quyết tâm xÂy dỰng - pvn-index tin pvn/pvn index_so 8 changed 7.pdf · tích cực thăm dò,...

21
TS Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Quyết tâm XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍ BẰNG CHÍNH NỘI LỰC PSI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN Sự trồi sụt CỦA GIÁ DẦU, ĐỒNG RÚP & EURO CHUYÊN ĐỀ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP PETROVIETNAM

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

TS Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam:

Quyết tâm XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍBẰNG CHÍNH NỘI LỰC

PSICỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN

Sự trồi sụt CỦA GIÁ DẦU, ĐỒNG RÚP & EURO

CHUYÊN ĐỀ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP PETROVIETNAM

Page 2: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

Mục lục

820

30

12

Bản tin PVN-INDEX

Số 8 - Tháng 7/2015

BAN BIÊN TẬPTRƯỞNG BAN:

HOÀNG HẢI ANH - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc PSI

PHÓ BAN:THÁI VIỆT ANH – Phó giám đốc PSI

THÀNH VIÊNNGUYỄN TIẾN DŨNG

Phó phòng Phụ trách Phát triển chỉ số Chứng khoán - PSI

CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN XUẤTPHÒNG PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ

CHỨNG KHOÁN – PSI

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TIN BÀINGUYỄN THÙY LINH

Email: [email protected]

CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN XUẤTCÔNG TY TNHH Thương mại dịch vụ Việt Ái

TIN TỨC - SỰ KIỆN

4 Sự kiện tiêu biểu thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2015

6 PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất 6 tháng đầu năm 2015

40 NĂM NGÀNH DẦU KHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

8 Quyết tâm xây dựng ngành dầu khí bằng chính nội lực

12 PVN: thể hiện vai trò là đầu tàu và chủ lực của nền kinh tế

14 PVN:“Quyết liệt hành động”để thực hiện kế hoạch năm 2015

16 PVEP: Hai mũi tên cùng hướng về một đích Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước

18 Những thuận lợi và khó khăn của dầu mỏ Việt Nam

THỊ TRườNG CHỨNG KHOÁN

20 Cổ phiếu dầu khí - cơ hội đạt lợi nhuận cao

TổNG KếT PVN- INDEX

22 PVN-Index: Thời của cổ phiếu dầu khí sắp quay lại?

24 PVN 10 Index

25 PVN All-Share Continuous Index

26 PVN All-Share Index

27 PVN All-Share HNX Index

28 PVN All-Share HSX Index

29 Top 5 mã cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất 6 tháng đầu năm 2015

DOANH NGHIỆP

30 Cổ phiếu PVC – cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư dài hạn

32 PSI: hoạt động vì sự phát triển của các doanh nghiệp Dầu khí

QUỐC Tế

34 Sự trồi sụt của giá dầu, đồng rup & euro

Page 3: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

Tin tức - Sự kiện PVN-INDEX Bản tin số 8 5số 8 Bản tin PVN-INDEX Tin tức - Sự kiện4

4Sẽ sớm thực hiện hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán

Theo như đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam mà Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trụ sở của Sở sẽ được đặt tại Hà Nội.Theo phương án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán, trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị sau sáp nhập có tên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ sở hữu Nhà nước 100%. Nguyên tắc hoạt động là lấy nguồn thu để bù chi phí, có tích lũy cho đầu tư phát triển thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Đơn vị đại diện vốn Nhà nước tại đây sẽ là Bộ Tài chính.Kể từ sau năm 2020, tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm còn 75-90%. Khi đó các công ty chứng khoán thành viên sẽ có thể được mua 10-25% cổ phần của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Sở giao dịch sau hợp nhất sẽ vận hành hai sàn chứng khoán trên ba thị trường gồm cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh. Phương án này sẽ tiết kiệm chi phí cho các thành viên thị trường.Đặc biệt trong phương án mà Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trụ sở của sở sẽ được đặt tại Hà Nội.

2Chính thức mở room cho nhà đầu tư nước ngoài

Chiều ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó một trong những qui định quan trọng của nghị định mới là mở room (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng).

Mở room được xem là bước đột phá lớn của Việt Nam trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và chắc chắn đây sẽ là động lực thúc đẩy các tổ chức giải ngân. Những công ty đã hết room nhưFPT, Vinamilk, REE, Dược Hậu Giang, Dệt may Thành Công, Viconship…. đều có thể nới room lên 100%. Hoạt động M&A (mua bán, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất) trên sàn sẽ gia tăng mạnh mẽ vì từ nay nước ngoài có thể mua đứt toàn bộ một công ty niêm yết.

3Sẽ cho phép “bán khống” trong ngày và rút ngắn giao dịch xuống T+2?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 và Quy trình thanh toán bù trừ. Trong đó, điểm nổi bật là việc bán khống trong ngày đã được đề cập và giao dịch tiền được rút ngắn từ T+3 về T+2.

6Cổ phiếu dầu khí sẽ quay lại dẫn dắt thị trường

Nhóm ngành dầu khí sẽ quay trở lại dẫn dắt thị trường, thế chân nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng quá mạnh và đang được chốt lời trong thời gian gần đây. Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo: “Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dầu khí” ngày 25/6/2015 do Công ty Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức.

Đánh giá tiềm năng thị trường trong trung và dài hạn, ông Nguyễn Khánh, chuyên viên phân tích APS cho rằng nhóm ngành dầu khí sẽ quay trở lại dẫn dắt thị trường, thế chân nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng quá mạnh và đang được chốt lời trong thời gian gần đây.

Theo đánh giá, trữ lượng dầu khí Việt Nam còn rất lớn, khoảng 4,4 tỷ thùng dầu thô và 600 tỷ m3 khí. Đây là ngành có tiềm năng rất lớn bởi hiện tại chúng ta mới chỉ khai thác được 300.000 thùng/ngày và với tốc độ này, phải hơn 40 năm nữa mới khai thác hết dầu và hơn 100 năm mới khai thác hết khí.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

1Lên sàn cũng nhiều, rời sàn cũng… báo động

Từ đầu năm đến nay, có nhiều do-anh nghiệp niêm yết mới, nhưng ngược lại, không ít doanh nghiệp đã và đang tiến hành hủy niêm yết, cả bắt buộc và tự nguyện. Trên HOSE, trong quý I/2015, có 6 doanh nghiệp thực hiện niêm yết mới, với số lượng 685 triệu cổ phiếu, gấp 3,5 lần so với quý IV/2014. Khối lượng tăng thêm này phần lớn đến từ 529 triệu cổ phiếu của Đạm Cà Mau (DCM).

Trên HNX, trong quý I/2015 có 4 cổ phiếu niêm yết mới và từ đầu quý II đến nay có thêm 4 cổ phiếu mới, bao gồm: TTB, PBP, NHP, PSE, HKB, KVC, DPS, FID. Ngoài những doanh nghiệp đã nộp hồ sơ chính thức lên hai Sở để đăng ký niêm yết thì tại ĐHCĐ 2015, nhiều doanh nghiệp công bố thông tin về việc niêm yết.

Tuy nhiên, tình trạng rời sàn đáng báo động. Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết, thống kê từ năm 2009 đến tháng 7/2014, có 161 doanh nghiệp hủy niêm yết. Từ năm 2011 đến 2014, số doanh nghiệp niêm yết mới luôn thấp hơn số do-anh nghiệp hủy niêm yết.

Nếu không có chính sách phát triển TTCK bền vững, thì tình trạng doanh nghiệp hủy niêm yết sẽ rất trầm trọng.TTCK là thị trường của niềm tin, một khi NĐT không còn niềm tin, không ở lại thị trường, thì TTCK khó có thể đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

5“Bùng nổ” M&A Ngân hàng 2015

Mùa đại hội cổ đông 2015 của các ngân hàng đã gần như hoàn tất.

Điểm nhấn rõ nét nhất qua mùa đại hội năm nay là vấn đề sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng.

5 trường hợp điển hình về sáp nhập bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (BIDV – MHB); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (VietinBank – PGBank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Ngân hàng TMCP Phương Nam (Sacombank – Southern-Bank); Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ( Maritime Bank – MDB); và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – Công ty Tài chính Vinaconex Viet-tel (SHB – VVF) có đặc điểm chung là tỷ lệ hoán đổi cổ phần rất cao.

Nhìn về mặt giá cả, rõ ràng cổ đông của các ngân hàng bị sáp nhập có lợi rất lớn khi cổ phiếu của họ được hoán đổi. Một cái lợi nữa cũng dễ thấy đó là thay đổi tư cách cổ đông và cổ phiếu sẽ dễ giao dịch hơn, thanh khoản lớn hơn khi mà các bên nhận sáp nhập hầu hết đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cổ đông của các ngân hàng bị sáp nhập thì “trúng đậm”, nhưng cổ đông của các bên nhận sáp nhập lại cho rằng họ phải “ngậm ngùi” khi quyền lợi không được bao nhiêu, thậm chí còn phải chịu rủi ro giá cổ phiếu sụt giảm sau sáp nhập do tỷ lệ hoán đổi và pha loãng cổ phiếu, hay những hậu quả phải xử lý do nợ xấu, tài sản ảo từ đối tác mang lại.

Page 4: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

- Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 11,48 tỷ kWh, vượt 27,5% kế hoạch 6 tháng và bằng 62,0% kế hoạch năm, tăng 36,0% so với cùng kỳ năm 2014.

- Sản xuất đạm đạt 802,4 nghìn tấn, vượt 7,2% kế hoạch 6 tháng và bằng 52,6% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 3,47 triệu tấn, vượt 24,5% kế hoạch 6 tháng và 62,5% kế hoạch năm, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Một số các đơn vị điển hình:

- 6 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng: VSP, PVEP, PVPower, BSR, PVFCCo, PVCFC.

- 9 đơn vị đạt mức doanh thu hợp nhất đạt trên 110% kế hoạch: PVPower, PVCFC, PTSC, DMC, PVTrans, PVI, PVC, PVE, VPI.

- 12 đơn vị đạt mức lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất đạt trên 115% kế hoạch: PVOil, BSR, PVPower, PVCombank, PVFCCo, PVCFC, PTSC, PVTrans, DMC, Petrosetco, PVE, VPI.

- 12 đơn vị có mức nộp ngân sách nhà nước đạt trên 110% kế hoạch: PVOil, BSR, PVPower, PVGas, DMC, PVI, Pvtrans, PVFCCo, PVC, Petrosetco, DVE, VPI.

- Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2014 và khai thác dầu thô trong nước tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014.

- Về tình hình sản xuất, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 18,27 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 52,2% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 14,71 triệu tấn, vượt 8,5% kế hoạch 6 tháng và bằng 55,3% kế hoạch năm, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô đạt 9,28 triệu tấn, vượt 10,1% kế hoạch 6 tháng và bằng 55,2% kế hoạch năm, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014.

- Sản lượng khai thác khí đạt 5,43 tỷ m3, vượt 5,8% kế hoạch 6 tháng và bằng 55,4% kế hoạch năm, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong 6 tháng đầu năm các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đã đề ra và đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2014:

Tin tức - Sự kiện PVN-INDEX Bản tin số 8 7số 8 Bản tin PVN-INDEX Tin tức - Sự kiện6

PVN HOÀN THÀNH VưỢT MỨC

CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM

2015

Page 5: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 9số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững88

Từng đảm nhận trọng trách lãnh đạo Liên doanh Vietsovpetro, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, TS Ngô Thường San – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chứng kiến những dấu mốc quan trọng, những bước trưởng thành của ngành Dầu khí Việt Nam. Ông chia sẻ những kỷ niệm, những trăn trở về bước phát triển của ngành trong thời kỳ mới.

Thưa ông, Tập đoàn Dầu khí đã có những bước tiến vững chắc trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển để có những đóng góp xứng đáng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là người nhiều năm gắn bó với ngành dầu khí, từng chứng kiến những ngày tháng khó khăn và cả những thành công của ngành, nếu muốn nói đến những cột mốc hành trình đáng nhớ của PVN trong 40 năm qua, ông sẽ nhớ nhất những cột mốc nào?

Tôi cho rằng trong quá trình 40 năm phát triển của ngành Dầu khí có 3 dấu mốc quan trọng. Mốc hình thành thứ nhất là xây dựng cơ sở vật chất để đi ra biển. Mốc thứ 2 là hình thành dòng dầu đầu tiên từ khi chúng ta phát hiện ra dầu. Mốc quan trọng thứ 3 là xây dựng nhà máy lọc hóa dầu. Đó là 3 dấu mốc để đánh giá sự trưởng thành của ngành Dầu khí Việt Nam.

Quá trình phát triển của ngành từ năm 1975 đánh dấu giai đoạn tương đối quan trọng. Thứ nhất, sau năm 1975, khi thành lập Tổng cục Dầu và Khí đốt là bắt đầu ra biển. Để ra biển được thì phải đầu tư, quan trọng nhất là đầu tư căn cứ dịch vụ. Thời điểm đó trên đất liền cũng có cử một số cán bộ đi lựa chọn địa điểm căn cứ dịch vụ ở nhiều nơi như Côn Đảo, Phú Quốc rồi Vũng Tàu. Sau đó chọn Vũng Tàu để xây dựng. Lúc đó PVN chưa có địa điểm nào có thể phát triển thành căn cứ dịch vụ và đã phải chọn căn cứ người nhái của quân đội Sài Gòn để làm. Còn về nhân sự ? Nhân sự để xây dựng lực lượng dầu khí được lấy chủ yếu từ Binh đoàn 318, và một số cán bộ từ Liên đoàn 36 thuộc Tổng Cục địa chất. Như vậy, từ thời điểm ban đầu với một căn cứ và lực lượng rất đơn sơ của công nhân dầu khí cộng với bộ đội chúng ta đã xây dựng thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoành tráng như ngày hôm nay. Bước đầu tiên PVN đi ra biển là như thế.

Giai đoạn thứ hai, khi hợp tác với Nga từ năm 1984, trên căn cứ dịch vụ đó, PVN xây dựng giàn khoan đầu tiên. Khi đó, đội ngũ cán bộ ngành Dầu khí cũng chưa biết cái giàn khoan như thế nào. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, PVN tự lắp ráp, xây lắp trên cơ sở những thiết kế của bạn để hình thành giàn khoan đầu tiên. Với lực lượng kỹ thuật vừa học vừa làm, PVN đã hạ thủy giàn khoan đầu tiên vào tháng 3/1984. Đó là cột mốc rất quan trọng hình thành nên ngành xây lắp dầu khí và bắt đầu vươn ra biển.

Năm 1986 cũng là một mốc rất quan trọng, khi đó PVN phát hiện ra dầu và khai thác dòng dầu đầu tiên. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đưa đất nước ta vào danh sách những nước xuất khẩu dầu đầu tiên trong Đông Nam Á, các nước trong khu vực cũng như quốc tế.

Việc phát hiện dầu trong đá móng granit năm 1988 (đá nằm

TS Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam:

Quyết tâm XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍBẰNG CHÍNH NỘI LỰC

Page 6: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 111010

sâu trong lòng đất do hoạt động nóng chảy hình thành) và khai thác có hiệu quả với một sản lượng rất cao được thế giới ghi nhận. Nhiều nước có thể phát hiện dầu trong đá móng nhưng chưa bao giờ tổ chức sản xuất với nhịp độ khai thác cao và mỏ có một trữ lượng lớn như thế. Đó là một tiền đề ngành Dầu khí đóng góp để phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước.

Một cột mốc quan trọng nữa là hình thành Nhà máy Lọc dầu ở nước ta. Có thể nói ngành công nghiệp Lọc hóa dầu ở Việt Nam là “đứa con mang nặng đẻ đau” từ lâu. Khi thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt, chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải có nhà máy lọc dầu nhưng rồi chúng ta đã trải qua những bước thăng trầm nên chưa thực hiện được. Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt bắt đầu chủ trương hợp tác với nước ngoài, hiệu quả đầu tư cũng chưa được rõ ràng và các nhà đầu tư không thực hiện dự án. Chúng ta lại bắt đầu từ con số không, công nghệ lọc hóa dầu chúng ta cũng chưa nắm bắt được, con người thì bắt đầu đào tạo…. nhưng chúng ta đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy lọc hóa dầu. Từ năm 1998 bắt đầu khởi công. Khi hợp tác với một số tập đoàn lớn trên thế giới và với Nga cũng không thành công, chúng ta đã tự đầu tư, mua thiết bị, thuê nhà thầu danh tiếng của nước ngoài để tư vấn và xây lắp. Tháng 2/2009, nhà máy Lọc dầu Bình Sơn tại Dung Quất cho ra những dòng sản phẩm dầu đầu tiên, đánh dấu bước phát triển của ngành công nghiệp Lọc hóa dầu với xăng, dầu mang mác của Việt Nam. PVN đã tự đầu tư xây dựng, tự điều hành và từ đó đến bấy giờ rất an toàn. 5 năm qua, đã 1 lần bảo dưỡng và chúng ta cũng tự thực hiện bảo dưỡng không phải thuê nhà thầu nước ngoài. Một hoạt động thành công như thế, đảm bảo công suất luôn vượt 100% công suất thiết kế.

Thưa ông, có những chuyên gia kinh tế cho rằng, so với một số tập đoàn kinh tế của nhà nước, dường như PVN có thuận lợi hơn nên phát triển nhanh cũng là điều đương nhiên. Từng đảm nhận trọng trách lãnh đạo Liên doanh Vietsovpetro, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông nghĩ như thế nào về bước phát triển của ngành Dầu khí?

Tôi cho rằng có cái đúng nhưng chưa toàn diện. Dầu khí dĩ nhiên là tài nguyên rất quan trọng và đó là lợi thế của bất kỳ đất nước nào có tài nguyên dầu khí. Thuận lợi để phát triển của Ngành là những quyết sách quan trọng của Đảng, Chính phủ, cộng với sự nỗ lực của Tập đoàn, đặc biệt là lực lượng khoa học – kỹ thuật. Đó là tiền đề để phát triển bền lâu.

Năm 1979, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận. Lúc đó, Bộ chính trị quyết định mở rộng hợp tác với Nga. Thực chất đây là quyết sách đúng đắn để phát triển ngành dầu khí.

Đến năm 1988, chúng ta đã có cơ sở tương đối vững chắc thì mở rộng đón các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với chính sách mở cửa, thực chất chúng ta mở rộng đa phương với các nước tư bản, đa dạng hóa ngành công nghiệp dầu khí với sự hội nhập về khoa học kỹ thuật, chúng ta trưởng thành rất nhanh, tiếp thu được trình độ khoa học của Nga cộng với sự mở rộng với các nước tư bản. Sự kết hợp như thế giúp đa dạng hóa khoa học và trình độ của ta được mở mang hơn nhiều. Từ đó tạo ra một bước tiến, nhất là sau năm 1993 – 1994 và gần đây thì phát huy càng nhanh. Qua việc học tập Nga và các nước tư bản, chúng ta xây dựng được lực lượng rất mạnh. Đại bộ phận lực lượng dịch vụ kỹ thuật quan trọng để điều hành những công trình ngoài biển đều là của kỹ sư, công nhân Việt Nam.

PVN đã nội địa hóa được nguồn nhân lực. PVN tự hào đã xây dựng được một đội ngũ khoa học kỹ thuật, đó chính là động lực quan trọng để phát triển ngành

Để PVN trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, năng động và có năng lực cạnh tranh tầm quốc tế, là người theo sát hành trình của PVN trong suốt 40 năm qua, theo ông, trong thời gian tới,

PVN cần có những quyết sách như thế nào để phát triển phù hợp trong giai đoạn mới, thưa ông?

Qua gần 30 năm khai thác dầu thì trữ lượng các mỏ dầu lớn đã suy giảm, PVN nổ lực tìm kiếm, thăm dò nhưng những mỏ dầu lớn không còn nữa. Những mỏ dầu mới mà PVN cố gắng đưa vào khai thác không kịp bổ sung để hạn chết sự suy giảm sản lượng hằng năm nhưng doanh thu khai thác một số mỏ không bù đắp chi phí, nhất là hiện nay, giá dầu đang hạ rất khó khăn cho chúng ta. Đầu tư thăm dò khai thác ở nước ngoài PVN cũng có những cái thành công và cả những cái chưa thành công. Những mỏ có trữ lượng lớn mà chúng ta hy vọng phát hiện ở Biển Đông, trên thềm lục địa, vùng biển sâu, xa bờ thì bây giờ đầu tư cũng gặp những khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị.

Do đó, vấn đề động lực sắp tới của PVN là như thế nào? Ta có một trữ lượng khí đáng kể và PVN cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp khí. Đó là điều quan trọng cần được quan tâm. Lâu nay ta dùng khí để làm nguyên liệu chạy nhà máy điện, ta đảm bảo được năng lượng cho đất nước nhưng giá trị gia tăng từ khí đốt chưa được tận dụng. Có nghĩa là tài nguyên chúng ta sử dụng chưa thật hiệu quả, chưa phát huy hết vai trò của công nghiệp khí để phát triển công nghiệp hóa dầu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, những sản phẩm cho dân dụng, và công nghiệp phụ trợ. Tất cả những sản phẩm trong đời thường từ polypropylen đến sơ sợi may mặc lâu nay chúng ta đều phải nhập hết. Vấn đề sắp tới, PVN phải xây dựng công nghiệp khí tạo giá trị gia tăng để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý hơn.

Một điều đáng quan tâm nữa là với ngành Dầu khí khi hội nhập là làm thế nào tận dụng thời cơ để phát triển nhưng đồng thời phải chinh phục được thị trường nội địa và mở rộng hợp tác quốc tế. Đấy là điều rất quan trọng và đồng thời phải phát huy nội lực, làm thế nào để các công ty thiết kế, xây lắp, cơ khí chế tạo, những công ty làm dịch vụ trong ngành Dầu khí tập hợp lại để cạnh tranh với nước ngoài. Lâu nay chúng ta có một xu thế là cạnh tranh trong nước, từ cơ chế phát triển thị trường, mỗi đơn vị được cạnh tranh với nhau thì bây giờ chúng ta phải có suy nghĩ là hội tụ với nhau để cạnh tranh với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập mà không nên cạnh tranh trong nội bộ.

Đó là đổi mới tư duy, làm thế nào để phát triển và đặc biệt đối với khoa học công nghệ là phải tái cơ cấu để tạo ra những sản phẩm công nghệ mang thương hiệu của Petrovietnam. Đó là thách thức của ngành Dầu khí Việt Nam và là chiến lược dài hạn trong 5 năm tới. Phải chú trọng hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ. Làm thế nào để những đầu tư của PVN mang lại hiệu quả cao nhất, chính là đổi mới và cải tiến công nghệ, đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật để giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Đó là đòn bẩy quan trọng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 7: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 1312 1312

PVN:THỂ HIỆN VAI TRÒ LÀ

ĐẦU TÀU & CHỦ LỰCcủa nền kinh tếTrong 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, hàng năm đóng góp từ 25% đến 28% tổng thu ngân sách Nhà nước... PVN đã có những đóng góp rất quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PVN cũng đang phải vượt qua nhiều thách thức để thực hiện trọng trách được giao. Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Cao Quốc Hưng – Thứ trưởng Bộ Công thương.

Về các yếu tố chủ quan:Thứ nhất, khó khăn trong việc thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu như Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, phải tăng được tính cạnh tranh của PVN trên thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.

PVN đang thực hiện rất quyết liệt việc tái cấu trúc, Bộ Công thương đánh giá thế nào về kết quả việc triển khai tái cấu trúc của PVN đến thời điểm này? Theo ông, đâu là những vấn đề PVN cần tập trung giải quyết để đạt mục tiêu đề ra?Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg, năm 2013 là năm đầu tiên các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước bắt đầu triển khai các giải pháp tái cơ cấu theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của Doanh nghiệp nhà nước từng bước được cải thiện đáng kể, tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không phải là ngành kinh doanh chính đã từng bước được khắc phục và chấn chỉnh.

Theo Đề án tái cơ cấu của PVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2013, thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp với mục tiêu tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí, trong đó thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Tất cả các lĩnh vực khác không thuộc 5 lĩnh vực trên đã được PVN xây dựng lộ trình thoái vốn. Cụ thể đối với các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực chính, PVN đã chỉ đạo và các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện tái cấu trúc, sắp xếp lại bộ máy tổ chức để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về công tác cổ phần hóa, PVN cơ bản hoàn thành, hiện còn 4 đơn vị tiếp tục phải thực hiện trong thời gian tới. Về công tác thoái vốn thực hiện còn chậm, một phần do yếu tố thị trường trong thời gian vừa qua không thuận lợi. PVN cần tập trung thực hiện vấn đề thoái vốn trong thời gian tới.

Để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong nước và đủ năng lực cạnh tranh quốc tế, PVN phải tập trung vào những vấn đề gì và Bộ Công thương sẽ hỗ trợ PVN như thế nào, thưa ông?Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của PVN là thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đưa PVN có thể trở thành tập đoàn kinh tế có tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó, theo tôi, PVN vẫn cần phải chú trọng phát triển một số các yếu tố quan trọng khác:

Đó là bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Sau 40 năm hình thành và phát triển, PVN đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chất lượng cao, đảm đương được các nhiệm vụ của Tập đoàn trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong tương lai sự hội nhập sâu rộng hơn, PVN cần có đội ngũ cán bộ (quản lý và kỹ thuật) có đẳng cấp quốc tế có thể làm việc trên nhiều quốc gia trên thế giới.

PVN cần tiếp tục xây dựng mô hình quản lý hiệu quả và hiện đại để có thể phát triển thành tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với mô hình phát triển doanh nghiệp của PVN nhằm huy động được mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của PVN.

Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét nhằm hỗ trợ PVN đạt được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thưa ông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có hành trình 40 năm xây dựng và phát triển. Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của Tập đoàn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?Trong 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phát triển toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, công nghiệp điện

và dịch vụ dầu khí,

Cuối những năm 80, ngành Dầu khí đã góp phần vô cùng quan trọng vào việc đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế trong bối cảnh đất nước ta bị bao vây, cấm vận. Những năm đầu của thế kỷ XXI, vị thế và vai trò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được khẳng định ở tầm cao mới kể cả ở trong nước và ở nước ngoài. Đặc biệt, sau gần 10 năm hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước biến động như thời gian vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã triển khai thực hiện hàng loạt các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí vào vận hành phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 18%/năm, hàng năm đóng góp từ 25-28% tổng thu ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình 10-15%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước..., Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện được vai trò là đầu tàu và chủ lực của nền kinh tế, là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và đi đầu trong công tác an sinh xã hội....

Với những đóng góp của mình, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được trao tặng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu Anh hùng Lao động... cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những thuận lợi thì PVN cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Ông nhìn nhận như thế nào về những khó khăn, thách thức mà PVN sẽ phải vượt qua trong hành trình phát triển mới?Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, tôi đánh giá PVN phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Về các yếu tố khách quan: Thứ nhất, giá dầu thô trên thế giới có sự suy giảm mạnh từ thời điểm cuối năm 2014, mặc dù hiện nay đã có sự phục hồi lên khoảng 60 USD/thùng nhưng vẫn thấp do với mức giá khoảng 100 USD/thùng vào thời điểm đầu năm 2014. Yếu tố này có tác động tiêu cực trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN. Vì vậy, PVN phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo được các nguồn thu bù đắp cho sự thiếu hụt do giá dầu giảm.

Thứ hai, công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của Tập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động khảo sát điều tra cơ bản và tìm kiếm thăm dò ở vùng xa bờ trên biển Đông còn nhiều phức tạp, rủi ro do căng thẳng và bất ổn, chưa kể đến sự cạnh tranh của nhiều công ty dầu khí lớn trên thế giới.

Page 8: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 15số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững14

Tập đoàn cũng coi đây là cơ hội tập trung nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới để tái cơ cấu lại các loại sản phẩm của Tập đoàn nhằm gia tăng giá trị các sản phẩm trong chuỗi giá trị dầu khí để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Các đơn vị sản xuất như BSR, PVFCCo, PFCC chủ động tính toán cơ cấu sản phẩm trong từng thời điểm theo biến động ảnh hưởng từ giá dầu để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

kinh doanh, đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2014 và khai thác dầu thô trong nước tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm.

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính Tập đoàn đã đạt được sau 6 tháng đầu năm 2015: Chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 18,27 triệu tấn quy dầu, tương đương 52,2% ké hoạch/năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 14, 71 triệu tấn, vượt 8,5% kế hoạch 6 tháng, 55,2% kế hoạch năm, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Về điện, sản xuất và cung cấp 11, 48 tỉ kWh, vượt 27,5% kế hoạch 6 tháng, tăng tới 36% so cùng kỳ. Sản xuất đạm đạt 802, 4 nghìn tấn, vượt 7,2% kế hoạch 6 tháng. Sản xuất xăng dầu đạt 3,47 triệu tấn, vượt 24,5% kế hoạch 6 tháng. Doanh thu từ bán dầu đạt 88 ngàn tỉ đồng; từ sản xuất

khí, điện, đạm, xăng dầu đạt 104, 8 ngàn tỉ, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ đạt 103,4 ngàn tỉ đồng.

Những tháng đầu năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có những quyết định đầu tư mang tính kịp thời, vừa giúp các đơn vị thành viên vượt qua khó khăn, vừa tạo một nền tảng vững chắc cho hoạt động dầu khí trong tương lai. Nổi bật trong 6 tháng qua chính là việc mua lại tài sản của Chevron tại Lô 39 - 01, Lô B, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, phát triển khu vực Tây Nam Bộ, vừa nâng tầm hình ảnh và vị thế của Petrovietnam trong mắt các công ty dầu khí quốc tế.

CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI GIÁ DẦU GIẢM

Những kết quả sản xuất, kinh doanh trên thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo của toàn Tập đoàn. Ngay khi giá dầu lao dốc cuối năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ngay lập tức đề ra các phương án nhằm ngăn chặn ảnh hưởng, đẩy mạnh doanh thu tại các lĩnh vực như chế biến, dịch vụ kỹ thuật dầu khí..

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp ứng phó với diễn biến giá dầu trong năm 2015,Lãnh đạo Tập đoàn đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp

làm việc với các đối tác liên quan trong nước và nước ngoài, các nhà điều hành khai thác mỏ để tối ưu các chương trình khai thác, rà soát tiết giảm chi phí để khai thác hiệu quả nhất.

Trong lĩnh vực thăm dò – khai thác dầu khí: rà soát tổng thể kế hoạch các giếng sẽ khai thác, các lô, các giếng đang khai thác để có các quyết sách về tiếp tục thực hiện trên cơ sở hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư. Cân đối sản lượng các mỏ có giá thành tốt để bù đắp cho phần sản lượng các mỏ giảm sản lượng. Trong trường hợp giá dầu giảm dưới 50 USD/thùng, Tập đoàn sẽ xem xét giảm sản lượng 1 số giếng khoan có chi phí cao với tổng sản lượng gần 300 nghìn tấn. Tập đoàn cũng rà soát lại các nhiệm vụ thuộc công tác thăm dò, công tác phát triển mỏ mới để đưa mỏ mới vào khai thác, đón đầu khi giá dầu tăng. Đây cũng là thời điểm Tập đoàn tập trung tìm kiếm các cơ hội tốt trong bối cảnh khó khăn thách thức hiện nay để đầu tư phát triển, mua mỏ/dự án chuẩn bị cho khai thác khi giá dầu tăng trở lại.

Đối với dịch vụ: trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị dịch vụ hạn chế tối đa giao thầu cho các đơn vị ngoài ngành thực hiện, huy động mọi nguồn lực để tự thực hiện hoặc giao các đơn vị trong tập đoàn nếu không thực hiện được.

Tập đoàn cũng coi đây là cơ hội tập trung nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới để tái cơ cấu lại các loại sản phẩm của Tập đoàn nhằm gia tăng giá trị các sản phẩm trong chuỗi giá trị dầu khí để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Các đơn vị sản xuất như BSR, PVFCCo, PFCC chủ động tính toán cơ cấu sản phẩm trong từng thời điểm theo biến động ảnh hưởng từ giá dầu để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn PVN cũng xây dựng ngay các giải pháp tài chính, đầu tư trong toàn tập đoàn để ứng phó kịp thời với nhưng biến động xấu nhất cảu giá dầu trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Tập trung vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.

Đi đôi với các giải pháp trên, Tập đoàn thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, chấn chỉnh kịp thời các chi tiêu bất hợp lý; thực hiện các giải pháp quản trị điều hành tiên tiến, tăng cường phân cấp để đảm bảo công tác xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả, kịp thời.

Những tháng cuối năm, Tập đoàn tiếp tục dự báo, phân tích và đánh giá các yếu tố trong nước và thế giới để đưa ra giải pháp thích hợp, nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra năm 2015, đồng thời tạo đà phát triển vững chắc cho năm 2016.

HOÀN THÀNH VưỢT MỨC CÁC CHỈ TIÊU TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015 của Tập đoàn cho thấy, dù có nhiều khó khăn song các chỉ tiêu sản xuất đều đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 mặc dù giá dầu thô giảm mạnh so với năm 2014. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 của Tập đoàn đã được Chính phủ phê duyệt là khai thác dầu 16,8 triệu tấn, (trong đó trong nước 14,74 triệu tấn, nước ngoài 2,06 triệu tấn); khai thác khí 9,80 triệu tấn.

6 tháng qua,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã vượt qua các khó khăn thách thức, hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu được Chính phủ giao. Tất cả các đơn vị đều giữ được nhịp độ sản xuất

PVN:“QUYếT LIỆT HÀNH ĐỘNG”

ĐỂ THỰC HIỆN Kế HOẠCH

NĂM 2015

Page 9: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 7 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 1716 số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững16

PVEP: HAI MŨI TÊN CÙNG

HƯỚNG VỀ MỘT ĐÍCH

Tích cực thăm dò, KHAI THÁC DẦU KHÍ ở trong và ngoài nước

Tích cực thăm dò, KHAI THÁC DẦU KHÍ ở trong và ngoài nước

Trong những năm qua, những lời chỉ đạo đầy tâm huyết của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đối với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đều xoay quanh 2 mục tiêu cốt lõi của PVEP: cần tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và tiếp tục đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài. Đây cũng chính là hai mũi tên xuyên thời gian và không gian của PVEP để cùng hướng về một đích: gia tăng nguồn năng lượng dầu khí, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đánh giá kết quả hoạt động của PVEP trong giai đoạn 2010-2015, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí cho rằng: trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, PVEP đã phát triển ổn định, hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước được đẩy mạnh và mở rộng; tiềm lực kỹ thuật, tài chính, nhân lực và quản lý điều hành được nâng lên rõ rệt; năng lực cạnh tranh, thương hiệu uy tín trong cộng đồng dầu khí quốc tế ngày

XÂY DỰNG NỀN TẢNG VỮNG CHẮC

5 năm qua (2010-2015), PVEP tiếp tục phát triển ổn định ở cả trong và ngoài nước, tạo ra sự thay đổi vượt bậc cả về chất và lượng. PVEP đã có thêm 13 phát hiện dầu khí trong nước và 5 phát hiện dầu khí ở nước ngoài. Nhờ đó, PVEP đã hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 75-80 triệu tấn quy dầu. Đồng thời, PVEP cũng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng Tập đoàn giao hàng năm, đưa thêm 21 mỏ/dự án dầu khí vào khai thác an toàn và hiệu quả (trong đó có 15 mỏ trong nước và 6 mỏ ở nước ngoài) và dự kiến sẽ tiếp tục đưa thêm 4 mỏ vào khai thác trong năm 2015 (3 mỏ trong nước và 1 mỏ ở nước ngoài tại lô 433a&416b, Algeria). Tổng sản lượng khai thác dự kiến đến hết 2015 đạt 26,24 triệu tấn quy dầu (18,49 triệu tấn dầu và 7,75 tỷ m3 khí).

Các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn này đều hoàn thành vượt mức so với kế hoạch được giao. Tại thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản của PVEP là 153,01 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010 (xấp xỉ 68,8 nghìn tỷ đồng); vốn chủ sở hữu là 80,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010 (36,7 nghìn tỷ đồng). Trong giai đoạn 2010 đến 2015, doanh thu dự kiến là 322,53 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân qua các năm là 10%; nộp ngân sách dự kiến 103,33 nghìn tỷ đồng, đạt

103% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế dự kiến là 165,6 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 83,63 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân qua các năm là 4%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu trung bình cả giai đoạn đạt 23%, cao hơn kế hoạch đặt ra là 21%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản trung bình cả giai đoạn đạt 13%, so với mức bình quân yêu cầu là 10%.

PVEP đã ký mới được 20 Hợp đồng Dầu khí (trong đó có 13 hợp đồng trong nước và 7 hợp đồng ở nước ngoài). Tiêu biểu phải kể đến thương vụ mua 52,631% cổ phần của công ty Perenco Peru Limited tại Bahamas để sở hữu 50% Quyền lợi Tham gia Hợp đồng Cấp phép Thăm dò Khai thác Dầu khí Lô 67 Cộng hòa Peru.

Tính đến hết tháng 12/2014, số dự án đang triển khai của PVEP là 60 dự án gồm 43 dự án trong nước, 17 dự án ở nước ngoài và 2 dự án điều tra cơ bản. Trong số này, PVEP điều hành 19 dự án, tham gia điều hành chung 13 dự án và tham gia góp vốn 28 dự án. Tổng mức đầu tư được phê duyệt của các dự án đang triển khai là 14,2 tỷ USD và chi phí đã thực hiện đầu tư cộng dồn là 9,8 tỷ USD.

Ngoài việc phát triển đầu tư tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước, PVEP cũng đã quan

tâm đầu tư nghiên cứu trở lại đối với những khu vực trên đất liền và những đối tượng dầu khí phi truyền thống khác nhằm tìm kiếm những cơ hội mới trong tương lai. Bên cạnh đó, PVEP cũng được đánh giá đơn vị tiêu biểu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thực hiện tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành doanh nghiệp, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

QUYếT TÂM VưỢT KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

Tuy nhiên, tình hình thế giới và trong nước trong giai đoạn 2010-2015 đã diễn biến không thuận lợi như những dự báo lạc quan ban đầu, vì thế bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, PVEP đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức lớn. Môi trường đầu tư ở nhiều quốc gia trở nên kém hấp dẫn và bất ổn, có nhiều yếu tố không thể dự báo chính xác (lạm phát, chênh lệch quá lớn về tỷ giá và mất an ninh ở Ven-ezuela, khủng bố ở Algeria, thắt chặt cấm vận ở Iran…); việc bảo đảm nguồn lực đầy đủ, kịp thời cho các dự án, đặc biệt là các dự án nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến triển khai và hiệu quả đầu tư của một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Nguồn tài nguyên khoáng sản dầu khí truyền thống ngày càng cạn kiệt đã làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động dầu khí quốc tế, kể cả thăm dò khai thác dầu khí phi truyền thống. Một số dự án đầu tư tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước

ngoài không mang lại kết quả như kỳ vọng ban đầu, đặc biệt là dự án Junin 2 (Venezuela) - dự án theo kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty. Việc mở rộng hoạt động thăm dò khai thác ở vùng nước sâu, xa bờ ở trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Các mỏ mới phát hiện chủ yếu có quy mô nhỏ, cận biên, nhiều dự án đang khai thác có sự sụt giảm nhanh về sản lượng. Hơn nữa, giá dầu giảm sâu từ giữa năm 2014, trong khi giá cả các loại thiết bị, dịch vụ vẫn duy trì ở mức cao làm gia tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động dầu khí, khó kiểm soát tiến độ của các dự án. Trong khi đó, địa bàn hoạt động của PVEP lại trải rộng, cả ở trong nước và ở nước ngoài nên công tác xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải công phu, tỉ mỉ hơn, chi phí thời gian, nguồn lực thường lớn hơn.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo PVN, trong giai đoạn 2015-2020, PVEP cần tiếp tục bám sát mục tiêu chính trị của Tổng công ty, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn để thực hiện thắng lợi kế hoạch được giao. Hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo này, ban lãnh đạo PVEP đã đề ra định hướng: “Quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng PVEP trở thành công ty dầu khí quốc tế mạnh trong khu vực, phát triển bền vững có tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, tài chính mạnh, có sức cạnh tranh cao”.

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, ban lãnh đạo PVEP xác định tập trung mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015-2020. Cụ thể, về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, PVEP phấn đấu gia tăng trữ lượng đạt 85-95 triệu tấn quy dầu (trong nước 41 triệu tấn, nước ngoài 44-54 triệu tấn); sản lượng khai thác dầu khí đạt 41,7 triệu tấn quy dầu (trong nước 33,3 triệu tấn, nước ngoài 8,4 triệu tấn). Đồng thời, PVEP sẽ tăng cường công tác đầu tư phát triển dự án mới, phấn đấu ký mới từ 15-25 dự án/Hợp đồng dầu khí (trong nước 5-10 dự án và nước ngoài 10-15 dự án). Về lĩnh vực tài chính, PVEP tập trung nâng cao tiềm lực tài chính, phấn đấu gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2020 đạt 198 nghìn tỷ đồng, giá trị tổng tài sản đạt 419 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 18,06 tỷ USD), nộp ngân sách nhà nước đạt 131 nghìn tỷ đồng (5,83tỷ USD), lợi nhuận sau thuế đạt 100 nghìn tỷ đồng (4,45 tỷ USD) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu trung bình 14%/năm. Đặc biệt, PVEP đảm bảo chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động với phương châm năm sau tốt hơn năm trước. Nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và xóa đói giảm nghèo.

HỒNG THOAN

Page 10: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững 40 năm ngành dầu khí phát triển bền vững PVN-INDEX Bản tin số 8 191818

THUẬN LỢI

Dầu mỏ Việt Nam có chất lượng tốt và tiềm năng dồi dào, từ hàng chục năm nay đã và đang là ngành xuất khẩu và nguồn thu NSNN hàng đầu của Việt Nam…

Việt Nam được đánh giá có trữ lượng dầu thô 4,4 tỷ thùng, tức 0,3% trữ lượng dầu được phát hiện của thế giới, cao thứ nhì Đông Á, thứ 3 châu Á, thứ 28 trên thế giới. Quy mô dầu thô khai thác thứ 36 trên thế giới và ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới. Xuất khẩu dầu mỏ xếp thứ 4 Đông Nam Á.

Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.

Về chất lượng và giá cả, đa số các loại dầu thô Việt Nam đều có tính chất ngọt, nhẹ, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô thấp, rất được ưa chuộng và luôn bán được với

giá cao hơn khoảng 5 USD/thùng so với giá bình quân trên thị trường thế giới.

Việt Nam có hệ thống khách hàng truyền thống, xuất khẩu đều, không bị hiện tượng đóng mỏ khi thị trường biến động.

Một thuận lợi khác cho ngành dầu khí là nhà nước nắm độc quyền ngành, nên ngành chưa chịu áp lực cạnh tranh sản xuất quốc tế như nhiều ngành khác. Hiện Chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu xăng dầu còn 25% so với mức thuế hiện hành là 30-35%, giúp giảm áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Nhà nước đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò, thẩm lượng gia tăng trữ lượng trong thời gian qua từ các mỏ đã phát hiện chiếm khoảng 45% trữ lượng được bổ sung. Công nghệ khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam đã không ngừng cải thiện.

Một thuận lợi là nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến hợp tác với dầu khi Việt Nam, nhất là Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản…Mới đây, Nga đã đề xuất mua 49%

cổ phần Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR). Việc có thêm nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng từ một tập đoàn mạnh như Gazprom sẽ giúp nhà máy lọc dầu Dung Quất nâng công suất chế biến lên khoảng 10 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cả nước, thay vì chỉ 30% như hiện nay. Tháng 9-2014, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và đối tác là Tập đoàn dầu mỏ Ả Rập Saudi (Saudi Aramco) vừa gửi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (đặt tên là “Dự án Victory”) lên Bộ Công Thương, với tổng vốn đầu tư khoảng 22 tỷ USD, thiết kế xử lý 400.000 thùng mỗi ngày (tương đương khoảng 20 triệu tấn dầu thô mỗi năm), sản xuất ra 12 triệu tấn sản phẩm lọc dầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật EURO-V và gần 5 triệu tấn sản phẩm hóa dầu. Đây sẽ là khu liên hợp nhà máy lọc hóa dầu tích hợp được xây mới lớn nhất ở châu Á.

KHÓ KHĂNSau hơn 20 năm khai thác, sản lượng dầu thô (kể cả Bạch Hổ) đang giảm mạnh. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đòi hỏi vươn ra xa, đi xuống sâu hơn; khai thác dầu ngoài khơi với số lượng mỏ nhỏ, hay còn gọi là mỏ biên trên góc độ kinh tế và nằm ở những khu vực có các điều kiện địa chất, địa lý phức tạp và ở những vùng nước xa xôi, khó tiếp cận hơn ngày càng tăng….Do đó, cần chi phí đắt đỏ hơn và công nghệ phức tạp cao hơn.

Tiềm năng, lượng dầu xuất khẩu của Việt Nam không lớn nên không chi phối dược giá dầu thế giới, mà bị phụ thuộc cung cầu của thị trường thế giới, và những yếu tố thời tiết. Việt Nam cũng vấp phải những cạnh tranh quyết liệt, nhất là đối với dầu mỏ Châu Phi, Trung Đông giống chất lượng dầu của Việt Nam, nhưng được chào bán với giá rẻ hơn 5USD /thùng, nên khách hàng bị lôi kéo .

Giá dầu giảm đột ngột trong nửa cuối năm 2014 và giữ ổn định ngưỡng thấp trong 6 tháng đầu 2015 và sẽ còn ở mức này khá lâu khiến ngành dầu khí bị thiệt hại trong

thu xuất khẩu, dù được lợi từ nhập khẩu..

Khó khăn khác đến với ngành là do cơ chế quản lý xăng dầu còn cứng nhắc, chưa mang tính thị trường đầy đủ. Ngành phải vừa làm nhiệm vụ chính trị (đảm nhận dự trữ an ninh với nhiệm vụ kinh doanh trong chu kỳ 15 ngày), vừa làm nhiệm vụ kinh doanh; cơ chế quỹ bình ổn giá xăng dầu lạc hậu…khiến doanh nghiệp dễ bị lỗ và “kết tội oan” trong việc “lên nhanh-xuống chậm” giá bán lẻ…!

TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA GIÁ DẦU GIẢM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô, lại vừa là nước nhập khẩu dầu thô và xăng dầu thành phẩm. Do vậy, tác động của giá dầu giảm là tác động hai chiều, gồm cả thuận lợi và khó khăn:

Một mặt, nền kinh tế nhìn chung nhận được xung lực tích cực nhờ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các hoạt động tiêu dùng trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xăng dầu của người dân. Hơn nữa, giá dầu thô giảm còn giúp Việt Nam tiết kiệm một khoản ngoại tệ đáng kể khi nhập khẩu 2/3 tổng cầu xăng dầu hàng năm. Áp lực lạm phát chi phí đẩy và lạm

phát ngoại nhập năm 2015 cũng được cải thiện nếu giá dầu thô tiếp tục ở mức thấp.

Mặt khác, giá dầu thô giảm sẽ gây hụt thu NSNN (Việt Nam mất khoảng 1000 tỷ đ/1 USD giá dầu giảm), làm tăng căng thẳng nguồn thu từ dầu, trong khi có thể bù lại bằng cải thiện nguồn thu từ hoạt động kinh tế gia tăng nhờ giá dầu thô thấp. Trong 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,54 tỷ USD, giảm 53,3% so với cùng kỳ năm 2014 – mức giảm mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD…/.

TS.NGUYỄN THỊ KIM NHÃ

TS.NGUYỄN MINH PHONG

những thuận lợi& KHÓ KHĂN CỦA DẦU MỎ VIỆT NAM

Page 11: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán PVN-INDEX Bản tin số 8 2120

Thưa ông, Tập đoàn Dầu khí đã có những bước tiến vững chắc trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển để có những đóng góp xứng đáng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là người nhiều năm gắn bó với ngành dầu khí, từng chứng kiến những ngày tháng khó khăn và cả những thành công của ngành, nếu muốn nói đến những cột mốc hành trình đáng nhớ của PVN trong 40 năm qua, ông sẽ nhớ nhất những cột mốc nào?

Tôi cho rằng trong quá trình 40 năm phát triển của ngành Dầu khí có 3 dấu mốc quan trọng. Mốc hình thành thứ nhất là xây dựng cơ sở vật chất để đi ra biển. Mốc thứ 2 là hình thành dòng dầu đầu tiên từ khi chúng ta phát hiện ra dầu. Mốc quan trọng thứ 3 là xây dựng nhà máy lọc hóa dầu. Đó là 3 dấu mốc để đánh giá sự trưởng thành của ngành Dầu khí Việt Nam.

Quá trình phát triển của ngành từ năm 1975 đánh dấu giai đoạn tương đối quan trọng. Thứ nhất, sau năm 1975, khi thành lập Tổng cục Dầu và Khí đốt là bắt đầu ra biển. Để ra biển được thì phải đầu tư, quan trọng nhất là đầu tư căn cứ dịch vụ. Thời điểm đó trên đất liền cũng có cử một số cán bộ đi lựa chọn địa điểm căn cứ dịch vụ ở nhiều nơi như Côn Đảo, Phú Quốc rồi Vũng Tàu. Sau đó chọn Vũng Tàu để xây dựng. Lúc đó PVN chưa có địa điểm nào có thể phát triển thành căn cứ dịch vụ và đã phải chọn căn cứ người nhái của quân đội Sài Gòn để làm. Còn về nhân sự ? Nhân sự để xây dựng lực lượng dầu khí được lấy chủ yếu từ Binh đoàn 318, và một số cán bộ từ Liên đoàn 36 thuộc Tổng Cục địa chất. Như vậy, từ thời điểm ban đầu với một căn cứ và lực lượng rất đơn sơ của công nhân dầu khí cộng với bộ đội chúng ta đã xây dựng thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoành tráng như ngày hôm nay. Bước đầu tiên PVN đi ra biển là như thế.

Giai đoạn thứ hai, khi hợp tác với Nga từ năm 1984, trên căn cứ dịch vụ đó, PVN xây dựng giàn khoan đầu tiên. Khi đó, đội ngũ cán bộ ngành Dầu khí cũng chưa biết cái giàn khoan như thế nào. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, PVN tự lắp ráp, xây lắp trên cơ sở những thiết kế của bạn để hình thành giàn khoan đầu tiên. Với lực lượng kỹ thuật vừa học vừa làm, PVN đã hạ thủy giàn khoan đầu tiên vào tháng 3/1984. Đó là cột mốc rất quan trọng hình thành nên ngành xây lắp dầu khí và bắt đầu vươn ra biển.

Năm 1986 cũng là một mốc rất quan trọng, khi đó PVN phát hiện ra dầu và khai thác dòng dầu đầu tiên. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đưa đất nước ta vào danh sách những nước xuất khẩu dầu đầu tiên trong Đông Nam Á, các nước trong khu

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo Đầu tư Dầu khí 2015 vào

ngày 17/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh do PVN và Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) tổ chức. Tham dự buổi hội thảo về phía lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn; ông Lê Minh Hồng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn; ông Trần Quốc Việt, Trưởng ban Kế hoạch Tập đoàn.Dự Hội thảo còn có lãnh đạo các công ty

trực thuộc PVN: Tổng công ty Khí Việt Nam (mã chứng khoán: Gas), Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PVS), Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PXS), CTCP phân bón dầu khí Cà Mau (DCM), CTCP kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PGS)…

PVN - CÁC KỊCH BẢN ĐỂ ỨNG PHÓ DIỄN BIếN GIÁ DẦU

Năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mã cổ phiếu ngành Dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên từ thời điểm Quý 4/2014, giá dầu thô trên thế giới có sự sụt giảm mạnh (gần 50%) dẫn đến tâm lý lo sợ của các Nhà đầu tư đối với kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của các đơn vị ngành Dầu khí.Tại buổi hội thảo, đại diện của PVN đã cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2015 của Tập đoàn. Trong quý I/2015, Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tất cả các đơn vị đều giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh bình thường, các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch quý I đã đề ra và đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2014, đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó có nhiều đơn vị đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao (tỷ suất lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt trên 2% - so với lãi suất huy động của ngân hàng trung bình

là 6,5%/năm, tương đương trung bình 1,6%/quý). Phó TGĐ PVN Ninh Văn Quỳnh chia sẻ: Trong quá trình điều hành hoạt động của PVN, chúng tôi luôn theo dõi sát sao diễn biến giá dầu trên thế giới để có thể dự báo và đưa ra các quyết định điều hành phù hợp. Đặc biệt, kể từ quý IV/2014, công tác này được PVN đẩy mạnh hơn. PVN đã làm việc với rất nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới và dự báo chung mà các đơn vị này đưa ra là bình quân giá dầu thô năm 2015 sẽ xấp xỉ 70USD/thùng, với mức giá giao dịch cuối năm thậm chí có thể là 90USD/thùng.

Giá dầu giảm dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của PVN, tuy nhiên, PVN đã đưa ra các kịch bản để ứng phó diễn biến giá dầu từ mức 50USD/thùng trở lên… cùng hàng loạt giải pháp khác. Với những nỗ lực toàn diện này thì dù giá dầu thô giảm hơn 50%, nhưng doanh thu và lợi nhuận của PVN trong Quý I/2015 vẫn đạt tương ứng 72% và 77% kế hoạch quý.

CƠ HỘI ĐẦU Tư Cổ PHIếU DẦU KHÍ

Bà Hoàng Hải Anh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PSI cho biết, trong bộ chỉ số PVN Index, các cổ phiếu ngành dầu khí được PSI phân thành 6 nhóm là tài chính, dầu khí, vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tiện ích, công nghiệp. Giá dầu giảm đương nhiên ảnh hưởng đến các DN dầu khí, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm DN thượng nguồn - là các DN thăm dò, khai thác dầu khí, các DN này hiện nay đều là công ty TNHH 100% vốn nhà nước. Còn các DN liên quan đến dịch vụ cũng bị ảnh hưởng, nhưng ở mức độ thấp hơn. Ngược lại,một số DN được hưởng lợi khi giá dầu giảm, ví dụ DN sản xuất điện, đạm, vận tải... vì các DN này sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu, khí với giá thấp. Cụ thể hơn, các nhóm vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tiện ích sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí được hưởng lợi từ giá dầu giảm. Nhóm công nghiệp, nếu giá dầu không giảm sâu hơn thì hầu như không bị ảnh hưởng do nhóm này bao gồm các DN xây lắp, cả onshore và off-

shore, trong khi các hợp đồng chủ yếu là dài hạn. Chỉ có nhóm dầu khí là bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, kết quả kinh doanh quý I của các DN trong nhóm ngành này chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Tính đến đầu tháng 4/2015, tổng giá trị vốn hoá của 32 mã cổ phiếu doanh nghiệp thành viên PVN trên cả 3 sàn giao dịch chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) là hơn 181.000 tỷ đồng, chiếm 16,18% tổng giá trị vốn hoá toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch chiếm 15,25% toàn thị trường. Trong đó, 10 cổ phiếu trong rổ chỉ số PVN10 chiếm 14,78% giá trị giao dịch toàn thị trường, giao dịch khối ngoại chiếm 18,34%.

Ông Đào Hồng Dương, Phụ trách Khối tư vấn đầu tư, PSI cho biết, chỉ số P/E của PVN10 đã giảm từ 17 lần về 10,8 lần trong vòng 3 tháng và đây là mức giá thấp hơn mặt bằng chung của thị trường. Cụ thể, với GAS, PVS, PVD, PXS, giá cổ phiếu đã giảm hơn 51% so với đỉnh, các chỉ số P/E, P/B đều ở mức thấp. Chẳng hạn, GAS có P/E 9,5 lần, P/B 3,7 lần; PVS có P/E 6,8 lần, P/B 1,29 lần.

Trong khi đó, giá dầu đã có dấu hiệu tạo đáy và tăng trở lại. Do đó, PSI cho rằng, các cổ phiếu GAS, PVS, PVD, PXS là cơ hội đầu tư sinh lợi tốt trong năm 2015.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ giá dầu giảm như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (DPM). Quý I/2015, DPM đạt 405 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất sau thuế, bằng 53% kế hoạch năm. Với cổ phiếu DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau, lĩnh vực kinh doanh của công ty này không có rủi ro, trả cổ tức đều đặn, thị giá đang thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. PSI định cổ phiếu DCM ở mức 15.444 đồng/CP (thị giá ngày 17/4 là 13.600 đồng/CP).

Trên thị trường, GAS và PVD là những cổ phiếu bị tác động tiêu cực mạnh từ diễn biến giá dầu. Từ quý IV năm ngoái, GAS và PVD đều trải qua các đợt giảm giá mạnh.

Tại Hội thảo, nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư được lãnh đạo các mã cổ phiếu PVD, Gas, PXS, PSI, DCM… giải đáp thỏa đáng. Các nhà đầu tư bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm lực và sự phát triển của PVN và các công ty trực thuộc PVN trong thời gian tới. Cổ phiếu dầu khí tiếp tục có sức hấp dẫn mạnh trên thị trường chứng khoán sau một khoản thời gian ngắn bị tác động bởi giá dầu thô thế giới giảm mạnh.

Thời gian qua, do tác động của giá dầu giảm nên giá nhiều cổ phiếu ngành dầu khí Việt Nam giảm mạnh, trong khi mức độ ảnh hưởng của giá dầu đến giá cổ phiếu của các DN dầu khí trên thế giới thấp hơn. Vì vậy, một số chuyên gia kinh tế và lãnh đạo Tập doàn PVN, 1 số lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành Dầu khi cho rằng đây là cơ hội tốt để có thể đạt lợi nhuận cao thời gian tới khi đầu tư vào các cổ phiếu dầu khí.

Page 12: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Tổng kết PVN- Index Tổng kết PVN- Index PVN-INDEX Bản tin số 8 2322 23

PVN-Index: THỜI CỦA CỔ PHIẾU DẦU KHÍ SẮP QUAY LẠI?Năm 2015, sự sụt giảm của giá dầu cùng nốt thăng trầm của những nền kinh tế hàng đầu thế giới đã khiến cho triển vọng tăng trưởng của ngành dầu khí bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây có thể là một bước “nghỉ chân” cần thiết của nhóm cổ phiếu dầu khí, nhất là sau một giai đoạn tăng trưởng quá nóng trong 2 năm trước đó. 70.%

120.%

170.%

220.%

270.%

320.%

370.%

So sánh PVN Allshare với chỉ số 2 sàn

VN-Index HNX-Index PVN Allshare

Sau cơn giông, trời lại sáng

Tính lũy kế giai đoạn từ ngày 05/01/2015 đến 30/06/2015, trong 27 mã cổ phiếu thuộc PVN-allshare index niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX có 14 mã giảm giá, và 13 mã tăng giá. Tổng khối lượng giao dịch trong giai đoạn trên đạt hơn 1,462 tỷ cổ phiếu.

Cổ phiếu có giao dịch nhiều nhất là PVX, với hơn 252 triệu cổ phiếu.

Cũng trong khoảng thời gian này, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 8,7 triệu cổ phiếu, đạt giá trị hơn 398,9 tỷ đồng trên chỉ số PVN Allshare. Trong đó, cùng khoảng thời gian trên, khối ngoại đã mua ròng 21,8 triệu cổ phiếu, với giá trị đạt trên 1.084,14 tỷ đồng trên HNX, còn trên HSX khối ngoại đã bán ròng 13,02 triệu đơn vị cổ phiếu với giá trị đạt trên 685,18 tỷ đồng.

Nếu như năm 2014, việc khối ngoại bán ròng chủ yếu tập trung vào các mã như GAS, PVD… khi những doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc giá dầu sụt giảm. Tuy nhiên, nhìn chung việc thoái vốn này chỉ nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Cuối năm 2014, khối ngoại đã có động thái quay trở lại mua ròng trở lại chính những mã đã bán ra trước đó. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của các cổ phiếu dầu khi chưa bao giờ hết… Và điều này càng thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm nay.

Tất cả 11 chỉ số được tính toán đều có mức giảm điểm, nhưng cũng không chịu sự giảm sâu. Giảm mạnh nhất là chỉ số PVN Dịch Vụ Tiêu Dùng với mức giảm 24,60%, đạt 1.088,08 điểm.

Trong nhóm các chỉ số tổng hợp, PVN Allshare và PVN Allshare Continuous đều có sự ổn định, khi chỉ giảm tương ứng là 9,41% và 8,54%. Đáng chú ý, sự chuyển dịch của dòng tiền đã thay đổi nhanh chóng giúp các cổ phiếu trên sàn HNX có kết quả tốt hơn so với sàn HSX. Điều này khiến cho PVN Allshare HNX chỉ giảm 3,17% trong khi PVN Allshare HSX giảm 10,19%. Nếu so sánh với mức tăng 8,93% của chỉ số VN-Index trên sàn HSX và chỉ số HNX-Index trên sàn HNX là 2,66% thì có thể thấy sự khác biệt.

Sau mức tăng nhẹ 2,34% trong cả năm 2014, chỉ số PVN Tài chính trong 6 tháng đầu năm điều chỉnh giảm 8,85%. Chỉ số PVN Công nghiệp điều chỉnh mạnh hơn khi giảm 9,95% sau một năm tăng mạnh tới 38,92% trước đó.

Chỉ số PVN 10 (tức gồm 10 cổ phiếu trong bộ chỉ số) giảm nhẹ 5,97% xuống còn 970,27 điểm.

Nhìn vào đồ thị so sánh giữ mức tăng trưởng của PVN Allshare với VN-Index, HNX-Index trong 3 năm qua, có thể thấy mức độ tăng trưởng của những cổ phiếu dầu khí vẫn có phần vượt trội hơn.

Nếu so sánh mức tăng này với lợi suất đầu tư của các kênh khác thì vẫn cao hơn nhiều. Điều này chứng minh hiệu quả của việc lựa chọn yếu tố cơ bản của các doanh nghiệp vốn hóa lớn là các bluechips hàng đầu thuộc PVN vẫn rất tích cực. Tiềm năng tăng trưởng bền vững trong tương lai của các doanh nghiệp dầu khí vẫn là điếm cốt lõi để thu hút dòng tiền đầu tư dài hạn.

Những cổ phiếu đáng chú ý

Cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2015 là PSB, đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM với mức tăng ấn tượng 51,72%. Khối lượng giao dịch đạt hơn 7,067 triệu đơn vị.

PVX tiếp tục là cổ phiếu có giao dịch nhiều nhất trong nhóm ngành dầu khí với hơn 252,53 triệu đơn vị cổ phiếu, chiếm hơn 17,27% tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu trong bộ chỉ số PVN-Index. Tuy nhiên, cổ phiếu này cũng đã giảm giá tới 23,08% trong 6 tháng đầu năm.

Xét về khối lượng giao dịch, cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là NT2 với hơn 5,102 triệu đơn vị. Mã PVT cũng không chịu thua kém khi có 5,007 triệu đơn vị được khối ngoại mua vào. Ở chiều ngược lại, PVD bị bán ròng nhiều nhất với hơn 8,011 triệu đơn vị. Xét về giá trị giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ra hơn 371,381 tỷ đồng từ PVD trong khi rót thêm 709,609 tỷ đồng vào NT2.

Cổ phiếu dầu khí sẽ trở lại dẫn dắt thị trường?

Giới chuyên gia nhận định, giá dầu sẽ khó có thể giữ ở mức thấp trong thời gian dài. Sau giai đoạn giảm mạnh kéo dài từ tháng 9/2014, nhóm cổ phiếu dầu khí đang có những tín hiệu hồi phục và đang được kỳ vọng trở thành nhóm dẫn dắt thị trường thời gian tới.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh, Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC đã nhận định “Cổ phiếu dầu khí sẽ thay thế nhóm ngân hàng dẫn dắt thị trường trong thời gian tới”. Theo ông Tuấn Anh, thời gian qua, nhóm cổ phiếu dầu khí chưa tăng nhiều và KQKD quý 2 của nhóm ngành này được dự báo có nhiều cải thiện là cơ sở để dự báo cho đợt tăng trưởng sắp tới của cổ phiếu dầu khí.

Ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt cũng nhận cho rằng dòng tiền trên thị trường gần đây đang có xu hướng quay lại nhóm cổ phiếu dầu khí. Hiện tại, giá vốn khai thác dầu khí ở Việt Nam khoảng 35 USD/thùng, trong khi giá dầu thế giới đang ổn định ở ngưỡng 60 USD/thùng sẽ mang đến khoản lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, một loạt các dự án “trên giấy” chưa được triển khai và hứa hẹn sẽ được triển khai trong thời gian tới sẽ làm gia tăng đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí. Ví dụ như vừa qua, liên danh bao gồm PVS đã trúng thầu dự án mở rộng nhà máy NPK Phú Mỹ.

Như vậy, có thể thấy sau giai đoạn giảm mạnh kéo dài 8 tháng, nhóm cổ phiếu dầu khí đang dần thu hút dòng tiền từ thị trường và dần nhận được sự quan tâm trở lại của cả giới đầu tư và các chuyên gia.

Với sự hồi phục của giá dầu thế giới, cùng với những dự án được dự kiến triển khai trong thời gian tới đây và giá cổ phiếu đang ở mặt bằng khá “hấp dẫn”, nhóm cổ phiếu dầu khí đang nhận được nhiều đánh giá tích cực về triển vọng trong những tháng cuối năm 2015.

THU HưƠNG

STT Mã Tên công ty Giá KLGD(1cp)

Tăng/Giảm(%) P/B P/E Sàn

1 PCG CTCP Đầu tư và phát triển Gas Đô thị 5.8 203,100 -12.12% 0.50 16.11 HNX2 PCT CTCP Vận tải Dầu khí Cửu Long 8.4 22,488,581 16.67% 0.71 9.13 HNX3 PGS CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam 21.7 36,925,360 -18.11% 1.13 180.83 HNX4 PPE CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam 9.2 442,000 2.22% 0.90 4.26 HNX5 PPS CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí VN 12.5 380,101 8.70% 1.01 7.72 HNX6 PSD CTCP Phân phối Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 32.0 1,032,462 -40.19% 2.19 5.13 HNX7 PSI CTCP Chứng Khoán Dầu khí 7.5 10,164,648 7.14% 0.75 75.00 HNX8 PVC Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí 27.1 115,685,599 11.98% 1.16 6.98 HNX9 PVE Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế Dầu khí 10.1 20,565,351 -6.48% 0.78 8.21 HNX

10 PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc 10.3 18,719,024 10.75% 0.75 n/a HNX11 PVI Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí 16.5 6,579,435 -7.30% 0.59 12.69 HNX12 PVR CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí VN 3.3 29,139,980 -8.33% 0.33 n/a HNX13 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 26.9 197,496,022 3.46% 1.09 6.59 HNX14 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 4.0 252,532,663 -23.08% 1.76 n/a HNX15 DCM Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau 13.0 52,308,928 -4.41% 1.19 8.39 HSX16 DPM Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí 29.7 70,782,690 -4.81% 1.23 9.46 HSX17 GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP 62.0 50,231,800 -10.14% 3.05 8.70 HSX18 GSP Công ty Cổ phần Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc Tế 12.7 5,719,120 4.10% 1.00 11.44 HSX19 PET Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 17.3 70,135,500 -16.43% 0.97 6.87 HSX20 PGD CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí VN 32.5 8,237,200 6.21% 1.58 16.93 HSX21 PTL CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí 2.3 48,447,380 -25.81% 0.27 n/a HSX22 PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 52.5 96,265,520 -13.93% 1.32 7.07 HSX23 PVT Tổng CTCP vận tải Dầu khí 12.0 137,390,674 -11.76% 0.97 8.89 HSX24 PXI CTCP Xây dựng công nghiệp & dân dụng dầu khí 8.1 16,180,350 1.25% 0.70 7.17 HSX25 PXS CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí 22.8 76,526,600 3.64% 1.65 8.70 HSX26 PXT CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí 4.8 9,247,860 14.29% 4.66 n/a HSX27 NT2 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 23.0 100,088,990 10.05% 1.25 3.70 HSX28 POV CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng 8.4 104,266 -1.18% 0.60 6.22 UpCOM29 PSB Công ty CP Đầu tư Dầu khí Sao Mai Bến Đình 8.8 7,067,900 51.72% 0.77 n/a UpCOM30 PSP CTCP cảng dịch vụ dầu khí Đình Vũ 10.2 1,094,950 -6.42% 0.79 12.91 UpCOM31 PTT CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương 4.4 19,600 29.41% 0.47 31.43 UpCOM

Chỉ số 5-Jan 30-Jun Thay đổi %Thay đổi

PVN 10 1,031.91 970.27 (61.64) -5.97% PVN ALL SHARE CONTINUOUS

1,214.82 1,100.55 (114.27) -9.41% PVN ALLSHARE 1,284.50 1,174.79 (109.72) -8.54% PVN ALLSHARE HNX 907.80 879.06 (28.74) -3.17% PVN ALLSHARE HSX 1,266.78 1,137.73 (129.05) -10.19% PVN Vật Liệu Cơ Bản 904.35 840.47 (63.88) -7.06% PVN Dịch Vụ Tiêu Dùng 1,443.07 1,088.08 (354.98) -24.60% PVN Tài Chính 491.14 447.66 (43.48) -8.85% PVN Công Nghiệp 760.21 684.54 (75.67) -9.95% PVN Dầu Khí 1,161.08 1,051.50 (109.58) -9.44% PVN Dịch Vụ Tiện Ích 938.25 913.56 (24.69) -2.63%

Page 13: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Tổng kết PVN- Index Tổng kết PVN- Index PVN-INDEX Bản tin số 8 2524 25

Thông tin cơ bản

Tên Index

Chỉ số giá/lợi nhuận Chỉ số giá

Tiền tệ Thành phần

Tỷ trọng

Thời điểm tính toán

Giới hạn

Tiêu chí phân loại

Xem xét thành phần

Xem xét cổ phiếu

Xem xét tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giá trị cơ sở Ngày cơ sở Ngày mốc

Ngày ra mắt 3/8/2012

Mã nội bộ PVN10

Mã Bloomberg

Diễn biếnNăm Ngày cuối Đóng cửa VND EUR JPY USD Đóng cửa VND EUR JPY USD

2010 2010-12-31 1,005.46 1,078.50

2011 2011-12-30 576.90 -42.6% -45.6% -49.7% -46.8% 645.48 -40.2% -43.3% -47.5% -44.5%

2012 2012-12-28 636.48 10.3% 10.2% 24.9% 11.4% 775.72 20.2% 20.1% 36.1% 21.3%

2013 2013-12-31 889.03 39.7% 32.5% 68.2% 38.0% 1,163.18 49.9% 42.2% 80.6% 48.2%

2014 2014-12-31 1,047.12 17.8% 31.7% 32.3% 16.1% 1,432.42 23.1% 37.7% 38.4% 21.4%

2015 2015-06-30 970.27 -7.3% -1.2% -7.2% -9.1% 1,344.31 -6.2% 0.1% -6.0% -8.0%

Số liệu Thành phần * Tỷ đồng

Vốn hóa* 11,571 Mã Tên Công ty Tỷ trọng

Hệ số chia 11,926 PVS Tổng CTCP Kỹ thuật Dầu khí 1,922 16.61%

Vốn nhỏ nhất* 456 PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 1,869 16.15%

Vốn lớn nhất* 1,922 DPM TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí 1,736 15.00%

Vốn trung bình* 1,157 GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP 1,468 12.69%

Biến động 28.45% PVT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí 1,382 11.94%

Beta 0.85 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 800 6.91%

Độ lệch 14.66% PET Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 719 6.21%

PER 13.34 PVC Tổng CTCP Dung dịch khoan & Hoa phâm DK 678 5.85%

PGS CTCP Phân phối Khi hoa long Miên Nam 542 4.69%

PXS CTCP Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí 456 3.94%

Mã được cung cấp Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuậnIndex Tiền tệ Bloomberg Bloomberg

PVN 10 (VND) VND PVN10PRVND PVN10PV PVN10TRVND PVN10TV

PVN 10 (EUR) EUR PVN10PREUR PVN10PE PVN10TREUR PVN10TE

PVN 10 (JPY) JPY PVN10PRJPY PVN10PJ PVN10TRJPY PVN10TJ

PVN 10 (USD) USD PVN10PRUSD PVN10PU PVN10TRUSD PVN10TU

Website : www.pvnindex.vn Cập nhật lần cuối : 30/6/2015

2008-12-31

2008-12-31

PVN10PV

PE tính theo bình quân gia quyền điều chỉnh theo tỷ trọng mã CK trong chỉ số

Chỉ số lợi nhuậnChỉ số giá

Giới hạn Vốn hóa*

1,000

Trên 5%

PVN 10 INDEX

Hàng quý

PVN 10 PVN10 được thiết kế là một chỉ số đầu tư, đại diện cho các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất và thanh khoản cao nhất trên SGDCK Hồ Chí Minh (HSX) và SGDCK Hà Nội (HNX)

VND

10

Vốn tự do giao dịch

Theo thời gian thực

15%

Vốn hoá & Thanh khoản

Tháng 3 & tháng 9

Hàng quý

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140% PVN10HNX IndexVN Index

Thông tin cơ bản Tên Index

Chỉ số giá/lợi nhuận Chỉ số giá

Tiền tệ Thành phần

Tỷ trọng

Thời điểm tính toán

Giới hạn

Tiêu chí phân loại

Xem xét cổ phiếu

Xem xét tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giá trị cơ sở Ngày cơ sở Ngày mốc

Ngày ra mắt 03/08/12

Mã nội bộ PVNAC

Mã Bloomberg

Diễn biếnNăm Ngày cuối Đóng cửa VND EUR JPY USD Đóng cửa VND EUR JPY USD

2010 2010-12-31 1,096.18 1,164.60

2011 2011-12-30 615.24 -43.9% -46.8% -50.8% -48.0% 687.75 -40.9% -44.0% -48.2% -45.3%

2012 2012-12-28 747.92 21.6% 21.5% 37.7% 22.7% 922.72 34.2% 34.1% 51.9% 35.4%

2013 2013-12-31 1,165.84 55.9% 47.8% 87.7% 54.0% 1,520.03 64.7% 56.2% 98.4% 62.8%

2014 2014-12-31 1,241.84 6.5% 19.1% 19.7% 5.0% 1,432.42 -5.8% 5.4% 5.9% -7.1%

2015 2015-06-30 1,100.55 -11.4% -5.5% -11.2% -13.1% 1,537.60 7.3% 14.5% 7.5% 5.3%

Số liệu Top 10 * Tỷ đồng

Vốn hóa* 187,556 Mã Tên Công ty Vốn hóa* Tỷ trọng

Hệ số chia 170,420 GAS Tổng CTCP Khí Việt Nam 62.62%

Vốn nhỏ nhất* 18 PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 8.47%

Vốn lớn nhất* 117,453 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 6.41%

Vốn trung bình* 6,946 DPM Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí 6.02%

Biến động 28.61% DCM CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau 3.67%

Beta 0.95 NT2 CTCP Nhơn Trạch 2 3.14%

Độ lệch 7.48% PVI Tập đoàn bảo hiểm PVI 1.96%

PER 8.86 PVT Tổng CTCP vận tải Dầu khí 1.64%

PGD CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí VN 1.04%

PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 0.85%

Mã được cung cấp Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuậnIndex Tiền tệ Bloomberg Bloomberg

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS (VND) VND PVNACPRVND PVNACPV PVNACTRVND PVNACTV

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS (EUR) EUR PVNACPREUR PVNACPE PVNACTREUR PVNACTE

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS (JPY) JPY PVNACPRJPY PVNACPJ PVNACTRJPY PVNACTJ

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS (USD) USD PVNACPRUSD PVNACPU PVNACTRUSD PVNACTU

Website : www.pvnindex.vn Cập nhật lần cuối : 30/6/2015

PE tính theo bình quân gia quyền điều chỉnh theo tỷ trọng mã CK trong chỉ số

-

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS INDEX

PVN ALL-SHARE CONTINUOUS Chỉ số PVN All-Share Continuous bao gồm tất cả các công ty PVN niêm

yết trên SGDCK Hồ Chí Minh (HSX) và SGDCK Hà Nội (HNX)

VND

Biến đổi

Toàn bộ vốn

Theo thời gian thực

-

-

Hằng ngày

Hằng ngày

Chỉ số lợi nhuậnChỉ số giá

-

1,000

2008-12-31

2008-12-31

PVNACPV

117,453

3,668

3,070 1,950 1,600

15,890

12,016

11,284

6,882

5,888

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

180%PVNACHNX IndexVN Index

Page 14: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Tổng kết PVN- Index Tổng kết PVN- Index PVN-INDEX Bản tin số 8 2726

Thông tin cơ bản Tên Index

Chỉ số giá/lợi nhuận Chỉ số giá

Tiền tệ Thành phần

Tỷ trọng

Thời điểm tính toán

Giới hạn

Tiêu chí phân loại

Xem xét thành phần

Xem xét cổ phiếu

Xem xét tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giá trị cơ sở Ngày cơ sở Ngày mốc

Ngày ra mắt 03/08/12

Mã nội bộ PVNAS

Mã Bloomberg

Diễn biếnNăm Ngày cuối Đóng cửa VND EUR JPY USD Đóng cửa VND EUR JPY USD

2010 2010-12-31 1,158.41 1,228.00

2011 2011-12-30 636.32 -45.1% -47.9% -51.8% -49.1% 708.39 -42.3% -45.3% -49.4% -46.5%

2012 2012-12-28 777.05 22.1% 22.0% 38.3% 23.3% 953.25 34.6% 34.5% 52.4% 35.9%

2013 2013-12-31 1,208.71 55.6% 47.5% 87.3% 53.7% 1,566.27 64.3% 55.8% 97.9% 62.4%

2014 2014-12-31 1,312.13 8.6% 14.9% 15.4% 33.6% 1,714.47 9.5% 22.4% 23.0% 7.9%

2015 2015-06-30 1,174.79 -10.5% 0.9% -5.2% -7.2% 1,633.04 -4.7% 1.6% -4.6% -6.6%

Số liệu Top 10 * Tỷ đồng

Vốn hóa* 188,354 Mã Tên Công ty Vốn hóa* Tỷ trọng

Hệ số chia 160,330 GAS Tổng CTCP Khí Việt Nam 62.36%

Vốn nhỏ nhất* 18.0 PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 8.44%

Vốn lớn nhất* 117,453 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 6.38%

Vốn trung bình* 6,075 DPM Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí 5.99%

Biến động 29% DCM CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau 3.65%

Beta 1.00 NT2 CTCP Nhơn Trạch 2 3.13%

Độ lệch 0.00% PVI Tập đoàn bảo hiểm PVI 1.95%

PER 9.57 PVT Tổng CTCP vận tải Dầu khí 1.63%

PGD CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí VN 1.04%

PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 0.85%

Mã được cung cấp Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuậnIndex Tiền tệ Bloomberg Bloomberg

PVN ALL-SHARE (VND) VND PVNASPRVND PVNASPV PVNASTRVND PVNASTV

PVN ALL-SHARE (EUR) EUR PVNASPREUR PVNASPE PVNASTREUR PVNASTE

PVN ALL-SHARE (JPY) JPY PVNASPRJPY PVNASPJ PVNASTRJPY PVNASTJ

PVN ALL-SHARE (USD) USD PVNASPRUSD PVNASPU PVNASTRUSD PVNASTU

Website : www.pvnindex.vn Cập nhật lần cuối : 30/6/2015

PE tính theo bình quân gia quyền điều chỉnh theo tỷ trọng mã CK trong chỉ số

117,453

15,890

12,016

11,284

6,882

5,888

3,668

3,070

1,950

1,600

Biến đổi

PVN ALL-SHARE INDEX

PVN ALL-SHAREChỉ số PVN All-Share bao gồm tất cả các công ty PVN niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh (HSX) và SGDCK Hà Nội (HNX và UpCom)

VND

Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuận

PVNASPV

Toàn bộ vốn

Theo thời gian thực

-

-

Hằng ngày

Hằng ngày

-

-

1,000

2008-12-31

2008-12-310%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

180%PVNASHNX-IndexVnIndex

Thông tin cơ bản

Tên Index

Chỉ số giá/lợi nhuận Chỉ số giá

Tiền tệ Thành phần

Tỷ trọng

Thời điểm tính toán

Giới hạn

Tiêu chí phân loại

Xem xét thành phần

Xem xét cổ phiếu

Xem xét tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giá trị cơ sở Ngày cơ sở Ngày mốc

Ngày ra mắt 03/08/12

Mã nội bộ PVNHN

Mã Bloomberg

Diễn biếnNăm Ngày cuối Đóng cửa VND EUR JPY USD Đóng cửa VND EUR JPY USD

2010 2010-12-31 1,100.27 1,222.03

2011 2011-12-30 670.93 -39.0% -42.2% -46.5% -43.5% 776.02 -36.5% -39.8% -44.3% -41.1%

2012 2012-11-15 557.58 -16.9% -8.8% 3.3% -7.9% 786.65 1.4% 1.3% 14.8% 2.3%

2013 2013-12-31 747.19 34.0% 15.8% 47.0% 20.6% 1,020.85 29.8% 23.1% 56.3% 28.2%

2014 2014-12-31 923.42 23.6% 38.2% 38.9% 21.8% 1,310.69 28.4% 43.6% 44.3% 26.6%

2015 2015-06-30 879.06 -4.8% 1.5% -4.6% -9.2% 1,257.92 -4.0% 2.4% -5.9% -4.0%

Số liệu Top 10 * Tỷ đồng

Vốn hóa* 21,884 Mã Tên Công ty Tỷ trọng

Hệ số chia 24,849 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 12,016 55.01%

Vốn nhỏ nhất* 18.0 PVI Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí 3,668 16.79%

Vốn lớn nhất* 12,016 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 1,600 7.32%

Vốn trung bình* 1,560 PVC Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí 1,355 6.20%

Biến động 34.44% PGS CTCP Khí hoá lỏng miền Nam 1,085 4.97%

Beta 0.90 PSD CTCP Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí 454 2.08%

Độ lệch 22.69% PSI CTCP Chứng Khoán Dầu khí 449 2.05%

PER 13.28 PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc 286 1.31%

PVE Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế Dầu khí 253 1.16%

PCT CTCP Dịch Vụ - Vận Tải Dầu Khí Cửu Long 193 0.88%

Mã được cung cấp Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuậnIndex Tiền tệ Bloomberg Bloomberg

PVN ALL-SHARE HNX (VND) VND PVNHNPRVND PVNHNPV PVNHNTRVND PVNHNTV

PVN ALL-SHARE HNX (EUR) EUR PVNHNPREUR PVNHNPE PVNHNTREUR PVNHNTE

PVN ALL-SHARE HNX (JPY) JPY PVNHNPRJPY PVNHNPJ PVNHNTRJPY PVNHNTJ

PVN ALL-SHARE HNX (USD) USD PVNHNPRUSD PVNHNPU PVNHNTRUSD PVNHNTU

Website : www.pvnindex.vn Cập nhật lần cuối : 30/6/2015

2008-12-31

2008-12-31

PVNHNPV

PE tính theo bình quân gia quyền điều chỉnh theo tỷ trọng mã CK trong chỉ số

Chỉ số lợi nhuậnChỉ số giá

Vốn hóa*

1,000

-

-

PVN ALL-SHARE HNX INDEX

PVN HNXChỉ số PVN HNX bao gồm tất cả các công ty PVN niêm yết trên SGDCK Hà Nội (HNX) thị trường chứng khoán

VND

Biến đổi

Toàn bộ vốn

Theo thời gian thực

-

-

Hằng ngày

Hằng ngày

0%

50%

100%

150%

200%

250%PVNHNHNX IndexVN Index

Page 15: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Tổng kết PVN- Index Tổng kết PVN- Index PVN-INDEX Bản tin số 8 2928

Thông tin cơ bản

Tên Index

Chỉ số giá/lợi nhuận Chỉ số giá

Tiền tệ Thành phần

Tỷ trọng

Thời điểm tính toán

Giới hạn

Tiêu chí phân loại

Xem xét thành phần

Xem xét cổ phiếu

Xem xét tỷ lệ tự do GD

Giới hạn tỷ lệ tự do GD

Giá trị cơ sở Ngày cơ sở Ngày mốc

Ngày ra mắt 03/08/12

Mã nội bộ PVNHS

Mã Bloomberg

Diễn biếnNăm Ngày cuối Đóng cửa VND EUR JPY USD Đóng cửa VND EUR JPY USD

2010 2010-12-31 1,091.16 1,141.65

2011 2011-12-30 583.04 -46.6% -49.4% -53.1% -50.5% 644.27 -44% -47% -50% -48%

2012 2012-12-28 775.11 32.9% 32.8% 50.5% 34.2% 929.72 44% 44% 63% 46%

2013 2013-12-30 1,235.36 59.4% 51.6% 92.5% 57.9% 1,569.02 69% 60% 103% 67%

2014 2014-12-31 1,295.79 4.9% 17.0% 17.5% 3.1% 1,742.33 11.0% 24.2% 24.8% 9.5%

2015 2015-06-30 1,137.73 -12.2% -6.4% -12.0% -13.9% 1,548.92 -11.1% -5.2% -10.9% -12.8%

Số liệu Top 10 * Tỷ đồng

Vốn hóa* 165,712 Mã Tên Công ty Vốn hóa* Tỷ trọng

Hệ số chia 146,652 GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP 117,453 70.88%

Vốn nhỏ nhất* 96 PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 15,890 9.59%

Vốn lớn nhất* 117,453 DPM TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí 11,284 6.81%

Vốn trung bình* 12,747 DCM CTCP Phân bon Dầu khi Ca Mau 6,882 4.15%

Biến động 29.29% NT2 CTCP Nhơn Trạch 2 5,888 3.55%

Beta 0.96 PVT Tổng CTCP vận tải Dầu khí 3,070 1.85%

Độ lệch 9.45% PGD CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí VN 1,950 1.18%

PER 8.22 PET Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí 1,208 0.73%

PXS CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí 1,140 0.69%

GSP Công ty Cổ phần Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc Tế 381 0.23%

Mã được cung cấp Chỉ số giá Chỉ số lợi nhuậnIndex Tiền tệ Bloomberg Bloomberg

PVN ALL-SHARE HSX (VND) VND PVNHSPRVND PVNHSPV PVNHSTRVND PVNHSTV

PVN ALL-SHARE HSX (EUR) EUR PVNHSPREUR PVNHSPE PVNHSTREUR PVNHSTE

PVN ALL-SHARE HSX (JPY) JPY PVNHSPRJPY PVNHSPJ PVNHSTRJPY PVNHSTJ

PVN ALL-SHARE HSX (USD) USD PVNHSPRUSD PVNHSPU PVNHSTRUSD PVNHSTU

Website : www.pvnindex.vn Cập nhật lần cuối : 30/6/2015

1,000

-

-

PVN ALL-SHARE HSX INDEX

PVN HSXCác chỉ số PVN HSX bao gồm tất cả các công ty PVN được niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh (HSX)

VND

Biến đổi

Toàn bộ vốn

Theo thời gian thực

-

-

Hằng ngày

Hằng ngày

2008-12-31

2008-12-31

PVNHSPV

PE tính theo bình quân gia quyền điều chỉnh theo tỷ trọng mã CK trong chỉ số

Chỉ số lợi nhuậnChỉ số giá

0%

50%

100%

150%

200%

250%PVNHSHNX IndexVN Index

29

5mã tăng, giảm giá mạnh nhất

6 THÁNG ĐẦU NĂM

2015

Page 16: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Doanh nghiệp30

Kể từ cuối năm 2014 khi giá dầu thế giới liên tục xác lập đáy mới đã có những tác động không nhỏ đến các cổ phiếu họ dầu khí. Sau khi giảm hơn 50% so với mức đỉnh, giá cổ phiếu PVC của Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm Dầu khí đang được nhận định là cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư dài hạn. Xét trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, PVC luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có kết quả tốt nhất trên sàn HNX. Trước khi chịu chung số phận với các cổ phiếu ngành dầu khí, cổ phiếu PVC của Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm Dầu khí từng leo lên mức giá cao nhất 44.800 đồng/cp vào ngày 16/9/2014.

Năm 2014 với nhiều biến động lớn của ngành dầu khí thế giới và Việt Nam: giá

dầu sụt giảm mạnh, căng thẳng trên Biển Đông đã tác động tiêu cực đến PVC. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ cho dung dịch khoan được công ty thực hiện rất hiệu quả, cung cấp dịch vụ tăng nhiều so với kế hoạch do các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ khoan, đồng thời một số giếng cần phải xử lý phức tạp về kỹ thuật nên nhu cầu sử dụng dịch vụ dung dịch khoan tăng nhiều so với dự kiến. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 đã kiểm toán, nhìn chung các hoạt động kinh do-anh của PVC đều có mức tăng trưởng khả quan, cụ thể doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính đạt 4353,7 tỷ đồng, tăng hơn 19,5 %. Lợi nhuận sau thuế đạt 329,373 tỷ đồng, tăng 109% so với năm và tương ứng EPS đạt 3.605 đồng/cổ phiếu. Tổng tài sản cuối năm 2014 đạt 2.433 tỷ đồng,

tăng 12% so với năm 2013. Cơ cấu vốn trong năm 2014 cũng cho thấy PVC đã giảm được hệ số nợ/ tổng tài sản và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu, thể hiện việc gia tăng Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giúp cho cơ cấu vốn của PVC cân bằng hơn, đỡ áp lực mất cân đối cơ cấu nguồn vốn.

Năm 2015, PVC đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 161,5 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2015, PVC ước đạt tổng doanh thu 890 tỷ đồng, đạt 24 % kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 85 tỷ đồng, hoàn thành 41 % kế hoạch cả năm.

Việc giá dầu thô dự kiến tiếp tục nhiều biến động khó lường trong năm 2015, khiến Ban lãnh đạo PVC dự báo công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong

31

trường hợp giá dầu giảm kéo dài với mức giá 50-70 USD/thùng, dự kiến các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đã được phê duyệt của PVC sẽ giảm tương ứng từ 20-25%. Bởi hầu hết các lĩnh vực hoạt động của DMC đều gắn liền với các hoạt động dầu khí.

Ban lãnh đạo PVC cũng đã lường trước được tình huống khó khăn và đang tiếp tục triển khai việc tái cơ cấu lại cùng với đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá dầu như: tập trung các mảng kinh doanh hóa chất cho các ngành đạm, điện… triển khai và gia tăng hoạt động các dịch vụ làm sạch, xử lý môi trường, dịch vụ kỹ thuật cho Nhà máy lọc dầu…để bù đắp thiếu hụt do giá dầu giảm.

Hiện nay, Dự án khai thác và chế biến Bar-ite của Công ty tại Phakat - Lào đã được cấp Giấy phép khai thác và Giấy phép chế biến; công tác thi công lắp đặt máy móc đã cơ bản hoàn thành, cuối tháng 3/2015 nhà máy đã bắt đầu đưa vào vận hành chạy thử và cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng API. Khi Dự án chính thức đi vào hoạt động sẽ bổ sung nguồn Barite đang thiếu hụt trầm trọng tại Việt Nam, trung bình dự án sẽ sản xuất ra 50.000 tấn barite.

Với những nhà đầu tư dài hạn, việc giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua đã tạo cơ hội lớn cho việc tích luỹ PVC ở mức giá hợp lý. Và khi giá dầu quay trở lại vị trí “vàng đen”, chắc chắn PVC sẽ có những sự bứt phá.

THU HưƠNG

Doanh nghiệp PVN-INDEX Bản tin số 8

Cổ phiếu PVC CƠ HỘI HẤP DẪN CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Page 17: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Doanh nghiệp32

Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí, (tên giao dịch tiếng Anh là Petrovietnam Securities Incorporated - viết tắt là PSI) được thành lập ngày 19/12/2006 với cổ đông sáng lập lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo giấy phép hoạt động kinh doanh được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp là: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

PSI hiện có hơn 200 cán bộ làm việc tại hội sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng... và mạng lưới các phòng Giao dịch của Công ty ở các tỉnh/thành phố.

PSICỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN

Doanh nghiệp PVN-INDEX Bản tin số 8 33

được PSI tập trung thực hiện như: Tiếp tục triển khai các sản phẩm kết hợp với PVcomBank cho khách hàng của PSI, thực hiện tái cấu trúc tổng thể Công ty trên mọi mặt nhằm thiết lập hệ thống vận hành tinh gọn, đảm bảo vừa phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh doanh vừa quản trị tốt rủi ro. Các giải pháp nêu trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt kinh doanh cũng như nâng cao vị thế của PSI trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm tiếp theo.

LỰA CHỌN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Định hướng hoạt động của PSI theo quan điểm phát triển xuyên suốt: Là Công ty chứng khoán duy nhất của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PSI sẽ phải hỗ trợ tích cực cho định hướng phát triển của Tập đoàn; Phát triển tương xứng với thương hiệu, tầm vóc của ngành Dầu khí, lấy ngành Dầu khí làm trọng tâm, từng bước cạnh tranh với các công ty chứng khoán trong nước và vươn ra tầm khu vực.

Nói về định hướng hoạt động của PSI, Bà Hoàng Hải Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết: với tư cách là đơn vị tư vấn chính trong toàn bộ quá trình tái cấu trúc, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, PSI luôn hoạt động vì sự phát triển của các doanh nghiệp Dầu khí. Theo đó, Công ty tiếp tục định hướng phát triển hoạt động cốt lõi là dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), trong đó bao gồm các dịch vụ tư vấn M&A, cổ phần hóa, tái cấu trúc… Thời gian vừa qua, PSI đã xây dựng được đội ngũ giàu kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai dịch vụ này đối với các doanh nghiệp lớn thuộc ngành dầu khí.Trong tương lai gần, PSI muốn nhân rộng đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước lớn, đồng thời tạo dựng chuỗi dịch vụ tương xứng để đáp ứng trọn gói nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Bà Hoàng Hải Anh cũng khẳng định: PSI sẽ tập trung mọi lực lượng để phục vụ Nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát triển đúng với kỳ vọng, đem lại các cơ hội đầu tư hiệu quả, lâu dài. Trong mọi hoàn cảnh PSI lựa chọn sự phát triển bền vững.

Là một công ty chứng khoán có thế mạnh trong lĩnh vực tư vấn tài chính và tư vấn tái cấu trúc cho các doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại, PSI đã thực hiện tư vấn cho trên 32 doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị vốn hóa trên 35.083 tỷ đồng, tư vấn phát hành tăng vốn với tổng trị giá phát hành gần 10.000 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu. Ngoài ra, PSI là đơn vị tiên phong tư vấn thành công cổ phần hóa (CPH) gắn với niêm yết – đây là mô hình hoàn toàn mới được áp dụng lần đầu tiên trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, với tư cách là đơn vị tư vấn chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PSI đã phát triển Bộ chỉ số PVN Index bao gồm 27 doanh nghiệp Dầu khí niêm yết trên Thị trường Chứng khoán với số vốn hóa 185.557 tỷ đồng, chiếm 15% vốn hóa trên toàn thị trường. PSI hiện đang trong

nhóm các công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường về doanh thu, dịch vụ tư vấn, là đơn vị tư vấn tái cấu trúc, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước cho PVN và các đơn vị thành viên.

Với sự đồng hành tin tưởng của khách hàng, bằng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ của bản thân và chất lượng tài sản, PSI sẽ có thể ổn định để đạt được tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng. PSI kiên định mục tiêu tiếp tục giữ vững vị thế là công ty tư vấn tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp số 1 của PVN, đồng thời chủ động phát triển, nắm bắt các cơ hội kinh doanh ngoài ngành dầu khí. Công ty cũng sẽ tiếp tục vận hành hiệu quả, quảng bá sâu rộng hơn nữa đối với Bộ chỉ số PVN-Index, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và danh mục sản phẩm phục vụ khách hàng.

PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH VưỢT MỨC Kế HOẠCH KINH DOANH 2015

Thị trường chứng khoán đầu năm 2015 gặp giai đoạn trầm lắng, tính thanh khoản thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây gây nhiều khó khăn cho Công ty. Khắc phục những trở ngại, PSI vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, quan hệ khách hàng và tăng thị phần môi giới, cải thiện kết quả kinh doanh bằng 1 loạt các biện pháp như tái cơ cấu Khối dịch vụ Chứng khoán, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi, thay đổi đội ngũ nhân sự tư vấn cấp cao, tiết kiệm chi phí; quản lý chi phí một cách hiệu quả.

Tháng 4/2015, PSI phối hợp với PVN và một số đơn vị thành viên Tập đoàn tổ chức thành công hội thảo Nhà đầu tư Dầu khí 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời cập nhật thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vụ thành viên trong bối cảnh giá dầu quốc tế giảm mạnh từ quý 4/2014… Trong thời gian tới, PSI sẽ đẩy mạnh phối hợp với Tập đoàn và các đơn vị thành viên đang niêm yết thực hiện tốt công tác quan hệ nhà đầu tư (IR) giúp các đơn vị tiếp cận và cập nhật thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn cho các nhà đầu tư

Những tháng cuối năm, PSI phấn đầu hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh do-anh, giữ vững và củng cố các kết quả đạt được thời gian qua trên cả 5 lĩnh vực kinh doanh lõi: Môi giới, Lưu ký & Quản lý cổ đông, Dịch vụ tài chính, Đầu tư chứng khoán/Góp vốn, Tư vấn. Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm sẽ

Page 18: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Quốc tế34

Tiếp nối năm 2014, thị trường quốc tế trong nửa đầu năm 2015 lại chứng kiến sự trồi sụt mạnh của các đồng tiền như Rúp, Euro, trong khi giá dầu lại “thoát hiểm”. Những diễn biến bất thường này cho thấy, không ai có thể dự báo được diễn biến của thị trường.

đòn trừng phạt của Mỹ và châu Âu đáp trả việc Nga tham dự vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2015, đồng Rúp lại trở thành đồng tiền có đà tăng tốt nhất thế giới đối lập hoàn toàn với tình trạng sụt giá nghiêm trọng trong năm 2014. Đơn cử như trong tháng 4, đồng nội tệ Nga đã tăng giá liên tiếp

Sự trồi sụt CỦA GIÁ DẦU, ĐỒNG RÚP & EURO

Đồng Rúp Nga – trồi sụt bất thuờngTheo số liệu từ Bloomberg, trong năm 2014, đồng Rúp trượt giá 46%, đây là đồng tiền có mức diễn biến tồi tệ nhất trong năm. Tình trạng đồng Rúp sụt giá thê thảm trong năm 2014 là do nền kinh tế Nga có những dấu hiệu bất ổn bắt nguồn từ việc giá dầu thế giới sụt giảm cùng với

Quốc tế PVN-INDEX Bản tin số 8 35

thêm 22% tính từ đầu năm và tới tháng 5, đồng Rúp có lúc tăng giá lên mức 48,83 Rúp tương đương 1 USD, mức cao nhất trong gần 6 tháng trở lại dây. Theo các chuyên gia, sự phục hồi của giá dầu và lệnh ngừng bắn được duy trì ở miền Đông Ukaine đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư quay trở lại với tài sản Nga, hỗ trợ đồng Rúp tăng giá.

Xu huớng tăng dài hạn chưa đuợc thiết lập thì tới đầu tháng 6, cuộc đụng độ lớn nhất trong 3 tháng giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy thân Nga tại miền Đông Ukraine đã khiến giới đầu tư quan ngại về khả năng Moscow bị phương Tây siết trừng phạt. Đồng Rúp lại quay đầu sụt giá mạnh trước diễn biến này. Tính tới giữa tháng 6, đồng Rúp đã giảm giá 8% so với thời điểm giữa tháng truớc.

Có thể nói trong 6 tháng đầu năm 2015, đồng Rúp là tiền tệ có diễn biến phức tạp nhất trên thế giới khi đến ngày 18/6, đồng Rúp lại quay đầu tăng giá trong bối cảnh giá dầu tăng nhanh và đồng USD mất giá so với nhiều đồng tiền khác. Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến đồng Rúp sẽ còn phức tạp trong năm nay do căng thẳng địa chính trị vẫn còn tiếp tục leo thang và kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Đồng Euro – mất giá kỷ lụcTiếp nối đà suy giảm từ những tháng cuối năm 2014, những ngày đầu năm mới 2015, đồng Euro tiếp tục giảm giá so với đồng USD. QuýI/2015, Euro so với USD giảm hơn 11% - mức giảm trong quý cao nhất kể từ khi Euro ra đời cách đây 15 năm.

Theo các chuyên gia, mặc dù chính sách nới lỏng tiền tệ của ECB có tác dụng thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản khu vực đồng tiền chung nhưng đồng thời cũng đẩy giá trị đồng Euro xuống thấp.

Bên cạnh đó, những đồn đoán về khả năng Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất vào giữa năm nay cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này.

Đầu tháng 5, cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu cho thấy khu vực đồng Euro (Eurozone) đã thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài suốt 4 tháng truớc, làm động lực giữ giá cho đồng Euro. Đến đầu tháng 6, Euro tăng mạnh so với USD trước những tin tức tích cực từ châu Âu như dấu hiệu tiến triển trong việc giải quyết nợ của Hy Lạp

Tuy nhiên, tới thời điểm cuối quý II, tình hình ở Hy Lạp trở nên căng thẳng hơn và nguy cơ vỡ nỡ đã hiện hữu rõ nét, người gửi tiền Hy Lạp đã rút khoảng 2 tỷ Euro ra khỏi ngân hàng chỉ trong vòng 3 ngày, gây thêm áp lực cho đồng tiền chung của khu vực.

Theo các chuyên gia phân tích, trong năm 2015, đồng Euro sẽ còn tiếp tục xuống giá hơn nữa so với đồng USD. Các ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley thậm chí dự đoán trong năm 2015, tỷ giá trao đổi có thể xuống mức 1,15 USD/Euro. Một số chuyên gia kinh tế dự báo rằng đồng Euro có thể trượt từ mức hiện tại xuống ngang giá với đồng bạc xanh vào cuối năm 2015.

Việc đồng Euro có thể phục hồi được hay không phụ thuộc khá nhiều vào những quyết định của ECB cũng như những nỗ lực cải cách của các nước thành viên Euro-zone trong thời gian tới. Người đứng đầu ECB cho rằng nếu các nước thành viên của Eurozone không đẩy mạnh việc cải cách cơ cấu, linh động hóa thị trường lao động hay giảm bớt quan liêu và cắt giảm thuế thì kinh tế của khu vực cũng sẽ khó có thể phục hồi.

Giá dầu thoát đáyCuối năm 2014, giá dầu thế giới giảm xuống 56USD/thùng, lặp lại kỷ lục về mức sụt giảm trung bình năm của giá dầu thô trên thế giới kể từ lần cuối vào năm 2008. Sang những tháng đầu năm 2015 giá dầu lại tiếp tục đà rơi.

Tháng đầu tiên của năm 2015, giá dầu chạm mức thấp kỷ lục mới 45USD/thùng. Tuy nhiên điều này không làm thị truờng bất ngờ do dự trữ dầu của Mỹ có dấu hiệu

tăng thêm, làm trầm trọng thêm tình trạng cung vượt cầu của mặt hàng quan trọng này. Đến tháng 2/2015, giá dầu thế giới có xu huớng thoát đáy khi tăng nhẹ và tạm ổn định quanh ngưỡng 50 USD/thùng

Cho tới tháng 5 năm nay, giá dầu nhích dần lên và vuợt 60USD/thùng sau nhiều tuần lình xình ở mức này. Giá tăng nhờ sự hỗ trợ của đồng USD yếu và kỳ vọng sản lượng khai thác dầu toàn cầu có thể giảm xuống. Theo báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu sẽ giảm xuống trong những quý sắp tới của năm nay.

Tuy nhiên, thị truờng cũng nhận định dù giá “vàng đen” đã vuợt mức đáy cũng không thể vượt xa ngưỡng 60 USD/thùng trong thời gian còn lại của năm 2015 và cả năm 2016. Nguyên nhân đuợc cho là do động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu và tình trạng dư thừa nguồn cung dầu.

“Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Mỹ sẽ chỉ bắt đầu nhích dần về ngưỡng 70 USD/thùng từ cuối năm 2016 trở đi”, chuyên gia kinh tế cấp cao Jun Inoue thuộc Viện ng-hiên cứu Mizuho dự báo.

Theo công ty nghiên cứu Capital Econom-ics, giá dầu có vẻ như đang ổn định trong khoảng 60-70 USD/thùng. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá dầu có nhiều khả năng giảm hơn là tăng trong thời gian còn lại của năm nay.”

Societe Generale cũng dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau sẽ ở ngưỡng 60 USD/thùng trong thời gian từ nay tới hết năm 2016.

THU TRANG

Page 19: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Quảng cáo36 Quảng cáo PVN-INDEX Bản tin số 8 37

Page 20: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và

số 8 Bản tin PVN-INDEX Quảng cáo38 Quảng cáo PVN-INDEX Bản tin số 8 39

Page 21: Quyết tâm XÂY DỰNG - PVN-iNDEX tin PVN/PVN index_so 8 changed 7.pdf · Tích cực thăm dò, khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước 18 Những thuận lợi và