chọn đúng người có đức, có tài. Khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch trong công tác cán bộ. Kịp thời rà soát tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình; xử lý nghiêm, kịp thời những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng, vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật./.

________________1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XII, H.2016. tr1852. Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd , tr 2023. www.tapchicongsan.org.vn (ngày

20/11/2015): Xây dựng Đảng về đạo đức, GS.TS Hoàng Chí Bảo

4. Tập 7, tr 89

Page 6: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

6

T Ths. PHAN CHÍ QUYẾTGiảng viên Khoa Xây dựng Đảng

Xây dựng và bảo vệ tổ Quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam đã được

Đảng và nhân dân ta khẳng định. Tại Đại Hội lần thứ XII hai nhiệm vụ chiến lược được thể hiện một cách biện chứng ngay trong chủ đề của Đại Hội: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(1). Việc khẳng định nhiệm vụ:“bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”(2) trong chủ đề của Đại hội, thể hiện bước tiến mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng theo hướng toàn diện, sâu sắc hơn, đáp ứng những yêu cầu của việc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời Nghị quyết Đại Hội của Đảng đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, phát huy mạnh me sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh nước ta hiện nay, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng bảo vệ Tổ quốc

là toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: Chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, đối ngoại; sức mạnh của toàn bộ nhân dân trong nước và kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài; là sự kết hợp chặt che sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cùng với việc khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đây là một trong những kinh nghiệm lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta, nhất là trong điều kiện bối cảnh quốc tế hiện nay.

Thứ hai, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân ta xác định và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Các nhiệm vụ này phải được đặt

QUÁN TRIỆT TINH THẦN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TINH HÌNH MỚI

Page 7: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

7

trong mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đảng đưa nhiệm vụ phát triển kinh tế lên hàng đầu, nhưng không coi nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là thứ yếu; Đảng xem việc củng cố quốc phòng, an ninh là cơ sở tạo điều kiện, tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; ngược lại, mỗi thành quả của nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội se tiền đề vững chắc cho sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh của quốc gia. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ ba, kết hợp chặt che kinh tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược. Tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc là sự kết hợp chặt che kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh không chỉ trên lĩnh vực phát triển kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh tại các địa bàn chiến lược; nội dung của sự kết hợp trên phải được triển khai tổ chức thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp, các lĩnh vực. Sự kết hợp chặt che kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh được thể hiện trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay được thể hiện ngay từ khâu thẩm định các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo;

quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, bao gồm các tuyến đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống thông tin...

Thứ tư, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Điều này khẳng định, trong nhận thức lý luận cũng như trong tổ chức thực tiễn, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng để tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là cơ sở chắc chắn nhất bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động phức tạp. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn ven lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống…

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức

Xem tiếp trang 10

Page 8: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

8

T NGUYỄN THÁI DŨNGBí thư Chi bộ, Trưởng khoa Nhà nước – pháp luật

Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh có 07 chi bộ trực thuộc, mỗi chi bộ trực thuộc

Đảng ủy là một bộ phận không tách rời của Đảng bộ, nên hoạt động của đảng bộ nhà trường diễn ra thường xuyên và chủ yếu ở các chi bộ này. Đây là nơi trực tiếp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; là nơi từng đảng viên gắn bó và chịu sự quản lý trực tiếp, nhận và thực hiện các nhiệm vụ được phân công của tổ chức đảng, là nơi trực tiếp lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải quyết những vấn đề đảng viên, quần chúng đặt ra hàng ngày hoặc báo cáo kịp thời lên cấp trên; là nơi tiến hành làm công tác phát triển đảng viên.

Vì vậy, Đảng bộ nhà trường muốn mạnh, lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị thì các chi bộ phải mạnh, lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, nhiệm vụ chính trị của các khoa, phòng.

Để có chi bộ mạnh, đảm bảo năng lực lãnh đạo và tăng cường được sức chiến đấu thì cần phải làm nhiều việc, trong đó có việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Bởi vì sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với xây dựng nội bộ Đảng, củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng định và phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ đảng viên và của chi bộ. Nó là

diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên để tìm chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt chi bộ hoặc tổ chức sinh hoạt chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt thấp thì chi bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường trong những năm qua đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của các khoa, phòng. Những chi bộ trong sạch, vững mạnh, khoa, phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những chi bộ duy trì tốt nền nếp sinh hoạt chi bộ, có nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, hình thức sinh hoạt đa dạng, có chất lượng tốt, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết quyết liệt, hiệu quả. Còn ở khoa, phòng nào “mà sinh hoạt chi bộ bị buông lỏng, rời rạc hoặc không có nội dung chính trị, tư tưởng cụ thể, thiết thực” thì nơi đó phong trào se gặp những khó khăn, yếu kém, vai trò, năng lực lãnh đạo của chi bộ không phát huy được.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ thuộc Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

- Một là, phải nắm vững nội dung sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10/

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TRẦN PHÚ HÀ TĨNH

Page 9: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

9

CT-TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/03/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ, đồng thời quán triệt sâu sắc ba tính chất trong sinh hoạt chi bộ là: tính lãnh đạo; tính giáo dục và tính chiến đấu. Nội dung sinh hoạt hàng tháng của chi bộ phải thiết thực, tập trung bàn giải pháp thực hiện công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn của khoa, phòng, lấy số lượng, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chất lượng công tác phục vụ của khoa, phòng làm thước đo năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, đồng thời chú trọng những vấn đề mới nẩy sinh, bức xúc trong chi bộ để tìm giải pháp tháo gỡ, giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích của các đảng viên, giảng viên trong chi bộ, khoa, phòng chuyên môn. Để làm được điều này đồng chí bí thư chi bộ phải đầu tư thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị, phải có sự thống nhất về nội dung sinh hoạt giữa cấp ủy, bí thư và lãnh đạo khoa, phòng và thông báo nội dung cần bàn bạc, thảo luận cho từng đảng viên chuẩn bị.

Song song với chuẩn bị nội dung sinh hoạt hàng tháng, cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề. Sinh hoạt chuyên đề vừa có điều kiện tập trung đi sâu lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, vừa phát huy mạnh me trách nhiệm, năng lực, tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng cho đảng viên và khắc phục tính nhàm chán, đơn điệu trong sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Để sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả cao, cần phải xác định được chủ đề xuyên suốt trong một thời gian dài 6 tháng hoặc 1 năm và các chuyên đề cụ thể cho từng quý. Trên cơ sở đó cần phân công cụ thể các nội dung cho các đảng viên trong chi bộ chuẩn bị báo cáo và chuẩn bị ý kiến tham gia các nội dung liên quan. Cách thức tổ chức sinh

hoạt chuyên đề có thể tổ chức như một hội thảo khoa học nhỏ, có thể kết hợp giữa lý luận và thực hành.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đảng viên trong các buổi sinh hoạt hàng tháng, nhất là những vấn đề mới nẩy sinh, tình hình diễn biến về kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh để định hướng thông tin cho đảng viên, không được chủ quan, thỏa mãn trước nhận thức, trình độ hiểu biết của đảng viên trong chi bộ dẫn đến phát ngôn sai trái, tiêu cực, lạc hậu so với diễn biến tình hình của tỉnh.

Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, cần làm cho các đảng viên nhận thức đúng đắn về nội dung của nguyên tắc này trong xây dựng Đảng, trong sinh hoạt chi bộ để tạo nhận thức thống nhất. Trong tổ chức điều hành sinh hoạt phải đảm bảo công khai, minh bạch mọi vấn đề lãnh đạo của chi bộ, nhiệm vụ của khoa, phòng, phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của đảng viên, khuyến khích đảng viên, nhất là những đảng viên trẻ tham gia ý kiến, tạo sự đoàn kết, nhất trí cao trong chi bộ.

Bốn là, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, không nể nang, né tránh. Động cơ phê bình phải chân thành, thẳng thắn, không “đao to, búa lớn” và trên tinh thần xây dựng, tình đồng chí. Đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cần gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các đồng chí cấp ủy, bí thư chi bộ, các đồng chí lãnh đạo khoa, phòng phải gương mẫu, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm trước chi bộ trong tự phê bình và phê bình.

Page 10: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

10

Năm là, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh và tính đầu tàu, gương mẫu của đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư và phó bí thư chi bộ. Phải lựa chọn được những đảng viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao, có năng lực và gương mẫu vào cấp ủy. Bên cạnh đó, cần cập nhật thông tin kịp thời, bồi dưỡng những kỹ năng lãnh đạo, cách thức chuẩn bị, điều hành sinh hoạt chi bộ cho các đồng chí cấp ủy.

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, đảng bộ cơ sở nói chung, các chi bộ thuộc Đảng bộ nhà trường nói riêng, có vai trò, tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ, đảm bảo cho chi bộ và mỗi đảng viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, vì vậy, mỗi chi bộ thuộc Đảng bộ nhà trường cần phải ra sức tìm tòi, đổi mới nội dung sinh hoạt cho phù hợp với thực tiễn của chi bộ mình, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho./.

______________(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập

8, Nxb CTQG, H 2011, tr.286- trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng;

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 14, Nxb CTQG, H 2011, tr.242-243 - trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng;

(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H 2011, tr. 286- trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng.

trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; làm cho tư duy về bảo vệ Tổ quốc được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành và các địa phương. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Những quan điểm, chủ trương, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam được nêu trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thể hiện tính cách mạng, khoa học, phù hợp tình hình quốc tế và điều kiện thực tiễn của nước ta; phù hợp ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được mở rộng và bao trùm hơn, thể hiện tính toàn diện, tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng tới mối quan hệ biện chứng của mục tiêu: “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (3). Vì vậy, cần luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả vấn đề này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay trên tinh thần coi mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và đi liền với đó là phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để tranh thủ mọi nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển đất nước bền vững hơn. Tích cực đấu tranh với những quan điểm phiến diện, lệch lạc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay./.

__________________(1)(2)(3) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

QUÁN TRIỆT TINH THẦN... Xem tiếp trang 7

Page 11: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

11

T Ths. NGUYỄN MỸ HẠNH Trưởng khoa Dân vận

“Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại

từ thế hệ này sang thế hệ khác”(1). Theo đó, giá trị văn hóa truyền thống được hiểu là những giá trị văn hóa tốt đep, mang ý nghĩa tích cực, được các thế hệ trước sáng tạo, gìn giữ, chắt lọc và trao truyền cho các thế hệ sau. Những giá trị văn hóa này tương đối ổn định, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền, dân tộc.

Từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn luôn quan tâm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam vừa đảm bảo giữ gìn được những nét truyền thống, vừa khoa học (2); nhấn mạnh tầm quan trọng ngang nhau của văn hóa, kinh tế, xã hội (3). Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa; xác định phải “quan tâm đúng mức việc giữ gìn những nét đep văn hóa truyền thống Hà Tĩnh”(4); khẳng định “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự nghiệp CNH, HĐH”(5); tập trung “ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa - xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế. Phát huy truyền thống, xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện(6).

Hà Tĩnh là vùng đất có những di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú(7). Trải qua quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước cùng với cả dân tộc đã hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đep như: coi trọng quan hệ họ tộc, gia đình, xóm làng, coi trọng người cao tuổi; coi trọng học hành, tôn sư

trọng đạo; giản dị, tiết kiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau, tương thân tương ái, có nghĩa tình; lao động cần cù, kiên trì chịu đựng gian khổ; yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh để thực hiện quyền được sống.

Những giá trị văn hóa truyền thống đó là sức mạnh nội sinh cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, quy mô nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Văn hóa là mục tiêu trước mắt, lâu dài của sự phát triển kinh tế. Văn hóa phát triển là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách bền vững, toàn diện.

Các giá trị văn hóa truyền thống lớn nhất của người Hà Tĩnh đều nằm trong hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị quý báu hình thành trong đấu tranh chống ngoại xâm (trong thử thách), ngày nay trở thành tinh thần thi đua, đẩy nhanh phát triển kinh tế trên khắp quê hương; kích thích sự sáng tạo, cải tiến công nghệ của mỗi cá nhân và tập thể, mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Truyền thống cộng đồng, lòng nhân ái là cơ sở của ý thức trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ; là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất, tinh thần trong những khó khăn; phát triển thành tinh thần đoàn kết để phát triển sản xuất trong CNH, HĐH. Truyền thống đó góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân nỗ lực làm giàu cho bản thân nhưng không quên trách nhiệm xã hội. Giá trị cộng đồng và ý thức trách nhiệm cộng đồng được phát

BÀN VỀ VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY

Page 12: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

12

huy mạnh me trong việc truyền bá kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp nhau về vốn liếng, tạo dựng sự phát triển công nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm, góp phần giảm sức ép về lao động thất nghiệp; kiểm soát, phòng ngừa tệ nạn xã hội và góp phần thực hiện định hướng XHCN trong quá trình phát triển.

Hiếu học, sáng tạo là tiền đề cho việc nhanh nhạy nắm bắt, tiếp thu, ứng dụng những tri thức khoa học, công nghệ của nhân loại; đổi mới phương thức sản xuất, ngành nghề; tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế, phát triển thương mại, khoa học kỹ thuật; là động lực của CNH, HĐH; là nền tảng của kinh tế tri thức, nguồn lực quan trọng nhất giúp rút ngắn thời gian và khoảng cách phát triển giữa tỉnh ta và các tỉnh khác, giữa nước ta và các nước khác.

Tuy nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống nếu phát huy một chiều, thái quá se tạo ra những trở ngại cho quá trình phát triển. Lòng yêu quê hương đất nước đồng thời tạo tâm lý khép kín sau lũy tre làng, ngại thay đổi, ngại hòa nhập với bên ngoài, cản trở tư duy đổi mới, kéo dài tác phong lề mề, không thích hợp với môi trường công nghiệp. Tính cách kiên cường bất khuất nếu không được khéo léo dẫn dắt nhiều khi trở thành tính cách gàn, liều, bất chấp; bệnh anh hùng chủ nghĩa, không tuân thủ luật pháp, kỷ luật lao động, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, hợp tác lao động... Việc đề cao tính cộng đồng nếu không được phân định rõ ràng dẫn đến chủ nghĩa cào bằng, ỷ lại tập thể, thủ tiêu tính tự giác và sáng tạo cá nhân, tạo tâm lý trông chờ “nước nổi bèo nổi” trì trệ và bảo thủ.

Sống trọng tình nếu thái quá se dẫn đến bè phái, nhóm lợi ích, hep hòi, cục bộ, gia đình, địa phương chủ nghĩa, tùy tiện trong ra quyết định; thiếu công bằng dẫn đến nảy sinh các tranh chấp, vi phạm luật pháp; coi thường kỷ cương phép nước, làm nảy sinh

hiện tượng đạo đức hóa những quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật làm cho quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục méo mó. Việc hiếu học cũng có chiều hướng dẫn đến tình trạng chạy đua bằng cấp, nặng về học thuật, coi khinh kỹ thuật, tính toán, kinh doanh. “Trọng thầy hơn trọng thợ” dẫn đến mất cân đối trong đào tạo nhân lực, làm gia tăng thất nghiệp. Cách giáo dục từ gia đình đến nhà trường nặng về kinh nghiệm, chưa tạo ra nền tảng vững chắc cho sáng tạo, chưa gắn giữa nâng cao tri thức và phát triển khả năng sáng tạo; dẫn đến thế hệ thanh niên tụt hậu so với khu vực, thế giới.

Truyền thống cần cù, chắt chiu, tiết kiệm làm hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, thiếu mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh...

Tóm lại, giá trị văn hóa truyền thống là nền tảng cho quá trình phát triển nhưng nếu coi đó là giá trị tuyệt đối thì nó lại tạo ra những trở ngại cho CNH, HĐH và hội nhập. Vấn đề đặt ra là cần phát huy tính tích cực, khắc phục hạn chế của các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với những giá trị phổ quát của nhân loại tiến bộ trong toàn cầu hóa, làm phong phú hơn văn hóa dân tộc, tạo nền tảng để phát huy tri thức; sáng tạo, bổ sung, phát triển hệ giá trị mới để hệ giá trị truyền thống phong phú, đa dạng hơn.

Mặt khác, chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tác động rất lớn tới việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở Hà Tĩnh hiện nay.

Về mặt tích cực, những thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã tạo ra nguồn lực lớn để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tạo tiền đề cho phát triển giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng thiết chế văn hóa, bảo tồn, lưu giữ, truyền bá các giá trị văn hóa; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của nhân dân, là điều kiện quan trọng xây dựng phát triển con người Hà Tĩnh theo những đặc trưng mà Nghị quyết Hội Nghị quyết trung ương lần thứ 9 Khóa XI đã đề ra.

Page 13: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

13

Sự giao lưu hợp tác quốc tế hiện nay(8) đã và đang góp phần mở rộng, trao đổi, quảng bá các sản phẩm văn hóa Hà Tĩnh; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, hình thành và phát triển những giá trị văn hóa mới. Thành tựu của công nghệ thông tin cũng đã góp phần tích cực lưu giữ, quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại; nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho nhân dân.

Dưới tác động của CNH, HĐH, kinh tế thị trường và hội nhập, diện mạo văn hóa của Hà Tĩnh đã có những khởi sắc. Đó là nền tảng, động lực tinh thần để xây dựng Hà Tĩnh phát triển theo hướng văn minh hiện đại.

Tuy nhiên, mặt trái cơ chế thị trường đã làm cho tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng và toàn xã hội có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tạo ra lối sống ích kỷ hep hòi, thực dụng; kèn cựa, bon chen, chạy chức chạy quyền; cá nhân chủ nghĩa, vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vai trò của gia đình trong giáo dục con cái bị coi nhe. Sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao (bình quân giai đoạn 2011-2015 trên 18%) đang tạo ra áp lực ngày càng lớn về nhiều mặt đối với mọi người, mọi lứa tuổi, ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội truyền thống tốt đep. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình tệ nạn xã hội và tội phạm, bạo lực gia đình; ly hôn; tham nhũng ngày càng gia tăng và đối tượng phạm tội có xu hướng trẻ hóa(9). Sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng tạo ra cơ hội lan truyền những thông tin sai lệch, kích động bạo lực; những sản phẩm văn hóa độc hại tác động tiêu cực lên các mối quan hệ xã hội và các giá trị đạo đức truyền thống. Trong khi đó, việc tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế đòi hỏi phải chủ động chuẩn bị nhiều hành trang, nhất là hành trang về văn hóa, nếu không se dẫn đến xu hướng tiếp thu tràn lan thiếu chọc lọc giá trị văn hóa từ bên ngoài.

Trên cơ sở những tác động qua lại giữa văn hóa và kinh tế, để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho văn hóa thực sự trở thành nên tảng tinh thần và động lực thúc đẩy sự phát triển Hà Tĩnh nhanh, bền vững theo hướng văn minh hiện đại đòi hỏi chúng ta phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Vừa đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa hạn chế được những tác động mặt trái của nó đối với giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh.

- Vừa tập trung nguồn lực cho đẩy mạnh CNH, HĐH vừa phải đảm bảo nguồn lực cho phát triển văn hóa, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Vừa tăng cường hội nhập quốc tế vừa giữ gìn phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và chọn lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Để giải quyết các vấn đề trên, yêu cầu đặt ra là cả hệ thống chính trị, các cơ quan chức năng và chuyên môn tập trung quyết liệt vào một hệ thống các giải pháp có mối liên quan chặt che với nhau, gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội mà lực lượng nòng cốt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực văn hóa, đội ngũ nghệ nhân, văn nghệ sỹ và báo chí. Huy động nhiều lực lượng xã hội, phối kết hợp các tổ chức, các ngành, các đoàn thể và các gia đình thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục sinh động, phong phú, sâu sát để đạt hiệu quả cao nhất.

Page 14: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

14

Thứ hai, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình CNH, HĐH. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần nhận thức cao về vai trò, vị trí của văn hoá trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Kịp thời nghiên cứu, ban hành chủ trương, nghị quyết chuyên đề về giữ gìn, phát huy các trị văn hóa song song với chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt vai trò định hướng trong tiếp nhận, kế thừa các giá trị văn hóa cho nhân dân trên địa bàn.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh việc thực hiện các quy định của luật pháp về văn hóa. Đánh giá đúng thực trạng, kịp thời tổ chức xây dựng đề án, quy hoạch, kế hoạch tổng thể nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trước mắt và lâu dài. Tăng cường chỉ đạo, quản lý, giám sát, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động văn hóa. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân xây dựng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chủ động đấu tranh phòng, chống văn hóa độc hại. Nâng cao chât lượng công tác tham mưu về chính sách, cơ chế; đẩy mạnh phối kếp hợp các ngành, các lĩnh vực trong thực thi các chính sách về văn hóa.

Thứ tư, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước và đội ngũ hoạt động chuyên môn đảm bảo các tố chất vừa hồng vừa chuyên và tâm huyết bằng các chính sách, cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ khuyến khích cụ thể đối với cán bộ, nghệ nhân, nghệ sĩ, thợ lành nghề…hoạt động trong lĩnh vực văn hóá.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong đời sống nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, làng xã văn hóa; cơ quan, công sở văn minh; doanh nghiệp, đoàn thể đạt chuẩn văn hóa. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa lành

mạnh, đa dạng, phong phú: Hướng dẫn, trợ giúp, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng. Hướng hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp về cơ sở; nâng tầm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống… để nâng cao nhận thức của người dân.

Thứ sáu, tăng cường cơ sở vật chất cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Xây dựng và ban hành “Quy hoạch về phát triển văn hóa”. Tăng cường đầu tư cho văn hóa tương ứng với đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống qua vai trò các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình. Ban hành những chính sách thu hút, tạo môi trường, định hướng nhận thức; làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa.

Thứ bảy, chủ động hội nhập và tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhận thức đúng cơ hội và thách thức trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay. Nghiên cứu, khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi và những tiêu chí giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại để định hướng, giáo dục cư dân tiếp cận các giá trị văn hóa mới mang tính tiên tiến. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, đưa các quan hệ giao lưu quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc, địa phương.

Thứ tám, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Ứng dụng nguồn vật liệu mới, công nghệ mới, số hóa vào việc bảo tồn, giữ gìn, phục dựng, lưu giữ, quản lý, nghiên cứu, trao đổi các di sản văn hóa vật thể; các hiện vật, không gian văn hóa; phục dựng, nhân bản các di sản văn hóa vật thể, các hiện vật văn hóa. Truyên truyền, giới thiệu, quảng bá

Xem tiếp trang 22

Page 15: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

15

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội do Đại Hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XV, XVI,

XVII, XVIII đề ra, mục tiêu từng bước đưa Hà Tĩnh trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm của quốc gia trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ, đến nay đã có 446 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký trên 40.700 tỷ đồng và trên 21 tỷ USD. Các dự án đầu tư tập trung ở các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế, 03 khu công nghiệp, 20 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hơn 5.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Tốc độ phát triển doanh nghiệp của Hà Tĩnh tương đối nhanh (năm 2011 có 2.525 doanh nghiệp, đến 2017 có trên 5.500 doanh nghiệp). Điều này cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh, dịch vụ ở Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ ở Hà Tĩnh là đúng đắn. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện, là tiền đề còn nhân tố mang tính chất đột phá trong việc nâng cao năng suất chất lượng lao động; yếu tố quyết định sự phát triển nền công nghiệp; đòn bẩy trong tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo khảo sát, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề trong các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp nhất là tại khu kinh tế Vũng Áng ngày càng tăng, theo tính toán đến 2020 cần khoảng 7 vạn lao động có tay nghề. Đây vừa là cơ hội, nhưng nhìn vào thực trạng lao động, đặc biệt lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thì đây cũng chính là thách thức đặt ra mà tỉnh cần đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, lao động Hà Tĩnh ở các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn còn nhiều bấp cập như số lượng không ổn định, có sự chênh lệch cao giữa các ngành nghề đào tạo, giữa số lượng đào tạo và nhu cầu sử dụng; giữa chất lượng đào tạo và khả năng thực hành nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao; trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế...

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2011-2016 Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 93.964 người, đạt 102% so với kế hoạch, trong đó: Cao đẳng nghề 4.420 người, trung cấp nghề 15.270 người, sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn cho lao động: 74.274 người. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 35,5% năm 2011 lên 55% năm 2015, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp còn ít, với trên 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng hoạt động trên địa bàn nhưng chỉ sử dụng khoảng trên 75.000 lao động (bằng số lao động của Công ty SamSung Thái Nguyên đang sử dụng). Như vậy nếu tính bình quân, thì mỗi doanh nghiệp của Hà Tĩnh chỉ sử dụng chưa đến 14 lao động. Mỗi năm Hà Tĩnh có thêm khoảng 14.000 lao động, trong khi đó khả năng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ tuyển khoảng 1.500 người (bằng 10% nhu cầu việc làm của người lao động).

Về chất lượng nguồn lao động: Hiện nay, số lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu hoặc không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nên tỷ lệ lao động đáp ứng tại chỗ thấp. Một bộ phận khá lớn công nhân năng lực thực hành, khả năng làm chủ công

T Ths. CHU THỊ THU HUYỀN P.Trưởng khoa Xây dựng Đảng

LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

Page 16: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

16

nghệ sản xuất còn yếu, năng suất lao động thấp, sinh hoạt tùy tiện, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động còn thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động còn khá phổ biến, nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là rất cao. Bên cạnh đó, một phần do thiếu hiểu biết về pháp luật, phần vì cần có việc làm, thu nhập mà chấp nhận các quy định chưa phù hợp, chưa đúng với qui định của pháp luật nên phần lớn người lao động không tự đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình như khi ký kết hợp đồng chỉ chú ý tới thu nhập mà ít quan tâm tới việc đảm bảo các quyền lợi khác như: thời gian làm việc, môi trường làm việc, an toàn vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thai sản, nhà ở, điện nước, các chế độ đãi ngộ khác cũng như quyền lợi trong hưởng thụ văn hóa và tham gia các tổ chức chính trị xã hội....

Một thực tế là ở các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay lao động tuổi đời trẻ, tỷ lệ nữ ngày càng tăng đặt ra một số vấn đề xã hội cần phải giải quyết như: Hôn nhân gia đình, thai sản, nhà ở, nhà trẻ, trường học cho con em họ và các điều kiện sinh hoạt khác. Theo số liệu khảo sát năm 2016 của Liên Đoàn lao động tỉnh tại 3 đơn vị: Công ty CP Thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty CP May Hà Tĩnh, Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh cho thấy: tổng số 1.069 công nhân, trong đó lao động nữ chiếm 81%, tuổi đời từ 18 đến 40, trong đó độ tuổi từ 18 đến 27 chiếm 85%, lao động nữ chưa lập gia đình chiếm 80%; đại đa số các chị ở xa công ty, việc đi lại khó khăn; lao động nữ chưa lập gia đình có nguyện vọng ở lại khu tập thể, các chị nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có nguyện vọng có nhà giữ trẻ tại công ty để tiện việc đi lại, đưa đón con và yên tâm lao động sản xuất, tuy nhiên các nhà máy vẫn chưa có điều kiện đáp ứng nguyện vọng chính đáng, thiết tha này.

Về phía doanh nghiệp - người sử dụng lao động ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật chưa cao, một bộ phận lớn vì lợi ích doanh nghiệp

đã vi phạm hợp đồng lao động cũng như các lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Theo số liệu khảo sát của Liên đoàn lao động tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 31% công nhân lao động được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 30,7% công nhân lao động được ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng; có khoảng 38,3% công nhân lao động chưa được ký kết hợp đồng lao động, hoặc được ký kết loại hợp đồng dưới 3 tháng. Tại Khu kinh tế Vũng Áng năm 2015 số lao động người Việt Nam được ký hợp đồng lao động trên một năm chỉ có 43,5%. Việc giao kết sai hợp đồng lao động còn diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tình trạng ký hợp đồng ngắn hạn, nhưng làm những công việc có tính chất ổn định, thường xuyên, lâu dài còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động có thời gian dưới 3 tháng nhiều lần để trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật còn xẩy ra. Nội dung hợp đồng lao động còn bất cập, ghi chép sơ sài, nhất là các nội dung quy định công việc phải làm, thời gian hợp đồng, tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động... đối với người lao động không rõ ràng, có nội dung không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, việc vi phạm pháp luật về BHXH ở các doanh nghiệp khá phổ biến như: không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; đóng không đủ số lao động; đóng không đúng mức lương, phụ cấp của người lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chủ yếu đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Một số doanh nghiệp mặc dù đã khấu trừ qua bảng lương khoản bảo hiểm của người lao động nhưng không đóng nộp về cơ quan bảo hiểm nên người lao động không được hưởng các chế độ trợ cấp của BHXH về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Page 17: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

17

không được giải quyết chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động; không có thẻ bảo hiểm y tế. Tính đến 5/2017 có trên 55.429 công nhân lao động (chiếm 62,6% tổng số công nhân lao động toàn tỉnh), chưa được tham gia BHXH, các doanh nghiệp còn nợ đọng BHXH, bảo hiểm y tế với số tiền trên 80.325 triệu đồng. Đây là thực trạng đáng báo động đối với các doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp người sử dụng lao động thoả thuận với người lao động để trả lương mà không căn cứ vào các quy định hiện hành; nhiều doanh nghiệp không tổ chức thi tay nghề, nâng bậc thợ, nâng bậc lương cho người lao động.

Đặc biệt, việc thực hiện thời gian làm việc, nghỉ ngơi tại khá nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là khoán khối lượng công việc gắn với tiền lương, tiền công. Nhiều doanh nghiệp lấy lý do đặc thù trong sản xuất kinh doanh để huy động công nhân lao động làm thêm giờ trái qui định, nhiều công nhân làm việc trên 12 giờ mỗi ngày nhưng thu nhập chỉ trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ nghỉ lễ của công nhân cũng không được đảm bảo ở một số doanh nghiệp... Nhiều doanh nghiệp chú trọng mục tiêu lợi nhuận chưa quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; không trang cấp hoặc trang cấp bảo hộ lao động không đầy đủ, không đúng chủng loại; không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; không cử cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động. Thậm chí một số doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động còn thiếu trách nhiệm với người lao động, không khai báo với các ngành chức năng, không phối hợp để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người bị nạn…

Bên cạnh đó, nhà ở là một yêu cầu hết sức bức thiết để công nhân, người lao động và gia đình của họ “an cư lạc nghiệp”. Theo khảo

sát chưa đầy đủ, hiện tại đang còn 16.974 người (22,8%) công nhân và người lao động chưa có nhà ở. Việc đảm bảo các hoạt động văn hóa tinh thần và tham gia tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp thực hiện chưa tốt; Có những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn nhưng chủ sử dụng lao động chưa tạo điều kiện cho công đoàn và công nhân hoạt động. Hiện tại, số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn còn thấp, chỉ có 43,96% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực tế này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và năng suất chất lượng lao động cũng như cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động. Vì vậy, để giải quyết những vấn đề đặt ra, Hà Tĩnh cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Hà Tĩnh.

- Đa dạng hóa, khai thác tối đa ưu thế các hình thức, các phương pháp tuyên truyền nhằm truyền tải thông điệp, thay đổi nhận thức của người dân, của cả xã hội về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đối với việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là giai đoạn Hà Tĩnh đang chuyển mình từ một địa phương thuần nông đi lên công nghiệp.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức làm cho mỗi cán bộ, Đảng viên và người dân thấy được đòi hỏi tất yếu và cấp thiết của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức. Mặt khác, sự phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng càng tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt đối với lao động Hà Tĩnh ngay trên địa bàn.

- Nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của đào tạo nghề và ý nghĩa của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hà Tĩnh đối với việc dạy và học nghề, đồng thời xóa bỏ tư tưởng chỉ thích làm

Page 18: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

18

“thầy” không thích làm thợ nhằm tạo tính chủ động, tích cực, tự giác của người dân về học nghề và ý thức tự nổ lực học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức để đáp ứng yêu cầu xã hội và tăng cơ hội cho mình trong tìm kiếm việc làm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Để công tác đào tạo nghề thực sự có hiệu quả, hàng năm phải thực hiện tốt công tác điều tra, đánh giá chính xác số lượng, chất lượng nguồn lao động. Xác định cụ thể số lao động đã được đào tạo theo từng ngành nghề; số lao động chưa được đào tạo phân theo nhóm tuổi; nhu cầu sử dụng lao động đã đào tạo nghề của các doanh nghiệp.

- Trên cơ sở dữ liệu điều tra về lao động, việc làm, các cấp chính quyền cần tổ chức tốt công tác giới thiệu việc làm, tư vấn hướng nghiệp học nghề. Đặc biệt đối với học sinh mới học xong phổ thông hoặc vừa hoàn thành nghĩa vụ công an, quân sự và những lao động còn trẻ tuổi khác chưa có việc làm ổn định thì khuyến khích học trung cấp, cao đẳng nghề. Đối với những lao động đã được đào tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cần tổ chức đào tạo lại. Phấn đấu sau mỗi khóa đào tạo người học được trang bị kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc ở công việc hiện tại với năng suất lao động cao hơn hoặc tìm kiếm việc làm tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất lao động đào tạo ra không phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, không tìm được việc làm.

- Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề và chất lượng đào tạo toàn diện: gồm trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể lực, kỹ năng thực hành, ý thức kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp… Bên cạnh đó giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng cần có

cơ chế ràng buộc để giảm bớt gánh nặng chi phí cho cơ sở đào tạo và trách nhiệm đối với sản phẩm sau đào tạo.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách của nhà nước đối với cơ sở đào tạo nghề và đối tượng học nghề. Xây dựng chính sách hỗ trợ học nghề cho người lao động thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp khi thực hiện các công trình dự án. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm tăng thêm nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Xây dựng cơ chế chính sách tạo sự phối hợp chặt che giữa người sử dụng lao động với cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để tổ chức đào tạo theo hình thức đặt hàng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, sử dụng lao động; đảm bảo sau đào tạo người lao động được bố trí việc làm và phát huy tốt ngành nghề.

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động

- Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng các quy hoạch, trước hết là quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quy hoạch vùng khai thác mỏ sắt Thạch Khê cùng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.

- Tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Tĩnh để lấp đầy các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.

Đa dạng hoá huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực có tầm cỡ quốc gia, quốc tế; phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng, cơ

Page 19: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

19

khí, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng tạo môi trường thuận lợi, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhằm huy động tối đa nhu cầu sử dụng nguồn lao động; tạo cơ chế chính sách để khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân

Thứ tư, tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch, tìm hiểu và giới thiệu việc làm.

Xây dựng ngân hàng dữ liệu về cung cầu lao động và cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời cho cấp huyện, xã; tạo sự kết nối chặt che, cam kết có trách nhiệm giữa người đào tạo và người sử dụng; giữa yêu cầu của doanh nghiệp và nhà trường.

Thứ năm, thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm an sinh xã hội đối với lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp

- Tăng cường quản lý nhà nước về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Kịp thời khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng lao động và các quy định về bảo đảm tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Tổ chức cam kết giữa chính quyền với nhà đầu tư, chủ Doanh nghiệp về thực hiện các chính sách đối với người lao động như mức lương ban đầu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác khi cấp phép đầu tư.

- Cùng với đầu tư xây dựng, mở rộng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu tối thiểu của người lao động về nhà ở, nhà trẻ, điện, nước, dịch vụ y tế, an toàn vệ sinh lao động và đảm bảo cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần của người lao động.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có và tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội trong việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục ý thức, kỷ luật lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách bảo đảm an sinh xã hội đối với lực lượng lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm

- UBND tỉnh cần xây dựng chiến lược thu hút đầu tư phát triển nhiều hình thức sản xuất kinh doanh vào những vùng dồi dào nguồn lao động và đa dạng, phong phú về tài nguyên.

- Tổ chức đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách về lao động, việc làm; tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện tốt hơn các chính sách đã được ban hành; tập trung khắc phục những bất cập, yếu kém trong việc thực hiện chính sách đối với người lao động, trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo, bố trí, sử dụng lao động; nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách mới về lao động, việc làm phù hợp với đặc thù của địa phương Hà Tĩnh.

- Chủ động xây dựng, phát triển thị trường lao động; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh và cung ứng thị trường lao động trong nước, quốc tế. Trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, hoàn thiện nhân cách; chú trọng việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt cần có chính sách phân luồng đào tạo sau THCS, THPT theo hướng tăng cường đào tạo nghề, kịp thời cung ứng nguồn lao động cho xã hội./.

Page 20: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

20

T Ths. TRẦN THỊ BÍCH THỦY Khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, từ tất yếu khách quan, đoàn kết dân tộc đã

trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đó là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của cộng đồng người Việt.

Nhận thấy giá trị to lớn đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn trân trọng, xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và xem đây là một chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tình hình trong nước và thế giới, về dân tộc và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống đoàn kết của dân tộc, quan điểm đoàn kết dân tộc của Đảng tiếp tục được khẳng định và thể hiện ngày càng rõ trong các kỳ đại hội Đảng.

Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc”(1). Nếu đem so sánh với các Văn kiện trước đây của Đảng, quan điểm Đại hội XII về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc có một số điểm mới:

Về phương hướng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Thứ nhất, kế thừa và phát triển nhận thức của Đảng ta về phương hướng, nội dung phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc không dừng lại ở nâng cao nhận thức mà điều quan trọng là phải có những hành động cụ thể để phát huy vai trò của mọi yếu tố cấu thành sức mạnh của dân tộc, đó là “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(5). Đồng thời khắc phục những hạn chế trong phát huy nguồn lực, tiềm năng của nhân dân.

Thứ hai, quá trình xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc phải luôn tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc.

Quan điểm Đại hội XII là sự kế tiếp, nhưng có sự bổ sung mới so với quan điểm trước đó của Đảng, thể hiện ở các khía cạnh:

1. Trong xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc phải thừa nhận, chấp nhận, tôn trọng những điểm khác biệt trong cộng đồng xã hội, nhất là sự khác biệt về văn hoá của vùng, miền, dân tộc, tôn giáo.

2. Đảng nêu lên quan điểm tôn trọng sự khác biệt, nhưng không chấp nhận sự khác biệt đi ngược lại đạo lý nhân văn con người, giá trị truyền thống văn hoá, trái với lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc. Đây là quan điểm đúc rút từ kinh nghiệm đoàn kết của ông cha “cầu đồng, tồn dị”.

Sự khẳng định này có giá trị quan trọng trong định hướng hoạt động thực tiễn: chấn

ĐIỂM MỚI TRONG PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Page 21: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

21

chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện sai trái trong phân biệt, đối xử đang tồn tại trong xã hội ta; là cơ sở để đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hành động chia re, phá hoại đường lối, chủ trương, chia re khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động, thù địch; sâu hơn nữa là tạo cơ sở để toàn Đảng, toàn dân có sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Về nhiệm vụ và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Trên cơ sở kế thừa những nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội XI, căn cứ vào thực tiễn đất nước và thực trạng xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong những năm qua, Đại hội XII có bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp mới: Tiếp tục cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.

Đây là những nhiệm vụ, giải pháp được Đảng cụ thể hoá thêm, thể hiện sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng ta trong lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện phương hướng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; đảm bảo cho các chủ trương đó nhanh chóng đến được với các tầng lớp nhân và được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Những giải pháp này còn có giá trị tích cực thúc đẩy thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật

chất tinh thần của nhân dân và phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của mọi công dân trên tất cả các lĩnh vực.

Những quan điểm về đại đoàn kết dân tộc trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là sự tổng hợp sâu sắc thực tiễn và lý luận qua 30 năm đổi mới để tiếp tục hoàn thiện và phát triển đường lối, quan điểm đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Để những quan điểm về đại đoàn kết dân tộc trong đại hội lần này đi vào cuộc sống, phát huy được giá trị của nó, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước xác định rõ lợi ích của nhân dân, dân tộc ta ngày nay là độc lập, tự do, dân chủ và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, quan điểm củng cố, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc không thể chung chung mà phải gắn chặt với việc đảm bảo các lợi ích thiết thực đó.

Thứ hai, Nhà nước phải thấy được một trong những động lực thúc đẩy nhân dân tăng cường đoàn kết trong tình hình hiện nay là quyền làm chủ đất nước của nhân dân phải được tôn trọng. Do vậy, trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật phải luôn đảm bảo để nhân dân thực sự là người làm chủ vận mệnh của đất nước.

Thứ ba, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Theo đó, qua hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để góp phần làm cho mối liên hệ đó luôn bền chặt. Ý Đảng phải phù hợp với lòng dân.

Thứ tư, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ra đời phải xuất phát từ yêu cầu, bám sát cuộc sống và đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân.

Thực tế cho thấy rằng, khi một chính phủ, một nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phấn đấu vì lợi

Page 22: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

22

ích tối cao của dân tộc là độc lập, tự do và sớm mang lại quyền lợi cho toàn dân trước mắt và cả mai sau thì toàn dân se gắn bó đại đoàn kết thành một khối để bảo vệ sự trường tồn của nhà nước, của dân tộc và cũng là bảo vệ lợi ích chân chính của họ và con cháu họ mai sau.

Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài trong tâm thức họ đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay./.

________________ 1. Đảng Cộng sản Việt

Nam;Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII,Nxb CTQG, H, 2016, tr158

2. Đảng Cộng sản Việt Nam;Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI,Nxb CTQG, H, 2011, tr240.

về giá trị văn hóa truyền thống thông qua mạng lưới internet và các phương tiện khác.

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế tri thức, internet và thương mại điện tử,…biên giới, chủ quyền của các quốc gia chỉ còn ý nghĩa tương đối. Bản sắc văn hóa trở thành chỉ dẫn địa lý hết sức quan trọng cho các quốc gia, vùng miền, là biên giới mềm trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập; là sức mạnh giúp các cộng đồng tồn tại, vươn lên trong quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một yêu cầu cấp thiết, khách quan, đòi hỏi phải thực hiện song song với quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Hà Tĩnh hiện nay./.

__________________(1) Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB TĐBK

năm 2010 trang 1347.(2) Đề cương văn hóa 1943(3). Nghị quyết 33, Hội nghị Trung ương 9 khóa IX . (4) Năm 1998, Đảng bộ Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết

chuyên đề số 11/NQ-TU về Xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII

(5) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2010 – 2015) (6) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (2015 - 2020).(7) Đặc biệt, Hà Tĩnh có những di sản văn hóa đặc sắc được

UNESCO công nhận như: Truyện Kiều, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù (Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể, Ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp); (di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại).

(8). Chỉ tính riêng khu kinh tế Vũng Áng đến năm 2016 đã có các nhà đầu tư thuộc 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư; lúc cao điểm có gần 7000 lao động và chuyên gia nước ngoài (30.9/2015) đến làm việc và lưu trú. Ngoài ra, theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm có hàng chục ngàn lượt du khách quốc tế đến tham quan du lịch (riêng năm 2016 có 18.000 lượt khách); có hàng chục ngàn người Hà Tĩnh đang hợp tác lao động ở trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

(9) Năm 2016 Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 2267 vụ án tăng 1343 vụ so với năm 2004 (924 vụ). Cũng theo theo thống kê của cơ quan chức năng tính đến hết tháng 12/2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 891 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 20,5% (221 người) so với năm 2012. Tệ nạn đánh bạc cũng có xu hướng lây lan mạnh và ngày càng phổ biến, năm 2016, Công an Hà Tĩnh đã tiến hành bắt giữ 334 vụ 1395 đối tượng đánh bạc thu giữ hơn 4 tỷ đồng, tăng 25,5% số vụ (166) và 34,1% số đối tượng (355) so với năm 2015.

BÀN VỀ VIỆC GIỮ GÌN... Xem tiếp trang 14

Page 23: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

23

Một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản trong chương trình đào tạo ở Trường Chính

trị là “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”, nhà trường gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có quy định về nhiệm vụ đi nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên, học viên ở trường chính trị.

Đối với giảng viên, đã có quy định mức thời gian chế độ làm việc thành giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động khác trong đó có việc đi nghiên cứu thực tế (theo quy định tại Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21 tháng 04 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành Bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Nghiên cứu thực tế là một hoạt động hết sức cần thiết giúp cho giảng viên tăng cường thêm vốn kiến thức về thực tiễn làm cho bài giảng sinh động, thu hút được học viên, liên hệ mật thiết với vấn đề diễn ra trong cuộc sống.

Đối với học viên, nghiên cứu thực tế cuối khóa là một phần học trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính được nhà trường tổ chức vào cuối khóa học. Phần học này giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “học đi đôi với hành”. Mỗi khóa học, cuối khóa học, học

viên được nhà trường tổ chức đi nghiên cứu thực tế (thuộc Phần VII, theo Hướng dẫn số 134/HD-HVCTQG, ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) bao gồm: Nghiên cứu thực tế cuối khóa, ôn thi tốt nghiệp, thi tốt nghiệp hoặc viết tiểu luận cuối khóa thời lượng 96 tiết, trong đó thời gian đi nghiên cứu thực tế là 40 tiết (05 ngày). Kết thúc đợt đi thực tế, học viên phải viết bài thu hoạch về một chủ đề mà học viên đã lựa chọn, đăng ký. Nội dung các vấn đề nghiên cứu thực tế là những vấn đề cơ bản trong phần học của chương trình Trung cấp LLCT - HC, được tổ chức phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu, chương trình đào tạo của Học viện cũng như của nhà trường.

Qua các chuyến đi này, học viên se được thâm nhập vào đời sống thực tế để làm rõ hơn những kiến thức đã được các giảng viên giảng dạy, như: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; quá trình, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền các cấp, mô hình tổ chức các đô thị, thành phố; các khu công nghiệp; các mô hình điển hình sản xuất kinh doanh giỏi… Bên cạnh đó, học viên còn được về với các địa danh lịch sử để sống lại với những năm tháng hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta dưới ánh sáng soi đường của Đảng cộng sản Việt Nam để giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc; được tìm hiểu về đời sống và các phong tục tập quán của đồng bào

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRONG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

T Ths. LÊ ĐÌNH HÙNGPhó Trưởng Phòng NCKH -TT - TL

Page 24: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

24

các dân tộc thiểu số, để thấy được những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, cũng như ý nghĩa mà các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã đem lại. Thông qua những chuyến đi nghiên cứu thực tế này, học viên được chia sẻ có thêm những kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở để vận dụng một cách nhuần nhuyễn, tự tin và có phương pháp khoa học để giải quyết các công việc ở địa phương có hiệu quả, từ đó giúp họ trưởng thành hơn.

Mỗi chuyến đi đều để lại những kỷ niệm, sự trải nghiệm và khám phá. Được trải nghiệm trên những cung đường, cùng được ngắm những cảnh đep hùng vĩ của đất nước, thăm những thành phố mới, những vùng nông thôn thay da đổi thịt, những bản làng vùng cao khoe sắc mỗi độ xuân về là những trải nghiệm hết sức thú vị về cuộc sống. Nhưng điều quý trọng hơn nữa là sự kết nối, gắn bó giữa các học viên trong lớp, giữa thầy và trò, giữa nhà trường với địa phương, sự chân thành thấu hiểu cuộc sống ở những vùng còn khó khăn, sự thân thiện trong văn hóa ứng xử, những cách lễ tân ngoại giao, những tình cảm và sự trân trọng của nhân dân các địa phương dành cho cán bộ, giảng viên học viên nhà trường là những bài học kinh nghiệm, những điều đọng lại của mỗi chuyến đi nghiên cứu thực tế.

Từ tình hình nghiên cứu thực tế của học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường trong thời gian qua, xin có vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế của trường như sau:

Trước hết, cần đổi mới nhận thức về công tác nghiên cứu thực tế, phải coi đây là hoạt động thực tiễn, là nội dung bắt buộc được quy định trong Chương trình đào tạo trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Đời sống kinh tế - xã hội ở từng địa phương rất đa dạng, phong phú, luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng ngày. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta qua nghiên cứu thực tế là nắm bắt cập nhật tình hình và những thông tin kinh tế - xã hội của các địa phương, đơn

vị để vận dụng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương, đơn vị mình công tác. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu thực tế cũng chính là hình thức học tập, học trong thực tiễn cuộc sống.

Thứ hai, việc lựa chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chuyến nghiên cứu thực tế cũng là một điểm quan trọng. Cần thảo luận, bàn bạc dân chủ, kỹ lưỡng tạo sự thống nhất cao trong tập thể lớp để tổ chức chuyến đi nghiên cứu thực tế phù hợp.

Thứ ba, công tác chuẩn bị cũng hết sức quan trọng đảm bảo thành công cho chuyến đi nghiên cứu thực tế. Phải chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, phương tiện, chỗ ăn, nghỉ chu đáo. Trước khi đến các địa phương, chúng ta phải làm tốt công tác liên hệ, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về chương trình báo cáo với đoàn.

Thứ tư, không được đồng nhất việc đi nghiên cứu thực tế với việc đi tham quan du lịch. Trong chương trình đi nghiên cứu thực tế phải có nội dung học tập rõ ràng thiết thực và phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, yêu cầu đào tạo của nhà trường và gắn với thực tế nhiệm vụ công tác của học viên.

Thứ năm, phải thực hiện tốt việc hướng dẫn nội dung nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch và đánh giá báo cáo thu hoạch.

Đối với các dân tộc Phương Đông, một tấm gương sống có giá trị sức lay động mạnh hơn là các bài văn tuyên truyền. Tổ chức tốt các chuyến đi nghiên cứu thực tế, từ đó tạo niềm tin mạnh me vào các chủ trương, chính sách và quyết tâm thực hiện, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh me để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước trên các lĩnh vực là rất cần thiết .Với mục đích, ý nghĩa đó, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường, chúng ta cần tổ chức thực hiện hoạt động này một cách khoa học, phù hợp./.

Page 25: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

25

Văn hóa truyền thống của dân tộc ta được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Dù mức độ nhận thức và hành vi khác nhau nhưng mỗi người Việt Nam đều có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đó, góp phần giữ gìn sự trường tồn của dân tộc.

Trong rất nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc thì đối với người học, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cơ bản thể hiện ở hai nét đep. Đó là truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo.

Hiếu học và tôn sư trọng đạo là hai khái niệm khác nhau, có chủ thể và đối tượng khác nhau, có nội hàm khác nhau nhưng gắn bó chặt che và có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và tác động lẫn nhau.

Hiếu học là có nhu cầu rất cao về việc tiếp thu tri thức, là chăm chỉ học tập, có thái độ và động cơ đúng đắn trong học tập. Vì hiếu học, người học se ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện nhu cầu học tập và tìm hiểu tri thức mới. Khi người học tìm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng bởi lượng kiến thức lý luận vững chắc, thông tin thực tiễn sâu rộng, kỹ năng đa dạng từ người thầy; được thuyết phục bởi sự truyền đạt, phân tích, giải thích từ người thầy, nhu cầu hiểu biết của người học se được đáp ứng (hiếu học) thì cũng là lúc xuất hiện tình cảm đối với người đã giảng dạy, dìu dắt mình. Trên cơ sở tiếp thu những tri thức từ người thầy, cảm nhận được sự uyên thâm giàu có về tri thức, cảm nhận được tình cảm trong sáng và tư cách đạo đức cao cả của người thầy, sự kính trọng, biết ơn se xuất hiện ở người học. Đó là tình cảm “tôn sư trọng đạo”. Từ hiếu học, người học se tôn trọng yêu quý người thầy. Từ yêu quý người thầy, người học lại càng có nhu cầu học tập, tiến bộ. Hiếu học và tôn sư trọng đạo là hai truyền thống khác nhau nhưng có

quan hệ mật thiết không thể tách rời và đó là hai yếu tố quan trọng để giúp cho mỗi con người, nhất là người cán bộ đảng viên rèn luyện, học tập, làm giàu tri thức, vốn hiểu biết và kỹ năng công việc để đảm đương tốt hơn vị trí việc làm được giao. Vì vậy, đối với Trường Chính trị, với đặc thù đối tượng đào tạo là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đa số là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thì việc rèn luyện tinh thần hiếu học và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo lại càng có ý nghĩa khi cách mạng đang đặt ra nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới.

Việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo đối với học viên trường chính trị được thể hiện trước hết ở việc xác định đúng đắn mục đích động cơ học tập. Đó là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”(1) để từ đó, mặc dù đã có trình độ chuyên môn và vị trí công tác xã hội khá cao nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Họ chủ động bố trí công việc cá nhân, đến lớp đầy đủ, nghe giảng, thảo luận, đi nghiên cứu thực tế, viết bài thu hoạch theo quy định của chương trình, đáp ứng yêu cầu và chấp hành sự hướng dẫn của giảng viên.

Để đáp ứng nhu cầu tiếp thu tri thức mới, trong điều kiện hiện nay, đối với học viên Trường Chính trị, hiếu học không chỉ là học trên lớp, nghe giảng, ghi chép theo cách truyền thống, mà dưới sự hướng dẫn của người thầy, người học se tìm hiểu tri thức ở giáo trình, ở các kênh thông tin khác theo yêu cầu của chương trình và nhu cầu bản thân. Hiếu học phải được thể hiện ở việc họ luôn luôn ý thức và thực hành nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, liên hệ tri thức sách vở với sự vận động của thực tiễn. Học trong thực tiễn, học trong giáo trình, học từ những thành công và từ những thất bại của cá nhân, tổ chức khác để bản thân mình luôn hoàn thành

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG HỌC VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

T Ths. GIAO THỊ CHÂU Trưởng phòng Đào tạo

Page 26: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

26

tốt nhiệm vụ được giao, không mắc phải sai lầm, khuyết điểm.

Để giúp học viên giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu này, ngoài nhu cầu tự thân có từ truyền thống dân tộc, nó tiềm ẩn trong mỗi học viên, với tư cách là cơ quan đào tạo và quản lý con người, nhà trường cũng phải hết sức chăm lo, quan tâm để giữ gìn và phát huy các giá trị này trong hiện tại và tương lai một cách thực chất và bền vững.

Trước hết, phải nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học viên.

Thông qua hệ thống tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, học viên phải được tổ chức, rèn luyện để thực hiện nghiêm quy chế đào tạo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành. Thực hiện nội quy nhà trường, nội quy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị; quy định của lớp học, của giảng viên... Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nếp sống văn hóa văn minh nơi công sở.

Việc thực hiện tốt những quy định này se đảm bảo mọi học viên của nhà trường thực hiện đúng nề nếp học tập, tích cực rèn luyện, tôn trọng cơ sở đào tạo là yếu tố nền tảng của các nét đep văn hóa.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý học viên.

Thực tế, sự chăm chỉ học tập của học viên không thể hoàn toàn trông chờ vào sự tự giác mà phải tăng cường sự quản lý của nhà trường theo quy chế. Khi có sự quản lý chặt che, học viên se đi học đầy đủ, se nghiêm túc trong các buổi học. Do đó, lượng tri thức mà người thầy truyền đạt se được họ tiếp thu một cách có hệ thống. Khi đó lượng kiến thức mà họ thu được se nhiều hơn. Nó hoàn toàn trái ngược với việc buông lỏng quản lý, dẫn đến việc học không nghiêm túc và không tiếp thu đầy đủ nội dung truyền đạt của người thầy. Vì thế người học cũng không có được trách nhiệm và tình cảm, nên tôn sư trọng đạo không có căn cứ bền vững và tình cảm thật sự chân thành để tồn tại.

Để thực hiện tốt công tác quản lý học viên, cần có sự tham gia rất sâu sắc và thực chất của Ban Giám hiệu, các khoa phòng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ nhân

viên nhà trường và sự phối hợp tích cực của các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có người được cử đi học. Trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc liên quan tới học viên, phải đứng trên quan điểm thực hiện nghiêm nội quy quy chế, trên tinh thần đồng chí, giải quyết công việc có tình, có lý, thái độ và lời nói thể hiện sự tôn trọng học viên, có hiệu lực, hiệu quả. Cuộc sống riêng của cán bộ giảng viên nhà trường phải chuẩn mực, có tác dụng làm gương để học viên tin tưởng, quý mến và noi theo.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng vững mạnh.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có vai trò quyết định nâng cao chất lượng đào tạo. Ở họ, không chỉ là người cung cấp và khơi nguồn sáng tạo cho học viên mà phải là tấm gương mẫu mực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, khoa học, nghiêm túc, tận tụy, cống hiến. Để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, trước hết nhà trường cần phải chăm lo đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho họ thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tập huấn và tổ chức nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học…

Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường phải chăm lo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho họ thấm nhuần các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ và vai trò người giảng viên của nhà trường, để từ đó mỗi cán bộ giảng viên nỗ lực học tập, rèn luyện, theo tinh thần hiếu học của dân tộc mà nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, lòng yêu nghề và trách nhiệm công việc. Cùng với việc phát huy tình thần tự giác, chủ động, sáng tạo, Ban Giám hiệu nhà trường cần phải tổ chức quản lý thực hiện tốt quy chế đào tạo; cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giảng dạy, khắc phục triệt để tính hình thức, chủ quan, giáo điều trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học./.

__________(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1996,

t.5, tr.684

Page 27: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

27

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1/2016) có nhiều điểm mới về

lý luận, phản ánh bước chuyển biến trong nhận thức của Đảng đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước; trong đó, vấn đề dân chủ, phát huy dân chủ tiếp tục được Đảng ta quan tâm, chú trọng, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Một là, Đảng ta ngày càng đề cao tầm quan trọng của vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ

Ngay trong chủ đề của Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng cũng là chủ đề của Đại hội XII) thành tố: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa” được xếp ở vị trí quan trọng thứ hai trong chủ đề và đưa thành tố “dân chủ xã hội chủ nghĩa” là điểm mới so với chủ đề Đại hội XI (2011). Điều này thể hiện vị trí quan trọng của dân chủ trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; “phát huy dân chủ” là thành tố hiện hữu, xuyên suốt toàn bộ nội dung Báo cáo chính trị.

Cùng với chủ đề của Đại hội, vấn đề dân chủ được trình bày thành một mục độc lập trong phần XIII của Báo cáo chính trị với tiêu đề: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”. Cho thấy bước phát triển trong nhận thức của Đảng ta về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, phát huy mạnh me quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định và làm rõ trong Văn kiện.

Hoàn thiện, phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân được Đảng coi là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới; khẳng định dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, dân chủ là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp phát triển phát triển đất nước. Hoàn thiện, phát huy dân chủ phải gắn với phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bởi chủ thể của mọi quyền lực là nhân dân và thực hành dân chủ cũng là nhân dân. Việc bổ sung thành tố “hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” trong mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XII thể hiện sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ của Đảng không chỉ về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà còn về vai trò to lớn của dân chủ, vì không phát huy quyền dân chủ, không phát huy quyền làm chủ của nhân dân se làm triệt tiêu động lực của cách mạng và se không có chủ nghĩa xã hội.

Tiếp tục quán triệt tinh thần của Đại hội XI, Đại hội XII khẳng định cần “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đây là sự thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta về bản chất chế độ dân chủ ở nước ta đã được hiến định trong Hiến Pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII

T Ths. PHAN THỊ ÁI VÂN Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Page 28: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

28

nhân dân, vì nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nghĩa là khi hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước đều phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực, do vậy, nhân dân phải có quyền và nghĩa vụ, quyền hạn, cống hiến và hưởng thụ gắn bó chặt che với nhau. Những thành tựu đạt được hơn 70 năm qua của cách mạng Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới, đã chứng minh điều đó.

Từ nhận thức đúng đắn về dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đại hội XII đã chỉ ra những yếu kém trong việc phát huy dân chủ đó là: “quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tình hình thức…”, “Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ”. Đồng thời đã khẳng định những nội dung cơ bản của việc phát huy dân chủ của nhân dân: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện” và để thực hiện được điều đó Đại hội XII đã chỉ ra cần phải: “Tập trung xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”; nhà nước phải “Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội”; “Thể chế hóa và

thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ba là, phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội.

Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo hệ thống chính trị thực hành dân chủ trong xã hội. Vì vậy, vai trò “hạt nhân” của Đảng được thực hiện rất rõ trong đời sống xã hội. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng se tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên vận dụng, thực hành ở từng cơ quan , đơn vị, tổ chức, là tầm gương cho việc thực hiện và phát huy dân chủ trong xã hội. Nó cũng góp phần khắc phục bệnh độc đoán, chuyên quyền, tự do vô kỷ luật…, đang làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đảng. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “then chốt” là xây dựng Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Không làm được điều đó, chúng ta khó có thể nói đến bản chất tốt đep, tình ưu việt của chế độ dân chủ XHCN ở nước ta; khó có thể phát huy cao nhất quyền lực chính trị, xã hội của quần chúng nhân dân trong đời sống hiện thực.

Như vậy, dân chủ và phát huy dân chủ là vấn đề được Đảng coi trọng bởi nó vừa thể hiện bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XII trên cơ sở kế thừa những thành tựu trong nhận thức về dân chủ từ những đại hội trước, có bổ sung thêm nhiều điểm mới góp phần làm đầy đủ, sáng tỏ hơn vấn đề này, nhằm khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân./.

Page 29: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

29

Đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trọng của hoạt động quản lý đạo tạo tại các

cơ sở đào tạo nói chung và của các trường chính trị tỉnh, thành phố nói riêng. Đánh giá sát đúng công tác đào tạo, bồi dưỡng se giúp nhà trường đo lường kết quả đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học khi tham gia một khóa đào tạo, bồi dưỡng; là cơ sở để xác định chất lượng giảng dạy của giảng viên; xác định mức độ phù hợp của nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu của người học; biết được mục tiêu đào tạo đã đạt được ở mức độ nào. Trên cơ sở đó, se có căn cứ để điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách phù hợp nhất. Để thực hiện tốt hoạt động đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá chương trình, tài liệu là quá trình xem xét, nhận xét trên các khía cạnh về nội dung, hình thức của chương trình, tài liệu để xác định xem nó có phù hợp với mục tiêu, đối tượng, trình độ đào tạo, bồi dưỡng; có đảm bảo tính thống nhất, khoa học và tính thực tiễn hay không để từ đó đề xuất điều chỉnh, bổ sung, cập nhật thêm các nội dung cho phù hợp.

Để làm được điều đó, sau mỗi khóa học nhà trường phải tổ chức lấy ý kiến đánh giá của giảng viên và học viên đối với chương

trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về mức độ phù hợp của chương trình, tài liệu với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và tình hình phát triển của địa phương trên các mặt: thời lượng học tập, kết cấu chương trình và tài liệu học tập; việc cập nhật các chủ trương chính sách mới trong chương trình, tài liệu; tính thống nhất, khoa học, tính ứng dụng của chương trình, tài liệu.

Thông qua việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhà trường se điều chỉnh kịp thời cách thức tổ chức quản lý, việc bố trí nội dung, chương trình; chỉ đạo cập nhật, bổ sung vào chương trình và bài giảng những thông tin cần thiết sát với tình hình kinh tế - xã hội địa phương và yêu cầu của đối tượng; kiến nghị viết bổ sung tài liệu; điều chỉnh việc sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên

Giảng viên là người có vai trò quyết định đến mức độ thành công của khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá giảng viên là cơ sở để lựa chọn và phát huy được năng lực, sở trường của giảng viên và quản lý công tác giảng dạy tốt hơn. Vì vậy, đánh giá giảng viên phải được xem là yêu cầu bắt buộc hàng năm của nhà trường. Để đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá trên các mặt như: kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên; phẩm chất đạo đức của giảng viên; trách nhiệm trong

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG - NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CẦN THỰC HIỆN THƯỜNG XUYÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ

T Ths. THÁI THỊ HIỀN Chuyên viên Phòng Đào tạo

Page 30: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

30

giảng dạy của giảng viên; phương pháp giảng dạy của giảng viên; kỹ năng hướng dẫn học viên tự học tập, nghiên cứu; phương pháp kiểm tra, đánh giá học viên của giảng viên...

Để làm được điều đó, hàng năm Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn tổ chức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên thông qua việc kiểm tra giáo án giảng dạy, giáo án thảo luận của giảng viên; tổ chức thông qua bài giảng; tổ chức dự giờ, thao giảng để đánh giá kỹ năng thể hiện nội dung bài giảng trên lớp, kỹ năng sư phạm, kỹ năng sử dụng phương tiện hỗ trợ, kỹ năng hướng dẫn học viên thảo luận, tự học tập, tự nghiên cứu; tổ chức sinh hoạt chuyên môn để nhận xét, đóng góp ý kiến vào bài giảng cho mỗi giảng viên. Mặt khác, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra cho học viên các lớp mà giảng viên trực tiếp giảng dạy để thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá giảng viên sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng. Sau đánh giá phải có kế hoạch để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Thứ ba, đánh giá chất lượng học tập của học viên

Chất lượng học của người học phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: động cơ học tập; khả năng tiếp thu, lĩnh hội và sáng tạo của người học. Đặc biệt, chất lượng của người học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giảng dạy của người thầy.

Đối với việc đánh giá hoạt động học của học viên, thông qua các buổi học trên lớp, giảng viên phải quan sát tinh thần, thái độ học tập của học viên; trong quá trình giảng dạy, phải thường xuyên nêu vấn đề, đưa ra các tình huống và tổ chức cho học viên thảo luận để nắm bắt được trình độ và những sáng tạo trong quan điểm và nhận thức của học viên về các vấn đề được nghiên cứu học tập; khi

tổ chức thi, kiểm tra phải ra đề thi dưới dạng vấn đề mở, tổng hợp, mang tính vận dụng lý luận vào giải quyết tình huống thực tiễn nhằm khuyến khích khả năng vận dụng và sáng tạo của học viên; phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá học viên phù hợp với từng đối tượng trên các mặt như: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Thứ tư, xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng

Chất lượng của khóa đào tạo, bồi dưỡng không chỉ thể hiện ở điểm số, kết quả xếp loại học tập cuối khóa của học viên hay số lượng lớp, số lượng học viên hàng năm nhà trường đào tạo, bồi dưỡng được, mà chất lượng thực chất của khóa đào tạo, bồi dưỡng nằm ở việc đạt được mục tiêu của cả người học, người dạy, cơ sở đào tạo và cơ quan cử người đi học, cụ thể: người học đạt được các kỳ vọng của mình, thu được kiến thức, kỹ năng và tri thức cần thiết phục vụ công việc; cơ quan cử cán bộ đi học hài lòng về kết quả thực hiện công việc sau khi người học trở về đơn vị công tác; giảng viên đạt được mục tiêu giảng dạy đặt ra. Đây là một vấn đề phức tạp, đỏi hỏi phải có sự vào cuộc, sự tham gia của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, để làm tốt nội dung đánh giá này, ngoài sự nổ lực thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên, thì nhà trường phải thường xuyên phối hợp với Ban thường vụ cấp ủy nơi cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng các tiêu chí cụ thể nhằm tổ chức đánh giá một cách khoa học, chặt che.

Muốn vậy, trước khi cấp ủy cử cán bộ đi học phải kèm theo bản đánh giá cho mỗi cá nhân trên các mặt như: năng lực công tác; trình độ hiểu biết về lý luận; kỹ năng điều hành và giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương; đạo đức, tư cách người cán bộ, đảng viên. Bản đánh giá này se được lưu trữ theo hồ sơ học viên trong quá trình tham gia khóa học.

Xem tiếp trang 43

Page 31: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

31

T Ths. NGUYỄN THỊ THẢO LINH Khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

Ở HÀ TĨNH

Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật,

không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được nhà nước uỷ quyền) cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý, bao gồm các loại hình cơ bản như sau: các hoạt động cấp các loại giấy phép; hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực; hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của nhà nước; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính; hoạt động giữ gìn trật tự an ninh công cộng của cảnh sát,... “Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”(1)

Ngày nay, khi kinh tế thị trường và nền dân chủ phát triển thì quan hệ giữa nhà nước và công dân cũng có sự thay đổi. Các hoạt động quản lý hành chính của nhà nước được điều chỉnh theo hướng nhằm phục vụ công dân ngày một tốt hơn. Các kết quả hoạt động quản lý trực tiếp – như cấp phép, giải quyết hồ sơ… hay gián tiếp như giữ gìn trật tự an toàn xã hội, truy bắt tội phạm… trở thành những điều kiện pháp lý cần thiết để công dân với tư cách là chủ thể xã hội có thể giao dịch, làm ăn sinh sống bình thường với nhau. Các hoạt động quản lý

của nhà nước không đứng ngoài các quá trình kinh tế xã hội mà phải là nhân tố hỗ trợ tích cực cho các chủ thể và các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Các hoạt động quản lý có liên quan trực tiếp tới các tổ chức và công dân phải được tiến hành nhanh, thuận lợi; công dân đến giao dịch phải được các cơ quan và công chức nhà nước giải quyết công việc với tinh thần phục vụ của một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động”.

Nhận thức rõ thực trạng cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính nói chung, dịch vụ hành chính công nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định một trong ba nhiệm vụ đột phá: “Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;…”(2). Nhờ đó, dưới sự dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự tham gia của các ngành, các cấp và các địa phương, công tác cải cách hành chính (CCHC) Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nói riêng, dịch vụ công nói chung.

Thứ nhất, về cải cách thủ tục hành chính: Việc giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: Tình trạng hồ sơ giải quyết chậm trễ đã giảm hẳn so với những năm trước, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức tận tình, chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm giải

Page 32: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

32

trình trong việc thực hiện TTHC, kiểm soát quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ được tăng cường; có phiếu biên nhận hồ sơ và hen trả kết quả; có sổ theo dõi tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả; có văn bản nêu rõ lý do gửi cho đối tượng thực hiện TTHC trong trường hợp gia hạn thời gian giải quyết, đề nghị bổ sung, hoàn thiện hoặc từ chối giải quyết hồ sơ … Đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính: “Từ 2011-2017, cấp tỉnh thẩm định 453 dự thảo văn bản QPPL và góp ý 427 dự thảo văn bản QPPL; cấp huyện thẩm định 257 dự thảo văn bản QPPL”(3) đảm bảo việc ban hành văn bản đúng thể thức, thẩm quyền và có tính khả thi cao. Đối với hoạt động Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: “Từ năm 2011 - 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của 03 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã). Trên cơ sở đó, đã thực hiện đơn giản hóa trên 1.242 TTHC, nhóm thủ tục hành chính”(4). Riêng năm 2015 có “643 TTHC được đơn giản hóa về thành phần hồ sơ; ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã cơ bản đáp ứng mục tiêu giảm ½ thời gian giải quyết các TTHC (cấp tỉnh đạt 50,5%; cấp huyện đạt 51,1%; cấp xã đạt 48,9%)”(5). Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn, tránh phiền hà, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch cần thiết.

Thứ hai, về sửa đổi, bổ sung; công bố và ban hành thủ tục hành chính

Từ năm 2011 - 2016, “UBND tỉnh đã ban hành 63 Quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC) thuộc các ngành Công thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại vụ, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,

Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Y tế bao gồm 1241 TTHC mới, 357 TTHC được sửa đổi, bổ sung, 431 TTHC bị hủy bỏ, bãi bỏ”(6). Năm 2016 và quý I/2017 đã “kiểm soát chất lượng và cho ý kiến 52 dự thảo Quyết định công bố TTHC”(7).

Hiện nay, Hà Tĩnh có 1.819 TTHC liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp; trong đó có 1.367 TTHC thuộc phạm vi giải quyết của 19 Sở, ban, ngành cấp tỉnh; 285 TTHC cấp huyện và 167 TTHC cấp xã”(8). Tất cả các TTHC được niêm yết, công khai đầy đủ, kịp thời tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, đồng thời đăng tải trên trang cổng thông tin của các cơ quan, đơn vị; công khai trên cổng dịch vụ công trực tuyến của UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, về tổ chức và quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Về Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

100% số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Hiện nay, có “20/22 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trong đó có 20/20 đơn vị thực hiện một cửa, đạt 100%; 13/13 đơn vị hành chính cấp huyện; 262/262 đơn vị hành chính cấp xã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông”(9).

Thực hiện mô hình này, “năm 2016, tổng số hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết ở 03 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là 1.263.612 hồ sơ, cụ thể: Cấp tỉnh tiếp nhận 67.852 hồ sơ; UBND cấp huyện tiếp nhận 98.704 hồ sơ; UBND cấp xã tiếp nhận 1.097.056 hồ sơ.”(10).

Page 33: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

33

- Về thực hiện dịch vụ công trực tuyếnĐể nâng cao hiệu quả giải quyết thủ

tục hành chính, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức dịch vụ công trực tuyến, đến tháng 6-2015 đã có 240 dịch vụ công mức 3 công bố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.

Đến cuối năm 2016, “100% các thủ tục hành chính được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh ở mức độ 2; 100% các trang/cổng thông tin của các đơn vị đã cung cấp bộ thủ tục hành chính ở mức độ 2 thuộc thẩm quyền của đơn vị. Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được xây dựng và đưa vào vận hành, tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và 5 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của các cơ quan trong tỉnh. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được triển khai có hiệu quả tại 5 đơn vị: Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ngân ngành Nhà nước tỉnh và Sở Tài chính”(11).

Thứ tư, về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức được UBND tỉnh và các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra công vụ, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Đã chuyển đổi vị trí công tác đối với 1.887 công chức, viên chức theo quy định.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức được tăng cường: Từ năm 2011 – 2016, Trường Chính trị Trần Phú đã phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính: 4.491 học viên; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: 2.441 học

viên; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính: 666 học viên; liên kết với Học viện Chính trị khu vực I đào tạo cao cấp lý luận chính trị: 665 học viên; liên kết với Học viện Hành chính đào tạo Đại học Hành chính và Đại học Xây dựng Đảng cho 157 học viên; liên kết với trường Cao đẳng An ninh nhân dân I: 239 học viên; thực hiện các chương trình bồi dưỡng bổ sung kiến thức, kỹ năng cho 13.213 học viên(12). “Từ 2010 -2015 tỉnh cử 912 công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trong đó cho đi đào tạo tiến sỹ 63 người; tổ chức bồi dưỡng trên 500 lượt người về kiến thức công nghệ thông tin cho công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã”(13).

Nhìn chung năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao; Thái độ, phong cách làm việc, tiếp xúc, giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng tốt hơn.

Theo số liệu khảo sát thực trạng tại 13 huyện, thành phố, thị xã, mức độ hài lòng của người dân đối với các loại dịch vụ hành chính công tương đối cao: Với 1.300 phiếu khảo sát, dịch vụ cấp chứng minh nhân dân có 1.099/1.300 phiếu hài lòng và rất hài lòng chiếm 84,5,1%; dịch vụ chứng thực có 1.161/1.300 phiếu hài lòng và rất hài lòng chiếm 89,3%; dịch vụ cấp các loại giấy chứng nhận có 1.133/1.300 phiếu hài lòng và rất hài lòng chiếm 87,2%(14) .

Các chỉ số về cải cách hành chính (PAR Index), hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tính từ năm 2012 đến nay tương đối ổn định và tương đối cao (Bảng 6.2); Riêng về các nội dung của chỉ số PAPI trong mấy năm liền tỉnh Hà Tĩnh luôn đứng tốp đầu, cụ thể: 1) Về chỉ số nội dung 1: “tham gia của người dân cấp cơ sở”, đạt 14,5%, đứng thứ nhất; 2) Về chỉ số nội dung 2: “công khai minh

Page 34: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

34

bạch”, xếp thứ nhất; 3) Về chỉ số nội dung 3: “trách nhiệm giải trình với người dân”, xếp thứ nhất; 4) Về chỉ số nội dung 4: “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh xếp thứ 6; 5); Về chỉ số nội dung 5: “thủ tục hành chính công”, xếp thứ 4, qua 5 năm (2011-2015) Hà Tĩnh luôn nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất từ năm 2011; 6) Về chỉ số nội dung 6: “Cung ứng dịch vụ công”, xếp thứ 17 (15).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển dịch vụ hành chính công ở Hà Tĩnh thời gian qua vẫn còn gặp phải một số vấn đề:

Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện cải cách dịch vụ hành chính còn mang tính chung chung, chưa cụ thể; nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ, chính quyền các cấp và một bộ phận cán bộ, công chức về dịch vụ hành chính công chưa thật sự đầy đủ, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ hai, chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là cấp xã. Công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức còn mang tính hình thức, chưa phát huy trách nhiệm người đứng đầu. Còn tồn tại tình trạng cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Thứ ba, việc chỉ đạo, quán triệt triển khai năm dịch vụ công trực tuyến tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm. Dịch vụ công trực tuyến của một số TTHC đã được cung cấp nhưng do chưa tuyên truyền tốt nên người dân và doanh nghiệp khai thác còn hạn chế

Thứ tư, sự phối hợp công tác giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương chưa thật sự đồng bộ dẫn đến tình trạng bị động, vướng mắc trong xử lý công việc, kéo dài thời gian thực hiện công việc.

Thứ năm, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số cơ quan, đơn vị chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc chưa cao, chưa đảm bảo theo quy định. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là ở cấp xã.

Để giải quyết có hiệu quả những vấn đề đang đặt ra cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công công ở Hà Tĩnh cần thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về dịch vụ hành chính công, trước hết là trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, chuyển từ tư duy “quản lý” sang tư duy “phục vụ”. Công tác cải cách dịch vụ hành chính công phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của CCHC, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với phương châm là thường xuyên, kiên trì, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; phải coi cải cách dịch vụ hành chính công là nhiệm vụ cấp bách có tính chất đột phá tạo phát triển bền vững đồng thời tạo điều kiện cho người dân thể hiện tốt vai trò giám sát đối với họat động của đội ngũ cán bộ, công chức, các dịch vụ công và cơ quan hành chính nhà nước. Xác định chủ thể những lợi ích của cải cách hành chính công trên hết, trước hết đó là nhân dân, là doanh nghiệp. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt là phải luôn luôn lấy sự hài lòng của nhân dân, tổ chức làm thước đo cho hiệu quả công tác cải cách dịch vụ hành chính công đúng tinh thần “xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động ”. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện cải cách dịch vụ hành chính công.

Page 35: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

35

Công tác tuyên truyền phải thông qua nhiều hình thức với những giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực, đồng bộ và cần được triển khai sâu rộng. Phát huy tối đa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng và một số hình thức khác như: bản tin của các cơ quan, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, đối thoại trực tiếp, hội nghị phổ biến quán triệt, họp thôn, tổ dân phố. Duy trì ổn định tiến tới mở rộng các chuyên mục, chuyên trang về cải cách dịch vụ hành chính trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, UBND cấp huyện. Thiết lập mục hỏi - đáp và trả lời ý kiến của người dân về TTHC của cơ quan, đơn vị,... Đẩy mạnh việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo các cấp, lãnh đạo các ngành, địa phương với nhân dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc, kiến nghị liên quan đến TTHC,...

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ công chức trực tiếp cung ứng dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và công dân. “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(16). Không có đội ngũ CBCC đủ năng lực hoạch định chính sách, dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khó có được những thể chế, chính sách theo kịp và định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Do vậy, thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức; nhất là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; lấy công việc và hiệu quả công việc làm tiêu chí lựa chọn

nhân sự. Thi tuyển phải thực sự khách quan, công tâm và công bằng.

Thực hiện bố trí, sử dụng nhân sự theo cơ chế giao việc, khoán việc và quy trách nhiệm đến cùng.

Có thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với những CBCC không đáp ứng được công việc. Kiên quyết đưa ra khỏi nền công vụ những người không làm được việc để bảo đảm trong cơ quan nhà nước thực sự chỉ có người làm được việc và cống hiến cho cơ quan, đơn vị.

Thực hiện đánh giá công chức dựa trên hiệu quả công việc. Bảo đảm tính công bằng trong đánh giá, không đánh đồng và đồng nhất kết quả đánh giá giữa các đối tượng công chức khác nhau và giữa các công chức chuyên môn với công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý bảo đảm tính công bằng và tạo động lực thực sự các phong trào thi đua

Thứ ba, Tiếp tục kết nối, đồng bộ mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành tác nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là trong cung ứng dịch vụ công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ hành chính công se nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ, tạo ra một diện mạo mới của Nhà nước trong quan hệ với các tổ chức và công dân. Trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

Thông qua các kênh cung cấp cho người dân các thông tin về hoạt động dịch vụ hành chính công của Nhà nước.

Sử dụng công nghệ thông tin để liên kết dữ liệu của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phối hợp cung ứng dịch vụ công cho công dân bằng cách hình thành một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất, bản thân các cơ quan hành chính có thể sử dụng hệ thống dữ liệu chung mà không mất thời gian thu thập lại những thông tin này.

Page 36: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

36

Phát triển mối quan hệ bên trong các cơ quan nhà nước cung ứng dịch vụ hành chính công.

Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức những kiến thức mới, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Tổ chức kiểm tra năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức trên toàn tỉnh.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sáng tạo về CNTT trong quá trình thực thi công vụ; tăng cường các hoạt động xã hội hóa trong đầu tư; ứng dụng mạnh các dịch vụ công cộng trực tuyến trên địa bàn.

Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của hoạt động giao dịch một cửa, một cửa liên thông. Để làm được điều này trước hết cần xoá bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Thực thi việc đơn giản hoá các TTHC theo thẩm quyền, đẩy mạnh hoạt động của Bộ phận một cửa, của cơ quan có chất lượng, tránh hình thức. Thứ hai, Đảng ủy, chính quyền địa phương cần chú trọng vào cải cách bộ máy hành chính nhà nước địa phương. Việc bố trí cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ là khâu hết sức quan trọng. Cán bộ ở bộ phận này là người trực tiếp làm việc, giao dịch với nhân dân nên ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức còn phải có kỷ năng giao tiếp và có thái độ mang tính phục vụ nhân dân cao để tránh và chấm dứt tình trạng mang tính hách dịch, giây phiền hà đến nhân dân và khách hàng.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ. Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhằm phát hiện những cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng trong toàn tỉnh; kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tại các sở,

ngành, địa phương để có hướng khắc phục, tháo gỡ trong tổ chức thực hiện. Đồng thời ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện CCHC nói chung, hành chính công nói riêng./.

________________1. Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-

CP ngày 13/6/2011 của Chính Phủ: Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

2. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII

3. Tổng hợp BC số 291/BC-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 30 tháng 6 năm 2015; BC số 152/ BC- SNV của Sở Nội vụ Hà Tĩnh ngày 09 tháng 12 năm 2016; BC số 89/BC-SNV của Sở Nội vụ Hà Tĩnh ngày 13 tháng 3 năm 2017

4. Tổng hợp từ BC số 01/BC/UBND tỉnh ngày 24/3/2017 về Tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016; BC số 291 /BC-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 30 tháng 6 năm 2015

5. BC số 291 /BC-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 30 tháng 6 năm 2015

6. Tổng hợp từ BC số 152/ BC- SNV của Sở Nội vụ Hà Tĩnh ngày 09 tháng 12 năm 2016; BC số 89/BC-SNV của Sở Nội vụ Hà Tĩnh ngày 13 tháng 3 năm 2017.

7. BC số 152/ BC- SNV của Sở Nội vụ Hà Tĩnh ngày 09 tháng 12 năm 2016

8. http://hatinh.gov.vn9. ttp://hatinh.gov.vn10. BC số 152/ BC- SNV của Sở Nội vụ Hà

Tĩnh ngày 09 tháng 12 năm 201611. C số 152/ BC- SNV của Sở Nội vụ Hà

Tĩnh ngày 09 tháng 12 năm 201612. Nguồn: Trường Chính trị Trần Phú13. BC số 291/BC-UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày

30 tháng 6 năm 201514. Tổng hợp từ http://papi.org.vn và http://

moha.gov.vn.15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị

Page 37: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

37

Nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương

nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố như dân số, khoa học công nghệ, tập quán, truyền thống văn hóa, chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước… Trong đó, dân số, cơ cấu dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm.

Trong nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã tích cực triển khai thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2016, dân số Hà Tĩnh là 1.266.720 người, trong đó, khu vực thành thị: 230.200 người (chiếm 18,17%), khu vực nông thôn: 1.036.620 người (chiếm 81,83%). Nếu so với cách đây 10 năm (năm 2006), thì quy mô dân số Hà Tĩnh hiện nay giảm 29.935 người(1). Tỷ suất sinh thô toàn tỉnh giảm từ 29,09‰ (năm 1993) xuống còn 15,56‰ (năm 2014); số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 3,9 con (năm 1993) đã giảm xuống 2,65 con/phụ nữ (năm 2015) – giảm 30%(2). Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong mười năm 2006- 2015 là 0,1%/năm… Kết quả chung đó góp phần ổn định xã hội, tạo thêm cơ hội cho nhiều gia đình có điều kiện vượt qua khó khăn vươn lên giàu có; trẻ em được nuôi dạy tốt hơn; các bậc cha me có cơ hội nâng cao sức khỏe, tham gia vào mọi hoạt động

kinh tế, chính trị, xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể… Thị trường sức lao động có tác động tích cực như: giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sử dụng, đặc biệt đối với dịch vụ y tế, sức khỏe và giáo dục cũng như các chi phí giáo dục có liên quan khác; giảm tỷ lệ người ăn theo, thông qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người; tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư…

Dân số trong độ tuổi lao động ở Hà Tĩnh có quy mô lớn: 828.600 người (chiếm 65,41%). Trong đó, lực lượng tham gia hoạt động kinh tế là 699.000 người, chiếm 84,35% lao động toàn tỉnh(3). Nếu xét theo độ tuổi thì dân số Hà Tĩnh đang trong thời kỳ cơ cấu dân số tối ưu hay còn gọi là cơ cấu “dân số vàng”(4). Hiện nay ở Hà Tĩnh, dân số trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ: 41,4%; từ 30-40 tuổi chiếm tỷ lệ: 22,3%; từ 40-50 tuổi chiếm tỷ lệ: 20,8%; trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ:15,5%(5). Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (1/4/2009) thì tỷ trọng dân số phụ thuộc của Hà Tĩnh tại thời điểm điều tra chỉ có 36,1%(6). Điều đó phản ánh tiềm năng lao động ở Hà Tĩnh khá đông đảo, dồi dào và là nguồn lực lớn, góp phần quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh. Chỉ tính riêng về xuất khẩu lao động, giai đoạn 2011-2016 Hà Tĩnh có 72.500 lượt người đi làm việc nước ngoài. Đến nay, Hà Tĩnh có gần 53.000 người (chiếm tỷ lệ 7,58% tổng số lao động của tỉnh) đang lao động ở nước ngoài, bình quân mỗi năm thu nhập từ xuất khẩu lao

DÂN SỐ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY

T Ths. PHAN BÁ LINH Phó Trưởng Khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Page 38: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

38

động đạt từ 6.800 – 7.000 tỷ đồng/năm (cao hơn tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh). Trong đó số tiền người lao động gửi về nước từ 3.500-4.000 tỷ đồng/năm...(7) Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Hà Tĩnh đang triển khai nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn, với nguồn lực lao động dồi dào đó, Hà Tĩnh se đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng lao động với số lượng lớn.

Điều quan trọng hơn, là một tỉnh nông nghiệp, phần lớn dân cư của Hà Tĩnh đang sống ở khu vực nông thôn (81,83%) và quy mô dân số ở khu vực này trong nhiều năm qua khá ổn định, cụ thể qua các năm: 2012; 2013; 2014; 2015; 2016 tương ứng: 1.049,389; 1.054,627; 1030,310; 1033,271; 1.036,515 người. Lao động ở nông thôn có xu hướng giảm nhe theo từng năm:

Bảng: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn (ĐVT: nghìn người)

NămKhu vực

2012 2013 2014 2015 2016

Thành thị 112,603 122,851 141,030 141,953 139,049Nông thôn 597,510 593,135 586,780 582,031 579,390

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, Nxb Thống kê)

Như vậy, lao động nông thôn có sự giảm nhe và vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động ở Hà Tĩnh. Trong điều kiện tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, quan tâm phát triển sản xuât, nâng cao thu nhập cho người dân thì lực lượng này có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và se là nguồn lực lao động lớn trong “cơ cấu dân số vàng” tham gia vào quá trình ổn định xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh nói chung, khu vực nông thôn nói riêng.

Trong những năm qua, tỷ lệ sinh của Hà Tĩnh vẫn ở mức cao và thiếu ổn định. Thành tựu giảm sinh “đi sau” cả nước hàng chục năm. Từ năm 2006, cả nước đã đạt mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/phụ nữ) và công tác DS-KHHGĐ, đang hướng đến việc nâng cao chất lượng dân số, chất lượng sống một cách bền vững thì Hà Tĩnh vẫn chưa hoàn thành mục tiêu giảm sinh. Đến năm 2015, số con trung bình của một phụ nữ Hà Tĩnh tính đến hết độ tuổi sinh đẻ vẫn là 2,65 con/phụ nữ; tỷ lệ sinh con thứ 3

cũng cao, ở mức 24%, gấp rưỡi tỷ lệ chung của cả nước, cao hơn cả vùng núi phía Bắc (15,1%) và vùng Bắc Trung bộ (19,3%)(8). Từ 2010 - 2015, Hà Tĩnh có 114.969 cháu được sinh ra, xấp xỉ với dân số 32 xã, thị trấn của huyện Hương Sơn). Thêm nữa, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Tĩnh tăng nhanh hơn mức tăng của cả nước và hiện ở mức cao, trong số trẻ sinh ra năm 2015, tương ứng với 100 cháu gái có tới 113 cháu trai(9).

Thực trạng đó đã gây ra những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, ảnh hưởng đến ngân sách tỉnh nói chung, xã hội nói riêng vì phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, và về lâu dài cơ hội để tìm việc làm gặp khó khăn hơn, thất nghiệp ngày càng cao. Theo số liệu điều tra của nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2015 - 2016 với chuyên đề “Lao động và việc làm ở Hà Tĩnh - Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết” cho thấy hiện nay tỷ lệ dân số

Page 39: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

39

trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn đang có xu hướng tăng cao (43%) và theo đó, độ tuổi bình quân của người lao động đồng thời cũng tăng cao (43%).

Vấn đề thách thức lớn nhất hiện nay ở Hà Tĩnh là chất lượng của nguồn lực lao động. Dân số trong độ tuổi lao động hiện nay ở Hà Tĩnh rất đông đảo và cơ cấu dân số đang ở thời kỳ tối ưu, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế nên dẫn đến nhiều hệ lụy nhất là tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp.

Thứ nhất, tuy chưa có số liệu điều tra riêng nhưng có thể khẳng định rằng tầm vóc, thể lực của người Hà Tĩnh còn quá khiêm tốn.

Thứ hai, trong nhiều năm qua, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề ở Hà Tĩnh tuy đạt được những kết quả nhất định (tính đến cuối năm 2016, lao động qua đào tạo của Hà Tĩnh đạt tỷ lệ 55%, với tổng số người được đào tạo: 384.450 người)(10), nhưng phần lớn lao động qua đào tạo đang ở trình độ trung cấp và sơ cấp, công nhân kỹ thuật: 72,96%. Ở khu vực nông thôn, mặc dù trong giai đoạn 2010 - 2015 đã có 31.822 lao động được hỗ trợ học nghề (trong đó có 11.021 lao động học nghề phi nông nghiệp và 20.801 lao động học nghề nông nghiệp), nhưng lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chỉ mới đạt 16,7%, còn lại một lực lượng lớn hơn 85% chưa qua đào tạo(11).

Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo hiện nay được đánh giá là chưa cao, nhất là chưa gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trường sức lao động. Theo kết quả điều tra khảo sát, hiệu quả của chính sách đào tạo nghề là nhân tố tác động thấp nhất đến lao động việc làm ở Hà Tĩnh (11%). Điều này phản ánh thực tế, mặc dù chính sách đào tạo nghề được tỉnh hết sức quan tâm nhưng hiệu quả của công tác này là chưa cao, chưa thực tế, chất lượng đào tạo,

chính sách sử dụng, tạo việc làm cho lao động sau đào tạo đang có vấn đề.

Theo tính toán, hiện nay ở Hà Tĩnh, mỗi năm chưa đầy 1/4 số lao động được đào tạo bài bản có trình độ từ trung cấp trở lên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm trên địa bàn tỉnh (3.000-3.500/13.000-13.500 người). Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng không tìm kiếm được việc làm là 4.500-5.000 người/năm. Trong lúc đó, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay còn ít, chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu việc làm của người lao động(12).

Ở khu vực nông thôn, đứng trước yêu cầu của sự phát triển, nhất là thực hiện chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đã tạo ra thách thức rất lớn nhất là dư thừa quá nhiều lao động phổ thông mà lại thiếu quá nhiều lao động có kỹ thuật, đặc biệt là lao động “chất xám”. Theo số liệu khảo sát, ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh hiện nay, trình độ lao động phần lớn chưa đáp ứng tốt việc ứng dụng KHCN trong sản xuất. Chỉ có khoảng 5% là đáp ứng tốt và chủ yếu mới đáp ứng được một phần (52%). Thực trạng đó đồng thời kéo theo tình trạng lao động nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh với quy mô lớn. Hiện nay, đa số lao động nông nghiệp có đủ việc làm thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ ít (22%); lao động thiếu việc làm thường xuyên là 28% và làm việc theo thời vụ, chiếm 54%(13). Phần lớn lao động nông thôn chỉ mới sử dụng hết khoảng hơn 65% thời gian lao động trong năm. Do đó, tình trạng lao động nông nhàn vẫn là bài toán lớn chưa có lời giải hiện nay ở Hà Tĩnh.

Thứ ba, nguồn lực lao động phục vụ trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ hiện nay ở Hà Tĩnh chủ yếu ở nông thôn, thế nhưng một bộ phận không nhỏ thanh

Page 40: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

40

niên nông thôn vốn là những người thiếu tác phong công nghiệp; nhận thức về văn hóa pháp luật, khả năng giao tiếp, ứng xử tình huống trong thị trường lao động thời mở cửa hạn chế... làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm việc làm. Đơn cử như hiện tượng nhiều nghiệp đoàn tại Nhật Bản, Đài Loan đã tẩy chay không tuyển dụng lao động của Hà Tĩnh, Chính phủ Hàn Quốc quyết định không tuyển dụng lao động đối với 6 huyện của tỉnh Hà Tĩnh do số lượng lao động cư trú bất hợp pháp vượt quá mức quy định...

Như vậy, có thể khẳng định, biến động dân số, cơ cấu dân đã ảnh hưởng lớn đế sự phát triển của nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và đi kèm theo nó là vấn đề việc làm. Như trên đã khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu dân số Hà Tĩnh đang đạt ngưỡng tối ưu. Lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” là chúng ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ có khả năng sáng tạo lao động làm ra của cải vật chất, tạo ra giá trị tích lũy cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi tỉnh bước vào giai đoạn dân số già. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có những giải pháp thực sự hiệu quả để tận dụng và khai thác hết lợi thế này, trong khi đó, theo quy luật thì cơ hội “dân số vàng” chỉ xuất hiện một lần duy nhất đối với một quốc gia. Hiện nay tỷ lệ sinh của Hà Tĩnh, nhất là vùng nông thôn tương đối cao và thiếu ổn định, hàng năm lực lượng lao động bổ sung khoảng 2 vạn người, gây ra sức ép lớn về lao động việc làm. Vì vậy, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”; đầu tư nâng cao chất lượng dân số để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa là giải pháp cơ bản quan trọng có tính chiến lược lâu dài. Cụ thể:

- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách dân số mới. Đẩy mạnh công tác truyền

thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển, hướng tới “bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số” nhằm đạt được mục tiêu: ổn định tỷ lệ sinh hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, trên cơ sở đó mà phát triển nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động.

Hiện nay, do chưa đạt được mục tiêu mức sinh thay thế, KHHGĐ vẫn là một điểm nhấn quan trọng, một việc cần đẩy nhanh trong việc thực hiện nội dung định hướng chính sách dân số mới ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, về lâu dài cần giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số. Điều quan trọng là phải trên cơ sở thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình để điều tiết dân số theo tháp tuổi cho hợp lí, giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, tăng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Hà Tĩnh phải tiến tới đạt mức sinh thay thế, duy trì vững chắc mức sinh thay thế và quy mô dân số Hà Tĩnh không quá 1,6 triệu người vào năm 2020; tạo cơ sở vững chắc để ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ 21(14).

- Tập trung nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực bằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược giáo dục – đào tạo. Chất lượng dân số tỉ lệ thuận với chất lượng lao động. Vì vậy, nâng cao chất lượng dân số là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với Hà Tĩnh hiện nay nhằm góp phần tạo ra một lực lượng lao động khỏe cả về tinh thần, thể lực và đạo đức.

Tại các cơ sở giáo dục phổ thông cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hướng nghiệp để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT chọn đúng nghề, đúng cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh, của quốc gia trên địa bàn tỉnh, vùng.

Page 41: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

41

Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh, sinh viên sống có hoài bão, lý tưởng, có kiến thức văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vì sự lớn mạnh của quê hương, đất nước.

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nghiên cứu khoa học cho các cơ sở đào tạo hiện có trong tỉnh để các cơ sở này mở mã ngành theo yêu cầu nhân lực phục vụ các khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, dịch vụ, dự án của tỉnh và trung ương trên địa bàn. Xem xét đầu tư và kêu gọi đầu tư các cơ sở đào tạo mới và hợp lý, đề xuất xây dựng các cơ sở đào tạo nghề trong doanh nghiệp, dự án trên địa bàn.

- Hướng mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động.

- Thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm an sinh xã hội đối với người lao động; tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đến tận thôn xóm; đẩy mạnh công tác truyền thông về dinh dưỡng và sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường sống lành mạnh để phát triển.

Dân số Hà Tĩnh đang giai đoạn tối ưu, dân số trong độ tuổi lao động trẻ, cần cù, sáng tạo; tỷ lệ qua đào tạo nghề ngày càng tăng. Những năm qua, Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh bằng nhiều biện pháp tích cực nhằm ổn định dân số, nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát huy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động quan trọng này, từ đó đã góp phần thực hiện có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,

từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm của tỉnh vẫn là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, khó khăn, đòi hỏi có đầu tư thích đáng để tìm ra phương hướng giải quyết cơ bản, lâu dài, có hiệu quả. Trong đó cần và phải có giải pháp chiến lược nhằm kìm hãm sự gia tăng dân số và đầu tư nâng cao chất lượng dân số để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập

______________1. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh: Tình hình kinh

tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh mười năm 2006 – 2015, Nxb Thống kê, H. 2015

2. http//www.Baohatinh.vn (Thứ bảy, ngày 19/10/2015)

3. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2016, Xnb Thống kê, H.2017

4. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh mười năm 2006 – 2015, Nxb Thống kê, H. 2015

5. Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh: Kỹ yếu hội thảo khoa học lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh những vấn đề đặt ra và giải pháp, Hà Tĩnh. 2017

6. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh mười năm 2006 – 2015, Nxb Thống kê, H. 2015

7. Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh: Sđd.8. http//www.Baohatinh.vn (Thứ hai, ngày

26/12/2016)9. http//www.Baohatinh.vn (Thứ hai, ngày

26/12/2016).10. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh: Niên giám

thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2016, Xnb Thống kê, H.201711. Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh: Kỹ

yếu hội thảo khoa học lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh những vấn đề đặt ra và giải pháp, Hà Tĩnh. 2017

12. Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh: Sđd13. Số liệu điều tra của nhóm thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2015 – 2016, chuyên đề “Lao động và việc làm ở Hà Tĩnh - Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết”

14. http//www.Baohatinh.vn (Thứ bảy, ngày 19/10/2015)

Page 42: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

42

Đối với học viên Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính bên cạnh hoạt động tiếp nhận trên lớp

còn có nội dung tự nghiên cứu. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quan lý cấp cơ sở.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên đảm nhiệm một vị trí công việc nhất định thì quá trình tự học tập, tự nghiên cứu là phương thức để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Bác Hồ từng nói “tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào cũng học. Không học thì không theo kịp, công việc nó se gạt mình lại phía sau”. Có thể nói, học tập là việc suốt cả cuộc đời mỗi người trong đó cốt lõi là việc tự học tập, tự nghiên cứu. Khi mỗi người tự ý thức được “việc tự học làm cốt” se hình thành tư tưởng đúng, hành động đúng để thực hiện. Phải coi học tập là nhu cầu, thói quen hang ngày để không ngừng tu dưỡng. Với một cán bộ, đảng viên mà không thấm nhuần được điều đó, e ngại việc học, không tiếp cận thông tin mới thì tư duy se “chết cứng”, phương pháp se bảo thủ và chính là biểu hiện của “tự suy thoái”, “tự diễn biến”.

Vì vậy, đối với học viên hệ Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính thì song song với việc học trên lớp còn cấn phải say mê tự học, tự nghiên cứu. Bởi le, thời gian học viên tham gia nghe giảng trên lớp chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu về kiến thức lẫn phương pháp nhằm vận dụng vào vị trí công tác của mình. Tự nghiên cứu là cách học viên

tự hệ thống lại kiến thức trên lớp đồng thời tìm tòi, nghiên cứu thêm những nội dung mới, bổ sung thêm để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng. Tự học, tự nghiên cứu chính là hoạt động tự thân của mỗi cá nhân mà không thể có sự chi phối, tác động từ bên ngoài. Quá trình học viên tự tìm tòi tài liệu, tự chọn lọc vấn đề để đầu tư nghiên cứu nắm vững se góp phần nâng cao năng lực vận động tư duy, tạo sự nhạy bén trong việc vận dụng vào thực tiễn và khai thác được những khả năng tiềm ẩn của bản thân.

Theo Quyết định số 3136/QĐ-HVCTQG ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh chương trình đào tao hệ Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính đã có quy định rõ về số tiết tự học, tự nghiên cứu là 324 tiết. Cụ thể như thời gian tự học Phần học I: Những vấn đề cơ bản của Chủ Nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là 52 tiết; Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam là 37 tiết…

Đối tượng học viên Trung cấp Chính trị - Hành chính chủ yếu là cán bộ đương chức và cán bộ nguồn cơ sở phần đông trưởng thành từ các hoạt động phong trào, vừa làm vừa học nên đã có sự trải nghiệm về kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, việc tự học, tự nghiên cứu se có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Tuy nhiên, một thực tế đang đặt ra là không ít học viên chưa xác định đúng mục đích, động cơ của việc học tập, chỉ xem việc học tập là chuẩn hóa bằng cấp, dẫn đến tư tưởng học đối phó, ngại học hỏi. Một số khá nhiều học viên có tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, chịu khó lên kế hoạch tìm kiếm tài liệu nhưng lại chưa biết

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG “TỰ NGHIÊN CỨU” CỦA HỌC VIÊN TRUNG CẤP

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHT PHAN THỊ AN PHÚ

Giảng viên Khoa Lý Luận Mác -Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh

Page 43: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

43

cách khai thác tài liệu, chọn lọc nội dung cơ bản nên kết quả học tập không cao.

Vì vậy để triển khai thực hiện tốt quy định về chế độ tự học, tự nghiên cứu đối với học viên Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen tư duy của học viên từ học để thi, để lấy bằng sang học để nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Hình thành thái độ đúng đắn về việc tự nghiên cứu dẫn đến tính tự giác, chủ động, tích cực học tập. Khi tự xây dựng được động cơ học tập đúng đắn cho mình se hình thành các mục tiêu học tập cụ thể. Từ đó, họ se chú ý học tập trên lớp và xây dựng kế hoạch để tự học, tự nghiên cứu.

Thứ hai, bản thân mỗi học viên cần tự tạo cho mình một kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng theo từng phần học. Sau đó cần chọn trọng tâm để phân bố thời gian hợp lý cả nội dung và thời gian để hoàn thành từng phần học theo kế hoạch đã lên sẵn. Trong thời gian trên lớp, một mặt người học cần chú ý tiếp thu, lắng nghe giảng mặt khác cần chọn lọc, ghi chép những ý cơ bản theo tư duy của mình, đồng thời se hình dung ra những vấn đề cần phải nghiên cứu thêm. Có như vậy thì mới có thể làm chủ nội dung và kiến thức khi được trang bị.

Thứ ba, người giáo viên phải biết cách định hướng nội dung trọng tâm và tài liệu nghiên cứu cho học viên trong mỗi buổi lên lớp để giúp họ biết chọn lọc, khai thác các nội dung cần thiết cho bài học. Bên cạnh đó, giảng viên phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để một mặt truyền tải được nội dung, mặt khác tiếp thêm động lực, sự hứng thú, phát huy được tính chủ động ở người học một cách tự nhiên thông qua bài giảng. Qua đó hình thành nên nhiều kỹ năng, thái độ đúng mực của học viên về việc tự học, tự nghiên cứu. Có như vậy, hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên mới đi vào chiều sâu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường./.

Sau khi học viên tốt nghiệp về địa phương công tác ít nhất là 06 tháng hoặc 01 năm, nhà trường se gửi phiếu điều tra mức độ phát triển trên các mặt so với trước khi đi học của cán bộ khi về cơ sở như: hành vi, thái độ đối với công việc của cán bộ, công chức có thay đổi tích cực không; kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ, công chức có thành thạo hơn không; năng suất, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức được cử đi học có tăng lên khi họ trở về với công việc hay không; những thay đổi tích cực trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ công chức từ khi tham gia khóa học đến nay như thế nào… Căn cứ mẫu phiếu điều tra, cấp ủy cơ sở se tổ chức đánh giá mức độ trưởng thành của cán bộ sau khi đào tạo, phản ánh kết quả cho nhà trường và kiến nghị, đề xuất với nhà trường về cách thức tổ chức đào tạo cho phù hợp, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn ở cơ sở hiện nay. Cách làm này se nhận được sự hưởng ứng và đồng thuận của cấp ủy các cấp cũng như cán bộ đi học, đồng thời giúp cho Ban giám hiệu có căn cứ để đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mà thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đang đặt ra.

Tóm lại, tổ chức tốt công tác đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng se giúp Ban Giám hiệu nhà trường xác định mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra từ trước, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo của nhà trường, đây là một trong những giải pháp cơ bản để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự có hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cơ sở đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay./.

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ... Xem tiếp trang 30

Page 44: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

44

Dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh chỉ chiếm khoảng 1% dân số, trong đó có dân tộc Chứt được xếp

vào 1 trong 10 tộc người có trình độ phát triển thấp nhất ở nước ta.

Dân tộc Chứt chủ yếu cư trú ở hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, thuộc các nhóm: Sách, Mày, Rục và Mã Liềng. Cách đây khoảng hơn 40 năm đồng bào dân tộc Chứt thuộc nhóm Mã Liềng đã sinh sống ở trong rừng sâu của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh với lối sống du canh, du cư. Đây là vùng địa hình sườn núi, đồi dốc lại bị chia chắt bởi hệ thống sông suối, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa mưa thường rất lạnh, lại hay xuất hiện bão và lũ quét, còn mùa khô có gió Tây Nam nóng rát gây hạn hán. Thiên nhiên và khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho việc kiếm ăn và đi lại của người Chứt gặp rất nhiều khó khăn.

Người Chứt sống nơi rừng sâu, không giao tiếp với bên ngoài, để sinh tồn họ tìm kiếm thức ăn chủ yếu bằng săn bắt, đào củ, chứ không biết tự chủ lương thực bằng cách trồng trọt, chăn nuôi và họ cũng không biết cách tích trữ lương thực khi kiếm được nhiều, ăn không hết. Điều đó đã khiến cho dân tộc này ngày càng kiệt quệ và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy, các nhà khoa học xem người Chứt như là một “bảo tàng sống” để nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển tộc người ở Việt Nam.

Năm 2001 Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã phát hiện nhóm người Chứt ở trong rừng, rồi thuyết phục, đưa họ về sống định cư

tại Bản Rào Tre của xã Hương Liên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Với nếp sinh hoạt vốn quen sống dựa vào rừng núi, nay đây mai đó, nên sau khi rời núi sâu về với bản làng, người Chứt rất lạ lẫm với cách sống của người Kinh, họ không biết trồng trọt, không biết chăn nuôi để làm ra cái ăn nên lúc đầu dựa hoàn toàn vào sự trợ cấp của nhà nước, thậm chí khi được hỗ trợ lúa giống hay vật nuôi để sản xuất thì họ đem đi ăn hoặc bán để mua rượu uống, cũng như vẫn có một số bà con cứ trông chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước, sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân nên không muốn lao động... Vì vậy, để giúp bà con quen dần với cuộc sống định canh, định cư Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị đặc biệt là Bộ đội Đồn Biên phòng Bản Giàng bên cạnh ban hành các chủ trương, chính sách đã có nhiều việc làm thiết thực, như: xã Hương Liên đã cử cán bộ chuyên trách cùng với Đồn Biên phòng Bản Giàng về “cắm bản” cùng ăn, cùng ở, cùng làm để hướng dẫn bà con người Chứt ổn định đời sống. Họ đã phải trực tiếp xuống tận bản, đến từng nhà, cầm tay để chỉ cho từng người dân cách làm từng việc nhỏ một. Ngoài ra, các tổ chức hội trên địa bàn Huyện nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung đều ra sức hỗ trợ đồng bào về vật chất cũng như sức lao động để giúp bà con thích nghi và ổn định cuộc sống.

Nhờ có sự quan tâm đó, sau khi rời rừng sâu ra bản Rào Tre sinh sống, dân số đồng bào dân tộc Chứt tăng lên nhiều, nếu như năm 2005 toàn bản mới có 85 người, thì đến 2010 là 131 người và hiện nay có 41 hộ,

TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHỨT Ở BẢN RÀO TRE XÃ HƯƠNG LIÊN, HUYỆN HƯƠNG KHÊ

TỈNH HÀ TĨNHT Ths. BÙI THỊ NHUNG

Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

Page 45: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

45

với 145 nhân khẩu, trong đó, nam giới có 75 người và nữ giới có 70 người với cơ cấu theo độ tuổi: Từ 0 đến 15 tuổi có 49 người, từ 16 tuổi đến 60 tuổi có 82 người, từ 61 đến 70 tuổi có 05 người và trên 70 tuổi là 01 người.

Cuộc sống của bà con ngày càng ổn định hơn, những ngôi nhà sàn đã thay thế cho hang đá mái lá, những con đường bê tông thay thế cho những lối nhỏ vào rừng, những thửa ruộng, những vườn keo tràm, những vật nuôi... đã thế chỗ cho hoạt động săn bắt, nhặt củ,... Giờ đây, đồng bào được dùng nước sạch, được thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, mỗi tối trong các căn nhà sàn đã có ánh điện, đã nghe tiếng nói từ các thiết bị của tivi, đài rađio, rồi cả tiếng học bài của trẻ nhỏ và người lớn, 100% người trong độ tuổi lao động biết tiếng Kinh.

Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của bà con rất hạn chế, chưa quen cuộc sống mới và phần do đất canh tác ít nên hiệu quả sản xuất đang còn rất thấp, bà con chỉ có thể tự cung cấp lương thực cho mình từ 1 đến 2 tháng trong năm, nên 100% hộ đồng bào dân tộc Chứt đều trong diện hộ nghèo. Vì vậy, đồng bào sống chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp của Nhà nước, sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân. Đồn biên phòng Bản Giàng phải đứng ra chia lương thực theo ngày cho bà con, hướng dẫn bà con không đem lương thực trợ cấp đi bán để mua rượu hay những thứ không có giá trị. Người Chứt cũng chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Mức sống thấp, nên tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao (khoảng 80%), tuổi thọ trung bình thấp (khoảng 50 tuổi). Nguy cơ tái mù chữ ở người lớn khá cao, trẻ em chưa có ý thức trong học tập và nói tiếng Kinh chưa giỏi nên chất lượng học thấp; tiềm ẩn về sự mai một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán.

Hiện nay, một trong những vấn đề rất đáng quan tâm đối với người Chứt ở Rào Tre, đó là tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Do có sự cách biệt về trình độ nên

người Chứt thường có tâm lý tự ty, ngại giao tiếp với người thuộc dân tộc khác, cùng với những rào cản về lối sống và những hủ tục lạc hậu cho nên hôn nhân của người Chứt chủ yếu diễn ra giữa nam nữ trong bản, khó tránh khỏi tình trạng kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống không quá ba đời, như con chú lấy con bác, con cô lấy con cậu, chú lấy cháu... Do đó, con cái của họ sinh ra thường mắc các dị tật bẩm sinh, dẫn tới làm suy giảm chất lượng dân số, thậm chí đẩy đồng bào dân tộc vào tình trạng suy thoái về nòi giống.

Sau hơn 15 năm, đồng bào dân tộc Chứt được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đưa về định cư tại Bản Rào Tre, tuy đời sống có được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn đang còn thấp, thậm chí một số bà con thích quay trở lại rừng sống, nhất là tình trạng hôn nhân cận huyết thống càng làm cho việc duy trì và phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 03/9/2014, về việc thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt tại Bản Rào Tre xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Sau một thời gian ngắn thực hiện đề án với những chính sách đặc thù, đáp ứng kịp thời những nhu cầu bức thiết của bà con dân bản, như: đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng để người dân có đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% hộ, kiên cố hóa nhà ở, quy hoạch di dãn dân cư, thành lập bản mới; hỗ trợ mua sắm máy móc, giống cây trồng vật nuôi, phân bón, hướng dẫn, giúp đỡ bà con sản xuất, vệ sinh môi trường, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe; tạo điều kiện để bà con được sinh hoạt văn hóa riêng của dân tộc mình; bổ sung giáo viên để tăng cường giảng dạy cho

Xem tiếp trang 56

Page 46: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

46

Người thanh niên Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, lý tưởng cộng sản là

Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Chính Người đã lựa chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên để tổ chức mở lớp huấn luyện chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền bá đường lối cách mạng vô sản. Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai, vận mệnh của dân tộc, Đảng và Bác Hồ đã luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN. Từ khi Đảng ta ra đời đến nay đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu nhi ngày càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho ĐVTN không ngừng được tăng cường và đổi mới. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để ĐVTN rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đep, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước lúc đi xa Người dặn lại trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Kế thừa truyền thống cách mạng, tuổi trẻ Hà Tĩnh chủ yếu xuất thân từ những gia đình nông thôn, vốn giàu truyền thống cách mạng, là những người yêu hoà bình, ghét chiến tranh, thích công bằng, chuộng cái mới, được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn; phần lớn ĐVTN tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua công tác giáo dục cho ĐVTN về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Đoàn, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ”, coi trọng tự tu dưỡng, tự rèn luyện trong ĐVTN và lực lượng đảng viên trẻ; triển khai sâu rộng, hiệu quả 6 bài học lý luận chính trị trong cán bộ, ĐVTN toàn tỉnh; thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 và Kết luận 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định 33 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”. Công tác tập huấn,

GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN

Ở TỈNH HÀ TĨNHT Ths. NGUYỄN THỊ LAM

Giảng viên Khoa Dân Vận

Page 47: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

47

bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn được quan tâm, chú trọng, đạt kết quả cao. Các cấp bộ Đoàn đã chủ động, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của các đối tượng thanh niên để tập hợp, phản ánh và giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh.

Từ năm 2012 – 2017, toàn tỉnh đã tổ chức được 2229 lớp, hội nghị học tập, quán triệt NQ Đại hội Đảng các cấp, các chủ trương, chỉ thị, NQ của Tỉnh ủy, Đoàn cấp trên thu hút 227704 lượt ĐVTN tham gia; tổ chức học tập chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho 245191 lượt đoàn viên Thanh niên tham gia; tổ chức 2971 lớp, diễn đàn về công tác giáo dục chính trị tư tưởng thu hút 311067 lượt ĐVTN tham gia; công tác giáo dục truyền thống tổ chức được 2761 lớp, hội nghị, thu hút được 307343 lượt ĐVTN tham gia, có 775 câu lạc bộ pháp luật, tổ chức được 2322 đợt thu hút 188928 ĐVTN tham gia; phát hiện, biểu dương, tôn vinh hơn 600 cá nhân điển hình “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp huyện và 185 cá nhân điển hình cấp tỉnh.Tổ chức 989 buổi tuyên truyền về quốc phòng, an ninh và tình hình Biển Đông thu hút 174598 ĐVTN tham gia, đào tạo trình độ Trung cấp Lý luận chính trị 396 cho cán bộ đoàn.(1)

Tuy nhiên, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN còn nhiều hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục ĐVTN. Việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục ĐVTN chưa kịp thời và hiệu quả. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đep của dân tộc. Một số ít đoàn viêm thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp. Cụ thể, tính

đến tháng 12 năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh có 376 người nghiện ma túy, 356 đối tượng hoạt động mại dâm (có hồ sơ quản lý), 41,3% tham gia cờ bạc trong độ tuổi đoàn viên thanh niên. (2) Công tác nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để nâng cao hơn nữa công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN, thời gian tới tổ chức Đoàn các cấp cần tập trung một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ; nhìn nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế của ĐVTN, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục thanh thiếu nhi. Tham mưu cho lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thế hệ trẻ.

Thứ hai, đổi mới việc tổ chức các hoạt động của Đoàn, tạo môi trường cho ĐVTN rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn - Hội - Đội theo hướng đồng hành, chăm lo cho thanh niên để phát huy thanh niên. Nội dung các hoạt động của Đoàn phải thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, định hướng của Đoàn cấp trên. Hình thức tổ chức, triển khai thực hiện phải linh hoạt, sáng tạo và hấp dẫn để thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, đổi mới công tác tham mưu, chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn kết hợp với việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện đoàn viên, thanh thiếu niên học tập, tu dưỡng, rèn luyện,

Page 48: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

48

phấn đấu vươn lên để đảm đương trọng trách công việc trong thời kỳ mới.

Thứ ba, tổ chức Đoàn các cấp phải chủ động nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng của thanh niên, để động viên khuyến khích, nhận biết những nhận thức lệch lạc để kịp thời uốn nắn. Giải thích cho thanh niên nhận thức rõ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Nắm vững những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm cho thanh niên hiểu rõ những luận điệu sai trái; tích cực đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thứ tư, chú trọng giáo dục ĐVTN qua hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước. Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng theo hướng: “đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; mở rộng hội nhập; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, gắn với nền nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đầu tư phát triển văn hóa - xã hội và hệ thống đô thị tương xứng với phát triển kinh tế; bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại” và xác định các nhiệm vụ đột phá: xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực có tầm cỡ quốc gia, quốc tế; phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng, cơ khí, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. Đầu tư phát triển các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại gắn

xây dựng nông thôn mới; phát triển dịch vụ thương mại, du lịch. Vì vậy, các cấp bộ đoàn phải có kế hoạch để tuyên truyền và tổ chức cho lực lượng thanh niên xung kích thực hiện, nhất là phong trào “Thanh niên xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, tạo động lực bên trong thôi thúc đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia, thông qua hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên để đảm đương trọng trách công việc trong thời kỳ mới.

Thứ năm, Xây dựng và thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, định hướng giá trị nhân cách cho thanh thiếu niên. Để định hướng thanh thiếu niên đến các giá trị tốt đep. Tổ chức Đoàn các cấp cần tổ chức cho thanh thiếu niên học tập, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức “Thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho từng nhóm đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên, thực hiện tốt nội dung “5 xây” “5 chống” và 5 tiêu chí rèn luyện, 10 tiêu chí hành động của chương trình “Rèn luyện đoàn viên”. Triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” với việc xác định những tiêu chí, giá trị cốt lõi là mục tiêu để đoàn viên, thanh niên hướng đến và làm theo, góp phần xây dựng lớp thanh niên có “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.

Tóm lại, việc tăng cường giáo dục lý lưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là yêu cầu cấp thiết, góp phần hình thành lớp thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đep, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

____________(1)Báo cáo số liệu công tác tuyên truyền, giáo

dục của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2012 - 2017(2) Trường Chính trị Trần Phú – Nghiên cứu một

số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh năm 2017

Page 49: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

49

Cấp xã là đơn vị hành chính nhà nước thấp nhất của chính quyền các cấp ở địa phương, là

nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và trực tiếp triển khai các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày của nhân dân; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vai trò của chính quyền xã được đảm bảo thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá VIII đã nhấn mạnh: cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành bại của cách mạng, là nhân tố “thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới”. Hệ thống chính trị cơ sở mạnh hay yếu phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chính vì vậy, năng lực và hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói chung và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có vai trò hết sức quan trọng góp phần giúp chính quyền cấp cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; quyết định sự thành bại của việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã đặc biệt quan tâm, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và đội ngũ Chủ tịch UBND cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh từng bước được nâng lên một cách rõ rệt.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có 262 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 230 xã; 21 phường và 11 thị trấn). Như vậy cán bộ chủ chốt xã với chức danh Chủ tịch UBND cấp xã là 262 người.

Nhìn chung đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Thông qua hoạt động thực tiễn nhiều cán bộ đã tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của chính quyền xã.

Theo tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đội ngũ Chủ tịch UBND cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh đã có những tiến bộ đáng kể và đa phần đạt tiêu chuẩn cả về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; về trình độ lý luận chính trị

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYT LÊ THỊ THÙY DUNG Giảng viên Khoa Nhà nước- Pháp luật

Page 50: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

50

Chủ tịch UBND cấp xã chủ yếu trưởng thành từ phong trào thực tiễn của địa phương, năng động, nhiệt tình và trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, phần lớn đã kinh qua các chức vụ như: trưởng công an xã, phó chủ tịch UBND, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân,… nên tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu tình hình; đa số biết nắm bắt và xử lý thông tin, nhanh nhạy trước những diễn biến của tình hình thực tế; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,..góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân cởi mở thẳng thắn hơn. Các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đảm bảo công khai minh bạch, tạo lòng tin và phát huy quyền làm chủ của người dân.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ Chủ tịch UBND cấp xã của Hà Tĩnh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn quản lý đang đặt ra nên chưa phát huy được hết các tiềm năng lợi thế của của các địa phương để phát triển kinh tế xã hội.

Vấn còn một bộ phận chủ tịch UBND xã chưa đạt chuẩn về trình độ đặc biệt là trình độ Quản lý nhà nước, đến nay còn có

77,5% Chủ tịch UBND xã chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định (Báo cáo chất lượng của đội ngũ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Hà Tĩnh đến ngày 31/12/2016 của Sở Nội vụ). Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, và đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước hiện nay, đội ngũ Chủ tịch UBND xã phải sử dụng thành thạo các kiến thức cũng như kỹ năng bổ trợ như: ngoại ngữ; tin học, có khả năng nhất định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành, quản lý. Điều này đang là trở ngại đối với các Chủ tịch UBND xã, bởi vì trình độ tin học lẫn ngoại ngữ của họ mới chỉ dừng lại ở cấp độ Chứng chỉ do các khóa học ngắn ngày cấp và việc vận dụng vào thực tế công việc còn là một khoảng cách khá xa. Hơn nữa, nhiều Chủ tịch UBND cấp xã chưa coi trọng việc học tập theo quy định và chưa xây dựng kế hoạch học tập để làm giàu kiến thức, kỹ năng; chưa vận dụng một cách linh hoạt kiến thức được đào tạo vào thực tiễn công việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong quản lý nhà nước của UBND một số xã .

Tình trạng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, có nội dung trái quy

Tông sô/

Ty lệ

Hoc vânChuyên môn Ly luân chinh tri Quản ly

Nhà nước

THCS

TH PT TC CĐ ĐH

Thạc

sỹ, t

iến

sỹ

SC TC CC

Chư

a qu

a đà

o tạ

o

Chu

yên

viên

tuơn

g đư

ơng

Chu

yên

viên

ch

ính

và tư

ơng

đươn

g

262 01 261 41 0 215 06 9 232 21 203 58 01

100% 0,4% 99,6% 15,6% 0% 82,1% 2,3% 3,5% 88,5% 8% 77,5% 22,1% 0,4%

Bảng Báo cáo chất lượng cua đôi ngu Chu tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Hà Tĩnh

(Nguồn Sở Nội vụ, số liệu thống kê đến ngày 31/12/2016

Page 51: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

51

định pháp luật, buông lỏng quản lý trên một số mặt; lúng túng trong xử lý các tình huống phát sinh; thiếu công khai minh bạch trong quản lý; vi phạm dân chủ…đều có nguyên nhân từ trình độ và kỹ năng của chủ tịch UBND cấp xã , trình độ thấp dẫn đến kỹ năng yếu, kỹ năng yếu dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp. Vì vậy, bước vào giai đoạn phát triển mới để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã đòi hỏi phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhất là Chủ tịch UBND xã với một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với vị trí việc làm Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quản lý nhà nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển củng cố chính quyền địa phương. Trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn đối với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV với các nội dung tiêu chuẩn về trình độ kiến thức; về kỹ năng; về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm; về sức khỏe; về kinh nghiệm làm việc.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Chủ tịch UBND xã.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, là vấn đề có tính nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở. Thực tiễn ở tỉnh Hà Tĩnh đã cho thấy, nơi nào cấp uỷ Đảng nhận thức đúng vị trí, vai trò chính quyền cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với UBND, giải quyết tốt mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân với Đảng ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ thì nơi đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở

được nâng lên. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước mà cụ thể ở đây là sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động của UBND xã được thể hiện bằng việc thực hiện Quy chế làm việc, chế độ thông tin, chế độ báo cáo định kỳ…

Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý của Chủ tịch UBND xã phải đi liền với công tác khen thưởng và kỷ luật một cách kịp thời; đảm bảo tính khách quan, công tâm, công bằng, có tình đồng chí, không trù dập, không bao che. Có như vậy mới tạo động lực để cán bộ phấn đấu, khắc phục hạn chế, thiếu sót, phát huy ưu điểm để nâng cao hiệu quả công tác

Thứ 3, đổi mới công tác đánh giá đối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân thông qua việc xây dựng các tiêu chí; phương pháp đánh giá mới trong hoạt động đánh giá đối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân xã; đồng thời mở rộng mục đích sử dụng kết quả đánh giá đối với cán bộ đảm nhận chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân

Thứ 4, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo đáp ứng yêu cầu đối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

Đào tạo phải gắn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn chặt giữa đào tạo lí thuyết với thực hành, lấy thực hành làm thước đo kết quả đào tạo và trình độ tiếp thu của người học. Trong đào tạo hành chính không thể tách rời hoạt động thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Việc đánh giá, công tác đào tạo bồi dưỡng và công tác giáo dục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ khi thi hành công vụ cũng phải được thực hiện thường xuyên và đổi mới.

Thứ 5, tạo động lực làm việc, đổi mới chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi và đảm bảo điều kiện làm việc cho Chủ tịch ủy ban nhân dân xã./.

Page 52: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

52

Đổi mới phương pháp giảng dạy là một hoạt động tất yếu ở các Trường Chính trị nhằm góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với việc giảng dạy các môn kỹ năng, nghiệp vụ thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết nhằm gắn lý luận với thực tiễn và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. Trong phần học “Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở” số thời gian thảo luận chiếm 1/3 thời gian phần học, cùng với quá trình lĩnh hội tri thức từ giảng viên trao đổi trên lớp, thì việc tổ chức cho học viên tự thảo luận là nhằm rèn luyện và nâng cao hiệu quả quá trình tự học và làm việc nhóm cho học viên, từ đó học viên có cơ hội trình bày quan điểm của mình, biết liên hệ đến cương vị bản thân và áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn công tác ở địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, khi thực hiện một buổi thảo luận cũng đang gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất, về nội dung các chuyên đề trong phần học “Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở” không chỉ là những kiến thức lý thuyết mà nặng về việc rèn luyện kỹ năng thực tiễn, đưa ra các biện pháp thực hiện chuyên môn của các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... Trong khi đó, thực tế một số giảng viên tham gia giảng dạy môn học chưa được rèn luyện, trải nghiệm những nghiệp vụ này trong thực tiễn mà chủ yếu là phải tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tổng kết thực tiễn để vận dụng vào bài giảng.

Thứ hai, những nội dung trong giáo trình nêu ra là kiến thức lý thuyết tổng quát còn thực tế ở cơ sở Hội thì có rất nhiều nội dung đặt ra

đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ cơ sở phải có sự linh hoạt trong xử lý các vấn đề thực tiễn trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc, không nhất thiết phải tuân theo một cách cứng nhắc những nội dung mà giáo trình đã nêu ra, cho nên giảng viên khi tổ chức thảo luận cũng phải lường trước được những ý kiến hay cách xử lý đa chiều của học viên.

Thứ ba, về đối tượng học viên trung cấp lý luận chính trị - hành chính có nhiều độ tuổi với trình độ và kinh nghiệm khác nhau, trong đó có những học viên là cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở, có rất nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác Mặt trận và các đoàn thể, đây cũng là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đòi hỏi giảng viên phải nhuần nhuyễn về kiến thức, am hiểu, nắm bắt thực tiễn để đưa ra những ý kiến, những vấn đề phù hợp nhằm hướng học viên vào thảo luận làm cho buổi học đạt kết quả cao.

Thứ tư, giáo trình “Nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cở sở” từ năm 2014 đến nay rất sâu về phần nghiệp vụ, trong khi đó đối tượng trung cấp lý luận chính trị - hành chính rất đa dạng, một bộ phận lớn học viên công tác ở các sở, ban, ngành nên việc nghiên cứu các chuyên đề về Nghiệp vụ công tác Mặt trận và các đoàn thể đối với họ khó hấp dẫn do vậy đòi hỏi người giảng viên phải có kỹ năng nhuần nhuyễn để tạo ra sự hứng thú nhằm phát huy tính tích cực của tất cả học viên trong buổi thảo luận.

Từ những vấn đề đặt ra như trên, để nâng cao hiệu quả giờ thảo luận, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, giảng viên cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho buổi thảo luận. Đối với giảng viên việc chuẩn bị cho một buổi thảo luận rất

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC THẢO LUẬN TRONG PHẦN HỌC NGHIỆP VỤ MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞT Ths.TRẦN THỊ THÚY HƯỜNG

Giảng viên khoa Dân vận

Page 53: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

53

quan trọng, nếu được chuẩn bị tốt se giúp cho người giảng viên chủ động dẫn dắt học viên thực hành buổi thảo luận đúng hướng, để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó đòi hỏi người giảng viên phải rất chú ý để thực hiện tốt công tác chuẩn bị. Bắt đầu bằng việc trang bị cho mình một phông kiến thức vững vàng liên quan đến nội dung chuyên môn trong giảng dạy cũng như trong thảo luận; cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình nhiệm vụ của địa phương, nhất là tình hình, kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; giảng viên phải thường xuyên tràu dồi kiến thức thực tiễn bằng cách tham gia các hoạt động nghiên cứu thực tế ở các địa phương.

Phải chuẩn bị tốt giáo án và phương tiện phục vụ giảng dạy. Để chuẩn bị tốt giáo án cần phải nắm chắc tình hình đối tượng học và những vấn đề đang đặt ra của địa phương tỉnh, huyện, nếu nắm được tình hình xã có người học thì càng tốt để lựa chọn đưa ra nội dung thảo luận dưới dạng các câu hỏi cho học viên nghiên cứu trước phục vụ cho buổi thảo luận. Cùng với việc đánh giá đối tượng, xác định nội dung thảo luận, giảng viên cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại buổi thảo luận. Đồng thời phải chuẩn bị nhiều câu hỏi phụ để gợi ý thảo luận và phải có phương án giải quyết để tránh bị động lúng túng.

Thứ hai, cần phải tổ chức thực hiện tốt các bước của buổi thảo luận bao gồm: đặt vấn đề, phân chia nhóm và hướng dẫn thảo luận. Trong quá trình học viên thảo luận người giảng viên cần dẫn dắt để học viên phân tích sâu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các chủ trương, nghị quyết để vận dụng vào thực tiễn tìm ra các giải pháp để tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra.

Trong buổi thảo luận giảng viên cần tạo không khí vui tươi, thoải mái và dân chủ, không gò ép, khuyến khích học viên chủ động nêu ý kiến. Những nội dung học viên trình bày mà chưa đúng, chưa đầy đủ thì tiếp tục mời học viên khác bổ sung để hoàn thiện nhận thức và cuối cùng người giảng viên phải kết luận lại một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Đây là một bước rất quan trọng của buổi thảo luận giúp cho học

viên hiểu được kiến thức trọng tâm của bài, thiết lập mối liên quan về nội dung kiến thức giữa các phần học, giữa lý luận với thực tiễn.

Để đảm bảo thực hiện tốt các bước của một buổi thảo luận, giảng viên nên sử dụng kết hợp được nhiều phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung và mục tiêu thảo luận để góp phần củng cố, định hướng và giúp người học nâng cao: kiến thức, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm trong học tập. Tuy nhiên, để là được điều này, giảng viên cần nắm vững nội dung, cách thức tiến hành và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp tích cực này.

Thứ ba, sau mỗi giờ thảo luận, giảng viên cần đúc rút cho mình những kinh nghiệm cả về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Hơn nữa, việc tổ chức cho học viên thảo luận và trình bày các vấn đề thực tiễn ở địa phương, đơn vị cũng là một kênh khai thác thông tin thực tiễn rất hiệu quả cho giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ để phục vụ cho hoạt động giảng dạy nói chung và việc tổ chức các buổi thảo luận về sau nói riêng. Cho nên việc ghi nhớ hoặc chép lại những thông tin thu nhận được từ các buổi thảo luận là rất cần thiết. Ngoài ra giảng viên cũng có thể học hỏi kinh nghiệm thảo luận của giảng viên khác để nắm chắc quy trình, cách thức tổ chức thảo luận và rút ra kinh nghiệm tổ chức thảo luận cho bản thân.

Với yêu cầu ngày càng cao trong việc giảng dạy và học tập, gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành đặc biệt là đối với phần học “Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cở sở”. Do vậy chỉ truyền đạt nội dung kiến thức cho cho học viên ở từng bài giảng là chưa đủ mà cần làm rõ và sâu sắc hơn thông qua các buổi thảo luận. Qua đó góp phần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc đặt ra ở cơ sở và giúp nội dung bài học trở nên thiết thực và dễ hiểu hơn đối với học viên. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công các buổi thảo luận đối với phần học “Nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cở sở” là hết sức cần thiết và góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy và học trong chương trình Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính hiện nay./.

Page 54: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

54

Hoàn thiện phẩm chất người cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là việc

làm thường xuyên, liên tục của Đảng và Nhà nước. Trong các phẩm chất của người đảng viên, cán bộ có hai phẩm chất mà chúng ta thường nhắc đến là “Tài” và “Đức”, mỗi phẩm chất đóng các vị trí, vai trò khác nhau trong hoạt động thức thi công vụ. Đối với công chức “Đức” là nền tảng, “gốc” của hoạt động thực thi công vụ. Sinh thời Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”(1). Phẩm chất đạo đức của công chức được Chính phủ Việt Nam quan tâm và quy định sớm: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”(2).

“Đạo đức công chức” là khái niệm được đề cập ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn trong nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nền hành chính nhà nước hiện nay. Ở Việt Nam chính quyền cấp xã là cấp hành chính cuối cùng, là cấp chính quyền thường xuyên, trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính và giải quyết các hoạt động quản lý hành chính nhà nước do đó việc nâng cao đạo đức cho đội ngũ công chức là hết sức quan trọng.

Trong những năm qua việc quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng công chức cấp xã được thực hiện khoa học, nghiêm túc. Công chức cấp xã nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và chủ động về những nội dung, quy tắc,

chuẩn mực đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của công chức cấp xã cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Nhận thức về tầm quan trọng của giá trị đạo đức nói chung và đạo đức công chức của công chức cấp xã được nâng lên, biết vận dụng các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức nghề nghiệp vào hoạt động công vụ, vào việc vận động nhân dân thực hiện chủ trương đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những việc đạt được như trên còn có một số hạn chế như: Một số công chức cấp xã ở một số địa phương có biệu hiện xa rời mục tiêu cao cả của nền hành chính “của dân, do dân và vì dân”, nhận thức chưa đầy đủ về giá trị cốt lõi của đạo đức công chức nhà nước “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “công bộc của dân”. Một số công chức xã nắm các vị trí liên quan trực tiếp đến quyền lợi trực tiếp của người dân đã có biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó dễ khi nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính. Một số công chức có lúc biến hoạt động công vụ thành hoạt động phục vụ cho lợi ích nhóm, lợi ích thân hữu (như gia đình, anh em, họ hàng, láng giềng...). Ngoài ra, có một bộ phận công chức cấp xã xuất hiện lối sống vương giả, xa dân, lãng phí... xa lạ với mức sống của một công chức và đời sống thường nhật của nhân dân nơi cư trú.

Nguyên nhân xuống cấp về đạo đức của một bộ phận công chức cấp xã nêu trên theo chúng tôi có một số nguyên nhân:

+ Đất nước chúng ta đang bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều quy luật kinh tế hàng hóa bắt đầu

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

T Ths. HỒ THANH Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

Page 55: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

55

nảy sinh, phát triển và có tốc độ ngày càng cao, trong khi các quy luật của nền kinh tế hiện vật, kinh tế kế hoạch hóa tập trung vẫn tồn dư trong xã hội và trong cung cách quản lý nhà nước. Nhiều vấn đề nảy sinh tiêu cực mà chúng ta đã dự đoán được nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

+ Hệ thống văn bản nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã chưa rõ ràng rành mạch. Trong đó chưa ban hành được Luật công vụ quy định về đạo đức công chức, chuẩn tắc đạo đức công chức, trong đó có công chức cấp xã. Hệ thống văn bản quy định quản lý công chức cấp xã chồng chéo về chủ thể quản lý công chức cấp xã (vai trò của UBND huyện, UBND xã, Chủ tịch UBND xã chưa thống nhất từ tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, thi đua, khen thưởng...)

+ Môi trường xã hội ở một số nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào có trình độ dân trí chưa cao cũng là nguyên nhân làm phát sinh những yếu kém của cán bộ.

+ Một bộ phận cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ công chức cấp xã chưa chú trọng việc “tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân”(3). Một số cấp ủy Đảng chỉ chú tâm vào các vấn đề kinh tế, các công trình, dự án... mà sao nhãng, xem nhe việc xây dựng Đảng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức của công chức cấp xã.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức cho đội ngũ công chức cấp xã chưa đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ công chức cấp xã trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đội ngũ công chức cấp xã chưa có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng về đạo đức công chức. Trong Chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên có 01 chuyên đề về “Đạo đức công vụ, công chức” nhưng số công chức cấp xã được học còn rất ít.

Từ những nguyên nhân của hạn chế nêu trên, để tạo chuyển biến mạnh me về việc

nâng cao đạo đức công chức cấp xã trong thời gian tới cần tập trung nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng cần xác định những biện pháp mang tính đột phá có tính chiến lược lâu dài sau đây:

+ Thứ nhất, về tổng thể phải có một hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc thù và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; Tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các mặt trong đó tập trung giải quyết thỏa đáng các khâu yếu kèm và dễ xảy xung đột từ các lĩnh vực: tài chính công, đất đai, tài nguyên, môi trường, đô thị, văn hóa...; Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho công dân, cá nhân, tổ chức tham gia một cách mạnh me vào đời sống chính trị xã hội trong đó có việc nâng cao đạo đức công chức cấp xã; Ban hành Luật công vụ.

+ Thứ hai, Đảng ủy, UBND, tổ chức Chính trị - xã hội và đội ngũ công chức cấp xã phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức của tổ chức mình và làm việc đó một cách bền bỉ, hàng ngày “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(4). Phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo UBND cấp xã, biểu dương người tốt, việc tốt, nhân tố tích cực. Cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với công chức trong thực thi công vụ. Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, Ban thường vụ cấp ủy và UBND các cấp và các văn bản chỉ đạo của T.Ư về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực hiện tốt thanh tra công vụ và xử lý kịp thời và nghiêm khắc các trường hợp biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống… trong thực thi công vụ ở UBND cấp xã. Hàng tháng tại các cuộc sinh hoạt chi bộ cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tự phê bình và phê bình, cần có kế hoạch để mỗi đảng viên, nhất là người đứng đầu báo cáo, tự kiểm điểm để chi bộ góp ý qua đó mà thực việc giám sát đối với chi bộ, đảng viên.

Page 56: MỤC LỤC - truongchinhtrihatinh.gov.vntruongchinhtrihatinh.gov.vn/uploads/ttllvtt34.pdfmạnh Đại đoàn kết dân tộc trong Đại hội XII của Đảng. Ths. Lê Đình

56

+ Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, vận động, tuyên truyền về đạo đức cách mạng nói chung và đạo đức công chức cho công chức cấp xã. Xây dựng khung kế hoạch chung trong quản lý nguồn nhân lực công chức cấp xã từ: tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật... trong đó vấn đề đạo đức được đặt ở vị trí cốt lõi, nền tảng cần tiếp tục đẩy mạnh, cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Đạo đức là giá trị cốt lõi của đội ngũ công chức, việc xây dựng nền đạo đức công chức trong đó có công chức cấp xã được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Song việc rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao đạo đức công chức là việc làm có giá trị lâu dài, tạo nền tảng để xây dựng nền hành chính nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa./.

______________1. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo

đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2. Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa, số 76/SL ngày 20/5/1950.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng (Khóa XII) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 9, tr. 282-293.

các em học sinh dân tộc Chứt... Đến nay, cơ bản bà con đã biết trồng lúa nước, hoa màu, biết trồng rừng, biết nuôi gà, lợn, trâu, bò, biết đan lát; biết ăn chín uống sôi, biết tự vệ sinh cá nhân, tắm rửa và giặt giũ quần áo; con em đồng bào dân tộc Chứt đi học đều biết đọc, biết viết; 100% trẻ được sinh ra có giấy khai sinh, đã có người dân tộc được kết nạp vào Đảng. Bà con dân bản từ 16 đến 35 tuổi được may trang phục truyền thống. Đặc biệt, hàng năm người Chứt đều được tổ chức những ngày lễ riêng của đồng bào mình, như vào ngày 7/7 âm lịch bà con được tổ chức Tết Lấp lỗ sau khi làm xong mùa màng, ngụ ý hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ, phát triển và ngày 12/11 âm lịch là Lễ hội (tết) Chăm cha bới để mừng cơm mới cảm tạ đất trời đã cho họ một mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào và cuộc sống bình yên. Ngoài ra, các cháu ở bản được tổ chức đón tết thiếu nhi, rước đèn, phá cỗ đêm rằm Trung thu, đồng bào được tổ chức đón tết Nguyên đán, ngày Đại đoàn kết toàn dân.

Để khắc phục tình trạng hôn nhân cận huyết thống, Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con, nhất là thanh niên dân tộc Chứt ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình thường xuyên giao lưu, gặp gỡ, hỗ trợ tổ chức đám cưới cho các đôi nam nữ trong bản kết hôn với người ngoài bản. Đến nay, đã có 3 nữ thanh niên người dân tộc Chứt kết hôn với người Kinh và 1 nam thanh niên người dân tộc Chứt trong bản Rào Tre kết hôn với người dân tộc ở tỉnh Quảng Bình....

Nhằm tiếp tục nâng cao, cải thiện đời sống và từng bước thu hep khoảng cách trình độ phát triển giữa dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre với các dân tộc khác trong tỉnh nói chung và với các dân tộc trong cả nước nói riêng, thiết nghĩ trong thời gian tới Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương cần tiếp tục ban hành những chủ trương, chính sách sát và phù hợp với đặc thù của đồng bào, nhất là tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre đến năm 2020; các đơn vị, cá nhân ra sức động viên, hỗ trợ, giúp đỡ bà con bằng những việc làm thiết thực và điều quan trọng hơn cả là cần phải nâng cao nhận thức để bà con tự nỗ lực vươn lên cải thiện cuộc sống của mình./.

TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG BÀO... Xem tiếp trang 45