opey 2k1 version - philippinesvukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/1506bao cao de an...

86
bé n«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n --------------------------- --------------------------- ---------------------- Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ---------------- ------------------------------------------- ----------------- Hµ Néi, ngµy 2 th¸ng 12 n¨m 2009 CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề án Nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các chính sách đó đã và đang được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế vốn đầu tư trong nước và dòng vốn ĐTNN vào lĩnh vực NLN & NT thời gian qua còn hết sức hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư còn dàn trải, hiệu quả bị hạn chế. Việc

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

bé n«ng nghiÖpvµ Ph¸t triÓn n«ng th«n----------------------------------------------------------------------------

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ---------------------------------------------------------------------------- Hµ Néi, ngµy 2 th¸ng 12 n¨m 2009

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆPGIAI ĐOẠN 2009 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Đề án Nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là các lĩnh vực

khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các chính sách đó đã và đang được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế vốn đầu tư trong nước và dòng vốn ĐTNN vào lĩnh vực NLN & NT thời gian qua còn hết sức hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư còn dàn trải, hiệu quả bị hạn chế. Việc nghiên cứu đối tác và xác định đối tác tiềm năng chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức được các cuộc vận động đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, các sản phẩm và các vùng cần thu hút vốn đầu tư, chưa xây dựng được một chương trình tổng thể về hoạt động XTĐT. Các hoạt động xúc tiến đầu tư của ngành thời gian qua cũng chưa được tổ chức một cách hệ thống và chưa có Chương trình dài hạn, mới chỉ tập trung cho các hoạt động XTĐT nước ngoài mà chưa chú trọng khai thác nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước. Các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập và chưa đủ mạnh để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của BCH TW Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng chỉ rõ quan điểm, mục tiêu phát triển là “…khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong

Page 2: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội…cho nông nghiệp, nông thôn”. Để tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, việc khuyến khích và thu hút vốn từ các thành phần kinh tế luôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.

Để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh việc đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, cần phải đẩy mạnh các hoạt động XTĐT nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để các hoạt động XTĐT của ngành có định hướng và hiệu quả hơn việc xây dựng “Chương trình XTĐT ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến 2020” là hết sức cần thiết.

2. Các căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án Quyết định số 109/2007/QĐ – TTg ngày 17 tháng 7 năm 2007 của

Thủ tướng Chính phủ về Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTĐT quốc gia.

QuyÕt ®Þnh sè 1468/QĐ – BNN – CB ngày 13 tháng 05 năm 2008 cña Bé trëng Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT vÒ giao kế hoạch xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại năm 2008 .

3. Mục tiêu của Đề án3.1. Mục tiêu chung: X©y dùng Ch¬ng tr×nh xóc tiÕn đầu tư

cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n giai ®o¹n 2009 - 2015, ®Þnh híng ®Õn n¨m 2020 nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – PTNT.

3.2. Mục tiêu cụ thể:(1) - Đánh giá thực trạng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và hoạt động

xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn thời gian qua;(2) - Xây dựng nội dung, chương trình hoạt động XTĐT cụ thể giai đọan

2009-2015;(3) - §Ò xuÊt gi¶i ph¸p tæ chøc thùc hiÖn và nâng cao hiệu quả

hoạt động XTĐT của ngành nông nghiệp;(4) - Xây dựng Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của ngành giai đoạn

2010 – 2015.

4. Ph¹m vi

2

Page 3: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Nghiªn cøu c¸c ho¹t ®éng đầu tư và XTĐT cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n trong thêi gian tõ 2005 ®Õn nay vµ ®Þnh híng ®Õn 20155. Phương pháp thực hiện

- Thu thËp, ph©n tÝch, tæng hîp sè liÖu, tµi liÖu - Ph¬ng ph¸p chuyªn gia, héi th¶o chuyªn ®Ò.

6. Néi dung cña Đề án Dự án được kết cấu thành hai phần chính

Phần thứ nhất: Đánh giá thực trạng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và hoạt động xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn thời gian qua

Phần thứ hai: Định hướng nội dung và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT trong lĩnh vực nông nghiệp – PTNT giai đoạn 2009-2015

Các Phụ lục:Phụ lục 1. Các hoạt động XTĐT cụ thể qua các nămPhụ lục 2: Dự trù kinh phí cho hoạt động XTĐTgiai đọan 2009-2015Phụ lục 3: Danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư giai đọan 2009-2015

3

Page 4: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG

NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN THỜI GIAN QUA

I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP – PTNT THỜI GIAN QUA

Đầu tư trong nông nghiệp – nông thôn là các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, sản xuất kinh doanh (nông, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và ngành nghề nông thôn) và phát triển các loại hình dịch vụ nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sống ở nông thôn và sống dựa vào nông nghiệp. Có thể phân nguồn vốn đầu tư theo hai loại sau: - Vốn Đầu tư của Nhà nước: lượng vốn ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ quyết định bỏ ra để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (thủy lợi, điện, giao thông đồng ruộng, giáo dục đào tạo...). Các nguồn vốn viện trợ cho không hoặc hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài (ODA), vốn trái phiếu Chính phủ cũng coi là nguồn của nhà nước. - Đầu tư ngoài ngân sách nhà nước gồm:

+ Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình.

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thực tế, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn rất ít,

thấp hơn nhiều so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển. Đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 1990 là 20% thì đến năm 2001 chỉ còn 10%, năm 2007 còn 8%. Vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cũng rất ít, chỉ chiếm trên 3%, riêng năm 2007 chỉ chiếm 1,8% tổng số vốn FDI của cả nước. Nếu tính chung cả thời kỳ 1988-2008, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới thu hút được khoảng 966 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ đô-la, chỉ chiếm dưới 10% số dự án và 3,3% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của cả nước. Thiếu vốn đầu tư khiến cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển chậm. Đây chính là khó khăn thách thức lớn để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta.

1. ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4

Page 5: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Đầu tư ngân sách Nhà nước tập trung chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhiều nhất là dành cho thuỷ lợi (thường chiếm 50% trở lên); phát triển hạ tầng ngành thủy sản, giao thông nông thôn, chương trình giống cây trồng, vật nuôi; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, nước sạch và bảo vệ môi trường...

- Đầu tư hệ thống thủy lợi: đã được ưu tiên đầu tư theo hướng khai thác đa mục tiêu. Tới nay, cả nước đã xây dựng được gần 100 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, trong đó có 1.967 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2 triệu m3, tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m3; 10 nghìn trạm bơm (Q = 24,8 triệu m3/h), trong đó trên 2 nghìn trạm bơm lớn; 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới, tiêu lớn, 23.000 km đê bao các loại.

Ngoài ra, nguồn vốn từ Chương trình Trái phiếu Chính phủ giai đọan 2003-2010 cho c¸c dù ¸n thuû lîi lµ 24.090 tû ®ång, ®· tËp trung đầu tư cho c¸c dù ¸n lín, cÊp b¸ch, c¸c c«ng tr×nh thuû lîi miÒn nói, vïng §ång b»ng s«ng Cöu Long.

- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi: trong 4 năm 2006-2009 nhà nước đã đầu tư khoảng 400 tỷ đồng nhằm vừa đảm bảo đủ giống có chất lượng cho sản xuất, đồng thời nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống. Riêng các cơ sở trực thuộc Bộ, các dự án giống đã góp phần tăng thêm 2000 m2 vườn ươm; trồng mới 11 ha vườn cây mẹ; 2.300 m2 kho chứa giống; 20.100 m2 sân phơi; 3.170m2 nhà lưới; 3.275 m2 nhà kính; 2.050 m2 nhà chế biến giống; 1.670 m2 nhà kiểm nghiệm giống; 3.432 m2 nhà nuôi cấy, chọn tạo giống; 35.700 m2 đường giao thông tại các khu nhân giống... Nhiều cơ sở giống chăn nuôi, giống thủy sản đã được đầu tư mới và nâng cấp như: Trung tâm Nghiên cứu dê, cừu tại Ninh Thuận, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn tại Bình Dương,Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi tại Thái Nguyên, Trại giống Bình Minh - Đồng Nai, Trại giống Tam Điệp - Ninh Bình, Cải tạo chuồng bò đực giống cho Trạm Nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn - Bình Định, nâng cấp Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Hải Dương, …

Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng đã có ở Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Ngãi, tiếp tục được đầu tư xây dựng mới các trạm ở Bà Rịa- Vũng Tầu, Đắc Lắc và hai Trung tâm khảo, kiểm nghiệm chất lượng giống và sản phẩm cây trồng, khảo, kiểm nghiệm chất lượng phân bón. Nhiều thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất, nghiên cứu, kiểm định giống cây trồng được đầu tư nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu và sản xuất giống.

5

Page 6: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Hệ thống khảo, kiểm nghiệm giống gia súc, gia cầm được nâng cấp: Trung tâm kiểm tra chất lượng giống gia súc, Trung tâm khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi Trung ương; Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi miền Trung và miền Nam. Đầu tư nâng cấp và tăng cường năng lực cho các Cơ quan thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng cũng được coi trọng nhằm tăng cường năng lực dự tính, dự báo dịch bệnh và chỉ đạo phòng chống dịch, quản lý nhà nước về thú y, bảo vệ thực vật tại các vùng; Hướng dẫn và quản lý việc áp dụng các quy trình sản xuất, các quy chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng quốc gia và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Về phát triển hạ tầng thuỷ sản

Việc đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ sản trong kỳ kế hoạch 2006 – 2010 tập trung vào 3 chương trình lớn: Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão; Chương trình đầu tư bến cá, cảng cá; Chương trình đầu tư giống và hạ tầng vùng nuôi.

Qua 4 năm triển khai thực hiện, nhiều khu neo đậu tránh trú bão cấp đã được hòan thành: Khu neo đậu tránh trũ bão Cát Bà – Hải Phòng, Thọ Quang – Đà Nẵng, Tam Quan – Bình Định, Hòn La – Quảng Bình, Hòn Rớ - Khánh Hòa, Ninh Trữ - Ninh Thuận, Rạch Gốc – Cà Mau, Kênh Ba, Phú Hải, Cửa Tùng, Cửa việt, Cửa Nhượng…

Đầu tư xây dựng và nâng cấp 13 cảng cá, bến cá trong cả nước. Việc

hình thành hệ thống cảng cá, bến cá dọc 28 tỉnh ven biển đã phát huy được đầu mối hậu cần nghề cá, đặc biệt là các cảng cá khu vực đã thu hút được nhiều lượt tàu cá ra, vào cập cảng để bán hàng và nhập nhiên liệu.

- Về phát triển hạ tầng lâm nghiệp Chương trình điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến rừng (Chu kỳ IV)

giai đoạn 2006-2010 với tổng mức kinh phí 49 tỷ đồng đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Thành quả của chương trình bao gồm bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh, huyện và xã, các số liệu đo đếm từ 100 ô định vị nghiên cứu sinh thái và 2.100 ô sơ cấp cũng như 4 chuyên đề điều tra đang được hoàn tất và sẽ được nghiệm thu, bàn giao cho các địa phương để quản lý, sử dụng cho mục đích lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp tại địa phương.

Đầu tư cho các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đang được quan tâm từng bước. Tại cấp trung ương, 6 VQG thuộc Bộ và 2 cơ quan kiểm lâm vùng được phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn 2006-2010 với tổng mức đầu tư là 211 tỷ đồng. Tại các địa phương, 24 VQG thuộc các tỉnh được hỗ trợ đầu tư trong chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống

6

Page 7: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

rừng đặc dụng, với tổng mức đầu tư 1.076 tỷ đồng. Dự kiến các dự án sẽ được giải ngân hết trong năm 2010.

Đầu tư xây dựng trạm thu ảnh viễn thám MODIS với tổng mức đầu tư 4,979 tỷ đồng để phục vụ cho công tác phát hiện cháy và chống cháy rừng kịp thời trên phạm vi toàn quốc, nhờ đó đã giảm đáng kể thiệt hại do cháy rừng gây nên. Trong 2 năm 2008 – 2009, Bộ cũng đã đầu tư dự án “ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về kiểm lâm” với tổng mức đầu tư 8,77 tỷ đồng.

- Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn và hạ tầng thương mại hàng nông sản: Nhiều Chương trình phát triển giao thông nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA nước ngoài đã được triển khai thực hiện. Nhờ đó, hệ thông đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp và hiện đại hơn.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 1999 đến nay đã làm mới được 24.167 km đường; sửa chữa, nâng cấp 150.506 km đường. Năm 2008 có tới 97,8% xã có đường ôtô đến khu trung tâm, trong đó 42,6% xã có đường liên thôn được nhựa, bê tông hoá trên 50%. Năm 2007, 98% huyện, 96,8% xã và 93,3% hộ nông thôn có điện lưới quốc gia, 47 tỉnh, thành phố có 100% số xã có điện; 6 tỉnh, thành phố có 100% số thôn, bản có điện lưới (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang).

Đến năm 2006, có 99,3% số xã có trường tiểu học, 90,8% số xã có trường trung học cơ sở, có 54,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 16,1% số thôn có nhà trẻ.

Đến nay cả nước có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 99,3% xã có trạm y tế. Khu vực nông thôn có 44% trạm y tế xây dựng kiên cố, 36,9% xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, 55,6% xã có cửa hàng dược phẩm.

Đến năm 2008, tỷ lệ số hộ nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên tới 75%. Từ 2006- 2008 tổng đầu tư cho chương trình nước sạch là 7.127 tỷ đồng; trong đó vốn dân đóng góp khoảng 47,1%, ngân sách 17%, tài trợ của quốc tế 14%.Những hạn chế của đầu tư vốn ngân sách vào nông nghiệp, nông thôn:

Phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, nhất là ở các vùng miền núi (đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc).

Thuỷ lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp và quản lý rất yếu. Mới phát huy được khoảng trên 70% công suất thiết kế của các công trình hiện có. Tuy vậy, thuỷ lợi cho sản xuất ở một số vùng còn thấp, tỷ lệ

7

Page 8: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

diện tích cây hàng năm được tưới bằng công trình thuỷ lợi ở Duyên hải miền Trung (44%), Miền núi phía Bắc (32%), Tây Nguyên (25%) và Đông Nam bộ (51%). Vẫn còn trên 25% dân số nông thôn chưa có nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt...

Cơ cấu đầu tư chậm được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển của cơ cấu kinh tế mới. Trong đầu tư phát triển, theo số liệu đã đầu tư thực tế thủy lợi vẫn chiếm trên 50%; đầu tư trực tiếp cho cơ sở hạ tầng khác, tăng cường nguồn lực khoa học công nghệ và đào tạo trong nông, lâm nghiệp chiếm dưới 50%. Do phải thực hiện tiếp các công trình dở dang, trong đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi vẫn còn nặng về đầu tư các công trình tưới tiêu cho sản xuất lúa. Trong 7 năm 2001- 2007 mới thực hiện đầu tư khoảng 30 công trình thủy lợi tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, với vốn đầu tư bằng 7% tổng vốn đầu tư cho thủy lợi.

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn chất lượng chưa cao. Trong quá trình triển khai thực hiện còn thiếu sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, dẫn đến có sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển của từng ngành, vùng với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Yêu cầu về nước cho nông nghiệp và các nhu cầu bức thiết khác ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, nước cho thuỷ sản và cho một số khu công nghiệp - dịch vụ chậm được đáp ứng.

Nguyên nhân:- Vốn ngân sách đầu tư cho Nông nghiệp còn thấp trong tổng chi ngân

sách nhà nước và thấp hơn so với các nước trong khu vực. Từ năm 1997 - 2006, tỷ trọng chi tiêu công cho ngành nông nghiệp chỉ chiếm 5 - 6% tổng chi ngân sách nhà nước, rất thấp so với mức bình quân của các nước trong vùng (Hàn Quốc, Malaysia, Philippin trong giai đoạn tương tự thường có mức đầu tư chính phủ cho lĩnh vực này trên 20%). Năm 2007, đầu tư cho nông nghiệp chiếm 15% tổng đầu tư từ ngân sách, tương đương 7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Sự phối hợp ngành - địa phương ở một số dự án chưa thực sự chặt chẽ trong giải phóng mặt bằng, đầu tư hoàn thiện hệ thống kênh mương.

- Việc sử dụng ngân sách nhà nước kết hợp với huy động vốn của các thành phần kinh tế khác chưa hiệu quả, do chưa có cơ chế hỗ trợ, cơ chế tài chính đồng bộ và rõ ràng.

2. ĐẦU TƯ TỪ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

a. Kinh tế hộ: Đến năm 2006 cả nước có 10,46 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 766 nghìn hộ, giảm 6,8% so với năm 2001). Về quy mô sử dụng đất, bình quân một hộ nông nghiệp sử dụng 0,63 ha đất sản xuất nông nghiệp (tăng 12% so với năm 2001); 1 hộ thuỷ sản sử dụng 0,66 ha đất

8

Page 9: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

nuôi trồng thuỷ sản (tăng 16% so với năm 2001). Tỷ lệ số hộ sử dụng dưới 1 ha để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là 78,16% (giảm 2,6% so với năm 2001); số hộ có quy mô đất trên 1 ha tăng lên (từ 15,08% năm 2001 lên 17,8% năm 2006).

b. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác được tiếp tục giữ vững và phát triển. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố năm 2008, cả nước có trên 137.497 tổ hợp tác với khoảng 3,5 triệu thành viên tham gia.

Cơ chế tổ chức và quản lý tổ hợp tác từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn, số tổ hợp tác có tài sản dùng chung, thành viên tham gia góp vốn, góp sức; thực hiện phân phối lãi theo vốn góp; có quy chế nội dung hoạt động chiếm khoảng 7% tổng số tổ hợp tác. Đến năm 2008, đã có 769 HTX thành lập mới từ những tổ hợp tác này. Tổ hợp tác đã đáp ứng và khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức cạnh tranh thị trường, góp phần nâng cao năng lực của kinh tế hộ; giúp các hộ sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn; tiếp nhận những thông tin, tiến bộ khoa học - kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ. Tổ hợp tác đã phát huy tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, nhiều tổ thực sự đã giúp tăng thu nhập cho các hộ thành viên thông qua hợp tác, góp phần XĐGN; đồng thời còn là cầu nối giữa chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội với người nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đến 2009, các HTX cũ đã cơ bản chuyển đổi xong, giải thể các HTX hình thức, không còn hoạt động; nhiều HTX mới được thành lập. Cả nước có 8.900 HTX nông nghiệp. Tổng số xã viên HTX nông nghiệp cả nước khoảng 6,3 triệu. Bình quân 1 HTX nông nghiệp có 743 xã viên. Tỷ lệ số hộ dân tham gia HTX nông nghiệp hiện nay khoảng 58%. Các HTX chuyển đổi đã bước đầu khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài và tính hình thức, không rõ ràng về xã viên và tài sản. Hoạt động của các HTX đều hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế hộ; đặc biệt các HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế; góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển và ổn định kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là thực hiện XĐGN cho các hộ xã viên.

c. Kinh tế trang trại: Đến 31/12/2008 cả nước có 120,7 nghìn trang trại (tăng so với năm 2001 86,4%, 52.682 trang trại); trong đó, ĐBSCL chiếm 50%; cả ba vùng (ĐBSCL, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) có 80.063 trang

9

Page 10: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

trại, chiếm 70,4% số trang trại cả nước. Xu hướng từ 2001 đến nay tăng mạnh trang trại chăn nuôi, thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp (đa canh). Tỷ trọng trang trại chăn nuôi tăng từ 2,9% (năm 2001) lên 14,6% (năm 2006); trang trại nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 27,9% (năm 2001) lên 29% (năm 2006)...

Quy mô trang trại ngày càng mở rộng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản suất; là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, với quy mô được mở rộng, đến năm 2006 bình quân 1 trang trại sử dụng 4,5 ha (tăng 1,1 ha so với 2001), số lao động thường xuyên là 3,4/trang trại; vốn bình quân 239,4 triệu đồng/trang trại (tăng 104,3 triệu đồng so với năm 2001, tăng 77,2%); doanh thu bình quân 170 triệu đồng/trang trại (gấp 1,9 lần năm 2001); lãi bình quân 1 trang trại năm 2006 khoảng 40 triệu đồng; tỷ suất hàng hoá trong sản xuất trang trại là 95,8% (2001 là 76%); thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 18 triệu đồng/năm, cao gấp trên 2 lần so với mức bình quân thu nhập của lao động nông thôn.

d. Doanh nghiệp tư nhân: có bước phát triển mạnh dưới hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo, điều, cà phê, chè, rau quả, muối.

Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tại thời điểm 1/7/2006 là 1.153, chiếm 54% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. So với 1/10/2001, các loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh là: Công ty TNHH tăng gấp 2,1 lần, Công ty cổ phần tăng gấp 2,7 lần.

Tổng vốn đầu tư thời điểm 31/12/2006 của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 5.320 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng vốn của các doanh nghiệp thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng hơn năm 2004 là 1.203,4 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoạt động năm 2006 của các doanh nghiệp tư nhân là 5.652 tỷ đồng, tăng hơn năm 2004 là 2.186 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 84 tỷ đồng, tăng 31,88 tỷ đồng so với năm 2004. Tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội đã tăng nhanh, cho thấy khả năng tiềm tàng về đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, về số tuyệt đối thì lượng vốn đã đầu tư của khu vực này là chưa nhiều, năm 2005 mới chỉ đạt 9.500 tỷ VNĐ. Điều này phản ánh hai khía cạnh. Thứ nhất, chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân ở nông thôn và thành thị bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh nông, lâm thủy sản và ngành nghề ở nông thôn. Thứ hai, số lượng đầu tư nói trên chủ yếu là của người dân và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở nông thôn trực tiếp thực hiện, và

10

Page 11: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

do họ còn nghèo nên khả năng đầu tư lớn rất hạn chế. Các nhà đầu tư ở thành thị chưa mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Điều này cho thấy càng cần có sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút các nhà đầu tư ở thành thị đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

e. Các cơ sở làng nghề

Các làng nghề truyền thống và làng nghề thủ công thời gian qua liên tục phát triển với tốc độ cao chủ yếu là nhờ nguồn vốn đầu tư tư nhân. Cả nước hiện có 2.790 làng nghề, 1.423.000 hộ (theo tiêu chí mỗi làng nghề có trên 30% số hộ làm nghề, có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên), thu hút trên 11 triệu lao động. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong tổng giá trị sản xuất khu vực nông thôn là 15%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ tăng liên tục qua các năm: năm 2006 đạt 630 triệu USD, 2007 đạt 700 triệu USD, năm 2008 đạt 850 triệu USD, năm 2009 dự kiến đạt 900 triệu USD. Những hạn chế của đầu tư tư nhân:

Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh từ đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn đều có quy mô vừa và nhỏ, xuất phát điểm về vốn, công nghệ còn rất thấp. Mặc dù đầu tư về nông thôn, nhưng không ít doanh nghiệp để có được đất đai xây dựng mặt bằng sản xuất cũng phải tốn nhiều thời gian và chi phí. Đã vậy, các doanh nghiệp địa phương lại rất khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay ở các thể chế tài chính và luôn bị các doanh nghiệp lớn hơn.

Khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở nông thôn chính là khả năng trang bị và đầu tư công nghệ dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả là đa phần các doanh nghiệp này chỉ đảm nhận các hoạt động như thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, những công việc khá là đơn giản không đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng thấp.

Một điều nữa là, các chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và đặc biệt là do không được đào tạo về quản lý́ doanh nghiệp cũng như không nhận được tư vấn pháp lý́ thường xuyên, cộng thêm các quy định về thủ tục quản lý doanh nghiệp (chế độ theo dõi, báo cáo và quản lí sổ sách) và thủ tục về thuế lại luôn thay đổi gây áp lực đáng kể cho người đứng đầu doanh nghiệp. Có đến trên 1/3 số doanh nghiệp địa phương tuy đăng kí đầy đủ thủ tục nhưng lại không xây dựng hệ thống sổ sách theo quy định mà chỉ thực hiện thu chi báo sổ giống như một hộ kinh doanh.   Chính các hạn chế trên đang là rào cản khiến cho việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không được như mong muốn cho dù Nhà nước liên tục kêu gọi và "trải thảm đỏ" với các nhà đầu tư.

11

Page 12: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

  Theo phản ảnh của các nhà đầu tư, riêng việc cấp đất đã có tới 15 - 20 thủ tục, đặc biệt khó khăn là việc giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp đất đai... Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án.

Về đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới, nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, đã đến lúc phải đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp tại nông thôn để cải thiện đời sống người nông dân.

3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện cũng còn quá nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư FDI của cả nước trong nhiều năm qua.

Nếu tính chung cả thời kỳ 1988-2008, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới thu hút được khoảng 966 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ đô-la, chỉ chiếm 10% số dự án và 3,3% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của cả nước. Trong đó, số dự án còn hiệu lực là 912, bao gồm 800 dự án nông - lâm nghiệp và 129 dự án thủy sản. Tổng số vốn đầu tư 4,458 tỷ USD, vốn điều lệ 2,2 tỷ USD, vốn đang thực hiện trên 2,0 tỷ USD, chiếm 10,70% số dự án và 5,24% vốn đầu tư đăng ký so với ĐTNN cả nước. Phần lớn doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp, đa phần dưới 2 triệu USD. Các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này tập trung ở vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, giao thông vận tải và lao động.

Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, các đối tác lớn ở châu Á (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...) chiếm 60% tổng vốn đăng ký, riêng Đài Loan chiếm 28%. Các đối tác EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có quốc đảo British Virgin (11%), Pháp (8%). Một số nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh như Mỹ, Canada, Úc vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam. Đại đa số dự án chỉ đầu tư vào các khu vực có thuận lợi về điều kiện tự nhiên và hạ tầng, có chính sách đầu tư thông thoáng, có thị trường tiêu thụ lớn.

Kết quả ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn - Các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông

thôn đã góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực này, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các dự án đang còn hiệu lực và đi vào sản xuất, kinh doanh đã góp vốn thực hiện đạt 1,9 tỷ USD (chiếm khoảng 47% tổng vốn đăng ký). Tổng doanh thu hàng năm của các dự án

12

Page 13: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

ĐTNN đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình quân đạt 312 triệu USD/năm. Giá trị xuất khẩu từ năm 2001 đến nay tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991-1995. Nộp ngân sách của khu vực ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp tuy mới đạt mức khiêm tốn khoảng 200 triệu USD (tính từ 1988 cho tới nay), nhưng đã tăng dần qua các năm (giai đoạn 1996-2000 tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1995). Điều này là do phần lớn các dự án hoạt động trong các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư đang được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu.

- Hoạt động của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu của nước ta và tiếp thu một số công nghệ mới. Các dự án ĐTNN đã đem vào Việt Nam nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; nhiều dự án đã trở thành mô hình làm ăn kiểu mới, có hiệu quả cao để nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng. Sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được tiếp thị ở thị trường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu nông sản, hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. ĐTNN cũng góp phần cải thiện tập quán canh tác, cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu.

- ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn. Đến nay, các dự án ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã thu hút hơn 140.000 lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn lao động thời vụ cũng như lao động khác trong khu vực chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến TACN. Thực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho số lượng lớn lao động trực tiếp làm việc tại nhà máy, mà còn cho hàng vạn hộ nông dân tham gia tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ.

Một số hạn chế chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài:- Tỷ trọng ĐTNN vào lĩnh vực này còn thấp, thiếu ổn định: So với các

lĩnh vực khác, số dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 10,6%. Khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc triển khai chậm. Hiện có đến 1/3 số dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản và triển khai các thủ tục khác; tỷ lệ dự án bị giải thể trước thời hạn khá cao so với các lĩnh vực đầu tư

13

Page 14: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

khác (trên 30% so với mức bình quân chung là 20%), nhất là các dự án được cấp Giấy phép đầu tư thời kỳ trước năm 1992.

- Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ĐTNN chưa cao: Trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản, thủy sản ĐTNN có xu hướng tập trung vào việc khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động..., chưa có nhiều dự án tạo giống cây mới và sản xuất, chế biến các loại rau, quả, hải sản xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các dự án chế biến lâm sản, nhất là chế biến gỗ chỉ tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chưa thật sự có hiệu quả. Nhiều dự án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, song hiệu quả thực tế trên 1 ha sử dụng đất còn rất thấp. Trong lĩnh vực thuỷ sản, ĐTNN có xu hướng chững lại do trình độ công nghệ trong chế biến và nuôi trồng thuỷ sản đã đạt được trình độ tương đương các nước trong khu vực song lại thiếu các dự án đầu tư công nghệ cao, nâng giá trị gia tăng, thiếu công nghệ sản xuất giống thuỷ sản biển có giá trị trong khi tiềm năng nuôi biển của ta còn rất lớn.

- Nguồn vốn ĐTNN không đồng đều giữa các địa phương: Tương tự cơ cấu địa bàn đầu tư trong các ngành lĩnh vực kinh tế khác, ĐTNN trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Bắc, các vùng cần thu hút đầu tư như miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên lại rất hiếm nhà đầu tư đến.

- Đối tác nước ngoài thiếu tính đa dạng: chủ yếu là các nhà đầu tư từ châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nhà đầu tư của một số nước /khu vực có tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và các nước Châu Âu đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều. Điều này phần nào phản ánh cơ cấu chung về đối tác ĐTNN ở Việt Nam, song cũng cho thấy khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hết sức hạn chế.

Nguyên nhân hạn chế nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp:

- Hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp nói chung gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực.

- Nền nông nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn, mâu thuẫn với lực lượng sản xuất mới đòi hỏi một nền sản xuất công nghiệp có năng suất cao, sản xuất tập trung và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

- Chiến lược, định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn chưa được xác định rõ ràng; hoạt động XTĐT

14

Page 15: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

chưa được quan tâm, chưa có một chương trình riêng mà mới chỉ có một số họat động lồng ghép trong họat động hợp tác quốc tế.

- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn còn nhiều bất cập, chưa thật sự “đủ mạnh” để hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Tính ổn định của quy hoạch trong từng lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chưa được bền vững, còn nhiều thay đổi.

- Công tác cải cách hành chính chưa thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế một cửa, thủ tục cấp phép, quá trình phối hợp giữa các đơn vị xem xét giải quyết các vấn đề của nhà đầu tư còn chậm.

- Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn tuy dồi dào nhưng lại thiếu kỹ năng, nhân lực đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp và bị thu hút sang các lĩnh vực phi nông nghiệp;

Tuy còn có một số khó khăn, cản trở nhưng nhìn chung, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng rộng mở. Vấn đề là Nhà nước cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung chủ trương, chính sách để tạo thêm điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tăng cường các họat động XTĐT cả trong và ngoài nước.

Theo nguồn số liệu tổng hợp của Vụ kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001-2005 tổng vốn của khu vực tư nhân, bao gồm các các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn, tính theo giá thực tế đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đạt 44,2 ngàn tỷ đồng, cụ thể qua biểu số liệu sau.

Đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2005, tính theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1.Tổng đầu tư xã hội vào NN, NT

20.933 17.539 20.220 22.963 25.749 29.843

2.Khu vực tư nhân 6.900 7.500 8.800 9.500 11.500 -

3. Tỷ trọng (%) 32,9 42,8 43,5 41,4 44,7 -

Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ KH và ĐT

15

Page 16: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Số liệu cho thấy khu vực tư nhân đã tăng giá trị đầu tư từ 6.900 tỷ VND vào năm 2001 lên 11.500 tỷ VNĐ vào năm 2005, tăng gần 2 lần. Tỷ trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nông thôn đã tăng từ 32,9 % lên 44,7%. Như vậy chính sách đa dạng hóa đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước đã phần nào phát huy tác dụng.

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP – PTNT THỜI GIAN QUA

1. Tình hình chung

Hoạt động Xúc tiến đầu tư đã được đề cập đến từ khi hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nối lại (cuối những năm 80). Ở tầm quốc gia, hoạt động XTĐT được tổ chức tương đối quy củ, có tổ chức chuyên trách riêng, đó là Cục Đầu tư nước ngoài (tiền thân của nó là Uỷ ban Hợp tác đầu tư nước ngoài) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Với tên gọi và chức năng của nó nên các hoạt động XTĐT đều là để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài (tập trung vào thu hút đầu tư trực tiếp) vào Việt Nam.

Từ năm 2007, Chương trình XTĐT quốc gia ra đời và hoạt động theo cơ chế được quy định tại Quyết định 109/2007/QĐ – TTg ngày 17/7/2007. Theo đó, các hoạt động XTĐT đã được mở rộng, bao gồm hoạt động XTĐT kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư trong nước.

Mục tiêu của Chương trình XTĐT quốc gia là tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT, gắn kết hoạt động XTĐT của các Bộ, ngành và địa phương trong một chương trình tổng thể thống nhất; gắn kết với hoạt động XTTM, du lịch và các lĩnh vực liên quan khác.

Nội dung cơ bản của Chương trình XTĐT quốc gia tập trung vào:

- Tạo dựng, quảng bá hình ảnh; thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư, chủ trương và chính sách pháp luật về đầu tư và hiệu quả đầu tư tại Việt Nam

- Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Thu thập dữ liệu, nghiên cứu xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia kếu gọi đầu tư trục tiếp nước ngoài phù hợp chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật;

- Nâng cấp, duy trì hoạt động có hiệu quả website giới thiệu đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, kết nối với các địa chỉ website

16

Page 17: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

có uy tín trên thế giới và địa chỉ website của các Bộ, ngành, địa phương trong nước;

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, lựa chọn đối tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và Việt Nam và thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

- Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và đất nước;

- Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Cũng giống như các Chương trình XTTM, xúc tiến du lịch, Chương trình XTĐT quốc gia được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí trực tiếp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và tổng hợp việc thực hiện chương trình; Bộ Tài chính xây dựng và hướng dẫn cơ chế tài chính và tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Trong lĩnh vực nông nghiệp – PTNT, từ 2007 trở về trước, toàn bộ hoạt động XTĐT đều tập trung cho kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước từ các nguồn ngoài ngân sách chưa được đề cập đến. Vụ Hợp tác Quốc tế là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý, theo dõi và tổng hợp hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành và kiêm luôn chức năng tổ chức các hoạt động XTĐT. Tuy nhiên, các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, mang tính hệ thống mà chủ yếu là lồng ghép vào các hoạt động hợp tác quốc tế là chính.

Về công tác tổ chức: Từ năm 2008, trước tình hình sụt giảm về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đồng thời với xu hướng gia tăng đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp trong nước và để triển khai Chương trình XTĐT quốc gia, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động XTĐT. Theo Quyết định số 506/QĐ-BNN-TCCB ngày 2/3/2009 của Bộ, Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện các hoạt động XTĐT trong nước, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp thực hiện hoạt động XTĐT nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.

Về kinh phí hoạt động: Trước 2008, các hoạt động XTĐT được huy động kinh phí từ các nhà tài trợ, các dự án nước ngoài. Từ 2008, các hoạt động XTĐT của Bộ được triển khai dựa trên hai nguồn kinh phí sau:

(1). Ngân sách cấp thẳng cho Bộ Nông nghiệp và PTNT theo nhu cầu và kế hoạch hàng năm;

17

Page 18: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

(2). Các hoạt động được duyệt trong Chương trình XTĐT quốc gia, kinh phí cấp theo từng hoạt động cụ thể.

2. Các hoạt động cụ thểTừ trước 2008, một số hoạt động XTĐT trong ngành đã được triển

khai như: Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 2006), Diễn đàn XTĐT trong lĩnh vực lâm nghiệp (năm 2007) và một số hoạt động hợp tác quốc tế lồng ghép khác.

- Năm 2008: + Ngân sách cấp thẳng cho Bộ Nông nghiệp và PTNT là 270 triệu cho

các hoạt động sau: (1) Xây dựng Chương trình XTĐT của Bộ giai đoạn 2009-2015; (2) Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình và (3) Chuẩn bị và phát hành sổ tay hướng dẫn, đĩa CD về các chính sách của Việt Nam liên quan đến đầu tư trong lính vực nông nghiệp-PTNT

+ Chương trình XTĐT quốc gia: Đoàn XTĐT về nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các lĩnh vực liên quan tại Đài Loan, tổng kinh phí: 955 triệu.

Tuy nhiên, hoạt động này đã chưa được triển khai do lý do: việc cấp ứng tiền từ Bộ Tài chính vừa chậm lại thiếu, đồng thời Hội nghị song phương về hợp tác nông nghiệp hai bên chưa được tổ chức cũng sẽ hạn chế hiệu quả của chương trình.

- Năm 2009: + Ngân sách cấp thẳng cho Bộ Nông nghiệp và PTNT là 2,66 tỷ

đồng, chủ yếu tập trung cho việc tổ chức sự kiện ở nước ngoài giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn Việt Nam và các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Các hoạt động sẽ được tổ chức lồng ghép với hoạt động XTTM tại Trung Quốc, Nga, Ucraina và Nhật Bản.

Ngoài ra, các hoạt động XTĐT trong nước cũng sẽ được tổ chức như: tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư cho các địa phương khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ; tổ chức khảo sát thực trạng đầu tư, tiềm năng và nhu cầu đầu tư các tỉnh Tây Bắc; Xây dựng "Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân nông thôn" (Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai NQ Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi NQ ĐH Đảng lần thứ X); khảo sát chuẩn bị cho việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào ngành chè.

+ Chương trình XTĐT quốc gia: Ngoài việc tiếp tục triển khai hoạt động của năm 2008 chuyển sang, Bộ được Hội đồng thẩm định Chương trình

18

Page 19: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

XTĐT quốc gia phê chuẩn cho 2 hoạt động, với tổng kinh phí là 600 triệu đồng, cụ thể như sau:

* Tổ chức Hội nghị XTĐT vào ngành chè: 300 triệu đồng, dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng 7, tại Thái Nguyên. Chương trình sẽ được tổ chức lồng ghép với Hội nghị quốc tế về sản xuất, thương mại chè trong xhương trình XTTM của Bộ.

* Xây dựng và phát hành tài liệu mô tả các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư nước ngoài: 300 triệu. Hoạt động này đang được Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ Kế hoạch triển khai thực hiện.

3. Đánh giá: a. Những mặt được:- Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được quan tâm, bước đầu tổ chức thành

hệ thống, có đơn vị chịu trách nhiệm, có kinh phí;- Đã tổ chức được một số họat động mang tính chuyên nghiệp trong và

ngoài nước, theo vùng và theo ngành hàng thu hút được các nhà đầu tư; tuyên truyền và hướng dẫn chính sách đầu tư của Việt Nam đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư ngoài ngân sách; phát hành các tài liệu quảng bá hình ảnh nông nghiệp, nông thôn nhằm thu hút đầu tư;

- Các địa phương cũng đã có sự quan tâm đến họat động xúc tiến đầu tư nói chung và XTĐT vào nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

b. Những hạn chế và nguyên nhân- Các hoạt động XTĐT mới được bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện

được 2 năm qua, nên kết quả đạt được còn hạn chế, các hoạt động còn rời rạc, chậm, đôi khi lúng túng nên hiệu quả chưa cao;

- Họat động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm, các doanh nghiệp chưa có thông tin và chậm nắm bắt cơ hội về đầu tư ra nước ngoài;

Nguyên nhân của những tồn tại trên là:- Tổ chức bộ máy theo dõi, quản lý và thực hiện hoạt động XTĐT bị

phân tán (2 Vụ: Kế hoạch và Hợp tác quốc tế), chưa có cơ quan đầu mối quản lý và tổng hợp chung;

- Chưa xây dựng được chương trình dài hạn, rõ ràng về nội dung, hoạt động, cơ chế phối hợp và nguồn kinh phí.

19

Page 20: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Nhân sự thiếu, chưa chuyên nghiệp: chỉ tăng thêm nhiệm vụ mà không bổ sung biên chế nên chưa có cán bộ chuyên trách về hoạt động XTĐT, nhân sự vừa thiếu lại vừa hạn chế về chuyên môn;

- Sự phối hợp, triển khai giữa Bộ với các địa phương chưa đồng bộ, nhiều địa phương kém nhiệt tình, chưa có lực lượng và thiếu kiến thức về lĩnh vực này;

20

Page 21: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Phần thứ haiĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

TRONNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2009-2015VÀ ĐẾN NĂM 2020

I. Bèi c¶nh thùc hiÖn

1. Bèi c¶nh quèc tÕ

- Xu thÕ chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ vµ híng tíi nÒn kinh tÕ tri thøc: C¬ cÊu s¶n xuÊt vµ nÒn t¶ng cña sù t¨ng trëng kinh tÕ ngµy cµng dùa vµo viÖc øng dông KH&CN, nhÊt lµ c«ng nghÖ th«ng tin; tû träng GDP hoÆc tû träng ngµnh nghÒ ®Òu cã sù dÞch chuyÓn dÇn tõ SX vËt chÊt sang xö lý th«ng tin lµ chñ ®¹o.

- Toµn cÇu ho¸ vµ khu vùc ho¸ kinh tÕ

Toµn cÇu hãa ®ang diÔn ra víi tèc ®é cao, c¬ héi lùa chän nhiều, nhng cÊu tróc thÓ chÕ vÒ luËt ch¬i vµ bé m¸y thùc thi ë cÊp ®é toµn cÇu l¹i cha hoµn toµn phï hîp nªn cã thÓ lµm t¨ng tÝnh bÊt ®Þnh và độ rủi ro cña c¸c qu¸ tr×nh kinh tÕ, tµi chÝnh, nhÊt lµ ë c¸c níc ®ang ph¸t triÓn.

Xu híng nµy ®Æt ra yªu cÇu ®èi víi c¸c níc ®i sau lµ cÇn ph¶i cã c¸c ®ét ph¸ trong ph¸t triÓn theo híng thóc ®Èy m¹nh mÏ dÞch vô, th¬ng m¹i, nç lùc thu hót FDI, t¨ng cêng tham gia m¹ng líi s¶n xuÊt/ph©n phèi khu vùc/toµn cÇu, thùc hiÖn ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®Ó gi¶m thiÓu c¸c rñi ro vµ tÝnh dÔ tæn th¬ng do toµn cÇu ho¸ mang l¹i.

- T¸c ®éng cña khñng ho¶ng tµi chÝnh vµ suy tho¸i kinh tÕ thÕ giíi 2009-2010: Díi t¸c ®éng ngµy cµng lan réng vµ nghiªm träng cña cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh, kinh tế toµn cÇu, kinh tÕ nhiÒu níc ®· r¬i vµo suy tho¸i bao gåm c¶ 3 thùc thÓ kinh tÕ lín nhÊt thÕ giíi hiÖn nay lµ Mü, EU vµ NhËt B¶n. Trong khi kinh tÕ cña c¸c níc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn ®· r¬i vµo vßng xo¸y nghiªm träng cña suy tho¸i th× t¨ng tr-ëng kinh tÕ cña c¸c níc ®ang ph¸t triÓn míi næi còng bÞ ¶nh hëng n¨ng nÒ tõ cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh mà ảnh hưởng trực tiếp là sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

21

Page 22: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

2. Bèi c¶nh trong níc - §Þnh h×nh c¬ chÕ ph¸t triÓn kinh tÕ míi: C¬ chÕ thÞ tr-

êng theo ®Þnh híng XHCN lµ h¹t nh©n ph¸t triÓn míi cña ®Êt níc, mét m« thøc ph¸t huy néi lùc trong níc vµ g¾n kÕt níc ta víi khu vùc vµ thÕ giíi. XuÊt hiÖn mét líp chñ thÓ kinh tÕ s¶n xuÊt - kinh doanh míi, cã n¨ng lùc c¹nh tranh ®éc lËp, víi tr×nh ®é vµ b¶n lÜnh ngµy cµng ®îc n©ng cao. VÒ mÆt kinh tÕ, ®©y sÏ lµ nh÷ng chñ nh©n x©y dùng nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng hiÖn ®¹i cña níc ta.

- TiÒm lùc ph¸t triÓn kinh tÕ ®îc n©ng cao mét bíc quan träng

NÒn kinh tÕ ®· tr¶i qua mét giai ®o¹n t¨ng trëng kh¸ nhanh vµ t¬ng ®èi æn ®Þnh. Quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ më réng vµ ph¸t triÓn víi chÊt lîng míi: ®· thùc hiÖn BTA víi Hoa Kú, tham gia s©u s¾c h¬n vµo ASEAN/ AFTA, ASEAN+1, ASEAN+3, ASEM, APEC, gia nhËp WTO... C¬ cÊu kinh tÕ biÕn ®æi râ rÖt theo híng n©ng cao chÊt lîng vµ phï hîp h¬n víi quü ®¹o ph¸t triÓn míi.

- T¸c ®éng cña cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh vµ suy tho¸i kinh tÕ thÕ giíi

Thêi gian tríc m¾t, nÒn kinh tÕ ViÖt Nam sÏ chÞu nhiÒu ¶nh hëng tiªu cùc tõ cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh thÕ giíi vµ suy tho¸i kinh tÕ toµn cÇu. Sù sôt gi¶m t¨ng trëng th¬ng m¹i toµn cÇu, nhÊt lµ sù gi¶m nhu cÇu nhËp khÈu tõ c¸c nÒn kinh tÕ lín - nh÷ng thÞ trêng xuÊt khÈu chñ chèt vµ lµ nguån xuÊt siªu lín cña ViÖt Nam sÏ t¸c ®éng tiªu cùc tíi xuÊt khÈu vµ c¸n c©n th¬ng m¹i cña ViÖt Nam. Díi t¸c ®éng tiªu cùc cña suy tho¸i kinh tÕ thÕ giíi, sù suy gi¶m nhu cÇu cña c¸c ®èi t¸c th-¬ng m¹i vµ ®Çu t lín cña ViÖt Nam lµ Mü, EU, NhËt B¶n, nh÷ng th¸ch thøc khã kh¨n ®èi víi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam n¨m 2009 cµng thªm chång chÊt. NÕu suy gi¶m cña kinh tÕ toµn cÇu kÐo dµi vµ nghiªm träng cã thÓ ¶nh hëng xÊu h¬n ®Õn xuÊt khÈu, đầu tư vµ kiÒu hèi, tõ ®ã t¸c ®éng ®Õn ho¹t ®éng kinh tÕ vµ c¸n c©n thanh to¸n cña ViÖt Nam.3. Nh÷ng c¬ héi míi ®èi víi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam trong giai ®o¹n tíi

22

Page 23: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- §iÒu kiÖn tiÕp cËn thÞ trêng réng më cho hµng ho¸ vµ dÞch vô xuÊt khÈu cña ViÖt Nam

Víi t c¸ch thµnh viªn chÝnh thøc cña WTO, ViÖt Nam cã vÞ thÕ míi trong tiÕn tr×nh héi nhËp toµn cÇu vµ khu vùc. ViÖc c¾t gi¶m thuÕ quan vµ c¸c biÖn ph¸p phi thuÕ quan cña c¸c níc sÏ t¹o thuËn lîi h¬n cho c¸c s¶n phÈm thuéc diÖn c¾t gi¶m thuÕ quan th©m nhËp thÞ trêng. Sè lîng c¸c hiÖp ®Þnh khu vùc th¬ng m¹i tù do mµ ViÖt Nam tham gia t¨ng lªn sÏ kÐo theo viÖc gia t¨ng dung lîng thÞ trêng mµ ViÖt Nam vèn ®· th©m nhËp ®îc ë khu vùc. §èi víi c¸c HiÖp ®Þnh khu vùc th¬ng m¹i tù do ASEAN/AFTA, ASEAN - NhËt B¶n, ASEAN - Trung Quèc, ASEAN- Hµn Quèc... vµ ASEAN+3, tiÕn tíi EAC, viÖc tù do ho¸ th¬ng m¹i vµ thuËn lîi ho¸ th¬ng m¹i bao trïm lªn mét khu vùc thÞ trêng cã quy m« d©n sè lín nhÊt thÕ giíi víi søc mua ®ang lªn vµ n¨ng ®éng nhÊt thÕ giíi hiÖn nay høa hÑn tiÒm n¨ng thÞ trêng xuÊt khÈu rÊt réng më.

- C¬ héi t¨ng cêng thu hót ®Çu t níc ngoµi

Trong giai ®o¹n 2011-2020, ViÖt Nam víi nh÷ng tiÒm n¨ng vÒ kinh tÕ, nguån nh©n lùc, sÏ trë thµnh ®Þa ®iÓm thu hót ®îc nhiÒu FDI cña c¸c nhµ ®Çu t trªn thÕ giíi. ViÖt Nam sÏ nh»m vµo hai lÜnh vùc c«ng nghÖ cao vµ c«ng nghiÖp chÕ biÕn làm ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài; lĩnh vực dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp sẽ là ưu tiên thu hút thành phần kinh tế tư nhân trong nước.

Đồng thời, các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giúp Việt Nam t¨ng cêng n¨ng lùc héi nhËp vµ gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò kinh tÕ, x· héi ph¸t sinh trong héi nhËp cũng tăng lên nhờ niềm tin của các nhà tài trợ về những cải cách chính sách trong nước và kết quả tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua.

- C¬ héi tiÕp thu nh÷ng thµnh tùu khoa häc c«ng nghÖ trªn thÕ giíi vµ trong khu vùc cho sù ph¸t triÓn nhanh vµ bÒn v÷ng: Nh÷ng thµnh tùu khoa häc c«ng nghÖ trªn thÕ giíi vµ trong khu vùc sÏ gãp phÇn lµm t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng, hiÖu qu¶ s¶n xuÊt cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam th«ng qua chuyÓn giao c«ng nghÖ. §Æc biÖt, do xu híng chuyÓn c¸c c¬ së R&D tõ c¸c níc ph¸t triÓn sang c¸c níc ®ang ph¸t triÓn nªn ViÖt Nam cã nhiÒu c¬ héi ®îc tiÕp cËn víi nh÷ng khoa häc, c«ng nghÖ míi. ViÖc ¸p dông c¸c kü thuËt, c«ng nghÖ míi xuÊt hiÖn gióp t¨ng hµm lîng khoa häc kü thuËt trong c¸c s¶n phÈm cña ViÖt Nam, phï hîp víi yªu cÇu cña

23

Page 24: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

kinh tÕ thÕ giíi. §iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt kü thuËt cña nÒn kinh tÕ ®îc biÕn ®æi vÒ chÊt, t¹o nÒn t¶ng v÷ng ch¾c cho t¨ng trëng kinh tÕ.4. Th¸ch thøc míi ®èi víi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam

- Thø nhÊt, trong bèi c¶nh héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ toµn cÇu nÒn kinh tÕ ViÖt Nam sÏ bÞ phô thuéc h¬n vµo nh÷ng diÔn biÕn tõ bªn ngoµi. BÊt cø bÊt æn nhá nµo trong thÞ trêng tµi chÝnh, lao ®éng, th¬ng m¹i thÕ giíi còng cã tÝnh lan truyÒn, ¶nh hëng ®Õn tÊt c¶ c¸c nÒn kinh tÕ. Trước mắt, díi t¸c ®éng ¶nh hëng nÆng nÒ cña suy tho¸i kinh tÕ thÕ giíi do khñng ho¶ng tµi chÝnh g©y ra, nÒn kinh tÕ ViÖt Nam, víi sù phô thuéc lín vµo nÒn kinh tÕ thÕ giíi (xuÊt khÈu b»ng 70% GDP vµ nguån vèn bæ sung lín tõ FDI, FII, ODA...) sÏ trë nªn dÔ bÞ th¬ng tæn vµ bÊt æn h¬n bao giê hÕt. Nguy c¬ suy gi¶m xuÊt khÈu, suy gi¶m thu hót vèn ®Çu t bªn ngoµi lµm gi¶m t¨ng trëng kinh tÕ, thÊt nghiÖp gia t¨ng vµ nh÷ng bÊt æn kinh tÕ x· héi kh¸c lµ ®iÒu chóng ta ph¶i lêng ®îc ®Ó cã gi¶i ph¸p kh¾c phôc.

- Thø hai, c¹nh tranh ®Ó ph¸t triÓn sÏ trë nªn khèc liÖt h¬n. ViÖt Nam ph¶i s½n sµng ®èi mÆt víi sù c¹nh tranh vÒ thÞ trêng xuÊt khÈu, thu hót vèn, lao ®éng vµ c«ng nghÖ víi c¸c níc ®ang ph¸t triÓn kh¸c, ®Æc biÖt lµ c¸c níc trong khu vùc, tranh thñ cuéc c¸ch m¹ng khoa häc c«ng nghÖ cña thÕ giíi, ®i t¾t ®ãn ®Çu ®Ó ph¸t triÓn nhanh vµ bÒn v÷ng.

- Thø ba, tù do ho¸ th¬ng m¹i, tµi chÝnh vµ c¸c thÞ tr-êng kh¸c cµng gia t¨ng, c¸c níc cµng sö dông nhiÒu c¸c chÝnh s¸ch b¶o hé vµ c¸c rµo c¶n hiÖn ®¹i, tinh vi, ViÖt Nam sÏ gÆp nhiÒu khã kh¨n trong viÖc vît qua c¸c rµo c¶n nµy trong khi c¸c hµng rµo thuÕ quan dÇn ®îc h¹ thÊp, hµng ho¸ dÞch vô níc ngoµi trµn vµo ViÖt Nam å ¹t, c¸c doanh nghiÖp vµ s¶n phÈm ViÖt Nam cã nguy c¬ cã thÓ mÊt ngay thÞ trêng néi ®Þa vµo tay c¸c doanh nghiÖp, s¶n phÈm cã tiÒm lùc m¹nh h¬n.

- Thø t, khoa häc c«ng nghÖ ph¸t triÓn vµ xu híng chuyÓn giao c«ng nghÖ trong khu vùc sÏ ®Æt ViÖt Nam tríc th¸ch thøc ph¶i lùa chän c«ng nghÖ vµ cã chÝnh s¸ch thu hót đầu tư c«ng nghÖ hîp lý phôc vô CNH, H§H ®Êt níc, tr¸nh nhËp ph¶i c«ng nghÖ l¹c hËu g©y « nhiÔm m«i trêng.

- Thø n¨m, th¸ch thøc tõ c¹nh tranh cña c¸c doanh

24

Page 25: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

nghiÖp FDI 100% vèn níc ngoµi ®îc quyÒn ph©n phèi trªn thÞ trêng ViÖt Nam tõ ngµy 01/01/2009 vµ viÖc ®èi phã víi c¸c rµo c¶n míi tinh vi, phøc t¹p vÒ m«i trêng, lao ®éng ®èi víi hµng NLTS vµ TCMN xuÊt khÈu cña ViÖt Nam;

- Thø s¸u, ViÖt Nam sÏ ph¶i ®èi mÆt víi nhiÒu thay ®æi tiªu cùc vÒ mÆt x· héi nh kho¶ng c¸ch giµu nghÌo, giữa thành thị với nông thôn ngày càng t¨ng lªn; c¹nh tranh khiÕn nhiÒu doanh nghiÖp bÞ ph¸ s¶n, tû lÖ thÊt nghiÖp gia t¨ng, « nhiÔm m«i trêng lan réng vµ trÇm träng thªm... Nh÷ng thay ®æi nµy sÏ g©y ra nhiÒu c¶n trë cho viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ cña ®Êt níc và phát triển nông nghiệp - nông thôn.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN 2020 VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Định hướng chungXuất phát từ thực tiễn và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân,

nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Chính phủ đã tiếp tục khẳng định quan điểm ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn được thể hiện trong Nghị quyết 26-QĐ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là “…khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội…cho nông nghiệp, nông thôn”. Để tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, việc khuyến khích và thu hút vốn từ các thành phần kinh tế luôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.

Nghị Quyết cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển của nông nghiệp nông thôn như sau:

1.1. Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đòng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông

25

Page 26: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu đến năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp, nông dân nông thôn phải đạt:

Tốc độ tăng trưởng nông, lâm thuỷ sản đạt trên 3,5 – 4,0%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay.

Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói giảm nghèo; nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở giao thông, thủy lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.

Mục tiêu tổng thể đến năm 2011 - 2015 là đạt được sự tăng trưởng bền vững, chất lượng, cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư nông thôn nhất là người nghèo, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

26

Page 27: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Để đạt mục tiêu tổng thể trong giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch hướng tới 6 mục tiêu cụ thể:

(1). Tăng trưởng kinh tế ngành bền vững và có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm.(2) . Cải thiện mức sống và điều kiện sống dân cư nông thôn, đặc biệt là

người nghèo.(3) . Phát triển hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và

phục vụ đời sống dân cư nông thôn.(4) . Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngành(5) . Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường có hiệu

quả và bền vững.(6) . Nâng cao hiệu lực quản lý ngành, đảm bảo tính năng động và hiệu

quả.Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành

Chỉ số đánh giá Đơn vịƯớc thực hiện năm 2010

Kế hoạch 2015

Tốc độ tăng GDP bình quân của toàn ngành % 3 3,3 - 3,5

Tỷ trọng GDP của ngành so với GDP chung % 22 16Tỷ lệ GDP/giá trị sản xuất toàn ngành % 64 68Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành % 4,5 4 – 4,5

Năng suất bình quân của lao động ngành NLTS

Tr. đ 13 17

Tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành NLTS/GDP ngành

% 12 13

Hệ số năng suất lao động NLTS so với năng suất lao động công nghiệp

Lần 0,23 0,35

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nêu trên, mục tiêu thu hút vốn đầu tư phải đạt được là:

2. Định hướng phát triển và đầu tư các Chương trình cụ thể2.1. Phát triển ngành trồng trọtTrong những năm tới, ngành trồng trọt tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm

bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời khai thác được tiềm năng thế mạnh của các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Mét sè ch¬ng tr×nh u tiªn triển khai và đầu tư gåm:

27

Page 28: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

(1) Chương trình an ninh lương thực quốc giaChương trình an ninh lương thực quốc gia đã được Bộ Chính trị thông

qua. Đây là một chương trình phát triển tương đối toàn diện của nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về dinh dưỡng cho con người. Mục tiêu năm 2015 đạt sản lượng cây có hạt 46,3 triệu tấn; trong đó lúa 40 triệu tấn, giành xuất khẩu 4- 4,5 triệu tấn gạo.

Chương trình an ninh lương thực quốc gia tập trung thực hiện các nội dung: Quản lý chặt chẽ diện tích đất lúa theo quy hoạch 3,8 triệu ha; Sử dụng lợi thế sản xuất lúa nước để phát triển trồng lúa ở hai vùng đồng bằng, xây dựng các cánh đồng thâm canh và vùng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh thâm canh cây lúa, phæ biÕn c¸c gièng ngô míi cã n¨ng suÊt cao, tËp trung th©m canh, h×nh thµnh c¸c vïng s¶n xuÊt cã quy m« lín ë §«ng Nam Bé, T©y Nguyªn, Trung du miÒn nói phÝa B¾c, §ång b»ng s«ng Cöu Long, ng« vô ®«ng ë §ång b»ng s«ng Hång; áp dụng các công thức luân canh hợp lý để có hiệu quả cao.

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: - Phát triển thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động phục vụ thâm canh và nâng hệ số sử dụng đất lúa;- Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, nhân giống, mở rộng hệ thống cung ứng giống;- Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ sản xuất mới, giống mới, biện pháp thâm canh; - Tăng cường năng lực hệ thống bảo vệ thực vật; - Đầu tư máy móc thu hoạch, sấy và kho bảo quản lúa;

(2) Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồngMục tiêu chung của chương trình là: “Xây dựng một nền nông nghiệp

(bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) hàng hoá mạnh, với cơ cấu hợp lý và bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phảm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm nghề rừng.

Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại cây nông sản hàng hoá xuất khẩu nước ta có lợi thế như: lúa gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su, rau quả nhiệt đới; tập trung nâng cao chất lượng, giá trị cả trên đồng ruộng và thông qua chế biến, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

28

Page 29: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Phát triển sản xuất hợp lý, có hiệu quả các mặt hàng thay thế nhập khẩu ở nơi có điều kiện thuận lợi, như: ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá, dầu thực vật, sữa, bột giấy...

Lĩnh vực ưu tiên đầu tư là:- Phát triển các lọai cây trồng theo quy hoạch, đặc biệt ưu tiên đầu tư

cho khai thác và đưa vào sử dụng các lọai đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai thác, trên biển và hải đảo;

- Áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong thâm, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm;

- Nâng cao chất lượng và vệ sinh an tòan thực phẩm theo các quy trình sản xuất Vietgap, Globalgap, Eurogap,..

- Xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh cho công nghiệp chế biến (3) Chương trình kiểm soát dịch bệnh cây trồngMục tiêu của Chương trình là chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây

trồng, giảm tổn thất do sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt.Nhiệm vụ chủ yếu: Khuyến cáo nông dân sử dụng cơ cấu giống hợp lý,

nhất là các giống kháng sâu bệnh; thực hiện gieo sạ tập trung theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn.

Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:- Nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật từ Trung ương đến địa

phương theo dõi sát tình hình thời tiết, cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ để làm tốt công tác dự báo, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc phát hiện, phòng trừ sâu bệnh, phấn đấu dự báo sớm 15 – 20 ngày, thông tin kịp thời cho nông dân.

- Xã hội hóa công tác bảo vệ thực vật trên cơ sở khuyến khích đầu tư tư nhân;2.2 - Phát triển chăn nuôi

Mục tiêu của ngành chăn nuôi đến năm 2015 là: Tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi; giá trị sản lượng chăn nuôi tăng bình quân 6-7%/năm, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 38%; sản lượng thịt xẻ các loại 4,3 triệu tấn, trứng 11 tỷ quả, sữa 700 nghìn tấn; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ thức ăn có chất lượng cho phát triển chăn nuôi hàng hoá hiệu quả và an tòan. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đến năm 2015 đạt khoảng 16 triệu tấn, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp 67,3%.

Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

29

Page 30: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Phát triển giống gia súc, gia cầm;

- Phát triển chăn nuôi hàng hoá, chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp;

- Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung, có trang thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Trồng và chế biến các loại cây làm thức ăn chăn nuôi, cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp,

- Phát triển mạng lưới thú y cơ sở;

- Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đưa số gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải chiếm 78-80%;2.3 - Phát triển thủy sản

Trong dự thảo Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đạt 6,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng nhanh của sản xuất, xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD vào năm 2015 và 8,6 tỷ USD vào năm 2020.

Áp dụng phương thức đánh bắt phù hợp với tình hình nguồn lợi theo hướng phát triển bền vững, sản lượng đánh bắt duy trì ổn định và tăng nhẹ đến năm 2015 đạt mức 2,2 triệu tấn trong đó hải sản 2 triệu tấn, thủy sản 200 ngàn tấn.

Tiếp tục triển khai chương trình nuôi trồng thuỷ sản và giống thủy sản ở cả 3 khu vực ven biển, nước lợ và nước ngọt. Đảm bảo đủ giống có chất lượng cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản ở các dạng mặt nước (Sản xuất 50 tỷ tôm giống, 25 tỷ cá giống, 10 tỷ giống thủy sản khác). Giữ ổn định quy mô nuôi trồng diện tích nuôi trồng 1,2 triệu ha (trong đó tăng thêm 100 ngàn ha diện tích nuôi trồng thủy sản biển). Tổng sản lượng nuôi trồng năm 2015 đạt 3,6 triệu tấn.

§Õn n¨m 2015 ®Çu t n©ng cÊp, më réng vµ x©y míi 60 c¶ng c¸ gåm cÇu c¶ng, cÇu bÕn vµ c¬ së hËu cÇn thiÕt yÕu ®¶m b¶o cho ho¹t ®éng nghÒ c¸ t¹i c¸c ng trêng träng ®iÓm.

Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 67.345 tỷ đồng. Dự kiến có khoảng 20 chương trình và đề án sẽ phải được triển khai thực hiện, trong đó có chương trình phát triển khai thác hải sản bền vững; chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chương trình đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; chương trình phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển thủy sản….

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

30

Page 31: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Phát triển khai thác hải sản bền vững, đánh bắt xa bờ; - Đầu tư cơ sở giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản;- Các ngành dịch vụ: khoa học giống, công nghệ nuôi trồng, sản xuất

thức ăn, thú y, xây dựng hạ tầng ngành thủy sản,...2.4- Phát triển lâm nghiệp

Mục tiêu của kế hoạch 2011-2015 là tăng khả năng đóng góp của ngành lâm nghiệp cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội thông qua quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, phát triển rừng trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp để nâng độ che phủ của rừng lên 42% vào năm 2015.

Nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2015 là:- Thúc đẩy xã hội hóa ngành lâm nghiệp theo hướng Nhà nước có cơ

chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hoá công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của lâm sản.

- Quản lý diện tích rừng sản xuất hiện có là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, cho phép khai thác lợi ích kinh tế, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng.

- Làm tăng giá trị dịch vụ môi trường của rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đảm bảo lợi ích của người làm nghề rừng.

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:+ Trồng và chăm sóc rừng theo hướng thâm canh, cung cấp nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến, giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu;+ Sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; + Khai thác du lịch sinh thái theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học tại

các khu rừng đặc dụng;+ Nuôi trồng và phát triển các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.+ Đầu tư chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

2.5- Phát triển muốiTriển khai đầu tư các đồng muối, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng giao

thông, hệ thống tiêu và dẫn nước; đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ Mục tiêu đến năm 2015 diện tích đồng muối khoảng 15.000ha (trong đó diện tích muối công nghiệp đạt từ 7.000 ha trở lên), sản lượng muối ước đạt 1,5 triệu tấn (trong đó muối công nghiệp đạt từ 900 nghìn tấn trở lên).

Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:

31

Page 32: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Sản xuất và chế biến muối công nghiệp, muối tinh chế;- Đầu tư hạ tầng vùng muối;

2.6- Phát triển ngành nghề nông thôn và cơ giới hóa nông nghiệpKhuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế

đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn bình quân 10-11%/năm.

Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; Chương

trình đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, vốn bình quân khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.

- Bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống- Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch – văn hóaChương trình cơ giới hoá nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu

hoạch: Mục tiêu trang bị máy bình quân cả nước đạt 1,5-2 mã/ha (CV/ha), trong đó: làm đất đạt 90%, gieo trồng, cấy 30%, chăm sóc 70%, tưới chủ động 95%, thu hoạch 30%, sấy hạt 40%, cơ giới hoá chuồng trại chăn nuôi 40%, giết mổ, chế biến gia súc gia cầm 25%, trong khai thác thuỷ sản: số tàu thuyền là 60.000 cái, công suất 90 CV với tổng công suất 6,2 triệu CV, trong diêm nghiệp cơ giới hoá trong sản xuất nước chạt 50%, thu gom, vận chuyển 70%.

Phấn đấu giảm lượng tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo từ 11-12% hiện nay xuống 7-8% vào năm 2015, tổn thất rau quả từ 20- 22 % xuống 12- 15 %vào năm 2015; tổn thất về chất lượng thuỷ sản (kể cả nuôi trồng và đánh bắt xa bờ) xuống dưới 10%.

Nhu cầu vốn cho chương trình là 39.520 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước: 5.312 tỷ đồng; tín dụng ưu đãi 21.120 tỷ đồng và các nguồn khác là 13.088 tỷ đồng.

Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Sản xuất, chế tạo máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và giảm tổn

thất sau thu hoạch- Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ bảo quản, giảm tổn thất sau thu

hoạch;2.7- Xây dựng nông thôn mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết 26/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về xây dựng nông thôn mới, nhằm mục tiêu: “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh

32

Page 33: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

công nghiệp - dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”

Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011-2015 là: - Từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở

nông thôn; cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân cơ đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và phòng chống thiên tai;

- Ngăn chăn xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, đạt được bước quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường nông thôn;

- Đầu tư tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng; thực hiện giải quyết tốt việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2 lần so với hiện nay;

- Đẩy nhanh việc xây dựng quy hoạch nông thôn, cộng đồng dân cư gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững môi trường, xã hội làm căn cứ để người dân và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Chương trình, phấn đấu đạt 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Phát triển giao thông, điện, cơ sở y tế ở nông thôn- Thành lập doanh nghiệp tại vùng nông thôn- Phát triển ngành nghề nông thôn- Thu gom rác thải và xử lý ô nhiễm môi trường- Cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh- Đào tạo nhân lực.

2.8- Phát triển thương mại và hạ tầng, dịch vụ phục vụ thương mại hàng nông, lâm, thủy sản

Mục tiêu: Môc tiªu xuÊt khÈu n«ng l©m s¶n đến năm 2015 đạt 21 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 6,5 - 7%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản dự kiến đạt khoảng 9,5 tỷ USD, thủy sản đạt 7,0 tỷ USD, đồ gỗ và lâm sản đạt 4,5 tỷ USD;

Nâng cao tỷ trọng hàng chế biến chuyên sâu và giá trị gia tăng của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu; đây mạnh đầu tư các mặt hàng có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh; phát triển hài hòa xuất khẩu với thị trường nội địa;

33

Page 34: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Phát triển hạ tầng thương mại: sàn giao dịch nông sản, sàn giao dịch điện tủ, nghiên cứu xây dựng hệ thống kho, công nghệ sau thu hoạch, mạng lưới tiêu thụ nông sản

Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin, dự báo thị trường;Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện quảng bá các

sản phẩm nông, lâm, thủy sản vào các thị trường lớn, tiềm năng như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Đồng thời, quan tâm mở rộng thị trường mới ở các khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Nam Mỹ và khai thông trở lại thị trường Đông Âu

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Phát triển hạ tầng thương mại: đường giao thông, kho chứa, cảng, sàn

giao dịch,..- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nội địa.

2.9 – Chương trình giống Mục tiêu: Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển

giao, sản xuất và cung ứng các giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy hải sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Mục tiêu cụ thể: đến 2020 nâng tỷ lệ dùng giống xác nhận đối với lúa lên 70% ở miền Nam, 80% ở miền Bắc, ngô đạt 98%, mía đạt 70%, nhãn 75%, cây ăn quả từ 80-90% (riêng quả có múi đạt 50%),...; trong chăn nuôi tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đối với bò thịt và dê là 70%, lợ và gia cầm đạt 90%, bò sữa đạt 100%; trong lâm nghiệp bảo đảm cung cấp 80% giống được công nhận, trong đó có 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng; trong thủy sản bảo đảm 75% giống là giống sạch bệnh, chất lượng cao được sản xuất trong nước.

Nội dung chính là tiến hành triển khai 33 chương trình giống cây, con khác nhau với tổng nhu cầu vốn đầu tư khỏang 74.900 tỷ đồng; trong đó: đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15.900 tỷ đồng (chiếm 21,2%), vốn vay tín dụng đầu tư 17.500 tỷ đồng (chiếm 23,3%), còn lại 41.500 tỷ đồng là huy động từ các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác.

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Thành lập cơ sở nghiên cứu, nghiên cứu, lai tạo giống mới;- Sản xuất và cung ứng các loại giống cây, con chất lượng cao;

2.10 – Chương trình nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

34

Page 35: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý chất lượng, đảm bảo VSATTP nông lâm thủy sản, chú trọng công tác xã hội hóa các dịch vụ công. Duy trì ổn định, hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP; tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân và doanh nghiệp về VSATTP.

Mục tiêu đến năm 2015: Các vùng trồng rau, quả, chè tập trung; các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hoá lớn, các cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm sản được giám sát, kiểm tra về VSATTP; 90% mẫu thực phẩm nông lâm sản được kiểm tra đạt quy định VSATTP; 80% cảng cá, cơ sở thu mua nguyên liệu sơ chế áp dụng GMP, SSOP; 100% các cơ quan địa phương có triển khai hoạt động giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường.

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Đầu tư các cơ sở kiểm tra và giám sát thực hiện chất lượng sản phẩm

và vệ sinh an tòan thực phẩm.2.11 – Phát triển kết cấu hạ tầng

Ngành nông nghiệp nông thôn thực hiện nhiệm vụ cụ thể phát triển hạ tầng trong một số lĩnh vực, trong kỳ kế hoạch 2011-2015 sẽ tập trung ưu tiên triển khai các chương trình đáp ứng yêu cầu sản xuất thuỷ sản, nông lâm nghiệp, tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, dịch bệnh:

a. Phát triển hệ thống thuỷ lợi, cấp nước sạch nông thôn Phát triển thủy lợi theo định hướng hiện đại hoá nhằm tăng dần mức

đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ..., đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo.

- Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, chống úng ngập và đảm bảo cuộc sống ổn định, an toàn cho nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nhằm đạt mục tiêu trên, các chương trình ưu tiên đầu tư:(1) Nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi+ Mục tiêu: Nâng cao độ ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng

cao hiệu quả cấp nước của các hệ thống công trình hiện có.

35

Page 36: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

+ Nội dung: Đánh giá thực trạng công trình và công tác quản lý; đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình; Nâng cao năng lực quản lý các hệ thống.

+ Kế hoạch đầu tư đến năm 2015: Đánh giá thực trạng các hệ thống công trình hiện có; Đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các hệ thống quan trọng, ưu tiên. Đảm bảo hiệu suất tưới thực tế của HTTL so với năng lực thiết kế đạt khoảng 80%.

(2) Nâng cấp và phát triển hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp+ Mục tiêu: Nâng cấp các hồ chứa, xây dựng mới các hồ chứa lớn lợi

dụng tổng hợp bảo đảm cấp nước, chống lũ, phát điện, duy trì môi trường sinh thái hạ du nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng do phát triển dân sinh, kinh tế và thích nghi với biến đổi khí hậu.

+ Nội dung: Sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa đã xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới và đảm bảo an toàn trong mùa lũ. Xây dựng mới các hồ chứa lợi dụng tổng hợp theo thứ tự ưu tiên đảm bảo nhu cầu sử dụng nước, phát điện và chống lũ trong từng giai đoạn phát triển: 2015, 2020 và sau năm 2020.

+ Kế hoạch đầu tư đến năm 2015: Sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước bị hư hỏng, không bảo đảm an toàn trong vận hành và phòng chống lũ. Hoàn chỉnh các hồ chứa đã có nhất là các công trình Cửa Đạt, Tả Trạch, Nước Trong, Định Bình, Tân Mỹ, Phước Hoà, Sông Ray. Đầu tư xây dựng các công trình: Bản Mòng, Bản Lải, Krông Pách thượng.

(3) Phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp - nông thôn

+ Mục tiêu: Phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông -Lâm- Ngư nghiệp- Nông thôn.

+ Nội dung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp-nông thôn; Đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước ở từng vùng. Gồm các tiểu chương trình phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, vùng cây ăn trái tập trung, đa dạng hóa cây trồng và phát triển cấp nước cho các loại cây trồng cạn như: mía, bông, cà phê, chè, cây ăn quả…

+ Kế hoạch đầu tư đến năm 2015: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch; Hoàn chỉnh, nâng cấp các công trình hiện có; Xây dựng các công trình cấp thoát nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, vùng cây ăn trái, cây công nghiệp tập trung.

(4) Phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi, hải đảo

36

Page 37: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

+ Mục tiêu: Tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng miền núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

+ Nội dung: Nghiên cứu các giải pháp, và đầu tư phát triển thuỷ lợi phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng.

+ Kế hoạch đầu tư đến năm 2015: xây dựng quy hoạch, phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi, các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đầu tư xây dựng các công trình ưu tiên theo quy hoạch.

(5) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn+ Mục tiêu: Tăng cường sức khoẻ cho dân cư, nâng cao điều kiện sống

và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.+ Nội dung: Lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn, nghiên cứu đề xuất công nghệ và các giải pháp cấp nước thích hợp; Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ nguồn nước; Triển khai công tác thông tin, giáo dục, truyền thông; Cải cách tổ chức, quản lý sau đầu tư, tăng cường năng lực quản lý ở các cấp; Xây dựng các văn bản pháp lý có liên quan.

+ Kế hoạch đầu tư đến năm 2015: Huy động nhiều nguồn lực khác nhau, đầu tư mạnh cho các công trình cung cấp nước sạch và VSMTNT; Đảm bảo 95% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 lít/người/ngày; 85% gia đình có hố xí hợp vệ sinh. Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho những vùng đặc biệt khó khăn về nuớc sạch; chú trọng hơn đến môi trường nông thôn.

(6) Chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê- Đê sông: Mục tiêu là nâng cấp hệ thống đê sông, tập trung chủ yếu

vào việc: củng cố nâng cấp các tuyến đê nhằm đảm bảo an toàn chống lũ thiết kế và phấn đấu chống lũ cao hơn;

Nội dung: Xử lý dứt điểm những trọng điểm xung yếu về nền đê, thân đê; sửa chữa, xây dựng mới các cống dưới đê; tiếp tục xây dựng kiên cố đê bảo đảm cho các tuyến đê an toàn trong tình huống lũ lớn; đồng thời đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tăng cường cho công tác quản lý đê tại 18 tỉnh có đê từ Hà Tĩnh trở ra.

- Đê biển: Mục tiêu nhằm chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển. Đối với tuyến đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, tập trung nâng cấp những đoạn xung yếu nhằm bảo vệ khu dân cư tập trung, những khu vực kinh tế quan trọng. Đối với tuyến đê từ Quảng Nam đến Kiên Giang, củng cố nâng cấp các

37

Page 38: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

tuyến đê hiện có, xây dựng các công trình phụ trợ, trồng và giữ rừng chắn sóng ven đê thành một tuyến thống nhất, bền vững, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế xã hội cử các địa phương ven biển.

b. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệpMục tiêu của chương trình là đủ năng lực đáp ứng cho nền sản xuất

nông nghiệp với năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả cao và an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhiệm vụ chủ yếu của chương trình là:- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học công

nghệ đảm bảo đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người tiếp cận và chuyển tải được tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới; tạo ra những đột phá mới về năng suát, chất lượng và hiệu quả.

- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo đủ giống có chất lượng cho sản xuất.

- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống khảo, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, giống vật nuôi; tăng cường hệ thống kiểm tra chất lượng giống, sản phẩm cây trồng, vật nuôi; chất lượng phân bón, thức ăn chăn nuôi.

- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật để thực hiện có hiệu quả công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, chủ động công tác phòng chống sâu bệnh; kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm và quản lý thuốc nhập khẩu, sản xuất trong nước.

- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống thú y để thực hiện có hiệu quả công tác dự báo, chẩn đoán dịch bệnh, chủ đồng phòng trừ dịch bệnh; kiểm nghiệm thuốc, kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh gia súc, gia càm.

c. Đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệpĐầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trong kế hoạch 5 năm 2011-

2015 sẽ tập trung vào một số nội dung chính sau: - Phát triển hệ thống thông tin lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản

lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp lâm nghiệp, tập trung vào công tác điều tra cơ bản, phát triển cơ sở dữ liệu, thiết lập kênh thông tin thông suốt từ trung ương đến địa phương, đầu tư các thiết bị và phần mềm phục vụ truy cập và khai thác thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

- Phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu về lâm sinh, đầu tư xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống quốc gia nhằm đảm bảo một cách bền vững các nguồn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh trưởng tại các vùng.

38

Page 39: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Ưu tiên và lồng ghép các chương trình đầu tư nhằm phát triển hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động lâm nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển các hoạt động trồng rừng và chế biến lâm sản, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho người dân.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu (cảnh báo cháy rừng, lũ quét kết hợp đo đếm số liệu khí tượng thủy văn) bao gồm hệ thống các trạm, trung tâm xử lý thông tin hiện đại và hệ thống cơ sở dữ liệu.

d. Phát triển hạ tầng thuỷ sản- Mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thuỷ sản, đồng thời đảm

bảo an toàn tín mạng và tài sản cho ngư dân, hạn chế đén mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Các chương trình ưu tiên đầu tư gồm:(1) Đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng và cơ sở giống thuỷ sản tập trung.

Môc tiªu: §Çu t h¹ tÇng c¸c vïng nu«i thñy s¶n tËp trung theo c¸c dù ¸n ®Çu t phï hîp víi quy ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi, quy ho¹ch ph¸t triÓn ngµnh thñy s¶n t¹i c¸c tØnh, thµnh phè trªn c¶ níc bao gåm vïng ®Çu t nu«i trång thñy s¶n tËp trung vµ c¸c vïng chuyÓn ®æi tõ trång lóa, trång cãi, lµm muèi n¨ng suÊt vµ hiÖu qu¶ thÊp chuyÓn s¶n nu«i trång thñy s¶n cã hÖ thèng h¹ tÇng cÊp tho¸t níc ®Ó ®a tiÕn bé c«ng nghÖ míi vµo nu«i thñy s¶n.

Néi dung chÝnh: - Quy ho¹ch, x©y dùng c¬ së h¹ tÇng kü thuËt phôc vô

cho c¸c vïng nu«i tËp trung bao gåm ®ª bao, kªnh cÊp vµ tho¸t níc cÊp I, cèng vµ tr¹m b¬m lín.

- §Çu t c¸c Trung t©m quan tr¾c vµ c¶nh b¸o m«i trêng c¸c vïng nu«i trång thñy s¶n t¹i 3 miÒn B¾c Trung Nam.

- LËp danh môc dù ¸n vµ lùa chän dù ¸n ®a vµo kÕ ho¹ch ®Çu t.

- X©y dùng chÝnh s¸ch ®Çu t theo híng c¸c thµnh phÇn kinh tÕ ®îc Nhµ níc khuyÕn khÝch ®Çu t ph¸t triÓn nu«i trång thñy s¶n theo LuËt khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc (Nhµ níc x©y dùng chÝnh s¸ch cho n«ng, ng d©n nghÌo cã lao ®éng vµ ®Êt nu«i trång thñy s¶n ®îc vay vèn kh«ng ph¶i thÕ chÊp tµi s¶n; N«ng, ng d©n vïng s©u, vïng xa, h¶i ®¶o vay vèn ph¸t triÓn nu«i trång thñy s¶n ®îc hëng quy chÕ u ®·i vÒ møc vay vµ l·i suÊt).

39

Page 40: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

(2) Đầu tư cảng cá, bến cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá. §Õn n¨m 2015 ®Çu t n©ng cÊp, më réng vµ x©y míi 60

c¶ng c¸ gåm cÇu c¶ng, cÇu bÕn vµ c¬ së hËu cÇn thiÕt yÕu ®¶m b¶o cho ho¹t ®éng nghÒ c¸ t¹i c¸c ng trêng träng ®iÓm.

(3) Đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh cá. Môc tiªu: h×nh thµnh hÖ thèng c¸c khu neo ®Ëu tr¸nh

tró b·o cho tÇu thuyÒn trªn c¬ së tËn dông tèi ®a c¸c ®Þa ®iÓm cã ®iÒu kiÖn tù nhiªn thuËn lîi gÇn c¸c ng trêng vïng biÓn cã tÇn suÊt b·o cao, phï hîp tËp qu¸n cña ng d©n, ®¶m b¶o an toµn cho ngêi vµ tÇu c¸, h¹n chÕ ®Õn møc thÊp nhÊt thiÖt h¹i do b·o g©y ra, ®ång thêi cã kh¶ n¨ng kÕt hîp víi viÖc cung cÊp dÞch vô cho tÇu c¸ ë nh÷ng n¬i cã ®iÒu kiÖn nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông.

Định hướng đến năm 2020: tổng số có 98 khu neo đậu tránh trú bão, gồm 13 khu neo đậu cấp vùng, 85 khu neo đậu cấp tỉnh tại:

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ: có 28 khu neo đậu, trong đó có 25 khu neo đậu ven bờ và 03 khu neo đậu ở đảo (Cô Tô - Thanh Lân, Cát Bà và Bạch Long Vỹ).

- Vùng biển miền Trung: có 39 khu neo đậu, trong đó có 34 khu neo đậu ven bờ và 5 khu neo đậu ở đảo (Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đá Tây, Phú Quý).

- Vùng biển Đông Nam Bộ: có 19 khu neo đậu, trong đó có 17 khu neo đậu ven bờ và 2 khu neo đậu ở đảo (Côn Đảo và Hòn Khoai).

- Vùng biển Tây Nam Bộ: có 12 khu neo đậu, trong đó có 7 khu neo đậu ven bờ và 5 khu neo đậu ở đảo (Nam Du, Hòn Tre và 3 khu ở Phú Quốc: An Thới, Mũi Gành Dầu, Vũng Trâu Nằm).

2.12 – Chương trình phát triển nguồn nhân lựcTrong nh÷ng n¨m tíi viÖc ®µo t¹o nguån nh©n lùc ph¶i

®îc coi lµ mét trong nh÷ng nhiÖm vô träng t©m, nh»m cã ®ñ ®éi ngò c¸n bé cho yªu cÇu qu¶n lý s¶n xuÊt, chÕ biÕn, tiªu thô n«ng l©m s¶n cña mét nÒn n«ng nghiÖp hµng ho¸ ngµy cµng héi nhËp s©u vµo kinh tÕ quèc tÕ, víi c¸c néi dung chñ yÕu sau:

40

Page 41: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Triển khai thực hiện Chương trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và chương trình đào tạo nghề cho nông dân chuyển sang phi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá nông nghịêp, nông thôn. Mục tiêu của Chương trình: từ 2009 đến 2020 mỗi năm đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 300.000 lao động nông thôn. Phấn đấu tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 20% năm 2010, 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

Thực hiện xã hội hóa dạy nghề cho nông dân, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở dạy nghề hoặc hỗ trợ chuyên gia dạy nghề cho nông dân làm nghề nông hoặc dạy nghề cho nông dân chuyển sang phi nông nghiệp.

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Thành lập cơ sở dạy nghề cho nông dân

2.13 - Khoa học công nghệThực hiện định hướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 tại

Thông báo số 234/TB/TW ngày 1/4/2009 thông báo kết luận của Bộ Chính trị về kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) về KH&CN và nhiệm vụ giải pháp phát triển KH&CN từ nay đến năm 2020, những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể giai đoạn 2011-2015 như sau:

- Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các biện pháp thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ xây dựng và quản lý thủy lợi tiên tiến. Ưu tiên nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chuyển giao cho miền Trung và các vùng miền núi.

- Nâng cao năng lực hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo chuyển biến mới trong phát triển khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi; nhằm tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao năng lực KH&CN cả về cơ sở vật chất và nhân lực gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng; đổi mới mạnh mẽ tổ chức, cơ chế quản lý nhà nước và cơ chế hoạt động KH&CN; Triển khai thực hiện cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn (trước hết là nghiên cứu sản xuất giống, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản…)

Hình thành hệ thống đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động KH&CN. Thực hiện nghiêm túc các quy định định về quyền sở hữu trí tuệ

41

Page 42: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Triển khai thực hiện đồng bộ các qui định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, Luật Đo lường; các Chương trình, đề án theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020

2.14 - Chương trình hỗ trợ xử lý nước thải tại các làng nghề và quản lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi tập trung ở ĐBSH và ĐBSCL.

Mục tiêu của Chương trình: Đảm bảo môi trường trong sạch, chống ô nhiễm tại các làng nghề, các địa bàn chăn nuôi tập trung, tổ chức xử lý chất thải sinh hoạt địa bàn nông thôn vùng ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng có mật độ dân cư và cơ sở sản xuất rất cao.

Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình: Hướng dẫn và khuyến khích các làng nghề xây dựng công trình, dự án xử lý nước thải; thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hộ kinh doanh ngành nghề triển khai thực hiện các dự án về môi trường, chính sách hỗ trợ các hộ xây dựng các công trình chăn nuôi, hố xí, nhà tắm hợp vệ sinh; hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi quy mô lớn xử lý chất thải, nước thải bằng xây dựng các hầm Biogas.

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư:- Xây dựng cơ sở thu gom, xử lý rác, chất thải tại nông thôn;- Xây dựng hạ tầng làng nghề- Đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình xây dựng các hầm

Biogas;III. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XTĐT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP –

PTNT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020

1. Định hướng chunga) Giai đoạn 2011-2015

Kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu hồi phục, sức cầu tiêu dùng tăng lên, hệ thống tín dụng được phục hồi. Giai đoạn này cần đẩy mạnh thu hút đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời thu hút sự đầu tư của các tổ chức dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (tài chính, bảo hiểm…), huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn.

Đối tác xúc tiến đầu tư cần tập trung vào là các nước phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản) thông qua cầu nối là các nhà khoa học, kinh doanh Việt Kiều, đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư trong nước, thu hút các nhà đầu tư trong nước mở rộng sản xuất b) Giai đoạn 2016 – 2020

42

Page 43: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Giai đọan này phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, bền vững. Phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cơ dân nông thôn, bảo vệ môi trường. Định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm phát triển ngành nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Ngoài ra, tăng cường đầu tư cho thương mại và dịch vụ nông nghiệp.

2. Các hoạt động XTĐT cụ thể

1. Xây dựng mạng lưới thông tin, cơ sở dữ liệu về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

- X©y dùng vµ kiÖn toµn c¬ quan ®Çu mèi cña hÖ thèng th«ng tin xúc tiến đầu tư trong Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT.

- T¨ng cêng n¨ng lùc th«ng tin về tình hình đầu tư, các chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các thành phần kinh tế tư nhân. Thông qua các trang Web của Bộ (Vô KÕ ho¹ch, Vô Hîp t¸c quèc tÕ) và các phương tiÖn thông tin đại chúng để c¸c tæ chøc, c¸ nh©n cã nhu cÇu tiÕp cËn ®îc mét c¸ch dÔ dµng vµ miÔn phÝ c¸c th«ng tin vÒ chñ tr¬ng, ®êng lèi, chÝnh s¸ch ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi ®Êt níc, ph¸t triÓn ngµnh n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam, c¸c th«ng tin vÒ m«i trêng đầu tư cña ViÖt Nam nói chung và lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nói riêng.

- C¶i thiÖn ®iÒu kiÖn trang thiÕt bÞ thu thËp vµ xö lý th«ng tin, x©y dùng c¬ së d÷ liÖu vÒ ®Çu t, ph¸t hµnh s¸ch b¸o, Ên phÈm giíi thiÖu tiÒm n¨ng, c¬ héi vµ nhu cÇu kªu gäi ®Çu t vµo n«ng nghiÖp vµ PTNT cña c¸c ®Þa ph¬ng/lÜnh vùc.

- C¨n cø vµo môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi ®Êt níc, môc tiªu ph¸t triÓn ngµnh n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, ®Ò xuÊt c¸c ch¬ng tr×nh ®ãn tiÕp ®¹i diÖn c¬ quan truyÒn th«ng níc ngoµi ®Õn ViÖt Nam, ®a tin, viÕt bµi qu¶ng b¸ cho ngµnh n«ng, l©m, thuû s¶n ViÖt Nam vµ giíi thiÖu c¬ héi ®Çu t.

- Xây dựng nội dung trang thông tin đầu tư theo 2 hình thức: dữ liệu thông tin và thông tin hỏi đáp trên website.  Đăng bài quảng bá trên các ấn

43

Page 44: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

phẩm, phương tiện thông tin đại chúng phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư bằng 2 thứ tiếng Anh - Việt.

- Tạo mối quan hệ và liên kết thông tin với các cơ quan: Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối

- Xây dựng và thường xuyên cập nhật Danh mục Dự án kêu gọi đầu tư của ngành; Xây dựng một phim tài liệu ngắn guide book, brochure, đĩa DVD quảng bá môi trường đầu tư - kinh doanh của ngành trong giai đoạn mới (Hậu WTO); đưa lên mạng Internet và làm quà tặng cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư.

- Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư của ngành cho các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế như JETRO (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), GTZ (Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức), đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước tại Việt Nam.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư trên website.

- Thu thËp ý kiÕn cña céng ®ång c¸c nhµ ®Çu t trong níc vµ níc ngoµi vÒ chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch nh»m c¶i thiÖn m«i tr-êng kinh doanh vµ ®Çu t cña ngµnh n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, gi¶i quyÕt c¸c khã kh¨n, víng m¾c cña c¸c nhµ ®Çu t;2 - Các hoạt động XT§T ë níc ngoµi

Mục đích: giới thiệu chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư và ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp – nông thôn; tạo diễn đàn cho các địa phương/hiệp hội và doanh nghiệp giới thiệu tiềm năng và nhu cầu kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các nhà đầu tư trong và ngoài nước có dịp tiếp xúc trực tiếp với các địa phương để tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Hình thức tổ chức: Được tổ chức lần lượt theo đối tác/vùng/tiểu vùng và ngành hàng.

Hµng n¨m vµ trong giai ®o¹n tõ nay ®Õn 2015, Bé NN& PTNT phèi hîp víi c¸c Bé, ngµnh liªn quan (Bé KÕ ho¹ch vµ §T, C«ng Th¬ng, ThÓ thao vµ Du lÞch,...) c¸c HiÖp héi x©y dùng c¸c kÕ ho¹ch phï hîp ®Ó tæ chøc vµ tham gia c¸c sù kiÖn cña ViÖt Nam tæ chøc ë níc ngoµi nh»m môc tiªu thóc ®Èy th¬ng m¹i, kªu gäi ®Çu t . C¸c kÕ ho¹ch nµy ph¶i c¨n cø vµo môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi cña c¶ níc vµ môc tiªu ph¸t triÓn ngµnh NN vµ PTNT. Trong kÕ ho¹ch ph¶i x¸c ®Þnh râ môc

44

Page 45: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

tiªu cña viÖc tæ chøc vµ tham gia, quy m« c¸c sù kiÖn ®îc lùa chän, c¸c néi dung tham gia, dù trï nguån kinh phÝ. Nh÷ng sù kiÖn cô thÓ nh:

+ C¸c diÔn ®µn th¬ng m¹i ®Çu t quèc tÕ do c¸c tæ chøc quèc tÕ vµ c¸c níc ®øng ra ®¨ng cai tæ chøc ®Ó thùc hiÖn XT§T, XTTM;

+ C¸c ch¬ng tr×nh XT§T kÕt hîp víi XTTM ë nh÷ng thÞ trêng ®èi t¸c chÝnh vµ thÞ trêng tiÒm n¨ng cña ViÖt Nam;

- Tiếp đón và giới thiệu đầy đủ tình hình phát triển nông nghiệp cho các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Tổ chức hội chợ xúc tiến đầu tư.

- Tổ chức đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp của ngành, địa phương xúc tiến đầu tư tại các nước.

- Tæ chøc c¸c chiÕn dÞch qu¶ng b¸, giíi thiÖu h×nh ¶nh vÒ tiÒm n¨ng, cơ héi ®Çu t cña các vïng sinh th¸i, các ®Þa ph-¬ng ®Ó thu hót c¸c nhµ ®Çu t. ViÖc qu¶ng b¸ sÏ ®em l¹i hiÖu qu¶ thiÕt thùc nÕu c¸c ch¬ng tr×nh ®îc thiÕt kÕ vµ chuÈn bÞ kü lìng trong sù kÕt hîp víi nh÷ng ngµy v¨n ho¸ ViÖt hoÆc tuÇn lÔ v¨n ho¸ ViÖt ë c¸c níc lùa chän nh Hoa Kú, NhËt B¶n, Hµn Quèc, Trung Quèc, §µi Loan, Australia, CHLB Nga, céng hoµ Ph¸p, CHLB §øc, V¬ng quèc Anh, ...

N¨m 2009, b¾t ®Çu tæ chøc c¸c sù kiÖn qu¶ng b¸ nµy ë NhËt B¶n, §µi Loan (lµ nh÷ng ®èi t¸c ®Çu t lín), Nga, Ucraina (c¸c ®èi t¸c tiÒm n¨ng). ViÖc kÕt hîp tæ chøc sù kiÖn sÏ t¹o dÊu Ên m¹nh h¬n ®èi víi c¸c ®èi t¸c níc ngoµi quan t©m ®Õn thÞ trêng ViÖt Nam. - Tổ chức các hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư và nhà tư vấn đầu tư ở các quốc gia trọng điểm để hiểu rõ nhu cầu, lợi thế của nhà đầu tư tiềm năng đối với định hướng thu hút đầu tư của ngành, từ đó có kế hoạch xúc tiến thích hợp.

3. C¸c ho¹t ®éng XT§T trong níc

- Tuyªn truyÒn, qu¶ng b¸ vµ híng dÉn nhµ ®Çu t trong níc vÒ chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch ®Çu t cña nhµ níc ®èi víi c¸c thµnh phÇn kinh tÕ ngoµi quèc doanh, ®Æc biÖt ®èi víi thµnh phÇn kinh tÕ t nh©n.

- Tæ chøc sù kiÖn trong níc

45

Page 46: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

C¸c sù kiÖn mang tÝnh chuyªn ngµnh do Bé hoÆc HiÖp héi ngµnh hµng tæ chøc chuyªn giíi thiÖu tiÒm n¨ng vµ nhu cÇu kªu gäi ®Çu t vµ mét ngµnh hµng cô thÓ: chÌ, ch¨n nu«i, c«ng nghÖ chÕ biÕn cao su, ...

C¸c sù kiÖn (diÔn ®µn, héi nghÞ,...) do c¸c ®Þa ph¬ng tæ chøc.

Phèi hîp tham gia víi Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t, Bé Th«ng tin vµ TruyÒn th«ng, Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch vµ c¸c tØnh/thµnh phè tæ chøc vµ tham gia c¸c sù kiÖn tæng hîp ®a ngµnh, ®a lÜnh vùc, c¸c lÔ héi v¨n ho¸ truyÒn thèng... nh Héi chî th¬ng m¹i quèc tÕ ViÖt Nam (Vietnam Expo); Festival HuÕ; lÔ héi 1000 n¨m Th¨ng Long Hµ Néi... nh»m qu¶ng b¸, giíi thiÖu tiÒm n¨ng vµ nhu cÇu thu hót ®Çu t vµo n«ng nghiÖp - n«ng th«n.

Chñ tr× tæ chøc hoÆc ®ång tæ chøc c¸c héi nghÞ, diÔn ®µn chuyªn ngµnh n«ng nghiÖp quy m« quèc gia vµ quèc tÕ t¹i ViÖt Nam; - Tổ chức định kỳ hội nghị xúc tiến đầu tư 2 lần/ năm do Bộ chủ trì cùng các địa phương để đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư của ngành.

Tæ chøc ®iÒu tra, kh¶o s¸t tiÒm n¨ng, nhu cÇu vµ c¬ héi ®Çu t cña c¸c vïng, miÒn vµ ®Þa ph¬ng;

- T¨ng cêng x©y dùng c¬ së vËt chÊt kü thuËt cho XT§T

§Ò xuÊt vµ t¨ng cêng phèi hîp víi c¸c c¬ quan chøc n¨ng cña Nhµ níc xóc tiÕn c¸c dù ¸n ®Çu t chuyªn ngµnh n«ng l©m thuû s¶n.

Phèi hîp víi c¸c c¬ quan chøc n¨ng xóc tiÕn c¸c dù ¸n ®Çu t cho h¹ tÇng giao th«ng, thuû lîi, ®iÖn, níc ngµnh n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n thùc hiÖn c¸c dù ¸n ®Çu t c«ng 4 - §Èy m¹nh hîp t¸c quèc tÕ vÒ XT§T, XTTM víi c¸c tæ chøc, quèc gia vµ nhµ ®Çu t níc ngoµi. Bæ sung nhiÖm vô vµ t¨ng cêng n¨ng lùc XT§T cho c¸c c¬ quan ®¹i diÖn ViÖt Nam ë níc ngoµi - Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tổ chức các buổi làm việc với một số hiệp hội doanh nhân nước ngoài (Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan,

46

Page 47: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

EU, Mỹ, Trung Quốc) để lắng nghe tình hình đầu tư và ý kiến góp ý (mỗi năm 2 cuộc).

- Ph¸t triÓn hîp t¸c quèc tÕ víi c¸c tæ chøc XT§T vµ TM trong vµ ngoµi níc vÒ lÜnh vùc NN&PTNT...5 - §µo t¹o vµ hç trî ®µo t¹o nguån nh©n lùc

Bao gåm c¸c ho¹t ®éng ®µo t¹o vÒ ngo¹i ng÷ vµ kü n¨ng XT§T vµ héi nhËp.

- §Ò xuÊt, tham gia trong khu«n khæ Ch¬ng tr×nh XT§T quèc gia giai ®o¹n 2009 - 2015 c¸c Dù ¸n ®µo t¹o, ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ho¹t ®éng XT§T cho ngµnh; Tæ chøc c¸c héi nghÞ, héi th¶o, líp tËp huÊn trong thêi gian tõ 5 ngµy ®Õn tèi ®a lµ 3 th¸ng; ®éi ngò t vÊn, híng dÉn vµ gi¶ng d¹y ®îc thuª cã thÓ lµ c¸c chuyªn gia trong níc vµ quèc tÕ vÒ c¸c lÜnh vùc chuyªn m«n XT§T. Néi dung cña c¸c hội thảo, tập huấn tËp trung giíi thiÖu c¸c kiÕn thøc, quy tr×nh t¸c nghiÖp, c¸c nghiÖp vô c¬ b¶n vÒ Xóc tiÕn ®Çu t; Qu¶n lý dù ¸n ®Çu t; Kü n¨ng nghiªn cøu vµ ®µm ph¸n víi ®èi t¸c; X©y dùng h×nh ¶nh ®Þa ph¬ng, vïng kinh tÕ n«ng nghiÖp...

- Tæ chøc c¸c kho¸ ®µo t¹o, bèi dìng n©ng cao n¨ng lùc tõ ch¬ng tr×nh ®µo t¹o cña Bé NN vµ PTNT b»ng c¸c nguån sù nghiÖp ®µo t¹o, xúc tiến đầu tư, vốn tài trợ của nước ngoài;

- Híng dÉn x©y dùng c¸c dù ¸n, t¹p chÝ, phim qu¶ng b¸ vµ kªu gäi ®Çu t;

- Hỗ trợ các địa phương tổ chức các lớp đào tạo về xúc tiến thương mại hoặc tham gia các lớp do Bộ hoặc các cơ quan tổ chức

6- Các hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá Thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tư vấn về

pháp luật, về xúc tiến, quảng bá cho việc triển khai các dự án có quy mô lớn, có vị trí quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và của ngành.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Củng cố và nâng cao năng lực bộ máy hoạt động xúc tiến đầu tư của Bộ

Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

47

Page 48: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trong đó Vụ Kế hoạch là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Theo Quyết định 08/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 Vụ Kế hoạch có nhiệm vụ phối hợp nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư, phát triển của ngành để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có tổ chức chuyên trách về hoạt động XTĐT, Vụ Hợp tác Quốc tế chịu trách nhiệm về hoạt động XTĐT nước ngoài.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án thành lập 3 Tổng cục Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi. Do đó cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được xem xét sửa đổi trong năm 2009.

1.1. Một số mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay ở nước ta.a) Mô hình Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các Trung tâm Xúc tiến đầu tư khu vực (Bắc, Trung, Nam) thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn các khu vực. Trung tâm Xúc tiến đầu tư mỗi khu vực là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong tổng kinh phí hàng năm của Cục Đầu tư nước ngoài;

Nhiệm vụ, quyền hạn như sau: - Hỗ trợ địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch, danh mục các

dự án kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;

- Hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án;

- Chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đàu tư khu vực để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Cục;

- Tiến hành các hoạt động quảng bá, quảng cáo, xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư; tham gia in ấn, xuất bản các tài liệu hướng dẫn, quảng bá về môi trường đầu tư của khu vực và của Việt Nam;

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các tỉnh trong khu vực;

48

Page 49: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Tham gia việc thực hiện các dự án bằng nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, đối tác đầu tư nước ngoài của của tư nhân trong và ngoài nước theo sự phân công của Cục Đầu tư nước ngoài;

- Trong trường hợp nhà đầu tư và các cơ quan liên quan có yêu cầu, Trung tâm Xúc tiến đầu tư được cung cấp dịch vụ có thu, bao gồm: cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, phiên dịch, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và cơ quan liên quan;

- Tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư của Bộ và Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài giao;

- Theo uỷ quyền của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư ký một số văn bản thông báo ý kiến Cục trưởng, giải thích, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật và chủ trương của Bộ; ký hợp đồng tuyển dụng một số nhân viên theo yêu cầu công việc của Trung tâm, ngoài số biên chế được Cục giao.b) Mô hình các tỉnh:

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là xúc tiến đầu tư. Trung tâm có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào tỉnh

Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm như sau:- Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án xúc tiến đầu tư và tổ chức

thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;- Làm đầu mối hướng dẫn thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy

định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ đầu tư, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để hỗ trợ giải quyết các thủ tục hình thành và triển khai dự án đầu tư; hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và theo phân công của Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng danh mục các dự án đầu tư và chuẩn bị đầy đủ các thông tin có liên quan đến từng dự án để phục vụ kêu gọi và xúc tiến đầu tư;

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư như: hội thảo, diễn đàn, triển lãm giới thiệu cơ hội đầu tư trong và ngoài nước; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với xúc tiến thương

49

Page 50: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

mại, xúc tiến du lịch và đối ngoại; tổ chức thu thập, khai thác, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế - xã hội và pháp luật phục vụ công tác xúc tiến đầu tư;

- Hướng dẫn, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế Việt Nam, các đối tác nước ngoài lựa chọn đối tác đầu tư, hợp tác, tiến hành đàm phán, tiếp nhận các dự án theo quy định của pháp luật;

- Tham gia và tư vấn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về các cơ chế, chính sách và giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của tỉnh;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức xúc tiến đầu tư, kinh tế đối ngoại cho các đối tượng có nhu cầu sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện tư vấn và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến đầu tư vào tỉnh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giao

1.2. Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động XTĐT của ngành NN - PTNTa) Giai đoạn 2009-2010:

Trong điều kiện hiện nay, Bộ đang chuẩn bị việc thành lập các Tổng Cục; chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của các đơn vị có thể còn thay đổi vì vậy trong giai đọan từ nay đến 2010, đề nghị thực hiện theo Quyết định số 506/QĐ-BNN-TCCB ngày 2/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân công nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư cho Vụ Kế hoạch và Vụ Hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, để thống nhất và giúp Bộ tổng hợp họat động XTĐT, đề nghị giao Vụ Kế hoạch là đầu mối tổng hợp chung.b) Giai đoạn 2011-2015:

Để tập trung đầu mối quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các họat động cụ thể; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của các đơn vị, đề nghị giao Vụ Kế hoạch làm đầu mối chung, giúp Bộ quản lý nhà nước về hoạt động XTĐT.

Giao Vụ HTQT – hiện đang là đơn vị giúp Bộ về theo dõi và thực hiện XTĐT trực tiếp nước ngoài (FDI) và trong cơ cấu tổ chức được thành lập các phòng – chủ trì triển khai các họat động XTĐT cả trong và ngoài nước. Các nhiệm vụ, hoạt động về xúc tiến đầu tư cho ngành nông nghiệp – PTNT tập trung chủ yếu là hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), vì vậy giao Vụ Hợp tác Quốc tế là phù hợp hơn cả.

50

Page 51: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Về lâu dài: Đề nghị giao Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ nghiên cứu việc thành lập Trung tâm XTĐT trực thuộc Bộ

Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ:- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu

tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư lồng ghép với XTTM

- Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;

- Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ;

- Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của cán bộ do Bộ cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước. Trung tâm Xúc tiến đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong tổng kinh phí hàng năm của Cục.

2. Ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho ho¹t ®éng XT§T cñangµnh NN&PTNT

Nh÷ng h¹n chÕ lín cña nguån nh©n lùc ho¹t ®éng XT§T cña ngµnh n«ng nghiÖp - PTNT Nam hiÖn nay lµ: cha cã nh©n lùc chuyªn tr¸ch, thiÕu kiÕn thøc vµ kü n¨ng häat ®éng XT§T, thiÕu hiÓu biÕt vÒ luËt ph¸p, chÝnh s¸ch cña ChÝnh phñ vµ ®Þa ph¬ng quèc tÕ vµ h¹n chÕ vÒ ngäai ng÷. C¸c gi¶i ph¸p cô thÓ ®Ó ph¸t triÓn nguån nh©n lùc XT§T lµ:

- T¨ng cêng lùc lîng c¸n bé XT§T cã ®ñ kiÕn thøc c¬ b¶n, kü n¨ng chuyªn m«n vµ tr×nh ®é ngo¹i ng÷...

- ¸p dông c¸c nguyªn t¾c tiªn tiÕn trong qu¶n lý nguån nh©n lùc;

- Cã kÕ ho¹ch, quy ho¹ch ®µo t¹o nguån nh©n lùc XT§T theo yªu cÇu nhiÖm vô ph¸t triÓn s¶n xuÊt, kinh doanh trong c¸c chiÕn lîc ngµnh hµng cô thÓ vµ chiÕn lîc kinh doanh cña doanh nghiÖp.

51

Page 52: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

3. ¦u tiªn kinh phÝ cho ho¹t ®éng XT§T cña ngµnh NN&PTNT

§Ó ®¶m b¶o nguån lùc tµi chÝnh cho ho¹t ®éng XT§T cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ PTNT, ®Ò nghị:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí từ nguồn Xúc tiến đầu tư quốc gia hoặc lồng ghép các họat động XTĐT của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào các họat động XTĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

- Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động XTĐT của Bộ NN- PTNT từ nguồn kinh phí sự nghiệp.

4. X©y dùng hÖ thèng m¹ng líi tæ chøc XTĐT ngµnh NN&PTNT trªn ph¹m vi c¶ níc

- §¶m b¶o cã sù nhÊt trÝ cao trong c¸c ngµnh, cÊp, c¸c ®Þa ph¬ng trong việc tổ chức thực hiện Chương trình.

- Thiết lập bộ phận XTĐT hoặc có cán bộ theo dõi về XTĐT ở các Sở Nông nghiệp và PTNT để có đầu mối theo dõi, cung cấp thông tin và triển khai thực hiện chương trình.

- X©y dùng hÖ thèng th«ng tin cung cấp chính sách đầu tư của Trung ương, địa phương, tình hình đầu tư và nhu cầu kêu gọi đầu tư ®ång bé tõ Trung ¬ng xuèng c¸c ®Þa ph¬ng. 5. Rµ so¸t, ®iÒu chØnh và kiÕn nghÞ ®iÒu chØnh chính sách đầu tư theo híng ngµy cµng u tiªn h¬n cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Các biện pháp thu hút đầu tư cần phải tập trung xử lý 3 vấn đề: (1) Tháo gỡ các trở lực đối với nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, đặc biệt những khó khăn về đầu vào (mặt bằng kinh doanh, vốn, lao động, công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,...); (2) Giảm thiểu rủi ro kinh doanh, như ổn định nguyên liệu đầu vào, ổn định thị trường đầu ra (dành cho nhà đầu tư các dự án “an toàn”), hỗ trợ vốn tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản phẩm, hàng hóa,...; (3) Tạo động lực (động cơ) đầu tư: “mở rộng cửa” cho tư nhân tham gia các chương trình mục tiêu, các dự án sử dụng vốn Nhà nước hoặc được Nhà nước hỗ trợ, miễn, giảm mạnh thuế,...

Các vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là: đất đai, vốn, lao động, phát triển thị trường, khoa học công nghệ, cước phí vận chuyển và đầu tư hạ tầng đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, nhà máy. Vì vậy, để có thể hỗ trợ mạnh hơn cho nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và sử dụng hiệu quả các nguồn lợi đất đai, lao động vốn có của khu vực này, đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm các chính sách sau:

52

Page 53: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

5.1 – Sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (a) Về danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư

Đề nghị bổ sung, sửa đổi danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư theo hướng mở rộng lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.

- Về địa bàn: Bổ sung thêm 61 huyện nghèo được quy định tại Quyết định 30ª/NQ-CP các địa bàn đặc biệt khó khăn

- Bổ sung thêm danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Đây là những lĩnh vực đã được Nhà nước khuyến khích đầu tư nhưng chưa có trong danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

(Phụ lục 4 kèm theo) (b) Các ưu đãi về thuế

- Các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp cần được thực hiện cho cả các dự án đầu tư mở rộng đầu tư chiều sâu như quy định tại Luật Đầu tư chứ không chỉ ưu đãi dự án có kèm theo thành lập pháp nhân (DN) như quy định ở Luật Thuế TNDN (2008).

- Thực hiện chính sách ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định hiện hành, mức thuế suất ưu đãi cao nhất được áp dụng là 10% trong thời gian 15 năm. Thời gian miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Đề nghị áp dụng mức ưu đãi như sau:+ Áp dụng thuế suất 15%, miễn thuế trong thời gian 4 năm và giảm

50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho tất cả các dự án đầu tư vào nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tại vùng nông thôn.

+ Riêng đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đề nghị được áp dụng mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động, miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo.

- Đề nghị miễn toàn bộ thuế TNDN đối với nghề khai thác xa bờ do mức độ rủi ro cao và nguồn lợi dễ bị các nước lân cận có vùng biển chồng lấn cạnh tranh khai thác;

53

Page 54: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Giảm thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác xa bờ, khoanh nuôi tái sinh rừng và làm giàu rừng tự nhiên.

(c) Về mặt bằng kinh doanh- Hạn điền giao đất và chuyển quyền sử dụng đất. Để khuyến khích tích tụ ruộng đất để nông dân phát triển kinh tế trang

trại, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đề nghị sửa đổi Điều 70, Luật Đất đai về hạn mức giao đất nông nghiệp theo hướng tăng hạn mức đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng sản xuất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm, giao đất rừng phòng hộ giữ nguyên như quy định hiện hành. Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất, đề nghị sửa đổi theo hướng tăng từ 1,5- 2 lần so với quy định hiện hành.

- Phát triển thị trường đất nông nghiệp, nông thôn .+ Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được vận động theo cơ

chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện để các hộ nông dân có đất được dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào các dự án đầu tư.

+ Có quy định về đất cho phát triển chăn nuôi tập trung, đất cho phát triển cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn và ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các loại đất này.

+ Cải tiến phương pháp quy hoạch và nâng cao khả năng pháp lý hóa quy hoạch sử dụng đất, công bố và công khai quy hoạch, xác định rõ chỉ giới quy hoạch.

+ Hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vay ưu đãi để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đền bù đất cho nông dân để đưa đất vào góp vốn.

+ Cải tiến thủ tục giao đất, cấp đất; đơn giản hoá thủ tục giao đất, cấp đất và rút ngắn thời gian thực tế mà các DN hiện nay phải bỏ ra để có được mặt bằng và đất đầu tư.

+ Có quy định để nông dân có thể cho thuê lại đất được giao sử dụng và Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất cho nhà đầu tư trong trường hợp này.

- Tiếp tục thống kê và kiên quyết thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.(d) Về chính sách thương mại

- Hỗ trợ công tác theo dõi, phân tích thông tin thị trường và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư; hướng dẫn và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, GAP,....);

54

Page 55: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Tăng kinh phí cho hoạt động XTTM, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia các hoạt động XTTM của ngành nông nghiệp và PTNT.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ thương mại, nhất là các trục giao thông, bến cảng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu nông sản. Quy hoạch xây dựng hệ thống các chợ đầu mối cận với vùng hàng hoá lớn; nâng cấp các chợ quê truyền thống thuận lợi cho tiêu thụ nông sản nhỏ lẻ; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hoặc hộ tư nhân có dự án xây dựng cơ sở thu mua tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp.

- Hỗ trợ tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp thu mua kịp thời nông sản cho nông dân trong vụ thu hoạch.(e) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

- Tăng đầu tư, huy động nhiều nguồn vốn tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi…. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nhất là cấp xã, huyện, để vừa khuyến khích các địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Điều hoà ngân sách giữa các địa phương thuần nông với các đô thị, địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Đề nghị có các quy định về hỗ trợ ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp nước...) các vùng nguyên liệu, khu chăn nuôi tập trung, các cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn.

5.2. Các biện pháp thúc đẩy thành lập tổ chức kinh tế ở nông thônĐể phục vụ nông nghiệp, nông thôn tốt hơn, rất cần khuyến khích phát

triển mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhà nước và dân doanh, như Nghị quyết Đại hội X đã nhấn mạnh “Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề”

Đó là các tổ sản xuất, hợp tác xã, trang trại, các loại công ty: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hơp danh, doanh nghiệp tư nhân, nói cách khác, đó là những tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa có đăng ký. Thực tế là hiện nay, đã và đang có nhiều tổ sản xuất, tổ hợp tác có quy mô kinh doanh khá lớn, kể cả về doanh thu và số lượng lao động mà do nhiều nguyên nhân, họ vẫn kinh doanh ở hình thức tổ sản xuất, tổ hợp tác mà không chuyển lên hình thức doanh nghiệp. Vì vậy, để phát huy được mọi nguồn vốn, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều chỗ làm việc cho nông dân, không thể không coi trọng tất cả các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh này.

Hiện tại, đối với nông nghiệp, nông thôn, nói riêng, và đối với nền kinh tế, nói chung, có 5 lĩnh vực sau đây rất cần được khuyến khích đầu tư,

55

Page 56: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

khuyến khích thành lập doanh nghiệp, đó là: cơ khí nhỏ, sản xuất nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, và dịch vụ nông thôn.

Chính vì vậy, ngoài các biện pháp chính sách ưu đãi hiện hành, cần có thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp hơn nữa việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. Một mặt, trợ giúp về tìm kiếm thị trường, vốn liếng, đất đai, kinh nghiệm quản lý, ứng dụng khoa học, công nghệ kích cầu tiêu thụ hàng hóa (trang trí nội thất, điêu khắc gỗ, đá, đồng,…) ở thị trường trong nước), gắn với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, v.v...; mặt khác, tổ chức lại sản xuất, hình thành các cơ sở kinh doanh quy mô lớn, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung như khu nông nghiệp công nghệ cao, các hợp tác xã, trang trại, làng nghề, v.v... để có đủ điều kiện về quy mô đất đai, vốn liếng cũng như quản lý kinh doanh, bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Cần lập hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, đưa các sản phẩm làng nghề, sản phẩm của các DN nông thôn vào siêu thị.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên có chính sách bảo trợ xã hội, bảo trợ thiên tai cho nông dân và doanh nghiệp. Cũng cần có hình thức bảo trợ khi bị rủi ro về giá do biến động mạnh của thị trường. Ngoài ra, cần phát triển mạnh các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định và các DN sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động tại chỗ.5.3. Các biện pháp thúc đẩy mở rộng hoạt động của các làng nghề, doanh nghiệp nông thôn

Cần phát triển mạnh khu vực dịch vụ ở nông thôn. Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới đã cho thấy dịch vụ (chứ không phải là công nghiệp) đã là khu vực đóng góp nhiều nhất cho GDP. Đáng tiếc là ở nước ta, trong thời gian qua, các ngành dịch vụ chưa được coi trọng và quan tâm phát triển đúng mức (tỷ trọng dịch vụ trong GDP mới chiếm 38% là quá thấp), đặc biệt dịch vụ ở khu vực nông thôn.

Trong thời gian tới, để phục vụ nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện, rất cần đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp kinh doanh ba loại dịch vụ dưới đây: (a) các loại dịch vụ có tính thị trường trực tiếp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, như thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải, xây dựng (riêng đối với nông nghiệp, là các dịch vụ tưới tiêu nước, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ...); các dịch vụ thông tin (thông tin thị trường, giá cả, văn bản pháp quy ...); các dịch vụ tư vấn, như tư vấn phát triển kinh doanh (tư vấn về thị trường, tín dụng, tư vấn đầu tư, giám định, ứng dụng công nghệ mới, lập kế hoạch/dự án sản xuất, kinh doanh, v.v...; tư vấn về quản trị doanh nghiệp (về kỹ năng qnản lý sản xuất, quản lý nhân sự, tiền lương, về văn bản pháp quy, kế toán, v.v...); (b) các dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, là các dịch vụ trợ giúp đắc lực cho việc nâng cao năng suất, chất luợng sản phẩm; nâng cao trình độ công nghệ, hợp lý hóa sản xuất,

56

Page 57: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

thúc đẩy áp dụng quản lý chất lượng, quản lý môi trường của doanh nghiệp; đồng thời cũng là những loại dịch vụ trực tiếp phục vụ việc nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; và (c) các dịch vụ hành chính công, tức là các dịch vụ mà Nhà nước phải cung ứng cho nhân dân, bảo đảm cho cuộc sống của người dân được an toàn, xã hội nông thôn được ổn định, quan hệ giữa cơ quan công quyền với người dân và doanh nghiệp được lành mạnh..

Cùng với việc phát triển doanh nghiệp ở nông thôn, rất cần khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội ngành nghề là những tổ chức xã hội có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.5.4. Khuyến khích đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Nhóm giải pháp thu hút đầu tư được nhiều chuyên gia coi là “trúng” nhất là thu hút đầu tư vào các chương trình đặc thù thông qua các dự án quy mô nhỏ cỡ vài trăm triệu đồng. Đó có thể là các dự án trong Chương trình 135, Chương trình 134,…

Nhà nước nên thực hiện việc mở rộng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nông thôn bằng chính các dự án do các doanh nghiệp nông thôn thực hiện thông qua các hình thức hợp tác công-tư (PPP).

Mở rộng đầu tư thông qua các hình thức BOT, BTO, BT và BOO cho các dự án quy mô vừa và nhỏIII. Tæ chøc thùc hiÖn ch¬ng tr×nh1. Ph¹m vi thùc hiÖn ch¬ng tr×nh

Ch¬ng tr×nh XTĐT cña ngµnh NN&PTNT giai ®o¹n 2009 - 2015 vµ ®Þnh híng ®Õn n¨m 2020 sau khi ®îc phª duyÖt sÏ ®îc tæ chøc triÓn khai réng r·i trong toµn ngµnh N«ng nghiÖp & PTNT. Cô thÓ lµ:

- Bé N«ng nghiÖp & PTNT- C¸c Së N«ng nghiÖp & PTNT - C¸c HiÖp héi doanh nghiÖp, HiÖp héi ngµnh hµng n«ng,

l©m, thuû s¶n vµ thñ c«ng mü nghÖ. 2. C«ng t¸c phèi hîp thùc hiÖn ch¬ng tr×nh2.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan Trung ương

§Ó thùc hiÖn Ch¬ng tr×nh mét c¸ch hiÖu qu¶, cÇn cã sù hỗ trợ, phèi hîp chÆt chÏ từ Trung ương đến ®Þa ph¬ng, c¸c HiÖp héi, các tổ chức XTĐT khác. Cô thÓ:

- Ch¬ng tr×nh sÏ do Bé NN & PTNT chñ tr×, chØ ®¹o c¸c Së NN & PTNT, c¸c HiÖp héi ngµnh hµng phèi hîp thùc hiÖn.

57

Page 58: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- Bé Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào nội dung và nhu cầu họat động XTĐT hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT ưu tiên cấp kinh phí theo Chương trình XTĐT quốc gia hoặc từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm

- Tăng cường sự phèi hîp thêng xuyªn giữa Bộ Nông nghiệp – PTNT với các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan XTĐT để phèi hîp tổ chức hoặc hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức thùc hiÖn Ch¬ng tr×nh;2.2. Các địa phương Các địa phương, trực tiếp là Së NN & PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện chương trình, cụ thể:

Căn cứ vào chương trình XTĐT của Bộ, hµng n¨m các Sở xây dựng kế hoạch về nhu cầu tổ chức hoạt động XTĐT tại địa phương hoặc tham gia các hoạt động XTĐT của Bộ;

Xây dựng danh mục các dự án/tóm tắt các dự án hoặc các tài liệu (phim, sách, đĩa CD,...) giới thiệu về tiềm năng, nhu cầu kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi của địa phương liên quan đến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Hàng năm b¸o c¸o Bé t×nh h×nh thùc hiÖn ho¹t ®éng đầu tư của địa phương và ®Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p ®Ó thùc hiÖn hiÖu qu¶ c«ng t¸c xóc tiÕn đầu tư trong thêi gian tíi.2.3. §èi víi c¸c HiÖp héi ngµnh hµng/HiÖp héi doanh nghiÖp

- Chñ ®éng x©y dùng kế họach họat động XTĐT vµ nghiªn cøu đối tác, ®ång thêi phối hợp với cơ quan quản lý XTĐT của Bộ tổ chức các hoạt động XTĐT cho ngành.

- Tæ chøc họăc phối hợp với Bộ tổ chức các họat động XTĐT trong phạm vi ngành; C¸c ch¬ng tr×nh xóc tiÕn đầu tư cho c¸c ngành hàng cÇn ®îc tiÕn hµnh g¾n víi Ch¬ng tr×nh XTĐT quèc gia, c¸c lÔ héi quèc gia vµ lÔ héi t¹i c¸c vïng, miÒn, ®Þa ph¬ng... HiÖp héi cÇn tËp trung nguån lùc vµo nh÷ng ho¹t ®éng xóc tiÕn ë tÇm quèc gia, tæ chøc c¸c héi nghÞ, héi th¶o, héi chî triÓn l·m, c¸c chiÕn dÞch x©y dùng h×nh ¶nh quèc gia, chiÕn lîc ph¸t triÓn vµ b¶o vÖ th¬ng hiÖu ViÖt Nam, c¸c dù ¸n hç trî t¸i c¬ cÊu vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ lín...

- Chuẩn bị các tài liệu (phim ảnh, đĩa CD, sách, tờ rơi,..) dự án tuyªn truyÒn qu¶ng b¸, giới thiệu tiềm năng và nhu cầu thu hút đầu tư trong phạm vi ngành

58

Page 59: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

- HiÖp héi cÇn tËp hîp réng r·i c¸c thµnh viªn, më réng quan hệ hîp t¸c quèc tÕ, tiÕp tôc n©ng cao vai trß ®¹i diÖn cho c¸c doanh nghiÖp, lµm ®Çu mèi phèi hîp hµnh ®éng gi÷a c¸c doanh nghiÖp, tìm kiếm đối tác thóc ®Èy liªn doanh, liªn kÕt đầu tư cho ngành.3. TiÕn ®é thùc hiÖn

N¨m 2009 Bé N«ng nghiÖp & PTNT giao Vô KÕ ho¹ch x©y dùng,

hoµn thµnh Ch¬ng tr×nh Xóc tiÕn ®Çu t cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n giai ®o¹n 2009 – 2015 vµ ®Þnh híng ®Õn 2020, tr×nh Bé phª duyÖt trong n¨m 2009.

- TriÓn khai thùc hiÖn c¸c häat ®éng XT§T cña n¨m 2009 N¨m 2010 – 2015: triÓn khai thùc hiÖn Ch¬ng

tr×nh N¨m 2015: Tæng kÕt t×nh h×nh thùc hiÖn Ch¬ng

tr×nh, rµ sãat, ®iÒu chØnh, rút kinh nghiệm để x©y dùng c¸c hoạt ®éng cô thÓ cho giai ®oạn 2016-2020.

KẾT LUẬNNông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian

qua. Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nhờ vậy An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng mới nâng cấp và cải thiện, nhất là về thủy lợi, điện, đường, trường học, cơ sở y tế; hệ thống thông tin, truyền thông cũng được đầu tư, phát triển. Đời sống kinh tế, văn hóa của đại bộ phận nhân dân ở các vùng nông thôn từng bước được cải thiện. Sản xuất phát triển, nhiều ngành nghề được khôi phục và mở rộng, đời sống đại bộ phận nhân dân được nâng lên, hộ đói nghèo giảm rõ rệt. Hệ thống các chính sách đầu tư hỗ trợ NNNT đã có tác động tích cực, tạo được những kết quả tích cực, các hạn chế bất cập trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ trước đến nay. Tuy nhiên, hệ thống chính sách còn chưa đồng bộ, trong tổ chức thực hiện còn bộc lộ những bất cập, hạn chế của hệ thống chính sách này, mà chủ yếu là do sự không phù hợp về nội dung, cơ chế, định mức đầu tư do khả năng của nền kinh tế nước ta chưa đủ lực để cân đối đủ và sự thay đổi tình hình thực tế trong và ngoài nước.

59

Page 60: OpeY 2k1 version - Philippinesvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1506Bao cao de an XTDT.doc · Web viewThực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không

Định hướng trong những năm tới, Đảng và Nhà nước vẫn phải tiếp tục chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Để hệ thống các chính sách có hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tới cần có sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế chính sách để huy động cao các nguồn lực để phát triển nông nghiệp nông thôn, đổi mới định hướng đầu tư và xác định các ưu tiên đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực NNNT. Các chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, được đề xuất tập trung vào các nhóm chính sách: về đất đai; đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chính sách thuế, tín dụng; phát triển thị trường và đổi mới quan hệ sản xuất. Việc hoàn thiện và thực hiện các chính sách này theo định hướng của Nghị quyết TW 7 khoá X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến 2010 và 2020 sẽ tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh trong ngành nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

60