tranh lụa việt nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc...

64
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc đáo mang đậm chất Á Đông. Cũng giống như các thể loại hội họa giá vẽ khác, tranh lụa Việt Nam hiện đại được phát triển từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Mặc dù ra đời muộn hơn nghệ thuật tranh lụa các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản…) nhưng tranh lụa Việt Nam, với sự sáng tạo, kết hợp tính dân tộc với hiện đại, tinh hoa nghệ thuật phương Đông với nghệ thuật phương Tây đã tạo ra cho Mỹ thuật Việt Nam một loại hình nghệ thuật tranh lụa mang đặc trưng riêng. Rất nhiều các tác giả đã chọn lụa làm chất liệu sáng tác và đã thành công khi cho ra đời nhiều tác phẩm mang dấu ấn cá nhân như Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Mai Trung Thứ… Thời kì tiếp theo có Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị Mộng Bích, Nguyễn Thụ, Kim Bạch, Vũ Giáng Hương, Trọng Kiệm, Mai Long… Các tác phẩm tranh lụa Việt Nam được vẽ trực tiếp trên nền lụa căng khung, bằng phương pháp nhuộm màu lên vải. Khi vẽ, màu được tô đi tô lại nhiều lớp mỏng để màu từ từ thấm vào từng thớ vải, kết hợp với việc rửa lụa tạo cho tranh một bề mặt trong trẻo, êm dịu, mịn màng. Những mảng hình, mảng màu không tách bạch mà rung rinh, mềm mại đầy cảm xúc [32, tr.11- 13]. Cùng với thời gian, sự chuyển mình của đời sống tinh thần, các yếu tố khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các họa sỹ vẽ tranh lụa vẫn tiếp tục phát huy tinh thần vẽ tranh lụa truyền thống. Nhưng thêm vào đó, trong những năm gần đây ta thấy nghệ thuật tranh lụa có sự thay đổi trong xu hướng sáng tác, từ quan niệm nghệ thuật đến cả kỹ thuật, màu sắc, bố cục, nội dung... Qua theo dõi các tác phẩm trưng bày trong các kỳ triển lãm mỹ thuật toàn quốc những năm gần đây ta có thể phần nào nhận thấy được sự thay đổi

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc đáo mang đậm

chất Á Đông. Cũng giống như các thể loại hội họa giá vẽ khác, tranh lụa Việt

Nam hiện đại được phát triển từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi thành

lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Mặc dù ra đời muộn hơn nghệ thuật tranh

lụa các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản…) nhưng tranh lụa Việt Nam, với

sự sáng tạo, kết hợp tính dân tộc với hiện đại, tinh hoa nghệ thuật phương

Đông với nghệ thuật phương Tây đã tạo ra cho Mỹ thuật Việt Nam một loại

hình nghệ thuật tranh lụa mang đặc trưng riêng. Rất nhiều các tác giả đã chọn

lụa làm chất liệu sáng tác và đã thành công khi cho ra đời nhiều tác phẩm

mang dấu ấn cá nhân như Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lê

Phổ, Mai Trung Thứ… Thời kì tiếp theo có Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị

Mộng Bích, Nguyễn Thụ, Kim Bạch, Vũ Giáng Hương, Trọng Kiệm, Mai

Long… Các tác phẩm tranh lụa Việt Nam được vẽ trực tiếp trên nền lụa căng

khung, bằng phương pháp nhuộm màu lên vải. Khi vẽ, màu được tô đi tô lại

nhiều lớp mỏng để màu từ từ thấm vào từng thớ vải, kết hợp với việc rửa lụa

tạo cho tranh một bề mặt trong trẻo, êm dịu, mịn màng. Những mảng hình,

mảng màu không tách bạch mà rung rinh, mềm mại đầy cảm xúc [32, tr.11-

13].

Cùng với thời gian, sự chuyển mình của đời sống tinh thần, các yếu tố

khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các họa sỹ vẽ tranh lụa vẫn tiếp tục

phát huy tinh thần vẽ tranh lụa truyền thống. Nhưng thêm vào đó, trong

những năm gần đây ta thấy nghệ thuật tranh lụa có sự thay đổi trong xu hướng

sáng tác, từ quan niệm nghệ thuật đến cả kỹ thuật, màu sắc, bố cục, nội

dung... Qua theo dõi các tác phẩm trưng bày trong các kỳ triển lãm mỹ thuật

toàn quốc những năm gần đây ta có thể phần nào nhận thấy được sự thay đổi

Page 2: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

2

trong xu hướng sáng tác tranh lụa. Bên cạnh xu hướng Hiện thực truyền thống

của tranh lụa Việt Nam chiếm phần lớn các tác phẩm trong cả bốn kỳ triển

lãm như Niềm vui (2000) của Nguyễn Thị Mộng Bích, Người mẹ Thái (1999)

của Nguyễn Thụ, Đám trẻ (2000) của Nguyễn Hoàng Tùng, Khoảng khắc

cảng Cái Rồng (2005) của Lê Ngân Chi, Bà Năm Thử (2010) của Lê Thị Kim

Bạch… Đã xuất hiện ba xu hướng mới là Biểu hiện, Siêu thực và Pop art

trong các tác phẩm như Nữ thần (2015) của Vũ Đình Tuấn, Ngày yên bình

(2010) của Trần Xuân Bình, Đàn bà, mặt nạ và bóng tối (2009) của Bùi Tiến

Tuấn, Tiêu bản 20xx (2012) của Mai Hùng, Tuổi teen (2015) của Phạm Hồng

Như… Trong đó, các tác phẩm tranh lụa không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hiện thực

mắt ta nhìn thấy mà còn thể hiện thế giới nội tâm phức tạp mang tính biểu

hiện để phản ánh cái tôi trước những vấn đề của xã hội đương đại. Vẫn nền

lụa ấy nhưng tranh lụa mang một góc nhìn khác, một bút phát khác và thể

hiện một tinh thần mới, mang đậm hơi thở đương đại. Sự thay đổi trong xu

hướng sáng tác ấy đã làm phong phú thêm cho thể loại tranh lụa truyền thống

của Hội họa Việt Nam.

Tranh lụa Việt Nam là một phần trong Hội họa tạo hình Việt Nam, với

những đặc tính riêng biệt, độc đáo, việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và tiếp

tục phát huy vẻ đẹp của tranh lụa là một việc làm cần thiết. Với mong muốn

đó người viết đã chọn thực hiện luận văn với tên đề tài “Xu hướng sáng tác

tranh lụa trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015”. Đây là

một đề tài mới, không trùng lặp với bất kỳ tài liệu, bài nghiên cứu tạp chí hay

luận văn nào. Luận văn muốn thông qua việc phân tích xu hướng sáng tác

tranh lụa qua các kỳ triển lãm mỹ thuật toàn quốc từ 2000 đến 2015 để thấy

được sự phát triển của tranh lụa, đâu là hướng đi mới mẻ, tích cực và cả

những hạn chế trên con đường hội nhập mỹ thuật đương đại thế giới. Từ đó

rút ra những bài học thiết thực trong tư duy và định hướng sáng tác cho họa sĩ

vẽ tranh lụa ngày nay.

Page 3: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hội họa Việt Nam tính từ thời điểm ra đời của trường Mỹ thuật Đông

Dương cũng gần 100 năm nhưng so với lịch sử nghệ thuật giá vẽ lâu đời của

thế giới vẫn là non trẻ. Đứng về góc độ phê bình Mỹ thuật, đã có khá nhiều

các tác phẩm nghiên cứu mỹ thuật được công bố và xuất bản. Thế nhưng

những tác phẩm, tư liệu nghiên cứu chuyên sâu riêng về mảng tranh lụa Việt

Nam hiện còn rất ít.

Tư liệu nghiên cứu lịch sử và đặc điểm chung về tranh lụa:

Cuốn sách đầu tiên phải kể đến là Giáo trình tranh lụa của Nguyễn Thụ

viết, xuất bản năm 1994 (Nxb Mỹ thuật) [32]. Đây là cuốn sách cơ bản nhất

cho những ai bắt đầu học tranh lụa. Cuốn sách trình bày khái quát sự hình

thành và phát triển của tranh lụa, đặc trưng trong tạo hình, bố cục, màu sắc

tranh lụa, sự khác nhau giữa tranh lụa Trung quốc, Nhật bản với tranh lụa

Việt Nam. Trong sách hướng dẫn kĩ kỹ thuật vẽ lụa cơ bản qua từng bước

chọn lụa, căng lụa, biểu lụa…

Các cuốn sách Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (2005, Nxb Mỹ thuật) [24],

Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử và nghệ thuật (Quang Phòng, Quang

Việt, Mxb Mỹ thuật) [25] là tư liệu nghiên cứu tổng hợp quý của tác giả về sự

hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam, trường Mỹ thuật Việt Nam,

mà trong đó cũng có nói đến cả tranh lụa.

Bài viết Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015 [22] của Nguyễn Thanh

Mai trong tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật (số 3 năm 2016) khái lược lịch sử

tranh lụa Việt Nam qua 5 giai đoạn 1925 - 1945, 1946 - 1954, 1955 - 1975,

1976 - 1985, 1986 - 2015. Mỗi giai đoạn bài viết đều nói qua về bối cảnh lịch

sử, tác giả, tác phẩm tiêu biểu, đặc điểm chung của từng giai đoạn trong nội

dung phản ánh, kỹ thuật, hình thức biểu hiện qua đó thấy được các bước phát

triển thăng trầm của tranh lụa. Nếu như giai đoạn 1925 - 1945, các tác phẩm

Page 4: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

4

tranh lụa chủ yếu thể hiện những tâm sự, mơ ước của họa sĩ về cuộc sống thì

những năm kháng chiến, đấu tranh thống nhất đất nước lại thể hiện hiện thực

đấu tranh và công cuộc xây dựng đất nước. Từ giai đoạn 1986 - 2015, bên

cạnh việc phản ánh hiện thực cuộc sống, nhiều nghệ sĩ còn có khát vọng biểu

hiện cái “Tôi là ai” trong cuộc sống đương đại

Bài Tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1986-2000 trong dòng chảy mỹ thuật

hiện đại Việt Nam, tạp chí Mỹ thuật số 7, 8 năm 2014 [14] của tác giả Hoàng

Minh Đức viết về sự thay đổi của tranh lụa giai đoạn 1986- 2000 về màu sắc,

kỹ thuật thể hiện, bố cục tranh. Thay vì những gam u trầm trước đây vốn

được gán cho màu của chất liệu lụa truyền thống, màu sắc tranh giai đoạn này

đã xuất hiện những gam màu tươi mới. Kỹ thuật thể hiện cũng được các họa

sĩ thể nghiệm, tranh trừu tượng cũng được thể nghiệm trên lụa. Họa sĩ có thể

vẽ acrylic trên bề mặt lụa để tạo ra những hiệu quả nhất định cho chất liệu lụa.

Sự thay đổi về bố cục, đặc tả hình, nét mang yếu tố khái quát cao, bảng màu

được bổ sung thêm màu tím Huế, xanh lơ, xanh lá mạ, hồng tươi, đỏ tía… Từ

những yếu tố đó đã tạo ra hiệu quả không gian trong tranh lụa hiện đại được

mở rộng, từ bề mặt của chất liệu lụa truyền thống các họa sĩ có thể triển khai

nhiều dung lượng thông tin, sự kiện, vấn đề mới theo dòng chảy chung của xã

hội cũng như việc thích ứng với sự phát triển của chất liệu và thể loại khác

trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Tư liệu hình ảnh về tranh lụa:

Bốn cuốn vựng tập Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1995 – 2000 [2],

TLMTTQ 2001 – 2005 [3], TLMTTQ 2006 – 2010 [5] và Triển lãm mỹ thuật

Việt Nam 2015 [6] là hình ảnh tất cả các tranh được hội đồng nghệ thuật chọn

trưng bày trong triển lãm. Bao gồm toàn bộ các tác phẩm tranh lụa trong 4 kỳ

triển lãm.

Hai quyển sách in màu Tranh lụa Việt Nam (1992, NXB Mỹ thuật Hà

Nội) [17], Tranh lụa Việt Nam (1997, NXB Mỹ thuật Hà Nội) [18] tổng hợp

Page 5: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

5

và in rất nhiều các tác phẩm tranh lụa Việt Nam chọn lọc qua các năm từ các

tác phẩm lụa hiện đại đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm tranh lụa Việt Nam [4] là vựng tập in lại toàn bộ tranh đã được

chọn lọc tham gia triển lãm lụa năm 2007 do Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Bộ

Thể thao Văn hóa và Du lịch đứng ra tổ chức nhằm chấn hưng lại nghệ thuật

tranh lụa Việt Nam trước thực trạng chững lại của tranh lụa những năm gần

đây.

Các cuốn sách là các tư liệu hình ảnh của tranh lụa, ngoài lời dẫn chung

ở phần đầu sách chỉ khoảng một vài trang mang tính tổng quát, không phân

tích về sự hình thành, chặng đường phát triển, giá trị, vẻ đẹp, xu hướng sáng

tác tranh lụa…

Tư liệu về tác giả, tác phẩm tranh lụa:

Cuốn Từ điển họa sĩ Việt Nam (Nxb Mỹ thuật) [41] giới thiệu chung về

171 họa sĩ Việt Nam. Trong đó có in nhiều các tác phẩm lụa tiêu biêu với tiểu

sử, đặc điểm chung trong sáng tác nghệ thuật của các tác giả vẽ lụa như Kim

Bạch, Nguyễn Thị Mộng Bích, Tạ thúc Bình, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Linh

Chi, Lê Văn Đệ, Nguyễn Phan Chánh….

Tác giả Nguyễn Hữu Đức có bài viết Ẩn dụ Libido trong tranh lụa của

Vũ Đình Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 3 năm 2014 [10]. Bài viết

phân tích rất kỹ đặc điểm nghệ thuật tạo hình, nội dung ẩn dụ trong một số tác

phẩm lụa của Vũ Đình Tuấn cùng kỹ thuật lụa riêng của họa sĩ.

Bài viết Tình yêu với tranh lụa của tác giả Lê Anh Vân [38] viết về ấn

tượng và những suy nghĩ của tác giả về triển lãm “Tranh Lụa” của 9 họa sỹ

giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Trường Đại học Sư

phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2015. Thực trạng là trong những năm gần

đây, vì nhiều lí do, chất liệu lụa không được nhiều họa sĩ trẻ quan tâm, các tác

phẩm lụa dường như đã quá quen thuộc, không có gì mới lạ với công chúng

yêu nghệ thuật. Triển lãm đã đem đến cho người xem một không khí tươi mới

Page 6: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

6

với những màu sắc đa dạng, tươi mát với cách biểu hiện, cách nhìn, cách khai

thác chủ đề phong phú, quan niệm tự do, bay bổng, không bị lệ thuộc vào

những khuôn mẫu. Bài viết cũng đưa ra các tác phẩm tiêu biểu trong triển lãm

và phân tích chúng.

Bài viết Triển lãm tranh lụa ngày dịu dàng (Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh

số tháng 4 năm 2016) [39] cũng của tác giả Lê Anh Vân viết về triển lãm

tranh lụa lần thứ hai của nhóm các giảng viên Mỹ thuật sau thành công của

triển lãm Tranh lụa năm 2015. Triển lãm lần này có chủ đề ca ngợi vẻ đẹp

hình thể của người phụ nữ, các tác giả đã đem đếm cho người thưởng ngoạn

một cái nhìn mới trong tranh lụa với những tác phẩm tạo được ấn tượng mạnh

từ khuôn tranh, bố cục và hình ảnh chắt lọc.

Tư liệu nghiên cứu khả năng biểu đạt của tranh lụa:

Tác giả Hoàng Minh Đức có một số bài viết về tranh lụa Việt NamNghệ

thuật tranh Lụa Việt Nam - Hình thức biểu đạt phương Tây trên tinh thần Á

Đông, tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 02 [12]. Tranh lụa Việt Nam - Vẻ đẹp

từ chất liệu đến kỹ thuật thể hiện, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 362, tháng

8/2014 [13]. Các bài viết này nhìn chung giới thiệu về những đặc trưng chất

liệu lụa, kỹ thuật vẽ lụa, những giá trị biểu đạt của các tác phẩm tranh lụa Việt

Nam.

Luận văn Khuynh hướng phát triển của tranh lụa Việt Nam (2007) [15]

của Nguyễn Thị Hà Hoa cũng nghiên cứu vấn đề khuynh hướng tranh lụa.

Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển và những thành tựu mà tranh lụa

Việt Nam đã đạt được, có so sánh với đặc điểm tranh lụa của Trung Quốc để

làm nổi bật đặc trưng của lụa Việt Nam qua những tác giả, tác phẩm lụa từ

1930 đến nay (2007). Hoàn toàn không trùng với luận văn này cả về nội dung

và giai đoạn nghiên cứu.

Luận văn Những khả năng biểu đạt trong tranh lụa Việt Nam hiện đại

của Nguyễn Khánh Hùng (Hội họa – Cao học K5) [19] nghiên cứu các tác

Page 7: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

7

phẩm tranh lụa Việt Nam thời kỳ đầu tới 2006 và những yếu tố cơ bản để tạo

ra thành công trong tranh lụa Việt Nam, những hạn chế trong đề tài sáng tác,

tình hình sáng tác và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tác

phẩm tranh lụa. Đề tài không đi vào phân tích xu hướng sáng tác trong tranh

lụa và có phạm vi nghiên cứu khác với đề tài.

Ngoài ra người viết luận văn này có tham khảo thêm từ một số luận văn

thạc sĩ khác. Luận văn Hoàng Minh Đức (Hội họa – Cao học K8), Những đổi

thay trong hình thức biểu đạt của tranh lụa Việt Nam [11]. Luận văn Phạm

Quang Diệu (Hội họa - Cao học K14) Không gian ước lệ và hình thể biểu đạt

trong tranh lụa Việt Nam đương đại [07].

Hiện chưa thấy công trình nào nghiên cứu cụ thể về xu hướng sáng tác

tranh lụa Việt Nam. Luận văn đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên

cứu các tác phẩm tranh lụa Việt Nam. Đó là “Xu hướng sáng tác tranh lụa

trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015”.

Đây là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ công trình hay

luận văn, tiểu luận, bài viết đã được công bố.

3. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu xu hướng sáng tác trong các tác phẩm tranh lụa qua bốn kỳ

triển lãm Mỹ thuật toàn quốc từ năm 2000 - 2015.

- Sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật và trong phong cách nghệ

thuật của các tác phẩm tranh lụa giai đoạn này.

- Thấy được những thành công và hạn chế trong các xu hướng sáng tác

tranh lụa Việt Nam những năm gần đây.

- Rút ra được những bài học thiết thực trong việc định hướng sáng tác

các tác phẩm tranh lụa cho bản thân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Page 8: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

8

- Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm tranh lụa Việt Nam qua các kỳ

triển lãm từ 2000 - 2015, xu hướng sáng tác các tác phẩm tranh lụa giai đoạn

này.

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các tác

phẩm tranh lụa trưng bày trong TLMTTQ từ năm 2000 - 2015. Bên cạnh đó

đề tài có đề cập đến một số tác phẩm tranh lụa thời kỳ trước để so sánh, làm

rõ sự chuyển biến, và thấy được sự đổi mới trong các xu hướng sáng tác tranh

lụa.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Trước khi bắt đầu làm luận văn, người

viết phải tìm tài liệu về đề tài gồm thu thập toàn bộ tranh lụa qua bốn kỳ triển

lãm nói trên, tập hợp các tư liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn

viết về tranh lụa và các xu hướng nghệ thuật liên quan.

- Phương pháp phân loại: Trên cơ sở các tài liệu đã tập hợp được, người

viết phải phân loại các loại tài liệu, xem các tác phẩm tranh lụa nào mang xu

hướng nào.

- Phương pháp so sánh: Xử lý tư liệu, đối chiếu, so sánh, đánh giá, rút ra

các xu hướng trong sáng tác tranh lụa qua bốn TLMTTQ từ năm 2000- 2015.

- Phương pháp Mỹ thuật học: Dùng các lý luận trong Mỹ thuật học để có

những phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng về các xu hướng sáng tác trong tranh

lụa.

- Phương pháp diễn dịch: Luận văn cũng sử dụng phương pháp diễn dịch

để trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra.

6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn hoàn thành sẽ góp phần vào tư liệu nghiên cứu lí luận về

tranh lụa Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, giúp nhận thức rõ nét

hơn trong việc nghiên cứu, nhận định sự phát triển và thay đổi các xu hướng

sáng tác của tranh lụa thời kì mới.

Page 9: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

9

- Thông qua luận văn giúp nhận ra những thành công cũng như hạn chế,

những tín hiệu mới mẻ trong việc sáng tác tranh lụa trong những năm 2000 –

2015.

- Từ đây các họa sĩ yêu tranh lụa có thể có tư duy sáng tác tốt hơn, bắt

kịp dòng chảy chung của nghệ thuật đương đại, làm đẹp thêm, phong phú

thêm thể loại tranh lụa truyền thống của Hội họa Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 61 trang, bao gồm phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (02

trang). Phần nội dung chính (50 trang) của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài (15 trang).

Chương 2: Nghiên cứu xu hướng sáng tác tranh lụa Việt Nam trong triển

lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015 (25 trang).

Chương 3: Bài học rút ra qua nghiên cứu đề tài (10 trang).

Ngoài ra luận văn còn có phần Tài liệu tham khảo (03 trang) và Phụ lục

ảnh minh họa (35 trang).

Page 10: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm xu hướng sáng tác

1.1.1. Khái niệm “xu hướng”

Trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nxb Văn hóa thông tin xuất bản

năm 1998 (Nguyễn Như Ý chủ biên) có định nghĩa xu hướng là hướng đi tới,

thể hiện khá rõ thực chất của nó [42, tr.1873]. Trong Từ điển Tiếng Việt của

Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2011 định nghĩa xu hướng là thiên về một hướng

nào đó trong quá trình hoạt động [34, tr.1787]. Như vậy cả hai từ điển đều có

một điểm chung khi cho rằng xu hướng là hướng đi chung, thiên về cùng một

hướng đi của một hoạt động nào đó, trong một thời gian nhất định.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể dễ dàng nghe tới hai tiếng xu

hướng được sử dụng để chỉ tập hợp những hướng đi trong rất nhiều lĩnh vực

của đời sống. Đó là xu hướng thời trang, xu hướng tiêu dùng, xu hướng chính

trị, xu hướng kiến trúc… và xu hướng nghệ thuật. Trong lĩnh vực nghệ thuật,

xu hướng thường được đồng nhất với các trào lưu nghệ thuật. Từ điển Mỹ

thuật phổ thông đã định nghĩa cụm từ “xu hướng nghệ thuật” là Khái niệm

chung về các trào lưu (school of art) và các chủ nghĩa nghệ thuật được

phương Tây gọi bằng các từ “…art” hoặc có đuôi là “ism”, với những phong

cách và thủ pháp nghệ thuật đặc thù, hình thành trên cơ sở nhận thức của

nghệ sĩ có cùng quan điểm về triết học, mĩ học, văn hóa, xã hội và tư duy

sáng tạo [23, tr.160]. Khi nói một tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật Hiện

thực, tức là tác phẩm đó có mang các yếu tố, đặc điểm của trào lưu nghệ thuật

Hiện thực.

Từ “xu hướng” thường được dùng gần với nghĩa của từ “khuynh

hướng”. Trong các từ điển Tiếng Việt, các định nghĩa về hai từ này đều tương

đồng nhau. Như cuốn Đại từ điển Tiếng Việt từ “khuynh hướng” được định

Page 11: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

11

nghĩa là hướng thiên lệch về phía nào trong hoạt động và phát triển [42,

tr.929]. Còn trong Từ điển Tiếng Việt của Nxb Đà Nẵng xuất bản năm

2011thì “khuynh hướng” là sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động,

trong quá trình phát triển [34, tr.804]. Ngay cả trong từ điển Việt Anh (Bùi

Phụng, 2003, Nxb thế giới) [26, tr.1058, 2317], hay từ điển Anh Việt (Bùi

Phụng, 2003, Nxb Từ điển Bách khoa) [27, tr.8180, 3290] đều dùng chung hai

từ tendency và trend với nghĩa tương tự nhau. Nhưng theo người viết luận văn

có lẽ từ “khuynh hướng” mang ý nghĩa chắc chắn và mạnh mẽ hơn. Khi nói

tranh lụa Việt Nam giai đoạn này có khuynh hướng nghệ thuật này thì các tác

phẩm tranh lụa mang phong cách nghệ thuật đó phải có số lượng tương đối

lớn, thể hiện rõ nét những đặc trưng của phong cách nghệ thuật đó. Trong

luận văn khi nghiên cứu hướng sáng tác tranh lụa, do số lượng tác phẩm hạn

chế trong TLMTTQ 2000 - 2015, các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật

mới như Siêu thực, Pop art, Biểu hiện không nhiều nên người viết dùng từ

“xu hướng” chứ không dùng “khuynh hướng”.

Vậy khái niệm “xu hướng” được sử dụng trong luận văn có thể được

hiểu là những nhóm tác giả có tác phẩm thể hiện sự tương đồng, thống nhất

về phong cách sáng tác và thủ pháp nghệ thuật, hình thành trên cơ sở chung

về nhận thức của nghệ sĩ trong mọi quan điểm tư duy sáng tạo cũng như

những quan điểm khác về xã hội, thẩm mỹ, văn hóa, tư tưởng…

1.1.2. Khái niệm “sáng tác”

Cũng trong hai từ điển Tiếng Việt kể trên từ “sáng tác” có nghĩa vừa là

một động từ, vừa là một danh từ. Nó chỉ quá trình người nghệ sĩ tạo dựng nên,

làm ra các tác phẩm nghệ thuật [42, tr.1429] [34, tr.1320]. Cắt nghĩa một cách

chi tiết, từ “sáng” ở đây là sáng tạo, còn “tác” là tác phẩm. Mỗi một sản phẩm

trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật khi được làm ra đều được gọi là tác phẩm.

Tính sáng tạo, cái độc đáo, mới mẻ trong các tác phẩm nghệ thuật càng cao

thì giá trị của tác phẩm càng hấp dẫn.

Page 12: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

12

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, từ “sáng tác” ở đây muốn nói tới

quá trình người họa sĩ làm ra tác phẩm hội họa, mỹ thuật. Sáng tác hội họa

cũng là lao động, nhưng là lao động nghệ thuật, và sản phẩm của nó là những

tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người họa sĩ. Quá trình

sáng tác hội họa có thể rất nhanh, họa sĩ nắm bắt cảm xúc nhất thời của mình

trước đối tượng nghệ thuật và thể hiện trực tiếp lên tác phẩm. Nhưng cũng có

thể rất lâu, vài tháng hay cả năm trời, từ lúc có ý tưởng, lên phác thảo, bắt đầu

thể hiện đến hoàn thiện tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà

trong đó việc chọn lựa chất liệu để thể hiện tác phẩm cũng là một yếu tố quan

trọng. Tác phẩm nghệ thuật sau khi hoàn thành được thưởng thức bởi khán

giả thông qua con đường thị giác bằng ngôn ngữ tạo hình. Sức hấp dẫn của

hội họa là ở hình thể, không gian, bố cục, đường nét, ở chất cảm, ở màu sắc.

Sáng tác hội họa là kết tinh cao nhất của sự khéo léo, điêu luyện với tư duy

tạo hình và những rung động đầy xúc cảm của người họa sĩ. Vẻ đẹp của một

tác phẩm hội họa không phải ở khả năng sao chép lại hiện thực như mắt nhìn

mà bằng cảm xúc và khả năng tạo hình cùng hòa sắc, kỹ thuật tạo nên một

tổng thể hài hòa kích thích tâm trí, thu hút người xem.

1.1.3. Khái niệm “xu hướng sáng tác”

Tham khảo một số từ điển Tiếng Việt, từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ

thông, từ điển Mỹ thuật, không có một định nghĩa nào dành cho cụm từ “xu

hướng sáng tác”. Vì vậy dựa trên khái niệm “xu hướng” và “sáng tác” ở trên,

ta có thể hiểu chung lại “xu hướng sáng tác” là sự thiên về một trào lưu, chủ

nghĩa, phong cách nghệ thuật nào đó trong quá trình người nghệ sĩ làm ra các

tác phẩm nghệ thuật.

Lịch sử nghệ thuật thế giới hàng ngàn năm đồng hành cùng với các nhu

cầu thiết yếu khác của đời sống con người đã trải qua rất nhiều các trào lưu,

chủ nghĩa và xu hướng nghệ thuật khác nhau. Từ thời kỳ Nguyên Thủy,

Trung cổ, Phục hưng, trải qua Cổ điển, các trường phái Baroque, Rococo,

Page 13: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

13

Lãng mạn, Hiện thực, Ấn tượng tới một loạt các trào lưu nghệ thuật Hiện đại

như Tượng trưng, Biểu hiện, Dã thú, Lập thể, Trừu tượng, Siêu thực… Mỗi

một xu hướng nghệ thuật ra đời đều có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Tại

thời điểm nó ra đời, nó muốn phủ nhận những quan điểm nghệ thuật của xu

hướng trước nó. Nhưng nhìn một cách tổng quan, sự ra đời và tồn tại, phát

triển của mỗi xu hướng đều có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan riêng

của nó, nó làm đa dạng cho ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật, làm cho bức

tranh nghệ thuật chung của nhân loại trở nên phong phú. Các xu hướng nghệ

thuật ấy ngay cả khi đã thoái trào vẫn âm ỉ tồn tại và có sức ảnh hưởng lớn tới

các thế hệ họa sĩ đi sau.

Hội họa giá vẽ Việt Nam ra đời rất muộn so với thế giới, do đó không

thể không có những ảnh hưởng, chi phối nhất định từ kho tàng các tác phẩm,

họa sĩ, các trào lưu, xu hướng nghệ thuật đa dạng và đồ sộ ấy. Ảnh hưởng ấy

xuất phát ngay từ những năm tháng đầu tiên trường Mỹ thuật Đông Dương ra

đời. Những người thầy Pháp Victor Tardieu, Joseph Inguimberty đều là

những họa sĩ theo khuynh hướng nghệ thuật Cổ điển, bút pháp Ấn tượng đã

ảnh hưởng sâu sắc trong việc lựa chọn đề tài và phong cách sáng tác của các

họa sĩ Việt Nam. Gần như trong những năm từ 1925 tới 1980, hội họa Việt

Nam chỉ tiếp nhận phong cách Hiện thực, Ấn tượng, pha lẫn chút Lãng mạn,

kể cả trong các tác phẩm mang đề tài chiến tranh. Những năm sau Cách Mạng

tháng Tám, các tác phẩm lụa lại đi theo xu hướng hội họa Hiện thực xã hội

chủ nghĩa. Thời kỳ này chỉ có một vài họa sĩ vẽ theo phong cách khác với tính

chất tìm tòi, thể nghiệm. Và sự ảnh hưởng các trào lưu, xu hướng nghệ thuật

diễn ra mạnh mẽ khi đất nước chấm dứt chiến tranh, bao cấp bước sang thời

kỳ mở cửa đổi mới từ năm 1986. Mỹ thuật Việt Nam có nhiều khởi sắc, các

họa sĩ thỏa sức thử nghiệm các phong cách nghệ thuật Hiện đại của thế giới từ

Biểu hiện, Lập thể, Siêu thực tới Trừu tượng, Tượng trưng… Phải nói đây

Page 14: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

14

như thời kì trăm hoa đua nở của hội họa nước nhà. Chưa bao giờ xu hướng

sáng tác trong nghệ thuật lại phong phú, đa dạng đến thế. [33, tr.25-28]

Với luận văn này, người viết sẽ tìm hiểu về các phong cách nghệ thuật

xuất hiện trong các tác phẩm lụa ở TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015, chọn lọc,

chia nhóm các tác phẩm tranh lụa mang các phong cách nghệ thuật khác nhau.

Từ đó phân tích các tác phẩm để thấy những xu hướng nghệ thuật xuất hiện

trong sáng tác tranh lụa qua bốn kì TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015.

1.2. Khái quát tranh lụa Việt Nam hiện đại

1.2.2. Sự hình thành và phát triển tranh lụa Việt Nam hiện đại

Từ xưa, cha ông chúng ta đã biết dùng lụa để vẽ tranh, bằng chứng là các

bức tranh lụa cổ còn lưu lại tới ngày nay như Chân dung Nguyễn Trãi (1380-

1442) xác định niên đại vào thời Hậu Lê ở thế kỉ XVI hiện trưng bày ở bảo

tàng Lịch sử; Chân dung Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan (1528- 1613) ở nhà

thờ trạng Bùng, Thạch Thất, Hà Tây; Chân dung Trịnh Đình Kiên (1715-

1786) được cho là vẽ vào thế kỷ XVIII, thuộc sưu tập của bảo tàng Mỹ thuật

Việt Nam. Nhưng các tác phẩm này đều không rõ tác giả, chỉ là phỏng đoán

về niên đại tranh và kỹ thuật vẽ lụa là kỹ thuật vẽ khô bằng màu tự nhiên,

khác hẳn kỹ thuật nhuộm lụa trong tranh lụa hiện đại. Hiện tại, chưa có một

công trình khoa học nào nghiên cứu kĩ lưỡng và khẳng định rằng tranh lụa là

một loại hình nghệ thuật cổ, truyền thống, có từ lâu đời ở Việt Nam.

Mặc dù chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi về sự hình thành và

phát triển của tranh lụa Việt Nam cổ, có hay không truyền thống vẽ tranh lụa

Việt từ lâu đời nhưng tranh lụa Việt Nam hiện đại chắc chắn ra đời sau khi

thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1925. Trong cuốn sách Trường

Mỹ thuật Đông Dương Lịch sử và nghệ thuật có đoạn trích lại nguyên văn tiểu

luận của Tô Ngọc Vân trên tập san Xuân Thu nhã năm 1942 [25, tr.25]:

“Sự đụng chạm của trường Mỹ thuật với công chúng bắt đầu ở cuộc triển

lãm thứ nhất vào khoảng 1928 - 1929, tại ngay trường Mỹ thuật. Có tranh

Page 15: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

15

“thiếu nữ rũ tóc” mặt buồn của Lê Phổ, tranh “thiếu nữ ngồi trên sập” hai mắt

ươn ướt như sắp khóc của Trung Thứ. Có tranh “ông già” nhẹ nhàng của cô

Lê Thị Lựu, những tranh nặng nề nâu tối cảnh nhà quê của Nguyễn Phan

Chánh. Tranh lụa chưa ra đời.

Năm 1931 Đấu xảo thuộc địa bên Pháp đã đưa công chúng Pháp lần đầu

“gặp” tác phẩm hội họa Việt Nam! Tôi muốn nói những bức tranh vẽ lên lụa

không Tây, không Tàu, không Nhật của anh chàng Phan Chánh ôm khư khư ô

ngày trước, cái anh chàng đã gây ra phong trào tranh lụa đặc biệt An Nam mà

chính anh và tất cả không ai ngờ.”

Như vậy, từ những năm 30, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại mới

bắt đầu hình thành. Nằm trong dòng chảy chung của Mỹ thuật nước nhà, ta có

thể chia sự phát triển của tranh lụa hiện đại Việt Nam thành ba giai đoạn

chính: Giai đoạn từ năm 1930 tới năm 1945, giai đoạn từ năm 1945 tới năm

1986, giai đoạn từ 1986 tới nay (2017).

Giai đoạn từ năm 1930 tới năm 1945: Đây là giai đoạn hình thành tranh

lụa Việt Nam hiện đại, chất liệu lụa đã nhanh chóng khẳng định được vị thế

của mình trong nền hội họa non trẻ của nước nhà. Giai đoạn 1930 - 1945 có

tình hình chính trị xã hội rất phức tạp, mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân

Pháp, với giai cấp phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào

kháng chiến cứu quốc… Tuy nhiên các họa sĩ không đề cập đến những vấn đề

chính trị đó mà chỉ sáng tác chủ yếu tranh phong cảnh, sinh hoạt nông thôn,

sinh hoạt thành thị, ca ngợi vẻ đẹp người thiếu nữ, tình mẫu tử…. Các tác

phẩm thời kỳ này mang xu hướng Hiện thực lãng mạn. Các tác phẩm tranh

lụa thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, hướng tới cái đẹp, cái duy mỹ,

không màng thế sự với hòa sắc nhẹ nhàng, êm ả, ngọt ngào như Thiếu nữ bên

cầu ao, Cô dâu (1945) của Lê Văn Đệ, Thiếu nữ chải tóc (1941) của Nguyễn

Văn Long, Gánh lúa (1940) của Lương Xuân Nhị, Đi chợ Tết (1940) của

Nguyễn Tiến Chung, Thiếu nữ (1940) của Nguyễn Thị Nhung, Hai thiếu nữ

Page 16: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

16

trước bình phong (1944) của Trần Văn Cẩn… Và đặc biệt, người có công đặt

nền móng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại là danh họa Nguyễn

Phan Chánh. Tranh lụa của ông có một phong cách, dấu ấn riêng, nổi bật ở

cách nhìn dung dị, chân thực, đậm chất nhân văn với khả năng kết nối giữa

tinh thần, hình thể dân gian của người Việt và ý niệm không gian phương

Đông cùng cách biểu đạt bảng màu đơn giản nhưng đa sắc nâu, đen, vàng đất,

các tác phẩm nổi tiếng là Chơi ô ăn quan (1930), Hai thiếu nữ đội nón thúng

quai thao (1932), Thiếu nữ chải tóc (1933), Hái rau muống (1934), Cầu ao

(1938), Chơi cá (1939), Trốn tìm (1939),…

Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1986: Sau Cách mạng tháng Tám thành

công, Đảng ta đã tiến hành cuộc cải cách lớn, mục tiêu phục vụ nhiệm vụ

chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa

xã hội được đặt lên hàng đầu. Nhiều họa sĩ yêu nước đã rời bỏ thành phố,

tham gia kháng chiến, vừa đấu tranh, vừa ký họa ghi chép, vừa sáng tác. Các

tác phẩm tranh lụa thời kỳ này đa dạng, phong phú, từ sinh hoạt tập thể, công

trường, lao động sản xuất, bộ đội chiến đấu, dân quân… mang tinh thần lãng

mạn Cách mạng, lạc quan Cách mạng, phản ánh đúng tinh thần và Hiện thực

đất nước, gắn liền với nhiệm vụ chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất

đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một dấu mốc đáng chú ý trên chặng

đường phát triển tranh lụa Việt Nam hiện đại là vào năm 1955, trường Mỹ

thuật được mở cửa lại tại Hà Nội. Năm 1957, trường mở khóa đại học đầu

tiên sau hòa bình, chuyên khoa lụa được chính thức đưa vào chương trình đào

tạo giúp thế hệ họa sĩ vẽ tranh lụa trở nên đông đảo, chuyên sâu, gặt hái nhiều

thành công như Phạm Công Thành, Kim Bạch, Nguyễn Thụ, Linh Chi, Vũ

Giáng Hương, Trần Lưu Hậu.... Các tác phẩm lụa tiêu biểu cho thời kỳ này có

thể kể tên như Góp thóc vào kho (1960) của Tạ Thúc Bình, Bế Văn Đàn

(1958) của Lê Vinh, Hành quân mưa (1958) của Phan Thông, Ghé thăm nhà

(1958) của Nguyễn Trọng Kiệm, Tổ thêu (1958) của Trần Đông Lương, Về

Page 17: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

17

nông thôn sản xuất (1960) của Ngô Minh Cầu, Con đọc Bầm nghe (1954) của

Trần Văn Cẩn, Trăng trên cồn cát (1976) của Nguyễn Văn Chung,…

Giai đoạn từ 1986 tới nay (2017): Năm 1986, Việt Nam chuyển sang

nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu, hợp tác với quốc tế. Đây cũng là giai

đoạn mỹ thuật Việt Nam có nhiều khởi sắc mới, hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi.

Các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm, triển lãm hội, khu vực thường xuyên

diễn ra cho thấy sự yêu nghề, tích cực sáng tạo miệt mài của các họa sĩ. Các

họa sĩ được tự do trong lựa chọn đề tài sáng tác, tự do trong thực nghiệm các

chất liệu hội họa mới, tìm kiếm cái tôi riêng biệt nhằm tạo ra bước ngoặt mới,

lạ mắt. Các chủ nghĩa, trường phái trong nghệ thuật Việt Nam bắt đầu trở nên

phong phú. Thời kỳ này, các họa sĩ vẫn tiếp tục tình yêu với chất liệu lụa

truyền thống và tìm tòi đổi mới cho tranh lụa. Xuất hiện những gam màu tươi

sáng thay cho gam màu u trầm thời kỳ trước, thử nghiệm màu acrylic trên lụa,

gắn vàng bạc lên bề mặt lụa…

Vựng tập các TLMTTQ 1985, 1990, và TLMTTQ năm 1995, TLMTTQ

1996 - 2000 là tài liệu mỹ thuật ghi nhận những tác phẩm, tác giả vẽ lụa tiêu

biểu như Cây trái quê hương của Kim Bạch (đoạt huy chương vàng TLMTTQ

1990); Chiến tranh của Lý Trực Dũng, Bác Hồ của Nguyễn Thụ, Trên chặng

đường chiến dịch của Thanh Châu (đoạt huy chương bạc TLMTTQ 1990);

Chiến khu rừng Sác của Huỳnh Phương Đông (đoạt huy chương đồng

TLMTTQ 1990). Bản Thái của Hoàng Minh Hằng, Thuyền Hạ Long của

Nguyễn Quốc Huy, Bếp lửa Trường Sơn của Vũ Giáng Hương (đoạt huy

chương đồng TLMTTQ 1995); Chân dung nữ NSND Quách Thị Hồ của

Nguyễn Thị Mộng Bích, Thiếu nữ chải tóc của Trần Văn Thọ, Tiếng chuông

gọi hồn của Lê Vấn, Quê ngoại của Trà Vinh (đoạt giải khuyến khích

TLMTTQ 1995). Tác phẩm Hai Bà Trưng ra trận của Đỗ Mạnh Cương đoạt

Giải thưởng về đề tài cách mạng (TLMTTQ 1995); Tết Trung thu của Nguyễn

Trọng Dũng (đoạt giải của Quỹ hỗ trợ và phát triển văn hoá Việt Nam - Thụy

Page 18: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

18

Điển). Tác phẩm Phong cảnh (1999) của Nguyễn Minh Quang (huy chương

đồng TLMTTQ 2000); Phiên chợ vùng cao (2000) của Lưu Thị Kim Oanh,

Niềm vui (2000) của Nguyễn Thị Mộng Bích, Chiều trên bến (2000) của

Nguyễn Đăng Khoát (giải khuyến khích TLMTTQ 2000)...

Sang những năm đầu thế kỷ XIX, nghệ thuật vẽ tranh lụa có phần chững

lại. Không có nhiều họa sĩ theo đuổi con đường sáng tác bằng chất liệu lụa.

Số lượng các tác giả chuyên tâm vẽ lụa, các tác phẩm lụa thành công, đặc sắc

thưa thớt dần. TLMTTQ năm 2000 chỉ có 49 tác phẩm được tuyển chọn, ở

TLMTTQ năm 2005 là 44, TLMTTQ năm 2010 là 57 và TLM`TVN 2015 là

30 tác phẩm lụa. Cá biệt trong TLMTTQ năm 2005, không có một tác phẩm

lụa nào được giải, chắc có lẽ là lần đầu lụa không có giải trong lịch sử 18 kỳ

TLMTTQ. So với con số 200 tác phẩm lụa trên tổng số 1353 tác phẩm tranh

tượng của TLMTTQ năm 1990 thì quả là một sự sụt giảm đáng kể.

Với mục đích chấn hưng, thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật tranh lụa Việt

Nam, Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

triển lãm, hội thảo chuyên đề tranh lụa Việt Nam 2007. Sự quan tâm của cơ

quan quản lý Nhà nước đã giúp thu hút sự chú ý của thế hệ hoạ sĩ trẻ với chất

liệu lụa truyền thống. Các triển lãm chuyên đề lụa nối tiếp nhau mở ra, vẫn

trên nền lụa truyền thống ấy nhưng với một tư duy tạo hình, một cảm mỹ

nghệ thuật rất trẻ, rất đương đại đang làm mới nghệ thuật lụa truyền thống, lôi

cuốn sự chú ý nhiều hơn vào lụa. TLMTTQ năm 2010 và năm 2015 không có

sự đột biến nào về số lượng tác phẩm lụa nhưng chất lượng các tác phẩm lụa

thì lại cho thấy một tín hiệu đáng mừng của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam

hiện đại.

1.2.2. Đặc trưng nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại

Vẻ đẹp tranh lụa khác hẳn với các chất liệu khác như sơn mài, sơn dầu,

do vậy nó được gọi tên theo chất liệu nền của tranh đủ thấy yếu tố lụa quan

trọng như nào trong một tác phẩm tranh lụa. Nền lụa là cái gốc, là cơ sở cho

Page 19: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

19

sự ra đời của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Vào thời kỳ đầu khi tranh lụa mới ra

đời, các họa sĩ dùng lụa nền là thứ lụa Vân Nam, Trung Quốc. Loại lụa này

thường phải vẽ khi ẩm, nếu vẽ lúc khô gây cảm giác đanh cứng, đục và cặn,

chỉ hợp với lối vẽ lụa Tàu, kiểu vẽ chấm phá quốc họa, không thể cọ rửa,

nhuộm màu nhiều lần được. Hiện nay, các họa sĩ vẽ tranh lụa thường đặt mua

lụa của làng Quan Phố, được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm có độ bền chắc và

thấm màu rất tốt. Tùy theo cách thức dệt lụa mau hay thưa, sợi to hay nhỏ mà

đặt tên cho hai loại lụa chính là lụa mịn và lụa thô. Mỗi loại lụa khi vẽ cho

những hiệu quả không giống nhau. Nắm vững tính chất của từng loại lụa giúp

các họa sĩ có thể xử lý linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất cho tác phẩm của

mình.

Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung, có thể căng khô hoặc căng ẩm sao

cho tấm lụa căng đều. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng,

người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút

nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha

lẫn một ít phèn chua để chống mốc. Khi bắt đầu thể hiện một tác phẩm tranh

lụa, họa sĩ thường phải xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng.

Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một

cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể dùng bút lông chấm màu vẽ trực tiếp

lên lụa một cách thoải mái.

Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này,

người ta còn dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột,

phấn màu... Nghệ thuật đặt màu lên lụa cũng hết sức tinh tế và chủ động vì

khi lụa đã ngấm màu thì không thể nào làm cho sáng lại được nữa, không như

các chất liệu khác (sơn dầu, sơn mài, acrylic) có thể dùng màu nọ chồng lấp

lên màu kia. Kỹ thuật vẽ lụa cổ là vẽ bằng màu tự nhiên. Người ta không rửa

và chuốt mặt lụa quá nhiều, chủ yếu vẽ một lần được ngay, hoặc vờn ngay

trên bề mặt. Còn lụa hiện đại vẽ bằng màu nước, thực chất là một kỹ thuật

Page 20: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

20

nhuộm lụa, màu thuốc nước ngấm vào trong thớ lụa, trở thành sợi nhuộm

màu, chứ không ở trên bề mặt. Người ta thường vẽ từ nhạt tới đậm, chồng

nhiều màu lên nhau để tạo độ màu như ý. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải

đem ra rửa nước làm cho cặn màu trôi đi, để cho màu ngấm vào từng thớ lụa,

người hoạ sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ lên nhiều lớp khác. Chính vì thế

mà tranh lụa hiện đại Việt Nam có độ trong trẻo, sâu lắng, óng ả, êm dịu, vô

cùng tinh tế. Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn

ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt

lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.

Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn

toàn, họa sĩ rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung kính, vừa

tăng hiệu quả thẩm mỹ, vừa bảo vệ bề mặt lụa.

Một bức tranh lụa đẹp, ngoài sắc màu ra, phải thể hiện được sự óng ả của

thớ lụa, chất lụa, còn gọi là tuyết lụa. Hoạ sĩ Việt Nam vẽ lụa hay dùng cọ để

đánh màu cho tan đều để chuyển độ trung gian, nét và mảng được quyện vào

nhau. Tuy nhiên nếu tranh vẽ bị rửa nhiều nước thì độ mướt của chất lụa sẽ

giảm, chà nhiều tơ lụa sẽ bị xù lông hoặc mặt lụa bị lì, không còn độ bám của

màu nữa, lúc đó người vẽ phải thay lụa mới.

Dù vẽ thế nào thì khả năng diễn tả ánh sáng của lụa là rất khó, không

giống như chất liệu sơn dầu mà các chi tiết trong tranh chỉ mang tính chất

tượng trưng, ước lệ, gợi tả nhiều hơn. Cùng với đó là các đường nét, hình giàu

tính chất trang trí. Đây cũng chính là đặc điểm tạo hình trong tranh lụa, chủ

yếu là mảng, sự liên kết giữa các mảng bằng các độ nhòe mờ tùy theo từng kỹ

thuật vuốt nước và vẽ ướt của từng cá nhân. Do đặc tính từ chất liệu mà lụa

thường có ưu thế trong việc thể hiện những tác phẩm mang xu hướng lãng

mạn, nhẹ nhàng, bay bổng, tình cảm như đề tài thiếu nữ, phong cảnh, tình

mẫu tử…

Page 21: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

21

1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc là một sự kiện Mỹ thuật uy tín, một triển

lãm định kỳ, thu hút đông đảo các họa sĩ trong nước tham gia, nhằm công bố,

phổ biến các tác phẩm của giới Mỹ thuật Việt Nam sáng tác trong một giai

đoạn (05 năm tổ chức một lần). Mỗi một kỳ triển lãm thể hiện một giai đoạn

phát triển của Mỹ thuật nước nhà. Sự kiện thu hút sự quan tâm và tham gia

của hầu hết các nghệ sỹ trong cả nước, với hội đồng nghệ thuật thẩm định,

chấm giải, trao thưởng cho các tác phẩm xuất sắc ở các lĩnh vực Hội họa, Đồ

họa và Điêu khắc [16].

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên tổ chức tháng 09- năm 1945

với tên gọi là Triển lãm Văn hóa, tại Nhà Khai Trí- Tiến Đức, Hà Nội (góc

phố Hàng Trống, Lê Thái Tổ hiện nay). Từ năm 1945 tới nay do hoàn cảnh

lịch sử, triển lãm có thời gian bị đứt đoạn, mỗi lần triển lãm đều mang những

đặc điểm, thành tựu riêng đóng góp to lớn vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện

đại. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài luận văn, người viết chỉ giới thiệu

về triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000 đến năm 2015.

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2000 [02]: Đây là TLMTTQ lần

thứ 15, khai mạc cuối tháng 12 năm 2000 tại nhà triển lãm Giảng Võ.

TLMTTQ 2000 có 44/59 tỉnh thành tham dự với 2535 tác phẩm của 1436 tác

giả trong đó có 825 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc của 692 tác giả

được chọn trưng bày. Lụa chiếm 48 tác phẩm (Theo số liệu của tác giả Đức

Hòa trong Lược sử các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc Việt Nam đăng trên Tạp

chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh thì là 49. Nhưng trong quá trình thu thập số liệu tác

giả luận văn thấy tranh Hai chị em của Vũ Quang in trang 85 là tranh thảm

chứ không phải tranh lụa như sách ghi).

Tranh lụa là chất liệu có số tác phẩm lớn thứ 3 trong danh sách 571 tác

phẩm tranh hội họa, đồ họa được duyệt treo trong triển lãm. Tuy vậy so với

tác phẩm sơn dầu và sơn mài thì số các tác phẩm tranh lụa vẫn còn hạn chế.

Page 22: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

22

Danh sách các tác giả, tác phẩm đoạt giải thưởng TLMTTQ 2000 phần Hội

họa không có huy chương vàng, huy chương bạc gồm 7 tác phẩm, huy

chương đồng có 9 tác phẩm và giải khuyến khích có 26 tác phẩm.

Trong số 42 tác phẩm đoạt giải có 4 tác phẩm là chất liệu lụa. Gồm 1 tác

phẩm đạt huy chương đồng là Phong cảnh của Nguyễn Minh Quang và 3 tác

phẩm lụa đạt giải khuyến khích là Phiên chợ vùng cao của Lưu Thị Kim

Oanh, Niềm vui của Nguyễn Thị Mộng Bích, Chiều trên bến của Nguyễn

Đăng Khoát.

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005 [03]: Triển lãm thu hút 2979

tác phẩm của các tác giả trong cả nước về tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã

tuyển chọn để trưng bày 734 tác phẩm tiêu biểu để trưng bày. Trong đó có

536 tranh hội họa, đồ họa. Năm nay số lượng tranh lụa ít hơn TLMTTQ 2000,

có 44 tác phẩm được chọn lọc trưng bày, chỉ chiếm 1/17 tổng số tranh được

tuyển chọn.

Danh sách tác giả, tác phẩm hội họa - đồ họa được tặng giải thưởng

trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2001 - 2005 gồm 2 huy chương vàng, 5

huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích nhưng tác phẩm

tranh lụa đoạt giải là con số 0. Con số này phản ánh đúng thực trạng tranh lụa

Việt Nam thời kỳ này. Các họa sĩ thờ ơ với chất liệu lụa, nghệ thuật tranh lụa

đang chững lại, không có những tác phẩm thực sự xuất sắc so với các chất

liệu khác.

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006 – 2010 [05]: Năm nay triển lãm có

sự thay đổi trong cách duyệt, vòng ngoài duyệt treo qua ảnh với gần 5000 bức

cỡ A4 do tác giả gửi tới, sau đó ban tổ chức mới nhận tranh đã được duyệt để

HĐNT xét giải trực tiếp. Hội đồng duyệt treo 836 tác phẩm của 735 tác giả.

Phần Hội hoạ có 543 tranh, trong đó có 57 tác phẩm tranh lụa. Giai đoạn này,

được sự quan tâm của các đơn vị quản lý, các hội thảo tranh lụa, các triển lãm

Page 23: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

23

khuyến khích tranh lụa… đã giúp lụa thoát khỏi bước tiến trì trệ giai đoạn 5

năm trước, có những thành tựu mới.

Trong số 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 huy chương đồng

và 20 giải khuyến khích, có 4 tác phẩm lụa đoạt giải. 1 tác phẩm lụa đoạt huy

chương bạc là Đàn bà, mặt nạ và bóng tối của Bùi Tiến Tuấn; 2 tác phẩm lụa

đoạt huy chương đồng là Ngày yên bình của Trần Xuân Bình, Trước giờ lên

đường của Lê Văn Sửu; 1 tác phẩm lụa đoạt giải khuyến khích là Không gian

3 của Phạm Thanh Vân.

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 [06]: Về tên gọi triển lãm mỹ thuật

toàn quốc được đổi thành triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2015. Nhưng bản chất

nó vẫn là triển lãm mỹ thuật do nhà nước tổ chức, có quy mô toàn quốc nhằm

ghi nhận thành tựu mỹ thuật 5 năm một lần. Bên cạnh việc đổi tên thành Triển

lãm Mỹ thuật Việt Nam, đáng chú ý, để nâng cao chất lượng không gian trưng

bày Triển lãm này, Ban Tổ chức đã chọn lọc kỹ lấy những tác phẩm chất

lượng. Với 4076 tác phẩm gửi đến tham dự thì Hội đồng Nghệ thuật chỉ chọn

409 tác phẩm. Số lượng tác phẩm trưng bày năm nay chỉ hơn một nửa so với

kì trước. Số tác phẩm lụa được chọn trưng bày là 30, tính cả một tác phẩm lụa

của Vũ Đình Tuấn trong hội đồng nghệ thuật thì là 31 tác phẩm.

Cơ cấu giải thưởng kỳ triển lãm năm nay thu hẹp hơn so với các kì kể

trên, trong đó có 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 12 huy chương đồng

và 20 giải khuyến khích, bao gồm cả đồ họa, hội họa và điêu khắc. Nhưng số

lượng tác phẩm tranh lụa được giải lại tăng lên con số 6, ngang ngửa với số

lượng đoạt giải ở các chất liệu nghệ thuật khác (sơn mài có 6 tác phẩm đoạt

giải, dơn dầu có 4, đồ họa có 5 tác phẩm). Trong đó có 2 tác phẩm tranh lụa

đạt huy chương đồng là Ngày đơm hoa (2015) của Trần Xuân Bình, Tuổi

Teen (2015) Phạm Hồng Như; có 4 tác phẩm lụa đạt giải khuyến khích là Tổ

quốc gọi (2015) của Lê Thị Kim Bạch, Tiêu bản năm 20xx (2012) của Mai

Page 24: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

24

Hùng, Góc phố (2013) của Nguyễn Hoàng Long, Ngoài hiên vắng (2012) của

Phạm Thị Thanh Vân.

Tiểu kết chương 1

Tranh lụa Việt Nam hiện đại ra đời ra đời sắp tròn 90 năm, kể từ thành

công đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh với những bức tranh lụa đằm thắm

không phải Tây cũng chẳng phải Tàu, hoàn toàn độc đáo, riêng biệt của xứ

An Nam ấy. Trải qua thời gian, những biến động của lịch sử nước nhà, tranh

lụa có lúc hưng lúc suy. Nhưng chắc chắn, với vẻ đẹp và đặc tính riêng biệt

của mình, tranh lụa sẽ không bao giờ mất đi.

Việc nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của tranh lụa góp phần

bảo lưu những giá trị văn hóa nghệ thuật tốt đẹp của nước nhà trước xã hội

ngày một tiến tới toàn cầu hóa là một việc làm cần thiết. Làm thế nào để tiếp

thu văn hóa mới, để làm giàu thêm giá trị bản thân, đổi mới mình mà không

mất đi bản sắc gốc là một điều khó không phải họa sĩ nào cũng làm được.

Đất nước mở cửa, Mỹ thuật Việt Nam hào hứng tiếp thu các trào lưu

nghệ thuật hiện đại thế giới nhưng hình như tranh lụa vẫn trung thành với

những lối vẽ cũ, những đề tài và gam màu truyền thống đã trở nên cũ kĩ với

thời cuộc. Phải tới những năm gần đây, đáng nói nhất là qua các tác phẩm lụa

hai kì triển lãm toàn quốc năm 2010 và 2015, lụa mới thực sự có thay đổi và

đã đạt được thành công nhất định. Vẫn nền lụa ấy, công cụ ấy, kĩ thuật ấy

nhưng những họa sĩ trẻ đã tìm ra cho mình ngôn ngữ tạo hình và gam màu

tươi mới, khiến cho lụa hấp dẫn lạ.

Bằng sự hiểu biết còn hạn hẹp của cá nhân người viết, qua luận văn này,

người viết muốn tìm hiểu kĩ hơn về xu hướng sáng tác tranh lụa trong triển

lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 đến 2015.

Page 25: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

25

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SÁNG TÁC TRANH LỤA VIỆT NAM

TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC

GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

2.1. Xu hướng Hiện thực trong sáng tác tranh lụa Việt Nam

“Chủ nghĩa Hiện thực”, “phong cách Hiện thực” trong tiếng Anh là

Realism, dùng để chỉ một xu hướng nghệ thuật xuất hiện ở Pháp trong khoảng

thời gian giữa thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Hiện thực đối lập với lối vẽ nghiên cứu

kinh viện của chủ nghĩa Cổ điển, chủ nghĩa Lãng mạn. Chủ nghĩa Hiện

thực lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người, về cuộc

sống, về môi trường xã hội xung quanh làm đối tượng sáng tác, không lí

tưởng hóa, tránh mọi hình thức “gây ảo ảnh” [23, tr.70].

Hội họa giá vẽ Việt Nam ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, đó là

khoảng thời gian khi mà thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ các trào

lưu nghệ thuật Hiện đại như Tượng trưng, Biểu hiện, Trừu tượng, Dã thú, Lập

thể… Dưới sự đào tạo mang định hướng phát huy nghệ thuật bản địa của

những người thầy Pháp Victor Tardieu, Joseph Inguimberty kết hợp với

khuynh hướng nghệ thuật Cổ điển, trân trọng Hiện thực, bút pháp Ấn tượng

đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách sáng tác của các họa sĩ Việt Nam.

Chính vì vậy trong hội họa Việt Nam mảng tranh mang phong cách nghệ

thuật Hiện thực chiếm phần đông đảo [25, tr.13-14]. Tranh lụa cũng không

nằm ngoài xu hướng đó. Nhiều tác phẩm tranh lụa Việt Nam hiện đại đi theo

xu hướng Hiện thực. Tuy nhiên hiện thực ở đây khác với lối vẽ hiện thực

Phương Tây là tả chính xác về tỉ lệ, hình khối, không gian, ánh sáng. Mà ở

đây là một phong cách hiện thực có sự kết hợp với lối ước lệ, tượng trưng của

Á Đông. Đó là cách xây dựng hình tượng cấu trúc đúng tỉ lệ thực, không gian

phối cảnh theo lối tả thực Phương Tây nhưng kết hợp với lối vẽ vờn khối, ánh

Page 26: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

26

sáng và màu sắc ước lệ. Hoặc cũng có tác phẩm tranh lụa mang xu hướng

hiện thực nhưng pha chút lãng mạn, ấn tượng. Về nội dung phản ánh, ngoài

những chủ đề về tình dân quân, lao động sản xuất, chiến tranh cách

mạng…còn có các đề tài về cuộc sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là

khu vực miền núi, nông thôn, miêu tả phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vẻ đẹp

con người.

Trong TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015 có 150 tác phẩm tranh lụa mang

phong cách nghệ thuật Hiện thực trên tổng số 179 tác phẩm tranh lụa của cả 4

kỳ từ 2000 - 2015. Ở TLMTTQ 2000, 2005 các tác phẩm tranh lụa mang

phong cách Hiện thực chiếm đa số. Nhưng đến TLTTQ 2010 và TLMTVN

2015, các tác phẩm mang phong cách Siêu thực, Pop art xuất hiện nhiều và

chiếm ưu thế. Các tác phẩm lụa Hiện thực thường khai thác vẻ đẹp con người,

thiên nhiên, phong cảnh nhất là nông thôn, miền núi với những hình ảnh sinh

hoạt lao động bình dị hàng ngày. Tuy sử dụng bút pháp tả thực nhưng các họa

sĩ cũng không quá nệ thực mà thường khai thác tính chất ước lệ Á Đông tạo

nên chất dân tộc trong tác phẩm.

Trước hết là những tác phẩm lụa khai thác đề tài hiện thực cuộc sống về

bố cục, cấu trúc hình, không gian nhưng kết hợp lối vờn khối, ánh sáng, màu

sắc ước lệ.

Tác phẩm Niềm vui (H.01) của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Mộng Bích (1933)

đạt giải khuyến khích TLMTTQ năm 2000 là một bức tranh hiện thực sinh

động về cuộc sống, con người vùng cao. Bức tranh sử dụng lối vẽ tả thực về

hình khối, tỉ lệ, màu sắc, không gian…Chọn bố cục cận cảnh, tác giả muốn

đặc tả hình ảnh bà mẹ dân tộc đang ngồi thái lá cho lợn ăn, em bé quấn quýt

bám sau lưng mẹ. Bên cạnh là đàn lợn con đang tranh nhau bú mẹ, bếp lửa

đang đun cháy rực ấm áp, xa xa là hình ảnh ruộng bậc thang, núi rừng xanh

non mơm mởm. Từng chi tiết đều thật đắt giá với sự nghiên cứu kỹ về hình,

bố cục, màu sắc. Từ những chiếc lá xanh tươi ở góc tranh đang được bà mẹ

Page 27: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

27

thái chuẩn bị bữa tối cho chú lợn, những bắp ngô to, mẩy hạt vàng óng ả, đến

đàn lợn con lúc nhúc đến chục chú, mỗi chú một dáng đang miệt mài bú mẹ…

Mỗi nét vẽ cho thấy tạo hình chắc chắn và kỹ thuật lụa điêu luyện của tác giả.

Dùng cách vờn khối, nhuộm lụa tạo sự chuyển biến của sắc độ êm dịu, các chi

tiết bàn tay, bàn chân của người mẹ được tả kĩ, có phần gân guốc biểu lộ vẻ

đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh của người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, vất vả. Chiếc áo

nâu chàm xanh thẫm được tả kỹ hoa văn, họa tiết trên cổ áo, tay áo nhưng vẫn

gợi được khối hình chắc khỏe của cơ thể người mẹ trong dáng ngồi mềm mại

thái lá. Dù vất vả nhưng hình ảnh người phụ nữ vùng cao vẫn hiện lên đẹp đẽ

trong trang phục dân tộc, điệu đà với những đồ trang sức như vòng cổ,

khuyên tai. Và đặc biệt khuôn mặt nở nụ cười rạng rỡ của em bé sáng ngời

bức tranh. Nụ cười của em là niềm vui của mẹ, là sự no nê của đàn lợn con, sự

mãn nguyện của lợn mẹ. Xem tranh Niềm vui, thấy được niềm hạnh phúc, hân

hoan, sự ấm no, sung túc của đời sống mới ở vùng cao.

Thêu thổ cẩm (H.04) cũng là một tác phẩm đẹp về con người miền núi

của Phạm Thanh Liêm. Cũng như Niềm vui tính Hiện thực trong tác phẩm

Thêu thổ cẩm được thể hiện ở lối vẽ tả thực về hình khối, tỉ lệ, màu sắc và gợi

tả không gian của tác phẩm. Tranh đặc tả hình ảnh một cô gái Thái đang ngồi

thêu thổ cẩm bên bếp lửa. Cô gái với nét mặt thanh tú, đôi bàn tay được tạo

hình rất yêu, một tay cầm kim kéo dài chỉ ra, một tay giữ mảnh thổ cẩm.

Chiếc áo Thái trắng ngần nổi bật lên trong không gian của buổi chiều ngập

tràn ánh tím. Các chi tiết trang trí trên quần áo, mảnh thổ cẩm, miếng vải dưới

đất được vẽ khá cẩn thận, hài hòa trong màu sắc chung của bức tranh. Hình

ảnh bếp lửa được tả rất kỹ, ánh lửa hồng rực với những chiếc ấm, nồi, chiếc

kiềng bếp đen xì đặc trưng khi đun củi gỗ. Khung cảnh thật thanh bình. Vẻ

đẹp của cuộc sống, con người như ngưng đọng trên bề mặt tranh.

Cũng với đề tài sinh hoạt ở miền núi, tác phẩm hiện thực lãng mạn

Người mẹ Thái (H.07) của họa sĩ Nguyễn Thụ là hình ảnh người phụ nữ địu

Page 28: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

28

con bên hiên nhà đầy chất thơ. Nguyễn Thụ là một họa sĩ lão thành chuyên vẽ

lụa. Đề tài thiên nhiên, con người miền núi mà nhất là hình ảnh những cô gái

Thái trong sinh hoạt hàng ngày là chủ đề chính trong các tác phẩm tranh lụa

của ông. Các tác phẩm tranh lụa Nguyễn Thụ có đặc điểm chung vừa hiện

thực, vừa trữ tình và giàu chất thơ, mộc mạc, biểu cảm. Trong mỗi tác phẩm,

tác giả đều gạn lọc lấy những hình ảnh, chi tiết cô đọng, màu sắc, bố cục đơn

giản. Các sắc độ, mảng hình trong tranh lụa Nguyễn Thụ không rõ nét mà

nhòe mờ vào nhau, chuyển sắc tinh tế nhờ đó mà cảm nhận được hơi sương

lạnh của núi rừng Tây Bắc. Cũng với kỹ thuật lụa rất đặc trưng đó, trong

không gian núi rừng lạnh giá, điểm sắc trắng muốt của cành hoa mai, hoa mận

tác phẩm Người mẹ Thái tập trung vào hình ảnh mẹ con đang ngồi trước nhà

sàn, cuộc sống thật thanh bình, nhẹ nhàng và ấm áp tình mẫu tử biết bao. Tác

phẩm có không gian gợi tả, ước lệ với những mảng màu lớn, những đường

viền mềm, gợi khối nhẹ, hình và nét uyển chuyển, chủ yếu là các sắc đen, nâu

hồng, lam tím.

Ngoài các tác phẩm tiêu biểu phân tích ở trên, đề tài thiên nhiên, phong

cảnh, sinh hoạt con người miền núi sáng tác theo phong cách hiện thực có rất

nhiều. Phải nói mảng đề tài này rất được các họa sĩ Việt Nam ưu ái, không

riêng gì chất liệu lụa. Mỗi bức tranh là một mảnh ghép phản ánh chân thực

cuộc sống miền núi. Một số tác phẩm đẹp tiêu biểu có thể kể tên như Đám trẻ

(H.02) của Nguyễn Hoàng Tùng, Trang điểm (H.03) của Nguyễn Trọng Cát,

Chiều bên suối (2008) (H.05) của Trần Thị Phương Liên, Nghề truyền thống

(H.06) của Trần Quang Dũng, Buổi sớm ở bản (2010) (H.08) của Phạm Ngọc

Sỹ, Chợ Lán Xì (TLMTTQ 2000) (H.09) của Mai Hùng, Đêm vùng cao (2000)

(H.10) của Phạm Mạnh Đức, Buổi sáng trên bản phố (2010) (H.11) của

Nguyễn Thanh Tùng, Phong cảnh miền Đông (2000) (H.13) của Trần Thị

Liên…

Page 29: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

29

Mảng các tác phẩm khai thác các đề tài và phong cách hiện thực gắn với

phong cảnh, con người, sinh hoạt, lao động nông thôn Việt Nam cũng chiếm

số lượng lớn tranh lụa mang phong cách nghệ thuật Hiện thực như Ngày mùa

(2005) (H.12) của họa sĩ Lê Văn Sửu, Biển về gom lưới (2006) (H.21) của Lê

Thị Ngân Chi, Bà Năm Thử (2010) (H.14) của Lê Thị Kim Bạch, Kéo lưới

(2000) (H.15) của Mai Xuân Chung, Trước lúc ra khơi (2012) (H.16) của

Phạm Trần Bửu Trâm, Chợ Sét làng Chuông (2005) (H.22) của Lê Thị

Dung…

Tác phẩm Ngày mùa (2005) (H.12) của họa sĩ Lê Văn Sửu diễn tả phong

cảnh nông thôn gắn với kiến trúc chùa Thầy trong một hòa sắc vàng nâu ấm

áp. Các chi tiết trong tranh đều tinh tế, tỉ mỉ, cô đọng trong mảng hình đơn

giản, khúc triết. Tạo hình tranh từ mái nhà với cột kèo, nếp cong, họa tiết

trang trí diềm mái, những cành cây khỏe khoắn, dáng lưng còng còng gánh

những gánh lúa nặng trĩu oằn quang gánh… đều hết sức sinh động. Bức tranh

phong cảnh nông thôn của họa sĩ đẹp êm ả và tình cảm. Bức tranh là sự kết

hợp giữa cách tạo hình hiện đại, nghiên cứu, ký họa kỹ phong cảnh, bố cục,

khái quát lược bỏ những chi tiết rườm rà để còn lại sự cô đọng của hình thể.

Vẫn sử dụng lối tạo hình hiện thực, phối cảnh xa gần nhưng cách tả khối,

dùng màu hoàn toàn mang tính ước lệ, Á đông. Người xem thấy gợi lên màu

sắc nâu vàng quen thuộc như trong tranh của Nguyễn Phan Chánh. Vẫn lối

vờn khối, chuyển sắc độ êm dịu, và cách vẽ nhuộm lụa truyền thống. Nhưng

hơi thở cuộc sống hiện đại vẫn phảng phất trong tác phẩm nhờ lối tạo hình, bố

cục hiện đại.

Biển về gom lưới (2006) (H.21) của Lê Thị Ngân Chi cũng là một tác

phẩm lụa đẹp, rõ tính Hiện thực. Tạo hình, bố cục, màu sắc trong tranh đều

dựa trên những hình ảnh chắt lọc từ thực tế. Quy luật xa gần trong nghệ thuật

phương Tây được áp dụng tạo không gian cho bờ biển với những nhóm người

đang gom lưới trên bờ chạy xa sát mép, hút tầm mắt ra ngoài biển. Màu sắc

Page 30: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

30

nhuộm khắp mặt tranh là màu của ánh hoàng hôn chiều. Tranh không đi vào

chi tiết, không tả nhiều, các dáng người được “bắt” rất sinh động cùng với

những mảng bóng đổ dài đã tái hiện thành công cảnh biển chiều, những ngư

dân tất bật gom lưới.

Trong số các tác phẩm mang phong cách Hiện thực tác phẩm Hồn quê

(1999) (H.27) của Nguyễn Yến Nguyệt là thực hơn cả. Bức tranh vẽ một góc

bếp xưa của người miền xuôi. Trong bếp có chiếc chạn bếp làm bằng tre, mấy

chiếc chum sành to nhỏ, chiếc thì kê gạch, đậy nắp nồi đất, chiếc đậy nắp

bằng thớt gỗ, ấm nước đen vì đun củi, đun rơm, chiếc liễn đựng cà, đựng

muối, chiếc mâm gỗ đã sứt mép đôi chỗ… Góc bếp nhỏ hiện lên sinh động

trong sắc nâu đỏ ấm áp no màu, trong trẻo với bút pháp tả thực gần với phong

cách Cực thực. Sẽ chẳng có gì đặc biệt vì tranh mà, không vẽ cái này thì tả cái

kia và góc bếp như vậy, tả như vậy cũng có nhiều họa sĩ sơn dầu vẽ rồi nhưng

nghệ thuật tả thực như vậy trong lụa có lẽ ít thấy. Các tác phẩm lụa từ trước

vẫn được coi là không có khả năng diễn tả ánh sáng, không gian, hình khối

như tranh sơn dầu, mà mọi sự diễn tả mang tính chất tượng trưng hoặc ước

lệ, gợi tả nhiều hơn [12, tr.74]. Nhưng khi xem tranh Hồn quê, dường như các

lý thuyết trước kia đã không còn chính xác nữa. Nó cho thấy tranh lụa cũng

có khả năng diễn tả ánh sáng cũng có thể mô tả sự vật nổi hình nổi khối được

chứ không hoàn toàn chỉ là cuộc chơi của mảng màu và nét trang trí.

Bên cạnh mảng tranh lụa mang phong cách Hiện thực, ta thấy có một số

tác phẩm lụa lại có cách dụng màu, tạo nét và bố cục gần gũi với nghệ thuật

Biểu hiện. Các tác phẩm lụa mang phong cách Hiện thực pha Biểu hiện cho

thấy sự thay đổi trong chính xu hướng Hiện thực của tranh lụa. Tính biểu hiện

của các tác phẩm lụa mang phong cách Hiện thực pha biểu hiện chủ yếu thể

hiện trong màu sắc. Màu sắc các tác phẩm tranh lụa mang phong cách Hiện

thực pha Biểu hiện không phải là màu thực của bản thân đối tượng được vẽ.

Nó là màu theo cảm nhận chủ quan của tác giả, màu sắc đối chọi nhau gây ấn

Page 31: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

31

tượng mạnh mẽ nơi người xem. Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn chưa

thoát ra khỏi được những khuôn hình hiện thực của đối tượng thể hiện, nên

vẫn nằm trong nhóm các tác phẩm Hiện thực. Tạo hình trong các bức tranh

lụa Hiện thực pha Biểu hiện là sự kết hợp giữa tạo hình thực tế của đối tượng,

nhân vật với sử dụng yếu tố ước lệ tượng trưng giản lược, chắt lọc, khái quát.

Ví dụ như tác phẩm đạt giải khuyến khích trong TLMTTQ 2000 Chiều

trên bến (H.35) của Nguyễn Đăng Khoát diễn tả lại quanh cảnh một bến

thuyền đang tấp nập thu hoạch với những sọt đầy cá. Tranh vẽ theo lối tả

thực, các chi tiết thuyền, người, xọt cá đều rất sinh động. Yếu tố biểu hiện của

tranh nằm ở sắc đỏ của hoàng hôn chiều nhuộm đẫm mặt tranh và bố cục táo

bạo với hai chiếc thuyền lớn đối lập với con người, xọt cá nhỏ bé.

Hay trong tác phẩm Phong cảnh miền núi (2000) (H.32) của Trần Lưu

Tuấn. Tranh vẽ quang cảnh nhà sàn của miền núi phía Bắc, họa sĩ không khai

thác chi tiết đối tượng vẽ mà giản lược quy vào những mảng hình cô động.

Nhất là hình của những mái nhà sàn. Tranh gây ấn tượng nơi người xem bởi

sắc xanh biếc của nhà sàn, xanh màu xanh nước biển, đối chọi với sắc cam

rực của nền đất, màu đỏ của những chú gà trên sân cùng chiếc áo chú bé đứng

trên hiên nhà sàn đầy tính biểu hiện.

Họa sĩ Phạm Thanh Vân có hai tác phẩm trong TLMTTQ 2010 và 2015

đều đạt giải là Không gian 3 (2009) (H.28) và Ngoài hiên vắng (2012) (H.29).

Cả hai bức tranh đều có nội dung, hình thức biểu hiện, bố cục tranh khá đơn

giản và tương đồng nhau. Tranh chỉ vẽ căn nhà ngang, căn nhà chính của

người đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục tranh nằm ngang theo chiều dài căn nhà.

Một bức nhìn từ ngoài sân vào mặt trước của nhà và một bức nhìn từ trong

nhà ra. Cả hai bức tranh là một tông màu đỏ, nâu, một chút cam trầm ấm đầy

sức biểu hiện. Toàn bộ bức tranh là nổi bật trong một sắc đỏ, có thêm chút

đen, một chút cam. Chính sự giản dị, kiệm hình, kiệm màu, kiệm nét ấy là nét

đặc sắc trong ngôn ngữ tạo hình hai bức lụa của Phạm Thanh Vân. Trong

Page 32: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

32

nghệ thuật, không phải cứ đa sắc, nhiều chi tiết đã là hay. Phải có cái nhìn

tinh tế, phải có sự gắn bó, hiểu biết và tình cảm với truyền thống văn hóa Bắc

bộ mới có được sự chắt lọc như vậy.

Tác phẩm Trường Sơn (2009) (H.36) của nữ họa sĩ Vũ Giáng Hương là

một tác phẩm mang tính Hiện thực pha biểu hiện. Họa sĩ Vũ Giáng Hương là

một họa sĩ chuyên vẽ lụa. Bà vẽ rất nhiều tranh lụa, trong đó chủ đề chiến

tranh Cách mạng chiếm một số lượng lớn. Tranh của bà thường tái hiện lại

những câu chuyện thực tế, những kí ức, kỷ niệm của bản thân trong gam màu

trầm. Ở tác phẩm Trường Sơn (2009), tác giả tái hiện lại một góc con đường

lịch sử Trường Sơn với hình ảnh những chiến sĩ đang trên đường hành quân

băng rừng vượt núi tiến vào Nam. Tính biểu hiện của tranh thể hiện ở nét vẽ

tạo hình của họa sĩ. Nét ở đây không còn thanh mảnh để gợi hình mà được

họa sĩ đi rất hoạt, to, đậm, nổi bật trong tranh. Các mảng màu của các chiến sĩ,

của rừng, núi cùng chung sắc độ được tách ra, khỏe khoắn, mạch lạc nhờ

những nét phẩy, viền bo của nét mà không khiến cho tranh bị cứng nhắc. Sự

kết hợp yếu tố nét to, nhỏ linh hoạt cũng đồng thời tạo đậm nhạt làm cho tác

phẩm có chiều sâu.

Cũng với những đặc điểm ấy, trong TLMTTQ giai đoạn 2000 – 2015 có

một số tác phẩm tranh lụa Hiện thực pha biểu hiện khác ví dụ như tác phẩm

Chợ Bắc Hà (2000) [H.30] của Nguyễn Thế Sơn, Tổ thêu (2000) (H.31) của

Mai Thị Liên, Tắm suối (1999) (H.33) của Nguyễn Thị Thu Hằng, Chờ mẹ

(2010) (H.34) của Lê Thị Hương Giang, Đường về (TLMTTQ 2010) (H.37)

của Đào Hà, Đình làng (2010) (H.38) của Tòng Thị Trang …

Các tác phẩm tranh lụa mang phong cách nghệ thuật Hiện thực trong

TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015 chiếm số lượng lớn cho thấy xu hướng Hiện

thực rõ ràng trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn này.

Page 33: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

33

2.2. Xu hướng Biểu hiện trong sáng tác tranh lụa

Thuật ngữ “Chủ nghĩa biểu hiện” chỉ xu hướng nghệ thuật và văn học

diễn ra mạnh nhất ở Đức và ở một số nước Châu Âu vào những năm cuối thế

kỷ XIX - đầu thế kỷ XX [23, tr.21-23]. Ở Việt Nam, những năm 1980, phong

cách Biểu hiện đã xuất hiện nhưng chỉ lác đác ở vài họa sĩ, do những yêu cầu

của thực tế đời sống mà cụ thể là chịu sự quản lý và tác động văn hóa mạnh

mẽ từ Đảng và quần chúng nhân dân nên phong cách Biểu hiện không phát

triển và nhanh chóng lụi tắt. Đến năm 1990 hội họa Biểu hiện Việt Nam mới

phát triển. Nó như một nhu cầu tất yếu, khi mà con mắt nhìn hội họa hiện đại

của nước nhà đã quen thuộc, các họa sĩ đã nhuần nhuyễn với ngôn ngữ hội

họa hiện thực, ấn tượng. Trái với phong trào Ấn tượng và Hiện thực, nghệ

thuật Biểu hiện thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để

bóp méo, tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng.

Họa sĩ Biểu hiện không chú tâm mô tả cái nhìn thấy mà chủ đích biểu hiện

mạnh mẽ nhất những cảm xúc tức thời của mình, những trải nghiệm tình cảm

hơn là hiện thực vật chất. Phong cảnh mang một vẻ ngất ngây mạnh mẽ. Các

nhân vật chiếm cứ tiền cảnh và bố cục được đặt trong sự đối chọi. Các đường

nét trong tranh không mềm mại, trơn tru mà đứt gãy, thô giáp, bóp méo uốn

lượn làm tăng sự gay gắt của cảm xúc. Các bức tranh trình bày các hợp sắc

gay gắt và những sắc độ đục, xỉn, màu đen và màu đỏ nổi trội hơn hết. Bút

pháp tạo hình thô, để lại những vệt màu dày lộm cộm, gân guốc [01]. Tuy

nhiên, trên thực tế tranh mang tính Biểu hiện của họa sĩ Việt không hoàn toàn

Biểu hiện mà đôi khi còn được kết hợp với các lối vẽ khác như Biểu hiện trừu

tượng, Biểu hiện Lập thể, hay Biểu hiện Siêu thực [33, tr.36]. Cùng với không

khí sáng tác sôi nổi của phong cách nghệ thuật Biểu hiện ở chất liệu sơn dầu,

sơn mài, tranh lụa hiện đại Việt Nam những năm cuối thế kỷ cũng được các

họa sĩ thể hiện thoải mái về hình, màu, bố cục để biểu đạt cảm xúc.

Page 34: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

34

Trong bốn kỳ TLMTTQ từ năm 2000 - 2015 ta vẫn thấy xuất hiện lác

đác các tác phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Biểu hiện, đề cao cảm xúc

nội tâm bằng những thủ pháp về hình màu, không gian (biến điệu hình, không

gian, cường điệu màu sắc, ánh sáng…). Sau khi tìm hiểu về nghệ thuật Biểu

hiện trên thế giới và trong nước, người viết xin tạm xếp 7 tác phẩm sau mang

phong cách nghệ thuật Biểu hiện. Triển lãm MTTQ năm 2000 [02] có 2 tác

phẩm: Đón bạn ngày mai (H.45) và Trước ô cửa nhà dài (H.44) của họa sĩ

Lê Vấn (Đăk Lăk). Triển lãm MTTQ năm 2005 [03] có 2 tác phẩm: Sương

lạnh (H.39) của Nguyễn Tuấn Cường (Hà Nội) và tác phẩm Giã bạn (H.40)

của Ngô Thị Ngân (Hà Tây). Triển lãm MTTQ năm 2010 [05] có 2 tác phẩm:

Người về cuối rừng (H.43) và Trắc trở Tây Nguyên (H.41) của Lê Vấn (Đăk

Lăk). Triển lãm Việt Nam năm 2015 [06] có 1 tác phẩm: Mùa khô Tây

Nguyên (H.42) cũng của Lê Vấn (Đăk Lăk).

Tác phẩm Đón bạn ngày mai (H.45) và Trước ô cửa nhà dài (H.44) của

họa sĩ Lê Vấn (Đak Lak) phản ánh sinh hoạt lễ hội cộng đồng của đồng bào

dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cả hai tác phẩm đều mang phong cách Biểu

hiện rõ nét. Yếu tố Biểu hiện được thể hiện qua đối tượng phi tả thực của

tranh. Các chi tiết trong tranh là rất nhiều các motif dân gian đặc trưng Tây

Nguyên gợi lên nhà Rông và các biểu tượng chạm khắc gỗ dân gian quen

thuộc. Yếu tố biểu hiện cũng được thấy rõ trong tạo hình nét của tranh. Không

giống với các tác phẩm lụa mang phong cách Hiện thực có nét thanh, mảnh,

khi ẩn, khi hiện mềm mại, nét vẽ trong hai tác phẩm Đón bạn ngày mai và

Trước ô cửa nhà dài được tạo hình bằng nét khái quát tượng trưng có phần

thô, to, méo mó, ngô nghê, ngẫu hứng trong sự thay đổi màu sắc. Các hình vẽ

trong tranh cùng đồng hiện trên nền lụa, hầu như không có yếu tố xa gần. Bố

cục của bức Đón bạn ngày mai chia hai theo chiều ngang với lớp người ở phía

dưới đông vui, thay đổi nhịp điệu với sắc đen đậm đối lập với khoảng trống

phía trên gợi nên hình ảnh mái nhà Rông to lớn bao trùm bức tranh. Còn

Page 35: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

35

Trước ô cửa nhà dài bố cục tranh không phân chia rõ mà lộn xộn khắp bề mặt

tranh. Màu sắc trong cả hai bức tranh hoàn toàn do, sự sắp đặt chủ động của

tác giả, không bị lệ thuộc vào sắc màu trong tự nhiên, không chịu sự tác động

của quy luật ánh sáng. Đó là những hòa sắc mạnh đỏ, đen, xanh côban. Bản

thân màu cũng không gò bó trong khuôn hình của đối tượng mà loang nhòe tự

nhiên đầy xúc cảm.

Tác phẩm Sương lạnh (H.39) của Nguyễn Tuấn Cường (Hà Nội) thể hiện

một nội dung đã quá quen thuộc trên lụa, là con người, phong cảnh và sinh

hoạt dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Bên mảng xu hướng Hiện thực, đề tài

này chiếm lượng lớn tác phẩm nhưng Sương lạnh lại chọn cho mình một ngôn

ngữ Biểu hiện khác. Các nhân vật trong tranh được tạo hình khái quát, giản

lược, điểm xuyết với những motif hoa văn trang trí của dân tộc. Tất cả đều

đồng hiện trên một mặt phẳng trong một bố cục chặt chẽ với các mảng màu

trơn, những khoảng đặc rỗng đan xen nhau trên bề mặt tranh. Toàn bộ bức

tranh lấy tông màu chủ đạo là xanh lá, xanh màu xanh của núi rừng, kết hợp

mảng màu đen xen kẽ những mảng hình đỏ rực của chiếc khăn trùm đầu, xà

cạp váy, cho người xem cảm nhận được cái lạnh của hơi sương núi rừng.

Những khuôn mặt toát lên vẻ buồn rầu, trĩu nặng ưu tư. Có hình ảnh của rượu

cá, chén nhỏ, chén to cùng chiếc khèn mà sao không khí lại nặng nề như vậy.

Phải chăng tác giả thông qua những hình ảnh chắt lọc đặc trưng miền Tây Bắc

ấy biểu hiện cảm nhận của mình về cuộc sống, con người nơi đây.

Tác phẩm Giã bạn (H.40) của Ngô Thị Ngân có hòa sắc nóng, tông đen

nâu, trầm ấm quen thuộc của tranh lụa. Nội dung tranh là một buổi chia tay

bịn rịn của liền anh, liền chị quan họ. Tuy nhiên tranh không chọn con đường

hiện thực để làm rõ nội dung tác phẩm mà thay đổi bằng một cách tạo hình

hoàn toàn khác. Toàn bộ hình ảnh trong tranh được đơn giản hóa, không còn

chi tiết, không tả khối, không miêu tả ánh sáng thay vào đó là những mảng

hình như được cắt dán lại với nhau để sắp xếp tạo ra nhân vật. Qua các mảng

Page 36: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

36

hình ấy ta vẫn thấy thấp thoáng tà áo tứ thân, nón quai thao, các liền anh đội

khăn xếp, áo the. Những mảng màu đậm đà đặt cạnh nhau vẫn nhìn thấy nét

viền xung quanh mảng hình nhưng không khô ráp vì vẫn có độ nhòe giữa các

đường biên. Chính cách tạo hình nhân vật trong tranh khiến ta liên tưởng ngay

tới phong cách Biểu hiện lập thể.

Ba tác phẩm còn lại đều của họa sĩ Lê Vấn Người về cuối rừng (H.43),

Trắc trở Tây Nguyên (H.41), Mùa khô Tây Nguyên (H.42). Trong đó Trắc trở

Tây Nguyên và Mùa khô Tây Nguyên có lối tạo hình gần nhau hơn. Cũng như

các tác phẩm lụa mang phong cách Biểu hiện ở trên, Trắc trở Tây Nguyên và

mùa khô Tây Nguyên không hề dùng bút pháp tả thực. Mỗi nét vẽ đều rất

giản lược, không phô trương, thanh mảnh nhưng hiện rõ và rất thoải mái khái

quát các chi tiết nhân vật trong tranh. Tranh được phân chia thành những

mảng hình lớn, nhiều khoảng lụa trống. Màu sắc tranh khá tách bạch theo

mảng tranh và hoàn toàn ngẫu hứng theo chủ ý của tác giả chứ không lệ thực.

Tác phẩm Người về cuối rừng gợi cho ta một không gian có yếu tố Biểu hiện

Siêu thực. Mọi thứ trong tranh không mạch lạc rõ ràng, khúc triết mà như ẩn,

như hiện, các motif mang màu sắc dân tộc gợi nếp nhà sàn, hình cây và người

cách điệu hiện lên trên mặt tranh mang nhiều yếu tố trang trí với nét hình

ngẫu hứng, to khỏe. Sắc xanh dương, ghi tối, điểm những nét trắng, một chút

cam đỏ tạo không gian mang nhiều suy tư về con người và mối liên hệ với

rừng, với tâm linh thần bí.

Như vậy có thể thấy số lượng tranh mang xu hướng Biểu hiện của tranh

lụa Việt Nam qua bốn kỳ TLMTTQ là không nhiều, số lượng tác phẩm tranh

tập trung vào 3 họa sĩ, mà chủ yếu là tranh của họa sĩ đến từ Đăk Lăk Lê Vấn.

Đây chưa phải là bức tranh toàn cảnh các tác phẩm mang phong cách Biểu

hiện của tranh lụa Việt Nam. Nhưng rõ ràng là có sự xuất hiện và tiếp nối qua

4 kỳ TLMTTQ của xu hướng Biểu hiện trong sáng tác tranh lụa Việt Nam

giai đoạn 2000- 2015.

Page 37: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

37

2.3. Xu hướng Siêu thực trong sáng tác tranh lụa Việt Nam

Phong trào văn học nghệ thuật Siêu thực phát sinh ở Pháp và phát triển

mạnh trong những năm 1920- 1930. Andre Breton, nhà lý thuyết chính của

phong trào, người đã soạn thảo ra tuyên ngôn Siêu thực, nói rằng mục đích

của Siêu thực là “giải quyết tình trạng mâu thuẫn có sẵn giữa mộng và thực,

đưa nó tới một thực tế tuyệt đối, trạng thái siêu thực” [23, tr.121]. Các tác

phẩm hội họa Siêu thực tái hiện lại giấc mơ bằng cách cắt dán các sự vật cạnh

nhau một cách phi lý dưới sự mô tả theo lối hiện thực. Hay cũng có khi kết

hợp các sự vật và bóp méo chúng, biến dạng chúng tạo thành sự kì dị trong

tác phẩm. Siêu thực đã trở thành một phong trào thẩm mỹ được phổ biến rộng

rãi nhất và gây nhiều tranh luận nhất giữa hai cuộc Đại chiến thế giới. Cho

đến ngày hôm nay, tinh thần của nghệ thuật Siêu thực, chú trọng tới sự kỳ dị

nhưng vẫn đậm chất thơ dường như vẫn trường tồn và tiếp tục ảnh hưởng tới

nghệ sĩ ở nhiều nước trên thế giới [21, tr.1047-1048][01].

Ở Việt Nam, cả trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đã có nhiều thế hệ họa

sĩ tiếp cận với hội họa Siêu thực, bị tinh thần của Siêu thực hấp dẫn để đi đến

thử nghiệm, kiên trì theo đuổi và thành công với phong cách này. Một số họa

sĩ nổi bật là Lê Quảng Hà, Nguyễn Đình Đăng, Lê Huy Tiếp, Lưu Tuyền,

Nguyễn Ngọc Quân, Lê Nguyên Mạnh, Trần Trung Tín,… Các sáng tác Siêu

thực của họ đều bằng chất liệu sơn dầu. Tranh thể hiện sự tự do tự tại trong

một thế giới giao thoa nhau, không bị gò bó bởi không gian hay thời gian theo

đúng nghĩa của nó. Tất cả sự vật trong tranh của họ đều được vờn tỉa kỹ càng,

như thể cầm nắm được, nhưng tinh thần bức họa lại không như vậy. Nó cho ta

cảm giác đó chỉ là những ảnh ảo. Các hình thể dường như cũng có đời sống tự

thân trong một không gian ảo, phi hiện thực. Với nghệ thuật tranh lụa, sau

năm 2007 với “Triển lãm tranh lụa Việt Nam” do Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh,

Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch đứng ra tổ chức, nhiều họa sĩ đã tìm về với

chất liệu lụa, đổi mới ngôn ngữ tạo hình, phong cách nghệ thuật và cho ra đời

Page 38: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

38

các tác phẩm tranh lụa mang xu hướng Siêu thực. Các tác phẩm tranh lụa

mang phong cách nghệ thuật Siêu thực chủ yếu nói về vẻ đẹp con người và

mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, cuộc sống. Mỗi tác phẩm đều như

một giấc mơ, phản ánh những ham muốn vô thức của họa sĩ với những hình

ảnh sống động trong không gian mơ màng, hư ảo, thực mà không thực.

Dựa trên hiểu biết của cá nhân, sau khi tham khảo tư liệu lý thuyết, hình

ảnh về thể loại tranh Siêu thực, người viết xếp 5 bức tranh trong TLMTTQ

giai đoạn 2000- 2015 vào các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật Siêu

thực. Đó là tác phẩm Dương gian (H.47) của Nguyễn Thị Huệ (Thừa Thiên

Huế), tác phẩm Ngày gió lớn (H.48) của Lê Việt Trung, Tiêu bản năm 20xx

(H.50) của Mai Hùng (Tuyên Quang), Nữ thần (H.46) của Vũ Đình Tuấn,

Muốn thoát ra khỏi cái bóng ấy (H.49) của Nguyễn Thu Hương. Năm tác

phẩm thể hiện bốn nội dung khác nhau, cách thể hiện thông qua hình ảnh

nhân vật, bút pháp và bố cục hoàn toàn khác nhau nhưng đều có thể hiện yếu

tố Siêu thực trong đó.

Tác phẩm Dương gian (H.47) trong TLMTTQ 2010 của Nguyễn Thị

Huệ không khắc họa một không gian thực tại cụ thể nào. Hình ảnh chính của

bức tranh là ba vị tăng sư đang quay lưng lại phía người xem tranh, mặt quay

vào không gian vô định. Toàn bộ bức tranh là gam màu cam nóng đỏ. Lớp

tranh phía sau ba vị tăng sư là khoảng sáng trắng lóa lên giữa toàn bộ khung

cảnh mờ ảo. Trên một phạm vi lớn giữa tranh, vệt bút to, lộ dấu bút xơ như

cào lên mặt lụa tạo cho bố cục bức tranh càng dồn vào trọng tâm, nơi vầng

sáng, đầy suy tư, khắc khoải. Hiệu ứng mờ nhòe trên bề mặt lụa vừa giúp tạo

khối cho hình ảnh ba vị sư như thực, như gần ngay trước mắt, có thể giơ tay

theo mà với được. Không gian tranh hư hư, ảo ảo, không phải thực mà như

được khắc họa từ những cảm giác, bóng hình bước ra từ trong giấc mơ. Bức

tranh gợi đến thế giới tâm linh huyền bí, hướng về ánh sáng, tới cõi Phật như

chính cái tên tranh mà tác giả đặt.

Page 39: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

39

Cũng trong TLMTTQ 2010, tác phẩm Ngày gió lớn (H.48) lại gợi cho ta

nghĩ tới một câu chuyện khác. Bố cục tranh nằm ngang, chiếm phần lớn là

hình ảnh một nhân vật nữ nằm ngủ say, co mình trong chăn, cánh tay đưa lên

che gần hết khuôn mặt. Phía bên trái tranh, nhân vật thứ hai không được vẽ

trọn thân hình và bị cắt mất phần đầu và vai, nằm ngang tranh, không cùng

chiều với nhân vật nữ. Cả hai nhân vật đều được tả rất thực, từ nếp tóc trên

gối, khuôn mặt, cánh tay, làn da thịt của nhân vật nữ. Nhất là chiếc chăn đang

ôm trọn lấy cô, từng nếp gấp của chăn đều nổi khối, chỗ nhăn nhúm, chỗ

bông xốp, thực như mắt ta nhìn thấy. Tranh không đi theo lối trang trí, ước lệ

tượng trưng thường thấy ở tranh lụa mà tả rất kĩ, nếu không nhìn chất liệu và

chú thích trong vựng tập, sẽ không nghĩ đây là một tác phẩm tranh lụa mà

nhầm sang sơn dầu mất. Đối lập với cái hiện thực như cầm nắm được của

tranh là không gian trừu tượng. Đó là những chấm tròn quanh cả hai nhân vật,

không rõ đây là họa tiết của nền phía dưới nhân vật, có thể của ga, gối hay

dụng ý nào đó của tác giả. Thêm vào đó là khoảng nền lụa trống trơn, với

những vệt màu xanh quết ngược từ dưới lên. Hình ảnh nhân vật nam, không

những bị giới hạn tranh cắt mất phần trên mà còn bị vẽ chìm vào trong bóng

tối. Phần chân của người nữ không rõ nét như tả phần đầu mà mờ đi. Chính

không gian nền đó, cách xử lí bóng sáng và bố cục tranh cho ta cảm giác

Ngày gió lớn không phải là một ngày của thực tại mà bước ra từ trong ký ức,

trong tâm tưởng của họa sĩ, được chắp ghép lại, cũng lộn xộn và khó hiểu như

bố cục tranh vậy. Bức tranh vẽ theo lối tả thực nhưng mang phong cách nghệ

thuật Siêu thực.

Tác phẩm tranh lụa mang phong cách nghệ thuật Siêu thực thứ ba trong

TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015 là tác phẩm Tiêu bản năm 20xx (H.50) của

họa sĩ Mai Hùng. Tác phẩm là một trong bốn tranh lụa đoạt giải khuyến khích

và là một trong sáu tác phẩm lụa đoạt giải trong TLMTVN 2015. Nó đánh

dấu một thành công mới của tranh lụa trong kỹ thuật và biểu cảm. Có lẽ chưa

Page 40: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

40

bao giờ một khuôn mặt, một chân dung lại có thể vẽ chi tiết kĩ càng đến thế.

Bức tranh là một bố cục cắt ghép của hình ảnh đầu một cụ bà dân tộc, hai

mảnh vải thổ cẩm và một mảnh trang sức bạc. Bố cục cắt ghép những hình

ảnh, chi tiết vật thể thực đặt cạnh nhau một cách phi lí trong một không gian

phi thực tế của bức tranh là một trong những đặc trưng của nghệ thuật Siêu

thực. Cả ba chi tiết ở trong bức tranh đều được vẽ theo lối tả thực, kĩ càng.

Nhất là cái đầu tả khuôn mặt bà, làn da già nua nhăn nhúm được tả kĩ từng

nếp da, cái miệng với màu môi đặc trưng của những người ăn trầu, như móm

mém, đôi mắt già không còn tinh anh mà nheo nheo. Đôi lông mày bạc màu

rướn lên theo nhịp nheo của mắt lộ rõ những vết nhăn trên trán. Chiếc tai đặc

trưng của người dân tộc với dáy tai chảy dài, đeo một chiếc khuyên tai bạc

nhỏ. Chiếc khăn đội trên đầu cụ cũng được tả sinh động không kém, mềm mại

như có thể cảm nhận đây là mảnh khăn vải cotton tự nhiên vậy. Chi tiết mảnh

vải thổ cẩm, chi tiết mảnh trang sức bạc cũng được tả kĩ như vậy. Màu sắc

tranh hài hòa tinh tế với khuôn mặt được tả theo đúng màu da thịt nổi lên trên

nền vải màu xanh thổ cẩm, màu trắng của khăn, của chi tiết khuyên tai, mảnh

bạc trang trí. Tất cả các chi tiết trong tranh đều rất thực, đặc biệt khuôn mặt

thật biểu cảm. Nó cho thấy một tình cảm chân thành nơi người vẽ. Liên hệ với

tên tác phẩm, có lẽ tác giả không muốn ca ngợi một nhân vật bà mẹ nào đó

bằng cách phô diễn khả năng vẽ lụa của mình khi vẽ một bức chân dung hoàn

thiện. Mà thông qua bố cục tranh có thể thấy dụng ý của tác giả khi nâng tầm

nhân vật thành biểu tượng. Hình ảnh bà mẹ ấy tượng trưng cho thời gian, cho

quá khứ, cho những đau thương, khó nhọc, hy sinh qua chiến tranh… Hoặc có

thể chỉ là những ám ảnh nào đó trong tâm trí họa sĩ về tình yêu với vẻ đẹp của

bà mẹ dân tộc. Nhưng rõ ràng tác giả đã chọn cách thể hiện tác phẩm của

mình theo hướng Siêu thực.

Tác phẩm mang phong cách nghệ thuật Siêu thực nữa trong giai đoạn

TLMTTQ 2000- 2015, Muốn thoát ra khỏi cái bóng ấy (H.49) của Nguyễn

Page 41: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

41

Thu Hương thực sự là khó hiểu với người viết. Tác phẩm có một tông màu

xanh lạnh, nền đen xám, Nguyễn Thu hương không dùng cách cắt ghép các

hình ảnh được tả thực trong không gian phi thực mà khai thác nhiều ở lối bóp

méo hình thể. Bức tranh Muốn thoát ra khỏi cái bóng ấy khắc họa hình ảnh

hai người trong hai tư thế khác nhau, được tô màu xanh lét, khác hẳn với màu

da thịt thông thường, nằm ở giữa những vòng xoáy chạy theo nhịp ngang,

cùng vị trí với đầu của nhân vật, nhưng không rõ đầu. Toàn bộ nền tranh là

một màu ghi xám với nửa trên nhạt hơn một độ, ẩn trên nền là những họa tiết

hoa lá chằng chịt. Có lẽ, tác giả đang muốn thể hiện sự trăn trở, ám ảnh nào

đó trong sâu thẳm nội tâm của bản thân ra bề mặt tranh bằng những hình ảnh

phi lý từ trong suy tư của mình.

Nhưng đặc sắc và nổi bật hơn cả trong loạt các tác phẩm mang phong

cách Siêu thực là tác phẩm Nữ thần (2015) (H.46) của Vũ Đình Tuấn (thuộc

hội đồng nghệ thuật). Tranh không tái hiện hiện thực bằng cách sử dụng ngôn

ngữ tạo hình ước lệ tượng trưng như các tranh lụa hiện đại khác. Trên bố cục

chia làm ba phần, tranh vẽ ba hình mặt người trên nền lụa để trống. Một cái

mặt ở giữa lớn nhất, chính diện và hai cái mặt nhỏ ở hai bên, quay sang hai

phía chỉ thấy một nửa mặt. Một cái bên trái màu đen và một cái bên tay phải

màu trắng, đối lập nhau. Nhưng cả ba khuôn mặt mà đặc biệt là khuôn mặt

chính diện có đúng một cái miệng, còn cả ở hai mặt quay bên cũng chỉ là hình

khuôn mặt, không có mắt, mũi. Thay vào đó, trên cả ba khuôn mặt là các chi

tiết hoa lá đan xen vào nhau quấn quít, những sợi dây được tác giả tả rất kỹ,

rất đầy đặn rủ xuống, quấn chặt lấy những lọn tóc như quấn chặt vào bóng

đêm ẩn ý một điều gì đó khó tả, nhất là những bông hoa Quỳnh trên khuôn

mặt chính diện. Mỗi bông mỗi vẻ, sắc màu biến ảo từ hoa và lá cùng khuôn

mặt. Sắc trắng của hoa Quỳnh thay đổi phong phú, quyến rũ, huyền ảo trong

đêm, hoa nở và hoa tàn rũ rượi, buông thõng cột chặt những nút thắt gợi cho

người xem phải liên tưởng, suy ngẫm. Những chi tiết trang trí được vẽ tỉ mỉ,

Page 42: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

42

màu sắc tươi, mạnh, rực trên tranh tạo sức hút, sự hấp dẫn đặc biệt. Nhìn vào

tranh ta có thể liên tưởng tới tác phẩm…. của Salvador Dali (1904- 1989). Nữ

thần của Vũ Đình Tuấn là một tác phẩm mang phong cách tạo hình cá nhân

độc đáo, hoàn toàn khác biệt, đầy tính siêu thực, giàu chất trang trí, kết hợp

yếu tố đồng hiện. Đây cũng là đặc trưng thường thấy trong các tác phẩm tranh

lụa khác của họa sĩ.

Về mặt kỹ thuật lụa, họa sĩ đã kết hợp cả lối vẽ truyền thống (nhuộm

màu nhiều lần) tạo độ sâu và sự lung linh trong trẻo của các sắc độ trong tranh

lẫn kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý chất lụa của cá nhân. Nhìn vào tranh có thể

cảm phục kỹ thuật lụa cùng tư duy sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ. Đó là sự

kết hợp giữa chất liệu truyền thống và ngôn ngữ tạo hình đương đại với bố

cục táo bạo và màu sắc tương phản mạnh mẽ. Tranh không chỉ là cảm xúc,

ghi nhận lại hiện thực trong cuộc sống mà bao hàm nhiều tầng nghĩa hàm

chứa những vấn đề về thiên nhiên, con người, nội tâm sâu sắc.

Mặc dù tranh lụa mang phong cách nghệ thuật Siêu thực mới xuất hiện

từ TLMTTQ 2010 với số lượng tranh không nhiều nhưng nó vẫn cho thấy sự

hiện hữu của xu hướng Siêu thực trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam nói

chung và TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015 nói riêng.

2.4. Xu hướng Pop art trong sáng tác tranh lụa Việt Nam

Pop Art được coi là một phong trào nghệ thuật thị giác đặc trưng nổi lên

giữa thập niên 1950 tại Anh, đồng thời bùng nổ ở Mỹ vào cuối thập niên này.

Nghệ thuật Pop art ra đời như một sự phản ứng lại những lý thuyết của chủ

nghĩa Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực, muốn xoá bỏ sự xa cách giữa nghệ

thuật và cuộc sống.

Pop Art mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thập niên 1990 đã nhanh

chóng thu hút được các họa sĩ, trở thành xu hướng nổi bật đáng kể của hội họa

đương đại. Các tác phẩm Pop art nói chung sử dụng các khía cạnh của văn

hóa đại chúng, những hình ảnh sản phẩm, vật dụng tầm thường rẻ tiền, sản

Page 43: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

43

xuất hàng loạt để sáng tạo nên mỹ cảm, chẳng hạn như quảng cáo, truyện

tranh và các đối tượng văn hóa bình dân… Bố cục tranh Pop art thường rất

ngẫu hứng thể hiện các đề tài mang tính thời sự, các chủ đề cuộc sống nơi

phồn hoa đô thị đương thời, đôi khi tầm thường, sáo rỗng… nhưng nói chung

đều là biểu hiện của một xã hội tiêu thụ. Màu sắc tranh sặc sỡ, lôi cuốn, sống

động, tươi mới, phần lớn là những gam màu chói như đỏ thẫm, đỏ tươi, vàng,

tím, xanh da trời và xanh lá cây.... mang lại cảm giác hiện đại, tươi vui, mới

mẻ. Tranh thường sử dụng mảng phẳng chịu ảnh hưởng từ công nghệ in ấn

hàng loạt. Nó không chỉ lôi cuốn người xem, gây tác động thỏa mãn thị giác

đơn thuần, mà còn thích thú về chủ đề hài hước, trào phúng hay cái nhìn đa

hướng về một xã hội đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó vượt ra

ngoài các quy tắc và làm bật lên cá tính của chủ nhân, muốn thể hiện mình mà

không quan tâm đến ý kiến của người khác. Mặc dù nghệ thuật Pop art trên

thế giới xuất hiện từ những năm 50, ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 90

của thế kỷ trước và đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng nghệ thuật tranh lụa

vẫn chưa có những dấu hiệu bắt kịp với xu thế chung đó. Các tác phẩm tranh

lụa trong các vựng tập Mỹ thuật như cuốn Triển lãm tranh lụa Việt Nam năm

2007, TLMTTQ 2005, TLMTTQ 2000, TLMTTQ 1995, Tranh lụa Việt Nam

xuất bản năm 1997, Tranh lụa Việt Nam xuất bản năm 1992,… đều không

thấy tác phẩm nào mang yếu tố của nghệ thuật Pop art [08].

Trong 4 kỳ TLMTTQ giai đoạn 2000- 2015, ta thấy những tác phẩm

tranh lụa mang phong cách nghệ thuật Pop art bắt đầu thấy xuất hiện từ

TLMTTQ 2010. Đó là 4 tác phẩm lụa của hai họa sĩ Bùi Tiến Tuấn với Sự

cám dỗ (H.54), Đàn bà, mặt nạ và bóng tối (H.53) và Ngày yên bình (H.52),

Thiên nhiên trong nhà (H.51) của Trần Xuân Bình. Sang TLMTVN 2015 con

số các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật Pop art tăng lên 12 là Ngày đơm

hoa (H.55) của Trần Xuân Bình, Tuổi teen (H.57) của Phạm Hồng Như, Sự

điều khiển (H.63) của Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Vào mùa (H.64) của Trần

Page 44: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

44

Hoàng, Hạnh phúc dịu ngọt (H.66) của Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chợ nổi

(H.58) của Nguyễn Đăng Khoát, Thợ cắt tóc (H.59) của Lương Thị Mỹ Lệ,

Góc phố (H.61) và Một buổi sáng (H.60) của Nguyễn Hoàng Long, Rón rén

(H.65) của Huỳnh Lệ Như, Bơi (H.56) của Trần Thị Song Phụng và Đam mê

2 (H.62) của Phạm Phương Quỳnh. Có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi

bật nhất của nghệ thuật Pop art trong các tác phẩm tranh lụa mang phong cách

này. Đó là tính thời sự, thể hiện cuộc sống đô thị phản ánh trong nội dung, đề

tài tác phẩm; là sự ảnh hưởng từ tryện tranh trong cách tạo hình nhân vật và

tính quảng cáo, sử dụng các mảng bẹt, các chi tiết cắt dán, nhân bản, bố cục

ngẫu hứng, màu sắc phô trương.

Tác phẩm Tuổi teen (H.57) của Phạm Hồng Như vẽ rất chi tiết hai nhân

vật nữ đang độ tuổi trăng tròn, phản ánh chân thực hình ảnh của một thế hệ

mà tiếng lóng xã hội hiện đại bây giờ gọi là tuổi teen. Một bạn gái mặc áo

trắng chấm bi với viền cổ và tay áo màu đỏ, quần soóc bò ngắn, một tay đeo

đồng hồ, mái tóc xuông thẳng buộc bím nhỏ bên cạnh mái được cắt ngang.

Một bạn gái ăn mặc “bụi” hơn, áo ba lỗ màu đen, họa tiết là chữ tiếng Anh

màu trắng (I’m in love, I, Yo…), chiếc áo ngoài khoét nách rộng hở lớp áo

nữa bên trong, kết hợp với chiếc quần jean xanh đúng mốt thời trang được các

bạn trẻ yêu thích những năm gần đây. Bạn gái áo đen còn nhuộm tóc vàng

hoe, buộc tóc đuôi ngựa cao lên, đeo rất nhiều vòng dây tết. Cả hai bạn gái

đều đeo khuyên tai, sơn móng tay rất sành điệu và chăm chú vào chiếc điện

thoại cầm trên tay, một bạn còn đeo tai nghe nhạc. Xung quanh hai bạn gái là

rất nhiều chi tiết chữ, những hình ảnh phổ biến trên mạng xã hội, trò chơi điện

tử trực truyến như chú chim Angry bird, biểu tượng cảm xúc mặt cười

animation, Zalo, Twitter, login, like….Các chi tiết hình ảnh trong tranh đầy

màu sắc, bố cục ngẫu nhiên, tạo sự năng động, trẻ trung, vui nhộn rất đặc

trưng của Pop art. Qua hình ảnh hai bạn gái rất thời trang, rất teen ấy cùng các

chi tiết trên tranh, ta có thể thấy dụng ý của tác giả muốn phản ánh một phần

Page 45: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

45

thực tế đời sống của thế hệ trẻ hiện nay. Khi mà cuộc sống càng ngày càng

được công nghệ hóa, các bạn trẻ bị cuốn hút, quan tâm và dành nhiều thời

gian cho thế giới ảo, cho các trang mạng xã hội. Một đề tài mới mẻ, gắn liền

với đời sống xã hội đương đại chưa từng được phản ánh khác hẳn với vẻ nền

nã, mềm mại trong các tranh thiếu nữ của chất liệu lụa trước đây.

Tác phẩm Sự điều khiển (H.63) của Nguyễn Ngọc Gia Bảo cũng nói về

thực tế trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc,

con người ngày càng dành nhiều thời gian cho thế giới ảo, bị chi phối một

cách tiêu cực. Trong tranh là hình ảnh một chú hề đang trong trạng thái nude

với má đỏ, đeo cái vòng cổ xòe gắn các quả bông đỏ và mái tóc thời trang

cũng nhuộm đỏ có phần cường điệu cho kì dị đang bị trói tay lơ lửng trong

tranh như một con rối. Điều đặc biệt làm nên ý nghĩa bức tranh là sợi dây trói

nhân vật vừa là hề, vừa là rối ấy chính là chiếc dây tai nghe head phone, một

đầu cắm vào chiếc điện thoại vẫn đang cầm ở tay. Tác phẩm vì thế mang tính

phản biện xã hội, cũng là đặc trưng trong nội dung mà nghệ thuật Pop art thể

hiện.

Trong số 16 tác phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Pop art, có tới 3

tác phẩm là của họa sĩ Trần Xuân Bình mà 2 trong số đó đã đoạt giải. Trần

Xuân Bình là giáo viên dạy tranh lụa trong trường Đại học Mỹ thuật Việt

Nam. Tranh anh là sự kết hợp giữa kỹ thuật lụa vững vàng, giàu tính hiện

thực, màu sắc nhẹ nhàng, trong trẻo và cái nhìn tinh tế về cuộc sống thành thị.

Tác phẩm Ngày yên bình (H.52) tái hiện một góc sân vắng của khu nhà tập

thể cũ kĩ quen thuộc trong các thành phố lớn với những hàng dây điện chằng

chịt vắt ngang, một vài chiếc xe máy dựng trong sân. Tranh được nhuộm

trong sắc xanh mạ, một sắc màu tươi mới rực rỡ, chưa thấy ở các tác phẩm lụa

khác. Còn trong tác phẩm Ngày đơm hoa (H.55) ta có thể cảm nhận được sự

sung túc, an nhàn, lạc quan, vui vẻ của cuộc sống hiện đại mới. Tranh Ngày

đơm hoa có bố cục 2 lớp, lớp trước là hình ảnh cây cảnh xanh lá đang trổ hoa,

Page 46: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

46

toàn bộ lớp sau là quang cảnh bể bơi có đôi trai gái đang bơi và tận hưởng

cuộc sống. Bức tranh chỉ có hai hòa sắc chính là màu xanh lá của cây và xanh

biếc của trời, của nước. Cả bức tranh toát lên một sự trẻ trung, mang rõ tính

Pop art. Bức tranh cuối Thiên nhiên trong nhà (H.51) của Trần Xuân Bình

nếu nhìn thoáng qua ta có thể xếp sang phần các tác phẩm tranh lụa sinh hoạt

gia đình mang phong cách nghệ thuật Hiện thực. Bức tranh vẽ một không gian

phòng khách có bàn ghế, tivi, tranh, lọ lục bình, hoa quả, đèn bàn, với nhân

vật chính là hai mẹ con đang ngồi tựa lưng xem tivi, một khoảnh khắc của

cuộc sống thường ngày. Tranh được vẽ bằng tông màu đỏ, một trong những

sắc màu tươi rực đặc trưng cho phong cách nghệ thuật Pop art. Nhưng không

phải tranh nào mang màu mạnh cũng mang phong cách Pop art. Nhìn kỹ, hầu

hết vật dụng trong bức tranh đều bằng gỗ, nhất bộ bàn ghế gỗ mà chiếc lưng

ghế nằm chình ình ngay giữa mặt tranh, chiếm trọn phần lớn diện tích tranh,

đến cả hai chiếc lục bình to cũng bằng gỗ. Tác phẩm mang tên thiên nhiên

trong nhà mà cả bức tranh chẳng có lấy một chi tiết hoa lá màu xanh vốn có

của thiên nhiên mà thay vào đó là tông màu nâu đỏ rực. Chi tiết đặc biệt là

trên màn hình tivi đang chiếu hình ảnh rừng cây gỗ bị chặt chỉ còn trơ lại gốc.

Đây chính là yếu tố làm nên tính phản biện xã hội cho bức tranh, nó hài hước

và giễu nhại như tên gọi Thiên nhiên trong nhà mà tác giả đã đặt.

Các tác phẩm khác như Góc phố (H.61), Một buổi sáng (H.60) của

Nguyễn Hoàng Long, Thợ cắt tóc (H.59) của Lương Thị Mỹ Lệ, Bơi (H.56)

của Song Phụng, Đam mê 2 (H.62) của Phạm Phương Quỳnh, Vào mùa

(H.64) của Trần Hoàng, Hạnh phúc dịu ngọt (H.66) của Ngọc Huyền, Chợ

nổi (H.58) của Đăng Khoát đều phản ánh hiện thực cuộc sống mới, có phần

thiên về yếu tố hiện thực nhiều hơn. Tác phẩm Góc phố (H.61) tái hiện cuộc

sống thường ngày của người dân lao động trên hè phố với người thợ cắt tóc

đang miệt mài phục vụ khách hàng, đôi người ngồi uống nước chè thong thả

đọc báo, và một chú bé đang ăn kem, tay cầm chiếc máy bay đồ chơi. Một

Page 47: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

47

buổi sáng (H.60) là một góc chợ bán vật nuôi, với hình ảnh chiếc xe chở đầy

các lồng nhốt chó mèo, người mua đứng ngắm nghía, vuốt ve chúng. Thợ cắt

tóc (H.59) “zoom” một góc nhìn cận cảnh hơn, tập trung diễn tả khuôn mặt

chăm chú, đôi bàn tay khéo léo của anh thợ cắt tóc. Đam mê 2 (H.62) là một

góc phòng của cô gái trẻ yêu thời trang. Bơi (H.56) lại đem lại không khí mát

mẻ, tươi vui của trẻ con trong làn nước trong xanh ở bể bơi thành phố… Mặc

dù không mang tính phản biện xã hội nhưng các tác phẩm này vẫn ẩn chứa

thông điệp nào đó về cuộc sống thành thị hay đời sống xã hội mới. Đặc điểm

chung trong các tác phẩm tranh lụa này bố cục tranh thoáng đạt, lạ mắt, màu

sắc tươi vui. Một số tác phẩm sử dụng các mảng phẳng, các chi tiết cắt ghép

và cách tạo hình ảnh hưởng từ truyện tranh, báo chí một cách rõ nét như tranh

Góc phố (H.61), Chợ nổi (H.58), Thợ cắt tóc (H.59), Một buổi sáng (H.60),

Tuổi teen (H.57), Vào mùa (H.64), Sự điều khiển (H.63), Rón rén (H.66).

Dường như đặc tính mờ nhòe đặc trưng ở lụa đã được các họa sĩ tết chế một

cách tối đa. Thay vào đó là các mảng hình màu phẳng ít thay đổi sắc độ, khoe

nhiều nét bo quanh hình rõ nét.

Trong số các tác phẩm tranh lụa mang phong cách Pop art, Đàn bà, mặt

nạ và bóng tối (H.53) và Sự cám dỗ (H.54) của Bùi Tiến Tuấn có phong cách

nghệ thuật độc đáo khác biệt. Bùi Tiến Tuấn là họa sĩ được đào tạo chuyên

ngành lụa của trường Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian ra

trường chuyển sang nghiên cứu chất liệu sơn dầu, anh lại quay lại niềm đam

mê với lụa và đã thành công qua hai triển lãm chính tên “Lụa” năm 2009 và

“Phù phiếm” năm 20111. Vẻ đẹp con người mà nhất là hình ảnh người phụ nữ

luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho người nghệ sĩ, và với Bùi Tiến

Tuấn cũng vậy. Anh không vẽ hình ảnh làng quê, phong cảnh thanh bình hay

cuộc sống sinh hoạt con người như đa phần tranh lụa truyền thống mà thổi

vào nền lụa một hơi thở mới mẻ. Những người phụ nữ trong lụa của anh có

một đặc trưng ngôn ngữ tạo hình, bố cục, màu sắc và cá tính riêng, không trộn

Page 48: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

48

lẫn với bất cứ một hình ảnh nào, đầy ma lực và mộng mị. Trong tác phẩm lụa

treo TLMTTQ 2010, hình ảnh người phụ nữ được chắt lọc bằng những đường

nét tạo hình đầy tính biểu hiện. Làn da trắng để trần, nổi bật, tương phản trên

nền lụa đen ẩn giấu nhiều lớp sắc độ, rất sâu và vô cùng gợi cảm. Điểm vào

đó là sắc đỏ lấp ló ẩn hiện cùng những họa tiết trang trí kín đáo. Vẻ đẹp của

người phụ nữ ấy không phải là của một cô gái thôn quê. Nó tách biệt với thế

giới thực tại, rất bí ẩn, gợi cảm nhưng lại cuồng nhiệt, mạnh mẽ, nổi loạn và

đầy sức quyến rũ. Ngôn ngữ tạo hình và tứ tranh phản ánh cuộc sống nơi

phồn hoa đô thị, nhiều cám dỗ, phù phiếm, mang đậm hơi thở đương đại.

Qua phân tích một số tác phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Pop art

ở trên, ta thấy trong các tác phẩm lụa TLMTTQ giai đoạn 2000 – 2015 có xu

hướng Pop art. Đây là một xu hướng nghệ thuật mới mẻ của tranh lụa. Sự

xuất hiện và thành công của các tác phẩm tranh lụa mang xu hướng Pop art

mà tiên phong là những họa sĩ như Bùi Tiến Tuấn, Trần Xuân Bình đã nhanh

chóng được chú ý và góp phần tạo ra cơn sốt lụa thu hút rất nhiều họa sĩ trẻ

khác vẽ lụa. Sự phát triển lên 12 tác phẩm lụa trong TLMTVN 2015 mang

phong cách nghệ thuật Pop art không phải là con số nhiều nhưng so với 30 tác

phẩm lụa của toàn bộ trển lãm toàn quốc năm đó thì quả là một bước tiến lớn.

Chắc chắn các tác phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Pop art sẽ còn tiếp

tục được phát triển trong tương lai.

Tiểu kết chương 2

Khi nhóm các tác phẩm mang cùng phong cách nghệ thuật nào đó mọi

sự phân chia, sắp xếp chỉ mang tính tương đối. Vì thực ra nếu cứ xét một cách

cứng nhắc rằng hiện thực là phải như tranh Courbet (1819 – 1877) thì thật

khó. Bản thân nghệ thuật Việt Nam tiếp thu nghệ thuật phương Tây không

hoàn toàn theo rập khuôn một cách cứng nhắc mà vẫn kết hợp cả tính trang

trí, đồng hiện, cận viễn phi điểu đặc trưng của phương Đông. Các tác phẩm

tranh lụa khi xếp vào một phong cách nghệ thuật nghĩa là có mang trong mình

Page 49: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

49

những yếu tố, đặc điểm nghệ thuật nào đó của phong cách nghệ thuật đó.

Chính vì thế, một số tác phẩm khi đặt vào nhóm này, lại cảm giác là chưa ổn,

hình như nó thuộc nhóm kia. Ví dụ như hai tác phẩm Ngày yên bình (H.52) và

Thiên nhiên trong nhà (H.51) của Trần Xuân Bình hay Góc Phố (H.61) của

Nguyễn Hoàng Long ban đầu người viết cũng có băn khoăn không biết có nên

xếp vào xu hướng Hiện thực không. Nhưng cuối cùng, sau khi nhận định về

cái mới trong ngôn ngữ tạo hình, bố cục, màu sắc và nội dung phản ánh của

tác phẩm đã chuyển sang Pop art, và thấy sự thay đổi này hợp lí hơn.

Thêm vào đó tư liệu ảnh mà người viết dùng để tham khảo là tranh in

giấy trong vựng tập các TLMTTQ nhiều chi tiết không được rõ. Cho nên chắc

chắn cái nhìn của người viết khi phân tích, nghiên cứu các xu hướng nghệ

thuật trong sáng tác tranh lụa Việt Nam giai đoạn 2000- 2015 còn hạn chế…

Nhưng qua nghiên cứu xu hướng sáng tác tranh lụa Việt Nam trong

TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015, ta thấy tranh lụa Việt Nam đang có bốn xu

hướng chính. Đó là xu hướng Hiện thực, xu hướng chiếm phần lớn. Là xu

hướng Biểu hiện với các tác phẩm liên tiếp có mặt qua cả bốn kỳ triển lãm.

Xu hướng Siêu thực bắt đầu xuất hiện ở TLMTTQ năm 2010, bước đầu có sự

phát triển về số lượng tranh tăng trong kỳ tiếp theo. Xu hướng Pop art cũng là

xu hướng mới, cũng xuất hiện lần đầu trong TLMTTQ 2010 như Siêu thực,

nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình và có lẽ sẽ còn phát

triển mạnh ở các kỳ TLMTVN tiếp theo.

Page 50: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

50

CHƯƠNG 3

BÀI HỌC RÚT RA QUA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Thành công và hạn chế của các xu hướng sáng tác tranh lụa

trong TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015

3.1.1. Thành công của các xu hướng sáng tác tranh lụa trong

TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015

Thời kỳ Đổi mới đã qua, đất nước đang tiến vào thời kỳ hậu Đổi mới,

với sự phát triển không ngừng trong mọi mặt của văn hóa, đời sống xã hội và

nhất là công nghệ thông tin, internet, truyền hình đã ảnh hưởng không nhỏ

đến hội họa nói chung và nghệ thuật tranh lụa Việt Nam nói riêng. Sự thay

đổi trong nội dung phản ánh, ngôn ngữ tạo hình và xu hướng nghệ thuật là

quy luật tất yếu kéo theo. Tranh lụa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự

thay đổi trong xu hướng sáng tác tranh lụa trong TLMTTQ giai đoạn 2000 –

2015 có những thành công nhất định. Sự thành công đó là món quà đáp lại sự

lao động nghệ thuật miệt mài, tình yêu của họa sĩ với chất liệu lụa truyền

thống. Nhất là với các họa sĩ trẻ đang trên con đường tìm tòi, thể nghiệm

phong cách sáng tác mới cho bản thân.

Ngay các tác phẩm tranh lụa phong cách Hiện thực mang tính truyền

thống của lụa ở cả bốn kỳ TLMTTQ đã tiềm ẩn những nhân tố đổi mới. Sự

thay đổi đó là tạo hình cô đọng và màu xanh biếc phi thực tế của những chiếc

nhà sàn đối chọi với nền đất cam đỏ gắt đầy tính Biểu hiện trong tranh Phong

cảnh miền núi (H.32) của Trần Lưu Tuấn. Đó là màu sắc rực rỡ cùng không

gian ước lệ kết hợp thủ pháp đồng hiện trong tác phẩm Tắm suối (H.33) của

Nguyễn Thị Thu Hằng (TLMTTQ 2000). Là sự ngẫu hứng phá cách trong nét

vẽ linh hoạt khi to đậm, thô ráp, khỏe khoắn, khi mảnh, mờ trong tác phẩm

Trường Sơn (H.36) của Lê Thị Kim Bạch. Là sắc đỏ rực trong bố cục cô đọng

của Chiều trên bến (H.35) của Nguyễn Đăng Khoát, của Đình làng (H.38) của

Page 51: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

51

Tòng Thị Trang, của Không gian 3 (H.28), Ngoài hiên nắng (H.29) của Phạm

Thanh Vân…

Bên cạnh xu hướng Hiện thực truyền thống trong tranh lụa và xu hướng

Biểu hiện (dù không phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có xuất hiện và tồn tại

qua cả bốn kỳ TLMTTQ), ta thấy sự xuất hiện của hai xu hướng mới là Siêu

thực và xu hướng Pop art. Sự xuất hiện và phát triển của hai xu hướng mới

cũng chính là thành công lớn nhất của các xu hướng sáng tác tranh lụa trong

triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000- 2015.

Theo một số tài liệu mà người viết đã tham khảo được về tranh lụa thì từ

thời kỳ những năm đầu ra đời tới những năm 2000 thì tranh lụa Việt Nam

không thấy có những sáng tác mang phong cách nghệ thuật Siêu thực và Pop

art. Gần đây, một số họa sĩ vẽ lụa đã tìm tòi thể hiện tranh lụa theo hướng

Siêu thực, Pop art nhưng phải đến TLMTTQ 2010 mới thấy sự có mặt của 2

tác phẩm lụa mang yếu tố nghệ thuật Siêu thực và 5 tác phẩm lụa mang yếu tố

nghệ thuật Pop art.

Đây có thể không phải là những tác phẩm tranh lụa đầu tiên mang phong

cách Siêu thực và Pop art của tranh lụa Việt Nam nhưng chắc chắn là những

tác phẩm tranh lụa đầu tiên mang phong cách Siêu thực và Pop art trong các

kỳ TLMTTQ. Nó báo hiệu một sự thay đổi trong tư duy sáng tác của những

họa sĩ yêu lụa, sự đổi mới trong phong cách lẫn nội dung, đề tài và kỹ thuật

của tranh lụa Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Phản ánh qua số lượng các tác

phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Siêu thực tăng lên 4 tác phẩm và Pop

art tăng lên 12 trong TLMTVN 2015 cho thấy sự phát triển ở cả hai xu hướng

trong tranh lụa Việt Nam. Và qua cả chất lượng các tác phẩm tranh lụa mang

phong cách nghệ thuật Siêu thực và Pop art. Chính vì thế xu hướng mới đó đã

thành công như những gì nó xứng đáng. Trong xu hướng Siêu thực của lụa, có

1 tác phẩm Tiêu bản 20xx (H.50) của Mai Hùng đạt giải khuyến khích

TLMTVN 2015.

Page 52: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

52

Và đặc biệt là sự thành công của xu hướng Pop art trong tranh lụa. Từ 4

tác phẩm trong TLMTTQ 2010, sang TLMTVN 2015 tăng lên 12 tác phẩm,

chiếm gần nửa trong tổng số các tác phẩm tranh lụa được chọn trưng bày.

Trong đó 2 trong số 4 tác phẩm lụa mang phong cách nghệ thuật Pop art trong

TLMTTQ 2010 đã đoạt giải là Đàn bà, mặt nạ và bóng tối (H.53) của Bùi

Tiến Tuấn đã giành huy chương bạc, tác phẩm Ngày yên bình (H.52) của Trần

Xuân Bình đã giành huy chương đồng. Và xu hướng Pop art tiếp tục đạt 3 giải

trong TLMTTQ 2015 là Ngày đơm hoa (H.55) của Trần Xuân Bình, Tuổi

Teen (H.57) Phạm Hồng Như đạt huy chương đồng và Góc phố (H.61) của

Nguyễn Hoàng Long đạt giải khuyến khích.

Sự thay đổi xu hướng sáng tác của nghệ thuật tranh lụa sang Pop art còn

cho thấy sự chuyển biến trong tư duy sáng tác của họa sĩ vẽ lụa. Đối tượng và

nội dung trong các tác phẩm tranh lụa đi ra khỏi những chủ đề nhẹ nhàng,

thiên nhiên, con người, lao động, sinh hoạt hàng ngày mà hướng tới việc thể

hiện nội tâm sâu sắc bên trong tác giả. Nó phù hợp với những xu thế chung

của nghệ thuật đương đại. Khi mà thời kỳ của tranh mang tính tuyên truyền,

cổ động qua đi, các tác phẩm đang hướng tới sự phản ánh nhanh nhạy những

đề tài gắn liền với đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Thông qua các tác

phẩm, họa sĩ trình bày, thể hiện các quan điểm, cách nhìn của mình về các

vấn đề thời sự đó.

Thành công nữa của các xu hướng sáng tác tranh lụa trong TLMTTQ

2000 – 2015 là ở sự nhuần nhuyễn vững vàng của các kỹ thuật lụa truyền

thống và sự phát triển thêm những cách xử lý lụa mới mang tính cá nhân riêng

biệt độc đáo và bổ xung các sắc màu đa dạng cho lụa. Màu sắc tranh lụa thời

kỳ này phát triển phong phú, đa dạng với cả những tông màu rực mạnh, có khi

đối chọi nhau khác hẳn tranh lụa thời kỳ trước. Nhiều tác phẩm được tìm hình

kỹ càng, công phu và xử lý sắc độ, màu, hiệu ứng loang nhòe chuẩn mực như

các tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Sửu, Trần Xuân Bình,… Một số các tác phẩm

Page 53: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

53

tranh lại kết hợp cả lối vẽ truyền thống (nhuộm màu nhiều lần) để tạo độ sâu,

độ lung linh của màu sắc lẫn những kinh nghiệm của bản thân để tạo ra hiệu

quả sau cùng. Ví dụ như các tác phẩm lụa của Vũ Đình Tuấn. Tác giả ít khi

sử dụng kỹ thuật rửa lụa trong quá trình vẽ, thay vào đó là kỹ thuật lau màu

cục bộ, lấy bớt màu nơi cần thiết bằng kỹ thuật riêng biệt để tạo ra sự thay đổi

đậm nhạt, giữ được sắc thắm của màu [10, tr.48]. Bên cạnh đó có những tác

phẩm không chú trọng tìm hình, xử lý vuốt nước, loang nhòe mà vẽ thẳng lên

mặt tranh, đầy cảm xúc và mang tính biểu hiện, thể hiện cá tính mạnh mẽ và

tay nghề vững vàng của họa sĩ.

Đặc biệt với tác phẩm Hồn quê (H.27) và các tác phẩm mang xu hướng

Siêu thực, nghệ thuật tranh lụa đã có sự thay đổi trong những quan niệm về

tạo hình của lụa truyền thống. Trong các tác phẩm tranh lụa từ trước Chơi ô

ăn quan (Nguyễn Phan Chánh), Ghé thăm nhà (Nguyễn Trọng Kiệm), Làng

ven núi (Nguyễn Thụ)… tới nay, các họa sĩ hầu như chỉ dùng mảng và nét để

gợi tả nhân vật và không gian bằng thủ pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng là

chính. Bản thân chất liệu lụa với đặc trưng kĩ thuật nhuộm lụa, vuốt nước của

tranh lụa Việt Nam đã hạn chế khả năng diễn tả khối nổi của không gian tự

nhiên, khả năng diễn ánh sáng, bóng tối. Nhưng các tác giả của các tác phẩm

tranh lụa Hiện thực Hồn quê (H.27), tranh mang phong cách nghệ thuật Siêu

thực Tiêu bản 20xx (H.50), Ngày gió lớn (H.48) đã góp phần mở rộng khả

năng kỹ thuật tạo hình của lụa, chứng minh rằng lụa cũng có thể là một chất

liệu để tả ánh sáng, khối theo cách riêng của mình. Nhất là các chi tiết tả da

thịt trên khuôn mặt hình tượng bà mẹ trong tranh Tiêu bản 20xx (H.50) của

Mai Hùng. Ánh sáng hắt vào khuôn mặt, nổi rõ khối cằm, mũi, gò má, hốc

mắt, sinh động và chân thực không kém gì cách vờn khối tả, vẽ trên sơn dầu.

Đây cũng là một thành công trong kỹ thuật của xu hướng lụa giai đoạn này.

Page 54: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

54

3.1.2. Hạn chế của các xu hướng sáng tác tranh lụa trong TLMTTQ

giai đoạn 2000 - 2015

Bên cạnh những thành công, xu hướng sáng tác tranh lụa trong

TLMTTQ cũng cho thấy một số những hạn chế. Tranh lụa với các đặc tính

chất liệu rất khó tính, kén người vẽ nên hạn chế phần nào khả năng sáng tác

của các họa sĩ. Để vẽ được một tác phẩm lụa đẹp đòi hỏi rất nhiều công phu.

Từ khâu tìm hình, hoàn thiện bản nét đến việc cân nhắc đặt màu, sắc độ trong

tranh… rất mất thời gian mà lại không thoải mái trong khi dụng bút tìm hình,

chồng lớp màu. Hơn nữa hiệu quả của tranh lụa lại không tác động thị giác

mạnh như sơn dầu, sơn mài. Nhiều họa sĩ quen vẽ sơn dầu, sơn mài, chuyển

sang lụa cảm thấy khó chịu vì bị gò bó và không thích vẽ lụa. Thêm vào đó

chất liệu lụa lại không bền như chất liệu sơn dầu, sơn mài và về mặt kinh tế

thì tranh lụa bán cũng không được giá như các chất liệu hội họa khác. Đó

cũng chính là lí do vì sao các xu hướng nghệ thuật đã có rất nhiều, từ lâu ở

các chất liệu khác nhưng lụa thì mãi sau này mới có. Nghệ thuật Biểu hiện,

Siêu thực phát triển trên thế giới từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX, và Pop art thế giới là những năm 1950 còn trong hội họa Việt Nam là từ

thời kỳ Đổi mới mà mãi tới cuối thế kỷ XX mới thấy Biểu hiện trong tranh

lụa và tới tận đầu thế kỷ XIX mới có những tác phẩm Siêu thực, Pop art lụa

đầu tiên. Quả là một sự chậm trễ.

Chính vì đặc tính chất liệu lụa “đỏng đảnh” như vậy nên các họa sĩ đã

chót yêu chất liệu lụa mặc dù rất muốn thay đổi ngôn ngữ tạo hình, tìm tòi

ngôn ngữ biểu hiện mới cho lụa vẫn phải chiều theo tính cách của lụa. Việc

tìm ra một hướng đi mới mẻ cho một chất liệu lụa truyền thống cũ kĩ, vẽ sao

để lụa là lụa, còn thấy mặt lụa, vẫn phô diễn được chất liệu lụa óng ả, trong

trẻo cùng những thớ lụa là rất khó. Khi kết hợp với các yếu tố đặc trưng của

các phong cách nghệ thuật khác Hiện thực để tìm ra ngôn ngữ tạo hình mới

Page 55: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

55

cho lụa, các tác phẩm tranh lụa mang phong cách Biểu hiện, Siêu thực, Pop

art đã có những thể nghiệm thành công, nhưng cũng có cái hạn chế.

Hạn chế rõ nét nhất là một số tác phẩm chịu ảnh hưởng quá nhiều từ

phong cách truyện tranh, cách tạo hình nhân vật truyện tranh và tính chất

quảng cáo, sử dụng các mảng bẹt, các chi tiết cắt dán, với nét bo hình đồng

đều, các mảng màu ít độ rung nhòe đặc trưng của lụa mà tách bạch, rõ mảng

hình. Tác phẩm Vào mùa (H.64) của Trần Hoàng là một ví dụ cho sự ảnh

hưởng này. Tranh được tác giả tìm hình rất kỹ, mỗi chi tiết đều được vẽ rất tỉ

mỉ, đáng yêu, bố cục có nhịp điệu, nhân vật tạo dáng rất hoạt, màu sắc tranh

nhẹ nhàng, tươi mát. Nhưng về phần tạo hình, tác giả đã hơi tham, tất cả các

mảng miếng, hình được tả kĩ như nhau. Cách đi màu cũng vậy, các mảng màu

được thể hiện rõ nét trong phạm vi hình đã được viền sẵn bằng nét mảnh đồng

đều. Chính sự tách bạch đó làm mất trọng tâm của bức tranh, bố cục dàn đều,

rối mắt và cứng nhắc. Có thể suy nghĩ của người viết cũng như nhiều người

khác vẫn quen con mắt nhìn tranh lụa theo chất lụa êm ả, trong trẻo với những

hiệu ứng mờ nhòe quen thuộc thấy một số tác phẩm mang phong cách nghệ

thuật Pop art hơi khô cứng.

Hạn chế thứ hai ở trong cách chọn lọc nhân vật và chi tiết trong tranh

quá mới mẻ, hiện đại khiến cho một số tranh mang xu hướng mới xa lạ với

truyền thống Á Đông. Ví như tranh Sự điều khiển (H.63) của Nguyễn Ngọc

Gia Bảo, tác giả trẻ có kỹ thuật thể hiện trên lụa tốt, bố cục, màu sắc và tạo

hình nhân vật rất bắt mắt. Hình ảnh chú hề như một con rối bị điều khiển bởi

chiếc điện thoại rất đắt giá, khiến cho người xem có thể ngay lập tức hiểu

được dụng ý của tác giả, thích thú bởi màu sắc rất mới, tươi mát, trẻ trung.

Nhưng hình ảnh chú hề ấy có lẽ theo người viết “Tây” quá, các chi tiết của

nhân vật trong tranh không thể hiện một chút nào đặc điểm con người Việt

Nam từ đôi mắt xanh biếc, mũi lõ cao, cằm nhọn hoắt.

Page 56: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

56

Trước sự thay đổi vũ bão của công nghệ, của yêu cầu làm mới mình

trong dòng chảy nghệ thuật đương đại thế giới biến đổi mạnh mẽ, việc thay

đổi xu hướng sáng tác, làm mới tranh lụa trong cả đề tài, hình thức lẫn nội

dung là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của thế hệ họa sĩ trẻ và là tín hiệu tích

cực cho sự phát triển của tranh lụa giai đoạn 2000 - 2015. Nhưng dù sao lụa

vẫn là lụa, và lụa đẹp vì lụa là lụa, các họa sĩ trẻ dù có đổi mới đến đâu vẫn

cần phải giữ được vẻ đẹp của bề mặt lụa và tiếng nói đậm chất Á Đông trong

lụa. Đó là thách thức trên con đường sáng tạo, đổi mới và đi tìm tiếng nói cá

nhân của mỗi họa sĩ vẽ lụa.

3.2. Đóng góp của việc nghiên cứu đề tài trong định hướng sáng tác

tranh lụa hiện nay

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nghệ thuật tranh lụa có phần chững lại

khi không có nhiều họa sỹ theo đuổi con đường sáng tác tranh lụa, số các họa

sỹ chuyên vẽ lụa là rất ít. Tranh lụa vẫn có nhiều tác phẩm mới, nhưng các

họa sĩ vẽ lụa vẫn xoay quanh lối tạo hình và xử lý hòa sắc với những nội

dung, đề tài đã quá quen thuộc như phong cảnh, tĩnh vật, thiếu nữ, sinh hoạt,

nhất là các tranh về đề tài miền núi là vô cùng nhiều đến mức gây nhàm chán.

Lối vẽ lụa vẫn không có gì chuyển biến, bảng màu của lụa rất kiệm, mãi vẫn

những sắc độ mờ nhạt quen thuộc. Vì thế mà những sáng tác tranh lụa không

có gì mới mẻ, tạo sự hấp dẫn cho người thưởng thức. Các tác giả, tác phẩm

lụa trở nên mờ nhạt trước các chất liệu khác trong nền mỹ thuật nước nhà.

Những năm gần đây, mà nhất là qua các tác phẩm lụa của hai cuộc

TLMTTQ 2010 và TLMTVN 2015, ta thấy có một sự khởi sắc rõ rệt. Không

thể phủ nhận vai trò trong sự tác động và quan tâm kịp thời của các cơ quan

quản lý công với sự phát triển của tranh lụa. Những bài viết phản ánh trên báo

chí về một thực trạng xa xút cả về số lượng, chất lượng của tranh lụa đầu

những năm 2000 đã dấy lên những băn khoăn, trăn trở trong suy nghĩ những

họa sĩ yêu lụa. Các hội thảo chuyên đề về lụa, triển lãm chuyên tranh lụa mở

Page 57: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

57

ra đã khuyến khích họa sĩ, nhất là các họa sĩ trẻ không quay lưng với cất liệu

lụa, tìm tòi thể hiện lụa theo tư duy trẻ. Điều đó đã tiếp lửa yêu cho các họa sĩ

trẻ với chất liệu lụa để sáng tạo, tìm tòi con đường sáng tác làm mới chất liệu

truyền thống. Các hình thức biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình, chủ đề tranh, kỹ

thuật thể hiện lụa trong sự tiếp thu và ảnh hưởng những phong cách nghệ

thuật Hiện đại và Hậu hiện đại đã đem đến cho lụa một sức sống mới. Kể cả

những tác phẩm lụa mang phong cách Hiện thực cũng sinh động và hấp dẫn

hơn. Không phải là những gam u tối, nâu xám u trầm, buồn bã trước kia mà là

những tông màu rực rỡ, đa sắc, mát mẻ tươi vui trong một hòa sắc mạnh mẽ,

hiện đại đầy sức trẻ. Lụa không chỉ là một khúc ca ngọt ngào êm ái, nhẹ

nhàng ru mắt người xem mà cũng biến đổi đa dạng, khi thì gân guốc trong

đường nét, khi thì táo bạo trong tạo hình, khi thì mạnh mẽ trong màu sắc, khi

lại tỉ mỉ chau chuốt tả bóng khối rõ ràng. Nội dung lụa hướng tới những chủ

đề đa dạng hơn, gần gũi hơn với tinh thần chung của nghệ thuật đương đại.

Đó là thể hiện cái tôi cá tính với cách nhìn riêng về con người, về các vấn đề

của cuộc sống xã hội hiện tại. Các tác phẩm lụa mới của các họa sĩ trẻ như Vũ

Đình Tuấn, Trần Xuân Bình, Bùi Tiến Tuấn, Mai Hùng… đã thành công

trong việc thay đổi xu hướng sáng tác tranh lụa kĩ tính, kiệm màu, đỏng đảnh

ấy. Sự thay đổi đó như một làn gió mới thổi vào lụa, khiến lụa hấp dẫn, khác

hoàn toàn với những tác phẩm lụa trước kia. Nhờ đó đã thu hút sự quan tâm

mạnh mẽ hơn của các tác giả trẻ khác tìm đến với lụa, thúc đẩy họa sĩ trẻ tìm

tòi thể hiện sáng tạo hơn nữa.

Thông qua luận văn, người viết muốn đóng góp những suy nghĩ, phân

tích, nghiên cứu của mình góp phần vào tư liệu nghiên cứu lí luận về tranh lụa

Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 - 2015 giúp nhận thức rõ nét hơn trong việc

nghiên cứu, nhận định sự phát triển và thay đổi các xu hướng sáng tác của

tranh lụa. Từ đó các họa sĩ trẻ có cái nhìn về vấn đề đổi mới xu hướng sáng

tác trong tranh lụa một cách có hệ thống và kĩ càng hơn.

Page 58: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

58

Luận văn đã chỉ ra một số những thành công cũng như hạn chế, những

tín hiệu mới mẻ trong việc sáng tác tranh lụa trong TLMTTQ giai đoạn 2000 -

2015. Dựa trên những đánh giá về thành công và hạn chế của xu hướng sáng

tác để thấy đâu là nhân tố tích cực đang phát triển cần học hỏi, phát huy. Và

đâu là những nhân tố còn vụng về, khô khan, chưa hay, kém hấp dẫn mà cần

tiết chế, cân đối, tránh sự khô cứng, xa lạ trong thể hiện và nội dung tranh lụa.

Luận văn mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong sự thay đổi

định hướng sáng tác tranh lụa của các họa sĩ trẻ yêu lụa hay đang thử sức tìm

tòi với chất liệu lụa, mà nhất là với các bạn sinh viên mỹ thuật. Từ các phân

tích, tổng hợp đánh giá trên của luận văn, các họa sĩ yêu tranh lụa, cả những

bạn sinh viên sẽ hiểu hơn về những xu hướng trong tranh lụa giai đoạn 2000 –

2015 để có thể có tư duy sáng tác tốt hơn, bắt kịp dòng chảy chung của nghệ

thuật đương đại, làm đẹp thêm, phong phú thêm thể loại tranh lụa truyền

thống của Hội họa Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Từ khi tranh lụa hiện đại Việt Nam ra đời cho tới những năm cuối thế kỷ

XX, khái niệm xu hướng sáng tác trong tranh lụa dường như không tồn tại. Vì

lụa chỉ vẽ theo một lối vẽ ước lệ tượng trưng, thi vị hiện thực đối tượng đưa

vào tranh, rất hiếm các tác phẩm, tác giả cách tân lụa. Qua việc nghiên cứu và

phân tích những tác phẩm tiêu biểu của các xu hướng sáng tác tranh lụa tham

dự TLMTTQ giai đoạn 2000 – 2015, người viết đã chỉ ra sự thay đổi trong xu

hướng sáng tác tranh lụa. Từ những sáng tác mang nặng phong cách Hiện

thực xu hướng sáng tác tranh lụa đã chuyển sang Hiện thực pha biểu hiện,

sang Biểu hiện và phát triển lên các xu hướng mới là Siêu thực, Pop art.

Chương 3 cũng chỉ rõ một số thành công cũng như hạn chế trong sự thay

đổi của các xu hướng sáng tác này, sự đóng góp của các xu hướng mới trong

tranh lụa nói riêng và nghệ thuật tạo hình đương đại Việt Nam nói chung. Ta

có thể thấy được những ảnh hưởng của các xu hướng mới trong tranh lụa tới

Page 59: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

59

diện mạo nghệ thuật tranh lụa đương đại và có thể tin tưởng vào sự thay đổi

tích cực tiếp nữa của tranh lụa. Đây rất có thể là dấu mốc đánh dấu sự chuyển

tiếp của một giai đoạn mới, báo hiệu sự khởi sắc cho nghệ thuật tranh lụa

trong tương lai.

Tóm lại, việc tìm hiểu, nghiên cứu những xu hướng sáng tác tranh lụa

trong các tác phẩm triển lãm mỹ thuật Việt Nam toàn quốc giai đoạn 2010 –

2015 là việc làm cần thiết và quan trọng. Luận văn góp phần vào tư liệu

nghiên cứu lý luận lịch sử phát triển của tranh lụa Việt Nam giai đoạn 2000 –

2015. Nó cũng góp phần vào việc xác định phương hướng và vận dụng, phát

huy những yếu tô mới trong sáng tác của các họa sĩ trẻ.

Page 60: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

60

KẾT LUẬN

Lịch sử nghệ thuật thế giới đã chứng minh, nghệ thuật không nhất thiết

phải hướng tới cái đẹp, cái duy mỹ nhưng nghệ thuật chắc chắn là phải mới.

Các chủ nghĩa, trào lưu, xu hướng nghệ thuật ra đời, tồn tại, bùng nổ mạnh

mẽ trong một khoảng thời gian nhất định sau đó khi đạt tới đình cao của nghệ

thuật sẽ thoái trào và nhường chỗ cho một chủ nghĩa, trào lưu khác. Bản thân

các họa sĩ cũng vậy, khi đã nhuần nhuyễn một kỹ thuật, đã vẽ mãi một đề tài

cũng thấy nhàm chán và tự tìm tòi chuyển hướng sang một hình thức mới

hơn. Sự thay đổi liên tục đó không phủ nhận những giá trị của những thành

quả nghệ thuật trước mà như một quy luật tất yếu của sự phát triển trong nghệ

thuật. Nó giúp cho nghệ thuật phát triển.

Tranh lụa Việt Nam đã có một lịch sử hình thành và phát triển gần 90

năm. Kể từ những tác giả, tác phẩm tranh lụa mang tinh thần hiện thực, lãng

mạn đầu tiên, qua những giai đoạn chiến tranh cách mạng và hiện thực Xã

hội chủ nghĩa tới ngày hôm nay, tranh lụa đã có những đóng góp to lớn vào

bức tranh sinh động đa màu sắc, đa ngôn ngữ biểu hiện của Mỹ thuật Việt

Nam. Nhưng trước sự thay đổi mạnh mẽ của tình hình kinh tế xã hội, cái nhìn

nhân sinh quan về cuộc sống, con người cùng sự phát triển của mỹ thuật

đương đại, chất liệu lụa vẫn duy trì lối tạo hình và xoay quanh những đề tài cũ

kỹ đã trở nên lạc hậu. Chính vì thế họa sĩ yêu lụa đứng trước thách thức tự

thay đổi trong tư duy sáng tác, ngôn ngữ tạo hình để làm mới lụa. Sự thay đổi

của xu hướng Hiện thực cũ và sự xuất hiện của các xu hướng mới Biểu hiện,

Siêu thực, Pop art trong tranh lụa dù chậm chạp hơn rất nhiều so với những

chất liệu khác nhưng nó báo hiệu sự thay đổi tích cực lạc quan cho sự phát

triển của lụa.

Việc nghiên cứu xu hướng lụa trong những năm gần đây mà với luận văn

là trong các TLMTTQ 2000- 2015 là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Nó

Page 61: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

61

giúp cho họa sĩ hiểu hơn về những xu hướng nghệ thuật trong tranh lụa, đâu

là những xu hướng đã cũ, đâu là xu hướng mới, cái hay, sự thành công của cái

mới cũng như cái dở, sự hạn chế của cái mới. Từ đó giúp cho họa sĩ yêu lụa

và nhất là họa sĩ trẻ có những định hướng sáng tác tốt hơn, phù hợp với dòng

chảy nghệ thuật đương đại. Để cho chất liệu hội họa mang quốc hồn, quốc túy

của dân tộc ấy, chất liệu lụa cùng với sơn mài có được tiếng nói và vị thế

xứng đáng của nó trong nền hội họa đương đại nước nhà.

Page 62: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Lê Năng An biên dịch (1998), Những trào lưu nghệ thuật tạo hình hiện

đại, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội.

02. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2000), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc

1995 – 2000, Công ty In và Văn hóa phẩm.

03. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2005), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc

2001 – 2005, Công ty In và Văn hóa phẩm.

04. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2007), Triển lãm tranh lụa Việt Nam.

05. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2010), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc

2006 - 2010, Công ty In và Văn hóa phẩm.

06. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2015), Triển lãm mỹ thuật Việt Nam

2015, Nxb Mỹ thuật.

07. Phạm Quang Diệu (2014), Không gian ước lệ và hình thể biểu đạt trong

tranh lụa Việt Nam đương đại, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật, Trường đại

học Mỹ thuật Hà Nội.

08. Đinh Minh Đông (2014), Yếu tố Pop art trong hội họa Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ Mỹ thuật, Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội.

09. Đỗ Đức (2007), Tranh lụa Việt Nam – bao giờ trở lại, tạp chí Mỹ thuật,

Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 182, tr.25 - 26.

10. Nguyễn Hữu Đức (2014), Ẩn dụ Libido trong tranh lụa của Vũ Đình

Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 3, tr.45 – 49.

11. Hoàng Minh Đức (2009), Những đổi thay trong hình thức biểu đạt của

tranh lụa Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật, Trường Đại học Mỹ

thuật Hà Nội.

12. Hoàng Minh Đức (2014), Nghệ thuật tranh Lụa Việt Nam - Hình thức

biểu đạt phương Tây trên tinh thần Á Đông, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật,

số 02, tr.72 – 75.

Page 63: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

63

13. Hoàng Minh Đức (2014), Tranh lụa Việt Nam - Vẻ đẹp từ chất liệu đến

kỹ thuật thể hiện, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 361.

14. Hoàng Minh Đức (2014), Tranh lụa Việt Nam (giai đoạn 1986 - 2000)

trong dòng chảy mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật, Số 7,8.

15. Nguyễn Thị Hà Hoa (2007), Khuynh hướng phát triển của tranh lụa Việt

Nam, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

16. Đức Hòa (2015, 2016), Lược sử các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc Việt

Nam, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 04, 10 năm 2015, số tháng

11+12 năm 2015 và số tháng 3 năm 2016.

17. Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (1992), Tranh lụa Việt Nam, NXB Mỹ

thuật Hà Nội.

18. Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (1997), Tranh lụa Việt Nam, NXB Mỹ

thuật Hà Nội.

19. Nguyễn Khánh Hùng (2006), Những khả năng biểu đạt trong tranh lụa

Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật, Trường Đại học Mỹ

thuật Hà Nội.

20. Lê Văn Hùng (2015), Sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa Siêu thực

và hiện thực ảnh, Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật, Trường đại học Mỹ thuật

Hà Nội.

21. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà

Nội.

22. Nguyễn Thanh Mai (2016), Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015, Tạp

chí nghiên cứu Mỹ thuật số tháng 3, tr.84 – 92.

23. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật.

24. Nhóm tác giả Viện Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Hà Nội (2005), Mỹ thuật

Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật.

25. Quang Phòng, Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương Lịch sử

và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật.

Page 64: Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc ...mythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENTHIMAIOANH.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

64

26. Bùi Phụng (2003), Từ điển Việt - Anh, Nxb Thế giới.

27. Bùi Phụng (2003), Đại từ điển Anh – Việt, Nxb Từ điển Bách khoa.

28. Nguyễn Quân (2010), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Văn

Hóa.

29. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Tri Thức.

30. Herbert Read (Phạm Minh Thảo và Nguyễn Kim Loan biên dịch, 2001),

Lịch sử Hội họa thế kỷ XX, Nxb Văn Hóa - Thông tin Hà Nội.

31. Trần Xuân Sinh (2011), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Tri

Thức.

32. Nguyễn Thụ (1995), Giáo trình tranh lụa, Trường Đại học Mỹ thuật Hà

Nội, Nxb Mỹ thuật.

33. Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn (1996), Họa sĩ trẻ Việt Nam, Nxb

Mỹ thuật.

34. Trung tâm từ điển học (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

35. Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2006), 20 năm Mỹ

thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Nxb Mỹ thuật.

36. Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật

Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb

Mỹ thuật.

37. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật.

38. Lê Anh Vân (2015), Tình yêu với tranh lụa, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh

số tháng 6.

39. Lê Anh Vân (2016), Triển lãm tranh lụa ngày dịu dàng, Tạp chí Mỹ thuật

Nhiếp ảnh, số tháng 4.

40. Thái Bá Vân (1997), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Hà Nội.

41. Quang Việt (2008), Từ điển họa sĩ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật.

42. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.